Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Luận văn: Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.74 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh
Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012


Hà Nội, 2014
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà
Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Thị Hòa
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Phòng tư liệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Trung tâm thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong
khoa lịch sử- trường Đại học sư phạm Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ trong quá
trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ đã tận tình hướng dẫn tác
giả hoàn thành luận văn này.
Nhân đây tác giả bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với gia đình, các cơ
quan, các phòng ban thuộc UBND huyện Quảng Xương, huyện ủy Quảng
Xương, chi cục thống kê huyện Quảng Xương, thư viện huyện Quảng Xương,
cùng UBND các xã: Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Hải,
Quảng Lưu, Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Thạch, Quảng Nham, cùng bạn
bè và những người thân đã động viên giúp đỡ suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Dù đã có rất nhiều cố gắng song luận văn không thể tránh khỏi những
hạn chế. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và


các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Học viên
Lê Thị Thanh Vân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tư liệu dùng để viết luận văn là do tôi thu thập tại
thực địa và trong một số tài liệu thứ cấp (có danh mục cuối luận văn). Tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thông tin dữ liệu đã công bố trong
luận văn này.
Hà Nội tháng 6 năm 2014
Học viên
Lê Thị Thanh Vân
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
NXB : Nhà xuất bản.
UBND : Ủy ban nhân dân.
HĐND : Hội đồng nhân dân.
CNXH : Chủ nghĩa xã hội.
HTX : Hợp tác xã.
CN : Công nghiệp
TCN : Thủ công nghiệp
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
KHKT : Khoa học kĩ thuật
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
HU : Huyện ủy
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
NQ : Nghị quyết
NTM : Nông thôn mới
CSHT : Cơ sở hạ tầng
GS, TS : Giáo sư, tiến sĩ

PGS, TS : Phó giáo sư, tiến sĩ
HĐBT : Hội đồng bộ trưởng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Hòa vào không khí của công cuộc CNH- HĐH trên khắp mọi miền tổ
quốc, nhân dân các huyện lị đã tiếp thu phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu
của Đảng và nhà nước, vận dụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn
của địa phương. Trong hoàn cảnh chung của đất nước, nhân dân các xã ven
biển huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa) đã phát huy những thành quả sau
10 năm đổi mới , và từng bước khắc phục khó khăn, đưa nền kinh tế tiến
bước vào thời kì CNH- HĐH và đạt nhiều thành tựu. Nghiên cứu tình hình
kinh tế các xã ven biển trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2012 được nhà
nước chú trọng. Đây là hướng nghiên cứu có giá trị khoa học. Quảng Xương
là một huyện đồng bằng ven biển, cả huyện có 9 xã ven biển. Sau 10 năm đổi
mới, chính quyền và nhân dân huyện Quảng Xương bắt đầu bước vào thời kì
CNH- HĐH. Trong suốt thời kì thực hiện công cuộc CNH- HĐH (1996-
2012) nhân dân các xã này đã từng bước phát huy thế mạnh, chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, đa dạng các loại hình kinh tế, bám đồng, bám biển, từng bước tạo
ra những thành tựu to lớn trong đời sống vật chất cũng như tinh thần.Tuy
nhiên trong quá trình thực hiện công cuộc CNH- HĐH, các xã ven biển vẫn
còn những hạn chế, vướng mắc như: kinh tế chậm phát triển, và chuyển biến
chậm so với các xã khác trong huyện. Bên cạnh đó thì đời sống cư dân các xã
này vẫn gặp nhiều khó khăn, thử thách trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nghiên cứu về kinh tế của các xã ven biển trên địa bàn huyện Quảng Xương
từ năm 1996 đến năm 2012 nhằm góp phần vào việc nghiên cứu những
chuyển biến trong đời sống kinh tế của cư dân vùng biển Thanh Hóa nói
chung, và cư dân vùng ven biển huyện Quảng Xương nói riêng. Nghiên cứu
vấn đề này có giá trị lớn về mặt khoa học. Từ việc nghiên cứu kinh tế các xã

ven biển huyện Quảng Xương từ năm 1996 đến năm 2012, nhằm góp phần
khẳng định bước đi đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương tiến hành công cuộc
CNH- HĐH của Đảng. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, xác định nhiệm vụ
trọng tâm để nhân dân các xã ven biển huyện Quảng Xương thực hiện thắng
lợi toàn diện công cuộc CNH- HĐH đất nước. Từ đó rút ra những nhận xét
khách quan, góp phần vào kho tang lý luận chung của Đảng và nhà nước về
xây dựng và phát triển kinh tế. Đồng thời bổ sung vào kho tàng lý luận về sự
nghiệp CNH- HĐH hiện nay của một xã cụ thể.
1.2. Nghiên cứu kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương từ năm
1996 đến năm 2012 cho thấy rõ tính thực tiễn của vấn đề. Trong thời kì này
ngoài việc sản xuất nông nghiệp nhân dân các xã ven biển trên địa bàn huyện
Quảng Xương còn tiến hành khai thác, và nuôi trồng thủy hải sản. Bên cạnh
đó tại một số xã đã hình thành khu nghỉ mát, du lịch như: Quảng Lợi, khu du
lịch Nam Sầm Sơn (Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại), hay một số xã đã
hình thành vùng sản xuất muối, sản xuất mắn, nước mắn như: Quảng Thạch,
Quảng Nham, Quảng Thái, Quảng Vinh…Thông qua việc nghiên cứu kinh tế
tại các xã ven biển huyện Quảng Xương sẽ chỉ ra những mặt tích cực, đồng
thời chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đi lên của nhân dân
vùng biển. Ngoài ra đề tài này còn góp phần nghiên cứu thực tiễn sinh động
đang diễn ra trong đời sống kinh tế của cư dân vùng biển Quảng Xương. Trên
cơ sở dựng lại bức tranh kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương từ năm
1996 đến năm 2012 sẽ rút ra bài học kinh nghiệm, phương hướng phát triển
kinh tế các xã này trong thời gian tới. Góp phần hoạch định chính sách nhằm
thúc đẩy hơn nữa sự nghiệp CNH- HĐH nền kinh tế các xã này trong tình
hình mới. Đề tài có tác dụng giáo dục tình yêu quê hương, nâng cao nhận thức
của giới trẻ về công cuộc CNH- HĐH. Đồng thời các xã ven biển căn cứ vào
tình hình thực tiễn địa phương, áp dụng sáng tạo chủ trương của Đảng, phát
huy thế mạnh để từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện
địa phương đẩy mạnh CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn. Từ đó từng bước
làm thay đổi diện mạo nông thôn, và đời sống nhân dân tại các xã này. Bên

cạnh đó đề tài còn hệ thống hóa tư liệu liên quan đến huyện Quảng Xương nói
chung, và các xã ven biển nói riêng để tiếp tục nghiên cứu, và biên soạn lịch
sử địa phương, phục vụ công tác giảng dạy lịch sử địa phương.
1.3. Xuất phát từ những giá trị khoa học và thực tiễn. Đồng thời là một
người con trên quê hương Quảng Xương chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài
“Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm
1996 đến năm 2012” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học lịch sử của
mình nhằm thể hiện tình cảm với quê hương và góp phần nhỏ bé vào công
cuộc xây dựng và phát triển toàn diện huyện Quảng Xương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Nói về kinh tế, nhất là kinh tế trong gần 20 năm kể từ khi nước ta bước
vào công cuộc CNH- HĐH đất nước đã thu hút được sự quan tâm của các nhà
lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội,
và các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Nếu trước đây hướng nghiên
cứu chỉ tập trung vào những chuyển biến đang diễn ra ở nông thôn, đời sống
nhân dân, nông nghiệp, thì hiện nay xu hướng đó đã mở rộng ra nhiều đối
tượng, nhiều khu vực, nhiều mặt của đời sống kinh tế- xã hội, trong đó có
kinh tế biển. Có thể kể một số công trình nghiên cứu sau:
Lê Mậu Hãn (chủ biên), “Đại cương lịch sử Việt Nam- tập 3”, Nxb giáo
dục năm 2005, đã dành một chương viết về đất nước trên con đường đổi mới
(1986- 2000). Trong đó đề cập đến nội dung các đại hội đại biểu của Đảng lần
thứ VI, VII, VIII, và nói về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
nước nhà trong hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới. Tác giả đã nêu lên
những thành tựu chủ yếu, những mặt hạn chế, và bài học kinh nghiệm trong
quá trình đổi mới đất nước, đặc biệt là sự chuyển mình của đất nước trong
buổi đầu thực hiện chủ trương CNH- HĐH, trong đó sự chuyển biến về kinh
tế là điểm nổi bật.
Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử năm 2010, “Chuyển biến kinh tế ở
vùng ven biển tỉnh Thái Bình thời kì đổi mới những năm 1986- 2010”, của Lê
Thị Thu Hằng, trường Đại học sư phạm Hà Nội. Đây là luận văn nghiên cứu

một cách cụ thể và chi tiết về sự chuyển biến kinh tế của vùng ven biển tỉnh
Thái Bình trong thời kì đổi mới (1986- 2010). Tác giả đã trình bày những đặc
điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đất Thái Bình trước đổi mới. Tác
giả đã làm rõ sự chuyển biến về kinh tế của vùng biển nơi đây qua 2 giai đoạn
(1986- 2000) và (2001- 2010) trên tất cả các ngành kinh tế. Qua đó thấy được
sự chuyển biến, phát triển của kinh tế vùng biển Thái Bình qua các thời kì lịch
sử. Ngoài ra tác giả còn so sánh với một số chỉ tiêu về kinh tế vùng biển Nam
Định để thấy được thế mạnh của kinh tế nơi đây. Trong luận văn này tác giả
còn đề cập đến những chủ trương, chính sách của Đảng, và sự chỉ đạo của các
cấp lãnh đạo về chiến lược phát triển kinh tế biển.
Khóa luận tốt nghiệp năm 2009, “Chuyển biến về kinh tế ở các xã vùng
biển huyện Diễn Châu- Nghệ An từ năm 1986 đến năm 2008”của Cao Minh
Ngọc, trường Đại học Vinh. Đây là một đề tài khóa luận nghiên cứu một cách
cụ thể về sự chuyển biến kinh tế ở các xã ven biển của huyện Diễn Châu từ
1986- 2008. Tác giả đã đề cập đến điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của các
xã ven biển huyện Diễn Châu. Tác giả đã dựng lại bức tranh kinh tế sinh động
của các xã ven biển huyện Diễn Châu qua sự chuyển biến của các ngành kinh
tế ở hai giai đoạn (1996- 1995) và (1996- 2008). Thông qua đó tác giả đã rút
ra những tác động của kinh tế đến đời sống xã hội trên địa bàn.
Ở góc độ địa phương nghiên cứu về vấn đề kinh tế huyện Quảng Xương
cũng được đề cập đến trong một số tác phẩm như:
Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Xương (1975- 2005)”, của
BCH Đảng bộ huyện Quảng Xương, Nxb Thanh Hóa, 2006, là một công trình
nghiên cứu dưới góc độ lịch sử Đảng, song tác phẩm đã trình bày khá công
phu, ghi lại những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh quốc phòng…của Đảng bộ và nhân dân huyện Quảng Xương
trong suốt thời kì (1975- 2005). Những thành tựu đó đã tạo tiền đề vững chắc
để huyện nhà bước vào thời kì CNH- HĐH, đồng thời rút ra những bài học
kinh nghiệm quý báu góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống
cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Tác phẩm cũng đã đề cập đến những thành

tựu về kinh tế của các xã ven biển của huyện trên tất cả các ngành kinh tế, tuy
nhiên còn quá ít.
Cũng nghiên cứu ở góc độ lịch sử Đảng, cuốn Lịch sử Đảng bộ xã
Quảng Lưu (1948- 2008), do ban chấp hành đảng bộ xã Quảng Lưu biên soạn
cũng đã trình bày về những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Quảng
Lưu. Tác phẩm ghi lại lịch sử hình thành vùng đất này, truyền thống, và quá
trình đấu tranh cách mạng của nơi đây. Trong đó có đề cập đến các ngành
kinh tế, những thành tựu, và hạn chế về kinh tế của xã trong nhiều giai đoạn
lịch sử. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho sự phát triển
trong giai đoạn sau.
Trong cuốn “Quảng Xương- Hòa Vang thắm tình kết nghĩa” do Huyện
ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện Quảng Xương- tỉnh Thanh
Hóa, và Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện Hòa Vang-
TP Đà Nẵng biên soạn, Nxb Thanh Hóa, 2013. Đây là một tác phẩm nói về
nghĩa tình thắm thiết của đảng bộ và nhân dân hai huyện: Quảng Xương- Hòa
Vang. Tác phẩm nói về sự gặp gỡ và sát cánh bên nhau của nhân nhân hai
huyện trong suốt cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, sau đó là cùng nhau
chia ngọt sẻ bùi khắc phục hậu quả chiến tranh xây dựng CNXH, và cùng
nắm tay nhau thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công cuộc CNH- HĐH
đất nước. Trong đó tác phẩm đã đề cập đến những điều kiện tự nhiên, kinh tế,
văn hóa, xã hội của hai huyện Quảng Xương- Hòa Vang. Từ đó thấy được thế
mạnh để phát triển kinh tế của nơi đây. Đồng thời tác phẩm đã đề cập đến
nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của hai huyện. Đối với
Quảng Xương thì tác phẩm có nhắc đến một số ngành kinh tế, và thành tựu
kinh tế của các xã ven biển của huyện.
Trong cuốn “Quảng Xương quê hương tôi- tập II”, do Huyện Ủy Quảng
Xương, Hội đồng hương Quảng Xương ở Hà Nội biên soạn, Nxb nông
nghiệp, 2002. Tác phẩm là tập hợp các bài viết gồm nhiều thể loại văn, thơ…
mà tác giả là những người đồng hương của huyện Quảng Xương tại Hà Nội.
Đề cập đến nhiều vấn đề như: truyền thống văn hóa của người Quảng Xương,

các đặc sản, phong trào đấu tranh cách mạng, và một số ngành nghề kinh tế
của nhân dân huyện nhà. Trong đó có một số ngành thủ công truyền thống
của các xã ven biển huyện Quảng Xương.
Ngoài ra trong các báo cáo của huyện ủy, UBND huyện qua các kì đại
hội, hay trong báo cáo của phòng nông nghiệp, phòng công thương…cũng đã
đề cập đến kinh tế của huyện trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp,
thương mại- dịch vụ trên địa bàn huyện. Trong các phóng sự của báo Thanh
Hóa, cổng thông tin điện tử huyện Quảng Xương và các phóng sự của đài
phát thanh và truyền hình tỉnh Thanh Hóa, đài phát thanh huyện Quảng
Xương cũng có đề cập đến kinh tế của huyện và một số xã ven biển trên địa
bàn huyện trong thời kì CNH- HĐH.
Tất cả các công trình trên đã góp phần làm sáng rõ nhiều vấn đề về kinh
tế- xã hội của đất nước, của huyện Quảng Xương dưới nhiều khía cạnh khác
nhau. Các công trình đó đã trực tiếp hoặc gián tiếp nghiên cứu về kinh tế biển
nói chung, và kinh tế các xã ven biển của huyện Quảng Xương nói riêng. Tuy
nhiên đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ,
cụ thể và có hệ thống về “Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh
Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012”. Vì vậy đây là một vấn đề mới mẻ,
và cần thiết đối với địa phương. Bởi vậy chúng tôi chọn vấn đề này làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình. Và chúng tôi xác định các công trình nghiên cứu
trên là nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng tôi đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu
làm rõ các vấn đề của đề tài này, nhằm tái hiện lại bức tranh kinh tế của các
xã ven biển Quảng Xương từ năm 1996 đến năm 2012.
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Tiến hành nghiên cứu đề tài “Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương,
tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012”, luận văn tập trung nghiên cứu kinh
tế vùng ven biển Quảng Xương thuộc địa bàn 9 xã: Quảng Vinh, Quảng Hùng,
Quảng Đại, Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Thạch,
Quảng Nham, trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2012.

3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Về thời gian: Với đề tài “Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương,
tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012”. Luận văn giới hạn quãng thời
gian nghiên cứu của đề tài này từ năm 1996 đến năm 2012. Mốc năm 1996 là
năm mở đầu cho công cuộc CNH- HĐH của đất nước nói chung, của tỉnh
Thanh Hóa cũng như huyện Quảng Xương nói riêng, nhất là trên địa bàn các
xã ven biển. Đây cũng là năm diễn ra đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quảng
Xương lần thứ XXI. Một trong những nội dung của đại hội là chú trọng đến
phát triển kinh tế, trong đó "kinh tế biển là một yêu cầu quan trọng trong phát
triển kinh tế của huyện". BCH Đảng bộ huyện cũng đã có một hội nghị
chuyên đề về khai thác kinh tế biển. Tuy nhiên để thấy được sự phát triển
kinh tế toàn diện của các xã này chúng tôi còn tìm hiểu, đề cập đến các ngành
kinh tế của vùng bãi ngang trước năm 1996.
Về không gian: Huyện Quảng Xương có 9 xã ven biển thuộc vùng bãi
ngang, đề tài tập trung nghiên cứu về kinh tế của các xã này bao gồm: Quảng
Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Lợi, Quảng
Thái, Quảng Thạch và Quảng Nham.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu một số nội dung chính sau:
- Trình bày những nét chủ yếu về kinh tế của các xã ven biển huyện
Quảng Xương từ năm 1996 đến năm 2012. Tuy nhiên để làm rõ sự phát triển
kinh tế của các xã này từ năm 1996 đến năm 2012 trong quá trình thực hiện
đề tài chúng tôi còn tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, truyền
thống lịch sử ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các xã ven biển huyện
Quảng Xương. Và trình bày một số nét về tình hình kinh tế của các xã này
trước năm 1996.
- Chỉ ra được những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng bộ,
chính quyền các cấp về phát triển kinh tế vùng ven biển trên địa bàn huyện.
- Nêu bật kinh tế của các xã này trên tất cả các lĩnh vực: nông nghiệp,
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, diêm nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt

thủy hải sản, du lịch và các hoạt động thương mại dịch vụ Ngoài ra theo
logic lịch sử chúng tôi nghiên cứu sự phát triển kinh tế của các xã ven biển
trong xu thế chung của toàn huyện, toàn tỉnh. Từ đó so sánh kinh tế giữa các
thời kì của các xã này, cũng như sự phát triển kinh tế của các xã này với các
xã khác trên địa bàn huyện.
- Đồng thời làm rõ sự tác động của kinh tế đến đời sống văn hóa- xã hội
của nhân dân vùng biển nói riêng, và nhân dân huyện Quảng Xương nói
chung. Mặt khác đề tài còn nói lên vị trí kinh tế của các xã này đối với kinh tế
của toàn huyện nói riêng và đối với kinh tế tỉnh Thanh Hóa nói chung, rút ra
những nhận xét khách quan, bài học kinh nghiệm nhằm góp phần đẩy mạnh
sự phát triển của vùng ven biển huyện Quảng Xương trong thế kỉ XXI- thế kỉ
được xem là của ngành kinh tế biển.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tài liệu.
Để thực hiện các yêu cầu của đề tài “Kinh tế các xã ven biển huyện
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012”, bên cạnh việc
tham khảo, kế thừa những công trình nghiên cứu, chuyên khảo, chúng tôi sử
dụng chủ yếu các tài liệu sau:
- Các văn kiện của Đảng và nhà nước về kinh tế, đặc biệt là các chính
sách cụ thể đối với kinh tế, chủ yếu là kinh tế vùng ven biển từ năm 1996 đến
năm 2012.
- Các văn kiện của Đảng bộ huyện Quảng Xương, và Đảng bộ các xã ven
biển của huyện qua các kì đại hội từ năm 1996 đến năm 2012.
- Các báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình kinh tế, văn hóa- xã hội của các
ban ngành, các phòng ban thuộc UBND huyện Quảng Xương, cũng như của
UBND và Đảng bộ 9 xã ven biển trên địa bàn huyện.
- Các số liệu thống kê từ năm 1995 đến năm 2012 thuộc chi cục thống kê
huyện Quảng Xương.
- Các công trình, tài liệu tham khảo đã được công bố dưới dạng chuyên
khảo, báo, tạp chí.

- Ngoài ra chúng tôi còn chú trọng khai thác và sử dụng nguồn tài liệu
thu thập được qua các đợt đi thực tế điền dã, khảo sát tại các địa bàn, có chụp
ảnh minh họa, khảo sát các mô hình sản xuất tiên tiến.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này luận văn sử dụng phương pháp
chuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp logic để trình bày và lý
giải những vấn đề mà đề tài đặt ra. Bên cạnh đó chúng tôi còn kết hợp sử
dụng các phương pháp liên ngành như: phương pháp thống kê, xã hội học,
phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp và điền dã
lịch sử…để đánh giá một cách khách quan khoa học đối với các vấn đề
nghiên cứu, nhằm đảm bảo tính chính xác khoa học của đề tài.
5. Đóng góp của luận văn.
Luận văn là một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện
về kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương trong những năm 1996- 2012.
Thông qua luận văn này chúng tôi muốn đóng góp trên một vài phương diện sau:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào việc tập hợp nguồn tư
liệu liên quan đến tình hình kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương
thuận lợi cho việc nghiên cứu lịch sử địa phương.
- Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống, và toàn diện về lịch sử kinh tế
các xã ven biển Quảng Xương thời kì 1996- 2012. Từ đó đánh giá một cách
xác đáng, khách quan, khoa học về sự phát triển kinh tế của vùng biển huyện
Quảng Xương.
- Đề tài còn góp phần cùng Đảng bộ chính quyền, và nhân dân các xã
vùng biển rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời đề ra một số nhiệm vụ phát
triển kinh tế vùng biển Quảng Xương trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là tài liệu tham khảo phục vụ công tác
giảng dạy, và học tập lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông trên địa
bàn huyện. Từ đó giáo dục thế hệ trẻ biết trân trọng những thành quả nhân dân
vùng ven biển đạt được trong thời kì 1996- 2012. Đồng thời xây dựng lý tưởng,
cũng cố niềm tin cho nhân dân các xã ven biển nói riêng, và nhân dân huyện

Quảng Xương nói chung về con đường đi lên CNXH mà Đảng ta đã đề ra.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong ba chương.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ CÁC XÃ VEN BIỂN
HUYỆN QUẢNG XƯƠNG TRƯỚC NĂM 1996
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Xương là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Lúc
đầu có 47 xã, và 1 thị trấn, trong đó có 11 xã ven biển. Tháng 8/ 1971, xã
Quảng Thắng được sát nhập vào thị xã Thanh Hóa. Tháng 12/ 1981, thị trấn
Sầm Sơn và 3 xã: Quảng Cư, Quảng Tiến, Quảng Tường được tách ra để thành
lập thị xã Sầm Sơn. Tháng 12/ 1995, hai xã: Quảng Hưng và Quảng Thành
được sát nhập vào thành phố Thanh Hóa. Đến tháng 2/ 2012, năm xã: Quảng
Thịnh, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Cát được chuyển về
thành phố Thanh Hóa. Sau nhiều lần chia tách địa giới, hiện nay Quảng Xương
còn 198,20 Km
2
và dân số là 227,971 người, với 35 xã và 1 thị trấn. Trong đó
có 9 xã ven biển bao gồm: Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Hải,
Quảng Lưu, Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Thạch và Quảng Nham.
Huyện Quảng Xương nằm về phía Đông Nam của tỉnh Thanh Hóa, thuộc
miền duyên hải, có chung bờ biển với huyện Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc,
Nga Sơn. Vị thế tự nhiên tạo nên địa thế khắc nghiệt về thiên nhiên, xung yếu
về quân sự, như một con thuyền chở đầy bùn đất, và cồn cát neo đậu trước
Biển Đông, nơi đầu sóng ngọn gió. Đó là sự hình thành tự nhiên bởi hai dòng
sông lớn chảy ra biển: Sông Mã, và Sông Yên, với sự đóng góp không biết
mệt mỏi của hải lưu và gió mùa nhiệt đới. Phía Bắc huyện gần cửa Hới (Sông
Mã) là núi Sầm Sơn, bên cửa Ghép (Sông Yên) là núi Lau Chẹt, như hai cột
mốc định vị cho Quảng Xương không thể khác. Chính dãy núi Sầm Sơn, và

dãy núi Lau Chẹt là hai cánh tay khổng lồ của tạo hóa chắn đỡ, đón nhận phù
sa của hai dòng sông lớn và những hải lưu của biển cả.
Vùng ven biển của huyện Quảng Xương gồm toàn bộ diện tích đất tự
nhiên, cùng phạm vi biển ven bờ và biển ngoài khơi của 9 xã: Quảng Vinh,
Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Lợi, Quảng Thái,
Quảng Thạch, và Quảng Nham. Khu vực này nằm về Phía Đông của huyện
với 18km chiều dài bờ biển, tính từ Sông Đơ (Quảng Vinh) đến cửa Sông
Ghép (Quảng Nham). Trong đó xã Quảng Lưu có đường bờ biển ngắn nhất
với 0,8 km và xã Quảng Nham có đường bờ biển dài nhất với 5,5 km. Vùng
biển này chịu tác động mạnh mẽ của sức gió, tạo nên những hình khối lồi
lõm, gồ ghề khó chịu, ngoại trừ một vài đường nét đáng gọi là thanh tú, hấp
dẫn như Quảng Hùng. Khoảng giữa là xã Quảng Thái lù lù những cồn cát cao
mà lầy lội, cây Sa Mộc cũng khó bề chinh phục. Dường như cát ngày một vẫn
cứ đội cao lên, ngày càng cao thêm. Con người nơi đây từ thế kỉ XV đã phải
đấu tranh chống lại cát, giành giật với cát từng tấc đất để sống. Phía cực nam
dường như thiên nhiên chưa hoàn thành nhiệm vụ bồi tụ, dòng Sông Yên mở
ra bao la cửa Ghép, bỏ lại sau những cánh đồng sác cũng mênh mông ì oạp
sóng vỗ. Liền kề các xã Quảng Trung, Quảng Chính quanh năm lầy lội là xã
Quảng Thạch bên dãy núi Lau Chẹt đồng bãi đất sỏi gan gà.
Với vị trí như vậy, thì Quảng Xương mà trực tiếp là các xã ven biển của
huyện có nhiều thế mạnh không chỉ phát triển kinh tế trong vùng, mà còn khai
thác để mở rộng và tăng cường giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với
các vùng và các huyện phụ cận. Đây chính là ưu thế của Quảng Xương nói
chung, của các xã ven biển nói riêng trong việc phát triển kinh tế gắn với quá
trình CNH- HĐH. Khai thác các thế mạnh này sẽ tạo ra bước chuyển biến căn
bản trong phát triển kinh tế của huyện và các xã ven biển của huyện.
1.1.2. Khí hậu
Các nhà nghiên cứu đặt Quảng Xương vào "Tiểu vùng khí hậu ven biển"
[48.T16], tương đồng với khí hậu các huyện ven biển: Nga Sơn, Hậu Lộc,
Hoằng Hóa, Tĩnh Gia và xã Hà Toại của huyện Hà Trung. Các xã ven biển

của huyện cũng không nằm ngoài khí hậu này. Nhiệt độ trung bình cả năm là
23
o
C, phân chia thành hai mùa rõ rệt:
Mùa nóng: Từ tháng 4 đến tháng 10, trong mùa nóng lại có các phân
mùa. Tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, bình quân 27,9
o
C, lúc nóng nhất
có khi lên tới 41
o
C. Mùa mát tháng 8, tháng 9, chớm mát. Mùa nóng Quảng
Xương hứng chịu những đợt gió Tây Nam thổi thẳng tới do dãy núi Nưa ở
quá xa và rặng núi đá Hoằng Sơn chẳng những không đủ sức ngăn bớt, mà
còn đưa thêm khí nóng mà nó hấp thụ được tỏa ra theo chiều gió.
Mùa lạnh từ tháng 10 chớm lạnh, sang tháng 11, 12 gió mùa đông bắc
thổi mạnh, nhiệt độ bình quân tụt dần xuống 25,5
o
C- 17,9
o
C vào tháng giêng.
Thời kì này nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 10
o
C . Từ tháng 11, gió Bắc
thổi mạnh từng đợt, lúc thưa, lúc dày, trời hết mưa, độ ẩm tương đối giảm đi
nhưng trời vẫn nhiều mây xám. Buổi sáng nhiều sương mù rồi quang dần, trời
sáng lên xuất hiện mặt trời ấm áp. Thường trước mỗi đợt gió mùa Đông Bắc
trời ấm đến nóng rực lên như thời tiết mùa hè hôm mát dịu. Từ tháng 11 đến
tháng giêng năm sau cũng là mùa mưa dầm gió bấc, nhưng trời hanh khô.
Độ ẩm tháng 2 và tháng 3 cao nhất (86%), tháng mưa nhiều nhất là tháng
9 và 10, độ ẩm thấp hơn 80% do trời nhiều mây hơn, và bốc hơi ít hơn. Mùa

nóng từ tháng 4 đến tháng 7 có bão xen hạn hán kéo dài. Mùa mưa tháng 8
đến tháng 10 mưa to, và dày hơn.
Gió: Tiểu vùng này là nơi đón gió bão, gió mùa Đông Bắc và các luồng gió
từ Biển Đông tràn vào. Tốc độ gió khá mạnh, trung bình năm 1,8- 2,2m/s, tốc độ
gió mạnh nhất đo được trong bão lên tới trên 40m/s và trong gió mùa Đông Bắc
là 25m/s. Gió biển ở tiểu vùng này khá mạnh, tốc độ mạnh nhất là 10m/s.
Với khí hậu này thu hút các dịch vụ vui chơi, giải trí, du lịch. Từ đó mở
ra cơ hội để phát triển kinh tế. Nhờ có năng lượng bức xạ mặt trời và độ ẩm
phong phú nên cây cối quanh năm tốt tươi, đơm hoa kết trái, cây lương thực và
cây công nghiệp đều cho năng suất và sản lượng cao. Tuy nhiên vùng ven biển
Quảng Xương cũng không nằm ngoài sự đổ bộ của các cơn bão vào đất liền. Các
trận bão nhìn chung đều dữ đội gây thiệt hại lớn cho các làng ven biển.
1.1.3. Địa hình và đất đai
Đến nay Quảng Xương vẫn mang dáng dấp của biển cả. Những dãi đất
cát, cồn cát nổi lên kéo dài từ Bắc xuống Nam như những đợt sóng cát từng
lớp, từng lớp đổ xô vào bờ. Rất rất bất ngờ, biển cả như chùng xuống bỏ lại
dải nước, hồ sâu để thành đồng chiêm trũng thuộc địa phận các xã dọc đường
số 4, trong đó có Quảng Hùng, Quảng Lưu. Tác giả của dải đất ven biển vẫn
là sóng, gió và hải lưu. Biển bất ngờ như dồn cát lại, đội cao lên, đắp thành
một dãy trường thành kéo dài từ cửa Hới đến cửa Ghép. Nhờ con đê cát này
mà lục địa được bình yên trước những cơn giận giữ bất ngờ của biển khơi và
các làng xóm sống an toàn ngay bên cạnh biển cả.
Các xã ven biển của huyện Quảng Xương có bãi biển thoải, cát dẽ và
mịn thuận lợi cho thuyển bè và ngư dân ra vào dễ dàng. Riêng vùng biển
Quảng Thái có những cồn cát cao dọc theo bờ biển, trong đó nổi lên 4 cồn cát
lớn: Phía Bắc có cồn Ông Dôn, cồn Ông Báu, ở giữa xã là cồn Ngõ Trại, Phía
Nam là cồn cát cao làng Hà Đông. Tại cồn cát Ngõ Trại nơi giáp ranh giữa 2
làng Hà Đông và Đồn Điền địa hình hoang vu, chạy dọc theo các cồn đống
ven biển với diện tích khoảng 118,87 ha. Bãi biển của Quảng Thái cát dẽ,
thoải thuộc vùng nhật triều. Khi thủy triều rút chiều rộng bãi biển lên tới 200-

300m. Từ tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 6 âm lịch năm sau thường có
độ măn 25- 28%, riêng tháng 7 và tháng 8 âm lịch độ mặn 15- 20%, và thỉnh
thoảng xuất hiện thủy triều đỏ mà dân địa phương gọi là "Nước bã chè" [48.
T53], xuất hiện loại cá chạy có thể đón đánh. Bờ biển Quảng Lưu là một dãy
gò cao, và không có đê biển chắn sóng. Quảng Lợi thuộc vùng thủy triều phía
Đông Nam của tỉnh Thanh Hóa, chế độ triều không đồng nhất với nhật triều và
bán nhật triều. Thời gian triều lên thì ngắn triều xuống thì dài. Độ lớn của thủy
triều tại bãi biển trung bình 135cm. Triều lên có thời gian từ 7-8h, triều xuống
16- 17h. Ngư dân lợi dụng lúc triều xuống để ra khơi, và lúc triều lên để vào bờ.
Với địa hình như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các xã này phát triển
các ngành kinh tế biển. Biển Quảng Thạch có độ mặn cao cho phép phát triển
ngành muối. Đặc biệt các xã này thuận lợi cho phát triển ngành du lịch biển
như: Bãi biển Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại đã được quy hoạch vào
bãi tắm và khu du lịch Nam Sầm Sơn. Đặc biệt vùng biển Quảng Lợi hằng
năm phù sa biển bồi đắp thêm thành bãi bồi rộng hàng chục ha, bãi cát trắng
mịn, thoai thoải, giàu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và xây dựng khu
nghỉ mát. Hiện nay Quảng Lợi đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt quy
hoạch chi tiết khu du lịch Tiên Trang có nhà nghỉ mát, và bãi tắm hiện đại.
Thổ nhưỡng vùng ven biển Quảng Xương là dải cát giáp biển cấu tạo
chủ yếu bằng những hạt cát khô, nhẹ, dễ bay, dễ hấp thụ nhiệt. Nhìn chung
các xã này chia làm 4 loại đất với các dạng đất khác nhau đôi chút về lượng
cát nhưng đều là dạng đất chua mặn ven biển, đó là: Đất chua mặn ít màu mỡ
nhưng có thể trồng 2 vụ lúa, và 1 vụ màu trong năm. Vùng đất cát chuyên sản
xuất rau màu và 1 vụ lúa. Vùng đất cát mịn nhanh úng và chóng khô "chưa
nắng đã hạn, chưa mưa đã úng" chuyên trồng màu. Và đất cát ven biển nhiễm
mặn không thể cấy lúa hay trồng màu. Nó chỉ có thể trồng cây Sa Mộc (Phi
Lao) giống như cái tên của nó- cây trên cát [4] [ 6].
1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên.
Các xã ven biển Quảng Xương có nhiều loại tài nguyên về khoáng sản,
lâm sản, thủy sản.

Khoáng sản: Ở bãi cát ven biển các xã như: Quảng Hùng, bãi biển Phía
Nam Quảng Vinh, bãi biển Quảng Hải, Quảng Lợi có titan, song trữ lượng
không đáng kể. Trong cát thuộc địa phận xã Quảng Nham có kim loại hiếm.
Bên cạnh đó còn có nhiều đá trên các núi đã cung cấp nguồn nguyên liệu
trong xây dựng ở địa phương như đá đỏ. Ngoài ra còn có đất làm gạch ngói
đạt chất lượng, có mỏ sịch làm phân bón…
Lâm sản: với nhiều loại gỗ như bạch đàn, lác hoa, keo lá chàm, keo tai
tượng, phi lao chắn cát…
Thủy sản: với chiều dài 18km bờ biển chạy dài từ Quảng Vinh đến
Quảng Nham, với hai cửa lạch chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế- xã hội,
nguồn lợi về thủy sản là một trong những lợi thế của các xã ven biển huyện
Quảng Xương. Vùng biển nơi đây phong phú về hải sản, đa dạng về chủng
loại. Hầu hết các loại hải sản ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ đều có ở vùng biển này,
đem lại giá trị kinh tế cao. Quảng Xương được mệnh danh là đất cá, bởi vậy
mới có câu "Cơm Nông Cống, cá Quảng Xương, văn chương Hoằng Hóa".
Nơi đây có nhiều loại cá có giá trị kinh tế như; cá thu, cá trích, cá nục, cá
mú… bên cạnh đó là các loại tôm, cua, mực, ốc, ngao, sò…ngoài ra còn có
moi. Đây là đội quân đông đảo nhất. Do đó mà ngạn ngữ có câu "Cá kể đầu,
rau kể mớ" (đối với moi không thể tính bằng đầu mà phải tính bằng rổ, lấy bát
mà đong, lấy thúng mà đựng).
1.2. Điều kiện văn hóa- xã hội.
1.2.1. Lịch sử hình thành vùng đất.
Các xã ven biển huyện Quảng Xương ngày nay là một trong những vùng
đất ngàn năm văn hiến của tổ quốc Việt Nam anh hùng. Không chỉ có cảnh
đẹp của sông nước, biển cả, sự giàu có của thiên nhiên, mà nơi đây còn được
biết đến là một trong những vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa.
Trong tiến trình lịch sử dân tộc từ thuở bình minh con người đã sớm xuất
hiện trên mảnh đất Quảng Xương- Thanh Hóa. Khảo cổ học đã tìm thấy dấu
tích cư trú của con người từ thời văn hóa Đông Sơn tại các địa điểm Cồn Ổi,
Cồn Bần, và Đồng Mẩy tại xã Quảng Thắng. Điều đó khẳng định rằng từ thời

văn hóa Đông Sơn (cách ngày nay khoảng 2000 năm) tại những dải cồn cao
đã có mặt cư dân mở đầu cho quá trình chiếm lĩnh đồng bằng ven biển. Tại
vùng ven biển Quảng Xương trên dải cồn cát cũng đã tìm thấy 2 chiếc trống
đồng, trong đó có 1 chiếc tìm thấy năm 1928 tại làng Mậu Xương thuộc xã
Quảng Lưu ngày nay. Mặc dù chỉ là di vật cổ thuộc văn hóa Đông Sơn (chưa
phải di chỉ khảo cổ), nhưng nó là cơ sở để các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên
cứu sự xuất hiện của cư dân Đông Sơn trong quá trình tiến hành khai phá
vùng đồng bằng ven biển Quảng Xương nói chung và quá trình hình thành
cộng đồng dân cư tại các xã ven biển của huyện này [6].
Vùng ven biển huyện Quảng Xương ngày nay là kết quả của bao công
sức nhân dân và các thế hệ khai hoang lấn biển trong nhiều thế kỉ. Song đất
đai Quảng Xương nói chung và các xã ven biển của huyện nói riêng không
thể xuất hiện sớm như 2 huyện bạn giáp sông, kề núi là Nông Cống và Đông
Sơn. Phải đến thời Lý- Trần vùng ven biển Quảng Xương mới hình thành các
làng xã. Qua bia Hưng Phúc tự (Chùa Kênh) nay thuộc xã Quảng Hùng được
dựng và khắc năm 1324 (hoàn thành năm 1326) chúng ta có thể đoán biết
được nhiều làng thuộc hương Yên Duyên thành lập từ rất sớm, từ thời Tiền
Lê- Lý trở về trước. Hương Yên Duyên ở miền biển huyện Quảng Xương,
trong đó có các xã ven biển như ngày nay gồm: Quảng Vinh, Quảng Hùng,
Quảng Đại, Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Thạch,
Quảng Nham. Đây là quê hương của Thượng tướng minh tự Lê An (Lê Tần)
lập công trong cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm 1258. Do lập công nên
ông được ban tặng cả vùng đất còn nhiều hoang rậm Phía Đông huyện Quảng
Xương để khai phá, mở mang. Chắc vua Trần nhìn thấy Yên Duyên là miền
đất xung yếu trước Biển Đông nằm giữa hai con lạch: Lạch Hới, lạch Ghép và
có con sông Rào nối liền hai lạch nên giao phó cho Lê Tần nhất cử mà lưỡng
tiện: giải quyết cả hai mặt kinh tế và quân sự [48. T 56- 58].
Trước khi được thành lập như ngày nay, các xã ven biển huyện Quảng
Xương đã được nhiều thế hệ khai hoang lấn biển. Quá trình khai phá mở
mang của họ Lê ở dải đất bên sông Rào có nhiều thuận lợi. Làng Hà Đông là

một trong những trại ấp được lập nên đầu tiên dưới thời thượng tướng Lê An
và con cháu ông dưới danh nghĩa đất phân phong [48. T59]. Theo gia phả họ
Hoàng và họ Trần thì làng này được thành lập vào năm (1428- 1433) dưới
thời Lê Thái Tổ. Người đầu tiên đến khai phá là một người họ Hoàng Bá sau
thành làng, dân tôn là thần tổ và lập đền thờ [48. T73]. Về sau năm 1473,
dưới thời vua Lê Thánh Tông hai đồn điền sứ là Tô Chính Đạo và Uông Ngọc
Châu đã khai hoang lập ra làng Đồn Điền thuộc xã Quảng Thái ngày nay. Lúc
đầu là sở đồn điền, đến thời Tây Sơn, tiếp đến thời Nguyễn tổ chức đồn điền
vẫn được duy trì. Sách "Đồng khánh địa dư chí" biên soạn thời Đồng Khánh
(1885- 1888) ghi Đồn Điền sở, tổng Thủ Hộ, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh
Gia. Như vậy đến đầu thế kỉ XX sở đồn điền mới được chính quyền thuộc địa
chuyển thành thôn Đồn Điền và nó tồn tại đến ngày nay [48. T62- 63]. Làng
Du Vịnh thuộc xã Quảng Vinh ngày nay cũng được khai phá từ rất sớm dưới
thời Hồng Đức (1471- 1472). Lúc này là Du Vịnh sở là sở đồn điền thuộc xã
Du Vịnh. Cả sở Du Vịnh nay là làng Du Vịnh chỉ có một họ Dư gốc Chiêm
Thành. Sau đó nhiều dòng họ từ các vùng miền, địa phương lần lượt đến vùng
biển Quảng Xương góp phần khai phá đất đai, xây dựng làng xã. Khoảng cuối
thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII làng Đai Thôn thuộc xã Quảng Hải ngày nay
được thành lập. Đến nay trên vùng đất ven biển Quảng Xương đã có mặt
nhiều dòng họ lớn như: họ Tô ở Quảng Thái (gốc Tô Chính Đạo), họ Đái Sỹ,
Nguyễn, Đoàn, Viên, Bùi, Trần ở Quảng Hải, Họ Dư ở Quảng Vinh,…
Qua các thời kì lịch sử cùng với sự thay đổi tổ chức hành chính của cả
nước các xã ven biển huyện Quảng Xương cũng có sự thay đổi về mặt địa
giới hành chính cũng như tên gọi.
Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, các xã ven biển của huyện
Quảng Xương nằm trong 3 tổng: tổng Giặc Thượng (sau đổi thành Kính
Thượng, Cung Thượng), tổng Thủ Hộ (sau đổi thành Thủ Chính) và tổng Thái
Lai, thuộc hương Yên Duyên, bao gồm các xã:
1. Xã Trường Lộc và xã Du Vịnh (tương đương với Quảng Vinh ngày
nay), xã Lương Niệm (tương đương với xã Quảng Tiến và xã Quảng Cư- nay

thuộc thị xã Sầm Sơn) thuộc tổng Giặc Thượng.
2. Xã Yên Đông (đến thời Minh Mạng đổi thanh An Đông- tương đương
với Quảng Hải, Quảng Đại ngày nay) và xã Chàng Xá (đến thời Minh Mạng
đổi thành Lương Xá- tương đương với Quảng Hùng ngày nay), xã Ngọc Giáp
(một phần xã này nay thuộc Quảng Thạch), xã Đa Lộc và xã Cam Biều (một
phần đất của hai xã này nay thuộc Quảng Lợi), xã Thủ Hộ (tương đương với
Quảng Lưu ngày nay), xã Thái Các và sở đồn điền (tương đương với xã
Quảng Thái ngày nay) thuộc tổng Thủ Hộ.
3. Xã Cự Nham (tương đương với Quảng Nham ngày nay, và một phần
xã này nay thuộc xã Quảng Thạch), xã Thái Lai (một phần đất nay thuộc
Quảng Lợi), thuộc tổng Thái Lai.
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
được thành lập, đơn vị phủ và tổng bị bãi bỏ thay bằng đơn vị xã mới có quy
mô nhỏ. Do đó tên gọi và địa giới hành chính của Quảng Xương nói chung,
các xã ven biển của huyện nói riêng cũng có sự thay đổi. Sau cuộc bầu cử
quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp đầu năm 1946 toàn huyện Quảng
Xương thành lập 39 xã. Và các xã ven biển thuộc các xã:
1. Xã Bắc Sơn (tương đương với Quảng Tiến và Quảng Cư- nay thuộc
thị xã Sầm Sơn).
2. Xã Bạch Đằng (tương đương với xã Quảng Vinh ngày này).
3. Xã Lê Lợi (tương đương với xã Quảng Hải ngày nay).

×