Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 133 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
 



TRỊNH THỊ THANH THỦY





KIỂM SOÁT XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG HỘ NGHÈO
TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
TẠI HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN



CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60.60.34.01.02


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ VĂN LIÊN



HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào
khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Mỹ Hào, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn



Trịnh Thị Thanh Thủy













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh của mình, ngoài sự
nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều
cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Văn Liên, người
thầy đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin được cảm ơn Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Bộ
môn Kế toán tài chính đã tạo điều kiện để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn: lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu, phòng Lao động - Thương
binh & xã hội, phòng Thống kê, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn, các phòng
ban trên địa bàn huyện Mỹ Hào và các hộ gia đình nơi tôi nghiên cứu đã dành
thời gian quý báu để tiếp chuyện và cung cấp số liệu, tư liệu để tôi hoàn thành
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và các
thầy cô giáo đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hưng Yên, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn



Trịnh Thị Thanh Thủy


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Phần I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu 4
Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận việc kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo 5
2.1.1. Các khái niệm về nghèo đói 5
2.1.2. Các khía cạnh khác của đói nghèo 11
2.1.3 Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo 15
2.1.4. Cơ sở xác định chuẩn nghèo 17
2.1.5. Nội dung kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo 23
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát xác định đối tượng
hộ nghèo
28
2.2. Cơ sở thực tiễn việc kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo 31
2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc kiểm soát
xác định hộ nghèo 31
2.2.2. Thực tiễn phương pháp xác định hộ nghèo ở Việt Nam 34
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc kiểm soát xác định đối tượng
hộ nghèo 35
Phần III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 37
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 37
3.1.2. Đặc điểm kinh tế cuả huyện Mỹ Hào 40
3.1.3. Đặc điểm về xã hội 44
3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn 45
3.2. Phương pháp nghiên cứu 46
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 46
3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 49
3.2.3. Phương pháp phân tích, đánh giá 49
3.2.4 Chỉ tiêu nghiên cứu 49
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
4.1 Thực trạng hộ nghèo và các chính sách hỗ trợ hộ nghèo trên địa
bàn huyện Mỹ Hào 51
4.1.1 Thực trạng hộ nghèo 51
4.1.2. Thực trạng các chính sách hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn huyện
Mỹ Hào
56
4.2. Thực trạng kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo của
huyện Mỹ Hào 63
4.2.1 Công tác chuẩn bị, điều tra, rà soát đối tượng hộ nghèo 63
4.2.2 Chỉ đạo, tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo 69
4.2.3 Bình xét hộ nghèo 74
4.2.4 Phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo 79
4.2.5 Công tác phúc tra, thủ tục công nhận hộ nghèo 80
4.3. Đánh giá kết quả kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo của

huyện Mỹ Hào 85
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

4.3.1 Công tác chuẩn bị, điều tra, rà soát đối tượng hộ nghèo 85
4.3.3 Bình xét hộ nghèo 94
4.3.4 Phê duyệt, phúc tra, công bố kết quả rà soát hộ nghèo 95
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát xác định đối tượng hộ
nghèo của huyện Mỹ Hào 96
4.4.1 Chuẩn nghèo và phương pháp xác định đối tượng nghèo không
còn phù hợp 96
4.4.2 Kinh phí hỗ trợ cho cán bộ làm công tác giảm nghèo 98
4.4.3 Chất lượng nguồn nhân lực cho công tác giảm nghèo 100
4.4.4 Các chính sách hỗ trợ người nghèo 102
4.4.5 Đặc điểm, nhận thức của người nghèo 104
4.5 Hoàn thiện việc kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo của
huyện Mỹ Hào
106
4.5.1. Tăng cường công tác tuyên truyền
106
4.5.2. Nâng mức chuẩn nghèo cho phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế xã hội 109
4.5.3 Hoàn thiện các quy trình, mẫu biểu điều tra, rà soát hộ nghèo 110
4.5.4 Thực hiện đánh giá hộ nghèo theo phương thức đa chiều 111
4.5.5 Hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo và
có cơ chế đãi ngộ, thù lao tương xứng đối với cán bộ làm công
tác giảm nghèo 114
4.5.6 Đổi mới cơ chế, chính sách giảm nghèo
114
4.5.7 Một số giải pháp khác 116

Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 117
5.1 Kết luận 117
5.2. Kiến nghị 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
PHỤ LỤC 121
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BTXH Bảo trợ xã hội
BLĐTB&XH Bộ Lao động TB&XH
BCĐ Ban chỉ đạo
DS Danh Sách
ĐTV Điều tra viên
ESCAP Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương
KH Kế hoạch
LĐTB&XH Lao động Thương binh& Xã hội
QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
SLĐTB&XH Sở Lao động TB&XH
TT Trưởng thôn
UBND Ủy ban nhân dân
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
WB Ngân hàng Thế giới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

3.1 Cơ cấu phiếu điều tra 48
4.1 Số hộ nghèo huyện Mỹ Hào giai đoạn 2011-2014 52
4.2 Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quy định tại QĐ số
09/2011/QĐ-TTg tại các xã trên địa bàn huyện Mỹ Hào 54
4.3 Bảng tổng hợp đối tượng thụ hưởng chương trình hỗ trợ nhà ở cho
hộ nghèo của huyện Mỹ Hào (ĐVT: Hộ) 58
4.4 Số hộ được cấp tiền Bảo trợ xã hội giai đoạn 2012-2014 60
4.5 Bảng tổng hợp cấp tiền điện, tiền tết cho hộ nghèo từ năm ( 2012-
2014) 61
4.6 Các kênh người dân tiếp nhận thông tin về các chính sách, chương
trình hỗ trợ người nghèo 64
4.7 Kết quả tập huấn nghiệp vụ điều tra xác định đối tượng nghèo trên
địa bàn huyện Mỹ Hào 68
4.8 Danh sách sơ bộ các hộ có khả năng rơi xuống nghèo 71
4.9 Danh sách sơ bộ các hộ có khả năng thoát nghèo 72
4.10 Kết quả thực hiện bình xét hộ nghèo trên địa bàn huyện Mỹ Hào
giai đoạn 2011-2014 77
4.11 Phúc tra kết quả rà soát hộ nghèo giai đoạn 2012-2014 82
4.12 Kết quả phúc tra tại các xã 84
4.13 Đánh giá của cán bộ làm công tác giảm nghèo về các lớp tập huấn
nghiệp vụ quy trình, công cụ và kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo 86
4.14 Đánh giá của người dân về công tác khảo sát hộ nghèo 90
4.15 Chi tiêu dành cho ăn uống để đảm bảo mức 2.100Kcal/người/ngày 96
4.16 Bảng chỉ số nghèo đa chiều 113




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

Phần I. MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới bước sang thế kỷ XXI với một nền văn minh rực rỡ nhưng
cũng ngổn ngang những vấn đề gay gắt mang tính chất toàn cầu. Nó chứa
đựng trong mình cả niềm vui và nỗi bất hạnh, cả nụ cười và nước mắt, nỗi đau
nhân loại là nghèo đói vẫn còn trầm trọng trên một phạm vi vô cùng rộng lớn.
Nghèo, đói luôn là nỗi bất hạnh của loài người, là một nghịch lý trên con
đường phát triển. Trong khi thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn về
tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng vượt
bậc sự giàu có của con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con
người lại chính là sự nghèo đói. Thực tế hiện nay trong hơn 6 tỷ người của thế
giới, thường xuyên có 2,8 tỷ người sống dưới mức sống 2USD/ngày, đặc biệt
có 1,2 tỷ người sống dưới mức 1USD/ngày.
Ở nước ta sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế đang từng bước khởi sắc và
đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh khối dân cư giàu có
và trung lưu ngày một gia tăng, vẫn còn một bộ phận lớn dân cư nghèo đói.
Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam còn rất cao đang là một thách thức lớn đối với sự
phát triển và trở thành mối quan tâm chung, vấn đề cấp bách phải giải quyết
của toàn xã hội. Do đó giải quyết vấn đề giảm nghèo tạo tiền đề cho phát triển
kinh tế xã hội, chuyển nước ta từ một nước nghèo trở thành một nước giàu có,
văn minh.
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà
nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp

phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành
thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; đồng thời thể hiện quyết
tâm trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt
Nam đã cam kết.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

Mỹ Hào là huyện nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên. Diện tích tự nhiên
của huyện là 7.910,96 ha, dân số toàn huyện hết năm 2014 là 100.023 người.
Toàn huyện có 12 xã, và 1 thị trấn. Mỹ Hào có trên 13Km trên quốc lộ 5 và
nằm sát tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội với các Thành phố Hải Dương,
Hải phòng đồng thời có thể đi liên hệ với các tỉnh thành phố trong cả nước
thuận tiện bằng tuyến đường quốc lộ 39, trục đường 196, đường 198 . vì vậy
rất thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, trong 4 năm
qua, huyện Mỹ Hào đã thực hiện tốt việc lồng ghép chương trình giảm nghèo
với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, hướng vào mục tiêu giảm
nghèo nên đã giảm được 934 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 6,0%
(tháng 12/2011) giảm xuống còn 2,7% (tháng 12/2014), hoàn thành mục tiêu
chương trình đề ra.Việc điều tra, xác định chính xác số hộ nghèo là một việc
làm hết sức quan trọng để nhằm mục đích hoạch định chính sách, xây dựng
các nguồn lực hỗ trợ đối với hộ nghèo đảm bảo đúng đối tượng, hiệu quả,
không lãng phí nguồn lực của nhà nước, đây cũng chính là việc thực hiện mục
tiêu của Đảng ta đề ra "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn
minh". Xuất phát từ thực tế như vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: "Kiểm
soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại
huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên" làm luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung


Trên cơ sở đánh giá thực trạng kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo
trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện Mỹ Hào làm cơ sở để đề xuất
một số giải pháp, nhằm hoàn thiện kiểm soát xác định hộ nghèo trong việc
thực hiện chế độ chính sách tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát xác định đối tượng hộ
nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
- Đánh giá thực trạng kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc
thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện Mỹ Hào.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc kiểm soát xác định đối
tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện Mỹ Hào
trong những năm tiếp theo.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nội dung kiểm soát xác định đối
tượng nghèo, thông qua các đối tượng sau:
Cơ chế chính sách, cách thức, quy trình và một số kinh nghiệm thực tế
trong trong kiểm soát xác định đối tượng nghèo.
Thực trạng công tác kiểm soát quy trình xác định đối tượng nghèo trên
địa bàn huyện Mỹ Hào.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu cơ chế chính sách, quy trình, cách thức xác
định đối tượng nghèo, kinh nghiệm kiểm soát quy trình xác định đối tượng
nghèo và thực trạng công tác kiểm soát xác định đối tượng nghèo trên địa bàn
huyện Mỹ Hào trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác
kiểm soát xác định đối tượng nghèo trên địa bàn huyện Mỹ Hào.
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Mỹ Hào

- Về thời gian:
+ Phạm vi về thời gian của số liệu: Đề tài tiến hành nghiên cứu từ năm
2011 đến năm 2014 Do đó các thông tin, số liệu phản ánh trong đề tài tập trung
chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2014 và đề xuất giải pháp
đến năm 2015.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

+ Phạm vi thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện từ tháng 3 năm
2014 đến tháng 5 năm 2015.
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Trong quá trình xác định hộ nghèo có hộ nào nghèo thật sự nhưng bị
bỏ sót và những có những hộ nào có tên trong danh sách hộ nghèo để hưởng
chính sách nhưng lại không đáp ứng các tiêu chuẩn về hộ nghèo?
- Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng "bỏ sót" và "dư thừa" trong
quá trình xác định hộ nghèo?
- Cần những giải pháp nào để cải thiện việc xác định hộ nghèo chính
xác, phản ánh đúng với tình hình phát triển kinh tế của địa phương, giúp
chính sách hỗ trợ hộ nghèo thực sự phát huy hiệu quả?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận việc kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo
Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó
không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn
tại ngày tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tùy thuộc vào
điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc
gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau. Nhìn

chung mỗi quốc gia đều sử dụng một khái niệm, cách thức để xác định mức
độ nghèo đói và đưa các chỉ số nghèo đói để xác định giới hạn nghèo đói.
Giới hạn nghèo đói của các quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối
thiểu để người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia
đình có thể mua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc,
ở và các nhu cầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành.
2.1.1. Các khái niệm về nghèo đói
* Quan niệm trước đây
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng
với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các
nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi thùy theo địa phương và theo thời
gian. Tổ chức y tế thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một
người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình
quân trên đầu người hàng năm.
Trước đây người ta thường đánh đồng nghèo đói với mức thu nhập
thấp. Coi thu nhập là tiêu chí chủ yếu để đánh giá sự nghèo đói của con
người: Quan niệm này có ưu điểm là thuận lợi trong việc xác định số người
nghèo dựa theo chuẩn nghèo, ngưỡng nghèo. Nhưng thực tế đã chứng minh
việc xác định đói nghèo theo thu nhập chỉ đo được một phần của cuộc sống.
Thu nhập không phản ánh hết được các khía cạnh của đói nghèo, nó không
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

cho chúng ta biết được mức khốn khổ và cơ cực của những người nghèo. Do
đó, quan niệm này còn rất nhiều hạn chế.
• Quan niệm hiện nay
Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, quan điểm đói nghèo
đã được hiểu rộng hơn, sâu hơn và cũng có thể được hiểu theo các cách tiếp
cận khác nhau:
Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát

triển, Robert McNamara, khi còn là giám đốc của Ngân hàng thế giới, đã đưa
ra khái niệm nghèo tuyệt đối. Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như
sau: “ Nghèo ở mức tuyệt đối …là sống ở rang giới ngoài cùng của tồn tại.
Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong
các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức
tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta”.
- Tại Hội nghị bàn về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng
Cốc - Thái Lan đã đưa ra khái niệm về định nghĩa đói nghèo như sau: “
Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu
cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận thùy
theo trình độ phát triển kinh tế xã hội phong tục tập quán của địa phương.”
- Nhà Kinh tế học Mỹ Galbraith cũng quan niệm: “ Con người bị coi là
nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù thích đáng để họ có thể tồn tại,
rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập cộng đồng. Khi đó họ không thể có những
gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách
đúng mực.”
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 đưa định nghĩa về nghèo: “ Người nghèo
là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới một đô la mỗi ngày cho mỗi
người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm cần thiết để tồn tại.”
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

-Còn nhóm nghiên cứu của UNDP, UNFPA, UNICEF trong công trình
“ Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam-1995” đã đưa ra định nghĩa: “ Nghèo là
tình trạng thiếu khả năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia, nhất là
tham gia vào lĩnh vực kinh tế.”
- Quan niệm này mang tính kinh điển hơn, triết lý hơn của một chuyên
gia hàng đầu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) – ông Abapia Sen, người

được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1998; ông nói “ Nghèo là sự thiếu cơ
hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng”. Ông còn cho
rằng, xét cho cùng, sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người
nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt giữa họ chính là cơ hội lựa
chọn của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giàu có cơ hội lựa
chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn.
- Ngân hàng thế giới đưa ra quan điểm
Nghèo là một khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật
chất, nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các
vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, khả năng
dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền.
Đây là một khái niệm khá đầy đủ, bởi với quan niệm này người ta
không chỉ quan tâm đến yếu tố “ túng thiếu về vật chất mà còn quan tâm đến
một vấn đề rất quan trọng đối với mỗi con người, đó là việc “ không có quyền
phát ngôn và không có quyền lực”; bởi vì người nghèo là một trong những
người được xếp vào nhóm người “ Yếu thế”, cho nên họ ít có cơ hội tham gia
vào các hoạt động của cộng đồng, không có quyền quyết định
Theo Nguyễn Thị Hoa (2010), chính sách xoá đói giảm nghèo có thể
được hiểu đó là những quyết định, qui định của Nhà nước được cụ thể hoá
trong các chương trình, dự án cùng với nguồn lực, các thể thức, quy trình hay
cơ chế thực hiện nhằm tác động vào các đối tượng cụ thể như người nghèo, hộ
nghèo hay xã nghèo với mục đích cuối cùng là xoá đói giảm nghèo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

Theo Đỗ Kim Chung (2010), hỗ trợ giảm nghèo là quá trình sử dụng cơ
chế chính sách, nguồn lực của Chính phủ, của các tổ chức kinh tế - xã hội
trong và ngoài nước để hỗ trợ cho quá trình xoá đói giảm nghèo thông qua thực
hiện các cơ chế chính sách, các giải pháp đầu tư công để tăng cường năng lực vật
chất và nhân lực tạo điều kiện cho người nghèo và vùng nghèo có cơ hội phát

triển nhanh và bền vững, giải quyết các vấn đề nghèo đói có tính vùng, từng
nhóm mục tiêu và xây dựng tính bền vững và tự lập cho cộng đồng.
Theo Trần Chí Thiện (2006), hộ nghèo là những hộ gia đình có hoàn
cảnh sống khó khăn và thiếu thốn về điều kiện vật chất. Họ không được thoả
mãn những nhu cầu tối thiểu của con người để duy trì cuộc sống như cơm ăn
chưa no, áo không đủ mặc, nhà cửa không che được mưa nắng.
Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được
hưởng và thỏa mạn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu
này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục
tập quán của địa phương.
+ Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức
trung bình của cộng đồng.
+ Theo khía cạnh kinh tế: Nghèo là do sự thiếu lựa chọn dẫn đến cùng
cực và thiếu năng lực tham gia vào đời sống kinh tế xã hội của quốc gia, chủ
yếu là trong lĩnh vực kinh tế.
+ Theo khía cạnh khác: Nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế
xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực,
một vùng.
- Năm 1998 UNDP công bố một bản báo cáo nhan đề "Khắc phục sự
nghèo khổ của con người" đã đưa ra những định nghĩa về nghèo:
+ Sự nghèo khổ của con người: Thiếu những quyền cơ bản của con
người như biết đọc, biết viết, được tham gia vào các quyết định cộng đồng và
được nuôi dưỡng tạm đủ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

+ Sự nghèo khổ tiền tệ: Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng
chi tối thiểu.
+ Sự nghèo khổ cực độ: nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả

năng thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu.
+ Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác
định như sự không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu lương thực và phí
lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở
nước này hoặc nước khác.
* Quan niệm của Việt Nam
Đối với Việt Nam, trước năm 1990 vấn đề nghèo đói ít được quan tâm,
nó chỉ được đặc biệt chú ý từ sau năm 1990, tức là từ sau 3 năm chuyển từ
nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, vấn
đề phân hóa giàu nghèo xuất hiện và diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó, vấn
đề nghèo đói đang là vấn đề bức xúc trên phạm vi toàn cầu, nhất là ở các nước
chậm và đang phát triển như khu vực châu phi, châu Á.
Nhìn chung Việt Nam vẫn là nước nghèo, và mới đây mới bước đầu lọt
vào tốp có thu nhập trung bình, thu nhập bình quân đầu người thấp, đầu
những năm 1990 thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 200USD
người/ năm, đến đầu năm 1997 mới đạt 320USD/người/năm, năm 2007 cũng
chỉ đạt 640USD/người/năm, năm 2008 mới đạt 740USD và cho đến năm
2010 thu nhập bình quân đầu người của nước ta vào khoảng 1.168 USD
/người/năm. Vì vậy qua nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu, các nhà nghiên cứu
và quản lý ở các bộ, ngành đã đi đến thống nhất là cần có khái niệm, chuẩn
mực riêng cho nghèo đói ở Việt Nam.
Ở nước ta căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân
dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau:
- Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thỏa
mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống
thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

Một cách hiểu khác: nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới

ngưỡng quy định của sự nghèo, nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc
điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát
triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia.
Nghèo được chia thành các mức khác nhau: Nghèo tuyệt đối, nghèo
tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu:
- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo
không có khả năng thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như ăn, ở, mặc,
đi lại…
- Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có
mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét.
- Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có
những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một
số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.
Ở Việt Nam tách riêng đói và nghèo thành 2 khái niệm riêng biệt:
- Khái niệm về hộ đói: Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức tối thiểu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay
nói cách khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường
xuyên phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ.
- Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình
chỉ thỏa mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp
hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Ngoài ra còn có khái niệm xã nghèo, vùng nghèo.
Qua các định nghĩa trên, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèo
đói: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện
về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham
gia vào các quyết định của cộng đồng”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

Qua các cách tiếp cận trên đã giúp chúng ta nâng cao sự hiểu biết về

các nguyên nhân gây ra nghèo đói nhằm có những phương hướng cách thức
hành động đúng đắn để tấn công đẩy lùi nghèo đói, làm cho chất lượng cuộc
sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn.
2.1.2. Các khía cạnh khác của đói nghèo
- Về thu nhập:
Đa số những người nghèo có cuộc sống rất khó khăn, cực khổ. Họ có
mức thu nhập thấp. Điều này do tính chất công việc của họ đem lại. Người
nghèo thường làm những công việc đơn giản, lao động chân tay nhiều, công
việc cực nhọc nhưng thu nhập chẳng được là bao. Hơn thế nữa, những công
việc này lại thường bấp bênh, không ổn định, nhiều công việc phụ thuộc vào
thời vụ và có tính rủi ro cao do liên quan nhiều đến thời tiết (chẳng hạn như
mưa, nắng, lũ lụt, hạn hán, động đất…). Các nghề thuộc về nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp là những ví dụ cho vấn đề này. Do thu nhập thấp nên việc
chi tiêu cho cuộc sống của những người nghèo là rất hạn chế. Hầu hết các nhu
cầu cơ bản, tối thiểu của con người như cái ăn, cái mặc, chỗ ở chỉ được đáp
ứng với mức độ rất thấp, thậm chí còn không đủ. Nhiều người rơi vào cảnh
thiếu ăn liên miên: chưa nói đến vấn đề đủ dinh dưỡng, riêng việc đáp ứng
lượng Kcalo cần thiết, tối thiểu cho con người để có thể duy trì hoạt động
sống bình thường họ cũng chưa đáp ứng được hoặc đáp ứng một cách khó
khăn. Điều này kéo theo hàng loạt các vấn đề khác như làm giảm sức khỏe
của người nghèo, do đó giảm năng suất lao động, từ đó giảm thu nhập… cứ
như thế, nó đã tạo nên vòng luẩn quẩn mà người nghèo rất khó thoát ra được.
Thu nhập thấp đã tạo nên tình trạng thiếu tài sản ở những người nghèo.
Tài sản ở đây có thể là tài sản vật chất, tài sản con người, tài sản tự nhiên, tài
sản chính, tài sản xã hội. Tài sản con người thể hiện ở khả năng có được sức
lao động cơ bản, kỹ năng và sức khỏe tốt. Như đã trình bày ở trên, do thu
nhập thấp nên người nghèo không thể đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12


lương thực thực phẩm. Ăn uống cực kỳ thiếu thốn cộng với lao động nặng nề
đã làm giảm sức khỏe của người nghèo do đó cũng không đảm bảo được các
kỹ năng cũng như sức lao động cơ bản. Tài sản tự nhiên như đất đai, thiếu tài
sản tự nhiên có nghĩa là thiếu, không có hoặc có nhưng đất đai quá cằn cỗi,
không thể canh tác được. Tài sản vật chất ở đây như nhà ở, phương tiện sản
xuất người nghèo có rất ít hoặc hầu như không có các phương tiện sản xuất.
Điều này đã hạn chế khả năng lao động của họ, làm họ khó khăn hơn nhiều so
với những người có đủ phương tiện sản xuất nó cũng làm giảm thu nhập của
họ. Còn về nhà ở, đại đa số người nghèo sống trong những căn nhà tạm bợ,
dột nát, chật chội. Nhiều căn nhà không đủ đảm bảo an toàn, không bảo đảm
sức khỏe cho những người sống trong đó. Do không có những tài sản giá trị
để bảo đảm nên người nghèo cũng có rất ít khả năng tiếp cận với các tổ chức
cho vay vốn, do thu nhập thấp nên người nghèo cũng không có khả năng tiết
kiệm nhiều. Đó chính là thiếu hụt tài sản tài chính. Còn tài sản xã hội, như các
mối quan hệ và trách nhiệm đối với nhau để khi cần có thể nhờ cậy và ảnh
hưởng chính trị đối với các nguồn lực, đối với người nghèo điều này cũng rất
hạn chế, do thu nhập thấp, lúc nào cũng phải lo chạy ăn đủ bữa nên người
nghèo không quan tâm hoặc không có khả năng tham gia nhiều vào các mối
quan hệ xã hội. Một điều cản trở nữa là hầu hết khi tham gia nhiều vào các
nhóm, tổ chức nào đó cũng đều phải đóng một khoản phí nhất định, người
nghèo lo ăn còn chưa đủ, nói gì đến việc bỏ tiền tham gia nhóm, hội nào đó.
Điều này đã làm cho người nghèo dần bị cô lập và do đó khó nhận được sự
giúp đỡ từ các nhóm, hội khi gặp khó khăn.
- Y tế - Giáo dục
Những người nghèo có nguy cơ mắc phải các bệnh thông thường cao
như ốm đau, các bệnh về đường giao tiếp, tình trạng sức khỏe không được tốt
do ăn uống không đảm bảo, lao động cực nhọc. Người nghèo thường sống ở
những vùng có điều kiện vệ sinh, y tế thấp, còn nhiều hạn chế, chẳng hạn họ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13


không được sử dụng nguồn nước sạch, không có công trình hợp vệ sinh, điều
này cũng làm giảm đáng kể sức khỏe của họ. Nó đã dẫn đến tình trạng tỷ lệ
chết của trẻ sơ sinh trong nhóm hộ nghèo, số trẻ bị suy dinh dưỡng và số bà
mẹ mang thai thiếu máu rất cao. Có điều này là do người nghèo có thu nhập
thấp, không đủ trả khoản tiền viện phí lớn cũng như các chi phí thuốc men
khác, thêm vào đó có thể do đối xử bất bình đẳng trong xã hội, người nghèo
không được quan tâm chữa trị bằng người giàu nên tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ
y tế của người nghèo là rất thấp. Bên cạnh đó, do nhận thức của người nghèo,
họ thường không quan tâm lắm bệnh tật của mình, khi bị bệnh họ thường cố
tự chạy chữa bằng mọi biện pháp rẻ tiền, chỉ đến khi bệnh trở lên trầm trọng
họ mới vào viện vì vậy việc điều trị đem lại hiệu quả không cao mà còn tốn
thêm nhiều khoản tiền không đáng có.
Tình trạng giáo dục đối với người nghèo cũng là vấn đề đáng thất vọng.
Hầu hết những người nghèo không đủ điều kiện học đến nơi đến chốn. Tỷ lệ
thất học, mù chữ ở hộ nghèo đói cao. Có tình trạng như vậy là do các gia đình
này không thể trang trải được các chi phí về học tập của con cái họ như tiền
học phí, tiền sách vở… đi học, họ sẽ mất đi một lao động trong gia đình.
Những người nghèo cũng đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của học thức
với nghèo đói nhưng vấn đề học phí của con em họ quả là vấn đề quá khó
khăn với tình hình tài chính của gia đình. Một phụ nữ đã nói: “Các con tôi đã
sẵn sàng tới trường vào tháng 9, nhưng tôi không biết làm thế nào để có thể
cho cả ba đứa tới trường. Ở một số nước, trẻ em phải thôi học bởi lỡ hạn nộp
học phí đến đúng vào lúc mà gia đình không có khả năng thanh toán nhất”.
Tóm lại, y tế - giáo dục là vấn đề được nhiều người nghèo quan tâm, họ
cũng đã hiểu rõ tầm quan trọng của các yếu tố này tới bản thân họ cũng như
tương lai của họ và gia đình nhưng do thu nhập thấp, không đủ trang trải, học
phí, viện phí, họ đành phải để con cái thôi học, người bệnh không được khám
và chữa chạy đúng mức, kịp thời, hầu hết các người nghèo không được tiếp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14

cận với các dịch vụ y tế. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe của họ,
giảm sức khỏe cũng như hạn chế cơ hội phát triển của các thế hệ sau.
- Không có tiếng nói và quyền lực
Những người nghèo thường bị đối xử không công bằng, bị gạt ra ngoài
lề xã hội do vậy họ thường không có tiếng nói quyết định trong các công việc
chung của cộng đồng cũng như các công việc liên quan đến chính bản thân
họ. Trong cuộc sống những người nghèo chịu nhiều bất công do sự phân biệt
đối xử, chịu sự thô bạo, nhục mạ, họ bị tước đi những quyền mà những người
bình thường khác nghiễm nhiên được hưởng. Người nghèo luôn cảm thấy bị
sống phụ thuộc, luôn nơm nớp lo sợ mọi thứ, trở lên tự ti, không kiểm soát
được cuộc sống của mình. Đó chính là kết quả mà nguyên nhân không có
tiếng nói quyền lực đem lại. Không có tiếng nói và quyền lực còn thể hiện ở
chỗ những người phụ nữ bị đối xử bất bình đẳng trong chính gia đình của họ.
Người phụ nữ không có quyền quyết định việc gì và phải phụ thuộc hoàn toàn
vào người chồng của họ.
- Nguy cơ dễ bị tổn thương
Ở những người nghèo, nguy cơ dễ bị tổn thương là nhân tố luôn đi kèm
với sự khốn cùng về vật chất và con người. Vậy nguy cơ dễ bị tổn thương là
gì? Nó chính là nguy cơ mà người nghèo phải đối mặt với nhiều loại rủi ro
như bị ngược đãi, đánh đập, thiên tai, bị thôi việc, phải nghỉ học…. Nói cách
khác, những rủi ro mà người nghèo phải đối mặt do tình trạng nghèo hèn của
họ chính là nguyên nhân khiến họ rất dễ bị tổn thương. Những người nghèo
do tài sản ít, thu nhập thấp, họ chỉ có thể trang trải hạn chế, tối thiểu các nhu
cầu thiết yếu nhất của cuộc sống. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra họ rất dễ bị tổn
thương và rất khó vượt qua được các cú sốc có hại, những cú sốc mang tính
tạm thời mà những người có nhiều tài sản hơn dễ dàng vượt qua được. Do thu
nhập thấp, người nghèo có rất ít khả năng tiếp cận với các cơ hội tăng trưởng
kinh tế, vì thế họ thường phải bỏ thêm các chi phí không đáng có hoặc giảm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

thu nhập. Ở các hộ nghèo, khi có rủi ro xảy ra như mất cắp hay có người bị
ốm đau thì họ dễ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, làm đảo lộn cuộc sống
của cả gia đình mà một thời gian lâu sau mới có thể phục hồi được. Cũng có
khi việc khắc phục những rủi ro trong ngắn hạn có thể làm trầm trọng thêm sự
khốn cùng của họ trong dài hạn. Chẳng hạn, ví dụ trên, do thiếu tài sản nên để
chạy chữa cho một người bị ốm, gia đình đã buộc phải quyết định cho một
đứa con nghỉ học hay họ phải bán trâu, bò, ngựa… những phương tiện lao
động cần thiết của gia đình. Cũng có thể người bệnh thì không khỏi được còn
gia đình từ gia cảnh khá giả rơi vào cảnh khốn cùng. Như vậy, nếu có thêm
một vài sự kiện nghiêm trọng nữa xảy ra thì sự suy sụp đến cùng kiệt là điều
khó tránh khỏi với người nghèo.
Nguy cơ dễ bị tổn thương đã tạo nên một tâm lý chung của người
nghèo là sợ phải đối mặt với rủi ro, vì vậy họ luôn né tránh với những vấn đề mang
tính rủi ro cao, kể cả khi điều đó có thể đem lại nhiều lợi ích cho họ nếu thành công
(ví dụ đầu tư vào giống lúa mới, áp dụng phương thức sản xuất mới…) chính điều
này đã làm họ sống tách biệt với xã hội bị cô lập dần với guồng quay của thị trường
và do vậy cuộc sống của hộ càng trở nên bần cùng hơn.
2.1.3 Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo
Thực hiện chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tổ chức tổng điều tra hộ nghèo trên toàn quốc phục vụ cho
việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2011-2015; Huyện Mỹ
Hào đã chỉ đạo tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện theo
chuẩn quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ
tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áo dụng giai
đoạn 2011-2015. Tổng số hộ nghèo:1160 hộ, tổng số người nghèo 4321
người, tổng số hộ cận nghèo 948 hộ, tổng số người cận nghèo 2.889 người.
Căn cứ kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo, Ủy ban nhân dân

huyện Mỹ Hào đã ban hành kế hoạch số 2790 phê duyệt chương trình giảm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16

nghèo huyện Mỹ Hào giai đoạn 2011-2015, Mỗi năm đều có kế hoạch giảm
nghèo. Theo đó Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn dựa trên chức năng, nhiệm
vụ của mình triển khai thực hiện các chính sách, tập trung vào các giải pháp
hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập để giảm
nghèo theo mục tiêu đề ra.
Theo các văn bản pháp quy hiện hành, hiện nay trên địa bàn huyện Mỹ
Hào đang thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo như sau:
- Hỗ trợ về giáo dục( theo quy định…)
- Hỗ trợ về y tế
- Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi
- Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo
- Trợ giúp bảo trợ xã hội
- Miễn thuế nông nghiệp và lao động công ích
- Hỗ trợ dạy nghề miễn phí, thực hiện ưu đãi trong xuất khẩu lao động
- Các trợ giúp đột xuất khác
Như vậy, có thể thấy việc hỗ trợ người nghèo được thực hiện thông qua
ba nhóm chính sách hỗ trợ, bào gồm:
i) Nhóm các chính sách tạo điều kiện cho người nghèo phát triển kinh
tế xã hội, gồm: Tín dụng ưu đãi; hỗ trợ dạy nghề tạo việc làm phù hợp;
Khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư hướng về người nghèo; nhân rộng
mô hình giảm nghèo;
ii) Nhóm các chính sách xã hội hỗ trợ người nghèo, gồm: Chính sách hỗ trợ
y tế; Giáo dục; hỗ trợ về nhà ở; hỗ trợ về bảo trợ xã hội; trợ giúp pháp lý;
iii) Nhóm chính sách hỗ trợ chung: Tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở
theo tiêu chí nông thôn mới;
Thực hiện sự chỉ đạo của chính phủ trong công tác xóa đói giảm nghèo,

trong những năm qua huyện Mỹ Hào thực hiện đầy đủ các chính sách về công
tác xóa đói giảm nghèo do các cấp có thẩm quyền quy định, tập trung phát
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 17

triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo bền vững, kết quả các chương trình hỗ
trợ cho người nghèo trên địa bàn huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012-2014 cụ thể
như sau:
2.1.4. Cơ sở xác định chuẩn nghèo
Phương pháp chung nhất mà các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế
xác định hộ nghèo là dựa vào nhu cầu chi tiêu để bảo đảm các nhu cầu cơ bản
của con người, trước hết người ta tính mức chi tiêu cho nhu cầu lương thực
thực phẩm ( đường nghèo lương thực thực phẩm) để bình quân hằng ngày một
người có được 2.100Kcal, thông thường chi cho lương thực thực phẩm chiếm
60-65% tổng chi tiêu, tiếp đến người ta tính mức chi tiêu cho các nhu cầu phi
lương thực, thực phẩm nhu cầu này chiếm khoảng 35-40% tổng chi tiêu, lưu ý
kinh tế càng phát triển thì tỷ trọng chi cho nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày
một giảm mà chi cho nhu cầu phi lương thực, thực phẩm ngày một tăng. Tổng
chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm được gọi là
đường nghèo hay chuẩn nghèo (đường nghèo chung). Để cho việc tiện điều tra
khảo sát, tính toán đánh giá người ta chuyển từ nhu cầu chi tiêu sang mức thu
nhập. Những người có thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo được xếp vào nhóm
người nghèo, còn những ai có thu nhập thấp hơn mức chi tiêu cho lương thực,
thực phẩm (đường nghèo lương thực, thực phẩm) thì được xếp vào nghèo về
lương thực, thực phẩm. Một điều đáng lưu ý là khi xác định người nghèo phải
gắn chặt với thu nhập bình quân của hộ gia đình, tuy vậy tỷ lệ hộ nghèo không
đồng nghĩa với tỷ lệ người nghèo. Thông thường trong một quốc gia thì tỷ lệ
người nghèo bao giờ cũng cao hơn tỷ lệ hộ nghèo, vì quy mô hộ gia đình của
nhóm nghèo cao hơn nhóm không nghèo.
Cụ thể ở nước ta tiếp cận chuẩn nghèo đói theo phương pháp sau:

- Trước hết căn cứ vào nhu cầu tối thiểu, nhu cầu này được lượng hoá
bằng mức chi tiêu về lương thực, thực phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống với
nhiệt lượng tiêu dùng từ 2100- 2300 kcal/người/ngày.

×