Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

đánh giá tác dụng của cao láng cm trong điều trị rong kinh cơ năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.85 KB, 46 trang )

Đặt vấn đề
Kinh nguyệt là tấm gương phản ánh tình hình hoạt động nội tiết của
niêm mạc tử cung, đồng thời cũng là thước đo quá trình diễn biến hoạt động
sinh dục của người phụ nữ [Error: Reference source not found], [Error:
Reference source not found], [Error: Reference source not found].
Rong kinh do rất nhiều nguyên nhân gây nên và gặp ở nhiều lứa tuổi:
tuổi dậy thì, tuổi sinh đẻ và tuổi tiền mãn kinh. Rong kinh là hiện tượng ra
huyết từ tử cung có chu kỳ, kéo dài trên 7 ngày. Rong kinh cơ năng được xác
định khi đã loại trừ các nguyên nhân thực thể, tại chỗ hay toàn thân [32]. Nếu
như ở tuổi tiền mãn kinh là sự suy giảm chức phận của buồng trứng, thì ở tuổi
dậy thì đa số là do hoạt động ở vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng chưa
chín muồi dẫn đến các vong kinh khởi đầu thường không có hiện tượng
phóng noãn [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not
found]. Tuổi sinh đẻ do sự kém hoạt động của hoàng thể và sự co bóp tử cung
kém [33].
Rong kinh cơ năng là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở
thời kỳ hoạt động sinh dục của người phụ nữ. Theo Lương Thị Bích [Error:
Reference source not found], tỷ lệ này là 71%; theo Nguyễn Thị Minh Nguyệt
[Error: Reference source not found] là 80,7%; một nghiên cứu của Lampe
[29] rong kinh chiếm 70%.
Các nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ rong kinh theo lứa tuổi có sự khác
nhau. Nghiên cứu của Scomegna [32] rong kinh cơ năng ở lứa tuổi dậy thì
chiếm 20%, lứa tuổi sinh đẻ chiếm 30%, tuổi tiền mãn kinh chiếm 50%.
Nghiên cứu của Hứa Thanh Sơn [Error: Reference source not found] lứa tuổi
sinh đẻ gặp nhiều nhất chiếm 52,6%.
Ở Việt Nam, rong kinh cơ năng là bệnh lý hay gặp, điều trị gặp nhiều
1
khó khăn, tỷ lệ tái phát cao, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ - sinh hoạt
hàng ngày của người phụ nữ. Đặc biệt với tuổi trẻ, nó ảnh hưởng đến chức
năng sinh sản sau này [Error: Reference source not found].
Y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị như: Dùng thuốc cầm


máu, thuốc co hồi tử cung, thuốc nội tiết, tạo vòng kinh nhân tạo, nạo niêm
mạc tử cung, cắt tử cung trong trường hợp điều trị nội khoa không kết quả ,
Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Trong y học cổ truyền, đã từ lâu các danh y dùng một số vị thuốc có
nguồn gốc từ các loại cây cá, động vật, khoáng vật quý, với một số bài thuốc
điều trị rong kinh cơ năng có hiệu quả rất tốt. Đã có một số công trình nghiên
cứu dùng thuốc y học cổ truyền, châm cứu trong điều trị rong kinh cơ năng.
Bài “Bổ trung Ých khí” gia thêm Bồ hoàng - Ngải diệp - Cỏ nhỏ nồi sao đen
là một bài thuốc cầm máu điều trị rong kinh cơ năng có hiệu quả rất tốt nhưng
chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và khoa học.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của
cao láng CM trong điều trị rong kinh cơ năng” với mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng của bài thuốc trên một số chỉ tiêu lâm sàng và
cận lâm sàng ở bệnh nhân rong kinh cơ năng.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc.
2
Chương 1
Tổng quan tài liệu
1.1. Y học hiện đại với rong kinh cơ năng
1.1.1. Sinh lý kinh nguyệt
1.1.1.1. Hoạt động điều hòa của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng
[Error: Reference source not found]
Chức năng sinh sản của người phụ nữ được thực hiện nhờ hoạt động
của bộ phận sinh dục. Tất cả hoạt động của bộ phận sinh dục chịu ảnh hưởng
nội tiết của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng. Trục này hoạt động có
chu kỳ, biểu hiện bằng kinh nguyệt xảy ra hàng tháng do cơ chế hồi tác (feed-
back) [2].
Hình 1.1. Sơ đồ cơ chế điều hòa ngược của trục
dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng [Error: Reference source not found], [27]
• Vùng dưới đồi

- Vùng dưới đồi (hypothalamus) là một cấu trúc não trung gian nằm
quanh não thất III và chính giữa hệ viền (limbic).
-Vùng dưới đồi có liên quan mật thiết với tuyến yên thông qua đường
mạch máu và thần kinh, đó là hệ thống cửa dưới đồi- tuyến yên (hệ cửa Popa-
3
Díi ®åi
TuyÕn yªn
Buång trøng
(+)
(-)
(-)(+)
(+)
LH
(+)
FSH
Gn RH
(+)
Fielding).
- Các noron thần kinh của vùng dưới đồi có khả năng dẫn truyền xung
động thần kinh và tổng hợp các hormone giải phóng (releasing hormone) và
các hormone ức chế (inhibilory hormone) để kích thích hoặc ức chế các tế bào
thùy trước tuyến yên.
- Các hormone giải phóng trong đó có hormone hướng sinh dục gọi tắt
là Gn-RH là kích thích tế bào thùy trước tuyến yên bài tiết FSH và LH.
- Gn-RH là hormone khởi nguồn cho cả hệ thống dưới đồi - tuyến yên -
buồng trứng. Nó đóng vai trò quan trọng trong mét chu kỳ kinh nguyệt và ảnh
hưởng đến cả quãng đời hoạt động sinh dục của người phụ nữ [Error:
Reference source not found], [Error: Reference source not found], [27].
• Tuyến yên
Tuyến yên là một tuyến nhỏ nằm trong hố yên của xương bướm nằm ở

nền sọ. Tuyến yên chia hai phần là thùy trước và thùy sau: thùy trước tuyến
yên được cấu tạo bởi những tế bào có khả năng chế tiết nhiều loại hormone
khác nhau, trong đó có hormone hướng sinh dục là FSH và LH trực tiếp điều
hòa quá trình bài tiết hormone sinh dục buồng trứng.Thuỳ sau tuyến yên chỉ
là cấu trúc của tế bào thần kinh đệm, không có khả năng bài tiết hormon.
Tất cả các giai đoạn của vòng kinh đều dưới điều khiển của các chất
nội tiết buồng trứng và tuyến yên. Sự bài tiết FSH và LH bình thường là một
trong những điều kiện gây ra mét chu kỳ kinh nguyệt bình thường, ngược lại
sự bất bình thường sẽ gây bệnh lý [1].
• Buồng trứng
Là tuyến sinh dục đặc trưng cho người phụ nữ, mỗi phụ nữ có hai
buồng trứng, kich thước buồng trứng trưởng thành là: 2,5  5 x 2 x 1 cm,
nặng 4-8g trọng lượng chúng thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.
Mỗi buồng trứng có hai chức năng quan trọng là: chức năng nội tiết
4
(tiết ra hormone) và chức năng ngoại tiết (phóng noãn). Hai hormone chính
của buồng trứng là estrogen và progesteron.
+ Estrogen do các tế bào hạt của lớp áo trong nang trứng bài tiết trong
nữa đầu chu kỳ kinh nguyệt và nữa chu kỳ sau do hoàng thể bài tiết, khi có
thai thì rau thai bài tiết một lượng lớn [Error: Reference source not found].
+ Progesteron được bài tiết chủ yếu từ hoàng thể trong nữa sau chu kỳ
kinh nguyệt.
Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt chỉ có một nang noãn được lựa chọn
phát triển đến chín và phóng ra ngoài. Sự xuất hiện đỉnh cao của FSH và LH
trước hai ngày phóng noãn là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bình thường
của chu kỳ kinh nguyệt [1], [Error: Reference source not found], [Error:
Reference source not found].
1.1.1.2. Niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung là mô đích của hormone sinh dục, sự biến đổi của nó
phản ánh tình trạng nồng độ bài tiết của hormone sinh dục. Niêm mạc tử cung

thay đổi theo các giai đoạn khác nhau của mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Có mối
liên quan chặt chẽ giữa tuyến yên- buồng trứng và niêm mạc tử cung ở từng
giai đoạn. Mỗi liên quan này được thể hiện bằng sự chỉ huy của các tuyến nội
tiết trung ương đến các tuyến đích ngoại biên, rồi đến mô đích (niêm mạc tử
cung) và có tác dụng điều hòa ngược từ các tuyến ngoại biên đến tuyến trung
ương. Do vậy rối loạn hoạt động của trục dưới đồi- tuyến yên- buồng trứng sẽ
dẫn đến rối loạn kinh nguyệt [Error: Reference source not found].
Niêm mạc tử cung được cấu tạo bởi hai líp:
+ Lớp biểu mô đơn phủ nội mạc tử cung là một lớp biểu mô trụ, trên
mỗi tế bào có hệ thống nhung mao xen kẽ các tế bào trung gian- đây là lớp
luôn thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và các lứa tuổi. Lớp này nông có khả
năng bong rụng và tái tạo.
5
+ Lớp sâu hay lớp đệm: không thay đổi trong vòng kinh. Lớp này chứa
nhiều tuyến của niêm mạc tử cung, có nhiều lympho bào và nhiều mạch máu
[1], [Error: Reference source not found], [27].
1.1.1.3. Sinh lý của một chu kỳ kinh nguyệt [Error: Reference source not
found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference
source not found], [31], [Error: Reference source not found].
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có chu kỳ do bong có tính chất
chu kỳ và bong dần từng phần niêm mạc tử cung, do tác dụng có tính chất chu
kỳ của hormon theo trục dưới đồi -tuyến yên -buồng trứng.
Lượng kinh trung bình từ 40 - 80 ml, Ýt nhất 10 ml và nhiều nhất là
100 ml. Nhiều nhất vào những ngày giữa của chu kỳ kinh. Kinh ra trong
khoảng 4-5 ngày (2-6 ngày) đối với vòng kinh 28 ngày. Lượng máu kinh
khác nhau tuỳ theo nòi giống, nghề nghiệp, chế độ dinh dưỡng, thực phẩm
nhưng dường như không bị ảnh hưởng bởi tuổi tác.
Đặc điểm của máu kinh là máu không đông do có tác dụng tiêu fibrin ở
buồng tử cung.
Những điều kiện cần thiết để có vòng kinh bình thường:

- Phát triển hài hoà của niêm mạc tử cung dưới tác dụng của estrogen và
progesteron qua các thụ thể đặc trưng và những yếu tố tăng trưởng tại chỗ,
chịu điều khiển của trục dưới đồi- tuyến yên- buồng trứng.
- Cầm máu, cân bằng giữa hệ thống đông máu và tan máu.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt được tính bằng thời gian giữa hai ngày chảy
máu đầu tiên của hai chu kỳ kế tiếp.
Căn cứ vào hoạt động nội tiết của tuyến yên- buồng trứng, sự thay đổi
về hình thái cấu trúc mô học của niêm mạc tử cung, người ta chia chu kỳ kinh
nguyệt ra 3 giai đoạn:
6
Giai đoạn tăng sinh.
Giai đoạn chế tiết.
Giai đoạn bong rông.
• Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn estrogen)
+ Bài tiết hormone và diễn biến ở buồng trứng.
Cuối chu kỳ trước do nồng độ hai hormone buồng trứng là estrogen và
progesteron giảm đột ngột tạo ra cơ chế điều hòa ngược âm tính lên tuyến yên
tăng bài tiết FSH và LH, dưới sự chi phối của Gn-RH của vùng dưới đồi dẫn
tới nồng độ FSH và LH tăng dần, sau đó đạt tới mức trung bình 1,45-2,33 UI/l
(FSH) và 3,94-7,66 UI/l (LH), FSH tăng trước, LH tăng sau vài ngày.
Dưới tác dụng của FSH và LH đặc biệt là FSH ở buồng trứng có từ 6-
12 nang trứng nguyên thủy phát triển, tác dụng đầu tiên là tăng sinh tế bào
hạt, sau đó tạo ra lớp vỏ của nang trứng. Lớp này được chia thành hai lớp là
lớp áo trong và lớp áo ngoài . Lớp áo trong có những tế bào biểu mô cấu tạo
giống tế bào hạt có khả năng bài tiết hormone và lớp áo ngoài có nhiều mạch
máu. Sau vài ngày phát triển dưới tác dụng của LH các tế bào lớp áo trong bắt
đầu tiết dịch nang, thành phần quan trọng của dịch nang là estrogen. Đồng
thời với sự tăng kích thước của nang noãn tự nó cũng lớn nhanh 3-4 lần.
+ Biến đổi ở niêm mạc tử cung.
Sau hành kinh niêm mạc tử cung chỉ còn lớp mỏng của mô đệm và sót

lại Ýt tế bào biểu mô nằm tại đái các tuyến. Dưới tác dụng của estrogen các tế
bào của biểu mô đệm và tế bào biểu mô tuyến tăng sinh ,hồi phục nhanh
chóng chỉ trong vòng 4-7 ngày. Niêm mạc dầy dần các tuyến dài ra, mạch
máu phát triển. Đến cuối giai đoạn niêm mạc tử cung dày 3-4 cm. Các tuyến
thực sự chưa chế tiết ngoài lớp chất nhầy kéo thành sợi ở cổ tử cung.
+ Hiện tượng phóng noãn.
Cuối giai đoạn tăng sinh, nồng độ estrogen tăng cao gây ra tác dụng
7
điều hòa ngược dương tính với tuyến yên, làm tăng cả FSH và LH . Dưới tác
dụng của FSH và LH các tế bào hạt và tế bào lớp áo trong tăng sinh mạnh,
đồng thời bài tiết estrogen, do vậy càng làm tăng kích thước nang . Làm nang
noãn trưởng thành và thực sự chín .
Khoảng hai ngày trước phóng noãn LH tăng cao đột ngột, tăng lên 6-
10 lần và đạt đỉnh cao nhất vào thời điểm 16 giờ trước khi phóng noãn: lên tới
44,12-59,6 UI/l. FSH cũng tăng cao gấp 2-3 lần, lên tới 8,87-11,43 UI/l. Sự
xuất hiện đỉnh cao LH và FSH quyết định hiện tượng phóng noãn xẩy ra vào
ngày thứ 13-14 của vòng kinh. Trên lâm sàng người ta có thể phát hiện ra
vòng kinh không phóng noãn bằng cách đo nồng độ LH, sinh thiết niêm mạc
tử cung, định lượng progesteron.
• Giai đoạn chế tiết (giai đoạn progesteron).
+ Bài tiết hormone và biến đổi ở buồng trứng:
Sau khi phóng noãn, tuyến yên tiếp tục bài tiết FSH và LH. Dưới tác
dụng của LH mét Ýt tế bào hạt còn lại của vỏ nang trứng vỡ, được biến đổi
thành hoàng thể. Hoàng thể thường tồn tại 14 ngày (nếu không có thụ tinh xảy
ra). Hoàng thể tồn tại dưới tác dụng duy trì của LH và bài tiết một lượng lớn
progesteron và estrogen. Sau 7-8 ngày phóng noãn hoàng thể phát triển đầy
đủ nhất, đạt đường kính xấp xỉ 1,5 cm sau đó thoái triển dần (nếu thụ tinh
không xảy ra).
+ Biến đổi niêm mạc tử cung:
Trong giai đoạn này estrogen vẫn có tác dụng làm tăng sinh lớp niêm

mạc tử cung nhưng tác dụng này yếu hơn nhiều so với progesteron. Dưới tác
dụng của progesteron niêm mạc tử cung dày nhanh và bài tiết dịch. Các tuyến
dài ra, cong queo chứa đầy chất tiết. Lượng chất nhầy bài tiết dồi dào chứa
ngập lòng tuyến, có nhiều lipid và glycogen. Bào tương tế bào đệm tăng lên
phù nề, mạch máu phát triển mạnh mẽ, dày đặc hệ thống mao mạch ngoằn
8
nghèo và căng giãn rộng. Càng gần cuối chu kỳ, sự phát triển càng hoàn chỉnh
và bề dày niêm mạc tử cung đạt tới 5-6 mm.
• Giai đoạn bong rụng (hiện tượng kinh nguyệt).
Khoảng hai ngày cuối của chu kỳ, hoàng thể đột nhiên bị thoái hóa,
nồng độ estrogen và progesteron đột ngột giảm xuống ở mức thấp, niêm mạc
tử cung bị thoái hóa tới 65% chiều dày, các động mạch xoắn co thắt do tác
dụng của prostaglandin là sản phẩm được bài tiết từ niêm mạc tử cung bị
thoái hóa. Kết quả của sự biến đổi này là mạch máu bị tổn thương và máu
chảy đọng dưới lớp niêm mạc tử cung chức năng. Vùng chảy máu lan rộng
trong 24-36 giờ, tiếp theo đó là niêm mạc tử cung bị hoại tử, sẽ tách khỏi tử
cung ở những vùng chảy máu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, quá trình bong của niêm mạc tử cung là
không đồng đều, không đồng loạt, song song với quá trình bong rụng là quá
trình tái tạo. Khi bong hết nội mạc tử cung cũng là lúc tái tạo xong và làm
cầm máu kinh nguyệt hoàn toàn. Lớp niêm mạc mới hình thành chuẩn bị cho
chu kỳ sau [Error: Reference source not found].
Như vậy sự tụt đột ngột của estrogen và progesteron ở cuối vòng kinh
là cần thiết để gây chảy máu kinh nguyệt. Sự biến đổi của niêm mạc tử cung
hoàn toàn phụ thuộc vào sự biến thiên nồng độ các hormone sinh dục, mà các
hormone sinh dục này nằm trong mối liên quan chặt chẽ của hệ thống dưới
đồi - tuyến yên - buồng trứng. Do vậy rối loạn hoạt động của hệ thống trên,
dẫn đến rối loạn phát triển và tái tạo niêm mạc tử cung gây ra biểu hiện bất
thường của chu kỳ kinh nguyệt về số lượng, chất lượng, thời gian ra máu cũng
như mức độ ảnh hưởng đến toàn trạng [Error: Reference source not found].

• Cơ chế chảy máu kinh nguyệt:
- Ban đầu nhiều tác giả cho rằng, kinh nguyệt xảy ra do tụt progesteron.
Schroder - Vartin (1928) [Error: Reference source not found] thấy kinh
9
nguyệt xẩy ra khi có thoái triển hoàng thể và đã chứng minh sau khi cắt hoàng
thể của người phụ nữ mổ lệch tử cung, thấy kinh nguyệt xuất hiện sau 24 giờ.
Nhưng giả thuyết nhanh chóng bị bác bỏ.
- Sự tụt estrogen đơn độc cũng gây chảy máu kinh nguyệt, sự vỡ tiểu
động mạch xoắn ở lớp nông nội mạc tử cung khi tụt estrogen. Theo công trình
nghiên cứu của Markee (1940) ghép nội mạc tử cung vào tiền phòng mắt khỉ
cái, rót ra kết luận: estrogen làm phát triển các động mạch xoắn ốc lớp nông
nội mạc tử cung. Khi estrogen tụt, các tiểu động mạch giãn cực độ dẫn đến vỡ
mạch máu và chảy máu kinh nguyệt. Giả thuyết trên phù hợp với vòng kinh
không phóng noãn [Error: Reference source not found].
- Sự tụt estrogen và progesteron gây ra vòng kinh có phóng noãn.
- Sự vì xoang động tĩnh mạch: Theo nghiên cứu của Schelegel, vào
cuối vòng kinh, khi có tác dụng kết hợp của estrogen với progesteron xuất
hiện những xoang nối tiếp (shunt) tiểu động mạch - tĩnh mạch. Khi estrogen
và progesteron tụt thì máu dồn từ tiểu động mạch sang tĩnh mạch làm phình
rồi vỡ xoang, gây chảy máu. Máu kinh có tác dụng hiệp đồng của estrogen và
progesteron là máu pha trộn máu động mạch và máu tĩnh mạch nên có mầu đỏ
thẫm [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not
found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not
found].
- Hoại tử nội mạc tử cung : Sự tụt đột ngột của progesteron dẫn đến giải
phóng các enzym phân ly protein (proteolytique) gây ra co động mạch. Các
mạch máu bị co thắt gây thiếu máu và hoại tử niêm mạc tử cung, dẫn đến
bong rụng nội mạc tử cung [2], [Error: Reference source not found], [Error:
Reference source not found].
• Cơ chế cầm máu trong kinh nguyệt :

- Hiện tượng tắc mạch do tạo thành cục máu đông : Trong 10 giờ đầu
10
hành kinh, người ta quan sát thấy một Ýt máu cục, Ýt fibrin trong lòng mạch.
Máu cục nhỏ có tiểu cầu không nhân bao quanh trong lưới fibrin và biến mất
sau 72 giờ. Một vài mạch máu ở tử cung không có hiện tượng tắc mạch mặc
dù có tổn thương nội mạc, do đó gây hiện tượng tắc mạch không hoàn toàn.
Hiện tượng tạo cục máu đông trong thành mạch là do sự có mặt của yếu tố
VIII tại tế bào nội mạc tử cung và hoạt động tăng dần trong pha hoàng thể
[Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found].
- Tái tạo niêm mạc tử cung sau khi bong rông : Niêm mạc tử cung bong
đến đâu thì tái tạo đến đấy [Error: Reference source not found]. Hiện tượng
tái tạo phụ thuộc vào trình trạng hormon sinh dục, ngưỡng hormon gây chảy
máu và cầm máu [Error: Reference source not found], [Error: Reference
source not found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference
source not found].
1.1.2. Sinh lý bệnh học của rong kinh cơ năng [2], [Error: Reference
source not found], [Error: Reference source not found].
1.1.2.1. Những biến đổi trong sự bài tiết estrogen và progesteron
Ở tuổi dậy thì do sự chưa chín muồi ở vùng dưới đồi chế tiết chưa đầy
đủ hormone giải phóng Gn-RH để kích thích tuyến yên chế tiết FSH và LH,
không có đỉnh FSH và LH không gây phóng noãn, không có sự thành lập
hoàng thể chế tiết progesteron, nên có trình trạng cường estrogen tương đối,
làm niêm mạc tử cung dầy lên, gây bong chậm làm kinh kéo dài. Vì vậy điều
trị rong kinh tuổi trẻ, người ta dùng thuốc kích thích nang noãn phát triển gây
ra hiện tượng phóng noãn, hoặc dùng thuốc nội tiết kết hợp estrogen với
progesteron để tạo vòng kinh phóng noãn.
Sự kém hoạt động của hoàng thể là nguyên nhân gây rong kinh cơ năng
tuổi sinh đẻ. Hoàng thể thoái hóa sớm làm giai đoạn chế tiết ngắn và kinh
11
nguyệt ngắn hơn thời gian 28 ngày. Theo Sciara: vùng dưới đồi sản xuất ra

Gn-RH không đủ để tuyến yên sản xuất ra LH thấp hoặc cả hai, nên không
duy trì được hoàng thể 14 ngày, bình thường sự giảm đáng kể của progesteron
đã gây chảy máu Ýt một, trước ngày hành kinh 2-3 ngày, khi hành kinh huyết
ra nhiều và kéo dài. Sự kéo dài của hoàng thể sản xuất ra progesteron một
cách dai dẳng có thể gây rong kinh do hiện tượng bong không đồng đều của
niêm mạc tử cung [Error: Reference source not found], [33].
Thời kỳ tiền mãn kinh do các nang noãn kém nhạy cảm với hormone
tuyến yên, nang noãn không chín và không phóng noãn, tạo vòng kinh một
thì, chỉ có giai đoạn tăng sinh do thiếu progesteron [Error: Reference source
not found], [Error: Reference source not found], [29].
1.1.2.2. Những thay đổi về tổ chức học của niêm mạc tử cung
Quá sản niêm mạc tử cung: gặp chủ yếu ở tuổi dậy thì và tuổi tiền mãn
kinh, do sự tồn tại nang noãn chế tiết estrogen kéo dài, tá dụng lên niêm mạc
tử cung làm niêm mạc tử cung quá sản, các tuyến quá sản thành nang, nhưng
không chế tiết vì không có progesteron.
Sù trưởng thành không đồng đều của niêm mạc tử cung: Theo
Menlennan sự phát triển của niêm mạc tử cung không đồng đều chủ yếu xẩy
ra ở pha chế tiết. Sự bong rụng không đồng đều của niêm mạc tử cung dẫn
đến rong kinh kéo dài [30].
1.1.2.3. Thiếu yếu tố đông máu
Theo Scommegna trong thời gian kinh nguyệt, một sự hoạt hóa mạnh
của hệ thống tiền fibrin đã xẩy ra ở trong tử cung, do có sự phân hủy fibrin
hay fibrinnogen (FDP) trong máu kinh. Sự tăng bất thường gây cản trở quá
trình đông máu, để bít các đầu động mạch xoắn lại, có thể gây chảy máu kéo
dài [32].
12
1.1.3. Chẩn đoán rong kinh cơ năng
1.1.3.1. Chẩn đoán rong kinh cơ năng
Bệnh nhân được gọi là rong kinh khi kinh nguyệt ra theo chu kỳ
nhưng kéo dài trên 7 ngày. Lượng huyết có thể nhiều, trung bình hoặc Ýt hơn

bình thường [Error: Reference source not found]. Rong kinh cơ năng được
xác định khi đã loại trừ các nguyên nhân thực thể, tại chỗ hay toàn thân [32].
Tuỳ theo lứa tuổi, nguyên nhân và bệnh sinh mà rong kinh cơ năng có
những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Có 4 thể rong kinh sau:
• Rong kinh cơ năng do cường estrogen và thiểu năng hoàng thể.
Thể này gặp chủ yếu ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh. Biểu hiện lâm
sàng: kinh nguyệt thường kéo dài, xảy ra sau một vòng kinh dài (chậm kinh).
Mức độ ra máu khác nhau, mức độ thiếu máu tuỳ vào thời gian và lượng máu
ra. Rong kinh thể này hay tái phát làm ảnh hưởng chung đến tình trạng chung
của cơ thể [Error: Reference source not found].
• Rong kinh cơ năng do thiếu estrogen.
Hay gặp ở những em bé gái dậy thì kém, tử cung và niêm mạc tử cung
kém phát triển. ở tuổi sinh đẻ gặp ở những trường hợp dùng thuốc tránh thai
loại progestagen liều cao làm mất kinh sau nhiều tháng, sau đó thấy kinh ra
Ýt một và kéo dài do niêm mạc tử cung bị teo, kém phát triển [Error:
Reference source not found], [Error: Reference source not found].
Biểu hiện lâm sàng: chu kỳ kinh thưa, ra huyết Ýt một nhưng kéo dài,
kèm theo da xanh, niêm mạc nhợt, hoa mắt, ngủ Ýt, đau lưng Nạo tử cung
không kết quả [Error: Reference source not found].
• Rong kinh cơ năng do tồn tại hoàng thể.
Hiếm gặp, liên quan tới tồn tại hoạt động hoàng thể quá 28 ngày của
vòng kinh, gây vòng kinh dài sau đó rong kinh.
13
Biểu hiện lâm sàng: chu kỳ kinh thưa, ra huyết Ýt nhưng kéo dài.
Theo Lampe, nếu được kiểm tra bằng đo nhiệt độ cơ thể thì lúc bắt đầu
hành kinh nhiệt độ vẫn còn cao [29].
• Rong kinh cơ năng do quá sản niêm mạc tử cung.
Xẩy ra khi có rối loạn nội tiết, đặc biệt kích thích estrogen quá mạnh,
hay sau một số vòng kinh không phóng noãn, không có hoạt động của
progesteron nhưng hoạt động của estrogen vẫn duy trì, do bong niêm mạc tử

cung không hoàn toàn, niêm mạc dày và không vững bền gây rong kinh và
quá sản niêm mạc tử cung.
Biểu hiện lâm sàng: kinh nguyệt kéo dài, thường là ra huyết tươi, kèm
theo hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ [Error: Reference source not found]
1.1.3.2. Chẩn đoán phân biệt
Rong kinh nguyên nhân đa dạng, từ bệnh toàn thân ( rối loạn đông
máu), đến bệnh nội tiết (hormone), nguyên nhân trung ương do trục dưới đồi-
tuyến yên-buồng trứng, gây rối loạn phóng noãn, thiểu năng hoàng thể và
nguyên nhân tại chỗ do thay đổi cấu trúc, chức năng niêm mạc tử cung.
Tham khảo bảng phân loại các nguyên nhân của Povey đÓ loại trừ các
nguyên nhân thực thể [31].
• Nguyên nhân tại chỗ:
- Thai nghén và những biến chứng của thai nghén (sảy thai, chửa ngoài
tử cung, bệnh tế bào nuôi).
- Viêm nhiễm (viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng,
lao sinh dục).
- Các khối u (polip cổ tử cung, u xơ tử cung, u xơ cổ tử cung, ung thư
niêm mạc tử cung, u tế bào hạt buồng trứng).
- Dị vật ( dụng cụ tránh thai nằm trong buồng tử cung ).
14
• Nguyên nhân bệnh toàn thân:
- Các bệnh về máu ( bệnh bạch cầu, bệnh ưa chảy máu, xuất huyết giảm
tiểu cầu).
- Các rối loạn về dinh dưỡng (dinh dưỡng kém, thiếu sắt, béo bệu).
- Các bệnh về tim.
- Các bệnh về gan.
1.1.3.3. Một số xét nghiệm cận lâm sàng
- HCG
- Siêu âm
- CTM: số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu.

- Định lượng hemoglobin, máu chảy, máu đông.
1.1.4. Phương pháp điều trị rong kinh cơ năng
Điều trị rong kinh cơ năng dù do nguyên nhân nào cũng cần đạt được
hai mục đích: Cầm máu và phòng ngừa rong kinh tái phát. phục hồi tính chu
kỳ của kinh nguyệt có nhiều phương pháp điều trị, tùy lứa tuổi, tùy tình trạng
bệnh, lựa chọn phương pháp cho thích hợp.
1.1.4.1. Nạo tử cung [Error: Reference source not found], [Error:
Reference source not found].
Phương pháp này vừa điều trị, vừa để chẩn đoán nguyên nhân.
- Phương pháp này điều trị tốt với rong kinh cơ năng tuổi tiền mãn
kinh, có ba lợi Ých.
+ Cầm máu nhanh, đỡ để mất máu kéo dài.
+ Có được mảnh nội mạc tử cung để xét nghiệm giải phẫu bệnh loại trừ
ác tính.
+ Xác định rõ ràng tình trạng quá sản của niêm mạc tử cung, để định
hướng sự dụng hormone tiếp theo.
- Phương pháp này Ýt được áp dụng điều trị rong kinh tuổi trẻ.
15
1.1.4.2. Điều trị bằng các hormone sinh dục [Error: Reference source not
found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference
source not found], [Error: Reference source not found], [28].
• Điều trị bằng estrogen đơn thuần
Kupperman dùng estrogen liều cao tiêm tĩnh mạch để cầm máu nhanh cho
những trường hợp chảy máu do nguyên nhân cơ năng: premarin 20 mg cách 6
giờ / lần, thường cầm máu nhanh trong vòng 24 giê.
Theo Nguyễn Khắc Liêu có thể tiêm estradiol vào bắp thịt 2 giờ/lần
2mg/lần, đến giờ thứ 18 đã cầm máu.
Điều trị bằng estrogen đạt hiệu quả nhanh nhưng nguy hiểm, nếu không
giảm liều dần để khỏi bị tụt đột ngột gây rong huyết trở lại.
• Điều trị bằng progesteron đơn thuần

Điều trị bằng progesteron liều cao, nhằm biến niêm mạc tử cung sang
giai đoạn chế tiết và khi ngừng thuốc một thời gian, chảy máu tử cung xảy ra
do bong hoàn toàn niêm mạc tử cung, do đó còn gọi là phương pháp “ nạo tử
cung bằng thuốc”.
Theo Nguyễn Thị Xiêm điều trị rong kinh tuổi trẻ bằng progesteron
20mg/ngày cầm máu 16/18 trường hợp.
Theo Nguyễn Khắc Liêu rong kinh do thiếu estrogen thì progesteron
không tác dụng. Ngoài ra đã tiêm 5 ngày không cầm được máu kinh thì
chuyển phương pháp dùng estrogen hoặc estrogen với progesteron.
Điều trị bằng estrogen phối hợp với progesteron.
Đây là phương pháp hiện nay dùng, dưới dạng viên tránh thai hoặc tiêm
estrogen với progesteron.
Garrey cho rằng dùng estrogen và progesteron phối hợp là phương
pháp tốt nhất đối với chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng.
Theo Nguyễn Khắc Liêu nên chủ động phối hợp ngay từ đầu.
16
Theo Nguyễn Việt Tiến và Lê Thị Thanh Vân điều trị rong kinh tuổi trẻ
bằng estradiol và progesteron tiêm kết quả cầm máu trong 3 ngày 75/79
trường hợp chiếm tỷ lệ 94,9%.
Cụ thể: progesteron 25mg kết hợp với 2,5mg hoặc 5mg
benzogynoestryl (estradiolbennat) thường cầm máu sau 3 ngày. Nếu tiêm
với liều 10mg estradion và 50mg progesteron trong một ngày, sau ngừng tiêm
có thể chuyển sang uống viên tránh thai kết hợp. Nếu tiêm 5mg
benzogynoestryl thì cho uống tiếp 3 viên tránh thai. Nếu tiêm 2,5mg
benzogynoestryl thì cho uống 2 viên x7 ngày, rồi giảm liều xuống 1 viên/ngày
trong 14 ngày tiếp theo, để tránh tình trạng tụt hormone đột ngột gây băng
kinh.
• Điều trị bằng androgen
Hormone thường dùng là testosteron: nó có tác dụng ức chế hoạt động
của vùng dưới đồi- tuyến yên, từ đó estrogen của buồng trứng giảm. Hiện nay

testosteron Ýt được sử dụng vì có nguy cơ xuất hiện triệu chứng nam hóa.
1.1.4.3. Điều trị bằng thuốc co tử cung và cầm máu thông thường
Các thuốc nh: oxytocin, ergotamin, trasamin đem lại kết quả tốt trong
điều trị rong kinh cơ năng. Các thuốc co tử cung thường dùng: oxytocin 10
UI/ ngày (tiêm bắp). Ergotamin 0,5-1 mg/ngày dùng 3-5 ngày thì cầm.
Theo Vũ Thị Nhung dùng transamin 2g/ngày x 5 ngày cũng cầm máu
98% [Error: Reference source not found].
1.2. Y học cổ truyền với rong kinh cơ năng
1.2.1. Đặc điểm sinh lý kinh nguyệt theo đông y
Sách nội kinh Lục Vấn Tố có ghi: “con gái 7 tuổi thận khí thịnh, răng
thay tóc dài”.
2 x 7 = 14 tuổi: Thiên quý đến, nhâm mạch thông , thái xung mạch
thịnh, nguyệt sự di thời hạn…( kinh nguyệt đến đúng kỳ)
17
3 x 7 = 21 tuổi : Thận khí thăng bằng, mọc răng khôn.
4 x 7 = 28 tuổi: Gân cốt mạnh, tóc dài hết mức. Sức lực sung mãn, thân
thể cường tráng.
5 x 7 = 35 tuổi: Dương mạch bắt đầu suy, da nhăn nheo, tóc bạc.
6 x 7 = 42 tuổi: Tam mạch dương suy, da nhăn nheo, tóc bạc.
7 x 7 = 49 tuổi: Nhâm mạch hư, thái xung mạch suy, thiên quý kiệt,
mạch túc thiếu âm không thông cho nên hình thể suy tàn mà không sinh đẻ
được nữa”.
Người xưa cho rằng phụ nữ thuộc về âm ứng với mặt trăng. Mặt trăng
30 ngày tròn một lần, kinh nguyệt cũng 30 ngày một lần ra, tháng nào cũng
đúng kỳ đến không sai hẹn nên gọi là nguyệt tín (ý nói là thường xuyên và
đúng hẹn). Mạch xung là bể của huyết, mạch nhâm chủ về bào thai, hai mạch
đều thông thì kinh nguyệt đúng kỳ mà có. Kinh nguyệt có rồi thì bể huyết
trống rỗng, sau 7 ngày lại đầy dần lên giống như mặt trăng (lúc tròn, lúc
khuyết)[Error: Reference source not found], [Error: Reference source not
found], [Error: Reference source not found]. Mạch nhâm đảm bảo âm huyết

của toàn thân, mạch xung thuộc kinh dương minh là bể của huyết, cho nên
cốc khí thịnh, mà bể của huyết đầy là kinh nguyệt đến kỳ mà ra[Error:
Reference source not found], [Error: Reference source not found].
Cơ chế sinh ra kinh nguyệt là do hiện tượng sinh lý của kinh mạch,
tạng phủ, khí huyết tác dụng lên tử cung. Thành phần chủ yếu của kinh
nguyệt là huyết. Huyết thì do tạng phủ biến hóa mà ra, thông qua hệ kinh
mạch mới có thể đưa tới bào cung rồi sinh ra kinh nguyệt. Kinh nguyệt bình
thường hay không bình thường là ảnh hưởng trực tiếp tới sự thịnh suy của
kinh mạch.
Quá trình vận hành của huyết đều có sự điều tiết của khí, đồng thời khí
lại cần vào sự dinh dưỡng của huyết. Vì thế sinh ra kinh nguyệt, khí huyết
18
chẳng những là vật chất cơ bản mà còn có mối quan hệ mật thiết tương hỗ với
nhau. Khí huyết lại là nguồn gốc của tạng phủ. Trong tạng phủ thì Tâm chủ
huyết, Can chứa huyết, Tỳ thống nhiếp huyết, Vị chủ nạp nấu chín thủy cốc
cùng với Tỳ là nguồn gốc của mọi hóa sinh. Thận tàng tinh, tinh lại là cơ bản
của khí huyết sinh thành. Phế chủ khí, khí của toàn thân có tác dụng thúc đẩy
vận chuyển chất tinh vi. Khi ngũ tạng điều hòa khí huyết lưu thông thì huyết
hải tràn đầy, kinh nguyệt ra đúng kỳ. Như vậy cơ chế sinh ra kinh nguyệt liên
quan mật thiết với tạng Thận, Can, Tú [Error: Reference source not found],
[Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found].
Thận là gốc của tiên thiên, cội nguồn của nguyên khí chủ về tàng tinh,
tinh sinh khí. Người con gaisau khi đã trưởng thành thì thận khí điều hòa,
cung cấp đủ nguyên khí cho các tạng phủ. Chân âm trong thận bắt đầu thành
thục, nhờ đó mà nguyên khí đến, hai mạch Xung Nhâm thuận lợi mà có kinh
nguyệt hàng tháng.
Can có chức năng tàng huyết chủ điều tiết và thích điều đạt. Vì vậy
tạng Can góp phần rất quan trọng trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Tú sinh huyết và thống nhiếp huyết, Tỳ chủ vận hóa thủy cốc, sau đó
các chất tinh vi được đưa lên Phế (màu trắng) rồi qua Tâm (màu đỏ) để biến

thành huyết. Vì vậy Tỳ là nguồn gốc sinh hóa của huyết, gốc rễ của kinh
nguyệt.
Vị là biển của thủy cốc, chủ về thu nạp và chưng chín thức ăn, có quan
hệ biểu lý với Tỳ. Mạch của túc dương minh vị đi xuống cùng hội với mạch
Xung ở khí xung. Vì vậy có thuyết nói rằng “Xung mạch hiện ở dương minh”.
Vậy vị khí thịnh thì Xung mạch cũng thịnh, huyết hải tràn đầy, kinh nguyệt
mới có thể đến với những chu kỳ bình thường.
Như vậy cơ chế sinh ra kinh nguyệt tuy ở hai mạch Xung Nhâm nhưng
cũng có quan hệ mật thiết với 3 tạng, tuy 3 tạng có tác dụng khác nhau, nhưng
19
giữa chúng có mỗi quan hệ mật thiết không thể tách được. Thận và Can là mẹ
con, Thận chủ tàng tinh, Can chủ tàng huyết. Tinh huyết là gốc của việc sinh
ra kinh nguyệt. Tỳ Vị là mối liên quan biểu lý, Vị chủ nạp thủy cốc, Tỳ chủ
vận hóa chất tinh vi, lại là nguồn gốc sinh hóa. Tỳ,Thận, Can, Vị sung túc, tự
điều chỉnh, giúp đỡ lẫn nhau rót vào hai mạch Xung Nhâm, xuống tử cung mà
thành kinh nguyệt [Error: Reference source not found], [Error: Reference
source not found], [Error: Reference source not found].
Người phụ nữ khỏe mạnh cứ 28 hoặc 30 ngày thấy kinh một lần theo
đúng qui luật, số lượng kinh có mức nhất định bình thường 50-80 ml mỗi đợt
hành kinh liên tục 3-5 ngày. Máu kinh lúc đầu đỏ, sau thẫm hơn và cuối cùng
lại đỏ nhợt, không có cục, không loãng, không đặc, có mùi tanh nồng [Error:
Reference source not found], [Error: Reference source not found].
1.2.2. Nguyên nhân và thể bệnh theo YHCT
Rong kinh là hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng huyết ra có thể Ýt, vừa
hoặc nhiều hơn bình thường. Chủ yếu do Xung Nhâm bị hư, huyết hải không
cố nhiếp huyết lại được hoặc do ảnh hưởng chức năng của 3 tạng mà gây ra
bệnh. Trên lâm sàng biểu hiện 2 thể : thể thực và thể hư [Error: Reference
source not found], [Error: Reference source not found].
1.2.2.1. Thể thực (do huyết nhiệt, huyết ứ) [Error: Reference source not
found].

• Huyết nhiệt:
Do tâm hỏa vượng lên làm động tướng hỏa, nhiễu động huyết hải, hoặc
ăn đồ cay nóng quá nhiều làm nhiệt động ở bên trong. Nhiệt thôI thúc huyết
gây “vọng hành” chảy xuống dưới nên “Y học chánh án” nói rằng: “dương
thắng âm thì kinh nguyệt nhiều”. Biểu hiện lâm sàng: thấy kinh trước kỳ,
lượng kinh nhiều kéo dài, màu đỏ tươi, nhầy, mùi tanh hôi. Sắc mặt đỏ hồng,
20
môi đỏ, người buồn bực, đại tiện bí, tiểu tiện đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng,
mạch hoạt sác.
• Huyết ứ:
Khi hành kinh huyết xấu ngăn trở ở bên trong làm cho huyết ứ lại,
huyết mới sinh ra không làm đầy huyết hải được, gây ra rong kinh. Biểu hiện
lâm sàng: Kinh thường ra sau kỳ, lượng Ýt kéo dài, máu tím đen có cục, bụng
dưới chướng,ấn đau (cự án). Khi huyết cục ra được thì bớt đau. Ngực bụng
chướng đầy, đại tiện táo bón, tiểu tiện ngắn vàng, lưỡi đỏ tía, mạch trầm sác.
1.2.2.2. Thể hư (Tỳ hư, Thận hư, khí huyết hư) [Error: Reference source
not found], [Error: Reference source not found].
Cơ chế chảy máu rong kinh khi cơ thể ở trạng thái hư thường là hư sau: “
băng lậu là do tạng phủ hư nhược, khí huyết thất điều và Xung Nhâm bất cố.
Can tàng huyết, Tỳ thống nhiếp huyết, do đó nếu Can không tàng huyết, Tỳ
không nhiếp được huyết thì băng lậu. Thận tàng tinh là gốc sinh kinh nguyệt,
là nguồn khí huyết của hai mạch Xung Nhâm, Thận hư làm Xung Nhâm bất
cố, kinh nguyệt không được chế ước nên băng lậu. Ở tuổi dậy thì băng lậu
thường do thận khí mới sinh, công năng của Xung Nhâm chưa vẹn toàn, ở
tuổi mãn kinh lại do thận khí suy dần, Xung Nhâm hư suy, ở tuổi phát dục
sinh đẻ lại do đẻ nhiều hoặc phòng dục quá độ làm hao tổn thận tinh”. Vì vậy
ở trạng thái hư có các thể bệnh sau:
• Băng lậu do Tỳ hư: (suy nghĩ quá độ, ăn uống lao lực mệt mỏi làm tổn
thương tỳ, dẫn đến Tỳ không nhiếp huyết, Xung Nhâm mất sự vững chắc
thành băng lậu),phép chữa: kiện tỳ- Ých khí- cố băng.

• Băng lậu do khí hư hạ hãm (bẩm thụ khí hư, đẻ nhiều thương khí, bệnh
lâu làm tổn thương khí dẫn đến làm khí hư hạ hãm, khí không nhiếp
huyết), phép chữa: Bổ khí - thăng đề - cố nhiếp - chỉ băng.
21
• Băng lậu do Thận hư ( thận hư hoặc mổ tử cung, hoặc phòng dục quá
độ dẫn đến Thận dương hư , Xung Nhâm bất cố- không vững chắc gây
băng lậu), phép chữa: Bổ Thận - cố bản- chỉ băng.
• Băng lậu do khí huyết hư: Kinh ra lâu ngày, lo nghĩ quá độ, làm cho Tỳ
khí quá hư yếu, ăn uống kém, nguồn sinh hóa không đầy đủ sinh huyết
kém, dẫn đến dinh huyết khô kiệt, phép chữa: Bổ khí-dưỡng huyết- cố
băng.
1.1.3. Một số phương pháp điều trị rong kinh cơ năng bằng YHCT
1.2.3.1. Phương pháp dùng thuốc
• Một số bài thuốc đã nghiên cứu:
- Nguyễn Thị Xiêm cùng cộng sự (1969), Nghiên cứu tác dụng của
rượu ngải cứu trong điều trị chứng rong kinh.
- Nguyễn Thị Xiêm (1999), Tổng kết viên thanh đại điều trị rong kinh
rong huyết.
- Nguyễn Thị Minh Thúy (2002), Đánh giá tác dụng bài “giao ngải
thang” điều trị rong kinh cơ năng thể hư của YHCT.
1.2.3.2. Phương pháp không dùng thuốc
• Phương pháp tác động cột sống của lương y Nguyễn Tham Tán: Ông
tác động vào hai bên cột sống thắt lưng từ D
10
- L
2
• Phương pháp châm cứu:
- Nguyễn Thị Ngọc Lâm (1987), nghiên cứu châm huyệt đoạn hồng để
cầm máu cho bệnh nhân băng kinh, rong kinh kéo dài.
- Nguyễn Thị Oanh (2005), nghiên cứu tác dụng của châm cứu trong

điều trị rong kinh cơ năng. Các huyệt chính: Quan nguyên, Khí hải, Bách hội,
Tam âm giao, È bạch.
+ Nếu thực nhiệt : Châm thêm huyệt Thủy tuyền
22
+ Nếu âm hư : Châm thêm huyệt Nội quan, Thái khê
+ Nếu Tỳ khí hư : Châm thêm huyệt Tỳ du, Tóc tam lý
+ Chảy máu nhiều : Cứu huyệt Khí hải, Bách hội
+ Nhĩ châm : Vùng nội tiết, Tử cung
1.2.4. Tổng quan về bài thuốc “Cầm máu (CM)”
Bài thuốc cầm máu dựa trên cơ sở của bài “Bổ trung Ých khí thang” là
bài thuốc cổ phương trích trong (Tỳ vị luận) của Lý Đông Viên. Đây là bài
thuốc chữa các chứng bệnh nguyên nhân gây ra do Tỳ hư như: Rong kinh,
rong huyết, các chứng sa. Trên lâm sàng chúng tôi thấy khi gia thêm 3 vị: Bồ
hoàng sao đen, Ngải diệp sao đen, Cỏ nhọ nồi sao đen, có tác dụng tốt hơn
trong điều trị rong kinh cơ năng với thể tỳ hư, khí huyết hư.
1.2.4.1. Thành phần và liều lượng của bài thuốc [Error: Reference source
not found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference
source not found].
1. Hoàng kỳ 20g 7. Sài hồ (bắc) 12g
2. Thăng ma 20g 8. Ngải diệp 12g
3. Bạch truật 12g 9. Trần bì 08g
4. Đương qui 12g 10. Cỏ nhọ nồi (Sao đen) 12g
5. Đảng sâm 12g 11. Bồ hoàng (Sao đen) 12g
6. Cam thảo 04g 12.Trắc bách diệp (Sao đen) 12g
1.2.4.2. Đặc điểm nguyên liệu của bài thuốc [Error: Reference source not
found], [Error: Reference source not found],[Error: Reference
source not found], [Error: Reference source not found], [Error:
Reference source not found].
Bảng 2.1. Đặc điểm nguyên liệu của bài thuốc
Tên nguyên liệu Bộ phận dùng Tính vị qui kinh Tác dông

23
Hoàng kỳ (Radix
Astragali)
Rễ phơi khô
hoặc sấy khô
vị ngọt, tính ôn,
vào kinh phế, tỳ
Bổ khí, thăng dương
khí của tỳ, cầm mồ
hôi, lợi niệu, tiêu viêm
Đảng sâm
(Radix
Codonopsis)
Rễ củ phơi khô vị ngọt, tính
bình, vào kinh
phế, tỳ
Bổ trung Ých khí,
sinh tân chỉ khát
Bạch truật
(Atractylis ovata
compositae)
Thân rễ phơi
khô hoặc sấy
khô
vị ngọt, đắng,
tính ôn vào kinh
tỳ vị
Bổ tỳ, kiện vị, an
thai, liễm hãn
Cam thảo

(Glycyrrhira
Uralensis)
Rễ phơi khô
hoặc sấy khô
vị ngọt dịu, tính
bình, qui 12 kinh
Bổ trung khí, hòa tỳ
vị, hòa hoãn cơn
đau, giải độc
Đương qui
(Angelica
Sinensis)
Rễ phơi khô
hoặc sấy khô
vị ngọt, tính ôn,
vào kinh tâm,
can, tú
Bổ huyết, điều kinh,
nhuận táo, thông
kinh
Trần bì (Citrus
Deliciosa
Rutacese)
Vá quýt phơi
âm can càng
lâu càng tốt
Cay, đắng, tính
ôn, vào kinh tỳ,
phế
Kiện tú, lý khí, hóa

thấp, tiêu đờm
Thăng ma
(Rhiozoma
Cimicifuga
Dahuricae)
Thân rễ phơi
khô tẩm rượu
sao
Ngọt, cay, hơi
đắng, tính bình,
vào kinh tỳ, vị,
phế, đại trường
Thăng dương, giải
biểu, chữa phong
nhiệt
Sài hồ
(bupleurum
Sinense DC
Rễ phơi khô
hoặc sấy khô
vị đắng, tính
hàn, vào kinh
can, đởm, tâm
bào, tam tiêu
Sơ can giải uất,
thăng dương, hòa
giải thiếu dương,
điều kinh
Ngải diệp
(Artemisia

Vulgaris)
Lá phơi khô
âm can sao đen
vị đắng, tính Êm,
vào kinh can, tỳ,
thận
Ôn kinh, trừ hàn, an
thai
Cỏ nhọ nồi (Ecli
Pta Alpa)
Cả cây sao đen vị ngọt, chua,
tính mát, vào
kinh can, thận
Bổ can thận, cầm
máu
Bồ hoàng
(Typhao
Rientalis)
Hoa phơi khô,
sao đen
vị cay, tính Êm,
vào kinh tâm,
can
Hành huyết, chỉ
huyết
Trắc bách diệp
(Biota orientalis)
Lá phơi khô,
sao đen
Vị đắng, sáp,

tính lạnh, vào
kinh phế, can,
đại trường
Lương huyết, chỉ
huyết
1.2.4.3. Phân tích bài thuốc [Error: Reference source not found]
Hoàng kỳ bổ trung Ých khí, thăng dương. Đảng sâm, Bạch truật, Cam
24
thảo ôn bổ khí, kiện tỳ, Ých vị. Trần bì lý khí, hóa trệ. Thăng ma, sài hồ thăng
dương khí. đương qui bổ huyết. Ngải diệp ôm Êm bào cung cầm máu. Cỏ nhọ
nồi thanh nhiệt chỉ huyết, Bồ hoàng hoạt huyết chỉ huyết. Vậy bài thuốc này
có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, thăng dương khí, bổ huyết, chỉ huyết, chữa được
chứng băng lậu.
Thành phần chủ yếu của kinh nguyệt là huyết. Huyết do tú sinh ra từ đồ
ăn thức uống, huyết cũng do tinh chuyển thành, khí cũng sinh huyết. Khí
thuộc dương, huyết thuộc âm, “dương sinh thì âm trưởng”, có thể hiểu khí đủ
thì sinh huyết được nhiều, khí kém thì sinh huyết được Ýt và thành hư.
“Dương cô độc thì không thể sinh được, âm cô độc thì không thể trưởng
được”. Khí và huyết phải dựa vào nhau mà sinh tồn mà phát triển. Huyết tuần
hoàn trong mạch nhờ sự thúc đẩy của khí, khí vận chuyển huyết, huyết giữ
khí, khí là tướng soái của huyết, khí hành thì huyết hành, khí trệ thì huyết
ngưng, khí thoát thì huyết mất. Cho nên ở đây dùng phép bổ khí thăng dương,
kiện tỳ, giữ nhiếp được huyết cầm được máu (trị bản), cùng với 4 vị chỉ huyết
(trị tiêu) chữa được chứng băng lậu.
25

×