Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ai cap co dai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.6 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: LỊCH SỬ

BÀI TIỂU LUẬN KIỂM TRA 30%
_____o0o_____
MÔN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
TÊN ĐỀ TÀI


Bài kiểm tra: 30%
Giáo viên hướng dẫn: Trịnh Tiến Thuận
Sinh viên thực hiện: nhóm 1
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 4 - 2011
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA AI CẬP CỔ
ĐẠI
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
I. Chữ viết 4
II. Tôn giáo 6
III. Kiến trúc và điêu khắc 8
IV. THÀNH TỰU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 10
V. Văn học – nghệ thuật 13
VI. Chính sách quản lý và thuế 15
VII. Kết Luận 15
Tài Liệu Tham Khảo 16
SINH VIÊN THỰC HIỆN NHÓM 1 17
TRANG 2
LỜI MỞ ĐẦU
Nền văn minh Ai Cập, hay nền văn minh sông Nil, gắn liền với
cư dân sống bên hai bờ sông Nil tại Ai Cập. Dòng sông Nil dài
khoảng 6500 km, có bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, đã tạo ra nơi sản


sinh ra một trong các nền văn minh sớm nhất thế giới.
Phần hạ lưu sông Nil rộng lớn, giống như hình tam giác dài 700 km,
hai bên bờ sông rộng từ 10 dến 50 km tạo thành một vùng sinh thái
ngập nước và bán ngập nước - một đồng bằng phì nhiêu với động
thực vật đa dạng và đông đúc. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9,
nước lũ sông Nil dâng lên làm tràn ngập cả khu đồng bằng rộng lớn
và bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ, màu mỡ. Các loại thực vật chủ
yếu như: đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen, sinh sôi nảy nở quanh
năm. Ai Cập cũng có một quần thể động vật đa dạng và phong phú,
mang đặc điểm đồng bằng-sa mạc như voi, hươu cao cổ, sư tử, trâu,
bò, cá sấu, các loài cá, chim
Tất cả các điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã góp phần hình thành nền
văn minh Ai Cập sớm nhất. Các ngành nghề như đánh bắt cá, nông
nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển ngay từ
3.000 năm trước Công nguyên.
Đặc biệt, các di sản kiến trúc đồ sộ và đạt đến một trình độ vươn lên
tầm kỳ quan của thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt tác về hội hoạ,
điêu khắc và nghệ thuật ướp xác đã tạo nên những thành tựu rực rỡ
cho nền văn minh Ai Cập cổ đại. Tất cả những điều đó đã tạo nền một
văn minh Ai Cập rực rỡ
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA AI CẬP CỔ
ĐẠI
TRANG 3
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA AI CẬP CỔ
ĐẠI
NH Ữ NG THÀNH T Ự U C Ủ A V Ă N MINH AI
C Ậ P C Ổ Đ Ạ I
Cập là một trong những nền văn minh rực rỡ ở phương Đông nói riêng
và là một trong những đỉnh cao của văn minh nhân loại nói chung.Nền
văn minh Ai Cập nảy nở từ rất sớm với những thành tựu hết sức quý giá,

trong đó có những thành tựu về khoa học tự nhiên mà chủ yếu là các thành tựu trên
các lĩnh vực: chữ viết, văn học, kiến trúc, kiến thức các ngành khoa học
Ai
I. Chữ viết
Những dạng cổ xưa nhất của chữ viết mang những yếu tố như ký tự viết tắt dựa
trên những yếu tố tượng hình và tượng ý. Đa phần các hệ thống chữ viết có thể chia
làm ba loại: tượng ý, tượng thanh và chia đoạn và chữ viết của người Ai Cập lúc bấy
giờ cũng nằm trong hệ thống trên
Vào khoảng hơn 3000 năm TCN, người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra chữ tượng
hình. Chữ tượng hình được họ sáng tạo ra nhằm phục vụ cho mục đích giao lưu, truyền
đạt các thông tin vì vậy mượn một số hành động, một vật gì đó rồi khái quát những nét
vẽ tiêu biểu của sự vật đó để thể hiện điều mình cần truyền đạt. Để diễn tả những khái
niệm trừu tượng thì họ mượn ý. Thí dụ để diễn tả trạng thái khát thì họ vẽ ba làn
sóng nước và cái đầu bò đang cúi xuống; để nói lên sự công bằng thì họ vẽ lông
chim đà điểu (vì lông đà điểu hầu như dài bằng nhau).
Chữ tượng hình Ai Cập (đánh vần tiếng Anh: ˈhaɪərəʊɡlɪf; từ Hy Lạp
ἱερογλύφος "chạm linh thiêng", cũng viết là hieroglyphic = τὰ ἱερογλυφικά
[γράμματα]) là một hệ thống chữ viết chính thức được người Ai Cập cổ đại sử dụng có
chứa một sự phối hợp giữa các yếu tố dấu tốc ký và mẫu tự. Người Ai Cập đã sử dụng
chữ tượng hình để ghi các văn bản tôn giáo trên giấy cói và gỗ
Chữ tượng hình của Ai Cập gồm ba kiểu nét khắc: nét khắc ngữ âm, gồm
những chữ phụ âm riêng có thể hoạt động như một chữ cái; dấu tốc ký, thể hiện các
hình vị; và các từ hạn định, làm hẹp nghĩa của một dấu tốc ký hay các từ ngữ âm
I.1. Lịch sử và quá trình phát triển
Chữ tượng hình xuất hiện từ các truyền thống nghệ thuật tiền văn tự Ai Cập. Ví
dụ, các biểu tượng trên đồ gốm Gerzean từ khoảng 4000 năm trước Công Nguyên
giống với chữ tượng hình. Trong nhiều năm văn tự chữ tượng hình sớm nhất là
Narmer Palette, được tìm thấy trong những cuộc khai quật tại Hierakonpolis (Kawm
al-Ahmar hiện đại) trong thập niên 1890, đã được xác định niên đại khoảng 3200 năm
trước Công Nguyên. Tuy nhiên, vào năm 1998 một đội khảo cổ Đức dưới sự lãnh đạo

của Günter Dreyer tiến hành khai quật ở Abydos (Umm el-Qa'ab hiện đại) đã khám
phá ra hầm mộ U-j của một nhà cai trị thời Tiền triều đại, và thu được ba trăm miếng
đất sét có những hình tiền chữ tượng hình, có niên đại ở thời kỳ Naqada IIIA thế kỷ
thứ 33 trước Công Nguyên. Câu đầy đủ đầu tiên được viết bằng chữ tượng hình cho
tới hiện tại được tìm thấy trên một dấu niêm phong chìm ở hầm mộ của Seth-Peribsen
tại Umm el-Qa'ab, có niên đại từ Vương triều thứ hai. Ở thời kỳ Vương quốc Cũ,
TRANG 4
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA AI CẬP CỔ
ĐẠI
Vương triều Giữa và Vương triều Mới, có khoảng 800 bản chữ tượng hình. Ở thời Hy
Lạp-La Mã, họ đã tính được hơn 5,000 bản.
Nói chung các học giả tin rằng chữ tượng hình Ai Cập “bắt đầu tồn tại một thời gian
ngắn sau ký tự Sumer, và có thể từng được phát minh dưới sự ảnh hưởng của ký
tự này ”
Khi chữ viết phát triển và trở nên rộng rãi trong dân cư Ai
Cập, các hình thức nét khắc đơn giản đã phát triển, dẫn tới các
chữ viết thầy tu (thầy tế) và bình dân (dân cư). Các biến thể đó
cũng thích hợp hơn chữ tượng hình khi sử dụng trên giấy cói.
Tuy nhiên, chữ viết tượng hình không biến mất, mà tồn tại bên
cạnh các hình thức khác, đặc biệt tại các đền đài và ở hình thức
chữ viết chính thức khácc. Đá Rosetta có các văn bản song song
bằng chữ tượng hình và chữ bình dân.
Chữ tượng hình tiếp tục được sử dụng trong thời cai trị Ba
Tư (gián đoạn ở thế kỷ thứ 6 và thế kỷ thứ 5 trước Công
Nguyên), và sau khi Alexander chinh phục Ai Cập, trong thời
Macedonia tiếp sau và các thời kỳ La Mã. Có lẽ chất lượng sai lạc của các lời chú giải
của các nhà văn Hy Lạp và La Mã về chữ tượng hình đã xảy ra, ít nhất trong quá khứ,
như một sự đối phó với sự thay đổi tình hình chính trị. Một số người tin rằng chữ
tượng hình có thể đã hoạt động như một cách phân biệt 'người Ai Cập thực sự' với
những kẻ chinh phục nước ngoài. Một lý do khác có thể là sự từ chối tiếp nhận một

nền văn hóa nước ngoài nói chung có đặc trưng ở những sự tiếp cận Hy Lạp-La Mã tới
văn hóa Ai Cập. Biết rằng chữ tượng hình là hình thức viết thần thánh, các học giả Hy
Lạp-La Mã đã tưởng tượng ra hệ thống phức tạp nhưng có lý như một hệ thống biểu
tượng, thậm chí là ma thuật để chuyển tải các kiến thức bí mật và bí ẩn.
Tới thế kỷ thứ IV TCN, ít người Ai Cập có khả năng đọc chữ tượng hình, và sự
bí ẩn của các chữ tượng hình biểu tượng lên tới đỉnh điểm. Việc sử dụng chữ tượng
hình tại các đền đài đã chấm dứt sau khi tất cả các đền không thuộc Thiên Chúa giáo
bị đóng cửa năm 391 sau Công Nguyên theo lệnh của vị Hoàng đế La Mã Theodosius
I; đoạn văn cuối cùng được biết là từ Philae, được gọi là Bản khắc Esmet-Akhom, từ
năm 396, và sự bí ẩn của các chữ tượng hình biểu tượng lên tới đỉnh điểm. Việc sử
dụng chữ tượng hình tại các đền đài đã chấm dứt sau khi tất cả các đền không thuộc
Thiên Chúa giáo bị đóng cửa năm 391 sau Công Nguyên theo lệnh của vị Hoàng đế La
Mã Theodosius I; đoạn văn cuối cùng được biết là từ Philae, được gọi là Bản khắc
Esmet-Akhom, từ năm 396
Đã lâu, các nhà khảo cổ học tìm thấy những ký hiệu
tượng hình được khắc trên các bức tranh trong các di
tích tìm thấy khi tiến hành khai quật Nekhen
(Hierakonpolis theo người Hy Lạp cổ và Kom el-Ahmar
trong tiếng Ả Rập ngày nay), vào năm 1894. Tuổi của
những chữ tượng hình này có niên đại vào khoảng 3200
TCN. Tuy nhiên, gần đây, các nhà khảo cổ học lại tìm
thấy những ký hiệu trên đồ gốm Gerzean, 4000 TCN, có sự tương đồng với chữ viết cổ
Ai Cập.
TRANG 5
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA AI CẬP CỔ
ĐẠI
Các nhà Ai Cập học xếp hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ vào thể loại chữ
tượng hình là lối viết sớm của hệ thống chữ viết của thế giới. Những thầy tu thảo ra
những chữ tượng hình Ai Cập cổ từ triều đại đầu tiên (2925 - 2775 TCN).
Chữ tượng hình Ai Cập cổ không còn được sử dụng từ thế kỷ thứ 4. Đến thế kỷ

15, người ta bắt đầu giải mã hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ. Đến thế kỷ 19, nhà khảo
cổ người Pháp là Champollion đã giải mã được văn tự Ai Cập.
Cuối thế kỷ 20, người ta đã truy ra là mẫu tự Phoenix (tổ tiên của người Li Ban)
đã được đặt ra bắt chước theo văn tự Ai Cập. Sau đó các dân tộc Do Thái, Ả Rập, Hy
Lạp và La-Tinh đã dựa theo mẫu tự Phoenix để thành lập chữ viết của mình. Ngày
nay, các xứ dùng mẫu tự La Tinh, trong đó có Việt Nam, Pháp, Anh; các xứ dùng mẫu
tự Hi Lạp, trong đó có Nga đều thừa hưởng di sản của chữ viết Ai Cập. Sau đây là một
số ví dụ về chữ tượng hình của người Ai Cập:
— mdw +d +w (2 bổ sung được đặt sau dấu hiệu) → nó đọc là mdw, có
nghĩa "tongue" (lưỡi);
— ḥtm.t (được viết ḥ+ḥtm+m+t, với từ hạn định của "Anubis" hay
"the jackal" (chó sói)), có nghĩa một loài động vật hoang dã,
— ḥtm (được viết ḥ+ḥtm+t, với từ hạn định của chim bay), có nghĩa "biến
mất".
Từ chữ tượng hình, sau này người Ai Cập cổ đại đã hình thành ra hệ thống 24
chữ cái. Vào thiên niên kỉ II TCN, người Híchxốt đã học cách viết của người Ai Cập
để ghi lại các ngôn ngữ của mình. Về sau này, loại chữ viết ấy lại ít nhiều ảnh hưởng
tới người Phênixi và người Phênixi đã sáng tạo ra vần chữ cái A , B Những chữ
tượng hình của người Ai Cập được khắc trên đá, viết trên da, nhưng nhiều nhất là được
viết trên vỏ cây sậy papyrus. Đây là một loại “giấy” cổ xưa nhất, do vậy ngôn ngữ
nhiều nước trên thế giới, giấy được gọi là papes, papier Năm 1822, một nhà ngôn
ngữ học người Pháp là Sampôliông (Champollion) đã tìm cách đọc được thứ chữ này.
Vậy chữ viết đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đế chế Ai Cập, đặc
biệt đọc và viết là đặc quyền của nhóm người được giáo dục để ghi chép và giữ gìn
văn bản. Chỉ những người với xuất thân nhất định mới được đào tạo để trở thành
người ghi chép và giữ gìn văn bản. Họ phục vụ trong đền thờ, quân đội và hệ thống
hành chính của nhà vua (Pharaon).
II. Tôn giáo
Tôn giáo Ai Cập cổ đại bao gồm các niềm tin tôn giáo và nghi thức khác nhau
tại Ai Cập cổ đại qua hơn 3.000 năm, từ thời kỳ Tiền Triều Đại cho đến khi du nhập

Kitô giáo trong những thế kỷ đầu Công nguyên. Những niềm tin này tập trung vào thờ
cúng các vị thần đại diện cho nhiều khía cạnh, ý tưởng và chức năng quyền lực khác
TRANG 6
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA AI CẬP CỔ
ĐẠI
nhau của thiên nhiên, thể hiện qua các nguyên mẫu phức tạp và đa dạng. Vào thời kỳ
của triều đại thứ 18, người Ai Cập đã có nâng vị thế một số đơn vị thần như Amun lên
hàng đấng sáng tạo vũ trụ với nhiều biểu hiện
Những vị thần được tôn thờ với các nghi lễ và cầu nguyện, trong các ngôi đền
địa phương và đền thờ gia đình cũng như trong ngôi đền chính thức quản lý bởi các
giáo sĩ. Các vị thần khác nhau đã được nổi bật ở giai đoạn khác nhau của lịch sử Ai
Cập, và các huyền thoại liên quan đến họ thay đổi theo thời gian, do đó, Ai Cập chưa
bao giờ có một hệ thống thứ bậc các vị thần chặt chẽ hay một thần thoại thống nhất.
Dù vậy, trong tôn giáo Ai Cập có nhiều niềm tin bao quát. Trong số đó có sự tôn thờ
của pharaon - đã giúp thống nhất quốc gia về mặt chính trị, và niềm tin phức tạp về
một thế giới bên kia, mà đã dẫn đến việc gia tăng tục chôn cất công phu của người Ai
Cập.
Thần Ra Osiris và Seth

Người Ai Cập tin rằng ở thế giới bên kia, các vị thần chờ những người đã mất ở
đó để đón lên thiên đàng hoặc đày xuống địa ngục. Khi qua thiên đường, phải gặp thần
Anubis, Anubis dẫn người chết đi đến chiếc cân trái tim, để cân xem người đó ác hay
tốt. Nếu anh ta nói dối, chứng tỏ anh ta là người xấu, sẽ bị Ammit, con quái vật hình
cá sấu ăn trái tim và bị đày đi địa ngục. Còn nếu trả lời đúng, anh ta sẽ được tiếp đón
hậu hĩnh bởi thần Osiris, thần âm phủ
Người Ai Cập rất mê tín nên họ chả dám làm gì sai trái vì câu chuyện trên.
Nhưng không phải tất cả đều làm điều tốt. Và tất nhiên là xã hội bao giờ mà mất cả. Vì
thế, Người Ai Cập cổ đại thường quan niệm rằng nếu xác chết được đặt trong kim tự
tháp, linh hồn sẽ được bất tử. Nhưng chỉ có các pharaoh và hoàng hậu mới có vinh dự
được nằm trong kim tự tháp. Người dân tẩm ướp xác chết, móc lấy não từ đầu mũi, lấy

nội tạng ra ngoài, cho vào nhiều hũ bằng gỗ hoặc vàng và tắm rửa sạch sẽ cho xác. Rồi
họ bôi dầu thơm và sáp vào xác pharaoh. Sau đó, người ta sẽ bọc xác bằng nhiều lớp
vải lanh, rồi cho vào nhiều lớp quan tài bằng gỗ hoặc vàng và lắp mặt nạ của họ vào
đầu quan tài để trông giống như người thật. Khi chôn cất, người ta còn mang theo châu
báu, hương hoa và đặt bẫy để những linh hồn xấu không quấy rầy vị pharaoh của họ.
Việc thờ cúng là một nghi lễ ở Ai Cập cổ. Sau khi chôn cất, người dân mang đồ
lễ, hương hoa, đèn, lương thực đến đền thờ các vị thần và đền thờ pharaoh để cầu
phước cho mình được bất tử ở thế giới bên kia.
TRANG 7
Thần Ra, Thần Mặt trời của Ai Cập Imsety, Duamutef, Hapy, và Qebehsenuef.
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA AI CẬP CỔ
ĐẠI
Tôn giáo Ai Cập cổ đại là một tôn giáo đa thần. Nhưng những vị thần phụ chỉ là
hỗ trợ cho những thần chính và họ không có trách nhiệm bảo vệ cho những thứ ở dưới
trần gian. Những vị thần chính thì ngược lại. Họ bảo vệ, che chở cho con người, thú
vật, cây cối đến ngay cả nội tạng trong cơ thể người chết và nước sông Nin. Trong số
đó có một nhóm nhỏ các thần là có biểu tượng riêng. Chẳng hạn: Ra, thần Mặt Trời, có
biểu tượng là chiếc đĩa Mặt Trời. Sau đây là những vị thần chính của Ai Cập:
1. Aken - Thần chở phà đưa người chết sang thế giới bên kia
2. Ammit - Nữ thần đầu cá sấu dưới âm phủ
3. Amun - Đấng Sáng tạo, có biểu tượng là thần Đầu Cừu
4. Anubis - Thần phán xét và là thần ướp xác có đầu chó sói, biểu tượng là cái
đập lúa (hoặc là lưỡi hái) và cán cân công lí (là anh em của thần Horus).
5. Apep - Con rắn địa ngục độc ác
6. Apis - Con bò đực thiêng của Ptah
7. Bakha - Con bò thiêng của Ai Cập
8. Bastet - Nữ thần hoàng hôn, có biểu tượng là con mèo
9. Sobek - Thần sông Nin có đầu cá sấu, màu mỡ, người bảo trợ cho Quân đoàn
và quân sự Ai Cập thời cổ đại
10.…………………

Tôn giáo Ai Cập cổ đại là quốc giáo của nhà nước chiếm hữu nô lệ . Nó là công
cụ bảo vệ thưởng tầng kiến trúc xã hội đó, và từ đó chứng minh được con người đã
thời đó đã niềm tin vào một thế lực thần bí, siêu nhiên. Thể hiện rõ quan hệ về hành vi
đạo đức giữa con người và thần linh được chú ý, người ta đã giải thích tín ngưỡng tôn
giáo từ góc độ đạo đức . Biểu hiện của hành vi đạo đức là nghi thức chúng sinh làm lễ
nhận tội , cầu khấn . Sự tôn sùng Osiris và nghi lễ thần bí tương ứng phù hợp với nhu
cầu của tôn giáo đương thời làm cho nó ngày càng trở nên quan trọng
III. Kiến trúc và điêu khắc
Nhà nước Ai Cập cổ đại là một trong những nhà nước ra đời sớm nhất ở lưu
vực sông Nin vùng đông bắc châu Phi. Nền văn minh Ai Cập cổ đại là một trong
những nền văn minh cổ xưa nhất và rực rỡ nhất của nhân loại.
Đặc điểm của kiến trúc Ai Cập là công trình có quy mô lớn, kích thước đồ sộ, nặng nề
và thần bí. Trước khi nhắc đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc Ai Cập cổ đại,
phải nói đến sự khéo tay trong nghề làm đá của những người thợ giỏi trong xã hội Ai
Cập cổ đại. Vật liệu đá trong xã hội Ai Cập có nhiều loại: đá vôi, đá sa thạch, đá đen,
đá thạch anh, đá hoa cương, đá minh ngọc Kinh nghiệm xây dựng thủy lợi trên hai
bờ sông Nin giúp cho người dân Ai Cập phát minh ra máy nâng và vận chuyển, biết
cách tổ chức lao động cho hàng vạn người một lúc. Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của
công trình kiến trúc được dùng với thước đo. Việc sử dụng dụng cụ như rìu, búa và
thước thủy chuẩn cũng rất chuyên nghiệp. Được thể hiện đậm nét qua kiến trúc ở Kim
Tự Tháp, Đền Thờ, Nhà Ở…….
TRANG 8
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA AI CẬP CỔ
ĐẠI
III.1. Kim Tự Tháp
Một trong những Kim tự tháp lớn xuất hiện đầu tiên là Kim tự
tháp Djoser. Nó có đáy hình chữ nhật, hai cạnh dài 126 m và 106
m, cao 60 m, có 6 bậc, các tầng thu nhỏ về phía trên. Công trình
này do Imhotep chỉ đạo xây dựng. Ông là một vị quan đầu triều
của nhà vua vương triều thứ 3, năm 2770 trước Công nguyên.

Ngoài Kim tự tháp này còn có Kim tự tháp ở Meidum và ở
Dashur là những loại có ba bậc cấp. Sau này, chúng được nghiên cứu và phát triển
thành Kim tự tháp trơn, tiêu biểu nhất là quần thể Kim tự tháp ở Giza. Quần thể này
bao gồm ba Kim tự tháp lớn, một con nhân sư Sphinx, 6 Kim tự tháp nhỏ, một số đền
đài và 400 Mastaba. Ba Kim tự tháp trên là: Kim tự tháp Kheops (hay Kim tự tháp lớn
tại Giza), Kim tự tháp Khephren và Kim tự tháp Mykerinos.
Các Kim tự tháp này mang tên các nhà vua của Vương triều thứ 4; các kim tự tháp nhỏ
hơn là của các hoàng hậu cùng thời. Vật liệu xây dựng tháp là đá vôi được khai thác
tại chỗ, bên ngoài được phủ lớp đá vôi trắng nhẵn bóng, lấy từ các mỏ đá ở Tourah,
trên hữu ngạn sông Nil, lớp phủ này ngày nay đã bị tróc mất. Tiêu biểu là kim tự tháp
Kêôp được xây dựng với chiều cao 141,5m từ 2.300.000 tảng đá nặng 2,5tấn đôi khii
có những tảng nặng 30 tấn khối lượng 2.400.000m
3
được mài nhẵn nối lại vơi nhau
đên múc không có gì có thể lọt qua được. Trải qua 5000 năm nó vẫn đứng sừng sững
giữa sa mạc Ai Cập bất chấp thời gian vì thế có người nói “tất cả đều phải sợ thời gian,
nhưng thời gian phải sợ Kim Tự Tháp”, Kim Tự Tháp Kêốp đã trở thành kì quan thế
giới cổ đại và chỉ nó còn tồn tại đến ngày nay. Một sản phẩm kiến trúc tuyệt vời cảu
người Ai Cập nhưng Kim Tự Tháp hiện nay còn khá nhiều bí ẩn cần giải mã
III.2. Đền thờ
Những đền thờ Hy Lạp cổ đại dùng để thờ thần Mặt Trời.
Thờ thần Mặt Trời cũng chính là thờ vua. Đền thờ thường có một
cái cửa lớn, đường bệ và phù hợp với tính chất của các nghi lễ
tôn giáo. Phần quan trọng thứ hai của đền là khu vực nội bộ của
đại điện. Đây là nơi vua tiếp nhận sự sùng bái của một số người
nên không gian được tổ chức sao cho u uẩn, kín đáo, mang tính
thần bí. Đôi khi, đền còn được bao quanh bởi bức tường thành, ở
đây có trổ một cửa gọi là tiền tháp môn (propylon), sau đó là một con đường lát đá,
rộng 34 m, dài khoảng 140 m, hai bên đặt những con Sphinx, tiếp đến là các tháp bia,
tượng vua và tháp môn.

III.3. Nhà Ở
Vào khoảng thế kỷ 17 TCN, nhiều loại hình nhà ở được thấy ở thành Telel Amarna.
Có ba loại nhà chính sau :
• Nhà ở ba gian, vật liệu xây dựng là lau sậy và đất sét, mái bằng.
• Nhà cho quan lại, tường gạch cao, mở ba cửa quay ra phố.
• Loại lâu đài, dinh thự có ao cá, vườn cây phía trước, vật liệu dùng cột gỗ, tường
gạch, dầm gỗ, mái bằng và trong nhà có trang trí tranh tường. Các cung điện
của nhà vua có quy mô lớn, nhấn mạnh trục dọc, bên trong các phòng có nhiều
cột, ngoài trục dọc còn có thể có trục phụ. Gỗ làm cung điện, Ai Cập không có
mà được vận chuyển từ Syrie tới
TRANG 9
Các vị thần Geb và Nut. Nut tượng
trưng cho bầu trời với những vì sao
bao bọc Trái Đất
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA AI CẬP CỔ
ĐẠI
Ngoài ra, kiến trúc Ai Cập còn thể hiện nét đọc đáo ở tượng
nhân sư Xphanh gần Kim Tự Tháp Kêphren ở ghinê cao
20m, dài 55m, chỉ riêng tai dài 2m, thể hiện quyền lực nhà
vua và sự trí tuệ của đức vua, về sau do muốn tìm hiểu về bí
ẩn bên trong nhân sư, Boonapac đã nã pháo vào đầu làm
hỏng 1 phần tượng Xphanh. Và nền điêu khắc nổi tiếng với
các bức phù điêu và tạc tượng Pharaong
Vậy, hơn 10.000 năm phát triển vùng châu thổ sông Nin là
nơi khởi đầu một nền văn minh sớm của thế giới. Cùng với sự xuất hiện nền văn minh
Ai Cập cổ là các công trình xây dựng vĩ đại trên một khu vực tập trung dày đặc. Ai
Cập cổ đã để lại và đóng góp cho nhân loại một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, đó
là Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư Sphinx khổng lồ. Qua đó, ta thấy được sự phát
triển rực rỡ của nền kiến trúc Ai Cập xưa
IV. THÀNH TỰU KHOA HỌC TỰ NHIÊN

IV.1. Thiên văn học
Thiên văn học là một trong những môn khoa
học ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người. Những
dấu vết khởi đầu của ngành thiên văn có từ thời tiền
sử. Qua quan sát chuyển động biểu kiến của Mặt Trời,
Mặt Trăng, con người đã tìm ra những thời điểm thay
đổi của thời tiết. Vào cuối thời đại đồ đá (thiên niên kỷ
4 - 3 TCN), ở những nền văn minh cổ đại, quan sát
bầu trời là công việc rất quan trọng của giới tăng lữ.
Trước khi con người học được cách định vị trên Trái
Đất và sáng tạo ra môn địa lý học, họ đã quan sát bầu
trời và sản sinh ra những mô hình đầu tiên của nó và thiên văn học của người Ai Cập
cũng có những nét tương đồng với đặc điểm chung của nền thiên văn cổ đại
Khoảng 4.000 năm trước Công Nguyên, tại thung lũng sông Nil, một trong
những nền văn minh lâu đời nhất đã xuất hiện: nền văn minh Ai cập cùng với ngành
thiên văn học gắn chặt với con sông hùng vĩ này. Các vị tư tế nhanh chóng nhận thấy
trước khi nước sông dâng cao luôn có hai sự kiện xảy ra: ngày hạ chí và sao Thiên
Lang mọc vào lúc bình minh sau 70 ngày vắng mặt. Lúc đó, người Ai Cập cũng đã có
âm lịch với 12 tháng, mỗi tháng 29 đến 30 ngày và cứ sau hai đến ba năm, họ lại cộng
thêm vào một tháng để luôn phù hợp với các mùa trong năm. Lịch Ai Cập cổ đại lấy
ngày bắt đầu của năm là ngày đầu của tuần trăng non sau khi sao Thiên Lang mọc trở
lại. Ngoài lịch có tính chất tôn giáo này, người Ai Cập còn có "lịch lược đồ", cũng có
12 tháng, mỗi tháng 30 ngày và cuối năm thêm năm ngày nữa. Bầu trời được chia
thành 45 chòm sao và con người đã biết đến các hành tinh như sao Mộc, sao Hoả, sao
Thổ, sao Kim, sao Thuỷ. Quan niệm của người Ai Cập về vũ trụ gắn liền với đa thần
giáo. Trung tâm của thế giới là thần Geb, vị thần tượng trưng cho Trái Đất, người chị
đồng thời là vợ của Geb - thần Nut chính là bầu trời. Nut sinh ra thần Ra - thần Mặt
Trời và các vì sao còn Ra sinh ra Thoth - thần Mặt Trăng. Do Nut cứ sáng ra lại nuốt
hết các vì tinh tú rồi đến đêm mới thả ra nên thần Shu, cha của bà, đã nâng bầu trời lên
khỏi mặt đất. Thần Ra ban ngày bơi trên sông Nil ở thượng giới, chiếu sáng mặt đất

TRANG 10
Hình vẽ 12 cung hoàng đạo trên trần của đền thờ Hathor ở Dendera (hinh a)
1 Aries : Bạch Dương; 2 Taurus: Kim Ngưu; 3 Gemini: Song Tử
4 Cancer: Cự Giải; 5 Leo: Sư Tử; 6 Virgo: Xử Nữ; 7 Libra : Thiên Bình; 8
Scorpio: Bọ Cạp; 9 Sagittarius: Nhân Mã; 10 Capricorn: Ma Kết; 11
Aquarius: Bảo Bình; 12 Pisces: Song Ngư (hình b)
Hình a hình b
Nhà toán học
Eratosthenes
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA AI CẬP CỔ
ĐẠI
còn ban đêm lại du hành dưới sông Nil chốn âm phủ và chiến đấu với những thế lực
đen tối để rồi sáng hôm sau lại xuất hiện phía chân trời. Về dụng cụ thiên văn, người
Ai Cập đã sáng chế ra đồng hồ Mặt Trời, đó chính là những cột bia thờ thần Ra, nó
cho phép xác định độ cao của Mặt Trời so với đường chân trời. Để đo thời gian về ban
đêm, các vị tư tế theo dõi vị trí của những ngôi sao. Người Ai Cập cũng đã cống hiến
cho nhân loại ý tưởng xác định một giờ bằng 1/24 độ dài của một ngày đêm, thống hất
cho mọi mùa trong năm

IV.2. Toán học
Do yêu cầu phải đo đạc ruộng đất bị nước sông Nil làm ngập và do cần tính
toán vật liệu trong các công trình xây dựng, do đó người Ai Cập đã sớm quan tâm đến
toán học. toán học đầu tiên của Ai Cập là phép đếm, người Ai Cập lúc đầu đã biết
dùng số đếm lấy cơ số 10 làm cơ sở (thập tiến vị). Các chữ số cũng được dùng chữ
tượng hình để biểu thị nhưng do không có số 0 nên cách viết khá phức tạp:
 Đơn vị: hình nhiều cái que
 Chục: hình một đoạn dây thừng
 Trăm: hình một vòng dây thừng
 Ngàn: hình cây sậy
 10 ngàn: hình ngón tay

 100 ngàn hình con nòng nọc
 Triệu: hình người giơ tay biểu thị kinh ngạc
Về các phép tính cơ bản người Ai Cập chỉ biết cộng trừ. Còn phép nhân, chia
họ dùng phương pháp cộng trừ liên tiếp. Về sau (thời Trung Vương Quốc), mầm đại
số xuất hiện khi họ sử dụng ẩn số “X” ( aha: một đống). Có lẽ người Ai Cập đã biết
được cấp số cộng và cấp số nhân
TRANG 11
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA AI CẬP CỔ
ĐẠI
Về hình học người Ai Cập đã biết tính diện tích người Ai Cập biết
cách tính diện tích hình tam giác, hình cầu, biết số π = 3,16 biết cách tính hình tháp
đáy vuông. Hình không gian được sáng tạo phục cho việc xây dựng Kim Tự Tháp xuất
hiện mầm mống của lượng giác học
Các vấn đề toán hoc người Ai Cập đều ghi lại trên giấy Papyrus, trong đó có
nguồn tài liệu cổ nhất viết vào năm 1850 TCN trên một bản giấy Papyrus rộng 8cm,
dài 544 cm
Ví dụ: một văn tự bằng giấy cói của Vương quốc giữa Ai Cập vào khoảng 2000—
1800 mà ngày nay ta gọi là "bài toán chữ", rõ ràng là chỉ để giải trí. Một bài toán được
coi là quan trọng ở mức nói riêng bởi nó đưa ra phương pháp tìm thể tích của một hình
cụt: "Nếu bạn biết: một hình chóp cụt có chiều cao 6, diện tích đáy lớn 4, diện tích
đáy nhỏ 2. Bạn sẽ bình phương số 4 này, được 16. Bạn sẽ nhân đôi 4, được 8. Bạn
sẽ bình phương 2, được 4. Bạn sẽ cộng 16, 8, và 4 được 28. Bạn sẽ lấy một phần ba
của 6, được 2. Bạn nhân 28 với 2 được 56. Và 56 là số bạn cần tìm." Từ đó chứng
minh rằng người Ai Cập cổ đại đã có một phát triển mới về mặt tư duy toán học.
Ngoài Toán học ở các lĩnh vực Vật Lý Học, Hóa Học… , người Ai Cập chác cũng đã
có sự hiểu biết đáng kể. Nếu không như vậy thì người Ai Cập làm sao có thể thiết kế
và xây dựng các Kim Tự Tháp mà cho đến nay vẫn bền vững àm nếu không có được
kiến thức vật lý nhất là lục học thì chắc họ đã không tạo nên các Kim Tự Tháp kì vĩ và
huyền bí
IV.3. Y học

Do người Ai Cập đã có tục ướp xác từ lâu đời nên họ đã có được sự hiểu biết về
cấu tạo cơ thể con người, tạo điều kiện cho y học phát triển sớm. Người Ai Cập cũng
đã biết được những nguyên nhân gây ra các bệnh được ghi chép lại trên giấy Papyrus:
nguyên nhân bệnh tật, mô tả về óc, mối quan hệ giữ tim và mạch máu, khả năng chữa
trị, người Ai Cập xác định các nguyên nhân gây ra bện do sự không bình thường của
mạch máu mà không phải do thế lực ma quỷ hay các mụ phù thủy gây nên, về sau họ
đã biết được tầm quan trọng của óc tim đối với sức khỏe, nếu óc bị tổn thương thì toàn
thân sẽ bị bệnh, mạc dù chưa biết được sự tuần hoàn của máu nhưng họ đã biết được
sự liên quan giữa tim và mạch máu. Có tài liệu cũng đã ghi rằng nhịp tim đang đập
trong mạch máu của cơ thể do đó: “khi thầy thuốc để bàn tay hoặc ngón tay ở phía
sau đầu, bàn tay, mạch, bàn chân của người khác thì ông ta biết được tim”
Các tài liệu khác còn mô tả các loại bệnh như đường ruột và dạ dày, bệnh
đường hô hấp, bệnh ngoài da…. Đồng thời các tài liệu ấy và phương pháp chữa trị,
thời này thì các thầy thuốc Ai Cập đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh.
Sau này vào năm 1862, nhà Ai Cập học Advin Smit đã mua được ở Lucssor
mấy phần của một cuốn sách bằng chỉ thảo (papyrus) rất cổ, miêu tả những toa thuốc
hết sức tỉ mỉ cách đây 5.000 năm. Khi đó, các thày thuốc Ai Cập đã không chỉ mổ sọ
để cắt khối u mà còn biết làm những thủ thuật ngoại khoa khác như cắt ruột thừa, cắt
cụt tay và thay thế bằng những bộ phận giả. Dấu vết của sự can thiệp kiểu như vậy vẫn
còn được lưu giữ trên nhiều xác ướp.
Các ca mổ lớn như trên có thể còn được tiến hành sớm hơn nữa, nhưng chỉ phát
triển mạnh từ thời đại tư tế của thần Ra là Imhotep. Năm 2630 trước Công nguyên, sau
TRANG 12
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA AI CẬP CỔ
ĐẠI
khi nhận chức Tổng thượng thư, Imhotep thông báo rằng các vị thần linh đã truyền cho
ông thuật chữa bệnh, rồi mở trường đào tạo thày thuốc gồm cả nam lẫn nữ.
Các ca mổ sọ đầu tiên do đại tư tế đích thân thực hiện. Để gây mê, Imhotep đã
đưa bệnh nhân vào trạng thái nhập đồng bằng cách đọc kinh cầu nguyện, sau đó cho
họ uống dung dịch thuốc ngủ chế biến từ một loại thảo mộc chứa chất ma túy, khiến

họ mất hết cảm giác. Ông dùng vàng để ngăn ngừa nhiễm trùng máu vì thứ kim loại
này có đặc tính sát trùng. Bởi thế mới có những lá vàng nằm trong hộp sọ của xác ướp.
Ngày nay, dường như chúng ta không thể sống thiếu thuốc aspirin, điện tâm đồ,
chụp X-quang. Nhưng các thày thuốc Ai Cập cổ đại đã biết cách điều trị mà không có
những phương tiện hỗ trợ đó. Bệnh nhức đầu được chữa khỏi bằng cách tắm nước
nóng sắc từ một số loài hoa và bằng phương pháp massage. Chứng loạn nhịp tim được
xác định bởi các cô gái khiếm thị có thính giác rất nhạy. Các nhạc công có những ngón
tay nhạy cảm được tuyển dụng như một thứ máy X-quang" để sờ nắn chỗ gãy xương
và xác định tổn thương.
Dưới sự trị vì của các pharaoh thuộc triều đại thứ 19 (từ năm 1295 đến 1186
trước Công nguyên), những thành tựu của y học cổ Ai Cập đã đạt tới đỉnh cao. Trong
khi ở châu Âu, thành La Mã chưa được xây dựng xong thì ở Ai Cập, theo Louis
Magmer - tác giả cuốn sách Lịch sử y học -, con người đã được hưởng những phúc lợi
hiện đại như bảo hiểm y tế và thậm chí cả chứng chỉ mất sức lao động.
Vậy tại sao nền y học lừng lẫy đó lại bỗng nhiên biến mất và kéo thụt lùi những
phương pháp điều trị? Theo giáo sư Abdul - Valrid al Masri, hồi đó Ai Cập được coi là
"an dưỡng đường" của thế giới cổ đại, một khu điều dưỡng lý tưởng. Khi con trai của
vua Ba Tư Kir đệ nhị lâm bệnh, nhà vua yêu cầu gửi ngay một vị danh y của Ai Cập
đến, nhưng pharaoh đã từ chối bởi quan hệ giữa hai người rất căng thẳng. Hoàng tử,
tức vua Cambiz II trong tương lai, không quên mối hận ấy.
Năm 525 trước Công nguyên, khi đánh chiếm kinh đô Ai Cập, lúc đó là
Memphis, nhà vua Ba Tư đã ra lệnh giết hết các thày thuốc và đốt trụi bệnh viện. Nền
y học Ai Cập vốn được xây dựng hàng nghìn năm đã bị phá sạch chỉ sau một ngày.
Mãi đến thế kỷ 20, những thành tựu y khoa lớn của Ai Cập cổ mới được biết đến qua
việc phát hiện một số tài liệu cổ
V. Văn học – nghệ thuật
V.1. Văn học
Văn học Ai Cập bắt nguồn từ nền văn học sáng tác dân
gian, phát triển rất sớm ngay từ giai đoạn thời cổ
vương quốc. đến thời Trung Vương Quốc văn học phát

triển mạnh giai đoạn này được gọi là thời hoàng kim “cổ
điển” của văn học Ai Cập. Văn học Ai Cập có nhiều thể
loại phát triển rất phong phú có đủ các thể loại khác
nhau: văn học truyền miệng, văn viết, thơ ca, tục ngữ, ca
dao……, các tác phẩm văn học cổ xưa nhất có lẽ là các tác phẩm sách giấy Papyrus,
có niên đại 1800 TCN. Hiện nay, bộ sưu tập về các tác phẩm Ai Cập
TRANG 13
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA AI CẬP CỔ
ĐẠI
• Sách giấy papyrus Westcar (1600 TCN)
• Sách giấy papyrus Tulli (1400 TCN)
• Sách giấy papyrus Ebers (1300 TCN)
• Sách giấy papyrus Harris I (1180 TCN)
• Chuyện của Wenamun (1000 TCN)
Nghệ thuật hội họa Ai Cập cổ đáng để chúng ta kinh ngạc bởi những tranh vẽ trên
tường trong các khu hầm mộ của các pharaon, trên các chất liệu
gốm cổ,… Các bức tranh mô tả cảnh sinh hoạt và sản xuất cũng
như tín ngưỡng tập tục của các cư dân và vua chúa Ai Cập. Các
tác phẩm hội họa và các hoa văn trên gốm và đất nung đã cung
cấp cho các nhà Ai Cập học các tư liệu phong phú và sinh động.
Nghệ thuật gốm cổ Ai Cập cũng rất phong phú và tinh xảo. Người
Ai Cập cổ đã khám phá ra chất liệu men gốm khá sớm; trên các bề
mặt của gốm cổ Ai Cập có chạm khắc tinh xảo các hình nhỏ mô tả
nhiều chủ đề. Đồ gốm thường được chôn theo người chết và để dùng vào các nghi lễ
thần bí.
Giấy papyrus là một loại giấy do người Ai Cập cổ sáng chế ra, được làm từ cây
papyrus mọc ở châu thổ sông Nin. Công nghệ làm giấy papyrus không được ghi lại và
bị thất truyền theo thời gian, tuy vậy, vào năm 1940, các nhà Ai Cập học đã phục hồi
được công nghệ này. Người ta đã tìm thấy những tấm giấy có kích thước khá lớn, dài
hàng mét. Giấy papyrus được người Ai Cập cổ dùng vào các việc ghi chép lại các cảnh

sinh hoạt bao gồm văn học, tôn giáo, lịch sử và các công việc hành chính.
V.2. Nghệ Thuật Ướp Xác
Trong nghệ thuật Ai Cập kĩ thuật ướp xác hay nghệ thuật ướp xác đã làm cho nền
nghệ thuật đất nước này nổi tiếng không chỉ bởi Kim Tự Tháp (Ướp Xác là thành tựu
của khá nhiều ngành: Y học, Tôn Giáo , nhưng ở phần này chỉ đề cập về mặt nghệ
thuật)
Thuật ướp xác của người Ai Cập ra đời từ năm 2700 TCN. và kéo dài đến tận thế kỷ
thứ 5. Quan niệm của người Ai Cập cổ về sự vĩnh hằng ở thế giới của các thần linh
sau khi chết nên việc ướp xác cũng là đức tin
cho sự trường tồn của vương quốc Ai Cập.
Nguyên tắc ướp xác của Ai Cập cổ đại dựa
trên việc làm mất nước trong cơ thể người
chết và lấy đi các bộ phận dễ phân hủy như
nội tạng và bộ não. Nghệ thuật lấy não người chết thật tài tình, nhiều năm làm các
chuyên gia giải phẫu lúng túng về phương pháp bảo vệ hộp sọ của người chết trong
khi não được lấy ra một cách hoàn hảo. Bước tiếp theo, xác ướp được để trong natron
khô khoảng 70 ngày để thanh trùng. Cuối cùng là nhồi cỏ khô, thơm vào phần rỗng
của nội tạng, xoa dầu thơm và quấn vải lên thi thể một cách cẩn thận và chu đáo. Các
ngón tay của xác ướp được lồng bằng các ống vàng. Não và nội tạng khi lấy ra khỏi
xác ướp được cất giữ ở 4 chiếc bình.
TRANG 14
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA AI CẬP CỔ
ĐẠI
Đôi khi để bảo vệ xác chết tốt hơn nữa, những bùa chú được đặt ở những vị trí đặc biệt
của xác giữa các lớp bọc. Chúng gồm:
• Ankh
• Scarab
• Djed-Djed pillar
• Pectoral
Nghi thức chôn cất xác ướp cũng thần bí và ngày nay các nhà khảo cổ học vẫn khám

phá thêm các thông tin thú vị bên các khu khai quật mới.
VI. Chính sách quản lý và thuế
Nhằm quản lý hiệu quả, người Ai Cập cổ đại đã chia vương
quốc thành các vùng, được gọi là nome. Vết tích về các
nome có lẽ được bắt đầu từ thời kỳ Tiền triều đại (trước
3100 TCN), khi đó các vùng được tự trị như các tiểu đô thị.
Hệ thống cai trị này rất phổ biến dưới nhiều triều đại của các
pharaon Ai Cập cổ, vương quốc đã được chia thành 42
nome. Thời kỳ suy yếu, nước Ai Cập cũng được chia thành
22 nome. Trong mỗi vùng này, việc cai trị được trao cho một
người đứng đầu, giống như thống đốc của một địa phương cấp tỉnh, với đầy đủ quyền
lực cai trị địa phương mình. Địa vị của vị thủ lĩnh được phép truyền đời theo dòng họ,
cha truyền con nối, được sự bổ nhiệm của pharaon.
Sự cai trị của Ai Cập cổ đại áp đặt khác nhau về số thuế phải đóng của các cư dân.
Người ta chưa rõ từ khi nào người dân Ai Cập phải đóng thuế bằng các hình thức hoặc
là sản phẩm, hoặc là lao động. Vị quan điều hành hệ thống thuế thông qua một bộ của
bang, vùng. Bộ điều hành thuế có các thông báo hàng ngày về số lượng hiện có trong
kho, và dự tính thời gian hết trong tương lai. Các loại thuế phải nộp dựa trên kết quả
các ngành nghề thủ công và lợi tức. Các chủ đất phải nộp thuế bằng các sản phẩm thu
họach trên đất đai, đầm nước và các ốc đảo của mình. Những thợ săn và người đánh cá
phải nộp các khoản thuế trên các sản phẩm từ sông, hồ, đầm lầy và sa mạc. Mỗi thành
viên trong các gia đình buộc phải trả thuế bằng sức lao động ở các công trường bằng
số lượng vài tuần trên một năm, ví dụ như đào kênh hay làm việc ở các khu khai
khoáng. Tuy nhiên, những người giàu có, có thể được phép thuê những người đàn ông
nghèo khổ đi đóng thuế lao động cho mình.
VII. Kết Luận
Qua phần tìm hiểu sơ qua nói trên, chúng ta đã thấy học hỏi được một số điều cơ bản
về nền văn minh Ai Cập cổ đại. Theo sự cảm nhận nền văn minh Ai Cập cổ đại nói
riêng và Trung Cận Đông nói chung là khu vực rất đặc biệt với nền văn minh phát
triển từ rất sớm và tồn tại trong thời gian khá lâu dài. Điều kiện tự nhiên của Ai Cập

vừa thuận lợi vừa khắc nghiệt đã tạo nên nét đặc trưng trong tính cách con người Ai
Cập và trong văn hoá Ai Cập nói chung cũng như các công trình kiến trúc nói riêng.
Cư dân ở đây là những người dũng cảm, liều lĩnh, kiên nhẫn và chăm chỉ. Nhà nước
Ai Cập ra đời từ rất sớm, mang tính chất chuyên chế. Đời sống nhân dân vô cùng cực
khổ do bị áp bức bóc lột quá nặng nề. Chính vì vậy, tầng lớp áp bức đã không ít lần
nổi dậy đấu tranh, lật đổ chế độ cai trị. Ai Cập cũng đã tiến hành nhiều cuộc chiến
TRANG 15
Tranh mô tả cuộc sống lao động
thường ngày ở Ai Cập cổ
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA AI CẬP CỔ
ĐẠI
tranh xâm lược các vùng đất, các nước khác. Mặt khác, Ai Cập cũng là đối tượng xâm
lược của các thế lực bên ngoài. Có thể nói, người dân Ai Cập sớm bước vào xã hội văn
minh cùng những thành tựu vô cùng to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống, bao gồm :
chữ viết, văn hoá, tôn giáo, khoa học tự nhiên, kiến trúc, điêu khắc mà ngày nay
nhân loại không thể phủ nhận được. Tất cả đều là do sức sáng tạo thần kỳ của con
người thuở đó. Tóm lại, Ai Cập cổ đại là một đất nước rất vĩ đại, rất đáng tự hào, có
vai trò quan trọng trong việc mở đường cho nền văn minh nhân loại.
Tài Liệu Tham Khảo
TRANG 16

Google.com.vn
Wikipedia.org
Lịch sử thế giới
cổ đại (Lương
Ninh)
Lịch sử văn minh
thế giới (Vũ
Dương Ninh)
Lịch sử văn minh

thế giới (Lê Phụng
Hoàng)
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA AI CẬP CỔ
ĐẠI
SINH VIÊN THỰC HIỆN NHÓM 1
SST THÀNH VIÊN MSSV
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Nguyễn Hữu Lâm
Phạm Thị Dung
Lê Thị Dung
Nhiêng Ngọc Châu
Tô Hồng Cầm
Đoàn Đại Lý Công Đức
Bùi Hồng Ân
Vũ Đông An
Bùi Đức Anh
36610030
36610006
36610007
36610005
36610004
36610049

36610001
36610002
36610201
TRANG 17

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×