Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Khảo sát các týp huyết thanh của chủng pseudomonas aeruginosa kháng thuốc tại bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.47 MB, 51 trang )

Bộ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
S O C O 0 3
NGUYỄN THỊ THANH NGA
KHẢO SÁT CÁC TÝP HUYẾT THANH CỦA CHỦNG
PSEUDOMONAS AERUGINOSA KHÁNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược s ĩ KHOÁ 1999 - 2004)
Người hướng dẫn: ThS. Lê Thị Thu Hương
ThS. Nguyễn Văn Hiếu
Nơi thực hiên: Phòng vi sinh - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
Bộ môn vi sinh học - Trường ĐH Dược Hà Nội
Thời gian thực hiệ n:
12/2003- 5/2004
ịvtAL-
LÒI CẢM ƠN
Lời đẩu tiên tôi xin dược b à/ tổ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cấc thẩỵ cô:
Thạc
sỹ
Lê Thị Thu Hương, Bộ môn vi sinh học — Trưòng ĐH Dược Hà Nội.
Thạc
sỹ
Nguỵễn Văn Hiếu, Khoa Đào Tạo — Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Những ngưòi thầy đã tận tình giúp đố và trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoố luận nàỵ.
Tôi xin chấn thảnh cảm ơn:
Các thầy cô, cán bộ kỹ thuật viên trong Bộ môn vi sinh học - Trường ĐH
Dược Hà Nội.
Bác
sỹ
Nguyễn Thị Thu Thuỷ, CN Dùi Văn Năng cùng toàn thể cán bộ phòng


khuẩn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
5an giám đốc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
đã cho phép và tạo điểu kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn
thành khoá luận này.
Con xin cám ƠÍ1 b ố mẹ, anh chị em, cùng toàn th ể nhưng người thần ỵêu dã hỗ
trợ và tạo diều kiện thuân íợi cho con dược hoàn thảnh khoá luận nảỵ.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2004
ổinh viên
Nguyễn Thị Thanh Nga
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NK
: Nhiễm khuẩn
NTBV
: Nhiễm trùng bệnh viện
NKBV
: Nhiễm khuẩn bệnh viện
NKVM
: Nhiễm khuẩn vết mổ
TKMX
: Trực khuẩn mủ xanh
p. aeruginosa
: Pseudomonas aerugỉnosa
HSCC
: Hồi sức cấp cứu
WHO
: Tổ chức y tế thế giới
HTMD
: Huyết thanh miễn dịch
BV
: Bệnh viện

Gr(+)
: Gram dương
Gr(-)
: Gram âm
R
: Resistance (Kháng)
s
: Sensitivity (Nhạy)
I
: Intermediate ( Trung gian)
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN Đ Ể 1
PHẦN I: TỔNG QUAN 3
1.1 Nhiễm trùng bệnh viện
3
1.1.1 Khái niệm nhiễm trùng bệnh viện và nhiễm
khuẩn bệnh vi ệ n

3
1.1.2 Tình hình N T B V 4
1.1.3 Căn nguyên gâỵ ra N T B V
6
1.1.4 Vai trò của p. aeruginosa trong NTBV

8
1.2 Pseudomonas aeruginosa
9
1.2.1 Lịch sử nghiên c ứ u 9
1.2.2 Đặc điểm sinh h ọ c


9
1.2.3 Động lực và khả năng gây b ệ n h

10
1.3 Tình hình kháng thuốc của p. aeruginosa 13
1.4 Vacxin và huyết thanh p. aeruginosa 15
/.4.1 Yêu cầu thực t i ễ n 15
1.4.2 Vacxin và huyết thanh p. aeruginosa 16
PHẦN II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

17
2.1 Đôi tượng nghiên cứu
17
2.2 Phương pháp nghiên cứu 17
2.2.1 Vật liệu 17
2.2.2 Các bước tiến hành

19
PHĂN m : KÊ T QUÁ NGHBEN CỨU V Ả B ẢN LƯ Ặ N 21
3.1 Kết quả nghiên cứu 21
3.1.1 Kết quả phân lập vi khuẩn

21
3.1.2 Kết quả định týp huýêt thanh các chủng
p. aeruginosa

24
3.1.3 Kết quả xác định độ nhạy cảm với kháng
sinh của các chủng p .aeruginosa phân lập được . 2 6

3.2 Bànỉuận 32
3.2.1 Tình trạng nhiễm khuẩn trên bệnh nhân 32
3.2.2 Cơ cấu vi khuẩn phân lập đ ượ c

33
3.2.3 Định týp huyết thanh các chủng
p.aeruginosa

34
3.2.4 Tinh nhạy cảm với kháng sinh của các chủng
p . aeruginosa phân lập đư ợ c

35
PHẦN IV: KẾT LUẬN 38
ĐỀ XUẤT 40
TÀI LỆU THAM KHẢO 41
Phu luc 46
ĐẶT VẤN ĐỂ
Nhiễm trùng bệnh viện (NTBV) đang là mối quan tâm hàng đầu của nền y
học hiện đại. Các nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện hiện nay đa phần có tỷ
lệ kháng thuốc khá cao, dẫn đến hậu quả kéo dài thời gian điều trị, diễn biến bệnh
trở nên trầm trọng hơn, tăng chi phí điều trị và đặc biệt tăng tỷ lệ tử vong. Theo
thống kê của Mỹ, những năm gần đây tỷ lệ NTBV là 6% làm tăng chi phí cho
điều trị lên 5-10 tỷ đôla (đầu năm 1985 là 1 tỷ đôla) và hàng năm có khoảng
88.000 ca tử vong do NTBV [34].
Cơ cấu vi khuẩn gây NTBV rất phong phú, thay đổi theo từng thời kỳ. Các
nghiên cứu gần đây đều khẳng định, căn nguyên của bệnh phần lớn do trực khuẩn
Gram (-) và cầu khuẩn Gram (+). Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh, vi khuẩn phổ
biến và nguy hiểm nhất gây NTBV hiện nay là p. aeruginosa. Vi khuẩn này đặc
biệt gây nhiễm trùng ở các khoa: hồi sức cấp cứu, khoa ngoại, khoa bỏng [34] [5].

ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm p. aeruginosa trong NTBV theo Nguyễn Văn Hiếu là
57,3%[14], Đỗ Thị Nguyệt Quế là 42,6% [26]. Các nhiễm trùng mắc phải trong
bệnh viện do p. aerugỉnosa đều làm cho bệnh trở nên trầm trọng, kéo dài thòi
gian nằm viện và tỷ lệ tử vong cao hơn.
Điều đáng lo ngại nhất hiện nay trong NTBV là tình hình kháng thuốc của
các vi khuẩn gây bệnh. Hầu hết các kháng sinh thông thường được sử dụng trong
bệnh viện đã bị p. aeruginosa kháng với tỷ lệ cao. Việc điều trị nhiễm khuẩn do
p. aeruginosa gặp nhiều trở ngại. Vì thế, lý tưởng nhất trong công tác dự phòng
và điều trị nhiễm khuẩn mắc phải do p. aeruginosa là dùng vacxin và huyết
thanh miễn dịch (HTMD) của p. aeruginosa.
Trên thế giới, đã có những công trình nghiên cứu về vacxin và HTMD của
p. aeruginosa. Đặc biệt gần đây các nhà khoa học đang tiến hành đi sâu vào
nghiên cứu định týp huyết thanh p. aeruginosa thường gặp nhất tại một số nước,
1
từ đó đề xuất các chủng p. aeruginosa tiêu biểu trong nghiên cứu chế tạo và sản
xuất vacxin tế bào p. aeruginosa đa giá.
Tại Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu chế tạo huyết thanh kháng
p. aeruginosa đa giá tinh chế như Lê Thế Trung, Hoàng Ngọc Hiển (1999) [23],
Lê Thu Hồng (2000) [15]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ được tiến hành
trên các bệnh nhân bỏng. Trên thực tế, hiện nay chưa có một nghiên cứu toàn diện
nào, thông báo đầy đủ nào về dịch tễ học các týp huyết thanh p. aeruginosa lưu
hành trên toàn quốc. Vì vậy để góp phần xác định chủng dự tuyển nghiên cứu và
sản xuất vacxin, HTMD của p. aeruginosa chúng tôi tiến hành đề tài này với
mục tiêu sau:
1. Phân lập và định týp huyết thanh các chủng p. aeruginosa tại Bệnh viện
Bạch Mai.
2. Xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các týp huyết thanh
chủng p. aeruginosa đã phân lập được.
2
PHẦN 1: TỔNG QUAN

1.1 NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN
1.1.1 Khái niệm nhiễm trùng bệnh viện (NTBV) và nhiễm khuẩn
bệnh viện (NKBV).
Khái niệm về NTBV thực sự được hình thành từ năm 1960. Tất cả các khái
niệm đó ngày nay đã được hoàn thiện và được thể hiện bằng các thuật ngữ [1]:
Bệnh do thầy thuốc.
Nhiễm trùng bệnh phẩm ở bệnh viện.
Nhiễm trùng thành dịch trong bệnh viện.
Nhiễm trùng bệnh viện.
Nhiễm trùng là biểu thị sự xâm nhập, nhân lên của các vi sinh vật trong các
mô của cơ thể. Nó có thể không biểu hiện rõ ràng về lịch sử hoặc có thể gây tổn
thương tại chỗ. Nhiễm trùng có thể trở thành hệ thống khi lan toả tới hệ bạch
huyết, hệ tuần hoàn
Nhiễm trùng bệnh viện là những nhiễm trùng bị lây nhiễm trong môi
trường bệnh viện bởi vi khuẩn, vi rút, vi nấm, Rickettsia, Chlamydiae,
Trichomonas
Nhiễm khuẩn bệnh viện là những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn trong
bệnh viện gây ra. Bệnh nhân nằm viện dài ngày thường rất dễ bị mắc NKBV.
Ngoài ra các đối tượng khác như bác sỹ, nhân viên y tế, y tá, điều dưỡng viên, hộ
lý, và người chăm sóc bệnh nhân cũng có nguy cơ cao bị mắc nhiễm trùng khi
làm việc trong môi trường bệnh viện [6] [10]. Điều này được thể hiện rõ trên sơ
đồ dưới đây:
3
Sơ đồ nguy cơ nhiễm khuẩn trong bệnh viện[18]
1.1.2. Tình hình NTBV.
1.12.1. Tình hình NTBV trên th ế giới
Hiện nay, trên thế giới NTBV đang diễn ra ở khắp mọi nơi, không chỉ ở
các nước chậm hoặc đang phát triển mà ở cả các nước phát triển. Tỷ lệ NTBV ở
các nước chậm hoặc đang phát triển cao hơn so với các nước phát triển bởi ở các
quốc gia này điều kiện vệ sinh sạch sẽ chưa được đảm bảo, điều kiện chăm sóc

sức khoẻ cho từng người dân cũng như trong các thiết bị y tế còn nhiều hạn chế.
Trung bình mỗi năm trên thế giới số bệnh nhân vào viện bị mắc NTBV khoảng
5-10% trong đó tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 5% [5].
Theo kết quả điều tra của WHO thực hiện tại 47 bệnh viện ở 14 quốc gia đại diện
cho các khu vực ừên thế giới thấy có 8,7% bệnh nhân nhập viện mắc NTBV [16].
NTBV tác động rất lớn đến tình trạng bệnh cảnh lâm sàng, làm tăng tỷ lệ
mắc bệnh, tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong một
4
cách đáng kể. Ngoài ra NTBV còn làm gia tăng sự kháng nhiều loại kháng sinh
khác nhau của các dòng vi khuẩn trong bệnh viện [12] [13] [14].
Thống kê của hệ thống kiểm soát NTBV quốc gia Mỹ cho biết hàng năm
có khoảng 5% bệnh nhân nội trú mắc NTBV. Riêng bệnh nhân nằm ở khoa phẫu
thuật và khoa hồi sức cấp cứu tỷ lệ này thay đổi từ 10-15%. Thời gian nằm viện
trung bình tăng từ 4-8 ngày, làm tăng chi phí bệnh viện lên khoảng 1000-8000
USA cho mỗi bệnh nhân. Đồng thời NTBV còn góp phần gây ra 19.000 ca tử
vong mỗi năm ở Mỹ [25].
Tại Ethiopia, một quốc gia chậm phát triển ở Châu Phi với điều kiện vệ
sinh và y tế còn nghèo nàn, tỷ lệ NTBV cao hơn ở các quốc gia khác từ 5-8%,
riêng nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) chiếm tới 49%. Đây quả là một con số đáng
lo ngại đối với các nhà dịch tễ học trên thế giới [31].
1.1.22. Tình hình NTBV ỎViệt Nam.
Việt Nam là một nước đang phát triển, điều kiện kinh tế xã hội cũng như
điều kiện y tế còn hạn chế. Thêm vào đó, điều kiện khí hậu nóng, ẩm và mưa
nhiều nên rất thuận lợi cho các bệnh nhiễm trùng xuất hiện. Ở các bệnh viện hiện
nay, tình trạng 2 đến 3 bệnh nhân nằm chung một giường rất phổ biến, do đó việc
tuân theo nguyên tắc vệ sinh sạch sẽ bị hạn chế rất nhiều. Hơn nữa, cơ sở vật
chất, trang thiết bị y tế ở bệnh viện chưa được hiện đại hoá hoàn toàn. Vì thế mà
NTBV có nhiều điều kiện phát triển và lan rộng.
Theo số liệu của Vụ Điều trị - Bộ y tế (2002) tỷ lệ NKBV ở 11 bệnh viện
trên toàn quốc là 6,8%, trong đó tỷ lệ NKVM là 17,6%. Các NKBV này thường

liên quan đến các thủ thuật xâm lấn và tập trung chủ yếu ở khu vực khoa ngoại,
khoa sản và khoa điều trị tích cực [16].
Tại Bệnh viện (BV) Bạch Mai, Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2002) công
bố tỷ lệ NKBV là 6,75%, trong đó có 3 loại NKBV chính: Nhiễm khuẩn (NK) hô
hấp, NK tiết niệu và NKVM chiếm 76,63%. 39,73% các NKBV được phát hiện ở
5
các khoa điều trị tích cực, chống độc, cấp cứu khoa ngoại và khoa sản. Hầu hết
các NK này đều do vi khuẩn Gr(-) gây ra [16].
Trên những bệnh nhân bỏng, các vết thương bỏng đều là vết thương hở
nên rất dễ bị nhiễm trùng từ bên ngoài. Nguy cơ nhiễm trùng càng cao khi bệnh
nhân được nằm điều trị trong bệnh viện. Theo Nguyễn Đình Bảng (1991) vi
khuẩn gây NK vết thương bỏng phổ biến là s. aureus (35%), p. aerugỉnosa
(25%), Proteus (14%) [1]. Mới đây Nguyễn Quốc Định (2000) cho hay căn
nguyên gây NK huyết sau bỏng là p. aerugỉnosa chiếm 60,07%, sau đó là
s. aureus chiếm 23,71%. Tỷ lệ tử vong trong NK huyết sau bỏng do
p. aeruginosa là 81,81%, do s. aureus là 52,63% [9].
Trong lĩnh vực ngoại khoa, nghiên cứu của Định Xuân Đỗ tại BV Đa khoa Bắc
Ninh (2003) cho thấy mức độ NKVM của khoa chấn thương là 24,4%; khoa ngoại là
31,5%; khoa sản là 7%. Căn nguyên chính của NKVM là p. aeruginosa chiếm 35,6%
[11]. Vũ Bảo Châu (2002) khẳng định, tỷ lệ NKVM đối với các phẫu thuật vô khuẩn
là 7,1% căn nguyên chủ yếu gây NKVM là s. aureus và E. colỉ [5]
NTBV đang thực sự trở thành thách thức lớn đối với các nhà y học trên thế
giới. Các bệnh nhiễm trùng mắc phải trong bệnh viện đã để lại hậu quả không
nhỏ cho nền kinh tế mỗi quốc gia. Hiện nay, để hạn chế NTBV, các chương trình
quốc gia về kiểm soát NK đang được tiến hành, không chỉ ở nước ta mà còn ở
khắp các nước trên thế giới. Hầu hết các bệnh viện đều có qui trình chống NK
của Bộ Y tế ban hành nhằm đảm bảo chất lượng thực hành bệnh viện, nâng cao
hiệu quả điều trị NTBV.
1.1.3. Căn nguyên gây NTBV
NTBV có nguồn gốc khác nhau, phần lớn từ môi trường bên ngoài thông

qua quần áo, dụng cụ y tế bị nhiễm trùng, chăn màn của bệnh viện, người nhà bệnh
nhân và cả đội ngũ nhân viên y tế. Ngoài ra, NTBV còn bắt nguồn từ những vi sinh
vật ký sinh ở người gây ra. Chúng đều là những vi sinh vật gây bệnh cơ hội điển
hình là Klebsiella, Enterobacter, Serratia và loài p. aerugỉnosa [6] [18] [14].
6
Trước những năm 50 của thế kỉ 20 nhiều tác giả trong và ngoài nước đều
khẳng định rằng nguyên nhân gây NTBV là vi khuẩn Gr(+) với đại diện điển hình
là s. aureus [5] [9]. Đây là vi khuẩn gây bệnh cơ hội rất hay gặp ở ngoại khoa đặc
biệt là trên các vết mổ. Ngoài ra còn gặp liên cầu nhóm D và trực khuẩn đường
ruột [9] [16].
Những năm gần đây, các nghiên cứu đều nhận định căn nguyên NTBV đã
có sự thay đổi cơ bản. Mặc dù s. aureus vẫn là một trong các tác nhân phổ biến
gây ra NTBV, song tỷ lệ NK do các vi khuẩn Gr(-) đang có xu hướng tăng cao.
Trong đó đáng lưu ý là p. aerugỉnosa [9] [14].
Tại Việt Nam, sau 3 năm nghiên cứu (1999-2001) Phạm Văn Ca và cộng
sự kết luận vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở các bệnh viện là vi khuẩn Gr(-)
chiếm 64,9%; gấp 1,85 lần các vi khuẩn Gr(+). Đứng đầu là E. coli: 22,3%; thứ
hai là s. aureus: 20,7%; thứ ba là p. aerugỉnosa: 14,36% [4].
Tại khoa điều trị tích cực của BV Bạch Mai, nghiên cứu của Đỗ Thị Nguyệt
Quế (2002) chỉ thấy tác nhân chủ yếu của NK đường hô hấp mắc phải trong bệnh
viện là vi khuẩn Gr(-) chiếm tỷ lệ 92,9% trong đó đứng đầu là p. aeruginosa
chiếm 42,4 % [26].
Hiện nay, các tác giả trong và ngoài nước đều thống nhất: trực khuẩn Gr(-)
đang chiếm ưu thế trong các bệnh nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện. Đặc biệt
đáng lưu ý hơn cả là p. aerugỉnosa [3] [5] [9] [11] [26].
Các đối tương, có nguỵ cơ mắc NTBV
Đa số những đối tượng bị nhiễm NTBV đều là những người ít nhiều có sự suy
giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Sức đề kháng của cơ thế càng yếu thì nguy cơ
bị mắc NTBV càng cao.Các đối tượng thường hay mắc NTBV [6] [10]:
+ Bệnh nhân bị các bệnh của cơ quan miễn dịch: hội chứng suy giảm miễn

dịch bẩm sinh hay mắc phải (HIV/AĨDS).
+ Bệnh nhân đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch.
7
+ Bệnh nhân sau phẫu thuật, bệnh nhân bị bỏng nặng, bị mắc các bệnh về nội
tiết, đái tháo đường, bệnh thiểu năng tuyến giáp, những bệnh nhân già cả, trẻ nhỏ và
những trẻ bị suy dinh dưỡng hay những người điều trị bằng kháng sinh dài ngày.
Ngoài ra các yếu tố như bệnh nặng, liệu pháp trị liệu, tuổi cao, mất ngủ, các
yếu tố tâm lý, dinh dưỡng cũng là những nhân tố góp phần gây NTBV.
1.1.4. Vai trũ của p. aeruginosa trong NTBV
Khả năng gây bệnh của p. aerugỉnosa được biết từ rất lâu, nhưng từ năm
60 của thế kỷ XX, khi mà y học chứng kiến sự phát triển liên tục của tình trạng
NTBV, thì lúc ấy vai trò gây bệnh của p. aerugỉnosa càng trở nên quan trọng [22].
Trong bệnh viện, p. aerugỉnosa có mặt khắp mọi nơi: trên các dụng cụ y
tế, đầu các ống thông, máy hô hấp nhân tạo, máy hút ẩm, bình chứa nước, dung
dịch sát trùng vết thương, đặc biệt ở cả bồn rửa, bàn chải rửa tay của các phẫu
thuật viên [14] [27].
Nghiên cứu của Đào Đình Thi (1997) tại BV Xanh Pon chỉ rõ trên thành
labo, vòi nước, nước rửa tay, bàn chải rửa tay đều có vi khuẩn gây bệnh. Trong
đó tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh chiếm tỷ lệ cao nhất: 35,48% [27]. Mới
đây Nguyễn Văn Hiếu (2002) cho biết tại khoa HSCC, BV Bạch Mai 86,8% máy
thở hô hấp sau khi được khử trùng để sẵn sàng sử dụng đã bị nhiễm khuẩn; dung
dịch làm ẩm trong máy thở đã khử trùng bị nhiễm khuẩn 84,2%. Vi khuẩn gây
bệnh chủ yếu là Pseudomonas spp, Klebsỉella, Alcalỉgenes và Acinetobacter spp [14].
p. aeruginosa là một trong những tác nhân chính gây NTBV. số liệu của
trung tâm quản lý bệnh tật Atlanta (1982) cho biết tỷ lệ NTBV do p. aeruginosa
cao nhất ở khoa ngoại 10,6%; trên tổn thương bỏng là 19,7%; đường tiết niệu là
15,0%; đường hô hấp dưới là 11,1% [1].
Ở Việt Nam, vai trò gây bệnh của p. aeruginosa được biết đến từ rất lâu, nhưng
đến những năm 70, khi những vụ dịch trong bệnh viện do p. aeruginosa tại Viện 103
(1978) và Viện 105 (1979) diễn ra thì p. aeruginosa mới được lưu ý đến [1].

8
Theo Lê Thế Trung, NK bỏng do p. aerugỉnosa chiếm 30%. Một nghiên
cứu khác ở Viện Mắt Trung ương (1986) cho biết có tới 83% trường hợp loét
giác mạc do p. aerugỉnosa đã dẫn đến hoại tử giác mạc [22].
Nhiều tác giả đã nhận định rằng p. aeruginosa chính là thủ phạm gây ra
các NK có mủ màu xanh ở vết thương, vết bỏng; gây viêm đường hô hấp, viêm
tai, viêm giác mạc, viêm đường tiết niệu, gây nhiễm trùng khi ghép tổ chức và
nhiễm trùng huyết Nó là một trong những nguyên nhân quan trọng gây NTBV
hiện nay [1] [5] [9] [14] [26].
1.2. PSEUDOMONAS AERUGINOSA.
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu.
Họ Pseudomonaceae có 7 giống, trong đó có giống Pseudomonas.
p. aeruginosa là một trong 13 loài thuộc giống Pseudomonas có liên quan đến y học.
p. aerugỉnosa (Trực khuẩn mủ xanh) được phát hiện đầu tiên vào khoảng
giữa thế kỷ XIX. Đó là vào năm 1860, khi Fordor và Delore nhận thấy có màu
xanh của mủ trên đoạn băng quấn vết thương. Đen năm 1872, với sự ra đời của
kính hiển vi, Schroter đã phát hiện trong mủ xanh rỉ đồng có những trực khuẩn
Gr(-), ông đặt tên cho nó là Bacterỉum aerugỉnosa. Năm 1882, trực khuẩn mủ
xanh mới được phân lập đầu tiên bởi Gerrard, một dược sĩ người Pháp. Ông gọi
tên vi khuẩn này là Micrococcus pyocyaneum. Sau đó, Migula (1895) xếp lại trực
khuẩn này vào giống Pseudomonas và gọi tên là Pseudomonas pyocyanae. Mãi
cho đến năm 1952, trực khuẩn mủ xanh được thống nhất với tên khoa học là
Pseudomonas aeruginosa [1] [6] [10] [15].
1.2.2. Đặc điểm sinh học [1] [6] [10] [15J,
- Hình thể:
p. aerugỉnosa là trực khuẩn Gr(-), có 2 đầu tròn, thẳng hoặc cong, kích
thước 0,5-1,0 X 1,5-3 ụm. Vi khuẩn không sinh nha bào, có khả năng di động nhờ
1 lông roi nằm ở 1 cực của tế bào.
9
- Tính chất nuôi cấy:

p. aeruginosa là vi khuẩn hiếu khí, mọc tốt trên môi trường nuôi cấy
thường, pH tối ưu là 7,2-7,5. Chúng phát triển được ở nhiệt độ 5-42°C, tối ưu
nhất là 37°c.
Trong môi trường lỏng, sau 24 giờ nuôi cấy, vi khuẩn làm đục môi trường
và tạo một lớp váng trên bề mặt môi trường. Trên môi trường đặc, xuất hiện 2
loại khuẩn lạc, một loại to, nhẵn, dẹt, trung tâm hơi lồi; một loại nhỏ hơn, xù xì
và lồi; có khi gặp loại thứ 3 là khuẩn lạc nhầy.
Tính chất đặc trưng của p. aeruginosa là sinh ra sắc tố màu xanh và chất
có mùi thơm. Hai loại sắc tố thường gặp:
+ Pyocyanỉn: màu xanh lam, tan trong nước và cloroform. sắc tố này làm
cho môi trường nuôi cấy và khuẩn lạc có màu xanh, đặc biệt là tạo màu xanh của mủ.
+ Pyoverdỉn: là sắc tố huỳnh quang, chỉ phát hiện thấy khi chiếu đèn tử
ngoại có x= 400nm. sắc tố này không bền vững, dễ mất đi trong điều kiện nuôi
cấy không chuẩn.
Ngoài ra còn có 2 loại sắc tố khác là Pyorubrin và Pyomelanỉn, nhưng rất
hiếm gặp 2 loại sắc tố này.
- Tỉnh chất hoá sinh:
Oxydase (+), calalase (+), glucose (+), Citrat Simon (+), arginin dehydrolase(+),
gelatinase (+), khử NO3' thành N2, urease (-), indol (-), H2S (-).
- Sức đề kháng:
p. aeruginosa chết nhanh chóng ở 100°c. Trong môi trường ẩm, thoáng, có
ánh sáng chiếu trực tiếp, vi khuẩn sống hàng tuần. Còn trong môi trường dinh
dưỡng tối thiểu đặt ở 5°c sống hơn 6 tháng.
p. aerugỉnosa có sức đề kháng cao đối với các tác nhân lý hoá. Đây là một
trong những khó khăn trong khâu sát trùng các dụng cụ tại môi trường bệnh viện.
1.2.3. Độc lực và khả năng gây bệnh [1] [6] [18]:
1.2.3.1. Độc lực:
10
Độc lực là mức độ gây bệnh của vi sinh vật, được xác định bởi khả năng
bám vào tế bào vật chủ, xâm nhập, sinh sản và gây bệnh trên tế bào vật chủ.

❖ Các yếu tố đông lưc trong quá ừình bám của p. ạenỊgịnosa vào tế bảo vât chủ
+ Pili (tiêm mao)
Là những sợi lông dài khoảng 6 nm, số lượng lớn, có bản chất là protein.
Pili là nơi tiếp nhận nhiều loại phase, giúp cho vi khuẩn gắn, bám vào tế bào vật chủ.
Pỉlỉ của p. aeruginosa tham gia vào quá trình bám vào tế bào biểu mô của
vật chủ như màng nhầy của đường hô hấp, đường tiết niệu, đường sinh dục
Đây là điều kiện tiên quyết để vi trùng có thể xâm nhập vào tế bào vật chủ sinh
sản và gây bệnh.
Pilỉ tạo ra kháng nguyên bề mặt của p. aerugỉnosa.
+ Flagella (lông)
Là một sợi mảnh, lượn sóng, có bản chất là protein, nằm ở một cực của tế
bào vi khuẩn, giúp cho trực khuẩn có khả năng di động và xâm nhập dễ dàng.
Flagella tạo kháng nguyên H (kháng nguyên lông) cho p. aeruginosa.
+ Capsule (vỏ nhày)
Tế bào p. aeruginosa được bảo vệ bởi một lóp vỏ nhày bên ngoài, có thành
phần chủ yếu là polysaccarỉd. Nhờ có vỏ nhày, p. aeruginosa bám được chặt hơn
vào tế bào biểu mô vật chủ. Tăng khả năng xâm nhập và nhiễm trùng.
Capsule tạo kháng nguyên vỏ của p. aeruginosa.
❖ Các yếu tố đôc lưc trong quá trình xâm nhâp và sinh sản của p. qentgịnosa.
Xâm nhập là yếu tố quyết định đối với nhiễm trùng và khả năng gây bệnh
của vi sinh vật. Nhờ quá trình này, p. aerugỉnosa đã trở thành vi khuẩn gây bệnh
thực sự. Khả năng gây bệnh của nó thể hiện qua 2 yếu tố: độc tố và enzym ngoại bào.
+ Độc tố: Là sản phẩm chuyển hoá của tế bào vi khuẩn. Gồm 2 loại:
• Nôi đôc tố:
Nội độc tố của p. aerugỉnosa là Lỉpoppolysaccarỉd (LPS). Ngoài ra còn
một lượng nhỏ proteỉn gắn lỏng lẻo với LPS. Khi xâm nhập vào hệ tuần hoàn
11
LPS gây nên những biểu hiện bệnh lý: hạ huyết áp, tăng hoặc giảm bạch cầu,
đông máu rải rác, thiểu niệu
• Ngoai đôc tố:

p. aeruginosa sản sinh ra 2 ngoại độc tố: Exoenzym s và Exotoxin A. Đó là
các ADP-ribosylstranferase hoạt động. Exoemym s được tạo ra trên các vết
thương bỏng và có thể tìm thấy trong máu trước khi vi khuẩn xâm nhập. Độc tố
này có thể gây tổn thương tế bào máu trong hệ tuần hoàn và tổn thương nội tạng
tạo điều kiện cho p. aeruginosa xâm nhập và gây bệnh. Exotoxin A gây tổn
thương nhiều cơ quan, gây bệnh toàn thân, hoại tử tế bào, tổn thương da, rối loạn
chức năng đông máu
+ Enzym ngoại bào:
p. aerugỉnosa có khả năng sinh ta nhiều loại enzym ngoại bào. Chúng làm
phá huỷ hàng rào cơ học và tạo thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển của
p. aerugỉnosa trong tế bào vật chủ. Các loại enzym ngoại bào thường gặp:
• Protease: là enzym phân huỷ protein của tế bào, gây tổn thương tại
chỗ, xuất huyết, gây tổn thương giác mạc động vật thí ngiệm.
• Elastase: phá huỷ lóp chun keo thành mạch máu, gây tổn thương mạch
máu. Elastase còn làm giảm khả năng thực bào của bạch cầu trung tính với vi khuẩn.
• Haemolysin: có 2 loại, haemolysin chịu nhiệt và haemolysin không
chịu nhiệt. Enzym này gây tan trong máu và có thể giúp cho sự xâm nhập mô do
tính chất gây hoại tử của chúng.
2.2.3.2. Khả năng gây bệnh [6] [18].
p. aeruginosa có mặt ở khắp tất cả mọi nơi, trong đất, nước hoặc trên cơ
thể con người và động vật. Một số tác giả cho rằng 4-12% người bình thường có
thể mang p.aerugỉnosa và chúng thường cư trú ở đại tràng.
p. aeruginosa là một trong những nguyên nhân chính của những bệnh
nhiễm trùng cơ hội. Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh ác tính hoặc
mãn tính, sử dụng corticoid hoặc kháng sinh kéo dài, thuốc điều trị ung thư, các
12
vết thương hở hoặc bỏng, là điều kiện hết sức thuận lợi cho p. aeruginosa xâm
nhiễm. Tại nơi bị nhiễm trùng, chúng gây ra những tổn thương có mủ màu xanh.
Khi có điều kiện chúng tiếp tục lan rộng, gây nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng
huyết, viêm nội tâm mạc, viêm tuỷ xương, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm

màng não, viêm giác mạc Các nhiễm trùng do p. aeruginosa thường rất hay
gặp ở các khoa bỏng, khoa ngoại, khoa HSCC, khoa sản, khoa nhi
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả cho biết, hiện nay p. aeruginosa kháng lại
kháng sinh thông thường với tỷ lệ khá cao. Vì thế, các nhiễm trùng do p. aerugỉnosa
thực sự đang là mối lo ngại của các nhân viên y tế trong công tác phòng và điều trị
các bệnh nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm trùng mắc phải trong bệnh viện.
1.3. Tình hình khảng thuốc của p. aeruginosa
p. aerugỉnosa là vi khuẩn gây bệnh cơ hội, đồng thời cũng là một trong
những nguyên nhân quan trọng gây NTBV. Khi xâm nhập, p. aeruginosa thường
làm cho bệnh trở nên trầm trọng hon, khó điều trị hơn và tăng tỷ lệ tử vong. Hơn
nữa, các nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả trong và ngoài nước đều nhận
định, hiện nay p. aerugỉnosa đã kháng lại hầu hết các kháng sinh thông thường
với tỷ lệ khá cao.
Theo báo cáo của WHO tại khu vực Tây Thái Bình Dương năm 1998 cho
biết tỷ lệ kháng của p. aeruginosa với Gentamycin là 9,4%-56,2%, với
Fluoroquinolon là 7,0%-58,0%, với Amikacin là 3,0%-34,0%. Tại Hàn Quốc,
Philippines p. aeruginosa kháng hầu hết các kháng sinh tham gia nghiên cứu với
tỷ lệ lần lượt là: 18,0%-58,0%; 18,6%-52,5% ( phụ lục 1) [35].
Tại Việt Nam, báo cáo giám sát về tình hình kháng thuốc của các vi khuẩn
gây bệnh ở nước ta trong 3 năm (1999-2001) của Phạm Văn Ca và cộng sự cho
hay mức độ kháng các loại kháng sinh của p. aeruginosa đang có chiều hướng
gia tăng. Điều này thể hiện trong bảng:
13
Bảng L 2: Mức độ kháng thuốc của p. aeruginosa [4]
Kháng sinh 1999
2000
2001
n
%R n
%R N

%R
Tetracycline 86
97,6
54
92,6
94 94,7
Cefotaxim
678
64,1
437
58,2 288 61,0
Ceítriaxone
983 53,3
384 58,9 265 49,8
Gentamycin 1262
54,9
727
48,6
422
37,9
Noríòxacin 306 30,7
293 32,0
325
29,8
Ciproíloxacin 939
41,0 355
36,6
298 31,5
Ceftazidime 990
43,3 657 32,6

242
14,5
Netilimicin 961 44,6 425 42,45
235
29,4
Amikacin 1.238 35,5 477
25,2
397 33,0
Trong 9 loại kháng sinh hay dùng điều tri NK do p. aeruginosa, có 4 kháng sinh bị
kháng với tỷ lệ trên 50% là: Tetracycline, Cefotaxim, Ceữriaxone, Gentamycin, trong đó
cao nhất là Tetracycline với tỷ lệ trên 92%.
Báo cáo của Lê Đăng Hà (2002) chỉ rõ các kháng sinh sử dụng trong nước đều bị
p. aeruginosa kháng, riêng Gentamycin và Ceữriaxone bị kháng vói tỷ lệ cao nhất là
63,8%; 61,8%. Kháng sinh còn nhạy cảm với p. aeruginosa là: Norũoxacin (80,4%) và
Amikacin(61.6%) [13].
Một nghiên cứu khác tại BV Thống Nhất (2001) cho thấy tỷ lệ kháng của
p. aeruginosa vói Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon có xu hướng tăng cao [28]. Tại
BV Bạch Mai (2003), Đoàn Mai Phương và cộng sự cho biết p. aeruginosa đề kháng
vói các loại kháng sinh thường dùng, cao nhất là Co-trimoxazol: 93.4%; Cloramphenicol:
77.0% [24]. Nghiên cứu của BV Trung ương Huế cũng chỉ rõ p. aeruginosa đề kháng
ngày càng cao đối với nhiều loại kháng sinh. Kháng sinh bị kháng cao nhất là Penicillin:
97%; Cotrimoxazol: 92,6%; Teừacycline: 96.8%; Cloramphenicol: 94.2% [20].
Các tác giả đều nhận định nhiều loại kháng sinh sử dụng trong điều trị
nhiễm trùng do p. aerugỉnosa đã bị kháng với tỷ lệ giảm dần. Các kháng sinh bị
kháng nhiều nhất hiện nay là Tetracycline, Cotrimoxazol, Amoxicillin,
14
Cloramphenicol. p. aerugỉnosa chỉ còn nhạy cảm với Imipenem, Amikacin, tuy
nhiên p. aerugỉnosa bắt đầu kháng lại hai loại kháng sinh này. Đây thực sự là
một khó khăn lớn trong việc lựa chọn kháng sinh phù hợp để điều trị nhiễm trùng
do p. aerugỉnosa, đặc biệt là trong NTBV.

1.4. Vacxỉn và huyết thanh p. aerugỉnosa.
1.4.1 Yêu cầu thực tiễn.
p. aeruginosa là vi khuẩn có nhiều yếu tố độc lực, sức chịu đựng tốt ở ngoại cảnh.
Cho nên môi trường bệnh viện là điều kiện sinh thái đậc biệt để p. aeruginosa tồn tại và
gây bệnh. Việc sử dụng kháng sinh không họp lý cũng là một trong những nguyên nhân
gây ra tình trạng kháng thuốc của một số chủng vi khuẩn. Các nghiên cứu trong và ngoài
nước đều khẳng định, hiện nay p. aeruginosa đã kháng lại hầu như hoàn toàn với kháng
sinh thông thường. Vì thế điều trị nhiễm trùng mắc phải trong bệnh viện do
p. aeruginosa trở thành vấn đề khó khăn thực sự.
Đe khắc phục những khó khăn đó, trên thế giới có 3 xu hướng điều trị các nhiễm
khuẩn do p. aeruginosa [ 1 ] [ 15]:
+ Tìm kiếm các kháng sinh mới và các họp chất diệt khuẩn mới.
+ Sử dụng biện pháp miễn dịch trị liệu:
• Miễn dịch chủ động: vacxin phòng p. aeruginosa
• Miễn dịch thụ động: huyết thanh và y-globulin kháng p. aeruginosa.
+ Dùng các thuốc diệt khuẩn có nguồn gốc thực vật.
Các nhà nghiên cứu rất chú ừọng đến sử dụng biện pháp miễn dịch trị liệu bởi đây
là biện pháp tối ưu ừong điều trị nhiễm trùng do p. aeruginosa. Trên thế giói, nhiều quốc
gia đã có vacxin, huyết thanh kháng p. aeruginosa. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu vacxin
và huyết thanh kháng p. aeruginesa còn rất hạn chế, nên vấn đề kiểm soát NTBV do
p. aeruginosa còn nhiều vướng mắc.
1.4.2. Vacxiỉt và huyết thanh p. aeruginosa.
Các nghiên cứu đầu tiên về miễn dịch chống p. aeruginosa được công bố vào
năm 1890 bởi Charrin và năm 1896 bởi Wassermann. Tuy nhiên, đến năm 1964, vacxin
15
p. aeruginosa mới được sản xuất đầu tiên ở Mỹ bởi Feller. Ông đã mở màn cho chiến
dịch nghiên cứu và sản suất vacxin, HTMD của các nhà khoa học sau này [1] [2]:
+ Pollack M.(1979): Nghiên cứu tác dụng bảo vệ của kháng thể chống lại độc tố A
và Lipopolysaccarid ở giai đoạn đầu NK huyết do p. aeruginosa.
+ Vetkova L (1985): Nghiên cứu tác dụng bảo vệ của vacxin p. aeruginosa.

+ Stuttman và cộng sự (1991): Dùng HTMD cho bệnh nhân bỏng, đã làm giảm tỷ lệ
tử vong từ 50% xuống còn 34,8%.
Đặc biệt, những nghiên cứu gần đây cho thấy các nhà khoa học đang tiến hành
định týp huyết thanh p. aeruginosa phổ biến trên từng quốc gia, từ đó đưa vào nghiên
cứu, chế tạo vacxin tế bào và huyết thanh miễn dịch p. aeruginosa đa giá, có hiệu quả
cao hon trong điều trị.
Nghiên cứu ở 11 BV của Thụy Điển (1998), Panayotis T đã phân lập được 88
chủng p. aeruginosa, trong đó 4 týp huyết thanh thường gặp là 012 (25%); 01 (17%);
Ol 1 (16%); 06 (10%). Tại Tây Ban Nha, Bouza E (1999) cho biết các týp huyết thanh
thường gặp là Ol (25.1%); 04 (21.6%) và Ol 1 (11.3%) [14]
Tại Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về vacxin và huyết thanh kháng
p. aeruginosa như nghiên cứu chế tạo huyết thanh và globulin kháng p. aerugỉnosa của
Nguyễn Văn Việt (1996) [29]. Nghiên cứu gần đây của Lê Thu Hồng (2000) cho biết týp
huyết thanh của 460 chủng p. aeruginosa phân lập được từ 6 BV ở Bắc - Trung - Nam,
hay gặp là: Ol 1; 018; 02; 015; 016 [15]. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ đánh giá ở
những bệnh nhân bỏng, bệnh nhân NK huyết sau bỏng do p. aeruginosa, đậc biệt là
chưa đánh giá được mức độ nhạy cảm vói kháng sinh của các týp huyết thanh
p. aerugỉnosa thường gặp phân lập được.
Hiện nay, ở nước ta, chưa có vacxin và huyết thanh kháng p. aeruginosa lưu hành
trên toàn quốc. Vì thế việc nghiên cứu và chế tạo ra vacxin và huyết thanh miễn dịch
trong công tác phòng và điều trị nhiễm khuẩn do p. aemginosa là một vấn đề cấp thiết và
phù họp với tình hình NTB V ở nước ta.
16
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứ u
> Bệnh nhân : Gồm những bệnh nhân nằm điều trị tại khoa HSCC, khoa chống
độc Bệnh viện Bạch Mai.
> Tiêu chuẩn bệnh nhân [19]:
- Bệnh nhân được xác định không có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm khuẩn phổi
khi nhập viện bằng khám và theo dõi lâm sàng, xét nghiệm, X quang phổi.

- Bệnh nhân phải thở máy trên 48 giờ và thấy xuất hiện các dấu hiệu sau:
+ Nghe phổi có hội chứng đông đặc, ran ẩm, ran nổ.
+ Thân nhiệt trên 38°c.
+ Công thức bạch cầu tăng hơn 10.000 hoặc dưới 5.000.
+ Có sự tăng tiết nhiều đờm mủ phế quản.
+ X quang phổi có đám mờ và tổn thương ít nhất 48 giờ.
2
.
2
. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.2.1. Vật liệu:
2.2.1.1. Dụng cụ lấy mẫu nghiên cứu:
+ Bộ hút dịch phế quản; xông hút đờm 50cm, cỡ 10; xông dạ dày; máy hút
áp lực âm 20 - 100 cm H20 của Pháp.
+ Các dụng cụ vô trùng khác.
2.2.1.2. Môi trường, sinh phẩm phân lập và xác định vi khuẩn
> Môi trường phản lây: do hãng Sanoíi cung cấp.
+ BAGe ( Blood Agar Gentamicine) chọn lọc
Pneumoniae, Streptococci.
+ CAHI ( Chocolate Agar Haemophilus Isovitex) chọn lọc Haemophilus,
Branhamella.
+
BANg ( Blood Agar Nalidixic axid) chọn lọc cầu khuẩn Gr(-).
+ Môi trường thạch Ure - Indol, môi trường Mannit di động, môi trường
Citrat Simmon, môi trường thạch nền giữ chủng.
+ Môi trường phát hiện men chuyển amin: ADH : Argenin dehydrogenase;
ODC : Omitin dehydroxygenase; LDC : Lysin decarboxylase.
+ Dung dịch H20 5%,phát hiện men catalase.
> Sinh phẩm xác định vi khuẩn: do hãng Sanofi cung cấp.
+ API 20 NE cho trực khuẩn Gr(-) dễ mọc.

+ Staphylatex, s. aureus beta-lysin, Bile Esculin, TSB + NaCl 6,5%.
+ Khoanh giấy Bacitracin, khoanh giấy Optochin, khoanh giấy kháng sinh
Novobiocine 0,5 mirogram.
2.2.1.3. Môi trường sinh phẩm làm kháng sinh đồ:
Do hãng Sanofi cung cấp.
- Mueller - Hinton Agar: dùng cho Staphylococci, trực khuẩn Gr(-) dễ mọc.
- Mueller - Hinton - Chocolate (MHC): dùng cho Streptococci, Pneumococci.
- Khoanh giấy kháng sinh đồ.
2.2.1.4. Chủng chuẩn quốc tế:
+ E. coli ATCC 25922
+ s. aureus ATCC 25923
+ p. aeruginosa ATCC 27853
2.2.1.5. Đ ịnh týp huyết thanh: Sinh phẩm do hãng: BIO - RAD cung cấp.
- Các hỗn hợp huyết thanh đa giá nhóm:
PMA = P1 + P3 + P4 + P6
PMC = P9 + P10 + P13 + P14
PME = P2 + P5 + P15 + P16
PMF = P7 + P8 + P ll + P12
- Huyết thanh đơn giá: 16 týp huyết thanh đơn giá từ Ol đến 016.
18
2.2.2. Các bước tiến hành [19].
2.2.2.1. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm:
+ Dịch phế quản được lấy bằng xông hút dịch qua ống nội khí quản hoặc
ống canuyn mở khí quản có bảo vệ.
+ Xông mềm hút dịch dài 30cm, đặt trong một xông dạ dày vô trùng để bảo vệ.
+ Bộ hút khí quản là một ống nghiệm chuyên dụng gắn với một nắp trên có
hai vòi, 1 nối với ống xông hút dịch, 1 nối với máy hút chân không.
+ Dịch mủ phế quản phổi được hút vào ống chuyên dụng và đứa ngay về
phòng thí nghiệm trung tâm.
+ Hút khó thì bơm dung dịch NaCl 0,9% từ 1- 3 ml.

2.2.2.2.Kỹ thuật phân lập và xác định vi khuẩn
Định danh vi khuẩn theo thường quy của Bộ môn vi sinh trường ĐH Y Hà
Nội và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương.
- Bước ỉ: Bệnh phẩm được cấy đồng thời lên các môi trưòng chọn lọc:
BAGe, CAHI, BANg, ME/EMB, sau đó:
+ Bệnh phẩm được cấy trên môi trường BAGe, GAHI, BANg được để trong
bình nén, đặt trong tủ ấm ở nhiệt độ 37°c, qua đêm.
+ Bệnh phẩm được cấy trên môi trường ME/EMB để qua đêm, đặt trong tủ
ấm ở nhiệt độ 37°c.
- Bước 2: Chọn lọc khuẩn lạc trên môi trường chọn lọc:
+ Phân lập sơ bộ bằng kỹ thuật nhuộm Gram.
+ Cấy lên môi trường BA họăc môi trường thích hợp, để tủ ấm 37°c trong 24h.
- Bước 3: Gặt vi khuẩn trên môi trường để định danh vi khuẩn
+ Xác định tính chất nuôi cấy của vi khuẩn.
+ Xác định đặc điểm sinh vật hoá học của vi khuẩn.
2.2.23. Xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh
Sử dụng kỹ thuật kháng sinh đồ khoanh giấy
19
2.2.2.4 Kỹ thuật định týp huyết thanh với p. aeruginosa
Sử dụng phản ứng ngưng kết trên phiến kính giữa các chủng vi khuẩn phân
lập được với huyết thanh có kháng thể kháng kháng nguyên “O” của p. aerugỉnosa
- Bước / : Làm phản ứng ngưng kết lần lượt với 4 nhóm hỗn hợp huyết thanh
đa giá PMA, PMC, PME, PMF.
- Bước 2: Làm phản ứng ngưng kết với từng týp huyết thanh đơn giá thuộc 4
nhóm hỗn hợp huyết thanh đa giá trên.
20

×