Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ảnh hưởng nồng độ benzyl adenin (ba) lên sự tạo chồi từ tử diệp và đỉnh sinh trưởng dưa hấu tứ bội (citrullus vulgaris schard.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.2 MB, 85 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP  SINH HỌC ỨNG DỤNG



NGUYỄN THỊ THÚY LIỄU


ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ BENZYL ADENIN (BA) LÊN SỰ
TẠO CHỒI TỪ TỬ DIỆP VÀ ĐỈNH SINH TRƯỞNG
DƯA HẤU TỨ BỘI (Citrullus vulgaris Schard.)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NÔNG HỌC










C

n Thơ, 2014




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP  SINH HỌC ỨNG DỤNG




ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ BENZYL ADENIN (BA) LÊN SỰ
TẠO CHỒI TỪ TỬ DIỆP VÀ ĐỈNH SINH TRƯỞNG
DƯA HẤU TỨ BỘI (Citrullus vulgaris Schard.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NÔNG HỌC














Cán b





ng d

n:

PGs.Ts. Lâm Ngọc Phương
C

n Thơ, 2014

Sinh viên th

c hi

n:

Nguyễn Thị Thúy Liễu
MSSV: C1201041


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Nông Học




Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ BENZYL ADENIN (BA) LÊN SỰ
TẠO CHỒI TỪ TỬ DIỆP VÀ ĐỈNH SINH TRƯỞNG
DƯA HẤU TỨ BỘI (Citrullus vulgaris Schard.)





Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGs.Ts Lâm Ngọc Phương Nguyễn Thị Thúy Liễu
MSSV: C1201041





C

n Thơ
-

2014



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Đại học,
Ngành Nông Học với đề tài:


ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ BENZYL ADENIN (BA) LÊN SỰ
TẠO CHỒI TỪ TỬ DIỆP VÀ ĐỈNH SINH TRƯỞNG
DƯA HẤU TỨ BỘI (Citrullus vulgaris Schard.)





Do sinh viên Nguyễn Thị Thúy Liễu thực hiện
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp





Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Cán bộ hướng dẫn



PGs. Ts Lâm Ngọc Phương




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Đại học,
Ngành Nông Học với đề tài:

ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ BENZYL ADENIN (BA) LÊN SỰ
TẠO CHỒI TỪ TỬ DIỆP VÀ ĐỈNH SINH TRƯỞNG
DƯA HẤU TỨ BỘI (Citrullus vulgaris Schard.)


Do sinh viên Nguyễn Thị Thúy Liễu thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp:



Luận văn tốt nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức:

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Hội đồng



DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp





LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả

trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thúy Liễu















QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Liễu Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 06/01/1991 Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Long Điền B, Chợ Mới, An Giang
Họ tên cha: Nguyễn Văn Kha Năm sinh: 1960

Họ tên mẹ: Võ Thị Tạng Năm sinh: 1955
Địa chỉ thường trú: Ấp Long Thành, Xã Long Điền B, Huyện Chợ Mới, Tỉnh
An Giang.
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Trung học phổ thông:
Thời gian đào tạo: từ tháng 9/2006 đến tháng 5/2009
Trường: Trung học phổ thông Châu Văn Liêm
Địa chỉ: Thị trấn Mỹ Luông, Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang
2. Tốt nghiệp Cao Đẳng:
Thời gian đào tạo: tử năm 2009 đến 2012
Trường: Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Cần Thơ
Chuyên ngành: Nông Học
Địa chỉ: Số 9, đường Cách Mạng Tháng Tám, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Ngày tháng năm 2014
Người khai




CẢM TẠ

Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại Học Cần Thơ, em đã
được quí thầy cô truyền đạt rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu. Đây sẽ là vốn
sống vô cùng quan trọng giúp đỡ em trong quá trình làm việc và công tác về sau.
Kính dâng
 Cha, mẹ đấng sinh thành đã cho con hình hài và hết lòng yêu thương,
dạy dỗ và nuôi nấng con khôn lớn, nên người.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc

 PGs.Ts. Lâm Ngọc Phương người đã tận tình hướng dẫn tôi trong việc
nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
 Ths. Ngô Phương Ngọc đã hết lòng chỉ bảo tạo điều kiện tốt nhất để
tôi hoàn thành luận văn này.
 Thầy Huỳnh Kỳ và thầy Nguyễn Phước Đằng, cố vấn học tập đã hết
lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn
Cô Phan Thị Hồng Nhung, cô Lê Minh Lý và quí thầy cô đang công
tác tại bộ môn Sinh lý-Sinh hoá. Cảm ơn chị Truyền, chị Ngân đã nhiệt tình chỉ dẫn
tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cảm ơn bạn Đại Phú, Kim Duyên, Thị Tuyền,
Hoàng Sơn, Minh Hương, Văn Hải, Hữu Nghĩa đã giúp đỡ và ủng hộ tinh thần tôi
rất nhiều trong suốt qua trình học tập tại trường.
Thân gửi
Các bạn lớp Nông Học liên thông khóa 38 lời chúc sức khỏe, thành
công, thành đạt trong tương lai.






NGUYỄN THỊ THÚY LIỄU, 2014 “Ảnh hưởng của nồng độ Benzyl Adenin (BA)
lên sự tạo chồi từ tử diệp và đỉnh sinh trưởng dưa hấu tứ bội (Citrullus vulgaris
Schard.)”. Luận văn tốt nghiệp Đại học-Ngành Nông Học, Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGs. Ts Lâm Ngọc Phương
TÓM LƯỢC
Tạo chồi từ đỉnh sinh trưởng và tử diệp là phương pháp nhân giống vô tính hiện
nay tạo ra số lượng chồi nhiều và nồng độ Benzyl Adenin (BA) là yếu tố quyết định
số lượng chồi trong quá trình nuôi cấy vì vậy đề tài “Ảnh hưởng của nồng độ

Benzyl Adenin (BA) lên sự tạo chồi từ tử diệp và đỉnh sinh trưởng dưa hấu tứ
bội (Citrullus vulgaris Schard.)” được thực hiện nhằm tìm được nồng độ BA thích
hợp cho sự tạo chồi dưa hấu tứ bội từ đỉnh sinh trưởng và tử diệp trong điều kiện
nuôi cấy mô, làm tiền đề cho việc nghiên cứu, góp phần vào công tác lai tạo dưa
hấu không hạt và sản xuất cây tứ bội làm giống. Đề tài gồm 2 thí nghiệm được bố
trí theo thể thức hoàn ngẫu nhiên 2 nhân tố, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 3 keo, mỗi
keo cấy 4 mẫu. Kết quả thí nghiệm cho thấy: (1) Ở thí nghiệm 1 kết quả cho thấy sử
dụng tử diệp dưa hấu tứ bội của 2 giống Thành Long
tb
và Hoàng Long
tb
nuôi cấy
trong môi trường MS có bổ sung BA 2 mg/l cho tỉ lệ mẫu tạo chồi tốt nhất đạt 54,17%
và số chồi gia tăng nhiều nhất 3,2 chồi, không có sự khác biệt giữa 2 giống dưa hấu
Thành Long
tb
và Hoàng Long
tb
. (2) Ở thí nghiệm 2 cho thấy sử dụng đỉnh sinh
trưởng giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb
và Hoàng Long
tb
nuôi cấy trong môi
trường MS có bổ sung BA 1 mg/l để tạo chồi sẽ cho số chồi gia tăng nhiều nhất đạt
9,73 chồi, giữa 2 giống Thành Long
tb
và Hoàng Long
tb
không khác biệt.


Từ khóa: Tử diệp, Đỉnh sinh trưởng, Tạo chồi dưa hấu tứ bội, dưa hấu tứ bôi.



MỤC LỤC

Trang

Tóm lược vii
Mục lục viii
Danh sách bảng x
Danh sách hình xii
Danh sách chữ viết tắt xiii

MỞ ĐẦU
1
Chương 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2

1.1 Sơ lược về dưa hấu
2
1.1.1 Nguồn gốc 2
1.1.2 Phân bố 2
1.1.3 Giá trị dinh dưỡng 2
1.1.4 Tạo dưa hấu tứ bội 3

1.2 Nuôi cấy mô tế bào thực vật

3
1.2.1 Lịch sử nuôi cấy mô 3
1.2.2 Kỹ thuật nhân giống nuôi cấy mô 4
1.2.3 Môi trường nuôi cấy 5
1.2.4 Mẫu nuôi cấy 8
1.2.5
Hiện tượng thừa nước của dưa hấu trong nuôi cấ
y
9



1.2.6 Lợi và bất lợi trong nuôi cấy mô 9

1.3 Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô
10

1.4 Các nghiên cứu về tạo chồi và nhân chồi nuôi cấy mô

10
1.4.1 Các nghiên cứu về tạo chồi và nhân chồi từ đỉ
nh
sinh trưởng
10
1.4.2 Các nghiên cứu về tạo chồi và nhân chồi từ tử

diệp
11
Chương 2


PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP
12
2.1 Thời gian thực hiện
12

2.2 Địa điểm
12

2.3 Phương tiện
12


2.3.1 Vật liệu và trang thiết bị 12
2.3.2 Hóa chất sử dụng 12

2.4 Phương pháp
12
2.4.1 Chuẩn bị keo 12
2.4.2 Chuẩn bị môi trường nuôi cấy 13
2.4.3 Vô trùng mâuc cấy 13
2.4.4 Bố trí thí nghiệm 13
Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
17

3.1 Ảnh hưởng nồng độ Benzyl Adenin (BA) lên sự tạ
o
chồi từ tử diệp của hai giống dưa hấu tứ bộ
i Thành

Long
tb
và Hoàng Long
tb
.
17


3.1.1 Tỷ lệ mẫu tử diệp sống 17
3.1.2 Tỷ lệ mẫu tử diệp tạo mô sẹo 17
3.1.3 Kích thước mô sẹo 20

3.1.3.1

Chiều dài mô sẹo 20

3.1.3.2

Chiều rộng mô sẹo 23

3.1.4
Tỉ lệ mô sẹo tạo chồi 26

3.1.5
Số chồi gia tăng 29

3.1.6
Số lá gia tăng 32

3.2 Ảnh hưởng nồng độ Benzyl Adenin (BA) lên sự tạo

chồi từ đỉnh sinh trưởng của hai giống dưa hấu tứ
bội Thành Long
tb
và Hoàng Long
tb
.
35
3.2.1 Số chồi gia tăng 35
3.2.2 Số lá gia tăng 39
3.2.3 Chiều cao chồi gia tăng 42
Chương 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
46

4.1

Kết luận
46

4.2

Đề nghị
46

TÀI LIỆU THAM KHẢO
47

PHỤ CHƯƠNG 1



PHỤ CHƯƠNG 2




DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng Trang
1.1 Quy trình tạo chồi từ tử diệp áp dụng cho một số cây thuộc họ bầu-
bí-dưa (Lee và ctv., 2003).
12
2.1 Tổ hợp các nghiệm thức thí nghiệm 1
13
2.2 Tổ hợp các nghiệm thức thí nghiệm 2
15
3.1 Tỉ lệ sống (%) của mẫu tử diệp 2 giống dưa hấu tứ bội Thành
Long
tb
và Hoàng Long
tb
được tạo chồi từ tử diệp nuôi cấy trong
môi trường có nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 7 NSKC
17
3.2 Tỉ lệ (%) tử diệp tạo mô sẹo của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành
Long
tb
và Hoàng Long

tb
được tạo chồi từ tử diệp nuôi cấy trong
môi trường có nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 14 NSKC
18
3.3 Tỉ lệ (%) tử diệp mô sẹo của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb

và Hoàng Long
tb
được tạo chồi từ tử diệp nuôi cấy trong môi
trường có nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 21 NSKC
19
3.4 Chiều dài mô sẹo (cm) của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb

Hoàng Long
tb
được tạo chồi từ tử diệp nuôi cấy trong môi trường
có nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 7 NSKC
20
3.5 Chiều dài mô sẹo (cm) của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb

Hoàng Long
tb
được tạo chồi từ tử diệp nuôi cấy trong môi trường
có nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 14 NSKC
21
3.6 Chiều dài mô sẹo (cm) của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb


Hoàng Long
tb
được tạo chồi từ tử diệp nuôi cấy trong môi trường
có nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 21 NSKC
22
3.7 Chiều dài mô sẹo (cm) của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb

Hoàng Long
tb
được tạo chồi từ tử diệp nuôi cấy trong môi trường
có nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 28 NSKC
22
3.8 Chiều rộng mô sẹo (cm) của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb

và Hoàng Long
tb
được tạo chồi từ tử diệp nuôi cấy trong môi
trường có nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 7 NSKC
23
3.9 Chiều rộng mô sẹo (cm) của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb

và Hoàng Long
tb
được tạo chồi từ tử diệp nuôi cấy trong môi
24



trường có nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 14 NSKC
3.10 Chiều rộng mô sẹo (cm) của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb

và Hoàng Long
tb
được tạo chồi từ tử diệp nuôi cấy trong môi
trường có nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 21 NSKC
25


3.11 Chiều rộng mô sẹo (cm) của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb

và Hoàng Long
tb
được tạo chồi từ tử diệp nuôi cấy trong môi
trường có nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 28 NSKC
25
3.12 Tỉ lệ (%) mô sẹo tạo chồi của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb

và Hoàng Long
tb
được tạo chồi từ tử diệp nuôi cấy trong môi
trường nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 21 NSKC
27
3.13 Tỉ lệ (%) sẹo tạo chồi của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb


Hoàng Long
tb
được tạo chồi từ tử diệp nuôi cấy trong môi trường
nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 28 NSKC
28
3.14 Tỉ lệ (%) mô sẹo tạo chồi của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb

và Hoàng Long
tb
được tạo chồi từ tử diệp nuôi cấy trong môi
trường nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 35 NSKC
29
3.15 Số chồi gia tăng được tạo thành từ tử diệp của 2 giống dưa hấu tứ
bội Thành Long
tb
và Hoàng Long
tb
nuôi cấy trong môi trường nồng
độ BA khác nhau ở thời điểm 21 NSKC
30
3.16 Số chồi gia tăng được tạo thành từ tử diệp của 2 giống dưa hấu tứ
bội Thành Long
tb
và Hoàng Long
tb
nuôi cấy trong môi trường nồng
độ BA khác nhau ở thời điểm 28 NSKC
30

3.17 Số chồi gia tăng được tạo thành từ tử diệp của 2 giống dưa hấu tứ
bội Thành Long
tb
và Hoàng Long
tb
nuôi cấy trong môi trường nồng
độ BA khác nhau ở thời điểm 35 NSKC
31
3.18 Số lá gia tăng của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb
và Hoàng
Long
tb
được tạo chồi từ tử diệp nuôi cấy trong môi trường nồng độ
BA khác nhau ở thời điểm 21 NSKC
32
3.19 Số lá gia tăng của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb
và Hoàng
Long
tb
được tạo chồi từ tử diệp nuôi cấy trong môi trường nồng độ
BA khác nhau ở thời điểm 28 NSKC
33
3.20
Số lá gia tăng của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb
và Hoàng
Long
tb

được tạo chồi từ tử diệp nuôi cấy trong môi trường nồng độ
BA khác nhau ở thời điểm 35 NSKC
34


3.21 Số chồi gia tăng từ đỉnh sinh trưởng của 2 giống dưa hấu tứ bội
Thành Long
tb
và Hoàng Long
tb
nuôi cấy trong môi trường có nồng
độ BA khác nhau ở thời điểm 7 NSKC
35
3.22 Số chồi gia tăng từ đỉnh sinh trưởng của 2 giống dưa hấu tứ bội
Thành Long
tb
và Hoàng Long
tb
nuôi cấy trong môi trường có nồng
độ BA khác nhau ở thời điểm 14 NSKC
36

3.23 Số chồi gia tăng từ đỉnh sinh trưởng của 2 giống dưa hấu tứ bội
Thành Long
tb
và Hoàng Long
tb
nuôi cấy trong môi trường có nồng
độ BA khác nhau ở thời điểm 21 NSKC
37

3.24 Số chồi gia tăng từ đỉnh sinh trưởng của 2 giống dưa hấu tứ bội
Thành Long
tb
và Hoàng Long
tb
nuôi cấy trong môi trường có nồng
độ BA khác nhau ở thời điểm 28 NSKC
37
3.25 Số lá gia tăng của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb
và Hoàng
Long
tb
được tạo chồi từ đỉnh sinh trưởng nuôi cấy trong môi trường
có nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 7 NSKC
39
3.26 Số lá gia tăng của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb
và Hoàng
Long
tb
được tạo chồi từ đỉnh sinh trưởng nuôi cấy trong môi trường
có nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 14 NSKC
40
3.27 Số lá gia tăng của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb
và Hoàng
Long
tb
được tạo chồi từ đỉnh sinh trưởng nuôi cấy trong môi trường

có nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 21 NSKC
40
3.28 Số lá gia tăng của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb
và Hoàng
Long
tb
được tạo chồi từ đỉnh sinh trưởng nuôi cấy trong môi trường
có nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 28 NSKC
41
3.29 Chiều cao chồi gia tăng (cm) được tạo thành từ đỉnh sinh trưởng
của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb
và Hoàng Long
tb
nuôi cấy
trong môi trường có nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 7 NSKC
42
3.30 Bảng 3.30: Chiều cao chồi gia tăng (cm) được tạo thành từ đỉnh
sinh trưởng của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb
và Hoàng
Long
tb
nuôi cấy trong môi trường có nồng độ BA khác nhau ở thời
điểm 14 NSKC
43
3.31 Chiều cao chồi gia tăng (cm) được tạo thành từ đỉnh sinh trưởng
của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb

và Hoàng Long
tb
nuôi cấy
trong môi trường có nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 21 NSKC
43


3.32 Chiều cao chồi gia tăng (cm) được tạo thành từ đỉnh sinh trưởng
của 2 giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb
và Hoàng Long
tb
nuôi cấy
trong môi trường có nồng độ BA khác nhau ở thời điểm 28 NSKC
44



DANH SÁCH HÌNH
Hình Tựa hình Trang
1.1 Công thức cấu tạo Benzyl adenin (BA) 8
2.1 Phương pháp cắt mẫu tử diệp 14
2.2 Thao tác cắt cấy đỉnh sinh trưởng từ hạt dưa hấu tứ bội 15
3.1 Mảnh tử diệp dưa hấu tứ bội Thành Long
tb
tạo sẹo tại thời điểm
21 NSKC ở BA 0 mg/l (A), 0,5 mg/l (B), 1 mg/l (C) và 2 mg/l
(D)
19
3.2 Kích thước sẹo dưa hấu tứ bội Hoàng Long

tb
thời điểm 28 NSKC
ở nồng độ BA 2 mg/l (A), 1 mg/l (B), 0,5 mg/l (C) và 0 mg/l (D)
26
3.3 Mô sẹo tạo chồi dưa hấu tứ bội Thành Long
tb
thời điểm 21 NSKC
ở BA 2 mg/l (A) và 1 mg/l (B)
27
3.4 Chồi dưa hấu tứ bội được tạo chồi từ tử diệp Thành Long
tb
thời
điểm 35 NSKC ở nồng độ BA 2 mg/l (A) và 1 mg/l (B)
29
3.5 Chồi dưa hấu tứ bội được tạo chồi từ tử diệp Hoàng Long
tb
(A) và
Thành Long
tb
(B) với nồng độ BA 1 mg/l sau 35 ngày nuôi cấy
32
3.6 Các dạng lá dưa hấu khác nhau trong nuôi cấy tử diệp trong nuôi
cấy mô
34
3.7 Số chồi gia tăng của giống dưa hấu tứ bội Hoàng Long
tb
được tạo
chồi từ đỉnh sinh trưởng 28 NSKC ở BA 0 mg/l (A), 1 mg/l (B)
và 2 mg/l (C)
38

3.8 Số chồi gia tăng của giống dưa hấu tứ bội Thành Long
tb
được tạo
chồi từ đỉnh sinh trưởng 28 NSKC ở BA 0 mg/l (A), 1 mg/l (B)
và 2 mg/l (C).
38
3.9 Số lá gia tăng dưa hấu tứ bội Thành Long
tb
được tạo chồi từ đỉnh
sinh trưởng 28 NSKC ở BA 1mg/l (A), 0 mg/l (B) và 2 mg/l (C).
41
3.10 Chiều cao chồi gia tăng dưa hấu tứ bội Thành Long
tb
được tạo
chồi từ đỉnh sinh trưởng 28 NSKC ở BA 0mg/l (A), 1 mg/l (B) và
2 mg/l (C)
45
3.11 Chiều cao chồi gia tăng dưa hấu tứ bội Hoàng Long
tb
được tạo
chồi từ đỉnh sinh trưởng 28 NSKC ở BA 0 mg/l (A), 1 mg/l (B)
và 2 mg/l (C)
45



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

HgCl
2

Thủy ngân clorua
MS Murashige và Skoog, 1962
BA Benzyl adenin
NSKC Ngày sau khi cấy
tb
Tứ bội




1


MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, dưa hấu được biết đến từ thời vua Hùng Vương thứ mười tám và
gắn liền với câu chuyện cổ Mai An Tiêm. Trong ngày Tết của Việt Nam dưa hấu
được xem là biểu tượng của sự an khang thịnh vượng, ruột dưa hấu màu đỏ tượng
trưng cho tài lộc, mai mắn và màu xanh vỏ dưa ẩn chứa niềm vui hạnh phúc bên
trong. Cho đến nay, dưa hấu được xem là loại trái cây không thể thiếu vào ngày Tết
cổ truyền của dân tộc (Phạm Hồng Cúc, 2002). Dưa hấu giàu carbohydrate, muối
khoáng và vitamin, chủ yếu dùng để ăn tươi, dưa hấu chứa 90% là nước (Tạ Thu
Cúc, 2005) do đó sự góp mặt của dưa hấu trong bữa ăn hằng ngày sẽ trở nên hấp
dẫn và đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể và cũng là một loại trái cây lý tưởng để giải
khát trong những ngày hè nóng bức từ đó dưa hấu trở thành loại trái cây được ưa
chuộng ở nhiều nước trên thế giới.
Dưa hấu ăn rất ngon nhưng chứa rất nhiều hạt làm cản trở trong lúc ăn. Trên thế
giới có nhiều giống dưa hấu không hạt đã được lai tạo với hình dáng, hương vị, màu
sắc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Để lai tạo được giống dưa hấu tam bội
không hạt cần có cây dưa hấu tứ bội làm mẹ và cây nhị bội làm cha. Việc nghiên
cứu tạo ra các dòng dưa hấu tứ bội được thực hiện thành công từ khoa Nông Nghiệp

và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Tuy nhiên, trái dưa hấu tứ bội có
số hạt rất ít, tỷ lệ nẩy mầm của hạt tứ bội thấp. Để khắc phục những hạn chế trên
của dưa hấu tứ bội, nuôi cấy mô thực vật là một công cụ đắc lực để nhân nhanh cây
dưa hấu tứ bội với số lượng lớn.
Đề tài “Ảnh hưởng nồng độ Benzyl Adenin (BA) lên sự tạo chồi từ đỉnh sinh
trưởng và tử diệp dưa hấu tứ bội (Citrullus vulgaris Schrad.)” được thực hiện
nhằm xác định nồng độ Benzyl adenin (BA) thích hợp cho sự tạo chồi dưa hấu tứ
bội làm tiền đề cho việc nghiên cứu quy trình tạo cây dưa hấu tứ bội hoàn chỉnh
phục vụ cho công tác lai tạo dưa hấu không hạt.

2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược về cây dưa hấu
1.1.1 Nguồn gốc
Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus vulgaris Schrad, tên tiếng anh là
Watermelon, thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae. Dưa hấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt
đới khô và nóng của Châu Phi và đã được canh tác rộng rãi trong vùng Địa Trung
Hải cách đây hơn 3.000 năm. Dưa hấu được đưa từ Ấn Độ sang Trung Quốc cách
đây 2500 năm. Ở Việt Nam, dưa hấu được trồng từ đời vua Hùng Vương thứ 18 và
cho đến nay dưa hấu được xem là loại trái cây không thể thiếu vào ngày Tết cổ
truyền của dận tộc (Phạm Hồng Cúc, 2002).
1.1.2 Phân bố
Dưa hấu có nguồn gốc ở châu Phi, vùng thung lũng sông Nile, thích nghi khí hậu
khô ráo, ấm áp (25-30
o
C), ánh nắng đầy đủ giúp dưa trổ nhiều bông cái và cho trái
chín sớm, năng suất cao (Võ Văn Chi, 2005; Amstrong, 2006). Hiện nay, cây dưa
hấu được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài

Loan, Thái Lan, Bungari… thậm chí lễ hội dưa hấu còn được tổ chức hàng năm ở
Hoa Kỳ (Bang Arkansas) và ở Salmanovo (Bungari).
Ở Việt Nam, những vùng trồng dưa hấu truyền thống như Nghệ An, Quãng Ngãi,
Tiền Giang, Long An, thường cung cấp lượng hàng lớn để tiêu dùng nội địa. Ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong vài năm gần đây, dưa hấu được trồng quanh năm.
Dưa hấu mùa mưa được trồng nhiều nhất ở Tiền Giang, Long An chiếm hàng nghìn
hecta, là những nơi có truyền thống trồng dưa hấu Tết, còn dưa hấu Xuân Hè được
trồng nhiều ở Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ (Tạ Thu Cúc, 2005). Cây dưa hấu
hiện được trồng rất phổ biến trong mùa nắng ở đồng bằng sông Cửu Long, thường
là trồng luân canh trên nền đất lúa, rất đa dạng về chủng loại và sản lượng tập trung
vào dịp tết Nguyên Đán mặc dầu vẫn có dưa hấu quanh năm (Trần Thị Ba, 2001).
1.1.3 Giá trị dinh dưỡng
Dưa hấu chứa rất nhiều chất lycopene chứa khoảng 36-78 μg/g là hợp chất cung
cấp màu đỏ cho trái. Chất này qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy có tác
dụng tốt để chống lại bệnh về tim mạch và ung thư đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt
(Perkins và ctv., 2000). Dưa hấu ngoài tác dụng giải nhiệt còn cung cấp năng lượng
đáng kể và một lượng lớn vitamin A, vitamin C. Ngoài ra dưa hấu còn một số tác
dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh: có khả năng ngăn chặn sự lắng đọng của
cholesterol trên thành mạch, chống xơ vữa động mạch, cao huyết áp, giúp da mịn
màng, giải cảm, giải say rượu… (Trần Huyên Thảo, 2007).
3

1.1.4 Tạo dưa hấu tứ bội
Để tạo dưa hấu tứ bội, người ta dùng dung dịch loãng colchicine 0,2-0,4% nhỏ
lên chồi của dưa hấu con vào buổi sáng và chiều trong vòng từ 4-6 ngày. Ở Đài
Loan, người ta xử lý bằng colchicine 0,2% vào mầm sinh trưởng cây 2n ở thời kỳ
cây có 2 lá mầm, thời gian xử lý lúc 10 giờ sáng và liên tục trong 4 ngày. Chất
colchicine có tác dụng làm xáo trộn sự phân chia của tế bào, ngăn cản sự phân li
nhiễm sắc thể về 2 cực của giai đoạn tiến kì, đưa đến việc không thành lập vách
ngăn ở giai đoạn hậu kì. Kết quả chỉ có một tế bào với số nhiễm sắc thể trong nhân

gấp đôi tạo thành tế bào tứ bội. Dưa hấu tứ bội (4n=44) với kích thước tế bào lớn
hơn, thân mập và dài hơn, ít phân nhánh, lá dày và rộng, trái và hạt kích thước lớn
hơn cây nhị bội (Hồ Thúy Diễm, 2005).
Kihara là người khởi xướng nghiên cứu về dưa hấu không hạt và đã tạo ra được
dòng dưa hấu tứ bội là vật liệu quan trọng để tạo ra dưa hấu không hạt vào năm
1951. Chopra và Swaminathan (1960) đã xử lý thành công tạo ra dưa hấu đa bội
bằng cách nhỏ giọt colchicine một giờ mỗi ngày, liên tiếp 4 ngày.
1.2 Nuôi cấy mô tế bào thực vật
Nuôi cấy mô thực vật là khoa học nghiên cứu sự phát triển những tế bào hay mô
cây được tách ra từ cây mẹ trên môi trường nhân tạo. Từ đó bảo tồn chúng hay nhân
nhanh chúng để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực thực tiễn (Edwin, 1993).
Trong nuôi cấy mô thực vật, kỹ thuật vi nhân giống được sử dụng với mục đích
chính là nhân những dòng cây thành số lượng lớn, nhằm nhân các cá thể có sẵn với
một mảnh thực vật đặt vào môi trường dinh dưỡng trong điều kiện vô trùng. Cơ sở
sinh học của phương pháp này là phát triển các mầm chồi trên các mảnh thân cây
qua nuôi cấy hay tạo chồi bất định trên các mẫu cây (Lâm Ngọc Phương, 2001).
Bằng kỹ thuật này, người ta có thể đạt một tốc độ nhân giống rất lớn, thu được
những cây con giống hệt với cây mẹ. Đặc biệt, có thể được khai thác để chọn giống
dòng. Tốc độ nhân giống được gia tăng nhanh nên rất quan trọng đối với các loại
thực vật có khả năng nhân giống vô tính chậm trong thiên nhiên, hoặc đối với các
cây dị giao tử được nhân giống từ hạt. Người ta cũng có thể sử dụng kỹ thuật này
cho phép nhân nhanh những loài cây quí hiếm (Lâm Ngọc Phương, 2001).
1.2.1 Lịch sử nuôi cấy mô
Năm 1838, Schleiden và Schwann đã đề xướng thuyết tế bào “Các tế bào đã
phân hóa đều mang thông tin di truyền có trong tế bào đầu tiên, đó là trứng đã thụ
tinh, và là những đơn vị độc lập, từ đó có thể xây dựng lại toàn bộ cơ thể” (Nguyễn
Bảo Toàn, 2010).
4

Năm 1902, Haberlandt, nhà thực vật học người Đức, là người đầu tiên đưa lý

thuyết của Schleiden và Schwann vào thực nghiệm. Tuy nhiên, ông đã thất bại vì
nuôi cấy các tế bào đã phân hóa tách từ một số cây một lá mầm, đối tượng rất khó
nuôi cấy, hơn nữa ông đã dùng các tế bào đã mất khả năng tạo chồi. Sau đó dựa trên
quan điểm của Haberlandt, các nhà khoa học đã thực hiện thành công kỹ thuật nuôi
cấy mô (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
Thành công trong lĩnh vực nuôi cấy mô còn được đánh dấu bằng việc chọn lọc
được các môi trường nuôi cấy phù hợp: Vacin & Went (1949), Nitsch (1951), White
(1954), Murashige & Skoog (1962)… (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
1.2.2 Kỹ thuật nhân giống nuối cấy mô
Theo Debergh và Zimmerman (1992), thì quá trình vi nhân giống được chia làm
4 giai đoạn (không kể giai đoạn 0), mỗi giai đoạn đòi hỏi những điều kiện nuôi cấy
thay đổi khác nhau về môi trường cấy, chế độ nhiệt hoặc ánh sáng (Lâm Ngọc
Phương, 2010).
+ Giai đoạn 0: Chuẩn bị mẫu cấy (cây cha mẹ)
Đây là giai đoạn cải thiện điều kiện sinh lý và vệ sinh cây mẹ, tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho sự thành công của các giai đoạn sau.
+ Giai đoạn 1: Khử trùng mẫu cấy
Mẫu cấy được khử vô trùng để đạt được độ sạch cần thiết và cho tỉ lệ sống cao
trước khi thực hiện các thao tác cấy. Kết quả có thể thu được là các chồi thân lớn
lên, hoặc các chồi thân ra rễ, hoặc còn là một mô sẹo
Phương pháp vô trùng mẫu cấy thông dụng nhất hiện nay là dùng các chất hóa
học có hoạt tính diệt nấm khuẩn. Hiệu lực diệt nấm khuẩn của các chất này phụ
thuộc vào thời gian xử lý, nồng độ và khả năng xâm nhập của chúng vào các kẽ
ngách lồi lõm trên bề mặt mẫu cấy, khả năng đẩy hết các bọt khí bám trên bề mặt
mô cấy.
+ Giai đoạn 2: Nhân chồi
Toàn bộ quá trình nhân giống nuôi cấy mô xét cho cùng chỉ nhằm mục đích tạo ra
hệ số nhân cao nhất (Nguyễn Xuân Linh, 1998). Mục đích của giai đọan này là tạo
được số lượng cây con theo ý muốn, thường kéo dài khoảng 4-5 tuần. Mẫu cấy
được cấy chuyền nhiều lần cho đến khi đạt được số lượng cây con như mong muốn.

Có nhiều phương pháp khác nhau để nhân các đơn vị mẫu lên như cảm ứng các chồi
bất định hoặc tạo chồi mới; kích thích sự khởi đầu của các chồi nách (Boxus và ctv.,
1995).

5

+ Giai đoạn 3a: Kéo dài chồi
Môi trường dùng để kéo dài chồi thường không sử dụng cytokinin hoặc sử dụng
với một lượng yếu hơn so với giai đoạn 2. Nồng độ của chất điều hòa sinh trưởng,
đặc biệt là cytokinin, cần thiết để kích thích tạo mầm chồi bất định, ức chế sự kéo
dài của chồi. Do đó, khi đặt mẫu cấy vào trong môi trường kích thích tạo chồi thì
đôi khi cần thiết phải chuyển chúng sang môi trường không có chất điều hòa sinh
trưởng hoặc môi trường có nồng độ cytokinin giảm để các mầm chồi sinh trưởng.
+ Giai đoạn 3b: Kích thích rễ và tiền thuần dưỡng
Mục đích của giai đoạn này là tạo cây con phát triển đầy đủ rễ, thân, lá có khả
năng thực hiện quang hợp và sống sót mà không cần cung cấp nguồn carbohydrate
nhân tạo.
+ Giai đoạn 4: Sự thuần dưỡng
Cây con hoàn chỉnh được lấy ra khỏi môi trường nuôi cấy mô và trồng vào giá
thể nơi vườn ươm (George, 1993). Đây là giai đoạn giúp cây con thích nghi dần với
điều kiện môi trường tự nhiên và giảm thiểu sự chết cây con. Trong giai đoạn này
cây con thường có tỷ lệ chết rất cao do cấu trúc giải phẫu của cây nuôi cấy mô
không thích ứng kịp với điều kiện tự nhiên, và do sự thay đổi đột ngột của điều kiện
môi trường. Vì vậy cần quan tâm đến tình trạng cây con khi chuyển ra vườn ươm và
các yếu tố về môi trường như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng,… (Nguyễn Bảo Toàn,
2010).
1.2.3 Môi trường nuôi cấy
Môi trường nuôi cấy là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sinh
trưởng và phát triển của mô và tế bào thực vật trong quá trình nuôi cấy (Nguyễn
Bảo Toàn, 2010). Thành phần môi trường nuôi cấy thay đổi tùy theo loài và bộ

phận nuôi cấy. Môi trường còn thay đổi tùy theo sự phát triển, phân hóa của mô cấy,
tùy theo mục đích của người nghiên cứu muốn duy trì ở dạng mô sẹo, tạo rễ, tạo
mầm hay muốn tạo chồi cây hoàn chỉnh (Nguyễn Văn Uyển và ctv., 1984).
Theo Nguyễn Đức Thành (2000), các thành phần cơ bản của môi trường nuôi cấy
gồm: khoáng đa lượng - vi lượng, nguồn cacbon, vitamin, các chất điều hòa sinh
trưởng thực vật, thạch,… Ngoài ra người ta còn bổ sung một số chất hữu cơ có
thành phần xác định (aminoacid, EDTA…) và một số chất có thành phần không xác
định như nước dừa, dịch chiết nấm men… (Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thuỷ
Tiên, 2002).

6

 Khoáng đa-vi lượng
Nhu cầu khoáng của mô tế bào thực vật tách rời không khác nhiều so với cây
trồng trong điều kiện tự nhiên. Các chất khoáng được thành lập trong môi trường cơ
bản có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của mẫu cấy. Có nhiều môi
trường khoáng cơ bản đã được thiết lập cho nuôi cấy mô tùy theo mục đích và đối
tượng nghiên cứu (Vũ Văn Vụ và ctv., 2006). Nhưng phổ biến nhất vẫn là môi
trường MS (Murashige và Skoog, 1962) (George, 1996).
Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2005), khoáng đa lượng rất cần cho cây,
có ảnh hưởng rất tốt cho sự hấp thu của mô cấy và không gây độc. Các nguyên tố đa
lượng cần phải cung cấp là Nitrogen (N), Phospho (P), Potassium (K), Magnesium
(Mg), calcium (Ca), Lưu huỳnh (S). Khoáng vi lượng là những nguyên tố mà cây
trồng cần rất ít nhưng không thể thiếu cho sinh trưởng và phát triển bình thường.
Các vi lượng thường thêm vào môi trường là Iode (I), Bo (B), Mangan (Mn), Kẽm
(Zn), Đồng (Cu), Molipden (Mo), Cobalt (Co), Sắt (Fe).
Theo Nguyễn Văn Uyển (1993) trong nuôi cấy mô thường sử dụng sắt vi lượng ở
dạng phức hợp chelate (Fe-EDTA). Ở dạng này sắt không bị kết tủa mà phóng thích
từ từ vào môi trường nuôi cấy theo nhu cầu của mô thực vật.
 Nguồn carbon

Mô và tế bào thực vật nuôi cấy nuôi cấy mô sống chủ yếu theo phương thức dị
dưỡng nên việc đưa đường vào môi trường nuôi cấy làm nguồn carbon cung cấp
năng lượng chủ yếu trong nuôi cấy nhiều loài thực vật (Vũ Văn Vụ và ctv., 2006).
Hai dạng đường thường gặp nhất trong nuôi cấy nuôi cấy mô là glucose và sucrose,
trong đó sucrose được sử dụng phổ biến hơn (Nguyễn Đức Lượng, 2001). Tùy theo
mục đích nuôi cấy, nồng độ sử dụng từ 1-6%, đóng vai trò là chất thẩm thấu chính
của môi trường. Nếu hàm lượng đường cao, mô nuôi cấy khó hút được nước, còn
hàm lượng đường thấp là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy tinh
thể (Vũ Văn Vụ và ctv., 2006).
 Thạch (Agar)
Thạch được sử dụng làm chất đông cứng môi trường để làm giá thể cho môi
trường nuôi cấy mô tế bào thực vật. Thạch là phức hợp polysaccharid tự nhiên được
trích từ tảo sống thuộc ngành Rhodophyta (Nguyễn Bảo Toàn, 2001). Tùy đối tượng
nuôi cấy mà hàm lượng thạch được sử dụng dao động từ 6-8 g/l (Nguyễn Xuân Linh,
1998). Nếu nồng độ thạch trong môi trường nuối cấy cao sẽ làm hạn chế sự phát
triển của mô sẹo hay một bộ phận được nuôi cấy so với môi trường có ít hay không
có thạch vì thạch nhiều làm môi trường cứng lại, hạn chế trao đổi chất giữa môi
trường và mô nuôi cấy (Edwin, 1993). Hàm lượng thạch cao trong môi trường nuôi
7

cấy sẽ hạn chế được hiện tượng thủy tinh thể. Sử dụng 1,1-2% trong môi trường
nuôi cấy cây a-ti-sô đã hạn chế gần như hoàn toàn hiện tượng thủy tinh thể
(Debergh, 1983).
 Các vitamin
Trong môi trường nuôi cấy đa số mô cấy chưa có cấu trúc tự tổng hợp lượng cần
thiết nên phải bổ sung thêm vitamin từ môi trường bên ngoài vào (Lê Văn Hòa,
1997). Các vitamin thường được sử dụng nhiều nhất trong nuôi cấy mô là: thiamin
(B1), acid nicotinic (PP), pyridoxin (B6) và myo-inositol. Trong đó thiamin là một
vitamin căn bản cần thiết cho sự tăng trưởng của tất cả các tế bào (Nguyễn Đức
Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002) thường được dùng ở nồng độ là 0,1-10 mg/l

(Bùi Bá Bổng, 1995). Myo-inositol có vai trò trong quá trình sinh tổng hợp thành tế
bào (Nguyễn Xuân Linh, 1998) tham gia vào các quá trình dinh dưỡng khoáng, vận
chuyển đường, trao đổi hydrocarbon, tích trữ vận chuyển và giải phóng auxin (Vũ
Văn Vụ và ctv., 2006).
 pH
Tế bào và mô thực vật đòi hỏi pH tối ưu cho sinh trưởng và phát triển trong nuôi
cấy. pH ảnh hưởng đến sự di chuyển của các ion và đối với hầu hết các môi trường
nuôi cấy pH 5,5-6,0 trước khi khử trùng được xem là tối ưu. pH môi trường cao hơn
sẽ làm cho môi trường rất rắn ngược lại pH thấp hơn giảm khả năng đông đặc của
agar (Lê Văn Hoàng, 2008).
 Chất điều hòa sinh trưởng
Chất điều hòa sinh trưởng thực vật là những chất có hoạt tính sinh học rất lớn,
được tạo ra một lượng rất nhỏ để điều hòa các quá trình sinh trưởng và phát triển
của thực vật (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Trong nuôi cấy mô và tế
bào thực vật, thành phần quan trọng nhất quyết định đến kết quả nuôi cấy là chất
điều hòa sinh trưởng. Chất điều hòa sinh trưởng thực vật có thể tác dụng lên mô
nuôi cấy ở nồng độ rất thấp 10
-9
. Hiệu lực tác dụng của chúng rất khác nhau, tùy
thuộc vào bản chất, nồng độ và từng loại tế bào (Phạm Đinh Thái, 1987). Hiện có
hai nhóm chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng rộng rãi là auxin và cytokinin (Vũ
Văn Vụ, 1999). Hầu hết các loài thực vật đều cần đến cytokinin để cảm ứng tạo
chồi, trong khi auxin thì có vai trò ngược lại. Một nồng độ cytokinin cao kết hợp
với auxin thấp rất quan trọng trong sự tạo chồi.
Cytokinin là nhóm phytohoocmon thứ ba được phát hiện sau auxin và gibberellin.
Nó có hiệu quả đặc trưng nhất đối với thực vật là kích thích sự phân chia tế bào
mạnh mẽ, ảnh hưởng rõ rệt và rất đặc trưng lên sự phân hóa cơ quan của thực vật,
đặc biệt là sự phân hóa chồi (Vũ Văn Vụ và ctv., 2006). Hiệu quả của cytokynin

×