Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

nghiên cứu khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ và chịu nóng của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè và vụ sớm thu đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 145 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





CAO VĂN THI



NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA CÁC DÒNG BỐ
MẸ VÀ CHỊU NÓNG CỦA CÁC TỔ HỢP LAI CÀ CHUA
TRONG VỤ XUÂN HÈ VÀ VỤ SỚM THU ĐÔNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ






.



HÀ NỘI, NĂM 2015



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





CAO VĂN THI



NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA CÁC DÒNG BỐ
MẸ VÀ CHỊU NÓNG CỦA CÁC TỔ HỢP LAI CÀ CHUA
TRONG VỤ XUÂN HÈ VÀ VỤ SỚM THU ĐÔNG



CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN HỒNG MINH







HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Cao Văn Thi






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp tôi đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ của nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức trong và ngoài trường.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Nguyễn Hồng Minh, cùng các anh chị ở trung tâm nghiên cứu giống rau
chất lượng cao, trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, những người đã tận

tình giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong bộ môn
Di Truyền – Chọn Giống – Trường Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn chân thành tới gia đình và bạn bè, những
người đã động viên và giúp đỡ tôi trong kỳ thực tập vừa qua.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên báo cáo của tôi còn nhiều
thiếu sót, tôi kính mong được sự góp ý của thầy cô và bạn bè để báo cáo được
hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2015.
Tác giả luận văn


Cao Văn Thi










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ xiii
MỞ ĐẦU 1
1. Mục đích - Yêu cầu của đề tài 2
1.1 Mục đích 2
1.2 Yêu cầu 2
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
2.1. Ý nghĩa khoa học 3
2.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1. Nguồn gốc phân loại, giá trị của cây cà chua 4
1.1. Nguồn gốc 4
1.2. Phân loại 5
1.3. Giá trị của cây cà chua 7
1.3.1. Giá trị dinh dưỡng. 7
1.3.2. Giá trị y học 8
1.3.3. Giá trị kinh tế 9
2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây cà chua 10
2.1. Đặc điểm thực vật học 10
2.2. Yêu cầu ngoại cảnh 11
2.2.1. Nhiệt độ 12
2.2.2. Ánh sáng 12
2.2.3. Nước, độ ẩm 12
2.2.4. Đất và dinh dưỡng 13
3. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam và trên thế giới 14
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v


3.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 14
3.2. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam 16
4. Đánh giá khả năng kết hợp 18
5. Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua trên thế giới và ở Việt
Nam 22
5.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua trên thế giới 22
5.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam 28
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
1. Nội dung nghiên cứu 31
2. Vật liệu nghiên cứu 31
3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 33
4. Địa điểm tiến hành thí nghiệm 33
5. Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt 33
5.1. Thời vụ 33
5.2. Vườn ươm 33
5.3. Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất 33
6. Các chỉ tiêu theo dõi 34
6.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng (ngày) 34
6.2. Một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc cây 34
6.3. Một số đặc điểm hình thái, đặc điểm nở hoa, độ hữu dục của hạt phấn 35
6.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 35
6.5. Một số đặc điểm về hình thái quả 35
6.6. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả 36
6.7. Tình hình nhiễm bệnh trên đồng ruộng 37
6.8. Đánh giá khả năng kế hợp 37
7. Phương pháp xử lý số liệu 38
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
1.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua 39
1.1.1. Thời gian từ trồng đến ra hoa. 41

1.1.2. Thời gian từ trồng đến đậu quả 41
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

1.1.3. Thời gian từ trồng đến khi quả bắt đầu chín 42
1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao và số lá của cây cà chua quả lớn 43
1.2.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây 43
1.2.2. Động thái tăng trưởng số lá 46
1.3. Một số đặc điểm về cấu trúc cây 48
1.3.1. Số đốt từ gốc đến chùm hoa thứ nhất 50
1.3.2. Chiều cao từ gốc đến chùm hoa thứ 1 50
1.3.3. Chiều cao cây 51
1.4. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp lai cà chua 51
1.4.1. Tình hình nhiễm virus và một số bệnh khác 51
1.4.2. Tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh khác 54
1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 54
1.5.1. Tỉ lệ đậu quả 56
1.5.2. Số chùm quả trên cây 57
1.5.3. Số quả trên cây 57
1.5.4. Khối lượng trung bình quả lớn 60
1.5.5. Năng suất cá thể 60
1.6. Kết quả nghiên cứu hình thái và chất lượng quả 60
1.6.1. Một số đặc điểm về hình thái quả 62
1.6.2. Một số đặc điểm về phẩm chất quả 66
1.7. Đánh giá khả năng chịu nóng của các tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè 2014 69
1.7.1. Độ hữu dục của hạt phấn của các tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè năm 2014 69
1.7.2. Tập hợp một số chỉ tiêu liên quan tới khả năng chịu nóng của các tổ
hợp lai cà chua trong vụ xuân hè 2014 71
1.8. Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu vụ xuân
hè 2014 73

1.8.1 Khả năng kết hợp của dòng nghiên cứu theo tính trạng tỉ lệ đậu quả 74
1.8.2 Khả năng kết hợp của dòng nghiên cứu theo tính trạng tổng số
quả/cây 75
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

1.8.3 Khả năng kết hợp của dòng nghiên cứu theo tính trạng khối lượng
trung bình quả lớn 76
1.8.4 Khả năng kết hợp của dòng nghiên cứu theo tính trạng NSCT 77
1.8.5 Khả năng kết hợp của dòng nghiên cứu theo tính trạng độ brix 78
1.9. Tuyển chọn một số tổ hợp lai cà chua triển vọng vụ xuân hè 2014 79
2. Thí nghiệm 2: Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng, của các THL
cà chua trong vụ thu đông 2014 tại Yên Mỹ - Hưng Yên 82
2.1. Các giai đoạn sinh trưởng chính của các tổ hợp lai cà chua ở vụ sớm
thu đông năm 2014 82
2.1.1. Thời gian từ trồng đến ra hoa 83
2.1.2. Thời gian từ trồng đến đậu quả 84
2.1.3. Thời gian từ trồng đến khi quả bắt đầu chín 85
2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai cà chua vụ sớm thu
đông năm 2014 86
2.3. Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua vụ sớm Thu
Đông năm 2014. 88
2.3.1. Số đốt từ gốc tới chùm hoa thứ nhất 88
2.3.2. Chiều cao từ gốc tới chùm hoa thứ nhất 89
2.3.3. Chiều cao cây cây cuối cùng. 90
2.4. Một số tính trạng hình thái cây và đặc điểm nở hoa 91
2.4.1. Màu sắc lá 91
2.4.2. Dạng chùm hoa 92
2.4.3. Đặc điểm nở hoa 92
2.5. Tình hình nhiễm bệnh virus và một số sâu bệnh hại khác trên đồng

ruộng của các tổ hợp lai cà chua vụ sớm thu đông năm 2014 93
2.5.1. Tình hình nhiểm bệnh virus 93
2.5.2 Tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh khác 94
2.6. Tỷ lệ đậu quả của các tổ hợp lai. 95
2.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các THL cà chua vụ
sớm thu đông 2014 97
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

2.7.1. Số chùm quả trên cây. 99
2.7.2. Tổng số quả trên cây 99
2.7.3. Khối lượng trung bình quả 100
2.7.4. Năng suất cá thể 101
2.7.5. Năng suất ô. 102
2.7.6. Năng suất quy đổi (tấn/ha). 102
2.8. Một số đặc điểm hình thái và chất lượng quả của các THL cà chua vụ
sớm thu đông 2014 102
2.8.1. Một số đặc điểm hình thái quả 102
2.8.2. Một số chỉ tiêu đặc điểm chất lượng quả 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110
1. Kết luận 110
2. Kiến nghị 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤC LỤC

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


AVRDC : Viện nghiên cứu và phát triển rau châu Á
BT : Bình thường
CLT&CTP : Cây lương thực và cây thực phẩm
DTNN : Di truyền nông nghiệp
Đ/C : Đối chứng
ĐHNN : Đại học nông nghiệp
KNKH : Khả năng kết hợp
KNKHC : Khả năng kết hợp chung
KNKHR : Khả năng kết hợp riêng
NSCT : Năng suất cá thể
THL : Tổ hợp lai
FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page x

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần hoá học của 100g cà chua 8
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới. 14
Bảng 1.3: Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của các châu lục năm 2012 15
Bảng 1.4: Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm 2012 16
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của Việt
Nam năm 2008
17
Bảng 1.6. Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của một số tỉnh năm
2008 17
Bảng 2.1. Các THL cà chua trong vụ thu đông 2013 theo sơ đồ lai đỉnh
(16×3=48) 32
Bảng 2.2. Ký hiệu các THL trong vụ sớm thu đông 2014 32
Bảng 3.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các THL cà chu vụ
xuân hè 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội (ngày) 40
Bảng 3.2 : Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các THL cà chua vụ
xuân hè 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội 43
Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng số lá trên thân chính của các THL cà
chua vụ xuân hè 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội. 46
Bảng 3.4 Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các THL cà chua vụ xuân
hè 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội 48
Bảng 3.5. Bảng theo dõi bệnh virus và một số bệnh khác của các THL cà
chua vụ xuân hè 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội 52
Bảng 3.6 : Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL cà chua vụ xuân
hè 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội. 55
Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các THL cà
chua vụ xuân hè 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội (tiếp theo). 58
Bảng 3.8.a. Một số đặc điểm hình thái quả của các THL cà chua vụ xuân
hè 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội. 61
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page xi


Bảng 3.8.b. Một số đặc điểm hình thái quả của các THL cà chua vụ xuân
hè 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội. 64
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu về phẩm chất quả của các THL cà chua vụ xuân
hè 2014 tạ Gia Lâm – Hà Nội. 66
Bảng 3.10. Bảng độ hữu dục của hạt phấn của các THL cà chua vụ xuân
hè năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội. 69
Bảng 3.11. Bảng tập hợp một số chỉ tiêu liên quan đến khả năng chịu
nóng của các THL cà chua trong vụ xuân hè 2014 tại Gia Lâm –
Hà Nội 71
Bảng 3.12. Khả năng kết hợp của dòng nghiên cứu theo tính trạng tỉ lệ
đậu quả 74
Bảng 3.13. Khả năng kết hợp của dòng nghiên cứu theo tính trạng tổng
số quả/cây 75
Bảng 3.14. Khả năng kết hợp của dòng nghiên cứu theo tính trạng khối
lượng trung bình quả lớn 76
Bảng 3.15. Khả năng kết hợp của dòng nghiên cứu theo tính trạng NSCT 77
Bảng 3.16. Khả năng kết hợp của dòng nghiên cứu theo tính trạng độ brix 78
Bảng 3.17.a. Hệ số chọn lọc trên 6 tính trạng theo từng mục tiêu 79
Bảng 3.17.b. Kết quả ba lần chọn theo chỉ số chọn lọc 80
Bảng 3.18. Một số THL triển vọng vụ xuân hè 2014 tại Gia Lâm – Hà
Nội. 81
Bảng 3.19. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các THL cà chua ở
vụ sớm thu đông 2014 tại Yên Mỹ - Hưng Yên. 83
Bảng 3.20: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các THL cà chua ở vụ
sớm

thu đông 2014 tại Yên Mỹ - Hưng Yên.
86
Bảng 3.21. Một số đặc điểm cấu trúc cây của các THL cà chua vụ sớm

thu đông 2014 tại Yên Mỹ - Hưng Yên. 89
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page xii

Bảng 3.22. Một số tính trạng hình thái và đặc điểm nở hoa của các THL
cà chua vụ sớm thu đông 2014 tại Yên Mỹ - Hưng Yên. 91
Bảng 3.23 : Bảng tỷ lệ nhiễm bệnh virus của các tổ hợp lai cà chua vụ
sớm thu đông 2014 tại Yên Mỹ - Hưng Yên. 94
Bảng 3.24 : Tỷ lệ đậu quả (%) của các tổ hợp lai cà chua vụ sớm thu
đông 2014 tại Yên Mỹ - Hưng Yên. 96
Bảng 3.25. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp
lai cà chua vụ sớm thu đông 2014 tại Yên Mỹ - Hưng Yên. 98
Bảng 3.26. Đặc điểm hình thái quả của các tổ hợp lai cà chua vụ sớm thu
đông 2014 tại Yên Mỹ - Hưng Yên. 103
Bảng 3.27. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của các THL cà chua vụ
sớm thu đông 2014 tại Yên Mỹ - Hưng Yên. 107
Bảng 3.28: Một số đặc điểm của các THL triển vọng chọn lọc trong vụ
sớm thu đông 2014 109















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page xiii

DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ

Đồ thị 3.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các THL cà chua vụ
xuân hè 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội . 45
Biều đố 3.1: Biểu đồ về NSCT của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân
hè 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội. 59
Đồ thị 3.2: Đồ thị thể hiện động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số
THL cà chua ở vụ sớm thu đông 2014 tại Yên Mỹ - Hưng Yên. 87
Biểu đồ 3.2. Năng suất của các tổ hợp lai cà chua vụ sớm thu đông 2014
tại Yên mỹ - Hưng Yên. 98



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU
Rau quả tươi là một nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Khi đời sống càng
được nâng lên thì nhu cầu về rau càng tăng cao và khắt khe hơn. Đặc biệt khi
lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng
và chất lượng rau lại càng gia tăng. Rau quả tươi cung cấp các vitamin, khoáng và
các chất hữu cơ khác mà chỉ có thể được tìm thấy từ rau xanh. Vậy, để đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn của con người thì cần có những loại rau
giàu dinh dưỡng, dễ chế biến, có thể sử dụng lâu dài, liên tục.
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) được mệnh danh là loại quả tình

yêu - thuộc họ cà (Solanaceae) là loại rau phổ biến trên thế giới và được nhiều
người ưa chuộng và được trồng phổ biến không chỉ vì nguồn dinh dưỡng đặc
biệt mà còn vì nó là nguồn nguyên liệu phong phú cho các nhà máy chế biến.
Không những chỉ có ý nghĩa kinh tế nông nghiệp quan trọng mà cà chua còn
được sử dụng như một đối tượng nghiên cứu di truyền, tế bào và chọn giống ở
thực vật bậc cao.
Cà chua còn là một mặt hàng rau tươi có giá trị xuất khẩu vào loại lớn
trên thế giới. Châu Á là thị trường đứng đầu về diện tích và sản lượng, trong đó
nước đứng thứ nhất là Trung Quốc.
Theo FAO năng suất cà chua trên toàn thế giới năm 2005 đạt 27,59
tấn/ha nhưng đến năm 2010 năng suất đã tăng lên 33,59 tấn/ha. Năm 2010 diện
tích trồng cà chua toàn thế giới đạt 43,4 triệu ha trong khi đó diện tich trồng cà
chua của châu Á 24,34 triệu ha chiếm 56,08% diện tích cà chua toàn thế giới,
năng suất của châu Á đạt 33,57 tấn/ha.
Ở Việt Nam, cây cà chua đã được trồng từ cách đây hơn 100 năm, cho
đến nay nó vẫn là loại rau ăn quả chủ lực ở nước ta được nhà nước ưu tiên phát
triển và mở rộng. Vào chính vụ, cà chua thu hoạch quá nhiều, sản phẩm quả
tươi bị ứ đọng dẫn đến tình trạng được mùa rớt giá gây ra thiệt hại rất lớn cho
bà con nông dân. Tuy nhiên trong những năm gần đây nhiều giống cà chua
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

chịu nóng ra đời đã góp phần đáng kể vào việc kéo dài thời gian cung cấp sản
phẩm trong thị trường. Hiện nay, các tỉnh miền Bắc đã trồng cà chua vào vụ
xuân hè và vụ thu đông sớm vào cơ cấu cây trồng nhằm bước đầu tìm ra hướng
đi mới cho sản xuất cà chua. Đây là việc làm giúp giải quyết vấn đề rau giáp vụ
và rau chính vụ đồng thời cũng làm tăng giá trị kinh tế nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả của ngành sản xuất cà chua. Tuy nhiên, để trồng cà chua vào vụ xuân
hè và vụ sớm thu đông thì cần có bộ giống cà chua mới, có khả năng thích ứng
rộng, có chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh tốt, hợp

khẩu vị ăn tươi, chịu vận chuyển và bảo quản. Vì vậy công tác chọn tạo và tìm
ra các giống cà chua phù hợp là hết sức cần thiết. Để đáp ứng các nhu cầu trên,
được sự cho phép của bộ môn Di Truyền – Chọn Giống khoa Nông học, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu khả năng kết hợp của các dòng
bố mẹ và chịu nóng của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè và vụ sớm
thu đông”.
1. Mục đích - Yêu cầu của đề tài
1.1 Mục đích
Đánh giá được khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ và chọn ra được các
THL cà chua lai mới có khả năng chịu nóng, trồng trái vụ, có khả năng sinh
trưởng, phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao, thích hợp trồng ở vụ xuân hè và
vụ sớm thu đông.
1.2 Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và một số đặc điểm hình thái, cấu trúc
cây của các giống cà chua lai trái vụ trồng trong vụ xuân hè và vụ sớm thu đông.
- Đánh giá khả năng ra hoa, đậu quả, các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của các giống cà chua lai trồng trong vụ xuân hè và vụ sớm thu đông
- Đánh giá một số đặc điểm hình thái quả và một số chỉ tiêu về chất lượng quả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

- Đánh giá khả năng chịu nhiệt độ cao thông qua khả năng ra hoa, đậu quả
trong điều kiện vụ nóng.
- Đánh giá tình hình nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng theo các triệu
chứng quan sát trên cây qua các lần theo dõi ở hai thời vụ trên.
- Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu khả năng kết hợp, khả năng chịu nóng, đặc điểm nông sinh
học của một số tổ hợp lai cà chua mới vụ xuân hè và vụ sớm thu đông

- Tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua mới vụ xuân hè và vụ sớm thu đông.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Từ những kết quả đạt được đề tài đưa ra một số tổ hợp lai cà chua triển
vọng phù hợp với điều kiện sinh thái vùng nghiên cứu góp phần làm phong phú
thêm cho bộ giống cà chua.
Xác định được tổ hợp lai cà chua triển vọng có khả năng trồng rải vụ góp
phần hoàn thiện cơ cấu giống, thời vụ trồng đối với cây cà chua.










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Nguồn gốc phân loại, giá trị của cây cà chua
1.1. Nguồn gốc
Nhiều nghiên cứu cho rằng quê hương của cà chua ở vùng Nam Mỹ, dọc
theo bờ biển Thái Bình Dương, từ quần đảo Galapagos tới Chilê (Nguyễn Văn
Hiển, 2000). Nhà thực vât người Pháp đã đặt tên latin cho cây cà chua là
Lycopersicon esculentum có nghĩa là “ trái đào độc dược ”, “trái đào ” vì cà chua
tròn trĩnh và hấp dẫn, “độc dược vì lúc đó người ta nghĩ nhầm về cà chua và cho
nó là độc hại .
Các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cà

chua trồng. Tuy nhiên nhiều tác giả khác nhận định L.esculentum
var.cerasiforme (cà chua anh đào) là tổ tiên của loài cà chua trồng. Theo các
nghiên cứu của JenLins (1948), có thể dạng này được chuyển từ Pêru và Ecuado
tới nam Mehico (Nguyễn Văn Hiển, 2000) . Trước Khi Crixitop Colong tìm ra
Châu Mỹ thì ở Peru và Mehico đã có trồng cà chua, ở đó nó đã được người dân
bản xứ thuần hóa và cải tiến. Các nhà thực vật học Decadolle (1984), Mulle
(1940), Luckwill (1943), Breznev (1955), BecLer - Dilinggen (1956)… đều
thống nhất cho rằng cây cà chua có nguồn gốc ở bán đảo Galapagos, ở Peru,
Equado, Chile. Một số tác giả cho rằng Mehico là đất nước đầu tiên trồng trọt
hóa cây này. Các nghiên cứu sinh học phân tử và di truyền phân tử (nghiên cứu
các izoenzyme, các marker phân tử, nghiên cứu khoảng cách di truyền) cũng đã
xác định điều đó, đồng thời khẳng định rằng Mehico là nơi đầu tiên thuần hoá,
trồng trọt cà chua (Mai Thị Phương Anh, 2003).
Cà chua tiếng Mỹ gọi là “tomato” là từ gốc của Tây Ban Nha “tomatl” lần
đầu tiên xuất hiện vào năm 1595. Theo Peggy Trowbridge Filippone: Cà chua có
nguồn gốc từ vùng phía Tây của Nam Mỹ và Trung Mỹ. Năm 1519, Cortez đã
tìm ra những cây cà chua mọc hoang dại trong vườn Montezuma, ông đã lấy hạt
mang về Âu Châu để trồng làm cảnh. Cho đến năm 1778, cà chua mới được xem
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

là trái cây ăn được nên các giống cà chua đã trở nên ngày càng phong phú và đa
dạng. Đến đầu thế kỷ 19 cà chua đã được xem là một loại thực phẩm không thể
thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày. Người Pháp còn nghĩ rằng cà chua còn
có thể giúp ích cho khả năng tình dục nên trái cà chua còn mang tên như
“pommes d'amour”, hay táo tình yêu . Tuy nhiên vào thời điểm đó, cây cà chua
vẫn chỉ được coi là cây cảnh bởi quả của nó khi chín có màu sắc đẹp, bóng và
cũng bởi người dân thời bấy giờ quan niệm quả cà chua có chứa độc tố gây hại
cho con người (vì cây cà chua thuộc họ cà, và là họ hàng của cà độc dược).
Cuối thế kỷ 18, các giống cà chua đã trở nên phong phú và đa dạng, cà chua được

dùng làm thực phẩm ở Nga và Italia. Đến đầu thế kỷ 19 cà chua đã trở thành một
thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày (Luo et al., 1998).
Thế kỷ 17, cà chua được đưa vào châu Á đầu tiên là Philippin, nhờ các
lái buôn người châu Âu và thực dân Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Sau đó
được trồng phổ biến trên các nước châu Á khác.
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cho rằng cà chua được du nhập vào Việt
Nam từ thời thực dân Pháp chiếm đóng tức là vào khoảng hơn 100 năm trước đây
và được người dân thuần hóa trở thành cây bản địa . Từ đó cùng với sự phát triển
của xã hội thì cây cà chua đang ngày càng trở thành một cây trồng có giá trị kinh tế
và giá trị sử dụng cao.
1.2. Phân loại
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc họ cà Solaneceae, chi
(Lycopersicon). Cà chua được nghiên cứu và lập thành hệ thống phân loại theo
quan điểm riêng của nhiều tác giả: Muller (1940), Daskalov và Popov (1941),
Luckwill (1943), Lehmann (1953), Brezhnev (1955, 1964). Ở Mỹ thường
dùng phân loại của Muller, ở Châu Âu, Liên Xô (cũ) thường dùng phân loại
của Bzezhnev.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Theo Muller (1940) thì loài cà chua trồng trọt hiện nay thuộc chi phụ
Eulycopersicon C.H.Muller. Tác giả phân loại chi phụ này thành 7 loài, loài cà
chua trồng trọt hiện nay (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc loài thứ 1.
Theo Daskalov (1941) phân loại Lycopersicon thành 2 loài, cà chua trồng
hiện nay thuộc loài thứ 2. Theo Bailey-Dilingen (1956) thì phân loại
Lycopersicon thành 7 loài, cà chua trồng thuộc loài thứ 7, trong loài thứ 7 có 10
biến chủng (thứ) khác nhau.
Trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về phân loại cà chua.
Tuy nhiên hiện nay, hệ thống phân loại của Breznep (1964) được sử dụng đơn
giản và rộng rãi nhất. Chi Lycopersicon Tourn được phân làm 3 loài thuộc 2 chi

phụ đó là Eulycopersicon (chi phụ 1) và Eriopersicon (chi phụ 2) (Nguyễn
Hồng Minh, 2000).
* Chi phụ 1 ( Eulycopersicon): là dạng cây 1 năm, gồm các dạng quả không
có lông, màu đỏ hoặc màu đỏ vàng, hạt mỏng, rộng…Chi phụ này có một loài là
L.esculentum.Mill. Loài này gồm 3 loài phụ là:
- L. esculentum. Mill. Ssp. spontaneum (cà chua hoang dại).
- L. esculentum. Mill. Ssp. subspontaneum (cà chua bán hoang dại).
- L.esculentum. Mill. Ssp. Cultum (cà chua trồng): là loại lớn nhất, có các
biến chủng có khả năng thích ứng rộng, được trồng khắp thế giới. Breznep đã
chia loài phụ này thành biến chủng sau:
+ L.esculentum var. Vulgare (cà chua thông thường): biến chủng này
chiếm 75% cà chua trồng trên thế giới. Bao gồm các giống có thời gian sinh
trưởng khác nhau với trọng lượng quả từ 50 đến trên 100g. Hầu hết những giống
cà chua đang được trồng ngoài sản xuất đều thuộc nhóm này.
+ L.esculentum var. Grandifolium: Cà chua lá to, cây trung bình, lá láng
bóng, số lá trên cây từ ít đến trung bình.
+ L.esculentum var. Validum: cà chua anh đào cà chua thân bụi, thân thấp,
thân có lông tơ, lá trung bình, cuống ngắn, mép cong.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

+ L.esculentum var.Pyriform: cà chua hình quả lê, sinh trưởng vô hạn.
* Chi phụ 2 ( Eriopersicon ): là dạng cây 1 năm hoặc nhiều năm, gồm các
dạng quả có lông màu trắng, xanh lá cây hoặc vàng nhạt, có các vệt màu
antoxyan hay xanh thẫm. Hạt dày không có lông, màu nâu…chi phụ này có 2
loài gồm 5 loại hoang dại: L. cheesmanii, L. chilense, L. glandulosum, L.
hirsutum, L. peruvianum.
-Lycopersicun hisrutum Humb: Đây là loại cây ngày ngắn, quả chỉ hình
thành trong điều kiện chiếu sáng trong ngày 8-10 h/ngày, quả chín xanh, có mùi
đặc trưng. Loài này thường sống ở độ cao 2200 – 2500 m, ít khi ở độ cao 1100m

so với mặt nước biển như các loài cà chua khác.
- Lycopersicum peruviarum Mill: loại này thường mọc ở miền Nam Pêru,
bắc Chilê, có xu hướng thụ phấn chéo cao hơn so với loài Lycopersicon
esculentum Mill. Trong điều kiện ngày ngắn cây ra quả tốt hơn ngày dài, nó
không có đặc tính của L. hisrutum, có khả năng chống bệnh cao hơn các loài
khác. Loại này thường sống ở độ cao 300 – 2000m so với mặt nước biển.
1.3.Giá trị của cây cà chua
1.3.1. Giá trị dinh dưỡng.
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều gluxit,
nhiều axit hữu cơ và nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người. Theo các
nhà dinh dưỡng hằng ngày mỗi người sử dụng 100- 200g cà chua sẽ thỏa mãn
nhu cầu các vitamin cần thiết và các chất khoáng chủ yếu.
Theo Ersakov and Araximovich (1952) thành phần của cà chua như sau:
trọng lượng chất khô là 5-6% trong đó đường dễ tan chiếm 3%, axit hữu cơ
0,5%, xenlulo 0,84%, chất keo 0,13%, protein 0,95%, lipit thô 0,2%, chất
khoáng 0,6%. Hàm lượng Vitamin C trong quả tươi chiếm 17-35,7mg (Tạ Thu
Cúc, 1985).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Bảng 1.1. Thành phần hoá học của 100g cà chua
Thành phần Quả chín tự nhiên Nước ép tự nhiên
Nước 93,76g 93,9g
Năng lượng 21Kcal 17Kcal
Chất béo 0,33g 0,06g
Protein 0,85g 0,76g
Carbohydrates 4,46g 4,23g
Chất xơ 1,10g 0,40g

Kali 223mg 220mg
Photpho 24mg 19mg
Magie 11mg 11mg
Canxi 5mg 9mg
Vitamin C 19mg 18,30mg
Vitamin A 623IU 556IU
Vitamin E 0,38mg 0,91mg
Niacin 0,628mg 0,67mg
Nguồn: USDA Nutrient Data Base
1.3.2. Giá trị y học
Theo y học cổ truyền, cà chua vị ngọt chua, tính mát, có công dụng thanh
nhiệt, giải khát, dưỡng âm và làm mát máu, thường được dùng để chữa các
chứng bệnh như nhiệt, môi khô họng khát do vị nhiệt, hay hoa mắt chóng mặt,
chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiêu hóa kém, loét dạ dày, huyết áp cao…
Cà chua được chỉ định dùng ăn hay lấy dịch quả uống trị suy nhược, ăn không
ngon miệng, nhiễm độc mãn tính, thừa máu, máu quá dính, xơ cứng tiểu động
mạch máu, tạng khớp, thấp phong, thấp khớp, thừa ure trong máu, viêm ruột
Trong cà chua có chất Lycopen - thành phần tạo nên màu đỏ của quả cà
chua - giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đây là một chất oxi hóa tự nhiên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

mạnh gấp 100 lần so với vitamin E. Lycopen liên quan đến vitamin E đã được
chứng minh là có thể ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến. Sử dụng nhiều cà chua
thì tỉ lệ oxi hóa làm hư các cấu trúc sinh hóa của ADN giảm xuống thấp nhất.
Cà chua có lợi cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi. Đối với chị em phụ nữ, ăn
nhiều cà chua sẽ có làn da khỏe đẹp, giảm nguy cơ béo phì và giảm nguy cơ
ung thư vú.
1.3.3. Giá trị kinh tế
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và có nhiều cách sử

dụng. Có thể dùng ăn tươi thay hoa quả, trộn Salat, nấu canh,… và cũng có
thế chế biến thành các sản phẩm như cà chua cô đặc, tương cà chua, nước sốt
nấm, cà chua đóng hộp, mứt hay nước ép. Quả cà chua vừa có thể dùng để ăn
tươi, nấu nướng vừa là nguyên liệu cho chế biến công nghiệp với các loại sản
phẩm khác nhau. Do đó, với nhiều nước trên thế giới thì cây cà chua là một cây
trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Theo FAO (1999) Đài Loan hằng năm xuất khẩu cà chua tươi với tổng trị
giá là 952000 USD và 48000 USD cà chua chế biến. Lượng cà chua trao đổi trên
thị trường thế giới năm 1999 là 36,7 tấn trong đó cà chua được dùng ở dạng ăn
tươi chỉ 5 – 7%. Ở Mỹ (1997) tổng giá trị sản xuất 1ha cà chua cao hơn gấp 4
lần so với lúa nước, 20 lần so với lúa mì (Tạ Thu Cúc, 1985).
Ở Việt Nam, tuy mới xuất hiện cách đây hơn 100 năm nhưng cà chua đã
là loại rau ăn quả rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Diện tích gieo trồng cà
chua hàng năm từ 15 – 17 ngàn ha, sản lượng 280 ngàn tấn. Mức tiêu thụ bình
quân đầu người của nước ta là: 3 kg/người/năm. Theo số liệu điều tra của phòng
nghiên cứu thị trường Viện nghiên cứu rau quả, sản xuất cà chua ở đồng bằng
sông Hồng cho thu nhập bình quân 42,0 - 68,4 triệu đồng/ha/vụ với mức lãi
thuần 15 - 25 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa .
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây cà chua
2.1. Đặc điểm thực vật học
Cà chua là cây nhị bội với bộ nhiễm sắc thể 2n = 24, là cây được đặc
trưng bởi các đặc điểm thực vật sau :
* Rễ
Rễ cà chua thuộc loại rễ chùm ăn sâu. Rễ phụ cấp 2 phân bố dày đặc trong
đất ở thời kì sinh trưởng mạnh. Rễ cà chua có thể ăn sâu tới 1,5 m khi gieo
thẳng, nhưng ở độ sâu dưới 1m rễ ít, khả năng hút nước và chất dinh dưỡng ở
tầng đất 0,5 yếu. Hệ rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 0-30cm. Khả năng tái sinh rễ

mạnh, cà chua có khả năng ra rễ bất định, rễ phát triển tốt ở nhiệt độ ngày 25-
27
o
C.
* Thân
Thân thuộc dạng bò lan hoặc mọc thành bụi. Căn cứ vào đặc điểm sinh
trưởng chiều cao cây có thể phân thành 3 loại:
+ Loại thân lùn (chiều cao cây dưới 65cm)
+ Loại thân trung bình (chiều cao cây khoảng 65-120cm)
+ Loại thân cao (có chiều cao trên 120cm)
Thân cà chua thay đổi trong quá trình sinh trưởng tuỳ thuộc vào giống,
điều kiện ngoại cảnh và thời kỳ sinh trưởng. Trong quá trình phát triển, cây cà
chua sẽ mọc rất nhiều chồi nách làm cho cây rậm rạp nên trong sản xuất người
ta đưa ra kỹ thuật tỉa nhánh để cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
* Lá
Lá cà chua thuộc dạng lá kép, gồm nhiều lá chét có dạng khác nhau tuỳ
thuộc vào giống. Bộ lá có ý nghĩa quan trọng đối với năng suất, số lá là đặc tính
di truyền của giống, nhưng quá trình hình thành lá cũng chịu ảnh hưởng của
nhiệt độ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

* Hoa
Hoa cà chua thuộc loại hoa hoàn chỉnh (bao gồm: lá, đài, nhị và nhụy
hoa), do đó cà chua tự thụ phấn là chủ yếu. Hoa cà chua nhỏ, màu sắc không sặc
sỡ, không có mùi thơm nên không thu hút côn trùng .Tỷ lệ thụ phấn chéo cao
hay thấp phụ thuộc vào cấu tạo của hoa, giống và thời vụ gieo trồng. Hoa cà
chua thường mọc thành chùm, hoa dính vào chùm bởi cuống ngắn Hoa cà chua
chia làm ba dạng: chùm đơn giản, chùm trung gian và chùm phức tạp. Số chùm
hoa/cây dao động từ 4 – 20, số hoa/chùm dao động từ 2 – 26 hoa. Hoa đính dưới

bầu nhụy, đài hoa màu vàng, số đài và số cánh hoa tương ứng nhau từ 5 – 9. Hoa
lưỡng tính, nhị đực liên kết nhau thành bao hình nón, bao quanh nhụy
* Quả
Quả cà chua chín thuộc loại quả mọng bao gồm vỏ quả, thịt quả ,vách
ngăn, giá noãn, ở giữa là trục.Quả cà chua có cấu tạo từ hai ngăn cho đến nhiều
ngăn, số lượng quả trên cây là đặc điểm di truyền của giống nhưng cũng chịu
ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Màu sắc quả là đặc trưng của giống, cà
chua thường có màu đỏ hồng, vàng, vàng da cam. Ngoài ra màu sắc quả chín
còn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, phụ thuộc vào hàm lượng caroten và
lycopen. Ở nhiệt độ 30
0
C trở lên, sự tổng hợp lycopen bị ức chế, trong khi đó sự
tổng hợp β caroten không mẫn cảm với tác động của nhiệt, vì thế trong mùa nóng
cà chua có màu quả chín vàng hoặc đỏ vàng. Trọng lượng quả cà chua dao động rất
lớn từ 3 – 200 gam phụ thuộc vào giống. Chất lượng quả cà chua được đánh giá
qua các chỉ tiêu cấu trúc quả, độ rắn chắc, tỉ lệ thịt quả, tỉ lệ đường, axit và sắc tố
quả, sự cân bằng về đường và axit thể hiện hương vị thích hợp.
2.2. Yêu cầu ngoại cảnh
Cũng như các loại cây trồng khác ,trong suốt quá trình sinh trưởng và phát
triển của mình, cây cà chua chịu rất nhiều tác động của các điều kiện ngoại cảnh
như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất đai…

×