Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm hisex brown giai đoạn từ 33 42 tuần tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 76 trang )

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG





NGUYỄN HỒNG SANG





ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT QUẾ
LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG
GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM HISEX BROWN
GIAI ĐOẠN TỪ 33 - 42 TUẦN TUỔI




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y








2014
ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG






NGUYỄN HỒNG SANG




ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT QUẾ
LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG
GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM HISEX BROWN
GIAI ĐOẠN TỪ 33 - 42 TUẦN TUỔI


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN THỊ KIM KHANG







2014
iii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


NGUYỄN HỒNG SANG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y


ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT QUẾ
LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG
GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM HISEX BROWN
GIAI ĐOẠN TỪ 33 - 42 TUẦN TUỔI


Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
DUYỆT CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


DUYỆT BỘ MÔN



TS. NGUYỄN THỊ KIM KHANG




Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ nghiên cứu luận văn nào trước đây.

Tên tác giả


Nguyễn Hồng Sang

ii

LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, đã sinh ra tôi, người mà tôi yêu quý và
kính trọng nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn:

Cô Nguyễn Thị Thủy cố vấn học tập lớp chăn nuôi A1 đã tận tâm hướng
dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Cô Nguyễn Thị Kim Khang đã tận tình giúp đỡ, động viên và hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Anh Lê Thanh Phương và bà Hồ Thị Thu đã tạo điều kiện cho tôi thực
hiện đề tài.
Anh Cao Văn Út và kỹ sư Nguyễn Thị Thúy Liễu đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Anh Nguyễn Văn Tuấn quản lý trại đã tạo cơ hội cho tôi thực hiện đề tài
ở trại.
Cùng tất cả anh chị em công nhân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài ở trại.
Xin chân thành cảm ơn anh chị em, bạn bè và người thân đã động viên,
giúp đỡ trong quá trình sống, học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 26 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Hồng Sang
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM TẠ ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ viii
TÓM LƯỢC ix


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Sơ lược về giống gà Hisex Brown 2
2.1.1 Nguồn gốc 2
2.1.2 Đặc điểm và ngoại hình 2
2.2 Nhu cầu dinh dưỡng gà mái đẻ 5
2.2.1 Thức ăn 5
2.2.2 Các loại khẩu phần thức ăn 6
2.2.3 Nhu cầu năng lượng để duy trì 8
2.2.4 Nhu cầu năng lượng để sinh trưởng 9
2.2.5 Nhu cầu năng lượng để đẻ trứng 10
2.2.6 Nhu cầu protein để duy trì 10
2.2.7 Nhu cầu protein để sinh trưởng 11
2.2.8 Nhu cầu protein để đẻ trứng 11
2.3 Giới thiêu chung về cây quế và sản phẩm quế 13
2.3.1 Đại cương 13
2.3.2 Tên loài 13
2.3.3 Tầm quan trọng của cây quế 15
2.3.4 Sinh thái và khí hậu 15
2.3.5 Sử dụng và công dụng của cây quế 16
2.4 Chu kỳ sản xuất trứng của gia cầm 17
2.5 Thành phần hóa học của trứng gà 17
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sản xuất trứng ở gà 20
2.6.1 Tuổi gà 20
2.6.2 Dinh dưỡng của gà đẻ 20
iv

2.6.3 Thành phần thiếu sót của thức ăn 21
2.6.4 Chứng nhiễm độc 22
2.7 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng trứng 23


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 25
3.1 Phương tiện thí nghiệm 25
3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện 25
3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm 25
3.1.3 Thức ăn thí nghiệm 27
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm 27
3.2 Phương pháp thí nghiệm 28
3.2.1 Bố trí thí nghiệm 28
3.2.2 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng 28
3.2.3 Phương pháp lấy mẫu 28
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 29
3.3.1 Chỉ tiêu về năng suất trứng 29
3.3.2 Chỉ tiêu về chất lượng trứng 29
3.2.5 Hiệu quả kinh tế 30
3.2.6 Xử lý số liệu 30

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
4.1 Nhận xét chung về đàn gà thí nghiệm 31
4.2 Khối lượng đầu kỳ và cuối kỳ của gà thí nghiệm 32
4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên năng suất trứng và tỷ lệ đẻ của
gà 33
4.3.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên năng suất trứng (NST) 33
4.3.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên tỷ lệ đẻ 34
4.4 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế đến TTTĂ của gà 36
4.4.1 Tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày) 36
4.4.2 Tiêu tốn thức ăn (g/trứng) 37
4.5 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên chất lượng trứng 40
4.6 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên chất lượng trứng qua các tuần tuổi
thí nghiệm 43

4.7 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế đối với nghiệm thức và tuần lên chất
lượng trứng. 45
v

4.8 Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức 49

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50
5.1 Kết luận 50
5.2 Đề nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ CHƯƠNG
vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Ý nghĩa tiếng việt
BQ
150
Khẩu phần cơ sở + 150mg bốt quế
BQ
200
Khẩu phần cơ sở + 200mg bốt quế
BQ
250
Khẩu phần cơ sở + 250mg bốt quế
CSHD
Chỉ số hình dáng
CSLD
Chỉ số lòng đỏ
CSLT

Chỉ số lòng trắng
Cty Emivest
Công ty Emivest
DC
Nghiệm thức đối chứng
DDV
Độ dày vỏ
HU
Đơn vị Haugh
HSCHTĂ
Hệ số chuyển hóa thức ăn
KL trứng
Khối lượng trứng
KPCS
Khẩu phần cơ sở
NT
Nghiệm thức
TTTĂ
Tiêu tốn thức ăn


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Lượng thức ăn ăn vào, khối lượng chuẩn và thời gian chiếu sáng
đối với gà Hisex Brown 3
Bảng 2.2: Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ Hisex Brown 4
Bảng 2.3: Tỷ lệ đẻ và khối lượng chuẩn của gà Hisex Brown 5
Bảng 2.4: Định mức thức ăn cho gà mái đẻ theo khối lượng cơ thể và năng
suất trứng 6

Bảng 2.5: Tiêu chuẩn dinh dưỡng trong thức ăn gà mái trong thời kỳ đẻ
trứng 11
Bảng 2.6: Thành phần hóa học của trứng gà (%) 16
Bảng 2.7: Hàm lượng vitamin trứng gà tính trong 100g vật chất khô 17
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm 25
Bảng 4.1: Khối lượng đầu kỳ và cuối kỳ của gà thí nghiệm 30
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của bột quế lên năng suất trứng (trứng/mái) 31
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên tỷ lệ đẻ (%) 32
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên TTTĂ/gà qua các tuần tuổi
(g/gà/ngày) 33
Bảng 4.5: Tiêu tốn thức ăn trên trứng của các nghiệm thức qua các tuần
(g/trứng) 34
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên chất lượng trứng 35
Bảng 4.7: Ảnh hưởng bổ sung bột quế lên chất lượng trứng của gà qua các tuần 37
Bảng 4.8a: Ảnh hưởng của bột quế lên chất lượng trứng của các nghiệm thức giữa
các tuần 39
Bảng 4.8b: Ảnh hưởng của bột quế lên chất lượng trứng của các nghiệm thức giữa
các tuần 40
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức 42






viii

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Gà mái Hisex Brown 2
Hình 2.2 Quế và sản phẩm của quế 12

Hình 3.1 Trại nuôi gà thí nghiệm 23
Hình 3.2 Hệ thống làm mát và quạt hút 24
Hình 3.2 Hệ thống máng ăn và máng uống 24
Hình 3.3 Máng hứng trứng 24
Biểu đồ 4.1 Nhiệt độ trong chuồng nuôi 29
Biểu đồ 4.2 Ẩm độ trong chuồng nuôi 29


ix

TÓM LƯỢC
Nhằm xác định ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên năng suất và chất
lượng trứng của gà đẻ giống Hisex Brown từ 33 đến 42 tuần tuổi, thí nghiệm
được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (NT), các NT
lần lượt như sau: DC: khẩu phần cơ sở (KPCS), BQ
150
: KPCS + 150 mg bột
quế/kg TĂ, BQ
200
: KPCS + 200 mg bột quế/kg TĂ, và BQ
250
: KPCS + 250 mg
bột quế/kg TĂ, mỗi NT được lặp lại 10 lần với 4 gà mái/ô. Tổng số gà thí nghiệm
là 160 con thực hiện trong thời gian 70 ngày.
Kết quả phân tích cho thấy:
Bổ sung bột quế giúp cải thiện năng suất trứng và tỷ lệ đẻ so với DC, giữa
các NT có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Sự khác biệt về
TTTĂ của gà giữa các NT không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Có sự khác biệt giữa các NT về CSLD, TLLT (%), và TLLD (%) có ý
nghĩa thống kê (P<0,05), trong đó NT BQ

250
có TLLT (61,82%) và CSLD (0,38)
thấp nhất nhưng có TLLD (28,14%) là cao nhất.
Từ các kết quả trên có thể đề nghị bổ sung vào khẩu phần gà đẻ 150 mg
bột quế/kg TĂ để cải thiện năng suất và chất lượng trứng.

1

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Gần đây, có không ít nghiên cứu đã cho thấy rằng các chất phụ gia tư nhiên
như thảo mộc, tinh dầu có một số đặc tính như chất hổ trợ tăng trưởng để thay thế
chất kích thích hay kháng sinh. Chất phụ gia, tinh dầu được cho vào khẩu phần gia
cầm để cải thiện hiệu suất sinh lý và sản xuất trong điều kiện bình thường hoặc bất
lợi. Vấn đề sử dụng chất kích thích tăng trưởng, kháng sinh trong chăn nuôi được
cấm và hạn chế và việc quan tâm, nghiên cứu các chất chuyển hóa thứ cấp hoạt tính
sinh học từ các nguồn gốc từ thực vật như chất tăng cường hiệu suất thay thế
(Greathead, 2003). Một số tài liệu về cây thuốc có tác dụng kháng khuẩn (Valero
và Salmeron, 2003), các hoạt động khác như chất chống oxy hóa (Botsoglou et al,
2002; Giannenas et al, 2005; và Florou-Paneri et al., 2006). Do đó, sự quan tâm
ngày càng tăng trong việc sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng tự nhiên cho gia cầm
kể từ khi lệnh cấm hoàn toàn bởi các nước Liên minh châu Âu vào năm 2006 về
việc sử dụng kháng sinh như chất kích thích tăng trưởng ở động vật (Eu, 2005).
Quế (Cinnamomum cassia) thành phần chủ yếu chiếm 75 – 90% là tinh dầu
cinnamaldehyde và nó thể hiện tính kháng khuẩn và chống oxy hóa (Lee et al, 2004;
Faix et al, 2009). Tinh dầu cinnamaldehyde đã được tìm thấy trong ống nghiệm có
đặc tính kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của B.cereus (Valero và Salmeron,
2003). Nấm Toxigenic rất nhảy cảm với quế (Soliman và Badea, 2002). Hassan et
al. (2004) cho thấy rằng bổ sung quế không làm ảnh hưởng đáng kể về lượng ăn,
trong khi đó, giúp cải thiện tỷ lệ chuyển hóa thức ăn. Ngoài ra, gia cầm đẻ trứng có
bổ sung quế làm giảm lipid huyết thanh, cholesterol và albumin đáng kể.

Theo AI-Kassie (2009), việc sử dụng các chiết xuất từ quế giúp cải thiện hiệu
quả thức ăn do các chất như cinnamaldehyde và eugenol. Quế còn là thảo được
dùng như một gia vị trong thực phẩm của con người và cũng là chất phụ gia rất
quan được sự quan tâm trong dinh dưỡng gia cầm. Từ những lợi ích thiết thực nêu
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên
năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm Hisex Brown giai đoạn từ 33
– 42 tuần tuổi” với mục tiêu:
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế đến năng suất, chất lượng trứng
gà đẻ thương phẩm Hisex Brown.
So sánh hiệu quả kinh tế của các khẩu phần bổ sung này.
2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Sơ lược về giống gà Hisex Brown
2.1.1 Nguồn gốc
Gà hậu bị Hisex Brown được nhập vào Việt Nam 1997, có nguồn gốc ở Hà
Lan được công ty Emivest nhập giống gà bố mẹ về nuôi nhân giống. Gà Hisex
Brown bố mẹ được công ty nuôi để sản xuất gà hậu bị đẻ lấy trứng thương phẩm
hoặc thực hiện các hợp đồng nuôi gia công. Gà con sản xuất ra dùng để thả nuôi ở
các trang trại nuôi gia công cho công ty và một số để bán ra thị trường.
2.1.2 Đặc điểm và ngoại hình
Theo Nguyễn Thị Mai et al. (2009), thì đây là giống gà chuyên trứng lông
màu nâu và trắng có nguồn gốc từ hãng Euribreed – Hà Lan (hình 2.1).
Hình 2.1: Gà mái Hisex Brown
(Nguồn: www.safnepal.com/products.html)
Gà giống bố mẹ có khối lượng cơ thể đến 17 tuần là 1400g, tỷ lệ nuôi sống
97%. Lượng thức ăn tiêu thụ từ 18 – 20 tuần 5,5 kg/con. Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50% ở
152 ngày. Sản lượng trứng đến 78 tuần tuổi 315 quả/mái, khối lượng trứng 63g.
Lượng thức ăn tiêu thụ từ 140 ngày tuổi là 116 g/con/ngày.Tiêu tốn thức ăn cho 1
kg trứng là 2,36 kg và cho 10 quả trứng là 1,5 – 1,7 kg. Khối lượng cơ thể vào cuối

thời kỳ đẻ là 2150 g/mái. Gà mái đẻ thương phẩm đạt tỷ lệ đẻ 5% ở 20 tuần tuổi,
đỉnh cao tỷ lệ đẻ khoảng 92%. Thời gian đạt tỷ lệ đẻ cao trên 90% kéo dài khoảng
3

10 tuần. Khối lượng trứng trong tuần đẻ đầu là 46g và tăng dần cho đến khi kết
thúc là 67g. Sản lượng trứng đạt 290 – 300 quả/mái trong 76 tuần tuổi.
Tỷ lệ chết trong thời kỳ đẻ trứng là 5,8%. Khối lượng gà mái khi kết thúc đẻ
khoảng 2,15 kg/con. Lượng thức ăn tiêu thụ đến hết 78 tuần tuổi là 47 kg/con.
Bảng 2.1: Lượng thức ăn ăn vào, khối lượng chuẩn và thời gian chiếu sáng đối với gà
Hisex Brown
Tuần tuổi
Lượng thức ăn ăn
vào (g/ngày)
Khối lượng
chuẩn (g)
Thời gian chiếu sáng
Chuồng kín
Chuồng hở
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
41

51
62
73
80
84
92
98
100
104
106
108
110
112
114
115
114
113
112
111
111
1500
1560
1630
1700
1740
1780
1800
1815
1830
1840

1850
1930
1950
1970
1980
2000
13
14
14,5
15
15,5
16
16
16
16
16
16
16
16
16
16
16
14
14,5
15
15,5
16
16
16
16

16
16
16
16
16
16
16
16
(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2010)







4

Bảng 2.2: Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ Hisex Brown
TPDD
ĐV
Giai đoạn (tuần)
0 – 3
3 – 9
9 –17
17–19
19 –45
45 –70
70–kết
thúc

Protein
Năng lượng
Xơ (max)
Béo (max)
Acid
linoleic
%
Kcal
%
%
%
20
2975
3,5
6,5
1,5
20
2975
3,5
6,5
1,5
15,5
2750
6
6
1,25
16,5
2750
6
6

1,25
16,7
2775
5
8
2,2
16,2
2750
5,5
8,5
1,6
15,3
2725
5,5
8,5
1,25
Acid amin tiêu hóa
Methionine
Methionine
+ Cysteine
Lysine
Trytophan
Threonine
%
%

%
%
%
0,54

0,92

1,2
0,23
0,78
0,54
0,92

1,2
0,23
0,78
0,34
0,61

0,75
0,14
0,49
0,38
0,68

0,8
0,15
0,52
0,41
0,75

0,8
0,17
0,56
0,39

0,69

0,75
0,16
0,53
0,36
0,63

0,7
0,15
0,5
Khoáng
Calcium
Phosphor
hữu dụng
Sodium
Chloride
%
%

%
%
1
0,5

0,16
0,22
1
0,5


0,16
0,22
0,9
0,45

0,15
0,22
2,2
0,42

0,15
0,22
3,7
0,42

0,15
0,22
4
0,4

0,15
0,20
4,2
0,38

0,15
0,19
(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2010); TPDD: thành phần dinh dưỡng; ĐV: đơn vị.



5

Bảng 2.3: Tỷ lệ đẻ và khối lượng chuẩn của gà Hisex Brown
Tuần tuổi
Tỷ lệ đẻ (%)
Khối lượng trứng (g)
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
94,5
94,3
94,1

93,9
93,6
93,3
93,0
92,7
92,5
92,2
91,9
91,6
91,3
91,0
90,7
90,4
90,0
89,6
89,2
88,8
88,3
60,4
60,6
60,9
61,2
61,5
61,8
62,0
62,2
62,4
62.6
62,7
62,9

63,1
63,2
63,3
63,4
63,5
63,6
63,7
63,8
63,9
(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2010)
2.2 Nhu cầu dinh dưỡng gà mái đẻ
2.2.1 Thức ăn
Thức ăn hỗn hợp có ưu điểm là cân bằng được các thành phần dinh dưỡng
như Protein (đạm), năng lượng, Vitamin, khoáng, ngoài ra còn bổ sung một lượng
rất nhỏ các men tiêu hóa Protein, xơ, chất kích thích sinh trưởng, chất kháng sinh,
các chất chống mốc, chống oxy hóa, chống đóng vón. Tùy loại giống, tuổi, hướng
sản xuất (thịt, trứng) hướng chế biến, mà xây dựng các công thức (còn gọi là thực
đơn) TAHH cho phù hợp yêu cầu sinh lý duy trì, phát triển, tăng khối lượng, đẻ
trứng, kể cả lông cho gia cầm.
6

2.2.2 Các loại khẩu phần thức ăn
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), gà mái đẻ cần cho ăn thức ăn hỗn hợp với
dinh dưỡng đầy đủ. Trong 1kg thức ăn hỗn hợp gà cần:
Năng lượng trao đổi (ME): 2700 – 2800 Kcal, protein thô (CP):15 – 18%;
Canxi (Ca): 2,1 – 3,2%, Phosphor (P): 0,75 – 0,80%.
Khẩu phần sản xuất là khẩu phần thức ăn được sử dụng để sản xuất ra trứng
và thịt. Muốn vậy thì khẩu phần sản xuất phải chứa đựng 3 khẩu phần: Khẩu phần
duy trì, khẩu phần tăng trưởng cho gà mái còn non và khẩu phần sản xuất để đẻ
trứng (Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, 2007).

Bảng 2.4: Định mức thức ăn cho gà đẻ theo khối lượng cơ thể và năng suất trứng
Khối lượng (kg)
1,50
1,75
2,00
2,25
2,50
2,75
Tỷ lệ đẻ (%)
Lượng ăn (g/con/ngày)
30
90
95
100
110
120
130
40
95
100
110
115
130
140
50
100
110
115
120
135

145
60
105
115
120
125
140
150
70
115
120
125
130
145
155
80
120
120
130
135
150
160
90
125
130
135
140
155
165
(Nguồn: Dương Thanh Liêm, 1990)

Cũng như các gia súc khác, khẩu phần thức ăn (KPTA) cho gia cầm chủ yếu
có 3 loại:
2.2.2.1 Khẩu phần duy trì
Khẩu phần duy trì (KPDT) là KPTA được sử dụng cho các loại hoạt động
sinh lý bình thường như: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa và ứng phó với điều kiện môi
trường sống thay đổi. Nhu cầu vật chất cho duy trì cơ thể thường chiếm xấp xỉ 60%
tổng lượng vật chất dinh dưỡng trong vật chất khô thức ăn (VCKTA). Lượng vật
chất duy trì chủ yếu là lượng Protein và năng lượng trao đổi có trong khẩu phần
7

thức ăn. Nếu thiếu KPDT sẽ làm giảm sự sinh trưởng, phát triển, đình trệ sản xuất
trứng.
Nếu thiếu có thể phải huy động các chất dinh dưỡng chủ yếu protein, mỡ, dự
trữ trong cơ thể để duy trì sự sống, dẫn đến không những cơ thể gầy yếu, không
còn khả năng chống bệnh, mà sẽ chết.

8

2.2.2.2 Khẩu phần sinh trưởng
Khẩu phần sinh trưởng là khẩu phần thức ăn được sử dụng chuyển hóa làm
tăng một khối lượng cơ thể trong một ngày đêm, hoặc trong một đơn vị thời gian
nào đó (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng)
2.2.2.3 Khẩu phần sản xuất
Khẩu phần sản xuất là KPTA được sử dụng sản xuất ra thịt, trứng, lông.
Khẩu phần thức ăn cho một gia cầm trong một ngày đêm phải đảm bảo 3 yêu
cầu cho duy trì, sinh trưởng và sản xuất, cả lượng ăn vào các chất dinh dưỡng (gồm
protein, năng lượng, các chất khoáng, các vitamin).
Để có khẩu phần thức ăn hoàn chỉnh, phải xây dựng (lập) công thức khẩu
phần, còn gọi là công thức TAHH. Người lập công thức TAHH phải biết sử dụng
kết hợp các nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền có trong nước hoặc phải nhập khẩu, các phế

phụ phẩm của công nghệ chế biến hạt ngũ cốc (bắp, mạch, cao lương, lúa), các loại
cây họ đậu, chế biến cá, tôm, cua và các động vật khác để vừa đảm bảo yêu cầu các
vật chất dinh dưỡng cho gia cầm, làm tăng tính thèm ăn, tăng chuyển hóa thức ăn
và hạ giá thành sản phẩm TAHH và giá thành chăn nuôi.
2.2.3 Nhu cầu năng lượng để duy trì
Nhu cầu năng lượng để một quả trứng tiêu chuẩn nặng 57g là 122 Kcal (Lưu
Hữu Mãnh và ctv, 1999).
Theo Lê Hồng Mận (2001), cơ thể gà cần một lượng năng lượng nhất định để
duy trì mọi hoạt động sinh lý (hoạt động sống) cho quá trình trao đổi cơ bản như
tiêu hóa thức ăn, sự co bóp cơ, điều hòa thân nhiệt, hoạt động thần kinh thể dịch.
Chi phí năng lượng cho trao đổi cơ bản gắn liền với trao đổi bề mặt của cơ thể mà
dạng trao đổi này không phụ thuộc vào loài động vật, mà theo tiêu chuẩn 1000 kcal
ME/m
2
bề mặt cơ thể. Ở gà mái với khối lượng 3,5 kg thì chi phí năng lượng trao
đổi cho một con là 186 kcal, cho 1 kg khối lượng cơ thể là 53,4 kcal và lớn hơn gắp
3 lần so với heo và bò.
Gà đẻ có nhu cầu năng lượng thấp hơn gà con, gà thịt, nếu vượt quá 3000
kcal/kg thức ăn gà sẽ quá mập, giảm đẻ, mức năng lượng thương giao động 2700
– 2900 kcal/kg thức ăn. Mùa lạnh thì mức năng lượng này cao hơn, xấp xỉ 3000
kcal/kg, mùa nóng chỉ 2700 – 2750 kcal/kg thức ăn.
Theo Bùi Xuân Mến (2007), nuôi gia cầm cho mục đích sản xuất, trước hết
phải nuôi dưỡng để duy trì sự sống, mặc dù chúng có sản xuất hay không. Một
9

lượng đáng kể thức ăn tiêu tốn của gia cầm là sử dụng cho duy trì sự sống. Nhu cầu
năng lượng để duy trì của gia cầm bao gồm sự trao đổi cơ bản và hoạt động bình
thường. Trao đổi cơ bản là sự tiêu phí năng lượng tối thiểu hoặc sự sinh nhiệt trong
những điều kiện khi ảnh hưởng của thức ăn, nhiệt độ môi trường và hoạt động chủ
động bị loại ra. Sự sinh nhiệt cơ bản thay đổi theo độ lớn của vật nuôi, nhìn chung

thì độ lớn của vật nuôi tăng thì sự sinh nhiệt cơ bản trên một đơn vị thể khối giảm.
Sự sinh nhiệt cơ bản của gà con mới nở vào khoảng 5,5 kcal/g thể khối trong một
giờ, nhưng trái lại đối với gà mái trưởng thành thì chỉ cần phân nữa số năng lượng
này. Năng lượng yêu cầu cho hoạt động có thể thay đổi đáng kể, thường được ước
tính bằng khoảng 50% của sự trao đổi cơ bản. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi
những điều kiện chuồng trại cũng như giống gia cầm được nuôi. Sử dụng chuồng
lồng làm giới hạn các hoạt động sẽ dẫn đến sự tiêu phí năng lượng thấp hơn, cỡ
khoảng 30% của sự trao đổi cơ bản so với nuôi nền. Mặc dù thực tế những động
vật lớn hơn yêu cầu năng lượng duy trì thấp hơn trên một đơn vị thể khối, nhưng
tổng năng lượng cần cho những động vật lớn hơn lại cao hơn nhiều so với vật nhỏ
hơn. Từ quan điểm thực tiễn cho thấy, một gà mái sản xuất trứng có độ lớn cơ thể
nhỏ nhất, đẻ trứng lớn và sức sống cao sẽ có khả năng chuyển đổi thức ăn thành
sản phẩm đạt hiệu quả nhất, vì tiêu phí năng lượng duy trì thấp. Chăn nuôi gà hoặc
gà tây thịt đạt đến độ bán trong một thời gian ngắn nhất sẽ đạt hiệu quả nhất về
biến đổi thức ăn thành sản phẩm, vì nếu kéo dài thời gian nuôi sẽ phải chi phí duy
trì lớn hơn. Hầu hết gà đang đẻ trứng và gà thịt đang sinh trưởng đều được cho ăn
tự do theo yêu cầu sản xuất. Lượng thức ăn gia cầm tiêu thụ có liên quan trước hết
đến nhu cầu năng lương của gia cầm trong thời gian này. Khi các chất dinh dưỡng
khác có đủ lượng trong thức ăn thì khả năng tiêu thụ thức ăn được xác định trước
tiên dựa trên mức năng lượng của khẩu phần. Mức tiêu thụ năng lượng của gia cầm
hàng ngày có thể đo bằng kilocalo năng lượng trao đổi thì chắc chắn sẽ ổn định hơn
là tổng lượng thức ăn tiêu thụ, nếu trong khẩu phần có chứa các mức năng lượng
khác nhau.
2.2.4 Nhu cầu năng lượng để sinh trưởng
Tốc độ tăng trưởng tốt có thể đạt được với một biên độ của các mức năng
lượng. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tối đa sẽ không đạt được với khẩu phần khởi
động cho gà và gà tây con có mức năng lượng dưới 2640 kcal ME/kg. Thực tế sản
xuất cho thấy, khẩu phần khởi động cho gà con làm hậu bị thay thế từ 2750 – 2970
kcal/kg (Bùi Xuân Mến, 2007).
10


2.2.5 Nhu cầu năng lượng để đẻ trứng
Bùi Xuân Mến (2007) nói rằng năng lượng thuần cần cho một mái đang có tỷ
lệ đẻ cao gồm năng lượng tiêu phí cho duy trì và năng lượng dự trữ trong trứng. Gà
mái có khả năng thay đổi mức tiêu thụ thức ăn theo mức năng lượng trong khẩu
phần. Mức năng lượng tối thiểu trong khẩu phần cho gà đẻ không thể dưới mức
2640 kcal ME/kg. Khi gà mái phải chịu đựng trong môi trường lạnh thì mức năng
lượng không thể thấp hơn 2750 kcal ME/kg. Thường thì mức năng lượng thực trong
khẩu phần sẽ tùy thuộc nhiều vào mức độ của giá thức ăn trong thực tế sản xuất.
Đặc trưng của gia cầm là không có vùng nhiệt độ trung hòa rõ rệt. Khi nhiệt
độ môi trường tăng lên hay giảm thấp thì chúng ăn thức ăn ít hay nhiều lên. Nếu
dựa vào trao đổi chất cơ bản (hay nhiệt lượng tỏa ra do phân giải lúc đói) với công
thức tính của Brody thì nhu cầu cho duy trì phải cao hơn 20% nhu cầu trao đổi chất
cơ bản. Trong thực tế khi được cho ăn tự do, gà tự cân đối năng lượng ME ăn vào
với nhu cầu của chúng. Thường hàm lượng ME trong thức ăn gà đẻ từ 10 – 12
MJ/kg (11,5 – 13,5 MJ/kg chất khô). Nếu tăng hay giảm 1% hàm lượng năng lượng
trong thức ăn (lớn hơn 12 MJ hay dưới 10 MJ) gây nên sự tăng hay giảm tương
ứng lượng ăn khoảng 0,5%. Nếu gà ăn khẩu phần chứa ít hơn 10 MJ/kg sẽ dẫn đến
giảm sản xuất trứng, khẩu phần chứa nhiều hơn 12 MJ/kg thức ăn có thể làm tăng
tích lũy mỡ, làm mau hư gà mái nhưng không làm tăng số lượng trứng đẻ (mặc dù
khối lượng trứng có thể tăng) (Dương Thanh Liêm, 2003).
2.2.6 Nhu cầu protein để duy trì
Theo Lê Hồng Mận (2001), nhu cầu protein của cơ thể là sự cân đối các axit
amin nhất định là các axit amin không thay thế.
Protein cần thiết cho duy trì tương đối thấp, vì thế yêu cầu về protein trước
hết tùy thuộc vào lượng cần thiết cho mục đích của sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu
protein thì các acid amin thiết yếu phải cung cấp đủ lượng và tổng lượng nitơ trong
khầu phần phải đủ cao và ở dạng thích hợp để cho phép tổng lượng acid amin không
thiết yếu. Một khi lượng protein tối thiểu được yêu cầu cung cấp cho sản xuất trứng
tối đa thì protein cần cộng thêm do bị oxy hóa thành năng lượng cũng phải tính

đến. Protein cũng không được dự trữ trong cơ thể theo số lượng có thể đánh giá
được. Thực tế sản xuất, protein luôn là thành phần thức ăn đắt nhất của một khẩu
phần, sẽ không có kinh tế nếu nuôi động vật quá mức protein. Vì lý do này mà mức
protein trong khẩu phần cho động vật nuôi luôn phải giữ gần với mức nhu cầu tối
thiểu hơn là các chất dinh dưỡng khác (Bùi Xuân Mến, 2007).
11

2.2.7 Nhu cầu protein để sinh trưởng
Theo Bùi Xuân Mến (2007) cho biết rằng nhu cầu protein và acid amin của
gia cầm non đang sinh trưởng là đặc biệt quan khối. Phần lớn vật chất khô tăng lên
với sự sinh trưởng là protein. Sự thiếu hụt của hoặc protein tổng số hoặc là một
acid amin thiết yếu nào đó đều làm giảm tốc độ tăng trưởng. Sự tổng hợp protein
yêu cầu tất cả các acid amin cần thiết làm thành protein cần phải có mặt trong cơ
thể gần như cùng một lúc. Khi thiếu một acid amin thiết yếu thì không có sự tổng
hợp protein. Các acid amin không được sử dụng cho tổng hợp protein sẽ chuyển
đổi thành carbohydrate hoặc mỡ, đồng thời nó có thể dễ dàng bị oxy hóa cho nhu
cầu năng lượng trực tiếp hay được dự trữ dưới dạng mô mỡ. Thân thịt của những
vật nuôi cho ăn khẩu phần thiếu protein hoặc các acid amin thường chứa nhiều mỡ
hơn những vật được ăn khẩu phần đủ và cân đối protein. Điều cân nhắc quan khối
nhất trong việc biểu diễn nhu cầu các acid amin là lượng thức ăn tiêu thụ. Một
lượng ổn định protein tổng số và acid amin thiết yếu trong thức ăn được yêu cầu
để giúp cho tốc độ tăng trưởng mô cơ thể có thành phần không thay đổi. Tuy nhiên
khi nhu cầu protein được biểu thị theo phần trăm trong khẩu phần thì mức protein
ăn vào thực sự sẽ tùy thuộc vào sự tiêu thụ thức ăn. Mức năng lượng trong khẩu
phần có thể là sự xem xét quan khối nhất trong việc đánh giá lượng thức ăn ăn vào.
Vì lý do này mà các nhu cầu được biểu diễn như phần trăm của khẩu phần luôn có
liên quan đến mức năng lượng của khẩu phần đó.
2.2.8 Nhu cầu protein để đẻ trứng
Với mỗi quả trứng được đẻ, một gà mái phải sản sinh ra khoảng 6,7 g protein.
Lượng protein tương đương với lượng protein tích lũy hàng ngày của một gà thịt

đang sinh trưởng có mức tăng khối 37 g/ngày. Mặc dù gà mái không đẻ thường
xuyên hàng ngày nhưng protein cho duy trì cũng phải được xem xét và nhu cầu
protein hàng ngày cho những mái đang đẻ cao cũng đầy đủ như cho gà thịt đang
sinh trưởng nhanh. Trong thời kỳ đầu của sản xuất trứng, gà mái đang còn tăng
khối nên chúng cần tích lũy protein cho cơ thể và cho sản xuất trứng. Sau đó nhu
cầu protein của tăng khối giảm xuống nhưng độ lớn của trứng lại tăng lên. Để có
thể tạo ra được những trứng lớn và đạt tỷ lệ đẻ tối đa, một gà mái một ngày cần
phải tiêu thụ 17 g protein (cân đối các acid amin). Trong bất cứ nghiên cứu nào về
nhu cầu protein của gà mái đang đẻ phải đương nhiên thừa nhận một sự cân đối
hợp lý các acid amin trong protein của khẩu phần. Thiếu hụt một acid amin thiết
yếu sẽ làm sút giảm khả năng sản xuất trứng, giảm độ lớn của trứng và giảm mức
protein tổng số. Việc xác định nhu cầu các acid amin riêng rẽ cho gà mái có khó
12

khăn hơn là cho gà thịt. Vì thế những ước lượng nhu cầu acid amin cho gà mái đẻ
chủ yếu dựa vào thành phần các acid amin của protein trong trứng. Tỷ lệ của các
acid amin thiết yếu trong protein của khẩu phần phải đi gần với tỷ lệ các acid amin
được tạo thành trong trứng (Bùi Xuân Mến, 2007).
Theo Lê Hồng Mận (2001), trong thức ăn gà đẻ trong pha đẻ đầu tiên
20 – 45 tuần tuổi đồng thời còn sinh trưởng tăng khối lượng của cơ thể và tỷ lệ đẻ
cao, cần cung cấp lượng protein cho cơ thể đảm bảo cho duy trì, phát triển và tạo
trứng. Đến pha đẻ thứ 2 sau 45 tuần tuổi gà đẻ không lớn thêm, năng suất trứng
thấp hơn nên yêu cầu protein cũng thấp hơn pha đẻ đầu. Tỷ lệ protein trong pha đẻ
đầu 17 – 18%, giai đoạn đẻ sau 15 – 16%, thời kỳ cuối chỉ còn 13 – 14%.
Bảng 2.5: Tiêu chuẩn dinh dưỡng trong thức ăn gà mái thời kỳ đẻ trứng
Các chất dinh dưỡng trong
thức ăn
Đẻ khởi động
20 – 22 tuần tuổi
Đẻ pha I

23 – 40 tuần
tuổi
Đẻ pha II
41 đến kết thúc
đẻ (66 tuần tuổi)
Protein thô, %
18 – 19
16 – 17
15 – 15,5
NLTĐ, Kcal/kg
2850 – 2900
2800 – 2900
2750 – 2850
Mỡ không quá, %
3
3
3
Xơ, %
4 – 5
4 – 5
4 – 5
Canxi, %
2,0 – 2,5
3,6 – 3,8
3,7 – 3,9
Phospho hấp thu, %
0,40 – 0,45
0,50 – 0,55
0,50 – 0,55
Mangan (Mn), mg/kg TA

100
100
100
Kẽm (Zn), mg/kg TA
75
75
75
Sắt (Fe), mg/kg TA
100
100
100
Đồng (Cu), mg/kg TA
8,0
8,0
8,0
Selen (Se), mg/kg TA
0,1
0,1
0,1
Iod (I), mg/kg TA
1,1
1,1
1,1
(Nguồn: Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002)

13

2.3 Giới thiêu chung về cây quế và sản phẩm quế
2.3.1 Đại cương
Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta cây quế có

thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị, nhất là giá
trị xuất khẩu. Cây quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của nhân
dân các dân tộc ít người nước ta như Dao (Yên Bái), Thái, Mường (Nghệ An, Thanh
Hoá) Cà tu, Cà toong Quảng Nam, Quảng Ngãi) và Thanh Y, Thanh Phán
(QuảngNinh).
Hình 2.2 Quế và sản phẩm từ quế
(Nguồn: quevietnam.com/dep-hai-huong-que_dm48_sp10_vn.aspx)
2.3.2 Tên loài
Cây quế tên khoa học là Cinnamomum Cassia thuộc họ long não (Lauraceae).
Tên tiếng anh là Cinnamon, tên thông thường là cây quế, ở Việt Nam, nhân dân ta
gọi với tên gọi khác nhau theo từng địa phương như Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế
Quảng, Quế Yên Bái, Quế Bì, Mạy quế.
Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao trên
15 m, đường kính thân cây có thể đạt 1,3 m. Quế có lá đơn mọc cách hay gần đối
lá, có ba gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá, các gân bên
gần như song song, mặt trên lá xanh bóng, mặt dưới lá xanh đậm. Quế lá to trưởng
thành dài từ 18 – 20 cm, quế lá nhỏ từ 6 – 8 cm, cuống lá dài khoảng 1 cm. Quế có
tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ cây màu xám và
hơi nứt rạn theo chiều dọc. Các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có
chứa tinh dầu, trong đó vỏ cây có chứa nhiều tinh dầu nhất. Tinh dầu quế có màu
vàng, thành phần chủ yếu là Cinnamaldehyde chiếm khoảng 70 – 90%. Cây quế

×