TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
___________________________
HOÀNG THỊ KIM DUNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
THU NHẬP NÔNG HỘ THỊ XÃ
BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế
Mã số ngành: 523401
Tháng 11/2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
___________________________
HOÀNG THỊ KIM DUNG
MSSV: 4104024
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
THU NHẬP NÔNG HỘ THỊ XÃ
BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế
Mã số ngành: 523401
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PGS.TS LÊ KHƢƠNG NINH
Tháng 11/2013
i
LỜI CẢM ƠN
Kết thúc bốn năm học tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trƣờng Đại Học
Cần Thơ, với những kiến thức đƣợc tích lũy từ chuyên ngành Kinh tế học, luận văn
tốt nghiệp này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu dƣới sự hƣớng dẫn tận
tình của Thầy LÊ KHƢƠNG NINH.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS LÊ KHƢƠNG NINH đã cho em cơ hội
đƣợc phát huy và tận tình quan tâm, hƣớng dẫn, giúp đỡ em để em có thêm kiến thức
và kĩ năng hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn Thầy đã sửa, và hoàn chỉnh
kiến thức cho em.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh, đã tận tình truyền thụ kiến thức cho em trong bốn năm học vừa qua để em có
thêm kiến thức và những lý thuyết cơ bản để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của
mình.
Cảm ơn tất cả các bạn cùng chung giảng đƣờng đại học, cảm ơn các bạn đã
động viên và cùng chia sẻ với tôi, cảm ơn các bạn vì những kiến thức trong cuộc
sống lẫn trong học tập mà các bạn đã truyền đạt, trao đổi cùng tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những cô, chú, anh, chị, các cấp chính quyền
ở thị xã Bình Minh đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và cung cấp số liệu cho tôi để
bài nghiên cứu này đƣợc hoàn chỉnh trung thực.
Và đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những cô chú sống trên
địa bàn thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long đã nhiệt tình dành thời gian cung cấp số
liệu chính xác cho tôi để tôi có thể lấy số liệu hoàn thành luận văn.
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Kim Dung
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………, ngày….tháng….năm 2013
Thủ trƣởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày … Tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Kim Dung
iv
MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 01
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 02
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 02
1.2.1 Mục tiêu chung 02
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 02
1.3 Phạm vi nghiên cứu 02
1.3.1 Phạm vi không gian 02
1.3.2 Phạm vi thời gian 02
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu 02
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU 03
2.1 Phƣơng pháp luận 03
2.1.1 Khái niệm thu nhập nông hộ 03
2.1.2 Cơ sở lý luận các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập nông hộ 05
2.1.3 Mô hình nghiên cứu 09
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 11
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu 11
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu 12
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu 12
Chƣơng 3: KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ BÌNH MINH VÀ THỰC TRẠNG THU
NHẬP THỊ XÃ BÌNH MINH HUYỆN VĨNH LONG 15
3.1 Tổng quan về tỉnh Vĩnh Long 15
3.1.1 Vị trí địa lý 15
3.1.2 Dân số 15
3.1.3 Điều kiện tự nhiên 16
3.1.4 Thành tựu phát triển kinh tế và xã hội giai đoạn 2010-2012 18
3.2 Tổng quan về thị xã Bình Minh 21
3.2.1 Các đơn vị hành chính của xã 21
3.2.2 Lịch sử hình thành 21
3.2.3 Vị trí địa lý 22
3.2.4 Điều kiện khí hậu 22
3.2.5 Các điều kiện kinh tế-xã hội 22
3.2.6 Mục tiêu phát triển của thị xã Bình Minh tới năm 2020 23
3.3 Phân tích tình hình thu nhập nông hộ thị xã Bình Minh, tỉnh VĩnhLong 25
3.3.1 Điều kiện sống và tài sản của hộ 25
3.3.2 Nguồn thu nhập và chi tiêu của hộ 30
v
3.3.3 Một số hoạt động thông tin vay vốn của nông hộ 33
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA NÔNG HỘ THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG 40
4.1 Mô tả mẫu khảo sát 40
4.2 Thực trạng hoạt động sản xuất tạo thu nhập của nông hộ thị xã Bình Minh 43
4.3 Phân tích kết quả mô hình hồi quy 51
4.3.1 Các yếu tố thuộc cá nhân chủ hộ 52
4.3.2 Các yếu tố khách quan 53
Chƣơng 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRÊN
ĐẠI BÀN THỊ XÃ BÌNH MINH TỈNH VĨNH LONG 56
5.1 Giải pháp về nguồn nhân lực 56
5.2 Giải pháp về hoạt động tạo thu nhập 56
5.3 Giải pháp về tài chính 57
5.4 Giải pháp khác 57
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
6.1 KẾT LUẬN 58
6.2 KIẾN NGHỊ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 61
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tổng hợp các biến với dấu kì vọng trong mô hình các nhân tố ảnh
hƣởng đến thu nhập của nông hộ 10
Bảng 3.1 Khoảng cách trung bình đến xã, huyện, thị xã 25
Bảng 3.2 Hệ thống điện thoại, điện, nƣớc 26
Bảng 3.3 Diện tích đất của hộ 27
Bảng 3.4 Tài sản của hộ 27
Bảng 3.5 Số lƣợng gia súc, gia cầm của hộ 29
Bảng 3.6 Thu nhập bình quân nông hộ phân theo hoạt động sản xuất 30
Bảng 3.7 Thông tin quen biết với các tổ chức 33
Bảng 3.8 Quan hệ của nông hộ với các ngân hàng, tổ chức tín dụng 34
Bảng 3.9 Lý do không giao dịch với các ngân hàng, tổ chức 35
Bảng 3.10 Số lần vay tiền và thời điểm vay lần đầu 37
Bảng 3.11 Nguồn vay ƣu tiên 37
Bảng 3.12 Lý do chọn nguồn vay ƣu tiên 38
Bảng 3.13 Mong muốn đối với các tổ chức tín dụng 39
Bảng 4.1 Phân bố tỷ trọng hộ khảo sát 40
Bảng 4.2 Thông tin nông hộ 40
Bảng 4.3 Một số đặc điểm trong mẫu khảo sát 41
Bảng 4.4 Hộ đƣợc cung cấp bởi các kiến thức 44
Bảng 4.5 Nguồn thông tin vay vốn 47
Bảng 4.6 Hình thức tiêu thụ sản phẩm 48
Bảng 4.7 Khó khăn thƣờng gặp trong mẫu quan sát 49
Bảng 4.8 Kết quả phân tích mô hình OLS các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập
của nông hộ tại thị xã Bình Minh 51
Bảng 1 Mô hình OLS và kiểm định hettest 61
Bảng 2 Khắc phục hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi 61
Bảng 3 Kiểm định có xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến 62
Bảng 4 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 62
vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hƣởng thu nhập của nông hộ 21
Hình 3.1: Chi tiêu của nông hộ 31
Hình 3.2 Giao dịch với ngân hàng của nông hộ 33
Hình 4.1 Ảnh hƣởng của các yếu tố hỗ trợ đến kết quả sản xuất của hộ 46
Hình 4.2 Hình thức trả nợ khi gặp khó khăn 50
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NNTW : Nhà nƣớc trung ƣơng
TV : Ti vi
GTBQ : Giá trị bình quân
Tr.Đ : Triệu đồng
ĐVT : Đơn vị tính
BQ : Bình quân
[1]
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thu nhập của ngƣời dân ở mọi nơi đều là vấn đề thu hút sự quan tâm của
những ngƣời nghiên cứu, cho dù đó là quốc gia giàu mạnh hay nghèo đói cho đến
những địa phƣơng nhỏ. Bởi vì, nó chính là chỉ báo quan trọng có ý nghĩa kinh tế
để đánh giá mức sống, sự phát triển của mỗi khu vực địa lý cũng nhƣ khía cạnh
nào đó là nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội khác.Việt Nam là một quốc gia
nông nghiệp có đến 76% số dân sống ở khu vực nông thôn (Tổng cục Dân số
Việt Nam), do đó vấn đề thu nhập của các hộ gia đình nông thôn có ý nghĩa rất
quan trọng và cần thiết. Theo tính toán của liên quốc gia cho thấy tốc độ tăng
trƣởng GDP trong nông nghiệp có hiệu quả giảm nghèo ít nhất cũng gấp đôi so
với tăng trƣởng GDP của các ngành khác. Đối với Trung Quốc hiệu quả giảm
nghèo của tăng trƣởng nông nghiệp ƣớc tính tăng gấp 3,5 lần so với mức tăng
trƣởng nhờ các ngành khác. Đối với Mỹ Latinh tăng gấp 2,7 lần. Tăng trƣởng
nông nghiệp nhanh ở Ấn Độ sau những cải tiến công nghệ (nhờ phổ biến có
những giống năng suất cao) và ở Trung Quốc nhờ đổi mới thế chế (hệ thống
khoán hộ và tự do hóa thị trƣờng) đã đƣa đến thành tích giảm nghèo nông thôn
đáng kể. Câu hỏi đặt ra là tại sao nông dân trồng lúa Việt Nam vẫn nghèo trong
khi họ tạo ra năng suất lúa vào nhóm cao và đóng góp lớn vào kim ngạch xuất
khẩu. Có thể nói, giá trị sản xuất trên 1ha nông nghiệp không cao, dù bình quân
lƣơng thực đầu ngƣời cao và diện tích sản xuất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời
quá nhỏ, khoảng 3.000m
2
là nguyên nhân làm thu nhập nông dân thấp. Bởi vậy
xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế-chính trị-xã hội. Nếu
làm tốt sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho số đông ngƣời dân ở nông thôn, điều
hòa lợi ích, thành quả công cuộc đổi mới cho ngƣời dân, cũng nhƣ giúp giảm bớt
khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn.
Cũng nhƣ các địa phƣơng khác thị xã Bình Minh là một huyện thuần nông,
đa số ngƣời dân sống phụ thuộc vào nghề nông trong đó quỹ đất nông nghiệp có
hạn, dân số ngày càng tăng, chất lƣợng lao động còn thấp, năng suất lao động
chƣa cao từ đó dẫn đến thu nhập của phần đông hộ gia đình còn khá thấp, đời
sống vật chất còn nhiều khó khăn. Thực trạng đó đặt ra một áp lực lớn cho việc
phát triển kinh tế-xã hội cho thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Vì thế đề tài
“Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh
Long” nhằm phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời dân thị xã
Bình Minh và thông qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của
ngƣời dân nơi đây.
[2]
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của các
nông hộ trên địa bàn thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long qua đó đề ra các giải pháp
giúp các nông hộ nâng cao thu nhập. Qua đó góp phần cải thiện đời sống nhân
dân nơi đây.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt đƣợc mục tiêu chung của đề tài, trƣớc hết cần phải đạt đƣợc những
mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình thu nhập của nông hộ ở thị xã Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ trên
địa bàn thị xã Bình Minh.
Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ thông
qua các yếu tố ảnh hƣởng tới thu nhập.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài đƣơc nghiên cứu trên năm xã Thuận An, Đông Bình, Đông Thành,
Đông Thạnh và Mỹ Hòa thuộc thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Thông tin thứ cấp để phân tích những vấn đề liên quan trong đề tài nghiên
cứu đƣợc thu thập từ năm 2010-2013.
Thông tin sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ ở thị
xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Đó là những thông tin liên quan đến bản thân, gia
đình trong năm 2012. Cuộc điều tra đƣợc thực hiện trong tháng 8-9 năm 2013.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của các nông hộ ở
thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
[3]
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm thu nhập nông hộ
2.1.1.1 Khái niệm nông hộ
Nông hộ là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là
nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài hoạt
động nông nghiệp, nông hộ còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (nhƣ
tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, ) ở các mức độ khác nhau.
Nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một
đơn vị tiêu dùng. Nhƣ vậy, nông hộ không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt
đối và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của
nền kinh tế quốc dân.
Khi trình độ phát triển lên mức cao của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thị
trƣờng, xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các nông hộ càng phụ thuộc
nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng,
một nƣớc.
2.1.1.2 Bản chất kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là một hình thức cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp. Nó
đƣợc hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa trên sự tƣ hữu
các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất nông
nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển trong mọi chế độ kinh tế - xã hội. Tính tự
chủ trong kinh tế nông hộ đƣợc thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Làm chủ quá trình sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp.
- Sắp xếp điều hành phân công lao động trong quá trình sản xuất.
- Quyết định phân phối sản phẩm làm ra sau khi đóng thuế cho nhà nƣớc,
đƣợc chọn quyền sử dụng phần còn lại. Nếu có sản phẩm dƣ thừa, hộ nông dân
có thể đƣa ra thị trƣờng tiêu thụ đó là sản phẩm hàng hóa.
2.1.1.3 Thu nhập
Thu nhập là một trong những thƣớc đo sự phát triển của quốc gia. Là một
khoản mà ngƣời lao động nhận đƣợc do việc tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh. Là số lƣợng tiền và hiện vật hoặc dịch vụ mà một cá nhân, công ty hay
một nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định (quý, tháng, năm). Thu nhập
bằng tiền là số thu nhập mà một ngƣời có đƣợc trong thời kì nhất định dƣới hình
thái tiền tệ.
[4]
Thu nhập bằng hiện vật là thu nhập mà ngƣời ta nhận đƣợc bằng các sản
vật và dịch vụ. Thu nhập chuyển giao là khoản thu nhập mà ngƣời nhận đƣợc
không phải đổi lại một hàng hóa hay hiện vật nào nhƣ tiền hƣu trí, tiền bảo hiểm
xã hội và các khoản trợ cấp khác. Những khoản chi trả này là những khoản tiền
đƣợc chuyển trả từ bộ phận này sang bộ phận khác của cộng đồng. Nó còn bao
gồm những khoản trợ cấp do chính phủ trả cho các chủ doanh nghiệp và những
ngƣời khác. Thu nhập nhất thời là thu nhập mà một ngƣời không thể biết chắc
chắn có thể nhận đƣợc hay kiếm đƣợc đều đặn trong tƣơng lai.
2.1.1.4 Thu nhập nông hộ
Thu nhập nông hộ đƣợc xác định bằng tổng thu nhập từ mùa vụ trồng trọt,
chăn nuôi, thủy sản và các hoạt động phi nông nghiệp. Hơn nữa, thu nhập còn
bao gồm các khoản tiền nhƣ trợ cấp của Chính phủ, lãi suất ngân hàng. Trên thực
tế những hộ nào có thu nhập thấp thƣờng có nhu cầu vay vốn để hổ trợ sản xuất,
nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có trƣờng hợp ngƣợc lại những
hộ có thu nhập cao lại có nhu cầu vốn cao hơn dùng để đầu tƣ hay mua máy móc
thiết bị công nghệ cao. Đặc điểm của các loại máy móc này là giá thành rất cao
và chỉ những hộ có thu nhập cao mới có khả năng mua đƣợc. Chẳng hạn, giá của
máy gặt đập liên hợp, trong sản xuất nông nghiệp có thể lên đến hàng trăm triệu
đồng. Có thể phân thu nhập của hộ nông dân thành 3 loại:
Thu nhập nông nghiệp: gồm thu nhập từ các hoạt động trong nông nghiệp
(nhƣ trồng trọt, lúa màu, rau quả, …); từ chăn nuôi (nhƣ gia súc, gia cầm) và từ
nuôi trồng thủy hải sản (tôm, cua cá, ).
Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập đƣợc tạo ra từ các hoạt động làm
nghề công nghiệp và tiểu thủ công ngiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản
xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, … Ngoài ra thu nhập phi nông nghiệp
còn đƣợc tạo ra từ các hoạt động thƣơng mại, dịch vụ buôn bán nhƣ thu gom.
Thu nhập khác: đó là thu nhập từ hoạt động làm thuê, làm mƣớn, làm công
ăn lƣơng, từ các khoản tiền trợ cấp của chính phủ, lãi suất ngân hàng, …
[5]
2.1.2 Cơ sở lý luận các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ
Tác giả muốn nhận dạng ra các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ, bài
viết sử dụng mô hình hồi qui OLS bao gồm nhiều yếu tố đƣợc đề cập đến trong bài
nghiên cứu.
Cụ thể tác giả xem xét các yếu tố nhƣ diện tích đất, tài sản, nghề nghiệp, số hoạt
đông tạo ra thu nhập, trình độ học vấn, dân tộc, tuổi, giới tính, số nhân khẩu, khoảng
cách đến thị trấn, tín dụng.
Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hƣởng tới thu nhập của nông hộ
2.1.2.1 Diện tích đất
Trong mỗi quốc gia hay địa phƣơng nào, nguồn lực đất đai rất là quan trọng
đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông hộ có tài sản chủ yếu là đất đai, là tƣ
liệu sản xuất chính của nông hộ. Họ sinh sống và sản xuất trên mảnh đất của
mình và thực tế theo truyền thống thì đất đai còn là tài sản của ông bà, cha mẹ để
lại, ai thừa kế phải có trách nhiệm bảo quản và giữ gìn. Theo Mai Văn Nam
(2009) đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình sản xuất
khi hộ chăn nuôi và có diện tích đất càng nhiều thì càng thuận lợi và chủ động
trong việc lựa chọn hay tham gia hoạt động tạo thu nhập mà cho họ là phù hợp
với điều kiện gia đình. Do đó, hộ có diện tích đất nông nghiệp càng cao thì thu
nhập càng cao .
2.1.2.2 Tài sản
Tài sản của hộ gia đình là nhân tố cơ sở tạo ra thu nhập cho nông hộ, có tài
sản tạo điều kiện cho sản xuất dễ dàng giảm chi phí sản xuất bên cạnh đó có tài
Thu nhập
Giới tính
Số tiền vay
Trình độ
học vấn
Tài sản
Tuổi
Nghề
nghiệp
Diện tích
đất
Số hoạt
động
Số nhân
khẩu
Khoảng
cách
[6]
sản có thể vay vốn tín dụng dễ dàng từ các tổ chức tài chính, tài sản thế chấp
càng lớn thì vay tín dụng càng dễ dàng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Khái niệm tài sản lần đầu tiên đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự năm
1995, theo đó tại Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định “Tài sản bao gồm
vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá đƣợc bằng tiền và các quyền tài sản”. Tiếp đó,
Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 (Bộ luật dân sự hiện hành) quy định: “Tài sản bao
gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Khái niệm tài sản theo Bộ luật
dân sự 2005 đã mở rộng hơn Bộ luật dân sự 1995 về những đối tƣợng nào đƣợc
coi là tài sản, theo đó, không chỉ những “vật có thực” mới đƣợc gọi là tài sản mà
cả những vật đƣợc hình thành trong tƣơng lai cũng đƣợc gọi là tài sản.
2.1.2.3 Nghề nghiệp
Trong cuộc sống của chúng ta mỗi ngƣời muốn tồn tại thì phải lao động để
tạo thu nhập. Khi lao động chúng ta sẽ tiếp xúc với nghề, có ngƣời suốt đời chỉ
làm một nghề nhƣng cũng có ngƣời phải quanh quẫn khắp nơi để tìm cho mình
một công việc phù hợp với năng lực và sự yêu thích của bản thân. Dù ít hay
nhiều thì mỗi ngƣời trong cuộc sống đều ít nhất một lần tiếp xúc với nghề. Nghề
là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ đƣợc đào tạo, con ngƣời có
đƣợc những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh
thần nào đó, đáp ứng đƣợc những nhu cầu của xã hội. Có nhiều nghề nghiệp khác
nhau mà chúng ta có thể chọn. Tuy nhiên, những nghề nghiệp nào mang lại thu
nhập nhiều hơn cho nông hộ. Nghề nghiệp ở trong bài mà tác giả nghiên cứu trên
nghề nghiệp của chủ hộ. Ở địa bàn nghiên cứu là vùng nông thôn do đó nếu chủ
hộ làm nghề sản xuất nông nghiệp có đất đai, tƣ liệu sản xuất và dễ dàng kết hợp
các hoạt động sản xuất chăn nuôi giảm bớt chi phí nên mang lại thu nhập ổn định
và cao hơn những ngành nghề khác nhƣ làm mƣớn, buôn bán, …
2.1.2.4 Trình độ học vấn
Theo nghiên cứu của Mai Văn Nam (2009), Đinh Phi Hổ và Huỳnh Sơn Vũ
(2011) thì trình độ học vấn càng cao càng có khả năng nâng cao thu nhập. Ngƣời
lao động phải có trình độ học vấn để tiếp thu những tiến hộ khoa học-kỹ thuật và
kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản xuất, phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật,
trình độ quản lý mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nhằm mang lại lợi nhuận cao. Điều này là rất quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến
kết quả trong sản xuất kinh doanh của hộ, ngoài ra còn phải có những tố chất của
một ngƣời dám làm kinh doanh. Đồng thời, những lao động có trình độ học vấn
cao thƣờng biết sử dụng một cách hiệu quả đồng vốn để làm sao tạo ra nhiều lợi
nhuận nhất.
[7]
2.1.2.5 Dân tộc
Dân tộc chỉ một cộng đồng ngƣời có mối liên hệ chặt chẽ, bền vững có sinh
hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng so với những dân tộc khác và những nét
văn hóa đặc thù. Mỗi dân tộc có một cuộc sống riêng, có một văn hóa riêng. Do
vậy, trình độ phát triển, trình độ tiếp thu khoa học kĩ thuật sản xuất của mỗi dân
tộc cũng khác nhau. Thị xã Bình Minh dân tộc chiếm đa số là dân tộc Kinh còn
lại là Khmer và các dân tộc khác. Mặc dù các đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc hỗ
trợ, quan tâm từ phía Đảng và Chính phủ trong việc chính sách vay vốn tuy nhiên
do đất đai ít, trình độ dân trí thấp, hoạt động thu nhập chủ yếu là làm thuê, làm
mƣớn nên thu nhập thấp hơn dân tộc Kinh.
2.1.2.6 Tuổi của chủ hộ
Trong những đặc trƣng cơ bản để nhận biết một ngƣời trên bất cứ giấy tờ
nào cũng có một thông số luôn luôn biến động nhƣng không thể thiếu đƣợc, đó là
tuổi. Tuổi tác cho biết một ngƣời đã xế chiều hay còn son trẻ, thực tế các nhà
khoa học đƣa ra nhiều khái niệm về tuổi để đánh giá một ngƣời nhƣ: tuổi thời
gian, tuổi sinh học, tuổi tâm lý, tuổi trí tuệ, tuổi chức năng, …
Theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2011), tuổi của chủ hộ càng cao
thu nhập nông hộ càng cao. Chủ hộ có tuổi càng cao thì càng có thâm niên về
nghề nghiệp và kinh nghiệm cao hơn so với những chủ hộ trẻ. Hoạt động tạo ra
thu nhập chủ yếu cho nông hộ ở địa bàn là hoạt động nông nghiệp do đó thế
mạnh làm nông nghiệp ở một thâm niên dài tạo nền tảng cho nâng cao thu nhập.
Do đó tuổi đời của chủ hộ càng cao thì càng có cơ sở nâng cao thu nhập của nông
hộ.
2.1.2.7 Giới tính
Giới tính là tất cả những đặc điểm riêng biệt tạo nên sự khác nhau giữa nam
và nữ. Những đặc điểm ấy giúp ta phân biệt dễ dàng giữa nam giới và nữ giới.
Giữa nam và nữ có sự khác biệt rõ rệt về các đặc điểm giải phẩu sinh lí, từ đó dẫn
đến sự khác biệt rõ rệt về tâm lý. Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu về
mặt xã hội do đặc điểm ở Châu Á và các nƣớc đang phát triển do nhiều yếu tố
khách quan hay chủ quan, vấn đề giới tính vẫn còn cách biệt. Tuy nhiên trong sản
xuất nông nghiệp những chủ hộ là nam có sức khỏe mạnh hơn nữ giới do đó có
khả năng đa dạng hóa hoạt động tạo ra thu nhập, có khả năng tính toán nhanh
nhạy, tiếp thu khoa học kĩ thuật trong nuôi trồng nhanh chóng hơn là nữ giới. Do
đó những chủ hộ là nam tạo cơ sở nâng cao thu nhập nông hộ cao hơn những chủ
hộ là nữ.
2.1.2.8 Số nhân khẩu
[8]
Là số thành viên trong một gia đình. Trong nghiên cứu của Mai Văn Nam
(2009), Vũ Ánh Tuyết (2007) thì biến số nhân khẩu cũng có tƣơng quan thuận
với lƣợng thu nhập của nông hộ. Theo lập luận cơ bản thì số nhân khẩu trong hộ
càng nhiều thì số đất mà hộ có càng nhiều, do đó có tƣ liệu để sản xuất tạo điều
kiện nâng cao thu nhập. Mặt khác, số nhân khẩu trong hộ càng nhiều thì giảm
thiểu đƣợc số công việc trên một thành viên xuống có cơ sở để làm thêm việc
khác, giảm chi phí thuê mƣớn nhân công. Số nhân khẩu trong gia đình càng
nhiều thì số hoạt động mang lại thu nhập cho hộ càng lớn thì thu nhập của hộ
càng cao.
2.1.2.9 Khoảng cách
Đo lƣờng khoảng cách từ nhà nông hộ đến thị trấn. Thị trấn là nơi tập trung
đông đúc các trung tâm y tế, giáo dục, ngân hàng, chợ. Những hộ gần thị trấn dễ
dàng hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nâng cao kiến
thức sản xuất, tiếp xúc nguồn vay vốn sản xuất, mua sắm, giải trí nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nông hộ. Do vậy, khoảng cách đo lƣờng này càng
thấp thì thu nhập của nông hộ càng cao.
2.1.2.10 Số hoạt động
Là số hoạt động mang lại thu nhập cho nông hộ. Theo nghiên cứu của Vũ
Ánh Tuyết (2007), Nguyễn Quốc Nghi (2011), Đinh Phi Hổ (2010) thì số hoạt
động càng nhiều thì thu nhập của hộ càng cao. Nông hộ càng đa dạng hóa đƣợc
số hoạt động mang lại thu nhập cho nông hộ thì số thu nhập của hộ càng tăng.
Ngƣợc lại nông hộ chỉ đơn thuần có một hoạt động, không tận dụng thời gian, chi
phí sản xuất làm lãng phí nguồn tài nguyên sẵn có vừa tăng chi phí mà thu nhập
lại thấp do không có thu nhập từ nguồn khác mang lại.
2.1.2.11 Số tiền vay
Là số tiền vay của nông hộ từ các nguồn vay vốn khác nhau để sản xuất và
tiêu dùng. Các nguồn vay vốn của nông hộ có thể từ các nguồn Chính thức, Bán
chính thức, Phi chính thức. Nguồn vay vốn Chính thức là nguồn vay từ ngân
hàng và quỹ tín dụng nông thôn. Nguồn vay vốn Bán chính thức là nguồn vay mà
nông hộ tiếp cận từ các Hội Nông dân, Phụ Nữ, Thanh niên, Cựu Chiến binh, …
Các tổ chức này hỗ trợ Chính phủ trong việc cho vay theo những chƣơng trình
của Nhà nƣớc nhƣ chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, hỗ trợ
cơ sở vật chất kĩ thuật với lãi suất rất ƣu đãi. Nguồn vay vốn phi chính thức là
nguồn vay từ bạn bè ngƣời thân, hụi, và cửa hàng vật tƣ nông nghiệp.
Theo Mai Văn Nam (2009) bất kì hoạt động nào để tạo thu nhập cũng cần có
nguồn vốn đủ lớn để làm cho hoạt động này thông suốt, đầu tƣ có hiệu quả. Số
tiền vay này đóng góp rất lớn cho quá trình sản xuất của nông hộ, đặc biệt là
[9]
nguồn vay từ cửa hàng vật tƣ nông nghiệp làm cho nông hộ không gián đoạn quá
trình sản xuất và có tƣ liệu để sản xuất nâng cao thu nhập cho nông hộ.
2.1.3 Mô hình nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận trên, ta có thể xây dựng mô hình cụ thể nhƣ sau để nghiên
cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của các nông hộ ở thị xã Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long.
THUNHAP = ß
0
+ ß
1
TAISAN + ß
2
TUOI+ ß
3
HOCVAN +
ß
4
NGHENGHIEP + ß
5
DANTOC + ß
6
GIOITINH + ß
7
SONHANKHAU +
ß
8
DTDAT + ß
9
SOHOATDONG + ß
10
KHOANGCACH + ß
11
SOTIENVAY
Trong đó:
THUNHAP: lƣợng tiền mà hộ gia đình thực sự thu đƣợc trong một năm từ các nguồn
thu nhập khác nhau (triệu đồng/năm).
Bảng 2.1: Tổng hợp các biến với dấu kì vọng trong mô hình các nhân tố
ảnh hƣởng tới thu nhập của nông hộ
Tên biến
Diễn giải biến
Kì vọng
biến
TAISAN
Giá trị tài sản của nông hộ (triệu đồng)
+
TUOI
Số tuổi của chủ hộ (tuổi)
+
HOCVAN
Thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ (lớp)
+
NGHENGHIEP
Biến giả, có giá trị là 1 nếu hộ vay vốn làm
nghề nông, có giá trị là 0 nếu hộ làm nghề khác
+
DANTOC
Biến giả, có giá trị là 1 nếu dân tộc Kinh tên, có
giá trị là 0 nếu dân tộc khác
-
GIOITINH
Biến giả,có giá trị là 1 nếu chủ hộ là nam, có
giá trị là 0 nếu chủ hộ là nữ
+
SONHANKHAU
Tổng số thành viên trong hộ (ngƣời)
+
DTDAT
Diện tích đất nông nhiệp của hộ (m
2
)
+
SOHOATDONG
Số hoạt động của hộ (số hoạt động)
+
KHOANGCACH
Khoảng cách từ hộ đến thị trấn (km)
-
SOTIENVAY
Số tiền nông hộ vay (triệu đồng)
+
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
[10]
Các biến trong mô hình có ý nghĩa nhƣ sau:
TAISAN: là biến độc lập trong mô hình đo lƣờng giá trị tài sản (không bao
gồm giá trị đất đai) của nông hộ. Những hộ có giá trị tài sản càng cao thì càng có
khả năng nâng cao khả năng sản xuất do đó giảm đƣợc chi phí trong sản xuất,
nên hệ số ß
1
của biến này đƣợc kỳ vọng là dƣơng.
TUOI: là tuổi của chủ hộ (năm). Thực tế cho thấy, những chủ hộ có tuổi cao
thƣờng tích lũy nhiều kinh nghiệm, có uy tín và có trách nhiệm đối với công việc.
Do đó, những chủ hộ này thƣờng là những nông dân sản xuất giỏi, thu nhập mà
họ tạo ra hằng năm thƣờng ổn định. Tuy nhiên, những hộ trẻ thƣờng nhạy bén
hơn với kỹ thuật mới và sẵn lòng chấp nhận thử thách nên có khả năng tạo ra
hiệu quả sản xuất cao. Do đó, hệ số ß
2
của biến TUOI có dấu dƣơng hoặc âm tùy
thuộc vào yếu tố nào có tác động mạnh hơn.
HOCVAN: là trình độ học vấn của chủ hộ, tính theo lớp học của hộ. Hệ số ß
3
của biến này đƣợc kỳ vọng là dƣơng, bởi vì chủ hộ có trình độ học vấn càng cao
thì dễ dàng hơn trong tiếp thu khoa học-kĩ thuật, ứng dụng nhiều công nghệ, sản
xuất hiệu quả, và sản xuất đa ngành nghề tạo thu nhập cao.
NGHENGHIEP: là biến giả, nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ làm nghề nông và
nhận giá trị là 0 nếu chủ hộ làm nghề khác. Nghề nghiệp chính của nông hộ có
thể là nông nghiệp cũng có thể làm thƣơng mại, dịch vụ, công nhân viên chức.
Những nghề này dù thu nhập tạo ra nhiều hay ít thì vẫn đóng góp vào mức thu
nhập của nông hộ. Tuy nhiên, do địa bàn nghiên cứu ở nông thôn nên thu nhập từ
hoạt động nông nghiệp sẽ ổn định hơn. Do vậy, hệ số ß
4
của biến này đƣợc kỳ
vọng là dƣơng.
DANTOC: là biến giả có giá trị là 1 nếu chủ hộ là ngƣời kinh và giá trị 0 nếu
chủ hộ là ngƣời dân tộc khác (đa số là dân tộc Khmer hoạt động kinh tế chủ yếu
là làm nông nghiệp ở xã Đông Thành và Đông Thạnh). Chủ hộ là ngƣời dân tộc
thƣờng đƣợc chính phủ ƣu đãi hơn với các chƣơng trình mục tiêu quốc gia và các
chính sách hỗ trợ vay vốn, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, các chủ hộ là ngƣời
dân tộc thƣờng sản xuất bằng hình thức làm rẫy, làm vƣờn, nên tạo ra thu nhập
thấp. Đồng thời, chủ hộ ít đất nông nghiệp, ít tài sản nên giá trị thu nhập thấp. Do
vậy, hệ số ß
5
của biến này có dấu dƣơng hoặc âm tùy thuộc vào yếu tố nào có tác
động mạnh hơn.
GIOITINH: Là biến giả có giá trị là 1 nếu chủ hộ là nam và giá trị 0 nếu chủ
hộ là nữ. Hệ số ß
6
của biến này đƣợc kỳ vọng là dƣơng vì các chủ hộ nam thƣờng
là trụ cột của gia đình, khỏe mạnh, trai tráng, dám mạnh dạn sản xuất nên tạo ra
thu nhập cao.
SONHANKHAU: là số thành viên trong gia đình của hộ. Hệ số ß
7
đƣợc kì
vọng là dƣơng vì số thành viên của hộ càng nhiều thì giảm bớt đƣợc số công việc
[11]
trên một thành viên của hộ giảm xuống để làm thêm hoạt đông tạo thu nhập khác,
giảm chi phí thuê mƣớn nhân công của hộ để tăng thu nhập cho hộ.
DIENTICHDAT: Là tổng diện tích đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất của hộ (m
2
). Hộ nông dân nào có nhiều diện tích đất thì sẽ có tƣ liệu để mở
rộng sản xuất nông nghiệp, trồng xen canh tăng vụ. Do đó, hệ số ß
8
của biến đƣợc
kỳ vọng mang dấu dƣơng.
SOHOATDONG: Tƣơng ứng với số hoạt động tạo ra thu nhập cho nông hộ.
Số hoạt động sản xuất của nông hộ càng nhiều thì số thu nhập tạo ra nông hộ
càng cao. Do đó hệ số ß
9
của biến đƣợc kì vọng là dấu dƣơng.
KHOANGCACH: Là khoảng cách từ nông hộ tới thị trấn. Theo quá trình
điều tra, huyện là nơi tập trung dân cƣ đông đúc, chợ, xí nghiệp. Khoảng cách
càng đƣợc rút ngắn thì dễ tìm đƣợc nhiều việc làm ở xí nghiệp, công ty cũng nhƣ
các các chợ và nhận đƣợc nhiều thông tin cũng nhƣ dễ dàng để trao đổi mua bán
sản phẩm, vay vốn và tiếp thu nhiều kiến thức mới. Do đó hệ số ß
10
đƣợc kì vọng
là âm.
SOTIENVAY: Là số tiền mà nông hộ vay đƣợc để đƣa vào sản xuất, chi tiêu.
Số tiền vay mà nông hộ càng tiếp cận đƣợc nhiều thì dễ dàng tiếp cận với phƣơng
thức sản xuất mới, nâng cao điều kiện sống tạo cơ hội lớn cho phát triển về mặt
thể lực cũng nhƣ trí lực. Do đó hệ số ß
11
đƣợc kì vọng là dƣơng.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu
Thị xã Bình Minh có 8 đơn vị hành chính, gồm có 3 phƣờng trung tâm: Cái
Vồn, Thành Phƣớc, Đông Thuận và 5 xã: Thuận An, Đông Bình, Mỹ Hòa, Đông
Thạnh và Đông Thành. Ngƣời làm nông nghiệp chiếm hơn 86%. Tuy nhiên, mỗi
hộ ở mỗi xã lại có những điều kiện sản xuất thuận lợi khó khăn khác nhau, và
mỗi xã lại có 1 điều kiện kinh tế xã hội và mức sống khác nhau. Để đảm bảo tính
đại diện cho bài nghiên cứu cũng nhƣ thuận lợi trong việc thu thập số liệu, các xã
đƣợc chọn làm vùng nghiên cứu gồm 5 xã: Thuận An, Đông Bình, Mỹ Hòa,
Đông Thạnh, Đông Thành. Mỗi xã, tác giả chọn cách thu thập số liệu rãi rác tại
các ấp khác nhau, và các hộ trong ấp đƣợc chọn ngẫu nhiên.
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn ngẫu nhiên
các hộ dân ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long nhằm xác định đƣợc những đặc
điểm cụ thể của đối tƣợng nghiên cứu cũng nhƣ những nhân tố có ảnh hƣởng đến
thu nhập của nông hộ.
[12]
2.2.2.2 Số liệu thứ cấp
Tác giả còn tham khảo, tổng hợp số liệu, báo chí chuyên ngành, niên giám
thống kê của thị xã và của tỉnh.
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả và trình bày
số liệu ứng dụng vào nhiều lĩnh vực bằng cách rút ra những kết luận dựa trên
những số liệu và thông tin đƣợc thu thập trong điều kiện không chắc chắn. Thống
kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc
từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.
Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thƣớc đo.
Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích
định lƣợng về số liệu. Thống kê mô tả sử dụng các phƣơng pháp lập bảng, biểu
đồ và các phƣơng pháp số nhằm tóm tắt dữ liệu, nêu bật những thông tin cần tìm
hiểu. Có thể phân loại các kĩ thuật này nhƣ sau:
+ Biểu diễn dữ liệu bằng các biểu đồ trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc
giúp so sánh dữ liệu.
+ Biễu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
+ Thống kê tóm tắt (dƣới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
2.2.3.2 Phương pháp so sánh
Là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so
sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (với chỉ tiêu gốc).
So sánh số tuyệt đối: là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lƣợng
của sự kiện.
y = y
1
– y
0
(2.1)
Trong đó:
y
0
: là chỉ tiêu năm trƣớc.
y
1
: là chỉ tiêu năm sau.
y : là chênh lệch tăng, giảm giữa các chỉ tiêu.
So sánh số tương đối: là tỷ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu
gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ
tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng.
y =
%100
0
01
y
yy
( 2.2)
Trong đó:
y
0
: là chỉ tiêu năm trƣớc
y
1
: là chỉ tiêu năm sau
y : tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu
[13]
Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của chỉ tiêu kinh tế trong
thời gian nào đó.
2.2.3.3 Phương pháp phân tích tương quan và hồi quy
Phƣơng pháp phân tích tƣơng quan là phƣơng pháp dùng để xem xét mối
liên hệ giữa một biến phụ thuộc với một hoặc nhiều biến độc lập, còn phƣơng
pháp hồi qui là phƣơng pháp dùng để xác định độ biến thiên của biến phụ thuộc
theo biến độc lập. Vì thế, hai phƣơng pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Phân tích hàm hồi qui để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của
nông hộ, đối với bài nghiên cứu này tác giả sẽ chạy và phân tích mô hình hồi qui
OLS. Mục đích của phƣơng pháp này là nhằm ƣớc lƣợng mức độ liên hệ (tƣơng
quan) giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Phƣơng pháp này đƣợc ứng
dụng trong phân tích kinh tế nhằm phân tích mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến
độc lập với nhau.
Mô hình hồi qui tƣơng quan có dạng: Y = ß
0
+ ß
1
X
1
+ ß
2
X
2
+…+ + ß
n
X
n
(2.3)
Trong đó:
Y: là chỉ tiêu phân tích hay biến phụ thuộc (biến đƣợc giải thích)
X
i
(i = 1, n): các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích hay các biến độc
lập (biến giải thích)
ß
0
: phản ánh mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố khác đến chỉ tiêu phân tích
(trừ các biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình).
ß
i
(i = 1, n): hệ số hồi qui phản ánh mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố (biến
độc lập) đến chỉ tiêu phân tích. Nếu ß > 0: ảnh hƣởng cùng chiều; ß < 0: ành
hƣởng ngƣợc chiều. Hệ số ß càng lớn thì sự ảnh hƣởng của biến độc lập đến chỉ
tiêu phân tích càng lớn. Cụ thể, tác giả sẽ:
+ Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả kết hợp phần mềm hỗ trợ Stata và
những lý thuyết cơ bản trên để phân tích mô hình hồi qui OLS các nhân tố ảnh
hƣởng đến thu nhập của nông hộ.
[14]
CHƢƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ BÌNH MINH VÀ THỰC TRẠNG
THU NHẬP THỊ XÃ BÌNH MINH ,TỈNH VĨNH LONG
3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG
3.1.1 Vị trí địa lí
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long;
cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ
40 km về phía Nam; Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre;
Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp tỉnh Hậu Giang và thành
phố Cần Thơ; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Vĩnh Long có diện tích tự
nhiên 1.479,128 km
2
bằng 0,4% diện tích cả nƣớc, dân số năm 2010 là 1.031.994
ngƣời, bằng 1,3% dân số cả nƣớc.
3.1.2 Dân số
Theo số liệu thống kê dân số trung bình tỉnh Vĩnh Long năm 2010 là
1.031.994 ngƣời, tăng hơn 30 ngàn ngƣời so với 10 năm trƣớc hay tƣơng đƣơng
dân số của 2 xã hiện nay. Mật độ dân số trung bình là 698 ngƣời/km
2
, đứng hàng
thứ 2 ở ĐBSCL sau thành phố Cần Thơ, gấp 1,7 lần mật độ trung bình của
ĐBSCL và 2,8 lần mật độ trung bình của cả nƣớc.
Trừ Thành phố Vĩnh Long, mật độ dân số phân bố tƣơng đối đồng đều giữa
các huyện trong tỉnh, thấp nhất là huyện Trà Ôn có mật độ 566 ngƣời/km
2
, bằng
82% mật độ của huyện cao nhất là Long Hồ với 780 ngƣời/km
2
trong giai đoạn
1990-2000 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh giảm nhẹ, chủ yếu do nhiều ngƣời
di chuyển đến các thành phố lớn nhƣ Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh làm ăn
sinh sống. Năm 1995 tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,55%, năm 2005 giảm xuống còn
1,13% và năm 2010 là 0,92%. Tỷ lệ sinh trung bình năm năm qua khoảng 0,28‰
(từ 0,48‰ năm 2005 xuống còn 0,2‰ năm 2010).
Cũng nhƣ nhiều tỉnh ĐBSCL, Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc. Ngoài
ngƣời Kinh, các dân tộc khác chiếm khoảng 2,7% dân số toàn tỉnh, trong đó
ngƣời Khmer chiếm gần 2,1%, ngƣời Hoa và các dân tộc khác chiếm khoảng
0,6%. Nếu nhƣ ngƣời Kinh phân bố đều ở các nơi thì ngƣời Khmer tập trung ở
một số xã vùng xa thuộc các huyện Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh, Trà Ôn,
ngƣời Hoa tập trung ở thành phố và các thị trấn.
[15]
3.1.3 Điều kiện tự nhiên
3.1.3.1 Khí hậu
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế
độ nhiệt tƣơng đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25
o
C
đến 27
o
C, nhiệt độ cao nhất 36,9
o
C, nhiệt độ thấp nhất 17,7
o
C. Biên độ nhiệt giữa
ngày và đêm bình quân 7,3
o
C.
Bức xạ tƣơng đối cao, bình quân số giờ nắng trong 1 ngày là 7,5 giờ. Bức xạ
quang hợp hàng năm đạt 79.600 cal/m
2
. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt
2.550-2.700 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát
triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.
Độ ẩm không khí bình quân 80- 83%, tháng cao nhất (tháng 9) là 88% và
tháng thấp nhất là 77% (tháng 3).
Lƣợng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn, khoảng 1.400-1.500
mm/năm, trong đó lƣợng bốc hơi bình quân theo tháng vào mùa khô là 116-179
mm.
Lƣợng mƣa trung bình đạt 1.450-1.504 mm/năm. Số ngày mƣa bình quân
100-115 ngày/năm. Về thời gian mƣa có 90% lƣợng mƣa năm phân bố tập trung
vào mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 11 dƣơng lịch).
Độ ẩm cũng nhƣ lƣợng mƣa là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp. Tuy không bị ảnh hƣởng bởi các dạng khí hậu cực đoan nhƣng những
hiện tƣợng lốc xoáy, các trận lũ nhiều hơn, … có thể là những tác động ban đầu
của biến đổi khí hậu toàn cầu cần phải đƣợc quan tâm khi bố trí không gian lãnh
thổ và kinh tế-xã hội nói chung.
3.1.3.2 Tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Đất đai của tỉnh Vĩnh Long đƣợc hình thành do kết quả trầm tích biển lùi
Holocene cách nay khoảng 5.000-11.200 năm dƣới tác động của sông Mekong.
Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhƣỡng của Chƣơng trình Đất tỉnh Vĩnh Long
năm 1990-1994, Vĩnh Long có 4 nhóm đất chính: đất phèn 90.779,06 ha (chiếm
68,94% diện tích), đất phù sa 40.577,06 ha (chiếm 30,81% diện tích), đất cát
giồng 212,73 ha (chiếm 0,16% diện tích), đất xáng thổi 116,14 ha (chiếm 0,09%
diện tích). Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 1/1/2010, tổng diện tích tự nhiên
toàn tỉnh có 147.912,7 ha đƣợc chia ra 5 loại đất sử dụng nhƣ sau (tỉnh không có
đất lâm 30 nghiệp): Đất nông nghiệp 116.180,6 ha, chiếm 78,6%; Đất chuyên
dùng 9.163,9 ha, chiếm 6,2%; Đất ở nông thôn 5.502,3 ha, chiếm 3,7%; Đất ở đô
thị 656,8 ha, chiếm 0,44%; Đất chƣa sử dụng, 105,3 ha, chiếm 0,07%.