Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.38 KB, 35 trang )

Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
Lời mở đầu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế thế giới
những năm gần đây, cùng với đó là sự gia tăng rủi ro chung đã góp phần cho sự thua lỗ,
phá sản của hàng loạt doanh nghiệp. Trước tình hình đó các doanh nghiệp đều nhận ra
tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh đối với sự tồn tại và phát triển của mình.
Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một hướng đi tốt cho doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp kéo dài chu kỳ sống. Và chìa khóa đảm bảo cho chiến lược kinh doanh được thực
hiện thành công chính là chiến lược tài chính.
Hiểu được tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược tài
chính nói riêng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, nhóm chúng tôi đã
quyết định chọn đề tài: “Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa
Phát năm 2014” làm đề tài nghiên cứu cho tiểu luận môn học.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát là một Công ty đa ngành nghề tuy nhiên thép
và các sản phẩm liên quan là ngành mũi nhọn, ngành chủ lực chiếm từ 75% đến 85%
tổng doanh thu của Công ty.
Những năm gần đây, cùng với toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế và những biến
động khó lường của các yếu tố kinh tế vi mô, vĩ mô ngành thép là một trong những ngành
chịu ảnh hưởng lớn. Bên cạnh đó sự đóng băng của thị trường bất động sản trong nhiều
năm càng làm gia tăng rủi ro lên ngành. Có thể nói tăng trưởng của ngành thép trong
những năm qua đã bị chậm lại và cụ thể năm 2014 nhiều doanh nghiệp đã phải nhận kết
quả thua lỗ nặng nề, giá cổ phiếu tuột dốc, tỷ lệ nợ cao đã làm một số doanh nghiệp đứng
trước nguy cơ phá sản.
Trong tình hình đó Hòa Phát với kết quả kinh doanh ấn tượng với 25,825 tỷ doanh
thu, 3,520 tỷ lợi nhuận sau thuế, 19.1% thị phần thép xây dựng…. Công ty đã trở thành
hình mẫu cho các công ty trong ngành và có thể nói rằng Công ty chính là hi vọng cho sự
tăng trưởng của ngành thép Việt Nam trong tương lai
Nhóm: 1 1
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
Để đạt được kết quả ấn tượng trên, chiến lược tài chính chính là một trong những
điểm then chốt. Trong phạm vi bài tiểu luận này chúng ta hãy cùng phân tích, tìm hiểu và


đánh giá cụ thể chiến lược tài chính của Công ty trong năm qua như thế nào.
Bố cục bài tiểu luận gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về ngành và rủi ro ngành
Chương 2: Giới thiệu Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát
Chương 3: Phân tích tổng quan tình hình tài chính và rủi ro Công ty
Chương 4: Phân tích chiến lược tài chính Công ty
Nhóm: 1 2
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
Chương 1: Tổng quan về ngành và rủi ro ngành
1.1. Tổng quan ngành thép
Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ngành thép đang có khoảng
400 doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất thép các loại. Mặc dù vậy cho tới nay
chúng ta vẫn phải nhập khẩu một số chủng loại thép như thép cuộn cán nóng, thép hợp
kim, thép chế tạo cơ khí, thép tầm cán nóng, nguội… Đối lập với tình hình thiếu cung các
chủng loại thép trên phải nhập khẩu là tình trạng thừa cung đối với một số loại thép phục
vụ cho xây dựng như thép thanh, thép cuộn, ống thép hàn, thép hình…Ước tính trong
năm qua hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thép chỉ sản xuất ở mức cầm chừng khoảng
40 – 60% công suất
Kết thúc năm 2014 mặc dù tăng trưởng chung của ngành ở mức 10%. Tuy nhiên
nhiều doanh nghiệp trong ngành đã rơi vào tình trạng khó khăn do lợi nhuận sụt giảm
thậm chí là thua lỗ nặng nề, hàng tồn kho và cả nợ phải trả đều cao.
Bảng 1.1: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của 9 doanh nghiệp đứng đầu ngành thép

CK
Doanh thu thuần
%(+/-)
Lợi nhuận sau thuế
%(+/-)

2013

( triệu đồng)
2014
(triệu đồng)
2013
(triệu đồng)
2014
(triệu đồng)
HPG 18,934,292 25,525,349 34.81 2,010,435 3,250,214 61.67
HSG 11,759,899 14,990,361 27.47 580,840 410,342 -29.35
POM 9,891,226 10,804,879 9.24 -219,552 -28,516
NKG 4,663,449 5,835,434 25.13 51,849 76,649 47.83
VIS 3,416,092 3,763,215 10.16 -27,788 22,377
TLH 3,052,583 3,724,961 22.03 112,200 74,084 -33.97
VGS 2,185,265 2,716,182 24.30 12,597 21,376 69.69
DTL 2,044,863 2,101,633 2.78 18,780 6,553 -65.11
DNY 2,522,349 1,870,972 -25.82 14,451 5,554 -61.57
Nguồn: Vietstock finance
Chú thích:
HSG: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
POM: Công ty Cổ phần thép Pomina
NKG: Công ty Cổ phần thép Nam Kim
Nhóm: 1 3
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
VIS: Công ty Cổ phần thép Việt Ý
TLH: Công ty Cổ phần tập đoàn thép Tiến Lên
VGS: Công ty Cổ phần Ống thép Việt Đức
DTL: Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc
DNY: Công ty Cổ phần thép Dana Ý
Năm 2014 kết thúc đánh dấu một năm không mấy tốt đẹp đối với ngành thép Việt
Nam nói chung khi mà tình hình kinh doanh của hai trong ba ông lớn ngành thép là Công

ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) và Công ty Cổ phần thép Pomina ( POM ) ( HSG,
POM và HPG chiếm đến 85% thị phần ngành thép Việt Nam) rơi vào trạng thái xấu. Về
doanh thu thuần, cả HSG và POM đều tăng lần lượt 27.47% và 9.24% tuy nhiên lợi
nhuận sau thuế lại đánh dấu một mức âm đáng kể. Sự biến động doanh thu và lợi nhuận
sau thuế của các công ty còn lại trong top 9 không theo một quy luật nào cả. Có những
công ty đạt một mức tăng đáng kể về cả doanh thu lẫn lợi nhuận nhưng bên cạnh đó cũng
có những công ty thua lỗ đáng báo động.
Bảng so sánh trên phần nào cho chúng ta thấy được rủi ro trong năm qua đối với
ngành thép là khá lớn. Vậy đâu là những rủi ro, những nguyên nhân góp phần đưa đến
tình trạng trên ?
1.2. Thực trạng và rủi ro ngành thép trong năm
1.2.1. Rủi ro từ môi trường vĩ mô
Sự biến động từ các yếu tố lạm phát, lãi suất, tỷ giá… tác động không nhỏ đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh thép. Đặc biệt là tỷ giá bởi một tỷ trọng không nhỏ
nguyên liệu đầu vào của ngành được nhập khẩu từ nước ngoài.
Năm 2014, kinh tế vĩ mô có nhiều chuyển biến tích
cực
,
lạm phát ở mức
thấp
.
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê CPI bình quân năm 2014 tăng 4.08% so với bình
quân năm 2013 – mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Lạm phát thấp tác động
hai mặt đến nền kinh tế. Về mặt tích cực đây là tín hiệu đáng mừng, là cơ hội để giảm lãi
suất, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Và thực tế là lãi suất ngân
hàng đã giảm và duy trì

mức khá
thấp, cụ thể
lãi suất huy động được điều chỉnh giảm

từ 7% xuống 6% rồi 5,5% vào tháng 10 năm 2014, lãi suất cho vay điều chỉnh giảm về
Nhóm: 1 4
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
mức từ 7% - 8%…. Xét theo chiều hướng ngược lại, lạm phát thấp chứng tỏ sức cầu của nền kinh tế
khá yếu, cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp không lớn.
Về diễn biến lãi suất, ngày 18/3/2014, NHNN đã điều chỉnh giảm đồng loạt lãi
suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu từ mức 7% và 5% của năm 2013 xuống còn 6,5%
và 4,5% trong khi trần lãi suất tiền gửi bằng tiền đồng được điều chỉnh giảm từ 7% xuống
6% và tiếp tục giảm xuống còn 5,5% vào ngày 29/10/2014 (xem hình 2). Ngoài bảo đảm
lãi suất thực dương, với khoảng cách giữa các lãi suất điều hành trên, NHNN chủ động sử
dụng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu để hỗ trợ các ngân hàng thương mại
(NHTM) cho vay vào các lĩnh vực mà Chính phủ ưu tiên với mức lãi suất giảm xuống
0,5% - 1% so với mức lãi suất phổ biến của thị trường. Đồng thời, NHNN còn quy định
trần lãi suất cho vay bằng tiền đồng là 8% từ ngày 18/3/2014 và giảm xuống còn 7% từ
ngày 29/10/2014 đối với 5 lĩnh vực ưu tiên.
Do đặc điểm ngành, hầu hết các doanh nghiệp ngành thép đều có tỷ lệ nợ khá cao
nhắm tài trợ cho các hợp đồng nhập khẩu thép và đầu tư máy móc thiết bị. Tỷ lệ nợ trung
bình của ngành là 66%, rủi ro tín dụng ngành khá lớn. Năm qua lãi suất biến động theo
chiều hướng giảm đã tạo điều kiện cho ngành tiết kiệm được một khoản chi phí tài chính
khá lớn. Từ đó giảm thiểu được rủi ro tài chính ngành
Cùng với sự biến động của lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng có sự biến động.
Ngày 18/6, Ngân hàng Nhà nước bất ngờ công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân
hàng giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ. Theo đó, mức 21.036 đồng/USD sẽ được nâng lên
thành 21.246 đồng/USD, tương đương 1%. Với biên độ cộng trừ 1%, tỷ giá trần sẽ là
21.458 đồng/USD, sàn là 21.034 đồng/USD. Đây cũng là mức cao nhất từ trước đến nay
của tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Xét về mặt lý thuyết tỷ giá tăng sẽ tạo điều kiện cho
xuất khẩu tăng trưởng nhưng đối với ngành thép nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nhập
khẩu lớn, bên cạnh đó các doanh nghiệp còn phải nhập khẩu máy móc thiết bị, công
nghệ… trong khi tỷ trọng xuất khẩu còn thấp. Như vậy tỷ giá tăng tác động tiêu cực và
góp phần gia tăng rủi ro kinh doanh

1.2.2. Rủi ro từ công nghệ
Nhóm: 1 5
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
Với đặc thù sản xuất công nghiệp nặng, công nghệ là một trong những yếu tố
quyết định đến thành công và sức cạnh tranh của ngành. Tuy nhiên do phần lớn dây
chuyền công nghệ phải nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau nên việc đầu tư cũng
như cập nhật máy móc linh kiện thiết bị để thay thế phụ thuộc vào nước ngoài và
chi phí đầu tư là tương đối lớn
Thực tế trình độ công nghệ của ngành thép Việt Nam còn ở mức thấp, quy
mô nhỏ nên tổn hao nguyên vật liệu và năng lượng. Hậu quả là tính cạnh tranh bị
hạn chế. Tuy vậy trong số đó đã có một vài doanh nghiệp lớn tiên phong đi đầu đổi
mới đầu tư công nghệ hiện đại, tiêu biểu có các nhà máy của Vinakyoeic, Thép Việt
– Hàn, Hòa Phát, Việt Ý, Pomina, Thép Phú Mỹ…
1.2.3. Rủi ro từ khuôn pháp lý
Cùng với tiến trình gia nhập WTO và việc gia nhập các tổ chức kinh tế, thương
mại khu vực. Các cam kết bắt đầu được thực hiện cũng là thời điểm mà các doanh nghiệp
ngành thép phải đối mặt với nhiều thách thức
Đầu tiên phải nói đến hiệp định thương mại tự do đa phương giữa các thành viên
ASEAN ( AFTA). Theo lộ trình thuế suất thuế nhập khẩu một số loại thép từ các nước
ASEAN sẽ tiến về 0% chậm nhất vào năm 2015. Tính bình quân thuế suất nhập khẩu
theo AFTA sẽ là 3,3%
Tiếp theo là lộ trình gia nhập WTO . Bắt đầu từ 2010 một số sản phẩm thép buộc
phải giảm thuế nhập khẩu và đến năm 2014 chậm nhất là 2017 thuế suất bình quân các
sản phẩm thép nhập khẩu sẽ là 13%
Các hiệp định thương mại AFTA và WTO sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp
ngành thép trong việc duy trì khả năng cạnh tranh
Việc phải cạnh tranh và chia thị phần với nguồn thép nhập khẩu đã buộc các doanh
nghiệp ngành thép phải mở thêm con đường đi khác. Và TPP chính là một nhân tố tạo
điều kiện thuận lợi cho ngành thép trong việc tăng trưởng
Nhóm: 1 6

Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
TPP là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương. Đây là một
thỏa thuận thương mại toàn diện nhằm giải quyết các vấn đề thương mại và thách thức
của thế kỷ 21. Nếu như WTO là thỏa thuận một chiều, Việt Nam phải mở cửa cho các
nước WTO mà không có quyền yêu cầu họ mở cửa cho mình thì TPP lại là một hiệp định
“có đi có lại”. Đồng nghĩa với việc Việt Nam mở cửa thì các nước cũng sẽ mở cửa cho
Việt Nam. Như vậy các doanh nghiệp ngành thép sẽ có cơ hội xuất khẩu lớn và sẽ được
nhập nguồn nguyên liệu với giá rẻ hơn.
Thêm một thông tin nữa không thể coi là triển vọng cho ngành thép đó là về Hiệp
định FTA giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga- Belarus- Kazakshtan (VCUFTA)
sẽ được ký kết đầu năm 2015 và thuế suất 0% được áp dụng ngay đã làm cho nhiều nhà
đầu tư lo ngại.
Theo các cam kết gia nhập WTO và các cam kết khu vực, việc bảo hộ ngành thép
chủ yếu được thực hiện thông qua thuế quan. Các loại thuế xuất, nhập khẩu, thuế GTGT
chính là những công cụ để Chính Phủ thực hiện các mục tiêu chiến lược. Cụ thể để hỗ trợ
ngành thép, đầu tháng 4 năm 2014 Bộ Tài chính đã nâng thuế nhập khẩu đối với một số
mặt hàng thép đại trà lên mức từ 8- 15%. Còn đối với các sản phẩm thép trong chuỗi giá
trị mà Việt Nam chưa sản xuất được điều chỉnh về mức 0 – 3%
Mặc dù nói như vậy nhưng thực tế điều hành chính sách thuế nhập khẩu đối với
mặt hàng sắt thép trong những năm qua cho thấy công cụ bảo hộ này có hiệu quả hạn chế.
Chính Phủ cam kết thuế nhâp khẩu cao, thực tế chỉ điều chỉnh cao hơn một ít rồi lại phải
thực hiện theo các hiệp định quốc tế và khu vực. Nhìn chung khuôn pháp lý của ngành
cho thấy những rủi ro nhất định.
1.2.4. Biến động đầu vào
Rủi ro từ yếu tố đầu vào là một vấn đề đáng lo ngại của ngành. Những nguồn đầu
vào chính của ngành bao gồm than, điện, xăng dầu, thép phế, phôi thép nhập khẩu… biến
động không có lợi cho ngành.
Nhóm: 1 7
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
Biến động thất thường nhất phải kể đến giá xăng, có những thời điểm giá xăng liên

tục tăng cao làm cho các công ty thép phải lo ngại nhưng cũng có những thời điểm giá
xăng giảm sâu. Điển hình như năm 2014, đây là năm đánh dấu sự điều chỉnh giá xăng
dầu nhiều nhất từ trước đến nay với 24 lần điều chỉnh trong đó 5 lần tăng và 19 lần giảm.
Lần tăng thứ 5 vào ngày 7 tháng 7 năm 2014 đã chốt mức giá kỷ lục trong vài năm qua.
Tuy nhiên chuỗi thời gian còn lại theo đà giảm của giá xăng dầu thế giới giá xăng dầu
Việt Nam cũng liên tục được điều chỉnh giảm, đến ngày 22 tháng 12 mức giá xăng dầu
đánh dấu giá bán thấp nhất trong 4 năm qua kể từ năm 2011. Xét về mặt lý thuyết giá cả
xăng dầu giảm sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho ngành thép bởi hiện nay các doanh nghiệp
ngành thép chủ yếu sử dụng dầu DO chiếm khoảng 3 – 5% trong cơ cấu giá thành sản
phẩm. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng giá xăng dầu biến động quá thất thường đã
làm gia tăng rủi ro kinh doanh cho cả ngành
Đối lập với giá xăng dầu, giá điện năm qua không có biến động nhiều. Tuy nhiên
ảnh hưởng từ việc tăng giá điện 5 % cuối năm 2013 cộng với giá điện dành cho khối sản
xuất tăng 1% kể từ ngày 1 tháng 6 năm 2014 đã gia tăng áp lực không nhỏ đến ngành.
Bên cạnh đó việc EVN liên tục “dọa” tăng giá lại càng làm cho các nhà quản trị ngành
thép phải đau đầu
Vậy các doanh nghiệp được gì với tình hình trên. Thực tế là sự biến động như trên
chỉ làm gia tăng rủi ro cho ngành, đó là chưa kể đến giá điện ở mức cao và có xu hướng
tăng đã giảm đáng kể ảnh hưởng của giá dầu giảm đến chi phí sản xuất bởi như đã nói ở
trên dầu chỉ chiếm 3 – 5% trong cơ cấu giá thành sản phẩm trong khi điện lại chiếm đến 6
– 7 %. Như vậy giá dầu giảm sâu cũng không bù được một sự tăng nhẹ của giá điện.
Một trong những vấn đề lớn nữa của ngành thép đó là nó vẫn chưa thể chủ động
được nguồn nguyên liệu trong chuỗi sản xuất mà ít nhiều đều phải nhập khẩu. Thép phế
phải nhập đến 60 – 70 %. Đây là nguồn nguyên liệu đầu vào chiếm đến gần 90% cơ cấu
chi phí. Phôi thép nhập khẩu từ 20 – 30 %. Trước đây con số này là từ 40 – 50% nhưng
trong 2 năm trở lại đây cùng với những nỗ lực và chính sách của Chính phủ, ngành thép
đã chủ trương gia tăng năng lực sản xuất đầu vào trong nước, đầu tư công nghệ, dây
Nhóm: 1 8
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
chuyền sản xuất phôi thép từ quặng thép, hạn chế phần nào nhập khẩu phôi thép, thép

vụn… ngành thép đã đáp ứng được 70 – 80% phôi thép.
Đây cũng là một trong những lý do quan trọng làm cho biên lợi nhuận của ngành
tương đối thấp.
Nhìn chung rủi ro từ đầu vào của ngành thép là khá cao khi chi phí đầu vào biến
động liên tục, chi phí sản xuất và quản lý cao.
1.2.5. Đầu ra, thị trường tiêu thụ
Thị trường đầu ra chính của ngành là thị trường nội địa. Nhưng thị trường này
đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, vấn đề lớn nhất là mức cầu không cao, tiêu thụ thép
hiện nay vẫn trong tình trạng ì ạch. Thị trường bất động sản khởi sắc, các dự án an sinh
xã hội, công trình công cộng chưa đủ sức kéo sức tiêu thụ thép tăng lên nhiều. Đã vậy, nó
lại phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ thép nhập khẩu.
Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy trong năm qua, lượng thép các loại
nhập khẩu vào Việt Nam lên đến gần 11 triệu tấn, tăng 105% so với năm trước đó (đây là
mức tăng cao nhất từ trước đến nay). Điều đáng nói là trong 11 triệu tấn thép nhập khẩu
các loại thì trong đó có đến 4,78 triệu tấn thép Bo. Thép Bo này khi vào Việt Nam được
sử dụng làm thép xây dựng. Loại thép này được tung ra thị trường bán với giá thấp hơn
thép xây dựng trong nước từ 1-2 triệu đồng/tấn.
Chưa hết, thép Trung Quốc giá rẻ còn tràn sang các nước Đông Nam Á ngày càng
nhiều, trong đó có Việt Nam. Trong năm 2014, thép Trung Quốc các loại nhập vào Việt
Nam khoảng 5,3 triệu tấn, tăng 66,1% so với với năm trước đó.
Bên cạnh đó, thép nhập khẩu từ Nga đang ngày càng gia tăng và việc đồng Rúp
của Nga mất giá cũng khiến thép Nga bán ở thị trường Việt Nam rẻ hơn. Điều này lại
càng gia tăng áp lực cạnh tranh cho thép nội
Giá thép rẻ, lượng cung dồi dào là tín hiệu đáng mừng đối với người tiêu dùng
Việt Nam nhưng lại là một tín hiệu xấu đối với các doanh nghiệp thép nội khi mà một
mặt các doanh nghiệp ngành thép phải cắt giảm sản xuất, chấp nhận gánh chịu chi phí cố
định bình quân cao. Theo ước tính các nhà máy thép đều chưa chạy hết công suất thiết kế,
Nhóm: 1 9
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
sản xuất thực tế chỉ mới đạt khoảng 50 – 70 % công suất thiết kế. Mặt khác phải giảm giá

bán, tăng chiết khấu… để đảm bảo cạnh tranh, giữ thị phần. Giá bán giảm trong khi chi
phí nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí sản xuất tăng đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh
nghiệp thép mặc dù đạt mức sản lượng, doanh thu nhưng lại rơi vào tình trạng “ chết lâm
sàng”
1.2.6. Triển vọng ngành thép 2015
Dự báo của Hiệp hội Thép cho rằng năm 2015 sẽ tiếp tục là thời gian nhiều khó
khăn đối với doanh nghiệp thép trong nước do cung vượt cầu ( dự báo nhu cầu tiêu thụ
thép xây dựng cả nước trong năm 2015 dự báo gần 6 triệu tấn, nhưng công suất thép xây
dựng của các nhà máy trên cả nước hiện lên đến 11 triệu tấn, vượt gần gấp đôi nhu cầu)
và thép nhập khẩu từ Nga và Trung Quốc gây sức ép. Thép hợp kim giá rẻ nguyên tố Bo
từ Trung Quốc vẫn ồ ạt nhập vào khiến nhiều loại thép rơi vào tình trạng cung vượt cầu,
thép từ thị trường Nga cũng đang chực chờ nhập vào Việt Nam theo lộ trình ưu đãi thuế
quan nên các doanh nghiệp sản xuất thép sẽ tiếp tục có một năm vất vả. Nếu thuế nhập
khẩu thép từ Nga về Việt Nam giảm theo hiệp định tự do thương mại Việt Nam - Liên
minh thuế quan (VCUFTA) thì chắc chắn các nhà sản xuất thép trong nước sẽ thêm điêu
đứng.
Hiệp hội thép dự báo năm 2015 nhu cầu tiêu thụ thép trong nước vẫn chưa thể
tăng nhiều, tổng thể cả ngành thép sẽ có mức tăng trưởng 11,8%.
Kết luận: Từ những phân tích trên cho thấy ngành thép năm qua thực sự phải đối
mặt với nhiều rủi ro
Chương 2: Giới thiệu tổng quan Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
2.1. Thông tin doanh nghiệp
2.1.1. Thông tin cơ bản
Tên giao dịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Giấy CN ĐKKD số 0900189284
Nhóm: 1 10
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
Vốn điều lệ
(31/12/2014)
4.886.431.750.000 đồng

Trụ sở chính KCN Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Văn phòng Hà Nội 39 Nguyễn Đình Chiểu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại (84) 4 62848666
Fax (84) 4 62833456
Chi nhánh Đà Nẵng 171 Trường Chinh, P. An Khê, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Điện thoại (84) 511 3721232
Fax (84) 511 3722833
Chi nhánh TP HCM 643 Điện Biên Phủ, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại (84) 8 62985599
Fax (84) 8 62987799
Website www.hoaphat.com.vn
2.1.2. Thông tin cổ phiếu
Mã chứng khoán: HPG
Sàn niêm yết: HOSE
Ngày bắt đầu niêm yết: 15/17/2007
Số lượng cổ phiếu lưu hành: 488.643.175 cổ phiếu
2.2. Tầm nhìn – sứ mệnh
2.2.1. Tầm nhìn
Trở thành Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam hoạt động đa ngành
với thế mạnh là sản xuất thép, các ngành công nghiệp truyền thống và bất động sản.
2.2.2. Sứ mệnh
Hòa cùng sự phát triển của xã hội, sản phẩm luôn hướng tới lợi ích khách hàng
Hợp tác bền vững, đối tác tin cậy, mang lại giá trị lâu dài cho các cổ đông
Phát huy tài năng, trí tuệ và đem đến cuộc sống tốt đẹp cho các thành viên công ty
Triển vọng mở rộng đầu tư để góp phần to lớn vào sự hưng thịnh của Việt Nam
Nhóm: 1 11
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
2.3. Lịch sử hình thành và phát triển
• Tháng 8/1992 Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hòa Phát được thành lập với hoạt
bhđộng chính là cung cấp thiết bị phụ tùng cho ngành xây dựng. Sau đó Hòa Phát

lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác bằng cách thành lập nhiều công ty mang
thương hiệu Hòa Phát:
o Năm 1995: Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát
o Năm 1996: Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát
o Năm 2000: Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát
o Năm 2001: Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát
o Năm 2004: Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát
• Ngày 9/1/2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn trong đó CTCP Tập
đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các công ty con, công ty liên kết.
• Năm 2007, Tập đoàn Hòa Phát thành lập thêm 2 công ty thành viên: CTCP Thép
Hòa Phát và CTCP Thép cán tấm Kinh Môn.
• Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết 132 triệu cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán Việt Nam với mã HPG
Sau thời điểm tái cấu trúc, Hòa Phát có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong đó nổi bật
nhất là triển khai Dự án xây dựng Khu liên hợp gang thép tại Hải Dương với công nghệ
sản xuất thép thượng nguồn và tham gia vào lĩnh vực khai thác khoáng sản để tạo đầu
vào cho sản xuất thép. Hiện nay, Hòa Phát đang dẫn đầu ngành thép với thị phần 19,1%
(năm 2014), đứng thứ 7 trong Top 10 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất và thứ 47 trong top
500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
2.4. Các ngành nghề kinh doanh chính
- Buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép;
- Sản xuất cán, kéo thép, tôn lợp;
- Sản xuất ống thép không mạ và có mạ, ống inox;
- Sản xuất và mua bán kim loại màu các loại, phế liệu kim loại màu
- Luyện gang, thép; Đúc gang, sắt, thép;
- Sản xuất và buôn bán than cốc;
- Khai thác quặng kim loại; Mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu;
Nhóm: 1 12
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
- Sản xuất, kinh doanh các loại máy xây dựng và máy khai thác mỏ;

- Sản xuất, kinh doanh hàng nội thất phục vụ văn phòng, gia đình, trường học;
- Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điện
lạnh…
- Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị
- Kinh doanh bất động sản
Ngoài ra chúng ta có thể phân chia các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công
ty thành ba mảng tương ứng với ba ngành chính là: Sản xuất thép và các sản phẩm liên
quan; Sản xuất công nghiệp khác ( nội thất, điện lạnh, phụ tùng, năng lượng, khoáng
sản…) và bất động sản. Trong đó sản xuất thép và các sản phẩm liên quan như than coke,
quặng sắt chiếm đến 77% doanh thu là lĩnh vực chủ lực của Tập đoàn
2.5. Sơ đồ tổ chức
Nhóm: 1 13
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Chương 3: Thực trạng tình hình tài chính Công ty năm 2014
3.1. Tình hình tài chính tổng quan
Nhóm: 1 14
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
3.1.1. Thị phần
Bảng 3.1: Sản lượng và thị phần 5 doanh nghiệp đứng đầu thị trường thép xây dựng

Công
suất
thiết
kế
Năm 2013 Năm 2014
Sản lượng
SX
(ngàn tấn)
Sản lượng

TT
(ngàn tấn)
Thị
phần
(%)
Sản lượng
SX
(ngàn tấn)
Sản lượng
TT
(ngàn tấn)
Thị
phần
(%)
Pomina 1600 737 729 15.9 791 793 15.1
Hòa Phát 1300 727 699 15.2 1008 1001 19.1
Tisco 600 482 521 11.4 479 477 9.1
Vinakyoei 400 427 433 9.7 421 441 8.4
VNS 450 386 374 8.2 381 395 7.5
Nguồn: VSA
Chú thích:
Pomina: Công ty Cổ Phần thép Pomina
Tisco: Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên
Vinakyoei: Công ty TNHH thép Vina Kyoei
VNS: Tổng Công ty thép Việt Nam
Năm 2014 với kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng ( sản lượng sản xuất đạt 1008
ngàn tấn, sản lượng tiêu thụ đạt 1001 ngàn tấn) Công ty đã gia tăng đáng kể vị thế và thị
phần của mình trong ngành công nghiệp sản xuất thép đặc biệt là trong mảng thép xây
dựng – một trong những mảng sản xuất kinh doanh chính của Công ty. Nếu như năm
2013 thị phần của Hòa Phát là 15.2% đứng sau Pomina với 15.9 % thì kết thúc năm 2014

Hòa Phát đã lội ngược dòng ngoạn mục leo lên vị trí cao nhất với 19.1% thị phần thép
xây dựng, bỏ khá xa các đối thủ còn lại kể cả Pomina ( 15.1%)
3.1.2. Doanh thu – lợi nhuận
Bảng 3.2: Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận năm 2014
Chỉ tiêu (Đơn vị: đồng) 2013 2014
% (+/-)
Tổng doanh thu 19,200,234,178,082 25,851,816,458,125
34.64
Doanh thu thuần 18,934,292,150,531 25,525,348,822,713
34.81
Nhóm: 1 15
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
Lợi nhuận gộp 3,283,751,514,327 5,187,002,283,034
57.96
EBIT 2,646,790,678,211 4,173,238,435,491
57.67
Lợi nhuận trước thuế 2,394,404,194,432 3,769,520,728,432
57.43
Lợi nhuận sau thuế 2,010,435,402,769 3,250,214,590,204
61.67
Nguồn: Báo cáo tài chính HPG năm 2013, 2014
Bảng 3.3: Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế so với kế hoạch
Chỉ tiêu 2014 (tỷ đồng)
Kế hoạch 2014
(tỷ đồng)
% kế hoạch
Tổng doanh thu 25,852 23,000
112.40
Lợi nhuận sau thuế
3250 2200 147.73

Nguồn: Báo cáo tài chính HPG năm 2013, 2014
Thông qua một số chỉ tiêu tài chính được tóm tắt ở bảng trên chúng ta có thể đưa
ra nhận định tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh trong năm qua của Công ty là
thực sự ấn tượng. Kết thúc năm 2014 Công ty đạt 25,852 tỷ doanh thu và 3,250 tỷ lợi
nhuận sau thuế vượt 12% và 48% so với kế hoạch đề ra ( bảng 2.2). Đây là năm đầu tiên
ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng nhảy vọt nhất từ trước đến nay. Doanh thu
và lợi nhuận sau thuế lần lượt tăng trưởng 35% & và 62% so với cùng kỳ năm trước
(bảng 2.1). Năm 2014 cũng đánh dấu cột mốc sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ
đều vượt 1 triệu tấn thép thành phẩm.
Lợi nhuận sau thuế tăng đến 62% so với cùng kỳ năm trước và vượt đến 48% so
với kế hoạch đề ra trong khi doanh thu tăng với tốc độ chậm hơn là 35% vượt 12% so với
kế hoạch. Điều này cho thấy hiệu quả quản trị và cắt giảm chi phí đã được chứng minh.
Chiến lược mà Công ty đã thực hiện đã mang đến những thành công vượt ngoài mong
đợi.
Bảng 3.4: Tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2014

Doanh thu
( tỷ đồng)
% doanh
thu
Doanh thu
(tỷ đồng)
% lợi
nhuận
Thép 20,009 77.4 2,223 68.4
Sản xuất công nghiệp khác 3,154 12.2 312 9.6
Nhóm: 1 16
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
Bất động sản 2,689 10.4 715 22.0
Tổng 25,852 100.0 3,250 100.0

Nguồn: Báo cáo tài chính HPG năm 2013,2014
Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2014
Với định hướng phát triển: “ Trở thành Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu
Việt Nam hoạt động đa ngành với lĩnh vực cốt lõi là thép”. Kết thúc năm 2014 nhóm
ngành sản xuất và kinh doanh các mặt hàng về thép đã chiếm tới 77% doanh thu và 68%
lợi nhuận Công ty (bảng 2.3). Điều này cho thấy những chiến lược Công ty đã đi đúng
con đường mà Công ty hoạch định trong tương lai.
3.1.3. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu
Bảng 3.5: Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu
2013 2014
Doanh thu thuần (đồng) 18,934,292,150,531 25,525,348,822,713
Lợi nhuận gộp (đồng) 3,283,751,514,327 5,187,002,283,034
Tỷ suất lợi nhuận gộp / doanh thu (%) 17.34 20.32
Nguồn: Báo cáo tài chính HPG năm 2013, 2014
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu năm 2013 là 17.34%, sang năm 2014 chỉ số
này tăng lên đến 20.32%. Thứ nhất đây được coi là những chỉ số khá cao đối với một
công ty chuyên về sản xuất công nghiệp nặng như Hòa Phát. Thứ hai, tỷ suất lợi nhuận
gộp trên doanh thu năm 2014 tăng lên đáng kể so với năm 2013 chứng tỏ Công ty đã đạt
được hiệu quả trong những nỗ lực cắt giảm chi phí, giảm tiêu hao nguyên vật liệu trong
quá trình sản xuất. Từ đó giảm được giá vốn hàng bán, tăng lợi nhuận. Nhìn lại bảng 2.1
ta thấy lợi nhuận gộp năm 2014 tăng đến gần 58% trong khi doanh thu năm tăng với tỷ lệ
chậm hơn (gần 35% ).
Nhóm: 1 17
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
3.1.4. Tỷ suất sinh lợi
Bảng 3. 6: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
2013 2014
lợi nhuận sau thuế (đồng) 2,010,435,402,769 3,250,214,590,204
Tổng tài sản (đồng) 23,076,377,862,689 22,089,104,397,803
ROA (%) 8.71 14.71

Nguồn: Báo cáo tài chính HPG năm 2013, 2014
Năm 2013 ROA là 8.71%, nghĩa là cứ 100 đ tài sản sẽ tạo ra 8.71 đ lợi nhuận. Tỷ
số này tăng gần gấp đôi vào năm 2014 lên 14.71 % chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của
Công ty đang ngày một gia tăng. Công ty đã sử dụng tài sản hợp lý, đầu tư hợp lý tạo ra
được nhiều lợi nhuận.
Bảng 3.7: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
2013 2014
lợi nhuận sau thuế (đồng)
2,010,435,402,769 3,250,214,590,204
Vốn chủ sở hữu (đồng ) 9,500,327,254,417 11,795,984,026,356
ROE (%) 21.16 27.55
Nguồn: Báo cáo tài chính HPG năm 2013, 2014
ROE năm 2013 là 21.16 %, có nghĩa là 100 đ vốn sẽ tạo ra 21.16 đ lợi nhuận. Năm
2014 ROE tăng lên 27.55 % tức là 100 đ vốn sẽ tạo ra 27.55 đ lợi nhuận. Đây là một dấu
tốt cho các cổ đông bởi đầu tư của họ đã hiệu quả hơn năm trước đồng nghĩa với rủi ro đã
được giảm xuống.
Nhóm: 1 18
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
Đây là năm đánh dấu hai chỉ số tỷ suất sinh lợi ROA và ROE cao nhất trong hơn
22 năm xây dựng và phát triển
3.1.5. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và tỷ số giá trên thu nhập (P/E)
Bảng 3.8 : Mức lợi nhuận / Cổ phiếu (EPS)
2013 2014
Mức lợi nhuận trên cổ phiếu (đồng / cổ phiếu) 4,663 6,435
Nguồn: Báo cáo tài chính HPG năm 2013, 2014
Ta thấy Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt mức cao và đang tăng, đó là do lợi nhuận sau
thuế của công ty tăng mạnh. EPS cao và đang tăng chứng tỏ tình hình kinh doanh tiến
triển thuận lợi, giúp công ty thu hút các nhà đầu tư hơn.
- Tỷ số P/E
P/E vào 31 tháng 12 năm 2014 là 7.72

Giá cổ phiếu bằng 7.72 lần lợi nhuận của mỗi cổ phiếu. P / E của công ty ở mức độ
trung bình chứng tỏ mức độ đánh giá của thị trường về triển vọng và sự tăng trưởng của
Công ty đang dừng lại ở mức độ trung bình.
Mặc dù đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm qua nhưng do ảnh
hưởng từ rủi ro và tình hình chung của ngành, tình trạng thừa cung lớn, tồn kho cao, chi
phí đầu vào biến động thất thường đã làm cho thị trường không mấy tin tưởng vào khả
năng tăng trưởng chung của ngành. Vì vậy đối với một doanh nghiệp đang ăn nên làm ra
như Hòa Phát cũng chưa đủ sức kéo niềm tin của thị trường lên cao được.
3.2. Rủi ro đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
3.2.1. Rủi ro kinh doanh
Nhóm: 1 19
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
Hòa Phát là một trong ba ông lớn ngành thép Việt Nam đương nhiên phải đối mặt
với những rủi ro chung của ngành. Tuy nhiên chúng ta hãy phân tích và xem xem mức độ
rủi ro của Hòa Phát đang nằm ở đâu thông qua độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh
DOL = % thay đổi EBIT / % thay đổi Doanh thu
Bảng 3.6: Phân tích độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh
Năm 2012 2013 2014
Doanh thu thuần (ngàn
đồng )
16,826,851,893 18,934,292,151 25,525,348,823
EBIT ( ngàn đồng ) 1,639,146,132 2,646,790,678 4,173,238,435
% thay đổi doanh thu 12.52 34.81
% thay đổi EBIT 61.47 57.67
DOL

4.91 1.66
Nguồn: Báo cáo tài chính HPG năm 2013, 2014
DOL năm 2014 là gần bằng 1.66 cho ta biết 1% thay đổi doanh thu thuần sẽ ảnh
hưởng đến 1.66% lợi nhuận trước thuế và lãi vay

DOL bằng 1.66 chứng tỏ rủi ro kinh doanh của tập đoàn nằm ở mức trung bình.
Có nghĩa là ứng với một mức hoạt động, hiệu quả kinh doanh mà công ty đạt được không
quá lớn cũng không quá nhỏ. Hiệu quả kinh doanh biến thiên nằm trong phạm vi trung
bình cho nên rủi ro kinh doanh cũng chỉ nằm ở mức độ trung bình
Như vậy trong bối cảnh rủi ro toàn ngành cao, rủi ro kinh doanh của Hòa Phát
không những không tăng mà còn giảm đáng kể từ mức cao năm 2013 là 4.91 về mức
trung bình năm 2014 là 1.66 cho thấy các chính sách, chiến lược quản trị rủi ro của Tập
đoàn đã mang lại hiệu quả tốt.
Một số giải pháp chiến lược đối mặt với rủi ro của Công ty
- Tích hợp dọc:
Để giảm thiểu tác động của nguồn nguyên liệu nhập khẩu Hòa Phát đã tích hợp
dọc quá trình sản xuất từ khâu khai thác quặng sắt đến khâu cuối cùng là cho ra thép
thành phẩm.
Hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt do hai thành viên là công ty CP Đầu tư
khoáng sản An Thông và công CP Khoáng sản Hòa Phát đảm nhiệm nhằm cung cấp
Nhóm: 1 20
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
nguyên liệu đầu vào cho Khu liên hợp sản xuất gang thép đặt tại Kinh Môn, Hải Dương.
Khu liên hợp Hải Dương này được xây dựng từ năm 2007 trên diện tích 132 ha sử dụng
công nghệ lò cao khép kín tiên tiến bậc nhất. Kể từ cuối tháng 11 năm 2014 Khu liên hợp
này đã đạt công suất gần 1 triệu tấn / năm. Đây là kết quả của việc đại tu và nâng cấp lò
cao số 1 nhằm cải thiện công suất từ 350 000 tấn lên 450 000 tấn/ năm tăng hơn 20%
công suất trước đây. Ở hoạt động đầu ra Công Ty Thương mại Hòa Phát có trách nhiệm
tìm kiếm thị trường, xây dựng hệ thống khách hàng, đối tác và là đầu mối xuất khẩu phôi
thép và thép thành phẩm Hòa Phát ra nước ngoài. Chiến lược tích hợp dọc cùng với
những hoạt động đại tu, áp dụng công nghệ cao…không những giúp Hòa Phát chủ động
được nguồn nguyên liệu đầu vào, tăng sản lượng, giảm tiêu hao năng lượng mà còn cắt
giảm được chi phí sản xuất, kinh doanh, quản lý từ đó đưa đến hiệu quả cao, sản lượng,
doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng kỷ lục.
- Đa dạng hóa:

Bên cạnh mảng sản xuất kinh doanh chính là thép Hòa Phát đã mở rộng danh mục
kinh doanh sang các lĩnh vực khác như bất động sản, điện lạnh, nội thất, năng lượng… và
những mảng kinh doanh này trong năm qua cũng đã đóng góp cho Hòa Phát hàng ngàn tỷ
đồng doanh thu.
Và cũng không thể không nhắc tới những định hướng đúng đắn ngay từ đầu năm
của ban quản trị về chiến lược thị trường, mở rộng hệ thống phân phối đặc biệt là khu vực
miền Trung, miền Nam, các tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình ở miền Bắc. Hàng loạt các dự án
lớn về cơ sở hạ tầng, giao thông, cải tạo nâng cấp cầu đường đã lựa chọn Hòa Phát làm
nhà cung cấp đáng tin cậy
3.2.2.
Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính được đo lường bằng một số chỉ tiêu như độ nghiêng đòn bẩy
tài chính (DFL), tỷ số nợ trên tài sản (D/A), tỷ số nợ trên vốn chủ (D/E); hệ số
thanh toán…
Đòn bẩy tài chính

Nhóm: 1 21
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và
vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Độ lớn
của đòn bẩy tài chính thường được đo lường bằng hai công thức sau đây:
DFL = % thay đổi EPS / % thay đổi EBIT
Bảng 3.7: Đòn bẩy tài chính
Năm 2012 2013 2014
EPS ( đ/ cp) 2,386 4,663 6,435
EBIT ( đ ) 1,639,146,131,809 2,646,790,678,211 4,173,238,435,491
% thay đổi EPS 95.43 38.00
% thay đổi EBIT 61.47 57.67
DFL 1.55 0.66
Nguồn: Báo cáo tài chính HPG năm 2013, 2014

Từ tính toán trên ta thấy độ nghiêng đòn bẩy tài chính năm 2014 tương đối
thấp và thấp hơn so với năm 2013
DFL = 0.66 có nghĩa là 1% biến động EPS sẽ dẫn đến 0.66 % sự thay đổi về
lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
Đòn bẩy tài chính thấp chứng tỏ tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn vốn chủ sở
hữu, tiềm lực tài chính của công ty được đánh giá là khá tốt.
Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A)

Bảng 3.8: Hệ số nợ trên tổng tài sản
2013 2014
Tổng cộng tài sản
23,076,378 22,089,104
Nợ phải trả
13,489,418 10,123,765
Hệ số nợ trên tổng tài sản
0.58 0.46
Nguồn: Báo cáo tài chính HPG năm 2013, 2014
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty để tài
trợ cho tổng tài sản.
Tỷ số D/A năm 2013 là 0.58 cho biết 1đ tài sản được tài trợ bởi 0.58 đ nợ, hay nói
cách khác trong tổng tài sản của doanh nghiệp có 58% được tài trợ bằng các khoản vay.
Nhóm: 1 22
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
Tỷ số này sang năm 2014 giảm còn 0.46. Điều này cho thấy giá trị tài sản được tài trợ
bằng nợ phải trả ít hơn đồng nghĩa với khả năng trả nợ bằng tài sản của công ty là cao
hơn so với năm 2013
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Bảng 3.9: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)
2013 2014

Vốn chủ sở hữu
9,500,327 11,795,984
Nợ phải trả
13,489,418 10,123,765
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
1.42 0.86
Nguồn: Báo cáo tài chính HPG năm 2013, 2014
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty.
Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp
sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình.
Năm 2013 tỷ số D/E là 1.42 có nghĩa là nợ phải trả của Công ty cao hơn vốn chủ
sở hữu. Năm 2014 tỷ số này còn 0.86 đồng nghĩa với việc giữa hai nguồn vốn cơ bản của
công ty đang dần tiến về mức cân bằng. Khả năng tài chính của công ty được đánh giá là
ổn định và vững mạnh hơn
Tỷ số khả năng thanh toán

Bảng 3.10: Tỷ số khả năng thanh toán
2013 2014
Tài sản ngắn hạn 12,402,515 11,745,859
Nợ ngắn hạn 11,142,521 9,016,780
Tỷ số khả năng thanh toán 1.11 1.30
Nguồn: Báo cáo tài chính HPG năm 2013, 2014
Tỷ số khả năng thanh toán cho biết khả năng của Công ty trong việc chi trả
các khoản nợ đến hạn. Tỷ số này năm 2013 là 1.11 có nghĩa
là giá trị tài sản ngắn
hạn lớn hơn gấp 1.11 lần so với nợ ngắn hạn. Hay nói cách khác công ty có 1.11đ TSNH
để đảm bảo cho 1đ nợ ngắn hạn. Tương tự như vậy năm 2014 công ty có 1.3đ để đảm bảo
cho 1đ nợ ngắn hạn. Ta thấy tỷ số này tương đối tốt và đang chuyển biến tích cực, khả
Nhóm: 1 23
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát

năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của năm 2014 được đảm bảo hơn năm trước.
Tình hình tài chính của công ty là khả quan.
Với số liệu này chúng ta có thể đưa ra nhận định nếu công ty có nhu cầu vay vốn
mở rộng sản xuất kinh doanh thì sẽ không gặp quá nhiều khó khăn từ phía các Ngân
hàng.
Đánh giá
Từ những phân tích trên đây chúng ta thấy rủi ro tài chính của công ty đang ở mức
trung bình và có xu hướng thấp xuống qua các năm
3.2.3.
Rủi ro tổng hợp
Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí
biến đổi. Nhưng đòn bẩy kinh doanh chỉ tác động tới lợi nhuận trước thuế và lãi vay
bởi lẽ tỷ số nợ không ảnh hưởng đến độ lớn của đòn bẩy kinh doanh. Còn độ lớn
của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ nợ của doanh nghiệp mà không phụ
thuộc vào kết cấu chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy khi ảnh hưởng của đòn bẩy kinh
doanh chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ thay thế khuếch đại lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi. Vì lẽ đó người ta có thể kết hợp
đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính thành một đòn bẩy tổng hợp
DTL ( năm 2014 ) = DOL x DFL = 1.66 x 0.66 = 1.1
DTL = 1.1 chứng tỏ rủi ro chung của công ty tương đối thấp, một sự biến động
của doanh thu sẽ không làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu biến động nhiều.
3.3.
Kết luận
Từ những phân tích, tính toán trên kết hợp với một số chỉ tiêu từ báo cáo taì
chính hợp nhất Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát năm 2014 ta có bảng tổng hợp
sau:
Chỉ tiêu Đánh giá
Doanh thu thuần Cao
Nhóm: 1 24
Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát

Lợi nhuận sau thuế Cao
EPS Cao
P/E 7.72 Trung bình
Tỷ lệ chia cổ tức 30% Cao
Rủi ro kinh doanh Trung bình
Rủi ro tài chính Tương đối thấp

Từ bảng tổng hợp trên kết hợp với những thong tin và phân tích cụ thể trong
bài chúng ta có thể đưa ra nhận định: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
đang ở giai đoạn sung mãn của chu kỳ kinh doanh.
Chương 4: Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ phẩn
Tập đoàn Hòa Phát
4.1. Phân tích chiến lược tài chính năm 2014
4.1.1. Quyết định đầu tư
Quyết định đầu tư là những quyếtđịnh liên quan đến tổng giá trị tài sản và giá trị
từng bộ phận tài sản (tài sảncố định và tài sản lưu động).
Bảng 4.1 : Biến động tổng tài sản và giá trị từng loại tài sản
Đvt: triệu đồng
2013 2014 % (+/-)
Tài sản ngắn hạn
12,402,515 11,745,859 -5.29
Tiền và các khoản tương đương tiền
2,125,322 2,026,280
-4.66
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
387,794 506,642
30.65
Nhóm: 1 25

×