Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

đánh giá tác dụng của cao chiết tô mộc (caesalpinia sappan l.) đối với vi khuẩn escherichia coli gây bệnh trên gà lương phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 64 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN TUẤN ĐẠT



ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CAO CHIẾT TÔ MỘC
(CAESALPINIA SAPPAN L.) ĐỐI VỚI VI KHUẨN ESCHERICHIA
COLI GÂY BỆNH TRÊN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ








HÀ NỘI, 2015



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN TUẤN ĐẠT



ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CAO CHIẾT TÔ MỘC
(CAESALPINIA SAPPAN L.) ĐỐI VỚI VI KHUẨN ESCHERICHIA
COLI GÂY BỆNH TRÊN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG



CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60640101


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN BÁ TIẾP





HÀ NỘI, 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.

Người cam đoan


Nguyễn Tuấn Đạt



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CẢM ƠN

Khi hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Gia đình và quý thầy cô đã dành nhiều thời gian động viên và giúp đỡ tôi
hoàn thành ước mơ được học hỏi của tôi.
Thầy TS. Nguyễn Bá Tiếp đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực tập nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Cô PGS. TS. Lâm Thị Thu Hương đã truyền đạt nhưng kiến thức, kinh
nghiệm quí báu tạo cơ sở giúp tôi tiến hành phát tri
ển nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn này.
Quý thầy cô giáo Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, Khoa Thú Y, Phòng
Đào tạo Sau đại học, ban giám hiệu học viện đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện

thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Các thầy cô giáo trong Khoa Thú Y, Khoa Chăn Nuôi và Nuôi Trồng Thủy
Sản của học viện, các bạn sinh viên K54 đã tham gia và chia sẽ giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Các anh chị em Bác sĩ
thú y Trần Thế Sơn, Bác sĩ thú y Nguyễn Hữu Phú trong
công ty TNHH Thương Mại Sản Xuất Nu Pha đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Các anh chị em trong lớp Cao học thú y khóa 21 đã đoàn kết giúp đỡ, chia sẻ
và động viên tôi trong suốt hơn hai năm học cao học.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sâu sắc những người thân trong gia đình: Mẹ và
bố mẹ vợ tôi, người vợ yêu quý của tôi đã là chỗ dựa vững chắ
c cho tôi về tình cảm
cũng như vật chất cần thiết giúp tôi có nghị lực học tập, công tác, và phấn đấu trong
cuộc sống.
Người viết luận văn


Nguyễn Tuấn Đạt



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh sách các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi

Danh mục ảnh vii
Danh mục sơ đồ, hình viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu và yêu vầu 1
2.1 Mục tiêu 1
2.2 Yêu cầu 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 2
1.1 Giới thiệu cây Tô mộc 2
1.1.1 Mô tả cây 2
1.1.2 Phân bố, thu hái và chế biế
n 3
1.1.3 Mô tả dược liệu 3
1.1.4 Thành phần hóa học 3
1.1.5 Tác dụng dược lý 5
1.1.6 Công dụng 6
1.1.7 Một số nghiên cứu về hoạt tính của chất chiết Tô mộc 7
1.2 Các phương pháp chiết xuất dược liệu 8
1.3 Một số phương pháp đánh giá kháng sinh của thảo dược 9
1.3.1 Phương pháp thử vi sinh vật 9
1.3.2 Phương pháp thử trên động vật 12
1.4 Sơ lược v
ề vi khuẩn E. coli 13
1.4.1 Đại cương 13
1.4.2 Đặc điểm sinh học 13
1.4.3 Cấu trúc kháng nguyên và độc tố 15
1.4.4 Truyền nhiễm học 17

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv


1.4.5 Cơ chế sinh bệnh 18
1.4.6 Triệu chứng và bệnh tích 19
1.4.7 Chẩn đoán 20
1.4.8 Phòng và trị bệnh 20
CHƯƠNG 2NỘI DUNG – VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đối tượng và nội dung nghiên cứu 21
2.1.1 Đối tượng 21
2.1.2 Nội dung 21
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
2.3 Nguyên vật liệu 22
2.4 Phương pháp tiến hành 24
2.4.1 Qui trình chiết suất và bào chế chế phẩm Tô mộc 10% 24
2.4.2 Ki
ểm tra tính kháng khuẩn của cao chiết đối với vi khuẩn E. coli 26
2.4.3 Đánh giá hiệu quả phòng và trị bệnh của chế phẩm cao Tô mộc 10% trên gà 27
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Kết quả chiết xuất dược liệu Tô mộc tới cao toàn phần 30
3.1.1 Kết quả chiết xuất dược liệu 30
3.1.2 Kết quả sản xuất chế phẩm cao Tô mộc 10% 31
3.2 Kết qu
ả kháng sinh đồ của cao chiết Tô mộc đối với vi khuẩn E. coli 32
3.2.1 Tính kháng khuẩn của cao chiết trên vi khuẩn E. coli chuẩn 32
3.2.2 Tính kháng khuẩn của cao chiết trên vi khuẩn E. coli phân lập 35
3.3 Tác dụng của chế phẩm cao Tô mộc 10% trên gà gây nhiễm E. coli 38
3.3.1 Tỷlệ gà bệnh sau 7 ngày gây nhiễm 38
3.3.2 Tác dụng của chế phẩm cao Tô mộc 10% đến tỉ lệ gà chết do vi khuẩn
E. coli 42
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGH
Ị 47
1 Kết luận 47

2 Đề nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

E. coli : Escherichia coli
IB : Infectious Bronchitis
MHA : Mueller – Hinton Agar
EMB : Eosin Methylen Blue
MCK : MacConkey
KIA : Kligler Iron Agar
BGA : Brilliant green agar
BHI : Bran Heart Infusion Broth
NB : Nutrient Broth
NA : Nutrient Aga
ATCC : American Type Culture Collection
MIC : Minimum Inhibitory Concentration
MeOH : Methanol
EtOH : Ethanol









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG
1.1 Thành phần hoá học của dịch chiết với dung môi C
2
H
5
OH 4
2.1 Quy trình chủng ngừa phòng bệnh trên gà 23
2.2 Bảng tính lượng dung môi và cao thành phẩm thu được 25
2.3 Công thức bào chế chế phẩm cao Tô mộc 10% 25
2.4 Sơ đồ thử kháng sinh đồ 27
2.5 Đường kính vòng vô khuẩn chuẩn của các loại kháng sinh 27
2.6 Bố trí phòng và trị bệnh bằng chế phẩm Tô mộc 10% trên gà 28
3.1 Kết qua chiết dược liệu Tô mộc tới cao toàn phần 30
3.2 Đường kính vòng vô khuẩn ở hai hàm lượng cao chiết với đường kính vòng
vô khu
ẩn của các kháng sinh trên vi khuẩn E. colichuẩn (ATCC 25922) 34
3.3 Đường kính vòng vô khuẩn của cao chiết tô mộc với đường kính vòng vô
khuẩn của các kháng sinh trên vi khuẩn E. coliphân lập từ gà bệnh 36
3.4 Đường kính trung bình vòng vô khuẩn của cao chiết tô mộc với đường kính
trung bình vòng vô khuẩn của các kháng sinh trên 2 loại vi khuẩn E. coli 37
3.5 Tỷ lệ gà bệnh sau 7 ngày gây nhiễm 39
3.6 Tỷ lệ gà mắc bệnh do E. coli sau 7 ngày gây bệnh 41
3.7 Tỷ lệ gà chết sau 7 ngày gây bệnh
43

3.8 Tỷ lệ gà chết do E. coli sau 7 ngày gây bệnh 45




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii

DANH MỤC ẢNH

STT TÊN ẢNH TRANG
1.1 Quả của cây Tô mộc 2
1.2 Dược liệu Tô Mộc 3
1.3 Cấu trúc của Brasilin 4
1.4 Trực khuẩn E.coli bắt màu Gram (-) với độ phóng đại 1000 lần 14
3.1 Mẫu cao tô mộc 31
3.2 Mẫu chai bảo quản sản phẩm 32
3.3 Đường kính vòng vô khuẩn của cao chiết Tô mộc trên vi khuẩn E. coli
chuẩn (ATCC 25922) 35
3.4 Màng bao tim dày đục ở gà bệnh lô đối chứng dương 40
3.5 Xoang bao tim tích dịch vàng và viêm màng bao tim (lô gây bệnh thực
nghi
ệm sau khi sử dụng chế phẩm) 44



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH

Sơ đồ 2.1 Qui trình phân lập vi khuẩn E. coli 23

Sơ đồ 2.2 Mô hình chiết xuất dược liệu bằng phương pháp ngấm kiệt 24
Hình 3.1 Tỷ lệ gà bệnh 40
Hình 3.2 Tỷ lệ gà bệnh do vi khuẩn E. coli 42
Hình 3.3 Tỷ lệ gà chết 44
Hình 3.4 Tỷ lệ gà chết do vi khuẩn E. coli 46



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Vi khuẩn được liệt kê ở vị trí đầu tiên trong số các vi sinh vật gây bệnh cơ
hội. Đa số các kháng sinh hiện nay được sử dụng trong việc điều trị nhiễm trùng do
vi khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng rộng rãi và không đúng cách các loại kháng sinh
đã tạo ra rất nhiều loại vi khuẩn đề kháng kháng sinh. Không những thế việc sử
dụng nhiều kháng sinh sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn nh
ư: độc tính, quá
mẫn, suy giảm miễn dịch vật nuôi và tồn dư trong sản phẩm động vật gây ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Hơn nữa, các loại kháng sinh mới, kháng sinh phổ rộng có chi phí cao. Từ
những nhược điểm trên cho thấy phải cần thiết tìm kiếm các biện pháp khác để điều
trị các bệnh do nhiễm khuẩn gây ra.
Với xu hướng chủ độ
ng nguồn nguyên liệu trong nước, giảm nhập siêu cùng
xu hướng thế giới hiện nay là sử dụng các loại thuốc từ cây dược liệu truyền thống,
các loại thuốc này có thể khắc phục được nhược điểm của kháng sinh có nguồn gốc
nguyên sinh vật và các hóa dược gây ra. Để đánh giá hiệu quả kháng khuẩn của thảo
dược, được sự đồng ý của Bộ Môn Giải Phẩu – Tổ ch
ức, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thú

Y, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Bá Tiếp
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA
CAO CHIẾT TÔ MỘC (CAESALPINIA SAPPAN L.) ĐỐI VỚI VI KHUẨN
ESCHERICHIA COLI GÂY BỆNH TRÊN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG
".
2. Mục tiêu và yêu vầu
2.1. Mục tiêu
Đánh giá hiệu lực kháng khuẩn của cao chiết xuất từ dược liệu Tô mộc trên
vi khuẩ
n E. coli trong phòng thí nghiệm và trên giống gà Lương Phương được gây
bệnh với vi khuẩn E. coli.
2.2. Yêu cầu
Hoàn thành chế phẩm chứa 10% cao chiết từ gổ lỏi của dược liệu tô mộc.
Bố trí thí nghiệm thử kháng sinh đồ trong phòng thí nghiệm.
Bố trí thí nghiệm phòng và trị bệnh doE. coli trên gà.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu cây Tô mộc
Cây Caesalpinia sappan (Cs) được gọi là Tô mộc có nhiều ở một số tỉnh
miền núi nước ta, gỗ thân cây có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu viêm, và
sử dụng để điều trị một số bệnh như bệnh thấp khớp, viêm v.v… và cũng ñược dùng
làm chất chỉ thị màu.
Cây Tô mộc còn có tên là cây Gỗ vang, cây Vang nhuộm, cây Tô phượng

(do cây này mọc ở nước Tô Phượng, một nước cổ ở vùng hả
i đảo Trung Quốc).
Tên khoa học Caesalpinia sappan L.
Thuộc họ Vang Caesalpiniaceae.
Tô mộc (Lignum Caesalpinia sappan) là gỗ phơi khô của cây Gỗ vang hay
cây Tô mộc. Vì vị thuốc sản xuất ở Tô Phượng nên có tên (Tô là Tô Phượng, mộc là
gỗ) (Đỗ Tất Lợi, 2005).
1.1.1. Mô tả cây
Cây Tô mộc cao 7 – 10 m. Thân có gai. Lá kép lông chim, gồm 12 đôi, hay hơn
12 đôi lá chét, hơi dẹp ở phía dưới, tròn ở đầu, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Hoa của
cây Tô mộc có 5 cánh màu vàng mọc thành chùm, nhị h
ơi lồi ra, nửa dưới chỉ nhị hơi có
lông, bầu hoa phủ lông xám. Quả là một giáp dẹt hình trứng ngược dày, dai, cứng, dài từ
7 – 10 cm, rộng từ 3,5 – 4 cm, trong có 3 – 4 hạt màu nâu (Đỗ Tất Lợi, 2005).

Ảnh 1.1: Quả của cây Tô mộc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

1.1.2. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta vì gỗ được dùng làm
thuốc nhuộm gỗ và làm thuốc với tên Tô mộc. Gỗ được chẻ mỏng phơi khô (Đỗ Tất
Lợi, 2005).
Sau khi thu hoạch (những cây già), phần gỗ giác trắng được gọt bỏ, lấy phần
gỗ đỏ bên trong, cưa thành khúc và chẻ ra thành mảnh nhỏ, phơi hoặc sấy khô
(Dược Đi
ển Việt Nam IV, 2009).
1.1.3. Mô tả dược liệu
Dược liệu có hình trụ hay nửa trụ tròn, đường kính từ 3cm đến 12cm, hay
những thanh nhỏ, dài 10cm hay hơn. Mặt ngoài các miếng lớn có màu đỏ vàng đến

đỏ nâu, có vết dao đẻo và vết cành, thường có khe nứt dọc.Mặt cắt ngang hơi bóng,
vòng tuổi thấy rõ rệt (màu da cam), có thể thấy màu nâu tối, có các lỗ nhỏ (mạch
gỗ). Dễ tách thành từng mảnh theo thớ gỗ, tủy có lỗ rõ. Các thanh
được chẽ nhỏ có
màu hồng đỏ, có thể có những chỗ có màu nhạt hay đậm hơn.Chất gỗ cứng, nặng,
không mùi, vị hơi se (Dược Điển Việt Nam IV, 2009).

Ảnh1.2: Dược liệu Tô Mộc
1.1.4. Thành phần hóa học
Theo một số tài liệu các hợp chất trong cây Tô mộc có thể là: brazilin,
brazilein, hematein, hematoxylin, brazilide A, protosapponin A, protosapponin A,
tinh dầu chứa D(-) phelladren, ocimen, tanic acid, gallic acid và saponin. Trong đó

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4

hàm lượng chính là các hợp chất màu tự nhiên: hematein, hematoxylin, brazilin,
brazilein. Các hợp chất màu này chỉ thu được từ tự nhiên, như từ cây gỗ Tô mộc
hay Huyết mộc chứ hầu như không thể tổng hợp được trong công nghiệp. Chúng
được chiết từ cây gỗ vang bằng các dung môi phân cực như CH
3
OH, C
2
H
5
OH,
C
4
H
9
OH và H

2
O.
Brasilin là một chất dạng tinh thể màu vàng, có màu đỏ trong môi trường
kiềm, khi oxy hóa sẽ cho braselein với công thức cấu tạo C
16
H
12
O
5
. Cấu tạo của
chất brasilin và braselein gần giống chất hematoxylin và hematein (do oxy hóa
hematoxylin) là chất màu lấy ở gỗ cây Hematoxylon campechianum L. cùng họ.

Hình 1.3: Cấu trúc của Brasilin
Bảng 1.1 Thành phần hoá học của dịch chiết với dung môi C
2
H
5
OH
STT

Thời gian
lưu
(phút)
Công thức
phân tử
Công thức cấu tạo – Tên gọi

Tỉ lệ
(%)

1 6.9
11.5
16.7
C
16
H
12
O
4

(M= 268)

7-hydroxy-3-(4-hydroxybenzylidene)-
4chromanone
24,47

2 9.2
15.7
C
16
H
14
O
5

(M=286)
Brazilin hoặc:3,7-Dihydroxy-3-(4-
hydroxy benzyl)-4-chromanone-(R)
14,87
3 10.2 M=321 Chưa định danh 10,92

4 13.2 M=330 Brazilide A 10,31
5 13.6 M=351 Chưa định danh 8,28
6 11.13 C
16
H
14
O
6

(M=302)
Hematoxylin 1,97
7 14.6 M=621 Chưa định danh 2,78
8 15.3 M=586 Protonsappanin E1 3.95
(Đào Hùng Cường – Giang Thị Kim Liên, 2008)

Brasilin

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5

Nghiên cứu về thành phần chất chiết được từ Tô mộc bằng dung môi ethanol
(C
2
H
5
OH) được thực hiện bởi Đào Hùng Cường và Giang Thị Kim Liên (2008) đã
xác định một số thành phần cao chiết qua bảng 1.1
1.1.5. Tác dụng dược lý
Phòng đông y thực nghiệm Viện vi trùng Việt Nam (1961) đã nghiên cứu
thấy nước sắc Tô mộc có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vi trùng Staphylococcus
209P (vòng vô khuẩn 1,2cm), Salmonella typhi (0,4cm), Shiga flexneri (0,7cm),

Shigella sonnei (0,2cm), Shigella dysenteria shiga (1cm), và Bacillus subtilis (1cm).
Tác dụng kháng sinh này không mất đi dưới tác dụng của dịch vị và dịch t
ụy.
Theo Gabor (1951) (trích dẫn bởi Đỗ Tất Lợi, 2005), brasilein có tác dụng
kháng histamin. Nếu tiêm trước brasilein vào xoang phúc mạc chuột bạch có thể đề
phòng hiện tượng thay đổi ở mắt chuột bạch do tiêm dung dịch 1,5% histamin
chlohydrat.
Theo Gabor và cs (1952) (trích dẫn bởi Đỗ Tất Lợi, 2005), brasilin và
brasilein đều có tác dụng làm mạnh và kéo dài tác dụng của hormon thượng thận
đối với mẫu ruột cô lập của chuột bạch hoặc tử cung cô lập của thỏ và đố
i với huyết
áp của thỏ.
Năm 1952, Gabor và cs nghiên cứu cho thấy brasilin và brasilein có tác dụng
ức chế men histidin decarboxylase(trích dẫn bởi Đỗ Tất Lợi, 2005).
Tù Tá Hạ và Diêm Ứng Bổng (Trung Hoa y học tạp chí, 1994 – 1996 trích
dẫn bởi Đỗ Tất Lợi, 2005) nghiên cứu toàn diện áp dụng dược lý của Tô mộc đã đi
đến kết luận sau:
Với liều lượng thích hợp, Tô mộc có tác dụng làm tăng co bóp tim ếch cô
lậ
p. Áp lực tim ban đầu càng yếu, tác dụng càng rõ.
Nước Tô mộc làm giản mạch máu ếch (phương pháp Treudenberg). Nếu bắt
đầu dùng nước Tô mộc trước rồi mới dùng muối nitrit thì tác dụng giãn mạch của
muối nitrit sẽ không xuất hiện nữa.
Nước Tô mộc không ảnh hưởng đến hô hấp và huyết áp của chó bị gây mê.
Nếu phối hợp với histamin hoặc hormon thượng thận, Tô mộc không thấy có tác
dụng hiệp đồ
ng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6


Đối với mẫu ruột thỏ cô lập, nước Tô mộc không có tác dụng, nhưng có thể
làm tăng mạnh tác dụng của hormon thượng thận.
Hơi nước Tô mộc có tác dụng ức chế co bóp cơ tử cung chuột nhắt, nếu phối
hợp Tô mộc với hormon thượng thận, tác dụng ức chế này càng được thể hiện rõ.
Nước Tô mộc không có tác dụng giảm nhẹ tính chất kích thích của dầu thông
trên da b
ụng thỏ.
Thí nghiệm trên phế quản của chuột bạch, nước Tô mộc không có tác dụng
làm giảm mất tác dụng gây co thắt của histamin.
Tiêm nước Tô mộc vào tĩnh mạch của chó đã gây mê, không ảnh hưởng đến
tác dụng lọc và bài thải nước tiểu của thận.
Sau khi tiêm 0,1ml vaccine thương hàn vào tĩnh mạch của thỏ để gây sốt, sau
đó tiêm vào phúc mạc 5ml dung dịch Tô mộc 20%, thân nhiệt của không giảm.
Tiêm vào xoang phúc chuột nhắ
t 1ml dung dịch Tô mộc (1mg/10g thể
trọng) hầu như không làm mất tác dụng của morphin. Đối với thỏ hầu như có tác
dụng đối kháng với tác dụng trấn tĩnh do tiêm dung dịch morphine vào dưới da
(5 mg/kg thể trọng).
Với 0,2ml dung dịch Tô mộc 20% có thể khôi phục sự hoạt động của tim ếch
cô lập (phương pháp Straub) đã bị đình lại do tiêm nước sắc 20% vị thuốc chỉ xác.
Cho uống, tiêm t
ĩnh mạch hay tiêm dưới da dịch chiết Tô mộc cho thỏ, chuột
nhắt, chuột bạch với một liều lớn có thể gây mê và chết. Nước tô mộc có tác dụng
đối kháng với tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh do strychnine hoặc cocain.
Nước Tô mộc có khả năng khôi phục sự hoạt động của tim ếch cô lập
(phương pháp Straub) đã bị cloralhytdrat hoặc quinin clohydrat, pilocacpin, eserin
salixylat làm cho chưa hoàn toàn đình chỉ.
Tiêm nước sắt Tô mộc d
ưới da hoặc vào bụng con chó có thể gây nôn mửa
và đi tả (Đỗ Tất Lợi, 2005).

1.1.6. Công dụng
Tính vị theo đông y: vị ngọt, bình, không độc, vào 3 kinh tâm, can và tì. Có
tác dụng hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc, khứ ứ, chỉ thống, tán phong hòa huyết.
Tô mộc còn được dùng làm thuốc săn da và cầm máu dùng trong các trường
hợp xuất huyết tử cung, đẻ mà mất máu sau sinh, choáng váng, hoa mắt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

Còn dùng chữa lỵ ra máu, chảy máu trong ruột.
Tô mộc còn được dùng như chất giải khát (Đỗ Tất Lợi, 2005).
1.1.7. Một số nghiên cứu về hoạt tính của chất chiết Tô mộc
Phòng đông y thực nghiệm Viện vi trùng Việt Nam (1961) đã nghiên cứu
thấy nước sắc Tô mộc có tác dụng kháng sinh mạnh đối với Staphylococcus 209P
(vòng vô khuẩn 1,2 cm), Salmonella typhi (0,4 cm), Shiga flexneri (0,7 cm),
Shigella sonnei (0,2cm), Shigella dysenteria shiga (1,0 cm), Bacillus subtilis (1,0
cm) (Đỗ Tất Lợi, 2005).
Nguyễ
n Minh Thắng (2009) thăm dò khả năng kháng khuẩn của mẫu gỗ lên
hai loài vi khuẩn S. aureus và P. aeruginosa, kết quả cho thấy dịch chiết mẫu vỏ hạt
chín có khả năng kháng mạnh hai loài này. Các dịch chiết mẫu gỗ ở nồng độ cao
cũng kháng cả hai loài.
Phạm Tất Thắng và Lã Văn Kính (2004) xác định 100% E. colivà 100%
Salmonella gây bệnh tiêu chảy trên heo nhạy cảm với chất chiết từ Tô mộc khi kết
hợp với berberin và palmatin (chất chiết từ một số cây dược liệu khác).
Nguyễn Quang Tính (2011) bào chế thành công sản phẩm PTLC từ cao chiết
của Tô Mộc và Mộc hương và xác định hiệu phòng trị bệnh tiêu chảy do E. colivà
Salmonella gây bênh trên heo.
Đào Hùng Cường và Giang Thị Kim Liên (2008) đã thành công trong việc
Nghiên cứu xác định thành phần hóa học của dịch chiết từ Tô mộc (gỗ Vang) ở
Quảng Nam.

Chất chiết của cây Caesalpinia sappan L có khả năng ức chế cao vi khuẩn S.
aureus ATCC 25913, S. aureus và B. subtilic với vòng vô khuẩn là 2,10 (2,23 ±
0,15) và (1,3 ± 0.17) (Kongcharoensuntorn, 2005).
Năm 2004, nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy dịch chiết Tô mộc trong các
dung môi n-butanol, methanol, nước, chloroform có khả năng ức chế sự phát triển
của nhiều chủng Staphylococcus aureus kháng kháng sinh (Kim và cs, 2003 trích
dẫn bởi Nguyễn Minh Thắng, 2009).
Theo Saraya và cs (2009) nồng độ ức chế vi khuẩn của dịch chiế
t từ cây Tô
mộc trên vi khuẩn E. coli, Staphylococcus aureus, Salmonella typhimurium và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

Candida albicans tương ứng là 250, 125, 500 và 16000 µg/ml.
Saravanakumar và Helan Chandra (2013) đã xác định tính kháng khuẩn E.
colivà một số vi khuân gây bệnh khác bằng chất chiết tư ethanol tư lá của cây Tô
mộc, đồng thời xác định vòng kháng khuẩn trên vi khuẩn E. coliđạt 12 millimeter tư
dịch chiết có nồng độ 5mg/ml. Nghiên cứu cũng cho thấy dịch chiết bằng dung môi
ethanol có tính kháng khuẩn cao hơn các dung môi khác.
Theo nghiên cứu đánh giá của Chang và Choi (2007), thì chất chiết Tô mộc
có khả năng chống lạ
i vi khuẩn E. coli ở nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) 1.4~8
mg/ml khi chiết bằng dung môi Methanol (MeOH) và đạt mức MIC 1.2~12 mg/ml
khi chiết bằng dung môi Ethanol (EtOH).
Temrangsee và cộng sự (2011), khảo sát thấy hỗn hợp chất chiết Tô mộc và
Curcuma longa Linn, Rhinacanthus nasutus Linn, Garcinia mangostana Linn,
Caesalpinia sappan Linn và Centellia asiatica Linn bằng dung môi Ethanol 95% có
khả năng kháng khuẩn Staphylococcus aureus, Staphylococcus aureus kháng
Methicillin (MRSA), Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter baumanii,
Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae tốt hơn dung môi nước.

Srinivasan và cộng sự (2012), nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của
chấ
t chiết Tô mộc bằng Ethanol và dầu khoáng (Petrolium), đã xác định chất
chiết Tô mộc bằng Ethanol có vòng kháng khuẩn là 34,0±2,7 mm đối với
Pseudomonas aeruginosa và vòng kháng khuẩn là 6,0±0,3 mm trên E. coli khi
chiết bằng dầu khoáng.

1.2 Các phương pháp chiết xuất dược liệu
¾ Căn cứ vào nhiệt độ, có các phương pháp chiết:
+ Chiết nóng.
+ Chiết nguội (ở nhiệt độ thường).
¾ Căn cứa vào chế độ làm việc có các phương pháp chiết:
+ Gián đoạn.
+ Bán liên tục.
+ Liên tục.
¾ Dựa vào chiều chuyển động tương hỗ giữa hai pha, có các phương
pháp chiết:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

+ Ngược dòng.
+ Xuôi dòng.
+ Chéo dòng.
¾ Dựa vào áp suất làm việc, có các phương pháp chiết:
+ Áp suất thường (áp suất khí quyển).
+ Áp suất giảm (áp suất chân không).
+ Áp suất cao (làm việc có áp lực).
¾ Dựa vào trạng thái làm việc của hai pha, có các phương pháp chiết:
+ Ngâm.
+ Ngấm kiệt.

¾ Dựa vào những biện pháp kỹ thuật đặc biệt:
+ Phương pháp siêu âm.
+ Phương pháp tạo dòng xoáy.
+ Phương pháp mạch nhịp…
(Kỹ thuật sản xuất d
ược phẩm, 2007).
1.3 Một số phương pháp đánh giá kháng sinh của thảo dược
1.3.1 Phương pháp thử vi sinh vật
Hoạt lực kháng sinh được thể hiện bằng khả năng ức chế một hay một số
chủng chỉ thị ở điều kiện thích hợp. Sự giảm hoạt tính sinh học của kháng sinh được
thể hiện trên chất chỉ thị nên rất khó phát hiện bằng phươ
ng pháp phân tích hóa học.
Vì vậy, phương pháp vi sinh vật thường giữ một vai trò quan trọng trong việc đánh
giá hoạt tính kháng sinh, nhất là những loại kháng sinh có cấu trúc phức tạp hoặc
thành phần gồm một hỗn hợp kháng sinh cùng họ mà mức độ hoạt lực chênh lệch
nhau không nhiều.
Phương pháp vi sinh vật xác định hoạt lực của một kháng sinh bằng cách so
sánh khả năng ức chế sự phát triển của một loại vi sinh v
ật (được gọi là chủng chỉ
thị) bởi kháng sinh ở các nồng độ pha loãng khác nhau với khả năng ức chế của
kháng sinh đối chiếu (kháng sinh chuẩn đã biết rõ hoạt lực) (Dược Điển Việt Nam
IV, 2009).
Hai phương pháp thường được sử dụng trong kiểm nghiệm là phương pháp
khuếch tán dùng môi trường thạch và phương pháp đo độ đục dùng môi trường lỏng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10

1.3.1.1 Phương pháp khuếch tán dùng môi trường thạch
Phương pháp khuếch tán dùng môi trường thạch dựa vào sự khuếch tán của
kháng sinh từ chỗ chứa qua lớp thạch đặc ở hộp petri hoặc khay vào khoảng phát

triển của vi sinh vật tạo ra một vòng ức chế hoàn toàn xung quanh nơi chứa (ống
trụ, lỗ thạch) dung dịch kháng sinh.
Môi trường Mueller-Hinton Agar (MHA) để thử kháng sinh đồ được đổ vào
đĩa petri vô trùng, đường kính 9 cm, độ dày thạch khoảng 4 mm (25 ml/đĩ
a). Sau
khi đổ môi trường được bảo quản ở nhiệt độ từ 4
o
C đến 8
o
C. Trước khi làm kháng
sinh đồ, môi trường phải được lấy ra và để ở nhiệt độ phòng 15 phút và làm khô bề
mặt trong tủ ấm.
Từ dung dịch giữ gốc, vi khuẩn được cấy chuyển sang môi trường thạch đĩa
NA. Sau khi cấy, ủ ở nhiệt độ 37
o
C trong 16 – 20 giờ, chọn 3 khuẩn lạc có kích
thước đồng đều trên đĩa NA cho vào ống nghiệm vô trùng có chứa 3 ml nước sinh
lý vô trùng, lắc đều bằng vortex. Sau đó đo độ đục với ống Mc Farland 0,5 trên nền
tờ giấy trắng có vạch đen và điều chỉnh với nước muối sinh lý (nếu cần). Với độ đục
này, nồng độ vi khuẩn tương đương 1 – 3x10
8
tế bào/ml.
Dàn đều huyễn dịch vi khuẩn trên đĩa môi trường bằng cách dùng que tăm
bông vô trùng nhúng vào ống huyễn dịch vừa chuẩn bị. Sau đó rút tăm bông lên và
ép nhẹ tăm bông vào thành ống nghiệm để tăm bông không quá ướt, phết đều vi
khuẩn trên đĩa môi trường MHA theo 3 hướng chéo nhau 60
o
để dàn đều vi khuẩn.
Sau khi dàn đều vi khuẩn, để đĩa khoảng 5 phút rồi dùng kẹp vô trùng đặt đĩa
giấy tẩm cao chiết và đĩa giấy tẩm kháng sinh lên bề mặt môi trường. Ấn nhẹ đĩa

giấy vào môi trường để chúng không bị bong ra. Mỗi môi trường MHA được đặt 6
đĩa giấy, mỗi đĩa giấy cách nhau 2 – 3 cm và cách rìa đĩa petri 2 – 2,5 cm. Sau khi
đặt xong các đĩa giấy, đĩa môi trường được ủ ở 37
o
C trong 24 giờ (Sridhar, 2009).
Đọc kết quả sau 24 giờ. Dùng thước chia độ mm để đo đường kính vòng vô
khuẩn trên đĩa môi trường. Trong thời gian ủ, tinh dầu và kháng sinh khuyếch tán ra
thạch tạo nên một gradien với nồng độ giảm dần theo khoảng cách từ đĩa giấy.
Kết quả được đánh giá ở 3 mức: kháng khuẩn, trung gian và đề kháng.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

1.3.1.2 Phương pháp đo độ đục dùng môi trường lỏng (phương pháp MIC)
Nguyên lý: Nồng độ kháng sinh tăng dần trong môi trường nuôi cấy, đến
nồng độ sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Tác dụng ức chế có thể được xác định
bằng mắt thường.
Ngày 1:
Tất cả các chủng cần thử MIC và các chủng chuẩn quốc tế, đều được cấy
trong canh thang thường hoặc BHI
để có được canh khuẩn non. Với trực khuẩn
Gram âm, cấy 0,1 ml; với liên cầu D, tụ cầu và trực khuẩn mủ xanh, cấy 0,3 ml; với
các liên cầu khác, 0,6 ml (hoặc trên môi trường thạch thích hợp của từng loại). Đặt
ở 37
o
C/ 18 giờ để có được vi khuẩn non. Chú ý điều kiện không khí theo yêu cầu
của từng loại vi khuẩn: H. influenzae, S. pneumoniae, S. pyogenescần đảm bảo 5%
CO
2
(trong điều kiện không có tủ ấm CO

2
, tạo CO
2
bằng cách cho đĩa thạch vào một
bình thủy tinh lớn, đốt nến, đậy nắp thật kín).
Ngày 2:
Pha loãng 0,1 ml (100 ml) canh khuẩn non (đậm độ tương đương 1-1,5 x
10
8
vi khuẩn ml) trong 9,9 ml canh thang MH (pha loãng 100 lần để có đậm độ
tương đương 1-1,5 x 10
6
vi khuẩn/ml), chia 1,8 ml vào các ống nghiệm đường
kính 12 mm. Nếu nuôi cấy qua đêm bằng môi trường thạch, lấy vi khuẩn thuần
khiết từ môi trường thạch thích hợp hoà vào 3 ml dung dịch đệm PBS (hoặc
nước cất) để có độ đục bằng độ đục của ống Mc Farland 0,5 – tương đương 1 – 3
x10
8
vi khuẩn/ml, sau đó lại pha loãng 1/100 trong canh thang MH và chia vào
các ống nghiệm như trên.
Thêm 0,2 ml nước cất hoặc nước muối sinh lý vô trùng vào 1 ống
nghiệm (chứng âm).
Thêm 0,2 ml kháng sinh đã pha theo bảng pha các đậm độ kháng sinh ở trên
vào mỗi ống nghiệm, phân phối từ nồng độ kháng sinh thấp nhất đến nồng độ kháng
sinh cao nhất. Lắc kỹ từng ống nghiệm.
Đặt vào tủ ấm 37
o
C/18 giờ.
Ngày 3.
Lắc kỹ từng ống nghiệm trước khi đọc kết quả.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

Đọc kết quả ở ống chứng âm trước để kiểm tra xem chủng vi khuẩn có phát
triển tốt hay không, nếu vi khuẩn phát triển tốt mới tiếp tục đọc kết quả, nếu không
mọc tốt phải làm lại thí nghiệm.
Đọc kết quả ở các chủng vi khuẩn đói chứng, so sánh kết quả MIC của các
chủng này với bảng mẫu, nếu những kết quả này nằm trong gi
ới hạn, sai số cho
phép là một bậc nhỏ hơn hoặc một bậc lớn hơn, điều đó nói lên rằng các điều kiện
của thí nghiệm tiêu chuẩn về pH, nồng độ kháng sinh, nhiệt độ, dinh dưỡng của môi
trường, mật độ của vi khuẩn… Như vậy có thể tiếp tục đọc kết quả ở những chủng
cần xác định MIC. Nếu không đạ
t được như trên, bắt buộc phải làm lại thí nghiệm,
đồng thời phải kiểm tra lại các điều kiện của thí nghiệm sao cho đạt được điều kiện
chuẩn thức.
Xác định nồng độ MIC: đọc kết quả bắt đầu từ ống nghiệm có nồng độ
kháng sinh thấp nhất. Nồng độ MIC được tính ở ống nghiệm có nồng độ kháng sinh
thấp nh
ất có thể ức chế được sự phát triển của vi khuẩn (bằng mắt thường không
nhìn thấy vi khuẩn mọc - canh thang trong).
Kết quả MIC của các chủng với mỗi kháng sinh được ghi theo bảng mẫu.
Ở nồng độ thấp nhất, không thấy vi khuẩn mọc thì kết quả được ghi nhận là:
nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ đó. Trong trường hợp đến nồng độ cao nhất mà v
ẫn
thấy vi khuẩn mọc thì kết quả được ghi nhận là lớn hơn nồng độ đó.
Kết quả MIC của các chủng sẽ được so sánh với nồng độ ranh giới để phân
biệt 3 mức độ nhạy cảm (Susceptible), kháng (Resistante) hay ở mức độ trung gian
(Intermediate).
1.3.2 Phương pháp thử trên động vật

Hoạt lực kháng sinh được thể hiện bằng khả năng không mắc bệnh hoặc khỏ
i
bệnh của động vật sau khi sử dụng kháng sinh và công cường độc bằng một hay
một số vi khuẩn có độc lực.
Các loài động vật thường sử dụng là: chuột bạch, thỏ, gà, heo…



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

1.4 Sơ lược về vi khuẩn E. coli
1.4.1 Đại cương
Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) thuộc:
Lớp: Schgzomycetes
Bộ: Eubacteriales
Họ: Enterobacteriaceae
Tộc: Escherichiae
Giống: Escherichia
Loài: Escherichia coli
Escherichia coli được gọi tắt là E. coli còn có tên là Bacterium coli commue
được Escherich phát hiện năm 1883.
E. coli là trực khuẩn ruột già, vi khuẩn này có mặt thường xuyên trong
ruột của động vật, ở phần cuối của ruột non hay ruộ
t già, ít khi ở dạ dày hay
phần trước của ruột non của các loài động vật như: ngựa, bò, dê, lợn, chó, mèo,
gia cầm và người.
Ngoài tự nhiên E. coli tồn tại vài tuần đến vài tháng trong bụi phân, nước,
không khí.
Những thú non có cảm nhiễm đặc biệt với vi khuẩn E. coli(Nguyễn Vĩnh
Phước, 1977).

1.4.2 Đặc điểm sinh học
1.4.2.1 Đặc điểm hình dạng và sự nhuộm màu
E. coli là trực khuẩn hình g
ậy ngắn, gram âm, bắt màu hồng, kích thước 2 – 3
µm x 0,5 µm hai đầu tròn, đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, di động,
không hình thành nha bào, có giáp mô thỉnh thoảng thấy bắt màu lưỡng cực ở hai
đầu (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14


Ảnh 1.4: Trực khuẩn E.coli bắt màu Gram (-) với độ phóng đại 1000 lần
1.4.2.2 Đặc điểm nuôi cấy
E. coli là trực khuẩn hiếu khí hay kỵ khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp 37
o
C,
pH = 7,4. Mọc tốt trên môi trường dinh dưỡng thông thường, chịu được nhiệt độ từ
4 – 45
o
C. Trên môi trường thạch dinh dưỡng, E. coli tạo khuẩn lạc tròn ướt, màu
trắng đục hơi lồi, để lâu có dạng khô rìa hơi nhăn. Trên thạch máu, có chủng E. coli
gây dung huyết alpha hoặc bêta và có chủng không gây dung huyết, không gây tan
chảy gelatin. Môi trường canh dinh dưỡng, E. coli làm đục đều môi trường canh
khuẩn, sau lắng xuống đáy, màu tro nhạt đôi khi có màu xám, có mùi trứng thối.
Trên môi trường chuyên biệt, môi trường Eosin methylen blue (EMB), E. coli tạo
khuẩn lạc tím ánh kim; môi trường MacConkey (MCK), E. coli t
ạo khóm đỏ hồng;
môi trường Kligler iron agar (KIA), E. coli gây lên men đường glucose và lactose
(vàng/vàng), sinh gas, không sinh H
2

S;môi trường Brilliant green agar (BGA),
khuẩn lạc E. coli tạo khóm khuẩn lạc màu vàng phớt xanh.
1.4.2.3 Đặc tính sinh hoá
E. coli lên men sinh hơi: glucose, lactose, manitol, galactose…; lên men
không sinh hơi: maltose, arabinose; lên men hay không lên men: saccharose; không
lên men: dextrin, glycogen, salisin amidon, ít khi có lên men: inulin, pectin; phản
ứng IMViC: ++ (indol
+
, methylred
+
, vogesproskauer
-
, citrate
-
).
1.4.2.4 Sức đề kháng
E. coli bị diệt ở nhiệt độ 55
o
C/1 giờ, 60
o
C/15-30 phút, 95% bị diệt ở nhiệt độ
đông lạnh trong 2 giờ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

Có thể sống ở điều kiện ngoại cảnh từ vài tuần đến 1 tháng, chủng độc có thể
tồn tại 4 tháng.
Bị diệt bởi các chất sát trùng thông thường: acid fenic, HgCl2, Có khả năng
chịu đựng được các yếu tố lý hoá cao hơn các vi khuẩn khác như Salmonella,
Shigella (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).

1.4.3 Cấu trúc kháng nguyên và độc tố
1.4.3.1 Cấu trúc kháng nguyên
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên (2001), cấu trúc kháng nguyên
của vi khuẩn E. coli phức t
ạp, gồm 4 loại: O, H, K và F.
Kháng nguyên O(Ohnehauch)
Kháng nguyên O là một thành phần của lipopolysaccharide (LPS), được cấu tạo
bởi các chuổi đa đường, có trên 160 loại phân bố trong vách tế bào, những kháng nguyên
này bền với nhiệt và cồn, không bị huỷ ở 100-120
o
C/2 giờ, các chất cồn, acid HCl 1N
chịu được 20 giờ, bị diệt bởi formol.
Kháng nguyên thân O được chia làm 4 nhóm: O I, O II, O III, O IV.
E. coli gây bệnh ở gia cầm có cả ở 4 nhóm lớn gồm: nhóm O I gồm 018, 015,
nhóm O II gồm 018, 020, 086, nhóm O III gồm 01, nhóm O IV gồm 0121, 0138,
0149, 0151:K88 (B). Phổ biến nhất là 078:K80 (B), 02:K1(L).
Trên gà bệnh do E. coli thường thấy các type : O I, O II, O78, O35.
Kháng nguyên K (Kapsule)
Có bản chất là polysacharide, với hơn 100 loại, chịu nhiệt kém, bị phá huỷ ở
100
o
C/1 giờ, có khi đến 121
o
C/2 giờ (Phạm Hồng Sơn, 2008).
Kháng nguyên này có khả năng ngưng kết với huyết thanh của kháng nguyên
O. Khả năng ngưng kết, kết tủa là như nhau.
Kháng nguyên K được chia làm 3 nhóm
Type B (B1 -> B6): tương đối nhiệt khi đun sôi ở 100
o
C trong 1 giờ vẫn giữ

được khả năng ngưng kết và kết tủa với kháng nguyên L, kháng nguyên này thường
thấy trong E. coli gây bệnh đường.
Type L: không chịu nhiệt, bị huỷ ở 100
o
C trong 1 giờ, mất khả năng ngưng
kết, kết và tính kháng nguyên.

×