Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ảnh hưởng của năm loại gốc ghép ớt đến sinh trưởng và năng suất của ớt hiểm lai 207

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.73 MB, 77 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG






DƯƠNG VĂN RẺ




ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM LOẠI GỐC GHÉP ỚT ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA ỚT HIỂM LAI 207


Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC








Cần Thơ, 2014






Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC



Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM LOẠI GỐC GHÉP ỚT ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA ỚT HIỂM LAI 207





Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGS. TS. Trần Thị Ba Dương Văn Rẻ
ThS. Võ Thị Bích Thủy MSSV: 3113333
Lớp: TT1119A2









TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, 2014
i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP





Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học, với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM LOẠI GỐC GHÉP ỚT
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA ỚT HIỂM LAI 207



Do sinh viên Dương Văn Rẻ thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.



Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014.
Cán bộ hướng dẫn







ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
Kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
luận văn nào trước đây.


Tác giả luận văn

Dương Văn Rẻ

iii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Nông học với đề tài:


ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM LOẠI GỐC GHÉP ỚT

ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA ỚT HIỂM LAI 207


Do sinh viên Dương Văn Rẻ thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:


Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức:
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Thành viên Hội đồng


……………………… ……………………… ………………………

DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng
iv

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. Lý lịch sơ lược
Họ và tên: Dương Văn Rẻ Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 08/10/1992 Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
Con ông: Dương Văn Dứt
Và bà: Huỳnh Thị Cho
Chỗ ở hiện nay: Ấp Hạnh Mỹ, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà
Vinh.
II. Quá trình học tập
1. Tiểu học

Thời gian: 1997 – 2003
Trường: Tiểu học Mỹ Long Bắc
Địa chỉ: Xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
2. Trung học Cơ sở
Thời gian: 2003 – 2007
Trường: Trung học Cơ sở Mỹ Long Bắc
Địa chỉ: Xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
3. Trung học Phổ thông
Thời gian: 2007 – 2010
Trường: Trung học Phổ thông Cầu Ngang A
Địa chỉ: Xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
4. Đại học
Thời gian: 2011 – 2014
Trường: Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Chuyên ngành: Nông học (Khóa 37)
Ngày… tháng… năm 2014
Dương Văn Rẻ
v


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng!
Cha mẹ lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng nhất. Con luôn ghi nhớ
công ơn cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và đã tận tụy nuôi dạy con nên người,
sự hy sinh cao cả đó chính là động lực giúp con vượt qua tất cả những khó khăn.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
- PGS.TS. Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm,
góp ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn

thành tốt luận văn này.
- ThS. Võ Thị Bích Thủy đã đóng góp những ý kiến xác thực góp phần
hoàn chỉnh luận văn.
- Cố vấn học tập cô Quan Thị Ái Liên đã quan tâm và dìu dắt lớp tôi hoàn
thành tốt khóa học.
- Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!
- Chị Lý Thị Hương Thanh Cao học Trồng trọt khóa 18 đã giúp tôi hoàn
thành số liệu và chỉnh sửa luận văn.
- Anh Toàn, anh Luân, anh Nam, chị Hồng, chị Thảo, anh Khoa, chị
Dung, anh Thịnh, anh Nhã, cùng các bạn Phát, Lâm, Thư, Mai, Tú, Lộc, Liên,
Lý, Kháng, Trí, Hòa, Tá và Thu đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Thân gửi về!
Các bạn lớp Nông học khóa 37 những lời chúc sức khỏe và thành đạt
trong tương lai.


Dương Văn Rẻ



vi


DƯƠNG VĂN RẺ, 2014. “Ảnh hưởng của năm loại gốc ghép ớt đến sinh
trưởng và năng suất của ớt Hiểm lai 207”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông
học, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ
hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy.


TÓM LƯỢC

Đề tài được thực hiện tại nhà lưới nghiên cứu rau sạch khoa Nông nghiệp
và Sinh học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ nhằm tìm ra loại gốc ghép thích
hợp với cây ớt Hiểm lai 207 tỉ lệ sống sau ghép cao, cho sinh trưởng tốt, đạt năng
suất trái và ổn định. Thí nghiệm được thức hiện trong nhà lưới (nóc ni lông và
vách lưới, trồng trong chậu, bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 8 lần
lặp lại, gồm 6 nghiệm thức là năm gốc ghép ớt và một đối chứng không ghép trên
ngọn ớt Hiểm lai 207, (1) TN 587, (2) TN 588, (3) TN 589, (4) Đà Lạt, (5) Hiểm
trắng, (6) Hiểm lai 207 không ghép (đối chứng).
Kết quả thí nghiệm cho thấy ngọn ớt Hiểm lai 207 ghép lên năm loại gốc
ghép đều có tỉ lệ sống khá cao (86% ở thời điểm 12 ngày sau khi ghép). Ớt Hiểm
lai 207 ghép trên năm loại gốc ghép khác nhau và không ghép có thời gian ra hoa
(9 NSKT), đậu trái (20 NSKT) và trái chín 50% (51 NSKT), bắt đầu thu hoạch
65 ngày sau khi trồng và kết thúc thu hoạch 147 ngày sau khi trồng. Số trái trên
cây ớt Hiểm lai 207/TN 589 nhiều nhất (214,20 trái/cây), ít nhất là giống ớt Hiểm
lai 207 (109,00 trái/cây). Ớt Hiểm lai 207 cho năng suất thương phẩm cao nhất
khi ghép lên gốc ghép ớt TN 589 (4,75 tấn/ha), Hiểm trắng (4,38 tấn/ha) và năng
suất thương phẩm thấp nhất là ớt Hiểm lai 207 không ghép (2,58 tấn/ha), trong
điều kiện trồng trong chậu.





vii


MỤC LỤC


Tóm lược vi
Mục lục vii
Danh sách bảng ix
Danh sách hình x
Danh sách chữ viết tắt xi
Mở đầu 1
Chương 1. Lược khảo tài liệu 2
1.1 Tổng quan về cây ớt 2
1.1.1 Nguồn gốc và công dụng của ớt 2
1.1.2 Điều kiện ngoại cảnh 2
1.1.3 Sâu bệnh hại quan trọng trên cây ớt 3
1.2 Giống ớt 5
1.3 Kỹ thuật ghép, nguyên lý ghép 6
1.3.1 Khái niệm về ghép 6
1.3.2 Lịch sử nghiên cứu và ứng dụng phương pháp ghép 6
1.3.3 Nguyên lý ghép 7
1.3.4 Ảnh hưởng của gốc ghép lên sự sinh trưởng của ngọn ghép 7
1.3.5 Mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép 8
1.3.6 Phương pháp ghép rau họ cà ớt 8
1.4 Một số Kết quả nghiên cứu về ớt ghép 9
Chương 2. Phương pháp và phương tiện 10
2.1 Phương tiện 10
2.1.1 Địa điểm và thời gian 10
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 10
2.2 Phương pháp 10
2.2.1 Bố trí thí nghiệm 10
2.2.2 Kỹ thuật canh tác 11
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi 15
Chương 3. Kết quả và thảo luận 17

3.1 Ghi nhận tổng quát 17
3.2 Điều kiện ngoại cảnh 17
3.2.1 Nhiệt độ và ẩm độ không khí
trong phòng phục hồi sau khi ghép 17
3.2.2 Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới 18
3.2.3 Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lưới 19
3.3 Sinh trưởng và phát triển của cây ớt ghép 20
viii


3.3.1 Chiều cao cây, đường kính gốc và số lá
của gốc và ngọn ớt trước khi ghép 20
3.3.2 Tỉ lệ sống sau ghép 21
3.3.3 Thời gian từ ngày trồng đến ngày trổ hoa, đậu trái và
có trái chín 50% 22
3.3.4 Chiều cao gốc ghép 22
3.3.5 Chiều cao cây ớt ghép 23
3.3.6 Đường kính gốc ghép 25
3.3.7 Đường kính ngọn ghép 26
3.3.8 Tỉ số đường kính gốc chồi ghép/ngọn ghép 26
3.3.9 Đường kính tán 27
3.3.10 Kích thước trái 28
3.4 Thành phần năng suất và năng suất 29
3.4.1 Số trái trên cây 29
3.4.2 Trọng lượng trái trên cây 30
3.4.3 Năng suất trái 31
Chương 4. Kết luận và đề nghị 32
4.1 Kết luận 32
4.2 Đề nghị 32
Tài liệu tham khảo 33

Phụ chương













ix


DANH SÁCH BẢNG

Bảng Tựa bảng Trang
2.1
Loại, lượng (kg/ha) và thời kỳ bón phân cho ớt Hiểm lai 207
15
3.1
Chiều cao cây, đường kính gốc và số lá của gốc và ngọn ớt trước khi ghép
21
3.2
Tỉ lệ (%) sống sau ghép của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207
21
3.3

Thời gian từ ngày trồng đến ngày trổ hoa, đậu trái và có trái chín 50% của
năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207
22
3.4
Tốc độ tăng trưởng của chiều cao cây (cm/ngày) của năm loại gốc ghép trên
ngọn ớt Hiểm lai 207
24
3.5
Tỉ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm
lai 207
27
3.6
Kích thước trái (cm) của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207
28
3.7
Năng suất trái và tỉ lệ (%) năng suất thương phẩm của năm gốc ghép trên
ngọn ớt Hiểm lai 207
31

















x


DANH SÁCH HÌNH

Hình Tựa hình Trang

2.1
Cây con ớt chuẩn bị ghép được 43 ngày tuổi: (a) gốc Hiểm trắng và (b) ngọn
ghép Hiểm lai 207
12
2.2
Các bước thực hiện trong kĩ thuật ghép nối ống cao su: (a) cắt gốc ghép, (b)
chuẩn bị cắt ngọn ghép, (c) gốc ghép và ngọn ghép đã được cắt rời, (d) gắn
ống cao vào ngọn ghép,(e) ấn ngọn ghép có ống cao su ấn vào gốc ghép và
(f) cây ớt đã ghép hoàn thành.
13
2.3
Cây ớt chuẩn bị trồng: (a) ớt ghép được 15 ngày tuổi chuẩn, (b) cây ớt trồng
ra chậu lớn được 26 NSKT
14
3.1
Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong phòng phục hồi sau ghép (4 NSKGh)
18
3.2
Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới trong ngày nắng (26 NSKGh)

19
3.3
Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lưới trong ngày nắ
ng (26
NSKGh)
20
3.4
Chiều cao gốc ghép (cm) của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207
23
3.5
Chiều cao cây ớt ghép (cm) của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207
24
3.6
Đường kính gốc ghép (cm) của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207
25
3.7
Đường kính ngọn ghép (cm) của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207
26
3.8
Đường kính tán (cm) của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207
28
3.9
Số trái trên cây và số trái thương phẩm/cây (trái/cây) của năm gốc ghép trên
ngọn ớt Hiểm lai 207
29
3.10
Trọng lượng trái trên cây và trọng lượng trái thương phẩm trên cây (g/cây)
của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207
30









xi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

ĐHCT : Đại học Cần Thơ
NN & SHƯD : Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
NSKGh : Ngày sau khi ghép
NSKT : Ngày sau khi trồng


































MỞ ĐẦU

Cây ớt loại cây rau gia vị vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị dinh dưỡng
cao. Ớt đã trở thành loại gia vị rất quen thuộc và không thể thiếu trong bữa ăn
của người Việt, ngoài ra còn nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp
chế biến thực phẩm, trong ớt có chất Capsaicine tạo nên vị cay, kích thích vị giác
nên được dùng ở dạng tươi, nghiền hoặc dạng khô, ớt còn được dùng trong y học
như một loại dược liệu.
Ngày nay, ở các vùng Thanh Bình (Đồng Tháp), Chợ Mới (An Giang) và
Chợ Gạo (Tiền Giang) được trồng ớt Hiểm lai 207 rất nhiều, do người nông dân
canh tác ớt liên tục nên gặp phải nhiều khó khăn mà lớn nhất là vấn đề lưu tồn

mầm bệnh trong đất, quan trọng là bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia
Solanacearum làm thiệt hại về năng suất.
Ghép rau là một kỹ thuật tiên tiến được nhiều nước trên thế giới áp dụng
nhằm tăng khả năng kháng bệnh từ đất, đồng thời giúp cây sinh trưởng mạnh,
cho năng suất cao. Ở nước ta đã ghép cà chua lên gốc cà tím để kháng bệnh héo
xanh do vi khuẩn Ralstonia Solanacearum, dưa hấu ghép gốc bầu để kháng bệnh
héo rũ chạy dây do nấm Fusarium oxysporum. Tại Đà Lạt đã ghép thành công ớt
Chuông (ớt ngọt) cho năng suất rất cao và kháng bệnh tốt và chưa có nhiều
nghiên cứu về ớt cay. Chính vì vậy đề tài “Ảnh hưởng của năm loại gốc ghép
ớt đến sinh trưởng và năng suất ớt Hiểm lai 207” được thực hiên nhằm xác
định gốc ghép cho tỉ lệ sống sau khi ghép cao, sinh trưởng mạnh và đạt năng suất
nhất định trong điều kiện nhà lưới.












CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY ỚT
1.1.1 Nguồn gốc và công dụng của ớt
* Nguồn gốc
Ớt (Capsicum spp.) có tên tiếng Anh là Pepper, Chili thuộc họ Cà

Solanaceae. Theo Mai Thị Phương Anh (1999), thì ớt có nguồn gốc từ Mexico
và nguồn gốc thứ 2 là Guatemala, ớt được trồng ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt
đới châu Mỹ, người Pháp đã có công mang cây ớt đến Việt Nam. Cây ớt có
nguồn gốc từ Nam Mỹ được thuần hóa, rồi lan sang Châu Âu, Ấn Độ cách đây
khoảng hơn 500 năm (Đường Hồng Dật, 2003).
* Công dụng của cây ớt
Ớt là một loại cây vừa được dùng làm rau tươi, vừa được dùng làm gia vị.
Trái ớt được sử dụng ở dạng tươi, khô hoặc chế biến thành bột, dầu, nước xốt
(ketchup), muối chua… (Mai Thị Phương Anh, 1999). Cũng theo Mai Thị
Phương Anh (1999), trong ớt cay có chứa một lượng capsaicine (C
18
H
27
NO
3
), là
một loại alcaloid có vị cay, gây cảm giác ngon miệng khi ăn, kích thích quá trình
tiêu hóa. Theo Võ Văn Chi (2005) trong 100 g ớt, trung bình có 94 g nước; 1,3 g
protid; 5,7 g glucid; 1,4 g chất xơ; 250 mg vitamin C; 100 mg caroten và 29 – 30
calo.
Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng có tác dụng tán hàn, tiêu thực,
giảm đau…. Dân gian dùng nó để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau
khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn. Theo Đỗ Mỹ Linh (2008), trong y học hiện
đại, chất capsaicine trong ớt kích thích não sản xuất ra endorphin có tác dụng
giảm đau, ngăn ngừa bệnh tim nhờ một số hoạt chất giúp máu lưu thông, ớt còn
giúp ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng.
1.1.2 Điều kiện ngoại cảnh
* Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, số hoa, tỉ lệ đậu trái của cây ớt; nhiệt
độ thích hợp để cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng năng suất, tăng số trái thương

phẩm là 20 – 30
o
C đối với ớt cay và 20 – 25
o
C đối với ớt ngọt. Nhiệt độ thấp (8 –
15
o
C) làm giảm tỉ lệ đậu trái, giảm kích thước và dạng trái (Mai Thị Phương
Anh, 1999). Nhiệt độ trên 32
o
C cây sinh trưởng kém, hoa bị rụng nhiều, tỉ lệ đậu
trái thấp, nhiệt độ cho sinh trưởng và phát triển thích hợp của ớt là 25 – 28
o
C vào
ban ngày và 18 – 20
o
C vào ban đêm (Đường Hồng Dật, 2003).


3

* Ẩm độ
Ớt là cây chịu hạn, ẩm độ đất thấp không ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu trái nhưng
tăng tỉ lệ rụng trái. Tốt nhất duy trì ẩm độ đồng ruộng khoảng 70 – 80% (Mai Thị
Phương Anh, 1999). Theo Đường Hồng Dật (2003), vào thời kỳ ra hoa và đậu
trái, ẩm độ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khối lượng và chất
lượng trái. Độ ẩm thấp (dưới 70%) trái hay bị cong và vỏ trái không mịn, độ ẩm
quá cao (trên 80%) làm cho bộ rễ phát triển kém, cây còi cọc.
* Ánh sáng
Ánh sáng cần thiết cho cây vì là nguồn năng lượng cho quang tổng hợp, ớt

chịu điều kiện che rợp đến 45%, nhưng che rợp nhiều hơn ớt chậm trổ hoa và
rụng nụ (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Theo Mai Thị Phương Anh và ctv.
(1999), trong từng loại rau khác nhau thì yêu cầu về cường độ ánh sáng cũng
khác nhau. Ở phần lớn các loại rau, cường độ ánh sáng tối hảo khoảng 20.000-
30.000 lux. Ớt là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, nếu chiếu sáng 9 – 10 giờ sẽ kích
thích sinh trưởng, tăng sản phẩm khoảng 21 – 24% và tăng chất lượng trái (Mai
Thị Phương Anh, 1999). Thiếu ánh sáng, nhất là vào thời điểm ra hoa sẽ làm
giảm tỉ lệ đậu trái của cây (Nguyễn Việt Thắng và Trần Khắc Thi, 1997).
1.1.3 Sâu bệnh hại chính trên cây ớt
* Sâu hại
Rầy phấn trắng (Bemisia tabaci): Rầy trưởng thành nhỏ và dài khoảng 1
mm, có màu vàng nhạt trên cơ thể phủ lớp bột màu trắng như phấn. Ấu trùng
vàng nhạt, không cánh (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Ấu
trùng và thành trùng đều sống ở ngọn và mặt dưới lá, chích hút làm lá biến vàng,
cây mau suy yếu, giảm năng suất và truyền bệnh virus như rây mềm. Theo Tạ
Thu Cúc (2005), thì rầy phấn trắng là môi giới truyền virut gây bệnh khảm, ảnh
hưởng lớn đến năng suất do làm xoăn đọt, chất lượng và kích thước trái giảm
nhiều và không sử dụng được. Phòng trừ chủ yếu là tỉa bỏ các lá già cho cây
thông thoáng, không trồng ớt cạnh các cây ký chủ khác của rầy phấn như bầu bí,
cà chua, đậu, cà tím. Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), biện pháp
phòng trị dùng bẫy vàng để thu hút và bắt thành trùng.
Bù lạch (Thrips palmi Karny): Bù lạch (hay còn gọi là bọ trĩ) chúng rất nhỏ
và dài khoảng 1 mm. Con trưởng thành màu đen, có màu vàng nhạt lúc còn nhỏ.
Bù lạch thường sống ở đọt non và mặt dưới lá non (Nguyễn Mạnh Chinh và
Phạm Anh Cường, 2007). Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), đối
với bù lạch thì cả ấu trùng và thành trùng đều gây hại bằng cách chích hút trên bề
mặt mô và nhựa cây chảy ra để hút phần nhựa đó. Lá bị bù lạch gây hại sẽ quăn
queo, lá non bị biến dạng và bị cong xuống dưới. Đọt non bị tấn công không phát

4


triển dài ra được mà chùn lại, bù lạch còn truyền bệnh khảm do virus làm vàng
và xoăn lá, cây không chết, ra hoa nhưng không cho trái. Phòng trừ bằng cách đốt
các tàn dư thực vật, dùng bẫy màu vàng từ khi cây con đến lúc trổ hoa hoặc dùng
màng phủ nông nghiệp để xua đuổi thành trùng đến đẻ trứng.
Sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fab): Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006), sâu
nhỏ tập trung thành từng đám gặm ăn lá, chừa lại biểu bì trên lá và gân lá. Khi
sâu lớn thì phân tán ăn thủng lá chỉ để lại gân lá, có thể ăn tụi hết lá, trụi cành
hoa, chui vào đục khóet trong trái, nụ hoa.
* Bệnh hại
Bệnh héo xanh (Ralstonia solanacearum): Theo Vũ Triệu Mân (2007), khi
cây còn non toàn bộ lá héo rũ nhanh chống đột ngột, lá tái xanh và cây khô chết.
Trên cây đã lớn một hai cành, nhánh có lá bị héo rũ xuống, tái xanh, sau 2 – 5
ngày toàn cây héo xanh. Theo Phạm Hồng Cúc (2007), vi khuẩn tồn tại lâu dài
trong đất, lan truyền theo nước tưới, xâm nhập vào lúc cây đang tăng trưởng, ra
hoa và đậu trái, xuất hiện rải rác trên một số cây hay từng đám ruộng, gây hại
trong điều kiện nhiệt độ cao ẩm độ đất cao. Trên cây thường các lá non ở ngọn
héo trước vào buổi trưa nắng. Triệu chứng héo cả cây tiếp diễn nhanh sau 1 – 2
ngay khi điều kiện khí hậu thuận lợi và cây chết héo hoàn toàn trong khi lá vẫn
còn xanh. Không có thuốc hóa học nào phòng trị bệnh có hiệu trái vì thế sử dụng
biện pháp ghép là mục tiêu hàng đầu và hiệu trái nhất.
Bệnh khảm (Do virus, côn trùng chích hút như rầy mềm, bù lạch gây ra):
Theo nhận định của Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), bệnh thường làm
lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy; bệnh
nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo;
cuối cùng cây có thể bị chết. Theo Nguyễn Xuân Giao (2012), bệnh này thì được
truyền từ cây bệnh sang cây khỏe bởi nhóm côn trùng chích hút như bù lạch.
Bệnh than thư hay đốm trái (Colletotrichum spp.): Đây là bệnh nguy hiểm
gây thối trái hàng loạt và thường xuất hiện vào các tháng (5,6,7) nóng, ẩm trong
năm (Mai Thị Phương Anh, 1999). Theo Phạm Hồng Cúc và ctv. (2001), vết

bệnh lúc đầu có hình tròn, úng nước, hơi lõm xuống, sau đó lan dần ra, tâm vết
bệnh có màu nâu đen viền màu nâu xám, bên trong có nhiều vòng đồng tâm và có
những chấm nhỏ li ti màu đen nhô lên cao bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn
thu trái, nhiệt độ cao 30
o
C, mưa nhiều, việc phòng trừ rất khó khăn, nấm không
sống trong đất như tồn tại trong tàn dư cây trồng nên vùng trồng ớt nên phải tuân
thủ chế độ luân canh rất nghiêm ngặt. Có thể dùng thuốc Boocđo 0,5%, Zineb
0,1% phun trừ. Bệnh lây qua hạt nên trước khi gieo phải xử lý hạt. Bệnh thường

5

gặp trong giai đoạn trái già cho đến chín hoặc trái non của những giống (Nguyễn
Thị Hường, 2004).
1.2 GIỐNG ỚT
* Vai trò và giống ớt trong sản xuất
Theo nhận định của Trần Thị Ba và Trần Văn Hai (2008) cho biết hiện nay
nhiều nơi vẫn canh tác giống địa phương là chính. Giống trồng phổ biến ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long có các loại giống như ớt Hiểm, ớt Sừng trâu; còn ở miền
Trung thì có các giống ớt phổ biến như ớt Sừng bò, Chìa vôi. Tuy nhiên các
giống địa phương bị lai tạp do trồng đi trồng lại nhiều lần nên thoái hóa, quần thể
không đồng đều và cho năng suất kém, trong khi đó các giống F1 (Hiểm lai 207,
Chili, Sừng vàng, TN 16) có khả năng cho năng suất vượt trội trong điều kiện
thâm canh cao nên bắt đầu được ưa chuộng và thay thế dần các giống địa
phương.
Theo Mai Văn Quyền và ctv. (2007) giống trồng phổ biến ở Đồng Bằng
sông Cửu Long có ớt Chỉ thiên, ở miền Trung có giống Sừng, Chìa Vôi, ở Đà Lạt
có giống ớt rau (ớt ngọt) và đặc biệt là giống ớt mới Sừng Vàng Châu Phi.
- Ớt Hiểm: Có chiều cao từ 80 – 100 cm, nhiều cành nhánh, có khả năng
kháng bệnh tốt, có thể phát triển tốt trong mùa mưa, nhưng trái nhỏ 3 – 4 cm nên

thu hái rất tốn công, trái chín rất cay và kháng bệnh virus và đén trái tốt nên trồng
được vào mùa mưa, thời gian sinh trưởng dài.
- Ớt Chỉ thiên hay ớt mọi: Ớt số một do Viện Khoa học Nông Nghiệp Miền
Nam phóng thích thuộc dạng này, kháng bệnh tốt, chịu úng tốt, lá hơi nhỏ, cây
thấp nhưng có thể sống lâu năm nếu trồng ở chỗ cao (1 – 2 năm), trái mọc ngược,
trái nhỏ chín màu đỏ tươi, tỉ lệ chất khô cao. Cây cao trung bình từ 70 – 80 cm,
có khả năng phân cành rất mạnh, cây khỏe, trái bé 1,2 x 0,8 cm. Thời gian sinh
trưởng 150 – 180 ngày. Năng suất bình quân 7 – 10 tấn/ha. Trái rất cay nên được
ưa chuộng nhưng dễ nhiễm bệnh virus và đén trái.
- Ớt Sừng: Phân biệt chủ yếu là dạng trái dài và cong. Chiều cao cây
khoảng 80 – 100 cm. Có khả năng phân cành mạnh, có số trái trên cây nhiều 100
– 120 trái. Trái dài (15 x 1,5) – 2 cm, trái chín màu đỏ tươi, đỉnh trái nhọn hơi
cong, cây cho nhiều lứa hoa do vậy có nhiều lứa trái. Thời gian sinh trưởng 160 –
180 ngày, năng suất bình quân là 10 – 11 tấn/ha. Ớt dễ nhiễm bệnh virus và đén
trái.
- Ớt Chìa vôi: Có chiều cao từ 50 – 80 cm, phân nhánh mạnh, số trái trên
cây 150 – 200 trái. Trái tương đối nhỏ, hình dạng quăn queo nhiều hạt, ớt này

6

được sử dụng làm ớt bột, thời gian sinh trưởng từ 150 – 160 ngày, năng suất
bình quân từ 5 – 7 tấn/ha.
- Ớt rau (ớt ngọt): Thường thấp cây, lá to, trái to có khía, có lúc to như trái
cà chua, thường không cay nhưng một số có vị hơi cay, ớt này thường thu hoạch
lúc còn xanh để xào nấu, năng suất tươi thường đạt 12 – 15 tấn/ha.
1.3 KỸ THUẬT GHÉP, NGUYÊN LÝ GHÉP
1.3.1 Khái niệm về ghép
Ghép là phương pháp nhân giống theo đó người ta lấy từ một hoặc nhiều
cây mẹ giống tốt, đang sinh trưởng, những đoạn cành, mầm ngủ chồi ngọn hay
đỉnh sinh trưởng,… rồi nhanh chóng lắp vào vị trí thích hợp trên cây khác, gọi là

gốc ghép; sau đó chăm sóc để cho phần ghép và gốc ghép liền lại với nhau tạo ra
cây mới (Vũ Khắc Nhượng và ctv., 2007). Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh
Phong (2003), ghép cành trên cây ăn trái là một phương pháp đem cành hay mầm
nhánh cây mẹ có nhiều ưu điểm như phẩm chất tốt, năng suất cao… gắn sang
một gốc cây khác để tạo thành một cá thể mới thống nhất. Trong đó gốc ghép
thông qua bộ rễ, có chức năng lấy dinh dưỡng trong đất để nuôi toàn bộ cây mới,
còn phần ghép có chức năng sinh trưởng và tạo ra sản phẩm.
1.3.2 Lịch sử nghiên cứu và ứng dụng phương pháp ghép
Ghép là một kỹ thuật có từ rất lâu đời đối với cây ăn trái (Oda, 1995), nhằm
mục đích giữ phẩm chất tốt của giống, sớm cho trái, đồng thời cây con đảm bảo
được đặc tính di truyền của cây mẹ (Lê Thị Thủy, 2000). Phương pháp ghép rau
được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 1900 nhằm hạn chế bệnh héo do
Fusarium trên dưa hấu (Cary và Frank, 2006; trích dẫn bởi Nguyễn Khánh Lâm,
2008). Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc đã đi đầu trong việc ghép cà chua trên cà
tím và cà chua khác để làm tăng khả năng kháng bệnh héo tươi do vi khuẩn
Ralstonia solanacearum và chịu úng trong mùa mưa (Nguyễn Quốc Vọng, 2002,
trích dẫn bởi Trần Thị Ba, 2010). Viện Nghiên cứu rau trái Châu Á cũng đã
Nghiên cứu biện pháp ghép cà chua từ năm 1992. Các nhà di truyền chọn giống
trên thế giới cũng ứng dụng phương pháp ghép vào công tác nghiên cứu; năm
1961, Yagishita đã sử dụng phương pháp ghép để nghiên cứu cơ chế di truyền
các dạng trái trên ớt. Ngày nay, phương pháp ghép đã trở thành phổ biến, các loại
rau, hoa, cây cảnh đều ứng dụng phương pháp này để nâng cao sản lượng, giữ
được phẩm chất và sức đề kháng với môi trường bất lợi (Hoàng Kiến Nam,
2003).
Ở Việt Nam, ghép dưa hấu đã được áp dụng từ năm 1968, chủ yếu là ở Sóc
Trăng nhằm mục đích kháng bệnh héo rũ và tăng kích thước trái (Trần Thị Ba,

7

2006; trích dẫn bởi Nguyễn Cao Trưởng, 2008). Năm 1999, tại viện nghiên cứu

rau trái Hà Nội, việc ghép cà chua cũng đã bắt đầu (Lê Thị Thủy, 2000; trích dẫn
bởi Trần Thị Ba, 2010); đến năm 2004, viện nghiên cứu cây ăn trái Miền Nam
cũng có nghiên cứu về cà chua ghép áp dụng cho vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Tuy nhiên cho đến nay, ở nước ta, ớt ghép vẫn chưa được quan tâm nghiên
cứu cũng như ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.
1.3.3 Nguyên lý ghép
Theo Trần Thế Tục (2000), trong quá trình ghép tượng tầng của gốc ghép
và ngọn ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và tái sinh của tượng tầng mà
gốc ghép và ngọn ghép gắn liền nhau. Sau khi được gắn liền các mô mềm chỗ
tiếp xúc giữa gốc ghép và ngọn ghép do tượng tầng sinh ra phân hóa thành các hệ
thống mạch dẫn do đó nhựa nguyên và nhựa luyện giữa gốc ghép và ngọn ghép
lưu thông nhau được. Ghép tức là áp sát phần tượng tầng của gốc ghép và ngọn
ghép (hay cành ghép, phiến mầm ghép) với nhau (Phạm Văn Côn, 2007).
Nguyên lý của ghép cây có thể được hiểu như sau: Đầu tiên là sự kết hợp giữa
phần tượng tầng gốc ghép và ngọn ghép, sự đáp ứng của vết thương, sự thành lặp
cầu callus và cuối cùng là sự sửa chữa vết thương (Nguyễn Bảo Toàn, 2007). Sau
khi áp sát hai phần tượng tầng gốc và ngọn lại với nhau thì trước tiên những tế
bào bị thương tổn giữa hai mặt cắt hình thành lớp ngăn cách mà nâu, sau đó các
tế bào nhu mô dưới lớp ngăn cách này phân chia rất nhanh hình thành mô liên
hợp giữa gốc và ngọn, đồng thời lớp này ngăn cáh dần dần biến mất. Các tế bào
mới sản sinh ở mô liên hợp liên hệ với nhau bằng những đường ống qua vách tế
bào, các chất nguyên sinh đồng hóa lẫn nhau, do đó chất dinh dưỡng của gốc
chuyển lên ngọn và ngược lại. Cứ như thế các tế bào của gốc và ngọn ghép có
mối liên hệ tương ứng với nhau và hình thành một cơ thể sống cộng sinh (Phạm
Văn Côn, 2007).
Theo Trần Khắc Thi (1999), đường kính gốc ghép quyết định khả năng hấp
thụ dinh dưỡng, cây có đường kính gốc lớn hút được nhiều dinh dưỡng có khả
năng cho năng suất cao và phẩm chất tốt hơn. Gốc và ngọn có kết hợp chặt chẽ
hay không là do sự tiếp hợp và mối quan hệ dẫn truyền của chúng quyết định,
gốc và ngọn càng được tiếp hợp càng chặt chẽ, chất dinh dưỡng càng đầy đủ thì

sự kết càng được củng cố, sự trao đổi chất dinh dưỡng và ngọn càng dễ dàng.
Gốc càng khỏe, càng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương thì
cây ghép sinh trưởng tốt, tuổi thọ càng dài (Phạm Văn Côn, 2007).
1.3.4 Ảnh hưởng của gốc ghép lên sự sinh trưởng của ngọn ghép
Kết quả nghiên cứu của trường Đại học Cần Thơ tại Bạc Liêu cho thấy tỉ lệ
sống của cây con cà chua ghép khá cao (86 – 92%) ở tất cả gốc ghép cà chua và

8

cà tím (Phạm Hoàng Sỹ, 2008). Theo Lâm Anh Nghiêm (2008) thì khả năng
tương thích tốt giữa ngọn ghép cà chua Red Crown 250 và gốc ghép cà tím EG
203 với tỉ lệ sống sau ghép cao tương đương, dao động từ 89,89 – 93,24%. Theo
nghiên cứu của Lê Trường Sinh (2006), ngọn ghép trên gốc cà chua có chiều cao
thân, số lá, đường kính gốc thân phát triển tốt hơn so với đối chứng không ghép.
Cà Cherry ghép trên gốc cà chua Miền Nam sinh trưởng tốt nhất về chiều cao,
đường kính thân chính, số nhánh hữu hiệu trên cây, năng suất (8,62 tấn/ha) tương
đương gốc ghép cà tím EG 195 (7,07 tấn/ha) (Lư Tuấn Anh, 2008).
1.3.5 Mối quan hệ giữa gốc ghép và ngọn ghép
Theo Phạm Văn Côn (2007), gốc và ngọn có kết hợp chặt chẽ hay không là
do sức tiếp hợp và mối liên hệ dẫn truyền của chúng quyết định, gốc và ngọn
hình thành lớp tiếp hợp càng chặt chẽ, chất dinh dưỡng càng đầy đủ thì sự kết
hợp càng được củng cố, sự trao đổi chất dinh dưỡng của gốc và ngọn càng dễ
dàng. Gốc càng khỏe, càng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của địa
phương thì cây ghép sinh trưởng càng tốt, tuổi thọ càng dài.
Mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép được thể hiện ở sức tiếp hợp của
chúng. Thông thường sức tiếp hợp giữa gốc và ngọn ghép được đánh giá bằng tỉ số
tiếp hợp T:

T =


T = 1, cây ghép sinh trưởng phát triển bình thường là do thế sinh trưởng của
ngọn ghép tương đương thế sinh trưởng của gốc ghép.
T>1, cây ghép có hiện tượng chân voi (gốc lớn hơn thân), cây ghép vẫn
sinh trưởng bình thường, tuy nhiên, T càng gần 1 thì càng tốt hơn là T càng xa 1.
T càng xa 1, thế sinh trưởng của ngọn ghép yếu hơn gốc ghép, biểu hiện cây
ghép hơi cằn cỗi, chậm lớn, lá hơi vàng, phần gốc ghép vỏ nứt nhiều.
T<1, cây ghép có hiện tượng chân hương (gốc nhỏ hơn thân). Thế sinh
trưởng của ngọn mạnh hơn gốc. Phần ngọn bị nứt vỏ nhiều hơn phần gốc, cây
ghép sinh trưởng kém dần, tuổi thọ ngắn.
1.3.6 Phương pháp ghép rau họ cà ớt
Theo Phạm Văn Côn (2007), trước khi ghép 1 – 2 tuần cần tiến hành vệ
sinh vườn cây gốc ghép và tăng cường chăm sóc để cây có nhiều nhựa, tượng
tầng hoạt động tốt.


Đường kính gốc ghép
Đường kính ngọn ghép

9

* Kỹ thuật ghép nối ống cao su
Theo Trần Thị Ba (2010), dùng dao lam cắt ngọn gốc ghép xiên 1 góc 30
o
C
so với phương thẳng đứng của thân cây ở vị trí lá thật đầu tiên. Tương tự cắt
ngọn ghép ở vị trí lá mầm cũng thành lát xiên 1 góc 30
o
C. Dùng ống cao su hoặc
ống nhựa lồng vào ngọn ghép rồi lồng ống cao hoặc ống nhựa có mang theo ngọn
ghép vào gốc ghép đã cắt vát sao cho vết cắt của ngọn và gốc ghép tiếp giáp với

nhau chặt chẽ. Thao tác cần nhanh, chính xác, được tiến hành ở nơi râm mát,
khuất gió, gần phòng bảo quản.
* Phục hồi sao khi ghép
Cây ghép cần chuyển ngay vào phòng bảo quản và điều chỉnh điều kiện
phòng ở nhiệt độ 27 – 29
o
C, độ ẩm không khí 90% (sao cho không có nước đọng
trên lá, cường độ ánh sáng yếu). Thời gian bảo quản là 7 – 10 ngày. Trong điều
kiện phòng bảo quản đơn giản: gồm vòm che bằng ni lông trắng, lưới đen phía
trên (3 – 5 lớp) giảm cường độ ánh sáng, nền phòng được trải ni lông để đựng
nước tạo độ ẩm, giá đặt cây cần cao hơn mặt nước. Sau khi cây đã liền vết ghép
thì đưa ra điều kiện ngoài trời khoảng 2 – 3 ngày để cây thích nghi và đem đi
trồng ra ruộng sản xuất. Khi trồng cần chú ý không vun đất quá cao giáp với vết
ghép.
* Chăm sóc cây ghép
Trong ngày đầu sau khi ghép thường xuyên phun nước cho cây để cây luôn
tươi (chỉ phun mù, rất ít trên lá, không phun nhiều làm cho nước dính vào vết
ghép). Từ ngày thứ 2 – thứ 3 trở đi tưới nước cho cây bằng bình bơm có vòi phun
nước mịn. Trong 3 ngày đầu sau khi ghép, cây ghép phải được che mát để có ánh
sáng nhẹ. Từ ngày thứ 4 tăng dần ánh sáng, đến ngày thứ 7 cho cây sống trong
điều kiện đủ sáng. Khoảng 12 – 15 ngày sau khi ghép có thể đem cây đi trồng
(Trần Thị Ba, 2010).
1.4 MỘT SỐ KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VỀ ỚT GHÉP
Ghép là công nghệ chính trong qui trình sản xuất rau ăn trái ở Nhật Bản, đặc
biệt là rau ăn trái trồng trong nhà lưới và trong điều kiện trái vụ (Lê Thị Thủy,
2000). Theo nghiên cứu của Lý Hương Thanh (2010), cho thấy tỉ lệ sống ở giai đoạn
12 ngày sau khi ghép của các giống ớt Cà, ớt Tròn trắng, ớt Tròn tím lớn, ớt Tròn
tím nhỏ, Dài trắng và Dài xanh lên ớt Hiểm dao động từ 70,00 – 93,33%. Theo
nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Đằng (2012), thì tỉ lệ sống của các giống ớt Dài tím, ớt
Dài trắng, Tam giác và ớt Cà lên ớt Thiên ngọc có tỉ lệ sống cao (63,66 – 100%) ở

12 ngày sau khi ghép. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bốn loại gốc ghép đến sinh
trưởng và năng suất của ớt Hiểm lai 207 của Trần Thị Cẩm Dung (2013), cho thấy tỉ
lệ sống của ớt Hiểm trắng, Hiểm xanh, Đà Lạt và ớt Cà đều cao hơn 75%.


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Địa điểm và thời gian
Địa điểm: Nhà lưới nghiên cứu rau sạch khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng (NN & SHƯD), trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT).
Thời gian: Từ tháng 08/2012 – 03/2013.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
Gốc ghép: Ớt Hiểm trắng địa phương, ớt Đà Lạt (giống ớt chuyên làm gốc
ghép ở Đà Lạt) có dạng trái dài, chỉ thiên, màu trái non đến chín thay đổi từ màu
xanh sang đỏ, ớt TN 587, ớt TN 588, ớt TN 589 (công ty giống cây trồng Trang
Nông phân phối).
Ngọn ghép: Ớt Hiểm lai 207 (công ty giống cây trồng Việt Nông phân
phối).
Nhà lưới, phòng phục hồi sau ghép.
Giá thể: Ươn cây con dùng mụn xơ dừa trộn với phân dơi, theo tỉ lệ 10 lít
mụn xơ dừa với 30 g phân dơi; đối với cây trưởng thành thì 10 lít đất + 5 lít tro
trấu theo tỉ lệ 2:1.
Phân bón, phun qua lá: Urê, NPK (16 – 16 – 8), Tomato, Ri phù sa V, phân
cá, Cabona.
Thuốc sâu, bệnh: Vertimec 1.8EC, Nazomi 5WDG, Actara 25 WG,
Appencarb Super 50FL, Nisorum 5EC, Miksabe 100WP, Super Tank 650WP,
Antracol 70WP, Midan 10WP, Ostus 5SC.
Khay ươm cây con (28 cm x 50 cm), gồm 28 lỗ (6 cm x 6 cm x 6 cm), ly
nhựa trồng cây con (5 cm x 9 cm x 12 cm), chậu nhựa trồng cây ghép (15 cm x

20 cm x 15 cm), ống ghép, lưỡi lam, bình phun, nhiệt kế, thước dây, thước kẹp,
cân, máy đo ánh sáng Lux meter model DM – 28 và một số dụng cụ cần thiết
khác.
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 8 lần lặp lại,
mỗi lần lặp lại là 1 cây/chậu và gồm 6 nghiệm thức là 5 gốc ghép ớt và 1 nghiệm
thức đối chứng không ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207.


11

1. Ớt Hiểm lai 207/ gốc ghép TN 587 (TN 587)
2. Ớt Hiểm lai 207/ gốc ghép TN 588 (TN 588)
3. Ớt Hiểm lai 207/ gốc ghép TN 589 (TN 589)
4. Ớt Hiểm lai 207/ gốc ghép Đà Lạt (Đà Lạt)
5. Ớt Hiểm lai 207/ gốc ghép Hiểm trắng (Hiểm trắng)
6. Ớt Hiểm lai 207 không ghép (Đối chứng)
2.2.2 Kỹ thuật canh tác
* Giai đoạn vườn ươm
Gốc ghép, ngon ghép: Hạt được ngâm trong nước 2 sôi + 3 lạnh (45 – 50
o
C)
trong 2 giờ, sau đó cấy vào đĩa petri, đậy nắp, gói vào khăn bàn lông, cho vào
bọc ni lông màu đen, phơi ngoài nắng. Sau 3 – 5 ngày hạt vừa nứt mầm thì gieo
ra khay (28 lỗ), ta vô giá thể vào đầy khay và gieo 1 hạt/lỗ, sâu 1 cm, rãi Diazan
10H (khoảng 3 – 5 hạt) để ngừa sâu, bệnh từ giá thể, tưới nước vừa đủ ẩm và
chăm sóc cây con. Giá thể đất, tro (mỗi loại 5 lít) kết hợp phân dơi (15 g) trộn
đều. Cây được 25 ngày tuổi trồng sang ly nhựa, giá thể 10 lít đất + 5 lít tro, 15 g
phân dơi, 10 g NPK 16 – 16 – 8.

Giống làm đối chứng (gieo sau gốc ghép 15 ngày): Quá trình chuẩn bị và
chăm sóc tương tự gốc ghép.
Cây con được che lưới đen (giảm 50% ánh sáng) vào những buổi trưa nắng
gắt để làm cường độ ánh sáng và nhiệt độ giúp cây con sinh trưởng tốt. Cây con
được 15 ngày tuổi, cấy sang khay lớn (28 lỗ) cũng với giá thể mụn xơ dừa kết
hợp với phân dơi như gieo ươm cây con. Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh định kỳ
7 ngày/lần, luân phiên các loại thuốc khác nhau và kết hợp với dầu khoáng. Gốc
ghép và ngọn ghép được 43 ngày tuổi, tiến hành ghép và chăm sóc trong phòng
ghép.




12


(a) (b)
Hình 2.1 Cây con ớt chuẩn bị ghép được 43 ngày tuổi: (a) gốc Hiểm trắng và (b) ngọn ghép
Hiểm lai 207
* Chuẩn bị cây ghép
Trước khi ghép: Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trước đó khoảng 3 ngày.
Cây con được tưới trước cho đủ ẩm (2 – 3 giờ), tránh tưới ướt lá. Thời gian ghép
tốt nhất từ 17 – 20 giờ tối, thời gian đó thời tiết mát mẻ, nhiệt độ thấp cây ghép ít
bị mất sức, vết ghép phục hồi nhanh.
Sử dụng phương pháp ghép nối ống cao su (đường kính gốc và ngọn ghép
tương đương nhau): Tay trái cầm ngọn ớt Hiểm trắng làm gốc ghép, tay phải cầm
dao lam (đã nhúng qua cồn 90
o
) cắt ngọn ớt Hiểm trắng xiên 1 góc 30
o

C so với
phương thẳng đứng của thân cây ở vị trí lá thật đầu tiên. Tương tự, cắt ngọn ớt
Hiểm lai 207 cũng giống như gốc ghép ở vị trí lá mầm cũng thành lát xiên 1 góc
30
o
C. Tay phải dùng ống cao su hoặc ống nhựa lồng vào ngọn ghép rồi lồng ống
cao su hoặc ống nhựa có mang theo ngọn ghép vào gốc ghép đã cắt vát sao cho
vết cắt của ngọn và gốc ghép tiếp giáp với nhau chặt chẽ. Thao tác cần nhanh,
chính xác, được tiến hành ở nơi râm mát, khuất gió, gần phòng bảo quản.
Gốc ghép cắt trên 2 lá mầm khoảng 2 – 2,5 cm, không nên cắt ở vị trí cao
hơn vì chồi dại phát triển nhiều và mạnh sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với chồi ghép,
ngọn ghép cắt dài khoảng 5 – 6 cm. Ghép xong đặt cây vào phòng phục hồi sau
ghép.






×