Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu tự đánh giá của sinh viên trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh về phẩm chất nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.74 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
_________________




NGUYỄN THỊ MỸ LINH



NGHIÊN CỨU TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VỀ PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP





Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 80


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU








Thành phố Hồ Chí Minh – 2007

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại theo nền
kinh tế thị trường, đồng thời đang từng bước gia nhập vào nền kinh tế thế giới. Mặt
khác, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã đặt ra yêu cầu xã hội cần có một đội ngũ
nhân lực trí tuệ để hội nhập nền kinh tế quốc tế. Muốn đạt được mục tiêu đó bước đầu
của khâu đào tạo là cung cấp được nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng được nhu cầu
phát triển các mặt của xã hội.
Trong hoạt động của con người, để thực hiện có hiệu quả công việc con

người cần có một số phẩm chất tâm lý đặc trưng phù hợp với hoạt động nghề nghiệp
của mình. Như vậy, vấn đề đặt ra đối với các cơ sở đào tạo, nhất là đối với các trường
đại học – nơi đào tạo các chuyên gia trong những lĩnh vực khoa học công nghệ cần tổ
chức chương trình đào tạo phát triển năng lực nghề nghiệp của mỗi ngành nghề cụ
thể. Có như vậy, sinh viên ra t
rường mới có những phẩm chất nghề nghiệp phù hợp
và đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của t
hị trường lao động xã hội.
Cùng với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng phát triển với nhiều đóng góp lớn lao vào sự
nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân cũng như đã đào tạo và cung cấp
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế xã hội. Với vị trí là một trường đại
học đào tạo đa ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, quy m

ô đào tạo rất lớn, hơn 45.000 sinh
viên hàng năm (chính quy và không chính quy), vì vậy, vấn đề nghiên cứu tìm hiểu
những phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế là cần thiết trong
giai đoạn hiện nay.
Với ý nghĩa nêu trên, chúng tôi thấy đề tài “Nghiên cứu tự đánh giá của sinh
viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh về phẩm chất nghề nghiệp” cần
được thực hiện.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng tự đánh gi
á của sinh viên
Đại học Kinh tế về phẩm chất nghề nghiệp và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc hình
thành các phẩm chất nghề nghiệp, từ đó đề xuất một số biện pháp để hình thành một
số phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tài liệu để xác định một số vấn đề lý luận về đặc điểm tâm lý của
sinh viên và phẩm chất nghề nghiệp
- Khảo sát thực trạng tự đánh giá của sinh viên trường Đại học Kinh tế về phẩm
chất nghề nghiệp của ngành kinh tế.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tổ chức nội dung giáo dục phẩm chất nghề
nghiệp cho sinh viê
n trường Đại học Kinh tế
4. KHÁCH THỂ – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Khách thể: Sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đối tượng: Sự tự đánh giá một số phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Mặc dù đa số sinh viên tự đánh giá về các phẩm chất nghề nghiệp một cách
tích cực và các yếu tố như giới tính, nơi cư trú và việc đi làm thêm có
ảnh hưởng
đến kết quả tự đánh giá, nhưng các phẩm chất nghề nghiệp trên cơ sở tự đánh giá
của sinh viên vẫn khác so với yêu cầu mục tiêu đào tạo của trường.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp dưới đây được sử dụng:
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc sách, tham khảo tài liệu và các vấn đề có

liên quan, phục vụ cho việc viết cơ sở lý luận.
6.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, gồm:
- 1 phiếu thăm dò mở nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các phẩm chất
nghề nghiệp, được xây dựng trên cơ sở kết quả điều tra sơ bộ ban đầu qua trao đổi
với sinh viên, giáo viên và tham khảo tài liệu
- 1 phiếu thăm dò kín (thang đo) nhằm
tìm hiểu mức độ tự đánh giá của sinh
viên về các phẩm chất nghề nghiệp.
6.3. Phương pháp thống kê: phục vụ cho việc xử lý kết quả thu được từ bảng phỏng
vấn, thang đo, bao gồm:
- Thống kê tần số (Frequency)
- Tính điểm trung bình (Mean)
- Phân tích biến lượng (Anova)
- So sánh trung bình (F - test)
trong phần mềm SPSS for Win 11.0

7. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nội dung tự đánh giá của sinh viên qua các
khía cạnh đặc biệt chiếm vị trí quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của lứa
tuổi này là những phẩm chất tâm lý phù hợp với nghề nghiệp tương lai của họ như:
đạo đức, học tập, giao tiếp xã hội, ý chí, đặc điểm
cá nhân, xu hướng nhân cách và
cảm xúc. Sinh viên được chọn là những người đang chuẩn bị vào Giai đoạn chuyên
ngành (Sinh viên năm thứ 2).
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài nội dung của phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 2 chương sau:

Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2. Thực trạng tự đánh giá về phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên trường
Đại học Kinh tế TP.HCM.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Từ lâu trong xã hội đã chú trọng đến việc đảm bảo cho lao động nghề có được
những phẩm chất phù hợp với nghề. Để xác định những phẩm chất tâm lý phù hợp
với đặc điểm nghề nghiệp cá nhân, cần phải tính đến những thiên hướng và năng lực
của bản thân; phải biết những phẩm chất cá nhân có phù hợp với những yêu cầu mà
nghề đó quy định hay không;
trong đó phải xét đến các khả năng về thể chất, đặc
điểm tính cách, hứng thú, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,… và bao hàm cả lĩnh vực tình
cảm và ý chí.
Để đảm bảo cho con người tham gia vào hoat động nghề nghiệp có được các
phẩm chất tâm lý phù hợp với nghề cao, người ta đã quan tâm ngay từ khâu tuyển
chọn. Năm 1883, nhà Tâm lý học Anh F.Galton đã dùng test chẩn đoán nhân cách để
phục vụ cho việc tư vấn nghề; năm
1908, nhà Tâm lý học Mỹ F.Parsons cũng dùng
test và angket để nghiên cứu năng lực học sinh nhằm mục đích hướng nghiệp; năm
1912, giáo sư G.Munsterberg – Giám đốc phòng thí nghiệm trường Đại học tổng hợp
Harward- đã soạn thảo bảng hướng dẫn tuyển chọn về mặt tâm lý những người làm
nghề điện thoại viên.
Ơ Li
ên Xô đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, từ những năm 20
của thế kỷ XX, việc nghiên cứu tâm lý phục vụ cho tuyển chọn, tư vấn và đào tạo
nghề rất được chú trọng. Năm 1921, phòng thí nghiệm tâm lý chuyên nghiên cứu
nhân cách học sinh phục vụ hướng nghiệp được thành lập trong Viện nghiên cứu lao
động trung ương và Viện nghiên cứu lao động toàn Ucraina; năm 1927, Hội nghị toàn
liên bang về tâm

sinh lý lao động và tuyển chọn nghề được tổ chức ở Mátxcơva,
nhiều nhà tâm lý học nổi tiếng như E.A.Climôp, V.I.Segurôva… đã đi sâu nghiên cứu
về xu hướng, về hứng thú nghề nghiệp như là phẩm chất quyết định hiệu quả hoạt
động nghề [23, tr.52]; ngoài ra còn có nghiên cứu về mặt tâm lý của một loạt các
nghề phổ biến và xây dựng những phương pháp xác định sự phù hợp nghề nghiệp của
con người. Những nghiên cứu này được tiến hành cho học sinh trước khi bước
vào
chọn nghề, để tránh sự lãng phí trong đào tạo khi các em lựa chọn nghề không đúng
với hoàn cảnh thực tế của mình. Từ năm 1970 ở các trường Lêningrat, tiến hành
nghiên cứu nhân cách của học sinh lớn bằng cách phát hiện thiên hướng nghề nghiệp
của các em với sự giúp đỡ của Viện bồi dưỡng Giáo viên,…
Riêng đối với ngành sư phạm, tác giả Ph.N.Gôlôbin có công trình nghiên cứu
về “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên”, ông đã vạch ra được những phẩm
chất tâm lý chủ yếu quyết định sự thành công trong công tác của người giáo viên, qua
đó đề ra những yêu cầu nghề nghiệp làm cơ sở giúp cho sinh viên, giáo viên rèn
luyện và phát triển năng lực sư phạm phù hợp.
Đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa khuynh hướng, hứng thú nghề nghiệp và
kết quả học tập của sinh viên học viện Quân y” của tác giả Nguyễn Si
nh Phúc được
đăng trên Tạp chí Tâm lý học 5/1999, bàn về mối quan hệ giữa phẩm chất nghề
nghiệp và kết quả học tập. Tác giả tập trung khảo sát mối quan hệ giữa 3 yếu tố
khuynh hướng nghề, hứng thú nghề và kết quả học tập. Tuy nhiên phần tìm hiểu xu
hướng nghề nghiệp trên sinh viên của tác giả khá đơn giản,
chỉ điều tra bằng những câu
hỏi về mức độ yêu thích đối với nghề nghiệp chớ không bàn gì đến các phẩm chất nghề
nghiệp.
Đề tài “Nghiên cứu mức độ phù hợp của kỳ thi tuyển sinh vào trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí minh với kết quả học tập của học sinh ở lớp 12 và kỳ thi
tú tài” do tác giả Đoàn Văn Điều làm
chủ nhiệm. Đây là đề tài cấp cơ sở mã số 2000-

06, ĐHSP TPHCM, 2001, do một số giảng viên khoa Tâm lý – Giáo dục của trường
Đại học Sư phạm thực hiện, cũng đề cập đến sự tự đánh giá của sinh viên về xu
hướng nghề nghiệp và kết quả học tập. Công trình tập trung nghiên cứu những vấn đề
xoay quanh đầu vào của sinh viên trúng tuyển vào Đại học Sư phạm năm 2000, trong
đó có vấn đề “tự đánh giá phù hợp với nghề”, “tự đánh giá c
ác phẩm chất sư phạm”
của sinh viên và chỉ số tương quan giữa các yếu tố trên với kết quả học tập bậc phổ
thông và kết quả tuyển sinh đại học. Do khách thể nghiên cứu của đề tài là những
sinh viên năm thứ nhất, nên những đánh giá cũng chưa khái quát cao về các phẩm
chất đặc trưng của n
ghề sư phạm.
Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số B91-38-06, Viện Nghiên cứu phát triển giáo
dục năm 1993, tác giả Mạc Văn Trang có nghiên cứu những yêu cầu tâm lý cơ bản
đối với một số nghề và nghiên cứu trắc đạc tâm lý của cá nhân phù hợp nghề.
Đi từ phân tích hoạt động nghề nghiệp đến những yêu cầu tâm sinh lý của cá
nhân, để đáp ứng đòi hỏi của nghề cần vận dụng nghiên cứu phẩm chất tâm lý phù
hợp nghề. Người lao động phù hợp nghề có ý nghĩa kinh tế và nhân văn to lớn mà
trong t
hực tế nhiều khi cả xã hội lẫn cá nhân đều chưa ý thức được tầm quan trọng
của nó. Phù hợp nghề sẽ giúp cho giáo dục đào tạo nghề đạt hiệu quả hơn; cá nhân có
phẩm chất tâm lý phù hợp nghề sẽ làm việc với chất lượng, năng suất lao động cao,
người lao động cảm thấy hứng thú, sáng tạo và gắn bó với nghề hơn. Dưới góc độ
nghiên cứu khoa học giáo dục, tác giả Nguyễn Bá Huy nhận thấy rằng: Quá trình đào
tạo học viên sư phạm ở các nhà trường quân đội hiện nay, cần tập trung giáo dục
những phẩm chất cơ bản sau: Thế giới quan khoa học và niềm tin cộng sản chủ nghĩa,
phẩm chất trí tuệ; phẩm chất xúc cảm, tình cảm;
phẩm chất ý chí, phẩm chất tổ chức
kỷ luật và đề ra một số biện pháp giáo dục phẩm chất nghề nghiệp nhằm góp phần
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện đội ngũ gi
áo viên cũng

như hình thành các phẩm chất nghề nghiệp cho giáo viên trong các nhà trường quân
đội hiện nay [17].
Tác giả Đỗ Văn Thọ, Học viện Cảnh sát nhân dân, trong nghiên cứu “Nâng cao
những phẩm chất tâm lý phù hợp nghề cho sinh viên bằng tác động trực tiếp trong
quá trình giảng dạy-tổ chức học tập” trên tạp chí Tâm lý học số 6/2006, ông nhận xét
rằng nếu tạo được sự thống nhất đồng bộ t
rong giảng dạy các môn học và trong tổ
chức các hoạt động của sinh viên, thì hiệu quả nâng cao các phẩm chất tâm lý phù
hợp nghề cho sinh viên sẽ cao hơn nhiều.
Mặc dù phẩm chất nghề nghiệp đặc trưng cho từng ngành, từng nghề rất quan
trọng và cần thiết để làm cơ sở cho việc giáo dục và đào tạo nhưng trên thực tế rất ít
các đề tài nghiên cứu về vấn đề này, riêng với lĩnh vực ngành nghề kinh tế hầu như
chưa được nghiên cứu. Chính vì vậy, qua đề tài này tác giả muốn góp phần xác định

những phẩm chất tâm lý phù hợp với ngành nghề kinh tế, để tạo điều kiện trong công
tác giáo dục đào tạo nghề đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn hiện
nay.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHI
ÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.2.1. Khái niệm đánh giá và tự đánh giá
Để tìm hiểu khái niệm tự đánh giá, trước hết cần phải định nghĩa đánh giá là
gì? Đánh giá có nghĩa là nhận xét, bình phẩm về giá trị của một sự vật, một sự việc
hay một người nào đó [30, tr.589]. Như vậy, nội dung của đánh giá là làm rõ giá trị
của một người hay một sự vật. Theo giáo sư Trần Bá Hoành, “đánh giá là quá trì
nh
hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân
tích những thông tin thu được đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra,
nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao
chất lượng, hiệu quả công việc [1, tr.5].
Tác giả Văn Thị Kim Cúc (2003), trong nghiên cứu “Tìm hiểu sự đánh giá bản

thân ở trẻ 10-15 tuổi” ở Tạp chí Tâm lý học, số 7, 7/2003 cho rằng Tự đánh giá của
cá nhân được xem như là “Ý thức về giá trị của cái Tôi” [5, tr.19]
Việc tự đánh giá của con người thích hợp và khách quan đến mức nào và thuộc
tính đó thay đổi ra sao theo lứa tuổi? Những khác biệt về đối tượng và phương thức
đánh giá đã gây ra nhiều khó khăn cho việc kiểm
tra tính thích hợp của các ý kiến tự
đánh giá. Trong một số trường hợp sự tự đánh giá được kiểm tra bằng phương pháp
so sánh mức độ kỳ vọng được biểu hiện trong đó với các kết quả hoạt động thực tế
như những thành tích thi đấu thể thao, điểm số trong học tập, các số liệu trắc
nghiệm,
… Ở những trường hợp khác, sự tự đánh giá được đem đối chiếu với sự đánh
giá của những người xung quanh (thầy cô giáo, cha mẹ,…) với tư cách là những gi
ám
định viên của cá nhân đó.
Bản thân quá trình tự đánh giá đó có những chức năng khác nhau. Một mặt sự
tự đánh giá là một quá trình nhận thức muốn đạt tới một hoạt động có kết quả, cá thể
phải có những hiểu biết khách quan về mình và những phẩm chất của mình. Mặt
khác, sự tự đánh giá thường được dùng làm phương tiện tự vệ tâm lý; nguyện vọng
muốn có hình ảnh “c
ái Tôi” tích cực, thường kích thích con người cường điệu những
ưu điểm của mình. Mối tương quan giữa hai chức năng này và động thái phát triển
theo lứa tuổi vẫn còn là vấn đề các nhà hoa học rất quan tâm nghiên cứu.
Nói chung, xét về toàn bộ từ tính phù hợp của tự đánh giá, rõ ràng là tăng theo
lứa tuổi. Xét về đa số các chỉ số thì tự đánh giá của người lớn thực tế hơn, khách qua
n
hơn thanh niên, còn thanh niên thì lại khách quan hơn thiếu niên. Ơ đây có dấu ấn của
kinh nghiệm sống, của sự phát triển trí tuệ, tính ổn định của mức độ kỳ vọng. Mà
thực tế những xu hướng này không đi theo đường thẳng, cần chú ý đến sự thay đổi
của chính các tiêu chuẩn đánh giá theo lứa tuổi [3, tr.95].
Qua các định nghĩa trên, tác giả chấp nhận “tự đánh giá là sự đánh giá của cá

nhân về các giá trị của bản thân với tư cách l
à một con người trong mối quan hệ với
người khác; trên cơ sở tự đánh giá cá nhân sẽ biết rõ được các nhu cầu của bản thân,
những điểm mạnh và điểm yếu đang tồn tại ở bản thân, những phán đoán rõ ràng về
sự đúng sai, từ đó giúp cá nhân có thêm sức mạnh để duy trì trạng thái cân bằng tâm
lý làm động lực để vươn lên trong mọi hoàn cảnh”
1.2.2. Quan hệ tự đánh giá với tự ý thức và cái Tôi
Theo Đỗ Ngọc Khanh, tự đánh giá là một hình thức phát triển cao của sự tự ý
thức, là sự đánh giá tổng t
hể của một cá nhân về cá giá trị bản thân với tư cách là một
con người trong hoạt động và giao tiếp với những người khác [16, tr.33]. Như vậy, tự
đánh giá là mức độ phát triển cao của tự ý thức; giữa tự đánh giá và tự ý thức có mối
liên kết chặt chẽ. Tự đánh giá được hình thành trên cơ sở của tự ý thức.
Tự ý thức là sự tri giác cái diễn ra trong tâm hồn con người. Ơ đây, tính dễ hiểu
của kinh nghiệm đối với một cá nhân người trực tiếp trải nghiệm
kinh nghiệm của
mình trở nên rõ ràng. Chỉ có chính tôi và một mình tôi quan sát và tri giác các phản
ứng thứ cấp của tôi – Còn được xem như là một quá trình tri giác bên trong nội quan
cá nhân [28, tr.72]. Còn theo định nghĩa của Vưgotxki, tự ý thức là ý thức xã hội
được chuyển vào bên trong [22, tr.182].
Tự ý thức còn được xem như là một quá trình ý thức về chính mình, về bản
thân m
ình. Tự ý thức của cá nhân biểu hiện ra ở các dấu hiệu sau:
- Tự nhận thức về mình: vẻ bề ngoài, nội dung tâm hồn, vị trí và các quan hệ xã
hội của cá nhân,…
- Có thái độ đối với mình như: tự phê bình, tự đánh giá, tự nhận định,…
- Có dự định về đường đời của mình: chọn thần tượng, chọn mẫu người để bắt
chước, có lý tưởng, chí hướng,…
- Và có khả năng tự kiềm chế, tự thúc đẩy, tự kiểm tra,… Tất cả những biểu hiện
đó được kết tinh lại ở hoạt động tự giáo dục của cá nhân [12, tr.82]

.
Ơ trình độ phát triển cao nhất của ý thức là tự ý thức; con người có khả năng tự
biến đổi chính bản thân mình bằng việc tự điều chỉnh, tự điều khiển hoạt động bản
thân để th
ích ứng với hoàn cảnh. Khi đã có ý thức về bản thân mình, chủ thể tự phản
ánh bản thân mình theo một mẫu mực nhất định của cái Tôi và chỉ đạo hành động của
mình theo khuôn mẫu ấy. Cũng theo những lý giải về nội dung tự ý thức, các tác giả
Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Luỹ và Đinh Văn Vang, trong Giáo trình Tâm lý
học đại cương đã khái quát “Tự ý thức l
à mức độ phát triển cao của ý thức. Tự ý thức
là ý thức về mình, có nghĩa là khi bản thân trở thành đối tượng “mổ xẻ”, phân tích, lý
giải,… thì lúc đó con người đang tự ý thức. Tự ý thức biểu hiện ở những mặt sau:
Chủ thể tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến vị thế
và các quan hệ xã hội, trên cơ sở đó tự nhận xét, tự đánh giá. Từ đó có thái độ rõ ràng
đối với bản thân, tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác, qua đó
chủ thể có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện m
ình.
Trong Tâm lý học nhân cách, cái Tôi được nghiên cứu như một thành
phần quan trọng của nhân cách. Để hình thành một con người như một chỉnh thể
trọn vẹn có cá tính, giúp cá nhân phân biệt với những người khác nhờ cái Tôi
của mình, vì vậy quá trình hình thành nhân cách bao gồm cả việc hình thành
hình ảnh “cái Tôi” tương đối bền vững, tức là một quan niệm t
oàn vẹn về bản
thân mình. Hình ảnh “cái Tôi” (đôi khi còn đươc gọi là “khái niệm cái Tôi”
hoặc là “cái Tôi quan điểm”), đó là một hiện tượng tâm lý phức tạp, không chỉ
quy vào việc hiểu một cách đơn giản những phẩm chất của mình hoặc toàn bộ
những ý kiến của sự tự đánh giá. Hình ảnh cái Tôi đó không đơn giản là sự phản
ánh “dưới hình thức biểu tượng hoặc khái niệm” những thuộc tính đã có một
cách khách quan nào đó và không phụ thuộc và
o trình độ nhận thức của mình,

mà còn là tâm thế xã hội, thái độ của cá nhân,… Theo quan điểm của Shibutani
(S.L.Albrecht,1980), khi cá nhân tham dự vào một hoạt động xã hội, thì cái Tôi
bao gồm năm khía cạnh: tính đồng nhất, quá trình tự ý thức, tính ổn định, tự
đánh giá về bản thân và ý thức xã hội. Theo ông, tính đồng nhất là một nhân tố
trong cấu trúc của cái Tôi. Nó thể hiện bản thân qua cách ứng xử. Tính đồng
nhất của mỗi cá nhân là khác nhau. Điều này gi
úp chúng ta có thể nhận thấy
được một cách chính xác hành vi đó là của ai và người đó sẽ xử sự ra sao [20,
tr.141].
Xét theo phương diện phát triển lứa tuổi, hình ảnh cái Tôi cá nhân sẽ
thay đổi theo lứa tuổi. Các công trình Tâm lý học nghiên cứu về vấn đề này đã
đi theo một số hướng. Trước hết người ta nghiên cứu những chuyển biến trong
nội dung hình ảnh cái Tôi và các bộ phận cấu t
hành của nó – những phẩm chất
nào được nhận thức rõ nhất, mức độ và tiêu chuẩn tự đánh giá thay đổi như thế
nào theo lứa tuổi, vẻ bề ngoài có ý nghĩa như thế nào, những phẩm chất trí tuệ,
đạo đức có ý nghĩa như thế nào…. Tiếp theo người ta nghiên cứu mức độ tin
cậy và tính chất khách quan của nó. Cuối cùng nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc
của hình ảnh cái Tôi nói chung, tức là nghiên cứu mức độ phân hoá của nó (tính
phức tạp về mặt nhận thức), tính nhất quán bên trong (tính hoàn chỉnh), độ bền
vững (tính ổn định theo thời gian), giá trị chủ quan, độ tương phản cũng như
mức độ tự trọng. Xét theo tất cả các chỉ số nói trên, các độ tuổi khác nhau, hình
ảnh cái Tôi cũng thay đổi khác nhau [3, tr.91]. Tuỳ thuộc vào sự giáo dục và lối
sống của cá nhân, mà các phẩm chất của cái Tôi được xác định, cùng các khả
năng tự điều c
hỉnh, các sức mạnh của bản thân được xác định. Nó là một cấu
tạo tự ý thức của nhân cách.
Từ các phân tích trên về các khái niệm Tự đánh giá, tự ý thức và cái Tôi,
chúng ta thấy rằng giữa chúng có mối liên hệ với nhau; khi xem xét tự đánh giá,
chúng ta không thể không xem xét vấn đề tự ý thức, bởi vì cá nhân muốn đánh

giá chính xác về bản thân, trước hết họ phải tự nhận thức về mì
nh, tức là tự ý
thức về chính bản thân mình, hay nói cách khác là có khái niệm rõ ràng về bản
thân (cái Tôi).
1.2.3. Các khía cạnh của tự đánh giá.
Như trên đã phân tích, nội dung tự đánh giá ở các lứa tuổi là khác nhau. Nghiên
cứu này tập trung vào tuổi thanh niên sinh viên, nên chúng tôi chỉ nêu lên những quan
điểm về nội dung tự đánh giá của lứa tuổi này.
Nội dung tự đánh giá chính là đánh giá về cái Tôi của cá nhân. Đối với sinh
viên, hoạt động học tập,
hoạt động xã hội và môi trường sống của sinh viên có những
nét đặc trưng và đòi hỏi khác về chất so với các lứa tuổi trước đó. Cuộc sống của các
em bị chi phối mạnh mẽ những nhiệm vụ đầu tư và chuẩn bị nghề nghiệp tương lai.
Nội dung tự đánh giá bao gồm:
- Những hình ảnh c
hung về bản thân của cá nhân, họ so sánh mình với
người khác qua các đặc điểm bên ngoài, nhận biết những đặc điểm của hình
thức thân thể, dần dần sinh viên hiểu mình rõ hơn, đánh giá bản thân chính xác
hơn; thông qua những cuộc trao đổi thông tin, các đánh giá về các hiện tượng
mà họ quan tâm có liên quan đến bản thân. Thường thường biểu tượng về cái
Tôi được hình thành theo hướng các thuộc tính tâm lý của con người như một
cá thể đư
ợc nhận biết sớm hơn các thuộc tính của nhân cách.
- Hình ảnh chung về bản thân được xét cụ thể trên các mặt: học tập, giao
tiếp xã hội, thể chất, cảm xúc, đạo đức… các đặc điểm của nhân cách như ý
chí, tình cảm, trí tuệ, năng lực, mục đích sống,… ngày càng có ý nghĩa đối với
bản thân họ, tạo nên một hình ảnh cái Tôi có chiều sâu, có hệ thống, chính xác
và đầy đủ hơn.
- Hình ảnh chi tiết hơn, ý thức về cái Tôi rõ ràng và đầy đủ hơn đã vạch cho họ các
lựa chọn các kế hoạch

tiếp theo trên đường đời của mình, đặt ra vấn đề tự khẳng định
mình và tìm kiếm vị trí cho riêng mình trong cuộc sống.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA THANH NIÊN SINH VIÊN.
1.3.1. Đặc điểm lứa tuổi của thanh niên sinh viên
Thời kỳ sinh viên thường nằm trong độ tuổi thanh niên, được xác định khoảng
từ 18 đến 25 tuổi nên còn được gọi là thanh niên sinh viên. Sở dĩ lấy khoảng độ tuổi
sinh viên từ 18 đến 25, vì đây là độ tuổi quy định trong tuyển sinh vào đại học của Bộ
Giáo dục – Đào tạo. Mặt khác, vì mốc bắt đầu của tuổi sinh vi
ên là 18, nên sinh viên
được xếp vào tuổi thanh niên muộn hay còn được xem là sự bắt đầu của tuổi người
lớn [3, tr.62]. Tuổi sinh viên là độ tuổi trưởng thành về mặt sinh học cũng như cả về
mặt xã hội. Ơ lứa tuổi này hoạt động, cấu trúc và vai trò nhân cách đã m
ang những
phẩm chất mới được xem như là dấu hiệu của người trưởng thành.
Sự phát triển thể chất: Do sinh viên ở trong độ tuổi chuyển tiếp từ giai đoạn
cuối tuổi thanh niên sang đầu giai đoạn tuổi trưởng thành, nên có thể nói rằng đây là
giai đoạn phát triển ổn định;
mặt khác đến 24, 25 tuổi thì con người đã hoàn tất sự
phát triển về thể chất (nữ sớm hơn nam 1,2 năm). Đến 25 tuổi cũng là năm kết thúc
giai đoạn đào tạo dài nhất ở đại học.
Trong quá trình phát triển này, quá trình chín muồi sinh học cơ bản đã được
hoàn thiện đến mức có thể coi là chu trình người trưởng thành như: Sự phát triển ổn
định, đồng đều về hệ xương, cơ bắp tạo ra nét đẹp hoàn mỹ ở người thanh niên. Các
tố chất về thể lực như sức nhanh, sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt đều phát triển mạnh
nhờ sự phát triển ổn định của các tuyến nội tiết cũng như sự tăng cường các hooc
-
môn nam và nữ; hệ thống tim mạch, thần kinh mang tính ổn định và hoạt động theo
nhịp bì
nh thường thuộc chu kỳ người lớn.
Sự phát triển tâm lý: Bước sang tuổi sinh viên, các chức năng tâm lý cũng có

nhiều thay đổi, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy. Các nghiên
cứu tâm lý học cho thấy rằng ở tuổi này, các hoạt động tư duy của thanh niên sinh
viên rất tích cực và có tính độc lập, tư duy lý luận phát triển mạnh, có khả năng khái
quát các vấn đề, nhờ đó mà tự mình phát hiện ra cái mới. Sự phát triển mạnh của tư
duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo.
1.3.2. Các hoạt động cơ bản của thanh niên sinh viên
1.3.2.1. Đặc điểm hoạt động học tập
Xuất phát từ mục tiêu của gi
áo dục đại học nhằm bồi dưỡng nhân tài, tạo
nguồn nhân lực chuyên môn cao cấp ở các lĩnh vực nghề nghiệp. Vì vậy, những đặc
điểm chung trong hoạt động học tập của sinh viên như sau:
Hoạt động học tập của sinh viên hướng vào việc hình thành và phát triển hoàn
thiện nhân cách người chuyên gia trong các lĩnh vực nghề nghiệp tương ứng, vì vậy
học tập của sinh viên m
ang tính đặc trưng của hoạt động nghề nghiệp tương lai. Trình
độ học vấn của sinh viên được xác định là trình độ chuyên môn nghề nghiệp, do đó
việc học tập trong trường đại học có một ý nghĩa rõ rệt, có thể xem như một dạng
hoạt động lao động. Mục đích học tập chuyên nghiệp của sinh viên là chiếm lĩnh hệ
thống các kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, nhằm
hình thành những phẩm
chất của người chuyên gia tương lai. Vì vậy trong quá trình học tập, sinh viên phải
xây dựng cho mình vốn hành trang trí tuệ và nhân cách đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp
sau này.
Tính độc lập cao trong học tập: Do yêu cầu của việc đào tạo người chuyên gia
tương lai, nên việc học tập của sinh viên đòi hỏi mức độ độc lập trí tuệ cao. Sinh viên
phải tự ý t
hức đầy đủ về hoạt động học tập của bản thân, đó là sự giác ngộ bản thân
về việc xác định mục đích cũng như định hướng rõ rệt về vị trí của mình trong thế
giới người lớn; do đó sinh viên phải là chủ thể của hoạt động học tập, là người tổ
chức, định hướng và kiểm tra quá trình học tập đồng t

hời cũng là một chủ thể có
trách nhiệm của các hoạt động xã hội với tư cách là một công dân.
Quá trình học tập của sinh viên nhằm xây dựng phương pháp học tập, nghiên
cứu khoa học độc lập, tự chủ. Sở dĩ sinh viên có khả năng độc lập cao trong hoạt
động học tập là do kết quả phát triển tương đối hoàn thiện của các chức năng tâm
sinh lý của lứa tuổi này. Sự trưởng thành về trí lực, tư duy logic, thế giới quan và

nhân sinh quan là cơ sở quan trọng của sự phát triển tính độc lập cao ở lứa tuổi sinh
viên.
Tính sáng tạo: Ở đại học, sinh viên phải lĩnh hội khối lượng kiến thức rất lớn
bao gồm các kiến thức về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành và các kiến thức khoa
học cơ bản, nên đòi hỏi rất cao ở tính sáng tạo của sinh viên. Sinh viên phải tự chủ
trong việc tổ chức các hoạt động tự học, tự nghiên cứu của mình cũng như hình thành
cho mình các phương pháp học tập tích cực sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức và kinh
nghiệm
làm hành trang cho tương lai khi gia nhập vào hoạt động nghề nghiệp. Hoạt
động học tập của sinh viên hiện nay đã được đặt ở một vị trí rất quan trọng theo yêu
cầu của Luật Giáo dục “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của
người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [21, tr.9].
Tính thực tiễn: Trong bối cảnh xã hội h
iện nay, những yêu cầu của giáo dục
đào tạo nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên, đã tạo cho sinh viên có thái độ học tập
với tính năng động, sáng tạo cao; mặt khác, để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, sinh
viên phải chủ động nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,… để trang bị
kiến thức làm hành trang cho nghề nghiệp tương lai.
Ơ trường đại học, mục tiêu học tập của sinh viên là học cách học,
mà quan trọng là
làm chủ quá trình học của bản thân như tự học, nghiên cứu khoa học,… làm cơ sở tiền đề của
việc học suốt đời của mỗi cá nhân. Trong xu thế thời đại ngày nay, sinh viên thực sự học tập
vì cuộc sống, vì nghề nghiệp tương lai của bản thân. Sinh viên tự điều khiển quá trì

nh học tập,
biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biết kết hợp quá trình cá nhân hoá với quá
trình xã hội hoá trong học tập của bản thân nhằm đạt tới việc đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.
Ngoài ra sinh viên cần phải rèn luyện khả năng tạo nghiệp, nhạy bén với thị trường, chủ động
gia nhập vào các tổ chức hoạt động nghề nghiệp xã hội, bước đầu đối với một số si
nh viên có
thể tiếp cận với một số hoạt động nghề nghiệp đơn giản như tham gia các công việc làm thêm
để kiếm thu nhập, nhưng dần dần là để nâng cao hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, tích luỹ
kinh nghiệm gia nhập vào thị trường lao động trong tương lai.
1.3.2.2.Một số hoạt động khác của sinh viên:
Hoạt động chính trị – xã hội: Đây là một hoạt động đặc trưng ở tuổi sinh viên.
Sinh viên là những người có trí tuệ nhạy bén, mẫn cảm đối với tình hình ki
nh tế,
chính trị, xã hội của quốc gia, quốc tế. Về mặt tư cách của một công dân, họ có chính
kiến đối với đường lối, chủ trương, chính sách của đảng chính trị và Nhà nước, do đó
hoạt động chính trị – xã hội là nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên sinh viên. Việc
tham gia của họ vào các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội như Hội sinh viên, Đoàn

thanh niên, … hay đối với những sinh viên ưu tú, được vinh dự đứng vào hàng ngũ
Đảng, mang một ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nhân cách toàn diện của họ.
Bên cạnh những hoạt động có ý nghĩa chính trị – xã hội, sinh viên cũng là
nhóm người tích cực tham gia vào các hoạt động khác mang tính chất giải trí, vui
chơi phù hợp với năng khiếu và sở thích cá nhân như các câu lạc bộ văn học, nghệ
thuật, thể dục thể thao, câu lạc bộ ngoại ngữ,… hay các cuộc thi về nghiệp vụ nghề
nghiệp được Đoàn trường và các cơ quan tổ chức, cũng luôn hấp dẫn và lôi cuốn sự
tham
gia của nhiều sinh viên, để thoả mãn nhu cầu giao lưu phong phú cũng như nhu
cầu rèn luyện toàn diện của họ. Bao trùm lên các hoạt động phong phú, đa dạng của
sinh viên ở trường đại học là những quan hệ giao lưu, giao tiếp với hàng loạt mối
quan hệ xã hội đan xen lẫn nhau. Những mối giao lưu này mang tính phức hợp giữa

cá nhân người sinh vi
ên với người lớn, với bạn bè cùng lứa, cùng giới, khác giới, các
tổ chức, các nhóm xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua phương tiện thông tin
truyền thông),…Các hoạt động giao lưu này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát
triển đời sống tâm lý, nhân cách của sinh viên.
Vị thế xã hội của sinh viên có nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước đó, các quan
hệ xã hội của sinh viên được mở rộng. Chính những t
hay đổi trong vị thế xã hội của
các em, những thách thức khách quan của cuộc sống dẫn đến sự xuất hiện ở lứa tuổi
này những nhu cầu hiểu biết thế giới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ
người – người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong đời sống xã hội.
1.3.2.3. Một số phẩm chất về nhân cách của sinh viên
Sinh viên là lứa tuổi đẹp nhất trong đời người, có sức khoẻ, có khả năng sáng
tạo và có tính độc lập cao; trong những năm t
heo học đại học được xem như là thời
kỳ chuyển tiếp cho việc chuẩn bị độc lập tham gia vào các cộng đồng xã hội và hoạt
động nghề nghiệp ổn định trong tương lai, do đó các em vẫn còn chịu sự tác động
giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội; mặt k
hác, ở bản thân các em cũng cần có
sự tự giáo dục và rèn luyện nhân cách bản thân để đáp ứng các yêu cầu nghề nghiệp
trong tương lai.
Sinh viên chưa có vị trí độc lập chính thức trong các tổ chức lao động xã hội,
các em đang tích cực rèn luyện cả về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp bằng cách
tự rèn luyện, nỗ lực học tập dưới sự hướng dẫn của giảng viên và bước đầu các em
cũng trải nghiệm
qua hoạt động thực tiễn như tham gia các cuộc thi về nghiệp vụ
chuyên môn, hoặc đi làm thêm để tiếp cận dần với nghề nghiệp qua công tác thực tế
chớ không phải là chỉ dừng ở việc học lý thuyết suông. Nhân cách của sinh viên phát
triển khá toàn diện và phong phú với những đặc điểm đặc trưng như sau:
- Đặc điểm về tự đánh giá, tự ý thức, tự giáo dục của sinh viên

Tự đánh giá là một trong những phẩm chất quan trọng, một trình độ phát triển
cao của nh
ân cách. Tự đánh giá có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh hoạt động, hành vi
của chủ thể nhằm đạt mục đích, lý tưởng sống một cách tự giác. Tự đánh giá ở lứa
tuổi sinh viên là một hoạt động nhận thức, trong đó đối tượng nhận thức chính là bản
thân chủ thể, là quá trình chủ thể thu thập, xử lý thông tin về chính mình, chỉ ra
những tồn tại ở bản thân, từ đó có thái độ, hành vi,
hoạt động phù hợp nhằm tự điều
chỉnh, tự giáo dục để hoàn thiện và phát triển nhân cách.
Đặc điểm tự đánh giá của sinh viên mang tính chất toàn diện và sâu sắc. Biểu
hiện cụ thể của nó là sinh viên không chỉ đánh giá hình ảnh bản thân mình ở hình
thức bên ngoài mà còn đi sâu vào các phẩm chất, các giá trị của nhân cách. Tự đánh
giá của họ không chỉ trả lời câu hỏi: Tôi là ai? Mà còn đi sâu vào các nội dung l
iên
quan đến bản thân họ như: Tôi là người như thế nào? Tôi có những phẩm chất gì? Tôi
có xứng đáng không? Hơn thế họ còn có khả năng lý giải và trả lời câu hỏi: Tại sao
tôi là người như thế?
Những cấp độ đánh giá ở trên mang yếu tố phê phán, phân tích rõ rệt. Vì vậy tự
đánh giá của sinh viên có ý nghĩa tự ý thức và tự giáo dục cao. Tự ý thức là một trình

độ phát triển cao của ý thức, nó giúp sinh viên có hiểu biết về thái độ, hành vi cử chỉ
của mình để chủ động hướng hoạt động của mình đi theo những yêu cầu đòi hỏi của
tập thể, của cộng đồng xã hội. Tự giáo dục là một mức độ phát triển cao trong nhận
thức của sinh viên nhằm rèn luyện mình theo những mục đích và kế hoạch cuộc đời.

Nghiên cứu tự đánh giá, tự ý thức ở sinh viên cho thấy mức độ phát triển của những
phẩm chất nhân cách này có liên quan đến trình độ học lực, hình ảnh “cái Tôi”, cũng
như kế hoạch sống trong tương lai của sinh viên. Việc khám phá hình ảnh “cái Tôi”
không đơn giản chỉ phụ thuộc vào trình độ nhận thức của sinh viên, mà còn là tâm thế
xã hội, thái độ của cá nhân đối với chính bản thân mình, bao gồm b

a yếu tố phụ thuộc
lẫn nhau đó là: nhận thức, xúc cảm và hành vi. Nhận thức về hình ảnh “cái tôi” chính
là sự hiểu biết về bản thân, biểu tượng về những phẩm chất và thuộc tính của mình.
Xúc cảm về “cái tôi” thể hiện ở sự đánh giá những phẩm chất và lòng tự ái có liên
quan tới những đánh giá ấy, lòng tự trọng và những tình cảm khác; Hành vi là thái độ
thực tế đối với bản thân xuất phát từ hai yếu tố nói trên.
Tóm lại những phẩm chất nhân cách như tự đánh giá, lòng tự trọng, tự tin, sự
tự ý thức đều phát triển mạnh mẽ ở tuổi sinh viên. Chính những phẩm chất nhân cách
bậc cao này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự rèn luyện và hoàn thiện bản
thân theo hướng tích cực của n
hững trí thức tương lai.
- Sự phát triển về định hướng giá trị ở thanh niên sinh viên:
Định hướng giá trị là một trong những lĩnh vực rất cơ bản, quan trọng đối với
đời sống tâm lý của sinh viên. Định hướng giá trị là những giá trị được chủ thể nhận
thức, ý thức và đánh giá cao, có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh thái độ, hành vi, lối
sống của chủ thể nhằm vươn tới những gi
á trị đó.
Định hướng giá trị của sinh viên liên quan mật thiết với xu hướng nhân cách và
kế hoạch đường đời của họ. Với sinh viên, những ước mơ, hoài bão, những lý tưởng
của tuổi thanh xuân dần dần được hiện thực hoá, được điều chỉnh trong quá trình học
tập ở trường đại học. Tính viễn vông, huyễn tưởng của những điều trừu tượng, xa vời
trước đây (ở tuổi thiếu niên) nhường chỗ cho các kế hoạch đường đời cụ thể, do việc
học ở đại học để trở thành người có nghề nghiệp đã được xác định rõ ràng. Sinh viên
nhìn nhận vấn đề bản chất cuộc sống tí
ch cực và duy vật hơn, thừa n
hận sự thành
công trong cuộc sống là do sự nỗ lực của bản thân hơn là sự phụ thuộc hoặc do số
phận hay sự may rủi nào đó, họ không chỉ đặt ra kế hoạch đường đời của mình mà
còn tìm cách để thực thi kế hoạch đó theo những giai đoạn nhất định. Nhiều sinh viên
ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học đã có kế hoạch riêng về nhiều mặt

và để đạt được kế hoạch của mục đích đời m
ình; họ không ngần ngại tìm những việc
làm thêm để thoả mãn những yêu cầu học tập ngày càng cao và tạo điều kiện thuận
lợi cho việc hành nghề sau này.
Xem xét một số định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên cho thấy, động
cơ chọn nghề của sinh viên rất thực tế và lành mạnh, không vì tiếng tăm, không vì sự
nhàn hạ m
à cái chính là nghề nghiệp phải phù hợp với khả năng, có thu nhập cao, đáp
ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.
Các động cơ chọn nghề (được xếp theo thứ tự lựa chọn từ cao xuống):
+ Hợp khả năng
+ Có thu nhập cao
+ Vì sự phát triển của xã hội
+ Được xã hội coi trọng
+ Đòi hỏi kỹ thuật hiện đại
+ Nghề có tính nhân đạo, lương thiện
+ Muốn trở thành nổi tiếng
+ Phù hợp với sức khoẻ bản thân
Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người, họ là lớp
người giàu nghị lực, ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không
đồng đều về mặt tâm
lý, do những điều kiện và hoàn cảnh sống, giáo dục không
giống nhau, nên không phải bất cứ sinh viên nào cũng phát triển ở mức tối ưu. Điều
này phụ thuộc rất nhiều vào những tình huống đúng đắn cũng như tính tích cực hoạt
động của bản thân mỗi sinh viên, vì ở giai đoạn này, sự chi phối của thế giới quan và
nhân sinh quan đối với hoạt động của sinh viên thể hiện rất rõ nét.

Nhìn chung, hệ thống định hướng giá trị của sinh viên cũng có những hướng
phát triển mới, song có thể thấy rằng, đây là những nét tính cách xã hội mới đang
được định hình và phát triển theo xu hướng phát triển của xã hội. Nếu được quan tâm

đúng mức, nó sẽ là những định hướng giá trị có lợi cho sự phát triển xã hội.
1.3.3. Phẩm chất nghề nghiệp:
1.3.3.1. Khái niệm phẩm chất
Theo từ điển “phẩm chất là giá trị tốt đẹp của con người hay của vật gì” [30,

tr.1323].
Xét theo góc độ đánh giá về tâm lý con người, khi nói đến phẩm chất là nói
đến thái độ của con người đối với hiện thực (tự nhiên, xã hội, người khác và cả bản
thân), có nghĩa nó là hệ thống những thuộc tính tâm lý biểu hiện các mối quan hệ xã
hội cụ thể của người đó.
Phẩm chất đồng nghĩa với Đức (Theo quan niệm đánh giá của người Việt Nam,
nhân cách là một thể thống nhất giữa hai
mặt Đức và Tài) bao gồm :
+ Phẩm chất xã hội (hay đạo đức chính trị): thế giới quan, niềm tin, lý tưởng,
lập trường, thái độ chính trị, thái độ lao động,…
+ Phẩm chất cá nhân (hay đạo đức tư cách): các nết, các thói, các “thú” (ham
muốn).
+ Phẩm chất ý chí: tính kỷ luật, tính tự chủ, tính mục đích, tính quả quyết, tính
phê phán,…
+ Cung cách ứng xử: tác phong, lễ tiết, tính khí,… [13, tr.82]
1.3.3.2. Phẩm chất nghề nghiệp
Trong bất cứ hoạt động nào của con người, để thực hiện có hiệu quả một công
việc hay một hoạt động nào đó, con người cần phải có một số phẩm chất tâm lý cần
thiết phù hợp với nghề. Tuỳ th
uộc vào nội dung và tính chất của đối tượng, mà hoạt
động đòi hỏi ở chủ thể những yêu cầu xác định, nói cách khác, mỗi hoạt động khác
nhau, mỗi nghề nghiệp khác nhau, với tính chất và mức độ khác nhau sẽ đòi hỏi cá
nhân có những phẩm chất tâm lý nhất định phù hợp với nghề nghiệp đó được gọi là
phẩm chất nghề nghiệp
Vai trò của những phẩm chất tâm

lý phù hợp nghề là rất quan trọng. Nhà Tâm
lý học Xô Viết B.Ph. Lômôp coi các nhân tố tâm lý, các phẩm chất tâm lý phù hợp
với nghề là tiềm năng phát triển bậc nhất của năng suất lao động, hiệu quả lao động.
“Điều quan trọng của sự hoàn thiện lao động của con người là sự phân tích tâm lý của
họ, đặc biệt là làm rõ những đòi hỏi do hoạt động đó đề ra đối với tri giác và chú ý, trí
nhớ và tư duy, xúc cảm v
à ý chí của con người, đồng thời xác định cách thức có hiệu
quả nhất để hình thành các phẩm chất tâm lý quan trọng đối với hoạt động cụ thể nào
đó” [19].
Những phẩm chất tâm lý phù hợp với nghề nghiệp của cá nhân, được hình
thành chủ yếu qua ba con đường sau:
+ Những phẩm chất được hình thành do giáo dục chung hoặc do bẩm sinh đem
lại
+ Những phẩm chất hình thành và phát triển thông qua giáo dục, đào tạo chuyên

môn. Nhấn mạnh vai trò của giáo dục đào tạo trong việc hình thành phẩm chất nghề
nghiệp, trong nghiên cứu của mình, tác giả Lêvitôp đã đánh giá rằng: trong quá trình
học nghề, thanh niên sẽ được giáo dục một loạt các phẩm chất quan trọng như: tính
chính xác và cẩn thận, tính tháo vát, tính tổ chức, tinh thần trách nhiệm và tính độc
lập,… [18, tr.220].
+ Những phẩm chất hình thành và phát triển thông qua hoạt động nghề của cá
nhân trong thực tiễn. Chỉ trong tiến trình của bản thân hoạt động mới rõ ra rằng, lĩnh
vực hoạt động đó có phù hợp hay không?

Trong điều kiện xã hội phát triển, hai con đường đầu tiên có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Tất cả các nghề nghiệp đều đòi hỏi có sự chuẩn bị trước những điều kiện
lao động cho chủ thể thông qua giáo dục và đào tạo nghề. Trong thực tiễn nền giáo
dục xã hội, giáo dục phổ thông đã thực hiện nhiệm vụ giáo dục chung, cung cấp cho
học sinh những tri thức khoa học cơ bản làm nền tảng để tiếp thu những tri thức
chuyên môn, đồng thời hình t

hành và phát triển ở học sinh những phẩm chất tâm lý
cơ bản có thể đáp ứng chung cho nhu cầu của nhiều ngành nghề lao động ở mức cơ
sở. Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp có nhiệm vụ cung cấp cho người học hệ thống
tri thức chuyên môn sâu góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất tâm lý
cần thiết trực tiếp cho hoạt động nghề. Trong thực tế việc tuyển chọn “đầu vào” trong
tuyển sinh của các t
rường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo
nghề, chính là việc tận dụng những phẩm chất phù hợp nghề đã có do giáo dục chung
và bẩm sinh đem lại. Quá trình giáo dục chuyên nghiệp – đào tạo nghề là cung cấp tri
thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề, bồi dưỡng thái độ, thói quen và hành vi đúng
đắn. Nếu ngay trong quá trình đào tạo, các chủ thể lao động tương lai đã có và p
hát
triển được những phẩm chất phù hợp nghề cao, thì sẽ tiết kiệm được cho xã hội và cá
nhân một phần không nhỏ hao phí kinh tế và năng lượng tinh thần dùng cho việc rút
kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn, đồng thời tránh được những thiệt hại khó lường
do chưa có sự thích ứng kịp của cá nhân đối với yêu cầu của hoạt động.
Những cấu trúc tâm
lý cá nhân cho phép chỉ đạo hành vi của mình một cách tự
giác, tích cực, điều chỉnh những phẩm chất tâm lý của chính mình theo tiêu chuẩn đã
định trước làm cho bản thân phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của hoàn cảnh, môi trường
và điều kiện xã hội, đó chính là sự thích ứng tâm lý - xã hội. Sự thích ứng này có vai
trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tâm
lý cá nhân. Nhờ sự thích
ứng, con người biến đổi hệ thống hành vi đã có, hình thành những ứng xử mới phù
hợp với yêu cầu, điều kiện để đảm bảo cho con người duy trì được trạng thái cân
bằng tâm lý, tồn tại được trong hoạt động mới hay trong môi trường nhiều biến
động. Ngoài ra để thích ứng, con người không chỉ hình thành những ứng xử mới
mà còn hình thành cấu tạo tâ
m lý mới, hay nói cách khác là những phẩm chất
tâm lý mới phù hợp với điều kiện mới, làm cho con người trưởng thành hơn và

có vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý của mỗi cá nhân. Như vậy, sự
thích ứng là điều kiện cần, đảm bảo cho sự thành công của cá nhân trong hoạt
động mới, và trong đó hoạt động xã hội (bao hàm cả hoạt động nghề nghiệp) là
phương tiện để hình thành những phẩm chất của con người. Hoạt động nói
chung và lao động nói riêng có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành tính
tích cực của con người [4, tr.179].
Theo tác giả Phạm Tất Dong, một người được coi là phù hợp với một
nghề nào đấy, nếu họ có những phẩm chất, đặc điểm tâm lý và sinh lý đáp ứng
với những yêu cầu cụ thể mà n
ghề đó đòi hỏi ở người lao động. Đứng trước một
nghề, có 3 trường hợp (hay còn gọi là 3 mức độ) phù hợp nghề:
- Phù hợp hoàn toàn
- Phù hợp có mức độ
- Không phù hợp
Để xác định một cá nhân có những phẩm chất phù hợp nghề ở mức độ
nào, người ta chỉ cần làm một loạt những biện pháp nhằm đối ch
iếu những
đặc điểm tâm-sinh lý của cá nhân với hệ thống yêu cầu do nghề đặt ra mà
kết luận về mức độ phù hợp nghề của người đó [6, tr.75].
Mức độ phù hợp nghề của cá nhân được biểu diễn với sơ đồ sau đây:




Người Nghề




Người có phẩm chất phù hợp nghề thường thể hiện rõ ở ba dấu hiệu s

au:
X
X
X
X
O
O
O
O
Phù hợp hay
không phù hợp
- Đảm bảo được tốc độ làm
việc, tức là bảo đảm được yêu cầu về số lượng công
việc theo định mức lao động.
- Bảo đảm độ chính xác của công việc. Đây là yêu cầu về chất lượng sản phẩm
- Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, cá nhân không bị công việc nghề
nghiệp gây nên những độc hại cho cơ thể của bản thân
Cũng cần nói t
hêm rằng, có rất nhiều trường hợp người ta thấy không phù
hợp với nghề, nhưng nếu yêu thích nghề và quyết tâm rèn luyện thì sự phù hợp
nghề lại có thể tạo ra. Tuy nhiên có những bệnh tật, khiếm khuyết cơ thể ngay
từ đầu đã khẳng định là không phù hợp với nghề (ví dụ nghề giáo viên), thì phải
tuân thủ theo các yêu cầu của nghề nghiệp đó.
Những phẩm chất tâm lý của cá nhân phù hợp với nghề có thể được xác định
trước khi chọn nghề. Nhà tâm lý học lao động Xô-viết E.A.Klinôp, trong công trình
nghiên cứu của mình, ông đã đưa ra “Bảng xác định kiểu nghề cần chọn trên cơ sở tự
đánh giá” để biết bản thân m
ình phù hợp với kiểu nghề nào?
Bảng tóm tắt về các kiểu nghề như sau:
Kiểu nghề Ký

hiệu
Những nghề thuộc kiểu
mà ta thường gặp
Người – Thiên nhiên Nt Nghề nông: trồng lúa, trồng cây, hoa
màu, kỹ sư nông học, cán bộ kỹ thuật
chăn nuôi, thú y,…
Người – Kỹ thuật Nk Thợ dệt, thợ may, thợ sửa chữa và lắp
máy, thợ tiện, thợ hàn hơi và hàn điện,
lái xe, lái tàu, thợ điều chỉnh máy, kỹ sư,
kiến trúc sư, …
Người – Người N2 Nhân viên bán hàng, phục vụ, hộ lý, y tá,
cô nuôi dạy trẻ, giáo viên, bác sĩ,…
Người – Dấu hiệu Nd Nhân viên sửa bản in, thư ký đánh máy,
điện báo viên, lập chương trình máy tính,
nghiên cứu khoa học,….
Người – Nghệ thuật Nn Ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, hoạ sĩ trang trí,
thợ điêu khắc, nghệ sĩ nhiếp ảnh, thợ
sơn, nhà thiết kế,…
Việc tìm hiểu các kiểu nghề trong xã hội là rất quan trọng trong việc chọn
nghề, vì vậy cá nhân chọn nghề cần phải biết xem mình phù hợp với đối tượng lao
động nào, mình thích thú với đối tượng đó không. Đây là dấu hiệu khá ổn định và nó
có tính quyết định đến hiệu quả hoạt động của cá nhân khi tham gia vào hoạt động
nghề . Chính vì vậy, tác giả đặt trọng tâm tìm hiểu nghề qua dấu hiệu “Đối tượng lao
động”
Cách làm trắc nghiệm như sau: Cá nhân sẽ đọc lần lượt 30 câu hỏi trong “bảng
xác định kiểu nghề cần chọn trên cơ sở tự đánh giá”. Tất nhiên sẽ có câu được cá
nhân đồng ý (đúng với bản thân họ) và có câu không đồng ý (không đúng với họ)
Cách chấm điểm:
+ Nếu bạn đồng ý câu nào thì bạn dùng bút chì đánh dấu cộng (+) trước con số được
ghi cùng dòng trong một cột dọc ở bên phải. (Có 5 cột dọc tất cả, mỗi cột ứng với

một kiểu nghề)
+ Nếu bạn không đồng ý thì có 2 trường hợp xảy ra:
- Hoặc bạn không biết khẳng định ra sao. Trong t
rường hợp này, bạn cứ để
nguyên, không động chạm gì đến con số thuộc một trong năm cột bên phải
- Hoặc bạn phủ định câu hỏi ấy.
Trong trường hợp này, bạn dùng bút chì đánh
dấu trừ (-) vào con số cùng dòng thuộc một trong năm cột bên.
Sau khi đánh dấu + và – xong, bạn hãy tổng kết theo từng cột. Nếu tổng số
các số trong cùng một cột mang dấu cộng, thì kiểu nghề tương ứng với cột đó là
phù hợp với bạn. Con số mang dấu + càng lớn thì kiểu nghề càng phù hợp. Nếu
tổng số trong cùng một cột mà m
ang dấu - , thì kiểu nghề tương ứng không phù
hợp. ( Xem phụ lục 1 “Bảng xác định kiểu nghề cần chọn trên cơ sở tự đánh
giá”)
Như vậy khi nói đến phẩm chất nghề nghiệp là muốn nói đến những phẩm
chất tâm lý của cá nhân phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của nghề nghiệp cụ thể
nào đó. Người ta có
thể đánh giá một cá nhân có phẩm chất nghề nghiệp phù hợp
hay không dựa trên những test chẩn đoán “đầu vào” trước khi đào tạo nghề cho
cá nhân hoặc trong quá trình học nghề và hành nghề; ngoài ra có thể căn cứ trên
hiệu quả và chất lượng của hoạt động học tập và lao động của cá nhân và trong
đó không kém phần quan trọng là những yếu tố thuộc về tâm lý cá nhân như xu
hướng, nguyện vọng, xúc cảm, năng lực, tính cách, ý chí … cá nhân thể hiện
trong hoạt động đó ra sao.
Từ các cơ sở lý luận nêu trên, các mặt tự đánh giá của sinh viên trường Đại
học Kinh tế TP.HCM về phẩm chất nghề nghiệp được nghiên cứu:
- Những nội dung liên quan đến tự đánh giá của sinh viên về phẩm chất nghề
nghiệp
+ Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế

+ Chất lượng đào tạo của trường ĐHKT
+ Tự đánh giá của sinh viên
về các yếu tố thành công trong nghề nghiệp
+ Mức độ tham gia các hoạt động của sinh viên
- Kết quả tự đánh giá của sinh viên trường ĐHKT về phẩm chất nghề
nghiệp:
+ Kết quả tổng quát của sinh viên về các nhóm phẩm chất: ý chí, năng lực,
cảm xúc, xu hướng, giao tiếp xã hội, đạo đức và đặc điểm
cá nhân. Đây là
những nội dung của phẩm chất tâm lý cá nhân có liên quan đến nghề
nghiệp tương lai trong lĩnh vực hoạt động kinh tế.
+ Tìm hiểu tác động của việc làm thêm, nơi cư trú có ảnh hưởng đến kết
quả tự đánh giá của sinh viên về phẩm chất nghề nghiệp hay không?
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ PHẨM
CHẤT NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. KẾT QUẢ VỀ KHÁCH THỂ
Chúng tôi điều tra phát phiếu “Thăm dò ý kiến” trên 400 sinh viên năm thứ II,
của các khoa khác nhau của trường Đại học Kinh tế TP.HCM, sau khi thu lại, nếu các
phiếu trả lời không hợp lệ (phiếu có câu trả lời để trống, phiếu không trả lời đầy đủ
các câu hỏi yêu cầu) sẽ bị loại.
Kết quả về khách thể nghiên cứu
- Tổng số :381, trong đó:
+ Giới: - nam
: 127 - nữ: 254
+ Nơi cư trú:
- Các tỉnh: 273 - TP.HCM: 94 - Các nước Lào, Campuchia,…: 14
+ Đi làm thêm: - có: 336; - không: 45
Trong một số đặc điểm về khách thể nghiên cứu được chúng tôi khảo sát làm
cơ sở để phân tích các dữ liệu điều tra về phẩm chất nghề nghiệp, chúng tôi muốn

xem xét đến yếu tố cư trú của sinh viên như là một yếu tố môi trường có sự tác động
đến tự đánh giá của sinh viên. Số liệu của mẫu khảo sát trên toàn mẫu sinh viên được
phân bố th
eo địa bàn cư trú trước khi các em vào học đại học với số liệu như sau:
phần lớn sinh viên được chọn khảo sát có nguồn gốc xuất thân từ các tỉnh thành khác
(273/381, chiếm tỉ lệ 71,6%); số sinh viên là cư dân ở TP.HCM là 94/381, chiếm
24,7% và một tỉ lệ nhỏ là sinh viên du học của các nước như Lào, Campuchia,… là
14/381, chiếm 3,6%; đối với sinh viên nước ngoài, trước khi các em vào học đại học,
các em đã phải học chuyên tiếng Việt trong một năm
và sau đó thi vào đại học, học
chung với sinh viên người Việt Nam, do đó các em đều biết tiếng Việt, đều có khả
năng hiểu và trả lời được bảng hỏi này. Vì là mẫu chọn ngẫu nhiên, theo từng lớp của
các khoa, nếu có sinh viên nước ngoài học chung, thì chúng tôi vẫn phát phiếu hỏi
cho các em trả lời như những sinh viên khác chớ không loại các em ra khỏi mẫu
nghiên cứu.
2.2. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU

×