Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy nghề cho phạm nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.42 KB, 3 trang )

- Phải kết hợp tự nguyện học nghề với bắt buộc học nghề đối
với phạm nhân. Việc học nghề bắt buộc không chỉ đặt ra với
phạm nhân là người chưa thành niên mà cần được quy định là bắt
buộc đối với tất cả các phạm nhân thuộc loại không có nghề
nghiệp trước khi vào trại giam hoặc nghề nghiệp không còn phù hợp
với thời điểm họ trở về khi hết thời hạn chấp hành án.
- Lựa chọn nghề để dạy cho phạm nhân và động viên họ học
nghề phải phù hợp với nhu cầu của xã hội và khả năng, nguyện
vọng, sở trường của phạm nhân, thích hợp với nơi cư trú, nơi họ sẽ
trở về… Cho nên, cần có đánh giá nhu cầu xã hội, đánh giá khả
năng của phạm nhân mà định hướng dạy nghề cho thích hợp. Cần
điều tra xác định nhu cầu ngay từ khi đưa phạm nhân vào trại
giam cũng như trong suốt quá trình chấp hành án. Cần đa dạng hoá
các ngành nghề dạy cho phạm nhân. Không chỉ dạy cho họ những
nghề như sửa chữa ô tô, xe máy, đồ điện tử gia dụng, xây dựng, may
mặc… mà mở rộng thêm các nghề dịch vụ, tin học, quản lý kinh
doanh… Chuyển từ việc dạy các nghề nông nghiệp, thủ công sang
các nghề sản xuất công nghiệp, chế biến nông sản… tạo khả năng
sau khi mãn hạn tù họ có thể tìm kiếm được việc làm tại các nhà
máy. Cho phép một phạm nhân có thể học nhiều nghề. Quá trình dạy
nghề không chỉ là dạy cho họ có kỹ năng lao động mà còn cần dạy
cho họ khả năng tìm việc, khả năng thích ứng với sự thay đổi của
nền kinh tế. Tăng cường các hình thức tư vấn nghề nghiệp cho phạm
nhân từ các chuyên gia, các nhà kinh doanh, các nhà quản lý. Mở hội
chợ việc làm cho phạm nhân để họ thấy rõ những nhu cầu của xã
hội, củng cố lòng tin vào việc học nghề và cơ hội việc làm đối với họ;
đảm bảo cho họ có thể hoà nhập ngay với cộng đồng khi mãn hạn
tù.
- Ngoài những giáo viên chuyên trách dạy nghề cho phạm
nhân, cần thu hút được nhiều người tình nguyện tham gia vào công
việc này. Cần tuyển chọn các tình nguyện viên từ những người


am hiểu pháp luật, có kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng tiếp xúc và
giúp đỡ người lầm lỗi. Do đó, phải xây dựng được đội ngũ
tình nguyện viên từ các nhà sư phạm, nhà quản lý, cựu chiến
binh, doanh nhân và những người hoạt động trong các tổ chức
đoàn thể, các trung tâm giới thiệu việc làm Đây là những người
tham gia hướng nghiệp cho phạm nhân và giúp đỡ cho họ tìm
kiếm việc làm khi mãn hạn tù. Có cơ chế sử dụng những phạm nhân
có tay nghề, những người đã chấp hành xong hình phạt tự
nguyện tham gia hướng dẫn dạy nghề cho các phạm nhân khác vì
những người này là tấm gương về ý chí phấn đấu hoàn lương.
Xã hội hoá việc dạy nghề cho phạm nhân và tích cực tạo việc
làm cho người mãn hạn tù. Huy động nguồn kinh phí từ sự đóng
góp của phạm nhân và gia đình họ, áp dụng hình thức cho vay
tiền học nghề, cho nợ tiền học nghề với điều kiện sau khi học thì
phải lao động tại các cơ sở kinh tế theo chỉ định để trả nợ. Các
trại giam chủ động liên kết với các tổ chức kinh tế thuộc mọi
thành phần, thu hút các nguồn lực của xã hội vào hoạt động này.
- Hiện nay, số lượng phạm nhân ở các trại giam do Bộ Công
an quản lý, là một thị trường không nhỏ với các nhu cầu tiêu
dùng của phạm nhân và các nhu cầu vật chất phục vụ cho công
tác quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân. Cho nên, ngành Công
an cần chủ động mở ra các cơ sở kinh tế phục vụ các trại
giam. Chính các cơ sở kinh tế này là nơi tiến hành các hoạt động
sản xuất và sử dụng nhân lực từ số phạm nhân, từ số người chấp
hành xong hình phạt tù đã được học nghề. Nếu chính các cơ sở kinh
tế của ngành Công an mà không dám sử dụng số người này thì
khó thuyết phục xã hội sử dụng họ. Cho nên, ngành Công an cần
mở ra các cơ sở kinh tế đi tiên phong trong lĩnh vực này.
- Nhà nước phải có chính sách khuyến khích có các tổ chức
kinh tế, các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực là người mãn hạn

tù như giảm thuế, biểu dương khen thưởng, khuyến mại quảng
cáo trong báo chí. Lực lượng Công an nhân dân có thể đứng ra
bảo lãnh, giúp đỡ để người mãn hạn tù được vào làm tại các công
ty, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác.
- Nghiên cứu ban hành những quy định nhằm “mềm hoá”
tính chất pháp lý của trung tâm dạy nghề ở các trại giam. Cần
xác định là trung tâm dạy nghề ở các trại giam không chỉ dành
cho phạm nhân, mà còn dành cho bất kỳ người nào đã chấp
hành xong hình phạt tù nhưng muốn trở lại học nâng cao hoặc
học nghề mới. Nên chăng, các trung tâm dạy nghề tuy thuộc trại
giam nhưng không có tính chất pháp lý về giam giữ người chấp
hành án mà là “khu tự quản” để có thể thu hút được cả những người
đã hết thời hạn chấp hành hình phạt tù nhưng có nhu cầu xin ở
lại làm việc tại đó, được ký hợp đồng lao động và trả lương theo đúng
quy định của pháp luật. Làm được như vậy, trại giam không chỉ đơn
thuần liên hệ với các cơ quan, tổ chức để giúp cho người mãn hạn tù
có việc làm, mà chính trại giam chủ động tạo việc làm cho số phạm
nhân sắp hết hạn tù nhưng không có thân nhân, gia đình hỗ trợ họ.
(1) />(2)Khoản 3 Điều 24 Quy chế trại giam (ban hành theo Nghị định số 60-CP
ngày 16/9/1993 của Chính phủ) và Khoản 3 Điều 25 Quy chế trại giam (ban hành
theo Nghị định số 113/2008/NĐ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ).
(3)
(4)
(5)
(Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 156-thang-10-2009 ngày
20/10/2009) ThS. Thượng tá Nguyễn Văn Cừ, Phó Trưởng khoa - Học viện Cảnh
sát nhân dân.

×