Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Khảo sát giá của 20 thuốc thiết yếu theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (who) tại thị trường hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.07 MB, 75 trang )

Bộ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
TRẦN THỊ NGỌC THUỶ
KHẢO SÁT GIÁ CỦA 20 THUỐC THIÊT YÊU THEO
KHUYÊN CÁO CỦA Tổ CHỨC Y TÊ THÊ GIỚI (WHO) TẠI
THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 1999-2004)
Người hướng dẫn: ThS. Khổng Đức Mạnh
Nơi thực hiện: Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược
Thời gian thực hiện: 1/10/2003-31/5/2004
Lời cảm ơn
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự
hướng dẫn rất tận tình của thầy Khổng Đức Mạnh.
Vói lòng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lời cảm ơn chẩn
thành tới:
Thạc sỹ Khổng Đức Mạnh là người đã trực tiếp hướng dẫn
em hoàn thành khoá luận.
Các thầy, cô giáo trong bộ môn Quản lỷ và Kinh tế Dược đã
nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp ỷ kiến giúp em hoàn thiện khoá
luận của mình.
Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho em thực
hiện khoá luận.
Em xin kính chúc các thầy, cô mạnh khỏe, hạnh phúc.
Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2004
Người thực hiện:
Sinh viên Trần Thị Ngọc Thuỷ
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN 2
1.1. Tổng quan về tình hình sử dụng thuốc và giá thuốc trên Thế giới


2
1.2. Tình hình giá thuốc ở Việt Nam
5
1.3. Sự cần thiết phải có một phương pháp đồng bộ để tiếp cận với việc
định giá thuốc 12
PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ Đ ối TƯỢNG NGHIÊN c ứ u 14
2.1. Khái quát chung về phương pháp 14
2.2. Đối tượng nghiên cứu 17
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN 19
3.1. So sánh giá bán lẻ của từng hoạt chất giữa 4 khu vực tại Hà Nội

20
3.2. So sánh giá của 20 hoạt chất giữa khối nhà nước và khối tư nhân
tại Hà Nội 27
3.3. So sánh giá của một số biệt dược nổi tiếng tại khối tư nhân ở Hà Nội
với 10 nước đã tiến hành khảo sát theo phương pháp này

29
3.4. Khảo sát khả năng thanh toán của người dân cho một liệu trình
điều trị chuẩn theo khuyên cáo của WHO
33
3.5. So sánh số ngày lương người bệnh trả cho một số liệu trình điều trị chuẩn
bằng biệt dược nổi tiếng tại Hà Nội với 10 nước tiến hành khảo sát

36
3.6. Phân tích cơ cấu của giá thuốc
41
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ Ý KIÊN ĐỂ XUẤT 47
4.1. Kết luận 47
4.2. Một số ý kiến đề xuất 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
BMS
Bristol Myer Squibb.
CSBVSKND
Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
CIF
giá giao hàng trên boong tàu cộng thêm các phí bảo hiểm
và các chi phí vận chuyển.
EU
Liên minh Châu Âu.
FDA Cơ quan quản lý Dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ
FOB
Giá giao hàng trên boong tàu.
Gbb
Giá bán buôn.
Gbl
Giá bán lẻ.
GMP
Thực hành tốt sản xuất.
GSK
Glaxo Smith Kline.
Lbb
Lãi bán buôn.
Lbl
Lãi bán lẻ.
R&D
Chi phí cho nghiên cứu và phát triển
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn.
VAT
Thuế giá trị gia tăng.
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới.
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
ĐẶT VẤN ĐỂ V
Thực tế, trong nhiều năm qua, giá thuốc trong nước có nhiều biến động
và đã có sự tăng giá ở một số loại thuốc. Đặc biệt, trong năm 2003 đã xảy ra 2
đợt tăng giá bất thường vào tháng 3 và tháng 9-10. Vấn đề giá thuốc chữa
bệnh là mối quan tâm thường xuyên của xã hội. Nguyên nhân của việc tăng
giá thuốc có rất nhiều, cả khách quan và chủ quan, tất nhiên có cả vai trò quản
lý nhà nước về Dược. Đã đến lúc phải quản lý giá thuốc. Tuy nhiên đây không
phải là việc có thể làm xong trong một sớm một chiều, để quản lý giá thuốc
cần phải xây dựng được một chính sách hợp lý. Muốn làm được điều đó thì
cần phải có những thông tin chính xác và những chính sách thích hợp về giá
thuốc vì vậy rất cần có sự giám sát và phân tích giá thuốc một cách liên tục,
chính xác. Trong quá trình nghiên cứu giá thuốc ở một số nước, việc thiếu một
phương pháp đồng bộ đã gây trở ngại rất lớn cho việc quản lý và so sánh giá
thuốc giữa các vùng của một quốc gia cũng như giữa các nước với nhau. Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề xuất một phương pháp mới giúp cho các
nước có thu nhập thấp và trung bình bước đầu tiếp cận với việc quản lý giá
thuốc. Phương pháp này đã được thử nghiệm ở 10 nước là Armenia, Brazil,
Cameroon, Ghana, Kenya, Peru, Philippines, Nam Phi, Sri Lanka, Ân Độ
trong suốt năm 2001, 2002 và 2003. Phương pháp này có phù hợp với tình
hình thực tế ở nước ta hay không còn cần nhiều cuộc khảo sát đánh giá một
cách khoa học, hệ thống và toàn diện. Đề tài này là một thử nghiệm để bước
đầu tiếp cận với phương pháp mới xác định giá thuốc tại thị trường Việt Nam.
Đề tài “Khảo sát giá của 20 thuốc thiết yếu theo khuyên cáo của Tổ chức

Y tế Thế giới (WHO) tại thị trường Hà Nội” với các mục tiêu sau:
1. So sánh giá của các thuốc giữa khối nhà nước với khôi tư nhân tại Hà
Nội.
2. So sánh giá của một số thuốc tại Hà Nội với 10 nước đã tiến hành khảo
sát theo phương pháp này.
3. So sánh khả năng thanh toán cho một liệu trình điều trị chuẩn theo
khuyên cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Hà Nội với 10 nước trên.
J
4. Phân tích cơ cấu giá của một sô biệt dược nhập khẩu tại Hà Nội.
1
PHẦN 1. TỔNG QUAN
X
1.1. Tổng quan vê tình hình sử dụng thuốc và giá thuốc trên thế giới.
Đã hàng ngàn năm nay thuốc phòng, chữa bệnh đã trở thành một nhu cầu
tất yếu của cuộc sống con người. Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong
công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân (CSBVSKND) và nói rộng hơn
là một trong những yếu tố chủ yếu nhằm bảo đảm mục tiêu sức khoẻ cho mọi
người.
"k Giá thuốc và những bất hợp lý trong công tác chăm sóc sức khoẻ [10].
Năm 2000, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng
một phần ba dân số Thế giới thiếu những thuốc thiết yếu nhất. Theo thống kê
của WHO/WTO năm 2001, tình trạng này là rất phổ biến ở những vùng nghèo
nhất của châu Phi và châu Á, nơi mà có đến 50% dân số không có được những
thuốc cần thiết nhất.
Có đến hơn 90% dân số ở các nước đang phát triển phải tự chi trả tiền
thuốc trong khi ở các nước có thu nhập cao con số đó chỉ là 20%. Dưới 10%
dân số của châu Phi được chi trả bởi các hãng Bảo hiểm xã hội và các dịch vụ
y tế công cộng nhưng cả hai loại dịch vụ này đều thiếu và chỉ được phân bố
chủ yếu ở trong và xung quanh các vùng trung tâm.
Giá thuốc cao chính là trở ngại lớn đối với việc tiếp Gân thuốc của người

dân, nhất là những người có thu nhập thấp và trung bình. Nhiều cuộc điều
chỉnh giá thuốc trực tiếp và gián tiếp được tiến hành hiệu quả ở các nước phát
triển. Tuy nhiên, ở nhiều nước đang phát triển, giá thuốc còn đang bị thả nổi
do chưa có những chính sách quản lý thích hợp. Và chúng ta cũng chưa biết rõ
các chính sách mới về giá thuốc tác động thế nào đối với thị trường thuốc.
Trong một chừng mực nhất định, việc điều chỉnh chính sách có thể làm cho
giá thuốc tăng lên.
Các loại thuế, phần trăm “hoa hồng”, chi phí phân phối và chi phí vận
chuyển thường là cao, chiếm khoảng 30-45% của giá bán lẻ thuốc, thậm chí
có thể tới 80% hoặc hơn so với toàn bộ giá thuốc. Quyền sở hữu bằng sáng
chế cũng ảnh hưởng tới giá thuốc, làm mất đi sự cạnh tranh giữa các nhà sản
xuất dược phẩm và gây khó khăn hoặc làm mất đi tính thực tế của việc quản lý
giá thuốc.
Ví dụ về những bất hợp lý trong sự tiếp cận với thuốc:
2
+ Một liệu trình kháng sinh đầy đủ điều trị bệnh viêm phổi có giá bằng một
tháng lương tối thiểu của một người dân ở nước có thu nhập thấp và chỉ bằng
hai đến ba giờ lương ở nước có thu nhập cao.
4- Một người dân Tanzania phải trả cho một liệu trình điều trị bệnh lao phổi ở
khối y tế tư nhân số tiền tương đương với 500 giờ lương, với một người dân
Thuỵ Sĩ số tiền đó chỉ là 1,4 giờ lương.
+ Năm 2000, việc sử dụng Lamivudine để điều trị HIV/AIDS ở châu Phi đắt
hơn 20% so với ở mười nước công nghiệp phát triển.
* Tại sao phải quản lý giá thuôc?[ 10]
Thuốc không chỉ nằm ngoài khả năng chi trả của phần lớn dân số toàn
cầu mà còn là một gánh nặng chủ yếu đối với ngân sách của các chính phủ.
Tại các nước có thu nhập cao, tiền thuốc chiếm 10% ngân sách y tế, trong khi
ở các nước có thu nhập thấp con số này là 25%. Tại hầu hết các nước có thu
nhập cao, các hãng bảo hiểm chi trả một phần lớn giá cho bệnh nhân nhưng
các cuộc khảo sát cho thấy rằng ở các nước châu Phi và Nam Á, phần mà

người dân phải trả cao hơn nhiều, có thể tới 80% của giá thuốc.
Cùng một loại thuốc tuỳ vào những nước khác nhau mà bán với giá khác
nhau cho phù hợp với sức mua của người dân không được các công ty dược
phẩm tiến hành thường xuyên. Những thay đổi trong việc điều chỉnh thương
mại và các nguyên tắc riêng về quyền sở hữu trí tuệ cũng có thể ảnh hưởng tới
giá quốc tế và tính sẵn có của thuốc. Vì vậy mà giá thuốc cần phải được quản
lý. Thu nhập càng eo hẹp thì sự bất hợp lý càng tăng. Chính vì vậy những
chính sách quốc gia và những chiến lược điều chỉnh giá thuốc được đưa ra để
đảm bảo cho thuốc được cung cấp đầy đủ hơn tới người dân. Những chính
sách về cải thiện cơ sở hạ tầng y tế tăng cường ngân sách và đảm bảo sử dụng
thuốc hợp lý cũng là rất cần thiết.
Khó khăn trong việc tìm kiếm các thông tin chính xác về giá thuốc đã
gây cản trở cho việc phân tích thành phần của giá, ảnh hưởng đến việc xây
dựng và đánh giá tác động của các chính sách về giá thuốc của chính phủ.
Điều này cũng khiến cho các chính phủ gặp khó khăn trong việc định giá các
thuốc được đề nghị từ các nước khác và những nơi có trách nhiệm trong việc
mua thuốc không thể thương lượng để mua thuốc rẻ hơn vì không nắm được
giá sàn để giao dịch. Thậm chí ở những nước mà người tiêu dùng và bệnh
3
nhân có sức mua lớn hơn thì chính phủ, các quĩ bảo hiểm, các bệnh viện cũng
gặp khó khăn khi quyết định lựa chọn thuốc vì họ thiếu các thông tin cần thiết.
Tất nhiên, trách nhiệm của chính phủ là bảo đảm chăm sóc sức khoẻ cần
thiết cho nhân dân bằng cách đáp ứng đầy đủ ngân sách dành cho hệ thống y
tế công. Trong nhiều trường hợp, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng ngân
sách cho y tế. Những hành động cụ thể để đưa thuốc tới được với những người
có thu nhập thấp giúp họ tránh được bệnh tật và cái chết không đáng có là rất
cần thiết, nhưng cần phải cung cấp thông tin nhiều hơn nữa về giá thuốc.
Một số thuốc được sử dụng phổ biến ở các nước đang phát triển có giá
đắt hơn ở các nước phát triển. Giá xuất xưởng của thuốc được giữ bí mật.
Những công cụ chỉ dẫn về giá thuốc chỉ đưa ra giá bán từ những nhà bán buôn

lớn dưới dạng tên gốc của thuốc mà không cung cấp giá bán lẻ mà bệnh nhân
phải trả, và thường không đưa ra những thuốc mới, thuốc thiết yếu nhưng đang
còn quyền sở hữu sáng chế. Cho nên sự giám sát và đối chiếu giá thuốc một
cách liên tục là rất quan trọng.
Vấn đề giá thuốc chữa bệnh là mối quan tâm thường xuyên của xã hội.
Giá thuốc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tình trạng bệnh tật, sức khoẻ và khả
năng chi trả của bệnh nhân. Bên cạnh đó, những thay đổi của các chính sách
kinh tế-xã hội, tình hình chính trị-an ninh ở mỗi quốc gia, những điều chỉnh
thương mại và các chính sách hợp tác quốc tế cũng tác động không nhỏ tới giá
thuốc quốc tế. Tại các nước đang phát triển giá thuốc gần như chưa được quản
lý do thiếu các chính sách thích hợp. Chính phủ các nước này không có được
những thông tin đầy đủ và chính xác về giá thuốc quốc tế nên rất khó khăn khi
lựa chọn thuốc. Người dân thì không biết được họ phải trả những khoản tiền gì
trong giá thuốc, thông tin về các thành phần của giá thuốc luôn được giữ bí
mật.
Sự độc quyền sở hữu bằng phát minh sáng chế khiến cho giá của các
thuốc mới, thuốc của các hãng dược phẩm nổi tiếng trên Thế giới có giá rất
cao. Giá thuốc cao của các hãng này một phần bù đắp lại chi phí nghiên cứu
và phát triển để cho ra đời một loại thuốc mới. Vì vậy chính sách kiểm soát
giá thuốc ở các nước phải tính đến chi phí này của các hãng dược phẩm nhằm
khuyên khích họ tiếp tục nghiên cứu thuốc mới.
4
*k Các phương pháp quản lý giá thuốc trên Thế giói [1].
Mỗi nước có một cách quản lý giá thuốc khác nhau. Việc kiểm soát giá
thuốc tựu trung có những hình thức như sau:
• Pháp, Ý và Tây Ban Nha áp dụng quy chế giá thuốc, buộc các hãng dược
muốn nâng giá thuốc đã lưu hành trên thị trường hay đưa ra thuốc mới thì
phải xin phép. Hiếm khi có chuyện đồng ý cho tăng giá.
• Đức, Hà Lan, New Zealand và Đan Mạch sử dụng cách hạn chế định
mức bồi hoàn giá thuốc. Thuốc được chia thành nhóm có giá trị chữa bệnh

như nhau và được ấn định giá. Công ty dược có quyền đưa ra giá bán như
thế nào cũng được nhưng chính phủ các nước này chỉ chi trả bảo hiểm y tế
theo giá quy định, phần còn lại người bệnh phải trả. Người bệnh vì thế sẽ
yêu cầu bác sĩ kê đơn các thuốc có giá trong định mức và các hãng dược
buộc phải giảm giá để thuốc của mình lọt vào toa thuốc của bác sĩ.
• Tại Anh, các hãng dược được quy định một mức lãi, thường là 17-21%,
nếu vượt mức này phải trả cho Nhà nước hoặc phải giảm giá thuốc. Chỉ có
Mỹ hiện không chủ trương kiểm soát giá thuốc nên thuốc ở đây thường đắt
hơn các nơi khác (so với Canada là 50-70%).
• ở châu Á, Thái Lan đưa ra giá thuốc bình quân cho mỗi loại, công ty
dược tự định giá dựa vào giá thuốc này và giá của đối thủ cạnh tranh.
• Bangladesh và Ấn Độ kiểm soát giá nguyên liệu sản xuất thuốc.
• Trung Quốc thì định giá cho mỗi khâu phân phối thuốc và lấy giá thuốc
nội địa làm giá tham khảo, thậm chí ở Quảng Đông còn quy định bệnh viện
chỉ được mua thuốc nhập không quá 30% số thuốc sử dụng.
Dù hình thức có khác, cách kiểm soát giá thuốc nhìn chung phải xuất
phát từ việc định được giá thuốc. Giá thuốc mới ra đời được ấn định bằng cách
so sánh nó với các loại thuốc đã có trên thị trường; nếu chưa có thuốc để so
sánh, các nước dùng chi phí sản xuất làm cơ sở hay so sánh với thuốc tương tự
ở nước khác. Các thuốc đã có mặt trên thị trường được chia thành nhóm theo
hiệu quả điều trị để định giá.
1.2. Tình hình giá thuốc ở Việt Nam.
Giá thuốc ở nước ta vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ và còn ở mức cao
so với thu nhập trung bình của người dân. Vấn đề giá thuốc thu hút được sự
chú ý rất lớn của xã hội, giá thuốc cao làm cho người dân khó tiếp cận được
với thuốc nhất là những người dân ồ nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
5
Trong thời kỳ bao cấp, giá cả được Nhà nước quản lý chặt chẽ. Ngay từ
những năm 1960- 1963 Nhà nước đã quy định cách tính giá thành, mức lãi,
giá bán nguyên liệu và thuốc thành phẩm. Mỗi thuốc đều có một giá thống

nhất trong toàn quốc. Đơn vị buôn bán, phân phối thì được hưởng chiết khấu
có nghĩa là chi phí lưu thông được trừ lùi vào giá do Công ty chủ quản giao
hàng.
Do chuyển sang kinh tế thị trường, cuối năm 1987 Nhà nước cho áp dụng
chính sách 2 giá: giá cung cấp và giá bán lẻ kinh doanh. Giá bán lẻ kinh
doanh cao gấp 8 - 10 lần giá cung cấp. Từ cuối năm 1987 Nhà nước cương
quyết xoá bỏ chế độ bao cấp qua giá thuốc và qui định tỷ giá ngoại tệ khác
nhau để thanh toán đối với thuốc thành phẩm, nguyên liệu, trang thiết bị y tế.
Với sự phát triển của cơ chế thị trường, số lượng các doanh nghiệp tăng
nhanh và ngày càng ít phụ thuộc vào việc cấp vốn của Nhà nước. Theo nguyên
tắc “thuận mua, vừa bán” các doanh nghiệp dược đã sản xuất và nhập ngày
càng nhiều thuốc và bán với giá đảm bảo kinh doanh không bị lỗ. Từ thực tiễn
này Nhà nước thực chất đã để mất quyền kiểm soát và điều hành giá thuốc, chỉ
khu trú lại quản lý giá một số thuốc và dịch vụ chi từ nguồn ngân sách Nhà
nước.
Công tác quản lý dược từ năm 1993 dần dần được củng cố, việc đăng ký
thuốc và đăng ký các công ty nước ngoài kinh doanh thuốc với Việt Nam, việc
qui hoạch lại các công ty xuất nhập khẩu thuốc, phát triển sản xuất nội địa
đã góp phần ổn định trật tự thị trường thuốc. Giá thuốc cũng ổn định hơn. Nhờ
có cạnh tranh, nhiều công ty mất sự độc quyền nâng giá thuốc theo ý muốn
mà phải tuân thủ qui luật điều tiết của thị trường.
Vấn đề quản lý giá thuốc tân dược trên thị trường Việt Nam đã được đề
cập tới nhưng có thể nói là chưa thật đúng mức. Các quy định liên quan và
thực trạng của việc triển khai vẫn chưa thể hiện được tác động rõ nét đến sự
phát triển của ngành công nghiệp đặc biệt này. Đồng thời cũng chưa ngăn
chặn tốt các tiêu cực xã hội đang có xu hướng ngày càng khó kiểm soát do
tính phức tạp ngày càng tăng của các vấn đề “cung”, “cầu” trên thị trường
dược phẩm. Chúng ta đã có nỗ lực trong việc đưa ra một số các quy định nhằm
kiểm soát giá bán dược phẩm như niêm yết giá bán công khai tại các điểm bán
lẻ, khai báo giá nhập khẩu và giá bán dự kiến khi đăng ký thuốc nước ngoài,

6
quy định khung lãi suất bán lẻ dược phẩm tại nhà thuốc bệnh viện song chưa
hiệu quả [9].
Tình hình giá thuốc tăng vọt trong thời gian gần đây cho thấy chúng ta
cần phải xây dựng một Chính sách giá thuốc thích hợp. Không ít lần các Phó
Thủ tướng họp với lãnh đạo Bộ Y tế. Nhà nước đã có những chỉ thị về bình ổn
giá thuốc:
+ Pháp lệnh giá (Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 26/4/2002).
+ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh giá (25/12/2003).
Điều đó đã nói lên tính cấp bách của việc xây dựng Chính sách giá thuốc
và sự quan tâm của Nhà nước trong việc quản lý giá thuốc.
a) Tình hình tăng giá thuốc qua các năm [2].
• Trước tháng 12/2002: tình hình biến động giá thuốc chưa được chú ý mặc
dù một số Công ty Dược phẩm đa quốc gia có chính sách tăng giá đều đặn
hàng năm bình quân từ 5-10%.
• Từ 12/2002 đến 15/3/2003: đã có sự tăng giá của một số thuốc bao gồm cả
thuốc nội và thuốc ngoại.
- Thuốc nhập khẩu tăng giá: 487 thuốc chiếm 10,07% trong số 4743 thuốc
nước ngoài đăng ký tại Việt Nam; chiếm 4,73% trong tổng số 10927 thuốc
đăng ký lưu hành tại Việt Nam; Tỷ lệ tăng trung bình: 7%; Tăng trên 20%: 10
thuốc; Một số ít thuốc tăng trên 100%: Zaditen; Depo-Provera.
- Thuốc sản xuất trong nước: 175 thuốc chiếm 2,82% trong số 6184 thuốc
sản xuất trong nước đăng ký lưu hành; chiếm 1,60% trong tổng số 10927
thuốc đăng ký lưu hành ở Việt Nam; Tỷ lệ tăng trung bình: 7,2% chủ yếu là
các Vitamin c, Vitamin Bl, Paracetamol; Cloramphenicol
• Từ 15/3/2003 đến 15/10/2003:
- Giá thuốc nội có xu hướng giảm nhẹ do giá nguyên liệu đẩu vào giảm. Chỉ
có 29 mặt hàng sản xuất nhượng quyền trong nước của Công ty Sanoíi
Synthelabo Việt Nam tăng 5%

- Thuốc nhập khẩu nhìn chung không tăng, chỉ có một số thuốc do Công ty
Zuelligs Pharma Việt Nam phân phối trực tiếp có tăng ở nhiều mặt hàng:
157/549 mặt hàng chiếm 28,60% mặt hàng kinh doanh của Công ty. Phần lớn
các mặt hàng có tỷ lệ tăng giá 2-26%, có 5 mặt hàng tăng 30-79%.
7
• Từ 15/10/2003 đến 15/3/2004: theo báo cáo của 33 công ty trong nước và
nước ngoài, 20 doanh nghiệp trong nước và 1 doanh nghiệp nước ngoài có
tăng giá thuốc.
- Tỷ lệ tăng trung bình (cả thuốc nội lẫn thuốc ngoại): phần lớn tăng dưới
5%.
- Tổng số mặt hàng tăng giá lặ 321 (trong nước 110/321 thuốc chiếm 34,3%;
nước ngoài 211/321 thuốc chiếm 65,7%)
- Số thuốc tăng giá trên 10% là 64 thuốc (trong nước 22/110 thuốc chiếm
20%; nước ngoài 42/211 thuốc chiếm 19,9%)
b) Nguyên nhân của việc tăng giá thuốc [2].
© Quản lý nhà nước:
• Các cơ quan quản lý đã không kiểm soát được tình hình cung-cầu trên thị
trường dược phẩm. Không có dự báo về giá nguyên liệu và giá thuốc, không
có chiến lược quản lý giá thuốc ngay từ khi chuyển từ nền kinh tế bao cấp
sang nền kinh tế thị trường.
• Cho tới Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 23/12/2003 của Chính phủ
qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, chưa có một văn bản
pháp qui nào qui định về quản lý giá thuốc.
• Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26/4/2002 của Quốc hội
chưa đưa thuốc vào Danh mục các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước định giá và
bình ổn giá.
• Điều 2 của Pháp lệnh Giá cũng đã qui định “Nhà nước tôn trọng quyền tự
định giá của các Doanh nghiệp” dẫn đến tình trạng rất khó khăn trong việc xử
lý vi phạm về giá thuốc.
• Tại Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 23/12/2003 của Chính phủ cũng

chỉ mới qui định:
- Một số loại thuốc phòng và chữa bệnh cho người nằm trong danh mục nhà
nước bình ổn giá
- Một số loại thuốc thiết yếu phòng và chữa bệnh cho người do nhà nước
định giá.
• Chế tài xử lý vi phạm về giá thuốc trong quá trình nhập khẩu, cung ứng, sử
dụng thuốc chưa đủ mạnh. Qua thanh tra, kiểm tra trên thị trường đã phát hiện
được một số trường hợp giá thuốc bán lẻ chênh lệch quá lớn so với giá nhập
8
khẩu (có trường hợp lên tới 300-400%) nhưng do chưa có chế tài xử lý vi
phạm trong lĩnh vực quản lý giá thuốc nên chưa thể tiến hành xử lý vi phạm.
© Do phương thức tổ chức cung ứng, sử dung thuốc:
• Quá trình phân phối thuốc:
+ Thuốc nhập khẩu về, qua các Công ty xuất nhập khẩu Dược phẩm đến khâu
bán buôn, chênh lệch giá thường từ 5-10% so với giá nhập khẩu:
- Công ty Vimedimex 2: từ 7-8%.
- Công ty Cổ phần Dược liệu TW 2: từ 5-10%.
- Công ty Dược phẩm thành phố Hồ Chí Minh: từ 3-8%.
- Công ty Dược phẩm TWI: trung bình từ 6-8%.
+ Phí nhập khẩu uỷ thác đối với vác Công ty không có chức năng xuất, nhập
khẩu dược phẩm dao động từ 0,8-1,2% theo giá CIF.
+ Công ty Dược phẩm tỉnh cung ứng đến hệ thông khám, chữa bệnh trong địa
bàn tỉnh, mức chênh lệch theo qui định của từng địa phương do Sở Tài chính-
Vật giá quyết định trên cơ sở hoá đơn mua thuốc hợp pháp. Ví dụ:
- Tại Ninh Bình: 15%.
- Tại Thanh Hoá: 11,5%.
- Tại Bắc Ninh: 9%.
- Tại Hoà Bình: 10-15%
+ Giá thuốc sau khi qua các công đoạn của quá trình phân phối từ lúc nhập
khẩu đến lúc vào đến bệnh viện đã tăng lên bình quân khoảng từ 20-25% so

với giá nhập khẩu ban đầu.
+ Trường hợp nếu thuốc được nhập khẩu uỷ thác qua các Công ty TNHH độc
quyền phân phối, phải chi phí cho các khâu tiếp thị, quảng cáo, giá thuốc sẽ bị
đẩy lên cao hơn nữa (các biệt có nơi tới 340% so với giá nhập khẩu ban đầu).
Ví dụ: thuốc Curomin do Công ty TNHH Dược phẩm Bình Minh phân phối có
mức chênh lệch là 347%.
+ Giá thuốc bán lẻ ngoài thị trường tự do tại các nhà thuốc tư nhân phải cộng
thêm bình quân từ 10-15% so với giá bán buôn.
• Chỉ cho phép các doanh nghiệp nhà nước tham gia dự thầu, đấu thầu theo
gói thầu do vậy dẫn đến hiện tượng mua bán thuốc lòng vòng giữa các doanh
9
nghiệp nhà nước, các công ty trách nhiệm hữu hạn, nhà thuốc là nguyên
nhân chính của việc chênh lệch lớn giữa giá nhập khẩu và giá bán ra vì qua
mỗi khâu đều phải cộng thêm các chi phí.
• Phần lớn các địa phương qui định mang tính cục bộ: giao cho các công ty
dược phẩm tỉnh chịu trách nhiệm cung ứng thuốc, các đơn vị ngoài tỉnh không
được phép tham gia cung ứng.
• Việc mua, bán thuốc giữa nhà thuốc và một số Công ty TNHH không có
hoá đơn tài chính theo quy định dẫn đến việc không kiểm soát được giá thuốc
và trốn lậu thuế.
• Việc thực hiện quy chế chuyên môn đặc biệt là Quy chế kê đơn và bán
thuốc theo đơn chưa nghiêm, một bộ phận thầy thuốc chỉ ghi đơn thuốc theo
các tên biệt dược, thuốc đắt tiền để hưởng tỉ lệ % hoa hồng cũng là một
nguyên nhân làm giá thuốc cao.
© Kinh phí:
Phần lớn các bệnh viện không có đủ tiền để đấu thầu cung ứng thuốc
trong thời gian dài, nhiều bệnh viện thanh toán tiền mua thuốc cho Công ty
kinh doanh dược phẩm không kịp thời, nợ triền miên:
- Tính đến 12/3/2004 chỉ riêng 15 bệnh viện ở khu vực phía Bắc đã nợ các
Công ty dược phẩm với số tiền 50,268 tỷ đồng.

- Bảo hiểm Y tế nợ Bệnh viện Bạch Mai khoảng 10 tỷ đồng tiền mua thuốc.
© Do tình trann đỏc quyền:
• Một số công ty nước ngoài (như Zuellig Pharma Việt Nam, Diethelm Thuỵ
Sĩ, Mega Products Thái Lan ) độc quyền phân phối thuốc, đặc biệt là những
thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc đang còn trong thời gian bảo hộ bằng phát
minh, sáng chế, thuốc biệt dược của các Công ty đa quốc gia trên thế giới.
• Một số Công ty TNHH Việt Nam độc quyền một số mặt hàng thuốc của
công ty nước ngoài đưa ra mức giá thuốc quá cao, nhiều khi doanh nghiệp nhà
nước cũng chỉ đơn thuần nhập khẩu uỷ thác và phân phối cho những công ty
này.
© Mốt sỏ nguyên nhân khác:
• Việc áp mã thuế nhập khẩu đối với một số thuốc (0-10%) Bộ Y tế đã cấp
SDK hoặc giấy phép nhập khẩu nhưng Hải quan lại áp mã thuế như đối với mỹ
10
phẩm (20-40%). Ví dụ: các sản phẩm kem trị mụn trứng cá, dầu gội đầu trị
nấm chịu thuế suất 20%.
• Việc áp giá tính thuế nhập khẩu theo phương pháp dựa vào giá bán lẻ như
hiện nay tại một số cửa khẩu là một trong những nguyên nhân tăng giá do giá
bán lẻ tại các địa phương khác nhau và giá bán lẻ đã được cộng thêm nhiều
các chi phí khác nhau trong quá trình lưu thông phân phối.
• Việc quyết toán và hoàn trả thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp dược
phẩm còn chậm.
• Thuế nhập khẩu một số thuốc tăng, giá điện, giá xăng dầu, chi phí vận
chuyển tăng.
• Chi phí cho công tác tiếp thị, quảng cáo của các Công ty TNHH quá lớn
(đối với các doanh nghiệp nhà nước không thực hiện được việc này do bị
khống chế theo qui định của nhà nước) nên dẫn đến giá thành của thuốc tăng
lên. Lượng vật phẩm quảng cáo, in ấn, hàng mẫu quá nhiều tới mức lãng phí.
Các hội thảo khoa học được tổ chức với quy mô lớn nhưng chỉ liên quan đến
các đề tài cần sử dụng thuốc mới, đắt tiền. Chi phí quảng cáo trên các kênh

truyền hình, đài, báo chí, ấn phẩm, tăng đáng kể. Theo số liệu của Cục quản lý
Dược Việt Nam thì trong vòng 5 năm từ 1997 đến 2001 tăng lên đáng kể số
lượng quảng cáo thuốc được xét duyệt: năm 1997 là 391, năm 2000 là 379 và
đỉnh cao là năm 2001 là 820 quảng cáo thuốc. Số lượng này mới chỉ khoảng
20% trong số các quảng cáo về thuốc có trên thị trường. Các chương trình
“thông tin y học” trên truyền hình được thực hiện bởi các hãng thuốc cũng tốn
kém không ít. Tất cả các chi phí này cuối cùng đều được phản ánh trên giá
bán tới tay bệnh nhân. Khi các chi phí có xu hướng không ngừng tăng lên thì
sốt giá là kết cuộc khó tránh [9].
• Sự thay đổi tỷ giá giữa tiền đồng Việt Nam với đồng Dollar Mỹ, Euro; giữa
các đồng ngoại tệ với nhau [1].
• Hoạt động của đội ngũ Trình dược viên trong các cơ sở khám chữa bệnh
gây ảnh hưởng không tốt đến đội ngũ Thầy thuốc kê đơn nhằm kê đơn thuốc
để hưởng hoa hồng [1].
11
1.3. Sự cần thiết phải có một phương pháp đồng bộ để tiếp cận với việc
định giá thuốc [10].
Để thuốc được cung cấp một cách đầy đủ, yêu cầu phải có những thông
tin chính xác và những chính sách thích hợp về giá thuốc. Để làm được điều
này, phải có những phân tích chích xác về giá thuốc. Khi tiến hành giám sát
và báo cáo về giá thuốc ở một số nước, bên cạnh những thay đổi khách quan
và thành công, sự thiếu một phương pháp đồng bộ đã gây trở ngại rất lớn đối
với việc quản lý và so sánh giá thuốc giữa các vùng trong một quốc gia và
giữa các quốc gia với nhau.
Tổ chức Y tế Thế giới đã cung cấp một phương pháp để bước đầu tiếp
cận với việc xác định giá thuốc nhằm giúp cho công việc được tiến hành
nhanh chóng hơn và tránh được những hạn chế của các phương pháp trước
đây. Phương pháp này là một bước chỉ dẫn cho việc quản lý giá thuốc ở những
nước có thu nhấp và trung bình.
Phương pháp thử nghiệm này được thiết kế cho việc tổng hợp và phân

tích giá thuốc theo một phương pháp đã được chuẩn hoá. Nó được phát triển
để phục vụ cho các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các chi nhánh quốc
tế, các nhà nghiên cứu, các cán bộ y tế, và các hội người tiêu dùng.
Phương pháp mới này gồm một hệ thống các cuộc khảo sát nhằm thu
thập số liệu và thông tin chính xác về một loạt các thuốc đã được lựa chọn,
bao gồm những phần sau:
- Danh sách các thuốc được Tổ chức Y tế Thế giới lựa chọn để tiến hành
khảo sát và so sánh.
- Hệ thống qui trình mẫu.
- Sử dụng giá tham khảo quốc tế.
- So sánh các khối: công cộng, tư nhân có lợi nhận, tư nhân phi lợi nhuận.
- So sánh khả năng thanh toán đối với tiền thuốc cho một liệu trình điều trị
chuẩn.
- Nhận biết những thành phần tạo nên giá cuối cùng của thuốc.
Một nghiên cứu sử dụng phương pháp này phải trả lời được những câu
hỏi sau:
- Người dân phải trả những khoản tiền gì trong giá thuốc?
12
- Sự khác nhau về giá và tính sẵn có của thuốc ở những khu vực khác nhau
(những cơ sở y tế công, các nhà thuốc tư nhân bán lẻ, và các cửa hàng thuốc
khác, ) như thế nào?
- Sự khác nhau về giá của những thuốc tương tự nhau, ở những vùng khác
nhau như thế nào?
- Làm thế nào để so sánh được giá tham khảo quốc tế và giá bán lẻ tại địa
phương?
- Các loại thuế và % chênh lệch được tính vào giá bán lẻ thuốc như thế nào?
Phương pháp này sẽ giúp theo dõi giá thuốc từ khi xuất xưởng cho tới khi
đến tận tay người tiêu dùng. Nó tập trung khảo sát giá của các thuốc thông
qua các khối y tế ở trong cùng một vùng cũng như giữa các vùng với nhau.
Phương pháp này giúp việc tổng hợp số liệu được nhanh và chính xác, đồng

thời cũng đòi hỏi phải có một khảo sát hệ thống về giá của các thuốc đã được
lựa chọn.
13
PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ Đ ối TƯỢNG NGHIÊN cứu
2.1. Khái quát chung về phương pháp.
Phần mềm xử lý số liệu này được lập trình chạy trên chương trình Excel,
giúp chúng ta tổng hợp và phân tích các số liệu về giá thuốc một cách tự động,
nhanh chóng. Chương trình bao gồm các trang sau:
£0Trang chủ (Home page):
Khi vào chương trình, trang chủ sẽ hiện ra với các hộp thoại ghi tên của
các trường số liệu đã được lập trình:
International Medicines Price Workbook
World Health Organization/Health Action International
Study Medicines: Reference Price
Summary: Sector Comparison
Consolidation: Procurement Data Summary: Product Comparison
Consolidation: Public Sector Data Treatment Affordability
Consolidation: Private SectorData
Price Composition: Mark-ups
Consolidation: Other Sector Data
Price Composition: Components
Muốn tới trang nào bạn chỉ cần nhấn vào nút tương ứng trên trang chủ,
chương trình sẽ tự động chạy tới trang được chỉ định.
CQStudy Medicines: Reference Price (Trang giá thuốc tham khảo quốc
tế).
• Trang này là quan trọng nhất trong chương trình và phải được hoàn thành
trước tiên vì các số liệu trong trang này sẽ được sử dụng trong suốt quá trình
phân tích số liệu.
• Giá thuốc tham khảo quốc tế được lấy từ nguồn của Management Sciencis
for Health năm 2002, là giá tính cho một đơn vị bào chế nhỏ nhất của 30

thuốc chủ yếu.
£QFieId Data Consolidation (Các trường số liệu tổng hợp).
Có 4 trường số liệu tổng hợp cho phép bạn nhập vào các thông tin về giá của 3
loại thuốc đối với mỗi hoạt chất:
+ Tên biệt dược nổi tiếng (Innovator brand name) được WHO lựa chọn sẵn
cho tất cả các địa điểm khảo sát và ở tất cả các nước.
+ Thuốc bán nhiều nhất (Most sold generic equivalent) được xác định thông
qua phỏng vấn người bán hàng trong quá trình khảo sát, đó là sản phẩm có
cùng hoạt chất với biệt dược nổi tiếng đạt doanh số bán cao nhất tại mỗi nhà
thuốc.
14
+ Thuốc có giá thấp nhất (Lowest price generic equivalent) là sản phẩm có
cùng hoạt chất với biệt dược nổi tiếng nhưng có giá bán lẻ thấp nhất tại mỗi
nhà thuốc.
Các trường số liệu đó gồm:
• Medicine Procurement Prices (Giá mua vào của thuốc).
• Public Sector Patient Prices (Giá thuốc bệnh nhân phải trả ở khối nhà nước)
là giá thuốc bán lẻ cho bệnh nhân tại các quầy thuốc trong bệnh viện.
• Private Sector Retail Prices (Giá bán lẻ thuốc ở các nhà thuốc tư nhân) là
giá bán lẻ thuốc tại các nhà thuốc tư nhân.
• Other Sector Patient Prices (Giá thuốc người bệnh phải trả ở các khối khác)
là giá thuốc bán lẻ cho người bệnh tại các cơ sở y tế khác như các phòng khám
tư,
Các giá thuốc nhập vào được tính theo tiền của từng địa phương cho một
đơn vị bào chế đã thống nhất. Chương trình sẽ tự động quy đổi ra $us theo tỷ
giá đã được nhập vào, sau đó tự động tính tỷ số giữa giá thuốc thu thập được
trong quá trình khảo sát so với giá thuốc tham khảo quốc tế, đơn vị tính là số
lần. Phần mềm này được lập trình để xử lý số liệu theo hàm trung vị đối với tỷ
lệ giá thuốc (Median Price Ratios-MPR) và sẽ cho kết quả là giá trị của con số
tại vị trí trung vị đối với dãy tỷ lệ giá của các thuốc trong danh sách.

CQSummary (Bảng tóm tắt).
• Sector Comparison (So sánh giữa các khối) cho chúng ta biết về tính sẵn có
của cả 3 loại thuốc của mỗi hoạt chất tại các khối được khảo sát.
• Product Comparison (So sánh các sản phẩm) cung cấp cho chúng ta bảng
tóm tắt các giá trị tại trung vị của hàm trung vị tỷ lệ giá của cả 3 loại thuốc với
tất cả các hoạt chất có trong danh sách giữa các khối với nhau.
ỄBTreatment Affordability (Trang phân tích khả năng thanh toán của
ngưòi dân cho một liệu trình điều trị chuẩn theo khuyên cáo của WHO).
Chương trình đã cung cấp cho bạn 10 liệu trình điều trị chuẩn theo
khuyên cáo của WHO đối với 10 hoạt chất trong danh sách. Bạn có thể tham
khảo và nhập vào một số liệu trình điều trị khác cho phù hợp với tình hình
thực tế của mình.
Các số liệu phân tích trên trang này sẽ giúp chúng ta biết được số tiền
người bệnh phải trả cho một đợt điều trị (tính bằng số ngày lương của một
15
viên chức nhà nước có bậc lương thấp nhất) của mỗi loại thuốc có cùng hoạt
chất.
CQPrice Composition (Trang phân tích các thành phần của giá thuốc).
• Mark-ups (Mức độ chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra) cho biết lợi
nhuận thu được ở mỗi khâu phân phối của từng hoạt chất trong danh sách từ
khi xuất xưởng cho tới khi đến tay người tiêu dùng, đối với thuốc sản xuất
trong nước.
• Components (Các thành phần của giá thuốc) cho biết cơ cấu của giá thuốc
nhập khẩu.
-Ệ- Một sô khái niệm về các loại giá:
+ Giá FOB (Free On Board): là giá giao hàng trên boong tàu.
+ Giá CIF (Cost Insurance Freight): là giá FOB cộng thêm các phí bảo hiểm
và các chi phí vận chuyển, lưu kho.
+ Các công ty nội địa khi mua hàng với giá CIF phải tính tới thuế nhập khẩu
và phí nhập khẩu:

Phí nhập khẩu «2% CIF
Đối với 20 hoạt chất được tiến hành khảo sát, đa số biểu thuế nhập khẩu
là 0%, chỉ có một số hoạt chất phải chịu thuế suất 5% là Ranitidin và
Salbutamol.
+ Khi các công ty này bán ra với giá bán buôn (Gbb) phải chịu thuế VAT là
5%:
Gbb = Gbb trước thuế +5% Gbb trước thuế = (1 + 0,05) Gbb trước thuế
-> Gbb trước thuế = Gbb/1,05
VAT bán buôn = 0,05Gbb/l,05
• Với các thuốc có biểu thuế nhập khẩu là 0% thì:
Gbb = CIF + 2%CIF + Lbb + VAT bán buôn
Gbb = 1,02CIF + Lbb + 0,05Gbb/l,05
-> Lbb = (1 - 0,05/1,05)Gbb - 1,02CIF = 0,95Gbb - 1,02CIF
%Lbb = ( 0,95Gbb - 1,02CIF )/l,02CIF X 100
• Với các thuốc có biểu thuế nhập khẩu là 5% thì:
Gbb = CIF + 2%CIF + 5%CIF + Lbb + VAT bán buôn
Gbb = 1,07CIF + Lbb + 0,05Gbb/l,05
-» Lbb = (1 - 0,05/1,05)Gbb - 1,07CIF = 0,95Gbb - 1,07CIF
%Lbb = ( 0,95Gbb - 1,07CIF )/l,07CIF X 100
16
+ Các đại lý, các nhà thuốc bán lẻ khi bán ra với giá bán lẻ (Gbl) thì phải
chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) là 5% chênh lệch giữa giá bán buôn và giá
bán lẻ:
VAT bán lẻ = 5% (Gbl - Gbb)
Gbl = Gbb + Lbl + 5% (Gbl - Gbb)
-» Lbl = 0,95(Gbl - Gbb)
%Lbl = 0,95(GbI - Gbb)/Gbb X 100
2.2. Đối tượng nghiên cứu.
♦ Danh sách các thuốc được lựa chọn để tiến hành khảo sát.
Trên cơ sở danh sách 30 thuốc dùng chủ yếu được WHO đề xuất và danh

mục thuốc thiết yếu của Việt Nam, đề tài lựa chọn 20 hoạt chất để tiến hành
khảo sát:
Bảng 2J_. Danh sách 20 hoạt chất tiến hành khảo sát
T
T
Tên hoạt chất
Hàm
lượng
Dạng bào chế
Mã A.T.C
Tác dụng điều
trị
1
Aciclovir
200 mg
viên nén
J05AB01 Chống vi rút
2
Amoxicillin
250 mg
viên nén/nhộng J01AC04
Chống vi
khuẩn
3
Atenolol
50 mg viên nén
C07AC03
Hạ huyết áp
4
Beclometasone

0,05
mg/liều
dạng khí dung R03BA01 Chữa hen
5
Captopril
25 mg viên nén
C09AA01
Hạ huyết áp
6
Carbamazepine
200 mg viên nén
N03AF01
Chống động
kinh
7
Ceítriaxone
1 g
bột pha tiêm
J01DA13
Chống vi
khuẩn
8
Ciproíloxacin 500 mg viên nén
J01MA02
Chống vi
khuẩn
9
Co-trimoxazole
480 mg viên nén
J01EE01

Chống vi
khuẩn
10
Diazepam
5mg
viên nén
N05BA01 An thần
11 Dicloíenac
25 mg viên nén
M02AA15
Chống viêm
12
Fluconazole 150mg
viên nén
D01AC15
Chống nấm
13 Glibenclamide
5 mg
viên nén A10BA02
Chữa tiểu
đường
14
Hydroclorothiazide 25 mg
viên nén
C03AA03
Hạ huyết áp
15
Metformin
500 mg
viên nén A10BA02

Chữa tiểu
đưòng
16
Niíedipine 20 mg
viên nén
C08CA05
Hạ huyết áp
17
Omeprazole
20 mg
viên nhộng
A02BC01
Kháng acid
18
Paracetamol
500 mg
viên nén
N02BE01
Hạ sốt, chống
viêm
19
Ranitidine
150 mg
viên nén
A02BA02
Kháng acịd
20
Salbutamol
0,1 mg/liều dạng khíckỊrígP'
= = .T ia - : ■ ■■ .' ■■

2
,
3'^3AK04
‘Á " m \®\w iĩ-ĩ-ữNr
Mỗi hoạt chất thu thập giá bán lẻ của:
+ Biệt dược nổi tiếng (Innovator brand name) đã được WHO lựa chọn cho tất
cả các địa điểm khảo sát.
+ Thuốc có cùng hoạt chất với biệt dược nổi tiếng có doanh số bán cao nhất
(Most solđ generic equivalent) tại mỗi địa điểm.
+ Thuốc có cùng hoạt chất với biệt dược nổi tiếng nhưng có giá thấp nhất
(Lowest price generic equivalent) tại mỗi địa điểm.
♦ Chọn cỡ mẫu khảo sát.
Sử dụng phương pháp chọn cỡ mẫu có mục đích, đề tài đã tiến hành khảo
sát giá bán lẻ của 20 thuốc trong danh sách tại 2 khối:
+ Khối nhà nước, tiến hành khảo sát tại quầy thuốc của 4 bệnh viện:
- Bệnh viện 198 là bệnh viện của ngành Công an, ở cách xa trung tâm và chủ
yếu khám chữa bệnh theo chế độ cho cán bộ, chiến sĩ trong ngành, dịch vụ
khám, chữa bệnh cho nhân dân trong khu vực chưa phát triển.
- Bệnh viện 108 cũng là bệnh viện của Quân đội nhưng ở gần trung tâm và là
bệnh viện đa khoa lớn.
- Bệnh viện Thanh Nhàn trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa cấp 1, có số lượng bệnh nhân
lớn.
+ Khối tư nhân: thu thập số liệu tại 19 nhà thuốc tư nhân ở xung quanh
các bệnh viện (Bệnh viện 198 là 5 nhà thuốc, Bệnh viện 108 là 4 nhà thuốc,
Bệnh viện Thanh Nhàn là 5 nhà thuốc, Bệnh viện Bạch Mai là 5 nhà thuốc)
(Danh sách các nhà thuốc, thời gian tiến hành khảo sát được trình bày chi tiết
trong Phụ lục 1).
18
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN

Các số liệu giá thuốc thu thập tại các địa điểm khảo sát và được tổng hợp
trong bảng Tổng hợp số liệu giá thuốc tại các khu vực (Phụ lục 2), sau đó thực
hiện nhập số liệu vào phần mềm chương trình:
• Nhập các số liệu cần thiết vào trang Giá thuốc tham khảo quốc tế.
• Nhập giá bán lẻ thuốc thu thập được tại 4 quầy thuốc của bệnh viện vào
trang Tổng hợp số liệu ở khối nhà nước (Consolidation: Public Sector Data)
được minh họa trong bảng:
Bảng 3JL Minh họa việc nhập số liệu giá thuốc ở khối nhà nước.
Đơn vị tính: VND
Sô liệu của từng quầy tl
1UỐC
TT
Tên thuốc Loại thuốc
198
108
Thanh
Nhàn
Bạch
Mai
1
Aciclovir
Biệt dược nổi tiếng
Zovirax (GSK)
8000 8000
8000
8700
Thuốc bán nhiều nhất
8000 5000
7800
8000

Thuốc giá thấp nhất
3500 3500
3500
5400
5
Captopril
Biệt dược nổi tiếng
Lopril (BMS)
3500
3200 3400
3500
Thuốc bán nhiều nhất
3500
3200 3400
3500
Thuốc giá thấp nhất
1000
700 900
1200
• Nhập giá bán lẻ thuốc tại 19 nhà thuốc tư nhân vào trang Tổng hợp số
liệu ở khối tư nhân (Consolidation: Private Sector Data) được minh hoạ
trong bảng dưới đây:
Bảng 3.2. Minh họa việc nhập số liệu giá thuốc ở khôi tư nhân.
Đơn vị tính: VND
TT Tên thuốc
Loại thuốc
Số ]
iệu của từng cửa hàng
Nhà
thuốc

số 1
Nhà
thuốc
số 2
Nhà
thuốc
số 3
Nhà
thuốc
số 4
3
Atenolol
Biệt dược nổi tiếng
Tenormin (Astra Zeneca)
3100 3200 3100 3300
Thuốc bán nhiều nhất
3100 3200
3100
3300
Thuốc giá thấp nhất
1000 1000
1000 1000
11
Dicloĩenac
Biệt dược nổi tiêng
Voltaren (Novartis)
2200 2000
2000 2200
Thuốc bán nhiều nhất
2200 2000

2000 2200
Thuốc giá thấp nhất
400 400
400 500
Với các kết quả xử lý số liệu thu được, đề tài tiến hành các phân tích sau:
19
3.1. So sánh giá bán lẻ của từng hoạt chất giữa 4 khu vực tại Hà Nội.
Dựa vào các số liệu trong Phu luc 2, Phu luc 3 và Phu luc 4, ta tiến hành so
sánh giá bán lẻ của một số hoạt chất giữa khối nhà nước với khối tư nhân ở
từng khu vực. Để phù hợp với mô hình bệnh tật của nước ta với các bệnh
thường gặp là tim mạch và huyết áp, nhiễm khuẩn, dạ dày, xương khớp, đề tài
tập trung phân tích các hoạt chất sau:
> Hoat chất Atenolol 250 mg.
Bảng_ 3.3. Bảng so sánh giá của từng loại thuốc có cùng hoạt chất Atenolol
250 mg ở khôi nhà nước và khối tư nhân
Đơn vị tính: Tỷ lệ so với giá tham khảo quốc tế
Loại thuốc
Nhà nước
Tưnlhân
Bệnh
viện 198
Bệnh
viện 108
Thanh
Nhàn
Bạch
Mai
Biệt dược nổi tiếng
Tenormin (AstraZeneca)
26,70 23,99

27,09
23,99
25,54
Thuốc bán nhiều nhất
26.70 7.74
16,64
7,74 24.76
Thuốc giá thấp nhất
9,29
7,74
8.13
7,74
7,74
0 5 10 15 20 25 30 Số lần
■ Biệt dược nổi tiếng □ Thuốc bán nhiều nhất □ Thuốc giá thấp nhất
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh giá của Atenolol giữa khôi nhà nước với khối tư
nhân ở 4 khu vực
20
Các số liệu trong bảng 3.1 và biểu đồ trên cho thấy rằng với cả ba loại
thuốc có cùng hoạt chất được lựa chọn khảo sát, giá thuốc tại các quầy thuốc
của bệnh viện cao hơn giá tại các nhà thuốc tư nhân ở xung quanh. Do cơ chế
cạnh tranh, giá bán lẻ của các nhà thuốc tư nhân trong cùng một khu vực
chênh lệch nhau không nhiều, giá bán lẻ của các nhà thuốc tư nhân lớn thấp
hơn các nhà thuốc tư nhân nhỏ.
Giá bán lẻ của biệt dược nổi tiếng Tenormin tại khối nhà nước cao gấp
1,08 lần (=26,70/24,76) giá bán lẻ tại khối tư nhân. Trong khối tư nhân, giá
thuốc tại các khu vực khác nhau cũng có sự chênh lệch. Giá bán lẻ của
Tenormin tại khu vực bệnh viện 198 và bệnh viện Thanh Nhàn là thấp nhất và
cao nhất là ở khu vực bệnh viện 108 gấp 1,13 lần (=27,09/23,99) khu vực thấp
nhất.

Thuốc bán nhiều nhất tại khối nhà nước có giá cao gấp 3,14 lần
(=26,70/8,51) tại khối tư nhân. Các thuốc bán nhiều nhất tại khối nhà nước
chính là biệt dược nổi tiếng Tenormin. ở khối tư nhân các thuốc bán nhiều
nhất thay đổi tuỳ theo từng khu vực. Giá của thuốc bán nhiều nhất tại khu vực
bệnh viện 198 và Thanh Nhàn là thấp nhất, thuốc bán nhiều nhất tại khu vực
này đa phần là các thuốc có giá thấp do mức sống của dân cư ở đây thấp hơn
các khu vực khác. Giá của thuốc bán nhiều nhất tại khu vực bệnh viện Bạch
Mai là cao nhất gấp 3,20 lần (=24,76/7,74) khu vực bệnh viện 198, thuốc bán
nhiều nhất tại khu vực này là biệt dược nổi tiếng.
Giá của thuốc giá thấp nhất tại khối nhà nước cao gấp 1,20 lần
(=9,29/7,74) giá bán lẻ tại khối tư nhân, trong đó, giá bán lẻ tại khu vực bệnh
viện 108 cao hơn các khu vực khác 1,05 lần.
Biệt dược nổi tiếng Tenormin mặc dù có giá bán lẻ gấp khoảng 3,45 lần
giá của thuốc giá thấp nhất nhưng lại được sử dụng nhiều, đặc biệt là ở khối
nhà nước và khu vực xung quanh các bệnh viện lớn là bệnh viện 108, bệnh
viện Bạch Mai.
21

×