Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.58 KB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép
(qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng)
MỤC LỤC
2
2
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp mà con người sử dụng để liên
lạc hay giao thiệp với nhau và chỉ chính năng lực của con người mới có khả
năng sử dụng một hệ thống như vậy. Mỗi lời nói của chúng ta đều là kết quả
tạo lập từ việc vận dụng tài sản ngôn ngữ chung, chính bởi thế mà đều mang
đặc trưng riêng biệt. Nét đặc trưng đó mang tính cá nhân, cá thể và tất yếu thể
hiện những đặc điểm ngữ nghĩa khác nhau. Bên cạnh đó, để đạt được mục
đích giao tiếp, một trong những con đường được thực hiện bởi ngôn ngữ
chính là lập luận. Ngôn ngữ của mỗi dân tộc và ngôn ngữ của mỗi cá nhân thì
đều tồn tại những cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận riêng. Lựa chọn
nghiên cứu về cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận, chúng tôi mong muốn
được đi sâu tìm hiểu cấu trúc của một hiện tượng ngôn ngữ vốn quen thuộc,
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập diễn ngôn.
1.2. Lựa chọn nghiên cứu vấn đề ngữ nghĩa và lập luận, một trong những
vấn đề quan trọng của ngôn ngữ học, người viết muốn vận dụng hệ thống lí
thuyết về cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận để khám phá, tìm hiểu đối
tượng ngôn ngữ nghệ thuật đậm tính chất diễn ngôn đời thường là tác phẩm
Miếng ngon Hà Nội của tác giả Vũ Bằng. Được đánh giá là một trong những
nhà văn có sự đa dạng, mới mẻ và linh hoạt ở ngôn ngữ nghệ thuật, Vũ Bằng
tạo dấu ấn của mình trong làng văn qua nhiều tác phẩm như : Cai, Thương
nhớ mười hai, Bốn mươi năm nói láo hay những tác phẩm thuộc thể loại kí


như : Miếng ngon Hà Nội, Miếng lạ miền Nam, Những sáng tạo ngôn ngữ
của Vũ Bằng có được vẻ đẹp độc đáo và riêng biệt không chỉ bởi cá tính riêng
của người nghệ sĩ mà còn bởi việc khai thác tối đa vốn ngôn ngữ thuần túy
đời sống đưa vào trong tác phẩm. Ngôn ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng vì
thế mà mang dáng dấp của ngôn ngữ lời ăn tiếng nói hàng ngày giản dị và cấu
3
3
trúc câu đa dạng, đặc biệt. Tìm hiểu, nghiên cứu cấu trúc ngữ nghĩa và cấu
trúc lập luận chắc chắn sẽ đem lại những khám phá thú vị không chỉ đóng góp
thiết thực cho việc nhận định đặc điểm cấu trúc câu chữ của nhà văn mà còn
là một minh chứng cho mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và văn học.
1.3. Cuối cùng, một trong những lí do quan trọng để chúng tôi lựa chọn
đề tài này chính là xuất phát từ đặc trưng, yêu cầu công việc dạy học hiện nay
cũng như khả năng ứng dụng những kết quả nghiên cứu của khóa luận vào
công việc dạy và học ở nhà trường. Chữ nghĩa của Vũ Bằng trong Miếng
ngon Hà Nội luôn thể hiện được sức mạnh ma lực khi lôi cuốn độc giả đi từ
chương đầu tiên đến khi ngừng bút. Để đạt được điều đó, ngôn ngữ và cách
tạo lập câu là vô cùng quan trọng và đóng vai trò tiên quyết. Bởi vậy, lựa
chọn đề tài Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận của câu ghép qua tác
phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng, chúng tôi vừa có điều kiện thống
kê, phân loại câu ghép vừa có cơ hội nghiên cứu sâu cấu trúc ngữ nghĩa và
cấu trúc lập luận của câu ghép trong tác phẩm.
Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài : Cấu trúc ngữ nghĩa và
cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của
Vũ Bằng) cho khóa luận tốt nghiệp.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc ngữ nghĩa, cấu trúc lập luận và
câu ghép
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngữ nghĩa học và ngữ
dụng học, lí thuyết về ngữ nghĩa và lập luận ngày càng được nghiên cứu sâu

hơn, trong nhiều vấn đề và nhiều khía cạnh cụ thể hơn.
Xét về việc vận dụng lí thuyết ngữ nghĩa thì đa phần các nghiên cứu đi
tiên phong đều trên cơ sở giáo trình Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt của Đỗ
Hữu Châu (1996). Từ đó, nhiều công trình nghiên cứu được triển khai bài bản
và bao quát, tuy nhiên, xét về phương diện câu thì chưa nhiều, chủ yếu là các
4
4
bài viết trên Tạp chí ngôn ngữ như Nhận xét về đặc điểm ngữ nghĩa của một
số kiểu câu trong tiếng Việt của Lê Quang Thiêm (1985); Về cấu trúc ngữ
nghĩa của câu của Lí Toàn Thắng (2000).
Xét về việc vận dụng lí thuyết câu ghép vào nghiên cứu thì chúng ta có
thể kể đến các đề tài khóa luận, luận văn và những công trình nghiên cứu trên
tạp chí ngôn ngữ như luận án Tiến sĩ Một số phương diện ý nghĩa tình thái
của câu ghép tiếng Việt của Ngô Thị Minh; Tìm hiểu cấu trúc câu ghép
không liên từ trong tiếng Việt của Đỗ Thị Kim Liên; luận án Về nội dung mối
quan hệ giữa các vế trong câu ghép của Lê Thị Bình; Quan hệ nguyên nhân
trong câu ghép tiếng Việt của Hoàng Thị Thanh Huyền;
Ở Việt Nam, tiếp thu những thành tựu của ngôn ngữ học thế giới, năm
1993, lần đầu tiên lí thuyết lập luận được giới thiệu trong công trình Ngôn
ngữ học đại cương của Đỗ Hữu Châu. Cùng với công trình này là công trình
Ngữ dụng học của Nguyễn Đức Dân. Những vấn đề được trình bày trong
những công trình này là cơ sở lí thuyết cho các nghiên cứu về lập luận ở Việt
Nam. Cho đến nay, những công trình nghiên cứu về lập luận đã có nhưng
chưa nhiều, chủ yếu tập trung ở hai vấn đề : nghiên cứu về các chỉ dẫn lập
luận và nghiên cứu về lập luận trong các văn bản. Xét về hướng nghiên cứu
các chỉ dẫn lập luận thì năm 1996, Kiều Tập thực hiện đề tài nghiên cứu về
Các kết tử lập luận “nhưng tuy nhưng, thế mà vậy mà; năm 1997, Lê
Quốc Thái đi sâu tìm hiểu Hiệu lực lập luận của nội dung miêu tả, của thực
từ và của các tác tử “chỉ”, “những”, “đến”; năm 2000, Kiều Tuấn bổ sung
vào nhóm các đề tài nghiên cứu về chỉ dẫn lập luận này bằng việc tìm hiểu

Các kết tử lập luận “thật ra/ thực ra”, “mà” và quan hệ lập luận. Hướng
nghiên cứu này góp phần đưa ra cái nhìn tổng quát về mặt lí thuyết một số
hiện tượng ngôn ngữ trong lập luận. Xét về hướng nghiên cứu lập luận trong
văn bản, tác phẩm thì đa số được thể hiện qua các khóa luận, luận văn như :
luận văn Lập luận trong văn miêu tả, khảo sát qua tiểu thuyết Đất rừng
5
5
phương Nam của Đoàn Giỏi của Nguyễn Thị Nhin; luận văn Tìm hiểu lập
luận miêu tả trong Truyện Kiều của Lưu Thị Thanh Mai; khóa luận, luận văn
Tìm hiểu lập luận trong các cuộc hội thoại trong Truyện Kiều, Tìm hiểu lập
luận hàm ẩn kết luận trong Truyện Kiều, Tìm hiểu các dạng lập luận trong
tục ngữ, Các dạng lập luận trong danh ngôn (Trên ngữ liệu tiếng Việt) Các
công trình này đã vận dụng lí thuyết lập luận để nghiên cứu những văn bản và
kiểu loại văn bản cụ thể. Tất cả là những gợi mở quan trọng, đặc biệt là ở
hướng đi và phương pháp để chúng tôi triển khai đề tài Cấu trúc ngữ nghĩa
và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội”
của Vũ Bằng).
2.2. Những nghiên cứu về tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng
Có thể nói, vận dụng lí thuyết của ngôn ngữ học vào tìm hiểu tác phẩm
nghệ thuật là điều vô cùng thú vị và mang tính khoa học, nhưng số lượng
nghiên cứu về những vấn đề này chưa thực sự phong phú. Đặc biệt là tác
phẩm nghệ thuật, với đặc trưng thuần túy văn chương lột tả vẻ đẹp của cuộc
sống và thể hiện chiêm nghiệm của con người trước cuộc đời đậm chất trữ
tình, biểu thái thì việc sử dụng thành tựu ngôn ngữ để phân tích, tìm ra cái
hay, cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi không chỉ sự tương xứng mà còn
là sự tinh tế trong cách vận dụng. Theo khảo sát của chúng tôi thì tác phẩm
Miếng ngon Hà Nội nói riêng và các sáng tác của tác giả Vũ Bằng nói chung
chủ yếu được nghiên cứu dưới góc độ lí thuyết phê bình, lí luận văn học thể
hiện trong các bài nghiên cứu, luận văn như : Mười khuôn mặt văn nghệ của
Tạ Tỵ; Chân dung nhà văn Vũ Bằng của Văn Giá; Ngôn ngữ nghệ thuật văn

xuôi Vũ Bằng của Hà Minh Châu; luận văn Lí luận phê bình văn học của Lan
Khai, Thạch Lam, Vũ Bằng trong giai đoạn 1930 – 1945 của Đặng Ngọc
Khương; luận văn Phong cách kí Vũ Bằng của Vũ Thị Huyền; luận văn Kí
của Vũ Bằng qua tác phẩm “Cai”, “Thương nhớ mười hai”, “Miếng ngon
Hà Nội”, “Bốn mươi năm nói láo” của Nguyễn Thị Phi Nga. Chính vì sự phổ
6
6
biến khi vận dụng lí thuyết lí luận văn học và nghiên cứu tác phẩm mà dường
như chúng ta quên đi rằng ngôn ngữ và văn học luôn song hành và có mối
quan hệ biện chứng, ngôn ngữ làm nên cái hay của văn học và văn học làm
nổi bật cái đẹp của ngôn ngữ. Việc vận dụng lí thuyết ngôn ngữ để nghiên cứu
tác phẩm nghệ thuật là công việc mang tính khoa học và có giá trị định giá vô
cùng quan trọng. Trong khóa luận của mình, chúng tôi tiếp cận tác phẩm ở
một góc độ khác. Từ góc độ ngữ nghĩa và lập luận, chúng tôi muốn đi sâu
nghiên cứu câu ghép để từ đó rút ra những kết luận về cấu trúc ngữ nghĩa và
cấu trúc lập luận được biểu hiện qua câu ghép trong tác phẩm Miếng ngon
Hà Nội. Do vậy, kết quả của khóa luận hi vọng sẽ làm phong phú thêm bức
tranh về ngữ nghĩa, lập luận nói chung và đa dạng thêm hướng khai thác tác
phẩm Miếng ngon Hà Nội nói riêng.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích của khóa luận là:
- Từ việc khảo sát câu ghép trên góc độ ngữ nghĩa thấy được sự phong
phú của các sự tình được phản ánh trong tác phẩm và tình cảm đa chiều của
tác giả trước những món ngon của Hà Nội.
- Từ việc khảo sát câu ghép trên góc độ lập luận thấy được sự chặt chẽ,
tính thuyết phục trong những nhận xét của Vũ Bằng về “miếng ngon Hà Nội”
và qua đó khẳng định tác phẩm này là một tác phẩm giàu tính khoa học.
3.2. Nhiệm vụ của khóa luận là:
- Tập hợp các vấn đề lí thuyết về cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận
của câu.

- Thống kê, phân loại và hệ thống hóa câu ghép trong tác phẩm Miếng
ngon Hà Nội.
- Phân tích cấu trúc nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu ghép và đưa
ra kết luận.
- Phân tích cấu trúc lập luận của câu ghép và đưa ra kết luận.
7
7
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận nghiên cứu đối tượng là cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập
luận của câu ghép trên ngữ liệu được lấy từ tác phẩm Miếng ngon Hà Nội
của Vũ Bằng.
Đề tài được triển khai trên cơ sở 355 câu ghép được thống kê trong tác
phẩm Miếng ngon Hà Nội – NXB Văn học.
Khóa luận sử dụng các phương pháp và thủ pháp sau :
- Thủ pháp thống kê, phân loại: Thủ pháp thống kê, phân loại giúp
khóa luận tập hợp, chọn lọc được số lượng nhất định ngữ liệu để nghiên
cứu, từ đó phân loại và hệ thống hóa thành các loại theo tiêu chí khi đi vào
phân tích cấu trúc.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn, miêu tả : Phương pháp này được sử
dụng để miêu tả những cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận. Phương pháp
phân tích diễn ngôn đòi hỏi xác lập mối quan hệ giữa diễn ngôn và các đơn vị
của nó với ngữ cảnh. Đây là phương pháp chính trong đề tài này.
- Phương pháp mô hình hóa : Phương pháp này dùng để cụ thể hóa dưới
dạng sơ đồ những dạng lập luận cụ thể. Nhìn vào mô hình này, chúng ta có
thể nhận diện được các cấu trúc, các dạng, kiểu loại, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc nhận xét.
5. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
- Với mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi ngữ liệu và phương pháp
nghiên cứu như trên, đóng góp của khóa luận là nghiên cứu cụ thể cấu trúc
ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận của câu ghép trong tác phẩm nghệ thuật để

khẳng định sự tồn tại đa dạng của nhiều kiểu cấu trúc trong khuôn khổ một
câu ghép, từ đó thấy được vai trò đa chức năng của kiểu câu này với tư cách
là một đơn vị cơ sở trong việc cấu thành văn bản.
- Khóa luận cũng góp phần nhận diện các kiểu cấu trúc ngữ nghĩa và cấu
trúc lập luận khi tiếp cận văn bản Miếng ngon Hà Nội và các cách thức tổ
8
8
chức các kiểu cấu trúc này của tác giả trong quá trình tạo lập văn bản. Kết quả
của khóa luận không chỉ ở chỗ lí luận khái quát mà còn là những kết quả chi
tiết có thể vận dụng trong nghiên cứu, phê bình, giảng dạy về cấu trúc ngữ
nghĩa và cấu trúc lập luận. Đặc biệt, khóa luận còn giúp tác phẩm Miếng
ngon Hà Nội trở nên gần gũi hơn với người đọc và giúp minh giải đặc trưng
của thể loại kí dưới góc độ ngôn ngữ nghệ thuật.
6. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung chính của khóa luận
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Cấu trúc ngữ nghĩa trong câu ghép (qua tác phẩm Miếng
ngon Hà Nội)
Chương 3: Cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm Miếng ngon
Hà Nội)
Ngoài ra, khóa luận còn có phần tài liệu tham khảo, mục lục và phụ lục.
9
9
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. CÂU GHÉP
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của câu ghép
1.1.1.1. Khái niệm
Câu ghép là câu có từ hai kết cấu chủ - vị nòng cốt trở lên nhưng không

có kết cấu chủ - vị nào bị bao bởi một kết cấu chủ - vị khác, mỗi kết cấu là
một vế câu, nếu lên một sự việc; các sự việc trong câu ghép có quan hệ nghĩa
với nhau và được thể hiện ra bằng một quan hệ ngữ pháp nào đó.
1.1.1.2. Đặc điểm của ghép
- Về cấu tạo : Câu ghép có hai hoặc hơn hai kết cấu C – V nòng cốt.
- Về nghĩa : Mỗi kết cấu C – V thông báo một sự việc, nên về nghĩa,
câu ghép có ít nhất hai sự việc. Các sự việc này tạo nên phần nghĩa miêu tả
của câu.
- Về quan hệ : Các kết cấu C – V (thuộc quan hệ cú pháp) cũng như các
sự việc (thuộc quan hệ ngữ nghĩa) trong câu ghép có quan hệ “một đối một”.
Nghĩa là toàn bộ kết cấu C – V này, sự việc này có quan hệ với toàn bộ kết
cấu C – V kia, sự việc kia.
- Về phương tiện ngôn ngữ cơ bản : Phương tiện cơ bản được dùng để
biểu thị mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế câu ghép là hư từ (quan hệ từ, phụ
từ) hay một số đại từ. Ngoài ra, phương thức ngữ điệu và phương thức trật tự
cũng được sử dụng để biểu thị quan hệ nghĩa giữa các vế của câu ghép.
1.1.2. Các loại câu ghép
Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các vế của câu ghép, ngữ pháp học chia
câu ghép thành hai loại : câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.
10
10
Câu ghép đẳng lập
(còn gọi là câu ghép song song, câu
ghép liên hợp, câu ghép chuỗi, )
Câu ghép chính phụ
(còn gọi là câu ghép có quan hệ phụ thuộc, câu
ghép liên kết)
Đặc
điểm
+ Về quan hệ, câu ghép đẳng lập

thường có hai vế câu trở lên, các vế
câu có quan hệ ngữ pháp bình đẳng
với nhau.
+ Về các phương tiện kết nối các vế
câu : Để liên kết và biểu thị mối quan
hệ nghĩa giữa các vế, câu ghép đẳng
lập sử dụng các từ nối. Cụ thể là : các
quan hệ từ, cặp quan hệ từ (và, với,
cùng, mà, rồi, hay, hay là, hoặc là,
còn, nhưng, chứ,thà chứ, thà còn
hơn, ; các cặp phụ từ (vừa .vừa,
càng càng, đã lại còn, đã còn,
chưa đã, không những mà còn,
không chỉ mà còn, ; các cặp đại từ
(sao vậy, đâu đấy, ai người nấy,
bao nhiêu bấy nhiêu, ). Ngoài ra,
câu ghép đẳng lập còn sử dụng
phương thức ngữ điệu (quãng ngắt,
dấu phẩy) hay phương thức trật tự.
+ Về mối quan hệ giữa các vế câu:
o Quan hệ ngữ pháp: các vế câu trong câu ghép
chính phụ không có quan hệ bình đẳng, ngang
bằng nhau mà có vế giữ vai trò là vế phụ, vế kia
là vế chính.
o Quan hệ ngữ nghĩa: sự kiện ở các vế câu gắn bó
chặt chẽ với nhau thành cặp trong mối quan hệ
ràng buộc, chi phối nhau, theo kiểu: có sự kiện
này là do sự kiện kia, sự kiện này là nguyên
nhân, điều kiện, mục đích hay hệ quả của sự kiện
kia.

o Quan hệ lập luận: sự kiện trong các vế câu ghép
chính phụ thường quan hệ với nhau theo kiểu
luận cứ với kết luận, nên có thể xem mỗi câu
ghép chính phụ là một lập luận ngắn gọn gồm tối
thiểu một luận cứ và một kết luận.
+ Về vị trí của các vế trong câu ghép chính phụ:
vế phụ thường đứng trước, vế chính đứng sau
nhưng trong ngữ cảnh cụ thể, tùy thuộc vào vai
trò của cấu trúc tin của câu mà vế phụ có thể
đứng sau vế chính.
+ Về các phương tiện nối kết các vế: câu ghép
chính phụ chủ yếu sử dụng các cặp quan hệ từ để
liên kết và biểu thị mối quan hệ nghĩa giữa các
vế câu: ở dạng đầy đủ, câu ghép thường sử dụng
cặp quan hệ từ để nối kết (vì nên, do nên,
hễ thì, nếu thì, giả sử thì, mặc dầu nhưng)
còn ở dạng không đầy đủ thì chỉ có một quan hệ
từ hoặc ở vế chính hoặc ở vế phụ.
Phân
loại
+ Câu ghép có quan hệ thời gian giữa
các vế
o Thời gian đồng thời: giữa các vế có
thể không có từ nối, có thể dùng cặp
từ: vừa vừa, vừa

thì.
o Thời gian kế tiếp: giữa các vế có thể
không dùng từ nối, hoặc dùng các từ :
rồi, vừa đã,

+ Câu ghép có quan hệ liệt kê: giữa
các vế không có từ nối
+ Câu ghép có quan hệ tương phản
(đối lập): thường dùng các từ nối :
+ Câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – hệ quả
(câu ghép nhân – quả): vế nguyên nhân thường
sử dụng quan hệ từ (vì, bởi vì, tại vì, do, bởi, tại,
nhờ, sở dĩ, là vì, bởi chưng, ), vế kết quả dùng
kết từ (nên, cho nên, mà). Trong câu ghép nhân –
quả, mỗi vế nêu lên một sự kiện. Các sự kiện có
quan hệ lập luận: sự kiện ở vế nguyên nhân là
luận cứ dẫn đến kết luận - ở sự kiện kết quả.
+ Câu ghép chỉ điều kiện, giả thiết – hệ quả:
phương tiện kết nối hai vế của hai loại câu ghép
này rất phong phú. Kết quả khảo sát cho thấy
tiếng Việt có tới hơn 60 hư từ chỉ điều kiện – giả
11
11
mà, nhưng, còn, song, tuy nhiên,
+ Câu ghép có quan hệ lựa chọn: Câu
ghép có nhiều vế, mỗi vế nêu một sự
kiện và một trong những sự kiện đó
sẽ được lựa chọn. Có thể chia quan
hệ lựa chọn thành hai loại: lựa chọn
chưa có định hướng (thường dùng
quan hệ từ giữa các vế: hoặc, hoặc
là, hay, hay là), lựa chọn có định
hướng (thường dùng cặp từ:
thà chứ, thà rằng còn hơn)
+ Câu ghép có quan hệ loại bỏ: Câu

ghép có hai vế, có thể:
Khẳng định sự kiện ở vế đầu, phủ
định sự kiện phía sau, với mô hình:
C
1
– V
1
chứ C
2
– V
2
Phủ định sự kiện ở vế đầu, khẳng
định sự kiện nêu ở vế sau, có mô
hình:
chẳng bao giờ C
1
– V
1
(mà) C
2
– V
2
thì có
không phải C
1
– V
1
mà là C
2
– V

2
+ Câu ghép có quan hệ tăng cấp: là
loại câu ghép diễn đạt ý: có sự kiện
này còn có sự kiện kia. Vế sau khẳng
định hoặc tăng thêm ý nghĩa của cả
câu lên một mức cao hơn. Để diễn
đạt quan hệ tăng cấp đó, thường sử
dụng các cặp từ nối: không
những mà còn, vừa vừa,
càng càng, đã mà còn.
+ Câu ghép có quan hệ bổ sung: là
loại câu ghép, vế trước nêu lên một
sự kiện, vế sau nêu sự kiện bổ sung
thêm ý nghĩa cho vế trước. Giữa các
vế không dùng từ nối.
thiết. Đó là: các quan hệ từ (nếu, nếu như, nếu
mà, nếu là, / giá, giá mà, giá như, giá thử, giá
phỏng, giá dụ, / giả, giả mà, giả như, giả sử,
giả phỏng, giả dụ, giả tỉ, / ví, ví như, ví bằng, ví
chăng, ví thử, ví dầu, ví phỏng, ví mà, / lỡ, nhỡ,
nhỡ mà, lỡ ra, nhỡ ra, lỡ như, ngộ nhỡ, ngộ
mà, / miễn, miễn là, miễn sao, trừ phi, nhược
bằng, bất luận, bất kì, vô luận, ), một số cặp
phụ từ (có mới, có thì, ), các hư từ chỉ hệ
quả / kết quả thì chỉ có: thì, là, mới, Ngoài các
cặp phụ từ, một số động từ tình thái cũng được
dùng để chỉ ý nghĩa điều kiện – giả thiết:
muốn thì, phải thì, chỉ cần thì (sẽ) Trong
loại câu ghép này, giữa hai vế thì vế chỉ điều
kiện, giả thiết là vế phụ. Trật tự các vế: vế phụ

thường đứng trước, vế chính đứng sau. Cũng có
thể vế chính đặt trước, khi đó chỉ giữ lại từ nối ở
vế giả thiết, điều kiện, bỏ từ nối ở vế chỉ hệ quả.
Về ý nghĩa, quan hệ giữa hai vế câu chỉ điều kiện
/ giả thiết – hệ quả là quan hệ giữa tiền đề với hệ
quả. Mỗi vế câu nêu lên một sự kiện, các sự kiện
này thường chưa xảy ra, không phải là hiện thực
ở thời điểm đang nói.
+ Câu ghép chính phụ có quan hệ nhượng bộ -
tăng tiến: là loại câu mà vế phụ nêu lên một sự
kiện được coi như một bất lợi, một cản trở cho sự
phát triển của sự kiện nêu ở vế chính, nhưng dẫu
vậy, sự kiện được nêu ở vế chính lại khẳng định
kết quả ngược lại – vẫn tăng tiến, bất chấp mọi
cản trở. Loại câu này thường dùng các từ nối ở
vế phụ (dù, mặc dù, dẫu rằng, tuy rằng, dù cho,
cho dù, ) hay ở vế chính (vẫn, cũng, nhưng, )
+ Câu ghép có quan hệ sự kiện – mục đích: là
loại câu gồm một vế nêu lên mục đích, một vế
miêu tả sự việc, hiện tượng có liên quan đến mục
đích đó. Sự việc, hiện tượng nêu ở vế mục đích
mới chỉ là dự định, chứ chưa xảy ra trong hiện
thực. Câu ghép chỉ mục đích thường dùng các từ
nối có ý nghĩa mục đích ở vế phụ như để, để cho,
nhằm để, cốt để,
Ví dụ
- Vậy thì ông vua ấy tên Tráng,
nhưng người ta vẫn gọi là phở Hàng
Than. (Câu ghép có quan hệ tương
phản)

- Tuy núi Nùng hãy còn, tháp Rùa (với một ngọn
đèn máy ở trên đỉnh tháp) vẫn còn sờ sờ ra đấy,
nhưng không khí của Hà Nội cũ thì hình như đã
đổi thay. (Câu ghép có quan hệ nhượng bộ - tăng
12
12
- Có phen, ta đã ăn quà Nhật, ta
dùng cơm Tây, ta lại ăn tiệc Tàu.
(Câu ghép có quan hệ liệt kê)
- Có phải đó là vì chểnh mảng trong
sự cố gắng, hay là vì thành kiến của
người ăn? (Câu ghép có quan hệ lựa
chọn)
- Cả một mùa không được ăn một
miếng rươi vào miệng, không những
bà ân hận, mà người chồng yêu quý
của bà rất có thể lại làu nhàu. (Câu
ghép có quan hệ tăng cấp)
- Chưng mắm với trứng, gia một cùi
dìa đường tây vào rồi khuấy lên như
khuấy bột, mắm gần đặc lại thì cho
vỏ quýt, lạc rang vào. (Câu ghép có
quan hệ thời gian)
- Bún chả có tiếng ở Hà Nội bây giờ
không có mấy, không phải vì làm
kém, nhưng chính vì hàng nào cũng
sàn sàn như nhau. (Câu ghép có quan
hệ loại bỏ)
tiến)
- Vì rươi là một món ăn hiếm có trong một năm

lại được người ta yêu chuộng nên nhiều nhà tìm
cách giữ rươi để có thể gửi biếu xén bạn bè,
quyến thuộc ở xa hay là giữ để ăn dần, thỉnh
thoảng một chút, cho sướng ông thần khẩu. (Câu
ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – hệ quả)
- Nếu ông lại thích vừa tái vừa chính thì trước
khi tưới nước dùng, anh Tráng vốc một ít thịt tái
đã thái sẵn để ở trong một cái bát ôtô, bày lên
trên cùng rồi mới tưới nước dùng sau. (Câu ghép
chỉ điều kiện/ giả thiết – hệ quả)
- Ông muốn xơi chỗ thịt nào cũng có: vè, sụn
nạm, mỡ gầu, mỡ lật, vừa mỡ vừa nạc, vừa nạm
vừa sụn, thứ gì anh cũng chọn cho kì được vừa ý
ông – miễn là ông đến xơi phở đừng muộn quá.
(Câu ghép quan hệ điều kiện/ giả thiết – hệ quả)
- Bánh cuốn và nước chấm xếp đặt đâu đấy cả
rồi thì trong nhà rán đậu vừa chín, bưng ra từng
mẻ nhỏ dăm ba chiếc một, để nhà ngoài ngồi ăn.
(Câu ghép có quan hệ sự kiện – mục đích)
1.2. CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA
Bình diện ngữ nghĩa là một trong ba bình diện cơ bản của câu. Nó không
tồn tại một cách biệt lập mà phối hợp với các bình diện khác. Bình diện ngữ
nghĩa của câu gồm hai thành phần nghĩa: nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái.
Nghĩa miêu tả phản ánh hai thành tố của một sự việc: đặc trưng quan hệ và
thực thể. Cấu trúc nghĩa đó được thể hiện qua cấu trúc vị tố - tham thể. Chính
vì vậy, khi nói về cấu trúc nghĩa miêu tả thì chú trọng đến các loại vị tố, các
loại tham thể và mối quan hệ giữa cấu trúc vị tố - tham thể với cấu trúc ngữ
pháp của câu – cũng tức là mối quan hệ giữa các vai nghĩa với thành phần của
câu. Xét về nghĩa tình thái thì dựa vào các phương diện thể hiện của nó có thể
kể đến tình thái của hành động nói, tình thái liên cá nhân, tình thái chủ quan,

tình thái khách quan.
1.2.1. Nghĩa miêu tả và cấu trúc nghĩa miêu tả của câu
13
13
Nghĩa miêu tả của câu là nghĩa biểu thị vật, việc, hiện tượng (gọi chung
là sự tình) trong thực tế khách quan được phản ánh vào trong câu, qua lăng
kính chủ quan của người nói (viết).
Xét ở phương diện miêu tả, mỗi câu trên phản ánh một sự việc. Mỗi sự
việc gồm hai loại thành tố: thành tố nêu đặc trưng hay quan hệ trong sự việc
(phần này trả lời một trong các câu hỏi sau: Sự vật được phản ánh (đã, đang,
sẽ) thực hiện hành động gì? Có trạng thái ra sao? Có phẩm chất (tính chất) gì?
Có quan hệ như thế nào (đồng nhất, so sánh, sở hữu, mục đích, ) với đối
tượng có liên quan?), phương tiện ngôn ngữ được dùng để thể hiện các đặc
trưng hay quan hệ là các động từ, tính từ, các từ chỉ quan hệ, đôi khi cả danh
từ - gọi chung là vị tố; thành tố thứ hai là các nhân tố tham gia vào chính sự
việc mà câu phản ánh – gọi chung là các tham thể, phương tiện ngôn ngữ
được dùng để thể hiện các tham thể chủ yếu là danh từ, cụm danh từ, đại từ và
một số ít là động từ, cụm động từ. Tóm lại, cấu trúc nghĩa miêu tả là cấu trúc
nghĩa của sự việc được phản ánh vào câu, gồm hai thành phần chính: đặc
trưng / quan hệ và các thực thể có liên quan. Các thực thể gọi chung là tham
thể. Như vậy, cấu trúc đặc trưng / quan hệ - vai nghĩa (hay đặc trưng – tham
thể) là cấu trúc nghĩa miêu tả của câu.
Vị tố, trong cấu trúc vị tố - tham thể là phương tiện ngôn ngữ (thường là
động từ, tính từ, quan hệ từ) dùng để biểu thị đặc trưng / quan hệ của sự việc
được phản ánh trong câu, có quan hệ chi phối với các tham thể có liên quan
và thuộc phạm trù chức năng – nghĩa. Khi phân loại vị tố, người ta thường
dựa vào ba tiêu chí: ý nghĩa (đây là tiêu chí phân loại vị tố thường gặp trong
ngữ pháp truyền thống, gồm các loại: vị tố dời chuyển, vị tố tác động làm
thay đổi vị trí, vị tố tác động làm thay đổi trạng thái vật lí của vật, vị tố tác
động làm đối tượng bị hủy diệt, vị tố tạo tác, vị tố nói năng, vị tố cầu khiến, vị

tố cảm nghĩ, vị tố trao nhận, vị tố trạng thái, vị tố quan hệ, vị tố đặc điểm, tính
chất); đặc trưng ( động), chủ ý); số lượng tham thể (dựa vào đó có thể chia
14
14
thành các loại: vị tố đòi hỏi một tham thể bắt buộc, vị tố đòi hỏi hai tham thể
bắt buộc, vị tố đòi hỏi ba tham thể bắt buộc).
Tham thể (hoặc vai nghĩa) là các thực thể tham gia vào cấu trúc đặc
trưng / quan hệ - tham thể của sự tình và thường được biểu thị bằng danh từ,
cụm danh từ hoặc các từ ngữ tương đương. Tham thể thường chia thành hai
loại là tham thể bắt buộc và tham thể mở rộng. Tham thể bắt buộc (còn gọi là
tham thể cơ sở hay diễn tố) là loại tham thể mà sự hiện diện của nó là do nội
dung ý nghĩa của vị tố trong cùng cấu trúc nghĩa đòi hỏi. Trong cấu trúc vị tố
- tham thể, mỗi vị tố tùy theo đặc trưng của nó mà đòi hỏi một số lượng nhất
định các tham thể cơ sở. Như vậy, mỗi loại tham thể cơ sở thường chỉ có mặt
ở một hay một vài loại vị tố (sự tình) nhất định. Tham thể mở rộng (còn gọi là
tham thể không bắt buộc hay chu tố) là loại tham thể mà sự xuất hiện của nó
nhằm bổ sung thêm một phương diện nghĩa nào đó cho cấu trúc vị tố tham
thể. chúng không do bản chất của vị tố quy định, chúng có thể có mặt ở nhiều
(hay tất cả) các loại vị tố (sự tình).
Ví dụ:
[] Có ăn hai thứ đó, ta lại càng thấy rằng quả cốm Vòng tươi quý thật,
mỗi hạt cốm thật là một hạt ngọc của Trời.
Xét ví dụ trên, ta thấy:
Vế 1:
o Vị tố trạng thái: “thấy”
o Tham thể cơ sở: “ta”, “cốm Vòng tươi quý”
o Tham thể mở rộng: “có ăn hai thứ đó”
Vế 2:
o Vị tố quan hệ: “là”
o Tham thể cơ sở: “mỗi hạt cốm”, “một hạt ngọc trời”

1.2.2. Nghĩa tình thái của câu
15
15
Nghĩa tình thái là một phần nghĩa của câu thể hiện thái độ hay quan hệ
giữa người nói với người nghe, giữa người nói với hiện thực (sự tình) được
phản ánh trong câu, giữa nội dung được phản ánh trong câu với hiện thực
ngoài thực tế khách quan. Nghĩa tình thái vốn đã đa dạng, phong phú, tinh tế,
các loại nghĩa lại đan xen lẫn nhau nên rất khó phân loại. Thường gặp nhất là
các loại tình thái sau: tình thái của hành động nói (thông qua hành động nói,
người nói thể hiện ý định, mục đích, thái độ của mình với người nghe, với nội
dung câu nói, với hiện thực khách quan; có hành động nói trực tiếp và hành
động nói gián tiếp), tình thái liên cá nhân (còn gọi là tình thái quan hệ; thể
hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ giữa người nói với người nghe; nó thường
thể hiện qua cách dùng đại từ nhân xưng, cách dùng các động từ, thán từ hô
gọi, cách dùng các tiểu từ tình thái, động từ tình thái), tình thái chủ quan (thể
hiện thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu; đây
là loại tình thái phong phú về ý nghĩa, đa dạng về phương diện biểu hiện như
tình thái thể hiện thái độ, trạng thái tâm lí tình cảm, tình thái chỉ sự đánh giá),
tình thái khách quan (nêu nhận xét, đánh giá về sự việc được phản ánh trong
câu nhưng ở góc độ khách quan, tình thái khách quan thường được chia làm
hai loại: tình thái khẳng định và tình thái phủ định.
1.3. CẤU TRÚC LẬP LUẬN
1.3.1. Khái niệm lập luận
“Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết
luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới” (Đỗ
Hữu Châu). Có thể biểu diễn quan hệ lập luận giữa các nội dung phát ngôn
như sau: p -> r
Trong đó, p là lí lẽ, r là kết luận. Các thành phần p và r có thể được diễn
đạt bằng các phát ngôn u
1,

u
2
. Trong quan hệ lập luận, lí lẽ được gọi là luận
cứ (argument). Vậy có thể nói quan hệ lập luận là quan hệ giữa luận cứ và kết
16
16
luận. Luận cứ rất phong phú, đa dạng, có thể là một thông tin miêu tả, một
định luật hay một nguyên lí xử thế nào đấy.
VD: Hay tại trời ở Bắc rét, thân thể cần nhiều “nhiên liệu” để đốt, nên
mỡ là một yếu tố cần thiết, vì thế người ta ăn vào không thấy ngán?
Lập luận trên đưa ra:
p1: “trời ở Bắc rét, thân thể cần nhiều “nhiên liệu” để đốt” là thông tin
miêu tả đặc điểm phản ánh tình trạng, đặc trưng của thời tiết.
p2: “mỡ là yếu tố cần thiết” để hướng đến kết luận r “người ta ăn vào
không thấy ngán”.
1.3.2. Vị trí và sự hiện diện của các thành phần lập luận
1.3.2.1. Vị trí của các thành phần lập luận trong lập luận
Luận cứ và kết luận là các thành phần của lập luận. Trong một lập luận,
kết luận có thể đứng ở vị trí đầu, vị trí giữa hoặc cuối của luận cứ.
- Kết luận đứng ở vị trí đầu trong lập luận
VD:
[] Không, cốm Vòng quả là một thứ quà đặc biệt nhất trong mọi thứ quà
Hà Nội – đặc biệt vì cứ mỗi khi thấy gió vàng hiu hắt trở về thì lại nhớ đến
cốm, mà đặc biệt hơn nữa là “khắp các nẻo đường đất nước” chỉ có Hà Nội
có cốm thôi.
Kết luận r: “cốm Vòng quả là một thứ quà đặc biệt nhất trong mọi thứ
quà Hà Nội” trong lập luận trên là hệ quả được nhấn mạnh, đặt ở trước.
Luận cứ p: “cứ mỗi khi thấy gió vàng hiu hắt trở về thì lại nhớ đến cốm,
mà đặc biệt hơn nữa là “khắp các nẻo đường đất nước” chỉ có Hà Nội có
cốm thôi” là nguyên nhân giải thích cho nó đứng ở sau.

[] Nội trong các món ăn thuần túy của đất nước, tôi nghĩ rằng có lẽ món
rươi được nhắc nhở đến nhiều nhất trong văn nghệ bình dân; không những
rươi đã làm chủ đề cho nhiều câu tục ngữ, phương ngôn mà lại còn là một
thứ thách đố, một đầu đề khuyên răn, một phương pháp xem thiên văn của
17
17
những người dân chất phác.
Trong lập luận này, kết luận r: “món rươi được nhắc nhở đến nhiều nhất
trong văn nghệ bình dân” đứng trước.
Luận cứ giải thích cho nó là p: “không những rươi đã làm chủ đề cho
nhiều câu tục ngữ, phương ngôn mà lại còn là một thứ thách đố, một đầu đề
khuyên răn, một phương pháp xem thiên văn của những người dân chất
phác.” đứng sau.
- Kết luận đứng ở vị trí giữa trong lập luận
VD:
[] Thịt luộc, dưa cải, dưa giá, thịt quay, chuối hột, cá trê nướng tất cả
ninh dừ lên, đem dùng đương lúc khói lên nghi ngút cũng đã “gia dung” lắm,
nhưng tôi vẫn thấy có một cái gì như vấp váp, như xung khắc, nó làm cho
khẩu cái của người ta không được thỏa mãn hoàn toàn.
Trong lập luận này, kết luận r: “tôi vẫn thấy có một cái gì như vấp váp,
như xung khắc” đứng giữa hai luận cứ p: “Thịt luộc, dưa cải, dưa giá, thịt
quay, chuối hột, cá trê nướng tất cả ninh dừ lên, đem dùng đương lúc khói
lên nghi ngút cũng đã “gia dung” lắm” và q: “nó làm cho khẩu cái của người
ta không được thỏa mãn hoàn toàn”.
[] Vào những dịp trăng thượng huyền, tháng Giêng, tháng Hai, nước
biển rút xuống: những con rươi đẻ trứng ở ruộng; trứng đó ở cách sâu dưới
đất chừng bốn, năm mươi phân.
Trong lập luận trên, kết luận r : “những con rươi đẻ trứng ở ruộng”đứng giữa.
Luận cứ p: “Vào những dịp trăng thượng huyền, tháng Giêng, tháng
Hai, nước biển rút xuống” đứng ở trước kết luận có giá trị giải thích nguyên

nhân dẫn đến kết luận r.
Luận cứ q: “trứng đó ở cách sâu dưới đất chừng bốn, năm mươi phân”
đứng sau kết luận có giá trị cụ thể hóa, làm rõ hơn một khía cạnh nhỏ trong
kết luận r.
18
18
- Kết luận đứng ở sau luận cứ trong lập luận
VD:
[] Ngày xưa ngon có tiếng là nhà cả Thủy, nhưng về sau, nghe thấy nói
rằng vì bà cụ mẹ vợ cả Thủy mất đi, cả Thủy chơi bời cờ bạc, không chăm
chút cửa hàng như cũ nên mỗi ngày số khách vào ăn hàng mỗi kém đi.
Trong lập luận trên:
Kết luận r: “số khách vào ăn hàng mỗi kém đi” về đứng sau.
Kết luận này được xem như là hệ quả của luận cứ p: “bà cụ mẹ vợ cả
Thủy mất đi, cả Thủy chơi bời cờ bạc, không chăm chút cửa hàng như cũ ”
đứng trước nó.
[] Có thể rằng ăn ở với một người đàn bà đẹp một cái đẹp huy hoàng,
rực rỡ và ác liệt, ta mê say đến quên cả đời đi, nhưng sự mê say đó làm cho
ta rờn rợn, có khi thấy như đau nhói ở ngực và kết cục chẳng bao lâu ta sẽ
thấy tim ta mệt mỏi.
Trong lập luận trên:
Luận cứ p nêu nguyên nhân, lí do: “ăn ở với một người đàn bà đẹp một
cái đẹp huy hoàng, rực rỡ và ác liệt, ta mê say đến quên cả đời đi, nhưng sự
mê say đó làm cho ta rờn rợn, có khi thấy như đau nhói ở ngực” đứng trước.
Kết luận r: “chẳng bao lâu ta sẽ thấy tim ta mệt mỏi” như là hệ quả tất
yếu đứng ở sau.
1.3.2.2. Sự hiện diện của các thành phần lập luận
Trong lập luận, các thành phần luận cứ, kết luận có thể hiện diện tường
minh, tức là có thể được nói rõ ra.
VD:

[] Hoa đào, hoa cúc quyện hương nhau; cành mai già cắm trong lọ in
bóng lên trên tường y như thể một bức tranh Nhật Bản.
Trong lập luận trên, kết luận r được hiển thị tường minh. Tuy nhiên, thực
tế, còn có rất nhiều trường hợp mà trong đó, một luận cứ hoặc kết luận có thể
19
19
hàm ẩn, người lập luận không tự nói ra mà người tiếp nhận cần phải tự suy ra
để biết.
[] Người ta ngồi ở trên những cái ghế dài, thưởng thức các miếng
ngon Hà Nội, vui vẻ như anh em ruột thịt trong một nhà, người này thấy
món nọ ngon thì mách người kia, người kia thấy thức kia kém thì bảo cho
người nọ. (Kết luận hàm ẩn R: Miếng ngon Hà Nội làm mọi người xích lại
gần nhau hơn)
Như vậy, dù là tường minh hay hàm ẩn, nguyên tắc lập luận đòi hỏi các
thành phần lập luận phải làm sao cho người đọc người nghe có thể căn cứ vào
những điều kiện, quy tắc nhất định như ngữ cảnh, ngôn cảnh, ngữ huống, để
nhận ra được.
1.3.3. Đặc tính của quan hệ lập luận
Quan hệ lập luận là quan hệ giữa các luận cứ với nhau hoặc giữa các
luận cứ với kết luận. Giữa các luận cứ có quan hệ định hướng lập luận, có
nghĩa là p, q được đưa ra để hướng tới một r nào đó. Trong một lập luận có
từ hai luận cứ trở lên, tồn tại hai kiểu quan hệ giữa các luận cứ: hoặc là đồng
hướng, hoặc là nghịch hướng.
- Quan hệ đồng hướng lập luận
Các lập luận có quan hệ đồng hướng lập luận với nhau khi cả hai cùng
hướng đến một kết luận chung, kí hiệu là:
p -> r
q -> r
Giữa các luận cứ đồng hướng có thể có quan hệ tương hợp với nhau,
nghĩa là chúng lập nên một nhóm luận cứ thuộc cùng một phạm trù.

VD:
p: Nước mắm thì pha giấm hay chanh, tùy ý
q: cà cuống nước để ngoài
Ta có lập luận: Nước mắm thì pha giấm hay chanh, tùy ý, cà cuống nước
20
20
để ngoài, ai muốn gia ít hay nhiều đều được.
- Quan hệ nghịch hướng lập luận
Các luận cứ p, q nghịch hướng lập luận với nhau khi p hướng tới kết
luận r còn q hướng tới kết luận – r (ở đây, r và –r phải cùng phạm trù, nói
cách khác, -r phải là phủ định của r). Kí hiệu:
p -> r
q -> r hoặc ngược lại
VD: Một người đau bịnh nặng, nằm ở bên cửa sổ nhìn ra giàn hoa thiên
lí, chợt ngửi thấy mùi thịt bò xào hành tây, có thể ngấy mà lợm giọng; một
người có chứng nhức đầu tự nhiên thấy bay đến trước mũi mùi chả lợn nướng
có thể thấy khó chịu vì mùi tuy thơm nhưng có ý hơi nóng; nhưng ngửi đến
mùi chả cầy ngát trong gió hiu hiu, ta có thể chắc chắn là người khó tính đến
mấy đi nữa cũng phải thấy như cởi gan, cởi ruột.
Trong lập luận trên, tác giả đưa ra hai luận cứ có hiệu lực lập luận
nghịch hướng nhau.
Luận cứ p: “Một người đau bịnh nặng, nằm ở bên cửa sổ nhìn ra giàn
hoa thiên lí, chợt ngửi thấy mùi thịt bò xào hành tây, có thể ngấy mà lợm
giọng; một người có chứng nhức đầu tự nhiên thấy bay đến trước mũi mùi
chả lợn nướng có thể thấy khó chịu vì mùi tuy thơm nhưng có ý hơi nóng” dẫn
đến kết luận – R1 là: Người bị ốm không thích ngửi mùi thức ăn.
Luận cứ q lại dẫn ra một kết luận khác: ngửi đến mùi chả cầy ngát trong
gió hiu hiu, ta có thể chắc chắn là người khó tính đến mấy đi nữa cũng phải
thấy như cởi gan, cởi ruột . Luận cứ này hướng đến một kết luận R2: Người
bị ốm không khó chịu khi ngửi mùi thịt chó.

Cộng gộp hiệu lực lập luận của hai luận cứ trên đây cho ta kết luận R
hàm ẩn là: Dù bị ốm thì mùi thịt chó vẫn không làm người ta khó chịu như
những mùi thức ăn khác.
1.3.4. Chỉ dẫn lập luận
21
21
“Chỉ dẫn lập luận là các dấu hiệu hình thức, nhờ chúng mà người nghe
nhận ra được hướng của lập luận và đặc tính của các luận cứ trong một quan
hệ lập luận”. Các chỉ dẫn lập luận bao gồm tác tử lập luận, kết tử lập luận và
các dấu hiệu giá trị học.
1.3.4.1. Tác tử lập luận
“Tác tử lập luận là một yếu tố khi được đưa vào một nội dung miêu tả
nào đấy sẽ làm thay đổi tiềm năng lập luận của nó, độc lập với thông tin miêu
tả vốn có của nó” (Đỗ Hữu Châu, tr 180).
Ví dụ như hai tác tử đã rồi, mới thôi và một nội dung thông tin miêu
tả, ta có hai lập luận:
VD: Ngày mai đã là 29 Tết rồi.
Ngày mai mới là 29 Tết thôi.
Rõ ràng cùng một nội dung thông tin miêu tả nhưng nếu sử dụng tác tử
đã rồi như trong ví dụ đầu thì sẽ hướng đến kết luận cần phải khẩn trương
lên, bản thân người nói đang trong tâm trạng bồn chồn, sốt ruột, lo lắng. Còn
nếu sử dụng tác tử mới thôi thì lập luận sẽ hướng về kết luận cứ từ từ, thong
thả, bản thân người nói đang trong tâm trạng ung dung, bình thản.
1.3.4.2. Kết tử lập luận
“Các kết tử lập luận là những yếu tố (như các liên từ đẳng lập, liên từ
phụ thuộc, các trạng từ và các trạng ngữ ) phối hợp hai hoặc một số phát
ngôn thành một lập luận duy nhất. Nhờ kết tử mà các phát ngôn trở thành luận
cứ hay kết luận của một lập luận”. (Đỗ Hữu Châu, tr184).
VD:
[] Nhiều nhà làm bánh mà sợ bánh nát thường cho một chút hàn the: đó

là một điều nếu tránh được thì hay (r), vì hàn the ăn đầy (p).
Trong lập luận trên, ta thấy vì là kết tử nối phát ngôn – luận cứ p với kết
luận r. Các kết tử lập luận có số lượng rất phong phú. Dựa vào các tiêu chí
22
22
khác nhau, Đỗ Hữu Châu đã chia kết tử lập luận ra thành các loại: Kết tử hai
vị trí và kết tử ba vị trí; kết tử dẫn nhập luận cứ và kết tử dẫn nhập kết luận;
kết tử đồng hướng và kết tử nghịch hướng.
- Kết tử hai vị trí và kết tử ba vị trí
Kết tử hai vị trí là những kết tử chỉ cần hai phát ngôn là đủ lập thành
một lập luận, không nhất thiết phải có thêm một phát ngôn – luận cứ thứ ba
(mặc dù vẫn có thể thêm vào một hoặc một số phát ngôn – luận cứ bổ sung,
đồng hướng).
VD:
[] Cái chảo mỡ đun mà chưa thật nóng bỏng lên (p) thì cô chớ có thả
bánh Xuân Cầu vào vội mà hỏng đấy (r).
Kết tử ba vị trí là kết từ đòi hỏi phải có ba phát ngôn mới có thể hình
thành một lập luận.
VD:
[] Còn công tử rươi cũng nhân dịp đó trưng bảnh với chị em, tha hồ mà
tán tỉnh, tha hồ mà gạ gẫm (p), nhưng “họ” không phải mất công gì cho lắm
(r), vì rươi cũng như mình hiện nay có cái nạn trai thiếu, gái thừa (q).
- Kết tử dẫn nhập luận cứ và kết luận dẫn nhập kết luận
Kết tử dẫn nhập luận cứ là kết tử đưa ra một nội dung (hay một hành vi ở
lời) vào làm luận cứ cho một lập luận. Thường gặp là các kết tử: vì, tại vì,
bởi, tại bởi, hơn nữa, chẳng những mà còn, đã lại (lại còn),
VD:
[] Đây có lẽ là cửa hàng bún chả thứ nhất ở Hà Nội (r), vì từ trước đến nay,
bún chả chỉ gánh bán rong ở đường hay bán quán ở trong chợ mà thôi (p).
Kết tử dẫn nhập kết luận là kết tử nối một nội dung(hoặc một hành vi)

đóng vai trò kết luận cho lập luận với luận cứ. Các kết tử dẫn nhập kết luận
thường là: thì, nên, vậy nên, cho nên, dù thế nào, dù sao cũng,
23
23
VD:
[] Vả chăng, ai lại còn không biết rằng đối với các ông ẩm thực rỗi rãi
thì giờ quá, làm một món ăn càng cầu kì, tỉ mỉ bao nhiêu (p) thì họ vẫn
thường tưởng tượng càng ngon miệng bấy nhiêu (r).
- Kết tử đồng hướng và kết tử nghịch hướng
Kết tử đồng hướng là những kết tử liên kết các phát ngôn là các luận cứ
đồng hướng với kết luận. Kết tử đồng hướng thường là: và, hơn nữa, thêm
vào đó, đã lại, chẳng những mà còn, huống hồ,
VD:
[] Đã đành rằng đôi khi lạ miệng, cắt vài miếng “dồi chau quảy” cho
vào cháo thì cũng “dễ ăn” thực đấy (p1) nhưng cháo là thứ cháo nào kia,
chớ đến cái cháo tiết cái thứ cháo bắt chước cháo lòng một cách vụng về
cứng nhắc đó, thì ăn vào không những không thể ngon (p2) mà lại còn mang
tiếng lây cả đến “dồi chau quảy” nữa (p3).
Kết tử nghịch hướng là những kết tử liên kết các phát ngôn là các luận
cứ nghịch hướng với kết luận. Thuộc về các kết tử nghịch hướng là các từ
như: nhưng, thế mà, thực ra, tuy nhưng,
VD:
[] Thật ra công việc so sánh phở bò và phở gà không thể thành được vấn
đề (p), nhưng một buổi sáng mùa thu rỗi rãi, trời hơi lành lạnh, mà ngồi ăn
một bát phở gà, có đủ rau mùi, hành sống, vừa ăn vừa nghĩ thì phở gà cũng
có một phong vị riêng của nó, khác hẳn phở bò (q).
Có thể nói, sự có mặt của kết tử lập luận là một dấu hiệu chắc chắn
chứng tỏ phát ngôn đang gặp là một lập luận.
1.3.4.3. Các dấu hiệu giá trị học
Trong lập luận, bên cạnh tác tử lập luận, kết tử lập luận, các dấu hiệu giá

trị học cũng có tác dụng thay đổi giá trị lập luận của các nội dung miêu tả sử
dụng chúng làm cái biểu đạt. Đỗ Hữu Châu đã tóm lược bước đầu các phương
24
24
tiện thường được dùng làm dấu hiệu giá trị học là:
- Các yếu tố của hiện thực được lựa chọn tạo thành nội dung miêu tả.
- Cách sắp xếp, tổ chức nội dung miêu tả cũng có giá trị lập luận.
- Các thực từ dùng để miêu tả.
Ngoài ra, các từ đồng nghĩa, các cách dùng từ xưng hô, các biện pháp tu
từ như nói quá, nói giảm, cũng có thể đóng vai trò dấu hiệu giá trị học trong
lập luận.
1.4. KHÁI QUÁT VỀ THẾ LOẠI KÍ VÀ TÁC PHẨM MIẾNG
NGON HÀ NỘI CỦA VŨ BẰNG
1.4.1. Khái quát về thể loại kí
Nghĩa gốc của chữ “kí” là ghi chép một sự việc gì đó để không quên.
Đây là loại hình văn học có nhiều biến thể. Nội dung và hình thức của những
tác phẩm được xếp vào loại kí vô cùng phong phú, đa dạng. Trong ý thức tiếp
nhận của người đọc và giới nghiên cứu chuyên nghiệp, kí là loại hình văn học
trung gian. Nó nằm ở quãng giữa văn học nghệ thuật và các thư tịch, văn bản
hành chính, công vụ. Xét về đặc trưng thể loại thì kí có những đặc trưng cơ
bản sau:
- Kí là sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào đời sống xã hội.
- Kí là sự thông tin về sự thực của các giá trị nhân sinh.
- Kí có cách xử lí riêng về khoảng cách giữa thời gian sự kiện và thời
gian trần thuật.
- Kí kết hợp linh hoạt các phương thức tự sự, trữ tình, nghị luận với
những thao tác tư duy khoa học.
Nói cách khác, kí là một thể văn phản ánh hiện thực đời sống một cách
nghệ thuật mà chân xác, linh hoạt, bộc lộ những ý nghĩ, cảm xúc trực tiếp của
cá nhân riêng lẻ về những sự việc, sự vật, con người, cuộc đời vừa có giá trị

thẩm mĩ, có ấn tượng lớn với cá nhân ấy, vừa có tính thời sự, được xã hội
25
25

×