Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

đánh giá hiệu quả phòng bệnh tiêu chảy và cải thiện năng xuất heo con sau cai sữa của chế phẩm acid lac premium dry (800117)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



HUỲNH TRUNG THÀNH


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY
VÀ CẢI THIỆN NĂNG XUẤT HEO CON SAU CAI
SỮA CỦA CHẾ PHẨM ACID LAC PREMIUM DRY
(800117)




Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y






Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



Luận văn tốt nghiệp


Ngành: THÚ Y


Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY
VÀ CẢI THIỆN NĂNG XUẤT HEO CON SAU CAI
SỮA CỦA CHẾ PHẨM ACID LAC PREMIUM DRY
(800117)


Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiên:
Ths. Nguyễn Dương Bảo Huỳnh Trung Thành
MSSV: 3092638
Lớp: Thú Y K35A

Cần Thơ, 2013
i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


Đề tài: “Đánh giá hiệu quả phòng bệnh tiêu chảy và cải thiện năng xuất
heo con sau cai sữa của chế phẩm Acid Lac Premium dry (800117)”; do sinh
viên Huỳnh Trung Thành thực hiện tại trại heo Bằng Lăng Tím, xã Gian Tân,
huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, từ 08/2013 đến 10/2013.






Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Duyệt Bộ môn Duyệt Giáo viên hướng dẫn






Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với cha mẹ, người đã
không ngại khó khăn vất vả cho tôi được lớn lên cắp sách tới trường.
Xin chân thành biết ơn
Thầy Nguyễn Dương Bảo đã hết lòng lo lắng, quan tâm, nhắc nhở, chỉ bảo cho
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cô Nguyễn Thu Tâm người đã luôn động viên và chỉ dạy cho tôi suốt những
năm dài học ở Đại Học.
Quý thầy cô Bộ môn Thú Y, Bộ môn Chăn Nuôi đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu của cả đời mình.
Xin chân thành cảm ơn
Các cô chú, anh chị tại trại heo Bằng Lăng Tím xã Gian Tân, huyện Thống
Nhất, tỉnh Đồng Nai đã hết lòng chỉ dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Công ty KEMIN đã hết lòng hỗ trợ và hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
Tất cả bạn bè đã động viên, chia sẽ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
và thực tập đề tài.

iii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
TÓM LƯỢC vii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA HEO CON 2
2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng của heo con 2
2.1.2 Đặc điểm tiêu hóa của heo con 2
2.1.3 Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con 5
2.1.4 Sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột của heo con 5
2.1.5. Sự phát triển của hệ thống miễn dịch 6
2.1.6. Hệ thống enzyme tiêu hóa 7
2.3 Bệnh tiêu chảy ở heo con sau cai sữa 7
2.6 Giới thiệu sản phẩm Acid Lac Premium Dry 9
2.6.1 Thành phần 9
2.6.2 Tác dụng chung của Acid Lac Premium Dry. 10
2.6.3 Cơ chế kháng khuẩn của acid hữu cơ 10
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU 13
3.1 Phương tiện thí nghiệm 13
3.1.1 Thời gian và địa điểm 13
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm. 14
3.1.3 Dụng cụ và thuốc thí nghiệm 14
3.2 Phương pháp thí nghiệm 15
iv
3.2.1 Bố trí thí nghiệm 15

3.2.3 Các chỉ tiêu thí nghiệm 15
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
4.1 Tình hình bệnh tiêu chảy ở các nghiệm thức. 19
4.2.2 Tình hình bệnh tiêu chảy ở các nghiệm thức theo thời gian (tuần). 21
4.2.3 Đánh giá trạng thái phân ở các nghiệm thức 23
2.2.4 Tỷ lệ tăng trọng các nghiệm thức 24
4.2.5 Chi phí thuốc phòng các nghiệm thức 26
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 27
5.1 Kết luận 27
5.2 Đề nghị 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
PHỤ CHƯƠNG 29
v
DANH MỤC BẢNG

Bảng2.1 Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con. 3
Bảng 2.2 Lượng dịch vị biến đổi tùy theo tuổi và ngày đêm của heo 4
Bảng 2.3 Nhiệt độ thích hợp cho heo con 5
Bảng 2.4 Tác dụng của từng loại acid 10
Bảng 4.1 Tỷ lệ bệnh tiêu chảy của heo ở các nghiệm thức 19
Bảng 4.2 Tình hình bệnh tiêu chảy ở các nghiệm thức theo các tuần 21
Bảng 4.3 Trạng thái phân của heo ở các nghiệm thức 23
Bảng 4.4 Tăng trọng bình quân của heo ở các nghiệm thức 25
Bảng 4.5 Chi phí thuốc phòng 26

vi
DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Acid lac premium dry 9
Sơ đồ 2 Cơ chế diệt khuẩn của acid hữu cơ 12

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ trại chăn nuôi Bằng Lăng Tím 13
Hình 3.1 Dãy chuồng heo nuôi thí nghiệm 14
Hình 3.2 Phân bình thường 16
Hình 3.3 Phân sệt 16
Hình 3.4 Phân lỏng 17
Hình 3.5 Phân nước 17
Biểu đồ 1 So sánh tỷ lệ tiêu chảy của các nghiệm thức. 20
Biểu đồ 2 Tình hình bệnh tiêu chảy ở các nghiệm thức theo các tuần 22
Biểu đồ 3 So sánh trạng thái phân của các nghiệm thức 24
Biểu đồ 4 Biểu đồ tăng trọng bình quân 26
vii
TÓM LƯỢC
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013 tại
trại Bằng Lăng Tím, xã Gia Tân, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Thí nghiệm
được thực hiện trên 120 heo con sau cai sữa được bố trí ngẫu nhiên làm 4 nghiệm
thức, mỗi nghiệm thức 30 con heo.
NT1: Sử dụng 1 kg Acid Lac Premium Dry trộn vào 1 tấn thức ăn
NT2: Sử dụng 2 kg Acid Lac Premium Dry trộn vào 1 tấn thức ăn.
NT3: Sử dụng 3 kg Acid Lac Premium Dry trộn vào 1 tấn thức ăn.
NTĐC: Không sử dụng chế phẩm Acid Lac Premium Dry.
Thức ăn sử dụng cho thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp tự chế. Heo được chăm
sóc và nuôi dưỡng theo quy trình chăm sóc của trại.
Số liệu được theo dõi và ghi chép hằng ngày và được xử lí bằng chương trình
Excel và Minitab 13.
Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau:
Nghiệm thức III heo bị bệnh tiêu chảy với tỷ lệ thấp nhất (33,33%), kế đến là
tỷ lệ tiêu chảy ở nghiệm thức II (50%) và nghiệm thức I (63,33%), nhưng vẫn thấp
hơn so với nghiệm thức đối chứng (70%). Ở cả 4 nghiệm thức heo bị bệnh tiêu chảy
đều tập trung ở tuần đầu, cao nhất là ở nghiệm thức I và nghiệm thức đối chứng tới
33,33% heo tiêu chảy, kế tiếp là nghiệm thức II có 26,67% heo tiêu chảy và thấp

nhất là nghiệm thức III chỉ có 20% heo bị tiêu chảy. Hầu hết heo thí nghiệm đều bị
bệnh tiêu chảy với trạng thái phân sệt, ở trạng thái phân này thì nghiệm thức đối
chứng và nghiệm thức I có tỷ lệ cao nhất (46,67%), thấp hơn là ở nghiệm thức II
(36,67%) và thấp nhất là ở nghiệm thức III (33,33%). Tăng trọng bình quân của cả
3 nghiệm thức thí nghiệm đều cao hơn so với nghiệm thức đối chứng.
1
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, tình hình chăn nuôi nước ta đã và đang phát triển
nhanh chóng đặc biệt là chăn nuôi heo. Tuy nhiên các nhà chăn nuôi heo cũng đã và
đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như giá thức ăn và giá bán heo luôn biến động
không thuận, thêm vào đó là vấn đề bệnh tật ở heo cũng xảy ra thường xuyên đã
góp phần gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh tế của ngành kinh tế quan trọng
này. Một trong những bệnh rất phổ biến ở heo đó là bệnh tiêu chảy ở heo con cai
sữa. Bệnh này khi xảy ra không chỉ làm giảm tăng trọng, tăng chi phí chăn nuôi mà
quan trọng hơn là nó gây ảnh hưởng nhiều cho sự phát triển của heo ở các giai đoạn
tiếp theo. Các loại kháng sinh, Probiotic, Biotic đã được sử dụng nhiều để phòng
bệnh này và hiện nay người ta đang chú ý nhiều đến việc nghiên cứu, sử dụng các
Acid hữu cơ (acidifier) để phòng các bệnh ở đường tiêu hóa của heo, trong đó có
bệnh tiêu chảy cho heo con cai sữa. Tuy nhiên sử dụng liều lượng Acid hữu cơ thích
hợp nhất để có hiệu quả phòng bệnh cao và chi phí thấp nhất vẫn có vẫn chưa được
nghiên cứu nhiều.
Nhằm góp phần tìm liều lượng Acid Lac Premium Dry thích hợp trong việc
phòng bệnh tiêu chảy trên heo con cai sữa, được sự hướng dẫn của thầy cô bộ môn
Thú Y, sự trợ giúp từ phía công ty KEMIN và cán bộ, công nhân viên trại heo Bằng
Lăng Tím xã Gia Tân, huyện Thống Nhất, tỉnh Đông Nai chúng tôi tiến hành thực
hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá hiệu quả phòng bệnh tiêu chảy và
cải thiện năng xuất heo con sau cai sữa của chế phẩm acid lac premium dry
(800117)”.
Mục tiêu đề tài là:

Xác định liều lượng Acid Lac Premium Dry thích hợp nhằm làm giảm tỷ lệ,
mức độ bệnh tiêu chảy và kích thích tăng trọng của heo con sau cai sữa.
2
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA HEO CON
2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng của heo con
Heo con có tốc độ tăng trưởng nhanh: sau khi đẻ 8 ngày trọng lượng tăng gấp
2 lần, sau 10 ngày tăng gấp 4 lần, sau 55 – 60 ngày tăng gấp 15 – 20 lần so với
trọng lượng sơ sinh (Trương Lăng, 2003).
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), khối lượng heo con đạt được ở
các thời điểm sơ sinh, cai sữa, xuất chuồng có mối tương quan thuận với nhau khá
chặt chẽ, có nghĩa là khối lượng lúc heo sơ sinh, cai sữa càng cao thì hi vọng khối
lượng lúc heo xuất chuồng càng cao…
Quá trình sinh trưởng của heo con gặp phải hai thời kỳ khủng hoảng. Cuộc
khủng hoảng thứ nhất xảy ra ở tuần thứ 3 do nhu cầu sữa của heo con tăng, trái lại
sữa của heo mẹ đã giảm thấp. Thời kỳ khủng hoảng thứ hai là lúc cai sữa do heo
con phải tách hẳn mẹ, từ dinh dưỡng là sữa mẹ chuyển sang dinh dưỡng của thức ăn
có nhiều chất thô. Nếu sự chuyển biến này đột ngột sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sinh
trưởng của heo con và gây tiêu chảy (Trần Cừ, 1972).
2.1.2 Đặc điểm tiêu hóa của heo con
Ở heo con các cơ quan đều chưa thành thục về chức năng, đặc biệt là thần
kinh, do đó heo con phản ứng rất chậm chạp các yếu tố tác động lên chúng. Một đặc
điểm cần lưu ý ở heo con có 1 giai đoạn không có HCl tự do trong dạ dày. Giai
đoạn này được coi như một tình trạng thích ứng với tự nhiên của heo con, do vậy
mới có được khả năng thẩm thấu các kháng thể có trong sữa đầu của heo mẹ. Trong
giai đoạn này dịch vị không có hoạt tính phân giải protein mà chỉ có hoạt tính làm
vón sữa đầu và sữa. Còn huyết thanh chứa Albumin và globulin được chuyển xuống
ruột và thẩm thấu vào máu. Ở heo con đến 14-16 ngày tuổi tình trạng thiếu HCL ở
dạ dày không còn là trạng thái sinh lý bình thường nữa việc tập cho heo con ăn sớm

đặc biệt là khi cai sữa sớm đã rút ngắn giai đoạn thiếu HCl, hoạt hóa hoạt động tiết
dịch, tạo khả năng xây dựng nhanh chóng và đáp ứng miễn dịch của chúng (Đào
Trọng Đạt và ctv., 1996).
Theo Nguyễn Thiện (2008), thời kỳ này đặc điểm nổi bật ở cơ quan tiêu hóa
heo con đó chính là sự phát triển rất nhanh song chưa hoàn thiện. Sự phát triển
nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích và khối lượng bộ máy tiêu hóa. Còn chưa
3
hoàn thiện thể hiện ở số lượng cũng như hoạt lực của một số men trong đường tiêu
hóa heo con bị hạn chế. Tuy nhiên, heo và các loài gia súc khác đều thực hiện quá
trình tiêu hóa theo trình tự sau: quá trình tiêu hóa ở miệng rồi đưa xuống dạ dày tiếp
tục nghiền nhờ các loại acid HCl và các loại men tiêu hóa khác như men pepsin để
chuyển hóa protein.
Bảng2.1. Sự phát triển dung tích của bộ máy tiêu hóa heo con.
Cơ quan
Thời gian
Số lần tăng
Sơ sinh 70 ngày
Dạ dày
2,5 ml
1815ml
>70 lần
Ruột non
100 ml
6000 ml
60 lần
Ruột già
40 ml
2100ml
>50 lần


Theo Cù Xuân Dần (1996), heo dùng mũi ủi đất để tìm thức ăn và nhờ môi
dưới nhọn đưa thức ăn vào miệng. Khi lấy thức ăn ở máng thì nó nhờ răng, lưỡi và
nhờ vận động lắc đầu xốc mõn vào máng để lấy thức ăn. Tiêu hóa ở miệng gồm 3
giai đoạn: đầu tiên là lấy thức ăn và uống nước, tiếp theo là nhai và tẫm ước thức ăn
với nước bọt sau cùng là nuốt.
Sự tiết nước bọt ở heo biến đổi theo tuổi, lượng nước bọt, vật chất khô, và nitơ
trong nước bọt tăng theo tuổi (Trần Cừ, 1972). Trong nước bọt chứa men amylase,
maltase (chủ yếu là amylase). Ở heo sơ sinh, những ngày đầu hoạt tính amylase
trong nước bọt cao và lượng amylase đạt cao nhất lúc 2-3 tuần tuổi, sau đó giảm
50% (Trương Lăng, 1993). Ở miệng hầu như không có sự hấp thụ vì thức ăn dừng
lại ở đây không lâu, chỉ có khả năng hấp thu đường glucose, nhưng lượng này
không đáng kể.
Tiêu hóa ở dạ dày
Thức ăn khi vào dạ dày bị tác động bởi cơ học và hóa học. Tác động cơ học
là do cơ trơn vách dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn, đẩy thức ăn vào ruột. Tác động
hóa học là do tác động của dịch vị ở tuyến dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Heo
con mới sinh, dạ dày chỉ nặng 4-5g chứa từ 5-40g sữa, khi đạt 10 ngày tuổi thì dung
tích dạ dày tăng gấp 3 lần so với sơ sinh, đến 20 ngày tuổi sức chưa dạ dày đạt 2 lít,
sau đó tăng chậm đến tuổi trưởng thành thì dung tích đạt 3,5- 4 lít. Dịch vị tiết ra
4
tương ứng với sự phát triển của dung tích dạ dày, tăng mạnh nhất ở 3-4 tháng tuổi,
sau đó kém hơn. Lượng dịch vị biến đổi theo loại heo và theo ngày, đêm:
Bảng 2.2: Lượng dịch vị biến đổi tùy theo tuổi và ngày đêm của heo
Thời gian
Loại heo
Heo lớn
Heo con
Ngày
62%
31%

Đêm
38%
69%

Heo con 20 ngày tuổi, phản xạ tiết dịch vị chưa rõ. Ban đêm heo mẹ nhiều
sữa, kích thích sự tiết dịch vị ở heo con. Sau khi cai sữa, lượng dịch vị của heo con
tiết ra ở ngày và đêm bằng nhau (Trương Lăng, 2004).
Một số các yếu tố có liên quan đến sự kích thích tuyến bài tiết dịch vị, đó là sự
có mặt của thức ăn có trong dạ dày. Dịch vị bao gồm chủ yếu là nước, pepsinogen,
các muối vô cơ, chất nhầy, acid chlorhydric và yếu tố nội tại quan trọng cho sự hấp
thu vitamin B
12.
Pepsinogen là dạng không hoạt động của pepsin, là những protein
thủy phân. Nồng độ acid trong dịch vị thay đổi tùy theo khẩu phần, tính acid làm
hoạt hóa pepsinogen, chuyển đổi pepsinogen thành pepsin.
Heo con dưới 1 tháng tuổi trong dịch vị không có acid chlorhydric (HCl) tự
do, vì lúc này lượng HCl tiết ra rất ít và nhanh chóng kết hợp với niêm dịch và thức
ăn, làm cho hàm lượng acid HCl tự do rất ít hoặc hoàn toàn không có trong dạ dày
heo con bú sữa, hiện tượng này gọi là thiếu HCl. Vì thiếu HCl tự do trong dịch vị
nên hệ vi sinh vật phát triển gây bệnh đường tiêu hóa ở heo con. Đến 25 ngày tuổi,
trong dạ dày heo con mới có HCl tự do, trên 40 ngày tuổi tính kháng khuẩn xuất
hiện trong đường tiêu hóa heo con (Trần Cừ, 1972).
Tiêu hóa ở ruột.
Heo sơ sinh dung tích ruột non 100ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 đạt
6 lít, 12 tháng đạt 20 lít. Ruột già heo sơ sinh dung tích 40-50 ml, 20 ngày là 100
ml, tháng thứ 3 khoảng 2,1 lít, tháng thứ 4 là 7 lít, tháng thứ 7 là 11-12 lít. Heo tiêu
5
hóa ở ruột nhờ tuyến tụy, enzyme trypsin trong dịch tụy thủy phân protein thành
acid amin. Độ kiềm của dịch tụy tăng theo độ tuổi và cường độ tiết. Hoạt tính
enzyme ruột heo gồm có: amino peptidase, dipeptidase, lipase và amylase. Heo con

ở giai đoạn một tháng rưỡi đến hai tháng tuổi, lượng dịch ngày đêm tăng đáng kể
nếu tăng thức ăn thô xanh vào khẩu phần (Trương Lăng, 2003).
2.1.3 Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con
Theo Phạm Hữu Danh và Lưu Kỷ (2004), khi mới sinh cơ thể heo chứa 82%
nước. Sau khi sinh 30 phút tỷ lệ nước ở heo giảm 1-2%, nhiệt độ cơ thể giảm đến
5
0
C. Do bị mất nước mất nhiệt nhanh, cơ thể bị lạnh làm hoạt động chức năng của
bộ máy trong cơ thể bị rối loạn. Heo sơ sinh trao đổi năng lượng và trao đổi vật chất
rất cao trong khi đó nhiệt độ cơ thể lại giảm nhanh vì thế nhu cầu ẩm với heo con
rất quan trọng, 7 ngày đầu heo cần nhiệt độ 32-34
o
C, từ 7 ngày tuổi đến 10 ngày
tuổi cần 29-30
0
C, sau 10 ngày tuổi heo con mới tự cân bằng được nhiệt.
Khả năng điều tiết thân nhiệt của gia súc non rất kém, do đó nó rất nhạy với sự
thay đổi khí hậu bên ngoài, nhất là nhiệt độ lạnh rất dễ làm cho gia súc non bị bệnh.
Ở gia súc non từ 15-20 ngày tuổi thân nhiệt mới dần ổ định (Trần Thị Dân, 2004).
Theo Lê Hồng Mận (2006), heo mới sinh lớp mỡ dưới da chưa phát triển và
glycogen trong cơ còn thấp, da mỏng lông thưa nên khả năng giữ nhiệt trong cơ thể
còn hạn chế, heo dễ bị nhiễm bệnh.
Bảng 2.3: Nhiệt độ môi trường thích hợp cho heo con
Trọng lượng heo
Nhiệt độ
Nhiệt độ tối ưu (
o
C)
Nhiệt độ giới hạn (
o

C)
Heo sơ sinh
35
32 – 38
Heo 2 – 5 kg
30
27 – 32
Heo 5 – 20 kg
27
24 – 30

2.1.4 Sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột của heo con
Heo con mới sinh thì hệ vi sinh đường ruột chưa phát triển, chưa đủ số vi
khuẩn có lợi, chưa đủ khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh nên rất dễ nhiễm bệnh
nhất là bệnh đường tiêu hóa. Vi sinh vật phát triển trong đường ruột của heo con
ngay từ những giờ đầu tiên sau khi sinh, chúng bao gồm vi sinh vật trong môi
6
trường sống xung quanh như: Lactobacillus, Bacillus subtilis, E. coli, Streptococci,
Coliform, Bacteroides, Clostridia và nấm men. Các hoạt động tiêu hóa của heo con
phụ thuộc rất nhiều vào hệ vi sinh vật cư trú trong đường tiêu hóa từ khi mới sinh
và tạo thành hệ vi sinh vật cộng sinh (Đào Trọng Đạt, 1996).
Trong hệ vi sinh vật đường tiêu hóa heo con một số vi khuẩn có lợi như
Lactobacilus, Bacillus subtilis… có tác dụng tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể
như vitamin B
12
, Riboflavin (B2),…Các vi khuẩn gây thối rữa có thể gây bệnh như:
E.coli, Shigella… (Nguyễn Vĩnh Phước, 1980).
Trong điều kiện phát triển bình thường thì vi sinh vật sống cộng sinh trong
đường tiêu hóa của heo con không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng. Nhưng
khi điều kiện sống thay đổi bất lợi như thiếu dinh dưỡng, thời tiết thay đổi, vệ sinh

chăn nuôi kém… thì một số vi khuẩn trở thành tác nhân gây bệnh như: E.coli,
Clostridium perfrigens (Trần Cừ, 1972).
Phòng bệnh đường ruột quan trọng nhất là cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu
hóa. Bổ sung những chế phẩm vi sinh vật đường ruột sẽ đem lại hiệu quả khá cao
trong việc phòng và trị bệnh đường tiêu hóa (Niconxkij, 1983).
2.1.5. Sự phát triển của hệ thống miễn dịch
+ Miễn dịch chủ động: heo con mới sinh ra chưa có khả năng tổng hợp các lớp
globulin miễn dịch (Ig), khi heo con được 3 tuần tuổi mới bắt đầu tự tạo kháng thể
là bắt đầu có khả năng tự tạo miễm dịch chủ động. Đến 4-5 tuần tuổi heo con đạt
mức kháng thể hữu hiệu (Đào Trọng Đạt, 1996).
+ Miễn dịch thụ động: là sự bảo hộ ngắn ở heo con do tiếp nhận những
kháng thể qua sữa đầu và sữa của heo me, sữa heo mẹ là thức ăn lý tưởng của heo
con. Sữa đầu rất quan trọng vì sữa đầu có nhiều globulin miễn dịch. Trong sữa đầu
hàm lượng các globulin miễn dịch ở đỉnh cao vào giờ thứ nhất, sau đó giảm đi rất
nhanh, đến giờ thứ 3-4 là mức tối thiểu và sau đó kể như không còn. Kháng thể này
được truyền qua tế bào biểu bì ruột vào hệ tuần hoàn của heo con sơ sinh. Việc tiếp
nhận kháng thể thụ động ở heo con là hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến cả số
lượng và chất lượng của heo con về sau (Trương Lăng, 2004).
7
2.1.6. Hệ thống enzyme tiêu hóa
Theo Trần Cừ (1972), quá trình tiêu hóa hóa học của heo cũng như các hoạt
động khác nhờ vào hệ thống enzyme có thể chia ta 3 nhóm chính enzyme tiêu hóa
protid gồm có pepsin, trypsin, chimotrypsin,…Enzym tiêu hóa glucid và amylase,
maltase và lactase.
Lưu ý khi thay thế sữa mẹ bằng một chế độ thức ăn heo con sẽ mang nhiều rối
loạn về tiêu hóa do thiếu một số loại enzyme cần thiết phải bổ sung protein động
vật, cai sữa 5 tuần tuổi thì heo con sử dụng được protein thực vật tương đối dễ dàng
(Trương Lăng, 2003).
2.3 Bệnh tiêu chảy ở heo con sau cai sữa
Nguyên nhân

Tác nhân phổ biến nhất gây bệnh tiêu chảy ở heo giai đoạn sau cai sữa là: các
dòng E. coli K88 và K99. Ngoài ra các yếu tố stress do quản lý, chăm sóc nuôi
dưỡng (mất đi nguồn sữa mẹ, thay đổi thức ăn, chuồng trại, trộn bầy ) là nguyên
nhân vô cùng quan trọng dẫn đến tiêu chảy trên heo sau cai sữa. Ở giai đoạn cai sữa,
heo con mất đi sự bảo vệ từ sữa mẹ, cộng với tác động của các yếu tố stress nên sức
đề kháng với bệnh bị suy giảm, tạo cơ hội để vi khuẩn Escherichia coli gia tăng
phát triển và gây tiêu chảy sau cai sữa (Clarence M.fraser, 1986).
Các dòng E.coli phổ biến gây bệnh tiêu chảy heo con cai sữa là K88, K99 (Lê
Văn Năm, 1999).
Cơ chế sinh bệnh
Các yếu tố stress lúc cai sữa đã là những tác bất lợi cho cơ thể heo nhưng lại là
những điều kiện thuận lợi để các dòng E.coli (ETEC: Enterotoxigennic E.coli –
nhóm gây bệnh đường ruột) phát triển nhanh và bám vào thành ruột, tiết độc tố và
làm tổn thương tế bào thành ruột, gây bài tiết rất nhiều nước, kéo theo các ion Cl
-
,
Na
+
và HCO
3
-
gây mất nước và chất điện giải, ngăn cản sự hấp thu nước và các ion
từ ruột, làm gia tăng sự co thắt của nhu động ruột gây tiêu chảy. Tổn thương tế bào
thành ruột còn cảng trở hấp thu dinh dưỡng. Quá trình bệnh làm cho con vật mất
nước, mất chất điện giải, mất dinh dưỡng có thể dẫn đến hôn mê và chết (Hồ Thị
việt Thu, 2012).
Triệu chứng
Heo thường bị tiêu chảy trong 3 - 5 ngày đầu sau cai sữa, hoặc ngay khi thay
đổi khẩu phần thức ăn. Tiêu chảy kéo dài từ 3 - 5 ngày, phân lỏng màu xám nâu,
8

nhưng không có máu. Con bệnh mất nước và suy nhược nên thường yếu ớt, chậm
chạp, trọng lượng giảm, da khô, nhăn nhúm, lông dựng. Trường hợp mất nước
nghiêm trọng thì da ở mõm, bụng và ngón chân có màu xanh tím.
Bệnh tích
Xác gầy do mất nước, mắt trũng sâu, dạ dày giãn nở. Ruột phồng to, sung
huyết. Một số trường hợp viêm xuất huyết, sung huyết thành dạ dày, ruột non.
Trong ruột chứa nhiều dịch (Hồ Việt Thu, 2012).
Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Nuôi cấy phân lập tìm vi khuẩn gây bệnh từ chất chứa của ruột non và từ phân
heo bệnh.
Phòng và trị bệnh:
- Phòng bệnh:
Duy trì nhiệt độ ổn định trong suốt tuần đầu sau cai sữa (33 – 35
0
C). Tránh
những thay đổi đột ngột lúc cai sữa.
Tăng cường khả năng tiêu hóa ở heo con (bổ sung chế phẩm chứa enzyme tiêu
hóa hoặc vi sinh vật có lợi trên đường tiêu hóa như Lactobacillus, Bacillus
subtilis hay các axit hữu cơ).
Bổ sung thuốc vào trong thức ăn ở hàm lượng điều trị 3 - 5 ngày trước và sau
khi cai sữa, kẽm oxit ở hàm lượng 2600 ppm trong 2 tuần sau cai sữa.
- Trị bệnh:
Cấp kháng sinh theo đường uống như: ampicillin, amoxicillin, apramycin,
neomycin, tetracyclines, trimethoprim sulphonamide, spectinomycin, gentamicin,
cephalothin hoặc ceftiofur (trường hợp cho phép sử dụng). Ngay khi phát hiện heo
mắc bệnh, phải điều trị ngay và liên tục từ 3 - 5 ngày.
Bù nước và chất điện giải, truyền dung dịch glucose qua đường miệng.
Cấp thuốc chống tiết dịch, cầm tiêu chảy.
Bổ sung axit hữu cơ vào trong thức ăn, nước uống (pH khoảng 4,5 – 4,8).




9
2.6 Giới thiệu sản phẩm Acid Lac Premium Dry
2.6.1 Thành phần
Acid Lactic
Acid Fumaric
Acid Propionic
Acid Formic
Acid Citric
Acid Benzoic

Hình 1. Acid Lac Premium Dry








10
Bảng 2.4 Tác dụng của từng loại acid
Acid
Kháng khuẩn
Probiotic
Độ ngon miệng
Tăng trọng và
FCR
Lactic

+
+ + +
+ +
+
Fumaric
+ +
+ +
+
+ +
Propionic
+ + +
+
+ +
+
Formic
+ + +
+
+
+
Citric
+
+
+ +
+
Benzoic
+ +
-
+
+ +
2.6.2 Tác dụng chung của Acid Lac Premium Dry.

Ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, duy trì cân bằng vi khuẩn đường
ruột.
Tiêu diệt vi khuẩn bệnh.
Hỗ trợ sự tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng: Hoạt hóa pepsinogen, hỗ
trợ tiêu hóa protein; tăng độ hòa tan chất khoáng, hỗ trợ hấp thu chất khoáng, đặc
biệt vi khoáng; kích thích ruột tiết secretin, giúp tụy tiết nhiều bicarbonate và acid
mật, giúp lipid thức ăn tiêu hóa, hấp thu tốt hơn.
Tăng sự tái tạo lớp tế bào vi lông nhung (acid butyric): Na butyrate tăng chiều
dài lông nhung lên khoảng 30% (Vũ Duy Giảng, 2008).
2.6.3 Cơ chế kháng khuẩn của acid hữu cơ.
Theo Vũ Duy Giảng (2008), cơ chế ức chế vi khuẩn bệnh của acid hữu cơ bổ
sung vào thức ăn được giải thích như sau:
Trong đường ruột tồn tại các nhóm vi khuẩn có ích và vi khuẩn gây bệnh, số
lượng các nhóm này được duy trì ở trạng thái cân bằng (eubiosis); do những nguyên
nhân nào đó số lượng vi khuẩn bệnh tăng lên, trạng thái cân bằng bị phá vỡ
(dysbiosis), con vật bị rối loạn tiêu hóa và gây tiêu chảy.
11
Vi khuẩn có ích sống trong môi trường pH thấp hơn vi khuẩn bệnh. Ví dụ: pH
thích hợp cho nhóm vi khuẩn lên men sinh acid lactic là 2 - 3, còn pH cho vi khuẩn
bệnh như E.coli là ≥ 4; Samonella là ≥ 3,5; Cl.perfringens là ≥ 6.
Như vậy bổ sung acid hữu cơ để đưa pH dịch tiêu hóa xuống <3,5 thì sẽ ức
chế những vi khuẩn bệnh và tạo điều kiện cho vi khuẩn có ích hoạt động.
Cơ chế tiêu diệt vi khuẩn bệnh của acid hữu cơ bổ sung vào thức ăn được giải
thích như sau:
Acid đi vào tế bào vi khuẩn, ở đây (pH=7) acid phân ly cho ra H
+
( RCOOH
→ RCOO
-
+ H

+
), pH bên trong tế bào giảm, vi khuẩn phải sử dụng cơ chế bơm
ATPase để đẩy H
+
ra khỏi tế bào, vi khuẩn bị mất năng lượng. Mặt khác pH giảm
thì cũng ức chế quá trình đường phân (glycolysis), tế bào vi khuẩn bị mất nguồn
cung cấp năng lượng. Khi phân ly trong tế bào, anion của acid không ra khỏi được
tế bào, gây rối loạn thẩm thấu. Những nguyên nhân này làm cho vi khuẩn bị chết.
Sự phân ly của acid hữu cơ lại phụ thuộc vào hằng số phân ly (pK) và pH của
môi trường.
+ pK càng cao thì độ phân ly càng lớn. Ví dụ trong một môi trường có pH như
nhau thì acid acetic có độ phân ly cao hơn acid formic (pK của acid acetic là 4,76 và
của acid formic là 3,75).
+ Acid hữu cơ phân ly ít trong môi trường có pH thấp và phân ly nhiều trong
môi trường có pH cao. Ống tiêu hóa của lợn hay gà có pH khác nhau theo với các vị
trí khác nhau. Ở dạ dày, pH thường thấp (2,5 - 3,5), acid hữu cơ ở đây không phân
ly hoặc phân ly rất ít, nhưng ở ruột non pH thường cao (6 - 7,5), acid hữu cơ phân ly
phân ly nhiều, 4 thậm chí phân ly hoàn toàn. Khi đã phân ly thì acid không đi vào
được tế bào vi khuẩn và không còn có tác dụng diệt khuẩn nữa (Sơ đồ 3 và 4).
Sơ đồ 4 cho thấy ở pH 3,5 acid butyric hầu như không phân ly, acid lactic và
formic phân ly khoảng 40% (60% không phân ly), nhưng pH tăng dần lên thì sự
phân ly của các acid này cũng tăng, đến pH= 6,0-7,0 tất cả các acid hầu như phân
ly hoàn toàn. Riêng acid butyric có độ phân ly thấp khi pH tăng, ở pH = 5,5 - 6,0 thì
vẫn còn khoảng gần 20% không bị phân ly.
12

Sơ đồ 2: Cơ chế diệt khuẩn của acid hữu cơ (pH = 4 acid phân ly nên đi vào tế bào vi
khuẩn, pH= 7 acid không phân ly nên không đi vào tế bào vi khuẩn)
Vi khuẩn có ích là nhóm vi khuẩn không nhạy cảm với pH. Nhóm vi khuẩn
này dung nạp được pH chênh lệch rộng giữa trong và ngoài tế bào vi khuẩn, khi pH

trong tế bào đủ thấp, acid hữu cơ sẽ trở lại dạng không phân ly và ra khỏi tế bào vi
khuẩn theo cùng một con đường mà chúng đi vào (Vũ Duy Giảng, 2006).
13
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU
3.1 Phương tiện thí nghiệm
3.1.1 Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013.
Thí nghiệm được thực hiện tại trại Bằng Lăng Tím, xã Gia Tân, huyện Thống
Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ trại chăn nuôi Bằng Lăng Tím
A,B,F: Dãy heo thịt. C: dãy heo cai sữa. D: Heo nái nuôi con
và cai sữa.
E: Dãy nuôi nái mang thai.


CỔNG
KHO
NHÀ Ở
CÔNG
NHÂN
A
B
C
D
E
F
NHÀ
Ở CÔNG

NHÂN

Biogas
14

Hình 3.1: Dãy chuồng heo nuôi thí nghiệm

3.1.2 Đối tượng thí nghiệm.
Thí nghiệm được thực hiện ngẫu nhiên trên 120 heo con sau cai sữa, thuộc các
giống Yorkshire x Duroc và Landrace x Duroc.
3.1.3 Dụng cụ và thuốc thí nghiệm
Cân đồng hồ lớn 60 kg để cân thức ăn để trộn
Cân đồng hồ nhỏ 2 kg để cân acid.
Cân tạ để cân heo trước và sau thí nghiệm
Sổ ghi chép, bút lông và các dụng cụ khác.
Acid lac premium dry
3.1.4 Thức ăn và nước uống trong thí nghiệm
Nguồn nước được sử dụng là nước ngầm. Nước được bơm lên bồn chứa sau
đó theo hệ thống ống dẫn vào các dãy chuồng để cho heo uống, tắm cho heo và vệ
sinh chuồng.
Thức ăn do trại tự trộn với công thức riêng.

15
3.2 Phương pháp thí nghiệm
3.2.1 Bố trí thí nghiệm
120 heo con sau cai sữa được bố trí ngẫu nhiên làm 4 nghiệm thức, mỗi
nghiệm thức 30 con heo và được nuôi trong 3 ô chuồng (mỗi ô chuồng nuôi 10 con
heo).
NT1: Sử dụng 1 kg Acid Lac Premium Dry trộn vào 1 tấn thức ăn
NT2: Sử dụng 2 kg Acid Lac Premium Dry trộn vào 1 tấn thức ăn.

NT3: Sử dụng 3 kg Acid Lac Premium Dry trộn vào 1 tấn thức ăn.
NTĐC: Không sử dụng chế phẩm Acid lac premium dry.
3.2.2. Phương pháp trộn Acid Lac Premium Dry vào thức ăn và cho ăn
Cân lượng Acid lac premium dry cho các nghiệm thức vừa đủ để trộn với 50
kg thức ăn mỗi lần. Để Acid lac premium dry được trộn đều trong thức ăn chúng tôi
thực hiện cách trộn từ nhỏ cho tới lớn, nghĩa là sử dụng lượng acid đã cân trước trộn
với lượng thức ăn bằng 2 lần lượng acid đó cho đều, sau đó tiếp tục cho thêm lượng
thức ăn gấp 2 lần lượng thức ăn đã cho trước tiếp tục trộn cho thật đều và tiếp tục
như vậy cho đến khi trộn hết thức ăn.
Cho heo ăn tự do và cho ăn 5 bữa mỗi ngày, liên tục trong 31 ngày tính từ
ngày cai sữa đầu tiên cho đến kết thúc thí nghiệm.
3.2.3 Các chỉ tiêu thí nghiệm
- Xác định tỷ lệ heo bị bệnh tiêu chảy ở các nghiệm thức
Tỷ lệ tiêu chảy (%) =
Số heo tiêu chảy
x 100
Số heo con theo dõi
- Xác định mức độ tiêu chảy qua trạng thái phân
Hằng ngày chúng tôi quan sát thường xuyên, kỹ lưỡng phân của heo ở tất cả
các lô thí nghiệm và lô đối chứng để đánh giá trạng thái phân và xác định mức độ
bệnh tiêu chảy. Chúng tôi chia thành 4 mức trạng thái phân tương ứng với 4 mức độ
bệnh như sau:
Phân bình thường (phân khô và thành khuôn tròn, dài): heo không bị tiêu
chảy.
16

Hình 3.2: Phân bình thường
Phân sệt (phân nhão và thành bãi): heo bị tiêu chảy nhưng ở mức độ nhẹ.

Hình 3.3: Phân sệt

Phân lỏng (phân có trạng thái lỏng nhưng vẫn còn lợn cợn): heo bị tiêu chảy ở
mức khá nặng.

×