Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây su hào sản xuất theo hướng hữu cơ tại huyện ba vì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 122 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*********o0o*********




NGUYỄN TRUNG THÀNH




ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN SINH HỌC
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CÂY SU HÀO SẢN XUẤT THEO HƯỚNG HỮU CƠ TẠI
HUYỆN BA VÌ - HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM TIẾN DŨNG




HÀ NỘI - 2014



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagei

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn




Nguyễn Trung Thành











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Pageii


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, các cô là giảng viên trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội, nhiều tập thể, cá nhân, bạn bè, đồng nghiệp và
người thân trong gia đình. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS.TS. Phạm Tiến Dũng, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ
bảo tôi trong suất quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luậ
n văn này;
- Các thầy cô là giảng viên trường Học Viện Nông nghiệp Việt Nam,
trong thời gian qua đã giảng dạy, chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu, học tập.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia đình, bạn bè của tôi đã luôn ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu.


Người thực hiện




Nguy
ễn Trung Thành


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Pageiii

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU 1
Tính cấp thiết của đề tài 1
Mục tiêu nghiên cứ
u 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm cây su hào 3
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại 3
1.1.2. Lợi ích cây su hào 3
1.2. Một số khái niệm cơ bản và nguyên tắc phát triển nông nghiệp
hữu cơ 5
1.2.1. Nông nghiệp hữu cơ 5
1.2.2. Những nguyên tắc về sản xuất nông nghiệp hữu cơ 7
1.3. Tình hình nghiên cứu và phát triển nông nghiệp hữu cơ và rau
hữu cơ 9
1.3.1. Trên thế giới 9
1.3.2. Tại Việt Nam 12
1.3.3. Một số mô hình, và kết quả nghiên cứu phân hữu cơ sinh học 18
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Vật liệu nghiên cứu 31

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageiv


2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 33
2.3. Nội dung và phương pháp bố trí thí nghiệm 33
2.3.1. Nội dung 33
2.3.2. Bố trí thí nghiệm 34
2.3.3. Quy trình kỹ thuật canh tác 35
2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 40
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 43
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
3.1. Ảnh hưởng củ
a các loại phân sinh học đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất cây su hào trồng trong hộp xốp 44
3.1.1. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học tới các chỉ tiêu sinh trưởng
của cây su hào 44
3.1.2. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học đến mức độ nhiễm sâu
bệnh 52
3.1.3. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học đến các chỉ tiêu cấu thành
năng suấ
t cây su hào 53
3.1.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón sinh học đến chất lượng củ su hào 56
3.1.5. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại phân sinh học trên cây
su hào 58
3.2. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất cây su hào trồng ngoài đồng ruộng 60
3.2.1. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học tới các chỉ tiêu sinh trưởng
c
ủa cây su hào 60
3.2.2. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học đến mức độ nhiễm sâu bệnh 69
3.2.3. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học đến các chỉ tiêu cấu thành
năng suất cây su hào 72
3.2.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón sinh học đến chất lượng củ su hào 75


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagev

3.2.5. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại phân sinh học trên cây
su hào 77
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 81
Kết luận 81
Đề nghị 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 90

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevi

DANH MỤC BẢNG

TT Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Yêu cầu cơ, lý, hóa, sinh của phân sinh học Wehg: 31
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học khác nhau tới thời
gian sinh trưởng của cây su hào 45
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây su hào 47
Bảng 3.3. Động thái ra lá cây su hào 48
Bảng 3.4. Động thái phát triển đường kính củ su hào. 49
Bảng 3.5. Động thái phát triển chiề
u cao củ su hào: 50
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của một số loại phân sinh học đến chỉ số diện
tích lá 51
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học đến mức độ nhiễm
sâu bệnh của cây su hào 52
Bảng 3.8. Khối lượng trung bình củ su hào 53

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học đến năng suất su hào
55
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học đến hàm lượng chất
trong củ su hào 57
Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân sinh học trên cây su hào 58
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của các loại phân sinh học tới thời gian sinh
trưởng của cây su hào. 61
Bảng 3.13. Động thái tăng trưởng chiều cao cây su hào. 63
Bảng 3.14. Động thái ra lá cây su hào 64
Bảng 3.15. Độ
ng thái phát triển đường kính củ su hào. 66
Bảng 3.16. Động thái phát triển chiều cao củ su hào 67
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của một số loại phân sinh học đến chỉ số diện
tích lá của cây su hào 68

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevii

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học đến mức độ nhiễm
sâu bệnh cây su hào trong vụ đông năm 2013 70
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học đến mức độ nhiễm
sâu bệnh cây su hào trong đông xuân 2014 71
Bảng 3.20. Khối lượng trung bình củ su hào 72
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học đến năng suất su hào 74
Bảng 3.22. Ảnh hưởng củ
a các loại phân sinh học đến hàm lượng chất
trong củ su hào 76
Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại phân sinh học
đến hiệu quả kinh tế cây su hào. 78

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageviii


DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
Hình 3.1. Khối lượng trung bình củ su hào. 54
Hình 3.2. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học đến năng suất củ su hào 56
Hình 3.3. Khối lượng trung bình củ su hào. 73
Hình 3.4. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học đến năng suất cây su hào 75

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
1 AVRDC Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Thế Giới
2 BNNPTN Bộ nông nghiệp và phát triển triển nông thôn
3 BVTV Bảo vệ thực vật
4 CC Cuối cùng
5 CNQG Công nghệ quốc gia
6 CP Cổ phần
7 CS Cộng sự
8 CT Công thức
9 CTĐC Công thức đối chứng
10 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
11 ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng
12 FAO Tổ chức nông lương thế giới
13 GAP Thực hành nông nghiệp tốt
14 HCM Hồ Chí Minh
15 HCSH Hữu cơ sinh học
16 HVNNVN Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

17 KHCN Khoa học công nghệ
18 KLTB Khối lượng trung bình
19 LAI Chỉ số diện tích lá
20 NNHC Nông nghiệp hữu cơ
21 NSCT Năng suất cá thể
22 NSLT Năng suất lý thuyết
23 NST Ngày sau trồng
24 NSTT Năng suất thực thu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagex

25 NXB Nhà xuất bản
26 TBNN Trung bình nhiều năm
27 TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn
28 TTKHTN Trung tâm khoa học thực nghiệm
29 V1 Vụ đông 2013
30 V2 Vụ đông xuân 2014
31 VNĐ Việt nam đồng
32 VSV Vi sinh vật

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page1

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất nông nghiệp ngày nay dần trờ thành tiêu điểm quan tâm
không những trên phạm vi quốc gia mà còn trên qui mô toàn cầu. Sản xuất
nông nghiệp Việt Nam đóng góp 24% GDP, 30% sản lượng xuất khẩu, tạo
việc làm cho 60% lao động cả nước song rõ ràng sản xuất nông nghiệp lâu
nay vẫn chưa chú trọng đúng mức việc bảo vệ môi trường. Sản xuất nông

nghiệp hữu cơ, nâng cao chất l
ượng nông sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm và thân thiện với môi trường đang là mục tiêu phấn đấu của ngành
nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng. Một trong những biện pháp
hữu hiệu để sản xuất nông nghiệp hữu cơ là ứng dụng rộng rãi các chế phẩm
sinh học, sử dụng phân hữu cơ vi sinh nhằm thay thế các hoá chất bảo vệ thực
vật và các loại phân hoá học có tác độ
ng xấu đến môi trường.
Hiện nay tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thì nhu cầu về
các loại rau an toàn đảm bảo về chất lượng là rất lớn. Tuy nhiên diện tích
canh tác có hạn và có xu hướng ngày càng thu hẹp, người dân sản xuất chủ
yếu theo hình thức hộ gia đình nhỏ lẻ, sử dụng nhiều biện pháp gieo trồng,
chăm sóc không đúng kỹ thuật. Tình trạng lạm dụng các loại phân hóa học để
bón cho cây trồng khá nhi
ều, lượng phân hữu cơ bón ngày một ít đi, nhiều nơi
có hiện tượng đất đai bị suy kiệt chất dinh dưỡng, dẫn đến thoái hóa đất.
Ngoài ra việc lạm dụng phân hóa học, đặc biệt là phân đạm làm cho hàm
lượng NO
3
-
cao gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước và tác hại hơn là tồn dư
trong sản phẩm thu hoạch gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Trên thị trường trong những năm gần đây có rất nhiều loại phân bón
hữu cơ sinh học, các chế phẩm sinh học. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu,
các quy trình kỹ thuật về việc sử dụng các loại phân hữu cơ sinh học này. Vì
vậy điều cấp thiết hiện nay là cần phải chỉ ra cho người nông dân sử dụng loại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page2

phân bón nào, quy trình sử dụng nào cho hợp lý. Xuất phát từ nhu cầu thực tế

đó tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh
học đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây su hào sản xuất theo
hướng hữu cơ tại huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội”.
Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu tổng quát
- Xác định được loại phân bón sinh học đem lại hiệu quả cao cho cây su
hào
được trồng trên ruộng sản xuất và trong hộp xốp.
+ Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá ảnh hưởng của các loại phân sinh học đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất của cây su hào được trồng trên ruộng sản xuất và trong hộp xốp.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại phân bón sinh học.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh.
- Đánh giá hàm lượng tồn dư NO
3
-
trong củ, hàm lượng đường, hàm
lượng chất sơ trong củ.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
+ Ý nghĩa khoa học
- Xác định cơ sở khoa học về sản xuất su hào theo hướng hữu cơ bằng
các loại phân sinh học trong điều kiện trồng ngoài ruộng sản xuất và trồng
trong hộp xốp.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp và bổ xung vào tài liệu tham
khảo, nghiên cứu và ch
ỉ đạo sản xuất theo hướng hữu cơ.
+ Ý nghĩa thực tiễn.
- Kết quả góp phần trong quy trình kỹ thuật làm tăng năng suất và hiệu
quả kinh tế cho người dân trồng rau su hào theo hướng hữu cơ trên đồng
ruộng huyện Ba Vì – Hà Nội.

- Kết quả đưa ra biện pháp kỹ thuật trồng rau trên giá thể trong hộp
xốp theo hướng hữu cơ phù hợp với mô hình rau đô thị hiệ
n nay.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page3

Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm cây su hào
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại
Cây su hào có tên khoa học là Brassica oleracea, thuộc họ Thập tự
Cruciferae hay Cải Brassiceae. Xuất hiện đầu tiên ở thời kỳ trung cổ, vùng Trung
và Nam Âu, nay được trồng phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam. Quá trình sinh
trưởng và phát triển của su hào yêu cầu nhiệt độ thấp, đặc biệt ở thời kỳ phân hoá
hoa. Đặc điểm này làm cho su hào không ra hoa và kết hạt tại vùng nhiệt đới và á
nhiệ
t đới, ở Việt nam một số vùng núi cao có mùa đông lạnh kéo dài (Hà Giang, Sa
Pa ). Tuy nhiên, để sản xuất rau thương phẩm, su hào có thể cho năng suất cao ở
vùng đồng bằng khu vực á nhiệt đới, trên nhiều loại đất khác nhau từ đất nhẹ đến
đất nặng trung bình và độ PH trong khoảng 6,0 - 7,5.
Cây su hào có 3 chủng: Su hào dọc tăm (su hào dọc tiêu, su hào trứng) củ nhỏ,
vỏ mỏng, hình tròn, năng suất thấp nhưng phẩm chất cao. Su hào dọc nh
ỡ (dọc
trung). Su hào dọc đại (su hào trâu, su hào bánh xe. Su hào bình vôi) củ to, vỏ dày,
dài ngày hơn (120 – 150 ngày).
1.1.2. Lợi ích cây su hào
Su hào không chỉ là món ăn ưa thích mà còn giàu dinh dưỡng mà còn có
những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe.
Giúp máu lưu thông tốt: Su hào là thực phẩm ít chất béo hoà tan và
cholesterol. Điều đó có nghĩa rằng, nó rất tốt cho tim và hệ tuần hoàn máu.

Chất béo hòa tan được biết đến là có hại cho cơ thể. Nếu ăn uống nhiều chất
này sẽ làm tăng nồng độ cholesterol có hại ở trong máu. Từ đó dẫn đến nhiều
bệnh ở tim như đau tim và đột quỵ. Hơn nữa, su hào giàu chất chống oxi hóa
nên giúp tế bào ngăn ngừa sự tổn thương bởi các phân tử gốc tự do đi vào cơ
thể qua hô hấp hoặc ăn uống. Những phân tử gốc này thường làm tăng nguy
cơ đau tim và ung thư.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page4

Giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh : Mùa đông hệ miễn dịch của chúng ta dễ
bị tấn công do sự phát triển mạnh của vi rút, do vậy mà chúng ta dễ bị cảm
cúm, ho, xổ mũi và mệt mỏi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu bạn chăm
ăn su hào vào mùa đông, nó sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
Lý do là trong su hào có chứa rất nhiều vitamin C. Một bát su hào sống có
chứa lượng vitamin C nhiều hơn 1,4 lần so với nhu cầu cơ thể cần mỗi ngày.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng giúp bạn chống lại các bệnh như tim mạch và
ung thư. Ngoài ra vitamin C còn giúp cải thiện sự hấp thụ và phục hồi nguồn
cung vitamin E cho cơ thể.
Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh: Su hào có hàm lượng chất xơ tuyệt vời cho cơ
thể. Một bát su hào có chứa 5 gram chất xơ, bằng 19% lượng chất xơ cơ thể cần
mỗi ngày. Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt bằng cách duy trì sức khỏe của
ruột và ruột kết. Nó cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng vi khuẩn
có lợi trong ruột ở mức cân bằng. Tất cả những yếu tố trên giúp bạn giảm nguy
cơ mắc các bệnh ở đường tiêu hóa, bệnh trĩ và ung thư ruột kết.
Tăng cường chức năng thần kinh và cơ: Su hào cũng là loại củ giàu kali.
Một bát su hào sống đáp ứng được khoảng 14% lượng kali cơ thể cần mỗi ngày.
Kali là khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của cơ thể cũng như chức năng thần
kinh. Nó cũng hỗ trợ tích lũy carbohydrate- thành phần được sử dụng như là
“nhiên liệu” cho cơ bắp. Nếu cơ thể nhận đầy đủ lượng kali cũng sẽ giúp bạn xử
lý thông tin nhanh và không bị kích động khi gặp chuyện rắc rối.

Là thực đơn tốt cho người muốn giảm cân: Mặc dù là thực phẩm giàu
chất dinh dưỡng nhưng su hào có chứa rất ít calo. Chúng ta biết rằng, mức
dinh dưỡng trên mỗi ca lo càng cao thì thực phẩm đó càng tốt cho sức khỏe.
Một bát su hào sống có chứa khoảng 36 calo. Do vậy su hào là thực đơn lý
tưởng cho những người ăn kiêng vì nó đáp ứng được lượng vitamin và
khoáng chất mà không làm vượt quá lượng calo. Chúng ta biết rằng calo thừa
mà không được “đốt cháy” sẽ dẫn đến thừa cân. Ngoài những chất trên, su

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page5

hào còn chứa nhiều chất khoáng khác tốt cho cơ thể như đồng, canxi, mangan,
sắt và phốt pho.
1.2. Một số khái niệm cơ bản và nguyên tắc phát triển nông nghiệp hữu cơ
1.2.1. Nông nghiệp hữu cơ
Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất bền vững với sức khoẻ của
đất, hệ sinh thái và con người. Hệ thống dựa trên những tiến trình sinh thái, sự
đa dạng sinh học và những chu kỳ thích nghi với điều kiện địa phương hơn là
việc sử dụng những đầu vào có tác động trái ngược. Nông nghiệp hữu cơ kết
hợp truyền thống, sự hiện đại và khoa học để chia sẻ với môi trường, thúc đẩy
những quan hệ công bằng và tạo chất lượng tốt cho cuộc sống và tất cả những
gì liên quan (IFOAM, 2007).
Theo Cục tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia (NOSB, 2009), định nghĩa nông
nghiệp hữu cơ là một hệ thống quản lý sản xuất mà thúc đẩy và tăng cường sự
đa dạng, chu trình sinh học và hoạt
động sinh học của đất. Hệ thống dựa trên
việc sử dụng ít nhất những đầu vào phi nông nghiệp, dựa trên thực tiễn quản
lý mà phục hồi, duy trì và tăng cường phù hợp sinh thái.
* Phân hữu cơ
Phân hữu cơ là các loại chất hữu cơ khi vùi vào đất sau khi phân giải có
khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Quan trọng hơn nữa là phân hữu

cơ có khả năng cải tạo
đất rất lớn.
Phân hữu cơ bao gồm: Phân bắc, nước giải, phân gia súc, gia cầm, rác
thải đô thị sau khi được ủ thành phân ủ các phế phẩm của công nghiệp thực
phẩm (đồ hộp và kỹ nghệ dầu thực vật) và các tàn thể thực vật khi được vùi
trực tiếp vào đất cũng được xem là phân hữu cơ (Vũ Hữu Yêm, 1998).
* Phân hữu cơ vi sinh
Theo Vũ Hữu Yêm, 1995 chỉ
ra rằng:
Phân hữu cơ vi sinh là loại sản phẩm phân bón được tạo thành
thông qua quá trình lên men vi sinh vật có ích. Đó là vi khuẩn cố định

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page6

nitơ tự do nội sinh (Azotobacter, Azosprrillum), vi khuẩn nấm phân giải
photphat khó tan (Bacillus Poluaixa, Pseudomonas striata, Aspergillus
awamori ). Ngoài ra còn bổ sung các nguyên tố đa lượng phốt pho,
nitơ, kali và vi lượng.
Nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ có thể kể đến là phế thải người, động
vật, gia súc, gia cầm, phế thải chế biến thủy hải sản, tồn dư cây trồng nông lâm
ngư (thân, lá, rễ, cành), than bùn
Phân hữu cơ vi sinh có vai trò lớn:
+ Cung cấp ch
ất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ, hợp lý các tập đoàn vi sinh vật hữu
ích, giúp cải tạo lý, hoá tính và tăng độ phì nhiêu cho đất.
+ Quá trình trao đổi chất giữa các cation Fe, Ca, Mg, Al, Bo
thông qua axit humic, các hợp chất humat, giúp phân giải các dinh
dưỡng bị cố định trong đất như lân, kali, canxi làm cho nó trở nên hữu
dụng, tăng hiệu lực phân khoáng.

+ Đẩy nhanh tốc độ phân giải xenlulo, tăng hữu cơ, bồi dưỡ
ng,
kiến tạo và làm tăng hàm lượng mùn cho đất. Làm giảm độ cứng, vón
cục, tăng đặc tính thấm nước và giữa ẩm cho đất.
+ Kích thích sự tạo thành và hoạt động của các men xúc tác trong
cây, tăng cường hình thành chất diệp lục, tăng hiệu suất quang hợp, tăng
khả năng kháng bệnh cho cây trồng.
+ Đảm bảo khai thác cây trồng nhiều vụ, cho nông sản sạch và
không gây ô nhiễm môi trường.
* Phân hữu cơ
sinh học
Phân hữu cơ sinh học: Là phân hữu cơ được sản xuất có nguồn gốc
từ các nguồn nguyên liệu là các chất hữu cơ ( Than bùn, phế phụ phẩm
nông nghiệp…) được xử lý và lên men theo quy trình công nghiệp với sự
tham gia của 1 hay nhiều chủng VSV. Thành phần chất hữu cơ phải đạt từ
23% trở lên, có chứa các sản phẩm sinh học (FAO, 2008).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page7

1.2.2. Những nguyên tắc về sản xuất nông nghiệp hữu cơ
*Trên thế giới
Trên thế giới Tiêu chuẩn NNHC là để thúc đẩy sự tin cậy của người
tiêu dùng và bảo vệ thị trường khỏi sự kinh doanh lừa đảo (Lampkin et al và
cs, 1999). NNHC dựa trên pháp chế và quy định ở mức quốc tế và quốc gia
(cả riêng và chung).
Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ
phần lớ
n việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết sự
tăng trưởng của cây trồng, và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Các nông
dân canh tác theo hình thức nông nghiệp hữu cơ dựa tối đa vào việc quay vòng

mùa vụ, các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật và việc canh tác cơ giới để
duy trì năng suất đất để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, và kiểm
soát cỏ
, côn trùng và các loại sâu bệnh khác. Mục đích hàng đầu của nông
nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng độc lập về
đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người.
Theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM, 2002): "Vai trò của
nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng,
là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của h
ệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh
vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người".
Mỗi quốc gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới đều có
những bộ tiêu chuẩn riêng để chứng nhận sản phẩm hữu cơ. Ngoài ra còn
có các tổ chức của Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các công ty trong
và ngoài nước chứng nhận sản phẩm hữu cơ. Nhưng khi một sản ph
ẩm hữu
cơ muốn xuất khẩu sang nước ngoài thì nó phải đáp ứng những nguyên tắc
của nông nghiệp hữu cơ trên thế giới.
* Ở Việt Nam
Canh tác hữu cơ đang là vấn đề còn mới ở Việt Nam. Sản phẩm hữu cơ
vẫn chưa có một vị trí vững chắc trên thị trường. Cho nên để sản phẩm nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page8

nghiệp hữu cơ được người tiêu dùng chấp nhận thì Việt Nam phải nhanh
chóng xây dựng các tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ.
Theo tiêu chuẩn ngành số 10TCN 602 – 2006: Tiêu chuẩn về sản xuất
nông nghiệp hữu cơ cà chế biến do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành quy định như sau:
1. Tất cả các loại phân bón hóa học đều bị cấm dùng.

2. Cấm dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
3. Cấm dùng các loại hoocmon tổng hợp (thuốc kích thích sinh trưởng).
4. Các thiết bị canh tác (bình phun thuốc trừ sâu, cuốc…) đã dùng trong
canh tác truyền thống không được sử dụng trong canh tác hữu cơ.
5. Nông dân phải duy trì việc ghi chép lại các nguồn của tất cả các
khoản vật tư (giố
ng, phân bón…) dùng trong canh tác.
6. Các cây trồng trong các ruộng hữu cơ phải khác với các cây trồng
trong các ruộng truyền thống.
7. Một vùng cách ly (hoặc một vùng ngăn cản) cần phải được thiết lập
nhằm để tránh việc nhiễm bẩn từ bên ngoài vào. Vùng cách ly này có thể là
một con đê, con mương thoát nước hoặc một hàng cây cách ly nhằm sàng lọc
nhiễm bẩn. Cây trồng cách ly phải gồm hai hàng rào và cao hơn loại cây trồng
truyền thống. Các loạ
i cây trồng làm hàng rào cách ly phải khác với cây trồng
trong ruộng hữu cơ.
8. Ngăn cấm phá rừng nguyên sinh để canh tác hữu cơ.
9. Các loại cây trồng ngắn ngày (lúa, rau, ngô…) phải có ít nhất 12
tháng chuyển đổi. Cây trồng lâu niên được gieo trồng sau giai đoạn chuyển
đổi được coi là cây trồng hữu cơ.
10. Các loại cây trồng lưu niên (chè, cà phê…) phải có ít nhất 18 tháng
chuyển đổi. Các cây trồng ngắn ngày được thu hoạch sau giai đo
ạn chuyển
đổi được coi là sản phẩm hữu cơ.
11. Cấm sử dụng các loại giống cây chuyển đổi gen.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page9

12. Tốt nhất nên sử dụng hạt giống hữu cơ và các nguyên liệu hữu cơ.
13. Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để xử lý hạt giống trước

khi gieo trồng.
14. Phân bón hữu cơ phải được sử dụng theo cách tổng hợp (ví dụ: phân
ủ, phân chuồng, phân xanh).
15. Cấm đốt cành cây, rơm rạ (trừ trường hợp đố
i với kiểu du canh đất dốc).
16. Cấm dùng phân bắc (phân người) trong sản xuất hữu cơ.
17. Phân gà từ các trại gà công nghiệp được phép sử dụng trong canh
tác hữu cơ song phải được ủ kỹ ở nhiệt độ cao. Phân gà từ các cơ sở nuôi gà
ngay trên mặt đất được phép dùng.
18. Phân ủ đô thị không được phép dùng.
19. Nông dân phải có những biện pháp nhằm ngăn ngừa xói mòn đất
màu và tình trạ
ng nhiễm mặn đất.
20. Túi và các vật dụng đựng được sử dụng để vận chuyển và lưu kho
sản phẩm hữu cơ đều phải mới và sạch. Túi nilon tổng hợp cũ không được
phép dùng.
21. Không được phép phun các loại thuốc trừ sâu cấm sử dụng trong
kho chứa nông sản.
22. Được phép sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trong sản xuất nông
nghiệp h
ữu cơ.
Trong tương lai Việt Nam cần xây dựng nguyên tắc chuẩn về canh tác
hữu cơ như các nước trong khu vực đã làm, để người sản xuất có cơ sở triển
khai sản xuất đồng thời giúp sản phẩm của họ được người tiêu dùng chấp
nhận, từ đó kích thích được thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
ở Việt Nam (T
ống Khiêm, 2009).
1.3. Tình hình nghiên cứu và phát triển nông nghiệp hữu cơ và rau hữu cơ
1.3.1. Trên thế giới
1.3.1.1. Lịch sử ra đời của nông nghiệp hữu cơ trên thế giới.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page10

Từ năm 1920 đến 1940 thế kỉ XX, các tác giả Rudolf Steiner, Sir Albert
Howard và bà Eva Balfour đã xuất bản cuốn sách đầu tiên về ý tưởng nông
nghiêp hữu cơ, sau đó hoàn thiện dần và chính họ là những người tiên phong
đi đầu về phong trào sinh học và nông nghiệp hữu cơ, thể hiện sự quan tâm về
cơ sở sinh học của độ phì đất và mối quan hệ giữa sinh học với sức khỏe con
người và vật nuôi. Năm 1940 – 1950, các mô hình s
ản xuất nông nghiệp hữu
cơ ở châu Âu, châu Mỹ và châu Úc được triển khai, vấn đề thanh tra, giám sát
được nêu ra thực hiện và hình thành các tiêu chuẩn, hệ thống phát triển nông
nghiệp hữu cơ. Ông Rudolf Steiner đã đề xuất nhãn mác cho sản phẩm của
phong trào sinh học, đây là nhãn hữu cơ đầu tiên được phát triển rộng rãi ở
nhiều nước. Năm 1967, trên thế giới hội khoa học đất đã xuất bản cuốn sách
đầ
u tiên ra đời tại các trang trại ở Mỹ và họ đưa ra các tiêu chuẩn sản xuất
hữu cơ trang trại, nhiều nhóm đã phát triển hệ thống cấp giấy chứng nhận sản
phẩm hữu cơ để đảm bảo sản phẩm của họ được sản xuất theo tiêu chuẩn của
trang trại (Phạm Thị Thùy, 2013).
1.3.1.2. Quá trình phát triển của nông nghiệp hữu cơ trên thế giới.
Cuối năm 1970 đến đầu năm 1980, nhiều tổ chức nông nghiệp hữu cơ
đã sớm phát triển việc chứng nhận cho người sản xuất, phần lớn các tổ chức
này còn thu hút hàng loạt các hoạt động khác ngoài việc chứng nhận. Giữa
năm 1980, trên thế giới đã hình thành một số tổ chức như SKAL (Hà Lan),
KRAV (Thụy Điển), FVO (Mỹ)… Năm 1990 ở châu Âu đã có quy định cụ

thể cho các nước cấp chứng nhận hữu cơ theo hướng thương mại hóa, hàng
loạt các công ty chứng nhận được ra đời. Liên đoàn phong trào nông nghiệp
hữu cơ quốc tế IFOAM có trụ sở đóng tại Bonn, Đức đưa ra các tiêu chuẩn tổ

chức hình thành trên cơ sở của IFOAM và chương trình công nhận của
IFOAM được tôn trọng như một hướng dẫn quốc tế chung cho các hệ thống
tiêu chuẩn và ch
ứng nhận của các quốc gia có thể xây dựng và sản xuất hữu
cơ. Tháng 12 năm 2000, bộ nông nghiệp Mỹ đã ban hành quy định về thực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page11

phẩm hữu cơ và có hiệu lực vào tháng 10 năm 2002. Ở châu Âu, quy định
2092/91 về thực phẩm hữu cơ cũng được quốc tế thông qua năm 1991, năm
1992 các quốc gia có thể xây dựng về thực phẩm hữu cơ và xây dựng nên tiêu
chuẩn Codex Alimentarius về sản phẩm hữu cơ đã thông qua năm 1999. Năm
1980 ở châu Âu, sản xuất hữu cơ đã thúc đẩy các nhà và người tiêu dùng luôn
gắn bó với nhau vì lợ
i ích xã hội và môi trường. Từ năm 1990 – 1999 trang
trại phát triển nhanh ở hầu khắp các nước châu Âu, tổng diện tích sản xuất
hữu cơ tăng 46,2% hàng năm tổng diện tích hữu cơ tăng trung bình 30% với
hơn 100.000 trang trại hữu cơ, diện tích hơn 3 triệu ha, chiếm 2% đất nông
nghiệp. Số trang trại hữu cơ tăng nhanh, năm 1990 có 830 trang trại, năm
2000 tăng lên 5300 trang trại sản xuất nông nghiệp hữ
u cơ (Lê Văn Hưng,
2009).
1.3.1.3. Nhu cầu về thị trường hữu cơ trên thế giới
Thị trường các sản phẩm hữu cơ cũng phát triển nhanh chóng ở các
nước châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Các sản phẩm hữu cơ chiếm tỷ lệ rất
nhỏ trong tổng nhu cầu thực phẩm trên thị trường. Tỷ lệ thị trường ở hầu hết
các qu
ốc gia chỉ 1% tổng số thực phẩm bán ra, nước Áo và Thụy Sĩ có tỷ lệ
1,8 – 2% và đan mạch có 2,5 – 3% nhu cầu thị trường hữu cơ ở các nước châu
Âu, ở châu Mỹ và Nhật Bản có 1 – 3% năm 2000 thị trường thực phẩm hữu

cơ, với 37,2 triệu ha đất nông nghiệp hữu cơ (chiếm 0,9% diện tích đất nông
nghiệp trên toàn thế giới). Nhiều nhất là nước Úc, Acshentina và Mỹ với 41,9
tri
ệu ha rừng nguyên sinh khai thác sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tự nhiên.
Trên 10% diện tích đất nông nghiệp của 7 nước đã được chứng nhận hữu cơ
như Malvinas có 35,7%, Liechtenstein có 26,9% và Áo là 18,5%. Có 23 triệu
ha đất trồng cỏ để chăn nuôi gia súc, 2,5 triệu ha trồng cây ngũ cốc, 0,22 triệu
ha trồng rau, 2,4 triệu ha trồng cây lâu năm. Trên thế giới có 1,8 triệu trang
trại nông nghiệp hữu cơ, nhiều nhất là Ấn Độ có 677.267, Uganda có 187.893
và Mêhicô 128.862 trang trại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page12

Đến nay có 77 nước đã xây dựng xong tiêu chuẩn quốc gia và có 27
quốc gia đang trong quá trình hoàn thiện tiêu chuẩn về sản xuất hữu cơ, với
532 tổ chức cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt
tiêu chuẩn (áp dụng quản trị chất lượng chuỗi cung cấp hữu cơ theo hệ thống
đảm bảo cùng tham gia Participatory Guarantee System – PGS) nhằm đáp
ứng nhu cầu gia tăng củ
a thị trường nội địa, mạnh nhất là Braxin và Ấn Độ.
Năm 2010, thị trường nông sản hữu cơ vẫn tăng trưởng đạt doanh thu 54,9 tỷ
USD (Gấp 3 lần năm 2008). Tính trên doanh thu thị trường lớn nhất là Mỹ,
Đức, Pháp, còn tính theo đầu người thì lớn nhất là Đan Mạch, Thụy Sĩ và Áo.
Ở châu Á có 3,6 triệu ha, Đông Timor có tỷ lệ 7% làm nông nghiệp hữu cơ.
Nhiều nước đã thành lập cơ
quan giám sát và cấp chứng nhận sản phẩm nông
nghiệp hữu cơ như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Đài Loan và
Malaysia (Phạm Thị Thùy, 2013).
Rõ ràng nông nghiệp hữu cơ trên thế giới hiện đang là vấn đề quan
trọng được các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển cùng quan

tâm và hướng tới, các nước đang phát triển tập trung chủ yếu ở châu Phi, châu
Á và châu Mỹ La Tinh. Sản xuất nông nghiệp h
ữu cơ chính là cơ hội tạo ra thị
trường và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm cho các nước đang phát
triển và Việt Nam cũng không ngoại lệ, do vậy ngay lúc này đây, phát triển
sản xuất nông nghiệp hữu cơ là thực sự cần thiết để giúp cho người Việt được
hưởng những sản phẩm hữu cơ của chính mình.
1.3.2. Tại Việt Nam
Với truyền thống hơn 4000 năm lịch sử, nền nông nghiệp Việt Nam
vốn được tự nhiên, trước năm 1954 người Pháp có đưa một số máy móc và
phân hóa học vào trồng trọt, nhưng thời gian đó nông dân ta vẫn chưa hiểu sử
dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật như thế nào? Bằng phương thức
canh tác truyền thống, nông dân đã sử d
ụng tập đoàn các giống địa phương
như lúa : Tám xoan, Dự, Dị Hương và nếp cái hoa vàng…, cây ăn quả như :

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page13

nhãn lồng Hưng Yên, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, cam Vinh… . Các giống
địa phương này cho năng suất không cao, đòi hỏi điều kiện chăm sóc thấp, có
khả năng chống chịu được sâu bệnh, hạn hán, lũ lụt và thích ứng với điều kiện
tự nhiên, khí hậu của địa phương. Nhưng những giống địa phương trên có
phẩm chất cao, ăn ngon nên người tiêu dùng rất ưa chuộ
ng.
Trước năm 1960, khi các tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa được áp dụng
vào Việt Nam thì cung cấp dinh dưỡng cây trồng ở các địa phương thường
dựa vào nguồn phân chuồng (đã hoai mục), nước tiểu, bùn ao và các loại cây
phân xanh (cốt khí, điền thanh, bèo hoa dâu, lạc dại, cây họ đậu…). Ngoài ra
người ta còn dùng nước phù sa để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Từ năm 1960, đặc biệt là sau ngày giải phóng miền nam 1975, nhiều gi

ống
cây trồng mới được áp dụng trong sản xuất, hệ thống tưới tiêu được cải tạo và
diện tích được tưới tiêu được mở rộng, phân hóa học và thuốc trừ sâu hóa học
được dùng với lượng lớn. Việc áp dụng các giống cây trồng mới vào sản xuất
cũng là nguyên nhân khiến cho mất dần đi một số giống cây trồng truyền
thống, làm giảm sự đa dạ
ng sinh học và làm tăng dịch hại cây trồng. Khi sử
dụng quá nhiều phân hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng
lớn đến môi trường sinh thái và cộng đồng. Theo ước tính có 50% lượng phân
bón hóa học được cây trồng sử dụng, còn dư lượng 50% bị bay hơi, rửa trôi
và đây là nguyên nhân gây ô nhiễm đất, không khí và nước. Cũng bằng con
đường đó lượng lớn thuốc bảo vệ thực v
ật dư thừa tồn tại trong đất, nước và
gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Lượng thuốc hóa học sử dụng
không hợp lý dẫn đến hình thành sự kháng thuốc của sâu, bệnh, tồn dư trong
sản phẩm, điều đó tác động xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi và môi
trường sống.
Những hạn chế của cách mạng xanh và công nghệ hóa học nông nghệp
đã d
ẫn đến nhiều nước phải quay lại với sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong
đó có Việt Nam. Việc làm này đã đưa nông nghiệp hữu cơ ngày càng được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page14

nâng cao thêm vị trí và tầm quan trọng đối với đời sống xã hội, trực tiếp là
người tiêu dùng và thị trường nội địa.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, nguồn tài nguyên
động thực vật phong phú, với diện tích đất đai trong thực trạng vẫn còn là hữu
cơ tự nhiên khá lớn tập trung ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng
khó khăn (không hoặc rất ít sử dụng hóa chất) thì cơ h

ội cho Việt Nam phát
triển nông nghiệp hữu cơ là rất lớn. Mặt khác việc triển khai sản xuất và
chứng nhận sản phẩm hữu cơ vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền
quan tâm, phần lớn các dự án được tài trợ là do các tổ chức quốc tế và các
công ty lớn ở trong nước. Tháng 12/2006, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đưa
ra quyết định ban hành bộ tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ 10TCN602-2006,
nhưng nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc cấp giấy chứng nhận sản
phẩm hữu cơ và bộ chứng chỉ đạt tiêu chuẩn hữu cơ, vì vậy hầu hết các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn chưa biết sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phần lớn người
tiêu dùng cũng chưa có khái niện về sản phẩm hữu cơ (IFOAM, 2008).
Hiện nay, các s
ản phẩm nông nghiệp của Việt Nam hầu hết vẫn
không kiểm soát dư lượng hóa chất, do đó các nông sản, thực phẩm đang
bị mất dần thị trường cao cấp và rất hiếm khi bán được theo dạng nguyên
chất sản (original), hoặc dưới thương hiệu của sản phẩm hữu cơ. Như
vậy chính nước ta cũng không nhận thức được và hiện đang bỏ lỡ
rất
nhiều cơ hội phát triển về thương hiệu nông sản hữu cơ ở Việt Nam trên
thị trường thế giới, kèm theo đó là cơ hội để giữ thế cân băng sinh thái
cho một số vùng đang là lá phổi xanh của Việt Nam mà trước nhà nước
ta cũng chưa có chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Mặc dù vậy trong khoảng 10 năm nay ở nước ta đã xuất hiệ
n mốt số tấm
gương điển hình tiên phong đi vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, có thể
kể đến như mô hình “Sản xuất gạo thơm hữu cơ Hoa Sữa của công ty cổ
phần thương mại và sản xuất Viễn Phú” tại xã Khánh An, huyện U Minh,

×