Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

khảo sát tình hình nhiễm leptospira trên chuột ở một số địa điểm tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 43 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
************************




VÕ THỊ PHƯỢNG HẰNG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM LEPTOSPIRA
TRÊN CHUỘT Ở MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y



Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
************************





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y

Tên đề tài:
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM LEPTOSPIRA
TRÊN CHUỘT Ở MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Bé Mười Võ Thị Phượng Hằng
MSSV: 3102945
Ngành Thú Y

Cần Thơ, 2015
i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: “Khảo sát tình hình nhiễm Leptospira trên chuột ở một số địa
điểm tại Thành phố Cần Thơ” do sinh viên Võ Thị Phượng Hằng thực hiện
tại Phòng thí nghiệm vi sinh và Bệnh xá Thú Y, Bộ môn Thú Y, Khoa Nông
Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 08/2014
đến tháng 11/2014.






Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2015 Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2015
Duyệt Bộ môn Duyệt Giáo viên hướng dẫn


Nguyễn Thị Bé Mười




Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2015
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
ii

LỜI CẢM ƠN
Qua 5 năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Cần Thơ. Các
thầy, cô là những người đã dành bao tâm huyết cho sự nghiệp trồng người, đã
trang bị những hành trang quý giá cho chúng tôi bước vào đời. Nhờ sự nhiệt
tình chỉ dạy của các thầy, các cô; cùng với sự cố gắng phấn đấu không ngừng
của bản thân, hôm nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến cha, mẹ, người đã nuôi
dạy tôi nên người. Và sự kính trọng sâu sắc nhất đến các thầy các cô, người đã
giúp tôi vững bước vào đời bằng những bài học quý giá.
Xin chân thành biết ơn:
Trường Đại học Cần Thơ đã tạo nhiều điều kiện học tập, rèn luyện bổ ích
cho tôi trong suốt 5 năm qua.
Thầy Lê Hoàng Sĩ đã làm cố vấn cho chúng tôi trong suốt khóa học và đã
tận tình chỉ dạy tôi rất nhiều.
Cô Nguyễn Thị Bé Mười, người đã hết lòng chỉ bảo, giúp đỡ, động viên

tôi hoàn thành luận văn.
Quý thầy, cô Bộ môn Thú Y, Bộ Môn Chăn Nuôi đã tận tình giảng dạy,
giúp đỡ tôi trong thời gian học tập.


Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2015


Võ Thị Phượng Hằng
iii

MỤC LỤC

TRANG DUYỆT i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT v
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vii
DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vii
TÓM LƯỢC viii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh trong và ngoài nước 2
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 2
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 4
2.2 Căn bệnh học 6
2.2.1 Phân loại 6
2.2.2 Đặc điểm hình thái 6
2.2.3 Tính chất bắt màu 7
2.2.4 Đặc tính nuôi cấy 7

2.2.5 Cấu tạo kháng nguyên 8
2.2.6 Sức đề kháng 8
2.2.7 Một số nhóm Leptospira gây bệnh 9
2.3 Truyền nhiễm học 10
2.3.1 Loài mắc bệnh 10
2.3.2 Nguồn lây truyền và chất chứa mầm bệnh 11
2.3.3 Đường lây truyền 11
2.3.4 Cơ chế gây bệnh 12
2.4 Triệu chứng và bệnh tích 12
2.4.1 Triệu chứng 12
2.4.2 Bệnh tích 14
2.5 Chẩn đoán 14
iv

2.5.1 Chẩn đoán dịch tễ học 14
2.5.2 Chẩn đoán phân biệt 14
2.5.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm 15
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 18
3.1 Nội dung 18
3.2 Phương tiện tiến hành thí nghiệm 18
3.2.1 Địa điểm và thời gian 18
3.2.2 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất 18
3.2.3 Nguyên liệu dùng trong thí nghiệm 19
3.3 Phương pháp tiến hành thí nghiệm 21
3.3.1 Phương pháp lấy mẫu 21
3.3.2 Thực hiện phản ứng định tính 21
3.3.3 Phản ứng định lượng 24
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 Kết quả tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chuột 25
4.2 Kết quả tỷ lệ dương tính với Leptospira theo loại chuột 26

4.3 Kết quả tỷ lệ nhiễm ghép giữa các chủng Leptospira trên chuột 28
4.4 Kết quả tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chuột theo hiệu giá ngưng kết 28
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 30
5.1 Kết luận 30
5.2 Đề nghị 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ CHƯƠNG 33


v

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
MAT: Microscopic Agglutination Test
EMJH: Ellinghausen McCullough Johnson Harris
ELISA: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay
BSA: Bovine serum albumin
L: Leptospira
o
C: Degree of Celsius
µm: Micrometer
ml: Milliliter
Ctv: Cộng tác viên
vi

DANH SÁCH BẢNG

Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 1

Danh mục 24 serovar dùng trong phản ứng vi
ngưng kết
20
Bảng 2
Tỷ lệ dương tính với Leptospira theo loại
chuột
26
Bảng 3
Tỷ lệ nhiễm ghép giữa các chủng Leptospira
trên chuột
28
Bảng 4
Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chuột theo hiệu
giá ngưng kết
29

vii

DANH SÁCH HÌNH

Hình
Tên hình
Trang
Hình 1
Hình thái Leptospira dưới kính hiển vi điện tử
7
Hình 2
Sự truyền lây của Leptospirosis
12
Hình 3

Các mức độ ngưng kết trong phản ứng vi
ngưng kết (MAT)
23

DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ, biểu đồ
Tên sơ đồ, biểu đồ
Trang
Sơ đồ 1
Pha loãng huyết thanh
21
Sơ đồ 2
Nâng hiệu giá pha loãng huyết thanh
24
Biểu đồ 1
Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chuột
25
Biểu đồ 2
Tỷ lệ dương tính với Leptospira theo loại chuột
26

viii

TÓM LƯỢC
Chuột là động vật trung gian truyền một số bệnh cho người và vật nuôi,
trong đó Leptospirosis do xoắn khuẩn Leptospira gây nên. Trong thời gian từ
tháng 8/2014 đến tháng 11/2014, bằng phản ứng vi ngưng kết (Microscopic
Agglutination Test: MAT) chúng tôi đã xét nghiệm được 95 mẫu huyết thanh
chuột, trong đó có 44 mẫu huyết thanh chuột cống được bẫy tại ký túc xá

Trường Đại học Cần Thơ và tại nhà các hộ dân trên địa bàn Thành phố Cần
Thơ, 51 mẫu huyết thanh chuột đồng ở các chợ xung quanh địa bàn thành phố
Cần Thơ. Qua kết quả xét nghiệm cho thấy tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chuột
là 28,42% (27/95), chuột cống nhiễm với tỷ lệ 38,64% (17/44) và chuột đồng
là 19,61% (10/51). Trong tổng số 27 mẫu huyết thanh dương tính với
Leptospira có 10 mẫu chuột cống nhiễm ghép với 2, 3, 4, 6 chủng Leptospira
và 4 mẫu chuột đồng nhiễm ghép với 2 chủng Leptospira. Hiệu giá ngưng kết
ở mức 1/20 chiếm 74,07%, ở mức 1/40 chiếm 25,93%. Từ những kết quả trên
cho thấy chuột ở thành phố Cần Thơ mang mầm bệnh Leptospira chiếm tỷ lệ
khá cao.
1

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Xoắn khuẩn Leptospira là nguyên nhân gây bệnh không những ở chó,
mèo, động vật hoang dã mà còn lây truyền cho người ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng. Leptospirosis là bệnh chung giữa người và gia súc với các triệu
chứng như sốt cao, vàng da, tiểu ra huyết sắc tố, viêm gan, viêm thận, rối loạn
tiêu hóa, rối loạn sinh sản,… Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ vật bệnh sang
vật khỏe hoặc qua vật trung gian mang mầm bệnh. Trong số các vật trung gian
mang mầm bệnh, phải kể đến loài gặm nhấm, đặc biệt là chuột. Chúng mang
và bài thải trực tiếp mầm bệnh ra môi trường ngoài qua nước tiểu.
Chuột là loài gặm nhấm sinh sản rất nhanh, tồn tại ở mọi nơi trên thế giới
và rất khó để tiêu diệt chúng. Chúng sinh sống và đào hang xung quanh các
trại chăn nuôi, các lò mổ, khu dân cư,… nên dễ phát tán và truyền mầm bệnh
sang các loài khác kể cả con người. Chuột còn gây ô nhiễm môi trường và làm
thiệt hại mùa màng của con người. Cần Thơ là tỉnh nằm ở trung tâm của Đồng
bằng sông Cửu Long, giữa mạng lưới sông ngòi kênh rạch, có điều kiện thuận
lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Vì thế, tỉnh Cần Thơ được coi
là trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam bộ. Tuy nhiên, đó cũng là thuận lợi
cho chuột phát triển, mặc dù đã có nhiều biện pháp phòng trừ chuột nhưng số

lượng vẫn không giảm. Do đó, mỗi năm người dân ngoài việc bị thiệt hại về
cây lương thực, hoa màu mà còn phải đối mặc với nguy cơ bệnh tật do chuột
gây ra.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự phân công của Bộ môn Thú Y, Khoa
Nông Nghiệp và SHƯD Trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành đề tài
“Khảo sát tình hình nhiễm Leptospira trên chuột ở một số địa điểm tại
Thành phố Cần Thơ”.
Mục tiêu đề tài: Xác định sự hiện diện của Leptospira trên đàn chuột.

2

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh trong và ngoài nước
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 1931, Ragiot và Souchrd lần đầu tiên phát hiện mầm bệnh trên
người. Sau đó, bệnh được nghiên cứu nhiều trên gia súc kể cả người.
Vaucel (1937) đã phân lập được mầm bệnh trên bò tại Tuyên Quang và
bằng phương pháp huyết thanh học đã phát hiện Leptospira trên heo, trâu,
người, chó, dê, chuột và một số động vật khác.
De Lahudie (1952) xét nghiệm 150 mẫu huyết thanh heo và thấy có 23
mẫu tương ứng với 23 con dương tính.
Năm 1970, Đào Trọng Đạt và ctv thuộc viện Thú Y đã xét nghiệm 3.880
mẫu huyết thanh heo ở 19 điểm thuộc 12 tỉnh miền Bắc có kết quả dương tính
là 27,5%.
Viện Thú Y Việt Nam (1972) đã phát hiện bò ở Hà Nội và các vùng phụ
cận nhiễm Leptpspira (L) vời nhiều chủng như: L. icterohaemorrhagiae, L.
australis, L. pomona, L. canicola.
Vũ Đình Hưng và ctv (1977) điều tra cơ bản về Leptospirosis trên đàn bò
ngoại và đàn bò nội ở miền Bắc Việt Nam đã nhận xét: khu vực Hà Nội nhiễm
cao nhất 42,9%, tiếp theo là Tây Bắc 35,05%, Ba Vì 26,1%, khu bốn cũ 24,8%

và Hải Phòng 23,9%.
Năm 1978, Vũ Đình Hưng và Nguyễn Thị Diện điều tra tại một số trại
chăn nuôi ở các tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái, Lào Cai, Hà Bắc thấy tỷ lệ nhiễm
Leptospira trên bò 38%, trâu 0,1%, heo 22,9%, chó 26,47% và với công nhân
chăn nuôi tỷ lệ dương tính là 56%.
Năm 1984, Vũ Đình Hưng và ctv đã nghiên cứu một số ổ dịch Leptospira
điển hình ở người và tìm hiểu sự liên quan với gia súc ở địa phương quanh một
trại khai hoang thuộc Hoàng Liên Sơn cho thấy cường độ nhiễm bệnh cao, tốc
độ lây lan nhanh, chỉ trong vòng 5 ngày phát hoang, 75 người mắc bệnh với
triệu chứng điển hình. Bằng phản ứng huyết thanh học đã phát hiện 63,1% số
người có kháng thể chống Leptospira với các chủng là L. gryppotyphosa,
L. autumnalis. Các tác giả đã phân lập được hai chủng Leptospira từ người
bệnh và việc gây nhiễm bệnh cho chuột cũng cho kết quả cao. Đồng thời còn
phát hiện 42,7% ở người, 50% ở heo, 70% ở bò và 10% ở chuột bị nhiễm bệnh
ở khu vực xung quanh xảy ra ổ dịch. Các chủng được phát hiện là L. canicola,
L. autumnalis, L. gryppotyphosa, L. hebdomadis, L. mitis, L. bataviae.
3

Lê Thanh Hải và ctv (1988, 1989) nghiên cứu về tình hình nhiễm
Leptospira ở đàn chó nghiệp vụ trong các trại giam đã công bố: trại V
21

73,3% chó nhiễm bệnh, trại T
24
có 66,2% chó nhiễm bệnh. Chó ở cơ sở của
công an Hải Phòng nhiễm 27%, chủ yếu là chó đực trên 1 tuổi. Chó nuôi tại
các cơ sở Nam Bộ nhiễm 88% so với toàn cầu.
Năm 2001, Hoàng Mạnh Lâm và ctv nghiên cứu xác định một số serovar
Leptospira trên bò và heo tại ĐakLak, kết quả kiểm tra 257 mẫu huyết thanh
bò và 537 mẫu huyết thanh heo cho thấy ở bò là 3,8%, heo là 3,53% với 14

serovar Leptospira trên bò và 15 serovar Leptospira trên heo. Trong số các
serovar đã xác định có 4 serovar ở bò từ trước chưa được công bố ở Việt Nam
là: L. panama, L. pyrogens, L. semranga và L. tasaaovi và 4 serovar chưa
được công bố ở heo là L. djasiman, L. jivanica, L. panama, L. semaranga.
Hoàng Mạnh Lâm và ctv (2002), qua kiểm tra xác định một số serovar
Leptospira ở chó, chuột và người tại ĐakLak, kết quả cho thấy ở chuột tỷ lệ
nhiễm là 21,1% (151/714 mẫu huyết thanh) với 14 serovar Leptospira, trong
đó 4 chủng mới công bố lần đầu ở Việt Nam là L. cellendoni, L. panama,
L. sejroe và L. semaranga. Ở chó là 19,8% (54/273 mẫu huyết thanh) với 6
serovar Leptospira, trong đó có 3 serovar mới phát hiện là L. pyrogenes,
L. mini và L. javanica. Ở người là 19,8% (74/411 mẫu huyết thanh) với 14
serovar Leptospira, trong đó có 4 serovar mới phát hiện là L. panama,
L. sejroe, L. semaranga và L. tarassovi.
Theo Vũ Đình Hưng và ctv (2002), kiểm tra tình hình nhiễm Leptospira
ở chuột và người tại Hà Nội, qua xét nghiệm 420 mẫu huyết thanh chuột gồm
316 chuột cống, 104 chuột nhà và 63 mẫu huyết thanh người nghi nhiễm
Leptospira cho thấy tỷ lệ dương tính với Leptospira ở chuột rất cao 43,8%,
trong đó chuột cống 50,31%, chuột nhà 24,03% với 4 serovar phổ biến là
L. bataviae, L. autummalis, L. canicola và L. sejroe. Ở người, trong số 63 mẫu
huyết thanh nghi nhiễm Leptospira có 32 mẫu dương tính.
Nguyễn Ngọc Hải và ctv (2010), tìm hiểu về tình hình nhiễm Leptospira
trên chuột qua khảo sát 22 mẫu huyết thanh chuột được bẫy trong khuôn viên
ký túc xá và các khu vực lân cận Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh cho thấy tỷ lệ dương tính là 40,9% (9/22), tương ứng với các
serovar thường gây bệnh trên người và thú có vú là L. icterohaemorrhagiae,
L. copenhageni, L. canicola, L. pyrogens, L. panama, L. pomona,
L. grippotyphosa, L. castellonis và L. saxkoebing. Chuột nhiễm Leptospira
dạng mang trùng với hiệu giá kháng thể từ 1/40 đến 1/640.
4


Năm 2012, Võ Thành Thìn và ctv bằng phản ứng vi ngưng kết trên phiến
kính (MAT) đã xác định được tỷ lệ nhiễm Leptospira trên đàn lợn nái tại
Khánh Hòa là 17,7%. Tỷ lệ này phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi và mùa vụ
tại địa phương. Có sự lưu hành của 10 serovar Leptospira trên đàn lợn, trong
đó, các serovar chiếm ưu thế là L. pomona (51,2%), L. panama (19,5%),
L. icterohaemorrhagiae (14,6%), L. autumnalis (12,2%).
Lý Thị Liên Khai (2012), điều tra về tình hình nhiễm khuẩn Leptospira
trên đàn bò sữa, chó và chuột tại công ty cổ phần thủy sản sông Hậu, kết quả
cho thấy tỷ lệ nhiễm Leptospira ở trại cao nhất tìm thấy trên chuột (55,55%),
kế đến là chó (40,46%) và đàn bò sữa (22,61%).
Nguyễn Thị Bé Mười (2013), nghiên cứu bệnh do Leptospira trên chó tại
thành phố Cần Thơ, kết quả kiểm tra 300 mẫu huyết thanh chó với 12 chủng
kháng nguyên sống đã cho thấy tỷ lệ chó bị nhiễm Leptospira interrogans là
21,33% (64/300).
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Năm 1800, bệnh được ghi nhận đầu tiên ở thung lũng sông Nill, dựa vào
triệu chứng hoàng đản, xuất huyết. Năm 1886, Mathieu và Weil cùng một lúc
mô tả một bệnh với các triệu chứng hoàng đản, sốt lập lại nhiều ngày.
Năm 1916, Martin và Petit đã phân lập được chủng gây bệnh đầu tiên ở
Pháp và sau đó một năm đặt ra nguyên tắc phản ứng vi ngưng kết để chẩn
đoán bệnh về mặt huyết thanh học.
Y.I. Do và R. Inada đã phân lập được Leptospira gây bệnh cho người ở
Nhật Bản năm 1916. Đến năm 1917, Noguchi đã tìm thấy xoắn khuẩn trong
thận và nước tiểu ở chuột, sau đó ông đã đề nghị đặt tên cho căn bệnh
Leptospira vào năm 1918. Cùng năm, Tarrasor đã phân lập được loài
L. gryppotyphosa ở bệnh nhân có triệu chứng viêm màng não ở Liên Xô,
Utlenhut và Frome (1918) phát hiện loài L. icterohaemorrhagiae.
Nikonxki, Dexiatop và Mactrenko (1936) đã phân lập được mầm bệnh ở
trâu bò và sau đó tìm thấy ở nhiều loài động vật khác. Năm 1950, bệnh được
phát hiện trên chó tại Stuttgart (Đức) gọi là bệnh thương hàn chó, về sau gọi là

bệnh Stutgart.
Tùy theo điều kiện sinh thái từng vùng, từng nước, tùy theo tập quán
chăn nuôi, điều kiện vệ sinh và các loại thú hoang mà các chủng gây bệnh cho
các động vật khác nhau theo tỷ lệ nhất định.
Năm 1980, theo Milner (Úc) vào những năm 70 của thế kỷ 20, chủng gây
bệnh chủ yếu cho bò là L. ponama, nhưng sau đó là L. hardjo đã trở nên phổ
5

biến hơn và về sau hai chủng này đều tồn tại. Adrew (1992) cho rằng bò ở
nước này có tỷ lệ huyết thanh dương tính với Leptospira là 86%, ở gia súc bị
bệnh do Leptospira gây sẩy thai 30% và chết 5%, ảnh hưởng đến sức khỏe của
40% cư dân nước Úc. Năm 1982 tại vùng Đông nước Anh tình trạng người bị
nhiễm Leptospira tăng, các nhà nghiên cứu đã bắt 30 chuột hải ly (coypu), lấy
nước tiểu và thận của các chuột này cấy vào môi trường phân lập, họ đã phân
lập được L. hebdomadis (Wanyangu and Waitkins, 1987).
Solomon Dhliwayo et al., (2012) điều tra về tình hình nhiễm Leptospira
trên chó ở Harare thuộc Zimbabwe, Mỹ. Kết quả xét nghiệm cho thấy 15,6%
mẫu huyết thanh dương tính với Leptospira (39/250 mẫu huyết thanh). Chó
ở thành thị có tỷ lệ bệnh Leptospira (25%) cao hơn chó ở nông thôn (11,2%).
Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ dương tính với Leptospira giữa 5 khu
vực nông thôn và giới tính. Nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan giữa
Leptospirosis với các triệu chứng suy gan và thận.
Koizumi et al., (2013) thực hiện cuộc khảo sát huyết thanh học để giám
sát sự lưu hành của Leptospira trên chó tại Nhật Bản với 283 mẫu huyết thanh
chó nghi ngờ được thu thập từ 2007 đến tháng 3 năm 2011. Kết quả 83
(29,3%) trường hợp dương tính với Leptospira.
Một điều tra cắt ngang của Halliday et al., (2013) về tình nhiễm
Leptospirosis ở loài gặm nhấm ở Kibera - một khu ổ chuột gần Nairobi,
Kenya thuộc Châu Phi. Kết quả của cuộc điều tra cho thấy tỷ lệ dương tính
là 18,3%, trong đó chuột cống (Chi Rattus) là 10,25% (4/39), chuột nhà (Chi

Mus) là 20% (37/185).
Romero - Vivas et al., (2013) thực hiện một nghiên cứu cắt ngang thu
thập từ 128 các mẫu huyết thanh của con người, 83 con chó, 49 con chuột
trong một khu phố thuộc thành phố cảng biển của Colombia, nơi mà có người
bị bệnh do Leptospira đã được báo cáo để tìm sự hiện diện của xoắn khuẩn
Leptospira. Trong đó có 12,5% (16/128) mẫu huyết thanh con người, 22,9%
(19/83) mẫu huyết thanh chó, 20,4% (10/49) mẫu huyết thanh chuột đều
dương tính với Leptospira.
Calderón et al., (2014) điều tra về tình hình nhiễm Leptospira ở lợn,
chó, con người và môi trường nước ở Cordoba - một khu vực của vùng nhiệt
đới Colombia, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm ở lợn là 55,9%, ở chó là 35,2%,
ở người là 75,8%.
6

2.2 Căn bệnh học
Bệnh xoắn khuẩn Leptospira hay Leptospirosis là một bệnh truyền
nhiễm của nhiều loại gia súc kể cả người, hiện nay người ta đã phát hiện trên
200 serovar gây bệnh (Hồ Thị Việt Thu, 2012).
2.2.1 Phân loại
Leptospira thuộc:
Lớp Schizomycetes
Bộ Spirochaetales
Họ Leptospiraceae
Giống Leptospira được phân chia thành hai loài:
- Leptospira interrogans là loài gây bệnh cho người và gia súc.
- Leptospira biflexa thường sống hoại sinh trong nước và không gây
bệnh (Watch, Binger và Noguchi, 1918).
2.2.2 Đặc điểm hình thái
Hiện nay, người ta đã phát hiện được 23 nhóm huyết thanh với 260
serovar Leptospira gây bệnh. Các chủng xoắn khuẩn này có hình thái tương tự

nhau và được cấu tạo gồm nhiều vòng xoắn nhỏ xếp (10 - 20 vòng) sát vào
nhau, có chiều dài trung bình 4 - 20µm, rộng 0,1 - 0,2µm, đầu uốn cong tựa
hình móc câu hoặc hình chữ C hay chữ S. Chuyển động của Leptospira nhờ
một bộ phận cơ động gồm một trục ở giữa và thân xoắn như lò xo quanh trục.
Ngoài cùng có một lớp vỏ mềm co giãn được chứa nhiều kháng nguyên, tiếp
theo là màng bao bọc tế bào chất bao gồm 3 - 5 lớp, ở giữa là nhân không có
màng ngăn cách với nguyên sinh chất đảm nhận chức năng di truyền, nó có thể
xoay dọc, xoay ngang, xoay tròn (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Do cấu trúc đặc
biệt, kích thước khá nhỏ, sự di chuyển uyển chuyển và có khả năng co giãn dễ
dàng như vậy, nên chúng có thể chui qua màng lọc có đường kính 0,1 -
0,45µm như da, niêm mạc của gia súc hoặc người hay qua vết xước để gây
bệnh (Nguyễn Vĩnh Phước và ctv, 1978).



7

() (www.lookfordiagnosis.com)
Hình 1 : Hình thái Leptospira dưới kính hiển vi điện tử
2.2.3 Tính chất bắt màu
Leptospira khó bắt màu khi nhuộm bằng thuốc nhuộm màu anilin thông
thường. Nhuộm bằng phương pháp giemsa xoắn khuẩn bắt màu đỏ tím và xem
được dưới kính hiển vi thường. Khi nhuộm bằng phương pháp mạ bạc
(Fontana tribondeau), Leptospira có màu đen. Ngoài ra, còn có phương pháp
nhuộm Romanopxki, xoắn khuẩn bắt màu tím sau khi nhuộm.
Phương pháp Romanopxki: Cố định mẫu bằng cồn, để 30 phút rồi nhuộm
bằng hỗn hợp gồm dung dịch bão hòa Blue methylen và dung dịch eosin 1%
với tỷ lệ 2 : 1.
2.2.4 Đặc tính nuôi cấy
Leptospira là một vi khuẩn hiếu khí, mọc tốt ở nhiệt độ 28 - 30

o
C, không
mọc ở 13
o
C, pH thích hợp 7,2 - 7,4, mọc chậm trong các môi trường nuôi cấy
vì vậy việc nuôi cấy có thể kéo dài hàng tháng (Trần Thanh Phong, 1998).
Khi nuôi cấy trên môi trường thạch máu hoặc các môi trường thông
thường, nếu không bổ sung 5 - 10% huyết thanh thỏ, xoắn khuẩn không mọc
được. Ngoài ra, giống như các loài vi khuẩn khác, xoắn khuẩn cũng cần sắt để
phát triển. Người ta dùng nhiều môi trường giàu dưỡng chất để nuôi cấy như
môi trường Tween - Albumine hay EMJH, môi trường Stuart.
Leptospira có thể mọc được ở những môi trường nhân tạo thông thường
như môi trường Terkish, EMJH. Môi trường EMJH gồm hai thanh phần: môi
trường cơ sở và môi trường làm giàu bằng albumine bò hoặc huyết thanh thỏ
(Srivastava and Harbola, 1989).
Ngoài ra, có thể cấy Leptospira vào màng niệu đệm phôi gà 10 ngày tuổi,
sau khi cấy 7 ngày phôi gà bị chết, bệnh tích không điển hình (Prydie, 1968).
8

2.2.5 Cấu tạo kháng nguyên
Năm 1956, Rothotein và Riatto chia cấu trúc kháng nguyên ra làm hai
phần chính:
Kháng nguyên P thuộc phần vỏ có cấu trúc là Lipopolysacharide giúp
phân biệt các nhóm Leptospira, là cơ sở phân loại xoắn khuẩn.
Kháng nguyên S thuộc tế bào chất, thành phần cấu tạo là
Lipopolysacharide có tính chuyên biệt, dùng để nhận biết các Leptospira, đặc
trưng cho giống.
Do sự khác nhau về cấu trúc kháng nguyên, người ta chia Leptospira
thành nhiều nhóm huyết thanh (Serogroup), mỗi nhóm huyết thanh có nhiều
chủng huyết thanh (Serotype). Ngày nay, người ta chia mỗi nhóm huyết thanh

thành nhiều serovar (Jonhson và Feine, 1984).
2.2.6 Sức đề kháng
Sức đề kháng của Leptospira tương đối yếu với các yếu tố lý hóa.
Sự sấy khô làm xoắn khuẩn chết nhanh. Leptospira nhạy cảm với nhiệt
độ cao, bị giết chết ở nhiệt độ 56 - 60
o
C/5 phút, nhưng lại chịu được nhiệt độ
thấp ở âm 30
o
C Leptospira không chết, ở 4
o
C Leptospira có trong gan chuột
lang có thể sống được 26 ngày mà không giảm độc lực (Nguyễn Như Thanh,
2001). Trong nước tiểu của gia súc bị bệnh, ở nhiệt độ môi trường bình thường
xoắn khuẩn tồn tại hàng tháng và lây truyền bệnh tốt.
Trong môi trường ẩm ướt, đặc biệt ở các đầm lầy, ao hồ, sông suối, đồng
cỏ thoát nước kém, trong bùn lầy nước đọng, nhất là cống rãnh, kênh mương,
ruộng đồng xoắn khuẩn có thể sống dai dẳng.
Dưới ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, Leptospira bị chết trong vòng
30 - 120 phút, nhưng với tia tử ngoại sau 30 phút Leptospira vẫn còn hoạt
động, sau 50 phút giảm hoạt động, sau 2 giờ tự ngưng kết 50%, sau 3 giờ
ngưng kết 100%, sau 4 giờ ngừng hoạt động hoàn toàn.
Xoắn khuẩn nhạy cảm với pH acid, ở trong dạ dày chỉ 10 phút là chết,
môi trường acid pH<6,5 Leptospira không sống được, pH≥7 xoắn khuẩn tồn
tại vài tuần.
Các chất sát trùng thông thường có thể diệt xoắn khuẩn nhanh chóng:
acid phenic 0,5% trong 5 phút, formol 0,25% trong 5 phút, acid sunfur 0,05%
trong 10 phút, biclorua thủy ngân 1/2000 sau 10 - 15 phút. Leptospira rất mẫn
cảm với muối, dung dịch muối 2,8% giết xoắn khuẩn trong vòng 15 phút.
9


Kháng sinh penicillin có tác dụng rất tốt đối với Leptospira (Nguyễn Tiết
Liên và Nguyễn Thanh Bình, 1991).
2.2.7 Một số nhóm Leptospira gây bệnh
Nhóm L. icterohaemorrhagiae
L. icterohaemorrhagiae được Do. Y. I và Inada R phân lập từ chuột năm
1915. Nhóm L. icterohaemorrhagiae gồm: L. copenhageni, L. lai, L. 017, L.
mankarso, L. nadambari, L. wijinberg, L. shiromizu và L. shibaura (Krover et
al. 1988). Bằng phản ứng vi ngưng kết, L. icterohaemorrhagiae còn được tìm
thấy trên nhiều loài gia súc như trâu, bò, heo, chó, dê, cừu (Hathaway, 1981).
Động vật mang mầm bệnh là chuột cống Rattus norvegicus.
Nhóm L. canicola
L. canicola lần đầu tiên phân lập được từ bò ở Israel vào năm 1955, sau
đó vào năm 1956 phân lập được mầm bệnh từ heo và chó ở Czechoslovakia,
Mỹ và Chi Lê (Chenukha, 1981). Nhóm L. canicola gồm các serovar đại diện
là L. canicola, L. bafani, L. benjamin, L. broomi, L. schueffneri và L.
kamituga.
L. canicola có thời gian tồn lưu ở heo ít nhất là 90 ngày và có thể sống
trong nước tiểu là 6 ngày (Michna, 1962). Điều kiện thuận lợi này giúp mầm
bệnh khuếch tán và lây truyền dễ dàng giữa các loài gia súc.
Nhóm L. pomona
L. pomona lần đầu tiên phân lập từ heo ở Australia năm 1939, sau đó
phân lập từ bò, ngựa, dê. Nhóm này bao gồm các serovar là L. kennewicki, L.
mozdok, L. proechimys, L. salinem và L. tropica. Động vật mang trùng là loài
gặm nhấm (Sebek et al., 1983). L. pomona thường khu trú, sinh sản ở thận và
theo nước tiểu ra ngoài môi trường, góp phần phát tán mầm bệnh.
Nhóm L. grippotyphosa
Nhóm L. grippotyphosa gây bệnh ở bò, dê, cừu, ngựa, kể cả người. Gồm
các serovar là L. valbuzzi, L. muelleri, L. moskva và L. canalzonae (Sebek and
Vlcek, 1990).

Tarasova đã phân lập được L. grippotyphosa năm 1928, đó là một trong
những serovar gây bệnh chủ yếu ở vùng Trung và Đông Âu, ở Liên Xô năm
1946, ở Mỹ (Hanson et al., 1965, 1971).
10

Nhóm L. Autumnali
Kitemura năm 1918 đã phân lập được L. autumnalis từ heo, sau đó phân
lập được từ bò tại Nhật năm 1953 (Cacciapuotti, 1981). Gồm các serovar là L.
autumnalis, L. bangkinang, L.butembo, L. bim, L. bungarica và L. rachmati.
Nhóm L. hebdomadis
Nhóm L. hebdomadis gồm: L. hebdomadis, L. jules, L. kambale, L.
kremastos và L. worsfoldi. Năm 1956, L. hebdomadis đã phân lập được từ bò
ở Nhật Bản (Akama, 1981). Năm 1982 tại vùng Đông nước Anh các nhà
nghiên cứu đã bắt 30 chuột hải ly (coypu), lấy nước tiểu và thận của các chuột
này cấy vào môi trường phân lập, họ đã phân lập được L. hebdomadis
(Wanyangu and Waitkins, 1987).
2.3 Truyền nhiễm học
2.3.1 Loài mắc bệnh
Leptospirosis là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài gia súc (bò,
heo, chó, ), thú hoang dã (chuột, chồn, ) kể cả người. Trong đó, loài gặm
nhấm là ổ chứa xoắn khuẩn trong tự nhiên, chúng đóng vai trò quan trọng
trong việc truyền bệnh và bài thải mầm bệnh ra môi trường. Ở thú hoang hay
loài gặm nhấm thường mang mầm bệnh ở thể mang trùng hay ẩn tính (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1978).
Tỷ lệ mắc bệnh do Leptospira tùy thuộc vào các chủng gây bệnh, động
vật cảm thụ, điều kiện thổ nhưỡng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh
chuồng trại và môi trường xung quanh. Những trận dịch quan trọng được ghi
nhận thường do lây truyền qua nước lũ, ô nhiễm mầm bệnh từ nước tiểu chuột
và động vật khác (Hồ Thị Việt Thu, 2012). Loài chuột có thể nhiễm một số
chủng Leptospira, chúng không mắc bệnh, không biểu hiện triệu chứng lâm

sàng nhưng có thể truyền mầm bệnh cho các loài vật khác, kể cả người. Chuột
được coi là ổ chứa thường xuyên, luôn mang và thải mầm bệnh; chuột không
chỉ là nhân tố trung gian truyền bệnh mà còn được coi là nguồn bệnh.
Người mắc bệnh do chủng L. Icterohaemorrhagiae và L. grippotyphosa, mang
tính chất nghề nghiệp rõ: công nhân làm vệ sinh cống rãnh, công nhân chăn
nuôi, cán bộ địa chất, lâm nghiệp hay mắc bệnh. Theo nghiên cứu của Nguyễn
Thị Ngân và ctv (2004), tại Việt Nam, trong số các ca bệnh có biểu hiện của
hội chứng gan - thận thì có tới 66,83% cho phản ứng dương tính với Leptospira.
11

2.3.2 Nguồn lây truyền và chất chứa mầm bệnh
Các loài gia súc bệnh như chó, heo, bò, đặc biệt loài gặm nhấm là
nguồn bài thải xoắn khuẩn trong tự nhiên. Ở nước ta, Rattus norvegicus có tới
27% mang Leptospira mà chủ yếu là L. bataviae, chuột nhà (Rattus
flavipectus), chuột nhắt (Mus musclus). Chuột có thể mang khuẩn suốt đời.
Thời gian mang khuẩn và mức độ bài thải xoắn khuẩn qua nước tiểu thay đổi
tùy theo loài mang khuẩn và serovar Leptospira. Thời gian mang khuẩn ở cáo
là 514 ngày, đại gia súc 120 ngày, heo 200 ngày và chó 700 ngày (Nguyễn Thị
Ngân, 2000). Gia súc mang trùng không mang mầm bệnh suốt đời như loài
gặm nhấm nên mầm bệnh thải ra ngoài lúc có lúc không. Gia súc mang xoắn
khuẩn sau khi lành bệnh ở thể ẩn, thời gian mang trùng và mức độ bài thải qua
nước tiểu thay đổi tùy theo loài mang xoắn khuẩn và chủng gây bệnh.
Khi ra ngoài môi trường, xoắn khuẩn có mặt ở những khu vực nhiễm
nước tiểu loài mang trùng, các ao, hồ, đầm lầy, đất bùn, đây là những nguồn
lây truyền bệnh trong tự nhiên.
Ở động vật khi mới nhiễm bệnh, trong máu có xoắn khuẩn nhưng khi
bệnh kéo dài trên 15 ngày thì mầm bệnh khu trú ở bể thận, bàng quang, nước
tiểu, gan, lách, hạch lâm ba,
2.3.3 Đường lây truyền
Ở động vật, bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa do thức ăn và thức

uống có nhiễm Leptospira từ nước tiểu của động vật mắc bệnh hoặc mang
trùng (Hồ Thị Việt Thu, 2012).
Bệnh còn có thể truyền qua vết xay xát ngoài da hoặc niêm mạc do tiếp
xúc với bùn, đất có nhiễm xoắn khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu,
phủ tạng của gia súc bệnh.
Ngoài ra, bệnh còn lây nhiễm qua côn trùng chích hút, qua nhau thai, lây
nhiễm qua đường âm đạo. Trong phòng thí nghiệm, khi bôi canh trùng xoắn
khuẩn vào đùi chuột lang sau 20 phút trong máu chuột đã tìm thấy xoắn
khuẩn, hay cho chuột lội trong nước nhiễm khuẩn, tiêm dưới da, phúc mạc,
bắp thịt hay cho uống đều bị nhiễm.
12


()
Hình 2: Sự truyền lây của Leptospirosis
2.3.4 Cơ chế gây bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, xoắn khuẩn vào máu, gây sốt. Sau đó mầm
bệnh vào gan, thận và tử cung của con vật mang thai. Xoắn khuẩn tiết độc tố
gây phá hủy hồng cầu, do đó gia súc thiếu máu, vàng da và trong nước tiểu có
huyết sắc tố. Độc tố còn gây tổn thương ở các mao quản gây xuất huyết, thủy
thũng, hoại tử da và niêm mạc. Cuối thời kỳ bệnh, mầm bệnh vào thận, căn
bệnh thường khu trú ở niệu quản, có lúc được bài thải ra ngoài theo nước tiểu,
gây viêm thận, hoại tử. Độc tố còn gây viêm gan, viêm màng não. Ở thú cái
mang thai, xoắn khuẩn gây sẩy thai.
Thời gian nung bệnh từ 10 - 20 ngày. Thời kỳ này dài hay ngắn còn tuỳ
thuộc vào trạng thái cơ thể, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, đường xâm nhập
và trạng thái cơ thể. Sau khi khỏi bệnh con vật có miễn dịch nhưng chỉ có
miễn dịch với chủng gây bệnh (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
2.4 Triệu chứng và bệnh tích
2.4.1 Triệu chứng

2.4.1.1 Ở trâu bò
Thời gian nung bệnh từ 2 - 10 ngày.
Thể quá cấp tính: Ít gặp thường xảy ra ở con cái mang thai. Con vật sốt
cao, giảm cho sữa, mệt mỏi, con cái mang thai bị sẩy thai, niêm mạc và da có
13

màu vàng, nước tiểu vàng có huyết sắc tố, giai đoạn cuối urê trong máu tăng
cao. Bê con mắc bệnh chết sau 3 - 7 ngày.
Thể cấp tính: Thường gặp ở bê với triệu chứng sốt 40,5
o
C - 41
o
C, bỏ ăn,
nước tiểu từ màu vàng nhạt chuyển sang màu vàng sẫm hoặc màu đỏ do có
huyết sắc tố, khó thở, niêm mạc vàng hay nhợt nhạt.
Thể mạn tính: Bệnh thường kéo dài với các triệu chứng nhẹ, con vật
tiêu chảy thường xuyên, nước tiểu vàng sẫm hoặc hơi hồng. Gia súc mắc bệnh
ở thể mạn tính thường bị sẩy thai (tuần thai thứ 6 - 12 hoặc thời kỳ chửa cuối)
hoặc đẻ non.
Bệnh thể mạn tính thường không có triệu chứng rõ ràng, cần thực hiện
các phản ứng huyết thanh học để xác định bệnh.
2.4.1.2 Ở chó
Thể xuất huyết: thường gặp ở chó già, bệnh xảy ra rất đột ngột, hai chân
sau, bỏ ăn hoàn toàn, thân nhiệt 40,5 - 41,5
o
C, sau đó thân nhiệt giảm xuống
chỉ còn 37 - 38
o
C.
Một số trường hợp có hiện tượng xung huyết kết mạc, khó thở, khát

nước, cá biệt có trường hợp nôn mửa. Đến ngày thứ 2, 3 niêm mạc miệng có
xung huyết với hình thái dị thường, sau đó xuất huyết hoặc hoại tử, hơi thở có
mùi hôi, đôi khi viêm họng khó nuốt. Những ngày sau có hiện tượng run cơ
bắp, đau vùng bụng khi nằm, hoặc khi sờ nắn nôn mửa ra máu, chảy máu ở
mũi, con vật gầy nhanh, da khô, mắt lõm sâu, viêm kết mạc, táo bón, nước tiểu
ít, màu vàng đôi khi phù mật, hạch cổ nổi rõ. Bệnh tiến triển nặng dần, con vật
bị hôn mê hoặc co giật và chết. Tỷ lệ chết rất cao 65 - 95%, nếu qua khỏi thì
thường viêm thận mạn (Binrbaum et al., 1998).
Thể vàng da: thường xuất hiện ở chó non, bệnh tiến triển từ từ cho đến
khi vàng da, cũng có khi bệnh phát ra đột ngột. Ở chó bị bệnh, lúc đầu thân
nhiệt 39,5 - 40
o
C, khi xuất hiện vàng da thì thân nhiệt hạ xuống 36 - 36,5
o
C. Ở
thể vàng da, lúc đầu chó bệnh vẫn vui vẻ, nhưng khi bệnh tiến triển sẽ có
những biểu hiện mệt mỏi.
Trong giai đoạn cấp tính nghe phổi có tiếng ran, không ho, cá biệt có
chảy máu mũi. Niêm mạc miệng màu vàng đậm hay vàng nhạt phụ thuộc vào
thời gian và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nhiều trường hợp nôn ra máu, nước
tiểu thường có màu vàng sẫm và lượng protein rất cao. Thường thấy viêm kết
mạc, đôi khi ngứa. Thể vàng da thường do L. icterohaemorrhagiae gây nên
(Bishop et al.,1979).

14

2.4.1.3 Ở người
Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 21 ngày (thường từ 3 - 14 ngày). Bệnh xảy ra
với các triệu chứng rất đa dạng, tùy thuộc vào tuổi, sức đề kháng của cơ thể,
chủng vi khuẩn cũng như số lượng vi khuẩn xâm nhập (Phạm Sỹ Lăng và

Hoàng Văn Năm, 2012).
Người bệnh thường có biểu hiện theo hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: sốt đột ngột >39
o
C, kéo dài trong vài ba ngày; sau đó có các
triệu chứng giống như bị cúm. Người bệnh mệt mỏi, đau đầu (>90% trường
hợp), mắt có màu đỏ, đau cơ (đặc biệt cơ vùng lưng và bắp chân), buồn nôn,
da mẩn đỏ (30% trường hợp).
Bệnh kéo dài trong 3 - 5 ngày, người bệnh dần dần hồi phục. Trong giai
đoạn này xoắn khuẩn nhân lên trong máu nên có thể sử dụng các xét nghiệm
để phát hiện. Trường hợp đang mang thai sẽ bị sẩy thai ở tháng thứ 2 hoặc 3.
Giai đoạn 2: giai đoạn này không có biểu hiện triệu chứng hoặc triệu
chứng kéo dài trong một thời gian ngắn rồi ngưng, bệnh cũng có thể tiến triển
rất nhanh trong một số trường hợp nặng.
2.4.2 Bệnh tích
Niêm mạc, da, các mô bào có màu vàng; gan sưng, mềm, hoại tử. Thận
nhạt màu có những điểm hoại tử. Đôi khi lách sưng, hoại tử. Trong bàng
quang đôi khi có nước tiểu màu đỏ hoặc nâu, túi mật sưng, bao tim tích nước.
2.5 Chẩn đoán
2.5.1 Chẩn đoán dịch tễ học
Bệnh mang tính chất nguồn dịch thiên nhiên, bệnh thường xảy ra vào
mùa mưa hoặc lúc giao mùa, bệnh thường phát rộ lên vào mùa mưa lũ tập
trung từ tháng 7 đến tháng 10 vì vào mùa này chuột sinh sản nhiều.
2.5.2 Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt với các bệnh có triệu chứng hoàng đản:
- Hoàng đản do ngộ độc hóa chất, ngộ độc aflatoxin.
- Hoàng đản do ký sinh trùng đường máu, ký sinh trùng trên gan.
- Hoàng đản do bệnh ở gan như viêm gan, xơ gan,
- Hoàng đản do thừa caroten.
Chẩn đoán phân biệt với các bệnh có biểu hiện triệu chứng thần kinh

như:
15

- Bệnh giả dại.
- Bệnh Teschen.
- Bệnh Listeria monocytogenes.
2.5.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
2.5.3.1 Chẩn đoán vi trùng học
Lấy bệnh phẩm để chẩn đoán: tùy theo thời gian và thể bệnh, có thể lấy
các bệnh phẩm khác nhau.
- Sốt tuần đầu thì lấy máu.
- Sốt trong 10 ngày thì lấy nước tiểu.
- Nếu con vật bị chết thì lấy những cơ quan như gan, thận, phổi, tim,
Phương pháp quan sát trực tiếp
Chiều rộng của xoắn khuẩn chỉ 0,1 - 0,2µm, mặt khác xoắn khuẩn rất
khó nhuộm bằng phương pháp nhuộm vi khuẩn thông thường nên phải sử
dụng kính hiển vi tụ quang nền đen hoặc phương pháp miễn dịch huỳnh
quang, có thể quan sát thấy xoắn khuẩn trong mẫu nước tiểu hoặc mô bào.
Ngoài ra, phương pháp nhuộm thấm bạc và immunoperoxidase cũng
được sử dụng để tìm xoắn khuẩn trong lát cắt mô bào của thận, gan và các cơ
quan khác.
Ta cũng có thể quan sát thấy Leptospira trong mẫu nước tiểu và mẫu
máu nhờ kính hiển vi tụ quang nền đen.
Mẫu nước tiểu: ly tâm nước tiểu ở tốc độ 10.000 vòng/phút trong 10
phút; mô bào được nghiền thành huyễn dịch bệnh phẩm theo tỷ lệ 1/10 với
BSA 1%. Hút 1 giọt nhỏ lên phiến kính và soi dưới kính hiển vi tụ quang nền
đen.
Mẫu máu: Lấy 1ml máu trộn với 2ml dung dịch 1,5% citrat natri, trộn
đều rồi để lắng 1 giờ, lấy phần dịch trong phía trên nhỏ lên lame đem quan sát
dưới kính hiển vi tụ quang nền đen.

Tiêm truyền động vật thí nghiệm
Động vật dùng trong thí nghiệm là chuột nhảy, chuột Hamster hoặc
chuột lang non. Tiêm vào xoang bụng 0,5 - 1 ml nước tiểu đã trung hòa hoặc
máu đã được chống đông hoặc huyễn dịch bệnh phẩm 1/10 pha trong EMJH
hoặc BSA 1%. Nếu trong bệnh phẩm có Leptospira, con vật sẽ chết trong
vòng 5 - 10 ngày sau khi tiêm truyền. Trường hợp động vật dùng trong thí

×