Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

trách nhiệm xã hội phản ứng của người tiêu dùng tại cần thơ về vụ việc công ty vedan thải nước bẩn ra sông thị vải năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.78 KB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỒ HẢI THANH THIÊN

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI - PHẢN ỨNG CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI CẦN THƠ VỀ VỤ
VIỆC CÔNG TY VEDAN THẢI NƯỚC BẨN RA
SÔNG THỊ VẢI NĂM 2008
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340101

Cần Thơ, 12/2013

-i-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỒ HẢI THANH THIÊN
MSSV: 4104792

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI - PHẢN ỨNG CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI CẦN THƠ VỀ VỤ
VIỆC CÔNG TY VEDAN THẢI NƯỚC BẨN RA
SÔNG THỊ VẢI NĂM 2008
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340101


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. DƯƠNG QUẾ NHU

Cần Thơ, 12/2013

-ii-


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn đến cha mẹ tôi, đã nuôi tôi khôn lớn, luôn
động viên và quan tâm, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Kế đến tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Dương Quế Nhu, Cơ đã
tận tình chỉ bảo, hỗ trợ tơi rất nhiều trong q trình thực hiện đề tài này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy cô thuộc Khoa Kinh tế - Quản
trị kinh doanh đã nhiệt tình giúp đỡ và giảng dạy tôi trong suốt những năm qua.
Tiếp theo tôi cũng xin gửi đến bạn bè, em gái tôi đã quan tâm, động viên,
giúp đỡ để tơi có thể thực hiện đề tài một cách khá suôn sẻ.
Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công đến cha
mẹ, Cô Dương Quế Nhu, các thầy cô thuộc Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh,
các thầy cô đang giảng dạy cũng như công tác tại trường Đại học Cần Thơ, bạn
bè và em gái tôi.

Cần Thơ, ngày 10 tháng 12 năm 2013
Người thực hiện

Hồ Hải Thanh Thiên

-iii-



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát
thực tế dưới sự hướng dẫn của cô Dương Quế Nhu. Tôi xin cam đoan kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và không trùng với một cơng trình
nghiên cứu nào khác dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Cần Thơ, ngày 10 tháng 12 năm 2013
Người thực hiện

Hồ Hải Thanh Thiên

-iv-


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
·······································································································································
·······································································································································
·······································································································································
·······································································································································
·······································································································································
·······································································································································
·······································································································································
·······································································································································
·······································································································································
·······································································································································
·······································································································································
·······································································································································
·······································································································································
·······································································································································
·······································································································································

·······································································································································
·······································································································································
·······································································································································
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2013
Giáo viên hướng dẫn

Dương Quế Nhu

-v-


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
·····································································································································
·····································································································································
·····································································································································
·····································································································································
·····································································································································
·····································································································································
·····································································································································
·····································································································································
·····································································································································
·····································································································································
·····································································································································
·····································································································································
·····································································································································
·····································································································································
·····································································································································
·····································································································································

·····································································································································
·····································································································································
·····································································································································
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2013
Giáo viên phản biện
(Ký và ghi họ tên)

-vi-


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................... iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ x
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài .................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3.4 Giới hạn về nội dung ................................................................................ 2
1.4 Lược khảo tài liệu ........................................................................................ 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...
............................................................................................................................ 5
2.1 Phương pháp luận ........................................................................................ 5
2.1.1 Định nghĩa trách nhiệm xã hội.................................................................. 5
2.1.2 Thành phần trách nhiệm xã hội ................................................................ 12
2.1.3 Phân biệt giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội ....................... 16
2.1.4 Các tiêu chuẩn đánh giá trách nhiệm xã hội ............................................. 17
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 19
2.2.1 Phương pháp chọn vùng số liệu ................................................................ 19
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................... 19
2.2.3 Phương pháp phân tích theo mục tiêu ...................................................... 19
2.2.4 Quy trình thu thập và xử lý số liệu ........................................................... 20
Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HỮU HẠN VEDAN VIỆT
NAM VÀ VỤ VIỆC CÔNG TY VEDAN THẢI NƯỚC BẨN RA SÔNG THỊ
VẢI NĂM 2008 ................................................................................................. 21
3.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Vedan ........................................................... 21
3.1.1 Giới thiệu chung ....................................................................................... 21
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 23
3.2 Hoạt động của công ty Vedan ...................................................................... 25
3.2.1 Kênh bán hàng hiện đại dành cho đại chúng và các nhà phân phối ......... 25

-vii-


3.2.2 Kênh bán hàng hiện đại dành cho các siêu thị .......................................... 25
3.3 Quan niệm về nhân viên công ty ................................................................. 26
3.4 Khái quát vụ việc công ty Vedan thải nước bẩn ra sông Thị Vải 2008 ....... 26

Chương 4: PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG CẦN THƠ VỀ VỤ VIỆC
CÔNG TY VEDAN THẢI NƯỚC BẨN RA SÔNG THỊ VẢI NĂM 2008 .... 29
4.1 Khái quát thông tin đáp viên ........................................................................ 29
4.1.1 Về giới tính đáp viên ................................................................................ 29
4.1.2 Về độ tuổi đáp viên ................................................................................... 30
4.1.3 Về nghề nghiệp ......................................................................................... 32
4.1.4 Về trình độ học vấn ................................................................................... 33
4.2 Cảm nhận về CSR của người tiêu dùng Cần Thơ ........................................ 35
4.2.1 Sự nhận biết về CSR ................................................................................. 35
4.2.2 Sự quan tâm về CSR ................................................................................. 36
4.3 Phản ứng của người tiêu dùng Cần Thơ về vụ việc công ty Vedan thải nước
bẩn ra sông Thị Vải 2008 ................................................................................... 37
4.3.1 Sự nhận biết của người tiêu dùng về vụ việc Vedan thải nước bẩn ra sông
Thị Vải 2008 ...................................................................................................... 37
4.3.2 Sự quan tâm của người tiêu dùng Cần Thơ đến vụ việc Vedan thải nước bẩn
ra sông Thị Vải 2008 ......................................................................................... 39
4.3.3 Theo dõi cách giả quyết về vụ việc Vedan thải nước bẩn ra sông Thị Vải
2008 .................................................................................................................. 40
4.3.4 Sự nhận biết về cách giải quyết của công ty Vedan ................................ 41
4.3.5 Cảm nhận của người tiêu dùng Cần Thơ về thương hiệu Vedan sau vụ việc
thải nước bẩn ra sông Thị Vải 2008................................................................... 42
4.3.6 Sự quan tâm về thương hiệu Vedan sau vụ việc thải nước bẩn ra sông Thị
Vải 2008 ............................................................................................................. 43
4.3.7 Cảm nhận người tiêu dùng sau vụ việc thải nước bẩn ra sông Thị Vải của
công ty Vedan họ có tiếp tục sử dụng sản phẩm cơng ty Vedan ....................... 44
4.3.8 Sau vụ việc đáp viên nghĩ người khác có tiếp tục sử dụng sản phẩm cơng ty
Vedan ................................................................................................................. 45
4.3.9 Nhận biết về CSR có ảnh hưởng đến doanh thu cơng Vedan .................. 46
4.3.10 Cảm nhận CSR có ảnh hưởng đến danh tiếng công ty Vedan................ 47
4.3.11 Nếu cơng ty Vedan bồi thường có tiếp tục sử dung sản phẩm công ty .. 48

4.3.12 Cảm nhận của người tiêu dùng nếu công ty Vedan bồi thường thiệt hại cho
xã hội thì danh tiếng như thế nào ....................................................................... 49
4.3.13 Cảm nhận của người tiêu dùng nếu công ty Vedan bồi thường thì thương
hiệu như thế nào ................................................................................................. 49
Chương 5: GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY VEDAN LẤY LẠI NIỀM TIN VỀ
THƯƠNG HIỆU TỐT TRONG QUAN NIỆM TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN
CẦN THƠ BẰNG CÁCH THỰC HIỆN CSR ................................................. 51
5.1 Tồn tại và nguyên nhân ................................................................................ 51

-viii-


5.2 Giải pháp cho công ty Vedan lấy lại niềm tin về thương hiệu tốt trong quan
niệm tiêu dùng của người dân Cần Thơ ............................................................. 52
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 54
7.1 Kết luận ........................................................................................................ 54
7.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 56
PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... 58
PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................... 62

-ix-


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Phân loại về giới tính điều tra .............................................................. 30
Bảng 4.2 Phân loại về độ tuổi điều tra ................................................................. 31
Bảng 4.3 Phân loại về nghề nghiệp điều tra ........................................................ 32
Bảng 4.4 Phân loại về trình độ học vấn điều tra .................................................. 34

Bảng 4.5 Sự nhận biết về CSR trong điều tra ..................................................... 35
Bảng 4.6 Sự quan tâm về CSR ............................................................................ 36
Bảng 4.7 Nhận biết về vụ việc Vedan trong điều tra .......................................... 38
Bảng 4.8 Quan tâm về vụ việc Vedan trong điều tra ........................................... 39
Bảng 4.9 Theo dõi về cách giải quyết của Vedan ............................................... 40
Bảng 4.10 Sự nhận biết cách giải quyết của công ty Vedan ............................... 41
Bảng 4.11 Cảm nhận về thương hiệu Vedan sau sự kiện .................................... 42
Bảng 4.12 Quan tâm thương hiệu Vedan sau vụ việc ......................................... 43
Bảng 4.13 Sau vụ việc có tiếp tục sử dụng Vedan .............................................. 45
Bảng 4.14 Nghĩ người khác có tiếp tục sử dụng Vedan ...................................... 46
Bảng 4.15 CSR ảnh hưởng đến doanh thu công ty Vedan .................................. 47
Bảng 4.16 CSR ảnh hưởng đến danh tiếng .......................................................... 48
Bảng 4.17 Nếu cơng ty đã bồi thường có tiếp tục sử dụng .................................. 48
Bảng 4.18 Nếu Vedan đã bồi thường thì danh tiếng như thế nào........................ 49
Bảng 4.19 Nếu cơng ty đã bồi thường thì thương hiệu như thế nào .................... 49

-x-


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mơ hình “kim tự tháp” CSR của Carroll .............................................. 12
Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu .............................................................................. 20
Hình 4.1 Phân loại về giới tính trong điều tra ..................................................... 29
Hình 4.2 Phân loại về tuổi trong điều tra ............................................................. 30
Hình 4.3 Phân loại về nghề nghiệp trong điều tra ............................................... 32
Hình 4.4 Phân loại về học vấn trong điều tra ...................................................... 33
Hình 4.5 Sự nhận biết về CSR trong điều tra ...................................................... 35
Hình 4.6 Sự quan tâm về CSR trong điều tra ...................................................... 36
Hình 4.7 Nhận biết về vụ việc Vedan trong điều tra ........................................... 37

Hình 4.8 Sự quan tâm về vụ việc Vedan trong điều tra ....................................... 39
Hình 4.9 Theo dõi về cách giải quyết của Vedan ................................................ 40
Hình 4.10 Sự nhận biết cách giải quyết của cơng ty Vedan ................................ 42
Hình 4.11 Cảm nhận về thương hiệu Vedan sau sự kiện .................................... 42
Hình 4.12 Quan tâm thương hiệu Vedan sau sự kiện .......................................... 43
Hình 4.13 Sau vụ việc có tiếp tục sử dụng Vedan ............................................... 44
Hình 4.14 Nghĩ người khác có tiếp tục sử dụng Vedan ...................................... 45
Hình 4.15 CSR ảnh hưởng đến doanh thu cơng ty Vedan ................................... 46
Hình 4.16 CSR ảnh hưởng đến danh tiếng .......................................................... 47
Hình 4.17 Nếu cơng ty đã bồi thường có tiếp tục sử dụng .................................. 48
Hình 4.18 Nếu Vedan đã bồi thường thì danh tiếng như thế nào ........................ 49
Hình 4.19 Nếu cơng ty đã bồi thường thì thương hiệu như thế nào .................... 49

-xi-


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSR: Trách nhiệm xã hội
TH: Thương hiệu
VCCI: Công nghiệp Việt Nam
WB: Ngân hàng Thế Giới
VN: Việt Nam
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ICTI: Hội đồng Quốc tế Ngành sản xuất đồ chơi
FLA: Hiệp hội Lao động công bằng
WRAP: Hội sản xuất đáp ứng trách nhiệm toàn cầu
ETI: Tổ chức khuyến khích thương mại đạo đức
BSR: Doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội
MT&TN: Môi trường và tài nguyên
THPT: Trung học phổ thông


-xii-


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hòa nhập với xu hướng hiện đại ngày nay cùng với sự phát triển vượt
trội và không ngừng về khoa học kĩ thuật đã tạo ra nhiều hàng hóa để phục vụ
cho nhu cầu ngày càng cao của tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội
cũng như các quốc gia trên thế giới. Hịa nhập với xu hướng đó Việt Nam
cũng không ngừng đầu tư cho khoa học kĩ thuật bằng các du học sinh qua
nước ngoài để trao dồi những kiến thức mang về phục vụ lại cho đất nước
chính vì thế trong những năm gần đây Việt Nam đã tạo ra được những hàng
hóa đạt được những tiêu chuẩn quốc tế, bên cạnh đó những nhà đầu tư nước
ngoài cũng đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam làm cho đất nước Việt Nam
ngày càng phát triển mà khơng được kiểm sốt chặt chẽ cho nên trong nững
năm gần đây nhiều công ty đã không thực hiện đúng các tiêu chuẩn về vệ sinh
an toàn nên các con sông gần khu công nghiệp ngày càng trở nên ô nhiễm
trầm trọng hơn. Chính những vấn đề đó đang địi hỏi các doanh nghiệp làm
kinh tế, trong đó có cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngồi phải có
trách nhiệm để góp phần giải quyết, nếu khơng sự phát triển kinh tế sẽ không
phát triển và sẽ gây ra nhiều thiệt hại về môi trường và những vấn đề về xã
hội. Qua vụ việc xả nước thải ra sông Thị Vải của công ty Vedan năm 2008
như một hồi chuông cảnh tỉnh các doanh nghiệp nên tự ý thức về trách nhiệm
của mình đối với cộng đồng xã hội và để lại trong lịng người dân tại khu vực
đó cũng như người tiêu dùng đang sử dụng sản phẩm của vedan những ấn
tượng không tốt về thương hiệu Vedan mặc dù chất lượng của Vedan thì vẫn
tốt. Để biết được bây giờ người dân có cịn tin tưởng vào thương hiệu Vedan
hay không và phản ứng của người dân thế nào qua vụ việc mà công ty Vedan

đã làm để khắc phục hậu quả. Vì vậy tơi quyết định chọn đề tài “ Trách nhiêm
xã hội - Phản ứng của người tiêu dùng tại Cần Thơ về vụ việc công ty
Vedan thải nước bẩn ra sông Thị Vải năm 2008” để tìm hiểu rõ hơn vấn đề.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu trách nhiêm xã hội và phản ứng của người tiêu dùng tại Cần
Thơ về vụ việc công ty Vedan thải nước bẩn ra sông Thị Vải năm 2008, những
gì Vedan đã làm cho xã hội để khắc phục hậu quả, qua đó đề ra các giải pháp
để công ty Vedan lấy lại niềm tin đối với người dân tại Cần Thơ.
1


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng phản ứng của người tiêu dùng tại Cần Thơ về vụ
việc công ty Vedan thải nước bẩn ra sông Thị Vải năm 2008.
- Đánh giá về những gì Vedan đã làm để khắc phục hậu quả trong những
năm qua.
- Đề xuất giải pháp để giúp cho công ty Vedan lấy lại niềm tin trong lịng
người tiêu dùng nói chung và người tiêu dùng tại cần Thơ nói riêng.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng phản ứng của người tiêu dùng tại Cần Thơ về vụ việc công ty
Vedan thải nước bẩn ra sông Thị Vải năm 2008 trong những năm gần đây như
thế nào?
Những giải pháp nào giúp công ty Vedan lấy lại niềm tin trong lòng
người tiêu dùng tại Cần Thơ?
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài “Trách nhiệm xã hội - Phản ứng của người tiêu dùng tại Cần Thơ
về vụ việc công ty Vedan thải nước bẩn ra sông Thị Vải năm 2008” được thực
hiện tại Cần Thơ.

1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong
khoảng thời gian từ năm 2008 - 2013. Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp được
thu thập từ ngày 24/10/2013 đến 10/11/2013. Thời gian thực hiện đề tài này
là từ tháng 08/2013 đến tháng 11/2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phản ứng của người dân tiêu dùng tại
Cần Thơ đối với công ty Vedan.
1.3.4 Giới hạn về nội dung
Đề tài nghiên cứu về phản ứng của người tiêu dùng tại Cần Thơ về vụ
việc công ty Vedan thải nước bẩn ra sông Thị Vải năm 2008 để đề ra giải
pháp nhằm giúp công ty Vedan lấy lại niềm tin trong lòng người tiêu dùng
tại Cần Thơ.

2


1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Một số nghiên cứu tiêu biểu về hoạt động nghiên cứu khoa học tính
đến thời điểm năm 2013 được tóm tắt như sau:
1. Châu Thị Lệ Duyên và Nguyễn Minh Cảnh (2012), Phân tích
những nhân tố thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Cần Thơ, Đại học Cần Thơ. Bài viết
nhằm mục tiêu thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Cần Thơ, bài viết sử dụng phương pháp
thống kê mô tả và một vài phương pháp khác để phân tích. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, nhân tố thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là “lợi ích kinh tế”, “chính sách vĩ mô”,
“trách nhiệm đạo đức”, “định hướng cộng đồng”. Trong đó “trách nhiệm
đạo đức” được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất trong việc thúc đẩy

việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên
địa bàn thành phố Cần Thơ.
2. Nguyễn Lê Minh Quang (2012), Đánh giá nhận thức của người
tiêu dùng Thành phố Cần Thơ về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
các doanh nghiệp, Đại học Cần Thơ. Bài viết nhằm đánh giá nhận thức
của người tiêu dùng tại Thành phố Cần Thơ về việc thực hiện trách nhiệm
xã hội của các doanh nghiệp như thế nào, các doanh nghiệp đã làm gì để
đóng góp cho xã hội mà để lại trong tâm trí người tiêu dùng Cần Thơ, bài
viết sử dụng phương pháp thống kê mơ tả và một vài phương pháp khác để
phân tích.
3. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010), Quy định của pháp luật về
trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng, Đại học Cần Thơ. Bài viết cho thấy được quyền lợi của người tiêu
dùng có quyền khiếu nại các doanh nghiệp không thực hiên đúng những
tiêu chuẩn sản phẩm, người tiêu dùng cịn có quyền khiếu nại các doanh
nghiệp vi phạm trong việc gây ô nhiễm mơi trường và địi lại quyền lợi
được bồi thường thiệt hại.
Ưu điểm là đưa CSR vào những lĩnh vực trong đời sống của người
tiêu dùng để cho người tiêu dùng hiểu hơn về CSR, cũng như khắc phục
những điểm hạn chế là chỉ nói về nhận thức CSR của người dân hay quy
định CSR của nhà nước mà chưa nghiên cứu rõ ràng về lợi ích CSR mang
lại cho người dân và cho doanh nghiệp. Từ việc tiếp thu những ưu điểm và
3


hoàn thiện những hạn chế, đề tài “Trách nhiêm xã hội - Phản ứng của
người tiêu dùng tại Cần Thơ về vụ việc công ty Vedan thải nước bẩn ra
sông Thị Vải năm 2008” được thực hiện dưạ trên nguồn thông tin thứ cấp
và sơ cấp để đảm bảo nghiên cứu tiếp cận tốt đến bối cảnh, số liệu sơ cấp
được thu thập từ những người dân đang sống và làm việc tại Cần Thơ để

đảm bảo số liệu thu thập mang tính đặc thù của địa bàn nghiên cứu và tiếp
cận đến những đối tượng chủ yếu là người tiêu dùng và dữ liệu đưa vào
mơ hình được thu thập từ người tiêu dùng nhằm đảm bảo thông tin thu
thập có chất lượng và có ý nghĩa.

4


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Định nghĩa trách nhiệm xã hội
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR. Mỗi tổ chức, công ty, chính
phủ nhìn nhận CSR dưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào
điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình. Keith Davis (1973) đưa ra
một khái niệm khá rộng “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp
với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế,
cơng nghệ”. Trong khi đó, Carroll (1999) cho rằng CSR cịn có phạm vi lớn
hơn “là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức, và những lĩnh vực khác mà
xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định.” Theo Matten
và Moon (2004): “CSR là một khái niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác
như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, cơng dân doanh nghiệp,
tính bền vững và trách nhiệm môi trường.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility
hay CSR), theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới được hiểu là “Cam kết của
doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc
tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ mơi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động,
quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát
triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển
chung của xã hội”.

Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng
cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code
of Conduct – COC). Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp
phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa
các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện rất rõ văn hoá và những
giá trị của doanh nghiệp trong qui trình phát triển bền vững tại các vùng lãnh
thổ khác nhau. Nói một cách khác, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao
gồm những việc làm mang tính nhân văn, và những hành động mang tính phát
triển bền vững của cơng ty về mặt kinh tế, xã hội, môi trường, quản lý, và văn
hoá.

5


Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện được cam kết của doanh
nghiệp. Nó cũng là một bộ qui tắc ứng xử của doanh nghiệp, bộ qui tắc này
vừa góp phần định hướng việc đánh giá tác động của doanh nghiệp đối với
vùng lãnh thổ vừa góp phần định hướng cho việc cải thiện hệ sinh thái.
Thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (Corporate Social
Responsibility hay CSR) được xuất hiện cách đây khoảng gần 50 năm khi
H.R.Bowen, một chuyên gia nghiên cứu tổ chức, đề cập đến trong cuốn sách
“Social responsibilities of the Businessmen” vào năm 1953. Trong cuốn sách
này, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được Bowen xác định là trách
nhiệm của chủ các doanh nghiệp không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích
của người khác; chủ doanh nghiệp phải có lịng từ thiện và bù đắp những thiệt
hại do doanh nghiệp mình gây ra khi làm tổn hại cho xã hội… Tuy nhiên,
thuật ngữ này cho đến nay được hiểu dưới nhiều giác độ khác nhau:
Quan điểm thứ nhất, đại diện là Prakash, Sethi… cho rằng: “Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp là nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức

phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến”. Những
người theo quan điểm này lập luận rằng doanh nghiệp khơng có trách nhiệm
với xã hội bởi doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh đã phải đóng
thuế cho nhà nước. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm với cổ đơng và
người lao động của doanh nghiệp mà thôi.
Nếu trường phái trên cho rằng trách nhiệm duy nhất của các doanh nhân
là tạo ra lợi nhuận tối đa cho các cổ đơng, thì càng ngày càng nhiều người
đồng thuận với Liên minh Châu Âu khi cho rằng doanh nghiệp phải quan tâm
đến các cá nhân và các nhóm có thể bị tác động bởi hoạt động của doanh
nghiệp hay có thể ảnh hưởng đối với các hoạt động đó. Trong trường hợp này,
doanh nghiệp được gán cho vai trò làm thỏa mãn mọi thành phần có liên quan
và trở thành nơi phân định các lợi ích khác nhau cho các thành phần có liên
quan đó. Yêu cầu này có thể lớn hoặc nhỏ tùy theo các thành phần được xem
xét: có những thành phần mà doanh nghiệp có các mối quan hệ khế ước
(những người lao động, những nhà cung ứng, các khách hàng,…), và những
thành phần mà doanh nghiệp khơng có bất cứ mối quan hệ khế ước nào (các
nhóm lợi ích khác nhau, chẳng hạn những người sống gần nơi hoạt động của
doanh nghiệp hoặc những người bảo vệ thiên nhiên)”. Một số nhà nghiên cứu
khác, đại diện là Archie, B.Carroll, Bowen… cũng khẳng định trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp là sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức
và lòng từ thiện của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Những người
6


theo quan điểm này nghiêng về quan điểm cho rằng các doanh nghiệp với tư
cách là chủ thể kinh doanh tại thị trường nào đó, họ đã sử dụng nguồn lực của
xã hội, khai thác nguồn lực tự nhiên và trong quá trình thực hiện hoạt động
kinh doanh, họ gây ra khơng ít tổn hại đối với mơi trường tự nhiên và xã hội.
Vì lẽ đó, ngồi việc đóng thuế, doanh nghiệp cịn phải có trách nhiệm xã hội
với mơi trường, cộng đồng và người lao động. Ở Việt Nam, đây là một khái

niệm khá mới mẻ và trên thực tế có khơng ít doanh nghiệp hiểu chưa thực sự
đúng về khái niệm này, họ thường hiểu trách nhiệm xã hội theo nghĩa "truyền
thống". Tức là doanh nghiệp thực hiện CSR như là một hoạt động tham gia
“giải quyết các vấn đề xã hội” mang tính nhân đạo, từ thiện. Với cách hiểu
này, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khơng mang tính bắt buộc mà là
doanh nghiệp “tự nguyện” thực hiện. Trong quy chế và tiêu chí xét thưởng của
Giải thưởng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2009, Phịng Thương mại
và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) giới hạn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở
hai lĩnh vực lao động và mơi trường, nhưng cũng đặt thêm tiêu chí “hoạt động
kinh doanh có hiệu quả kinh tế”. Nói cách khác, VCCI dùng khái niệm 3P như
đa số các tổ chức và doanh nghiệp khác trên thế giới. Có nhiều định nghĩa
khác nhau về trách nhiệm xã hội (CSR- Corporate Social Responsibility) của
doanh nghiệp. Một trong các định nghĩa được sử dụng nhiều nhất đó là theo
chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB): "Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững,
hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để
cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ, sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa
ích lợi cho phát triển”. Từ những phân tích ở trên có thể khẳng định CSR của
doanh nghiệp thể hiện trên các phương diện sau: - Đóng thuế đầy đủ - Đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động - Bình đẳng trong đối xử
với người lao động - Thực hiện tốt vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm - Bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng - Thực hiện nghiêm túc vấn đề bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên - Tham gia vào các hoạt động từ thiện và trợ
giúp xã hội. Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội khẳng định
của ông Martin Neureiter- chuyên gia cao cấp, Trưởng ban phụ trách triển khai
ISO 26000: “Chúng ta đừng nên coi trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh
nghiệp là một gánh nặng mà nên coi đó là cơ hội, là mục đích tự thân, là một
kinh nghiệm để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn chứ khơng phải là một gánh
nặng của chi phí, áp lực từ phía Nhà nước. Do đó, hãy tìm các giải pháp để
phát triển tốt hơn cho nơi mình đang sống”. Về cơ bản, doanh nghiệp thực

hiện CSR mang lại lợi ích sau: Một là, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong sản
7


xuất: Nhiều chuyên gia kinh tế trên thế giới nhận định rằng các doanh nghiệp
có thể tiết kiệm đáng kể chi phí nếu thực hiện CSR tốt. Cơng ty sản xuất gốm
sứ Giang Tây- Trung Quốc, khi lắp đặt công nghệ mới thân thiện với môi
trường đã tiết kiệm gần 10 triệu USD mỗi năm, với kết quả giảm 6% lượng
nước sử dụng, 65% lượng chất thải nước và 74% chất thải khí. Một hệ thống
quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng
năng suất lao động đáng kể. Chế độ lương thưởng hợp lý, mơi trường lao động
an tồn, đặc biệt là các cơ hội đào tạo, thăng tiến được doanh nghiệp chú
trọng, ln thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao
động…sẽ tạo động lực giúp người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp,
giảm số lượng lao động bỏ việc…; điều này góp phần tăng lợi nhuận cho công
ty. Hai là, thực hiện trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp có khả năng tăng
doanh thu: Hindustan Lever là một chi nhánh của tập đoàn Unilever hoạt động
kinh doanh tại Ấn Độ. Thời gian đầu khi mới vào thị trường Ấn Độ, các nhà
máy chế biến sữa Hindutan không thể hoạt động hết công suất do cung khơng
đủ cầu, chất lượng bị sữa ở địa phương rất kém. Hãng quyết định xây dựng
chương trình giúp người dân chăn ni bị sữa theo nhiều giai đoạn khác nhau,
từ việc đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản để
thành lập một Hiệp hội những nhà cung cấp sữa bò. Kết quả thật đáng mừng,
chưa đầy hai năm sau, nguồn cung bò sữa đã tăng lên trên 40 lần và nhà máy
đã hoạt động hết công suất. Doanh thu và lợi nhuận của Hindustan nhờ đó
cũng tăng cao đáng kể. Ba là, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội giúp doanh
nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín: Khi doanh nghiệp được cấp
chứng chỉ CSR sẽ nâng cao đáng kể uy tín và giá trị thương hiệu của doanh
nghiệp đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, chứng chỉ
CSR như “giấy thông hành” để sản phẩm của doanh nghiệp được thử sức cạnh

tranh ở môi trường quốc tế. Một doanh nghiệp sản xuất bàn ghế tại BulsanHàn Quốc, sau khi có được Chứng chỉ thân thiện với tài nguyên rừng, đã
nhanh chóng đẩy mạnh doanh số bán hàng, các đối tác lớn ở trong và ngồi
nước ồ ạt tìm đến. Bàn ghế của doanh nghiệp này thâm nhập thị trường Mỹ và
châu Âu một cách dễ dàng. Giá bán các sản phẩm cao hơn trước đến 20% mà
số lượng đơn đặt hàng vẫn tăng đều đặn. Bốn là, doanh nghiệp có nhiều cơ hội
thu hút nhân tài khi thực hiện CSR: Việc thu hút nhân tài luôn được các doanh
nghiệp quan tâm bởi nhân lực giỏi là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Có được những nhân viên
tốt đã khó nhưng việc giữ chân họ là thách thức lớn đối với mỗi doanh nghiệp,
nhất là trong nền kinh tế cạnh tranh. Những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng
8


và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, thăng tiến, biết ghi nhận sự
sáng tạo của nhân viên, đóng bảo hiểm y tế đầy đủ và mơi trường làm việc
thân thiện… sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt. Người lao động
cũng thể hiện ý kiến và quan điểm của mình về CSR theo cách riêng của họ,
cứ ba trong số bốn nhân viên được hỏi cho biết, họ sẽ “trung thành” hơn với
ơng chủ nào ln giúp đỡ và có trách nhiệm với cộng đồng địa phương. Kết
quả của nhiều nghiên cứu thực tế tại Bắc Mỹ đã chứng minh sự liên hệ mật
thiết giữa việc thực thi CSR và khả năng thu giữ người tài của doanh nghiệp.
Lý do được nêu ra là những người giỏi, có uy tín thường muốn làm việc ở nơi
mà họ nghĩ là tốt trong xã hội và thấy tự hào. Năm là, thực hiện tốt CSR giúp
doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện tốt hơn pháp luật lao
động. Ông Patrick Gilaber- Trưởng đại diện Unido tại Việt Nam đánh giá:
“Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi của người tiêu dùng trên thế giới, CSR
của doanh nghiệp ngày càng quan trọng và nó khẳng định năng lực hoạt động
của chính các doanh nghiệp trong nước và trên thị trường quốc tế. Phát triển
cộng đồng là một mối quan hệ không thể tách rời trong sự phát triển của doanh
nghiệp, nhưng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa đủ khả năng, đặc

biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên họ chưa tận dụng được dòng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngồi”. Điều này phản ánh rõ nhất lợi ích mang lại nếu doanh
nghiệp biết phát triển cộng đồng.
Ấn phẩm “The Green Paper” được xuất bản bởi Ủy ban châu Âu vào
năm 2001 đưa ra định nghĩa về CSR, trong bối cảnh châu Âu, đó là một đóng
góp tự nguyện của các doanh nghiệp cam kết mà không bị hạn chế bởi các quy
định của chính phủ hoặc của pháp luật: “CSR là một khái niệm mà trong đó
các cơng ty tham gia các hoạt động xã hội, môi trường, và các hoạt động kinh
tế và phối hợp với các bên liên quan trên cơ sở tự nguyện". Các công ty như
vậy, cam kết làm tốt hơn những gì họ được yêu cầu theo khuôn khổ pháp lý
hiện hành, với điều kiện rằng chính phủ của họ đảm bảo tuân thủ pháp luật
chặt chẽ. Trong trường hợp này các bên thứ ba, chẳng hạn như các tổ chức phi
chính phủ, cơng chúng và người tiêu dùng có thể khuyến khích hoặc hỗ trợ các
cơng ty trong việc thực hiện các chính sách CSR cũng như tạo ra áp lực lập
pháp, ràng buộc và kiểm soát được phương pháp tiếp cận tự nguyện trước đây.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, để cho doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ luật
pháp có thể vẫn còn là một thách thức đối với việc thúc đẩy CSR.

9


Một định nghĩa mới hơn về CSR, được Liên minh châu Âu đề cập trong
công thư gửi Nghị viện châu Âu vào tháng 10 năm 2011, đi sâu hơn định
nghĩa trước đó:
Tơn trọng luật pháp áp dụng ... là một điều kiện tiên quyết để đáp ứng
các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần phải có một
q trình tích hợp các quyền xã hội, mơi trường, đạo đức, nhân quyền và mối
quan tâm của người tiêu dùng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
và chiến lược cốt lõi trong sự hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan của họ,
với mục đích:

- Tối đa hóa việc tạo ra các giá trị chung của các chủ sở hữu/cổ đông của
họ và cho các bên liên quan khác của và toàn xã hội.
- Xác định, ngăn ngừa và giảm thiểu tác động bất lợi.
Ngược lại, ở Mỹ, CSR thường được hiểu theo hướng là một mơ hình từ
thiện: CSR là việc doanh nghiệp đóng góp lại cho xã hội. Các công ty tạo ra
lợi nhuận, không bị cản trở ngoại trừ việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Sau đó,
họ đóng góp một phần lợi tức cho mục đích từ thiện. Sẽ khơng thích hợp nếu
một cơng ty nhận được bất kỳ lợi ích nào từ việc làm từ thiện trừ trường hợp
có liên quan đến marketing cho một mục đích xã hội nào đó.
So sánh hai phương pháp tiếp cận, mơ hình châu Âu về CSR tập trung
nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh cốt lõi theo cách có trách nhiệm với xã
hội, được bổ sung bằng cách đầu tư vào cộng đồng cho các mục đích kinh
doanh lành mạnh. Đây là mơ hình bền vững hơn bởi vì trách nhiệm xã hội trở
thành một phần khơng thể tách rời của q trình tạo ra của cải, nếu được quản
lý một cách hiệu quả, cần tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
và tối đa hóa giá trị tạo ra của cải cho xã hội.
CSR thường được dựa trên các công cụ như Bộ Quy tắc ứng xử tự
nguyện liên quan đến việc thực hiện các hoạt động có trách nhiệm với mơi
trường, đạo đức và xã hội như là các yếu tố của chiến lược kinh doanh. Tuy
nhiên, đã có nhiều mối quan tâm và câu hỏi được đặt ra trong các cuộc tranh
luận toàn cầu về vi phạm nhân quyền, luật lao động không công bằng, và sự
phá hủy môi trường và xã hội là hậu quả phụ của quá trình phát triển. Những
người ủng hộ CSR kêu gọi sự hiểu biết và giải thích rõ ràng hơn về trách
nhiệm xã hội và nhân quyền trong các doanh nghiệp và vai trò của các doanh
nghiệp đối với viện trợ phát triển và giảm nghèo đói.

10


Một định nghĩa gần đây, trong ISO-FDI 26.000: 2010, được đưa ra một

cách toàn diện hơn:
Trách nhiệm xã hội là trách nhiệm của một tổ chức đối với các tác động
của các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp đó lên xã hội và mơi
trường, thơng qua hành vi minh bạch và mang tính đạo đức, góp phần vào sự
phát triển bền vững, bao gồm cả sức khỏe và phúc lợi xã hội, quan tâm đến
mong muốn của các bên liên quan; là tuân thủ theo pháp luật hiện hành và các
tiêu chuẩn quốc tế về hành vi, và kết nối toàn tổ chức và được thể hiện trong
các mối quan hệ của tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng của mình. Từ định
nghĩa này, bảy tiêu điểm cốt lõi đối với phạm vi và hoạt động của CSR được
xác định theo các hướng dẫn của ISO 26000 về: các hoạt động quản trị doanh
nghiệp, nhân quyền, lao động, môi trường, các hoạt động; các vấn đề người
tiêu dùng; sự tham gia của cộng đồng và phát triển cộng đồng. Các hoạt động
của doanh nghiệp trong các lĩnh vực này nên được thực hiện theo các nguyên
tắc về trách nhiệm giải trình, minh bạch, hành vi đạo đức, tơn trọng lợi ích của
các bên liên quan, tơn trọng ngun tắc pháp quyền, tôn trọng các chuẩn mực
quốc tế về hành vi và tôn trọng nhân quyền. Cũng cần lưu ý rằng định nghĩa
về bảy tiêu điểm vấn đề cốt lõi có thể là tương đối, vì các chủ đề như sức khỏe
và an tồn, tơn trọng nhân quyền, có thể có liên quan theo các cấp độ khác
nhau. ISO-FDI 26.000: 2010 cung cấp một khuôn khổ chặt chẽ với các chủ đề
cụ thể và hoạt động hữu ích cho việc xác định các lĩnh vực hoạt động và can
thiệp của các tổ chức phi chính phủ.
Ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (2003) định nghĩa CSR là “cam kết
của doanh nghiệp trong việc đóng góp vào q trình phát triển kinh tế bền
vững, làm việc với các nhân viên, gia đình họ, cộng đồng địa phương, và xã
hội để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, theo những cách thức vừa tốt
cho doanh nghiệp và đồng thời cũng tốt cho sự phát triển.” CSR được xem là
bao gồm cả những cử chỉ nhân đạo và từ thiện. Nó cũng dựa trên việc đáp ứng
các nhu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng của sản phẩm và dịch
vụ cũng như khung thời gian giao hàng. Ngân hàng Thế giới tiếp tục phát triển
khái nhiệm CSR như một quá trình chứng nhận như SA 8000 hoặc tương

đương. CSR cũng được hiểu từ góc nhìn “bảo vệ thương hiệu”, đòi hỏi việc
bảo vệ chất lượng cuộc sống của người lao động trong khi ổn định và phát
triển sản xuất. Nhân quyền, như trong thực hành CSR trên thế giới, liên quan
đến việc thực hiện các quyền của người lao động, bao gồm cả tự do lập hội
(đặc biệt là việc thành lập cơng đồn lao động độc lập), tự do ngôn luận và

11


thương lượng tập thể. Trong bối cảnh Việt Nam với chỉ một cơng đồn và các
phương tiện đàm phán hạn chế trong các mối quan hệ công nghiệp, nhân
quyền liên quan đến trách nhiệm của các công ty trong việc bảo vệ quyền của
người lao động và tránh việc lạm dụng, điều này có nghĩa là tất cả các doanh
nghiệp phải tuân thủ CSR và các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền liên quan
đến quyền lao động và môi trường.
2.1.2 Thành phần trách nhiệm xã hội
CSR đã trở nên phổ biến. Nhưng vẫn có rất nhiều quan điểm khác nhau
về khái niệm, nội dung và phạm vi của CSR. Trong số đó, mơ hình “kim tự
tháp” của Carroll (1999) có tính tồn diện và được sử dụng rộng rãi nhất.
TỪ THIỆN
ĐẠO ĐỨC
PHÁP LÝ
KINH TẾ

Hình 2.1 Mơ hình “kim tự tháp” CSR của Carroll
Theo đó, CSR bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ
thiện:
(i) Trách nhiệm kinh tế- tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng
trưởng, là điều kiện tiên quyết bởi doanh nghiệp được thành lập trước hết từ
động cơ tìm kiếm lợi nhuận của doanh nhân. Hơn thế, doanh nghiệp là các tế

bào kinh tế căn bản của xã hội. Vì vậy, chức năng kinh doanh luôn phải được
đặt lên hàng đầu. Các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách
nhiệm kinh tế của doanh nghiệp.
(ii) Trách nhiệm tuân thủ pháp luật chính là một phần của bản “khế ước” giữa
doanh nghiệp và xã hội. Nhà nước có trách nhiệm “mã hóa” các quy tắc xã
hội, đạo đức vào văn bản luật, để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế
trong khn khổ đó một cách cơng bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và
giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi ở họ. Trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai
bộ phận cơ bản, không thể thiếu của CSR.
(iii) Trách nhiệm đạo đức là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận
nhưng chưa được “mã hóa” vào văn bản luật. Thơng thường, luật pháp chỉ có
12


thể đi sau để phản ánh các thay đổi trong các quy tắc ứng xử xã hội vốn luôn
mới. Hơn nữa, trong đạo đức xã hội luôn tồn tại những khoảng “xám”, đúngsai không rõ ràng; mà khi các cuộc tranh luận trong xã hội chưa ngã ngũ,
chúng chưa thể được cụ thể hóa vào luật. Cho nên, tuân thủ pháp luật chỉ được
coi là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra. Doanh
nghiệp còn cần phải thực hiện cả các cam kết ngoài luật. Trách nhiệm đạo đức
là tự nguyện, nhưng lại chính là trung tâm của CSR. Ví dụ: ngày nghỉ thứ 7,
tiền làm thêm giờ, điều kiện lao động, thông tin cho người tiêu dùng, giá bán
thuốc chữa HIV/AIDS, dữ liệu khách hàng, sử dụng nguyên liệu sạch, thực
phẩm biến đổi gen, uy tín với đối tác, quan hệ với cộng đồng, cổ đông thiểu
số, đối thủ cạnh tranh,… đều là các vấn đề mở và mức độ cam kết như thế nào
phụ thuộc vào trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp.
(iv) Trách nhiệm từ thiện là những hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngồi sự
trơng đợi của xã hội, như quyên góp ủng hộ cho người yếu thế, tài trợ học
bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng… Điểm khác biệt giữa trách nhiệm
từ thiện và đạo đức là doanh nghiệp hoàn toàn tự nguyện. Nếu họ không thực
hiện CSR đến mức độ này, họ vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà

xã hội trơng đợi.
Mơ hình trên có tính tồn diện và khả thi cao, có thể được sử dụng làm
khung khổ cho tư duy chính sách của nhà nước về CSR.
Thứ hai, việc đặt trách nhiệm kinh tế làm nền tảng không những thỏa mãn cả
nhu cầu về lý thuyết “đại diện” trong quản trị cơng ty, mà cịn giải quyết được
những hồi nghi về tính trung thực trong các chương trình CSR của doanh
nghiệp. Từ đó, vấn đề “vì mình” hay “vì người” khơng cịn được đặt ra nữa,
bởi hai mục đích đó là khơng thể tách rời.
Thứ ba, ranh giới giữa các tầng trong “kim tự tháp” là luôn chồng lấn, tác
động bành trướng lẫn nhau. Việc tuân thủ quy định pháp luật chắc chắn đưa
đến các chi phí kinh tế cho doanh nghiệp. Và quy tắc đạo đức xã hội ngồi luật
ln mở rộng (theo trình độ phát triển của xã hội), tạo áp lực lên hệ thống
pháp luật, bắt buộc các nhà làm luật phải luôn bám sát thực tiễn xã hội Chi phí
tuân thủ pháp luật cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp. Trong mơi trường có tính cạnh tranh cao, doanh nghiệp sẽ
không thể tăng giá thành mà thu hẹp lợi nhuận của doanh nghiệp để tồn tại.
Lợi nhuận bị thu hẹp sẽ làm doanh nghiệp mất đi khoản tái đầu tư, cũng có
nghĩa giảm năng lực cạnh tranh ngành, đồng thời làm mất tính hấp dẫn của thị
trường đó đối với các doanh nghiệp mới. Trong mơi trường tính cạnh tranh
13


×