Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 104 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



PHẠM THỊ THANH HẢI



GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH
KHI SINH TẠI HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ




HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


PHẠM THỊ THANH HẢI



GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH
KHI SINH TẠI HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG




CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN VĂN SONG



HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực, không sao chép
bất kỳ một công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn




Phạm Thị Thanh Hải






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình tiến hành nghiên cứu tại thực địa và viết luận văn cùng
với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy, cô giáo nhà trường, bạn bè và người thân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc tới Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Song người thầy đã
tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức và kinh nghiệm, giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Kinh
Môn, UBND xã Thăng Long, UBND xã Thượng Quận và UBND thị trấn
Kinh Môn đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thu thập
các tài liệu liên quan và quá trình thu thập số liệu của luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu cùng các thầy giáo, cô giáo
Học viện Nông nghiệp Việt nam đã trang bị các kiến thức và kỹ năng cần
thiết cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi để
tôi hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, tôi xin gửi đến những người thân trong gia đình, bạn học đã
chia sẻ niềm vui và giúp đỡ tôi khi có khó khăn, chăm sóc và động viên tôi để
hoàn thành tốt luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn



Phạm Thị Thanh Hải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

MỤC LỤC

Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục biểu đồ x
Phần I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận về mất cân bằng giới tính khi sinh 4
2.1.1 Khái niệm 4
2.1.2 Đặc điểm về mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam 6
2.1.3 Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp và các chính sách của mất cân

bằng giới tính khi sinh 7
2.2 Cơ sở thực tiễn về mất cân bằng giới tính khi sinh 12
2.2.1 Khái quát chung về MCBGTKS ở một số nước trên thế giới 12
2.2.2 Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Trung Quốc 13
2.2.3 Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Ấn Độ 14
2.2.4 Mất cân bằng giới tinh khi sinh ở Việt Nam 15
2.2.5 Một số công trình nghiên cứu về mất cân bằng giới tính của các
quốc gia trên thế giới và Việt Nam 20
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

2.2.6 Kinh nghiệm và bài học rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn. 21
Phần III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 25
3.1 Vị trí địa lý tự nhiên 25
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 25
3.2 Phương pháp nghiên cứu 29
Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
4.1 Thực trạng mất cân bằng giới tính tại huyện Kinh Môn trong những năm
gần đây. 32
4.1.1 Cơ cấu dân số trên địa bàn huyện Kinh Môn từ năm 2005 - 2013 32
4.1.2. Tỷ số giới tính khi sinh tại huyện Kinh Môn 33
4.1.3 Tình hình MCBGT khi sinh ở các hộ điều tra 38
4.2 Các hoạt động đã được triển khai nhằm giảm thiểu tình trạng MCBGT
khi sinh ở huyện Kinh Môn 40
4.2.1 Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số. 40
4.2.2 Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về cấm lựa chọn giới tính thai
nhi tại địa phương 45
4.2.3 Kết quả thực hiện chỉ tiêu dân số - KHHGĐ năm 2013 47
4.2.4 Kết quả nhận thức của người dân về mất cân bằng giới tính khi sinh. 47

4.3 Phân tích các nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh 51
4.3.1 Nguyên nhân trọng nam khinh nữ 51
4.3.2 Nguyên nhân về kinh tế 55
4.3.3 Nguyên nhân về văn hóa 57
4.3.4 Nguyên nhân về kỹ thuật 65
4.3.5 Tác động của thứ tự lần sinh 69
4.4 Hậu quả do mất cân bằng giới tính tại huyện Kinh Môn 70
4.4.1 Đối với gia đình 70
4.4.2 Đối với xã hội 71
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

4.5 Định hướng và giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại
huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 72
4.5.1 Một số vấn đề tồn tại, khó khăn và thách thức trong việc thực hiện công
tác dân số giảm thiểu tỷ số giới tính khi sinh của huyện Kinh Môn 73
4.5.2 Định hướng và mục tiêu để giảm thiểu tốc độ gia tăng dân số về
giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh của huyện Kinh Môn
trong những năm tới 74
4.5.3 Giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện
Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. 75
Phần V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
5.1 Kết luận 83
5.2 Kiến nghị. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 88
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BPTT Biện pháp tránh thai
BYT Bộ Y tế
DS-KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
GTKS Giới tính khi sinh
HĐND Hội đồng nhân dân
MCBGTKS Mất cân bằng giới tính khi sinh
SKSS Sức khỏe sinh sản
SRB Tỷ số giới tính khi sinh
TCDS Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình
TĐTDS Tổng điều tra dân số
TTCĐHV Truyền thông chuyển đổi hành vi
TTGD Truyền thông giáo dục
TTVĐ Tuyên truyền vận động
UBND Ủy ban nhân dân
UNFPA Quỹ Dấn số liên hiệp quốc





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang


2.1 Tỷ số giới tính khi sinh ở một số nước trên thế giới 12

2.2 Tỷ số giới tính khi sinh theo thứ tự sinh của một số nước 13
3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Kinh Môn giai đoạn 2011 - 2013 26
4.1 Cơ cấu dân số theo giới tính và tỷ lệ giới tính ở huyện Kinh Môn
từ năm 2005-2013 32
4.2 Tỷ số giới tính khi sinh từ năm 2005 – 2013 33
4.3 Tỷ số giới tính khi sinh ở các xã của huyện Kinh Môn năm 2013 34
4.4 Tỷ số giới tính theo thứ tự lần sinh của các xã thuộc huyện Kinh Môn
năm 2014 37
4.5 Thông tin cơ bản về đối tượng điều tra 39
4.6 Tình hình MCBGT khi sinh tại các xã điều tra 40
4.7 Công tác kiểm tra ở các cơ sở siêu âm và nạo phá thai 42
4.8 Kiểm tra cơ sở kinh doanh sách báo phát hành sách, ấn phẩm có nội
dung tuyên truyền về giới tính 42
4.9 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu nghe nói về “MCBGTKS” 47
4.10 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu nhận biết thông tin “MCBGTKS” qua các kênh 48
4.11 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết các dịch vụ chẩn đoán, lựa chọn giới
tính thai nhi tại địa phương 50
4.13 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về các quy định liên quan đến việc
nghiêm cấm lựa chọn GTKS 51
4.14 Các yếu tố tác động đến mất cân bằng giới tính khi sinh 52
4.15 Tỷ lệ giới tính khi sinh nam/ nữ của các hộ điều tra theo điều kiện kinh tế 55
4.16 Mối quan hệ giữa quan niệm mong có con trai và việc áp dụng các
phương pháp để sinh con theo ý muốn 58
4.17 Lý do muốn sinh thêm con 60
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix

4.18 Tỷ lệ thích sinh con trai ở các cặp vợ chồng sinh con một bề 63
4.19 Kết quả khảo sát 500 bà mẹ mang thai về số lần đi siêu âm thai nhi
tại các cơ sở y tế 66

4.20 Mục đích siêu âm thai nhi của các bà mẹ mang thai 67
4.21 Tỷ lệ đối tượng áp dụng các biện pháp để sinh con theo ý muốn 68
4.22 Tỷ lệ mong muốn có con trai của các phụ nữ với thứ tự sinh 69
4.23 Tỷ lệ đối tượng đánh giá về các hậu quả của MCBGTKS 72
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang


4.1 Tỷ số giới tính theo thứ tự lần sinh của huyện Kinh Môn năm 2014 36
4.2 Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi 39
4.3 Tỷ lệ đối tượng nghe nói về MCBGTKS 48
4.4 Tỷ lệ đối tượng biết các dịch vụ lựa chọn giới tính thai nhi 50
4.5 Lý do mong muốn sinh con trai 53
4.6 Kết quả phỏng vấn ý kiến của người dân về mức độ ưa thích con trai
hơn con gái trong các gia đình 54
4.7 Tỷ số giới tính khi sinh theo lần sinh, điều kiện kinh tế và nhóm tuổi
năm 2014 56
4.8 Lý do muốn sinh con gái 59
4.9 Sức ép của gia đình, họ hàng về việc sinh con trai 62
4.10 Tỷ lệ muốn sinh thêm con của các cặp vợ chồng sinh con 1 bề là nữ 64
4.11 Tỷ lệ muốn sinh thêm con của các cặp vợ chồng sinh con 1 bề là nam 64
4.12 Tỷ lệ biết giới tính trước sinh 67
4.13 Tỷ lệ mong muốn có con trai của các phụ nữ với thứ tự sinh 70






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1

PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục, đô thị hóa và phát triển kinh tế đã nâng cao đáng kể cơ hội bình
đẳng về giới cho phụ nữ, trẻ em gái Châu Á trong vòng hai thập kỷ qua. Tuy
nhiên sự chuyển biến rõ rệt về vị thế của người phụ nữ và bình đẳng giới tính
cũng đi kèm với tình trạng giảm sút tỷ lệ trẻ em gái ở nhiều nước. Sự suy giảm
có nguyên nhân phần lớn do sự gia tăng thực hành lựa chọn giới tính trước sinh
trong vòng 20 năm qua đã dẫn đến hiện tượng nam hóa trong dân số ở mức đáng
báo động. Sự mất cân bằng giới tính đang gia tăng sẽ có tác động xấu tới nam
giới, phụ nữ, và gia đình ở nhiều cấp độ trong vòng nửa thế kỷ tới.
Tỷ số giới tính khi sinh dao động trong khoảng 104-106 trẻ em trai trên 100 trẻ em
gái được coi là bình thường. Tuy nhiên tại Việt Nam kết quả Tổng điều tra Dân số ngày
1/4/2009 cho thấy có 45/63 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh mất cân bằng. Trong
đó, có những tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh cao từ 120-130 thuộc vùng đồng
bằng sông Hồng (Tổng cục thống kê, 2009)
Các nghiên cứu hiện có cho thấy mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS)
dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực về sức khoẻ và đời sống của phụ nữ; phụ nữ phải gánh
chịu áp lực nặng nề về thể xác và tinh thần để sinh được con trai. Nếu tình trạng
MCBGTKS ở Việt Nam như hiện nay tiếp tục kéo dài trong 20 năm tới thì vào năm
2035, sẽ có khoảng 10% nam giới Việt Nam sinh sau năm 2005 sẽ bị dư thừa so với tổng
số nữ giới; điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cá nhân, gia đình,
các dòng tộc mà còn trở thành tai họa đối với dân tộc và sự phát triển bền vững của đất
nước (Bộ Y tế, 2012).
Tại Hải Dương mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức nghiêm trọng,

Hải Dương là tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao thứ 2 toàn quốc. Theo kết quả
Tổng điều tra dân số ngày 01/4/2009 tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) ở Hải
Dương là 120,3 trẻ em trai/100 trẻ em gái, toàn quốc là 110,8 trẻ em trai/100 trẻ em
gái. Theo báo cáo của Chi cục Dân số - KHHGĐ năm 2010, 2011, 2012 TSGTKS của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2

Hải Dương lần lượt là: 122/100, 121/100, 121/100 (Chi cục Dân số KHHGĐ, 2010,
2011, 2012).
Tại huyện Kinh Môn thì tỷ số giới tính khi sinh của huyện ổn định trong suốt
khoảng 30 năm (từ năm 1960 đến 1990). Từ năm 1990 đến nay tình trạng mất cân bằng
giới tính luôn dao động đặc biệt là từ năm 2005 đến năm 2009. Qua hệ thống thu thập
thông tin của ngành cho thấy năm 2009, tỷ số giới tính khi sinh của huyện là 115 bé
trai/100 bé gái cao hơn rất nhiều so với tỷ số giới tính khi sinh chuẩn (Trung tâm Dân số-
KHHGĐ huyện Kinh Môn, 2010, 2011, 2012). Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn
đến nhiều hậu quả nặng nề: kinh tế địa phương chậm phát triển, cuộc sống gia đình
không được hạnh phúc chọn vẹn do mâu thuẫn về tư tưởng sinh con giữa các thành
viên trong gia đình, sức khỏe người phụ nữ bị suy giảm nghiêm trọng, nam giới
trưởng thành khó có khả năng tìm vợ,… phát sinh nhiều tệ nạn xã hội.
Thực tế cho thấy điều kiện kinh tế, văn hóa, địa lý ở mỗi địa phương khác
nhau có những đặc thù và nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mất cân bằng
giới tính khi sinh. Vậy câu hỏi đặt ra là nguyên nhân mất cân bằng giới tính của
huyện Kinh Môn là gì? Và làm thế nào để kiểm soát được tình trạng mất cân bằng
giới tính khi sinh của huyện Kinh Môn hiện nay?
Nhận thức rõ những hậu quả trong tương lai của việc gia tăng tỷ số giới tính
khi sinh với mong muốn giảm thiểu mất cân bằng giới tính. Để góp phần vào việc
kiểm soát mất cân bằng giới tính hiện nay với việc vận dụng những kiến thức trong
quá trình học tập, thực tế tại địa phương chúng tôi xin chọn đề tài “Giải pháp giảm
thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, đề xuất
giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện Kinh Môn, tỉnh
Hải Dương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giới tính khi sinh và mất cân
bằng giới tính khi sinh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3

- Đánh giá thực trạng và các nguyên nhân của mất cân bằng giới tính khi sinh
tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại
huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Sự mất cân bằng giới tính khi sinh, các nguyên nhân ảnh hưởng và các giải
pháp khắc phục.
- Các mô hình, đề án, dự án đã và đang thực hiện nhằm giảm thiểu mất cân
bằng giới tính khi sinh tại địa phương.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Về nội dung
Tìm hiểu kiến thức, thái độ và văn hóa liên quan đến mất cân bằng giới
tính khi sinh nhằm tìm ra nguyên nhân, giải pháp của mất cân bằng giới tính khi
sinh tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
1.3.2.2 Về không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
1.3.2.3 Về thời gian
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận về mất cân bằng giới tính khi sinh
2.1.1 Khái niệm
a) Khái niệm giới và giới tính
- Giới là các đặc điểm về mặt xã hội liên quan đến vị trí, tiếng nói, vai trò, công
việc của phụ nữ và nam giới tronh gia đình và xã hội. Đây là những đặc điểm mà phụ
nữ và nam giới có thể hoán đổi cho nhau được (Bộ Y tế, 2009); (Tổng cục Dân số -
KHHGĐ, 2009)
- Giới tính là chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học, giới tính của
mỗi người được xác định ngay từ khi tinh trùng với trứng lúc thụ thai, đứa trẻ được
sinh ra là con trai hay con gái (Bộ Y tế, 2009); (Tổng cục Dân số - KHHGĐ, 2009)
Giới tính phản ánh các đặc điểm về cấu tạo cơ thể, liên quan đến chức năng
sinh sản của phụ nữ và nam giới không thể hoán đổi cho nhau được đó là: Nam giới có
tinh trùng, có thể gây có thai, nhưng nam giới không thể mang thai được. Phụ nữ có dạ
con, có hành kinh, có thể mang thai, sinh con và cho con bú. Giới tính của mỗi người là
không thay đổi trong suốt cuộc đời. Đàn ông đàn bà nói chung về cấu tạo sinh học, giải
phẫu đều giống nhau (Bộ Y tế, 2009); (Tổng cục Dân số - KHHGĐ, 2009)
b) Khái niệm tỷ số giới tính khi sinh
- Tỷ số giới tính chung là số nam trên 100 nữ trong một khoảng thời gian xác
định, thường là một năm tại một quốc gia hay một vùng, một tỉnh (Bộ Y tế, 2009);
(Tổng cục Dân số - KHHGĐ, 2009)
- Tỷ số giới tính khi sinh Là số trẻ em trai được sinh ra còn sống trên 100 trẻ
em gái được sinh ra còn sống trong một khoảng thời gian xác định, thường là một năm
tại một quốc gia, một vùng hay một tỉnh. Bình thường, tỷ số này dao động từ 103-
106 (Bộ Y tế, 2009), (Tổng cục Dân số -KHHGĐ, 2009).
Vì sao phải quan tâm đến tỷ số giới tính khi sinh? Tỷ số giới tính khi sinh có
ý nghĩa quyết định đến tỷ số giới tính chung của dân số và qua đó ảnh hưởng đến
nhiều vấn đề kinh tế, văn hoá và an sinh xã hội. Thông thường, tỷ số giới tính chung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5

dao động trong khoảng từ 95 đến 105, có nghĩa là cứ 100 người nữ thì có từ 95 – 105
người nam. Dân số có tuổi thọ càng cao thì tỷ số giới tính chung càng có xu hướng
giảm do phụ nữ thường sống lâu hơn nam giới. Trong điều kiện không có chiến tranh
và dịch bệnh, tỷ số giới tính chung của dân số được duy trì ở mức cân bằng đảm bảo
cho quá trình tái sản xuất dân số cũng như giảm thiểu các tác động tiêu cực của tình
trạng mất cân bằng giới tính trong độ tuổi hôn nhân, trong nguồn lao động, trong việc
thực thi các chính sách chế độ chăm sóc sức khoẻ và giáo dục (Học viện báo chí và
tuyên truyền, 2010).
c) Khái niệm mất cân bằng giới tính khi sinh
Là số trẻ em trai được sinh ra còn sống vượt trên ngưỡng bình thường so với 100
trẻ em gái được sinh ra còn sống trong một khoảng thời gian xác định, thường là một
năm tại một quốc gia, một vùng hay một tỉnh. Theo quy ước nhân khẩu học, khi tỷ số
giới tính khi sinh của một quốc gia, một vùng hoặc một tỉnh/ thành phố từ 110 trở lên là
mất cân bằng giới tính khi sinh (Bộ Y tế, 2009); (Tổng cục Dân số -KHHGĐ, 2009)
Thế nào là giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh là để hạn chế sự mất
cân bằng giới tính, đảm bảo phát triển bền vững theo quy luật tự nhiên, ngành y tế
đã tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về giới, về
bình đẳng giới và về hậu quả mất cân bằng giới tính cho người dân và người cung
cấp dịch vụ siêu âm, dịch vụ nạo phá thai; tuyên truyền để người dân tự giác chấp
nhận quy mô gia đình nhỏ “dù gái hay trai chỉ hai là đủ”. Ngành triển khai đề án can
thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh từ năm 2009 (Bộ Y tế, 2009);
(Tổng cục Dân số - KHHGĐ, 2009).
d) Khái niệm dân số
Dân số luôn biến động, có thể tăng hoặc giảm do tác động của yếu tố sinh,
chết và chuyển đi, chuyển đến. Dân số vừa là sản phẩm do con người tạo ra vừa là
lực lượng tiêu dùng.
Nói đến dân số thường liên quan đến quy mô dân số (số người sống
trong một quốc gia, khu vực địa lý, vùng tại một thời điểm nhất định) hay cơ

cấu dân số theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình
trạng hôn nhân…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6

Khái niệm dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa
lý hoặc một đơn vị hành chính tại một thời điểm nhất định (Bộ Y tế, 2009); (Tổng cục Dân
số - KHHGĐ, 2009)
e) Khái niệm chất lượng dân số
Ph. Enghen đã sử dụng khái niệm “chất lượng dân số là khả năng của con
người thực hiện các hoạt động một cách có hiệu quả nhất”. Theo các nhà dân số học
Nga, chất lượng dân số là khái niệm trung tâm của hệ thống tri thức về dân số và
được phản ánh bởi trình độ giáo dục, cơ cấu nghề nghiệp – xã hội, tính năng động
và tình trạng sức khỏe.
Khái niệm chất lượng dân số là một khái niệm phức tạp, tổng hợp bao gồm
những nét đặc trưng về trạng thái sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ khoa học kỹ
thuật, cơ cấu nghề nghiệp và thành phần xã hội… của dân số. Chất lượng dân số
chịu sự tác động của quá trình dân số (sinh, chết, di dân) và quá trình phát triển
(phát triển kinh tế, xã hội) và bảo đảm an toàn xã hội.
Như vậy “Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ
và tinh thần của toàn bộ dân số (điều 6). Có rất nhiều đặc trưng phản ánh trạng thái
về thể chất trí tuệ và tinh thần nên việc đo lường, đánh giá chất lượng dân số là rất
phong phú đa dạng và phức tạp. Có thể gộp các đặc trưng thanh 5 nhóm: Thu nhập
và phúc lợi; Sức khoẻ và dinh dưỡng; Giáo dục và phát triển trí tuệ; Giải trí văn hoá
và tinh thần; Môi trường sống (Bộ Y tế, 2009); (Tổng cục Dân số -KHHGĐ, 2009)
2.1.2 Đặc điểm về mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam
Ngoài những nét chung với các nước trên thế giới về tình trạng mất cân bằng
giới, Việt Nam có những nét đặc trưng riêng, điều này cho thấy rằng ngoài những
biện pháp chung trong việc khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh,
Việt Nam phải có những biện pháp riêng, phù hợp với đặc điểm của vấn đề, phù
hợp với hoàn cảnh của đất nước (Bộ Y tế, 2011).

Mất cân bằng giới tính tại Việt Nam mang năm nét đặc thù như:
Một là, xảy ra muộn hơn các nước. Ở một số nước Châu Á, tình trạng mất
cân bằng giới tình khi sinh xuất hiện từ cuối những năm 1970 đầu những năm 1980
(thí dụ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, ). Ở nước ta, từ năm 2004 đến nay mất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7

cân bằng giới tính khi sinh tăng rõ rệt. Tại Tiền Giang, mất cân bằng giới tính khi
sinh từ năm 2007 (110 bộ trai/100 bé gái) năm 2010 là 113 bộ trai/100 bé gái.
Hai là, mất cân bằng giới tính tăng với tốc độ rất nhanh. Tại các nước, tăng
bình quân khoảng 0,2%, nhưng tại Việt Nam tăng bình quân 1% mỗi năm.
Ba là, mất t cân bằng giới tính tại Việt Nam ngay từ đứa con đầu tiên, trong
khi các nước khác ở những đưa con sau theo quy luật "dừng" (tức là dừng sinh khi
có con trai, nên số bé gái cũng có khá nhiều, ít mất cân bằng).
Bốn là, phân bố theo vùng một cách khá rõ rệt (xung quanh các trung tâm
lớn như Hà Nội, Đã Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh hay như hiện nay tình trạng mất
cân bằng giới tính phần lớn tập trung ở các tỉnh phía bắc, ví dụ như: Hưng yên,
Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh…) còn các nước khác thì phân bố đều.
Trên bình diện cả nước, có 46/63 tỉnh xuất hiện tỷ số giới tính khi sinh cao.
35 địa phương trong danh sách này có tỷ số giới tính khi sinh cao hơn mức 110. Và
xu hướng tỷ số giới tính khi sinh tăng cao sẽ không chỉ dừng ở 46 địa phương này.
Năm là, phân bố theo nhóm gia đình; gia đình có trình độ càng cao, phụ nữ
có trình độ học vấn cao và có lần sinh ít, kinh tế khá giả thì mất cân bằng giới tính
khi sinh càng nhiều, do họ có điều kiện ứng dụng khoa học công nghệ cao. Riêng
sáu tháng đầu năm nay, tỷ số giới tính khi sinh tại Hà Nội là 118 bộ trai/100 bé gái.
2.1.3 Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp và các chính sách của mất cân bằng giới
tính khi sinh
2.1.3.1 Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Từ
các kết quả nghiên cứu ban đầu ở Việt Nam cho thấy, tình trạng mất cân bằng giới
tính khi sinh ở Việt Nam bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu sau (UBND

TPHCM, 2013).
a) Bất bình đẳng giới
Bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại cả trong ý thức và hành động của một bộ
phận dân cư được coi là nguyên nhân đầu tiên và có ý nghĩa quyết định dẫn đến tình
trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Nguồn gốc sâu xa của bất bình đẳng giới, khi
Việt Nam là một xã hội Châu Á với chế độ gia tộc phụ hệ truyền thống, con mang
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8

họ của cha, con trai mới được nối dõi tông đường, mới được vào nơi thừa tự… đã
ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, các cặp vợ chồng, gia đình và dòng họ. Bất
bình đẳng giới dẫn đến:
Tư tưởng trọng nam khinh nữ, thích con trai hơn con gái, mong muốn có con
trai để nối dõi tông đường, tạo nguồn thu nhập chính trong gia đình và chăm sóc bố
mẹ khi tuổi già. Cùng với việc thực hiện chính sách quy mô gia đình nhỏ, đã có tác
động mạnh dẫn đến việc nhiều cặp vợ chồng mong muốn sinh con trai, đặc biệt là
những cặp vợ chồng chỉ có con gái trong những lần sinh trước đó. Kết quả điều tra
biến động Dân số, Lao động và Kế hoạch hóa gia đình năm 2006 cho thấy, có tới
39% số bà mẹ sinh con thứ ba là do chưa có con trai trước đó.
Sự hiểu biết thiên lệch về giá trị của con trai và con gái, dẫn đến tâm lý muốn
có thêm con trai để phòng ngừa các trường hợp rủi ro cũng làm tăng thêm mong
muốn sinh được con trai hơn con gái. Thực tế hiện nay cho thấy, nếu con gái được
chăm sóc giáo dục tốt, học hành đầy đủ thì sẽ có hiếu với cha mẹ không kém gì con
trai, có thể còn hơn cả con trai.
Mong muốn có con trai dẫn đến nhiều phụ nữ chỉ sinh con gái phải chịu sức
ép sinh thêm con trai từ phía cha mẹ chồng, đặc biệt khi người phụ nữ đó là con dâu
trưởng hay con dâu độc nhất trong gia đình. Nhiều người chồng cũng đứng về phía
cha mẹ mình để đòi hỏi vợ phải sinh thêm con trai (Tổng cục Dân số -KHHGĐ,
2010).
b) Chế độ an sinh xã hội còn hạn chế
Chế độ an sinh xã hội chưa bảo đảm, đặc biệt là người già không được

hưởng lương hưu, dẫn đến tư tưởng coi con trai là chỗ dựa tốt hơn về mặt tài chính.
Con trai mới là người chăm sóc cha mẹ khi về già, con gái khi lấy chồng sẽ không
sống trong gia đình mình, không thể thường xuyên đỡ đần cho cha mẹ đẻ. Đây cũng
là nguyên nhân khiến nhiều cặp vợ chồng mong muốn có con trai để có trách nhiệm
chăm sóc cha mẹ khi về già.
c) Các dịch vụ y tế có liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.
Cùng với sự phát triển ngày càng tốt hơn của hệ thống dịch vụ chăm sóc sức
khỏe nhân dân, có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ hành nghề y dược trong và ngoài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9

công lập có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao. Sự phát triển này, một
mặt tạo điều kiện cung cấp chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng
tốt hơn, mặt khác cũng làm tăng tình trạng lạm dụng những tiến bộ khoa học công
nghệ để lựa chọn giới tính trước sinh như: trước lúc có thai (chế độ ăn uống, chọn
ngày phóng noãn…); trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương
pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y…); hoặc
sau khi đã có thai (sử dụng siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối…) để lựa chọn giới
tính thai nhi.
d) Nhận thức của người dân còn hạn chế
Nhận thức của người dân, đặc biệt là những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh
đẻ về pháp luật liên quan tới việc lựa chọn giới khi sinh và hậu quả do mất cân bằng
giới tính khi sinh gây ra còn rất hạn chế do chưa được tăng cường tuyên truyền,
giáo dục về bình đẳng giới, hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh đối với gia
đình và xã hội.
e) Chưa thực hiện tốt pháp luật liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi
Tại Điều 40, Khoản 7, Mục b của Luật Bình đẳng Giới đã quy định: “Lựa chọn
giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi dục, ép buộc người khác phá thai vì giới
tính của thai nhi là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Y tế”.
Trên thực tế, hầu hết những người mẹ mang thai đến khám và siêu âm đều
được người cung cấp dịch vụ siêu âm cho biết giới tính của thai nhi dưới nhiều hình

thức khác nhau. Đây là hành vi vi phạm pháp luật của cả khách hàng và người cung
cấp dịch vụ. Nguyên nhân của sự vi phạm này là do quản lý nhà nước chưa thể kiểm
soát được tình trạng siêu âm để xác định giới tính thai nhi, sự hiểu biết của người
dân về pháp luật liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi.
2.1.3.2 Hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh theo hướng thừa nam thiếu nữ
càng kéo dài, hậu quả sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với lối sống, sinh hoạt, tâm tư, tình
cảm, thuần phong mỹ tục, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, nói chung là tác
động đến hầu hết các mặt của đời sống gia đình và xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10

a) Hạnh phúc gia đình của các cặp vợ chồng bị đe dọa
Sự chênh lệch giới tính của trẻ sơ sinh chắc chắn sẽ dẫn tới hệ lụy thay đổi
cơ cấu giới tính trong tương lai, trong đó thiếu hụt phụ nữ trong độ tuổi lập gia đình.
Từ đó, một bộ phận nam giới có thể sẽ phải kết hôn muộn hoặc không có khả năng
kết hôn, hoặc phải "nhập khẩu cô dâu" hay đi ra nước ngoài kết hôn; nhiều phụ nữ
có thể phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn ở phụ nữ cao, tăng nguy cơ
"xuất khẩu cô dâu"; trẻ em gái có nguy cơ bị bắt cúc, buôn bán và lạm dụng tình
dục Những người chịu tác động nhiều nhất là nam giới nghèo không có khả năng
tìm vợ và phụ nữ nghèo có nguy cơ bị buôn bán, đôi khi được "mua" để làm vợ
chung cho nhiều người trong cùng một gia đình như đã từng xảy ra.
Theo một dự báo, nếu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh không được
ngăn chặn kịp thời thì khoảng 20-30 năm sau, một bộ phận khá lớn nam thanh niên
Việt Nam phải cưới vợ ngoại quốc. Tình trạng thiếu nữ giới để kết hôn sẽ làm nam
giới buộc phải tính đến việc kết hôn với người nước ngoài. Một thực tế đang diễn ra
là có hàng trăm ngàn cô gái Việt Nam đang di chuyển đến các nước – nơi có tình
trạng MCBGTKS trước chúng ta hàng chục năm là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài
Loan để làm dâu. Khi kết hôn với người nước ngoài mà không có tình yêu, không
có sự tìm hiểu nhau kỹ càng thì hôn nhân sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn,
thách thức như sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo, thói quen sinh hoạt,…

Những điều đó sẽ dẫn đến sự xung đột và đe dọa đến hạnh phúc gia đình, làm gia
tăng các vụ bạo hành giới về thể chất, tinh thần, tình dục mà nạn nhân chủ yếu là
phụ nữ; từ đó tăng cao nguy cơ số vụ ly hôn.
Xuất hiện các tệ nạn xã hội nam giới kết hôn muộn hoặc không kết hôn được
sẽ có thể phải đối mặt với các rắc rối về tâm lý, tinh thần, tăng nguy cơ bệnh tật khi
mà các nhu cầu tâm lý, tình cảm, sinh lý không được đáp ứng. Điều đó sẽ làm gia
tăng các tệ nạn xã hội, đặc biệt là mại dâm nữ, nam; các nguy cơ về lây nhiễm
HIV/AIDS; tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em và ngay cả nạn nhân là nam giới vì thế
cũng gia tăng.
Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh một điều rằng, các nguy cơ, tệ nạn xã hội
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11

nói trên không hoàn toàn phát sinh từ việc MCBGTKS mà còn tùy thuộc nhiều vào
vị thế kinh tế xã hội của hộ gia đình và lần sinh con thứ mấy trong gia đình, nhưng
rõ ràng rằng GTKS là một trong các nguyên nhân và khi chỉ số này tăng sẽ làm gia
tăng các nguy cơ, tệ nạn nói trên.
b) Ảnh hưởng tới sức khỏe
Việc lựa chọn giới tính sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ như: nạo hút thai;
đẻ nhiều, chịu sức ép tinh thần; phân biệt đối xử với trẻ em gái khi không đạt được
mong muốn có con trai;… điều này làm giảm cơ hội phát triển của phụ nữ; ảnh
hưởng kinh tế của gia đình; tiêu tốn tiền bạc cho nạo thai, siêu âm, xét nghiệm; mất
lao động do phụ nữ tập trung vào việc sinh đẻ.
c) Ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước
Mất cân bằng giới tính, làm cho cơ cấu dân số không đồng đều; tình trạng
phải lấy chồng lấy vợ người nước ngoài ngày càng nhiều làm cho thế hệ mai sau
không thuần Việt; mất đi số lượng lớn người lao động nam giới nếu đi sang nước
ngoài và lấy vợ ngoại quốc; các tệ nạn xã hội xuất hiện, buôn bán người trái phép
làm mất an ninh trật tự, sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi đi nạo
phá thai… Tất cả đều tác động đến các cá nhân, gia đình và xã hội, ảnh hưởng tới
tiến trình phát triển của đất nước.

2.1.3.3 Các giải pháp để khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh
Từ những nguyên nhân nêu trên, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời
tình trạng này sẽ tác động xấu đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa
bàn huyện.
a) Tăng cường, nâng cao hiệu quả truyền thông, giáo dục và vận động nâng
cao nhận thức, chuyển đổi hành vi.
Đẩy mạnh và duy trì các hoạt động tuyên truyền vận động, cung cấp thông
tin nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các Cấp Ủy Đảng và Chính quyền; sự
ủng hộ và tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội và người có uy tín ở cộng đồng
trong việc phòng ngừa và giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Tăng cường và duy trì các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn hướng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 12

tới các đối tượng của truyền thông chuyển đổi hành vi tại cộng đồng nhằm góp phần
thay đổi nhận thức, hành vi của người dân để phòng ngừa có hiệu quả tình trạng mất
cân bằng giới tính khi sinh.
Tổ chức tuyên truyền trên các bản tin, trang thông tin điện tử của quận và hệ
thống truyền thanh của phường. Xây dựng mới các cụm panô tuyên truyền về nội
dung nghiêm cấm việc lựa chọn giới tính khi sinh đặt tại địa bàn tập trung đông dân
cư của quận. Treo các biểu ngữ, băng rôn, nói chuyện chuyên đề về giới tính khi
sinh tại các tụ điểm sinh hoạt câu lạc bộ ông bà cháu, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc,
câu lạc bộ tiền hôn nhân…và tại các trạm y tế phường, văn phòng khu phố.
b) Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính
thai nhi.
Rà soát các văn bản quy định của thành phố liên quan đến vấn đề giới tính
khi sinh; Hệ thống hoá, in ấn và phát hành tài liệu quy định của pháp luật về giới và
giới tính khi sinh; Phổ biến, tuyên truyền rộng rãi các văn bản quy định nghiêm cấm
lựa chọn giới tính khi sinh cho lãnh đạo các cơ sở dịch vụ y tế có liên quan đến lựa
chọn giới tính thai nhi và cán bộ trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.
Thanh tra, kiểm tra - giám sát định kỳ và đột xuất các cơ sở y tế có dịch vụ

siêu âm; nạo phá thai đối với việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện
nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.
2.1.3.4 Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ
Xây dựng và duy trì sinh hoạt hàng tháng các câu lạc bộ phụ nữ không sinh
con thứ 3 giúp nhau phát triển kinh tế gia đình.
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, xây dựng gia đình của phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ sinh con 1 bề gái không sinh con thứ 3; Tổ chức các Hội nghị tuyên
dương và chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc và nuôi con
thành đạt của các hộ gia đình có 2 con là gái (Tổng cục Dân số- KHHGĐ, 2012).
2.2 Cơ sở thực tiễn về mất cân bằng giới tính khi sinh
2.2.1 Khái quát chung về MCBGTKS ở một số nước trên thế giới
Mất cân bằng giới tính khi sinh xảy ra ở nhiều nước khác trên thế giới.
Bảng 2.1. Tỷ số giới tính khi sinh ở một số nước trên thế giới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 13

Nước SRB Năm
Trung Quốc 118,0 2010
Ấn Độ 110,6 2007
Pa-kis-tan 109,9 2007
Azerbaijan 117,6 2009
Armenia 115,8 2008
Georgia 111,9 2006
Albania 111,5
2008
Montenegro 111,6 2006
Nguồn: UNFPA, 2006
Ở một số nước trên thế giới, MCBGTKS xảy ra ngay từ lần sinh thứ nhất,
thứ hai và cao nhất ở lần sinh thứ ba trở đi.
Bảng 2.2. Tỷ số giới tính khi sinh theo thứ tự sinh của một số nước
Tên nước SRB lần 1


SRB lần 2 SRB lần 3 Năm thống kê
Armenia 106,8/100

110,4/100 176,9/100 2001-2008
Trung Quốc 108,4/100

143,2/100 156,4/100 2005
Ấn Độ 111/100 112/100 116/100 2001
Nguồn: Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2013
2.2.2 Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Trung Quốc
Hiện nay, mất cân bằng giới tính khi sinh ở Trung Quốc vẫn đang ở mức
khá cao, mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp tổng thể mạnh mẽ về chính trị,
pháp luật, KT-XH, nhưng vẫn chưa có kết quả rõ ràng. Sự thay đổi chậm chạp,
thậm chí rất khó khăn do các định kiến về con trai, con gái đã ăn sâu, bám rễ
hàng nghìn năm trong phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư và người dân.



107

111,5

111,2

111,2

120
121


120

119

118
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 14








Nguồn: UNFPA, 2012
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ MCBGTKS ở Trung Quốc qua các năm
Suốt từ những năm 1990 cho đến nay, TSGTKS ở Trung Quốc luôn ở
mức cao và rất cao: năm 1990 là 111,3/100, năm 1995 là 116,8/100, năm 2000 là
119,9/100, năm 2005 là 120,5/100 và giai đoạn 2009-2011 vẫn ở mức 118,1/100.
Qua kết quả điều tra chọn mẫu 2005 cho thấy tỷ lệ giới tính khi sinh của Trung
Quốc đã rất cao (120,49); và ở 31 tỉnh/thành có sự chênh lệch rất lớn, tỉnh cao nhất
là Giang Tây (137,31); thấp nhất là Tây Tạng (105,15), đây là tỉnh được coi như có
tỷ lệ giới tính khi sinh hoàn toàn bình thường theo qui luật nhân khẩu học. Trong
tổng số 31 tỉnh/thành có 3 tỉnh có mức trên 130; 8 tỉnh có mức trên 120; 16 tỉnh có
mức trên 110 và chỉ có 4 tỉnh có mức trên 100, tức được coi là bình thường theo qui
luật nhân khẩu học. Phân tích theo thứ tự số sinh cho thấy rất rõ hành vi cố sinh con
trai, tỷ lệ giới tính khi sinh của lần sinh thứ nhất là 108,41, đây là mức hoàn toàn
bình thường theo qui luật nhân khẩu học. Tỷ lệ giới tính khi sinh của con thứ hai đã
vọt lên 143,22, đây là mức mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, cao hơn mức mất
cân bằng giới tính khi sinh chung là 122,49. Đến tỷ lệ giới tính khi sinh của con thứ

ba là 152,88, đây là mức quá bất bình thường. Ngoài ra tình hình mất cân bằng giới
tính khi sinh vẫn tăng mạnh, theo Uỷ ban DS-KHHGĐ Trung Quốc, tại một số tỉnh
như Hải Nam, Quảng Đông, sự mất cân bằng tăng nhanh với con số tương ứng
121,97(2005) lên 135,6 (2007) và 119,93 (2005) lên 130,3 (2007). Mặc dù việc
chọn lựa giới tính thai nhi bị nghiêm cấm, nhưng nhiều gia đình ở Trung Quốc vẫn
"khát" con trai và bất chấp rủi ro, đặc biệt tại các khu vực nông thôn.
2.2.3 Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Ấn Độ
Ấn Ðộ, với dân số hơn 1,2 tỉ người, là đất nước mà tình trạng mất thăng bằng

×