Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Chuyên đề kế toán vôn bằng tiền và các khoản phải thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.08 KB, 69 trang )

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Vốn bằng tiền của DN là một yếu tố quan trọng, nó là tiền đề để hình
thành nên doanh nghiệp đồng thời cũng là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp
thực hiện cũng như hoàn thành quá trình sản xuất, kinh doanh. Để đáp ứng
được yêu cầu đó, nhà quản lý DN phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm, hiệu
quả; một mặt phải bảo toàn vốn, mặt khác phải sử dụng các biện pháp để tăng
nhanh vòng quay vốn kinh doanh. Và kế toán vốn bằng tiền là bộ phận theo
dõi xuyên suốt dòng chảy của luồng tiền, nơi cung cấp những thông tin cần
thiết, hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý. Nhờ đó giúp nhà quản lý có thể đưa ra
những quyết định tối ưu nhất về đầu tư, chi tiêu cho tương lai.
Song song với kế toán vốn bằng tiền, kế toán các khoản phải thu cũng hết
sức quan trọng, nó cho thấy khả năng quản lý, kiểm soát nợ cũng như khả
năng thu hồi nợ của doanh nghiệp.
Vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu là những khoản mục có tính chất
biến động thường xuyên, phức tạp và nó cũng là một phần hành kế toán liên
quan đến công tác quản lý, liên quan đến việc sử dụng đồng tiền với chức
năng thanh toán thông qua các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể
khác.
Để hiểu hơn tầm quan trọng của công tác kế toán vốn bằng tiền cũng như
các khoản phải thu, em đã chọn đề tài “ Kế toán vốn bằng tiền và các khoản
phải thu” để làm đề tài cho chuyên đề kế toán của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Thực hiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu trong
doanh nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Thiết lập quy trình luân chuyển chứng từ
Mục tiêu 2: Kế toán nghiệp vụ vốn bằng tiền và các khoản phải thu.
Mục tiêu 3:Lập chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật


ký chung.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1
1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Bài viết sử dụng các số liệu thứ cấp và thông tin thu thập được từ sách,
tài liệu tham khảo, báo, tạp chí, Internet.
1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp hạch toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC.
- Chứng từ kế toán áp dụng theo Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày
31/5/2004 của Chính phủ
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Về không gian
Phạm vi của chuyên đề được giới hạn trong kế toán vốn bằng tiền và các
khoản phải thu trong hệ thống kế toán Việt Nam.
1.4.2. Về thời gian
Số liệu sử dụng cho chuyên đề là số liệu thu thập từ năm 2013.
Chuyên đề được thực hiện trong thời gian từ ngày 28/12/2014 đến ngày
26/04/2015.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề trình bày về công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải
thu trong doanh nghiệp.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
(Chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và thông tư số
244/2009/TT_BTC)
2.1. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
2.1.1. Vốn bằng tiền
2.1.1.1. Khái niệm vốn bằng tiền

a. Khái niệm
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là một bộ phận của tài sản lưu động,
được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, nó tồn tại dưới hình thái giá trị và thực
hiện chức năng phương tiện thanh toán trong quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
b. Phân loại
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm:
+ Tiền mặt tại quỹ (TK 111)
+ Tiền gửi ngân hàng (TK 112)
+ Tiền đang chuyển (TK 113)
2.1.1.2. Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền
- Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là
Đồng Việt Nam, trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ thông
dụng khác.
- Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi vào ngân
hàng phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại ngày
giao dịch (Tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân
trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công
bố tại thời điểm phát sinh) để ghi sổ kế toán.
- Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt, gửi vào ngân hàng hoặc
thanh toán công nợ ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì được quy đổi ngoại tệ ra
Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên Có các TK 1112,
1122 được quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán TK
1112 hoặc TK 1122 hoặc theo một trong các phương pháp: Bình quân gia
quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá thực tế đích danh
(giống như một hàng hóa đặc biệt).
3
- Nhóm tài khoản vốn bằng tiền có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng
ngoại tệ phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam, đồng thời phải hạch toán chi
tiết ngoại tệ theo nguyên tệ. Nếu có chênh lệch tỷ giá hối đoái thì phản ánh số

chênh lệch này trên các TK doanh thu hoạt động tài chính (515), chi phí tài
chính (635). Số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ
phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ở thời điểm lập báo
cáo tài chính năm.
- Ngoại tệ được kế toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên tài khoản
007 “Ngoại tệ các loại” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).
- Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn
bằng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng
bạc, kim khí quý, đá quý.
- Vàng bạc, kim khí quý, đá quý phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy
cách, phẩm chất và giá trị của từng thứ, từng loại. Giá trị vàng bạc, kim khí
quý, đá quý được tính theo tỷ giá thực tế (Giá hóa đơn hoặc giá được thanh
toán) khi tính giá xuất vàng bạc, kim khí quý, đá quý có thể áp dụng 1 trong 4
phương pháp tính giá hàng tồn kho.
2.1.1.3. Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền
Để thực hiện tốt việc quản lý vốn bằng tiền với vai trò công cụ quản lý
kinh tế, kế toán vốn bằng tiền cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Hàng ngày theo dõi, phản ánh kịp thời tình hình thu, chi, tồn quỹ vốn
bằng tiền và tình hình định mức quỹ tiền mặt. Thường xuyên đối chiếu tiền
mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu chi và quản lý
nghiêm ngặt việc sử dụng các loại vốn bằng tiền. Kiểm soát phát hiện các
trường hợp chi tiêu lãng phí, sai chế độ, phát hiện các chênh lệch, xác định
nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch vốn bằng tiền.
- Phản ánh tình hình tăng, giảm và số dư tài khoản ngân hàng, hàng ngày
giám đốc việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Phản ánh các khoản tiền đang chuyển kịp thời, phát hiện nguyên nhân
làm cho tiền đang chuyển bị ách tắc để doanh nghiệp có biện pháp kịp thời và
thích hợp giải phóng tiền đang chuyển.

4
- Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình các loại vàng bạc, kim
khí, đá quý và ngoại tệ. Giám sát việc chấp hành chế độ quy định về quản lý
các loại vốn bằng tiền.
2.1.2. Kế toán tiền mặt tại quỹ
2.1.2.1. Khái niệm
Tiền mặt tại quỹ gồm giấy bạc Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí
quý, đá quý, ngân phiếu hiện đang được giữ tại két của doanh nghiệp để phục
vụ cho nhu cầu chi tiêu trực tiếp hàng ngày trong sản xuất kinh doanh.
2.1.2.2. Tài khoản sử dụng
Kế toán tiền mặt tại quỹ sử dụng tài khoản 111 để phản ánh tình hình thu,
chi và tồn quỹ tiền mặt của doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung của tài khoản Tiền mặt:
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ;
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thừa ở quỹ phát
hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ (đối với
tiền mặt ngoại tệ).
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ;
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thiếu hụt ở quỹ
phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ (đối với
tiền mặt ngoại tệ).
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn quỹ
tiền mặt.
Tài khoản 111 – Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1111- Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ

tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.
- Tài khoản 1112- Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng giảm tỷ giá
và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.
5
- Tài khoản 1113- Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng,
bạc, kim khí quý, đá quý nhập, xuất, tồn quỹ.
2.1.2.3 Sơ đồ hạch toán
TK 112 TK111 TK 112
(1) (8)
TK 511, 512, 515, 711 TK 141, 144, 244
(2) (9)

TK 131, 136, 138 TK 121, 128, 221, 222
(3) (10)


TK 121, 128, 221 TK 152, 153, 156, 211, 213

(4) (11)
TK 141, 144, 244 TK 311, 315, 331, 333
(5) 334, 336, 338
(12)
TK 311, 341 TK 627, 641, 642
(6) 635, 811

(13)

TK 411, 441
(7)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kế toán tiền mặt

Chú thích:
(1): Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
(2): Doanh thu, thu nhập khác bằng tiền mặt
(3): Thu hồi các khoản nợ phải thu
(4): Thu hồi các khoản đầu tư
(5): Thu hồi các khoản tạm ứng, ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt
6
(6): Vay ngắn hạn, dài hạn
(7): Nhận vốn góp, vốn cấp bằng tiền mặt
(8): Gửi tiền mặt vào ngân hàng
(9): Chi tạm ứng, ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt
(10): Đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng tiền mặt
(11): Mua vật tư, hàng hóa, công cụ, TSCĐ bằng tiền mặt
(12): Thanh toán nợ bằng tiền mặt
(13): Chi phí phát sinh bằng tiền mặt
2.1.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng
2.1.3.1. Khái niệm
Tiền gửi ngân hàng bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí
quý, đá quý mà doanh nghiệp đang gửi tại tài khoản của doanh nghiệp tại ngân
hàng.
2.1.3.2. Tài khoản sử dụng
Kế toán tiền gửi ngân hàng sử dụng tài khoản 112 để phản ánh số hiện có
và tình hình biên động tăng, giảm các khoản tiền gửi tại ngân hàng của doanh
nghiệp.
Kết cấu và nội dung của tài khoản Tiền gửi ngân hàng:
Bên Nợ:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi
vào Ngân hàng;
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ
cuối kỳ.

Bên Có:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý rút ra
từ ngân hàng;
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ
cuối kỳ.
Số dư bên Nợ:
Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn gửi
tại ngân hàng.
Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2:
7
- Tài khoản 1121- Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện
đang gửi tại ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1112- Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang
gửi tại ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1113- Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng,
bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng.
2.1.3.3. Sơ đồ hạch toán
TK111 TK 112 TK 111
(1) (8)
TK 121, 128, 221 TK 121, 128, 221,
222, 223, 228 222, 223, 228
(9)
(2)
TK 131, 136, 138 TK 141, 144, 244
(10)
(3)
TK 141, 144, 244 TK 211, 213, 217, 241
(11)
(4)
TK 152, 153, 156

TK 411, 441 (12)
(5)

TK 311, 315, 331,
TK 311, 341 333, 334, 336, 338
(6) (13)


TK 511, 512, 515, 711 TK 627, 641, 642
(14)
(7)

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng
8
Chú thích:
(1): Gửi tiền mặt vào ngân hàng
(2): Thu hồi vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng tiền gửi
(3): Thu các khoản nợ phải thu bằng tiền gửi
(4): Thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ bằng tiền gửi
(5): Nhận vốn góp liên doanh, liên kết bằng tiền gửi
(6): Nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn bằng tiền gửi
(7): Doanh thu, thu nhập khác bằng tền gửi
(8): Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
(9): Đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng tiền gửi ngân hàng
(10): Chi tạm ứng, ký cược, ký quỹ bằng tiền gửi ngân hàng
(11): Mua TSCĐ, BĐSĐT, chi đầu tư XDCB
(12): Mua vật tư, hàng hóa, công cụ bằng tiền gửi
(13): Thanh toán các khoản nợ phải trả, nợ vay bằng tiền gửi
(14): Chi phí SXKD, chi phí hoạt động khác bằng tiền gửi
2.1.4. Kế toán tiền đang chuyển

2.1.4.1. Khái niệm
Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đã nộp vào ngân
hàng, kho bạc hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền qua bưu điện để thanh toán
nhưng chưa nhận được giấy báo của đơn vị được thụ hưởng.
2.1.4.2. Tài khoản sử dụng
Kế toán tiền đang chuyển sử dụng tài khoản 113.
Kết cấu và nội dung của tài khoản Tiền đang chuyển:
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào
ngân hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào ngân hàng nhưng chưa nhận
giấy báo Có;
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang
chuyển cuối kỳ.
Bên Có:
- Số kết chuyển vào Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng, hoặc tài khoản
có liên quan;
9
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang
chuyển cuối kỳ.
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền còn đang chuyển cuối kỳ.
Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1131- Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đang
chuyển.
- Tài khoản 1121- Tiền Việt Nam: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.
2.1.4.3. Sơ đồ hạch toán
TK111 TK 113 TK 112
(1) (5)
TK 131 TK 311, 315, 331
(2) (6)


TK 511, 512, 515, 711 TK 413

(3) (7)

TK 413
(4)
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kế toán tiền đang chuyển
Chú thích:
(1): Nộp tiền ở quỹ vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có
(2): Thu nợ nộp thẳng vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có
(3): Nhận tiền bán hàng nộp thẳng vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo

(4): Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm
(5): Nhận được giấy báo Có về số tiền đã nộp vào ngân hàng
(6): Nhận được giấy báo Nợ về số tiền đã nộp để trả nợ
10
(7): Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm
11
2.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
2.2.1. Kế toán phải thu khách hàng
2.2.1.1. Khái niệm
Phải thu của khách hàng là các khoản doanh nghiệp phải thu khách hàng
về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hoặc phải thu của người
nhận thầu xây dựng cơ bản về khối lượng công tác xây dựng cơ bản hoàn
thành. Trong các khoản phải thu của doanh nghiệp, khoản phải thu khách hàng
thường phát sinh nhiều nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng chưa đựng nhiều
rủi ro nhất.
2.2.1.2. Tài khoản sử dụng
Kết cấu và nội dung của tài khoản phải thu khách hàng

Bên Nợ:
- Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, bất động sản
đầu tư, TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp và được xác định là đã bán trong
kỳ;
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.
Bên Có:
- Số tiền khách hàng đã trả nợ;
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng;
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và
khách hàng có khiếu nại;
- Doanh thu của số hàng bán bị người mua trả lại;
- Số tiền chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán cho người mua.
Số dư bên Nợ:
Số tiền còn phải thu từ khách hàng.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền
nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo
từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết
theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài
sản” và bên “Nguồn vốn”.
2.2.1.3. Sơ đồ hạch toán

12
TK 511 TK 131 TK 635
(1) (7)
TK 33311 TK 521, 531, 532
(2) (8)

TK 711 TK 111, 112, 113

(3) (9)


TK 111, 112 TK 331

(4) (10)

TK 413 TK 139, 642
(5) (11)
(6)

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán phải thu của khách hàng
Chú thích:
(1): Doanh thu chưa thu tiền
(2): Thuế GTGT đầu ra
(3): Thu nhập do thanh lý, nhượng bán TSCĐ
(4): Các khoản chi hộ khách hàng
(5): Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối kỳ đánh giá lại các khoản phải thu của khách
hàng bằng ngoại tệ
(6): Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối kỳ đánh giá lại các khoản phải thu của khách
hàng bằng ngoại tệ
(7): Chiết khấu thanh toán
(8): Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
(9): Khách hàng ứng trước hoặc thanh toán tiền
(10): Bù trừ nợ
(11): Nợ khó đòi phải xử lý xóa sổ
13
2.2.2. Kế toán thuế GTGT đầu vào
2.2.2.1. Khái niệm
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ
dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
2.2.2.2. Tài khoản sử dụng

Kế toán thuế GTGT đầu vào sử dụng tài khoản 133 để phản ánh số thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh
nghiệp.
Kết cấu và nội dung của tài khoản phải thu nội bộ
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm
giá;
- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.
Số dư bên Nợ:
Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được
hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.
Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ:
Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua
ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Tài khoản 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản
ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng
vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế của quá trình mua sắm bất
động sản đầu tư .
2.2.2.3. Sơ đồ hạch toán
14
TK 152, 153, 156, 211,
217, 241, 627, 641, 642… TK 133 TK 333 (3331)
(4)

TK 142, 242, 627,
TK 111, 112, 331 632, 641, 642,…
(1) (5)

TK 333 (33312)
TK 111, 112
(2)
(6)

TK 152, 153, 156, 211…

(3)
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán thuế giá trị gia tăng đầu vào
Chú thích:
(1): Mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ trong nước
(2): Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp NSNN nếu được khấu trừ
(3): Hàng mua trả lại người bán hoặc giảm giá
(4): Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ
(5): Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
(6): Thuế GTGT đã được hoàn
15
2.2.3. Kế toán phải thu nội bộ
2.2.3.1. Khái niệm
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán
các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị
trực thuộc, hoặc các đơn vị phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, các
doanh nghiệp độc lập trong tổng công ty về các khoản vay mượn, chi hộ, trả
hộ, thu hộ hoặc các khoản mà doanh nghiệp cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên đơn
vị cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới.
2.2.3.2. Tài khoản sử dụng

Kết cấu và nội dung của tài khoản phải thu nội bộ
Bên Nợ:
- Số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị cấp dưới;
- Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị cấp trên, cấp dưới;
- Số tiền cấp trên phải thu về, các khoản cấp trên phải giao xuống;
- Số tiền phải thu từ bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị cấp trên,
cấp dưới, giữa các đơn vị nội bộ.
Bên Có:
- Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành viên;
- Quyết toán với đơn vị thành viên về kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử
dụng;
- Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ;
- Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng một đối tượng.
Số dư bên Nợ:
Số nợ còn phải thu ở các đơn vị nội bộ.
Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1361 – Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc: Tài khoản này
chỉ mở ở đơn vị cấp trên (Tổng công ty, công ty) để phản ánh số vốn kinh
doanh hiện có ở các đơn vị trực thuộc do đơn vị cấp trên cấp giao trực tiếp
hoặc hình thành bằng các phương thức khác. Tài khoản này không phản ánh
số vốn đầu tư mà công ty mẹ đầu tư vào các công ty con, các khoản này phản
ánh trên 221 “Đầu tư vào công ty con”.
16
- Tài khoản 1368 – Phải thu nội bộ khác: Phản ánh tất cả các tài khoản
phải thu khác giữa các đơn vị nội bộ.
2.2.3.3. Sơ đồ hạch toán
TK 411 TK 136 (1361) TK 111, 112
(1) (4)
TK 111, 112,
152, 155, 156…

TK 411
(2) (5)
TK 211
(3)
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ kế toán phải thu nội bộ về vốn kinh doanh ở các
đơn vị trực thuộc
Chú thích:
(1): Các đơn vị trực thuộc nhận vốn kinh doanh trực tiếp từ NSNN theo sự ủy quyền
của đơn vị cấp trên; Số vốn kinh doanh được bổ sung từ lợi nhuận hoạt động kinh
doanh trong kỳ của các đơn vị trực thuộc.
(2): Đơn vị cấp trên giao vốn kinh doanh cho đơn vị trực thuộc bằng tiền, vật tư, hàng
hóa
(3): Đơn vị cấp trên giao vốn kinh doanh cho đơn vị trực thuộc bằng TSCĐ
(4): Khi nhận được tiền do đơn vị trực thuộc nộp về số vốn kinh doanh phải hoàn lại
cho đơn vị cấp trên
(5): Số vốn kinh doanh đơn vị trực thuộc đã nộp NSNN theo sự ủy quyền của đơn vị
cấp trên
17
TK 111, 112 TK136 (1368) TK 111, 112, 152, 153…
(1) (5)
TK 414, 415, 431 TK 336
(2) (6)

TK 421

(3)

TK 511
(4)
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ kế toán phải thu nội bộ khác

Chú thích:
(1): Chi hộ, trả hộ; cấp kinh phí sự nghiệp cho dự án cấp dưới
(2): Số được chia các quỹ theo thông báo hoặc chứng từ xác nhận của đơn vị cấp trên.
(3): Phải thu lãi của cấp dưới; số lỗ về hoạt động SXKD đã được đơn vị cấp trên chấp
nhận cấp bù
(4): Phải thu cấp dưới về phí quản lý (cấp trên)
(5): Khi nhận được tiền của các khoản phải thu
(6): Bù trừ các khoản phải thu, phải trả nội bộ
18
2.2.4. Kế toán phải thu khác
2.2.4.1. Khái niệm
Phải thu khác là các khoản phải thu không mang tính chất thương mại
như: các khoản phải thu về bồi thường vật chất, các khoản cho mượn có tính
chất tạm thời không lấy lãi, các khoản chi hộ, các khoản tiền lãi, cổ tức, lợi
nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính…
Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định nguyên nhân,
phải chờ xử lý.
2.2.4.2. Tài khoản sử dụng
Kết cấu và nội dung của tài khoản phải thu khác
Bên Nợ:
- Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết;
- Phải thu của cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) đối với tài sản
thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay;
- Số tiền phải thu về các khoản phát sinh khi cổ phần hóa công ty nhà
nước;
- Phải thu về tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ các hoạt động đầu tư
tài chính;
- Các khoản nợ phải thu khác.
Bên Có:
- Kết chuyển tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi

trong biên bản xử lý;
- Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần hóa công ty Nhà nước;
- Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác.
Số dư bên Nợ:
Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền dã
thu nhiều hơn số phải thu.
Tài khoản 138 – Phải thu khác, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý: Phản ánh giá trị tài sản thiếu
chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý.
19
- Tài khoản 1385 – Phải thu về cổ phần hóa: Phản ánh số phải thu về
cổ phần hóa mà doanh nghiệp đã chi ra, như: Chi phí cổ phần hóa trợ cấp cho
lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ
phần hóa.
- Tài khoản 1388 – Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của
đơn vị ngoài phạm vi các khoản phải thu phản ánh ở các TK 131, 136 và TK
1385, như: Phải thu các khoản cổ tức, lợi nhuận, tiền lãi; Phải thu các khoản
bồi thường do làm mất tiền, tài sản…
2.2.4.3. Sơ đồ hạch toán
TK 151, 152, 153, TK 138 (1381) TK 111, 1388, 334…
154, 155, 156, 157…
(1) (4)

TK 211 TK 632
(2) (5)
TK 111
(3)
Sơ đồ 2.8 Sơ đồ kế toán tài sản thiếu chờ xử lý
Chú thích:

(1): Giá trị hàng tồn kho mất mát, hao hụt
(2): TSCĐ phát hiện thiếu khi kiểm kê
(3): Tiền mặt phát hiện thiếu khi kiểm kê chờ xử lý
(4): Thu bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra theo quyết định xử lý về tiền và
hàng tồn kho mất mát hao hụt
(5): Giá trị hàng tồn kho mất mát, hao hụt sau khi trừ đi phần thu hồi theo quyết định
xử lý
20
TK 111, 112, 152, 153 TK 138 (1388) TK 111, 112
(1) (5)
TK 138 (1381)
(2) TK 331, 338
(6)
TK 515
(3)
TK 161, 241, 641, 642…
(4)
Sơ đồ 2.9 Sơ đồ kế toán các khoản phải thu khác
Chú thích:
(1): Khi cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn tạm thời, các khoản chi hộ khách hàng và
các khoản phải thu khác
(2): Số tiền phải thu bồi thường của đơn vị, cá nhân về tài sản thiếu theo quyết định
xử lý
(3): Định kỳ, khi xác định số tiền lãi phải thu và số cổ tức, lợi nhuận được chia
(4): Các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp, dự án, chi đầu tư XDCB, chi phí SXKD
nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi
(5): Khi thu được tiền các khoản nợ phải thu
(6): Bù trừ vào nợ phải trả người bán hoặc phải trả khác
2.2.5. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi
2.2.5.1. Khái niệm

Dự phòng nợ phải thu khó đòi là khoản thiệt hại về nợ phải thu khó đòi
được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm bù
đắp thiệt hại thực tế khi các khoản phải thu khó đòi không có khả năng thu hồi
được, đồng thời cũng để phản ánh giá trị thuần túy có thể thực hiện được của
các khoản thu.
2.2.5.2 Tài khoản sử dụng
a. Kết cấu và nội dung của tài khoản Dự phòng phải thu khó đòi
21
Bên Nợ:
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi;
- Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi.
Bên Có:
- Số dự phòng phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh
nghiệp.
Số dư bên Có:
- Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ.
b. Phương pháp trích lập dự phòng và xử lý khoản dự phòng
Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá
hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu
khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên.
Trong đó:
- Nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ Trích lập dự phòng 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6
tháng đến dưới 1 năm.
+ Trích lập dự phòng 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1
năm đến dưới 2 năm.
+ Trích lập dự phòng 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2
năm đến dưới năm.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã

lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích;
bỏ trốn; đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, xét xử hoặc đang thi hành án
hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để
trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh
nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để
làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Xử lý khoản dự phòng
- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải
trích lập dự phòng theo quy định; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư
dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;
22
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải
thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh
nghiệp phần chênh lệch;
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải
thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi
phí quản lý doanh nghiệp.
2.2.5.3. Sơ đồ hạch toán
TK 131, 138 TK 139 TK 642
(1) (3)
(4)
(2)
Sơ đồ 2.10 Sơ đồ kế toán dự phòng phải thu khó đòi
Chú thích
(1): Xóa sổ khoản phải thu khó đòi (nếu đã lập dự phòng) đồng thời ghi tăng TK 004
(2): Xóa sổ khoản phải thu khó đòi (nếu chưa lập dự phòng) đồng thời ghi tăng TK
004
(3): Lập dự phòng phải thu khó đòi
(4): Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi: Số chênh lệch phải lập kỳ này nhỏ hơn số

lập kỳ trước chưa sử dụng hết
23
CHƯƠNG 3
THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC
KHOẢN PHẢI THU
3.1. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI ĐƠN VỊ
- Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam được ban
hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
- Niên độ Kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam.
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tính
giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước.
- Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ được hạch toán theo phương pháp nhập
trước, xuất trước.
- Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Tài sản cố định được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Hình thức Kế toán: Nhật ký chung.
3.2. THỰC HIỆN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
3.2.1. Kế toán tiền mặt tại quỹ
3.2.1.1. Công tác tổ chức, quản lý tiền mặt tại quỹ
Tất cả các khoản thu, chi tiền mặt đều phải có các chứng từ thu chi hợp
lệ. Khi phát sinh nghiệp vụ thu chi tiền mặt kế toán thanh toán sẽ tiến hành lập
phiếu thu, phiếu chi. Sau đó chuyển phiếu thu, phiếu chi cho kế toán trưởng
kiểm tra và đưa lên Giám đốc ký duyệt. Sau khi Giám đốc ký duyệt, phiếu thu
– phiếu chi được chuyển cho thủ quỹ để tiến hành thu (chi) tiền mặt sau đó ghi
vào sổ quỹ.
Đối với phiếu thu, khi thủ quỹ nhận đủ số tiền phải ghi rõ số tiền thực tế
nhập quỹ (bằng chữ) vào phiếu thu trước khi ký. Đối với phiếu chi, người
nhận tiền phải ghi rõ số tiền đã nhận bằng chữ, ký và ghi rõ họ tên vào phiếu

chi sau khi nhận đủ số tiền.
Phiếu thu, phiếu chi được lập thành 3 liên: thủ quỹ giữ 1 liên để ghi sổ
quỹ; 1 liên giao cho người nộp tiền, người nhận tiền; 1 liên được kế toán thanh
toán lưu lại dùng để ghi vào sổ kế toán tiền mặt.
24
Kế toán thanh toán sau khi nhận được phiếu thu, phiếu chi kèm theo
chứng từ gốc do thủ quỹ chuyển đến phải kiểm tra chứng từ và các ghi chép
trên chứng từ để tiến hành định khoản. Sau đó mới ghi vào Sổ kế toán chi tiết
quỹ tiền mặt theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi (nhập, xuất) tiền mặt,
tính ra số tồn quỹ vào cuối ngày.
3.2.1.2. Chứng từ và sổ sách sử dụng
a. Chứng từ
- Phiếu thu, phiếu chi
- Hóa đơn, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán…
b. Sổ sách
- Sổ chi tiết quỹ tiền mặt
- Sổ quỹ tiền mặt
- Sổ Cái TK 111
c. Quy trình
25

×