Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Công ty TNHH Công nghệ Muto Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đã trở thành vấn đề tất yếu đối với nền
kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Những năm
gần đây, Việt Nam đã liên tục mở cửa thị trường, duy trì một môi trường
chính trị ổn định và xây dựng một hành lang pháp lý bao gồm các ưu đãi về
thuế, đất đai, chi phí dịch vụ…để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hiện tại
Nhật Bản là quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI lớn nhất tại Việt
Nam với tổng số vốn lên đến 35,4 tỷ USD.
Công ty TNHH Công nghệ Muto Hà Nội cũng là một doanh nghiệp với
100% vốn đầu tư của Nhật Bản hoạt động khá lâu tại Việt Nam. Là doanh
nghiệp chế xuất nên toàn bộ hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng chính là hoạt
động xuất khẩu và nó là yếu tố quyết định sự sống còn của công ty. Vì vậy
việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp đúng đắn cho vấn đề mở rộng thì trường
xuất khẩu hàng hóa của công ty cũng chính là việc làm tăng khả năng tiêu thụ
sản phẩm và góp phần thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề này, trong quá trình thực tập tại công ty
TNHH Công nghệ Muto Hà Nội, em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải
pháp mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Công ty TNHH Công
nghệ Muto Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình xuất
khẩu hàng hóa của công ty trong những năm gần đây và đề ra phương hướng,
giải pháp tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng them khu vực xuất khẩu, nhằm
đạt mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của công ty trong những
năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng tình hình xuất khẩu và
phương hướng mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH Công nghệ
Muto Hà Nội.


Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài có sử dụng phương pháp thu thập số liệu thông qua báo cáo
tài chính của công ty, phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá các số
liệu đó trong quá trình thực tập tại công ty.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Công nghệ Muto Hà Nội
Chương 2: Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu
hàng hóa của Công ty TNHH Công nghệ Muto Hà Nội
Chương 3: Định hướng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu
hàng hóa của Công ty TNHH Công nghệ Muto Hà Nội
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ
MUTO HÀ NỘI
1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ Muto Hà Nội được thành lập
vào năm 2006.
Tên giao dịch bằng tiếng anh: MUTO TECHNOLOGY HA NOI CO.,
LTD.
Tên viết tắt: MTH
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.
Địa chỉ trụ sở chính: Lô 37, khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà
Nội.
Công ty là Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Nhật Bản được Ban quản
lý các khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư căn
cứ vào:
- Căn cứ Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và
nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;
- Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2005;
- Căn cứ vào nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 08 năm 2006
về đăng ký kinh doanh;
- Căn cứ vào luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày
14 tháng 06 năm 2005
Với vốn điều lệ: 96.000.000.000 VNĐ tương đương 6.000.000 USD.
Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án là 240.000.000.000 VNĐ tương đương
15.000.000 USD trong đó vốn góp thực hiện dự án là 96.000.000.000 VNĐ
tương đương 6.000.000 USD do hai nhà đầu tư góp vốn là:
CÔNG TY MUTO SEIKO CO, : 3.000.000 USD
CÔNG TY MUTO SINGAPORE PTE.LTD: 3.000.000 USD
Đến nay, sau hơn 8 năm hình thành và phát triển Công ty TNHH Công
nghệ Muto Hà Nội đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc tăng
nguồn vốn đầu tư lên đáng kể, cụ thể:
Vốn đầu tư thực hiện dự án: 360.000.000.000 VNĐ tương đương
20.000.000 USD.
Vốn góp: 270.000.000.000 VNĐ tương đương 15.000.000 USD.
Vốn vay: 90.000.000.000 VNĐ tương đương 5.000.000 USD.
Số lượng cán bộ công nhân viên từ 300 người đến nay đã lên đến hơn
1500 người, ban đầu chỉ có 1 xưởng sản xuất thì tới nay đã có 3 xưởng phục
vụ việc sản xuất kinh doanh. Trang thiết bị và máy móc kỹ thuật hiện đại, từ
chỗ chỉ có 5 máy ép thì tới nay công ty đã có hơn 30 máy ép nhựa các loại.
Doanh nghiệp liên tục nhận được bằng khen là Doanh nghiệp tiên tiến, xuất
sắc do Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất trao tặng.
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
1.2.1. Sơ đồ Tổ chức của Công ty

Tổng giám đốc:

Là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty và báo cáo với hội đồng thành viên.
Tổng giám đốc: Ông Matsubara Fumiharu
Các giám đốc: Ông Nguyễn Đức Bảo và Ông Diệp Văn Tài
Là người hỗ trợ cho Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng
giám đốc.
Trưởng bộ phận khuôn: Ông Phạm Biên Cương
Quản lý bộ phận khuôn đúc sản phẩm( Thiết kế, chế tạo, sản xuất khuôn
mẫu cơ khí) và chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc quản lý sản xuất.
Trưởng bộ phận Ép: Ông Nguyễn Thành Trung
Quản lý bộ phận ép( các công việc có liên quan đến ép sản phẩm, chi tiết
nhựa cho máy in, máy fax) và chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc quản
lý sản xuất.
Trưởng bộ phận Xuất nhập khẩu: Bà Nguyễn Thị Hiền
Quản lý bộ phận xuất nhập khẩu hàng hóa và chịu trách nhiệm trực tiếp
trước Giám đốc quản lý sản xuất.
TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC QUẢN LÝ SẢN XUẤT GIÁM ĐỐC HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ
TRƯỞNG BP
KHUÔN
TRƯỞNG
BP ÉP
TRƯỞNG
BP XNK
TRƯỞNG BP
NHÂN SỰ
TRƯỞNG BP
KẾ TOÁN
BP

KHUÔN
BP ÉP BP XNK BP NHÂN
SỰ
BP KẾ TOÁN
Trưởng bộ phận hành chính: Bà Vũ Mai Hoa
Quản lý bộ phận hành chính nhân sự chịu trách nhiệm trước Giám đốc
hành chính nhân sự.
Trưởng bộ phận kế toán: Bà Lê Thị Hoa
Quản lý bộ phận kế toán chịu trách nhiệm trước Giám đốc hành chính
nhân sự.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Bộ phận khuôn:
Thiết kế, chế tạo và sản xuất các khuôn mẫu cơ khí chính xác cho các
sản phẩm nhựa theo đơn đặt hàng của khách hàng và theo nhu cầu sản xuất
của công ty.
Bộ phận ép:
Là bộ phận trực tiếp ép ra linh kiện, chi tiết nhựa thành phẩm cuối cùng
để đem xuất bán theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Bộ phận xuất nhập khẩu:
Là bộ phận trực tiếp liên hệ với khách hàng, gửi báo giá, tiếp nhận đơn
hàng, làm toàn bộ thủ tục liên quan đến xuất nhập hàng hóa, thanh toán, khiếu
nại của khách hàng.
Bộ phận hành chính nhân sự:
Là bộ phận chuyên trách các công việc liên quan đến tuyển dụng nhân
sự, quản lý lao động, tính lương. Đề xuất mua sắm phương tiện làm việc và
nhu cầu sinh hoạt, sửa chữa nhà xưởng nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, lưu trữ hồ sơ, làm công tác tổ chức đời sống chế độ lao động theo
luật định cho cán bộ nhân viên trong công ty.
Bộ phận kế toán:
Thực hiện các công việc chuyên trách của bộ phận: Tổng hợp chi tiết các

nghiệp vụ phát sinh và lập báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích hoạt động
kinh tế và kiểm tra công tác kế toán của công ty.
1.3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
1.3.1. Lĩnh vực hoạt động
- Sản xuất và kinh doanh các loại khuôn mẫu cơ khí chính xác;
- Sản xuất, in, sơn và kinh doanh các chi tiết nhựa cho máy in, máy fax;
- Thiết kế và chế tạo khuôn đúc.
1.3.2. Đặc điểm thị trường hoạt động
1.3.2.1.Đối tượng khách hàng:
Do đặc thù sản phẩm của công ty là các chi tiết, linh kiện nhựa, các
khuôn đúc cơ khí chế tạo để lắp ráp cho máy in, máy fax, máy ảnh và các sản
phẩm hàng điện tử nên đối tượng khách hàng của công ty chính là các Doanh
nghiệp kinh doanh sản xuất các mặt hàng này.
Hiện nay khách hàng chủ yếu của công ty TNHH Công nghệ Muto Hà
Nội là những Doanh nghiệp chế xuất, và các Doanh nghiệp nước ngoài có uy
tín và hoạt động lâu năm trên thị trường về lĩnh vực thiết bị điện tử.
1.3.2.2.Thị trường xuất hàng( về mặt địa lý)
Công ty có hai hướng xuất khẩu hàng chủ yếu là xuất nội địa cho các
Doanh nghiệp chế xuất( chủ yếu các tỉnh phía Bắc) và xuất ra nước
ngoài( khu vực Châu Á và Đông Nam Á) trong đó chủ yếu vẫn là thị trường
Nhật Bản.
1.3.3. Đối tác chính của công ty
1.3.3.1.Khách hàng
a. Khách hàng trong nước
- Công ty TNHH Canon Việt Nam
Địa chỉ: Lô A1, KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội.
- Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam
Địa chỉ: KCN Phúc Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương.
- Công ty TNHH Valqua Việt Nam
Đại chỉ: KCN Tân Trường, Cẩm Giàng, Hải Dương

b. Khách hàng nước ngoài
- Canon Hi-Tech( Thailand) Ltd
- Canon Business Machines ( Singapore) INC
- Canon Components, INC (Japan)
1.3.3.2.Nhà cung cấp
- Inabata Singapore PTE LTD
- Itochu plastics INC Hong kong
- Toyota Việt Nam
- Dainichi Color Viet Nam Co., Ltd
- Nagase Viet Nam Co., Ltd
1.4. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Bảng 1.1. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Công nghệ
Muto Hà Nội giai đoạn từ 2011 – 2013
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tổng doanh thu 21.425.115 27.896.251 30.668.712
Tổng chi phí 15.674.325 19.125.338 21.015.889
Lợi nhuận trước thuế 5.750.790 8.770.913 9.652.823
Thuế TNDN 1.150.158 1.754.182,6 1.930.564,6
Lợi nhuận sau thuế 4.600.632 7.016.730,
4
7.722.258,4
Qua bảng 1.1. ta thấy qua các năm từ 2011 đến 2013 công ty hoạt động
rất tốt. Lợi nhuận sau thuế tăng dần qua các năm cụ thể như sau: năm 2012
đạt 7.016.730,4 USD tăng 52,51% so với năm 2011, năm 2013 đạt
7.722.258,4 USD tăng 10,06%.
Có thể thấy năm 2012 là năm mà công ty hoạt động sản xuất kinh doanh
rất tốt, lợi nhuân sau thuế tăng trên 50%, đạt được kết quả trên là do năm
2012 công ty đã mở rộng thị trường, có nhiều đối tác làm ăn lớn, tuy chi phí
của năm 2012 tăng lên 22,02% so với năm 2011 do công ty đầu từ xây dựng

nhà xưởng và máy móc thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
nhưng bù lại lợi nhuận thu được vẫn rất cao so với năm 2011. Năm 2011 là
một năm khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng cũng như xoay sở hướng
kinh doanh của công ty, đây cũng là năm công ty có sự thay đổi về nhà đầu tư
cũng như cơ cấu hoạt động,vì vậy doanh thu của năm 2011 tụt giảm hơn và
năm 2012 đã đánh dấu sự quay trở lại thị trường một cách mạnh mẽ nhất cuả
Muto Hà Nội. Đến năm 2013, từ đà tăng trưởng cũ, công ty vẫn duy trì mức
tăng ổn định, mức chi phí tăng không đáng kể. Với tốc độ phát triển như trên,
chắc chắn trong những năm tới công ty sẽ không ngừng lớn mạnh, khẳng định
được vị thế và tên tuổi trên thị trường
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG
NGHỆ MUTO HÀ NỘI
2.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN TỪ 2011 – 2013
2.1.1. Danh mục sản phẩm
Từ năm 2006, Công ty Muto Hà Nội đi vào hoạt động sản xuất kinh
doanh với việc đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc hiện đại, Doanh
nghiệp đã và đang khẳng định uy tín của mình đối với khách hàng là các tập
đoàn điện tử lớn trên Thế giới. Để đáp ứng sản xuất các linh kiện, chi tiết
bằng nhựa tinh xảo nhất, Muto đã đầu tư máy ép nhựa với công suất lớn, cũng
như chế tạo khuôn đúc để xử lý các chi tiết nhựa theo yêu cầu chính xác nhất
từ phía khách hàng. Hiện nay, Công ty đang sản xuất và xuất khẩu hai loại sản
phẩm là các chi tiết bằng nhựa( lắp ráp cho máy in, máy fax) và khuôn đúc.
2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty từ năm 2011 – 2013
Kim ngạch xuất khẩu hai sản phẩm của công ty được thể hiện qua bảng
số liệu sau:
Bảng 1.2. Kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm của Công ty Muto
Hà Nội giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị: USD

Mặt hàng xuất
khẩu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chi tiết nhựa 11.216.629 14.991.891 16.956.416
Khuôn 8.978.412 11.669.255 12.756.264
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình xuất khẩu của công ty từ 2011 -
2013
Qua bảng 1.2, ta thấy kim ngạch xuất khẩu cả hai loại sản phẩm của
Công ty tăng mạnh qua các năm, cụ thể như sau:
Đối với sản phẩm là chi tiết nhựa: Năm 2012 đạt gần 14.992 nghìn USD
tăng 33,65% so với năm 2011, năm 2013 đạt hơn 16.956 nghìn USD tăng
13,1% so với năm 2012.
Đối với sản phẩm khuôn: Năm 2012 đạt hơn 11.669 nghìn USD tăng
29,97% so với năm 2011, năm 2013 đạt hơn 12.756 nghìn USD tăng 932% so
với năm 2012.
Doanh thu từ việc bán sản phẩm nhựa chiếm tỷ trọng cao hơn sản phẩm
khuôn cụ thể như sau: Năm 2011 chiếm 55,54% cao hơn 11,08% so với sản
phẩm khuôn, năm 2012 chiếm 56,23% cao hơn 12,46% so với sản phẩm
khuôn, năm 2013 chiếm 57,07% cao hơn 14,14 % so với sản phẩm khuôn.
Nhìn vào những số liệu trên, giai đoạn từ 2011 – 2013 thì chi tiết nhựa
vẫn là mặt hàng xuất khẩu nhỉnh hơn so với khuôn. Vì đây là mặt hàng truyền
thống của công ty ngay từ khi đi vào hoạt động nên lượng khách hàng được
duy trì ổn định, bền vững. Còn đối với sản phẩm khuôn, đòi hỏi phải có kỹ
thuật và tính chính xác cao, cũng như phải qua rất nhiều quy trình kiểm tra
chất lượng do khách hàng yêu cầu để đáp ứng đơn hàng nên doanh thu của nó
có phần ít hơn một chút. Nhưng nhìn chung, ta có thế thấy công ty đã khai
thác cân bằng hai sản phẩm xuất khẩu của mình và duy trì tốc độ tăng trưởng
rất tốt qua các năm từ 2011 – 2013, điều này là rất đúng đắn vì nếu thiên về
chỉ xuất khẩu một mặt hàng chủ lực nào đó thì sẽ gặp nhiều rủi ro hơn khi có
sự biến động mạnh của thị trường.

Có thể tổng hợp lại tình hình xuất khẩu của Công ty từ năm 2011 – 2013
qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty Muto Hà Nội giai đoạn
từ 2011 – 2013
Năm
Kim ngạch xuất khẩu (
USD)
Tỷ lệ tăng ( % )
2011 20.195.041 -
2012 26.661.146 32,02
2013 29.712.680 11,45
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình xuất khẩu của công ty từ 2011 -
2013
Hình 1.2. Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty Muto Hà Nội giai
đoạn từ 2011 – 2013
Đơn vị: USD
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình xuất khẩu của công ty từ 2011- 2013
Qua bảng 1.2 và hình 1.2 ta thấy năm 2012 kim ngạch xuất khẩu của
Muto Hà Nội đạt hơn 26.661 nghìn USD tăng 32,02% so với năm 2011, Năm
2013 đạt gần 29.713 nghìn USD tăng 11,45 % so với năm 2012. Tình hình
xuất khẩu tăng đều qua các năm từ 2011 – 2013 điều này khẳng định công ty
đang từng bước mở rộng được thị trường xuất khẩu cũng như có thêm nhiều
khách hàng tiềm năng mới.
Có thể thấy năm 2012 thực sự là một năm chuyển mình mạnh mẽ của
công ty, với tỷ lệ tăng doanh thu rất cao.Tổng doanh thu xuất khẩu tăng trên
30% so với năm trước. Do năm 2012 công ty đã có những thay đổi vượt bậc
trong việc tìm kiếm khách hàng mới, ngoài ra công ty đã đầu tư máy móc hiện
đại, mở rộng nhà xưởng, tuyển công nhân có trình độ kỹ thuật cao nhằm đáp
ứng năng suất một cách tối đa, hạn chế chi phí phát sinh do sản phẩm bị lỗi,
hỏng. Chính vì vậy, sản phẩm khi qua quy trình kiểm tra chất lượng thì đều

đáp ứng ngay từ lần đầu tiên, đây là yếu tố tạo nên sự tin cậy cho bạn hàng
lâu năm cũng như giúp công ty tìm kiếm khách hàng mới. Ngoài ra việc thay
đổi này giúp giảm thiểu chi phí sản xuất, nhờ đó mà giá cả sản phẩm của công
ty có tính cạnh tranh rất cao, giúp đẩy mạnh vượt xuất khẩu, tăng doanh thu
cho Doanh nghiệp.
2.2. CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN TỪ
2011 – 2013
2.2.1. Xuất khẩu Nội địa
Như đã giới thiệu ở trên, Công ty Muto Hà Nội là một doanh nghiệp Chế
xuất vì vậy mọi hoạt động bán hàng của Doanh nghiệp trên địa bàn Việt Nam
hay ra nước ngoài thì đều coi là hoạt động xuất khẩu.
Bảng 3.2. Kim ngạch xuất khẩu tại thị trường nội địa của công ty
Muto Hà Nội năm 2011 – 2013
Đơn vị: USD
Năm
Kim ngạch xuất
khẩu( USD)
Tỷ lệ tăng( % )
2011 19.815.874 -
2012 24.312.129 22,69
2013 27.535.642 13,26
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình xuất khẩu cua công ty từ 2011 – 2013
Hình 2.2. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu tại thị trường nội địa của
công ty Muto Hà Nội từ 2011 – 2013
Đơn vi: USD
Qua bảng 3.2 ta thấy, tình hình xuất khẩu của công ty tại thị trường
nội địa tăng đều qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm 2012, cụ thể như
sau:
Năm 2012 xuất nội địa đạt hơn 24.312 nghìn USD tăng 22,69% so với
năm 2011 là gần 19.816 nghìn USD. Năm 2013 đạt gần 27.536 nghìn USD

tăng 13,26% so với năm 2012.
Ngoài việc duy trì tăng trưởng ổn định doanh số với các khách hàng
truyền thống là Canon Viêt Nam, Brother Việt Nam, Trong năm 2012 sở dĩ ta
có thể thấy mức xuất khẩu nội địa tăng lên vượt trội 22,69% là do công ty đã
không ngừng tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới, mở rộng phạm vi xuất
hàng không chỉ quanh các khu công nghiệp , khu chế xuất tại Hà Nội mà còn
mở rộng ra các tỉnh khác như Hải Dương, Bắc Ninh với một số khách hàng
mới như Sumiruber, Aiden, Towada… Việc không ngừng mở rộng phạm vi
xuất hàng, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới đã giúp mức xuất khẩu nội
địa của công ty luôn luôn tăng trưởng bền vững qua các năm từ 2011 – 2013.
Hiện tại thì thị trường xuất khẩu nội địa vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty với lượng khách hàng ổn định,
dồi dào và không ngừng tăng thêm. Do thị trường này có nguồn khách hàng
khá tương đồng với loại hình sản xuất kinh doanh của công ty, cũng như có
thể xuất khẩu dễ dàng mà không tốn kém về chi phí vận chuyển, loại hình
xuất nhập khẩu lại đa dạng nên xu hướng trong những năm tới thì công ty vẫn
chủ yếu là xuất nội địa, mở rộng thị trường xuất thêm ở khu vực các tỉnh phía
Nam.
2.2.2. Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
Bảng 4.2. Kim ngạch xuất khẩu ra thị trường nước ngoài của công
ty từ 2011 – 2013
Đơn vị: USD
2011 2012 2013
Nhật Bản 260.531 1.391.203 1.536.755
Singapore 118.635 321.898 430.438
Thái Lan - 635.914 208.292
Hong Kong - - 1.553
Tổng 379.166 2.349.015 2.177.035
Nguồn: báo cáo tổng hợp tình hình xuất khẩu của công ty từ 2011 -
2013

Qua bảng 4.2, ta thấy: Năm 2011 Muto Hà Nội chỉ xuất khẩu vào hai
thị trường đó là Nhật Bản và Singapore trong đó xuất vào thị trường Nhật
bản đạt 260.531 USD chiếm 68,71% tổng kim ngạch xuất khẩu năm đó.
Năm 2012 xuất vào thị trường Nhật đạt hơn 1.391 nghìn USD và
Singapore đạt 321.898 USD tăng lần lượt hơn 4 lần và gần 2 lần so với năm
2011. Ngoài ra trong năm 2012, công ty đã tìm kiếm được khách hàng mới ở
thị trường Thái Lan và xuất được gần 636 nghìn USD sang thị trường này
( với khuôn là 125.546 USD và sản phẩm nhựa là 510.369 USD). Không chỉ
phát triển mạnh mẽ thị trường xuất khẩu nội địa, mà trong năm 2012 có thể
thấy công ty đã có bước nhảy ngoạn mục khi lượng xuất khẩu ra nước ngoài
cũng tăng đột biến đặc biệt là thị trường Nhật Bản. Điều này nằm trong
chiến lược kinh doanh mở rộng thị trường mà công ty đã có sự chuẩn bị kỹ
lưỡng ngay từ những bước đầu thăm dò thị trường cùng với một loạt những
sự chuẩn bị về nhân lực, vật lực và đã đạt được thành công nhất định.
Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật, Singapore tiếp
tục ổn định và tăng lần lượt là 10,46%, 33,72% so với năm 2012. Tuy nhiên
năm 2013 kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan bị giảm hơn một nửa do khó
khăn, bất ổn về thị trường và đây cũng là một thị trường mới của công ty nên
lượng khách hàng chưa được ổn định và bên vững. Tuy vậy, Công ty đã
nhanh chóng tìm ra hướng đi mới bằng việc khai thác được thị trường mới
đó là Hong Kong và bắt đầu xuất khẩu vào thị trường này 1.553 USD. Đây
mới chỉ là mức xuất khẩu sản phẩm nhựa, còn tại thị trường này Muto vẫn
chưa thể khai thác được tiềm năng rất mạnh và thu lợi nhuận cao là xuất
khuôn đúc và vẫn đang tiếp tục đưa ra những chiến lược nhất định để có thể
mở rộng và có được nhiều khách hàng hơn tại thị trường này. Tất cả những
phân tích trên đã cho thấy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công
ty trong những năm từ 2011 - 2013 đã đạt được những kết quả rất thành
công.
Do năm 2012 công ty đẩy mạnh đầu từ và phát triển mạnh mẽ thị
trường xuất khẩu nước ngoài, vì vậy tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường

này tăng gấp gần 7 lần so với năm 2011. Như đã phân tích ở trên, do năm
2013 công ty tìm kiếm một số thị trường mới, vì trong giai đoạn tìm kiếm và
chưa ôn định khách hàng và mức xuất khẩu chưa liên tục trên thị trường này
nên đã có ảnh hưởng tới cả một số thị trường truyền thống, dẫn đến tổng kim
ngạch xuất khẩu giảm 7,32% so với năm 2012.
Bảng 5.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty từ 2011 – 2013
Đơn vị: %
Nguồn: báo cáo tổng hợp tình hình xuất khẩu của công ty từ 2011 –
2013
Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty từ 2011-
2013
Đơn vị : %
Nguồn: báo cáo tổng hợp tình hình xuất khẩu của công ty từ 2011 –
2013
Qua bảng 5.2 và hình 2.2 ta thấy, từ các năm 2011 – 2013 công
ty đều tìm kiếm được những thị trường xuất khẩu mới. Năm 2012 là thị
trường Thái Lan và năm 2013 là Hong Kong. Nhật Bản vẫn là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty qua các năm từ 2011 – 2013
Thị trường 2011 2012 2013
Nhật bản 68,71 59,23 70,59
Singapore 31,29 13,7 19,77
Thái Lan - 27,07 9,57
Hong Kong - - 0,07
Tổng 100 100 100
chiếm lần lượt là 68,71%, 59,23%, và 70,59% thị phần xuất khẩu. Do
đây là thị trường quen thuộc, có tiềm năng cũng như khách hàng lớn
truyền thống, vì vậy ngoài việc mở rộng thêm những thị trường xuất
khẩu mới, công ty vẫn duy trì mức tăng trưởng đều đặn đối với thị
trường này nhằm củng cố vị thế và phát triển bền vững.
2.3. KẾT QUẢ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

GIAI ĐOẠN TỪ 2011 – 2013
2.3.1.Tốc độ tăng số lượng thị trường mới
Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013, thị trường xuất khẩu của công ty
mở rộng theo chiều rộng, số thị trường mới tăng bình quân qua các năm là 1
thị trường. Điều này chứng tỏ hoạt động mở rộng thị trường của công ty đã
đạt hiệu quả nhất định. Qua các năm thì số thị trường cũ vẫn duy trì ổn định,
không bị mất đi, và vẫn đạt tốc độ tăng trưởng đều .
2.3.2. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu
Bảng 6.2. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trên tất cả thị
trường
Năm 2011 2012 2013
Kim
ngạch( USD)
20.195.04
1
26.661.146 29.712.680
Tốc độ tăng - 1,32 1,11
Nguồn: Tự tính toán
Qua kết quả tính toán ở trên, ta thấy tốc độ tăng kim ngạch xuất
khẩu của năm 2013 so với năm 2012 là 1.13 nhỏ hơn tốc độ tăng kim
ngạch của năm 2012 so với 2011 là 1.23. Điều này chứng tỏ kim ngạch
xuất khẩu của công ty vẫn tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng khác
nhau, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh mẽ do có sự thay đổi
chiến lược kinh doanh mà ta đã phân tích ở trên.
Bảng 7.2. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trên từng thị trường
Thị Trường 2011 2012 2013
Nhật Bản - 5,34 1,1
Singapore - 2,71 1,34
Thái Lan - - 0,33
Hong Kong - - -

Bảng 7.2 cho ta thấy tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị
trường Nhật Bản và Singapore của năm 2013 so với 2012 giảm hơn tốc
độ tăng kim ngạch xuất khẩu của năm 2012 so với 2011. Điều này cho
thấy tuy vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tại hai thị trường này nhưng có
vẻ như vì mở rộng thêm một số thị trường mới như Thái Lan và Hong
Kong đã khiến cho công ty không thể dồn toàn lực vào thị trường
truyền thống. Vì vậy trong những năm tới nếu muốn mở rộng thị trường
công ty nên có chiến lược dài hạn, xâm nhập thị trường một cách hợp
lý, tránh tình trạng mở rộng quá nhiều mà mất đi hoặc không tập trung
chiều sâu vào những thị trường truyền thống.
2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY
2.4.1. Mặt tích cực
- Thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng được mở rộng. Nếu như
năm 2011 thị trường xuất khẩu của công ty chỉ là Nhật và Singapore thì đến
năm 2013 đã tăng lên là 4 thị trường và vẫn duy trì mức tăng trưởng khá ổn
định đối với những thị trường truyền thống.
- Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, nếu như năm 2011 đạt hơn 20
triệu USD thì tới năm 2013 xấp xỉ 30 triệu USD. Để đạt được kết quả như
trên là do bắt đầu từ năm 2012 công ty đã có những chiến lược kinh doanh
thay đổi một cách mạnh mẽ từ yếu tố nhân lực cho đến nhà xưởng, trang thiết
bị đều được tăng cường cả về chất và lượng, không những vậy, sản phẩm của
công ty sản xuất ngày càng có độ chính xác và đạt yêu cầu kỹ thuật cao, mà
chi phí sản xuất ngày càng giảm nhờ vậy mà gia tăng khả năng cạnh tranh
được trên thị trường.
- Tuy chỉ xuất khẩu hai loại sản phẩm là chi tiết nhựa và khuôn đúc
nhưng có thể thấy là kim ngạch xuất khẩu cả hai sản phẩm có sự chênh lệch
không nhiều và gia tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty không hề bị
lệ thuộc vào một mặt hàng chủ lực nào mà ở cả hai loại sản phẩm đều được
chú trọng đầu tư và đều mang lại doanh thu rất tốt cho công ty, mức độ mở

rộng thị trường của cả hai mặt hàng đều gia tăng rất tốt qua các năm.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tương đối cao, nhân viên kỹ
thuật có tay nghề và có kinh nghiệm gắn bó lâu năm với công ty. Ngoài ra
công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực cũng được chú trọng với việc
liên tục cử chuyên gia nước ngoài về hỗ trợ đào tạo cũng như hướng dẫn kỹ
sư sử dụng máy móc hiện đại, ngoài ra định kỳ hàng năm công ty đều bố trí
cho nhân viên kỹ thuật sang Nhật học hỏi, đào tạo để nâng cao trình độ và đáp
ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu khắt khe từ phía khách hàng.
2.4.2. Những tồn tại
- Tỷ trọng xuất khẩu chủ yếu vẫn là thị trường Nhật Bản, việc mở rộng
và xâm nhập ra các thị trường mới trong hai năm 2012 và 2013 thực sự chưa
mạnh mẽ, kinh ngạch xuất khẩu vẫn rất nhỏ so với tiềm năng của thị trường
- Việc tính toán sản xuất hàng, dự trữ nguyên vật liệu chưa thực sự tốt
dẫn đến có những loại hàng còn dư tồn kho rất nhiều so với đơn hàng, làm
tăng phát sinh chi phí lưu kho cả nguyên vật liệu cũng như hàng tồn kho khi
xảy ra sự cố( hàng kết thúc model bất thường hoặc khách hàng giảm đột ngột
giảm lượng lấy hàng).
- Việc vận chuyển hàng và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nhiều khi
bị chậm trễ dẫn đến hàng bị giao muộn cho khách hàng, điều này ảnh hưởng
không nhỏ tới uy tín cũng như tình hình xuất khẩu của Doanh nghiệp.
- Việc nghiên cứu thị trường chưa thực sự hiệu quả. Tại các thị trường
truyền thống thì công ty vẫn duy trì được lượng hàng xuất đều đặn tăng qua
các năm. Nhưng đối với thị trường mới, sau khi đã xuất được những lô hàng
đầu tiên công ty chưa có chiến lược hợp lý để duy trì mối quan hệ với khách
hàng vì vậy dẫn đến có những thị trường bị sụt giảm mạnh lượng xuất khẩu
hàng hóa.
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại
- Vì nghĩ là sản phẩm đặc thù nên doanh nghiệp không chú trọng vào
công tác giới thiệu sản phẩm cũng như tổ chức các hội nghị khách hàng nhằm
thu hút khách hàng tiềm năng. Công ty ít tham gia các triển lãm và hội trợ

điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc quảng bá hình ảnh và tìm kiếm đối tác
mới. Những chiến lược mà doanh nghiệp đưa ra thiên về mặt tăng cường kỹ
thuật cho sản xuất và chất lượng sản phẩm mà chưa quan tâm đúng mức tới
việc quảng bá hính ảnh công ty cũng như các chiến lược Marketing cần thiết.
Vì vậy việc mở rộng và tìm kiếm thị trường mới có vẻ như diễn ra khá chậm
và nhỏ lẻ.
- Việc chọn nhà cung câp nguyên vật liệu mà chủ yếu là thời gian giao
hàng quá lâu, cũng như một đơn hàng phải nhập lượng lớn nguyên liệu cũng
dẫn đến tình trạng tồn kho cả nguyên vật liệu và thành phẩm do khó khăn
trong việc tính toán kế hoạch sản xuất và dự trữ nguyên vật liệu.
- Việc không tập trung vào một hãng dịch vụ vân chuyển và đại lý làm
thủ tục hải quan mà thuê rất nhiều bên đã khiến cho công tác vận chuyển hàng
và làm các thủ tục liên quan tới xuất hàng bị chậm trễ và không thống nhất
dẫn đến những vướng mắc, lo ngại từ phía khách hàng làm ảnh hưởng lớn đến
việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường mới.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHỆ MUTO HÀ NỘI
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI
3.1.1. Những cơ hội và thách thức đối với việc mở rộng thị trường
xuất khẩu của công ty
3.1.1.1 Cơ hội
- Quy mô thị trường sẽ được mở rộng với sức tiêu thụ mạnh tạo điều
kiện cho công ty mở rộng thị trường, có nhiều lựa chọn về thị trường, đối tác,
tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm của những doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó,
việc đầu tư nguồn lực vào cơ sở hạ tầng, kỹ thunật giúp công ty đẩy mạnh sản
xuất, mở rộng và phát triển theo xu hướng ngày càng hiện đại, tạo một nguồn
lực vững chắc để công ty tiếp cận và tìm kiếm khách hàng mới, đáp ứng tất cả

yêu cầu mà khách hàng đề ra một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp nhất.
- Việc mở rộng thị trường xuất khẩu cả trong nước và nước ngoài sẽ giúp
công ty chiếm lĩnh thị phần, từng bước xây dựng hình ảnh, qua đó tạo vị thế
và uy tín của công ty, giúp công ty trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các bạn
hàng lớn, nhờ vậy hoàn thiện và phát triển một cách toàn diện và bền vững
hơn, duy trì được vị thế trên thị trường.
- Thị trường Nhật bản là thị trường rất khó tính, việc công ty đã tạo được
chỗ đứng vững chắc trên thị trường này với lượng xuất hàng chiếm tới gần
70% cũng sẽ là điều kiện tốt để công ty vừa duy trì vị thế vừa có kinh nghiệm
mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác, đáp ứng được nhiều hơn
những yêu cầu về kỹ thuật cũng như công nghệ hiện đại, gia tăng quy mô
công ty cả về chất và lượng.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu đồng nghĩa với việc công ty sẽ bán được
nhiều hàng, gia tăng doanh thu, tạo cơ hội để đầu tư phát triển quy mô của
công ty, giúp công ty ngày càng lớn mạnh hơn.
- Vì là doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam nên công ty được
hưởng khá nhiều chính sách ưu đãi lớn về thuế, đất đai và các thủ tục hành
chính, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển thuận lợi hơn, thúc đẩy
xuất khẩu mở rộng thị trường.
3.1.1.2.Thách thức
- Việc mở rộng thị trường xuất khẩu cũng đồng nghĩa với việc gia tăng
đối thủ cạnh tranh, điều này khiến doanh nghiệp chịu nhiều áp lực, phải tìm
kiếm giải pháp chiến lược để vừa tạo ra một lợi thế cạnh tranh về giá, về chất
lượng sản phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Nhất là đặc thù
sản phẩm không thể áp dụng việc thay đổi mẫu mã, tính năng để tạo sự khác
biệt được mà chỉ có thể đánh vào giá cả và chất lượng, mà điều này đôi khi rất
khó khăn vì chỉ một sự chênh lệch nhỏ về giá cả thì đã tạo được ưu thế với
khách hàng mới rồi. Điều này đòi hỏi công ty phải có phương án tính toán
hợp lý nhất để tạo ra sản phẩm tốt mà giá cả hợp lý, tạo lợi thế cạnh tranh.
- Trong thương mại, thông tin là yếu tố hàng đầu mang lại cho doanh

nghiệp những cơ hội vàng trong kinh doanh. Doanh nghiệp nào có nguồn
thông tin chính xác thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế rất lớn trong kinh doanh
so với những đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, việc thu thập, nắm bắt, xử lý linh
hoạt các nguồn thông tin về thị trường là chìa khóa giúp doanh nghiệp đạt
được hiệu quả trong kinh doanh đặc biệt là đối với những doanh nghiệp xuất
khẩu. Tuy nhiên đây lại là mặt chưa thực sự tốt của công ty, việc tìm hiểu
thông tin thị trường vẫn do ban lãnh đạo trực tiếp làm và chỉ đạo xuống cấp
dưới chứ công ty không có một phòng kinh doanh chuyên trách đảm nhiệm
vấn đề này.

×