Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô trong bảo tồn nguồn gen cây ăn quả có múi ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.57 MB, 106 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







TRẦN VŨ HẰNG




ỨNG DỤNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ TRONG BẢO TỒN
NGUỒN GEN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI, 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







TRẦN VŨ HẰNG



ỨNG DỤNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ TRONG BẢO TỒN
NGUỒN GEN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở VIỆT NAM





CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10







NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS. VŨ VĂN LIẾT


HÀ NỘI, 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận
án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm …
Học viên thực hiện



Trần Vũ Hằng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân
còn có sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cũng như sự động viên giúp đỡ của

các tổ chức tập thể, gia đình, bạn bè.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng cũng như lòng biết ơn sâu sắc đến
toàn thể gia đình và thầy giáo GS.TS Vũ Văn Liết, cô giáo PGS.TS Hà Thị Thuý –
là giảng viên khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng
dẫn, đóng góp ý kiến quý báu, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận
văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Nông học
cũng như các thầy cô giáo trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trang bị cho
tôi rất nhiều kiến thức, kỹ năng để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên của Phòng Thí
nghiệm trọng điểm Quốc gia công nghệ tế bào thực vật - VIện Di truyên Nông
nghiệp đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu để tôi
thực hiện và hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp được giao.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, bạn bè đã
luôn động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt
nghiệp của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày tháng năm
Tác giả luận văn



Trần Vũ Hằng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii

Danh mục viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục biểu đồ ix
MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 3
1.2.1 Mục đích 3
1.2.2 Yêu cầu 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Giới thiệu chung về nguồn gen thực vật 4
1.1.1 Vai trò và giá trị của nguồn gen thực vật 5
1.2 Phương pháp bảo tồn nguồn gen thực vật 6
1.2.1 Bảo tồn nội vi (in-situ): 7
1.2.2 Bảo tồn ngoại vi (ex-situ): 8
1.2.3 Bảo tồn in-vitro 9
1.3 Tình hình nghiên cứu bảo tồn gen thực vật 12
1.3.1 Tình hình nghiên cứu bảo tồn gen thực vật trên Thế giới 12
1.3.2 Tình hình nghiên cứu bảo tồn gen thực vật ở Việt Nam 13
1.3.3 Bảo tồn nguồn gen cam quýt in vitro 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 28
2.1. Vật liệu nghiên cứu 28
2.2 Nội dung nghiên cứu 29
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.3 Phương pháp nghiên cứu 29

2.3.1 Thu thập khử trùng vật liệu nuôi cấy in vitro 29
2.3.2 Thí nghiệm xác định môi trường phù hợp tạo chồi in vitro 29
2.3.3 Thí nghiệm tìm hiểu môi trường phù hợp tái sinh cây 31
2.3.4 Xác định điều kiện nuôi cấy và chất làm chậm sinh trưởng phù
hợp đưa vào bảo tồn 32
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35
3.1 Thu thập khử trùng vật liệu nuôi cấy Invitro 35
3.2 Thí nghiệm xác định môi trường phù hợp tạo chồi in vitro 39
3.2.1 Ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh chồi in vitrro 39
3.2.2 Xác định nồng độ NAA đến khả năng tạo rễ trên các giống cây
ăn quả có múi 51
3.3 Xác định điều kiện nuôi cấy và chất làm chậm sinh trưởng phù hợp đưa
vào bảo tồn 61
3.3.1 Xác định điều kiện nuôi cấy trên các giống cây ăn quả có múi 61
3.3.2 Xác định hóa chất ảnh hưởng đến bảo tồn in vitrro 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AQ Ăn quả
CN Công nghiệp
CQML Cơ quan mạng lưới
NHG Ngân hàng gen
NG Nguồn gen
TAGS Thức ăn gia súc
TNDTTV Tài nguyên di truyền thực vật
TB Trung bình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1 So sánh giữa bảo tồn nội vi và bảo tồn ngoại vi 9
1.2 Kết quả điều tra, kiểm kê, thu và nhập nội nguồn gen 14
1.3 Lưu giữ nguồn gen giai đoạn 2010- 2014 14
1.4 Kết quả nhân giống nguồn gen giai đoạn 2010 – 2014 17
1.5 Kết quả đánh giá nguồn gen giai đoạn 2010-2014 18
1.6 Kêt quả đánh giá nguồn gen tính đến tháng 6/2014 18
1.7 Kết quả cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin tài nguyên thực vật 19
1.8 Kết quả cấp phát nguồn gen 20
3.1 Xác định chất khử trùng và thời gian khử trùng 36
3.2 Ảnh hưởng của BAP đến tỷ lệ nhân chồi trên các nhóm giống cây ăn
quả có múi theo công thức 1 40
3.3 Ảnh hưởng của BAP đến tỷ lệ nhân chồi trên các nhóm giống cây ăn
quả có múi theo công thức 2 42
3.4 Ảnh hưởng của BAP đến tỷ lệ nhân chồi trên các nhóm giống cây ăn
quả có múi theo công thức 3 44
3.5 Ảnh hưởng của BAP đến tỷ lệ nhân chồi trên các nhóm giống cây ăn
quả có múi theo công thức 4 46
3.6 Ảnh hưởng của BAP đến tỷ lệ nhân chồi trên các nhóm giống cây ăn
quả có múi theo công thức 5 48
3.7 Ảnh hưởng của BAP đến tỷ lệ nhân chồi trên các nhóm cây ăn quả có
múi theo công thức 6 49
3.8 Ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ của chồi Invitro trên các nhóm
giống cây ăn quả có múi theo công thức 1 52
3.9 Ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ của chồi Invitro trên các nhóm
giống cây ăn quả có múi theo công thức 2 54
3.10 Ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ của chồi Invitro trên các

nhóm giống cây ăn quả có múi theo công thức 3 55
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

3.11 Ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ của chồi Invitro trên các
nhóm giống cây ăn quả có múi theo công thức 4 56
3.12 Ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ của chồi Invitro trên các
nhóm giống cây ăn quả có múi theo công thức 5 58
3.13 Ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rế của chồi Invitro trên các
nhóm giống cây ăn quả có múi theo công thức 6 59
3.14 Ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng đến khả năng nuôi cấy bảo tồn in
vitrro trên nhóm giống cây ăn quả có múi theo công thức 1 62
3.15 Ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng đến khả năng nuôi cấy bảo tồn
Invitro trên nhóm giống cây ăn quả có múi theo công thức 2 63
3.16 Ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng đến khả năng nuôi cấy bảo tổn
Invitro trên nhóm giống cây ăn quả có múi theo công thức 3 64
3.17 Ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng đến khả năng nuôi cấy bảo tồn
Invitro trên nhóm cây ăn quả có múi theo công thức 4 66
3.18 Ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng đến khả năng nuôi cấy bảo tồn
Invitro trên nhóm cây ăn quả có múi theo công thức 5 67
3.19 Động thái sinh trưởng của cây sau khi được xử lý ở môi trường ánh
sáng và nhiệt độ theo từng công thức 69
3.20 Ảnh hưởng nồng độ săt 138 đến quá trình làm chậm sinh trưởng trên
giống cây ăn quả có múi cần được bảo tồn theo công thức 1 71
3.21 Ảnh hưởng nồng độ sắt 138 đến quá trình làm chậm sinh trưởng trên
giống cây ăn quả có múi cần được bảo tồn theo công thức 2 72
3.22 Ảnh hưởng nồng độ sắt 138 đến quá trình làm chậm sinh trưởng trên
giống cây ăn quả có múi cần được bảo tồn theo công thức 3 74
3.23 Ảnh hưởng nồng độ sắt 138 đến quá trình làm chậm sinh trưởng trên
giống cây ăn quả có múi cần được bảo tồn theo công thức 4 76

3.24 Ảnh hưởng nồng độ sắt 138 đến quá trình làm chậm sinh trưởng trên
giống cây ăn quả có múi cần được bảo tồn theo công thức 5 77
3.25 Ảnh hưởng nồng độ sắt 138 đến quá trình làm chậm sinh trưởng trên
giống cây ăn quả có múi cần được bảo tồn theo công thức 6 79
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

3.26 Động thái sinh trưởng của cây sau khi được xử lý qua môi trường sắt
138 80
3.27: Ảnh hưởng của ABA đến khả năng làm chậm sinh trưởng trong bảo
tồn Invitro đối với cây ăn quả có múi theo công thức 1 82
3.28 Ảnh hưởng của ABA đến khả năng làm chậm sinh trưởng trong bảo
tồn Invitro đối với cây ăn quả có múi theo công thức 2 84
3.29 Ảnh hưởng của ABA đến khả năng làm chậm sinh trưởng trong bảo
tồn Invitro đối với cây ăn quả có múi theo công thức 3 85
3.30 Ảnh hưởng của ABA đến khả năng làm chậm sinh trưởng trong bào
tồn Invitro đối với cây ăn quả có múi theo công thức 4 87
3.31 Ảnh hưởng của ABA đến khả năng làm chậm sinh trưởng trong bảo
tồn Invitro đối với cây ăn quả có múi theo công thức 5 88
3.32 Ảnh hưởng của ABA đến khả năng làm chậm sinh trưởng trong bảo
tồn Invitro đối với cây ăn quả có múi theo công thức 6 89
3.33 Động thái sinh trưởng của cây sau khi xử lý qua môi trường có dung
dịch ABA 91

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANG MỤC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang

3.1 So sánh kết quả thí nghiệm giữa các công thức thí nghiệm giống cây ăn
quả có múi 50
3.2 Ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ của chồi Invitro đối với cây ăn
quả có múi 60
3.3 Ảnh hưởng của ánh sáng và nhiệt độ đến khả năng nuôi cấy bảo tồn Invitro
trên nhóm giống cây ăn quả có múi 68
3.4 Động thái sinh trưởng của mẫu giống sau khi xử lý trong môi trường ánh
sáng và nhiệt độ 69
3.4 Ảnh hưởng của nồng độ sắt 138 đến quá trình làm chậm sinh trưởng trên
giống cây ăn quả có múi 80
3.5 Ảnh hưởng của ABA đến khả năng làm chậm sinh trưởng trong bảo tồn
Invitro đối với cây ăn quả có múi 90
3.6 Động thái sinh trưởng trong thời gian 6 tháng của mẫu giống khi xử lý
môi trường có ABA 91

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nguồn gen cây trồng có vai trò vô cùng quan trọng đối với nông nghiệp, môi
trường, đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn tài nguyên khác như đất và nước cho sự
sống của con người. Trong lĩnh vực nông nghiệp sử dụng nguồn gen thực vật góp
phần đảm bảo lương thực, dinh dưỡng cho đời sống con người (Mohd Khalid và
Mohd Zin, 2001).
Nguồn gen thực vật từ xa xưa đã là nguồn cung cấp lương thực và dinh dưỡng
cho con người và đầu vào của hoạt động nông nghiệp. Mặc dù loài thực vật hoang dại
là rất lớn, nhưng chỉ một số ít thực sự được thuần hóa. Số loài cây thuần hóa, mặc dù
số lượng rất nhỏ nhưng rất quan trọng với nhân loại. Ba cây (lúa mỳ, lúa và ngô)

cung cấp 50% năng lượng cho loài người, 30 cây cung cấp 95% năng lượng cho con
người. Trái đất chia thành 17 tiểu vùng sinh thái, nhưng chỉ có một số tiểu vùng với
12 cây trồng chủ yếu đã cung cấp năng lượng cho con người trên trái đất là lúa mỳ,
lúa nước, ngô, kê, cao lương, khoai tây, mía, đậu tương, khoai lang sắn, đậu thường
và các loài có liên quan (Phaseolus) và chuối (Diamond, 2002).
Hơn 10.000 năm, cây trồng đã tạo ra một số lượng lớn những kiểu gen thích
nghi với các điều kiện địa phương. Những giống cây trồng này là những giống địa
phương, giống cây trồng nông nghiệp do người dân chọn lọc và cây bản địa. Chúng
là nguồn di truyền cho các nhà tạo giống sử dụng để cải tiến nguồn gen tạo ra các
giống cây trồng chịu thâm canh cao, năng suất cao. Ngay sau đó, các giống cải tiến
năng suất cao đã thay thế các đa dạng di truyền hàng đã được tạo nên. Bên cạnh đó
do dân số tăng, dẫn đến đất đai được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu
cầu của con người làm biến mất nơi sinh sống của các loài hoang dại. Các nguy cơ
trên yêu cầu nhân loại phải ngay lập tức thu thập và bảo tồn nguồn tài nguyên di
truyền thực vật còn lại nếu không chúng sẽ biến mất hoàn toàn. Thế giới cũng bắt
đầu đưa ra những thuật ngữ và kỹ thuật mới là bền vững và đa dạng sinh học, đa
dạng di truyền, bảo tồn nội vi (In- situ), bảo tồn ngoại vi (Ex –situ) và chúng là một
thành phần của sự bền vững trong tương lai (Vũ Văn Liết, 2009).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Đa dạng sinh học của thế giới đang giảm xuống với một tốc độ chưa từng
thấy. Trong giai đoạn 1996-2004, tổng số 8.321 loài thực vật đã được thêm vào
danh sách đỏ các loài bị đe dọa (IUCN 2004) và số lượng các loài thực vật ghi nhận
là cực kỳ nguy cấp đã tăng 60% (Ramsay et al, 2000).
Những tiến bộ của công nghệ sinh học thực vật đã cung cấp những lựa chọn
mới để thu thập, nhân giống và bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật ngắn hạn hay
dài hạn. Kỹ thuật nuôi cấy in vitro rất có ý nghĩa sử dụng để bảo tồn những nguồn
gen đang bị đe dọa và xói mòn nghiêm trọng, những loài hiếm của các hoa, cây
cảnh, cây thuốc, cây rừng, đặc biệt nhưng cây trồng hạt phản ứng với làm khô và

cây cây nhân giống vô tính của vùng nhiệt đới và ôn đới (Carlos Alberto Cruz-Cruz
et al, 2013).
Bảo tồn nguồn gen cây ăn quả có múi cần có sự tiếp cận tổng hợp bảo tồn In
situ và Ex situ, để duy trì nguồn vật liệu di truyền sạch bệnh, bảo tồn in vivo với
nguồn gen cây ăn quả có múi rất khó khăn vì nó dễ tái nhiễm. Một số loài trong
nguồn tài nguyên di truyền cây họ cam quýt, phương pháp bảo tồn in vitro đã đóng
vai trò quan trọng và đã thành công ở nhiều Quốc gia (Carimi et al, 2001).
Việt Nam nằm ở trung tâm phát sinh của rất nhiều giống cây ăn quả có múi
(Võ Văn Chi, 1997, Phạm Hoàng Hộ, 1992), cùng với sự phân hoá của độ cao địa
hình tạo nên những tiểu vùng sinh thái đa dạng, có thể phát triển được nhiều giống
cây ăn quả có múi đặc sản. Nguồn gen cây có múi của Việt Nam có thể được thu
thập từ nhiều vùng trong đó có thể có những vùng đang bị dịch bệnh tàn phá. Do
vậy, việc thu thập và tuyển chọn cây có múi sạch bệnh để lưu giữ nguồn gen là việc
rất quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới
đang lâm vào tình trạng báo động có thể làm mất nguồn gen cây ăn quả, đặc điểm là
các loại cây ăn quả quý. Nước ta đã có những giải pháp trước mắt nhằm duy trì
nguồn gen quý, nhưng hiệu quả chưa cao, chưa đồng bộ. Bên cạnh đó pháp luật về
bảo tồn chưa phát huy tác dụng, còn gây nhiều lúng túng cho các cơ quan nghiên
cứu, làm công tác bảo tồn.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Ứng dụng kỹ
thuật nuôi cấy mô trong bảo tồn nguồn gen cây ăn quả có múi ở Việt Nam ”
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu kỹ thuật nuôi cấy in vitro để bảo tồn nguồn gen cây ăn quả có
múi ở Việt Nam nhằm bảo tồn đa dạng nguồn tài nguyên di truyền phục vụ chọn tạo
giống và sản xuất cây ăn quả có múi ở Việt Nam.
1.2.2. Yêu cầu

- Xác định vật liệu đưa vào nuôi cấy bảo tồn phù hợp nhất đối với nguồn gen
cây ăn quả có múi đang có ở Viện Di truyền Nông nghiệp.
- Xác định môi trường nuôi cấy phù hợp với cam quýt.
- Xác định chất làm chậm sinh trưởng và điều kiện nuôi cấy làm chậm sinh
trưởng phù hợp với nuôi cấy bảo tồn invitro.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị
về ảnh hưởng của các phương pháp khử trùng, các hóa chất, chất điều tiết sinh
trưởng và môi trường sử dụng trong bảo tồn nguồn gen cây ăn quả có múi trong
điều kiện invitro.
- Là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng trong kỹ
thuật bảo tồn nguồn gen cây ăn quả có múi invitro
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất phương pháp bảo tồn nguồn gen một số giống cam quýt trong điều
kiện invitro


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu chung về nguồn gen thực vật
Nguồn gen thực vật là một tập hợp vật liệu thực vật làm cơ sở cho cải tiến,
chọn tạo giống cây trồng mới. Nguồn gen thực vật bao gồm: giống địa phương,
giống cải tiến, giống nhập nội và các loài hoang dại.
Nguồn gen thực vật có tầm quan trọng to lớn, vì thế nó thu hút sự quan tâm
của toàn nhân loại, của các quốc gia và các nhà khoa học trên thế giới tham gia
nghiên cứu, thu thập lưu giữ và bảo tồn. Ba nhà thực vật học đã có những đóng góp

vĩ đại cho những lý thuyết về nguồn gen thực vật nói chung và nguồn gen cây trồng
nói riêng là Augustin-Pyramus de Candolle, Charles Darwin và Vavilov. Những
điểm chính của các học thuyết này tập trung vào nguồn gốc phát sinh loài.
Vavilov đưa ra lý thuyết về “Dãy biến dị tương đồng (1920)” (Law of
Homologous Series in Variation -1920) và lý thuyết “Trung tâm phát sinh cây
trồng” (1926) (Centers of Origin of Cultivated Plants -1926). Học thuyết về dãy
biến dị tương đồng của Vavilop là một cơ sở khoa học của thu thập, bảo tốn nguồn
gen, cơ sở định hướng cho chọn giống cây trồng. Đặc điểm hay tính trạng tìm thấy
ở một loài này có thể tìm thấy ở một loài khác, phụ thuộc vào quan hệ họ hàng của
nó. Một nguyên lý chỉ dẫn cho những đặc điểm còn chưa khám phá hoặc chưa tìm
thấy trong tự nhiên. Khoa học di truyền phân tử về genome và bản đồ gen đã cung
cấp những nền tảng khoa học cho sự đúng đắn của học thuyết này, những điểm
chính của học thuyết.
- Các loài càng gần nhau thì càng có những biến dị giống nhau.
- Biến dị xảy ra ở các đặc điểm chung hoặc trong vùng sinh thái đặc thù.
- Chọn lọc tự nhiên đã tạo ra các kiểu hình đảm bảo phù hợp cho môi trường
đặc thù, ví dụ như chống bệnh.
- Những chứng minh phân tử cũng cho kết quả tương tự.
Augustin-Pyramus de Candolle (1778-1841) nhà thực vật học người Thụy Sỹ
đã công bố cuốn sách nổi tiếng “Nguồn gốc của thực vật trồng trọt” để xác định
nguồn gốc thực vật trồng trọt như:
- Sự có mặt của các loài hoang dại.
- Lịch sử.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

- Tên (ngôn ngữ).
- Địa chất.
- Mẫu biến dị.
Sau A.Candolle một loạt công trình công bố của Charles Darwin 1809 người

Anh như: Nguồn gốc các loài bằng công cụ chọn lọc tự nhiên, Bảo tồn các loài ưa
thích trong đấu tranh cho sự sống (1959) "On the Origin of the Species by Means of
Natural Selection, or the Preservation of Favoured Races in the Struggle for Life"
(1859) hoặc nguồn gốc các loài "The Origin of the Species".
N. I. Vavilov đã quan tâm đến nguồn gốc phát sinh thực vật, bởi vì ông
quan tâm đến đa dạng di truyền và theo ông chúng có quan hệ với nhau. Năm
1926 ông đã viết một bài luận về nguồn gốc thực vật trồng trọt (Origin of
Cultivated Plants) và đề nghị một xác định mức độ tin cậy đối với trung tâm phát
sinh cây trồng bằng phân tích mô hình biến dị. Vùng địa lý có đa dạng nguồn gen
lớn nhất là vùng phát sinh thực vật, điều này đặc biệt đúng nếu diến dị được điều
khiển bởi gen trội và nếu vùng đó cũng chứa loài hoang dại của cây trồng đó. (Vũ
Văn Liết, 2009).
1.2. Vai trò và giá trị của nguồn gen thực vật
a. Nguồn gen cung cấp lương thực, thực phẩn, dinh dưỡng và các nhu cầu khác của
con người
Nguồn gen cây trồng có vai trò vô cùng quan trọng đối với nông nghiệp, môi
trường đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn tài nguyên khác như đất và nước cho sự
sống của con người. Trong lĩnh vực nông nghiệp sử dụng nguồn gen thực vật góp
phần đảm bảo lương thực, dinh dưỡng cho đời sống con người cũng như vật nuôi
của con người. Con người thuần hoá các loài cây trồng và vật nuôi từ các loài
hoang dại là bước phát triển quan trọng trong lịch sử phát triển của xã hội loài
người, từ đó đảm bảo cung cấp lương thực phục vụ nhu cầu của con người.
Nguồn gen thực vật từ xa xưa đã là nguồn cung cấp lương thực và dinh
dưỡng cho con người và đầu vào của các hoạt động nông nghiệp. Mặc dù, thực vật
hoang dại có số loài rất lớn, nhưng chỉ một số ít thực sự được thuần hóa. Số loài cây
thuần hóa chỉ một số lượng rất nhỏ nhưng vô cùng quan trọng với con người. Ba
cây trồng (lúa mỳ, lúa nước và ngô) cung cấp 50% năng lượng cho loài người, và
ước tính 30 cây trồng chủ yếu hiện nay đã cung cấp 95% năng lượng cho con người.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6


Trái đất chia thành 17 tiểu vùng sinh thái, nhưng chỉ có một số tiểu vùng và với 12
cây trồng chủ yếu cung cấp năng lượng cho con người trên trái đất là lúa mỳ, lúa
nước, ngô, kê, cao lương, khoai tây, mía, đậu tương, khoai lang sắn, đậu thường và
các loài có liên quan (Phaseolus) và chuối (Diamond, 2002).
Nguồn gen cây trồng toàn cầu là một công việc khổng lồ, tổng quát nguồn tài
nguyên di truyền bao gồm loài hoang dại và họ hàng hoang dại, các giống bản địa,
giống địa phương, các dòng, vật liệu ưu tú và các giống cây trồng mới được phát
triển bởi các nhà khoa học. Chúng được sử dụng gieo trồng, thu hái đáp ứng cho
nhu cầu của nông dân và người tiêu dùng. Ngoài cung cấp lương thực, dinh dưỡng
nhiều nguồn gen có gía trị văn hóa và tinh thần và nguồn thuốc chữa bệnh cho con
người (Vũ Văn Liết, 2009).
b. Nguồn gen góp phần đa dạng sinh học và nông nghiệp
Nghiên cứu nguồn gen thực vật để tìm ra các quy luật phát sinh phát triển,
tiến hoá và di thực của vật liệu, từ đó hiểu được bản chất của chúng để sử dụng hợp
lý và có hiệu quả. Thu thập, bảo tồn nguồn gen nhằm bảo tồn các loài quý hiếm có
nguy cơ tuyệt chủng.
Từ thực tế cho thấy sản xuất lương thực không thể tách biệt đối với đa dạng
sinh học. Đa dạng nông nghiệp là một phần của đa dạng sinh học. Đa dạng nông
nghiệp bao gồm các giống cây trồng vật nuôi, giống cải tiến, giống địa phương.
1.3. Phương pháp bảo tồn nguồn gen thực vật
Có nhiều phương pháp để bảo tồn và quản lý nguồn gen nói chung và nguồn
gen thực vật nói riêng, trong đó thường sử dụng các phương pháp như bảo tồn nội
vi, bảo tồn ngoại vi, bảo tồn invitro,….
Các bước chủ yếu của bảo tồn nguồn gen thực vật

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Các phương pháp bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật:

1.3.1. Bảo tồn nội vi (in-situ):
Bảo tồn nội vi (In-situ) là duy trì các quần thể thực vật trong điều kiện tự
nhiên nơi xuất hiện loài cây đó. Nguồn gen thực vật được bảo tồn ở nông trại, vườn
gia đình hoặc trên đồng ruộng. Các loài cây lâm nghiệp và cây hoang dại thường
được tạo các vùng bảo tồn tự nhiên như vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn. Hình thức
bảo tồn nội vi gồm:
+ Bảo tồn trên nông trại.
+ Bảo tồn trong vườn gia đình.
+ Bảo tồn cây lâm nghiệp và cây hoang dại ở khu bảo vệ hoặc vườn quốc gia.
Bảo tồn nội vi được coi là một đặc thù để duy trì các quần thể biến dị trong
môi trường canh tác hoặc môi trường tự nhiên của chúng, cho phép quá trình tiến
hóa tự nhiên xảy ra.
Bảo tồn nội vi có những tiềm năng trong việc bảo tồn quá trình thích nghi
của thực vật với môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn đa dạng sinh học ở
mọi mức độ - hệ sinh thái, loài và dưới loài; gắn kết cộng đồng với ngân hàng gen
trong việc bảo tồn và sử dụng nguồn gen; cho phép các nguồn gen và tri thức bản
địa được sử dụng, phát triển và biến đổi (Phạm Thị Sến, 2008).
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á được tham gia vào
một số dự án nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình bảo tồn nội vi ở mức
toàn cầu từ những năm 90 của thế kỷ XX (Phạm Thị Sến, 2008).
Bảo tồn nội vi In-situ quỹ gen cây trồng là bảo tồn dựa vào cộng đồng. Sự
tham gia của nông dân và các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương là yếu tố quyết
định. Vì vậy bảo tồn insitu cần một đội ngũ cán bộ có kỹ năng giao tiếp và làm việc
cộng đồng đặc biệt tốt, để có thể huy động sự tham gia tích cực của nông dân và
chính quyền địa phương. Bảo tồn insitu cũng đòi hỏi cách tiếp cận tổng thể từ tất cả
các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, sinh thái và môi trường.
Qua các nghiên cứu cho thấy bảo tổn nội vi Insitu chỉ nên thực hiện trong
phạm vi nhỏ, tại các vùng đặc trưng giàu có và đa dạng về quỹ gen cây trồng bản
địa, chứ không thể trên diện rộng trong hệ thống canh tác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8

1.3.2. Bảo tồn ngoại vi (ex-situ):
Bảo tồn ngoại vi là đưa nguồn gen ra khỏi điều kiện tự nhiên sinh sống của
chúng hoặc ra khỏi hệ thống sản xuất về bảo tồn ở các Trung tâm (trung tâm tài
nguyên di truyền, các Viện nghiên cứu…) với các điều kiện và kỹ thuật bảo đảm
sức sống của nguồn gen lâu dài, giữ nguyên được biến dị, di truyền hiện có của
nguồn gen phục vụ sử dụng cho nghiên cứu và tái tạo quần thể nguồn gen.
Ưu điểm: Có thể kiểm tra sạch bệnh trước khi bảo tồn; Bảo tồn số lượng lớn
cây giống thuần; Mô tả và đánh giá được tài nguyên di truyền; Có thể lưu trữ lâu dài
trong tương lai; Tránh được các nguy cơ suy thoái trong các giống, loài bản địa,…
Nhược điểm: Chi phí tốn kém, đòi hỏi trình độ kỹ thuật công nghệ cao; Bảo
tồn chủ yếu sử dụng trong tương lai.
Phương thức và kỹ thuật bảo tồn ngoại vi phụ thuộc vào loài cây trồng, hiện
nay có 6 phương pháp bảo tồn khác nhau gồm:
+ Ngân hàng gen hạt bao gồm ngân hàng hạt ở các cơ quan bảo tồn và ngân
hàng hạt cộng đồng.
+ Ngân hàng gen đồng ruộng.
+ Bảo tồn in-vitro với cả nhóm cây trồng kết hạt và nhóm cây trồng sinh sản
sinh dưỡng, chia thành hai loại bảo tồn tế bào/mô và bảo tồn hạt phấn.
+ Ngân hàng DNA.
+ Bảo tồn lạnh.
+ Vườn thực vật.
Ngân hàng gen lưu giữ, duy trì và tái sinh trở lại các mẫu sống của giống cây
trồng bản địa, giống địa phương, giống cải tiến, cây hoang dại và họ hàng hoang
dại. Nguồn gen trong các ngân hàng gen đảm bảo củng cố vững chắc nguồn cung
cấp lương thực, thực phẩm và nhu cầu khác cho con người, sản xuất nông nghiệp,
nghiên cứu hiện tại và trong tương lai.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9


Bảng 1.1. So sánh giữa bảo tồn nội vi và bảo tồn ngoại vi
Bảo tồn insitu Bảo tồn exsitu
Trên đồng đất của nông dân: trong vườn
gia đình, ngoài ruộng, trên nương, rẫy.
Trong vườn thực vật, vườn sưu tập
nguồn gen, vườn tập đoàn, kho bảo
quản, ngân hàng gen.
Do nông dân thực hiện Do một số tổ chức, cơ quan thực hiện
Cây phát triển trong điều kiện tự nhiên
của chúng, tiếp tục tiến hoá, chọn lọc tự
nhiên và phát sinh nguồn gen mới
Cây ngừng phát triển hoặc phát triển
trong điều kiện khác với môi trường tự
nhiên của chúng
Bảo tồn thông qua sử dụng
Bảo tồn chủ yếu để sử dụng trong tương
lai; không hoặc ít kết hợp khai thác sử
dụng
Bảo tồn được kiến thức bản địa và
những nét văn hoá, truyền thống liên
quan đến nguồn gen
Không bảo tồn được kiến thức bản địa
và những nét văn hoá, truyền thống liên
quan đến nguồn gen
Đòi hỏi phương pháp tiếp cận, kỹ năng
tốt để thực hiện; chỉ bền vững và hiệu
quả khi việc bảo tồn sinh lợi cho nông
dân
Tương đối dễ thực hiện bằng ngân sách

từ các nguồn khác nhau
Người bảo tồn – nông dân - trực tiếp
hưởng lợi
Lợi nhuận được chia sẻ thông qua cơ chế
chia sẻ lợi nhuận và tiếp cận nguồn gen.
Trong thực tế chưa có cơ chế thực thi
nào được xây dựng và áp dụng


1.3.3. Bảo tồn in-vitro
1.3.3.1. Khái quát chung về bảo tồn In-vitro
Bảo tồn ngoại vi được áp dụng rộng rãi như bảo tồn ngân hàng gen, ngân
hàng gen đồng ruộng, nhưng cũng có mặt hạn chế nhất định như đối với các loại
cây không chịu với quá trình làm khô, những loại sinh sản sinh dưỡng. Ngân hàng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

gen đồng ruộng thuận tiện cho việc đánh giá, sử dụng, nhưng thường gặp rủi ro sâu
bệnh, thời tiết bất lợi. Do đó, bảo tồn in-vitro là phương pháp bổ sung và thay thế để
khắc phục những hạn chế trên, cho phép kiểm tra sự sạch bệnh trước khi bảo tồn và
có thể bảo tồn số lượng lớn (Vũ Văn Liết, 2009).
Ưu điểm:
+ Đảm bảo độ an toàn và sạch bệnh cao, có khả năng tạo quần thể cây đồng
nhất với số lượng lớn.
+ Với phương pháp bảo quản siêu lạnh có thể bảo quản được lâu dài với số
lượng lớn và độ ổn định.
+ Hạn chế khả năng mất nguồn gen, nhất là các nguồn gen có nguy cơ xói
mòn cao, các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
+ Khả năng tái tạo, phục hồi các nguồn gen đã biến mất trong tự nhiên.
Nhược điểm:

+ Chi phí bảo quản lớn, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và trang thiết bị hiện đại.
+ Có khả năng gây ra biến dị soma với tần số biến dị khác nhau và ít lặp lại.
Bảo tồn in-vitro áp dụng với hai phương thức.
+ Phương thức làm chậm sinh trưởng: mẫu nguồn gen được giữ dưới dạng
mô thực vật hoặc cây con trên môi trường dinh dưỡng. Cây sinh trưởng chậm có thể
bảo tồn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
+ Đông lạnh: mẫu nuôi cấy được giữ trong nitơ lỏng, phương thức này ứng
dụng cho bảo tồn dài hạn.
1.3.3.2. Phân loại bảo tồn in-vitro
+ Bảo tồn dài hạn là bảo tồn trong nitơ lỏng (-196
0
C). Ở nhiệt độ này, mô
ngừng tất cả các quá trình trao đổi chất và phân chia tế bào. Bảo tồn dài hạn bằng
đông lạnh được Latta sử dụng bảo tồn tế bào cà rốt năm 1971. Đến nay kỹ thuật đã
phát triển với 2 kỹ thuật chủ yếu là: kỹ thuật truyền thống sử dụng 2 bước đông lạnh
chậm có bổ sung chất đông lạnh; kỹ thuật đông lạnh mới với đặc điểm đông lạnh
nhanh khoảng 1000
0
C /phút bằng cách nhúng trực tiếp vào nitơ lỏng.
+ Bảo tồn trung hạn: các điều kiện nuôi cấy tiêu chuẩn chỉ có thể sử dụng
bảo tồn trung hạn của các loài sinh trưởng chậm. Điều kiện môi trường và môi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

trường nuôi cấy có thể giảm sinh trưởng của thực vật khi nuôi cấy mô hoặc tế bào.
Điều kiện môi trường áp dụng chung là giảm nhiệt độ đến từ 0 - 5
o
C và giảm ánh
sáng, ngay cả không có ánh sáng sẽ có tác dụng làm chậm sinh trưởng. Cải tiến môi
trường nuôi cấy cũng có tác dụng làm chậm sinh trưởng của vật liệu bảo tồn.

Bảo tồn trung hạn có thể coi là một ngân hàng gen, gọi là ngân hàng gen in-
vitro hoạt động. Bảo tồn trung hạn nuôi cấy in-vitro dưới điều kiện chậm sinh
trưởng và có một số kỹ thuật tác động như:
- Tác động làm chậm các giai đoạn sinh lý.
- Bổ sung thêm tác nhân chậm sinh trưởng vào môi trường.
- Nhiệt độ thấp.
- Nồng độ đường sucrose và vi lượng thấp.
- Áp suất oxy thấp.
- Bọc trong alginate (C
6
H
8
O
6
).
Bảo tồn ngắn hạn: nuôi cấy in-vitro dưới điều kiện sinh trưởng bình thường
phù hợp với bảo quản ngắn hạn và phân phối nguồn gen.
1.3.3.3. Những kỹ thuật cơ bản trong bảo tồn Invitro
- Thu thập In vitro
Để bảo tồn In vitro từ khâu thu thập thực hiện các kỹ thuật phù hợp. Sau khi
thu thập tiến hành chuyển mẫu thu thập sang môi trường nuôi cấy In vitro đã có
thêm chất chậm sinh trưởng.
- Vật liệu bảo tồn In vitro
Bảo tồn In vitro gồm bảo tồn callus, chồi, mầm và cây con tạo ra từ các mắt
hoặc đỉnh sinh trưởng dưới điều kiện của các tổ môi trường, buồng nuôi cấy và giá
thể, trong điều kiện vô trùng và không ảnh hưởng đến sức sống nguồn gen.
- Xử lý sạch bệnh
Giai đoạn thu thập và các giai đoạn kỹ thuật khác của phương pháp bảo tồn
In vitro, chọn vật liệu, khử trùng bệnh virus là kỹ thuật quan trọng đảm bảo bảo tồn
thành công.

- Chất làm chậm sinh trưởng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Sinh trưởng chậm là kỹ thuật cho phép vật liệu vô tính thực vật sinh trưởng
hay phát triển chậm, những chất này có thể hỗ trợ bảo tồn 1-5 năm dưới điều kiện
nuôi cấy mô hoặc nuôi cấy định kỳ, tuỳ theo loài cây trồng.
Có thể làm chậm sinh trưởng bằng cải tiến môi trường nuôi cấy, chủ yếu là
giảm hàm lượng đường và nguyên tố vi lượng, ôxi trong phòng bảo tồn, hoặc phủ
lên khối mô dung dịch hoặc dầu vi lượng.
Sử dụng các chất gây bất thuận đưa vào môi trường nuôi cấy làm chậm sinh
trưởng như manitol, sorbitol, đường sucrose.
1.3.3.4. Vai trò của bảo tồn Invitro
Bảo tồn Invitro có vai trò quan trọng trong việc hình thành một lượng cây
lớn từ một mô hay cơ quan của cây với kích thước khỏ, chỉ khoảng 0,1 – 10 mm.
Bên cạnh đó bảo tồn Invitro còn tạo được giống không bị nhiễm bệnh từ môi trường
bên ngoài, cây được nhân không nhiễm virus.
Khi sử dụng phương pháp bảo tồn Invitro cho cây ta có thể hoàn toàn chủ
động điều chỉnh điều kiện môi trường theo ý muốn để đạt được chất lượng cây theo
ý muốn…
1.4. Tình hình nghiên cứu bảo tồn gen thực vật
1.4.1. Tình hình nghiên cứu bảo tồn gen thực vật trên Thế giới
1.4.1.1. Tình hình nghiên cứu bảo tồn gen thực vật trên Thế giới
Nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật trên thế giới
được bắt đầu từ rất sớm bằng những công trình phân loại về thực vật và động vật.
Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo
tồn và phát triển đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu.
Hiện nay trên thế giới có 10 trung tâm nông nghiệp quốc tế trong nhóm tư
vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế với 466.000 số mẫu nguồn gen
1.4.1.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn gen cam quýt trên Thế giới

Trên thế giới, càng ở những nước có ngành sản xuất cây có múi phát triển thì
việc thu thập, lưu giữ và đánh giá, sử dụng nguồn gen càng được quan tâm (Singh,
et al.,1980; Zhusheng, 2000; Anderson, 2000). Xu hướng chung là tập trung vào lưu
giữ, đánh giá sử dụng các giống bản địa, địa phương nhằm khai thác những đặc
trưng đặc tính tốt của giống phục vụ cho việc phục tráng, thương mại hóa sản phẩm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

và lai tạo giống, đặc biệt là tạo giống chống chịu với điều kiện sinh thái, khí hậu và
sâu bệnh. Giai đoạn 2000- 2003, được sự tài trợ của Ngân hàng châu Á (ADB),
trong khuôn khổ dự án “Bảo tồn và sử dụng bền vững cây ăn quả bản địa ở châu
Á”, một số nước châu Á (Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Philipin, Việt
Nam) đã thu thập bổ sung thêm 555 mẫu giống cây có múi. Trong giai đoạn này
983 mẫu giống cây có múi đã được mô tả đánh giá và tư liệu hóa. Từ các nguồn gen
thu thập được, 51 dòng ưu trội đã được chọn lọc giới thiệu vào sản xuất (IPGRI,
2004). Những năm gần đây, ngoài phương pháp phân tích các đặc điểm hình thái,
các phương pháp phân tích đẳng men (Isozyme analysis) và đánh giá bằng chỉ thị
AND (RFLP, RAPD, SSR) đã được phát triển và sử dụng trong công tác phân loại,
đánh giá đa dạng di truyền và xác định nguồn gốc các loài thuộc chi Citrus (Durham
et al., 1992; Chadha and Singh,1996; Guangming et al., 2002).
1.4.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn gen thực vật ở Việt Nam
1.4.2.1. Những thách thức trong công tác bảo tồn nguồn gen thực vật ở Việt Nam
Hiện nay Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài
nguyên sinh vật là là một trong mười trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất
thế giới. Tính đến nay, nước ta có khoảng 49.200 loài sinh vật đã được xác định
trong đó có 20.000 loài thực vật. Đây là một trong những điều kiện giúp cho nước ta
là một trong những nước có đa dạng sinh học cao của thế giới với nhiều kiểu hệ
sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu.
Tuy nhiên với sự biến đối khí hậu, nước biển dâng cao và việc khai thác bừa
bãi, thói quen canh tác lạc hậu,… đã đe doạn nghiêm trọng sự đa dạng tài nguyên

thực vật.
Với nguồn gen phong phú, số lượng loài vật đa dạng nên chúng ta chưa xác
định được thứ tự ưu tiêu đối tượng bảo tồn nguồn gen. Nhiều nguồn gen đang lưu
giữ, bảo tồn không đủ căn cứ để được ưu tiên bảo tồn. Bên cạnh đó, ngành di truyền
học ở nước ta nói chung và công tác bảo tồn tại các trung tâm nghiên cứu nói riêng
còn chưa cải tiến phương pháp lưu giữ, bảo tồn cũng như việc sử dụng, khai thác và
phát triển nguồn ghen. Công tác nghiên cứu các phương pháp lưu giữ, bảo tồn chưa
được chú trọng do dữ liệu chưa đánh giá đầy đủ, thông tin giá trị nguồn gen chưa
sẵn có để chia sẻ cho người sử dụng,…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Do việc bảo tồn gen của nước ta còn tương đối mới so với thế giới nên hệ
thống văn bản quản lý còn thiếu và chưa thống nhất. Nguồn lực phục vụ cho công
tác bảo tồn gen còn thiếu, chưa đồng bộ. Vì vậy một số cây ăn quả quý hiếm ở nước
ta đang đứng trước nguy cơ bị mai một.
1.4.2.2. Thành tựu đạt được trong bảo tồn nguồn gen thực vật giai đoạn 2010-2014
ở Việt Nam
Kết quả cho thấy tổng số nguồn gen thu thập và nhập nội trong những năm
vừa qua là 11.234 nguồn gen trong đó thu thập và nhập nội lần lượi là 11046 và 188
nguồn gen
Bảng 1.2. Kết quả điều tra, kiểm kê, thu và nhập nội nguồn gen
TT
Ngân hàng
gen
Năm thu thập
Tổng
2010 2011 2012 2013 2014
1
Thu thập NG 419 1.386 3.901 4.240 1.100 11.046

2
Nhập nội NG 39 43 106 0 0 188
Tổng
458 1.429 4.007 4.240 1.100 11.234
a. Lưu giữ nguồn gen
* Lưu giữ chuyển vị (ex-situ conservation)
Tổng số trên 30.000 nguồn gen hiện được lưu giữ bởi hệ thống TNDTTV
Quốc gia
Bảng 1.3. Lưu giữ nguồn gen giai đoạn 2010- 2014
TT

Nội dung
Qua các năm
Tổng
2010 2011 2012 2013 2014
1
Ngân hàng gen hạt 16.300 18.000 21.786 24.459 26.429 26.429
2
NHG đồng ruộng 2.200 2.539 2.659 3.251 3.551 3.551
3
NHG invitro 150 270 405 465 457 457
4
NHG AND - - 49 99 99 99
5
Các CQML 6.400 7.305 7.743 8.185 8.210 8.210
+ Lưu giữ cây có hạt trong kho lạnh
Tính đến thới điểm 2014 Ngân hàng gen cây trồng quốc gia hiện lưu giữ tổng
số là 26.429 nguồn gen của gần 80 loài cây trồng sinh sản bằng hạt trong kho lạnh ở

×