Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy sản tân phong phú bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 78 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

  






HỌ TÊN TÁC GIẢ
NGÔ THỊ QUẾ HIỀN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN THỦY SẢN
TÂN PHONG PHÚ - BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp
Mã số ngành: 52340101






Tháng 12 - 2013

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



  


Họ Tên: NGÔ THỊ QUẾ HIỀN
MSSV: LT11509


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN THỦY SẢN
TÂN PHONG PHÚ - BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340101

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
HUỲNH THỊ CẨM LÝ






Tháng 12 - 2013
Luận Văn Tốt Nghiệp

i
LỜI CẢM TẠ

- - -- - -

Qua thời gian đƣợc học tập tại trƣờng Đại Học Cần Thơ cùng với
thời gian thực tập tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên
Thủy Sản Tân Phong Phú – Bạc Liêu, đến nay, bài luận văn tốt nghiệp
của em đã hoàn thành. Em xin gửi đến quý thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản
Trị Kinh Doanh lời cảm ơn chân thành nhất, các thầy cô đã truyền đạt cho
em những kiến thức quí báu giúp em có một hành trang vững chắc để bắt
đầu một chặng đƣờng mới. Em xin cảm ơn cô Huỳnh Thị Cẩm Lý –
ngƣời đã hƣớng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Em cũng xin gởi lời cảm ơn đến các anh, chị ở phòng kinh doanh
của công ty đã dành nhiều thời gian giúp đỡ và hƣớng dẫn, cung cấp số
liệu giúp em hoàn thành bài luận văn này.
Bài luận văn tuy đã hoàn thành nhƣng do kiến thức của bản thân
còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
đƣợc ý kiến đóng góp của quí thầy cô để đề tài đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Sau cùng em xin chúc các thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh
Doanh đƣợc nhiều sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giảng dạy. Xin
chúc Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Thủy Sản Tân
Phong Phú – Bạc Liêu hoạt động ngày càng hiệu quả và phát triển.
Cần Thơ, ngày

. tháng

năm 2013
Ngƣời thực hiện



Ngô Thị Quế Hiền










Luận Văn Tốt Nghiệp

ii



TRANG CAM KẾT
- - - - -- - - -

Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng
cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày

. tháng

năm 2013
Ngƣời thực hiện




Ngô Thị Quế Hiền





























Luận Văn Tốt Nghiệp

iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP



.
.
.
.
.
.
.
. .
.
.
.
.
.
. .
.
.
.
. . .
. . . .



Bạc Liêu, ngày .. tháng  năm 2013.

Thủ trƣởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)








Luận Văn Tốt Nghiệp

iv

MỤC LỤC
CHƢƠNG1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Phạm vi không gian 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu 2
1.4 Lƣợc khảo tài liệu 2
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 4
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Khái niệm của xuất khẩu 4
2.1.2 Vai trò của xuất khẩu 4

2.1.3 Các hình thức của xuất khẩu 5
2.1.4 Tìềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 7
2.1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu 11
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 14
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 15
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV THỦY SẢN
TÂN PHONG PHÚ – BẠC LIÊU 18
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV THỦY SẢN TÂN PHONG
PHÚ – BẠC LIÊU 18
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 18
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự 19
3.1.3 Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chủ lực của công ty 21
Luận Văn Tốt Nghiệp

v
3.1.4 Quy trình chế biến sản phẩm và quy trình xuất khẩu của công ty 21
3.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2013 28
3.2 ĐỊNH HƢỚNG VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
TRONG THỜI GIAN TỚI 30
CHƢƠNG 4: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH
XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY TNHH MTV
THỦY SẢN TÂN PHONG PHÚ – BẠC LIÊU 32
4.1 HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẢU TÔM CỦA CÔNG TY TNHH MTV
THỦY SẢN TÂN PHONG PHÚ – BẠC LIÊU 32
4.1.1 Hoạt động thu mua nguyên liệu của công ty TNHH MTV thủy sản
Tân Phong Phú – Bạc Liêu 32
4.1.2 Hoạt động chế biến sản phẩm tại công ty TNHH MTV thủy sản
Tân Phong Phú – Bạc Liêu 32

4.1.3 Tình hình xuất khẩu tôm của công ty TNHH MTV thủy sản
Tân Phong Phú – Bạc Liêu từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2013 33
4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
TÔM CỦA CÔNG TY TNHH MTV THỦY SẢN TÂN PHONG PHÚ – BẠC
LIÊU 45
4.2.1 Các yếu tố đầu vào 45
4.2.2 Các yếu tố đầu ra 46
4.2.3 Khả năng cạnh tranh 47
4.2.4 Chính sách đối với hàng nhập khẩu của các nƣớc nhập khẩu 47
4.2.5 Tỷ giá hối đoái 48
4.3 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT 49
CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY TNHH MTV THỦY SẢN
TÂN PHONG PHÚ – BẠC LIÊU 57
5.1 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY TNHH
MTV THỦY SẢN TÂN PHONG PHÚ 57
Luận Văn Tốt Nghiệp

vi

5.1.2 Mặt tích cực 57
5.1.3 Mặt hạn chế 58
5.2 CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC THÚC ĐẨY HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT
KHẨU THỦY SẢN 58
5.3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÔM CỦA
CÔNG TY TNHH THỦY SẢN TÂN PHONG PHÚ 59
5.3.1 Về nguyên liệu 59
5.3.2 Về nguồn lực 59
5.3.3 Về chiến lƣợc Giá cả 60

5.3.4 Ổn định chất lƣợng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm 61
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
6.1 KẾT LUẬN 62
6.2 KIẾN NGHỊ 62
6.2.1 Đối với nhà nƣớc 62
6.2.2 Đối với công ty 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64










Luận Văn Tốt Nghiệp

vii
DANH MỤC BIỂU BẢNG


Bảng 2.1 Sản lƣợng thủy sản thời kì 2010-2012 8
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến tháng 6
năm 2013 28
Bảng 4.1 Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty từ năm 2011
đến 6 tháng đầu năm 2013 33
Bảng 4.2 Sản lƣợng xuất khẩu theo các hình thức xuất khẩu của công ty từ
năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 35

Bảng 4.3 kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các thị trƣờng 36
Bảng 4.4 Số lƣợng xuất khẩu theo mặt hàng của công ty từ năm 2011 đến tháng
6 năm 2013 40
Bảng 4.4 Ma trận SWOT 50


















Luận Văn Tốt Nghiệp

viii
DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1 Kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam giai đoạn năm 2006-2012 10

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức……………………………………………………… 19
Hình 3.2 Quy trình chế biến sản phẩm……………………………………… 22
Hình 3.3 Quy trình xuất khẩu tôm của công ty……………………………….26
Hình 3.4 Kết Quả Kinh Doanh Của Tân Phong Phú
Từ Năm 2011-6T201…………………………………………………….……29
Hình 4.1 Sản lƣợng và kim ngạch của Tân Phong Phú
từ năm 2011đến tháng 6 năm 2013……………………………………………34
Hình 4.2 Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của Tân Phong Phú………………… 38
Hình 4.3 Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của công ty năm 2011……………… 38
Hình 4.4 Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của công ty năm 2012……………… 38
Hình 4.6 Cơ cấu sản lƣợng xuất khẩu của Tân Phong Phú………………… 41
Hình 4.7 Giao dịch thanh toan bằng L/C của công ty……………………… 44













Luận Văn Tốt Nghiệp

ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
HACCP: Hệ thống phân tích mối nguy tại điểm kiểm soát giới hạn
BRC: Tiêu chuẩn Thực phẩm toàn cầu
ISO 22000: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
HALAL: Tiêu chuẩn thực phẩm cho ngƣời Hồi Giáo
GMP: Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất
VASEP: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
QM: Nhân viên quản lý chất lƣợng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
CFR: Tiền hàng và cƣớc phí
FOB: Giao lên tàu
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
VSATTP: Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
WTO: Tổ chức thƣơng mại thế giới
NN & PTNT: Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn
IQF: Dây chuyền cấp đông nhanh.
Block: Hệ thống lạnh cấp đông tôm - block
ĐVT: Đơn vị tính
HĐNT: Hợp đồng ngoại thƣơng
NHPH: Ngân hàng phát hành
NHTB: Ngân hàng thông báo
NHXT: Ngân hàng xuất trình




Luận Văn Tốt Nghiệp

1


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây xuất khẩu đang có vai trò hết sức quan trọng
trong việc tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc. Trong đó xuất khẩu thủy sản là một
trong những thế mạnh của Việt Nam. Theo báo cáo mới nhất của bộ Công
thƣơng, xuất khẩu thủy sản của tháng 6 năm nay ƣớc đạt 560 triệu USD, tăng
8,3% so với cùng kỳ năm 2012. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2013, tổng giá trị xuất
khẩu thủy sản ƣớc đạt 2.861 tỉ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2012.
Riêng đối với giá trị xuất khẩu tôm trong tháng 6 vừa rồi đạt 239,366 triệu
USD tăng 18,5% so với tháng 6/2012. Nhờ giá trị xuất khẩu lớn, xuất khẩu tôm
đã chiếm gần 40% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành thủy sản và đƣợc xem
là mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam hiện nay.
Với lợi thế có bờ biển dài 56 km, một vùng biển giàu tiềm năng, nguồn lợi
hải sản rất phong phú và đa dạng nhƣ tôm, cua, cá, ốc…. Trên địa bàn tỉnh Bạc
Liêu đã có hơn 20 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản
xuất khẩu, sản lƣợng chế biến trong năm 2012 đạt 32.286 tấn chiếm tỷ lệ
121,84% so kế hoạch tăng 15,89% so cùng kỳ năm 2011 (trong đó: tôm đông
lạnh đạt 29.656 tấn, thủy sản khác đạt 2630 tấn). Tỉnh đã và đang tiến hành
nhiều dự án đầu tƣ nhằm duy trì vị thế của mình. Đặc biệt, việc Việt Nam gia
nhập chính thức Tổ Chức Thƣơng Mại Thế Giới năm 2007, đã tạo cho nƣớc ta
có nhiều cơ hội để phát triển. Bên cạnh những cơ hội nƣớc ta cũng phải đối mặt
với nhiều thách thức đó là sản xuất hàng hóa của nƣớc ta phải tuân thủ theo
những quy định chung và luật lệ nghiêm ngặt từ WTO. Hàng loạt các rào cản
về kỹ thuật đƣợc dựng lên ở các nƣớc xuất khẩu cùng với những khó khăn về
vốn, chi phí sản xuất… Trong đó có các qui định về quản lý chất lƣợng sản
phẩm. Chất lƣợng sản phẩm không những ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ
ngƣời tiêu dùng mà còn đóng vai trò quan trọng quyết định uy tín của thƣơng
hiệu sản phẩm của bất kì quốc gia nào đang xuất khẩu trên thị trƣờng quốc tế.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy sản Tân Phong Phú – Bạc
Liêu đã có những đóng góp không nhỏ trong việc xuất khẩu thủy sản của tỉnh,
đặc biệt là đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm. Tuy nhiên, tỉ trọng giá trị
xuất khẩu tôm của công ty trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam vẫn
còn thấp vì bên cạnh những ƣu đãi về điều kiện tự nhiên và thành tựu đạt đƣợc
thì việc xuất khẩu tôm cũng đối mặt với không ít những khó khăn nhƣ tình
trạng thiếu nguồn cung ứng nguyên liệu của thị trƣờng trong nƣớc, qui định của
Luận Văn Tốt Nghiệp

2
thị trƣờng xuất khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe…. Vì
thế, nghiên cứu “Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên thủy sản Tân Phong Phú – Bạc Liêu” là một vấn đề
hết sức cần thiết để có thể tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu, nâng cao sản lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng tôm xuất khẩu của công ty,
từng bƣớc nâng cao vị thế của công ty trong ngành thủy sản Việt Nam và trên
trƣờng quốc tế. Đây cũng là lý do em thực hiện đề tài này.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở tìm hiểu tình hình xuất khẩu tôm của công ty để thấy đƣợc những
thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ những khó khăn mà công ty gặp phải trong hoạt
động xuất khẩu của mình. Từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả xuất khẩu của công ty cũng nhƣ ngành thủy sản Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty từ năm 2011 đến tháng 6 năm
2013.
- Phân tích các yếu tố tác động đến tình hình xuất khẩu tôm của công ty.
- Đánh giá tình hình xuất khẩu tôm của công ty TNHH MTV thủy sản Tân
Phong Phú trong thời gian qua.
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu tôm cho công ty.

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
- Đề tài nghiên cứu trong phạm vi công ty TNHH MTV thủy sản Tân Phong
Phú – Bạc Liêu.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu lấy số liệu từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2013.
- Đề tài đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12/08/2013 đến ngày
09/12/2013
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu tôm của công ty TNHH MTV
thủy sản Tân Phong Phú.
1.4 Lƣợc khảo tài liệu
Trong đề tài "phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần
Luận Văn Tốt Nghiệp

3
Phú Cường Jostoco" (Liêu Kim Thúy 2010) tác giả phân tích hoạt động xuất
khẩu ở phạm vi một công ty và tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê
mô tả và phƣơng pháp thống kê so sánh kim ngạch xuất khẩu để thấy đƣợc tình
hình xuất khẩu hàng thủy sản của công ty trong những năm qua. Trong quá trình
phân tích tác giả cũng nêu lên vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với kinh tế đất
nƣớc. Tác giả viết: “Hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt
Nam bởi Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về mặt địa hình và khí hậu – đó
là một tiềm năng dồi dào để phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Hiện
nay, mặt hàng thủy sản nƣớc ta đứng thứ 4 trong số các mặt hàng xuất khẩu
hàng đầu trên thế giới (chỉ sau dầu thô, dệt may và giày dép).”
Với đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản
Sóc Trăng – Stapimex” tác giả Trần Thị Ngọc Hân (2010) tập trung chủ yếu vào
việc phân tích tình hình xuất khẩu tôm thông qua sản lƣợng và giá trị xuất khẩu
tôm của công ty. Tác giả sử dụng ma trận EFE để phân tích các nhân tố ảnh

hƣởng đến hoạt động xuất khẩu tôm từ đó giúp doanh nghiệp đánh giá đƣợc các
yếu tố môi trƣờng bên ngoài tác động đến doanh nghiệp đồng thời tác giả còn sử
dụng ma trận IFE để phân tích môi trƣờng nội bộ của doanh nghiệp giúp doanh
nghiệp nhận thấy đƣợc lợi thế cạnh tranh cần khai thác và điểm yếu cần cải
thiện. Cuối cùng là tiến hành phân tích SWOT tác giả liệt kê các điểm mạnh,
điểm yếu, nguy cơ và cơ hội của công ty sau đó kết hợp chúng lại với nhau để
đƣa ra các chiến lƣợc phù hợp với tình hình, điều kiện hiện tại công ty đang
đối mặt. Tác giả viết: “Các thị trƣờng châu Á nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc,
Singapore…có triển vọng nhập khẩu tôm mạnh. Xuất khẩu tôm sang Mỹ và
Nhật thời gian tới vẫn đƣợc đánh giá là lạc quan, đặc biệt là Mỹ. Đây là cơ hội
tốt cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu tôm vào thị trƣờng thế giới”
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP 2013)
"trong 7 tháng qua, trong khi giá trị xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chủ lực
khác nhƣ cá tra, cá ngừ, cá các loại khác, nhuyễn thể và cua ghẹ đều giảm so
với cùng kỳ năm ngoái, thì riêng xuất khẩu tôm vẫn tăng trƣởng". Cụ thể là
xuất khẩu tôm năm 2013 có thể đạt kỷ lục mới 2,4 tỷ USD, chỉ trong 7 tháng
đầu năm xuất khẩu tôm đạt giá trị xấp xỉ 1,4 tỷ USD (tăng 5%), còn xuất khẩu
cá tra chỉ đạt 985 triệu USD (giảm 0,6%), cá ngừ 336 triệu USD (giảm 2,1%)
và cá các loại khác 458 triệu USD (giảm 4,8%), nhuyễn thể 277 triệu USD
(giảm 17,3%)…
Luận Văn Tốt Nghiệp

4

CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm của xuất khẩu
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nƣớc ngoài trên cơ sở
dùng tiền tệ làm phƣơng tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là

hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa (bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng
hóa vô hình) trong nƣớc. Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hóa giữa các
quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra biên giới của quốc gia hoặc
thị trƣờng nội địa và khu chế xuất ở trong nƣớc.
Xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động cơ bản của ngoại thƣơng, nó xuất
hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển. Từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi
hàng hóa giữa các nƣớc, cho đến nay hoạt động xuất khẩu đã rất phát triển và
đƣợc thể hiện qua nhiều nhình thức khác nhau. Hoạt động xuất khẩu ngày càng
diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành và trong các lĩnh vực của
nền kinh tế.
2.1.2 Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất
nƣớc, điều này đƣợc thể hiện trong các vai trò sau:
- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn ngoại tệ quan trọng để đảm bảo nhu cầu nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, tăng trƣởng
kinh tế và tích lũy ngoại tê (để đảm bảo chắc chắn hơn nhu cầu nhập khẩu
trong tƣơng lai).
- Xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy
sản xuất phát triển. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công
nghiệp phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới.
- Xuất khẩu còn có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản
xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng thế giới về năng suất, chất
lƣợng, quy cách, giá cả. Để tồn tại, đứng vững và phát triển thì các nƣớc phải
đổi mới trang thiết bị công nghệ, lao động phải đƣợc nâng cao tay nghề, học
hỏi kinh nghiệm sản xuất tiên tiến để tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho hàng hóa
nƣớc mình nhằm đứng vững, phát triển trên thị trƣờng và chống trả đƣợc sự
cạnh tranh quyết liệt của hàng hóa các nƣớc khác.
Luận Văn Tốt Nghiệp

5

Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lƣơng thực, thực phẩm,
cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ngành Thuỷ sản đã góp phần đảm
bảo an ninh lƣơng thực thực phẩm, đáp ứng đƣợc yêu cầu cụ thể là tăng nhiều
đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nói Ngành Thuỷ sản đóng vai trò quan
trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho ngƣời dân.
- Xuất khẩu còn làm tăng hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo ra một môi
trƣờng kinh doanh thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, tăng khả năng khai
thác lợi thế của một quốc gia.
- Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công
ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Sản xuất hàng hóa sẽ thu hút hàng
triệu lao động vào làm việc, tạo ra thu nhập ổng định, đồng thời tạo ra ngoại tệ
để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nhân dân.
- Hoạt động xuất khẩu làm cho các quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn, làm tiền đề
thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế giữa các nƣớc trên thế giới, nâng cao
địa vị và vai trò của một quốc gia trên trƣờng quốc tế.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu đƣợc coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc để
phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nhất là
trong điều kiện hiện nay xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra mạnh
mẽ trên toàn thế giới và nó là cơ hội cho mỗi quốc gia hội nhập vào nền kinh tế
thế giới và khu vực.
2.1.3 Các hình thức xuất khẩu
Phƣơng pháp xuất khẩu thông thƣờng nhất là bán trực tiếp và bán gián tiếp.
Trong trƣờng hợp bán gián tiếp nhà xuất khẩu phải thông qua các tổ chức hoặc
cá nhân để làm trung gian. Trong việc bán hàng trực tiếp, nhà xuất khẩu phải
làm ăn trực tiếp với một nhà nhập khẩu nƣớc ngoài.
2.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức kinh doanh mà trong đó ngƣời mua và
ngƣời bán tiến hành trao đổi trực tiếp với nhau để thỏa thuận về các điều khoản
hợp đồng.
Thông qua xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp có thể thu đƣợc lợi nhuận

cao hơn do giảm đƣợc các chi phí trung gian, việc xuất khẩu diễn ra nhanh
chóng và mang lại hiệu quả cao hơn. Với vai trò là ngƣời bán trực tiếp, doanh
nghiệp có thể nâng cao uy tín của mình. Hơn thế các doanh nghiệp còn có thể
khắc phục đƣợc những thiếu sót và có điều kiện để chủ động thâm nhập vào thị
trƣờng thế giới. Tuy nhiên để tham gia hình thức xuất khẩu này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải ứng trƣớc một lƣợng vốn khá lớn, có đội ngũ cán bộ chuyên
Luận Văn Tốt Nghiệp

6
nghiệp, giao tiếp tốt, đƣợc đào tạo một cách cơ bản, nắm vững và tinh thông
những nghiệp vụ về thị trƣờng ngoại thƣơng, tâm huyết với nghề và có kinh
nghiệm.
2.1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hoá ra thị trƣờng nƣớc ngoài
thông qua các trung gian xuất khẩu nhƣ ngƣời đại lý hoặc ngƣời môi giới. Đó
có thể là các cơ quan, văn phòng đại diện, các công ty ủy thác xuất nhập khẩu
Xuất khẩu gián tiếp sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà xuất khẩu,
đồng thời khiến nhà xuất khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho ngƣời trung
gian. Tuy nhiên, trên thực tế phƣơng thức này đƣợc sử dụng rất nhiều, đặc biệt
là ở các nƣớc kém phát triển, vì các lý do:
- Ngƣời trung gian thƣờng hiểu biết rõ thị trƣờng kinh doanh còn các nhà kinh
doanh thƣờng rất thiếu thông tin trên thị trƣờng nên ngƣời trung gian tìm đƣợc
nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn.
- Ngƣời trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực cho nên nhà xuất
khẩu có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong quá trình vận tải.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức
sau đây:
- Các công ty quản lý xuất khẩu (Export Management Company - EMC)
Công ty quản lý xuất khẩu là công ty quản trị xuất khẩu cho các công ty khác.
Các nhà xuất khẩu nhỏ thƣờng thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nƣớc ngoài hoặc

không đủ khả năng về vốn để tự tổ chức bộ máy riêng. Do đó, họ thƣờng phải
thông qua EMC để xuất khẩu sản phẩm của mình. Các EMC không mua bán
trên danh nghĩa của mình. Tất cả các đơn chào hàng, hợp đồng chuyên chở
hàng hóa, lập hóa đơn và thu tiền hàng đều thực hiện với danh nghĩa chủ hàng.
Thông thƣờng, chính sách giá cả, các điều kiện bán hàng, quảng cáo… là do
chủ hàng quyết định. Các EMC chỉ giữ vai trò cố vấn, thực hiện các dịch vụ có
liên quan đến xuất nhập khẩu và khi thực hiện các dịch vụ trên EMC sẽ đƣợc
thanh toán bằng hoa hồng.
Một khuynh hƣớng mới của EMC hiện nay, đặc biệt là những công ty có
quy mô lớn là thƣờng mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất và mang bán ra nƣớc
ngoài để kiếm lời.
Nói chung, khi sử dụng các EMC các nhà xuất khẩu ít có quan hệ trực tiếp
với thị trƣờng, cho nên sự thành công hay thất bại của công ty xuất khẩu phụ
thuộc rất nhiều vào chất lƣợng dịch vụ của EMC mà họ lực chọn.
Luận Văn Tốt Nghiệp

7
- Nhà ủy thác xuất khẩu (Export Commission House):
Những ngƣời hoặc tổ chức ủy thác thƣờng là đại diện cho những ngƣời mua
nƣớc ngoài cƣ trú trong nƣớc của nhà xuất khẩu. Nhà ủy thác xuất khẩu hành
động vì lợi ích của ngƣời mua và ngƣời mua trả tiền ủy thác. Khi hàng hóa
chuẩn bị đặt mua, nhà ủy thác lập phiếu đặt hàng với nhà sản xuất đƣợc chọn
và họ sẽ quan tâm đến mọi chi tiết có liên quan đến quá trình xuất khẩu.
Bán hàng cho các nhà ủy thác là một phƣơng thức thuận lợi cho xuất khẩu.
Việc thanh toán thƣờng đƣợc đảm bảo nhanh chóng cho ngƣời sản xuất và
những vấn đề vận chuyển hàng hóa hoàn toàn do các nhà đƣợc ủy thác xuất
khẩu chịu trách nhiệm.
- Qua môi giới xuất khẩu (Export Broker):
Môi giới xuất khẩu thực hiện chức năng liên kết giữa nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu. Nhà xuất khẩu sẽ ủy nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt động liên kết

này của họ. Ngƣời môi giới thƣờng chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một
nhóm hàng nhất định.
- Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant):
Hãng buôn xuất khẩu thƣờng đóng tại nƣớc xuất khâu và mua hàng của
ngƣời chế biến hoặc nhà sản xuất và sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ
để xuất khẩu và chịu mọi rủi ro liên quan đến xuất khẩu. Nhƣ vậy, các nhà sản
xuất thông qua các hàng buôn xuất khẩu để thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài.
Phƣơng thức thực hiện chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng thế giới từ sản xuất
trong nƣớc là một chiến lƣợc đƣợc nhiều doanh nghiệp nƣớc ta sử dụng.
2.1.4 Tìềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
2.1.4.1Tiềm năng khai thác và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
Nƣớc ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đƣờng biển dài hơn 3.260 km
kéo dài suốt chiều dài lãnh thổ từ Bắc xuống Nam, nên rất thuận lợi phát triển
hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Hệ thống sông ngòi dày đặc là môi
trƣờng thuận lợi cho thủy sản nƣớc ngọt phát triển. Với 12 đầm phá và các eo
vịnh, 112 cửa sông, lạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển. Trong nội địa hệ
thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ thủy lợi, thủy điện, đã tạo cho
nƣớc ta có tiềm năng lớn về mặt nƣớc với khoảng 1.700.000 ha trong đó có
811.700 ha mặt nƣớc ngọt, 635.400 ha mặt nƣớc lợ cửa sông ven biển và
khoảng 300.000 – 400.000 ha, eo, vịnh, đầm phá ven biển có thể sử dụng vào
nuôi trồng thủy sản chƣa đƣợc quy hoạch.
Luận Văn Tốt Nghiệp

8
Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị
kinh tế. Trữ lƣợng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản
lƣợng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm. Trên 1.600 loài giáp xác, sản
lƣợng cho phép khai thác 50.000 – 60.000 tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển,
tôm hùm và tôm he, cua biển, ghẹ. Nhuyễn thể có trên 25000 loài trong đó có ý
nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc, sản lƣợng cho phép khai thác

60.000 – 70.000 tấn/năm. Có trên 650 loài rong biển, rong kinh tế chiếm 14%
(90 loài), trong đó sản lƣợng cho phép khai thác 45.000 – 50.000 tấn tƣơi/năm.
Bên cạnh đó còn nhiều đặc sản quý nhƣ bào ngƣ, đồi mồi, ngọc trai… Có
những sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã trở thành đặc sản trên thị trƣờng thế
giới.
Theo số liệu đã công bố của Tổng cục thống kê, GDP của ngành thủy sản
giai đoạn 2005-2009 tăng từ 7.715 tỷ lên 11.689 tỷ đồng. Nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 3,34%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007
tăng 3,72%; giai đoạn 2008-2010 tăng 3,09%. Nuôi trồng thủy sản ngày càng
phát triển không ngừng về số lƣợng, chất lƣợng cũng nhƣ tính chủ động trong
sản xuất.
Bảng 2.1 Sản lƣợng thủy sản thời kì 2010-2012
ĐVT: Nghìn tấn
Năm
Sản lƣợng
thủy sản
Chia ra
Khai thác
Nuôi trồng
2010
5.127,6
2.420,8
2.706,8
2011
5.200
2.200
3.000
2012
5.876
2.676

3.200
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ bảng số liệu cho ta thấy sản lƣợng thủy sản tăng đều qua các năm riêng
về sản lƣợng khai thác có tăng nhƣng không đều và thấp hơn so với sản lƣợng
nuôi trồng.
Cụ thể tổng sản lƣợng thủy sản năm 2010 đạt 5.157,6 nghìn tấn, tăng 6,4%
so với năm 2009; trong đó, sản lƣợng khai thác đạt 2.450,8 nghìn tấn, tăng
7,6% so với cùng kỳ và đạt 102,1% kế hoạch năm; sản lƣợng nuôi trồng đạt
2.706,8 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ và đạt 102,1% kế hoạch năm.
Với tình hình thời tiết trên biển khá thuận lợi cho hoạt động khai thác hải
sản tạo điều kiện cho ngƣ dân bám biển dài ngày. Ngƣ dân đƣợc hƣớng dẫn
Luận Văn Tốt Nghiệp

9
khai thác hiệu quả và an toàn trên vùng biển, xu hƣớng vƣơn khơi khai thác
ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó tình hình nuôi trồng thủy sản năm 2010 nhìn
chung không đƣợc thuận lợi, chịu ảnh hƣởng của thời tiết nắng nóng, phát sinh
nhiều dịch bệnh, cuối tháng 9-10/2010 tình hình lũ lụt xảy ra tại các tỉnh miền
Trung gây nhiều thiệt hại cho bà con nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, nhiều địa
phƣơng đã chỉ đạo, khuyến khích các hộ nuôi đã nhanh chóng khắc phục thiệt
hại, kịp thời thả giống vụ mới, sớm ổn định tình hình nuôi nên sản lƣợng thủy
sản nuôi năm 2010 đạt sản lƣợng khá cao.
Sản lƣợng thủy sản năm 2011 đạt 5.200 nghìn tấn, tăng 4,4% so với kế
hoạch năm và 1,4% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lƣợng khai thác đạt 2.200
nghìn tấn, đạt kế hoạch và bằng 90,9% so với cùng kỳ; sản lƣợng nuôi trồng
đạt 3.000 nghìn tấn, tăng 7,8% so với kế hoạch năm và 10,8% so với cùng kỳ.
Trong năm 2011 mô hình sản xuất trên biển theo tổ, đội đã đƣợc ngƣ dân quan
tâm, thực hiện và đạt đƣợc hiệu quả cao. Công tác quản lý tàu cá đƣợc thực
hiện tƣơng đối tốt đảm bảo an toàn hoạt động trên biển và phòng tránh thiên
tai.

Tổng sản lƣợng thủy sản năm 2012 ƣớc đạt 5.876 nghìn tấn, tăng 8,5% so
với năm 2011. Sản lƣợng nuôi trồng đạt 3.200 nghìn tấn. Cụ thể, diện tích thả
nuôi tôm nƣớc lợ 658 nghìn ha, sản lƣợng đạt 500 nghìn tấn (tăng 0,9%). Diện
tích bị bệnh là 104 nghìn ha, tăng 3,2% so với năm 2011. Diện tích nuôi cá tra
đạt 5,6 nghìn ha (tăng 1,8%). Diện tích đã thu hoạch là 4,3 nghìn ha. Sản lƣợng
cá ƣớc đạt 1,19 triệu tấn (tăng 3,4%), năng suất bình quân 274 tấn/ha. Năm
2012, cả nƣớc có 1.529 cơ sở sản xuất giống tôm sú, giảm 319 cơ sở; có 185 sơ
sở giống tôm chân trắng, giảm 71 cơ sở; sản xuất đƣợc hơn 37 tỷ tôm sú và gần
30 tỷ tôm thẻ giống.
Về khai thác, tổng sản lƣợng khai thác thủy sản ƣớc đạt 2.672 nghìn tấn,
tăng 10,6% so với cùng kỳ, trong đó khai thác hải sản ƣớc đạt 2,4 triệu tấn
(tăng 9,6%). Hiện, cả nƣớc có khoảng 3.500 tổ, đội với khoảng 21.500 tàu cá
tham gia và 136.000 lao động; thành lập gần 20 nghiệp đoàn đánh cá.
Ngành thủy sản có tốc độ tăng trƣởng rất nhanh so với các ngành kinh tế
khác. Quy mô của ngành thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của Ngành
Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân.
2.1.4.2 Tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trƣờng thế
giới
Từ đầu những năm 1980, nghành thủy sản đi đầu trong cả nƣớc về mở rộng
quan hệ thƣơng mại sang những khu vực thị trƣờng mới trên thế giới. Năm
1996, ngành thủy sản mới chỉ có quan hệ thƣơng mại với 30 nƣớc và vùng lãnh
Luận Văn Tốt Nghiệp

10
thổ trên thế giới. Cho tới nay, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu
đến đi 160 thị trƣờng khác nhau. Tốp 10 thị trƣờng nhập khẩu thủy sản chính
của Việt Nam gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng
Kông, ASEAN, Australia, Canada, Mexico và Nga chiếm 85% giá trị xuất
khẩu. (Hiệp Hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2012).
Năm 2005, EU là thị trƣờng trong tốp 3 của thủy sản Việt Nam sau Nhật và

Mỹ, chiếm tỷ trọng bình quân 15%/kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Từ năm
2007 đến năm 2011, EU là thị trƣờng số 1 của thủy sản Việt Nam, nhƣng năm
2012, thị trƣờng này đã tụt hạng xuống hàng thứ hai (sau Mỹ) với kim ngạch
1,135 tỷ USD, giảm 15% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, kim
ngạch xuất khẩu thủy sản vào EU chỉ đạt 512 triệu USD, giảm 7,8% so cùng
kỳ năm rồi.
Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc có nguồn lợi thủy, hải
sản giàu có và phong phú trong khu vực và trên thế giới và có tốc độ tăng
trƣởng thủy sản nhanh nhất. Trong quá trình phát triển, thủy sản đã có những
đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Cơ
cấu sản xuất nông - lâm - thủy sản chuyển dịch theo hƣớng nâng cao năng xuất
- chất lƣợng - hiệu quả - giá trị gắn với thị trƣờng.

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Hình 2.1: Kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam giai đoạn năm 2006-2012
Năm 2007,Việt Nam chính thức gia nhập WTO, xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam liên tục đạt đƣợc mức kim ngạch và tốc độ tăng khả quan trừ năm
2009. Cụ thể, khởi điểm năm 2006, xuất khẩu thủy sản đạt gần 3,4 tỷ USD, có
Luận Văn Tốt Nghiệp

11
mức tăng trƣởng cao 22,6%. Sang năm 2007, con số này đạt 3,76 tỷ USD, tăng
12,1% so với năm trƣớc, trung bình mỗi tháng Việt Nam xuất khẩu 74,5 nghìn
tấn thủy sản tƣơng đƣơng 313 triệu USD. Chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2008 ự suy thoái của nền kinh tế và sự tăng giá
của các mặt hàng thủy sản sẽ tiếp tục ảnh hƣởng không nhỏ đến sức tiêu thụ
thủy sản, hầu hết các mặt hàng đều giảm giá nhƣng kim nghạch xuất khẩu thủy
sản Việt Nam vẫn tăng trƣởng tốt, tổng sản lƣợng xuất khẩu năm 2008 là 1.236
nghìn tấn, trị giá 4,51 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lƣợng và 19,8% về giá trị

so với cùng kỳ năm trƣớc. Đến năm 2009, do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh
tế thế giới, xuất khẩu nhóm hàng này bị suy giảm (giảm 5,7%) với mức kim
ngạch là 4,25 tỷ USD. Trong năm 2010 và năm 2011, xuất khẩu thủy sản khởi
sắc với mức kim ngạch và tốc độ tăng lần lƣợt là 5,02 tỷ USD, 18% và 6,11 tỷ
USD, 21,8%. Đến năm 2012 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 6,09 tỷ USD, giảm
nhẹ 0,4% (tƣơng ứng giảm 24 triệu USD về số tuyệt đối) so với năm 2011.
Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo hai loại hình này đạt 5,77 tỷ USD,
giảm nhẹ 1% so với năm trƣớc và chiếm 95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
ngành hàng này của cả nƣớc.
Trong nhiều năm qua, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể, các loại thủy sản đông lạnh và các
loại thủy sản khô. Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nƣớc ta ngày càng
đƣợc bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị cao nhƣ: cá ngừ, nghêu và một số đặc
sản khác.
Hoạt động xuất khẩu thủy sản có thể đƣợc coi là thành quả quan trọng nhất
của ngành thủy sản Việt Nam. Xuất khẩu thủy sản đã góp phần xác định vị trí
quan trọng của ngành thủy sản đối với nền kinh tế đất nƣớc, từng bƣớc đƣa thủy
sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Việc đổi mới công nghệ đã giúp cho các doanh nghiệp nói chung và các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng có điều kiện đa dạng hóa các mặt
hàng xuất khẩu, làm cho cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nƣớc ta đã
có những thay đổi tích cực. Trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam,
con tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu, tiếp theo là cá tra, cá basa luôn
giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động xuất khẩu thủy sản nhiều năm qua.
2.1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu
2.1.5.1 Thị trƣờng
Thị trƣờng là tập hợp các khách hàng thực hiện và tiềm năng, có nhu cầu
với sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động thƣơng mại mà doanh nghiệp có dự án
kinh doanh. Trong mối quan hệ với các nhân tố của môi trƣờng kinh doanh và

×