Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.94 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
PHẠM THỊ THIỆN
CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 1997 – 2013
LUẬN ÁN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội, 2014
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế quốc dân, công nghiệp là ngành sản xuất giữ vai trò
rất quan trọng. Ngành công nghiệp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm phục vụ
cho đời sống xã hội. Công nghiệp không những cung cấp hầu hết các máy
móc, công cụ, tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tất cả
các ngành kinh tế mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần
phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội. Công
nghiệp còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác,
giải quyết các vấn đề xã hội và góp phần củng cố an ninh quốc phòng. Không
một ngành kinh tế nào lại không sử dụng các sản phẩm của công nghiệp. Vì
vậy, để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, đối với các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam thì phát triển công nghiệp là một
xu hướng tất yếu. Phát triển công nghiệp được coi là điều kiện tiên quyết để
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhận thức rõ vai trò to lớn của công nghiệp đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, trong đường lối đổi mới của Đảng đã rất coi trọng
vấn đề phát triển công nghiệp với phương hướng mục tiêu rõ rệt được đề ra
trong. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ: “Đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa đất nước ta trở
thành một nước công nghiệp”. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm
1986 đến nay, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển rõ rệt và đạt được
nhiều thành tựu to lớn, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-
xã hội và kém phát triển, hội nhập với nền kinh tế quốc tế và khu vực, trong
đó công nghiệp là ngành kinh tế đóng góp một vai trò quan trọng.


Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trên con đường đổi mới,
Hà Nam không chỉ được biết đến là vùng đất giàu truyền thống đấu tranh và
hiếu học mà ngày nay, Hà Nam còn được biết đến là một trong những điểm
sáng về phát triển công nghiệp. Hà Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ
với những bước đi trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên,
sự phát triển công nghiệp của Hà Nam mới chỉ là bước đầu, còn rất nhiều
tiềm năng chưa được khai thác hy vọng đem đến triển vọng phát triển tốt hơn
trong tương lai.
Khi tìm hiểu đề tài này sẽ giúp cho vấn đề nghiên cứu giảng dạy lịch sử
địa phương cũng như việc định hướng các chính sách phát triển công nghiệp
của Hà Nam được tốt hơn. Qua đó, ta thấy được bức tranh lịch sử kinh tế Việt
Nam nói chung và kinh tế Hà Nam nói riêng. Đồng thời, khi tìm hiểu nghiên
cứu về công nghiệp Hà Nam để đánh giá tính đúng đắn và sự phù hợp của chủ
trương đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế và hiệu quả
của những chính sách đổi mới về phát triển công nghiệp. Luận văn cũng làm
phong phú thêm những nghiên cứu về lịch sử địa phương Hà Nam. Qua
nghiên cứu, tổng kết những thành tựu và hạn chế đã giúp các cấp lãnh đạo ở
địa phương Hà Nam rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc hoạch định
những chính sách phát triển công nghiệp trong thời gian tới. Luận văn còn
cũng cung cấp những tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy
lịch sử kinh tế nói chung và lịch sử địa phương Hà Nam nói riêng.
Chính vì những lý do trên, tôi chọn vấn đề “ Công nghiệp tỉnh Hà Nam
giai đoạn 1997- 2013” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với mục tiêu thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
vấn đề phát triển công nghiệp đang được đặc biệt chú trọng ở nhiều cấp, nhiều
ngành, nhiều địa phương và đây cũng là mối quan tâm lớn của các nhà nghiên
cứu. Vì vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu đã viết về công nghiệp nói
chung và công nghiệp Hà Nam nói riêng trong thời kì đổi mới. Tiêu biểu
trong số đó phải kể đến các công trình nghiên cứu sau đây:

Cuốn "Chính sách phát triển kinh tế công nghiệp Việt Nam trong quá
trình đổi mới"[46]. Tác giả đã nêu được cụ thể những chính sách phát triển
đối với ngành công nghiệp cả nước trong thời kỳ đổi mới.
Cuốn "Công nghiệp Việt Nam 1945 - 2000"[48]. Tác gải đã khái quát các
chặng đường phát triển của ngành công nghiệp từ năm 1945 đến năm 1995 và
phương hướng, mục tiêu của ngành đến năm 2000 cũng được đề cập đến.
Cuốn "60 năm công nghiệp Việt Nam”[49] . Tác giả đã khái quát tình
hình phát triển của ngành công nghiệp qua từng thời kỳ, từng giai đoạn. Bên
cạnh đó, những nhân tố mới của ngành trong thời kỳ đổi mới và các ngành
kinh tế, kỹ thuật và các cơ sở công nghiệp cũng được đề cập đến.
Cuốn "Công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển" [50]. Tác giả
đã dựng lại bức tranh về quá trình phát triển công nghiệp cả nước thời kỳ 1985
- 2005. Những thành tựu, hạn chế của ngành công nghiệp từ năm 1985 đến
2006 và những yếu tố tạo điều kiện cho ngành phát triển, nguyên nhân của
những hạn chế cũng được đề cấp đến. Ngoài ra, các số liệu về sự phát triển
ngành công nghiệp từ 1985 đến 2005 cũng được phản ánh đầy đủ.
Mặc dù không trực tiếp viết về công nghiệp tỉnh Hà Nam nhưng
những cuốn sách trên đã giúp tác giả có cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như
cái nhìn khái quát về công nghiệp Việt Nam để từ đó vận dụng vào giải
quyết các vấn đề khoa học của đề tài.
Dưới góc độ địa phương Hà Nam, đã có một số công trình nghiên cứu đề
cập đến sự phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời kỳ đổi mới.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam" tập I (1930- 1975)[1] và "Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Hà Nam" tập II (1975 - 2000)[2], đã ghi lại các sự kiện tiêu
biểu, những cống hiến, đóng góp của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Nam trong
suốt thời kì xây dựng và bảo vệ quê hương, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã
hội, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua đó, tình
hình và sự phát triển ngành công nghiệp cũng được phản ánh khá sinh động.
Tác giả Chu Viết Luân trong cuốn “Hà Nam thế và lực mới trong thế kỉ
XIX”[45], đã cho chúng ta cái nhìn khái quát về vị thế, tiềm lực của Hà Nam

trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và kinh tế công nghiệp nói riêng.
Đây cũng là thế mạnh để Hà Nam tiếp tục phát triển kinh tế cho tương xứng
với tiềm năng của tỉnh.
Cuốn “Niên giám thống kê 2013”[26], đã đưa ra các chỉ số phát triển của
công nghiệp Hà Nam về cơ cấu giá trị công nghiệp Hà Nam so với cả nước,
cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nam phân theo ngành kinh tế, thành
phần kinh tế. Những số liệu đó mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các con số thể
hiện sự phát triển của công nghiệp mà chưa lý giải được nguyên nhân của sự
phát triển đó.
Cuốn “Kinh tế xã hội Hà Nam 14 năm phát triển” [14], đã khái quát
được tình hình kinh tế - xã hội của Hà Nam từ năm 1997 đến năm 2010. Mặc
dù chỉ dừng lại ở việc liệt kê số liệu về kinh tế công- nông- thương nghiệp,
văn hóa giáo dục nhưng đây là nguồn tài liệu quan trọng cung cấp cho ta cái
nhìn khái quát về Hà Nam.
Có thể thấy, những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến các mặt
khác nhau của tình hình phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam trong thời kỳ đổi
mới. Tuy nhiên, những công trình đó mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả
ở từng mặt, ở từng thời gian khác nhau chứ chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách chuyên biệt, tổng thể và hệ thống về quá trình phát triển công
nghiệp của tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng: Đề tài tập trung tìm hiểu ngành kinh tế công nghiệp của
tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 - 2013 với đối tượng nghiên cứu cụ thể là các cơ
sở sản xuất công nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực sản
xuất công nghiệp (bao gồm cả các ngành nghề thủ công), cơ cấu ngành công
nghiệp và giá trị sản xuất đạt được của ngành công nghiệp.
* Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn thời gian: Từ năm 1997 (là năm tỉnh Hà Nam được tái lập)
đến năm 2013.
- Giới hạn không gian là tỉnh Hà Nam, gồm 5 huyện (huyện Duy Tiên,

huyện Lý Nhân, huyện Kim Bảng, huyện Thanh Liêm, huyện Bình Lục) và 1
thành phố (thành phố Phủ Lý).
4. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu: Tìm hiểu tình hình phát triển công nghiệp của tỉnh Hà Nam
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để làm sáng rõ hơn quá trình
công nghiệp hóa của cả nước nói chung và của địa phương nói riêng.
* Nhiệm vụ :
Đề tài sẽ tập trung làm rõ những vấn đề khoa học sau đây:
- Phân tích những yếu tố tác động đến sự phát triển của công nghiệp Hà
Nam giai đoạn 1997- 2013 để làm rõ những thuận lợi và khó khăn của ngành
công nghiệp tỉnh Hà Nam trong giai đoạn này.
- Phân tích quy mô sản xuất, cơ cấu và giá trị sản xuất công nghiệp của
Hà Nam giai đoạn 1997- 2013, tổng kết những thành tựu đạt được và những
hạn chế còn tồn tại.
- Phân tích tác động của công nghiệp Hà Nam tới tình hình kinh tế- xã
hội của tỉnh trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sưu tầm, khai thác và sử dụng
các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
- Tài liệu lưu trữ bao gồm: Niên giám thống kê, báo cáo hàng năm của
UBND tỉnh Hà Nam và các sở, ban, ngành của địa phương.
- Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, thông tư, đề án…. của
Đảng, Nhà nước và các cơ quan, ban ngành của tỉnh liên quan đến vấn đề
phát triển công nghiệp.
- Các sách chuyên khảo, các công trình nghiên cứu lịch sử địa phương,
các bài viết đăng trên báo, tạp chí xuất bản ở cả trung ương và địa phương có
nội dung liên quan đến đề tài.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng các nguồn tài liệu điền dã tại địa phương, tài
liệu tham khảo trên internet.

* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng 2 phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử,
phương pháp lôgic kết hợp với một số phương pháp bổ trợ khác như: phương
pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh nhằm đảm bảo tính khách quan,
khoa học của nội dung và các kết quả nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Khi nghiên cứu đề tài “Công nghiệp Hà Nam giai đoạn 1997- 2013” luận
văn đã có những đóng góp chủ yếu sau:
- Thông qua tìm hiểu công nghiệp của tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 –
2013, luận văn góp phần dựng lại bức tranh về quá trình phát triển công
nghiệp tỉnh Hà Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa một cách
tổng thể và có hệ thống.
- Luận văn làm nổi bật những kết quả, thành tựu, cũng như những hạn
chế trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp và những tác động của
sự phát triển ấy đối với kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam. Trên cơ sở đó, luận
văn rút ra những đặc điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp tỉnh
Hà Nam trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ những biểu hiện cụ thể và thực tế của
đường lối đổi mới và các chính sách phát triển công nghiệp do Đảng và Nhà
nước ta khởi xướng ở các địa phương. Đồng thời, luận văn cũng cung cấp cơ
sở thực tiễn của sự phát triển công nghiệp để giúp các nhà lãnh đạo, quản lý,
các nhà hoạch định chính sách ở địa phương có những chủ trương, biện pháp
phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của tỉnh trong tương lai.
Ngoài ra, luận văn còn cung cấp nguồn tư liệu hoàn chỉnh, hệ thống về
tình hình phát triển công nghiệp cho các nhà nghiên cứu về Hà Nam. Đây
cũng là nguồn tài liệu quan trọng, phong phú bổ sung cho bài giảng của các
giảng viên, giáo viên khi tiến hành dạy chương trình lịch sử địa phương.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung được
chia làm 3 chương sau.

Chương 1: Các yếu tố tác động đến sự phát triển công nghiệp của tỉnh
Hà Nam giai đoạn 1997 - 2013
Chương 2: Chuyển biến của công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997- 2013
Chương 3: Tác động của sự phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam đến tình
hình kinh tế- xã hội địa phương giai đoạn 1997- 2013
Chương 1:
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 1997 - 2013
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý và giao thông
Hà Nam là tỉnh thuộc khu vực phía Nam đồng bằng sông Hồng (ĐBSH)
là cửa ngõ giao lưu kinh tế, xã hội giữa các tỉnh phía Bắc với các tỉnh phía
Nam, nằm trong tọa độ địa lý 20
0
21

- 21
0
45

độ vĩ Bắc đến 105
0
45

- 106
0
10

.
Về địa giới hành chính, tỉnh Hà Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội về phía Bắc;

phía Đông giáp với tỉnh Hưng Yên, Thái Bình; phía Nam giáp với Nam Định;
phía Tây Nam giáp với Ninh Bình; phía Tây giáp với Hòa Bình; gồm 6 đơn vị
hành chính cấp huyện là thành phố Phủ Lý, huyện Duy Tiên, huyện Thanh
Liêm, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Bình Lục và 116 đơn vị hành
chính cấp xã, gồm 6 phường, 7 thị trấn và 103 xã.
Hà Nam là “cửa ngõ của thủ đô” cách Hà Nội khoảng 60km về phía
Nam, đồng thời là cửa ngõ giao lưu kinh tế, xã hội giữa các tỉnh phía Bắc với
các tỉnh phía Nam. Hà Nam có các tuyến đường giao thông huyết mạch của
cả nước như đường bộ, đường sắt và đường sông.
Về đường bộ, Hà Nam có 5050,8km đường bộ, trong đó đường quốc lộ
(QL) có tổng chiều dài 120 km bao gồm các đường quan trọng như QL 1A,
QL 21A, QL 21B …. QL 1A chạy dọc qua tỉnh nối Hà Nam với Hà Nội ở các
tỉnh phía Bắc với Ninh Bình ở phía Nam; QL 21A chạy ngang tỉnh nối Hà
Nam với Hòa Bình ở phía Tây, với Nam Định ở phía Nam; QL 21B đi Mỹ
Đức - Hà Nội, đường tỉnh lộ 971 và QL38 đi ra phía Đông (sông Hồng) ranh
giới với các tỉnh Hưng Yên và Nam Định. Đặc biệt, trên đường QL 38 đã xây
xong cầu Yêu Lệnh (khánh thành vào năm 2004) đã thông xe nối liền Hà Nam
với Hưng Yên qua sông Hồng có tác dụng rút ngắn đoạn đường vận chuyển
hàng hóa và đi lại đến các tỉnh phía Đông như Hưng Yên, Hải Dương, Quảng
Ninh, Hải Phòng….với các tỉnh phía Nam đồng bằng Bắc Bộ như Nam Định,
Ninh Bình…
Hệ thống đường liên tỉnh của Hà Nam cũng khá phát triển. Tổng chiều
dài của mạng lưới đường này là 312km với 35 tuyến, trong đó tỉnh quản lý 7
tuyến còn lại ủy thác cho các huyện quản lý. Các đường này đều đạt tiêu
chuẩn đường cấp V hoặc cấp IV đồng bằng. Không những thế Hà Nam, còn
được đánh giá là một trong những tỉnh có hệ thống giao thông nông thôn hiện
đại và đồng bộ. Tính đến thời điểm hiện nay (năm 2013) mạng lưới giao
thông nông thôn có tổng chiều dài 4519 km, trong đó đường huyện: 192 km,
đường xã và liên xã: 666 km, đường thôn xóm, đường ra đồng: 3661 km.
Toàn bộ các tuyến đường này đều được rải nhựa hoặc đổ bê tông, mặt đường

tương đối rộng, bằng phẳng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong tỉnh.
Đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh có chiều dài 30km và 10km đường
chuyên dùng, có 3 ga chính: ga Đồng Văn, ga Phủ Lý, ga Bình Lục và các ga
đều nằm ở trung tâm thành phố, thị trấn nên rất thuận tiện cho việc vận
chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân đến các vùng và địa phương trong cả
nước. Đường sắt chuyên dùng (Phủ Lý- Kiện Khê) nối giữa đường sắt Bắc –
Nam với khu sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) của tỉnh, phục vụ trực tiếp
việc chuyên chở các loại nguyên vật liệu và sản phẩm như đá, xi măng, vôi,
bột nhẹ….đi tiêu thụ
Trên địa bàn Hà Nam có 2 sông lớn do trung ương quản lý là sông Hồng
và sông Đáy, ngoài ra còn có các sông khác.
Sông Hồng đoạn chạy qua tỉnh có chiều dài khoảng 35km, nằm ở phía
Bắc và Đông Bắc của tỉnh chảy qua 2 huyện Duy Tiên và Lý Nhân rất thuận
lợi cho vận tải đường thủy
Sông Đáy nằm ở phía Tây của tỉnh, có chiều dài 40km, chảy qua 2 huyện
Kim Bảng và Thanh Liêm. Hiện nay, đoạn sông Đáy qua Hà Nam chưa được
nạo vét, nhưng đoạn từ Phủ Lý đến xã Thanh Hải (huyện Thanh Liêm) vẫn
đảm bảo cho tàu có trọng tải 200 - 300 tấn đi lại thuận tiện.
Sông Châu (sông Châu Giang) dài 50km, rộng trung bình 30 - 40 m từ
Phủ Lý chảy qua các huyện Duy Tiên, huyện Thanh Liêm, huyện Bình Lục,
huyện Lý Nhân. Hiện nay, tỉnh đang thực hiện dự án Tắc Giang nhằm khai
thông sông Châu với sông Hồng để lấy nước từ sông Hồng về sông Châu,
sông Đáy phục vụ cho việc tưới tiêu đồng ruộng Hà Nam. Đồng thời mở
thông tuyến vận tải đường sông từ Hà Nam qua sông Hồng đến với các tỉnh
đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Sông Nhuệ dài 18km, rộng trung bình 60m, sâu 2m chảy qua huyện Kim
Bảng, Duy Tiên hiện đang bị ô nhiễm nặng do nước thải từ Hà Nội đổ về.
Hiện nay, Chính phủ và các địa phương Hà Nội, Hà Nam đang quan tâm xử
lý ô nhiễm môi trường khu vực này.
Sông Sắt dài 17km, rộng trung bình 45m, sâu khoảng 10m có nhiệm vụ

chủ yếu dẫn nước tưới cho huyện Bình Lục
Hiện tại việc đầu tư cải tạo trên địa bàn tỉnh mới chỉ dừng lại ở công tác
quản lý chống lấn chiếm, chống sạt lở. Các điều kiện tĩnh về luồng lạch rất thuận
lợi cho hoạt động vận tải nhưng chưa được khai thác hữu hiệu do trên các tuyến
có 3 đập ngăn nước, 10 cống thủy lợi, 6 cầu tạm các loại. Như vậy, hệ thống sông
ngòi của Hà Nam còn nhiều tiềm năng chưa khai thác triệt để, nếu được khai thác
tốt đây sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho Hà Nam trong phát triển kinh tế.
Hà Nam nằm gần các nguồn năng lượng lớn của quốc gia ở miền Bắc
như vùng than Quảng Ninh, nhà máy thủy điện Hòa Bình. Do đó Hà Nam
được đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu về than và điện cho sản xuất công nghiệp.
Hơn nữa, Hà Nam cũng nằm gần địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với
tuyến hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Điều này, cũng tạo nhiều
điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp của địa phương.
Có thể nói, với vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống giao thông đường sắt,
đường bộ, đường sông phân bố hợp lý, cùng với quá trình hội nhập kinh tế
khu vực và quốc tế tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Hà Nam phát triển kinh
tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng.
1.1.2. Địa hình, đất đai
Do vị trí địa lý nằm ở rìa phía châu thổ đồng bằng sông Hồng - nơi có sự
đan xen giữa đồng bằng với núi đồi thuộc phức hệ Tây Bắc nước ta nên Hà
Nam có địa hình rất đa dạng và phức tạp, vừa có đồi núi và nửa đồi núi, vừa
có đồng bằng, vừa có vùng trũng. Có thể chia địa hình theo 3 vùng chính:
- Vùng đồi núi, nằm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh thuộc 2 huyện
Thanh Liêm và huyện Kim Bảng, chiếm 20% diện tích toàn tỉnh, có độ cao
tuyệt đối 378m, là vùng tập trung nhiều khoáng sản đá vôi, than bùn….Đây là
tiềm năng lớn cho phát triển công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là công nghiệp vật
liệu xây dựng.
Vùng đồi núi, nửa đồi núi, chiếm 15,8% diện tích tự nhiên, độ cao trung
bình 80 - 100m, nằm ở phía Tây và Tây Nam bao gồm khu vực huyện Thanh
Liêm, huyện Kim Bảng. Vùng này tập trung tới 90% diện tích đồi núi và diện

tích rừng của tỉnh, do đó rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp
như: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất mía đường, chế biến gỗ, chế biến
hoa quả, chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê), trồng cây công nghiệp dài ngày
như chè, cà phê và trồng rừng.
Vùng đồng bằng : chiếm 71,1% diện tích tự nhiên, độ cao trung bình 0,9-
1,2m so với mặt nước biển. Đất ở vùng này chủ yếu là đất phù sa được bồi và
không được bồi, tập trung một phần ở các huyện Thanh Liêm và Kim Bảng,
còn lại chủ yếu ở thành phố Phủ Lý và các huyện Lý Nhân, Duy Tiên, Bình
Lục. Đây là tiềm năng đề Hà Nam phát triển nông nghiệp: trồng lúa, rau màu,
cây công nghiệp ngắn ngày….cung cấp nguồn nguyên liệu dồi cho ngành
công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Đặc biệt với địa hình bằng
phẳng như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các khu công
nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Hà Nam năm 2013
TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó 85.169 100
1 Đất nông nghiệp 51.901 60,9
2 Đất dùng vào lâm nghiệp 9.628 11,3
3 Đất chuyên dùng 12.043 14,2
4 Đất khu dân cư 4.383 5,2
5 Đất chưa sử dụng 7.214 8,4
Nguồn: [15, tr 198; 61, tr 7]
Qua bảng số liệu ta thấy tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh tính đến năm
2013 là 85.169 ha, đứng thứ 7 về diện tích tự nhiên trong 11 tỉnh, thành phố
thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng. Trong đó, tổng quỹ đất dùng cho sản
xuất (bao gồm đất nông nghiệp và lâm nghiệp) chiếm đa số (chiếm trên 70%
diện tích tự nhiên), chỉ tính riêng đất nông nghiệp chiếm tới 60,9%, hơn một
nửa tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Với tiềm năng đất đai như vậy sẽ tạo
điều kiện cho Hà Nam phát triển kinh tế nông nghiệp, cung cấp nguồn nguyên
liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn

có 7.214 ha đất chưa sử dụng, chiếm 8,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây
cũng là tiềm năng có thể khai thác sử dụng để phục vụ cho phát triển sản xuất
công nghiệp.
Như vậy với nguồn tài nguyên đất đai đa dạng và phong phú tỉnh Hà
Nam có điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa,
sẽ cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp. Ngoài ra với diện
tích đất chưa sử dụng còn khá lớn có thể khai thác vào việc xây dựng các nhà
máy xí nghiệp, xây dựng các cơ sở công nghiệp trong toàn tỉnh.
1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê năm 2013, tiềm năng đất lâm nghiệp ở Hà Nam là
9628 ha, chiếm 11,3 % diện tích đất tự nhiên và tập trung chủ yếu ở hai huyện
Kim Bảng và Thanh Liêm. Trong đó diện tích rừng tự nhiên là 7.917 ha và
rừng trồng là 1711 ha. Tài nguyên rừng của tỉnh có giá trị không lớn nhưng có
vai trò quan trọng, cung cấp một phần nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế
biến gỗ của tỉnh Hà Nam.
* Tài nguyên nước
Tài nguyên nước trong tỉnh khá dồi dào và đa dạng bao gồm nước mặt
và nước ngầm. Trong đó do nằm trong vùng mưa lớn, lượng mưa trung bình
hàng năm 2.138 mm
3
(nguồn niêm giám thống kê năm 2011) (nguồn 24, tr 7 )
Hà Nam có nguồn nước mặt dồi dào từ các sông và một số hồ ao có thể thỏa
mãn nhu cầu về nước cho sản xuất và sinh hoạt. Song hiện nay nguồn nước
đang bị ô nhiễm do khí thải của các nhà mày xí nghiệp nên đã ảnh hưởng
không tốt đến việc cung cấp nguồn nước của các nhà máy sản xuất nước sạch
và tưới tiêu cho đồng ruộng.
Nguồn nước ngầm của Hà Nam qua các tài liệu khảo sát của trung tâm
nước sạch và vệ sinh môi trường Sở nông nghiệp thì bị nhiễm ASEN nên việc
khai thác và sử dụng rất hạn chế.

* Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Hà Nam không phong phú và không có
nhiều chủng loại, chủ yếu là đá vôi để phục vụ cho ngành công nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng như: xi măng, đá, gạch….
- Đá vôi: Theo dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Hà
Nam đến năm 2020, tổng trữ lượng đá vôi của tỉnh có khoảng 7,4 tỷ m
3
, trong
đó nguồn đá vôi có chất lượng cho sản xuất xi măng khoảng gần 1 tỷ tấn, cho
phép xây dựng các nhà máy xi măng công xuất lớn. Ngoài ra còn có đá vôi
cho sản xuất hóa chất, vật liệu xây dựng….Các mỏ đá vôi chủ yếu là: mỏ đá
vôi xi măng Bút Phong, Hồng Sơn (Kim Bảng); mỏ đá vôi Đồng Ao ở Thanh
Tân, Thanh Nghị (Thanh Liêm); mỏ đá vôi hóa chất ở Kiện Khê, Thanh Nghị
(Thanh Liêm), Thanh Sơn (Kim Bảng); mỏ Đôlômit (Kim Bảng)…
Đá vôi của Hà Nam có chất lượng tốt, lại dễ khai thác, giao thông đi lại
thuận lợi…làm cho chi phí khai thác, chế biến, vận chuyển thấp nên có ưu thế
hơn so với các tỉnh lân cận.
- Đất sét: Tổng trữ lương đất sét ở Hà Nam khoảng 400 triệu tấn, trong
đó đất sét chuyên làm nguyên liệu sản xuất xi măng khoảng 331 triệu tấn, có
hàm lượng Al
2
0
3
từ 7,4 đến 18,6 %. Các mỏ sét phục vụ sản xuất xi măng tập
trung chủ yếu ở các huyện Thanh Liêm, Kim Bảng. Ngoài ra Hà Nam có
nguồn đất sản xuất gạch, ngói rất phong phú dọc sông Hồng qua 2 huyện Duy
Tiên và Lý Nhân cho phép xây dựng các lò sản xuất gạch tuynel lớn. Hàng
năm sản xuất trên 350 triệu viên phục vụ cho hoạt động xây dựng của nhân
dân trong và ngoài tỉnh [63, tr 65].
- Cát san lấp và xây dựng: Hà Nam có nguồn cát đen tập trung chủ yếu ở

ven sông Hồng, sông Đáy thuộc các huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Kim Bảng,
Thanh Liêm và thành phố Phủ Lý, cung cấp cho thị trường hàng trăm nghìn
m
3
/năm. Tuy nhiên chỉ có nguồn cát ở ven sông Hồng có thể khai thác thường
xuyên và có trữ lượng lớn, còn nguồn cát ở sông Đáy nếu khai thác nhiều sẽ
ảnh hưởng đến môi trường. Hiện nay tỉnh quản lý và nghiêm cấm khai thác
cát trên sông Đáy.
- Than bùn: các mỏ than bùn có trữ lượng trên 6 triệu m
3
ở Ba Sao và hồ
Liên Sơn (Kim Bảng). Mỏ than bùn Ba Sao dài khoảng 2km, rộng 1-2km, chỗ
dày nhất lên tới 1,5m. Mỏ than hồ Liên Sơn có chiều dài 800-900m, rộng
200- 300m, dày gần 2m có trữ lượng khoảng 7,296 triệu tấn [63, tr 48].
- Cát kết: mỏ cát kết Khe Non huyện Thanh Liêm được khai thác sử dụng
làm phụ gia cho sản xuất xi măng ở Hà Nam, trữ lượng khoảng 19,22 triệu tấn.
*Tài nguyên du lịch
Hà Nam có một số danh lam thắng cảnh du lịch như: Núi Cấm, ngũ động
Thi Sơn, hồ Tam Chúc ở huyện Kim Bảng, Kẽm Trống ở huyện Thanh Liêm,
núi Đọi Sơn ở huyện Duy Tiên, hang Luồn ở Kim Bảng…Đây là tiềm năng
lớn cho việc phát triển ngành du lịch.
Hà Nam có nhiều tên đất, tên làng và di tích lịch sử liên quan đến các
danh nhân nổi tiếng như đền Trần Thương ở huyện Lý Nhân thờ Hưng Đạo
Đại Vương Trần Quốc Tuấn; từ đường thờ Nguyễn Khuyến ở xã Trung Lương
huyện Bình Lục, lễ hội Long Đọi Sơn ở huyện Duy Tiên, tượng đài 10 cô gái
dân quân Lam Hạ thành phố Phủ Lý, tượng đài các anh hùng liệt sĩ Chanh
Chè ở xã Thanh Tâm huyện Thanh Liêm….
Hiện nay, Hà Nam đang kêu gọi đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái
Tam Chúc - Ba Sao rộng 2042 ha với hồ Tam Chúc rộng 750 ha thành khu du
lịch cấp vùng có thể liên kết tạo thành tour du lịch Tam Chúc - Hương Sơn -

Bái Đính tạo sự đột phá trong lĩnh vực du lịch- dịch vụ.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Kinh tế
Hà Nam là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời. Cư dân Hà Nam
sống chủ yếu bằng nghề nông, ngoài trồng lúa, nhân dân còn trồng nhiều loại
cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây công nghiệp. Bên
cạnh đó, Hà Nam vốn là vùng đất có nhiều nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng.
Nghề dệt ở Nha Xá (Duy Tiên) là làng nghề truyền thống về dệt vải, lụa tơ
tằm, đũi có từ lâu đời và rất nổi tiếng ở Hà Nam.Tính đến năm 2012 làng dệt
Nha Xá có khoảng 500 khung dệt, công suất đạt 850 nghìn đến 1 triệu mét
lụa/năm, tạo công ăn việc làm cho 1.7000 lao động, trung bình cứ 3 người
đảm nhiệm 1 máy dệt. Trong làng cũng hình thành sự phân công lao động
theo hướng chuyên môn hóa theo mặt hàng và theo công đoạn sản xuất. Sản
phẩm lụa, đũi tơ tằm của Nha Xá hiện được tiêu thụ khắp các vùng, miền
trong nước và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Nghề thêu ren ở Thanh
Hà (huyện Thanh Liêm) gồm 7 thôn, nằm cạnh quốc lộ 1A. Từ năm 1990 đến
nay do chuyển đổi cơ chế, thị trường truyền thống bị thu hẹp nên nghề thêu
ren gặp không ít khó khăn song cũng tìm được hướng đi để tồn tại và phát
triển. Hiện nay sản phẩm thêu ren đã xuất khẩu đi nhiều nước, chủ yếu là các
nước Châu Âu và Bắc Á. Làng nghề làm rũa cưa ở xã An Đổ (huyện Bình
Lục). Các công đoạn của nghề này cũng có sự phân công theo hướng chuyên
môn hóa theo các hộ nên sản phẩm có số lượng và chất lượng ngày càng cao
Làng nghề làm bánh đan nem, bánh đa khô, bánh thái các loại ở xã Nguyên
Lý(huyện Lý Nhân), sản lượng mỗi năm lên tới 2000- 2500 tấn, tiêu thụ khắp
các nơi, cả Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều
nơi khác, trong đó có hàng trăm tấn sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài.
Ngoài ra, ở xã Nguyên Lý còn có nhiều nghề khác như xay xát, buôn bán thóc
gạo, …Nghề làm trống ở Đọi Tam (huyện Duy Tiên) có từ rất lâu đời và rất
nổi tiếng. Trống Đọi Tam hiện nay được bán ở rất nhiều nơi, kể cả thị trường
nước ngoài, phần lớn làm theo đơn đặt hàng với nhiều loại kích cỡ và mẫu mã

đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
Sự tồn tại và phát triển của các ngành nghề thủ công này chính là tiềm
năng để Hà Nam phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp với nhiều sản phẩm
phong phú và đa dạng, sẽ cung cấp nguồn nguyên liệu cho một số ngành công
nghiệp của tỉnh, nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế xã hội.
Trải qua hàng nghìn năm chinh phục thiên nhiên, đức tính cần cù, lòng
dũng cảm, sự sáng tạo trong lao động của nhân dân Hà Nam đã được hun đúc.
Bằng sức lực trí tuệ của mình, trong quá trình hoạt động, phát triển kinh tế -
xã hội, nhân dân Hà Nam cũng đã nhanh chóng tiếp thu và làm chủ kĩ thuật
mới, phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại để ngày càng tạo ra nhiều sản
phẩm cho xã hội, phấn đấu xây dựng Hà Nam trở thành tỉnh có bước phát
triển khá trong khu vực và trong cả nước.
1.2.2. Xã hội
Ngày 01/01/1997, tỉnh Hà Nam được tái lập, với sự quan tâm đặc biệt
của toàn xã hội vấn đề dân số, lao động và việc làm có nhiều chuyển biến tích
cực. Theo kết quả tổng điều tra dân số 1/1/2013 dân số toàn tỉnh là 790000
người. Trong đó, nam giới 390.059 người chiếm 49,3 %, nữ giới 399.941
người chiếm 50,7%, mật độ dân số 918 người/ km
2
. Dân số thành thị 77.087
người chiểm 9,82% cao hơn năm 1999 là 1,84%. Dân số nông thôn 707.970
người, chiếm 90,18%. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc
biệt là việc hình thành và mở rộng các khu công nghiệp đã thu hút nhiều lao
động trẻ tuổi từ nông thôn ra thành thị làm ăn nên dân số thành thị ngày càng
tăng lên. Tỷ lệ nhóm người trong độ tuổi lao động (nam từ 15- 60 tuổi, nữ từ
15- 55 tuổi) tăng nhanh sau 10 năm. Tổng số người trong độ tuổi lao động vào
ngày 1/1/2009 là 489.545 người chiếm 62,5% dân số, cao hơn năm 1999 là
4,3%. Dân số từ 70 tuổi trở lên 57.547 người, chiếm 7,3% dân số cao hơn năm
1999 là 3,7%. Với cơ cấu dân số trẻ, Hà Nam có điều kiện phát triển kinh tế .
Giáo dục của Hà Nam có sự phát triển cả về cơ sở vật chất và trình độ

giáo viên, chất lượng dạy và học. Ngay từ những năm đầu tái lập, tỉnh đã đặc
biệt chú trọng đầu tư nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống trường học các cấp, ưu
tiên đảm bảo chi thường xuyên cho hoạt động giáo dục chiếm tỷ lệ trung bình
19,8% tổng chi ngân sách của tỉnh hàng năm với mức tăng trưởng bình quân
19,1%/năm (2013). Hà Nam cũng là một trong những tỉnh đầu tiên của cả
nước hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học năm (1999), bậc trung học cơ sở
(năm 2002). Toàn tỉnh đến năm 2013 có 405 trường học ở 4 bậc học, trong đó
bậc mầm non là 120 trường; tiểu học, trung học cơ sở là 148 trường; trung
học phổ thông là 25 trường. Chất lượng giáo dục từng bước được cải thiện, tỷ
lệ thu hút học sinh vào bậc THPT tăng lên. Năm học 2009-2010 đạt 7,3%
vượt mục tiêu Đại hội XVII. Hà Nam còn có 9 trường đang hoạt động trong
lĩnh vực đào tạo đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong đó có 1
trường đại học, 6 trường cao đẳng và cao đẳng nghề, 2 trường trung cấp
chuyên nghiệp và trung cấp nghề với nhiều loại hình đào tạo, trong đó có hai
trường đào tạo công nhân kĩ thuật với các ngành nghề đạo tạo như: cơ khí,
điện, vận hành máy, xây dựng Học sinh được đào tạo ra trường có đủ năng
lực làm việc trong các khu công nghiệp trình độ kỹ thuật cao. Với nguồn nhân
lực có trình độ khá, nền giáo dục phát triển đã tạo điều kiện cho phát triển
khoa học công nghệ. Đây là một trong những yếu tố cần thiết và quan trọng
hàng đầu để phát triển ngành kinh tế nói chung và ngành công nghiệp của địa
phương nói riêng.
Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh trong những năm đổi mới. Trên địa bàn
tỉnh đã hoàn thành điện khí hóa nông thôn. Hệ thống giao thông nông thôn,
chợ, thông tin liên lạc, các công trình phúc lợi như: trường học, trạm y tế, nhà
văn hóa…được xây dựng, nâng cấp đáp ứng yêu cầu cơ bản cho phát triển
kinh tế - xã hội. Năm 2005 toàn tỉnh không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm còn
9,68 % (năm 2011 theo tiêu chí mới). Bệnh viện đa khoa tỉnh và ở các huyện
được xây dựng, nâng cấp, mở rộng mạng lưới chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
cộng đồng.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội từ năm 1997 đến nay, đời sống

của dân cư trên địa bàn tỉnh cũng không ngừng được cải thiện và từng bước
được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Sản lượng lương thực sản xuất duy
trì tốc độ phát triển khá, tăng trung bình quân 1,66%/năm (1997-2000), nhanh
hơn tốc độ phát triển của các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Sản xuất lương thực
phát triển đi đôi với thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình đã
đưa sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của tỉnh tăng nhanh. Năm
2010 đạt 567kg/người/năm gấp 1,23 lần năm 1997, đạt tốc độ phát triển bình
quân 1,62%/năm, các tỉnh đồng bằng sông Hồng chỉ đạt 0,72%/năm [14, tr 52].
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội như trên đã
tạo cho ngành công nghiệp Hà Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
như: sự giao lưu kinh tế, nguồn nguyên liệu phong phú, nguồn nhân lực dồi
dào Đây chính là tiền đề, cơ sở vững chắc cho ngành công nghiệp Hà Nam
tiếp tục phát triển, góp phần vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
1.3. Chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp của Đảng, Nhà
nước và địa phương
1.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Đường lối đổi mới đất nước được đề ra lần đầu tiên tại đại hội VI
(12/1986) và được điều chỉnh, bổ sung và phát triển qua các kỳ đại hội VII
(6/1991), VIII (6/1996), IX (4/2001), X (6/2006), XI (1/2011). Trong đó chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói
riêng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, coi trọng. Đảng xác định
nước ta: “Từ một nền sản xuất nhỏ đi lên, điều rất quan trọng là phải xác
định đúng bước đi của công nghiệp hóa cho phù hợp với mục tiêu và khả
năng của mỗi chặng đường” [38, tr 860 ]. Chính vì thế, qua từng giai đoạn
trương, chính sách phát triển công nghiệp đều được Đảng và Nhà nước đưa
ra một cách cụ thể đối với từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế
Đại hội VI của Đảng là mốc lịch sử quan trọng trên con đường đổi mới
toàn diện ở nước ta. Sau khi phân tích phê phán nghiêm túc những sai lầm, thiếu
sót trong thời gian qua. Đại hội đã đề ra chủ trương, chính sách đổi mới kinh tế,

có đổi mới phát triển công nghiệp. Cụ thể, có những nội dung chủ yếu sau:
- Xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
- Đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế: cơ chế kế hoạch hóa theo phương
thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
- Đổi mới về nội dung và cách thức công nghiệp hóa, thực hiện 3 chủ
trương kinh tế:;Sản xuất lương thực, thực phẩm; Sản xuất hàng tiêu dùng; Sản
xuất hàng xuất khẩu.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991) Đảng đã đề ra
chính sách phát triển cho từng ngành công nghiệp. Đại hội chỉ rõ:
- Đối với ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, phải quy
vùng tập trung chuyên canh, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo ra
nguồn nguyên liệu lớn, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp chế biến
hiện đại. Phát triển cơ sở chế biến gần với vùng nguyên liệu, nâng cao chất
lượng, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, đa dạng hóa mặt hàng thực phẩm.
- Với công nghiệp hàng tiêu dùng, phát triển hàng công nghiệp tiêu dùng
thông dụng, mở rộng sản xuất hàng lâu bền, cao cấp. Đổi mới công nghệ,
nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mặt hàng, cải tiến bao bì và giảm giá thành.
Phát triển mạnh sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu, đặc biệt các sản phẩm
may mặc, dệt, da, hàng điện tử, đồ điện gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ,
chuyển nhanh từ gia công sang tự sản xuất để xuất khẩu.
- Công nghiệp cơ khí và điện tử - tin học: tận dụng năng lực hiện có,
tranh thủ công nghệ hiện đại, tạo thêm năng lực sản xuất mới, cần thiết. Mở
rộng hợp tác liên doanh với nước ngoài, đi từ lắp ráp sản xuất phụ tùng tiến
tới sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh. Tập trung thực hiện chương trình cơ
khí trang bị cho nông, lâm, ngư nghiệp; sản xuất thiết bị chế biến nông - lâm -
thủy sản, hàng tiêu dùng.
- Các ngành công nghiệp sản xuất nguyên, nhiên, vật liệu đẩy mạnh tìm
kiếm thăm dò và khai thác dầu, khí. Các ngành sản xuất than, xi măng, thép
được chú ý phát phát triển [32, tr 577 ].
Chủ trương phát triển công nghiệp được đề ra cụ thể trong Đại hội

IX: vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số
ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Phát triển mạnh công
nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, may mặc, da - giầy, một số sản phẩm cơ
khí, điện tử, công nghiệp phần mềm Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở
công nghiệp nặng quan trọng, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị
cho các ngành kinh tế và quốc phòng. Khai thác có hiệu quả các nguồn tài
nguyên dầu khí, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Chú trọng phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn đi đầu
trong cạnh tranh và hiện đại hoá [36, tr 321].
Không chỉ đề ra chủ trương phát triển cho từng ngành công nghiệp mà
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001- 2010), Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX còn đề ra chủ trương xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp hợp
lý: phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh
tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến
nông, lâm, thủy sản, may mặc, da giầy, điện tử, tin học, một số sản phẩm cơ
khí và hàng tiêu dùng Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng,
luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng
Đảng và Nhà nước ta còn chủ trương phát triển có hiệu quả các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghiệp cao,
hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở; phát triển rộng khắp các
cơ sở công nghiệp nhỏ và vừa với ngành nghề đa dạng; đổi mới nâng cấp công
nghệ trong các cơ sở hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, sử
dụng phù hợp các công nghệ có khả năng thu hút nhiều lao động; phát triển
nhiều hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, giữa sản xuất
nguyên liệu và chế biến.
Đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (tháng 6/2006) cũng nêu rõ mục
tiêu: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức,
tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020" [37, tr 296].
Như vậy, có thể thấy những chủ trương, chính sách phát triển công

nghiệp của Đảng và Nhà nước trải qua các kỳ đại hội đều nhằm mục tiêu xây
dựng một nền công nghiệp phát triển, góp phần vào quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
1.3.2. Chủ trương chính sách của địa phương Hà Nam
Trên cơ sở đường lối, chính sách phát triển công nghiệp của Đảng và
Nhà Nước, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương sau khi tái lập tỉnh
(1997), Hà Nam đã đề ra chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp của
mình. Cụ thể như sau:
Một là: Khai thác mọi thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp.
Đây là chủ trương được triển khai từ Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ
XIII (tháng 1996), với nội dung "Tổ chức sắp xếp lại sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, phát triển các thành phần kinh tế" [58, tr 347]. Chủ
trương này sau đó được Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện
và giành được nhiều kết quả
Hai là: Tập trung vào sản vật liệu xây dựng và chế biến thực phẩm là hai
ngành mũi nhọn của tỉnh Hà Nam. Chủ trương này được Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ XIII (năm 1996) đề ra và tiếp tục khẳng định tại các Đại hội Đảng bộ
lần thứ XIV, XIX. XX. Cụ thể, ngay tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ
XIII đã xác định nhiệm vụ cụ thể cho ngành công nghiệp là: "Tập trung vào 4
lĩnh vực chủ yếu, trong đó công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến
thực phẩm là mũi nhọn" [258, tr 348].
Ba là: Phát triển cả công nghiệp và thủ công nghiệp. Chủ trương này
được đề cập đến ngay từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX (2006) và tiếp tục
được khẳng định tại Đại hội sau đó. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Hà Nam đến năm 2010 cũng chỉ rõ: "Phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và xây dựng các làng nghề theo hướng hiện đại hóa, công
nghiệp hóa, nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch kinh tế, gắn công nghiệp với
nông nghiệp, nông thôn" [34, tr 152].
Bốn là: Trong lĩnh vực công nghiệp chủ yếu phát triển các doanh

nghiệp vừa và nhỏ, điều này được thể hiện rõ qua chủ trương của Đại hội
Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIX và XX. Tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX đã xác
định: "Các xí nghiệp xây dựng mới chủ yếu là qui mô vừa và nhỏ nhưng
công nghệ cao" [34, tr 42].
Đi lên từ điểm xuất phát thấp, kinh tế kém phát triển, thiếu vốn, thiếu kỹ
thuật nên Hà Nam đã xác định con đường vươn lên làm giàu là phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Do có nhiều làng nghề truyền thống nên việc xây
dựng mô hình làng nghề là hướng đi đúng đắn để thực hiện mục tiêu "dân giàu,
tỉnh mạnh". Tỉnh đã ban hành chính sách ưu tiên nhằm giữ vững và phát triển
các làng nghề truyền thống hiện có, tập trung vào các ngành nghề thu hút nhiều
lao động, tạo thêm nhiều nghề mới và đổi mới công nghệ ở các làng nghề.
Hà Nam chủ trương áp dụng tổng thể các biện pháp làm sao đẩy nhanh
tốc độ phát triển công nghiệp, xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung,
với các chính sách như huy động vốn, chính sách phát triển nguồn nhân lực,
nâng cao chất lượng lao động, đầu tư cho giáo dục đào tạo và khoa học công
nghệ để hỗ trợ cho ngành công nghiệp và các doanh nghiệp Ngoài ra, tỉnh
Hà Nam còn xây dựng Quỹ khuyến công, quỹ đào tạo nghề, quỹ khuyến khích
xuất khẩu, vốn sự nghiệp khoa học, tạo môi trường thông thoáng và lành mạnh
để phát triển công nghiệp. Đồng thời tiến hành cải cách hành chính, ban hành
quy định thực hiện "cơ chế một cửa", tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm
và mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Với những đường lối, chính sách nêu trên của Đảng, Nhà nước ta nói
chung và tỉnh Hà Nam nói riêng, đã tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho công
nghiệp của Hà Nam phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn
1.4. Tình hình công nghiệp tỉnh Hà Nam trước năm 1997
1.4.1. Trước năm 1986
Cùng với sự hình thành và phát triển của con người thì nền kinh tế cũng
phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của cư dân và là một bộ
phận quan trọng của nền kinh tế, ngành công nghiệp cũng không nằm ngoài
quy luật đó.

Ngay từ thời Pháp thuộc đặc biệt từ năm 1930, ở Hà Nam có khoảng 18
mỏ khai thác đá, với sản lượng đạt hàng trăm nghìn mét khối mỗi năm. Ngoài
ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số xưởng làm gạch, ngói, vôi, gốm, sứ, chế
biến tre, đường mật…của các tiểu chủ, tiểu tư sản người Việt, xưởng chế biến
sữa, thịt, sơ chế cà phê trong các đồn điền của Pháp, ở khu vực thị xã Phủ Lý
xuất hiện một số cơ sở công nghiệp như xưởng in, trạm phát điện đi-ê-zen (ở
phố Quy Lưu), xưởng sửa chữa ô tô, ca nô, may mặc, làm đồ gỗ, gò hàn….
Tuy nhiên trước cách mạng tháng Tám (năm 1945) các cơ sở công nghiệp ở
Hà Nam vẫn hết sức nhỏ bé. Hơn nữa, sau cách mạng tháng Tám nhất là trong
thời kì kháng chiến chống Pháp, nhiều cơ sở công nghiệp đã ngừng hoạt
động, thu hẹp sản xuất hoặc phải sơ tán, phân tán sản xuất. Nền công nghiệp
Hà Nam chỉ thực sự có những bước chuyển biến đáng kể từ cuối những năm
1950 đầu những năm 1960, với việc cải tạo công nghiệp tư bản tư nhân, hình
thành các xí nghiệp công tư hợp doanh và thành lập mới hàng chục nhà máy,
xí nghiệp công nghiệp quốc doanh (cả trung ương và địa phương). Trên địa
bàn tỉnh, nhiều cơ sở công nghiệp đã đi vào hoạt động như: Nhà máy đường
Vĩnh Trụ (1959); xí nghiệp đá vôi Kiện Khê (1959 -1960); nhà máy nhiệt
điện Phủ Lý (1960); xưởng nông cụ, xưởng may mặc, cơ sở chế biến gỗ
(1958 -1960); nhà máy thiết bị và kết cấu thép Phủ Lý (1963)…Tuy vậy chỉ
có một số nhà máy được trang bị máy móc, thiết bị cơ khí như nhà máy
đường Vĩnh Trụ, nhà máy nhiệt điện Phủ Lý…còn lại phần lớn các cơ sở
công nghiệp lúc bấy giờ chỉ có công nghệ sản xuất thủ công.
Trong những năm 1970 đầu những năm 1980, trên địa bàn Hà Nam có
thêm một số cơ sở công nghiệp quốc doanh được xây dựng và đi vào hoạt
động như nhà máy xi măng X-77 của Bộ Quốc phòng năm (1977); nhà máy xi
măng nội thương (năm 1978) và nhiều cơ sở công nghiệp quốc doanh địa
phương của tỉnh và của các huyện. Từ cuối những năm 1980 đầu những năm
1990, trong quá trình chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế

×