Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước khoái châu tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 131 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
[\



PHẠM THỊ HỒNG TỨ



KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC
NHÀ NƯỚC KHOÁI CHÂU TỈNH HƯNG YÊN


CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60.34.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÂM



HÀ NỘI, 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Phạm Th
ị Hồng Tứ













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban
giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Kế toán và Quản trị kinh
doanh; Bộ môn Kế toán tài chính, cảm ơn các thầy, cô giáo đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Cô giáo,

PGS.TS Nguyễn Thị Tâm - người đã dành nhiều thời gian, t
ạo điều kiện thuận
lợi, hướng dẫn về phương pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung
của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Khoái
Châu, các đồng nghiệp trong cơ quan; các cơ quan trên địa bàn huyện Khoái
Châu đã tiếp nhận và nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các thông tin, số liệu cần
thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm
ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và các anh
chị em học viên lớp Quản trị kinh doanh E - K21 đã chia sẻ, động viên, khích lệ và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn
thành luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của
thầy, cô và bạn bè. Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của
bản thân còn nhiều hạn chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy, cô và các
bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hồng Tứ


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x

PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI
VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO
BẠC NHÀ NƯỚC 4
2.1. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà
nước qua Kho bạc Nhà nước 4
2.1.1. Một số khái niệm về vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước qua
Kho bạc Nhà nước 4
2.1.2. Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ
NSNN 5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

2.1.3. Nguyên tắc kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua Kho bạc
Nhà nước 8

2.1.4. Nội dung kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN 10
2.1.5. Quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN 23
2.1.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ ngân
sách nhà nước 26
2.2. Cơ sở thực tiễn công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ ngân sách
nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 32
2.2.1.Kinh nghiệ
m kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước
của Kho bạc Nhà nước Hà Nội 32
2.2.2. Kinh nghiệm kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước của
Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên 34
2.2.3. Kinh nghiệm rút ra cho Kho bạc Nhà nước Khoái Châu trong kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước 36
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 38
3.1.1.
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Khoái Châu 38
3.1.2. Khái quát về Kho bạc Nhà nước Khoái Châu 44
3.2. Phương pháp nghiên cứu 53
3.2.1. Khung phân tích 53
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 54
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 57
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu 57
3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 57
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 59
4.1. Th
ực trạng kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại Kho bạc Nhà nước
Khoái Châu giai đoạn 2011-2013 59

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v


4.1.1. Khái quát về tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn
NSNN tại KBNN Khoái Châu 59
4.1.2. Thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN
Khoái Châu 63
4.1.3. Kết quả khảo sát những hạn chế trong kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB
tại KBNN Khoái Châu 87
4.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ
nguồn vốn NSNN tại KBNN Khoái Châu 91
4.1.5.Đánh giá công tác kiểm soát chi v
ốn đầu tư XDCB tại KBNN Khoái
Châu giai đoạn 2011 - 2013 98
4.2. Một số giải pháp tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn
vốn NSNN tại KBNN Khoái Châu: 104
4.2.1. Mục tiêu, phương hướng thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB từ
nguồn vốn NSNN tại KBNN Khoái Châu: 104
4.2.2. Một số giải pháp tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn
vốn NSNN qua KBNN Khoái Châu 106
PHẦN V. KẾ
T LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113
5.1 Kết luận 113
5.2. Kiến nghị 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
PHỤ LỤC 119

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang


3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất huyện Khoái Châu tỉnh Hưng
Yên 40
3.2. Dân số, lao động và việc làm 41
3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Khoái Châu giai đoạn
2011 - 2013 43
3.4. Số lượng cán bộ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại KBNN
Khoái Châu 50
4.1. Khái quát tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn
NSNN tại KBNN Khoái Châu giai đoạn 2011 - 2013 60
4.2. Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB tại KBNN Khoái Châu giai
đoạn 2011 - 2013
62
4.3. Số dư tạm ứng vốn thực hiện đầu tư XDCB từ NSNN tại
KBNN Khoái Châu giai đoạn 2011 - 2013 67
4.4. Tình hình trả lại dự án thực hiện đầu tư tại KBNN Khoái Châu 73
4.5. Tình hình trả lại dự án thuộc nhiều nguồn vốn tại KBNN Khoái Châu 80
4.6. Tình hình trả lại dự án thuộc vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư
tại KBNN Khoái Châu 84
4.7. Bảng đánh giá những hạn chế
trong kiểm soát chi vốn đầu tư
XDCB tại KBNN Khoái Châu 87
4.8. Thủ tục kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
qua KBNN Khoái Châu 88
4.9. Thời gian giải ngân có đáp ứng yêu cầu của dự án đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Khoái Châu 88
4.10. Thủ tục quyết toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại
KBNN Khoái Châu 89

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii


4.11. Tính chuyên nghiệp của cán bộ kiểm soát chi KBNN Khoái
Châu khi tiếp xúc với các chủ đầu tư 89
4.12. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kiểm soát chi
KBNN Khoái Châu trong kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB 90
4.13. Kết quả đánh giá về những giải pháp tăng cường kiểm soát chi
vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Khoái Châu 107


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang

3.1. Cơ cấu dự án theo lĩnh vực kinh tế 53
4.1. Thực trạng kiểm soát chi chuẩn bị đầu tư XDCB qua KBNN
Khoái Châu giai đoạn 2011 - 2013 64
4.2. Thực trạng kiểm soát chi vốn thực hiện đầu tư XDCB từ NSNN
tại KBNN Khoái Châu giai đoạn 2011 - 2013 70
4.3. Thực trạng kiểm soát chi vốn đền bù, giải phóng mặt bằng và
tái định cư tại KBNN Khoái Châu giai đoạn 2011 - 2013 75
4.4. Thực trạng kiểm soát chi dự án thuộc nhi
ều nguồn vốn thuộc nhiều
cấp ngân sách tại KBNN Khoái Châu giai đoạn 2011 - 2013 79
4.5. Thực trạng kiểm soát chi vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại
KBNN Khoái Châu giai đoạn 2011 - 2013 82
4.6. Tình hình quyết toán và tất toán dự án hoàn thành tại KBNNKhoái
Châu giai đoạn 2011 - 2013 86
4.7 Cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2011 - 2013 93



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang

2.1 Quy trình luân chuyển chứng từ tạm ứng, thanh toán vốn đầu
tư qua KBNN 26
3.1 Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước Khoái Châu 46
3.2 Các dự án đầu tư XDCB được kiểm soát qua KBNN Khoái Châu 49
3.3 Khung phân tích đề tài 54
4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi vốn đầu tư
XDCB từ NSNN tại KBNN Khoái Châu 91

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ, ngữ viết tắt Giải nghĩa
KBNN Kho bạc Nhà nước
XDCB Xây dựng cơ bản
NSNN Ngân sách Nhà nước
ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official
Development Assistance)
QĐ Quyết định
TTg Thủ tướng
NĐ Nghị định
TT Thông tư

ĐU Đảng ủy
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
KSC Kiểm soát chi
THCS Trung học cơ sở
GTGT Giá trị gia tăng
TH - HC Tổng hợp - Hành chính









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng cơ bản (XDCB) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc
phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy ở những địa phương có kết cấu hạ
tầng hiện đại thì ở đó kinh tế - xã hội phát triển và khi kinh tế - xã hội phát
triển thì xây dựng cơ bản càng được quan tâm đầu tư. Phát tri
ển cơ sở hạ tầng
thể hiện mức độ đầu tư, trình độ phát triển kinh kinh tế của nhà nước và sự
quan tâm đóng góp của cả cộng đồng.
Nguồn vốn đầu tư XDCB bao gồm nhiều nguồn vốn: Nguồn vốn ngân
sách Nhà nước (NSNN), nguồn hỗ trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân

trong và ngoài nước, nguồn vốn ODA,… Trong đó, nguồn vốn đầu tư t
ừ ngân
sách nhà nước là một nguồn lực tài chính hết sức quan trọng của quốc gia đối
với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương. Nguồn
vốn này không những đóng góp phần quan trọng tạo lập cơ sở vật chất kỹ
thuật cho nền kinh tế, mà còn có tính định hướng đầu tư, góp phần quan trọng
vào việc thực hiện nh
ững vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường. Với vai trò quan
trọng như vậy, từ lâu, kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã được chú
trọng đặc biệt. Nội dung về kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã
được cụ thể hóa trong nhiều văn bản, chế độ của Nhà nước, từ việc ban hành
pháp luật, xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách kiểm soát chi
đến việc
xây dựng quy trình, thủ tục cấp phát và kiểm soát chi sử dụng vốn.
Hiện nay, đầu tư XDCB đang là vấn đề cấp thiết trong thời kỳ tỉnh
Hưng Yên đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tiến tới mục
tiêu “cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào trước năm
2020” như Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ l
ần thứ XVI đề ra, đồng thời cũng là vấn
đề có tính chiến lược lâu dài, trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Khoái Châu nói riêng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

Cũng như trong cả nước, việc kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ
NSNN tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) Khoái Châu cũng được chú trọng. Các
cấp ủy, chính quyền địa phương và Kho bạc Nhà nước trên địa bàn đã có
nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện cơ chế chính sách chung, cải tiến
quy trình, thủ tục cấp phát và kiểm soát chi vốn đầu tư, tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra công tác thanh toán vốn đầ

u tư, qua đó phát hiện những
khoản chi sai mục đích, sai chế độ, chính sách của nhà nước, góp phần quan
trọng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo
nhiệm vụ được giao.
Vì vậy, em chọn nghiên cứu đề tài : “Kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB
từ ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Khoái Châu” làm luận văn
Thạc sỹ của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 M
ục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi vốn đầu tư
XDCB từ NSNN tại Kho bạc Nhà nước Khoái Châu, đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện tốt công tác chi đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước, góp
phần tăng cường quản lý sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn huyện Khoái Châu,
tỉnh Hưng Yên.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về ki
ểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ
NSNN tại Kho bạc Nhà nước.
- Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN
tại Kho bạc Nhà nước Khoái Châu những năm qua.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ
NSNN tại Kho bạc Nhà nước Khoái Châu.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn XDCBtừ
NSNN tại Kho bạc Nhà nước Khoái Châu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động kiểm soát chi vốn
đầu tư XDCB từ nguồn NSNN phân cấp cho KBNN Khoái Châu – Hưng
Yên, thông qua các đối tượng chi:
• Các khoản chi đầu tư XDCB.
• Các công trình XDCB.
• Các cơ quan tổ chức có liên quan.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
• Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu nghiệp vụ ki
ểm soát thanh
toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN đối với các dự án đầu tư do KBNN Khoái
Châu, tỉnh Hưng Yên trực tiếp thực hiện kiểm soát trên địa bàn huyện Khoái
Châu, tỉnh Hưng Yên.
• Về không gian: KBNN Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
• Về thời gian: Luận văn khảo sát thực trạng kiểm soát thanh toán vốn
đầu tư XDCB tại KBNN Khoái Châu trong 3 năm từ 01/01/2011 đến
31/12/2013 và đề xuất định hướng, giải pháp đến nă
m 2020.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Để tập trung giải quyết mục tiêu của đề tài đặt ra, các câu hỏi sau đây
cần được trả lời là:
• Thực trạng kiểm soát chi, kiểm soát vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
qua KBNN Khoái Châu ra sao?
• Những nguyên nhân thành công, hạn chế nào ảnh hưởng đến công tác
kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua KBNN.
• Cần những giải pháp nào nhằm tiếp t
ục hoàn thiện kiểm soát chi vốn
đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua KBNN Khoái Châu trong bối cảnh, điều
kiện và những yêu cầu mới đang đặt ra hiện nay?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI
VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC

2.1. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà
nước qua Kho bạc Nhà nước
2.1.1. Một số khái niệm về vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước qua
Kho bạc Nhà nước
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để bảo đảm thực hiệ
n các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Điều
1, Chương I Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002
của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước;
chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của
pháp luậ
t (Tiết 2, Điều 2, Chương I Luật Ngân sách Nhà nước số
01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam)
Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các
cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương gồm: Chi đầu tư phát triển và
chi thường xuyên.
Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồ
m: Chi đầu tư phát triển và
chi thường xuyên.

Vốn NSNN cho đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư gồm:
- Vốn trong nước của các cấp ngân sách;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5

- Vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ và vốn viện trợ của nước
ngoài cho Chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước (phần
ngân sách nhà nước).
Cơ quan KBNN là cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn
đầu tư từ nguồn NSNN.
2.1.2. Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB
từ NSNN
2.1.2.1. Sự cần thiết phải kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB t
ừ nguồn vốn NSNN
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở
mọi mặt, mọi lĩnh vực, đặc biệt Nhà nước ta ưu tiên trong lĩnh vực đầu tư, xây
dựng các công trình cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng, giao thông thủy
lợi… Với nguồn vốn ngân sách có hạn, Vụ NSNN ở Trung ương cũng như
các Sở, ban, ngành tài chính ở tỉnh, huyện là người trự
c tiếp quy định các
khoản thu, chi NSNN phải có kế hoạch chi tiêu sao cho giảm thất thoát, lãng
phí mà lại đem lại hiệu quả cao nhất. Do vậy, phải thực hiện tốt công tác kiểm
soát chi đầu tư XDCB:
Thứ nhất, đầu tư XDCB liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành với khoản
mục chi đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngân sách một quốc gia.
Chi đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triể
n đất nước, qua đó
đã tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, góp phần vào việc tăng
trưởng kinh tế đất nước. Với tầm quan trọng như vậy, việc đảm bảo cho
những khoản chi đầu tư được thực hiện đúng chức năng, mục đích, không gây

lãng phí là một yêu cầu quan trọng.
Thứ hai, NDNN có hạn, đặc biệt đối vớ
i nước ta thường xuyên bị thâm
hụt ngân sách nhà nước, nợ công tăng. Nguồn thu của NSNN còn rất hạn hẹp
mà nhu cầu chi cho phát triển kinh tế - xã hội lớn, ngày càng tăng cao. Do đó,
thực hiện tốt việc kiểm soát các khoản chi NSNN, trong đó có chi đầu tư
XDCB có ỹ nghĩa quan trọng trong việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6

nhằm tập trung các nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần
kiểm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia.
Thứ ba, trong thời gian qua, cơ chế kiểm soát chi đầu tư thường xuyên
được sửa đổi và càng hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn chỉ quy định được những
vấn đề chung mang tính chất nguyên tắc, chưa thể bao quát hết được những
phát sinh trong quá trình thực hiện kiể
m soát các khoản chi của NSNN. Bên
cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội, các nghiệp vụ chi cũng ngày càng
trở nên đa dạng và phức tạp hơn, nên vẫn còn nhiều kẽ hở và bất cập. Do đó,
việc không ngừng bổ sung kịp thời để hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi đầu tư
XDCB cho phù hợp với sự biến động của thực tiến là rất cần thiết.
Thứ tư, trên thực tế các chủ đầu tư lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách
quản lý tìm cách để sử dụng hết nguồn kinh phí càng nhanh càng tốt, đặc biệt là
hiện tượng chạy kinh phí cuối năm. Đồng thời hiện tượng như: Hồ sơ không đầy
đủ, không hợp pháp, hợp lệ, sai định mức, đơn giá theo quy định dẫn tới tiêu
cực, sử dụng sai v
ốn, gây thất thoát cho Ngân sách là khó tránh khỏi.
Thứ năm, NSNN còn hạn chế nên nhiều khoản chi cho hoạt động đầu tư là
sử dụng nguồn vốn vay từ các quốc gia và tổ chức nước ngoài. Do đó, việc kiểm
tra, kiểm soát việc chi trả các khoản chi này tới từng đối tượng là hết sức cần thiết,

để đảm bảo kỷ cương quản lý tài chính cũng như uy tín của đất nước.
Kiểm soát đối với hoạt động chi đầu tư XDCB để phát hiện và chấn chỉnh
kịp thời các gian lận, sai phạm, sai sót và lãng phí có thể xảy ra trong việc sử dụng
Ngân sách, đảm bảo các khoản chi này được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và
hiệu quả. Việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN là cần thiết và ngày càng được
hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

2.1.2.2. Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB
từ nguồn vốn NSNN
Trong hệ thống các cơ quan kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB, KBNN
có vai trò đặc thù, thể hiện qua các nội dung sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

Thứ nhất, kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB, KBNN góp phần đảm bảo
sử dụng vốn từ NSNN đúng chế dộ, đúng mục đích, tiết kiệm.
Hiện nay, đầu tư XDCB luôn được coi là lĩnh vực phức tạp, chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, trong khi cơ chế
chính sách kiểm soát chi đầu tư thường xuyên thay đổi, trình độ
năng lực của
các chủ đầu tư, ban kiểm soát chi dự án còn nhiều hạn chế và chưa đồng
đều… Nên cần phải có cơ quan đứng ra giám sát chung toàn bộ quá trình sử
dụng vốn đầu tư. Hơn nữa, sản phẩm của đầu tư XDCB thường là đơn chiếc,
quy mô lớn, thời gian sản xuất dài, nhiều tổ chức, nhiều người tham gia vào
quá trình đào tạo sản phẩm. Nếu quá trình chi tiêu cho xây d
ựng không được
kiểm soát chi, kiểm soát chặt chẽ dễ gây ra lãng phí, thất thoát tiền vốn của
nhà nước mà không tìm ra ai chịu trách nhiệm. Kiểm soát chi vốn đầu tư
XDCB thuộc nguồn vốn NSNN tại KBNN sẽ góp phần giám sát các chủ thể sử
dụng vốn, buộc họ phải chi tiêu theo đúng mục đích, đúng chế độ đã được phê

duyệt, qua đó hạn chế tình trạng lãng phí, thất thoát tiền bạc c
ủa Nhà nước.
Thứ hai, kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB của KBNN góp phần đảm
bảo chất lượng công trình xây dựng.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự chi phối của quy luật cạnh
tranh, quy luật giá trị buộc các nhà thầu xây dựng phải tìm cách hạ giá thành
để tăng lợi nhuận. Trong các thách thức hạ giá thành có cả thủ đoạn cắt giảm
định mức chi tiêu, thay đổi kết cấu công trình… Và h
ậu quả tất yếu là công
trình kém chất lượng, tuổi thọ bị rút ngắn… Vì vậy, kiểm soát chi vốn đầu tư
XDCB tại KBNN góp phần hạn chế tình trạng nêu trên, tăng cường kỷ luật tài
chính đối với các đơn vị sử dụng và hưởng thụ NSNN. Hơn nữa, thông qua
các công tác kiểm soát chi, KBNN cung cấp thông tin cho các cơ quan lập,
phân bổ dự toán Ngân sách hàng năm cho đầu tư XDCB để các cơ quan này
cấp vốn chính xác, phù hợ
p với tiến độ thực hiện dự án công trình nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn NSNN.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

Thứ ba, KBNN được nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát thanh toán
cuối cùng trước khi đồng vốn của nhà nước ra khỏi NSNN.
KBNN chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như cơ quan cấp trên về
tính hợp pháp, hợp lệ của việc chi tiền. Để thực hiện vai trò này KBNN phải
kiểm tra, đối chiếu hồ sơ rút vốn với các quy định của Nhà nước về chi đầu tư
XDCB. Trong quá trình kiểm tra nếu KBNN phát hi
ện có sai sót, sử dụng vốn
không đúng mục đích, không hiệu quả, không đúng chế độ hoặc không phù
hợp với các điều khoản đã ghi trong hợp đồng của dự án, thì KBNN có quyền
từ chối thanh toán các khoản chi không hợp lý đó.

Thứ tư, KBNN tham gia nghiên cứu, soạn thảo và ban hành quy trình
kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thực hiện thống nhất trong cả nước.
KBNN có chức năng cụ thể
hóa các văn bản quy phạm pháp luật, chủ
trương của Đảng, Nhà nước về kiểm soát chi kinh tế trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng thành các quy trình cụ thể cho các hoạt dộng diễn ra tại KBNNN, đảm
bảo môi trường pháp lý thống nhất, đồng bộ trong thực hiện các quy định
pháp luật về kiểm soát chi, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ NSNN.
2.1.3. Nguyên tắc kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ
NSNN qua Kho bạc
Nhà nước
Thứ nhất, KBNN kiểm soát trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ
đầu tư, Kho bạc nhà nước căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy
định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh
toán và các điều kiện thanh toán) và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán
cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư tự chị
u trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp
của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất
lượng công trình; Kho bạc nhà nước không chịu trách nhiệm về các vấn đề
này. Kho bạc nhà nước căn cứ vào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán
theo hợp đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

Thứ hai, Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên
tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát
trước, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng. Căn cứ
vào nguyên tắc này, Kho bạc nhà nước hướng dẫn cụ thể phương thức kiểm
soát thanh toán trong hệ thống Kho bạc nhà nước, đảm bảo tạo điều kiện
thuận lợi cho chủ đầu tư, nhà th

ầu và đúng quy định của Nhà nước.
Thứ ba, trong thời hạn 07 ngày làm việc đối với trường hợp “kiểm soát
trước, thanh toán sau” và trong 03 ngày làm việc đối với trường hợp “thanh
toán trước, kiểm soát sau” kể từ khi nhận đủ hồ sơ thanh toán theo quy định
của chủ đầu tư, căn cứ vào hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt đối với các
công việc được thực hiện không thông qua h
ợp đồng) và số tiền chủ đầu tư đề
nghị thanh toán, Kho bạc nhà nước kiểm soát, cấp vốn thanh toán cho dự án
và thu hồi vốn tạm ứng theo quy định.
Thứ tư, kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanh toán cho khối lượng
hoàn thành được nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch; thời hạn
thanh toán khối lượng hoàn thành đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau (trong đó
có thanh toán để thu hồi vố
n đã tạm ứng), trừ các dự án được cấp có thẩm
quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán.
Thứ năm, các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA), nếu Điều ước quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có những quy định về kiể
m
soát chi thanh toán, quyết toán vốn khác với các quy định của Thông tư này
thì thực hiện theo các quy định tại Điều ước quốc tế.
Thứ sáu, số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình,
công trình không được vượt dự toán được duyệt hoặc giá gói thầu; tổng số vốn
thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Số
vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồ
m cả thanh toán tạm ứng và thanh
toán khối lượng hoàn thành) không được vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10


dự án. Riêng đối với dự án ODA việc thanh toán tạm ứng và thanh toán khối
lượng hoàn thành, không bị hạn chế bởi kế hoạch tài chính hàng năm của dự án
nhưng không vượt quá kế hoạch tài chính chung của toàn dự án.
Thứ bảy, đối với một số dự án đặc biệt quan trọng cần phải có cơ chế
tạm ứng, thanh toán vốn khác với các quy định trên đây, sau khi có ý kiến của
cấp có th
ẩm quyền, Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn riêng.
2.1.4. Nội dung kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN
Kho bạc Nhà nước thực hiện chức năng kiểm soát thanh toán vốn đầu
tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước được xác định trên cơ sở
chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn theo chỉ đạo và phân cấp của
Th
ủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính.
Trong giai đoạn hiện nay, KBNN thực hiện chức năng kiểm soát thanh
toán theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn Trái phiếu Chính phủ,
Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2012 của Bộ Tài chính quy định về
quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc
nguồ
n vốn NSNN, Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ
Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã,
phường, thị trấn, Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài
chính hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN, Quyết
định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 của Kho bạc Nhà nước ban hành quy
trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư
trong nước qua Hệ thống Kho bạc Nhà nướ
c và các văn bản hướng dẫn khác.
2.1.4.1. Nội dung thanh toán vốn đầu tư:
2.1.4.1.1. Về mở tài khoản:
• Đối với vốn trong nước: Chủ đầu tư hoặc Ban Quản lý dự án (sau đây

gọi chung là Chủ đầu tư) được mở Tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi thuận
tiện cho giao dịch của chủ đầu tư và thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

của Kho bạc Nhà nước và thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ
mở và sử dụng tài khoản tại KBNN.
Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản để
được thanh toán vốn.
• Đối với vốn ngoài nước: Chủ đầu tư được mở tài khoản tại Ngân hàng
phục vụ hoặc tại KBNN theo hướng dẫn của Bộ
Tài chính.
2.1.4.1.2. Tài liệu cơ sở của dự án:
Để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, chủ
đầu tư phải gửi đến Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản thanh toán các tài
liệu cơ sở của dự án (các tài liệu này đều là bản chính hoặc bản sao có đóng
dấu sao y bản chính của chủ đầu tư, chỉ gửi một lần cho đến khi dự án kết
thúc
đầu tư, trừ trường hợp phải bổ sung, điều chỉnh), bao gồm:
a. Đối với dự án chuẩn bị đầu tư:
- Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt;
- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật
Đấu thầu;
- Hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu.
b. Đối v
ới dự án thực hiện đầu tư:
• Đối với dự án vốn trong nước:
- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối
với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có
thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

- Văn bản phê duyệt kết quả lự
a chọn nhà thầu theo quy định của Luật
Đấu thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh
tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, lựa chọn
nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng);
- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp
đồng theo quy định của pháp luậ
t (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật);

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối
với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ
định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp
đồng (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật).
• Đối với dự án ODA: ngoài các tài liệu theo quy định nêu trên, cần có:
- Bản dịch bằng tiế
ng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư: Điều ước
quốc tế về ODA đã ký giữa Việt Nam và nhà tài trợ và các tài liệu liên quan
đến việc thanh toán khác (nếu có). Riêng hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà
thầu phải là văn bản bằng tiếng Việt hoặc bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký
và dấu của chủ đầu tư (phần quy định về
các điều kiện, điều khoản thanh toán
và các nội dung liên quan trực tiếp đến việc thanh toán của hợp đồng). Chủ
đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, chính xác về nội
dung bản dịch tiếng Việt.
- Bảo lãnh tạm ứng (nếu có) theo quy định cụ thể của Hợp đồng (kể cả
trường hợp dự án vốn trong nước nhưng do nhà th
ầu nước ngoài thi công).
c. Đối với công tác chuẩn bị đầu tư nhưng bố trí vốn trong kế hoạch

thực hiện đầu tư cần có dự toán chi phí cho các công việc chuẩn bị đầu tư
được duyệt.
d. Đối với công việc chuẩn bị thực hiện dự ánnhưng bố trí vốn trong
kế hoạch thực hiện đầu tư:
- Dự án đầu tư xây dự
ng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối
với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có
thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);
- Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt;
Riêng việc giải phóng mặt bằng phải kèm theo phương án giải phóng mặt
bằng được cấp có thẩm quyề
n phê duyệt;
- Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp
đồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật).
e. Đối với trường hợp tự thực hiện:
- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối
với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có
thẩ
m quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);
- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối
với từng công việc, hạng mục công trình, công trình (trừ dự án chỉ lập báo cáo
kinh tế-kỹ thuật).
- Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án (trường
hợp chưa có trong quyết định đầu tư củ
a cấp có thẩm quyền);
- Văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ.

2.1.4.1.3. Thanh toán vốn đầu tư
Nhà nước cấp vốn cho chủ đầu tư để chủ đầu tư thanh toán cho nhà
thầu theo hợp đồng hoặc thanh toán cho các công việc của dự án thực hiện
không thông qua hợp đồng, bao gồm:
- Thanh toán tạm ứng;
- Thanh toán khối lượng hoàn thành.
a. Thanh toán tạm ứng:
Việc tạm ứng vố
n của chủ đầu tư cho nhà thầu chỉ cho các công việc
cần thiết phải tạm ứng trước và phải được quy định rõ đối tượng, nội dung và
công việc cụ thể trong hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và
việc thu hồi tạm ứng phải theo quy định của Nhà nước đối với từng loại hợp
đồng cụ thể
như sau:
Thứ nhất, mức vốn tạm ứng:
* Đối với hợp đồng thi công xây dựng:
- Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 20%
giá trị hợp đồng;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14

- Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối
thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;
- Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 10%
giá trị hợp đồng.
* Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EPC, hợp
đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: m
ức tạm ứng tối
thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.
* Đối với hợp đồng tư vấn:

Mức tạm ứng tối thiểu bằng 25% giá trị hợp đồng.
* Mức tạm ứng tối đa của các loại hợp đồng trên là 50% giá trị hợp
đồng. Trường hợp đặc biệt cần tạm ứng với mức cao hơn phải được ngườ
i
quyết định đầu tư cho phép.
* Đối với công việc giải phóng mặt bằng:
Mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện trong kế hoạch giải phóng mặt
bằng. Các Bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp phải bố trí đủ vốn cho công tác giải
phóng mặt bằng.
* Ngoài mức vốn ứng tối đa theo các hợp đồng nêu trên, đối với một số
cấu kiện, bán thành phẩ
m trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước
để đảm bảo tiến độ thi công và một số loại vật tư phải dự trữ theo mùa, mức vốn
tạm ứng theo nhu cầu cần thiết và do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu.
* Mức vốn tạm ứng cho tất cả các khoản quy định từ điểm 1.1 đến điểm
1.6 nêu trên không vượt kế hoạch vốn hàng năm đã bố trí cho gói thầu, dự án.
*Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực;
trường hợp trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền
tạm ứng thì nhà thầu phải có bảo lãnh khoản tiền tạm ứng.
Thứ hai, thu hồi vốn tạm ứng:
* Vốn t
ạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn
thành của hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết

×