Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

khảo sát sự đề kháng của vi khuẩn escherichia coli đối với kháng sinh nhóm beta lactam phổ rộng trên gà thả vườn tại hai trại thuộc huyện mỏ cày bắc tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 81 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y





VÕ THỊ MAI TRANG

Tên đề tài
KHẢO SÁT SỰ ĐỀ KHÁNG CỦA VI KHUẨN
ESCHERICHIA COLI ĐỐI VỚI KHÁNG SINH NHÓM
BETA-LACTAM PHỔ RỘNG TRÊN GÀ THẢ VƢỜN TẠI
HAI TRẠI THUỘC HUYỆN MỎ CÀY BẮC TỈNH BẾN TRE


Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y






Cần Thơ, 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y





VÕ THỊ MAI TRANG

Tên đề tài
KHẢO SÁT SỰ ĐỀ KHÁNG CỦA VI KHUẨN
ESCHERICHIA COLI ĐỐI VỚI KHÁNG SINH NHÓM
BETA-LACTAM PHỔ RỘNG TRÊN GÀ THẢ VƢỜN TẠI
HAI TRẠI THUỘC HUYỆN MỎ CÀY BẮC TỈNH BẾN TRE


Giảng viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện
TS. LÝ THỊ LIÊN KHAI VÕ THỊ MAI TRANG
MSSV: 3102992
Lớp: CN10Y4A1 – K36





Cần Thơ, 2015

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


Đề tài: “Khảo sát sự đề kháng của vi khuẩn Escherichia coli đối với kháng
sinh nhóm Beta - lactam phổ rộng trên gà thả vƣờn tại hai trại thuộc huyện
Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre”, do sinh viên Võ Thị Mai Trang thực hiện tại phòng
thí nghiệm vệ sinh thực phẩm, Bộ môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học
Ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ. Từ tháng 8/2014 đến tháng 11/2014.


Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2015 Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2015
Duyệt Bộ Môn Giảng viên hƣớng dẫn


TS. Lý Thị Liên Khai


Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2015
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng









LỜI CÁM ƠN
Nhớ lại ngày đầu tiên khi tôi đặt chân lên giảng đƣờng đại học, có biết bao ngỡ
ngàng, vui sƣớng với nhiều ƣớc mơ hoài bão. Hôm nay, ƣớc mơ đó đã thành sự
thật, ngoài sự nổ lực không ngừng của bản thân, còn có nguồn động viên và dạy

bảo tận tình của cha mẹ, thầy cô và bạn bè, để giờ đây tôi ngồi viết bài hoàn thành
luận văn tốt nghiệp. Tôi không biết nói gì hơn ngoài lời biết ơn chân thành nhất
gửi đến những ngƣời đã quan tâm lo lắng và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin thành kính dâng lên lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, ngƣời không quãng
khó khăn vất vả lo cho tôi ăn học thành tài đƣợc nhƣ ngày hôm nay.
Tôi xin hết lòng ghi nhớ công ơn cô Lý Thị Liên Khai, ngƣời đã dành cả đời của
mình cho sự nghiệp trồng ngƣời, cô đã hết lòng quan tâm, lo lắng, chỉ bảo và là
nguồn động viên cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn! Quý thầy cô Bộ môn Thú Y và Bộ môn Chăn Nuôi đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, lẫn nhận thức xã hội
trong quá trình học tập tại trƣờng. Ban Giám Hiệu trƣờng Đại Học Cần Thơ, Ban
Chủ Nhiệm Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, các chú bảo vệ và các cô
trong thƣ viện khoa Nông Nghiệp đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Cám ơn các anh thú y xã Phú Sơn, Phú Mỹ và các cô, chú chủ trại gà huyện Mỏ
Cày Bắc tỉnh Bến Tre. Cùng tất cả các anh chị cao học K19, 20, các bạn dƣợc thú
y 36, thú y 36, các em thú y 38, chăn nuôi thú y 38 đã luôn động viên, chia sẽ và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối lời tôi xin kính chúc tất cả mọi ngƣời thật nhiều sức khỏe và gặt hái đƣợc
nhiều thành công trong cuộc sống!


Võ Thị Mai Trang








DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
CRD
Chronic Respiratory Disease
DAEC
Diffusely adhering E. coli
ESBL
Extended-spectrum beta-lactamase
EPEC
Avian Pathogenic E. coli
EHEC
Enterohemorrhagic E. coli
ETEC
Enteropathogenic E. coli
EIEC
Enteroinvasive E. coli
EAEC
Enteroaggregative E. coli
IB
Infectious Bronchitis
KIA
Kliler Iron Agar
MC
Mac conkey Agar
MHA
Muleller Hinton Agar
MR
Methyl Red
NA

Nutrient Agar
VP
Voges – Proskauer












Mục lục
Trang tựa i
Trang duyệt ii
Lời cảm ơn iii
Danh mục chữ viết tắt iv
Mục lục v
Danh mục bảng – Sơ đồ vii
Danh mục hình ix
Tóm lƣợc x
CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc về sự đề kháng của vi khuẩn E. coli đối
với kháng sinh nhóm β-lactam phổ rộng trên gà 3
2.2 Tổng quan về vi khuẩn Escherichia coli 3
2.3 Tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli trên gà 8

2.4 Vài nét lịch sử phát hiện enzyme beta-lactamase phổ rộng (Extended-
spectrum beta-lactamase, ESBL) 10
2.5 Đặc điểm phân loại enzyme beta-lactamase phổ rộng (Extended-spectrum
beta-lactamase, ESBL) 11
2.6 Tính đề kháng của vi khuẩn E. coli đối với kháng sinh nhóm -lactam phổ
rộng…. 12
2.7 Bệnh Escherichia coli trên gà 13
2.8 Kháng sinh 18
2.8.1 Phân loại 18
2.8.2 Cơ chế tác động của kháng sinh 21
2.8.3 Nhóm β-lactams và các chất ức chế β-lactamase 21
2.8.4 Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn 23
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1 Phƣơng tiện nghiên cứu 25
3.1.1 Thời gian, địa điểm, đối tƣợng nghiên cứu 25

3.1.2 Hóa chất và môi trƣờng 25
3.1.3 Thiết bị, dụng cụ, máy móc 25
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 25
3.2.1 Phƣơng pháp lấy mẫu 25
3.2.2 Phƣơng pháp định lƣợng vi khuẩn E. coli trong phân gà khỏe và gà
bệnh… 26
3.2.3 Phƣơng pháp phân lập vi khuẩn E. coli kháng kháng sinh và vi khuẩn
E. coli sinh enzyme β-lactamase phổ rộng (ESBL) trên gà 29
3.2.4 Phƣơng pháp xác định sự đề kháng của vi khuẩn E. coli đối với kháng
sinh nhóm β-lactam phổ rộng (ESBL) trên gà 31
3.2.5 Phƣơng pháp xử lí số liệu 33
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 Tổng quan về địa điểm lấy mẫu thực hiện đề tài tại hai trại gà thả vƣờn
thuộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre 34

4.2 Kết quả khảo sát tỷ lệ gà bệnh tiêu chảy chết do nghi nhiễm vi khuẩn E.
coli tại hai trại thuộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre 37
4.3 Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli trên mẫu phân nguyên của gà khỏe và
gà bệnh tại hai trại thuộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre 39
4.4 Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli sinh enzyme β-lactamase phổ rộng
(ESBL) trên gà tại hai trại thuộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre 40
4.5 Kết quả kiểm tra sự đề kháng và đa kháng của vi khuẩn E. coli sinh
enzyme -lactam phổ rộng (ESBL) trên gà tại hai trại thuộc huyện Mỏ Cày Bắc
tỉnh Bến Tre 46
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50
5.1 Kết luận 50
5.2 Đề nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ CHƢƠNG 55





DANH MỤC BẢNG – SƠ ĐỒ

Bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Tóm tắt hệ thống phân loại β-lactamase và ESBL theo Amlber
(1980) và Bush – Jacoby – Medeiros (1985)
12
3.1
Định danh vi khuẩn E. coli bằng phản ứng sinh hóa

28
3.2
Bảng tiêu chuẩn phân tích kết quả đƣờng kính vô khuẩn (CLSI,
2014)
33
4.1
Phòng bệnh bằng kháng sinh tại trại 1
35
4.2
Phòng bệnh bằng kháng sinh tại trại 2
36
4.3
Tỷ lệ gà bệnh tiêu chảy chết do nghi nhiễm vi khuẩn E. coli tại
hai trại
37
4.4
Tỷ lệ gà bệnh tiêu chảy chết do nghi nhiễm vi khuẩn E. coli
theo tuần tuổi tại hai trại
38
4.5
So sánh tỷ lệ nhiễm và mức độ nhiễm vi khuẩn E. coli trên mẫu
phân nguyên của gà khỏe và gà bệnh tại 2 trại
39
4.6
Tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL tại hai trại
40
4.7
Tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL trên gà khỏe và gà
bệnh tại hai trại
41

4.8
Tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL trên gà theo tuần
tuổi tại hai trại
42
4.9
Tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL trên phân loại mẫu
gà bệnh tiêu chảy tại hai trại
43
4.10
Kết quả kiểm tra tính đề kháng của vi khuẩn E. coli sinh ESBL
46
4.11
Kết quả đa kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli sinh ESBL
48





Sơ đồ
Tên sơ đồ
Trang
2.1
Truyền các yếu tố kháng thuốc bằng con đƣờng tiếp hợp
23
3.1
Qui trình định lƣợng vi khuẩn E. coli
27
3.2
Qui trình phân lập vi khuẩn E. coli kháng kháng sinh và vi

khuẩn E. coli sinh enzyme β-lactamase phổ rộng
30
3.3
Quy trình làm kháng sinh đồ
32





































DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
2.1
Trực khuẩn E. coli dƣới kính hiển vi quang học x100
4
2.2
Cơ chế tác động của các nhóm kháng sinh chính
21
3.1
Khuẩn lạc E. coli trên môi trƣờng MC
29
3.2
Sinh hóa khẳng định vi khuẩn E. coli
29
3.3
Kết quả phƣơng pháp đĩa đôi kết hợp
31

4.1
Bản đồ hành chính huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre
34
4.2
Chuồng úm tại trại 1
35
4.3
Chuồng úm tại trại 2
36
4.4
Gà ủ rũ, mệt mỏi
44
4.5
Gà tiêu chảy phân loãng vàng, bết hậu môn
44
4.6
Gà bị viêm rốn
45
4.7
Túi lòng đỏ không tiêu
45
4.8
Bụng gà xệ
45
4.9
Gà tích nƣớc xoang bụng
45
4.10
Tim, gan phủ fibrin
45

4.11
Túi khí đục
45
4.12
Kết quả kháng sinh đồ
47
4.13
Imequyl 20%
55
4.14
Vet – Moxcol (trại 1)
55
4.15
Flodox
56
4.16
Isotyl-250
56
4.17
Vet – Moxcol (trại 2)
57
4.18
Neo – pennox
57
4.19
Oxystrepsol
57
4.20
Enrox-100
58

4.21
Coli 102
58

TÓM LƢỢC
Ngành chăn nuôi gà thả vườn hiện đang phổ biến tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến
Tre và những thiệt hại do trực khuẩn gây Escherichia coli gây tiêu chảy trên gà là
không thể tránh khỏi, E. coli có khả năng sản sinh các enzyme β-lactamase phổ
rộng (extended-spectrum beta-lactamase, ESBL), chính là tác nhân giúp vi khuẩn
E. coli kháng lại các tác động của kháng sinh nhóm β-lactam làm cho việc điều trị
bệnh do trực khuẩn E. coli ngày càng trở nên khó khăn, gây thiệt hại nghiêm trọng
cho nhà chăn nuôi. Qua khảo sát hai trại gà thả vườn huyện Mỏ Cày Bắc ghi nhận
được 149/ 2.000 con gà bệnh tiêu chảy chết do nghi nhiễm vi khuẩn E. coli chiếm
tỷ lệ 7,45%, tập trung ở tuần tuổi từ 1- 4, trong đó gà 1 tuần tuổi chiếm tỷ lệ cao
nhất (4,25%). Với phương pháp định đượng vi khuẩn E. coli theo TCVN 7924:
2008 thì mật độ vi khuẩn E. coli trong phân gà khỏe là 10
7
(CFU/ml) và có khả
năng gây bệnh khi mật độ tăng (10
8
CFU/ml). Bằng phương pháp đĩa đôi kết hợp
để xác định sự đề kháng của vi khuẩn E. coli đối với kháng sinh nhóm

-lactam
trên 72 con gà (36 con khỏe và 36 con bệnh) tại hai trại với kết quả: Tỷ lệ nhiễm
E. coli sinh ESBL là 52,80%; trong đó gà giai đoạn 4 tuần tuổi có tỷ lệ nhiễm E.
coli sinh ESBL cao nhất (83,30%), tuần 2 (33,30%), tuần 1 (41,70%); tỷ lệ hiện
diện E. coli sinh ESBL trên gà bệnh (69,9%) cao hơn gà khỏe (36,10%); trên bệnh
phẩm thì mẫu phân chiếm tỷ lệ cao nhất (55,60%) kế đến là thịt (22,20%) và phổi
(7,40%). Vi khuẩn E. coli sinh ESBL đã đề kháng cao với nhóm


-lactam (66,70%)
và nhóm cephalosporin (60%). Vi khuẩn E. coli sinh ESBl đa kháng với 5 loại
kháng sinh với cùng kiểu hình đa kháng là ampicillin, cefaclor, cefuroxime,
cefotaxime và trimethoprim/ sulfamethoxazol và kháng lại 8 loại kháng sinh với 4
kiểu hình đa kháng chiếm tỷ lệ cao nhất (39%). Sự đa kháng của vi khuẩn E. coli
sinh ESBL ta thấy được thực trạng rằng vi khuẩn E. coli đa kháng với nhiều loại
kháng sinh và với nhiều kiểu hình đa kháng ngày càng đa dạng và phức tạp. Với
kháng sinh amikacin, ceftazidime/ clavulanic acid và ceftazidime vẫn còn hiệu
quả trong điều trị tại hai trại gà thả vườn huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre.











CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, ngành chăn nuôi gà thả vƣờn hiện đang phổ biến tại huyện Mỏ Cày Bắc
tỉnh Bến Tre và những thiệt hại do bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh trực khuẩn
Escherichia coli là không thể tránh khỏi. Bệnh xảy ra ở gà mọi lứa tuổi, làm giảm
tỷ lệ ấp nở, giảm tỷ lệ đẻ, giảm tăng trọng, làm tăng tỷ lệ chết, tăng chi phí sản
xuất (Barnes and Gross, 1997). Việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh này là
một trong những biện pháp quan trọng nhất để làm giảm tỷ lệ chết. Tuy nhiên, E.
coli phân lập từ gia cầm có khả năng kháng với một hoặc nhiều loại kháng sinh,
đặc biệt là đối với những loại kháng sinh đƣợc sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi

(Blanco et al, 1997). Trong đó, kháng sinh nhóm β-lactam, đặc biệt là các
cephalosporin thế hệ III bắt đầu đƣợc sử dụng rộng rãi do kháng sinh trong nhóm
này có phổ kháng khuẩn rất rộng, chúng lại có đặc tính dƣợc học tốt, dễ hấp thu và
phân bố đều khắp các mô trong cơ thể (Bùi Thị Tho, 2003). E. coli là vi khuẩn có
khả năng tăng sức kháng nhanh nhất (Bùi Thị Tho, 2003). Theo nghiên cứu của
Carissa et al, (2013) phân lập từ 159 mẫu phân gà tây (n = 48), gà thịt (n = 96) và
gà thả vƣờn (n = 15) tại Owerri, Nigeria thì tỷ lệ nhiễm E. coli sinh enzyme beta-
lactamase phổ rộng (ESBL) là 22,2% từ phân gà thịt và gà tây, trên phân gà thả
vƣờn không tìm thấy sự hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL. Theo Trƣơng Hà
Thái và ctv (2009), kết quả kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh của một số
chủng E. coli phân lập từ gà bệnh (n = 50 chủng) thì E. coli kháng lại với tỷ lệ
cao: Nalidixic acid – 100%, ampicillin – 52%. Theo nhƣ các nghiên cứu trên thì E.
coli có khả năng kháng kháng sinh cũng nhƣ việc E. coli có khả năng sản sinh các
enzyme β-lactamase phổ rộng (extended-spectrum beta-lactamase, ESBL), chính là
tác nhân giúp vi khuẩn E. coli kháng lại các tác động của kháng sinh nhóm β-
lactam làm cho việc điều trị bệnh trực khuẩn E.coli ngày càng trở nên khó khăn,
gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà chăn nuôi.
Bên cạnh đó, thịt gà thả vƣờn là một sản phẩm thực phẩm ngon mà nhu cầu của
ngƣời tiêu dùng ngày càng cao nhƣng ngày nay đề kháng kháng sinh đã và đang
trở thành nguy cơ đối với sức khỏe mọi ngƣời, vi khuẩn và gene kháng thuốc của
vi khuẩn nhanh chóng lan truyền khắp mọi nơi, cả bệnh viện và cộng đồng. Theo
Smith et al, (1974, 1976, 1977, 1978, 1980) đã nghiên cứu trong nhiều năm và đi
đến kết luận: “Các chủng E. coli là nguồn cung cấp chủ yếu về tính kháng kháng
sinh lan truyền trong các chủng vi khuẩn có ở đƣờng tiêu hóa ở ngƣời và gia súc”
(trích dẫn bởi Bùi Thị Tho, 2003). Theo Nguyễn Lân Dũng và ctv (2007) thì các
phân tử DNA tái tổ hợp hoạt động in vivo có thể gây nên những sự rủi ro sinh học,
nếu chúng tồn tại trong vi sinh vật nhƣ E. coli sống trong đƣờng ruột ngƣời và có
thể trao đổi thông tin di truyền với các vi khuẩn khác, chúng có thể phổ biến rộng
rãi trong quần thể ngƣời, vi khuẩn, thực vật, hoặc động vật với những hậu quả


không thể lƣờng trƣớc đƣợc, đặc biệt là việc kiến trúc các plasmid mới của vi
khuẩn, nếu không đƣợc điều khiển một cách thận trọng sẽ có thể đƣa gene kháng
kháng sinh hoặc gene tạo thành độc tố vào các chủng vi khuẩn mà trƣớc đó chúng
không có. Vì thế ngoài việc phòng và trị bệnh do E. coli gây ra trên gà trở nên khó
khăn thì việc ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời cũng vô cùng quan trọng. Tuy
nhiên, chƣa có nghiên cứu nào vể sự đề kháng của vi khuẩn E. coli đối với kháng
sinh nhóm β-lactam trên gà thả vƣờn tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên và đƣợc sự phân công của Bộ môn Thú Y, Khoa
Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ, tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Khảo sát sự đề kháng của vi khuẩn Escherichia coli đối với kháng
sinh nhóm beta-lactam phổ rộng trên gà thả vƣờn tại hai trại thuộc huyện Mỏ
Cày Bắc tỉnh Bến Tre”
Mục tiêu của đề tài
- Khảo sát tỷ lệ gà bệnh tiêu chảy chết do nghi nhiễm E. coli tại hai trại gà
thả vƣờn, thuộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre.
- Xác định tỷ lệ nhiễm E. coli sinh enzyme β-lactamase phổ rộng trên gà
bệnh và gà khỏe tại hai trại gà thả vƣờn thuộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến
Tre.
- Xác định sự đề kháng và đa kháng của vi khuẩn E. coli sinh enzyme
β-lactamase phổ rộng trên gà bệnh và gà khỏe tại hai trại gà thả vƣờn thuộc
huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre.












CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3 Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc về sự đề kháng của vi khuẩn E. coli đối
với kháng sinh nhóm β-lactam phổ rộng trên gà
Brinas et al, (2003) các gene mã hóa CMY-2, CTX-M-14 và SHV-12 β-lactamase
đã đƣợc phát hiện trong 3 của 5 chủng E. coli ESBL từ phân gà khỏe cho thấy sức
đề kháng hay giảm tính nhạy cảm với nhóm cephalosporins phổ rộng. Một sự đột
biến A-42 tại vùng promoter (vùng gene khởi động) của gene AmpC đã đƣợc phát
hiện trong 2 chủng khác. Có 3 trong 5 chủng E. coli ESBL (60%) đề kháng lại
nalidixic acid, ciprofloxacin, tetracycline và trimethoprim/ sulfamethoxazole. Tất
cả 5 chủng đều rất nhạy cảm (100%) với amikacin và fosfomycin.
Smet et al, (2008) điều tra sự đa dạng β-lactamase và phân lớp C của vi khuẩn
E. coli trên gà thịt tại Bỉ, tổng cộng có 295 mẫu E. coli ESBL từ 489 mẫu gà thịt
lấy từ 5 trại khác nhau tại Bỉ, trong đó phát hiện các gene nhƣ sau: TEM-52
(13,2%), TEM-106 (2%), CTX-M-1 (27,4%), CTX-M-2 (7,8%), CTX-M-14
(5,9%) và CTX-M-15 (2%). Phân lớp C phát hiện đƣợc là CMY-2 (49%).
Bortolaia et al, (2010) cho thấy rằng vi khuẩn E. coli sinh ESBL phân lập đƣợc từ
5 trại gà thịt tại Ý, thì đề kháng cao với tetracycline (94%), nalidixic acid (83%),
đề kháng trung bình với trimethoprim kết hợp sulfonamide (55%), sulfonamide
(39%), trimethoprim (22%) và không thấy mẫu nào kháng với amikacin, colistin
và imipenem.
Randall et al, (2010) khảo sát tỷ lệ nhiễm ESBL có mang gene CTX-M trên gà
thịt và gà tây tại Vƣơng quốc Anh từ năm 2006 đến 2009 với 388 mẫu phân gà thịt
từ 22 lò giết mổ gia cầm và 442 đàn gà tây khảo sát trong 1 năm với kết quả có
54,5% tại lò giết mổ, 3,6% từ phân gà thịt, 5,2% từ các trại gà tây nuôi lấy thịt và
6,9% từ các trại gà tây giống.
Carissa et al, (2013) phân lập từ 159 mẫu phân gà tây (n = 48), gà thịt (n = 96) và
gà thả vƣờn (n = 15) tại Owerri, Nigeria thì tỷ lệ nhiễm ESBL là 22,2% từ phân gà

thịt và gà tây, trên phân gà thả vƣờn không tìm thấy sự hiện diện vi khuẩn ESBL.
2.5 Tổng quan về vi khuẩn Escherichia coli
Giới thiệu về E. coli
Trực khuẩn ruột già Escherichia coli còn có tên là Bacterium coli commune,
Bacillus, Colicommunis đƣợc Escherich phân lập năm 1885 từ phân trẻ em.
Escherichia thƣờng xuất hiện rất sớm ở đƣờng ruột ngƣời và động vật sơ sinh (sau
khi đẻ hai giờ) chúng thƣờng ở phần sau của ruột, ít khi ở dạ dày hay ruột non.
Trong nhiều trƣờng hợp còn tìm thấy ở niêm mạc nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
Từ ruột, Escherichia coli theo phân ra đất, nƣớc. Tìm chỉ số E. coli trong một
nguồn nƣớc cho phép ta kết luận nƣớc đó có nhiễm phân hay không và là một

trong những cơ sở để nói rằng nƣớc đó tốt hay xấu. Escherchia coli là nguyên
nhân gây ra một số bệnh ở ngƣời và động vật (Nguyễn Nhƣ Thanh và ctv, 1997).
Đặc điểm hình thái

Hình 2.1 Trực khuẩn E. coli dƣới kính hiển vi quang học x100
( />ndex_gram_stain_images.html)
E. coli là một trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thƣớc 2 – 3 x 0,6μ (hình 1). Trong cơ
thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Có khi
trong môi trƣờng nuôi cấy thấy có những trực khuẩn dài 4 - 8μ, những loại này
thƣờng gặp trong canh khuẩn già. Phần lớn E. coli di động do có long ở xung
quanh than, nhƣng một số không thấy di động. Vi khuẩn không sinh nha bào, có
thể có giáp mô (Nguyễn Nhƣ Thanh và ctv, 1997).
Đặc tính nuôi cấy
E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trƣờng nuôi cấy thông thƣờng, là trực khuẩn
hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trƣởng ở nhiệt độ từ 5 – 40
0
C, thích hợp là
37
0

C, pH thích hợp là 7,2 – 7,4, phát triển đƣợc ở pH 5,5 – 8,0 (Lƣu Hữu Mãnh,
2009).
Trong những điều kiện thích hợp E. coli phát triển rất nhanh. Trên môi trƣờng NA
(Nutrient agar), TSA (Tripticase Soy Agar) qua 18 – 24 giờ ử ở 37
0
C, hình thành
những khuẩn lạc tròn ƣớt, màu trắng nhạt, mặt khuẩn hơi lồi, đƣờng kính 2 – 3 mm
(Nguyễn Vĩnh Phƣớc, 1970).
Môi trƣờng nƣớc thịt vi khuẩn phát triển tốt, môi trƣờng rất đục có cặn màu tro
nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màu xám nhạt trên mặt môi trƣờng, môi trƣờng có
màu phân thối (Nguyễn Nhƣ Thanh và ctv, 1997).
Trên môi trƣờng MC (Mac conkey agar) vi khuẩn E. coli to, tròn, đều màu hồng
nhạt mặt khuẩn lạc hơi lồi, kích thƣớc 2 – 3 mm (Nguyễn Vĩnh Phƣớc, 1970).

Trên môi trƣờng EMB (Eosin Methylene Blue) khuẩn lạc tròn, hơi lồi, bong, màu
thẫm tím, có ánh kim (Nguyễn Vĩnh Phƣớc, 1970).
Đặc tính sinh hóa
Chuyển hóa đƣờng: Lên sinh hơi các loại đƣờng lactose, fructose, glucose,
levulose, galactose, xylose, ramnose, mannit. Không lên các loại đƣờng andonit
và inozit. Tất cả E. coli đều lên đƣờng lactose nhanh và sinh hơi, đây là đặc điểm
quan trọng phân biệt E. coli và Salmonella (Lƣu Hữu Mãnh, 2009).
Vi khuẩn E. coli đƣợc định danh bằng các phản ứng sinh hóa qua các môi trƣờng
KIA (Kliler Iron Agar), Simmons Citrate, VP (Voges – Proskauer), MR (Methyl
Red), LIM (Lysine Indole Motility Medium).
Sử dụng lysine, sinh indole, không sinh H
2
S.
Phản ứng MR (Methyl Red) dƣơng tính, VP (Voges – Proskauer) âm tính, phản
ứng Citrate âm tính, không sử dụng ure (Nguyễn Vĩnh Phƣớc, 1970).
Cấu trúc kháng nguyên

Cấu trúc kháng nguyên của E. coli rất phức tạp, có đủ ba loại kháng nguyên: O, H
và K. Kháng nguyên K cũng có nhiều loại L, A, B nên có nhiều type huyết thanh
khác nhau.
Kháng nguyên O
Kháng nguyên O còn đƣợc gọi là kháng nguyên thân, kháng nguyên bề mặt, đây là
kháng nguyên của vách tế bào, cấu tạo bởi polysaccharide. Nó đƣợc tìm thấy trên
các khuan lạc dạng S và chịu đƣợc nhiêt độ 100°C trong 2 giờ, không bị cồn phá
hủy.
Mỗi type vi khuẩn có 1 kháng nguyên O riêng, chúng có những yếu tố khác nhau
ghi bằng số I, II, III, IV, (Nguyễn Nhƣ Thanh, 1997).
Kháng nguyên H
Kháng nguyên H còn gọi là kháng nguyên lông, có tính chịu nhiệt cao, đƣợc cấu
tạo bởi protein. Tuy nhiên khi đun sôi 100°C trong 2 giờ 30 phút thì tính kháng
nguyên, khả năng ngƣng kết, kết hợp của kháng nguyên đều bị hủy. Các nhóm
kháng nguyên O khác nhau của vi khuần E. coli đều có một loại type kháng
nguyên H và đƣợc biểu thị bằng số 1, 2, 3, 4.
Kháng nguyên K
Kháng nguyên K còn gọi là kháng nguyên vỏ, kháng nguyên màng tế bào đƣợc
cấu tạo bởi polysaccharide hoặc protein. Loại này chỉ có ở một số vi khuấn đƣờng
ruột. Những chủng có kháng nguyên L và B thƣờng không chịu nhiệt và không tìm

thấy giáp mô.
Hiện nay có 80 loại kháng nguyên K đã đƣợc biết đến và đƣợc chia làm 3 loại ký
hiệu là L, A và B. Kháng nguyên L ngăn không cho hiện tƣợng ngƣng kết O của vi
khuần sống xảy ra, kém chịu nhiệt, kháng nguyên L bị phá hủy ở nhiệt đô 100°C
trong 1 giờ, kháng nguyên mất khả năng ngƣng kết, kết tủa và không giữ đƣợc tính
kháng nguyên (Nguyễn Nhƣ Thanh, 1997).
Kháng nguyên A là kháng nguyên vỏ chịu nhiệt, không bị phá hủy khi đun sôi ở
100°C trong 2 giờ 30 phút nên vẫn giữ đƣợc khả năng ngƣng kết, kết tủa và tính
kháng nguyên vẫn còn.

Kháng nguyên B thì ít thấy, ở 100°C trong vòng 1 giờ chỉ mất tính kháng nguyên
và vẫn giữ đƣợc khả năng ngƣng kết và kết tủa. Kháng nguyên này rất đặc hiệu
cho các type trong nhóm trực khuần đƣờng ruột.
Mặc dù trong tự nhiên trực khuần đƣờng ruột có nhiều serotype, nhƣng chỉ một
phần nhỏ trong số đó đƣợc xác định là mầm gây ra các bệnh đƣờng dạ dày ruột.
Dựa vào cấu tạo kháng nguyên O, E.coli đƣợc chia làm nhiều nhóm, căn cứ vào
cấu tạo kháng nguyên O, K, H, E.coli lại chia làm nhiều type, mỗi type đều đƣợc
ghi thứ tự các yếu tố kháng nguyên O, K, H. Trong số 28 type huyết thanh phổ
biến có 8 chủng gây bệnh là: O111B4, O86B7, O55B5, O26B6, O127B8 (Mỹ),
O128B12 (Anh), 408 và 145 (Nguyễn Nhƣ Thanh, 1997).
Kháng nguyên F (kháng nguyên bám dính)
Hầu hết các E. coli gây bệnh đều sản sinh một hoặc nhiều yếu tố bám dính, chúng
bám vào các cơ quan cảm thụ đặc hiệu trên tế bào biểu mô của màng nhày và
những lớp tế bào kế cận. Những yếu tố bám dính này là phần phụ có dạng lông kéo
dài từ vách tế bào vi khuẩn và đƣợc cấu tạo từ các tiểu đơn vị protein, trong nhiều
trƣờng hợp, chúng hoạt động nhƣ một giá đỡ cho protein bám vào đầu các sợi vi
nhung. Yếu tố bám dính đƣợc phân lập bằng phản ứng huyết thanh học hay bằng
các cơ quan cảm nhận đặc hiệu, cơ quan cảm nhận đặc hiệu này làm ngƣng kết
hồng cầu của nhiều loài gia súc khác nhau. Cách đặt tên cho các yếu tố bám dính
rất khác nhau. Mỗi loại kháng nguyên bám dính có các yếu tố quyết định kháng
nguyên tƣơng ứng, phù hợp với cấu trúc điểm tiếp nhận trên bề mặt của tế bào biểu
mô nhung mao ruột non của từng loại động vật hoặc từng lứa tuổi động vật .
Sức đề kháng
Cũng nhƣ các loại vi khuẩn không sinh nha bào khác, E. coli không chịu đƣợc
nhiệt độ đun 55
0
C trong 1 giờ, 60
0
C trong 30 phút, đun sôi 100
0

C chết ngay. Các
chất sát trùng thong thƣờng axit phenic, biclorua thủy ngân, focmon, hydroperoxit

1
0
/
00
diệt vi khuẩn sau 5 phút. Tuy nhiên, ở môi trƣờng bên ngoài, các chủng
E. coli độc tố có thể tồn tại đến 4 tháng (Nguyễn Nhƣ Thanh và ctv, 1997).
Tính gây bệnh
Phần lớn các vi khuẩn E. coli không có ảnh hƣởng gì đáng kể đến sức khỏe.
Nhƣng có một số E. coli có thể gây bệnh, và các vi khuẩn này có thể tựu trung vào
6 nhóm sau đây: DAEC (Diffusely adhering E. coli), EHEC (Enterohemorrhagic
E. coli), EPEC (Enteropathogenic E. coli), ETEC (Enterotoxigenic E. coli), EIEC
(Enteroinvasive E. coli), và EAEC (Enteroaggregative E. coli) (Nataro and Kaper,
1998).
Tùy vào địa phƣơng và độ tuổi, các vi khuẩn trên đây có những ảnh hƣởng khác
nhau đến bệnh tiêu chảy. Chẳng hạn nhƣ ETEC là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em các nƣớc đang phát triển (nhƣ nƣớc ta) nhƣng
không phải là yếu tố chính gây tiêu chảy ở trẻ em các nƣớc phƣơng Tây.
ETEC (Enterotoxigenic E. coli) là nhóm vi khuẩn thƣờng xuyên khu trú trong ruột
ngƣời và động vật và gây bệnh ở thú sơ sinh (Gyles, 1986). ETEC có khả năng
sinh độc tố ruột (enterotoxin), độc tố gồm 2 loại: Độc tố chịu nhiệt (heat-stable
enterotoxin = ST) và độc tố kém chịu nhiệt (heat-labile enterotoxin = LT) (Smith
và Gyles, 1970).
EIEC (Enteroinvasive E. coli) là nhóm không có khả năng tạo độc tố (enterotoxin)
nhƣ ETEC nhƣng chúng có khả năng phát triển mạnh và gây bênh rất nguy hiểm
giống nhƣ Shigella. Chúng thƣờng gây đau bụng, sốt, ói mữa và tiêu chảy không
máu (Taylor, 1988).
EPEC (Enteropathogenic E. coli) không có khả năng tạo ra độc tố hay khả năng

xâm nhập nhƣ ETEC hay EIEC. Nhóm này gây tiêu chảy cho ngƣời, đặc biệt là
gây tiêu chảy cho trẻ em (Levine, 1987).
EHEC (Enterohemorrhagic E. coli) là nhóm có khả năng tạo độc tố Verotoxin
giống với độc tố Shiga - Chất độc do nhà khoa học K. Shiga tìm ra, nên có tên gọi
chung là chất độc giống Shiga (Shiga - like toxin). Độc tố này ở dạng biến thể 2e
(Stx2e), gây ra các bệnh tích cho mao mạch ruột, mô dƣới da và não, dẫn tới triệu
chứng phù đầu và thần kinh (Bertschinger, 1999)
EAEC (Enteroaggregative E. coli) có khả năng sản sinh ra yếu tố bám dính và xâm
nhập vào tế bào niêm mạc ruột ( Nguyễn Thanh Bảo, 2005).
DAEC (Diffusely adhering E. coli) ngƣời ta biết rất ít về dịch tể học và lâm sàng
của bệnh do DAEC. Trong một nghiên cứu trên những đứa trẻ ở bệnh viện giữa độ
tuổi từ 1 tháng đến 14 tuổi đa số những bệnh nhân nhiễm DAEC đều bị ói mữa.

E. coli có sẵn trong ruột của động vật nhƣng chỉ tác động gây bệnh khi sức đề
kháng của con vật giảm sút (do chăm sóc, nuôi dƣỡng, thời tiết, thức ăn, ).
Bệnh do trực khuẩn E. coli có thể xảy ra nhƣ một bệnh truyền nhiễm kế phát trên
cơ sở thiếu vitamin và mắc các bệnh virus và ký sinh trùng.
E. coli thƣờng gây bệnh cho súc vật mới đẻ từ 2-3 ngày hoặc 4-8 ngày. Ngƣời ta
gọi Colibacillosis là một bệnh đƣờng ruột của ngựa, bê, cừu, lợn và gia cầm non
do E. coli gây ra.
Cần biết rằng type E. coli gây bệnh sau khi duy trì một thời gian trong một cơ sở
chăn nuôi sẽ đƣợc thay thế bằng một type E. coli gây bệnh khác sau này.
Colibacillosis của bê mới đẻ từ 2-12 ngày thƣờng do một số type E. coli sau:
O
78
B; O
55
B
5
; O

15
; O
86
B
7
; O
8
; O
9
A; O
35
B
4
; O
137
.
Bệnh thể hiện bằng các triệu chứng sốt cao (41
0
C hoặc hơn) đi tháo dạ, phân lúc
đầu vàng đặc sệt, mùi chua, sau chuyển màu trắng xám, hôi thối, dính máu, bê đi
tiêu nhiều lần và rặn nhiều.
Ở gia cầm (gà, vịt, bồ câu) thƣờng đi tháo dạ, phân xanh lá cây rất hôi thối, có khi
có hiện tƣợng viêm kết mạc mắt, viêm cuống phổi, viêm phổi, viêm niêm mạc mũi
làm gia cầm thở khó.
Ở lợn con cũng có triệu chứng giống bê, bệnh có thể lây cho cả ổ thậm chí từ ổ
này sang ổ khác. Ở động vật lớn, vi khuẩn có thể gây một số bệnh nhƣ viêm phúc
mạc, viêm gan, thận, bàng quang, túi mật, buồng vú, khớp xƣơng.
Ở ngƣời, đặc biệt là trẻ em dƣới một tuổi vi khuẩn có thể gây viêm dạ dày ruột và
gây nhiễm độc, viêm túi mật, bàng quang, đƣờng niệu sinh dục và viêm não, đôi
khi gây nhiễm khuẩn huyết trầm trọng.

Trong phòng thí nghiệm: Tiêm vi khuẩn vào dƣới da cho chuột bạch, chuột lang,
thỏ có thể gây viêm cục bộ, nếu tiêm với liều lớn có thể gây bại huyết, giết chết
con vật (Nguyễn Nhƣ Thanh và ctv, 1997).
2.4 Tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli trên gà
Vi khuẩn E. coli có khả năng tăng sức kháng đối với kháng sinh nhanh nhất (Bùi
Thị Tho, 2003). Đây là vấn đề cấp bách cần đƣợc nghiên cứu để tìm ra loại kháng
sinh mẫn cảm dùng trong điều trị các bệnh xảy ra do E. coli.
Hiện tƣợng đa kháng của E. coli tăng rất nhanh. Năm 1976, đã phát hiện 17,5%
chủng E. coli kháng với 2 loại thuốc và 6,3% đa kháng với 3 loại thuốc, không có
chủng nào đa kháng một lúc với 4; 5; 6 hay 7 loại thuốc. Hiện nay kiểm tra, thấy tỷ
lệ E. coli đa kháng với 3; 4 loại thuốc là phổ biến nhất. Đặc biệt đã xuất hiện

chủng E. coli đa kháng một lúc với 5, 6 hay 7 loại thuốc với tỷ lệ tƣơng ứng:
14,92%; 8,95% và 5,97% (Bùi Thị Tho, 2003).
Gần đây nhất, khi tìm hiểu các yếu tố độc lực của vi khuẩn E. coli gây bệnh, Lê
Văn Tạo đã cho biết “hiện nay, có 12% E. coli đa kháng với 7 loại thuốc, 32% đa
kháng với 6 loại thuốc, 40% đa kháng với 5 loại thuốc, 10% đa kháng với 4 loại và
6% đa kháng với 3 loại” (Bùi Thị Tho, 2003).
E. coli có khả năng kháng chéo và các thuốc kháng chéo là những thuốc mà E. coli
này chƣa hề đƣợc tiếp xúc tong quá trình sống. Những cá thể có khả năng phát
sinh đột biến của E. coli chỉ khoảng 10
-7
(cứ 10.000.000 cá thể sẽ có một cá thể có
khả năng phát sinh đột biến tự nhiên). Vi khuẩn phân chia tế bào mỗi lần 40 phút,
nhƣ vậy cứ 22 giờ mỗi tế bào đột biến sẽ có 10
9
đời con (Bùi Thị Tho, 2003).
Van den Bogaard et al, (2001) khảo sát tỷ lệ kháng kháng sinh của E. coli từ phân
gà tây, gà thịt và gà thả vƣờn trong đó gà tây kháng cao với amoxycillin (87%),
oxytetracycline (87%), trimethoprim (85%), neomycin (81%), kháng trung bình

với flumequine (66%); gà thịt kháng cao với amoxycillin (82%), trimethoprim
(80%), kháng trung bình với oxytetracycline (78%), neomycin (72%), flumequine
(64%); riêng gà thả vƣờn thì kháng trung bình với oxytetracycline (61%),
amoxicillin (57%). Ngoài ra tỷ lệ đa kháng kháng sinh của gà tây (n = 43) có 14
mẫu kháng 5 loại kháng sinh (32%), gà thịt (n = 45) có 10 mẫu kháng 5 loại kháng
sinh (23%) và gà thả vƣờn (n = 42) thì có 9 mẫu kháng 5 loại kháng sinh (22%).
Theo Trƣơng Hà Thái và ctv (2009), kết quả kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh
của một số chủng E. coli phân lập từ gà bệnh (n = 50 chủng) thì 84,0% các chủng
E. coli mẫn cảm với enrofloxacin; 82,0% với colistin; 70,0% với norfloxacin. Một
số kháng sinh bị chủng E. coli kháng lại với tỷ lệ cao: Nalidixic acid – 100%;
streptomycin – 84%, trimethoprim/sulphamethoxazole – 68%; neomycin và
ampicillin – 52%; kanamycin – 48%; ciprofloxacin – 42%; gentamycin – 28%.
Theo Tô Liên Thu (2004), kiểm tra khả năng kháng thuốc của vi khuẩn E. coli và
Salmonella phân lập từ thịt gà nuôi công nghiệp và thịt lợn ở một số tỉnh thuộc
đồng bằng Bắc bộ bằng phƣơng pháp kháng sinh đồ, kết quả cho thấy: Các chủng
E. coli và Salmonella phân lập từ thịt gà kháng lại các loại kháng sinh thông
thƣờng nhƣ streptomycin, ampicillin, tetracycline, cloramphenicol với tỷ lệ cao.
Các chủng phân lập từ thịt lợn có tỷ lệ đề kháng với các loại kháng sinh thấp hơn
so với vi khuẩn phân lập đƣợc từ thịt gà. Nhiều chủng E. coli và Salmonella có đặc
tính đa kháng, có những chủng kháng lại 8 loại kháng sinh. Một số loại kháng sinh
nhƣ gentamycin, neomycin, norfloxacin còn nhạy cảm cao với E. coli và
Salmonella phân lập đƣợc.

Theo Lƣu Hữu Mãnh và Đỗ Võ Anh Khoa (2012), nghiên cứu trên gà Ross 308
cho rằng vi khuẩn E. coli mẫn cảm cao nhất đối với ceftriaxone (97,73%) kế đến là
cefotaxime (95,45%), colistin (93,18%), amoxicillin (81,82%) và cephalexin
(72,73%) bên cạnh đó vi khuẩn này cũng đề kháng cao với kháng sinh bactrim
(90%).
Nguyễn Thị Liên Hƣơng và ctv (2009), kết quả xác định khả năng mẫn cảm kháng
sinh của các chủng E. coli phân lập đƣợc cho thấy: Chỉ duy nhất ceftriaxone còn

có khả năng mẫn cảm mạnh (100%) với các chủng đƣợc kiểm tra. Các kháng sinh
có tỷ lệ kháng cao (>80%) là tretracycline, sulfamethoxazole/trimethoprim,
apramycin, ceftiofur và streptomycin.
2.1 Vài nét về lịch sử phát hiện enzyme beta-lactamase phổ rộng (Extended-
spectrum beta-lactamase, ESBL)
Vào năm 1963 tại Athens Hy Lạp từ máu một bệnh nhân tên là Temoneira ngƣời ta
phân lập đƣợc chủng E. coli kháng ampicillin có sinh loại β-lactamase và lấy luôn
tên bệnh nhân đặt tên cho này là TEM-1.
Năm 1965 cũng ở nơi đây từ E. coli ngƣời ta phát hiện ra TEM-2 là do TEM-1
biến đổi một amino aicd. Nhờ TEM-1 và TEM-2 đã làm cho vi khuẩn Gram âm
kháng lại penicillin, ampicillin và cephalosporin thế hệ 1 trong một thời gian dài
sau đó, nhƣ các thong báo về N. gonorrhoeae kháng penicillins, H. influenzae và
Shigella spp đề kháng kháng sinh vào những năm 1971 – 1973 ở Châu Á và nhiều
nơi trên thế giới.
Cho đến năm 1974 chủng K. pneumoniae có gene mã hóa β-lactamase trên
plasmid đƣợc phát hiện, này có nhiều thay đổi về amino aicd so với TEM-1 và
TEM-2 nên đƣợc đặt tên là SHV-1 (Sulphyryl Variable), nhƣ vậy vi khuẩn đã có
TEM-1, TEM-2 và SHV-1 nên các penicillins và cephalosporin thế hệ 1 đã bị
kháng lại rất nhiều.
Đầu những năm 1980 thì các kháng sinh β-lactam phổ rộng nhƣ cephalosporins thế
hệ thứ 2, thế hệ thứ 3 và các monobactams đƣợc đƣa vào điều trị các vi khuẩn
kháng thuốc. Sƣ ra đời các kháng sinh β-lactams mới này đặc biệt là
cephalosporins thế hệ 3, đã là thành công lớn của khoa học trong cuộc chiến đấu
dài lâu với vi khuẩn gây bệnh có TEM-1, TEM-2 và SHV-1. Nhƣng rồi một loại
β-lactamase có khả năng phân hủy các cephalosporins thế hệ 2, cephalosporins thế
hệ 3 và monobactams, có nguồn gốc do TEM-1, TEM-2 và SHV-1 đột biến thay
đổi một số amino aicd gọi là ESBL đã xuất hiện.
Năm 1983 ở Đức đã phát hiện chủng K. ozaenae sinh β-lactamase phân hủy
cefotaxime đƣợc đặt tên là SHV-2, đây là trƣờng hợp đầu tiên sinh ESBL đƣợc ghi


nhận. Năm 1984 đến năm 1987 tại Pháp đã phát hiện chủng K. pneumoniae có
gene mã hóa ESBL trên plasmid kháng cefotaixme đặt tên là CTX-1. Cũng vào
những năm 1986 ở Nhật Bản Masumato và năm 1989 ở Đức Bauernfein phát hiện
E. coli sinh ESBL kháng cefotaxime không phải TEM và SHV nên đặc tên là
CTX-M-1. Đáng ngại là CTX-M có khả năng phân hủy hầu hết cephalosporins thế
hệ 3 (Paterson and Bonomo, 2005).
2.2 Đặc điểm phân loại enzyme beta-lactamase phổ rộng (Extended-spectrum
beta-lactamase, ESBL)
Hiện nay các nghiên cứu trên thế giới đã biết đến trên 200 loại ESBL. Có hai hệ
thống phân loại chính đƣợc thống nhất sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Hệ
thống phân loại của Amlber R. P và hệ thống phân loại của các nhóm tác giả Bush
Karen, Jacoby G. A và Medeior A. A gọi tắt là hệ thống phân loại Bush-Jacoby-
Medeior.
Hệ thống phân loại theo Amlber
Amlber chia các β-lactamase thành 4 lớp: A, B, C và D, dựa trên các có sự giống
nhau về các amino acid. Trong đó các lớp A, C, D chỉ có serin trong cấu trúc ở vị
trí khởi động nên gọi là các serin-β-lactamase , còn có lớp B do có Metallo ở vị trí
khởi động trong cấu trúc và các ion Zn nên gọi là các Metallo-β-lactamase, một số
β-lactamase lớp A và D đƣợc gọi là ESBL.
Hệ thống phân loại theo Bush – Jacoby – Medeior
Cơ sỏ của hệ thống phân loại này là dựa vào các yếu tố sau:
- Khả năng hoạt động của hay gọi là phổ tác dụng của đối với các kháng sinh.
- Tầm ảnh hƣởng của đối với các chất ức chế β-lactamase lactamase (thƣờng dùng
là clavulanic aicd) ở các mức khác nhau nhƣ bị ức chế, giảm ức chế hay kháng
chất ức chế.
-Vị trí mã hóa gene ESBL nằm trên NST hay trên plasmid.
-Loài vi khuẩn sinh ESBL thuộc nhóm thƣờng gặp hay hiếm gặp
Hệ thống phân loại này chia β-lactamase ra 4 nhóm chính: 1, 2, 3, 4. Trong đó
nhóm chính 2 đƣợc chia thành 8 nhóm phụ: 2a, 2b, 2be, 2br, 2c, 2d, 2e và 2f (Dẫn
liệu của Nguyễn Sâm, 2009).





Bảng 2.1 Tóm tắt hệ thống phân loại β-lactamase và ESBL theo Amlber (1980) và
Bush – Jacoby – Medeiros (1995).
Lớp Amlber
Nhóm Bush
Type
A
2a
Penicillinase
2b
TEM-1-2, SHV-1
2be
β-lactamase phổ rộng phân hủy penicillins,
cephalosporins phổ rộng, bị ức chế bởi clavulanic
aicd (ESBL)
2br
β-lactamase kháng chất ức chế
2c
Carbenicillinase, ức chế bởi clavulanic aicd
2e
Cephalosporinase
2f
β-lactamase phân hủy carbanepem, bị ức chế bởi
clavulanic acid
B
3
β-lactamase Zinc-metallo phân hủy carbanepem va

các β-lactams, bị ức chế bởi EDTA
C
1
AmpC các cephalosporin có gene mã hóa trên
nhiễm sắc thể, thỉnh thoảng trên plasmid, không bị
ức chế bởi clavulanic acid
D
2d
Oxacillinase/cloxacillinase bị ức chế yếu bởi
clavulanic aicd
4
β-lactamase ức chế bởi clavulanic aicd, các type
thay đổi
2.6 Tính đề kháng của vi khuẩn E. coli đối với kháng sinh nhóm -lactam phổ
rộng
Các vi khuẩn sinh ESBL thƣờng đề kháng cao với nhiều nhóm kháng sinh, các
nguyên nhân chính đang đƣợc ghi nhận đó là:
- Các ESBL thƣờng đƣợc mã hóa qua trung gian plasmide các gene đề kháng
kháng sinh thƣờng liên kết theo nhóm, dẫn đến gene đề kháng dễ bị đột biến với
các kháng sinh khác nhóm.

- Khi đã đề kháng kháng sinh do ESBL sẽ có sự thay thế kháng sinh điều trị mới
dẫn tới đột biến cảm ứng tạo gene đề kháng kháng sinh các nhóm kháng sinh thay
thế nhiều hơn các vi khuẩn thong thƣờng.
- Vi khuẩn sinh ESBL còn có khả năng đề kháng chéo với các nhóm kháng sinh
khác.
Nhƣ vậy, nhìn tự sự phát hiện cũng nhƣ đặc điểm phân loại và cơ chế đề kháng
kháng sinh thì bản chất của vi khuẩn sinh ESBL có các đặc điểm sau:
- Gene mã hóa ESBL nằm trên plasmide do dột biến từ các gene sinh beta-
lactamase cổ điển nhƣ TEM-1, SHV-1.

- ESBL sinh ra do đột biến cảm ứng từ việc sử dụng các cephalosporin phổ rộng
thế hệ 3.
- Vi khuẩn E. coli sinh ESBL kháng hầu hết các kháng sinh nhóm -lactam kể cả
cephalosporin phổ rộng thế hệ 3 và aztreonam.
- Kháng chéo kèm với các kháng sinh nhóm aminglycosid, quinolone và nhiều
kháng sinh khác.
Tuy nhiên, còn nhạy cảm với các beta-lactam kết hợp chất ức chế, nhạy cảm
carbapenem, cephamicin, temocillin các nhóm kháng sinh có cấu trúc tƣơng tự
nhau (Dẫn liệu của Nguyễn Sâm, 2009).
2.6 Bệnh Escherichia coli trên gà
Theo Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền (2012), bệnh truyền nhiễm nhiều loài
gia cầm với triệu chứng cục bộ hoặc toàn thân do chủng có tính gây bệnh, đặc biệt
bệnh gây tổn thất nghiêm trọng ở thể nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn E. coli hiện
diện thƣờng xuyên trong đƣờng ruột và đƣợc thải qua phân với số lƣợng lớn. Bệnh
có thể lây qua đƣờng tiêu hóa, qua vết thƣơng ngoài da, qua niêm mạc bị tổn
thƣơng, ngoài ra bệnh còn có thể lây qua trứng. Tất cả các lứa tuổi của gia cầm đều
mẫn cảm với bệnh, nhƣng ở gia cầm non đều có tính mẫn cảm cao và bệnh thƣờng
nghiêm trọng hơn.
Bệnh thƣờng xảy ra ở giai đoạn gà con và hay nhiễm kế phát ngay sau bệnh CRD
(bệnh hô hấp mãn tính). Vì vậy có nhiều thể bệnh khác nhau. Tỷ lệ bệnh và chết
tùy thuộc vào từng vùng, từng trại có biện pháp phòng và vệ sinh khác nhau.
Truyền lây qua trứng do cơ thể mẹ bị nhiễm bệnh, qua vỏ trứng do bị nhiễm bẩn từ
phân hoặc môi trƣờng chuồng trại bị nhiễm trùng, qua đƣơng hô hấp do ga bị bệnh
CRD làm cho niêm mạc phế quản bị tổn thƣơng, vi khuẩn xâm nhập qua vết
thƣơng vào cơ thể, qua thức ăn nƣớc uống bị nhiễm trùng (Nguyễn Xuân Bình và
ctv, 2005).

Triệu chứng và bệnh tích (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012)
Viêm rốn hoặc nhiễm trùng túi lòng đỏ
Bệnh viêm rốn bởi E. coli là do trứng bị nhiễm vi khuẩn từ phân. Ngoài ra, bệnh

viêm rốn cũng có thể do gà con lây nhiễm từ vòi trứng hoặc buồng trứng nhiễm
E. coli ở gà mẹ.Bình thƣờng, có khoảng 0,5 – 6% trứng gia cầm khỏe có chứa
E. coli, 26,5% gà mái nhiễm E. coli đẻ trứng có vi khuẩn E. coli và khoảng 70% gà
con mắc “bệnh mềm nhũn ở gà con” có chứa E. coli trong noãn hoàng. Tuy nhiên
đƣờng lây nhiễm qua phân vẫn là cách lây truyền quan trọng nhất.Trứng bị nhiễm
có thể chết phôi, phôi chết thƣờng xảy ra ở giai đoạn cuối trƣớc khi nở, một số
trƣờng hợp gà con chết ngay lúc nở hoặc sau khi nở. Tỷ lệ nhiễm bệnh tăng từ khi
gia cầm mới nở ra đến 6 ngày tuổi. Những gia cầm còn sống sót bị còi cọt đến 3
tuần tuổi. Những chủng thuộc serotype O1a: K1: H7 gây tử vong cao ở gà con 1
ngày tuổi với triệu chứng viêm cuống rốn. Trƣờng hợp gia cầm sống trên 4 ngày
tuổi bệnh tích thƣờng thấy là viêm màng ngoài tim, túi lòng đỏ không tiêu, giảm
tăng trọng. Bệnh tích vi thể: Thành túi noãn hoàng bị phù, lớp tế bào bị viêm có
nhiều bạc cầu trung tính và đại thực bào, lớp tế bào khổng lồ, vùng bạch cầu trung
tính hoại tử và các cụm vi khuẩn.
Viêm tế bào
Viêm tế bào hiếm có trong động vật hữu nhũ nhƣng phổ biến ở loài gia cầm. Viêm
tế bào do nhiều nguyên nhân nhƣng E. coli là nguyên nhân của hầu hết trƣờng hợp
ở gà, viêm tế bào do E. coli là do sự viêm tổ chức mô liên kết dƣới da. Bệnh
thƣờng xảy ra ở gà thịt. Viêm tế bào ở gà tây thì thƣờng không liên quan đến
nhiễm khuẩn E. coli.
Hội chứng sưng đầu
Là thể viêm tế bào cấp tính hay bán cấp tính bao gốm viêm mắt và những vùng
xung quanh hốc mắt hoặc những mô lien kết dƣới da đầu. Vi khuẩn gây bệnh tiết
ra dịch viêm, dịch viêm tích tụ lại ở lớp sâu dƣới da, bệnh E. coli thƣờng hay kế
phát bởi các virus gây bệnh ở đƣờng hô hấp nhƣ trên bệnh viêm phổi do virus,
bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Bệnh càng nặng khi nồng độ NH
3
trong môi
trƣờng càng cao. Viêm kết mạc mắt, viêm xoang vùng đầu, làm cho vũng đầu sƣng
lên. Bệnh tích vi thể bao gồm viêm có sự thẩm xuất của bạch cầu trung tính và

fibrin, kể cả những bạch cầu trung tính có hạt ở xoang xƣơng sọ, tai giữa và da
vùng mặt. Viêm kết mạc mắt có sự thẩm xuất của tế bao lâm ba, viêm khí quản có
thể quan sát đƣợc nhiều đám vi khuẩn.
Bệnh viêm ống dẫn trứng cấp tính

×