Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

giải pháp phát triển thị trường ứng dụng công nghệ nhân giống khí canh cây khoai tây của viện sinh học nông nghiệp tại miền bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 110 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*********



TRẦN THỊ THU HUYỀN


GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
NHÂN GIỐNG KHÍ CANH CÂY KHOAI TÂY CỦA VIỆN SINH HỌC
NÔNG NGHIỆP TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM



CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ:
60
34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HỮU CƯỜNG




HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực. Các thông tin trích dẫn trong luận này được ghi
rõ nguồn. Mọi sự giúp đỡ đều được cảm ơn. Kết quả nghiên cứu của đề tài
chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ học vị nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn



Trần Thị Thu Huyền
















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn tốt nghiệp này, bên
cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên và giúp
đỡ, chỉ bảo tận tình của các Quý Thầy Cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Hữu
Cường, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Quản trị kinh
doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ, trang bị cho tôi những
kiến thức cơ bản là nền tảng để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến GS.TS. Nguyễn Quang Thạch cùng
các cán bộ Viện Sinh học Nông nghiệp, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo
Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các cán bộ
UBND tỉnh Lào Cai, Bắc Giang, Thái Bình, Bắc Ninh, và các hộ gia đình ở địa
bàn, Bắc Giang, Thái Bình, Lào Cai nơi tôi tiến hành điều tra, khảo sát đã giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập thông tin để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình,
người thân, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và rèn luyện.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất
nhưng không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của
các Quý Thầy Cô và các bạn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn


Trần Thị Thu Huyền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Nội dung
NGKC Nhân giống khí canh
PTTT Phát triển thị trường
SP
SHNN
Sản phẩm
Sinh học Nông nghiệp
SXKD
ƯD
Sản xuất kinh doanh
Ứng dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iv

Danh mục bảng vii


Danh mục biểu đồ viii

Danh mục hình ix

Phần I. MỞ ĐẦU 1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1.

Mục tiêu chung 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu 3


1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu 3

Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂNTHỊ
TRƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NHÂN GIỐNG KHÍ
CANH CÂY KHOAI TÂY 5

2.1.

Cơ sở lý luận 5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản 5

2.1.2.

Vai trò chức năng của phát triển thị trường công nghệ 17

2.1.3.

Nội dung phát triển thị trường công nghệ 18

2.1.4.


Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường công nghệ 23

2.2.

Cơ sở thực tiễn 25

2.2.1. Thực trạng phát triển thị trường công nghệ trong nông nghiệp
trênthế giới 25

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

2.2.2.

Thực trạng phát triển thị trường công nghệ trong nông nghiệp
ởViệt Nam 34

2.2.3.

Kinh nghiệm phát triển thị trường công nghệ ở một số nước và
bài học rút ra 37

Phần III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀPHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 42

3.1.

Khái quát về Viện SHNN 42

3.1.1.


Sự hình thành và phát triển của Viện SHNN 42

3.1.2.

Đặc điểm hoạt động của viện SHNN 44

3.1.3.

Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, chức năng của Viện 47

3.2.

Quy trình công nghệ khí canh trong nhân giống cây khoai tây của
Viện SHNN 48

3.3.

Phương pháp nghiên cứu 51

3.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế 51

3.3.2. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của khách hàng 51

3.3.3. Phương pháp chuyên khảo 52

3.3.4. Phương pháp chuyên gia 52

3.3.5. Phương pháp thu thập tài liệu 52


3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 54

3.3.7. Phương pháp phân tích số liệu 55

Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56

4.1.

Thực trạng phát triển thị trường công nghệ NGKC khoai tây của
Viện SHNN 56

4.1.1.

Tình hình hoạt động nghiên cứu thị trường của Viện SHNN 56

4.1.2.

Hoạt động phát triển công nghệ 59

4.1.3.

Hoạt động tiêu thụ, chuyển giao công nghệ NGKC khoai tây của
Viện SHNN 65

4.1.4.

Hoạt động định giá công nghệ NGKC của Viện SHNN 66

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi


4.1.5.

Chính sách xúc tiến thương mại 67

4.1.6.

Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Viện SHNN 71

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường CNNGKC khoai
tây và đánh giá chung về phát triển thị trường công nghệ NGKC
của Viện SHNN 72

4.2.1.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường CNNGKC khoai
tây của Viện SHNN 72

4.2.2.

Đánh giá chung về phát triển thị trường công nghệ NGKC của
Viện 77

4.3.

Một số giải pháp PTTT ứng dụng công nghệ NGKC khoai tây
cho Viện SHNN 80


4.3.1.

Một số quan điểm định hướng PTTT đối vớí Viện SHNN 80

4.3.2.

Giải pháp PTTT ứng dụng công nghệ NGKC khoai tây cho Viện
SHNN 81

Phần V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88

5.1.

Kết luận 88

5.2.

Khuyến nghị 90

5.2.1.

Đối với Nhà nước 90

5.2.2.

Đối với Học Viện Nông nghiệp Hà Nội 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 95




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 3.1. Đội ngũ cán bộ của Viện SHNN 43

Bảng 3.2. Các câu hỏi phỏng vấn 54

Bảng 4.1. Quy mô hệ thống công nghệ NGKC được chuyển giao tại
các địa bàn miền Bắc Việt Nam 65

Bảng 4.2. Kết quả hoạt động của Viện SHNN 71

Bảng 4.3. Doanh thu tiêu thụ năm 2013-2014 của Viện SHNN 72


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 4.1. Số lượng công nghệ nhân giống khí canh khoai tây của
Viện SHNN đã được ứng dụng 56


Biểu đồ 4.2. Đặc điểm của khách hàng ứng dụng CNKC 58

Biểu đồ 4.3. Tần suất sử dụng công nghệ NGKC khoai tâycủa Viện
SHNN 59

Biểu đồ 4.4. Đánh giá của khách hàng về số lượng công
nghệNGKCtheo địa bàn 62

Biểu đồ 4.5. Đánh giá của khách hàng về chất lượng công nghệ NGKC 64

Biểu đồ 4.6. Nguồn thông tin khách hàng biết đến công nghệ NGKC
khoai tây của Viện SHNN 69


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Mô hình công nghệ 6

Hình 2.2. Đường cong chữ S của tiến bộ công nghệ 8

Hình 2.3. Chu trình sống của sản phẩm – thị trường 9

Hình 2.4. Tăng trưởng thị trường tại các giai đoạn khác nhau của chu
trình sống công nghệ 10

Hình 2.5. Vòng chu chuyển (tuần hoàn) hàng hóa ở thị trường công
nghệvà hệ thống thị trường chung 15


Hình 2.6. Phát triển số lượng đăng ký SC về khí canh trên thế giới 27

Hình 2.7. Các đơn vị sở hữu nhiều SC về khí canh 28

Hình 2.8. Nơi có nhiều đăng ký SC về khí canh 28

Hình 2.9. Sơ đồ tổng thể hệ thống khí canh 31

Hình 3.1. Mô hình tổ chức bộ máy của Viện SHNN 47

Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống khí canh 49




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

Phần I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây khoai tây (Solanum tuberosum L.) là nhóm cây lương thực có tầm
quan trọng thứ ba sau lúa và ngô. Nó là một trong những nguồn sinh kế cho
10.000.000 nông hộ ở Việt Nam. Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn, từ
80 - 100 ngày, nhưng có khả năng cho năng suất từ 15 - 30 tấn củ/ha với giá
trị dinh dưỡng cao (1). Đây là một trong những cây trồng chủ lực của vùng
đồng bằng Bắc Bộ, miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Ước
tính, ít nhất có khoảng 200.000 ha đất có thể trồng được khoai tây. Tuy nhiên,
những năm gần đây, diện tích trồng khoai tây chỉ dao động trong khoảng
30.000 - 35.000 ha với năng suất bình quân khoảng từ 10 - 11 tấn/ha. Một

trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất thấp và diện tích trồng
giảm dần là do thiếu nguồn củ giống tốt, củ giống trồng phổ biến là loại củ
giống chất lượng thấp (tỷ lệ nhiễm bệnh virus cao, già sinh lý và độ thuần
chủng thấp) (2).
Như vậy, việc xây dựng hệ thống sản xuất, kiểm định, xác nhận, bảo
quản và cung ứng giống khoai tây có ý nghĩa rất quan trọng để thúc đẩy sản
xuất khoai tây phát triển. Trong đó phát triển công nghệ sản xuất giống khoai
tây sạch bệnh đóng vai trò then chốt. Sau nhiều năm nghiên cứu, lần đầu tiên
tại Việt Nam GS.TS. Nguyễn Quang Thạch (Viện Sinh học Nông nghiệp, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam) và cộng sự đã nghiên cứu và áp dụng thành
công công nghệ khí canh vào nhân giống Khoai tây sạch bệnh. Theo phương
pháp này Khoai tây được trồng hoàn toàn trong không khí, khác với trước
đây, chỉ trồng trong đất (địa canh) hoặc nước (thủy canh). Ưu điểm của
phương pháp này là có thể tiết kiệm đến 90% nước, 95% phân bón và không
cần thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt đã tạo ra củ giống sạch bệnh và có độ
kháng bệnh cao, rất có ý nghĩa trong việc chủ động nguồn giống tốt phục vụ
cho sản xuất với giá thành rẻ hơn từ 25-30% so với giống có chất lượng tương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

đương đang phải nhập ngoại từ Châu Âu (3). Tuy nhiên, do đây là công nghệ
mới nên việc tiếp cận công nghệ này tại các cơ sở sản xuất giống Khoai tây
còn nhiều hạn chế. Hiện tại, cả nước mới chỉ có 06 tỉnh là Thái Bình, Nam
Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Lào Cai đang ứng dụng thành công
công nghệ này. Đứng trước tình hình đó, việc phát triển thị trường ứng dụng
công nghệ nhân giống khí canh cây Khoai tây không chỉ có ý nghĩa quan
trọng trong chiến lược phát triển của Viện Sinh học Nông nghiệp mà còn giúp
bà con nông dân có nguồn cung cấp giống Khoai tây sạch bệnh, chủ động cho
vụ sản xuất với năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành phải chăng.
Nhận thức rõ về tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi tiến hành thực

hiện đề tài: “Giải pháp phát triển thị trường ứng dụng công nghệ nhân
giống khí canh cây Khoai tây của viện Sinh học Nông nghiệp tại miền Bắc
Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp cao học của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường ứng dụng công
nghệ nhân giống khí canh cây Khoai tây của Viện SHNN trong những năm
gần đây, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường ứng
dụng công nghệ này trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn vềthị trường công
nghệ, phát triển thị trường công nghệ.
Đánh giá thực trạng tình hình phát triển thị trường ứng dụng công nghệ
nhân giống khí canh (NGKC) cây Khoai tây của Viện Sinh học Nông nghiệp
trong những năm gần đây, phát hiện nguyên nhân làm hạn chế việc phát triển
thị trường ứng dụng công nghệ này.
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường ứng dụngcông
nghệ NGKCkhoai tây của Viện SHNN trong thời gian tới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển thị trường ứng dụng công nghệ nhân giống khí canh cây
Khoai tây của Viện sinh học Nông nghiệp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường ứng dụngcông nghệ NGKC cây
Khoai tây của Viện SHNN và các chính sách PTTT của Viện SHNN tại khu
vực Miền Bắc Việt Nam.

Phân tích các nhân tố ảnh hướng tới PTTT để đề ra các giải pháp giúp
Viện PTTT ứng dụng CNNGKC cây Khoai tây.
Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài sẽ được thu thập từ năm 2012 đến nay.
- Số liệu sơ cấp sẽ được khảo sát, thu thập trong năm 2014
- Thời gian nghiên cứu đề tài: từ tháng 3/2014 đến tháng 5/2015
Phạm vi về không gian.
Đề tài nghiên cứu các tác nhân trực tiếp tham gia trên thị trường ứng
dụng công nghệ NGKC cây Khoai tây và nhóm tác nhân ảnh hướng tới
PTTT bao gồm:
- Viện SHNN, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Các cơ sở sản xuất giống Khoai tây và người dân trồng Khoai tây
trên địa bàn các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
- Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan: Sở Nông nghiệp các tỉnh
Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ, Bắc Giang, Lào Cai,…
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung trả lời các câu hỏi sau:
(1) Khách hàng của công nghệ nhân giống khí canh cây Khoai tây
củaViện SHNN là ai? Đối thủ cạnh tranh là gì?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

(2) Phát triển thị trường ứng dụng công nghệ NGKC cây khoai tây của
Viện SHNN như thế nào?
(3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến PTTTứng dụng công nghệ này?
(4) Cần có những giải pháp gì để PTTTứng dụngcông nghệ NGKC cây
khoai tây của Viện SHNNtrong thời gian tới?


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5

Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NHÂN GIỐNG KHÍ CANH
CÂY KHOAI TÂY
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm công nghệ
Trong quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở Việt Nam, chuyển đổi từ cơ
chế kếhoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, nhiều thuật ngữ kinh tế - kỹ thuật đã du nhập vào Việt Nam, trong sốđó
có thuật ngữ công nghệ.
Có thể nói công nghệ xuất hiện đồng thời với sự hình thành xã hội loài
người. Từ “Công nghệ” xuất phát từ chữ Hy Lạp (τεκηνε - Tekhne) có nghĩa
là một công nghệ hay một kỹ năng và (λογοσ – logos) có nghĩa là một khoa
học, hay sự nghiên cứu. Như vậy thuật ngữ technology (Tiếng Anh) hay
technologie (Tiếng Pháp) có nghĩa là khoa học về kỹ thuật hay sự nghiên cứu
có hệ thống về kỹ thuật - thường được gọi là công nghệ học.
Ở Việt Nam, cho đến nay công nghệ thường được hiểu là quá trình tiến
hành một công đoạn sản xuất, là thiết bị để thực hiện một công việc (do đó
công nghệ thường là tính từ của cụm thuật ngữ như: qui trình công nghệ, thiết
bị công nghệ, dây chuyển công nghệ). Cách hiểu này có xuất xứ từ định nghĩa
trong từ điển kỹ thuật của Liên Xô trước đây: “công nghệ là tập hợp các
phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng
nguyên, vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo
ra sản phẩm hoàn chỉnh”. Theo những quan niệm này, công nghệ chỉ liên
quan đến sản xuất vật chất.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, khởi đầu từ Mỹ rồi Tây Âu đã sử
dụng thuật ngữ “công nghệ” để chỉ các hoạt động ở mọi lĩnh vực, các hoạt
động này áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

dụng - một sự phát triển của khoa học trong thực tiễn - nhằm mang lại hiệu
quả cao hơn trong hoạt động của con người. Kháiniệm công nghệ này dần dần
được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Theo Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia
and the Pacific – ESCAP) thì: “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy
trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến
thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra
hàng hoá và cung cấp dịch vụ” .
Định nghĩa công nghệ của ESCAP được coi là bước ngoặt trong quan
niệm về công nghệ. Theo định nghĩa này, không chỉ sản xuất vật chất mới
dùng công nghệ, mà khái niệm công nghệ đuợc mở rộng ra tất cả các lĩnh vực
hoạt động xã hội. Những lĩnh vực công nghệ mới mẻ dần trở thành quen
thuộc công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng, công nghệ du lịch, công
nghệ văn phòng…. Như vậy công nghệ cũng là một dịch vụ.
Theo luật Khoa học và công nghệ (6/2000) “công nghệ là tập hợp các
phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến
đổi các nguồn lực thành sản phẩm”.
Khái niệm công nghệ có thể được mô tả như hình dưới đây.

Hình 2.1. Mô hình công nghệ
(Tổng hợp nguồn tài liệu tham khảo, 2014)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

Các bộ phận cấu thành một công nghệ
Bất cứ công nghệ nào, dù đơn giản cũng phải gồm có bốn thành phần.
Các thành phần này tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện quá trình biến đổi

mong muốn. Bốn thành tố cơ bản của công nghệ bao gồm: Thành phần các
yếu tố vật thể (Technoware – T), thành phần tri thức (Infoware – I), thành
phần tổ chức và quản lý (Organware – O), thành phần nhân lực
(Humanoware – H).
Các đặc trưng của công nghệ
Muốn quản lý tốt công nghệ cần nắm vững các đặc trưng cơ bản của
công nghệ. Nhiều nước đang phát triển đã không thành công trong việc dựa
vào phát triển công nghệ để xây dựng đất nước, do không nắm vững các đặc
trưng này.
Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ là một loại hàng hoá nhưng là
một loại hàng hoá đặc biệt. Do là một sản phẩm đặc biệt nên ngoài những đặc
trưng như những sản phẩm thông thường, công nghệ có những đặc trưng mà
chỉ công nghệ (sản sinh ra sản phẩm) mới có.
Các đặc trưng của công nghệ cần được nắm vững là: Chuỗi phát triển
của các thành phần công nghệ, độ phức tạp (mức độ tinh vi), hiện đại của các
thành phần công nghệvà chu trình sống của công nghệ.
Chu trình sống của công nghệ
Sự phát triển của một công nghệ có qui luật biến đổi theo thời gian.
Quản lý công nghệ đòi hỏi có sự hiểu biết sâu sắc về chu trình sống của công
nghệ, đặc biệt là mối quan hệ của chu trình sống công nghệ với sự tăng trưởng
thị trường của nó. Để hiểu rõ chu trình sống công nghệ cần đề cập đến hai đặc
trưng khác có liên quan, đó là giới hạn của tiến bộ công nghệ và chu trình
sống của sản phẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

* Giới hạn của tiến bộ công nghệ
Một công nghệ có các tham số thực hiện, biểu hiện một thuộc tính bất
kỳ. Tiến bộ công nghệ là sự nâng cao những tham số này. Nếu biểu hiện các

tham số thực hiện theo trục y, ứng với thời gian theo trục x, ta có một đường
cong có dạng hình chữ S.

Hình 2.2. Đường cong chữ S của tiến bộ công nghệ
(Tổng hợp nguồn tài liệu tham khảo, 2014)
Đường cong của chữ S có thể chia làm ba giai đoạn: giai đoạn phôi
thai, giai đoạn tăng trưởng và giai đoạn bão hoà. Giai đoạn phôi thai đặc trưng
bởi sự tăng trưởng tham số thực hiện chậm, tiếp theo, các tham số được cải
thiện nhanh nhờ các cải tiến. Giai đoạn bão hoà bắt đầu khi công nghệ đạt đến
giới hạn của nó.
Đặc trưng chữ S dẫn đến một nhận thức quan trọng “khi một công nghệ
đạt tới giới hạn tự nhiên của nó, nó trở thành công nghệ bão hoà và có khả
năng bị thay thế hay loại bỏ”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

* Chu trình sống của sản phẩm
Quy luật biến đổi của khối lượng một sản phẩm bán được trên thị
trường theo thời gian được gọi là chu trình sống của sản phẩm.

Hình 2.3. Chu trình sống của sản phẩm – thị trường
(Tổng hợp nguồn tài liệu tham khảo, 2014)
Giai đoạn A biểu thị sự hình thành sản phẩm: ý tưởng thiết kế, triển
khai, sản phẩm chưa có trên thị trường, không mang lại lợi nhuận cho đơn vị.
Giai đoạn B bắt đầu giới thiệu sản phẩm trên thị trường, đặc trưng của nó là
lượng bán chậm. Sau đó sản phẩm chuyển sang giai đoạn C luợng bán tăng
nhanh. Sau đó lượng bán giảm dần (D), xuất hiện sản phẩm mới ưu việt hơn
nó (E) vì nó bị thay thế - giai đoạn (F).
* Chu trình sống của công nghệ và quan hệ với thị trường

Hình 2.4 biểu thị mối quan hệ giữa sự tăng trưởng thị trường của một
công nghệ với các giai đoạn trong chu trình sống của nó.
Trục x biểu diễn thời gian tồn tại của công nghệ, còn trục y biểu thị
khối lượng bán được nó trên thị trường theo sáu giai đoạn: 1) triển khai (A);
2) đưa ra áp dụng (B); 3) tăng trưởng ứng dụng (C); 4) bão hoà (D); 5) bị thay
thế (E) và 6) loại bỏ công nghệ (F).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10


Hình 2.4. Tăng trưởng thị trường tại các giai đoạn khác nhau của chu
trình sống công nghệ
(Tổng hợp nguồn tài liệu tham khảo, 2014)
Trong giai đoạn A: triển khai công nghệ, thị trường chưa có công nghệ.
Trong giai đoạn tiếp theo B, C, D khối lượng công nghệ bán được trên thị
trường tuân theo đường cong tiến bộ công nghệ. Nó đặc trưng bởi sự tăng
chậm lúc đầu sau đó tăng nhanh rồi bão hoà. Công nghệ đạt tới đỉnh sau đó
bắt đầu giảm (E) và bị thay thế khi có công nghệ mới xuất hiện (F).
Ý nghĩa của chu trình sống công nghệ
Trong thời gian tồn tại của một công nghệ, công nghệ luôn biến đổi: về
tham số thực hiện của công nghệ; về quan hệ với thị trường…
Trong nền kinh tế cạnh tranh, để duy trì vị trí của mình, các đơn vị
phải tiến hành đổi mới sản phẩm, đổi mới qui trình sản xuất và thay thế công
nghệ đang sử dụng đúng lúc khi có những thay đổi trong khoa học - công
nghệ, trong nhu cầu thị trường.
Một đơn vị kinh doanh đang sử dụng một công nghệ để tiến hành hoạt
động sản xuất hay kinh doanh cần biết nó đang ở giai đoạn nào của chu trình
sống. Hiểu biết này rất quan trọng vì nó liên quan đến giá trị của công nghệ,
đến thời điểm thay đổi công nghệ, cũng như các hoạt động khác đối với công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11

nghệ. Tuy nhiên xác định chu trình sống của một công nghệ đang hoạt động
đòi hỏi phải có được những thông tin có hệ thống về công nghệ, về tiến bộ
khoa học - công nghệ liên quan và về thị trường sản phẩm của công nghệ.
Ngoài ra, cần nắm vững kiến thức về khoa học dự báo mới xác định được sự
phát triển của công nghệ trong tương lai.
2.1.1.2. Khái niệm thị trường công nghệ
Hiện nay, trong những tài liệu khác nhau, người ta thấy có việc sử dụng
các cụm từ khác nhau để chỉ thị trường công nghệ. Nhiều văn bản sử dụng
cụm từ "Thị trường khoa học và công nghệ" trong khi một số tài liệu lại dùng
cụm từ "Thị trường công nghệ". Quyết định 214/2005/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thị trường công nghệ sử dụng
cụm từ "Thị trường công nghệ". Có một số quan điểm cho rằng chúng ta chỉ
nên sử dụng khái niệm "thị trường công nghệ" mà không nên nói "thị trường
khoa học và công nghệ" bởi không tồn tại "thị trường khoa học" . Theo quan
niệm này, "thị trường công nghệ” có thể được hiểu là những thể chế đảm bảo
việc mua bán công nghệ được thực hiện trên cơ sở lợi ích của các bên tham
gia". Có tác giả cho rằng "theo nghĩa hẹp, thị trường công nghệ là nơi giao
dịch hàng hoá công nghệ. Còn theo nghĩa rộng thì thị trường là tổng hoà các
mối quan hệ trao đổi mua bán, môi giới, giám định, thưởng phạt, khiếu kiện
giữa các bên giao dịch công nghệ".
Chúng ta có thể thấy rằng, trong thị trường công nghệ theo nghĩa rộng,
không chỉ có công nghệ là hàng hoá để trao đổi mua bán mà có thể có cả tri
thức, thông tin KH&CN cũng có thể được trao đổi như là những hàng hoá
công nghệ đặc biệt. Như vậy khái niệm "thị trường công nghệ" sẽ bao quát
rộng hơn. Nó bao quát cả thị trường thông tin, tri thức, dịch vụ và lao động
KH&CN chứ không chỉ thuần tuý là việc mua bán, chuyển giao công nghệ.
Từ những lý giải trên,


thị trường công nghệ có thể được hiểu là tổng hòa các
mối quan hệ mua bán, trao đổi, môi giới, giám định, khiếu kiện giữa các bên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

giao dịch. Hay nói cách khác thị trường công nghệ là phương thức thương
mại hóa các thành quả của khoa học công nghệ, thúc đẩy gắn kết giữa khoa
học công nghệ và sản xuất.
Điểm khác biệt với "thị trường hàng hoá thông dụng" là thị trường công
nghệ tính thiếu hoàn hảo (về nhận dạng, về nhu cầu, về giá cả ) nên không
thể duy trì và phát triển nếu thiếu sự tác động của nhà nước
.

Theo các chuyên gia trong ngành thì hiện nay thị trường công nghệ ở
Việt Nam mới ở dạng phôi thai, chưa xuất hiện thị trường công nghệ hiểu
theo đúng nghĩa đầy đủ, tức thị trường công nghệ hoạt động trên cơ sở pháp
lý, được quản lý bằng pháp luật, có hệ thống quản lý và triển khai các hoạt
động nghiệp vụ, có hệ thống cơ quan môi giới….Tuy nhiên, đối với một đất
nước đang phát triển, chưa có nền công nghiệp hiện đại như Việt Nam thì
điều này hoàn toàn dễ hiểu. Vấn đề đặt ra là trong tương lai (cụ thể đến năm
2020, khi nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp) thì làm thế nào để hình
thành và phát triển được thị trường công nghệ, giúp tạo ra năng lực khoa học
và công nghệ cần thiết để thực sự trở thành nền tảng và động lực cho tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để thị trường công nghệ là một
bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thành phần của thị trường công nghệ
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng để thị trường công nghệ vận hành được
cần có ít nhất bốn thành phần cơ bản là:
(1) Hàng hoá công nghệ
(2) Bên cung và bên cầu (nói cách khác là bên bán và bên mua)

(3) Các tổ chức môi giới, trung gian, dịch vụ, tài chính
(4) Khuôn khổ pháp lý.
Một số nghiên cứu về thị trường công nghệ cho thấy trong thị trường
công nghệ có những dạng hàng hoá cơ bản được lưu thông như sau: sáng chế
và giải pháp hữu ích, thiết bị có chứa đựng công nghệ, công nghệ thuần tuý
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

(như quy trình, bí quyết, bản vẽ, mô tả, ), dịch vụ kỹ thuật nói chung, dịch
vụ nghiên cứu và phát triển thương mại, thông tin KH&CN và tri thức, hàng
hoá công nghệ khác.
Hàng hoá trong thị trường công nghệ được coi là loại hàng hoá đặc biệt
thể hiện qua một số đặc điểm như:
- Hàng hoá công nghệ hướng vào đáp ứng nhu cầu kế hoạch cho tương
lai, dài hạn hơn, dự kiến phát huy tác dụng để giải quyết các vấn đề sau này
trong khi hàng hoá thông thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu cụ thể
trước mắt;
- Độ tin cậy của hàng hóa công nghệ có thể chưa cao; Giá trị hàng hoá
công nghệ chỉ thực sự bộc lộ trong quá trình sử dụng để sản xuất ra các sản
phẩm và dịch vụ;
- Tồn tại sự bất bình đẳng về thông tin giữa bên mua và bên bán hàng
hoá công nghệ. Trong khi người bán có nhiều thông tin về công nghệ và thiết
bị cần bán, thì người mua có ít thông tin về nó.
- Người có hàng hoá công nghệ dễ bị tổn thương về sở hữu trí tuệ. Khi
một người sử dụng tri thức, thì tri thức không mất đi, mà ngược lại, nó có thể
được bộc lộ và có thể được nguời khác sử dụng.
- Khó khăn trong định giá bán và thoả thuận giá cả đối với hàng hoá
công nghệ. Giá cả của hàng hoá công nghệ thường không do giá trị quy định
mà do giá trị sử dụng quy định.
Do những đặc điểm của hàng hoá công nghệ như trên nên thị trường công

nghệ không thể vận hành đơn giản và tương tự như thị trường hàng hoá nói chung.
Để hàng hoá trong thị trường công nghệ lưu thông một cách thuận lợi, cần có sự
tham gia tích cực của bên cung, bên cầu và các bên trung gian, môi giới.
Thành phần quan trọng thứ hai trong thị trường công nghệ là bên cung
và bên cầu. Các nhà cung cấp hàng hoá công nghệ có thể là Nhà nước, các
doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN (bao gồm các tổ chức nghiên cứu và phát
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

triển, các trường đại học, học viện, các tổ chức dịch vụ KH&CN), các nhà
phát triển công nghệ độc lập, v.v Có những nhà cung cấp công nghệ thực
hiện việc phát triển công nghệ để phục vụ cho chính nhu cầu phát triển của
mình và bán các hàng hoá công nghệ đó như một dẫn xuất của việc tạo ra các
sản phẩm đó.Một số tổ chức cung cấp hàng hoá công nghệ lại thực hiện
nghiên cứu và phát triển để tạo ra các hàng hoá công nghệ để bán. Bên có nhu
cầu về công nghệ có thể là nhà nước, các doanh nghiệp, trường đại học, các cá
nhân, nông dân, v.v Doanh nghiệp có nhu cầu công nghệ để đổi mới, nâng
cao năng lực sản xuất, kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát
triển. Nhà nước cần công nghệ để thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, đảm
bảo phát triển các dịch vụ công, đáp ứng một số yêu cầu của xã hội, đảm bảo
an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường, v.v Các trường đại học, học viện có
nhu cầu mua bán hàng hoá KH&CN để đáp ứng nhu cầu về dạy và học của
mình. Ngoài ra, một bên “cầu” đông đảo khác rất quan trọng là các cá nhân,
nông dân có nhu cầu về ứng dụng KH&CN để nâng cao năng suất lao động,
tạo sản phẩm mới, mở rộng ngành nghề sản xuất.
Một thành phần quan trọng khác của thị trường công nghệ là các tổ
chức trung gian, môi giới. Hoạt động mua bán trong thị trường công nghệ có
thể xảy ra một cách trực tiếp (không qua môi giới) giữa bên cung và bên cầu
công nghệ, hoặc gián tiếp (qua tổ chức môi giới); vật lý (mặt đối mặt) hay ảo
(thông qua phương tiện truyền thông). Các tổ chức trung gian, môi giới có vai

trò quan trọng trong việc đảm bảo thông tin, kết nối các bên cung cầu, hỗ trợ
các hoạt động giao dịch công nghệ.
Tóm lại thị trường công nghệ được hình thành trên cơ sở các điều kiện:
Có hàng hóa công nghệ;Có quan hệ cung - cầu về hàng hóa công nghệ; Có
phương tiện thanh toán; Cócác quy định, quy chế, thể thức điều tiết các quá
trình mua - bán hàng hóa công nghệ. Thị trường công nghệ là một phân khúc
của hệ thống thị trường chung (Hình 2.5).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15



Hình 2.5. Vòng chu chuyển (tuần hoàn) hàng hóa ởthị trường công nghệ
và hệ thống thị trường chung

×