Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

tìm hiểu nhận thức của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất than trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.76 MB, 84 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







PHẠM NGỌC SÁNG






TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI THAM GIA
SẢN XUẤT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN NGÀNH SẢN XUẤT THAN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH




CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH YÊN






HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học
vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN




Phạm Ngọc Sáng













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo phòng Đào tạo Sau đại
học, Khoa Môi trường, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Luận văn được hoàn
thành ngoài sự cố gắng của bản thân và đặc biệt, tôi đã nhận được sự hướng dẫn rất
tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Bích Yên là những người hướng dẫn trực tiếp
trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn.
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cán bộ Cục Kỹ thuật
an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương, Công ty cổ phần than Cao
Sơn, Công ty cổ phần than Cọc Sáu, Công ty cổ phần than Dương Huy, Công ty
Kho vận và Cảng Cẩm Phả, Công ty cổ phần than Mông Dương, các anh chị em,
bạn bè và gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN




Phạm Ngọc Sáng







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

MỤC LỤC

Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình ix
MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam 3
1.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu 3
1.1.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu 3
1.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu 4
1.2. Tổng quan về ngành sản xuất than 8
1.2.1. Vai trò ngành sản xuất than đối với kinh tế xã hội trên thế giới và ở

Việt Nam 8
1.2.2. Các loại hình sản xuất than ở Việt Nam 10
1.2.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất than trên thế giới và
ở Việt Nam 12
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 16
2.2. Nội dung nghiên cứu 16
2.2.1. Tìm hiểu đặc điểm ngành sản xuất than tại Cẩm Phả 16
2.2.2. Đánh giá về xu hướng biến đổi khí hậu ở Quảng Ninh 16
2.2.3. Nhận thức của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu đối với ngành sản xuất than (đến các công đoạn trong quy trình) 16
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

2.2.4. Sự thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành sản xuất than 16
2.2.5. Đề xuất giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu 16
2.3.1 Số liệu thứ cấp: 16
2.3.2. Số liệu sơ cấp 17
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả 19
3.1.1. Vị trí địa lý 19
3.1.2. Dân số 19
3.1.3. Tài nguyên 20
3.1.4. Địa chất khu vực Cẩm Phả 20
3.2. Đặc điểm ngành sản xuất than ở Cẩm Phả 21
3.2.1. Vai trò ngành sản xuất than ở thành phố Cẩm Phả 21
3.2.2. Các quy trình sản xuất than và khả năng ảnh hưởng thời tiết 25

3.3. Xu hướng biến đổi khí hậu ở Quảng Ninh 32
3.3.1. Xu hướng thay đổi nhiệt độ 32
3.3.2. Xu hướng thay đổi lượng mưa 34
3.3.3. Hiện tượng thời tiết cực đoan và ảnh hưởng của chúng tới ngành sản xuất
than ở Cẩm Phả 36
3.4. Nhận thức của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối
với sản xuất than ở Cẩm Phả 39
3.4.1. Mức độ mẫn cảm của ngành sản xuất than với điều kiện thời tiết cực đoan 39
3.4.2. Đánh giá của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
đối với ngành sản xuất than 41
3.4.3. Các hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu 45
3.5. Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành than ở Quảng Ninh 49
3.6. Đánh giá trở ngại, nhu cầu thông tin, phân tích SWOT và đề xuất giải pháp ứng
phó với biến đổi khí hậu cho ngành sản xuất than ở Cẩm Phả 52
3.6.1. Đánh giá trở ngại trong thích ứng với biến đổi khí hậu 52
3.6.2. Nhu cầu về các nguồn thông tin cần thiết giúp ứng phó với biến đổi khí hậu 53
3.6.3. Phân tích SWOT đối với ngành sản xuất than ở Cẩm Phả trong ứng phó
với biến đổi khí hậu 55
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

3.6.4. Đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
1. Kết luận 61
2. Kiến nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC i


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH : Biến đổi khí hậu
IPCC : Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
Vinacomin : Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

1.1 Tổng hợp dự báo nhu cầu than sử dụng trong nước 10
1.2 Một số chỉ tiêu của khai thác lộ thiên giai đoạn 2003÷2010 11
1.3 Sản lượng than nguyên khai và khối lượng mét lò đào của khai thác
hầm lò giai đoạn 2003-2010 12
3.1 Thống kê số lượng Công ty than 22
3.2 Nhu cầu lao động tại Cẩm Phả đến năm 2020 24

3.3 Lịch sử các hiện tượng thời tiết cực đoan và ảnh hưởng tới ngành sản
xuất than 36
3.4 Thống kê số cơn bão từ năm 1961-2008 37
3.5 Các hiện tượng thời tiết cực đoan và điều kiện thời tiết có ảnh hưởng
tới ngành sản xuất than (n=60) 40
3.6 Mức độ quan tâm của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của
BĐKH đối với ngành sản xuất than (n=60) 42
3.7 Xu hướng ảnh hưởng của sự thay đổi từng yếu tố khí hậu tới ngành
sản xuất than (n=60) 44
3.8 Tác động của BĐKH đến các công đoạn sản xuất than (n=60) 46
3.9 Mô tả các tác động của BĐKH đến các công đoạn sản xuất than 47
3.10 Các biện pháp được các Công ty sản xuất than lựa chọn 51
3.11 Các nguồn thông tin về biến đổi khí hậu (n=60) 54
3.12 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của người sản xuất
than trong thích ứng với BĐKH 56

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1 Top 10 quốc gia tiêu thụ than trên thế giới 8
3.1 Vị trí thành phố Cẩm Phả 19
3.2 Phân bố mỏ than tại Cẩm Phả 20
3.3 Cơ cấu kinh tế thành phố Cẩm Phả năm 2013 21
3.4 Thống kê số lượng lao động của Tập đoàn Vinacomin từ 2005-2012 23
3.5 Sơ đồ công nghệ của các mỏ khai thác than lộ thiên 25
3.6 Bốc xúc đất đá thải tại khai trường Công ty than Dương Huy 26

3.7 Vận chuyển than tại khai trường Công ty than Cọc Sáu 27
3.8 Bãi thải Công ty than Dương Huy 27
3.9 Sơ đồ công nghệ của các mỏ khai thác than hầm lò 28
3.10 Sơ đồ công nghệ của các nhà máy sàng tuyển chế biến than 30
3.11 Nhiệt độ trung bình tối cao từ năm 1988 đến năm 2013 32
3.12 Nhiệt độ trung bình tối thấp từ năm 1988 đến năm 2013 33
3.13 Tổng lượng mưa mùa hè, mùa đông và năm từ năm 1961 đến
năm 2013 34
3.14 So sánh lượng mưa trung bình các tháng ở giai đoạn 1961-1990 và
1991-2013 35
3.15 Bản đồ vị trí bão đổ bộ vào Quảng Ninh 37
3.16 Đánh giá của người tham gia sản xuất than về mức độ mẫn cảm của
ngành sản xuất than với điều kiện thời tiết cực đoan 39
3.17 Xu hướng ảnh hưởng của BĐKH nói chung tới ngành sản xuất than 43
3.18 Hoạt động thích ứng với BĐKH (n=60) 50
3.19 Các hoạt động nhằm ứng phó ảnh hưởng của biến đối khí hậu tới
ngành sản xuất than (n=60) 50
3.20 Các trở ngại trong việc thực hiện các biện pháp thích ứng với biến đổi
khí hậu trong ngành sản xuất than (n=60) 53
3.21 Nhu cầu các nguồn thông tin cần thiết giúp ứng phó tốt hơn với biến
đổi khí hậu (n=60) 55
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với
nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan đang gia
tăng, đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng
đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới: đến 2080 sản
lượng ngũ cốc có thể giảm 2 - 4%, giá sẽ tăng 13 - 45%, tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng
của nạn đói chiếm 36-50%.
BĐKH đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi
trường trên phạm vi toàn thế giới. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007),
Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước
biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Công bị ngập chìm
nặng nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng
trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng
25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25%.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam hiện tượng thời tiết bất thường, cực
đoan diễn ra thường xuyên và không theo quy luật, mưa trái mùa, lượng mưa thay
đổi, hạn hán, lũ lụt, nắng nóng kéo dài… đã gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế và
đời sống dân sinh. Những hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng tới ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất ngành than
và gây đe dọa mất an ninh năng lượng của đất nước. Theo Tiến sĩ Hoàng Tiến
Dũng, Viện trưởng Viện Năng lượng, Bộ Công thương: “Biến đổi khí hậu không
chỉ làm gia tăng hơn nữa mức độ phụ thuộc năng lượng, đặc biệt là nhu cầu nhập
khẩu dẫn tới sự mất ổn định nguồn cung cũng như sự phụ thuộc về mặt địa chính trị
mà còn tác động lớn đến an toàn và ổn định trong cung ứng năng lượng, làm gián
đoạn, ngừng trệ, thậm chí tê liệt trong một thời gian dài” (Thu Hường, 2013).
Các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản nói chung và khai thác than
nói riêng được tiến hành trên một phạm vi lãnh thổ rộng lớn. Thành phố Cẩm Phả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

tỉnh Quảng Ninh là thành phố ven biển có đặc điểm phát triển kinh tế chủ yếu dựa
vào công nghiệp khai thác than. Sản lượng than ở Cẩm Phả chiếm khoảng 70% sản
lượng than toàn tỉnh và lên đến 55% sản lượng than toàn quốc. Hoạt động khai thác

chủ yếu lại là khai thác lộ thiên, hầm lò, rất dễ xảy bị ảnh hưởng của các hiện tượng
thời tiết cực đoan. Trong những năm gần đây, khí hậu thay đổi liên tục, thiên tai và
các hiện tượng khí hậu cực đoan đã và đang diễn ra bất thường hơn làm ảnh hưởng
đến các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến than và sức khỏe, thu nhập của
người sản xuất.
Mặc dù ngành sản xuất than dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu như vậy,
cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về nhận thức của người tham gia sản
xuất về sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất than và các biện pháp ứng
phó. Do vậy tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu nhận thức của người tham
gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất than trên
địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”. Những hiểu biết cơ bản này sẽ là
cơ sở để ngành sản xuất than có thể xây dựng chiến lược phát triển bền vững trong
bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nhận thức của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu đến ngành sản xuất than và các biện pháp ứng phó của ngành trên địa bàn
thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng
lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho ngành sản xuất than.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Đưa ra số liệu khí tượng, luận cứ để chứng minh sự biến động khí hậu ảnh
hưởng sản xuất ngành than.
Đề xuất giải pháp ứng phó với BĐKH.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007) thời tiết là “trạng thái khí quyển

tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ hợp các yếu tố như nhiệt độ, áp
suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa…”. Khí hậu là “trạng thái trung bình theo thời gian
(thường là 30 năm) của thời tiết”. Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của
khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng
thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể do
các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do các hoạt
động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác
sử dụng đất.
Theo Ủy ban Liên hợp quốc (1992) về công ước khung biến đổi khí hậu
định nghĩa: Biến đổi khí hậu là “Sự thay đổi của khí hậu được quy trực tiếp hay
gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển
toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời
gian có thể so sánh được”.
Tuy nhiên, năm 2007, Ủy ban Liên Quốc gia về Biến đổi khí hậu đã đưa ra
định nghĩa bổ sung về Biến đổi khí hậu là: “Xác định sự khác biệt giữa các giá trị
trung bình dài hạn của một số tham số hay thống kê khí hậu, trong đó trung bình
được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ. Những
biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời và có sự
tác động từ các hoạt động cùa con người”.
1.1.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Khí hậu bị biến đổi do 2 nhóm nguyên nhân:
Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự
biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí
và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dòng hải lưu và sự lưu chuyển
trong nội bộ hệ thống khí quyển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Nhóm nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ sự
thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí

CO
2
và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người.
Nguyên nhân của BĐKH chính là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các
chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính
như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền. Đó là sự tác động rất
lớn của con người mà gọi chung đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà
kính. Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng
ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời,
sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính
chủ yếu bao gồm: CO
2
, CH
4
, N
2
O, và các khí CFC, HFCs, PFCs và SF
6
. Sự phát
triển bùng nổ của công nghiệp trong thời đại ngày nay (đặc biệt là việc đốt nhiên
liệu hóa thạch ở quy mô lớn) đã và đang dẫn tới sự gia tăng nồng độ các khí nhà
kính trong khí quyển, làm tăng tốc độ nóng lên của khí hậu toàn cầu, là nguyên
nhân hàng đầu gây BĐKH trong những thập kỷ tới.
Nguồn gốc của các loại khí nhà kính:
- CO
2
: Là khí phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hoá thạch (than, dầu khí) và
là nguồn khí nhà kính chủ yếu; Ngoài ra nó cũng sinh ra từ các hoạt động công
nghiệp như sản xuất xi măng, nhiệt điện, và cán thép.
- CH

4
: Sinh ra từ các bãi rác, đầm sình lầy từ các hệ thống khí, dầu tự nhiên,
trong các hoạt động khai thác khoáng sản (than, dầu mỏ),…
- N
2
O: Phát thải từ quá trình sản xuất phân bón, sản xuất hoá chất và các
hoạt động công nghiệp khác.
- HFCs, PFCs và SF
6
: Phát sinh từ quá trình sản xuất HCFC-22, sản xuất
nhôm và sản xuất magiê, sản xuất vật liệu cách điện,…
1.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Theo Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu ( 2007), một số biểu hiện và
diễn biến của sự biến đổi khí hậu trái đất như sau:

Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.

Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

sống của con người và các sinh vật trên trái đất.

Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng
đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.

Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ
sinh thái và hoạt động của con người.


Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.

Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
Các diễn biến và ảnh hưởng của BĐKH
BĐKH đã và đang thực sự diễn ra trên khắp các lục địa của thế giới.
- Băng tại các cực của Trái Đất đang tan:
Diện tích biển bao phủ bởi băng tại Bắc Cực đã co lại khoảng 10% trong
những thập niên gần đây và độ dày của lớp băng so với nước biển đã giảm khoảng
40%. Còn tại Nam Cực, băng cũng đang trở nên không ổn định.
Các núi băng tuyết cũng đang tan chảy. Từ năm 1850, các núi tuyết trên đỉnh
Alps (Châu Âu) đã mất khoảng 2/3 thể tích và việc giảm thể tích này đang diễn ra
với tốc độ nhanh chóng kể từ thập kỷ 1980.
- Mức biển đang dâng lên
Do hiện tượng băng tan tại những tảng băng trên núi cao và ở vùng cực Trái
Đất khiến mực nước biển tại nhiều vùng trên thế giới đang tăng cao. Mực nước biển
hiện nay được xem là đang dâng nhanh gấp hai lần so với 50 năm trước đây do
BĐKH. Cho tới nay, các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ cuả khí quyển mới chỉ tăng
lên thêm khoảng một nửa độ nên mức biển chỉ tăng lên khoảng vài chục centimet.
Ví dụ, năm 2003, các nhà khoa học cho rằng nước biển đã dâng cao 31 cm/1 thế kỷ
và tốc độ này có thể gấp đôi trong vòng 100 năm tới, cùng với việc đạt mức tăng 88
cm vào năm 2100.
Việc tăng cao mực nước biển khiến cho các vùng đất trũng và khu vực ven
biển như Maldives, lưu vực sông Nile (Ai Cập), và Bangladesh bị ngập lụt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Tại Châu Âu, nước biển dâng có thể khiến 1,6 triệu người vùng ven biển có
nguy cơ chịu lũ lụt vào năm 2080. Khoảng 20% vùng đất thấp và ướt có thể bị biến

mất. Xói mòn tại các khu vực ven biển Đại Tây Dương, hiện đang là 1 m mỗi năm,
có thể gia tăng.
Nước biển dâng cũng làm cho các vùng đất nông nghiệp và nước ngọt bị xâm
mặn và giảm diện tích đất canh tác.
- Cường độ và tần suất của các hiện tượng thời tiết bất thường như bão, lũ,
hạn hán đang gia tăng.
Khoảng hơn 90% các thảm họa tự nhiên tại Châu Âu từ năm 1980 có
nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp từ thời tiết và khí hậu. Tính trung bình con
số các thảm họa hàng năm tại Châu Âu liên quan tới thời tiết và khí hậu tăng
khoảng 65% từ 1998 tới 2007, so với con số trung bình trong thập niên 1980.
Các thảm họa không những gây ra những thiệt hại to lớn mà còn làm tăng chi
phí về nhà ở và các tài sản khác.
Từ năm 1990, toàn Châu Âu đã có tới hơn 260 trận lũ lụt, bao gồm thảm họa
lũ hè sông Danube và Elbe năm 2002. Từ 1998, lũ lụt đã làm chết hơn 700 người tại
Châu Âu, làm thay đổi chỗ ở của hơn một nửa triệu người và tổn thất hơn 25 tỷ
Europe. Mặc dù chưa có những những chứng cứ cụ thể để cho rằng những trận lụt
lội này là trực tiếp gây ra bởi BĐKH, nhưng sự gia tăng về tần suất và cường độ của
những trận lũ lụt này được xem là hệ quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu tại nhiều
phần của Châu Âu.
Chế độ mưa cũng đang bị thay đổi do biến đổi khí hậu. Nước đang trở lên
khan hiếm tại hầu hết các khu vực trên thế giới. Khoảng hơn 1,2 tỷ người, tức là
khoảng 1/5 dân số toàn thế giới hiện đang thiếu nước uống sạch. Nếu nhiệt độ tiếp
tục tăng 2,5% độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp (tương đương với khoảng 1,7
o
C
so với hiện nay) thì ước tính sẽ có khoảng từ 2,4 tới 3,1 tỷ người trên toàn thế giới
phải chịu sự khan hiếm về nước. Ở vùng Đông Nam Á nói chung, những nguồn
nước ngọt tương đối không quá ít ỏi, cũng có thể bị cạn kiệt khi nhiệt độ tăng lên,
nhất là ở những vùng đông dân cư.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7

Hạn hán và sa mạc hóa cũng đang diễn ra tại nhiều nước trên thế giới, đặc
biệt là Trung Á và Nam sa mạc Xa-ha-ra, nơi mà đại bộ phận dân chúng đều sống
trong cảnh nghèo khổ.
Tại Hoa Kỳ, thập niên 1930 chứng kiến những cơn hạn hán dài hạn ở vùng
Đại Bình nguyên Bắc Mỹ, và trận "Dust Bowl" vĩ đại. Kết quả là đất canh nông bị
hư hại và hàng chục nghìn người phải xiêu tán.
Ở những quốc gia đang phát triển nạn sa mạc hóa vẫn tiến hành, ảnh hưởng
đến hàng chục triệu người. Ước tính Sa mạc Sahara hiện nay đang tiến dần về phía
nam với tốc độ 45 km/năm. Các nước Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan,
Mông Cổ, Trung Hoa, Tajikistan, Afghanistan, Turkmenistan, Iran và
Uzbekistan cũng bị ảnh hưởng nặng. Riêng Kazakhstan kể từ năm 1980, gần 50%
diện tích trồng trọt đã bị bỏ hoang vì đất quá cằn trong tiến trình sa mạc hóa.
- Nóng lên toàn cầu được dự đoán sẽ làm tăng sản lượng lương thực toàn thế
giới miễn là nhiệt độ lớn hơn khoảng từ 1,5
o
C đến 3,5
o
C nhiệt độ thời tiền công
nghiệp (nghĩa là lớn hơn khoảng từ 0,7
o
C tới 2,7
o
C nhiệt độ độ hiện nay), tuy nhiên
sản lượng lương thực toàn thế giới sẽ suy giảm nếu nhiệt độ vượt quá dải trên. Tại
một số vùng thuộc Nam Âu, tổng thời gian một mùa từ gieo trồng tới thu hoạch đã
trở nên ngắn hơn.
- Các dịch bệnh nhiệt đới như sốt rét hoặc sốt xuất huyết cũng đang gia tăng
do các khu vực tại đó điều kiện khí hậu thích hợp cho các loài muỗi, số lượng ruồi

mang mầm bệnh nở rộ. Muỗi vằn, một loài có thể lan truyền nhiều loại bệnh, đã gia
tăng tại Châu Âu hơn 15 năm qua và hiện có mặt tại hơn 12 nước. Một nghiên cứu
cho biết sẽ có khoảng 5-6 tỷ người có nguy cơ bị nhiễm sốt xuất huyết vào năm
2080 do BĐKH và sự gia tăng dân số.
- Hệ sinh thái cũng đang bị tác động do sự thay đổi khí hậu
Khi đất đai bị xói mòn, động vật và thực vật không còn có nơi để sinh sống
và nảy nở, nên phải di trú ở nơi khác, thậm chí có loài có khả năng tuyệt chủng. Trái
lại, những loại côn trùng mang những mầm bệnh như sốt rét, thương hàn, v.v xuất
hiện nhiều hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

1.2. Tổng quan về ngành sản xuất than
1.2.1. Vai trò ngành sản xuất than đối với kinh tế xã hội trên thế giới và ở
Việt Nam
1.2.1.1. Vai trò trên thế giới
Theo Tô Thị Hường và cs (2010), toàn thế giới hiện tiêu thụ khoảng 4 tỷ
tấn than hàng năm. Một số ngành sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào như:
sản xuất điện, thép và kim loại, xi măng và các loại chất đốt hóa lỏng. Than
đóng vai trò chính trong sản xuất ra điện (than đá và than non), các sản phẩm
thép và kim loại (than cốc).
Hàng năm có khoảng hơn 4030 triệu tấn than được khai thác, con số này đã
tăng 38% trong vòng 20 năm qua. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á,
trong khi đó Châu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Các nước khai thác nhiều nhất
không tập trung trên một châu lục mà nằm rải rác trên thế giới, năm nước khai thác
lớn nhất hiện nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Hầu hết các nước
khai thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành
cho thị trường xuất khẩu. Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào
khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng.


Hình 1.1. Top 10 quốc gia tiêu thụ than trên thế giới
(Nguồn:
Tô Thị Hường, Hoàng Kiều Nga, Nguyễn Thị Mường
,2010)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Than đóng vai trò sống còn với sản xuất điện và vai trò này sẽ còn được duy
trì trong tương lai. Khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên toàn thế giới là từ
nguồn nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được duy trì trong tương lai (dự báo cho
đến năm 2030). Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở mức từ 0,9% đến
1,5% từ nay cho đến năm 2030. Tiêu thụ về than cho nhu cầu trong các lò hơi sẽ
tăng khoảng 1,5% năm trong khi than non, được sử dụng trong sản xuất điện, tăng
với mức 1% năm. Cầu về than cốc, loại than được sử dụng trong công nghiệp thép
và kim loại được dự báo tăng với tốc độ 0,9%. Thị trường than lớn nhất là châu Á,
chiếm khoảng 54% lượng tiêu thụ toàn thế giới, trong đó nhu cầu chủ yếu đến từ
Trung Quốc. Một số nước khác không có nguồn nhiên liệu tự nhiên phải nhập khẩu
than cho các nhu cầu về năng lượng và công nghiệp như Nhật Bản, Đài Bắc và Hàn
Quốc. Không chỉ những nước không thể khai thác than mới phải nhập khẩu mà
ngay cả các quốc gia khai thác lớn nhất thế giới cũng phải nhập than. Nhu cầu nhập
khẩu phục vụ cho dự trữ hay những nguồn than có chất lượng. Than sẽ vẫn đóng vai
trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng trưởng cao. Tăng trưởng của
thị trường than dành cho đốt lò hơi và than cốc sẽ mạnh nhất tại châu Á, nơi mà nhu
cầu về điện, sản xuất thép, sản xuất xe hơi và nhu cầu dân sinh tăng cao theo mức
sống ngày càng được cải thiện.
1.2.1.2. Vai trò ở Việt Nam
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) là đơn vị quản
lý và điều hành sản xuất, cung ứng gần như toàn bộ than tại Việt Nam. Hiện nay,
sản lượng khai thác than tập trung chủ yếu tại 3 tỉnh thành chính trên cả nước bao
gồm: Quảng Ninh, Thái Nguyên và Lạng Sơn. Trong đó, tỉnh Quảng Ninh chiếm đa

số phân bổ chủ yếu tại các vùng Cẩm Phả, Hòn Gai và Đông Triều - Uông Bí. Sản
lượng than khai thác hàng năm chiếm 96% là thuộc Tập đoàn Công nghiệp than -
Khoáng sản Việt Nam. Than được sử dụng cho ngành điện, ngành xi măng và các
nhu cầu khác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Bảng 1.1. Tổng hợp dự báo nhu cầu than sử dụng trong nước
TT

Hộ tiêu thụ
Sản lượng, 1000Tấn/năm
2012 2013 2014 2015 2020 2025 2030

Tổng cộng
32908 38301 46759 56232 112350

145517

220349

1
Nhi
ệt điện 14407 17745 24680 33585 82817 112715

181320

2 Xi măng 7446 8205 8563 8100 12123 12441 12642
3 Sản xuất phân đạm 1141 1769 2177 2312 3053 4082 6006

4 Luyện kim, hoá chất 963 1252 1628 2116 2968 4163 5839
- Trong Vinacomin 296 324 354 388 611 962 1514
-
Ngoài Vinacomin
668 929 1273 1728 2357 3201 4325
5 Công nghiệp giấy 250 280 300 330 582 1025 1806
6 Các hộ khác 8701 9050 9412 9788 10807 11090 12734
(Nguồn:
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
, năm 2010)
Ngoài ra than được dùng cho xuất khẩu: Ngành than đã tạo được thị trường
xuất khẩu than antraxit cho nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn
quốc, các nước EU, Đài loan, Philipin, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Australia, New
Caledonia, Mehico, Brazin, Cuba, Nam Phi, Than antraxit Việt Nam dùng cho:
Công nghiệp thép (cả đốt và phun) của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc, Đức, Đài
loan, Philipin, Australia, Venezuela, Mehico, Brazin, ; Công nghiệp kim loại phi
sắt của New Caledonia, Cuba, Nam Phi, ; Công nghiệp xi măng của Trung Quốc,
Nhật Bản, Thái Lan, Hàn quốc, Philipin, ; Sản xuất điện của Trung Quốc, Thái
Lan, Bungari, ; Xử lý nước của Nhật Bản, các nước EU, ; Công nghiệp làm
cacbua canxi và điện cực của Nhật Bản, Đài loan và một số nước khác.
1.2.2. Các loại hình sản xuất than ở Việt Nam
Các loại hình sản xuất (khai thác than) ở Việt Nam chủ yếu là khai thác than
lộ thiên và khai thác than hầm lò
Khai thác than lộ thiên: là một hình thức khai thác mỏ mà theo đó cần phải
bóc lớp đất đá phủ trên loại khoáng sản cần khai thác.
Theo Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (2010), sản lượng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

khai thác lộ thiên trong những năm gần đây chiếm khoảng 55 - 65% tổng sản lượng

than khai thác của toàn ngành.
Hiện nay ngành than có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu
tấn/năm (Cao Sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo), 15 mỏ lộ thiên vừa và công
trường lộ thiên (thuộc các Công ty than hầm lò quản lý) sản xuất với công suất từ
100 ÷ 1000 ngàn tấn/năm và một số điểm khai thác mỏ nhỏ, lộ vỉa với sản lượng
khai thác nhỏ hơn 100 ngàn tấn/năm.
Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu của khai thác lộ thiên giai đoạn 2003÷2010
TT

Danh mục Đơn vị 2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010
1 Tổng than nguyên khai Triệu tấn

19,79

27,11


34,54

40,81

43,11

42,93

43,93

46,96

- Trong đó lộ thiên Triệu tấn

12,98

17,33

22,06

26,10

26,78

25,33

25,76

26,52


- Tỷ trọng %
66 64 64 64 62 59 59 56
2 Đất đá bóc Triệu m
3

87,18

122,7

165,0

193 211 216,4

208,7

228,54

3
Hệ số bóc đất đá TB m3/tấn
6,7 7,1 7,5 7,8 7,9 8,48

8,0 8,62
(Nguồn:
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
, năm 2010)
Khai thác hầm lò
Theo Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (2010), hiện nay
Việt Nam có trên 30 mỏ hầm lò đang hoạt động, trong đó 10 mỏ có sản lượng khai
thác lớn từ 1,0 triệu tấn/năm trở lên bao gồm: Mạo Khê, Nam Mẫu, Vàng Danh,
Hồng Thái, Hà Lầm, Ngã Hai (Quang Hanh), Khe Chàm, Khe Tam (Dương Huy),

Lộ Trí (Thống Nhất) và mỏ Mông Dương .
Các mỏ còn lại là mỏ trung bình có sản lượng khai thác từ 0,5 ÷ 1,0 triệu
tấn/năm hoặc mỏ nhỏ (sản lượng <0,5 triệu tấn/năm) như: Bắc Cọc Sáu, Tây Bắc
Khe Chàm, mỏ Đồng Vông-Uông Thượng, Tây bắc Ngã Hai…
Với những mỏ nhỏ, diện tích khai trường hẹp, trữ lượng ít nên không có điều
kiện để phát triển sản lượng và cơ giới hoá dây chuyền công nghệ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Bảng 1.3. Sản lượng than nguyên khai và khối lượng mét lò đào
của khai thác hầm lò giai đoạn 2003-2010
TT

Danh mục Đơn vị 2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng cộng


1 Tổng sản lượng Triệu tấn

19,79

27,11

34,54

40,81

43,11

42,93

43,93

46,96

299,18
- Trong đó Hầm lò Triệu tấn

6,81

9,78

12,48

14,71


16,3

17,6

18,17

20,44

116,32
- Tỷ trọng %
34 36 36 36 38 41 41 44 39
2 Mét lò đào Km 136,5

175,9

228 264 275 280,5

319 347 2025,9
(Nguồn:
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
, năm 2010)
1.2.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất than trên thế giới và
ở Việt Nam
1.2.3.1. Ảnh hưởng của BĐKH tới ngành khai thác than một số nước trên thế giới
Theo Mendelsohn (2008), BĐKH đã và đang trở thành một vấn đề chính mà
Trái đất sẽ phải đối mặt trong thế kỷ 21. Lượng khí cacbon phát thải sẽ là một thác
thức to lớn đối với ngành công nghiệp khai thác than trên thế giới. Hội Đồng Quốc
Tế Khai Khoáng và Kim loại (The International Council of Mining and Metals) đã
xác định BĐKH, đặc biệt là ảnh hưởng của khí nhà kính, là vấn đề môi trường quan
trọng nhất mà ngành công nghiệp khai thác than phải đối phó.

Những rủi ro gắn liền với BĐKH đã vượt ra khỏi những qui định về hạn chế
lượng phát thải carbon và bao gồm những chuỗi rủi ro (hay ảnh hưởng có tiềm năng
gây hại) về cung cấp (chi phí gia tăng do các hoạt động cung cấp); những rủi ro về
sản phẩm công nghệ (bị bỏ rơi do các tiêu chuẩn công nghệ thay đổi); những rủi ro
về danh tiếng, thương hiệu gắn liền với vấn đề bền vững; những rủi ro vật lý đối với
các hoạt động khai khoáng do thời tiết khắc nghiệt và những rủi ro về luật…
Mặc dù BĐKH kèm theo các rủi ro ảnh hưởng tới ngành công nghiệp khai
khoáng, BĐKH cũng tạo ra những cơ hội quan trọng đặc biệt cho các tập đoàn khai
thác than có phạm vi hoạt động trên toàn cầu. Những cơ hội này tập trung vào việc
thị trường carbon quốc tế đã xuất hiện trong các dự án về carbon theo nghị định
Kyoto cũng như là theo các hệ thống quốc gia đang phát triển và những thành phần
hoạt động trong lĩnh vực tình nguyện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Ngành khai thác than, có lẽ phải thích ứng sớm hơn nếu chính phủ các nước
ban hành định mức thải CO
2
. Tuy nhiên, khí hậu nóng dần cũng thay đổi các điều
kiện vật lí tác động lên ngành này.
Có rất nhiều hệ quả của BĐKH là mối đe dọa cho ngành khai thác than, như
việc gia tăng tần suất các trận bão, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, hiện tượng
thay đổi về lượng nước mưa và băng tan…vv
Đồng thời cũng có rất nhiều những ảnh hưởng của BĐKH đối với ngành khai
khoáng, nhưng có lẽ một trong số những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đối với ngành
khai khoáng là ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn nước. Con số các khu vực bị ảnh hưởng
của hạn hán sẽ gia tăng, trong khi các ảnh hưởng có tiềm năng tích cực của việc gia
tăng xói mòn sẽ là nhỏ hơn nhiều so với các ảnh hưởng của việc gia tăng lượng nước
mưa và xói mòn theo mùa. Điều này làm gián đoạn nguồn cung cấp nước, chất lượng
nước và làm tăng rủi ro của hiện tượng xói mòn…

Nước Mỹ
Theo Mendelsohn (2008), mặc dù có trữ lượng lớn, nước Mỹ đang xem xét
việc sử dụng các nguồn nhiên liệu khác để thay thế than. Cũng như những quốc gia
có diện tích đất đai rộng lớn và nhiều mỏ than phân bố đều trên các vùng của đất
nước (như Ấn Độ, Trung Quốc…), những tác động có tiềm năng gây bất lợi cho
công nghiệp than nước này chủ yếu đến từ việc mực nước biển dâng cao khiến cho
các khu khai thác mỏ than tại khu vực phía đông bị ảnh hưởng (có thể là ngập lụt,
dẫn tới tình trạng trì trệ cho việc khai thác than tại các cơ sở…). Số liệu từ Cục năng
lượng Mỹ, sản lượng khai thác than trong các năm 2006, 2007 là không cao so với
các năm 2003, 2004 và năm 2007 sản lượng than khai thác được đã giảm so với
năm 2006, điều này được một số cơ quan nghiên cứu cho là do ảnh hưởng bất lợi
của BĐKH. Cũng tại Mỹ, vụ cháy rừng Utah năm 2002 có nguyên nhân do khí hậu
nắng nóng đã khiến cho việc khai thác mỏ ở khu vực này bị đình lại.
Nước Trung Quốc
Theo Xiaoling (2007), Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ than lớn nhất
trên thế giới, và hiện giờ rất nhiều mỏ than có trữ lượng lớn tại Trung Quốc vẫn
chưa được khai thác. Trong năm 2008, Trung Quốc đạt sản lượng khai thác 2536,7
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

triệu tấn và tiêu thụ 1311,4 triệu tấn tương đương dầu. Tập đoàn xuất nhập khẩu
than Trung Quốc là đơn vị phân phối hơn 80% tổng lượng xuất khẩu và cũng là
kênh xuất khẩu than chính của Trung Quốc. Công ty có kế hoạch xuất khẩu hơn
30,35 triệu tấn than mỗi năm. Tập đoàn công nghiệp than Pingshuo là đơn vị quốc
doanh lớn nhất Trung Quốc hoạt động khai thác các mỏ lộ thiên và cũng là nhà xuất
khẩu than lớn nhất ở Trung Quốc. Xưởng của Pingshuo nằm tại phía Bắc cánh đồng
Bigwi gồm có 3 mỏ đang hoạt động, bao gồm An Tai Bao, mỏ Jia Ling Mine và mỏ
Đông. Những mỏ này có sản lượng khai thác than đạt khoảng 45 - 50 triệu tấn. Tại
Trung Quốc có 28000 mỏ than, trong đó có 20000 mỏ than trực thuộc nhà nước.
Theo Mendelsohn (2008), Trung Quốc là quốc gia đã ký vào những nghị

định cắt giảm khí nhà kính. Công nghiệp khai khoáng của Trung Quốc sẽ trở thành
ngành chịu sự đe dọa và tổn thất nặng nề. Ngành công nghiệp này không những
phải gánh chịu những thiệt hại do những luật lệ chặt chẽ hơn, mà còn bị ảnh hưởng
trực tiếp từ BĐKH.
Nước Úc
Theo
Loechel
et.al. (2013), ngành công nghiệp khai khoáng là phần quan
trọng trong nền kinh tế của Úc và tạo ra nhiều lợi ích kinh tế xã hội trên cả nước.
Ngành công nghiệp này cũng giống như các ngành công nghiệp khác phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên, bị ảnh hưởng mạnh bởi các điều kiện môi trường. Trong những
năm gần đây, ngành công nghiệp khai thác mỏ của Úc phát triển mạnh đóng góp
khoảng 8% tổng sản phẩm quốc nội và hơn 50% giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên các
hiện tượng thời tiết khắc nghiệt gần đây đã tác động mạnh khi khí hậu thay đổi.
Trong năm 2010 và 2011, sự kiện lũ lụt đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động khai
thác than ở Quennsland, gây ngập hầm lò và các tuyến đường vận chuyển. Chi phí
ước tính thiệt hại khoảng 5 tỷ USD đến 9 tỷ USD bao gồm thiệt hại cho các moong
khai thác, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và thiết bị khai thác mỏ. Hệ sinh thái liên
quan đến hoạt động khai thác khoáng sản cũng bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng
thời tiết khắc nghiệt. Trận mưa lớn làm ngập các hầm lò vào năm 2008 dẫn đến
nước ô nhiễm từ quá trình khai thác thoát ra ngoài theo sông suối chảy ảnh hưởng
đến chất lượng nước sinh hoạt cộng đồng hạ lưu. Các hiện tượng thời tiết khắc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

nghiệt khác như nắng nóng và khô hạn làm phát sinh nhiều bụi thải và thiếu nước
nghiêm trọng.
1.2.3.2 Ảnh hưởng của BĐKH tới ngành khai thác than ở Việt Nam
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu được công bố chính thức nào về tác động
của BĐKH ảnh hưởng đến ngành sản xuất than. Một số nghiên cứu đề cập đến vấn

đề này như kiểm soát phát thải khí nhà kính từ hoạt động khai thác và chế biến than;
đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến ngành khai khoáng, an ninh năng lượng đã
được Bộ Công Thương triển khai thực hiện trong chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2011) thì những tác
động của BĐKH đối với sản xuất than như sau:
+ Gây nhiều khó khăn cho hệ thống khai thác nguồn than antraxit ở bể than.
+ Tăng khả năng hao hụt, tổn thất sản lượng than do tần suất, cường độ mưa
bão và lũ lụt gia tăng.
+ Tăng thêm chi phí sản xuất, chi phí xây dựng vận hành, duy tu các dàn
khoan, các phương tiện.
+ Nhiều hải cảng, bao gồm cầu tàu, bến bãi, nhà kho thiết kế theo mực nước
cuối thế kỷ 20 sẽ phải cải tạo lại, thậm chi phải di dời; các công trình xây dựng mới
tốn kém hơn về chi phí xây lắp cũng như chi phí vận hành.




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hiện tượng thời tiết khí hậu và người tham gia sản xuất than trực tiếp tại
các Công ty than thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt
Nam nằm trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

- Phạm vi thời gian: 30 năm trở lại đây.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Tìm hiểu đặc điểm ngành sản xuất than tại Cẩm Phả
 Thống kê các cơ sở sản xuất than;
 Vai trò ngành sản xuất than đối với kinh tế thành phố Cẩm Phả;
 Mô tả các hoạt động trong quy trình sản xuất than (bao gồm các hoạt
động khai thác, vận chuyển và chế biến) dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết tại
Cẩm Phả.
2.2.2. Đánh giá về xu hướng biến đổi khí hậu ở Quảng Ninh
 Xu hướng thay đổi nhiệt độ, lượng mưa thực tế.
2.2.3. Nhận thức của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu đối với ngành sản xuất than (đến các công đoạn trong quy trình)
2.2.4. Sự thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành sản xuất than
2.2.5. Đề xuất giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Số liệu thứ cấp:
Thu thập số liệu thứ cấp từ các nguồn sẵn có bao gồm trạm khí tượng, sách,
báo, báo cáo quy hoạch, Quyết định, các đề tài nghiên cứu có liên quan tới vấn đề
nghiên cứu. Nội dung thu thập bao gồm:
+ Các cơ sở sản xuất than, vai trò của ngành sản xuất than;
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh;

×