Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

tình hình nhiễm leptospira trên chó tại tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 55 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG







TRẦN THỊ DIỄM MI








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y





Cần Thơ - 2014
TÌNH HÌNH NHIỄM LEPTOSPIRA TRÊN CHÓ
TẠI TỈNH AN GIANG



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y

Tên đề tài:








Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGS.TS HỒ THỊ VIỆT THU TRẦN THỊ DIỄM MI
MSSV: 3103036
Lớp: Dược Thú Y- K36


Cần Thơ - 2014
TÌNH HÌNH NHIỄM LEPTOSPIRA TRÊN CHÓ
TẠI TỈNH AN GIANG


i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Tình hình nhiễm Leptospira trên chó tại tỉnh An Giang; do sinh
viên: Trần Thị Diễm Mi thực hiện tại bệnh xá thú y và phòng thí nghiệm vi
sinh Bộ môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại
Học Cần Thơ từ tháng 07/2014 đến tháng 10/2014.

Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2015 Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2015
Duyệt Bộ Môn Duyệt Giáo viên hướng dẫn



PGS.TS HỒ THỊ VIỆT THU

Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2015
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng



ii

LỜI CẢM ƠN

Qua bao năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần Thơ, hôm
nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn ngoài nổ lực của bản thân, còn có nguồn động viên và dạy bảo

tận tình của cha mẹ và thầy cô.
Con xin kính dâng lên cha mẹ lòng biết ơn sâu sắc, người đã dành cả cuộc đời
cho con cất bước đến trường.
Xin chân thành ghi nhớ công ơn cô Hồ Thị Việt Thu đã hết lòng quan tâm,
động viên, chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô Nguyễn Thị Bé Mười đã dìu dắt giúp đỡ về
mọi mặt để tôi thực hiện tốt đề tài. Cô Châu Thị Huyền Trang đã nhiệt tình
giúp đỡ, dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian
cô làm cố vấn học tập cho tôi.
Quý thầy cô Bộ môn Thú Y và Bộ môn Chăn Nuôi đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, lẫn nhận thức xã hội trong quá trình
học tập tại trường.
Các cô chú, ban lãnh đạo, cán bộ thú y ở Long Xuyên, Chợ Mới, Tịnh Biên
của tỉnh An Giang đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình lấy mẫu.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các anh chị, bạn bè, các em
đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Cuối lời xin kính chúc quý thầy cô cùng các anh, chị, em và các bạn dồi dào
sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống!

Trần Thị Diễm Mi






iii

MỤC LỤC


Trang duyệt i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh sách bảng vi
Danh sách hình vii
Tóm lược viii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Giới thiệu về bệnh do Leptospira 2
2.1.1 Đặc điểm của Leptospira 2
2.1.2 Dịch tễ học 5
2.1.3 Cơ chế sinh bệnh 7
2.1.4 Triệu chứng 8
2.1.5 Bệnh tích 9
2.1.6 Chẩn đoán bệnh 10
2.1.7 Phòng bệnh 14
2.1.8 Điều trị 15
2.2 Tình hình nghiên cứu về bệnh do Leptospira 16
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 16
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 17
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Nội dung nghiên cứu 18
3.2 Phương tiện nghiên cứu 18
3.2.1 Thời gian và địa điểm 18
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu 18
3.2.3 Thiết bị, dụng cụ 18
iv


3.3 Phương pháp tiến hành 20
3.3.1 Phương pháp lấy mẫu. 21
3.3.2 Phương pháp thực hiện phản ứng vi ngưng kết MAT 21
3.3.3 Phương pháp thống kê số liệu 24
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó tại An Giang 25
4.2 Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo giống 26
4.3 Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo lứa tuổi 27
4.4 Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo giới tính 28
4.5 Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo phương thức nuôi 28
4.6 Kết quả định danh các chủng Leptospira trên chó 30
4.7 Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo hiệu giá ngưng kết 31
4.8 Cường độ nhiễm các chủng Leptospira trên một cá thể 32
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 34
5.1 Kết luận 34
5.2 Đề nghị 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
PHỤ CHƯƠNG 38
Phụ lục A 38
Phụ lục B 39
Phụ lục C 41








v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Nguyên chữ
Nghĩa tiếng Việt
DNA
Deoxyribonucleic Acid

RNA
Ribonucleic Acid

PCR
Polymerase Chain Reaction
Phản ứng chuỗi trùng hợp
hay phản ứng khuếch đại gen
MAT
Microscopic Agglutination Test
Phản ứng vi ngưng kết
ELISA
Enzyme Linked
Immunosorbent Assay
Xét nghiệm liên kết miễn
dịch với enzyme
IF
Immuno fluorescence
Phản ứng miễn dịch huỳnh
quang
CF
Complement fixation

Phản ứng kết hợp bổ thể
EMJH
Ellinghausen-McCullough-
Johnson-Harris
Môi trường Ellinghansen-Mc
Cullough cải tiến bởi
Johnson và Harris
MLST
Multilocus Sequence Typing
Kỹ thuật giải trình tự gen
nhiều locus











vi

DANH SÁCH BẢNG

Bảng
Nội dung
Trang
Bảng 2.1: Phân loại các serogroup Leptospira 2

Bảng 2.2: Một số chủng xoắn khuẩn có thể gây bệnh ở các loài động vật 5
Bảng 3.1: Các chủng Leptospira dùng trong thực hiện phản ứng MAT 19
Bảng 4.1: Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó tại An Giang 26
Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo địa bàn 25
Bảng 4.3 : Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo lứa tuổi 27
Bảng 4.4: Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo giới tính 28
Bảng 4.5: Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo phương thức nuôi 28
Bảng 4.6: Kết quả định danh các chủng Leptospira 30
Bảng 4.7: Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo hiệu giá ngưng kết 31
Bảng 4.8: Cường độ nhiễm các chủng Leptospira trên một cá thể 32



vii

DANH SÁCH HÌNH

Hình
Nội dung
Trang
Hình 2.1 Leptospira dưới kính hiển vi điện tử 3
Hình 2.2 Đường lây nhiễm mầm Leptospirosis 6
Hình 2.3 Chó vàng da toàn thân 8
Hình 2.4 Thận chó có nhiều nốt xuất huyết và hoại tử trắng 10
Hình 2.5 Leptospira nhuộm màu đỏ nâu dọc thành hoặc trong ống thận 10
Hình 2.6 Sơ đồ phát hiện Leptospirosis bằng kỹ thuật PCR 14
Hình 3.1 Sơ đồ chẩn đoán huyết thanh học Leptospirosis 20
Hình 3.2 Sơ đồ pha loãng huyết thanh 22
Hình 3.3 Các mức độ ngưng kết trong phản ứng vi ngưng kết 23
Hình 3.4 Sơ đồ nâng cao hiệu giá huyết thanh 24

Hình 4.1 Biểu đồ Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo địa bàn 25
Hình 4.2 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo lứa tuổi 27
Hình 4.3 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo phương thức nuôi 29











viii

TÓM LƯỢC

Đề tài nghiên cứu "Tình hình nhiễm Leptospira trên chó tại tỉnh An Giang"
được thực hiện trong thời gian từ 07/2014 đến 10/2014.
Mẫu huyết thanh chó được thu thập từ các hộ dân ở huyện Chợ Mới, Tịnh
Biên và thành phố Long Xuyên của tỉnh An Giang bao gồm 152 mẫu. Tình
hình nhiễm Leptospira trên chó được xác định bằng phản ứng vi ngưng kết
(Microscopic Agglutination Test) với 24 chủng kháng nguyên sống
Leptospira. Kết quả ghi nhận như sau:
Tỷ lệ huyết thanh dương tính với Leptospira trên chó là 20,39% (31/152).
Tỷ lệ nhiễm Leptospira giữa các huyện Tịnh Biên, Long Xuyên, Chợ Mới lần
lượt là 21,15% (11/52); 19,61% (10/51); 20,41% (10/49). Tỷ lệ nhiễm
Leptospira trên chó không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giống, giới
tính và giữa các độ tuổi.

Chó được nuôi theo phương thức nuôi thả có tỷ lệ nhiễm Leptospira (23,08%)
cao hơn nuôi nhốt (4,55%) có ý nghĩa thống kê.
Có 13 chủng dương tính trong tổng số 24 chủng kiểm tra. Các chủng phổ biến
bao gồm: L. icterohaemorrhagiae Verdun (27,94%), L. icterohaemorrhagiae
copenhagini Wijnberg (19,12%), L. panama panama CZ 214K (13,24%), L.
canicola canicola Chiffon (5,88%), L. sejroe hardjo Hardjo Bovis (5,88%).
Hiệu giá ngưng kết từ 1/200-1/800, trong đó tập trung chủ yếu ở hiệu giá
1/200 (53,66 %).
Chó nhiễm từ 1-4 chủng trên một cá thể, trong đó 1 chủng chiếm tỷ lệ cao nhất
(51,22%).

1

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây bệnh do Leptospira gây ra trên gia súc và con
người ngày càng được quan tâm do khả năng ảnh hưởng của nó đối với sức
khỏe vật nuôi và cộng đồng. Leptospirosis là bệnh nguy hiểm truyền lây giữa
người và động vật, hiện diện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở
các nước kém phát triển hay đang phát triển. Hiện nay, người ta đã phát hiện
trên 200 serovar xoắn khuẩn Leptospira. Những động vật khác nhau, vùng
khác nhau nhiễm những serovar khác nhau (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức
Hiền, 2012).
Người và gia súc mắc bệnh có thể có các triệu chứng như sốt, vàng da, suy
giảm chức năng gan, thận, sẩy thai, thai chết non, giảm khả năng sinh sản. Tuy
nhiên, đa số các trường hợp gia súc mắc bệnh là ở thể mạn tính. Gia súc mắc
bệnh thể này thải xoắn khuẩn ra môi trường trong thời gian dài và là nguồn lây
nhiễm nguy hiểm trong chăn nuôi (Levett, 2001). Trong đó chó là động vật rất
mẫn cảm, gần gũi với con người. Ở Việt Nam thịt chó còn là món ăn yêu thích
của nhiều người. Vì thế các bệnh lây truyền từ chó sang người cần được quan

tâm, trong đó có bệnh do Leptospira gây ra.
An Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long thường xảy ra lũ lụt, là
điều kiện thích hợp để xoắn khuẩn Leptospira lây lan. Xuất phát từ tình hình
trên và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Tình hình nhiễm Leptospira trên chó tại tỉnh An Giang”.
Mục tiêu đề tài
- Xác định tình hình nhiễm Leptospira trên chó tại An Giang.
- Xác định ảnh hưởng của các yếu tố địa bàn, giống, giới tính, lứa tuổi,
phương thức nuôi đối với tỷ lệ nhiễm Leptospira.












2

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Giới thiệu về bệnh do Leptospira
2.1.1 Đặc điểm của Leptospira
Phân loại học
- Lớp Schizomycetes
- Bộ Spirochaetales

- Họ Leptospiraceae
- Giống Leptospira
- Loài: có 2 loài
+ Leptospira interrogans: loài gây bệnh cho người và động vật, hơn 200
serovar đã được công nhận. Các serovar có tính kháng nguyên tương đồng
được nhóm lại thành serogroup (Kmety et al., 1993).
+ Leptospira biflexa: là loài không gây bệnh, chiếm đa số, sống hoại sinh
trong tự nhiên. Hơn 60 serovar của L. biflexa đã được ghi nhận (Johnson et al.,
1984).
Bảng 2.1 Phân loại các serogroup Leptospira
TT
Serogroup
TT
Serogroup
1
Austrarlis
14
Lyme
2
Autumnalis
15
Manhao
3
Ballum
16
Mini
4
Bataviae
17
Panama

5
Canicola
18
Pomona
6
Celledoni
19
Pyrogenes
7
Cynopteri
20
Ranarum
8
Djasiman
21
Sarmin
9
Grippotyphosa
22
Sejroe
10
Hebdomadis
23
Shermani
11
Icterohaemorrhagiae
24
Tarassovi
12
Javanica

25
Chưa được sắp xếp hoặc mới phân lập
13
Louisiana


(Phạm Sỹ Lăng và Hoàng Văn Năm, 2012)
3

Hình thái
Leptospira được cấu tạo bằng nhiều vòng xoắn khít lại với nhau, rất khó phân
biệt trên kính hiển vi thường, cong ở hai đầu (dạng móc câu). Chiều dài xoắn
khuẩn khoảng từ 6µm-25µm, rộng khoảng 0,1-0,3µm, khi phát triển chúng
kéo dài 50µm, khi chết hay bị stress về dinh dưỡng chúng rút ngắn lại. Vi
khuẩn di động mạnh do co rút và xoay theo 3 hướng dọc, ngang và xoay tròn
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Leptospira có cấu tạo lớp màng tế bào giống như vi khuẩn Gram âm, bao gồm
tế bào chất và lớp màng bên ngoài. Tuy nhiên, lớp peptidoglycan thường liên
kết với tế bào chất hơn là với lớp màng ngoài. Là vi khuẩn Gram âm, nhưng
xoắn khuẩn rất khó nhuộm bằng phương pháp nhuộm thông thường. Để quan
sát xoắn khuẩn phải dùng kính hiển vi nền đen hoặc kính hiển vi soi ngược;
nếu không phải nhuộm thấm bạc (xoắn khuẩn có màu nâu đen) hoặc nhuộm
huỳnh quang; ngoài ra có thể nhuộm Giemsa (xoắn khuẩn màu đỏ tím)
hoặc Fontana - Tribondeau (xoắn khuẩn màu nâu đen) (Phạm Sỹ Lăng và
Hoàng Văn Năm, 2012).

(
Hình 2.1. Leptospira dưới kính hiển vi điện tử
Đặc tính nuôi cấy
Leptospira là một vi khuẩn hiếu khí có thể nuôi cấy trong môi trường nhân

tạo, thường nuôi trong môi trường lỏng có từ 5-10% huyết thanh thỏ tươi có
độ pH 7,2-7,6, nhiệt độ 28-30
0
C và giàu oxy. Xoắn khuẩn mọc chậm sau 6-10
ngày mới phát triển có khi đến 3 tháng (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Việc nuôi cấy Leptospira thường gặp rất nhiều khó khăn. Leptospira là xoắn
khuẩn duy nhất có thể mọc được trên môi trường nhân tạo, phát triển tốt trong
môi trường lỏng hoặc bán lỏng (1-2% agar), nhưng dinh dưỡng cho chúng đòi
hỏi phải có chất béo chuỗi dài, các acid béo này cung cấp năng lượng và là
nguồn carbon cho chúng phát triển vì Leptospira không thể tổng hợp mới các
4

acid béo cũng như vitamin B1 và B12. Ngoài ra còn phải bổ sung một số chất
khác như Fe
2+
, Ca
2+
, để chúng phát triển.
Có rất nhiều công thức pha chế môi trường nuôi cấy Leptospira đã được mô
tả. Tuy nhiên, sử dụng phổ biến nhất hiện nay là EMJH (Ellinghausen, Mc
Cullough, Johnson, Harris) với thành phần chính là acid oleic, albumin huyết
thanh bò và polysorbate (Tween 80).
Một vài chủng Leptospira cần bổ sung pyruvate hoặc huyết thanh thỏ và môi
trường khi nuôi cấy. Khi phân lập Leptospira từ mẫu bệnh phẩm, có thể bổ
sung kháng sinh vào môi trường như 5 – fluorouracil, gentamincin, nalidixic
acid hoặc rifampicin (Faine et al., 1999).
Sức đề kháng
Ở điều kiện thích hợp, xoắn khuẩn có thể tồn tại ngoài môi trường vài tháng
hoặc vài năm, có khả năng gây bệnh cho động vật mẫn cảm.
Xoắn khuẩn có sức đề kháng tương đối yếu, đặc biệt rất nhạy cảm với nhiệt

độ. Ở nhiệt độ 50
o
C xoắn khuẩn bị diệt trong 10 phút; nhiệt độ 60
o
C bị diệt
trong 5 phút.
Môi trường có pH axit xoắn khuẩn không mọc được, có thể bị giết chết bởi
nước biển.
Các chất sát trùng thông thường có thể diệt xoắn khuẩn nhanh chóng: axit dạ
dày và muối mật có khă ngăn diệt xoắn khuẩn. Penicilline có tác dụng tốt đối
với Leptospira (Phạm Sỹ Lăng và Hoàng Văn Năm, 2012).
Cấu trúc kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên được chia thành hai phần chính:
- Kháng nguyên P: thuộc phần vỏ có bản chất là protein chịu nhiệt, cấu trúc là
lipopolysacharide. Kháng nguyên này có vai trò quan trọng trong phản ứng vi
ngưng kết (MAT: Microscopic Agglutination Test), giúp phân biệt Leptospira
hoại sinh hay gây bệnh và giúp xác định được các chủng huyết thanh và các
nhóm huyết thanh Leptospira.
Kháng nguyên S: còn gọi là kháng nguyên thân, thuộc tế bào chất, thành phần
cấu tạo cũng là lipopolysaccharide, có tính chuyên biệt cho nhóm huyết thanh
với các vị trí quyết định kháng nguyên (epitop) đặc hiệu của chủng huyết
thanh, dùng để nhận biết các loài Leptospira.
Chủng huyết thanh Leptospira được xác định dựa trên kháng nguyên bề mặt
hay kháng nguyên P.
5

Do sự khác nhau về cấu trúc kháng nguyên, người ta chia Leptospira thành
nhiều nhóm huyết thanh (serogroup). Mỗi nhóm huyết thanh có nhiều chủng
huyết thanh hay còn gọi là serovar (Johnson và Feine, 1984).
2.1.2 Dịch tễ học

Loài vật mắc bệnh
Trong tự nhiên, tất cả các loài động vật có vú đều có thể mắc bệnh do
Leptospira gây ra, bao gồm động vật cảnh, động vật nuôi, động vật hoang dã
và người. Các loài cá và động vật giáp xác, bò sát và lưỡng thê ít mẫn cảm với
bệnh. Loài chim cũng không mắc bệnh, trừ một số trường hợp con non bị
bệnh. Côn trùng chỉ mang mầm bệnh khi hút máu động vật bệnh và có thể làm
lây lan bệnh.
Bảng 2.2 Một số chủng xoắn khuẩn có thể gây bệnh ở các loài động vật
TT
Loài vật mắc
bệnh
Serovar thường gây bệnh
Serovar gây bệnh khác
(ít phổ biến)
1
Chó
canicola, icterohemorrhagise,
grippotyphosa, pomona
bratislava
2
Mèo
Rất hiếm

3
Bò, hươu, nai
hardjobovis, pomona,
grippotyphosa,
icterohemorrhagise
australis, autumnalis,
canicola, bataviae,

hebdomalis,
krematosis, tarassovi,
sejroe, bratislava
4
Lợn
pomona, bratislava, canicola,
tarassovi, icterohemorrhagise
grippotyphosa, sejroe
5
Cừu
pomona, bratislava,
grippotyphosa, hardjo

6
Ngựa
pomona, bratislava, canicola,
sejroe, icterohemorrhagise

(Phạm Sỹ Lăng và Hoàng Văn Năm, 2012)
Leptospira gây bệnh cho bò, chó nhiều nhất; sau đó đến ngựa, cừu, dê, heo,
người. Các thú hoang như chuột, chồn, báo cũng là nguồn bệnh quan trọng.
Loài chuột có thể nhiễm một số chủng Leptospira, chúng không mắc bệnh,
không biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhưng có thể truyền mầm bệnh cho các
loài vật khác. Ở người, bệnh mang tính chất nghề nghiệp rõ: công nhân làm vệ
sinh cống rãnh, công nhân chăn nuôi, cán bộ địa chất, lâm nghiệp
6

Trong phòng thí nghiệm thường dùng chuột lang để gây bệnh bằng cách tiêm
vào xoang bụng hoặc dưới da (ngoài ra có thể dùng thỏ, chuột bạch).
Đường lây lan














(
Hình 2.2: Đường lây nhiễm mầm Leptospirosis
Ở động vật, bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hoá do thức ăn, nước uống có
nhiễm Leptospira của động vật mắc bệnh hay mang trùng. Ngoài ra bệnh cũng
có thể truyền qua vết xay xát ngoài da hoặc qua niêm mạc. Leptospira cũng có
thể truyền qua tinh dịch của động vật trong thời gian mắc bệnh.
Ở người thường bị nhiễm qua da xay xát, qua niêm mạc mắt, mũi do tiếp xúc
với máu, dịch tiết của động vật mắc bệnh, hay vô tình nuốt phải nước có
nhiễm Leptospira (vận động viên bơi lội) (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức
Hiền, 2012).
Vật mang mầm bệnh thường thấy là các loại vật nuôi kiểng (chó, mèo), loài
gặm nhấm (chuột) và các loại gia súc (trâu, bò, heo, ngựa, ). Leptospira có
thể tồn tại trong nước tiểu các con vật mang bệnh này trong thời gian dài nhiều
năm. Người bệnh bị lây nhiễm do tiếp xúc với các bệnh phẩm như nước tiểu,
khi vuốt ve, vệ sinh cho chúng, khi tiếp xúc với chuồng trại hoặc các thức ăn
của chúng đã bị nhiễm khuẩn.
Viêm mống mắt


7

Theo Nguyễn Lương (1997), ve truyền Leptospira cho gia súc và thú hoang,
ngoài ra ve còn truyền căn bệnh cho thế hệ sau của ve qua trứng.
2.1.3 Cơ chế sinh bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Leptospira sẽ nhân lên trong mạch máu vì đó là
điều kiện lý tưởng để mầm bệnh phát triển. Tốc độ nhân lên của xoắn khuẩn
chậm hơn so với một số loài vi khuẩn khác, nhưng vẫn hình thành một số
lượng lớn mầm bệnh sau một vài ngày. Xoắn khuẩn có thể tác động gây nên
các biến đổi bệnh lý do hai cơ chế như sau :
- Độc tố : Leptospira là những vi khuẩn có khả năng sản sinh độc tố. Để nhân
lên, chúng không cần xâm nhập vào tế bào (như các virus gây bệnh), mà chỉ
cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, nhiệt độ ẩm và hệ tiết niệu để chúng có thể
phát tán.
Tất cả các serovar Leptospira đều có tính độc, thành phần của chúng có chứa
các chất hoá học có khả năng gây viêm và giết chết tế bào gần đó. Chúng có
thể gây bệnh cho vật chủ là do có khả năng nhân lên tạo ra một số lượng rất
lớn mầm bệnh. Một trong những phương thức để Leptospira gây chết tế bào là
do chúng tạo ra các lổ hổng trên bề mặt tế bào. Khi vi khuẩn sinh ra một lượng
độc tố lớn, chúng gây sốt trong thể bệnh cấp tính.
- Sự bám dính: xoắn khuẩn có thể bám dính vào các tế bào thành mạch máu,
từ đó xâm nhập vào các mô bào. Thực tế cho thấy khi xoắn khuẩn di chuyển
trong cơ thể sẽ dẫn đến một số triệu chứng chung như: đau cơ, xuất huyết,
phát ban, đau đầu…nhưng các triệu chứng ở từng cơ quan như suy giảm chức
năng gan vẫn chưa được lý giải; hoặc mặc dù có một số lượng lớn xoắn khuẩn
được tìm thấy ở thận nhưng tế bào thận không bị tổn thương lớn, chỉ thấy các
mô bào này sẽ bị chết nhanh.
- Hiện tượng tự miễn dịch (auto – immune activity): tự miễn dịch là bệnh mà
tổn thương bệnh lý gây ra do sự đáp ứng miễn dịch chống lại các tổ chức, cơ

quan của bản thân mình. Nói cách khác là trong cơ thể người bệnh xuất hiện
những tự kháng thể chống lại các thành phần của các bộ phận trong cơ thể gây
nên tổn thương ở các bộ phận đó. Khi mầm bệnh xâm nhập lần thứ hai, hệ
miễn dịch có thể "phản ứng quá mẫn", sản sinh một lượng lớn chất bảo vệ,
khiến một số mô bào của chính cơ thể bị tổn thương và làm cho con vật bị
bệnh. Trường hợp Leptospira cũng được xếp vào cơ chế gây bệnh này, điển
hình là cơ chế gây viêm mắt (uveitis) ở ngựa và một số trường hợp mắc bệnh
kéo dài ở người (Phạm Sỹ Lăng và Hoàng Văn Năm, 2012).
8

Hình 2.4 Chó vàng da toàn thân
2.1.4 Triệu chứng
* Triệu chứng ở chó
Thường chó nuôi do đã được tiêm vaccine phòng bệnh nên biểu hiện bệnh
thường diễn biến nhanh và khác nhau. Thời gian nung bệnh từ 4 - 12 ngày,
nhưng cũng có thể ngắn khoảng 2 ngày. Triệu chứng chung gồm sốt, nôn mửa,
lưng cong, bỏ ăn, lười vận động, đầu lưỡi bị loét và hoại tử. Chó cái không
chửa được. Khi làm công thức bạch cầu thường nghiêng tả, 25 - 35% các
trường hợp có biểu hiện thiếu máu nhẹ, tăng chỉ số ure huyết (Phạm Sỹ Lăng
và Hoàng Văn Năm, 2012). Bệnh xảy ra trên chó ở mọi lứa tuổi, rất khó nhận
biết triệu chứng ban đầu vì không có các triệu chứng đặc trưng, rất dễ nhầm
lẫn với dấu hiệu của nhiều bệnh khác.
Dạng cấp tính
Bại huyết phát triển nhanh sau vài giờ nhiễm, sốt cao 40
o
C và suy nhược nặng.
Có thể chia làm 2 thể:
- Thể thương hàn: Vật bệnh có biểu hiện xuất huyết trầm trọng viêm kết mạc
mắt với những điểm xuất huyết ở da và niêm mạc, ói ra máu và phân sậm màu
có máu, thú bị mất nước rất nhanh và chết trong 24 ngày cùng với giảm thấp

thân nhiệt, thường thấp hơn bình thường.
- Thể hoàng đản : Chó bệnh có biểu hiện viêm kết mạc mắt, hoàng đản, vàng
da khó thở tăng dần cùng với kém ăn, ói mửa, nếu không chữa trị trong giai
đoạn cuối chó có sự tăng cao nhiệt độ khó thở, hơi thở hôi. Tiêu chảy đôi khi
xuất huyết và những biểu hiện viêm não trước khi hắt hơi, thú chết trong
khoảng 5-8 ngày mắc bệnh.







(
Hình 2.3 Chó vàng da toàn thân
9

Thể bán cấp tính và mãn tính.
Thể này tương ứng với sự phát triển hội chứng sinh urea huyết hậu quả của viêm
thận mà một trong những biểu hiện là chứng tiểu nhiều, chứng khát nước rất
nhiều cùng với ói mửa và tiêu chảy. Sau một thời gian hôn mê do urea huyết chó
sẽ chết. Thể thở khó có mùi urea ở miệng và xáo trộn hô hấp –viêm màng móng
mắt, viêm cơ…Sẩy thai thường thấy trên bò, ngựa, heo còn trên chó người ta
chỉ nghi ngờ (Trần Thanh Phong, 1996).
* Triệu chứng ở người
Sau khi qua da và niêm mạc, Leptospira vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, kéo
dài khoảng 5-7 ngày, tương ứng với giai đoạn khởi phát. Sau đó Leptospira
khu trú vào các khí quan như gan, thận, màng não, tim, phổi, thượng thận và
gây tổn thương các khí quan này. Giai đoạn này kéo dài 7-8 ngày, tương ứng
với thời kỳ toàn phát. Thường từ ngày thứ 8 của bệnh, xoắn khuẩn thải ra

ngoài qua đường nước tiểu.
Tổn thương gan trong Leptospirosis gây triệu chứng vàng da. Nguyên nhân do
tổn thương mạch máu nuôi dưỡng tế bào gan dẫn đến hoại tử tế bào và do độc
tố xoắn khuẩn gây huỷ hồng cầu.
Tổn thương thận: chủ yếu là tổn thương ống thận gây thiểu-vô niệu, ure và
creatinin máu tăng và là nguyên nhân chính gây tử vong. Nguyên nhân gây tổn
thương ống thận là do thiếu oxy máu và do tác động trực tiếp của nội độc tố
Leptospira.
Xuất huyết: nguyên nhân là do độc tố làm tổn thương thành mạch và một phần
do đông máu nội mạch (Đỗ Tuấn Anh, 2008).
2.1.5 Bệnh tích
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978), tùy theo diễn biến của dịch và biểu hiện
lâm sàng mà biểu hiện bệnh tích của Leptospirosis ở gia súc có khác nhau. Nói
chung, biểu hiện hoàng đảng là phổ biến hơn cả, bệnh tích điển hình là da,
niêm mạc vàng ở mức độ khác nhau.
Bệnh tích đại thể bao gồm các nốt xuất huyết hoặc tụ máu ở các cơ quan,
màng phổi, màng xoang bao tim, thận. Gan thường hở, màu nâu vàng. Trên bề
mặt thận có nhiều nốt hoại tử màu trắng.
Bệnh tích vi thể tập trung chủ yếu ở gan bao gồm hoại tử tế bào gan, thâm
nhiễm tế bào lympho và đơn nhân lớn, tế bào dẫn mật tăng sinh, hoại tử ống
dẫn mật. Ngoài ra, có thể quan sát thấy các vùng viêm ở thận (Phạm Sỹ Lăng
và Hoàng Văn Năm, 2012).
10




2.1.6 Chẩn đoán bệnh
* Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào đặc điểm dịch tễ là bệnh xảy ra trên nhiều loài gia

súc, kể cả người ; bệnh thường xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa
mưa. Các triệu chứng: hoàng đản, phù thủng, sẩy thai, da và niêm mạc vàng,
nước tiểu màu sậm hoặc hồng và hơi sánh.
Chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác
- Biểu hiện hoàng đản: ngộ độc hoá chất, aflatoxin, bệnh ký sinh trùng đường
máu, ăn thức ăn có nhiều sắc tố vàng.
- Biểu hiện rối loạn sinh sản: bệnh do Brucella, bệnh do Parvovirus.
- Hemoglobin niệu: chứng hemoglobin niệu sau khi đẻ, chứng hemoglobin
niệu do vi khuẩn.
Tuy nhiên, thú bệnh thường ở thể mãn tính với các biểu hiện như sẩy thai, còi
cọc, rối loạn sinh sản, Một số triệu chứng, bệnh tích chỉ cho phép chúng ta
nghi ngờ. Việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào cận lâm sàng, do đó mà phân
tích phòng thí nghiệm là việc cần thiết trong chẩn đoán bệnh.
* Chẩn đoán vi khuẩn học
Bệnh phẩm có thể là máu, phủ tạng, hay nước tiểu từ gia súc bệnh ở thể cấp
tính. Có thể xem tươi dưới kính hiển vi nền đen hoặc nhuộm Giemsa hoặc
nhuộm Romanopxki. Phương pháp này chỉ có giá trị khi nồng độ Leptospira
trong cơ thể cao. Cũng có thể sử dụng phương pháp nhộm huỳnh quang để
phát hiện Leptospira từ cặn lắng của nước tiểu hoặc mô và tổ chức bệnh.
Hình 2.4 Thận chó có nhiều nốt
xuất huyết và hoại tử trắng Figura 2
Hình 2.5 Leptospira spp, nhuộm màu
đỏ nâu dọc thành hoặc trong ống thận
Figura 1
(

11

Tiêm truyền cho chuột: chuột lang và chuột hamster là những động vật rất
nhạy cảm với xoắn khuẩn Leptospira, có thể tiêm truyền xoắn khuẩn

Leptospira cho những động vật này, theo dõi triệu chứng và mổ khám quan sát
bệnh tích, đồng thời phát hiện xoắn khuẩn trong mô hoặc trong nước tiểu của
những con vật thí nghiệm.
Nuôi cấy vi khuẩn: bệnh phẩm dùng để nuôi cấy là máu của gia súc mắc bệnh
ở thể cấp tính hoặc nước tiểu của những con mắc bệnh ở thể kéo dài. Nước
tiểu và máu cần được lấy vô trùng. Có thể nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường
Fletcher, Stuart hoặc Ellinghausen (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền,
2012).
* Chẩn đoán huyết thanh học
Sử dụng phản ứng ngưng kết hoặc vi ngưng kết, ngoài ra có thể sử dụng phản
ứng ngưng kết bổ thể hoặc ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay),
hóa mô miễn dịch để xác định kháng thể Leptospira có trong huyết thanh.
Phản ứng ngưng kết nhằm sàng lọc phát hiện bệnh, có độ đặc hiệu thấp, được
tiến hành với kháng nguyên chết. Phản ứng vi ngưng kết được thực hiện với
kháng nguyên là serovar Leptopira sống, phát hiện được các serovar, có độ
nhạy và độ đặc hiệu cao.
Phản ứng vi ngưng kết (MAT)
MAT là phản ứng huyết thanh học chẩn đoán bệnh xoắn khuẩn có ý nghĩa và
được sử dụng trong các kiểm tra liên quan đến xuất nhập khẩu. Để phản ứng
có độ nhạy cao nhất, cần phải có kháng nguyên đại diện cho tất cả các
serogroup đã biết. Độ nhạy của phản ứng sẽ tốt hơn nếu như sử dụng được các
chủng phân lập được tại thực địa hơn là các chủng tham chiếu, mặc dù việc sử
dụng các chủng tham chiếu nhằm so sánh kết quả giữa các phòng thí nghiệm.
Độ đặc hiệu của phản ứng MAT cũng cao do ít có phản ứng ngưng kết chéo
giữa kháng thể và các chủng Leptopira. Tuy nhiên, cần lưu ý khi tiến hành
phản ứng MAT, do giữa các serovar Leptopira có phản ứng chéo, khi động vật
bị mắc với 1 serovar nào đó sẽ sản sinh kháng thể có khả năng kháng chéo lại
các serovar khác (tuy ở mức hiệu giá thấp). Trong khi tiến hành phản ứng cần
lưu ý lịch sử sử dụng vaccine của đàn gia súc do đã tiêm phòng vaccine sẽ sản
sinh kháng thể kháng lại các serovar có trong vaccine.

- Chuẩn bị kháng nguyên: các chủng được nuôi cấy trong môi trường thích
hợp (ví dụ Tween 80 BSA) ở nhiệt độ 29 ± 1
o
C trong khoảng thời gian từ 4 –
8 ngày; sự nhân lên của xoắn khuẩn yêu cầu đạt 60 – 70%, được xác định bằng
máy đo quang phổ độ lọc 400 nm.
12

- Huyết thanh: pha loãng ở nồng độ 1/50 (nồng độ pha loãng này có thể thay
đổi tùy thuộc vào mục đích của phản ứng).
- Tiến hành:
Phản ứng phát hiện kháng thể (screening test): nhỏ cùng một lượng kháng
nguyên và huyết thanh vào giếng (nồng độ huyết thanh lúc này là 1/100), ủ ở
29 ± 1
o
C trong 2 – 4 giờ. Kiểm tra dưới kính hiển vi tụ quang nền đen. Mức độ
phản ứng được xác định dựa vào tỷ lệ xoắn khuẩn bị ngưng kết.
Phản ứng 4+ : 100% xoắn khuẩn ngưng kết
Phản ứng 3+: khoảng 75% xoắn khuẩn bị ngưng kết
Phản ứng 2+: 50% xoắn khuẩn bị ngưng kết
Phản ứng 1+: dưới 50% xoắn khuẩn bị ngưng kết
Khi phản ứng cho kết quả dương tính ở mức 2+, tiếp tục pha loãng huyết
thanh từ nồng độ 1/100 đến 1/12.800 hoặc cao hơn. Hiệu giá kháng thể chính
là nghịch đảo của độ pha loãng huyết thanh ở đó có phản ứng ngưng kết từ
mức 2+ trở lên. Hiệu giá kháng thể từ 1/200 trở lên được coi là dương tính với
bệnh. Thường gia súc bị bệnh có hiệu giá kháng thể từ 1/800 trở lên.
Lưu ý: xác định type kháng nguyên có ý nghĩa quan trọng trong phản ứng
MAT. Thường xuyên (ít nhất 2 lần trong 1 năm) kiểm tra bằng kháng huyết
thanh thỏ hoặc phương pháp sinh học phân tử. Để kiểm tra độ tinh khiết của
kháng nguyên, cần nuôi cấy trên môi trường thạch máu hoặc môi trường

thioglycolate. Để bảo quản kháng nguyên giống (stock culture), có thể giữ ở
nhiệt độ - 70
o
C; tuy nhiên, vì sức sống của xoắn khuẩn sẽ giảm sau khi đông
lạnh, hoặc tính kháng nguyên giảm sau khi cấy chuyển nhiều lần nên cần định
kỳ lấy kháng nguyên giống, nuôi cấy để làm phản ứng.
Phản ứng MAT đặc biệt có ý nghĩa trong những trường hợp mắc bệnh thể cấp
tính (người ta đã chứng minh hiệu giá kháng thể tăng 4 lần khi gia súc đang
mắc bệnh so với thời kỳ hồi phục). Trường hợp mắc bệnh thể mãn tính, hoặc
chẩn đoán sẩy thai ở gia súc thì phản ứng còn có một số nhược điểm, độ nhạy
thấp. Khi sử dụng MAT để chẩn đoán bệnh xoắn khuẩn trong đàn, số lượng
mẫu ít nhất phải là 10 hoặc ≥ 10% tổng đàn. (Phạm Sỹ Lăng và Hoàng Văn
Năm, 2012).



13

Phản ứng ELISA
Phản ứng được sử dụng để phát hiện kháng thể với các kháng nguyên chuẩn
đã có. Thông thường, phản ứng có độ nhạy cao, nhưng độ dặc hiệu với các
serovar thấp hơn so với MAT. Đặc biệt, sử dụng phản ứng ELISA xác định
được IgG và IgM có trong huyết thanh chó kháng nhiều loại serovar khác
nhau. IgM kháng Leptospira có thể phát hiện sớm trong vòng 1 tuần sau khi
nhiễm, khi mà kháng thể ngưng kết chưa hình thành; trong khi đó IgG được
phát hiện sau khi chó bị nhiễm 2 tuần và kéo dài trong một thời gian dài.
Phản ứng ELISA cũng được sử dụng để xác định kháng thể kháng serovar
hardjo có trong sữa của từng cá thể bò hoặc trong bồn sữa. Kết quả giúp xác
định được đang bò bị bệnh với serovar này, tuy nhiên hạn chế ở đây là phản
ứng không phân biệt được kháng thể do mắc bệnh tự nhiên hay do tiêm phòng

vaccine, nhất là ở những đàn có sử dụng vaccine. (Phạm Sỹ Lăng và
Hoàng Văn Năm, 2012).
Phản ứng miễn dịch huỳnh quang (IF - Immuno fluorescence)
Khi kháng nguyên kết hợp với kháng thể được nhuộm bằng thuốc nhuộm
huỳnh quang (thường dùng fluorescein isothiocyanat màu xanh lục, rodamin
có màu đỏ gạch) thì phức hợp kháng nguyên - kháng thể sẽ phát sáng dưới
kính hiển vi huỳnh quang (Lê Văn Hùng, 2002). Phản ứng này có độ nhạy khá
cao nhưng độ đặc hiệu thì trung bình, chỉ được dùng ở một vài phòng thí
nghiệm.
Phản ứng kết hợp bổ thể (CF- Complement fixation)
Phản ứng này cho kết quả tốt trong chẩn đoán Leptospirosis cho hàng loạt gia
súc nhưng không biết được gia súc mắc phải chủng huyết thanh nào, muốn
biết phải làm phản ứng MAT. Phản ứng này ít dược sử dụng vì tính không ổn
định, tính khó bảo quản của thuốc thử và khả năng chống bổ thể của huyết
thanh.
* Sử dụng phương pháp sinh học phân tử
Hiện nay, kỹ thuật PCR được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán bệnh do
Leptospira gây ra. Một số kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại khác cũng đã
được ứng dụng để chẩn đoán Leptospira như giải trình tự gen 16S rRNA,
MLST (Multilocus Sequence Typing)
Phản ứng PCR được mô tả để chẩn đoán Leptospira trong nước tiểu ở ngựa,
trâu bò, chó và người cho kết quả sớm hơn và tiện hơn so với kết quả chẩn
đoán huyết thanh học. Việc kiểm tra nước tiểu bằng PCR mới để xác định vi
14

khuẩn trong nước tiểu trở thành công cụ hữu dụng giúp kết quả chẩn đoán
chính xác hơn. (Võ Lê Chi, 2012).


2.1.7 Phòng bệnh

Vệ sinh phòng bệnh
Phòng bệnh do Leptospira còn gặp nhiều khó khăn vì không thể diệt hết súc
vật là ổ chứa Leptospira do đó cần phải:
- Thường xuyên tiêu diệt chuột, ngăn không cho tiếp xúc với súc vật.
- Bảo vệ cho người làm việc ở môi trường ô nhiễm cao bằng cách cung cấp
các dụng cụ bảo vệ (ủng, găng tay ).
- Kiểm soát những động vật gặm nhấm ở khu dân cư, nhất là ở vùng nông
thôn, đồng ruộng.
- Cách ly những súc vật nuôi bị nhiễm khuẩn, phòng ngừa tình trạng nước sinh
hoạt bị ô nhiễm nước tiểu của động vật bị bệnh.
- Khơi thông cống rãnh ở vùng đầm lầy, ao hồ có nước đọng.
- Đối với những người có nguy cơ lây nhiễm cao ở vùng đang có dịch do xoắn
khuẩn có thể uống thuốc phòng bằng docxycylin 200mg/lần, mỗi tuần uống 1
lần trong thời gian có dịch (Lê Đăng Hà, 2011).

Hình 2.6 Sơ đồ phát hiện Leptospirosis bằng kỹ thuật PCR Hình 3

15

Phòng bằng vaccine
Trên thị trường có nhiều loại vaccine phòng bệnh xoắn khuẩn cho chó:
- Nobivac RL (Intervet): phòng bệnh dại, xoắn khuẩn ở chó (gồm serovar L.
canicola và L. icterohaemorrhagiae).
- Tetradog (Merial): phòng bệnh Carré, bệnh do Adenovirus, parvovirus, bệnh
xoắn khuẩn ở chó (gồm serovar L. canicola, L. icterohaemorrhagiae).
- Hexadog (Merial): phòng bệnh Carré, bệnh do Adenovirus, parvovirus, bệnh
xoắn khuẩn ở chó (gồm serovar L. canicola, L. icterohaemorrhagiae) và bệnh
dại.
- Canigen DHA2Ppi/L (Virbac) phòng bệnh Carré, do Adenovirus, Parvovirus,
Parain influenza và bệnh xoắn khuẩn.

- Hipradog – 7 (Hipra): phòng bệnh Carré, bệnh do parvovirus, viêm gan,
viêm thanh khí quản, viêm khí phế quản, xoắn khuẩn.
- Duramune DA2L (Fort dodge animal heath): phòng bệnh Carré, xoắn khuẩn,
bệnh do Adenovirus.
Việc nghiên cứu sản xuất vaccine phòng bệnh cho người hiện cũng đang là
mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, có một loại vaccine đang
được thử nghiệm tại CuBa, kết quả tương đối khả quan, tuy nhiên chưa được
cấp phép sử dụng rộng rãi do cần phải tiếp tục nghiên cứu về độ an toàn của
vaccine này. Việc sử dụng vaccine dùng trong thú y để phòng bệnh cho người
rất nguy hiểm, tuyệt đối không được thử nghiệm (Phạm Sỹ Lăng và Hoàng
Văn Năm, 2012).
2.1.8 Điều trị
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978), phương pháp điều trị bệnh do Leptospira
tốt nhất là dùng kháng huyết thanh kết hợp với việc dùng kháng sinh. Kháng
huyết thanh đặc hiệu điều trị mới có hiệu quả cao.
Do gan và thận bị tổn thương nên trong điều trị cần bổ sung, đảm bảo cân
bằng chất điện giải. Phác đồ điều trị sử dụng kháng sinh gồm penicilin G,
ampicillin hoặc doxycyline để tiêu diệt xoắn khuẩn trong máu, sau đó dùng
doxycyline để tiêu diệt xoắn khuẩn trong thận. Kháng sinh nhóm
fluoroquinolone như enrofloxacin cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh xoắn
khuẩn. Kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ thứ nhất không có hiệu quả với
bất kỳ giai đoạn nào của bệnh (Phạm Sỹ Lăng và Hoàng Văn Năm, 2012).

×