Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.82 KB, 111 trang )

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
LUẬN VĂN:
BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN
THÂN GIỮA VỢ VÀ CHONG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
NĂM 2014
Hà Nội, năm 2014
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được ban hành là cơ sở trong việc xây
dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn
mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy
truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Xuất phát từ mục đích của
việc xác lập quan hệ vợ chồng là nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng,
tiến bộ, hạnh phúc và bên vững, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 khi điều
chỉnh các quan hệ giữa vợ và chồng đã dựa trên nguyên tắc tiến bộ, bình đẳng
điều đó được thể hiện rõ nét trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.
Bảo vệ quyền của người người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và
chồng là một vấn đề rất cơ bản nhưng chưa được nghiên cứu một cách chuyên
sâu, thấu đáo đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay đang có những
chuyển biến phức tạp, quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ
và chồng đang ngày càng bị xâm phạm dưới nhiều hình thức và mức độ khác
nhau, chẳng hạn như nạn bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần…
Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
không chỉ thể hiện ở việc ghi nhận những quyền nhân thân của họ trong pháp
luật mà phải đảm đảm cho những quyền đó được trở thành hiện thực trên thực
tế, điều đó đòi hỏi một cơ chế đồng bộ từ việc xây dựng pháp luật đến các biện
pháp thực hiện ở mọi cấp, mọi nghành. Chỉ khi nào bảo vệ tốt quyền của người
phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng thì việc đảm bảo bình đẳng
giới mới trở thành hiện thực.


Luật HN&GĐ năm 2014 ban hành đã mang nhiều quy định tiến bộ trong
việc đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân của vợ và
chồng, chẳng hạn quy định nghĩa vụ sống chung của vợ chồng, đại diện giữa vợ
và chồng trong quan hệ kinh doanh… góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính
đáng của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Tuy nhiên,
để đưa ra nhiều biện pháp giải quyết hiệu quả, nhằm thúc đẩy và thực hiện tốt
2
hơn nữa quyền bình đẳng của người phụ nữ thì việc nghiên cứu vấn đề “Bảo vệ
quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc”
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định hôn nhân và gia đình hiện nay cũng đã có một số đề tài nghiên cứu
dưới những góc độ khác nhau như khóa luận tốt nghiệp năm 2003: “Bảo vệ
quyền của người phụ nữ theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000”, của Lương
Thị Kim Dung, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội; Luận văn thạc sỹ: “Ảnh
hưởng của Nho giáo đến các quy định pháp luật Việt Nam về mối quan hệ giữa
vợ và chồng”, của Đinh Hạnh Nga, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội; Luận
văn Thạc sỹ: “Bảo vệ quyền người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và
chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000”, của Trần Thị Hồng Nhung,
Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội…Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ quyền của
người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chưa được nghiên cứu
một cách chuyên sâu và quan tâm đúng mức. Các công trình nghiên cứu mới chỉ
nghiên cứu về việc bảo vệ quyền của người phụ nữ một cách nói chung hay chỉ
dừng lại ở việc nghiên cứu về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài
sản giữa vợ và chồng mà chưa có sự đề cập tới việc bảo vệ quyền của người phụ
nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục đích nghiên cứu đề tài:
+ Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền của người
phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia

đình năm 2014 trong đó có xem xét dưới góc độ bình đẳng giới. Từ đó, tìm ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này và nâng
cao hơn nữa vấn đề bảo vệ quyền người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng.
- Nhiệm vụ của luận văn
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận về quyền của người phụ nữ và bảo vệ quyền của
người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
+ Tìm hiểu thực trạng về vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong
quan hệ nhân thân giữa vợ với chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
3
+ Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp
luật về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ với
chồng.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Với đề tài “Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ
và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014” tác giả tập trung nghiên
cứu, phân tích bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ với tư cách là người vợ trong
quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014. Vì vậy, quyền của người phụ nữ trong phạm vi này được nghiên
cứu với tư cách cách người phụ nữ là người vợ trong quan hệ hôn nhân hợp
pháp mà không nghiên cứu quyền của người phụ nữ với tư cách là người mẹ,
người chị trong gia đình, trong các mối quan hệ khác.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và
chồng trong quá trình nghiên cứu luật văn đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp luận nghiên cứu luận văn là chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ
nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng của Đảng và
Nhà nước về pháp luật
- Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích,
so sánh, thống kê, tổng hợp.

6. Ý nghĩa và điểm mới của luận văn
- Luận văn nghiên cứu và phân tích sâu sắc, toàn diện về ý nghĩa, mục đích,
nội dung bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và
chồng dưới góc độ bình đẳng giới.
- Luận văn đánh giá thực trạng về vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ
trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trên thực tế, đưa ra một số kiến nghị,
giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về vấn đề này và nâng cao hiệu quả
việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng,
nhằm thực hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trên thực tế.
7. Kết cấu của luận văn.
Luận văn được trình bày theo 3 phần:
4
- Lời mở đầu
- Nội dung
- Kết bài
Trong đó phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan
hệ nhân thân giữa vợ và chồng
Chương 2: Vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân
giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Chương 3: Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền của người phụ nữ
trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng

5
NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ
QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN
THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
1.1. Khái niệm về quyền của người phụ nữ và bảo vệ quyền của người
phụ nữ

1.1.1. Quyền của người phụ nữ
Theo nghĩa thông thường thì quyền được hiểu là điều mà pháp luật hoặc
xã hội công nhận cho họ được hưởng, được làm, được đòi hỏi. Để tiếp cận khái
niệm về quyền của người phụ nữ chúng ta cần thiết nghiên cứu và tìm hiểu khái
niệm về quyền con người và khái niệm về bình đẳng giới.
1.1.1.1. Khái niệm về quyền con người
Quyền con người là một phạm trù đa diện, do đó đã có nhiều định nghĩa
khác nhau về quyền con người (theo một tài liệu của Liên hợp quốc, có đến gần
50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố) (19). Tuy nhiên, trong các
văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia, chưa có một định nghĩa
chính thức về quyền con người mà mỗi định nghĩa tiếp cận dưới những góc độ
nhất định và khác nhau.
Ở cấp độ quốc tế, theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc
thì “Quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu, có tác dụng bảo vệ
các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm
tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người”
(20).
Ở Việt Nam, quyền con người được hiểu là “những nhu cầu, lợi ích tự
nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong
pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp luật quốc tế” (21)
Theo quan điểm của chúng tôi, quyền con người vừa mang quyền tự
nhiên vừa mang quyền pháp lý. Quyền con người là quyền tự nhiên được hiểu là
những quyền khi sinh ra họ đã có, mà người khác phải tôn trọng, “mọi người
sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
6
được” (Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948). Quyền con người
là quyền pháp lý tức là quyền con người được pháp điển hóa, được ghi nhận
bằng pháp luật, được cộng đồng tôn trọng và bảo đảm thực hiện.
Như vậy, nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũng
được xác định như là những chuẩn mực được thừa nhận, những chuẩn mực này

kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại và được áp dụng cho tất cả
mọi người. Vì vậy, dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định nhưng một
điều rõ ràng rằng quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và
bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử.
1.1.1.2. Khái niệm bình đẳng giới
Quyền bình đẳng là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ qua
các thời kì lịch sử khác nhau. Năm 1948, Liên hợp quốc ra Tuyên ngôn toàn thế
giới về quyền con người, khẳng định: "Mọi người sinh ra đều tự do và bình
đẳng về phẩm giá và các quyền". Ý tưởng về sự bình đẳng này được trích dẫn
từ tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
của Cách mạng Pháp. Điều đó cho thấy “bình đẳng” là một nguyên lý căn bản
cần được chấp nhận bởi mọi quốc gia, mọi dân tộc. “Bình đẳng” là một khái
niệm chung của cả nhân loại, nó hướng đến việc khẳng định quyền lợi ngang
nhau của mọi người, mọi đối tượng, mọi nhóm người trong xã hội. Bình đẳng là
mục tiêu phấn đấu của mọi dân tộc, mọi xã hội tiến bộ và là lý tưởng chung của
mọi cuộc cách mạng trên thế giới.
Ở Việt Nam, các quyền bình đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ
tại Điều 16, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người đều bình đẳng trước
pháp luật”. Quy định này có nghĩa là mọi công dân không phân biệt giới tính,
dân tộc, tuổi tác, thành phần và địa vị xã hội đều được hưởng các quyền như
nhau và có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, trước pháp luật mọi công dân đều như nhau không có sự phân
biệt, đều được hưởng các quyền ngang nhau, phải thực hiện các nghĩa vụ như
nhau và đều có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Bình đẳng giới là sự cụ thể hóa quyền bình đẳng trước pháp luật của công
dân giữa nam và nữ. Để tiếp cận với khái niệm bình đẳng giới chúng ta nhìn
nhận dưới góc độ theo quan niệm xã hội học và theo lĩnh vực khoa học pháp lý.
7
Bình đẳng giới theo quan niệm xã hội học là sự đối xử ngang quyền giữa
hai giới nam và nữ, cũng như giữa các tầng lớp phụ nữ trong xã hội có xét đến

đặc điểm riêng của nữ giới, được điều chỉnh bởi các chính sách đối với phụ nữ
một cách hợp lý. Hay nói cách khác, bình đẳng giới là sự thừa nhận và thiết lập
các cơ hội ngang nhau đối với nữ và nam trong xã hội, có tính đến các đặc thù
về giới.
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý thì bình đẳng giới là một dạng của bình
đẳng xã hội nói chung, nó cũng cần có sự điều chỉnh của pháp luật, nhằm thiết
lập sự bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. Theo Điều 5 khoản 3 Luật Bình đẳng
giới, bình đẳng giới được hiểu là “là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau,
được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của
cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển
đó”
Trên cơ sở khái niệm về quyền con người và bình đẳng giới chúng ta nhận
thấy rằng người phụ nữ có các quyền như nam giới và họ được hưởng tất cả
những quyền mà pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, dưới góc độ tiếp cận
đặc thù về giới của người phụ nữ đó là đặc điểm sinh học và truyền giống của
người phụ nữ khác đàn ông là phải thực hiện chức năng sinh nở, thực hiện chức
năng làm vợ, làm mẹ. Ngoài ra, về đặc điểm thể chất người phụ nữ thường có
sức khỏe và sự chịu đựng kém hơn đàn ông. Do vậy, với những đặc thù như vậy
quyền của người phụ nữ cần được thừa nhận và cần được đảm bảo với nội dung
của bình đẳng giới. Với mục tiêu “xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội
như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế- xã hội và phát triển nguồn
nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, cũng cố
quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
và gia đình” (Điều 4 Luật bình đẳng giới). Nội dung về quyền bình đẳng giới
của người phụ nữ bao gồm nhiều lĩnh vực như về kinh tế, tài chính, xã hội…
Tuy nhiên, nhìn nhận dưới khía cạnh quyền nhân thân của người phụ nữ trong
quan hệ giữa vợ và chồng thì quyền bình đẳng giới của người phụ nữ mang
những nội dung theo quy định tại Điều 18 Luật Bình đẳng giới năm 2006 như
sau:
“1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác

liên quan đến hôn nhân và gia đình
8
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc quyết định lựa chọn và sử
dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghĩ chăm
sóc con ốm theo quy định của pháp luật”
Từ những lập luận ở trên có thể đưa ra khái niệm quyền của người phụ nữ
như sau:
Quyền của người phụ nữ là tập hợp các quyền của con người mà người
phụ nữ được hưởng, được tôn trọng, được bảo vệ và bảo đảm thực hiện bằng hệ
thống các quy định của pháp luật.
1.1.2. Bảo vệ quyền của người phụ nữ
Việc ghi nhận quyền của người phụ nữ trong pháp luật là điều quan trọng
nhưng chưa đủ khi thực tế trong đời sống hôn nhân hiện nay các quyền của
người phụ nữ đã và đang bị xâm phạm nghiêm trọng, chẳng hạn như thực trạng
bất bình đẳng trong mọi lĩnh lực về kinh tế, chính trị, tình trạng bạo lực gia
đình…. Vì vậy, điều quan trọng là cần phải bảo vệ và đảm bảo cho những
quyền phụ nữ nói chung và quyền nhân thân của phụ nữ nói riêng được thực
hiện trong thực tế. Có hai phương thức để bảo vệ quyền phụ nữ bao gồm
phương thức tự bảo vệ và phương thức yêu cầu cơ quan, tổ chức can thiệp bảo
vệ. Theo đó, phương thức tự bảo vệ là một biện pháp dân sự được thực hiện bởi
chính chủ thể đó, theo đó người phụ nữ có quyền sử dụng các biện pháp tự bảo
vệ, chẳng hạn như biện pháp tự cải chính…. để ngăn chặn bất kì các hành vi
xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Biện pháp yêu cầu cơ quan, tổ chức can thiệp bảo vệ là một biện pháp
dân sự do cho chủ thể thực hiện. Trên cơ sở pháp luật ghi nhận các quyền nhân
thân của của phụ nữ, người phụ nữ được áp dụng biện pháp yêu cầu cơ quan, tổ
chức bảo vệ để kịp thời xử lý hành vi xâm phạm quyền của người phụ nữ trong
quan hệ nhân thân. Theo đó, tại khoản 1 điều 5 của Luật phòng chống bạo lực
gia đình quy định:
1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng,
nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
9
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo
vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này.
Ví dụ, trường hợp người chồng có hành vi đánh đập người vợ thường
xuyên, gây ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần người vợ. Trong trường hợp này
người vợ có quyền yêu cầu Hội Phụ nữ can thiệp để đảm bảo quyền và lợi ích
của người mình.
Mặt khác, do phụ nữ là phái yếu nên bảo vệ quyền phụ nữ cần được xem
xét và ghi nhận dựa trên cơ sở của những yếu tố đặc thù về giới, nghĩa là pháp
luật phải ghi nhận quyền phụ nữ dựa trên cơ sở của vấn đề bình đẳng giới. Việc
bảo vệ quyền của người phụ nữ hiện nay đã được ghi nhận trong Hiến pháp và
các văn bản liên quan.
Nội dung bảo vệ quyền của người phụ nữ được thể hiện toàn diện trên
mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục, văn hóa, hôn nhân
- gia đình….được pháp luật ghi nhận và bảo hộ trong toàn bộ hệ thống pháp luật
Việt Nam. Trong Hiến pháp vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ luôn được thể hiện
nhất quán, quyền bình đẳng của phụ nữ ngày càng được quy định mở rộng và
hoàn thiện hơn qua các bản Hiến pháp. Quy định tại Hiến pháp về bảo vệ quyền
của người phụ nữ chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc ban hành một loạt
các văn bản pháp luật về quyền của người phụ nữ như Bộ luật dân sự, Bộ luật
hình sự, Bộ luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới 2006,
Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007…Các văn bản pháp luật quy định hệ
thống các quy phạm pháp luật về quyền của phụ nữ, các thể chế thực hiện các
quyền đó cũng như hệ thống các biện pháp chế tài xử lý các hành vi vi phạm
quyền của người phụ nữ.
Như vậy, bảo vệ quyền của người phụ nữ được hiểu là: hệ thống các biện
pháp, cách thức được pháp luật quy định nhằm bảo đảm việc thực thi đầy đủ,
có hiệu quả các quyền con người của phụ nữ trên thực tế cũng như xử lý kịp

thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền của người phụ nữ.
1.1.3. Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và
chồng
10
1.1.3.1. Khái niệm
Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với đời sống tinh thần
của cá nhân được pháp luật thừa nhân và bảo vệ. Trong lịch sử lập pháp của
nước ta nói chung và pháp luật dân sự nói riêng, thuật ngữ quyền nhân thân
được ra đời khá muộn. Bộ luật dân sự Việt Nam 1995 là văn bản pháp lí lần đầu
tiên đề cập đến quyền nhân thân, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình
hiện thực hóa quyền con người. Lần đầu tiên pháp luật Việt Nam xác định rằng:
“Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân,
không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác. Không ai có thể lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi
ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người
khác”(22)
Bên cạnh đó, lần đầu tiên cá nhân có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền nhân
thân của mình không bị người khác vi phạm (Điều 27). Lần đầu tiên quyền
nhân thân của cá nhân được quy định thành một hệ thống các quyền, có 20
quyền được quy định chi tiết trong 20 điều luật.
Bộ luật dân sự 2005 đã kế thừa những quy định về nhân thân trong BLDS năm 1995 và đã
quy định cụ thể về quyền nhân thân tại Điều 24: "Quyền nhân thân được quy định trong Bộ
Luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Từ khái niệm trên đây rút ra một số đặc điểm của quyền nhân thân là
Thứ nhất: Quyền nhân thân của chủ thể không thể chuyển dịch cho chủ
thể khác được. Nghĩa là: Quyền nhân thân không thể là đối tượng trong giao
dịch dân sự (mua, bán, tặng, cho ). Tuy nhiên trong một số trường hợp quyền
nhân thân có thể được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp
luật.

Ví dụ: Quyền công bố, phổ biến tác phẩm của tác giả, khi tác giả chết thì
quyền này có thể chuyển giao cho chủ thể khác hay các quyền khác về tinh thần
của tác giả đối với tác phẩm như quyền được tôn trọng tác phẩm.
11
Hoặc các quyền nhân thân gắn liền với tài sản có thể được phép chuyển
giao
Thứ hai: Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản
Nếu như nhắc đến quyền tài sản thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tính chất
tài sản, nó được xác định bằng một giá trị vật chất nhất định, theo nguyên tắc
đền bù ngang giá nhưng khi nhắc đến quyền nhân thân là chúng ta sẽ nhắc đến
tính chất phi tài sản. Vì, xét về bản chất thì quyền nhân thân không bao giờ là
tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn với tài sản hoặc không gắn với tài sản và đối
tượng nó là những giá trị tinh thần – là các giá trị phi tài sản. Do đó, quyền nhân
thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương, không thể trao đổi
ngang giá. Từ đó quyết định việc: Quyền nhân thân không thể bị định đoạt hay
đem ra chuyển nhượng cho người khác.
Ví dụ: Một chủ nợ không thể kê biên quyền nhân thân của con nợ vì quan hệ nhân
thân không thể cụ thể hóa thành tài sản, tiền tệ là điều không thể.
Thứ ba: Hành vi xâm phạm quyền nhân thân không nhất thiết phải gây ra thiệt hại
Một hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân thì có thể gây ra thiệt hại
hoặc không gây ra thiệt hại. Điều đó có nghĩa là thiệt hại không phải căn cứ bắt
buộc để xác định trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi xâm phạm. Trên thực
tế, ngay cả trong trường hợp bị xâm phạm quyền nhân thân không những là
không gây thiệt hại gì cho người bị xâm phạm mà thậm chí còn có lợi cho họ.
Nhưng về nguyên tắc nếu không có sự đồng ý của cá nhân đó thì đều coi là
hành vi vi phạm.
Ví dụ: Một nhiếp ảnh gia sử dụng một bức ảnh một cô nữ sinh trong tà áo dài
truyền thống để dự thi triển lãm ảnh quốc tế mà không có sự đồng ý của cô gái. Trong
trường hợp nhiếp ảnh gia đó được giải thưởng, cô giái đó sẽ được nhiều người biết đến và
ngưỡng mộ với vẻ đẹp á đông của mình. Xong hành vi sử dụng hình ảnh mà chưa xin phép

chủ thể của nhiếp ảnh gia trên đã vi phạm quyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh dù
bản thân việc sử dụng ảnh không làm xấu đi hình ảnh của cô gái, mà còn làm cô đẹp lên
trong mắt mọi người.
Thứ tư: Thiệt hại về quyền nhân thân không có tiêu chí định lượng
12
Trên thực tế trong các quyền nhân thân thì quyền nhân thân liên quan tới
đời sống tinh thần của các chủ thể luôn chiếm số lượng lớn:
Quyền nhân thân gắn liền với đời sống tinh thần của cá nhân là toàn thể các
hoạt động nội tâm của con người như: Ý nghĩ, tình cảm
Đối với tổ chức thì danh dự, uy tín của là những yếu tố gắn liền với giá trị tinh thần
của tổ chức. Danh dự là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm của mọi người đối với hoạt
động của tổ chức đó, uy tín là những giá trị tốt đẹp mà tổ chức đó đạt được trong quá trình
hoạt động mà được công chúng biết đến.
Cả hai phương diện quyền nhân thân của cá nhân và quyền nhân thân của tổ chức
thì đều không có một chuẩn mực chung nào để cụ thể nó ra thành một giá trị. Vì thế, thiệt
hại do hành vi xâm phạm quyền nhân thân không được cân, đo, đong, đếm bằng một đại
lượng cụ thể. Đặc trưng này không loại trừ nghĩa bồi thường thiệt hại khi hành vi bị xâm
phạm tới quyền nhân thân. Bởi vì, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần được xác
định là chủ thể thực hiện hành vi vi phạm phải có nghĩa vụ bù đắp những tổn thất về tinh
thần đã gây ra cho chủ thể bị thiệt hại, các thiệt hại về tinh thần này thể hiện bằng việc chủ
thể bị thiệt hại phải chịu những đau đớn, lo lắng về mặt tinh thần, mà sự đau khổ này ở mỗi
chủ thể là không giống nhau. Do đó, không trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng ko cụ thể
hóa được bằng một con số cụ thể, đặc điểm này của quyền nhân thân khác hắn so với quyền
tài sản. Bởi vì, trách nhiệm pháp lý khi vi phạm quyền tài sản được xác định bằng những
khối lượng cụ thể. Hay nói cách khác, tài sản khi bị xâm phạm thiệt hại tới đâu thì người
gây ra hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tới đó.
Từ định nghĩa quyền nhân thân nói trên chúng ta có thể hiểu quyền nhân
thân giữa vợ và chồng là quyền gắn liền với quan hệ vợ chồng phát sinh trên cơ
sở kết hôn hợp pháp, liên quan đến lợi ích tinh thần của vợ chồng, không định
giá được thành tiền và không thể chuyển giao cho người khác.

Sự kiện kết hôn làm phát sinh quan hệ phát luật giữa vợ và chồng. Nội
dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ về
nhân thân và tài sản, trong đó quyền và nghĩa vụ về nhân thân đóng vai trò quan
trọng trong đời sống vợ chồng, là cơ sở đảm bảo cho gia đình thực hiện tốt chức
năng xã hội.
Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
là một nội dung quan trọng tạo cơ sở để thực hiện quyền bình đẳng giữa vợ và
chồng.
13
Từ khái niệm bảo vệ quyền của người phụ nữ ta có thể hiểu bảo vệ quyền
của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là : Việc pháp luật
ghi nhận quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân với người chồng và
bảo đảm cho các quyền này được thực hiện đầy đủ trong thực tế cũng như xử lý
mọi hành vi vi phạm quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân.
Theo đó, các quyền nhân thân của người phụ nữ cần được bảo vệ như quyền
được yêu thương, chăm sóc; quyền thực hiện chính sách dân số; quyền đại diện;
quyền được lựa chọn nơi cư trú…
Từ khái niệm trên đây rút ra được một số đặc điểm, tính chất của các quyền nhân
thân của người phụ nữ đó là:
- Về đặc điểm quyền nhân thân của người phụ nữ mang đặc điểm là không thể
chuyển giao cho người khác. Đặc điểm trên xuất phát từ những đặc trưng của
quyền nhân thân. Theo đó, quyền nhân thân của người phụ nữ không thể chuyển
giao cho người khác. Các quyền nhân thân giữa vợ và chồng như quyền yêu
thương, chung thủy; quyền thực hiện kế hoạch hóa gia đình….là những quyền
gắn liền với quan hệ vợ chồng được phát sinh trên cơ sở hôn nhân hợp pháp, liên
quan đến lợi ích tinh thần của vợ chồng nên các quyền nhân thân trên không thể
chuyển giao cho người khác.
- Về tính chất quyền nhân thân của người phụ nữ mang tính chất phi tài sản
Dựa trên tính chất của quyền nhân thân nên các quyền nhân thân của người phụ
nữ mang tính chất phi tài sản. Có nghĩa là, các quyền nhân thân này không định

giá được thành tiền bởi nó là những giá trị tinh thần
Ví dụ: Thiện hại về bạo lực tinh thần từ hành vi như lăng mạ, xúc phạm danh
dự, đe dọa, bỏ rơi của người chồng đối với người vợ thì không thể cân đo đong
đếm và không thể xác định cụ thể được của thiện hại.
Tóm lại, các quyền nhân thân của người phụ nữ có ý nghĩa quan trọng trong
việc đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ nói chung và quyền của người phụ nữ
trong quan hệ nhân thân đối với người chồng nói riêng được bảo vệ một cách hợp
lý, là căn cứ pháp lý xử lý các hành vi xâm phạm đối với người phụ nữ. Chính vì
vậy, vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân mang ý
nghĩa thực tiễn sâu sắc.
14
1.1.3.2. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân
thân giữa vợ và chồng
Việc bảo vệ quyền của người phụ nữ luôn là mối quan tâm hàng đầu của
mọi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, quyền của
người phụ nữ nói chung đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện của Đảng, pháp
luật của Nhà nước. Vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ nói chung và bảo vệ
quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân nói riêng xét trên hai phương
diện thực tiễn và lý luận có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này thể hiện ở
những nội dung sau đây:
- Trước hết, cần phải thấy rằng bảo vệ quyền của người phụ nữ cũng chính
là sự cụ thể hóa đường lối của Đảng về phụ nữ. Ngay từ những năm 90 của thế
kỉ trước, Đảng đã ban hành rất nhiều nghị quyết quan trọng về vấn đề giải
phóng phụ nữ, xác định giải phóng phụ nữ là mục tiêu và là nội dung quan trọng
của công cuộc đổi mới đất nước. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX cũng đã khẳng định: Đối với phụ nữ thực
hiện tốt pháp luật và chính sách bình đẳng với nam giới…tạo điều kiện cho cán
bộ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lí các cấp,
các nghành.
- Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và

chồng góp phần xóa bỏ tư tưởng gia trưởng - phong kiến, quyền áp đặt của
người chồng trong quan hệ nhân thân với người vợ. Trong quan hệ nhân thân
với người chồng, người vợ cần đảm bảo các quyền bình đẳng, dân chủ với
người chồng trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của gia đình.
- Bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ là cơ sở cho việc phòng chống
bạo lực gia đình cũng như để đảm bảo bình đẳng về giới thực chất giữa vợ và
chồng trên thực tế.
- Bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ có tác động to lớn trong việc
nâng cao vị thế, vai trò của người vợ trong gia đình và xã hội.
Ví dụ, Người phụ nữ sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với tri thức, khoa học,
được mở rộng tầm hiểu biết, góp phần sức lực và trí tuệ để làm giàu nhiều hơn
cho gia đình và xã hội.
15
- Ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan
hệ nhân thân của vợ và chồng thể hiện ở việc xử lý kịp thời các hành vi vi phạm
quyền nhân thân của người vợ, qua đó có thể khắc phục thiệt hại đối với người
phụ nữ và răn đe đối với những cá nhân liên quan nhằm đảm bảo lợi ích chính
đáng quyền nhân thân của người vợ trên thực tế.
- Mặt khác, việc pháp luật công nhận và bảo vệ quyền của người phụ nữ về
nhân thân đảm bảo sự tương đồng hài hòa với pháp luật quốc tế và xu hướng
tiến bộ của nhân loại trong việc bảo đảm quyền của người phụ nữ. Điều đó phù
hợp với những cam kết của Việt Nam với các điều ước quốc tế ký kết như:
Công ước ILO, Công ước CEDAW…
1.2. Sự phát triển của quy định về quyền của người phụ nữ và bảo vệ
quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng ở Việt
Nam
1.2.1. Quyền của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam trước cách mạng Tháng
Tám năm 1945
Là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật không chỉ chịu chi
phối của cơ sở hạ tầng sinh ra nó, mà bên cạnh đó pháp luật còn chịu ảnh hưởng

bởi các yếu tố tâm lý xã hội, phong tục tập quán, truyền thống Bởi vậy, qua
mỗi thời kì phát triển của xã hội, pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ trong
quan hệ nhân thân giữa người vợ và người chồng đều mang những sắc thái
riêng, song điểm chung nhất là vẫn thể hiện những nét độc đáo mang đậm nét
Việt Nam.
1.2.1.1. Quyền phụ nữ trong cổ luật Việt Nam
Xét ở bình diện chung, dưới chế độ Phong kiến người phụ nữ không thể
có sự bình đẳng với nam giới, biểu hiện của bất bình đẳng đầu tiên chính là sự
phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Với quan điểm cần có con trai để nối
dõi tông đường nên xã hội phong kiến cho rằng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết
vô”. Quan điểm này chính là khởi điểm cho sự bất bình đẳng mà người phụ nữ
ở chế độ này gánh chịu, tư tưởng đó đã đi vào pháp luật phong kiến, và nguyên
tắc bất bình đẳng giữa nam và nữ đã trở thành tư tưởng chỉ đạo trong cả hai văn
bản pháp luật được đánh giá là thành tựu lập pháp của Nhà nước phong kiến
16
Việt Nam là Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long. Bộ luật Hồng đức được
ban hành dưới thời nhà Lê - thế kỉ thứ 15, đây có thể coi là một thời kì hưng
thịnh của Nhà nước phong kiến Việt Nam nói chung và của các triều đại Lê nói
riêng. Bởi vậy, Bộ luật Hồng Đức cũng thể hiện khá nhiều điểm tiến bộ về bảo
vệ quyền phụ nữ. Bộ luật Gia Long được ban hành dưới thời Nguyễn - thế kỉ
thứ 19, được ban hành sau nhưng Bộ luật này không kế thừa được những điểm
tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức mà về mặt nội dung dường như sao chép Luật
Đại Thanh. Nhìn chung, hai văn bản pháp luật trên các quy định ghi nhận quyền
phụ nữ và bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và
chồng còn tương đối ít nhưng ta có thể thấy được những điểm tiến bộ mà hai bộ
luật mang lại trong việc bảo vệ quyền nhân thân của người vợ như sau:
* Quyền nhân thân thể hiện quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng
Pháp luật phong kiến thể hiện sự phân biệt đối xử khá rõ ràng trong các quy
định về nhân thân giữa vợ và chồng như người vợ phải “phục tùng chồng và
chịu sự dạy dỗ của người chồng” (Điều 481 Bộ Luật Hồng Đức)… song bên

cạnh đó cũng có những nét riêng ít nhiều bảo vệ quyền nhân thân của người phụ
nữ như “Phàm người chồng bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình lên
quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ. Nếu vợ đã có con thì cho hạn 1
năm. Vì việc quan phải đi xa không theo luật này” (Điều 308 Bộ Luật Hồng
Đức). Ngoài ra, Bộ Luật Hồng Đức cũng quy định xử nặng đối với trường hợp
xâm phạm thân thể của người phụ nữ. Điều 404 nếu “người chồng đánh vợ bị
thương thì xử như tội đánh người bị thương nhưng nhẹ hơn 3 bậc” hay trong
Điều 309 buộc người chồng phải tôn trọng thứ bậc của người vợ trong gia đình
“Ai lấy nàng hầu lên làm vợ thì xử tội phạt, vì quá say đắm nàng hầu mà thờ ơ
với vợ thì xử tội biếm”. Sau này, nhà làm luật triều Nguyễn soạn trong Hội điển
điều tương tự: “Phàm kẻ nào đem vợ cả làm vợ lẽ phải phạt 100 trượng. Vợ cả
còn sống mà đem vợ lẽ làm vợ cả, phải phạt 90 trượng”. Quy định này thể hiện
nét nhân văn sâu sắc của Bộ Luật Hồng Đức trong việc bảo vệ người phụ nữ.
* Quyền nhân thân của người vợ xét trong mối quan hệ với các con.
17
Theo lễ giáo phong kiến thì người chồng là người chủ gia đình (người gia
trưởng) và trong mối quan hệ với các con về thực chất người chồng chiếm ưu
thế hơn người vợ, mọi quyết định trong gia đình đều trên cơ sở ý kiến của người
gia trưởng (người chồng, người cha trong gia đình). Vì thế, về cơ bản pháp luật
vẫn thể hiện sự phân biệt đối xử đối với người phụ nữ sinh ra là để làm “việc
nhà” và phải có nghĩa vụ nuôi dạy con cái, và dường như nghĩa vụ nuôi dạy con
cái chỉ là nghĩa vụ từ phía của người phụ nữ. Chính vì thế, trong mối quan hệ
đối với các con, quyền của người phụ nữ được thể hiện trong trường hợp khi ly
hôn, con cái thường thuộc về chồng, nhưng nếu muốn giữ con, người vợ có
quyền đòi chia một nữ số con. Quy định này góp phần đảm bảo cho người phụ
nữ được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, được thực hiện chức năng cao cả
của mình.
* Quyền xin ly hôn của vợ, chồng.
Có thể nói, các quy định của pháp luật phong kiến liên quan đến quyền ly
hôn của vợ chồng phần nào bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong trường

hợp “tam bất khứ” - Nghĩa là khi người vợ phạm vào “thất xuất” nhưng ở ba
trường hợp sau thì người chồng không được phép ly hôn người vợ:
+ Khi người vợ để tang nhà chồng được ba năm;
+ Khi người vợ, chồng lấy nhau nghèo về sau giàu có;
+ Khi vợ, chồng lấy nhau, vợ còn bà con họ hàng, lúc bỏ nhau vợ không còn bà
con nào để trở về
Đây là những quy định mà người phụ nữ đảm bảo được quyền lợi của
mình mặc dù pháp luật phong kiến được xây dựng trên nguyên tắc bảo vệ quyền
của người gia trưởng, đảm bảo quyền lợi của người cha, người chồng trong gia
đình song ít nhiều đã thể hiện những nét tiến bộ khi ghi nhận những quy định
pháp lý về bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ. Đó cũng là những giá trị
của pháp luật thời kì này và cũng là những điểm sáng chỉ có ở pháp luật phong
kiến Việt Nam, mang màu sắc Việt Nam, thể hiện truyền thống Việt Nam về ghi
nhận và bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ.
1.2.1.2 Quyền phụ nữ trong pháp luật Việt Nam thời kì pháp thuộc
18
Năm 1858, Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Núp dưới chiêu bài “khai
hóa văn minh” cho Việt Nam, nhà cầm quyền Pháp đã lựa chọn nhiều biện
pháp, chiến lược để thực hiện ý đồ chính trị của chúng là biến Việt Nam thành
một nước thuộc địa. Luật pháp cũng là một trong những công cụ hữu hiệu mà
thực dân Pháp lựa chọn cho việc thực hiện mưu đồ chính trị này. Dưới ách cai
trị của thực dân Pháp, đất nước ta bị chia làm ba miền: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam
kỳ và vì vậy mà trong thời kì này, cả ba bộ luật: Bộ dân luật 1931(hay con gọi
là bộ dân luật Bắc kỳ), Bộ dân luật 1936 (hay còn gọi là bộ dân luật Trung Kỳ)
và Tập giản yếu 1883 về thực chất đều mang “linh hồn” của pháp luật phong
kiến Việt Nam. Các quy định pháp luật trong các văn bản pháp luật này đều
không chứa đựng, kế thừa được những nội dung tiến bộ về quyền phụ nữ mà
pháp luật phong kiến Việt Nam đã ghi nhận, bảo vệ cho người phụ nữ. Tuy
nhiên, ở một chừng mực nhất định thì pháp luật thời kì này cũng có những tiến
bộ mà theo tôi ít nhiều đã thể hiện được quyền của người phụ nữ và bảo vệ

quyền của người phụ nữ đó là việc ghi nhận các duyên cớ mà theo đó người vợ
có thể xin ly hôn người chồng, đem đến cho người phụ nữ sự bình đẳng nhất
định so với người chồng
+ Chồng không làm những nghĩa vụ đã cam kết khi kết hôn là phải nuôi dưỡng
con tùy theo kế sinh nhai;
+ Chồng bỏ nhà đi quá hai năm không có lý do chính đáng và không lo liệu
việc nuôi nấng con cái;
+ Không có lý do chính đáng mà chồng đuổi vợ con ra khỏi nhà ( Đ118 Bộ luật
Trung Kì 1936)
Xét ở một khía cạnh nhất định, những quy định này bắt đầu thể hiện việc
“cởi trói” cho người phụ nữ, đặc biệt là trong các quy định về duyên cớ ly hôn,
lỗi của phía người chồng đều là những căn cứ để một trong hai bên được ly hôn.
Tuy nhiên, dưới ảnh dưởng của các quy định này đã bị hạn chế nhiều về
cơ bản chế độ đa thê vẫn được thừa nhận. Người đàn ông vẫn là “người nắm
quyền hành xử”, người phụ nữ trong gia đình vẫn chỉ là cái bóng của người
chồng.
19
1.2.2. Quyền phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam từ
cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay
1.2.2.1. Quyền phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình giai đoạn từ
1945 đến 1954.
Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ra đời, chấm dứt sự tồn tại của Nhà nước phong kiến thực dân. Ngày
9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta được thông qua. Hiến pháp
1946 khẳng định vị thế của một Nhà nước độc lập với bạn bè quốc tế. Bản Hiến
pháp này đã mở ra một thời kì mới cho người phụ nữ được bình đẳng trước
pháp luật, Điều 9 Hiến pháp quy định “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi
phương diện”. Tuy nhiên, vào thời điểm này chúng ta chưa xây dựng được một
văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình hoàn chỉnh, thể chế hóa một cách đầy
đủ và toàn diện nội dung về bảo đảm quyền bình đẳng của người phụ nữ. Trong

khi đó, đất nước vừa độc lập, nhà nước ta đã phải đứng trước bao khó khăn và
thử thách: “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” cùng đe dọa, lại phải tiếp nhận
một cơ sở kinh tế nghèo nàn lạc hậu từ Nhà nước thực dân phong kiến với bao
tập quán cổ hủ, bám rễ vào đời sống HN&GĐ, đặc biệt phải kể đến tập quán thể
hiện sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Trước thực tiễn trên, nhà nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa tạm thời ban hành 2 Sắc lệnh để đáp ứng việc giải quyết các
vấn đề về HN&GĐ trong tình hình mới, đó là Sắc lệnh 97 và Sắc lệnh 159.
Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 về việc sửa đổi một số quy lệ và chế
định trong dân luật được ban hành. Sắc lệnh đã cụ thể hóa quyền bình đẳng của
người phụ nữ trong gia đình, xóa bỏ quyền gia trưởng của người chồng, người
cha. Chính vì vậy, vị thế của người vợ trong gia đình được ngang hàng với
người chồng “Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình” (Điều 5). Sắc
lệnh cũng đảm bảo quyền tự do kết hôn cho hai bên nam, nữ, xóa bỏ việc kết
hôn trong thời kì tang chế. Đây là những quy định mà trong sắc lệnh 97 đã thể
hiện một sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ, bởi vì trong chế độ xã hội phong
kiến quyền phụ nữ không được bảo vệ, quyền lợi của họ bị xâm phạm. Vì thế,
20
việc ghi nhận bằng pháp luật quyền bình đẳng nam nữ đặc biệt là sự bình đẳng
trong gia đình có ý nghĩa rất lớn.
Sắc lệnh 159/SL được ban hành ngày 17/11/1950 quy định về duyên cớ
ly hôn chung cho cả hai vợ chồng. Theo đó, vợ chồng bình đẳng với nhau về
quyền xin ly hôn. Quy định này, thể hiện sự “giải phóng” người phụ nữ khỏi sự
“trói buộc” của pháp luật phong kiến về việc hạn chế quyền xin ly hôn của phía
người vợ cụ thể Điều 2 Sắc lệnh số 159/SL quy định: “Vợ, chồng đều có quyền
ly hôn nếu một bên ngoại tình; một bên can án phạt giam; một bên mắc bệnh
điên hoặc bệnh khó chữa khỏi; một bên bỏ nhà đí quá hai năm không có duyên
cớ chính đáng; vợ, chồng tình hình không hợp hoặc đối xử với nhau đến nổi
không thể chung sống được”
Đặc biệt, Sắc lệnh 159 không chỉ ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ về ly
hôn, mà còn thể hiện sự bình đẳng về giới, nghĩa là còn xây dựng quy phạm

“ưu tiên” cho người phụ nữ trên cơ sở xem xét những đặc thù về giới: Điều 5
quy định “Nếu người vợ có thai thì vợ hay chồng có thể xin toà hoãn đến sau kỳ
sinh nở mới xử việc ly hôn”. Từ quy định trên cho thấy, người phụ nữ xin hoãn
ly thân khi đang mang thai và được chấp nhận lại là điều kiện tốt để bảo vệ bà
mẹ và thai nhi.
Như vậy, mặc dù chưa thực sự đầy đủ song ở giai đoạn này pháp luật của
nhà nước Việt Nam đã dành cho người phụ nữ một sự quan tâm đặc biệt ấy
chính là việc bảo vệ quyền phụ nữ nói chung và bảo vệ quyền nhân thân của
người phụ nữ nói riêng bằng pháp luật. Đây là những bước đột phá quan trọng
của cuộc cách mạng, làm thay đổi địa vị của người phụ nữ đặt họ vào vị trí
ngang hàng với người đàn ông, người chồng. Các quy phạm pháp luật này đã đi
sâu vào thực tế cuộc sống, người phụ nữ đã khẳng định mình trong các phong
trào đấu tranh của dân tộc, người phụ nữ tiên phong trong việc xây dựng nếp
sống mới, tham gia lao động, sản xuất và các công việc khác trong xã hội. Đây
chính là chỗ đứng bình đẳng của người phụ nữ trong cuộc sống.
1.2.2.2. Quyền phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam giai
đoạn từ 1954 đến 1975
21
Năm 1954, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn
độc lập còn miền Nam tạm thời nằm dưới ách cai trị của đế quốc Mỹ và bè lũ
tay sai. Miền Bắc cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là thực hiện
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam
tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh thống nhất nước nhà.
Ở miền Bắc, năm 1957, cuộc cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành,
quan hệ sản xuất phong kiến - cơ sở của chế độ hôn nhân và gia đình phong
kiến đã bị xóa bỏ. Bước đầu, Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng cơ sở vật chất
của chế độ xã hội chủ nghĩa, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Phương
thức sản xuất xã hội chủ nghĩa dần dần được xác lập, không chỉ là tiền đề cho
chúng ta xây dựng hệ thống pháp luật mới mà còn tạo cơ sở vững chắc để quy
định bình đẳng nam nữ được đi vào thực tế. Hiến pháp 1959 được ban hành và

thay thế Hiến pháp 1946, tiếp tục ghi nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ tại
Điều 24 “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với
nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình…”.
Trên cơ sở này, việc ban hành một đạo luật mới về HN&GĐ đã trở thành một
đòi hỏi cấp bách của toàn xã hội, là một tất yếu khách quan để xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. Luật HN&GĐ năm 1959 được Quốc hội khóa
II, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 29/12/1959, có hiệu lực từ ngày 13/01/1960.
Đây và văn bản Luật HN&GĐ đầu tiên của Nhà nước ta thể hiện khá đầy đủ các
quyền HN&GĐ của người phụ nữ, là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta bảo
vệ các quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng.
Nguyên tắc nam nữ bình đẳng là một trong những nguyên tắc chủ đạo xuyên
xuốt các quy phạm Pháp luật HN&GĐ. Theo đó, người phụ nữ được bình đẳng
với nam giới về các quyền HN&GĐ như bình đẳng trong quyền tự do kết hôn
quy định tại Điều 4 “Con trai và con gái đến tuổi, được hoàn toàn tự nguyện
quyết định việc kết hôn của mình; không bên nào được ép buộc bên nào, không
một ai được cưỡng ép hoặc cản trở.”; có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong
mối quan hệ với các con theo quy định tại Điều 17 “Cha mẹ có nghĩa vụ thương
yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái.” và đặc biệt là được ưu tiên bảo vệ xét dưới
góc độ đặc thù về giới, chẳng hạn trong ly hôn theo quy định tại Điều 29 “ Khi
ly hôn, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên,
vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình
được kể như lao động sản xuất.
Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc
sản xuất”
Có thể nói, Luật HN&GĐ năm 1959 là công cụ hữu hiệu để xóa bỏ mọi
tàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến, tư sản, đảm bảo quyền bình đẳng cho
22
người phụ nữ, góp phần to lớn vào việc xây dựng chế độ HN&GĐ mới, tự
nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Đây chính là đóng góp
to lớn của Luật HN&GĐ cho xã hội bởi vì, gia đình có thuận hòa thì lòng người

mới yên, đất nước mới thanh bình.
Ở miền Nam, sau năm 1954, đế quốc Mỹ đã thay chân thực dân Pháp
thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tiến hành cuộc chiến tranh xâm
lược kiểu mới. Chính quyền Sài Gòn đã xây dựng một hệ thống pháp luật riêng
để cũng cố và duy trì địa vị thống trị. Các văn bản điều chỉnh vấn đề HN&GĐ
như : Luật Gia đình ngày 02 tháng 01 năm 1959 của chính quyền Ngô Đình
Diệm; Sắc lệnh số 15/64 ngày 23 tháng 7 năm 1964 của chính quyền Nguyễn
Khánh; Bộ Dân luật ngày 20 tháng 12 năm 1972 của chính quyền Nguyễn Văn
Thiệu. Nhìn chung, các văn bản pháp luật này vẫn bảo vệ quyền gia trưởng,
phân biệt đối xử, bất bình đẳng giới giữa vợ và chồng nhưng ta có thể thấy được
những điểm tiến bộ trong việc bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ nhân thân
giữa vợ và chồng trong hệ thống các văn bản trên như sau:
+ Luật gia đình ngày 2/1/1959 (Luật số 1- 59) của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Luật số 1-59 ban hành ngày 02 tháng 01 năm 1959 gồm 135 điều quy
định về hôn nhân và gia đình. Đây là lần đầu tiên trong nền pháp chế thành văn
Việt Nam về hôn nhân bãi bỏ chế độ một chồng nhiều vợ “Chế độ đa thê từ nay
bị bãi bỏ hẳn” . Quy định thể hiện sự tiến bộ đáng kể trong việc đảm bảo chế độ
hôn nhân một vợ một chồng. Ngoài ra, các quy định xử phạt hình sự đối với
hành vi ruồng bỏ như hành vi ruồng bỏ vợ hay chồng (không lý do chính đáng
mà không chịu nhận người chồng hay vợ tại chỗ ở hôn nhân), có thể bị phạt tiền
hay phạt giam tới 1 năm. Quy định trên phần nào hạn chế hành vi xúc phạm,
ruồng bỏ từ phía người chồng đối với người vợ trong đời sống hôn nhân gia
đình.
+ Sắc lệnh số 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú, tử hệ và tài sản công cộng của
chính quyền Nguyễn Khánh
Những quy định về các trường hợp được ly hôn trong sắc lệnh số 15/64
của chính quyền Nguyễn Khánh đó là: Vì sự ngoại tình của người phối ngẫu; Vì
23
sự phối ngẫu bị kết án trọng hình về thường tội; Sự ngược đãi, bạo hành hay
ngục mạ, có tính chất thâm từ và thường xuyên làm cho vợ chồng không thể

chung sống với nhau được nữa; Vì có án văn xác định sự biệt tích của người
phối ngẫu đã thất tung; Vì người phối ngẫu bỏ phế gia đình, sau khi có án văn
nhất định xử phạt người phạm tội (Điều 63, Sắc luật số 15/64). Những quy định
ghi nhận duyên cớ cho ly hôn này cho thấy được sự tiến bộ so với quy định của
Luật số 1- 59 của chính quyền Ngô Đình Diệm “Cấm chỉ vợ chồng ruồng bỏ
nhau và sự ly hôn” ( Điều 55). Mặc dù, đã có những quy định tiến bộ trong việc
quy định về quyền ly hôn của người phụ nữ nhưng thời kì này nhưng quyền
bình đẳng của người phụ nữ trong quyền nhân thân vẫn chưa được ghi nhận
nhiều và người vợ vẫn chịu sự phụ thuộc vào người chồng, người chồng vẫn là
người có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong gia đình và thực tế
“Chồng là trưởng trong gia đình và phải hành xử quyền gia trưởng theo quyền
lợi của gia đình và con cái” (Điều 41, Sắc luật số 15/64)
+ Bộ Dân luật ngày 20/12/1972 của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.
Bộ Dân luật năm 1972 gồm có 5 quyển trong đó những quy định thể hiện
sự tiến bộ về quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
được quy định tại thiên thứ V quyển số 1 gồm những quy định về nghĩa vụ vợ
chồng và quyền ly thân và ly hôn. Theo đó, nghĩa vụ vợ chồng được quy định
tại Điều 136, Điều 138 và Điều 143 như sau:
“Vợ chồng có nghĩa vụ thủy chung với nhau và giúp đỡ nhau cùng chung lo xây
dựng hạnh phúc gia đình và dưỡng dục con cái.”
“Vợ thay chồng giữ quyền gia trưởng trong trường hợp người chồng không thể
phát biểu ý kiến vì không có năng lực pháp lý, vì thất tung hay đi xa hoặc vì một
duyên cớ nào khác.”
“Dưới mọi chế độ, vợ có quyền thay mặt chồng về những nhu cầu gia vụ và
dùng tiền bạc của chồng vào những nhu cầu ấy. Mọi hành vi của vợ trong phạm
vi này đều có hiệu lực ràng buộc chồng, trừ phi ngừơi chồng đã tước quyền vợ
và ngừơi đệ tam kết ước với người vợ đã biết có sự tước quyền.”
Quyền được ly thân và ly hôn được quy định tại Điều 170 như sau:
“Vợ hay chồng có thể xin ly hôn hoặc ly thân
24

1. Vì sự ngoại tình của người phối ngẫu;
2. Vì người phối ngẫu bị kết án trọng hình về thường tội;
3. Vì sự ngược đãi, bạo hành hay nhục mạ, có tính chất thậm từ và tái diễn
khiến vợ chồng không thể ăn ở với nhau nữa.
Ngoài ra, vợ chồng còn có thể xin thuận tình ly hôn nếu hôn thú được lập
trên hai năm hoặc không quá hai mươi năm. Khi xin thuận tình ly hôn, các
đương sự vẫn phải theo đúng thủ tục quy định ở các điều 171 và kế tiếp. Các
đương sự có thể thỏa hiệp trước bằng văn thư đệ trình tòa về các vấn đề con
cái và tài sản hôn nhân. Tuy nhiên, về các vấn đề này, tòa có quyền thẩm
định.”
Tóm lại, thực tế có thể thấy rằng trong giai đoạn lịch sử từ 1954 đến 1975
thì những quy định pháp luật hôn nhân gia đình về quyền của người phụ nữ
trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng của hai miền Bắc, Nam đều mang
những điểm tiến bộ là đã bãi bỏ chế độ đa thê, xây dựng chế độ hôn nhân một
vợ, một chồng…Tuy nhiên, xét trong hoàn cảnh miền Bắc hoàn toàn độc lập
còn miền Nam tạm thời nằm dưới ách cai trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai
nên quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trong
giai đoạn này tại miền Nam thì quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân
thân chưa thực sự được giài phóng.
1.2.2.3. Quyền phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam giai
đoạn từ 1975 đến nay
* Quyền phụ nữ trong Luật HN&GĐ năm 1986
Năm 1980, sau 5 năm đất nước thống nhất, Hiến pháp năm 1980 được
ban hành, đánh dấu một bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam. Hiến
pháp 1980 có quy định mới trong việc xây dựng các nguyên tắc của chế độ hôn
nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, chẳng hạn như “Phụ nữ và nam giới có
quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.
Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ
thuật và nghề nghiệp của phụ nữ, không ngừng phát huy vai trò của phụ nữ
trong xã hội.

Nhà nước có chính sách lao động phù hợp với điều kiện của phụ nữ. Phụ nữ và
nam giới việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Phụ nữ có quyền nghỉ
25

×