Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu về đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của dược liệu mang tên xạ đen thu hái ở hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.67 MB, 53 trang )

BỘ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
LƯU THỊ KIM YẾN
NGHIÊN CỨU VỂ ĐẶC ĐIỂM THỰC v ậ t v à t h à n h PHẦN h ó a
HỌC CỦA DƯỢC LIỆU MANG TÊN XẠ ĐEN THU HÁI ở HOÀ BÌNH
(KHOÁ LUẬN TÔT NGHIỆP
DƯỢC
SĨĐẠl HỌC 2001-2006)
Người hướng dẫn : GS.TS. Phạm Thanh Kỳ
Th.s. Hoàng Quỳnh Hoa
Nơi thực hiện ; Bộ môn Dược liệu
Bọ môn Thực vật
Thời gian thực hiện : 02/2006 - 05/2006
HÀ NỘI - 5/2006
lờĩeÂMỡỉ^
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xỉn chân thành cảm ơn:
GS. TS. Phạm Thanh Kỳ
Th.s. Hoàng Quỳnh Hoa
đã tận tình chỉ bảo , hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện khoá luận này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo, kĩ thuật viên bộ môn
Dược liệu, bộ môn Thực vật và các cán bộ của Viện sinh thái và tài nguyên
sinh vật - Trung tâm Khoa học tài nguyên và công nghệ Quốc gia đã nhiệt tình
giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chần thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Đảng uỷ nhà trường
cùng toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội, bạn bè, gia đình
và người thân đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập và rèn
luyện tại trường.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2006.
Sinh viên
Lưu Thi Kim Yến


MỤC LỤC
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN Đ Ể 1
PHẦN IrTồNG QUAN 2
1.1. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Celastrus L
2
1.1.1. Vị trí phân loại chi Celastrus L 2
1.1.2. Đặc điểm chung của họ Ce/ứííraceae

2
1.1.3. Đặc điểm chung của chi Celastrus L
3
1.1.4. Đặc điểm một số loài thuộc chi Celastrus L
4
1.2. Đặc điểm thực vật và phân bô của chi Ehretia L

6
1.2.1 Vị trí phân loại chi Ehretia L 6
1.2.2 Đặc điểm chung của họ Boragỉ/Iớceứe

6
1.2.3 Đặc điểm chung của chi Ehretia L 7
1.2.4 Đặc điểm một sô loài ủmộc cMiEhretial^ 7
1.3. Thành phần hoá học 10
1.3.1. Thành phần hoá học của chi Celastrus L 10
1.3.2 . Thành phần hoá học của chi Ehretia L 11
1.4. Tác dụng sinh h ọ c 11
1.4.1. Tác dụng sinh học của các loài trong chi Celastrus L 11
1.4.2. Tác dụng sinh học của các loài trong chi Ehretia L 12
PHẦN 2:THỰC NGHIỆM VÀ KẾT Q U Ả

13
2.1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
13
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 13
2.1.2. Phưofng tiện nghiên cứu 13
2.1.3. Phương pháp nghiên cứ u 14
2.2. Thực nghiệm và kết qu ả 15
2.2.1. Kết quả nghiên cứu về thực v ậ t
15
2.2.2. Kết quả nghiên cứu về thành phần hoá học

17
PHẦN 3:KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT

32
3.1. Kết luận 32
3.2. Đề xuất 32
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Chú giải chữ viết tẮt
dd
Dung dịch
IR
Phổ hồng ngoại
MS
Phổ khối
NMR
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
SKLM
Sắc ký lớp mỏng

STT
Số thứ tự
Tr
Trang
rr
Thuốc thử
uv
Phổ tử ngoại
V Vết
VK
Vât kính
ĐẶT VẤN ĐỂ
Căn bệnh ung thư hiện nay vẫn là một trong những “tứ chứng nan y” mà
nền y học ngày nay còn gặp nhiều khó khăn. Cho đến nay việc tìm và chứng
minh những cây cỏ và chất có tác dụng điều trị ung thư vẫn là một vấn đề bức
xúc. Gần đây, Xạ đen xuất hiện trong bài thuốc chữa ung thư theo kinh
nghiệm dân gian của một lang y người Mường ở Hoà Bình có tác dụng rất tốt
đã gây sự quan tâm và chú ý của người dân. Chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng
Xạ đen ở thị trường, đặc biệt là ở Hoà Bình đã bắt đầu gia tăng.
Tuy nhiên các loại dược liệu mang tên Xạ đen đang được sử dụng trên
thị trường có nguồn gốc thực vật rất khác nhau. Mà cho đến hiện nay ở trong
nước mới chỉ có một vài công trình nghiên cứu về Xạ đen (đề tài cấp Bộ Quốc
phòng của GS.TSKH Lê Thế Trung (1998), đề tài nghiên cứu sinh của Th.s.
Nguyễn Quỳnh Chi (2005) và khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học (2004)
của Chu Đức) nhưng vẫn còn chưa đầy đủ và nhất quán. Xuất phát từ thực tế
đó chúng tôi tiến hành khoá luận “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành
phần hoá học của dược liệu mang tên Xạ đen thu hái ở Hoà Bình” với mục
tiêu:
Góp phần nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống vê cây thuốc
mang tên Xạ đen ở Việt Nam.

Trong phạm vi khoá luận này, chúng tôi chỉ nghiên cứu trên một mẫu
cây thuốc Xạ đen thu hái ở Hoà Bình với các nội dung sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật và giám định tên khoa học của cây
thuốc mang tên Xạ đen.
2. Nghiên cứu thành phần hoá học của cây thuốc mang tên Xạ đen.
PHẦN IrTổNG QUAN
Hiện nay cây Xạ đen chưa xác định được tên khoa học. Có ý kiến cho
Xạ đen thu hái ở Hoà Bình thuộc chi Celastrus L., cũng có ý kiến cho cây Xạ
đen này thuộc chi Ehretia L Do đó trong phần tổng quan này chúng tôi đề
cập đến cả chi Celastrus L. và chi Ehretỉa L.
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN Bố CỦA CHI Celastrus L.
1.1.1. Vị trí phân loại chi Celastrus L. [4, 20]
Magnoliophyta
Magnoliopsida
Rosidae
Celastrales
Celastraceae
Celastrus L.
1.1.2. Đặc điểm chung của họ Celastraceae [7]
> Tên Việt Nam: họ Dây gối.
> Cây gỗ to hoặc nhỡ, mọc đứng, đôi khi bò, cành đôi khi có gai.
> Lá đơn mọc đối hoặc mọc cách, thường dai, không có lá kèm hay lá
kèm sớm rụng.
> Hoa lưỡng tính haỵ tạp tính, thường họp thành xim. Tràng 4 -5 ,
cũng có trường hợp thiếu hẳn, dính nhau ở dưới đĩa mật, tiền khai lợp. Nhị 4 -
5, bao phấn hai ô, đĩa mật rõ nguyên hoặc phân thuỳ, rất ít khi thiếu.
> Bầu không cuống 3 - 5 ô, ít khi có 2 ô, vòi nhị ngắn hoặc không có,
đầu nhụy thường có hình tam giác. Mỗi ô của bầu chứa 2 noãn ngược.
> Quả nách hay quả hạch, hạt thường có áo hạt, đôi khi có cánh. Nội
nhũ phát triển, phôi thường rộng.

> Phân bố: Họ Celastraceae có 58 chi, trên 850 loài, phân bố toàn thế
giới: cả vùng ôn đới lẫn nhiệt đới. ở Việt Nam có 17 chi và 86 loài [20].
1.1.3. Đặc điểm chung của chi Celastrus L. [4, 7,11,15, 21]
> Cây bụi leo.
> Lá mọc sole, có cuống, có thể có lá kèm nhỏ và rụng sớm.
> Hoa lưỡng tính, cụm hoa chuỳ ở ngọn cành hoặc nách lá. Đài 5,
tràng 5, rộng. Đĩa tuyến mật rộng, lõm. Bộ nhị 5, gắn trên mép đĩa tuyến mật,
> Bầu không ngập sâu trong lòng đĩa, 2-4 ô, vòi nhụy ngắn, núm nhụy
chia 3 thuỳ, đôi khi có 3 múi vặn xoắn uốn cong lại, mỗi ô có 2 noãn, thẳng.
> Quả nang hình cầu hoặc hình trứng ngược, 1-3 ô, 1-6 hạt. Hạt được
bao bọc bởi áo hạt, có nội nhũ thịt.
> Phân bố: ơ ii Celastrus L. có 31 loài ở các vùng nhiệt đới tới ôn đới
[8], trong đó:
Theo thực vật chí Đông Dương [21], chi Celastrus L. phân bố ở
vùng nhiệt đới châu Á, Nhật Bản, úc và Bắc Mỹ, bao gồm các loài c.
paniculata Willd., c. laotica Pitard., c. tonkinensis Bitard. và c. hindsii
Benth. et Hook.
Theo thực vật chí Ấn Độ [15], chi Celastrus L. phân bố rải rác ở
vùng nhiệt đới của châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, úc và Bắc Mỹ, bao gồm
các loài c. paniculata Willd., c. stylosa Wall., c. venulosa Wall., c.
monosperma Roxb.
Cuốn Trung Quốc đại từ điển [22] đề cập đến 3 loài thuộc chi
Celastrus L. là c. stylosus Wall., c. angylaris Maxim, và c . flagellaris Rupr.
ở Việt Nam cũng thống kê được 8 loài thuộc chi Ceỉastrus L. là: c.
annamensis Tard., c. gemnata Loesn., c. hindsii Benth. et Hook., c. hookeri
Prain., c. monosperma Roxb., c. orbỉculatis Thunb., c. paniculatus Willd. và
C. stylosa Wall. var. loesineri Loes. [1, 4, 6, 7, 12, 14].
1.1.4. Đặc điểm một số loài thuộc chi Celastrus L.
1.1.4.1. Đặc điểm thực vật và phân bố của c. hindsii Benth. et Hook. [4,
6, 7, 10, 11, 14, 20,21]

> Tên Việt Nam: Dây gối Ẩi Độ, Dây gối Bắc, Thanh giang đằng,
Dây gối quả nâu,
> Cây bụi leo, nhánh non hình tròn, màu nâu sẫm.
> Lá mọc sole, phiến bầu dục hay xoan ngược, dài 7 - 12 cm, rộng 3-
5 cm, dai, gân phụ 7 cặp, mép lá có răng cưa, cuống dài 5 - 7mm.
> Chùm hoa ở ngọn hay lách lá, dài 5 - 10 cm, cuống hoa dài 2 -
4mm, hoa mẫu 5, cánh hoa màu trắng. Hoa cái có bầu 3 ô. Quả nang hình
trứng, dài Icm, khi nở nứt thành 3 mảnh. Hạt có áo hạt màu hồng.
> Cây ra hoa vào tháng 3-5, quả vào tháng 8-12.
> Cây phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Mianma, Ấn Độ, Srillanca,
Thái Lan và Indonexia, thường gặp trong rừng ở độ cao 1000 - 1500m. ở
nước ta, cây mọc từ Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình qua Thừa Thiên
Huế tới Gia Lai.
I.1.42. Đặc điểm thực vật và phán bô'của c. paniculatus Willd. [6, 7, 10,
II,14, 15]
> Tên Việt Nam: Dây gối, Dây Săng máu.
> Cây bụi leo. Cành non hình tròn, màu xám sẫm hoặc màu nâu, có
lông và những chấm trắng.
> Lá mọc so le, hình bầu dục thuôn, dài 4-19cm, rộng 2,5-6,5cm, gốc
gần tròn, đầu tù có mũi nhọn ngắn, mép khía răng nông, gân nổi rõ ở hai mặt,
cuống lá dài khoảng Icm.
> Cụm hoa mọc ở đầu ngọn thành chùm hoặc chuỳ, hoa tạp tính, màu
trắng, đài 5 răng có khía, hoặc lông mi ở mép, tràng 5 cánh tù, nhị 5, bầu hình
trứng.
> Quả nang, gần hình cầu, có đài tồn tại, nứt làm 3 mảnh, khi chín
màu nâu, hạt 3-6, có áo hạt màu vàng cam.
> Mùa hoa quả: Tháng 5-8.
> Phân bố: Dây Săng máu phân bố tương đối rộng rãi ở Ấn Độ,
Mianma, Nam Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Lào, Campuchia và khu vực
Đông Nam Á (trừ đảo Borneo). Cây có mặt cả ở New Caledonia và Australia,

ở Việt Nam, dây Săng máu chỉ có ở Đồng Nai và Lâm Đồng [6].
1.1.4.3. Đặc điểm thực vật và phân bố của c. annamensỉs Tardieu. [11]
> Tên Việt Nam: Gối Trung Bộ.
> Cây gỗ nhỏ, leo, cao đến 20m, nhánh không lông, nâu đen, có bì
khẩu trắng.
> Lá có phiến bầu dục, to 8-10 X 3-5cm, dai, không lông, láng, gân
phụ 5-6 cặp, mép có răng nằm, cuống Icm,
> Chuỳ hoa có cọng dài ở ngọn và nách lá, hoa nhiều.
> Quả nang đen, mảnh 3, vàng mặt trong, hột 1, dài 8mm.
> Phân bố: Kon Turn.
1.1.4.4. Đặc điểm thực vật và phân bố của c . orbiculatus Thunb. [6, 7,
11]
> Tên Việt Nam: Dây gối tròn, Gối tròn.
> Cây nhỡ, nhánh đen, có lỗ bì to, trắng.
> Lá rụng theo mùa, phiến xoan ngược hay tròn, dài 7-lOcm, rộng 4-
6cm, dai, màu lục hay nâu, gân bên 5-6 đôi, cuống Icm.
> Chuỳ hoa dài 3cm, không lông, nhánh mang 3-4 hoa, cuống hoa dài
đến 14mm.
> Quả nang hình bầu dục, cao 5mm, vàng, mảnh 3, mỗi mảnh chứa 1
hạt.
> Phân bố: Sa Pa, Ô Quỵ Hồ và Phan Xi Păng thuộc tỉnh Lào Cai. Cây
mọc trong rừng vùng cao.
12. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN Bố CỦA CHI Ehretỉa L.
1.2.1. VỊ trí phân loại chi Ehretia L. [8]
Magnoliophyta
Magnoliopsida
Lamiỉdae
Boraginales
Boraginaceae
Ehretia L.

1.2.2. Đặc điểm chung của họ Boragỉnaceae [8, 19]
> Tên Việt Nam: họ Vòi voi.
> Cây gỗ, cây bụi hay cây thảo có cành hình trụ.
> Lá đơn mọc so le, không có lá kèm. Đặc biệt trên thân và cả lá bao
phủ những lông cứng hoặc mềm. Trong biểu bì hoặc ngay dưới lông có nang
thạch.
> Hoa tập hợp thành cụm hoa xim một ngả bọ cạp. Những cụm hoa
này trước lúc nở hoa có hình xoắn ốc cuốn lại giống như đuôi bọ cạp, sau đó
duỗi thẳng ra dần và cụm hoa như cụm hoa chùm. Đôi khi những cụm hoa
hình xim đó lại tập hợp thành các loại cụm hoa hình chuỳ, hình ngù, hình đầu
và những cụm hoa phức tạp khác. Hoa hầu như luôn đều, hoa mẫu 5, rất ít khi
theo mẫu 4. Đài hợp nhiều hoặc ít, tồn tại trên quả, sau đó nó phát triển lớn
lên. Tràng có số cánh hoa bằng số lá đài, màu lơ hay hồng, hợp lại với nhau
thành hình ống dài hoặc hình ống ngắn và nhìn chung hình dạng tương đối
khác nhau, về phía trong, ở họng tràng thường có những vảy nhỏ mọc ra từ
tràng. Nhị luôn luôn dính với ống tràng, nhưng có phần chỉ nhị hoặc lớn, hoặc
nhỏ rời nhau. Nhụy gồm 2 lá noãn và lúc đầu là bầu trên, 2 ô, với 2 noãn trong
mỗi ô. Nhưng ngay sau đó, ở đa số các cây họ Vòi voi, mỗi ô của bầu lại được
sớm phân chia bằng một vách ngăn giả, do đó bầu nhụy trở thành có 4 ô chứa
mỗi ô một noãn. Do sự phát triển của các vách trong mỗi ô của bầu làm cho
bầu trở nên có 4 thuỳ, còn vòi nhụy đâm ra từ chỗ lõm giữa 4 thuỳ của bầu đó
(gọi là vòi nhụy đính gốc). Vòi nhụy thưòỉng mang ở phía trên một đầu nhụy,
và đầu nhụy hơi lõm, đôi khi cũng có 2 đầu nhụy.
> Khi quả chín thì các thuỳ của bầu tách nhau ra thành 4 quả hạch
nhỏ riêng biệt có một hạt. Hạt thường không có nội nhũ hay rất ít khi có nội
nhũ.
> Phân bố: Họ Vòi voi (Boraginaceae) là một họ khá lớn, có khoảng
100 chi và trên 2000 loài, phân bố rộng rãi ờ khắp nơi trên thế giới, nhưng chủ
yếu ở vùng ôn đới phía Bắc, đặc biệt ở Địa Trung Hải, Tây và Trung Á và Thái
Bình Dương thuộc Bắc Mỹ. ở nước ta hiện biết 9 chi, 28 loài, mọc khắp cả

nước [8, 17, 19].
1.2.3. Đặc điểm chung của chi Ehretia L. [8, 19].
> Cây bụi hoặc cây gỗ.
> Lá có cuống. Lá nguyên hay có răng cưa ở mép.
> Cụm hoa ngù hay chuỳ. Đài chia làm 5 thuỳ. Tràng hoa hình ống
hay hình chuông, hiếm khi hình phễu. Hoa mẫu 5. Chỉ nhị thò ra, bao phấn
hình trứng hay thiiôn dài. Bầu nhụy hình trứng, chia làm 2 ngăn, inỗi ngăn có
chứa 2 noãn. Vòi nhụy chẻ 2 , có 2 đầu nhụy, hình tròn hay thon dài.
> Quả hạch; màu vàng, cam, hay đỏ nhạt; hình cầu; nhẵn. Khi chín
vỏ quả trong chia làm 2 thuỳ, mỗi thuỳ có 2 hạt hoặc chia làm 4 thuỳ, mỗi
thuỳ có 1 hạt. Hạt cứng.
> Chi Ehretia L. có khoảng 50 loài, hầu hết phân bố ở Châu Phi và
Nam Á, Bắc Mỹ và vùng Caribbean có 3 loài, Trung Quốc có 14 loài.
1.2.4. Đặc điểm một sô loài thuộc chi Ehretỉa L. [ 11, 19]
1.2.4.1. Đặc điểm thực vật và phân bố của E. acuminata R. Br.
> Tên Việt Nam: Cùm rụm nhọn.
> Cây gỗ cao 12m, cành không lông.
> Lá có phiến xoan bầu dục, dài 7-15cm, không lông, mỏng, gân phụ
mảnh, 5-7 cặp, cuống dài 2-4cm.
> Hoa dạng chùm xim ờ chót đàu cành. Hoa nhiều, trắng thơm. Đài
2mm, tràng hoa hình thúng, cao 4mm, bộ nhị 5, bầu không lông, 4 ngăn.
> Quả hạch to 3-5mm, nhân 2, hột 4.
> Phân bố: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Australia, Việt Nam. ở
Việt Nam: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.4.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của E. dentata Courch.
> Tên Việt Nam: Cùm rụm răng.
> Cây gỗ nhỏ, leo, cành mảnh, không lông.
> Lá có phiến xoan thon ngược, dài 5-lOcm, có răng thưa ở phần trên,
xanh đậm mặt trên, cuống 5-7mm.
> Chùm xim nhỏ, gồm 2-3 hoa. Lá đài 4-5mm, tràng hoa hình thúng,

rộng 7mm. Chỉ nhị nhỏ phình ở đáy. Noãn không lông. Vòi nhụy 2, rời.
> Quả hạch to 5mm, nhân 1, hột 4.
> Phân bố: Trung Quốc, Việt Nam. ở Việt Nam: Trị An, Phước
Thành.
1.2.4.3. Đặc điểm thực vật và phân bố của E. asperula ZoIl. & Mor.
> Tên Việt Nam: Dót.
> Cây gỗ nhỏ, cao đến Im.
> Lá có phiến bầu dục thon, 4-10 X 2-5cm, đáy tròn, mép có răng hay
nguyên, gân phụ 6 cặp, cuống dài l,7cm.
> Chùm xim ở đầu cành, có vài lá nhỏ ở đáy. Hoa ống ngắn. Bộ nhị
5. Bầu không lông.
> Quả tròn, to 4-5mm, có 4 cạnh, hột 4.
> Phân bố: Indonesia, Việt Nam (Quảng Ninh, Hà Nội, Hoà Bình).
1.2.4.4. Đặc điểm thực vật và phân bố của E. laevis Roxb.
> Tên Việt Nam : Dót láng.
> Cây gỗ, cao đến 25m, cành không lông, láng.
> Lá có phiến bầu dục, to 10-12 X 6-7cm, đầu tròn, không lông, gân
phụ 6-7 cặp, cuống l,5-3cm.
> Chùm hoa chia nhánh, xim bọ cạp có lông. Hoa cao 3mm, cuống 1-
3mm, đài hình chuông, 5 răng, tràng hoa có ống 2mm, dài l,5mm. Bộ nhị 5,
b ầ u c ó l ô n g .
> Quả tròn, to 3-4mm, có 4 cạnh, hột 4.
> Phân bố: Lào, Ấn Độ, Myanma, Australia, Paskistan, Việt Nam.
1.2.4.5. Đặc điểm thực vật và phân bố của E. dỉchotoma Bl.
> Tên Việt Nam; Dót lưỡng phân.
> Cây gỗ , cành mảnh, không lông.
> Lá có phiến bầu dục thon, dài 10-20cm, mép nguyên, không lông,
gân phụ 5-7 cặp, cuống dài 1,5 cm.
> Chùm hoa chia nhánh mang xim bọ cạp dài l-l,5cm. Đài cao Imm,
5 răng, tràng hoa cao 3mm, có ống dài. Bộ nhị 5 gắn ở miệng ống.

> Quả hạch to 3 - 4mm.
> Phân bố ở Việt Nam: vùng Sài Gòn.
1.2.4.6. Đặc điểm thực vật và phân bố của E. longifolia Champ, in Hook.
> Tên Việt Nam: Dót lá dài.
> Cây gỗ, cao 3-4 m, cành không lông, láng.
> Lá có phiến bầu dục xoan ngược, to 12-15 X 4-7cm, gân phụ 5-6
cặp, không lông, cuống dài 12-17mm.
> Chùm hoa ở ngọn và nách lá. Hoa cao Icm, đài 5 răng dài bằng ống,
tràng hoa trắng, ống không lông, cao 6-7mm. Bộ nhị 5 gắn trên miệng tràng.
Bầu không lông.
> Phân bố ở Việt Nam: từ Cao Lạng đến Thanh Hoá.
1.2.4.7. Đặc điểm thực vật và phân bố của E. macrophylla Wall, ex Roxb.
> Tên Việt Nam: Dót lá to.
> Cây gỗ nhỏ, cành không lông.
> Lá có phiến xoan ngược , to 11-15 X 6,5-8cm, đầu tròn, đáy nhọn,
mép có răng to, không đều, gân phụ 5-7 cặp, cuống dài 2-3cm.
> Chùm xim ở đầu cành, cao lOcm, nhánh dài 6-7cm. Hoa không
cong , dài Imm. Vòi nhụy 2.
> Quả to 15mm, nhân 2 , tròn.
1.3. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
1.3.1. Thành phần hoá học của chi Cể/asírMs L.
Hiện nay, có rất ít nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Celastrus
L., chủ yếu tập trung vào 2 loài c. hindsii Benth. và c. paniculatus Willd.
- Theo tài liệu [14], c. panicuỉatus: hạt chứa dầu béo. Dầu này có thể
chia thành các phân đoạn lipid như triglycerid bình thường 20,2%, ester không
glycerid phân cực 23,5% và ester không glycerin không phân cực 11,9%. Tỷ
lệ % các phân đoạn của acid béo chủ yếu là acid palmitic theo thứ tự 25,1;
40,0; 12,7; 58,2; acid stearic: 6,7; 4,5; 0; 15,8; acid oleic: 46,1; 24,8; 4,7;
14,2; acid linoleic: 15,4; 14,7; 11,7; 0. Các thành phần chính của phân đoạn
triglycerid bình thường gồm palmito - oleopalmitin 6,8%, palmito _

oleobinolein 7,0%, stearodiolein 6,1%, triolein 8,0% và dioleolinolein 7,6%.
Hơn nữa sự phân đoạn triglycerid cho thấy 59,6% các acid béo no được liên
kết ở vị trí 2 của glycerol. Phân đoạn tan trong nước của phần xà phòng hoá từ
dầu béo của hạt chứa 4,4 - dimetyl - 1,3 - dioxan - ol. Dầu béo của hạt còn
có ip, 6a, 8Ị3 - triacetoxy - 9a - (P - phurancarbonyloxy) - p -
dihydroagarofuran và Ip, 6a - diacetoxy - 9|3 - benzoyloxy - 8|3 -
cinamoyloxy - p - dihydroagarophuran.
vỏ rễ chứa các triterpenoid celastrol, pristmerin, zeylasteron và
zeylasteral.
- Theo tài liệu [18], c. hindsii có ip, 2p, 6a, 15Ị3 - tetracetoxy - sp,
9a - dibenzoyloxy - p - dihydro - agaroíuran 3 ( Celahin D) và 3 triterpen là
loranthol, lupenone, priedelinol. Công thức cấu tạo của chúng đã được chứng
minh bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân 2D.
- Theo tài liệu [20], c. hindsii có chứa hợp chất sesquiterpen
(celahinine A, emarginatine A, E, celahine A, B, c, D) và hợp chất triterpen
(mayteníolone A, celasdine A, B, c, íriedeline và canophyllol).
1.3.2. Thành phần hoá học của chi Ehretìa L.
Cho tới nay chúng tôi chưa tìm được tài liệu về thành phần hoá học
của chi Ehreia L.
1.4. TÁC DỤNG SINH HỌC
1.4.1. Tác dụng sinh học của các loài trong chi Celastrus L.
❖ ở Việt Nam, chi Celastrus L. có 8 loài, trong đó có 4 loài dùng làm
thuốc theo kinh nghiệm dân gian và nghiên cứu khoa học như sau [7,14]:
> c. paniculatus: cao chiết từ hạt có tác dụng chống sinh tinh và dầu
hạt có tác dụng trên hệ thần kinh. Cả hai tác dụng này đã được nghiên cứu trên
chuột cống trắng. Tuy nhiên có tài liệu nghiên cứu lại cho biết nó có tác dụng
an thần và trấn tĩnh. Ngoài ra c. paniculatus còn một số tác dụng khác: chống
viêm cấp tính trên mô hình gây phù chân chuột và tác dụng giảm đau trong
nghiệm pháp gây đau bằng nhúng đuôi chuột vào nước nóng khi cho chuột
uống cao.

Ngoài ra, lá của cây có tác dụng giải độc thuốc phiện, vỏ gây sẩy
thai. Nhựa cây được xem như thuốc giải độc khi ngộ độc thuốc phiện, hạt
dùng ngoài làm thuốc đắp hoặc dùng trong làm thuốc uống trị thấp khófp,
thống phong, bại liệt, phong cùi, sốt rét.
> c. orbiculatus: dây dùng chữa: thiên đầu thống, nôn tháo cấp tính,
đau bụng, trĩ đầy hơi, bế kinh. Rễ dùng chữa phong thấp đau nhức xương,
sưng tấy nhiều. Cành, lá, quả còn dùng làm thuốc sát trùng.
> c. hindsii: rễ và vỏ cây được dùng làm thuốc trị kinh nguyệt không
đều, bế kinh, viêm gan và bệnh lậu.
> c. gemmatus: lá, vỏ thân được dùng làm thuốc trị gân cốt tê đau, tay
chân yếu mỏi, trẻ em kinh phong, chứng sa và bệnh lỵ.
> c. monospermusi: hạt được sử dụng làm thuốc gây nôn.
❖ Hiện nay, đang nổi lên tác dụng điều trị ung thư của cây có tên là “Xạ
đen” (theo kinh nghiệm của một thầy lang người Mường ở Hoà Bình) và theo
nghiên cứu của GS.TSKH Lê Thế Trung thì cây này có tên khoa học là c.
hindsii. Đề tài này đã nghiên cứu đánh giá được tác dụng hỗ trợ dự phòng và
điều trị ung thư của bài thuốc phối họrp dịch chiết của c. hindsii (KIO) và
Phylamin [13]. Ngoài ra tác dụng chống ung thư của cây c. hindsii cũng được
các nhà khoa học Đài Loan nghiên cứu.
1.4.2. Tác dụng sinh học của các loài trong chi Ehretia L.
Theo tài liệu [16] có đề cập đến E. philippines, nước sắc của rễ và
vỏ cây được dùng như nước súc miệng cho người đau răng. Lá cây được đắp
lên chỗ sưng trên mặt. Lá và vỏ thân cây nghiền vụn được dùng để đắp lên chỗ
sưng đau cho đến khi khỏi. Nước sắc của vỏ thân hay cả rễ có tác dụng tốt
trong điều trị bệnh ỉa chảy và bệnh lỵ đi ỉa có ra máu. Một loài Philippine
khác được dùng để hạ sốt. ở Đài Loan,
E. acuminata
R. Br. var. obovata
(Lindl.) Johnston {E. taiwaniana Nak.) được nghiền nhỏ để đắp lên chỗ sưng.
PHẦN 2: THựC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ

2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
- Dược liệu thu hái ở Hoà Bình, gồm:
+ Mẫu cành tươi mang hoa, quả để phân tích hình thái và giám định
tên khoa học.
+ Mẫu cành tươi mang hoa, quả để làm tiêu bản mẫu cây khô.
+ Mẫu cành tươi mang lá để nghiên cứu hoá học. Dược liệu đem phơi,
sấy khô, cho vào túi PE đóng kín, để nơi khô ráo. Một phần dược liệu tươi
được cắt thành từng đoạn nhỏ, bảo quản trong cồn 50°.
- Thời điểm thu hái: tháng 9 năm 2005.
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu
2.1.2.1. Các máy và thiết bị dùng trong nghiên cứu
- Kính hiển vi quang học Leica với các VK 4x, lOx, 40x, lOOx tại bộ
môn Thực vật, trường Đại học Dược Hà Nội.
- Kính lúp soi nổi Kruss - optronic tại bộ môn Thực vật, tnrófng Đại
học Dược Hà Nội.
- Máy ảnh kỹ thuật số Canon - Power Shot S40 tại bộ môn Thực vật,
trường Đại học Dược Hà Nội.
- Phần mềm đồ họa Adobe Photoshop 7.0.
- Bộ dụng cụ phân tích hình thái thực vật tại bộ môn Thực vật, trường
Đại học Dược Hà Nội.
- Máy cất quay BUCHIROTAVAPOR R-200 tại bộ môn Dược liệu,
trường Đại học Dược Hà Nội.
Máy xác định độ ẩm Precisa HA60 tại bộ môn Dược liệu, trường
Đại học Dược Hà Nội.
- Máy đo phổ tử ngoại UV- VIS Spectrophotometer carry (Australia)
tại phòng thí nghiệm Trung tâm, trường Đại học Dược Hà Nội.
- Máy đo phổ hồng ngoại FT- IR Spectrophotometer 1650- Perkin
(USA) tại phòng thí nghiệm Trung tâm, trường Đại học Dược Hà Nội.
2.I.2.2. Hóa chất

- Hoá chất sử dụng trong nghiên cứu hoá học đạt tiêu chuẩn tinh khiết
phân tích.
- Dung môi: ethanol, methanol, n-hexan, ethylacetat, chloroform
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
2.1.3.1. Nghiên cứu về thực vật
❖ Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật bằng phương pháp mô tả theo
phương pháp ghi trong tài liệu:
- Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc [5].
❖ Giám định tên khoa học:
- Sử dụng các khoá phân loại tới họ và chi theo nguyên tắc lưỡng
phân [19, 20].
- Đối chiếu với mô tả trong các tài liệu chuyên sâu về thực vật.
- So sánh, đối chiếu với mẫu tiêu bản trong phòng tiêu bản HNIP (Đại
học Dược Hà Nội) và lEBR (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật - Trung tâm
Khoa học tài nguyên và công nghệ Quốc gia).
- Tham khảo các chuyên gia thực vật học.
Vi phẫu được cắt, tẩy, nhuộm kép theo tài liệu:
- Thực tập dược liệu - phần vi học [3].
- Kiểm nghiệm dược liệu bằng phưcíng pháp hiển vi [12].
Quan sát cấu tạo vi phẫu, bột dược liệu bằng kính hiển vi [5].
2.1.3.2. Nghiên cứu về hoá học
♦t* Định tính các nhóm chất hữu cơ chính trong dược liệu theo tài liệu:
- Bài giảng dược liệu, Tập I và II [2].
- Thực tập dược liệu - phần hóa học [3].
- Phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc [9].
❖ Định tính Flavonoid trong dược liệu bằng SKLM, dùng bản mỏng tráng
s ẵ n S i l i c a g e l G F 2 5 4 ( M e r c k ) .
Xác định hàm lượng cắn trong từng phân đoạn bằng phương pháp cân.
❖ Phân lập các chất bằng sắc ký cột, dùng Silicagel cỡ hạt 40-60//m
(Merck).

❖ Nhận dạng các chất phân lập được dựa vào phổ hồng ngoại (IR), phổ tử
ngoại (UV).
2.2. THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ
2.2.1. Kết quả nghiên cứu về thực vật
Cây Xạ đen thu hái ở Hoà Bình đã được làm tiêu bản mẫu khô, nộp tại
phòng tiêu bản HNIP - Trường Đại học Dược Hà Nội, với mã số tiêu bản:
HNIP/ 15020106 (Phụ lục 1).
2.2.1.1. Mô tả hình thái cáy
- Cây bụi leo, cao khoảng 2-3m. Cành già màu xanh nâu, nhẩn , cành
non có lông.
- Lá đơn, mọc so le, cuống dài l-l,2cm, có lông, hơi vặn và có phình
ở gốc cuống. Phiến lá hình trứng, 9-12cm X 4-5cm, mép nguyên hoặc khía
răng trên cùng một cây, gân 5 - 6 cặp.
- Cụm hoa: chùm xim ở đầu cành. Hoa trắng, nhỏ, cao 0,3 - 0,4cm,
cuống 0,2cm. Đài 5, cao 0,lcm, hàn liền ở 1/3-1/2 chiều dài, xanh, có lông.
Tràng 5, hàn liền phần lớn chiều dài, thuỳ 5, khi nở cánh xoè ra dạng đĩa. Bộ
nhị 5, rời, đính trên tràng, dài khoảng 0,4-0,5cm. Bao phấn đính lưng. Bộ nhụy
gồm 2 lá noãn hàn liền, 1 bầu, 1 vòi. Vòi nhụy hàn liền khoảng 3/5 chiều dài ở
phía dưới, đính trên đỉnh bầu, phần trên phân 2 nhánh, mỗi nhánh mang một
núm nhụy.
- Quả thịt, màu xanh. Khi chín đỏ cam. Có 4 hạt cứng.
- Cây ra hoa vào tháng 5 đến tháng 10-11, kết quả vào tháng 7-12.
2.2.1.2. Giám định tên khoa học
Dựa trên các đặc điểm về thực vật đã mô tả ở trên, sử dụng khoá phân
loại theo tài liệu [19, 21] để tra tới chi ( phụ lục 1).
=> Kết luận giám định; Cây thuốc mang tên ”Xạ đen” thu hái ở Hoà
Bình có tên khoa học: Ehretỉa sp., Boragỉnaceae.
2.2.1.3. Đặc điểm vi phẫu.
❖ Vỉ phẫu lá (Hình 2.5, Phụ lục 2):
> Gân lá: Gân trên phẳng, ít lồi, gân dưới lồi nhiều. Biểu bì trên

cấu tạo từ một hàng tế bào hình chữ nhật và biểu bì dưới cấu tạo từ một hàng
tế bào hình tròn, kích thước rất nhỏ, xếp xít nhau, đều đặn, bên ngoài có phủ
lớp cutin. Mô mềm gồm các tế bào thành mỏng, hình tròn hoặc đa giác, kích
thước to nhỏ khác nhau, xếp lộn xộn. Bên trong các tế bào mô mềm có rất
nhiều tinh thể canxioxalat hình cầu gai. Các đám sợi nằm rải rác quanh bó libe
gỗ. Bó gỗ xếp thành 1 cung gỗ lớn nằm giữa gân lá, bao bên ngoài là cung
libe. Trong libe có rất nhiều tinh thể canxioxalat hình cầu gai kích thước nhỏ
hơn. Trong cùng là mô mềm ruột, có chứa một vài tinh thể canxioxalat.
> Phiến lá: Biểu bì trên gồm một lớp tế bào hình chữ nhật xếp xít
nhau. Tế bào biểu bì dưới nhỏ hơn, mang lông đơn bào. Sát biểu bì trên là một
lớp mô giậu hình chữ nhật xếp vuông góc với bề mặt lá. Mô khuyết chiếm 2/3
bề dày phiến lá, lác đác có tinh thể canxioxalat.
❖ Vi phẫu thân'. Mặt cắt vi phẫu thân hình tròn. Từ ngoài vào trong có:
Biểu bì ở phần thân non hoặc bần ở phần thân già. Biểu bì thường có 1 hàng tế
bào hình chữ nhật nhỏ hơi lồi về phía ngoài, xếp xít nhau, có phủ lớp cutin ở
bên ngoài. Sát biểu bì là phần mô mềm vỏ gồm các tế bào hình đa giác xếp
lộn xộn, phần mô mềm sát libe gỗ có rất nhiều tinh thể canxioxalat. Tiếp theo
là các bó sợi có thành dày hoá gỗ. Libe cấp 2 cấu tạo bởi những tế bào nhỏ,
xếp thành 1 vòng tròn liên tục không đều, bên trong có chứa tinh thể
canxioxalat hình cầu gai có kích thước nhỏ. Gỗ tạo thành vòng tròn hơi vuông,
có bề dày bằng 1/4 - 1/5 bề dày thân. Các mạch gỗ xếp thành hàng. Mô mềm
ruột cấu tạo bởi các tế bào hình trứng hoặc đa giác, có thành mỏng, kích thước
lófn. Tế bào càng vào trong càng to dần. Rải rác trong tế bào mô mềm có các
tinh thể canxioxalat hình cầu gai. (Hình 2.6, Phụ lục 2).
2.2.1.4. Đặc điểm bột.
❖ Bôt lá: Màu xanh nhạt. Soi dưới kính hiển vi thấy các đặc điểm sau:
mảnh biểu bì gồm các tế bào dày, mang lỗ khí (1); lông che chở đa bào (2);
mảnh mạch xoắn (3); sợi xếp thành bó (4); tinh thể canxioxalat hình cầu gai
(5). (Hình 2.7, Phụ lục 2).
♦> Bôt thân: Có màu vàng nhạt. Soi dưới kính hiển vi thấy có các đặc

điểm sau: sợi xếp thành bó (1), mảnh mạch vạch (2), mạch xoắn (3), bần cấu
tạo bởi các tế bào thành dày (4), mảnh mô mềm mang tinh thể canxioxalat
hình cầu gai (5). (Hình 2.8, Phụ lục 2).
2.2.2. Kết quả nghiên cứu vê thành phần hoá học
2.2.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ
❖ Đinh tính Alcaloid
Cho khoảng 3 g bột dược liệu vào bình nón dung tích lOOml, thấm ẩm
dược liệu bằng dd. amoniac đặc. Đậy kín trong 30 phút. Cho 15ml Qiloroform
lắc đều, ngâm 12 giờ. Lọc lấy dịch chiết cho vào bình gạn. Sau đó lắc kỹ với
lOml dd. H2SO4 IN. Gạn lấy dịch chiết acid, cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống
Iml dịch chiết.
Ống 1 : Nhỏ 2-3 giọt TT. Mayer không có tủa trắng.
Ống 2: Nhỏ 2-3 giọt TT. Dragendorff
ống 3: Nhỏ 2-3 giọt TT. Bouchardat không có tủa nâu.
(Phản ứng âm tính)
Kết luận: Dược liệu không có Alcaloid.
❖ Đỉnh tính Flavonoid
Cho 5g bột dược liệu vào bình nón, thêm 50ml cồn 90°, đun cách thuỷ
10 phút, lọc nóng. Dùng dịch lọc làm các phản ứng:
> Phản ứng Cyanidin: Cho 2ml dịch chiết vào một ống nghiệm,
thêm một ít bột Magie kim loại, rồi cho 4-5 giọt HCl đặc. Đun cách thuỷ vài
phút, thấy dung dịch chuyển từ màu xanh sang đỏ đậm (Phản ứng dương
tính).
> Phản ứng với kiềm:
- Phản ứng với NH3: Nhỏ 1 giọt dịch chiết lên tờ giấy lọc, sấy khô,
rồi hơ trên miệng lọ có chứa amoniac đặc đã mở nút, thấy màu vàng của vết
đậm lên (Phản ứng dương tính).
- Phản ứng với NaOH: Cho vào ống nghiệm Iml dịch chiết, thêm
vài giọt dd. NaOH 10%, thấy xuất hiện tủa và màu vàng của dịch chiết tăng
lên rõ rệt (Phản ứng dương tính).

> Phản ứng vói FeClj 5%: Cho vào ống nghiệm Iml dịch chiết,
thêm 2-3 giọt dd. FeClj 5% thấy xuất hiện màu xanh đen (Phản ứng dương
tính).
> Phản ứng với AICI3 3% trong cồn: Cho vào ống nghiệm Iml dịch
chiết, thêm 2-3 giọt dd. AICI3 3% trong cồn thấy xuất hiện màu vàng ánh xanh
(Phản ứng dương tính).
Kết luận: Dược liệu có Flavonoid.
♦t* Đinh tính Savonỉn
> Hiện tượng tạo bọt: Cho vào ống nghiệm to 0,5g bột dược liệu,
thêm 5ml nước, đun sôi nhẹ, lọc nóng. Dịch lọc cho vào ống nghiệm to, thêm
10ml nước. Lắc mạnh trong 1 phút theo chiều dọc ống nghiệm. Để yên, quan
sát hiện tượng tạo bọt, thấy cột bọt không bền sau 15 phút (Phản ứng âm tính).
> Hiện tượng phá huyết: Cho 0,5g bột dược liệu vào 20ml dung
dịch NaCl 0,9%, đun sôi cách thuỷ trong 30 phút, lọc nóng, dịch lọc để làm
thí nghiệm sau: nhỏ 1 giọt máu bò 2 % đã loại fibrin lên lam kính, đậy lamen.
Quan sát dưới kính hiển vi thấy hồng cầu còn nguyên, không có hiện tượng bị
vỡ ra khi dịch chiết thấm vào (Phản ứng âm tính).
Kết luận: Dược liệu không có Saponin.
❖ Đinh tính Anthranoid
> Phản ứng Bortrager: Cho 3g bột dược liệu vào bình nón dung tích
lOOml, thêm 50ml dd. H2SO4 10%, đun sôi cách thuỷ trong 15 phút. Lọc nóng
vào bình gạn. Để nguội rồi lắc với 5ml ether ethylic. Gạn lấy phần ether cho
vào 2 ống nghiệm, mỗi ống Iml dịch chiết.
Ống 1: Thêm Iml NH4OH 10% -> 2 lớp dung môi trong suốt.
Ống 2: Thêm Iml NaOH 10% -> 2 lớp dung môi trong suốt.
(Phản ứng âm tính).
> Vi thăng hoa: Đặt Ig bột dược liệu trên nắp nhôm. Hơ nhẹ trên
ngọn lửa đèn cồn đến khi bay hơi hết nước trong dược liệu. Đặt lên miệng nắp
nhôm một lam kính, trên lam kính có để một miếng bông tẩm nước lạnh. Hơ
nắp nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. Sau 5-10 phút, lấy lam kính ra để nguội. Soi

dưói kính hiển vi, không thấy xuất hiện tinh thể (Phản ứng âm tính).
Kết luận: Dược liệu không có Anthranoid.
Đinh tính Glycosid tỉm
Cho lOg bột dược liệu vào bình nón dung tích lOOml, thêm 60ml cồn
20°, lắc đều để qua đêm. Gạn lấy dịch chiết, loại tạp bằng chì acetat 30% dư.
Để lắng, lọc. Loại chì acetat dư bằng dd. Na2SƠ4 bão hoà đến khi không còn
tủa với Na2SƠ4 nữa. Lọc lấy dịch lọc vào bình gạn. Lắc kỹ 2 lần với
Chloroform, mỗi lần 20ml. Gạn lấy dịch Chloroform vào cốc có mỏ, bốc hơi
cách thuỷ đến khô. Hoà tan cắn trong 5ml cồn 90° để làm phản ứng:
> Phản ứng Liebermann: Cho Iml dịch chiết vào ống nghiệm, cô
cách thuỷ đến cắn. Thêm Iml anhydrid acetic, lắc đều cho đến khi tan hết cắn.
Đặt nghiêng ống nghiệm 45°, thêm từ từ theo thành ống Iml dd.
H2SO4 đặc để
dịch lỏng trong ống nghiệm phân thành 2 lớp. Thấy không xuất hiện 1 vòng
tím đỏ ở mặt phân cách giữa hai lớp chất lỏng (Phản ứng âm tính).
> Phản ứng Baijet: Cho Iml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm 0,5ml
thuốc thử Baijet mới pha (gồm 1 phần dd. acid picric 1% và 9 phần dd. NaOH
10%), không thấy xuất hiện màu đỏ cam (Phản ứng âm tính).
> Phản ứng Legal: ƠIO Iml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm 5 giọt
dd. Natri nitroprussiat 1% và 2 giọt dd. NaOH 10%. Lắc đều, không thấy xuất
hiện màu đỏ (Phản ứng âm tính).
Kết luận: Dược liệu không có Glycosid tim.
❖ Đỉnh tính Coumarín
Cho 3g bột dược liệu vào bình nón lOOml, thêm 30ml cồn 9QP. Đun
cách thuỷ sôi trong 5 phút. Lọc nóng, dịch lọc thu được dùng làm phản ứng:
> Phản ứng mở đóng vòng lacton: Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống
Iml dịch chiết:
Ống 1: Thêm 0,5ml dd. NaOH 10%
Ông 2: Để nguyên.
Đun cả 2 ống nghiệm đến sôi, để nguội. Quan sát thấy:

Ống 1: Tủa đục màu vàng.
Ống 2: Trong.
Thêm vào cả 2 ống nghiệm, mỗi ống 2 ml nước cất. Lắc đều, thấy:
Ống 1: Kết tủa không tan
Ống 2: Có tủa đục.

×