Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống hành củ địa phương và nhập nội trong điều kiện trái vụ tại gia lâm – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.65 MB, 102 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


ĐỖ THÀNH TÀI


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC GIỐNG HÀNH CỦ ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHẬP NỘI
TRONG ĐIỀU KIỆN TRÁI VỤ TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ



HÀ NỘI - 2015

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


ĐỖ THÀNH TÀI


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC GIỐNG HÀNH CỦ ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHẬP NỘI
TRONG ĐIỀU KIỆN TRÁI VỤ TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG


HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa tường ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện Luận
văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn




Đỗ Thành Tài








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian làm Luận văn tốt nghiệp, để hoàn thành Luận văn,
ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình và tạo điều
kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn của các thầy cô giáo trong
bộ môn Rau- Hoa- Quả thuộc khoa Nông học trường Đại học nông nghiệp Hà Nội .
Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô đã giúp đỡ.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo TS.
Trần Thị Minh Hằng đã chỉ bảo tận tình, dìu dắt và hướng dẫn chuyên môn cho tôi
trong suốt thời gian làm Luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình và bạn bè đã
động viên giúp đỡ tôi trong học tập và quá trình làm Luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng bản luận văn này không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Vì vậy tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp của thầy cô và
các bạn để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên





Đỗ Thành Tài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1. STT Số thứ tự
2. AVRDC Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau châu Á
3. APG Angiosperm Phylogeny Group
4. I
b
Bulbing index
5. FAO Food and Agriculture Organization
6. T Tím
7. TN Tím nhạt
8. ÔVD Ô van dài
9. ÔV Ô van
10. X Xanh
11. XT Xanh thẫm
12. Tr Tròn
13. TR Trắng
14. Vn Vàng nhạt
15. Vđ Vàng đậm
16. Đt Đỏ tía







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích, yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại của cây hành củ và hành Wakegi 4
1.1.1. Nguồn gốc 4
1.1.2. Phân loại 5
1.1.3. Giá trị dinh dưỡng và giá trị y học 11
1.2. Tình hình sản xuất hành ở Việt Nam và trên thế giới 12
1.2.1. Tình hình sản xuất hành trên thế giới 12
1.2.1. Tình hình sản xuất hành ở Việt Nam 13
1.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây hành củ và hành Wakegi 17
1.2.1. Hệ rễ 17
1.2.2. Thân, lá 18
1.2.3. Hoa, quả, hạt 18
1.3. Yêu cầu ngoại cảnh đối với sinh trưởng và phát triển cây hành củ và

hành wakegi. 19
1.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ 19
1.3.2. Ảnh hưởng của ánh sáng 20
1.3.3. Ảnh hưởng của nước 21
1.3.4. Ảnh hưởng của đất và dinh dưỡng 21
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

1.4. Tình hình thu thập nguồn di truyền và đánh giá giống hành củ và hành
wakegi trên thế giới và ở Việt Nam 22
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 22
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ta. 29
Chương 2: VẬT LIỆU,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 31
2.1. Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu 31
2.1.1. Vật liệu 31
2.1.2. Thời gian và địa điểm 32
2.2. Nội dung nghiên cứu 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu 32
2.3.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm 32
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi 32
2.3.3. Phương pháp xử lí số liệu 34
2.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 34
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng tạo củ trong điều
kiện trái vụ tại Gia Lâm – Hà Nội của các mẫu giống hành củ địa phương và
nhập nội. 35
3.1.1. Đặc điểm sinh trưởng thân lá của các mẫu giống hành củ địa phương và
nhập nội 39
3.1.2. Khả năng tạo củ và đặc điểm củ của các mẫu giống hành củ địa
phương và nhập nội trong điều kiện trái vụ: 59

3.1.3. Tình hình sâu bệnh hại trên các mẫu giống hành củ địa phương và
nhập nội 65
3.1.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống hành
củ địa phương và nhập nội 69
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

3.2. Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng tạo củ trong điều
kiện trái vụ tại Gia Lâm – Hà Nội của các mẫu giống hành Wakegi 72
3.2.1. Đặc điểm sinh trưởng thân lá của các mẫu giống hành Wakegi. 72
3.2.2. Khả năng tạo củ và đặc điểm củ của các mẫu giống hành Wakegi. . 78
3.2.3. Tình hình sâu bệnh hại trên các mẫu giống hành Wakegi 80
3.2.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu hành
Wakegi. 80
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 82
A . Kết luận 82
B. Đề nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Thành phần hóa học của 100g hành củ 11

Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng, năng suất hành của các châu lục năm 2013 . 12

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng hành tỏi của 10 nước đứng đầu năm
2013 13


Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng hành tươi ở các vùng miền ở Việt
Nam 15

Bảng 2.1: Danh sách tập đoàn mẫu giống hành củ 31

Bảng 3.1: Thời gian sinh trưởng của các mẫu hành củ địa phương và nhập nội
vụ Xuân Hè và Hè Thu 2014 36

Bảng 3.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các mẫu giống hành củ . 40

địa phương và nhập nội vụ Xuân hè 2014 40

Bảng 3.3: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các mẫu giống hành 41

địa phương và nhập nội vụ Hè thu 2014 42

Bảng 3.4 : Động thái đẻ nhánh của các mẫu giống hành củ địa phương và
nhập nội vụ Xuân hè 2014 45

Bảng 3.5: Động thái đẻ nhánh của các mẫu giống hành củ địa phương và nhập
nội vụ Hè thu 2014 47

Bảng 3.6: Động thái ra lá của các mẫu giống hành củ địa phương và nhập nội
vụ Xuân hè 2014 50

Bảng 3.7: Động thái ra lá của các mẫu giống hành củ địa phương và nhập nội
vụ Hè thu 2014 52

Bảng 3.8: Một số đặc điểm sinh trưởng thân lá của các mẫu giống hành củ địa

phương và nhập nội 54

Bảng 3.9: Một số đặc điểm sinh trưởng thân lá của các mẫu giống hành củ 57

địa phương và nhập nội vụ Hè thu 2014 57

Bảng 3.10: hình thái cấu trúc củ của các mẫu giống hành củ vụ Xuân hè 2014 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

Bảng 3.11: Hình thái cấu trúc củ của các mẫu giống hành củ địa phương và
nhập nội trong vụ Hè thu 2014 63

Bảng 3.12: Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại các mẫu giống hành củ địa
phương và nhập nội vụ Xuân hè 2014 66

Bảng3.13: Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại trên các mẫu hành giống địa
phương và nhập nội vụ Hè thu 2014 68

Bảng 3.14. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống
hành củ địa phương và nhập nội vụ Trong điều kiện trái vụ 2014
70

Bảng 3.15. Một số đặc điếm sinh trưởng thân lá của các mẫu giống hành
wakegi vụ Xuân hè 2014 77

Bảng 3.16. Một số đặc điểm cấu tạo củ của các mẫu giống hành lá trồng trái
vụ năm 2014 79


Bảng 3.17. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống
hành wakegi trồng trái vụ 2014 81


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số giống hành trong
vụ Xuân hè 2014 địa phương và nhập nội vụ Hè thu 2014 43
Đồ thị 3.3 : Động thái đẻ nhánh của các mẫu giống hành củ địa phương và
nhập nội vụ Xuân hè 2014 46
Đồ thị 3.5: Động thái ra lá của các mẫu giống hành củ địa phương và nhập nội
vụ Xuân hè 2014 51
Đồ thị 3.7: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các mẫu giống hành wakegi
vụ Xuân hè 2014. 73
Đồ thị 3.8: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các mẫu giống hành
Wakegi trong vụ Hè thu 2014 74
Đồ thị 3.9. Động thái ra nhánh của các mẫu giống hành wakegi trong vụ Xuân
hè 2014 75
Đồ thị 3.10: Động thái đẻ nhánh của các mẫu giống hành Wakegi vụ Hè thu
2014 75
Đồ thị 3.11. Động thái ra lá của các giống hành Wakegi trong vụ Xuân hè
2014 76
Đồ thị 3.12: Động thái ra lá của các giống hành Wakegi trong vụ Hè thu 2014 77
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nhắc đến cây rau gia vị chúng ta không thể không nhắc đến cây trồng đã gắn
bó với con người hơn 5000 năm qua, đó là hành tỏi. Trong họ hành tỏi Alliaceae,
chi Allium là chi lớn nhất với trên 500 loài phân bố rộng rãi trên khắp thế giới
(Rabinowitch & Brewster, 1990). Hành tỏi được sử dụng ăn tươi và là nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến thực phẩm. Hành tỏi được trồng ở 175 quốc gia trên thế
giới (FAO) và diện tích trồng ngày càng gia tăng. Hành củ (Allium cepa L.
Aggregatum group) có mặt trong hầu hết các bữa ăn của con người. Trong hành củ
chất béo và các chất rắn hòa tan chiếm một hàm lượng lớn (khoảng 16-33% khối
lượng chất khô), chất khô hành củ chiếm 70-85% hydratcacbon, trong đó chủ yếu là
fructans, glucose, fructose và sucrose. Ngoài ra trong hành củ còn có chứa các loại
vitamin như: C, B
1
, B
2
,… các chất khoáng, các axit hữu cơ. (Hồ Hữu An và cs,
2000)
Hành củ không chỉ được sử dụng làm thực phẩm mà còn được xem là thuốc
quý. Trong hành củ chứa nhiều chất diệt khuẩn, đó là hợp chất có chứa lưu huỳnh -
allicin. Hành củ có thể chữa được nhiều loại bệnh như cảm cúm, viêm nhiễm, đau
đầu, đau mắt, chống xơ cứng động mạch, kích thích hoạt động của tim mạch, thận
và đường tiêu hóa, làm giảm lượng cholesteron trong máu… Với tầm quan trọng
như vậy nên các loài Allium đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm và
nghiên cứu. nhiều nghiên cứu đã tập trung vào chọn tạo giống chất lượng cao, thích
ứng với điều kiện sinh thái của từng vùng, phát triển và cải tiến các biện pháp kĩ
thuật trồng trọt…
Ở Việt Nam, hành củ được trồng cách đây hàng thế kỷ và được thâm canh
nhiều hơn bất cứ giống hành nào. Do vòng đời phát triển ngắn chỉ có 3 tháng, nó
thường được trồng luân canh với lúa và cây trồng khác trên đồng ruộng. Hoặc được
trồng xen canh với cây thảo dược,rau ăn lá hoặc hoa ở vườn nhà. Nó được bán tươi

hoặc phơi ở hầu hết các chợ ở vùng cao, đồng bằng trên khắp cả nước. (Phạm Thị
Minh Phượng et al., 2006).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Mặc dù khí hậu đồng bằng sông Hồng thích hợp để hành củ sinh trưởng và
phát triển và tạo củ nhưng chỉ trồng được trong chính vụ đông (tháng 10, 11, 12).
Trồng vụ xuân hè (tháng 2) đển giữ giống. Cơ bản các giống hành củ đang trồng tại
đồng bằng sông Hồng năng suất và chất lượng vẫn còn thấp, khả năng chống chịu
với sâu bệnh hại kém. Một trong những nguyên nhân là do thiếu giống tốt cho năng
suất cao và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Những giống được đem trồng chủ
yếu là do người dân tự sản xuất và để giống qua nhiều năm nên giống dễ bị thoái
hóa cho năng suất thấp, khả năng chống chịu sâu bệnh kém nên dễ bị thoái hóa
nguồn gen. Nhưng do hành củ được trồng ở nhiều địa phương nên rất phong phú đa
dạng về mặt di truyền. Trong đó nhiều giống có khả năng thích nghi cao, cho năng
suất chất lượng tốt cung cấp nguồn gen quan trọng cho công tác chọn tạo giống mà
chưa được khảo sát, phát hiện. Việc thu thập và đánh giá khả năng sinh trưởng, phát
triển của các mẫu giống hành địa phương và nhập nội để tìm ra mẫu giống hành củ
tiềm năng để cung tập nguồn vật liệu và cơ sở dữ liệu các mẫu giống hành củ phục
vụ cho công tác chọn tạo giống hành củ chịu nhiệt trong sản xuất trái vụ ở đồng
bằng sông hồng. Trên cơ sở tập đoàn mẫu giống được thu thập trên khắp các địa
phương trên cả nước và các mẫu giống hành nhập nội của TS. Trần Thị Minh Hằng
và thành viên trong bộ Môn Rau Hoa Quả - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tôi
tiến hành đề tài: “ Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống hành
củ địa phương và nhập nội trong điều kiện trái vụ tại Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
 Đánh giá khả năng thích ứng của các mẫu giống hành củ trong điều kiện trái
vụ tại Gia Lâm – Hà Nội.
 Chọn được mẫu giống hành củ có khả năng sinh trưởng, phát triển và tạo củ

trong điều kiện vụ Xuân hè, vụ Hè thu tại Gia Lâm – Hà Nội. Để phục vụ
cho công tác chọn tạo giống hành củ chịu nhiệt thích hợp cho gieo trồng trái
vụ ở Đồng bằng sông Hồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3


1.2.2. Yêu cầu
 Đánh giá được tình hình sinh trưởng, phát triển và tạo củ của các mẫu giống.
 Đánh giá được tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các mẫu giống.
 Đánh giá được năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu
giống.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
 Tạo nguồn vật liệu cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Chọn được mẫu giống hành củ có khả năng sinh trưởng tạo củ tốt trong điều
kiện trái vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất hành củ trái vụ ở vùng đồng bằng
sông hồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại của cây hành củ và hành Wakegi.
1.1.1. Nguồn gốc
Hành tỏi là một loại cây trồng lâu năm có nguồn gốc ở Tây Á , ngoài ra
còn được tìm thấy ở rừng nhiệt đới Nam Mỹ, Châu Âu, Bắc Phi, Đông Nam
Châu Á… Chúng là loại cây gia vị lâu đời trên thế giới, được phát hiện lần đầu

tiên tại vùng núi Turkmenia, Uzbekistan, Taijkistan và Bắc Iran (Brewster,
2005).
Hành củ và hành wakegi được thu thập trong các hòn đảo chính của
Indonesia, và ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và
Bangladesh. Các phân tích Isozyme, phosphoglucomutase (PGM), glutamate
oxaloacetate (GOT), glutamate dehydrogenase (GDH), esterase (EST) và
peroxidase (POX) đã được sử dụng để chứng minh sự khác biệt giữa các giống
trong một loài. Một sơ đồ hình cây tách gia 189 giống thu nhập được 25 loại
hành wakegi và 18 loại hành củ. Tất cả các giống nhập của Nhật Bản, Hàn Quốc
và Đài Loan đã được xác định là hành wakegi, trong khi mẫu giống của
Bangladesh, Malaysia và Thái Lan là hành củ. Hai mươi sáu trong số 165 mẫu
giống nhập Indonesia chỉ có hành wakegi phân bố ở Sumatra, tỉnh Tây Java và
đảo Sulawesi. Điều này khẳng định rằng có canh tác chung của hai loài Allium,
không có sự phân biệt giữa chúng. Nhật Bản và Indonesia đã có tương ứng 12 và
tám loại độc đáo của hành wakegi, trong khi Hàn Quốc chỉ có một loại. West
Java cho thấy các loại khác nhau nhất của hành wakegi, trong khi đó phía Đông
Nam Á có nhiều loại hành củ. Hành củ thu thập từ Bangladesh rõ ràng có sự
khác biệt với các loại hành củ của Đông Nam Á. (Arifin and Okudo, 1996)
Về nguồn gốc và đặc điểm giống, hành wakegi được các chuyên gia định
dạng thuộc họ Allium, có tên khoa học là Allium wakegi. Theo các chuyên gia
nghiên cứu về hành tỏi, cây hành Allium wakegi được trồng chủ yếu ở Nhật Bản,
Trung Quốc và các quốc gia vùng Đông Nam Châu Á. Là cây nhân giống điển
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

hình, hành Allium wakegi mang nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa hành củ
(Allium ascalonicum) và hành hoa (Allium fistulonicum). Năm 1981, Yosuke
Tashiro đã tiến hành phân tích bộ genom của loài Allium wakegi bằng cách lai
giữa cây tứ bội Allium wakegi (2n=32) với cây hành củ lưỡng bội (2n=16) và với
cây hành hoa lưỡng bội (2n=16) thu được hai dạng con lai tam bội. Khi quan sát

hình thái và số lượng nhiễm sắc thể kỳ trung gian I ở tế bào mẹ hạt phấn của hai
dạng con lai tam bội đều thấy xuất hiện tám cặp lưỡng trị và tám nhiễm sắc thể
kép, điều đó cho thấy Allium wakegi là một thể lưỡng bội khác loài có bộ genom
(2n=16) gồm tám nhiễm sắc thể của hành củ (A. ascalonicum) và tám nhiễm sắc
thể của hành hoa (A. fistulosum). (Bahnasawy et al, 2002).
1.1.2. Phân loại
Họ Hành (danh pháp khoa học: Alliaceae) là một danh pháp thực vật của
một họ thực vật có hoa. Có rất ít các nhà phân loại học công nhận họ này, phần
lớn coi các loài cây trong họ này thuộc về họ Loa kèn (Liliaceae).
Tuy nhiên, hệ thống APG II năm 2003 lại công nhận họ này và đặt nó
trong bộ Măng tây (Asparagales). Cũng lưu ý rằng cả APG và APG II đều cho
rất ít các loài trước đây đã từng nằm trong họ Alliaceae vào trong họ
Themidaceae. Chi quan trọng nhất trong họ này là Allium, nó bao gồm một vài
loài cây có giá trị thương phẩm, như hành tây (Allium cepa), hành tăm (A.
schoenoprasum), tỏi (A. sativum) và tỏi tây (A. porrum).
Khi APG II bị thay thế bằng hệ thống APG III năm 2009 thì các định
nghĩa tùy chọn đã bị loại bỏ và họ Alliaceae sensu stricto trước đây được coi là
phân họ Allioideae của họ Amaryllidaceae sensu lato mở rộng. (Rabinowitch and
Curah, 2002)
Củ thường lớn hơn và đơn lẻ. Hoa đặc trưng không hoàn chỉnh, hầu hết
chúng đều nhân giống bằng hạt. Đây là họ lớn với khoảng 30 chi, trong đó chi Hành
(Allium) có khoảng 1.250 loài (Hồ Hữu An và cộng sự, 2000). Chi Hành (Allium) là
một trong những chi quan trọng nhất, nó bao gồm một vài loài cây có giá trị thương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

phẩm, như hành tây (Allium cepa), hành hoa (A. fistulosum), hành củ ta (Allium
cepa L. Aggregatum group), tỏi ta (A. sativum) và tỏi tây (A. porrum).
Trong một thời gian dài hành tỏi được xếp vào họ Liliaceae ( Melchior,
1964) do hoa của chúng thuộc loại bầu thượng. Nhưng sau đó một số nhà thực vật

học đổi thành họ Amaryllidaceae (Amryllis) – họ thủy tiên, do hoa được sinh ra ở lá
bắc, hình tán ở ngọn cán hoa. Gần đây để tránh sự xáo trộn, J.G. Agrad đã phân loại
họ hành tỏi vào họ Alliaceae. Họ này có tới 30 chi và có 600 loài.
Họ hành tỏi rất lớn có tới 600 loài, nhưng phổ biến trong sản xuất và được
sử dụng rộng rãi chỉ có khoảng 7-8 loài. Một số loài được dung để trang trí hoặc
dùng làm chất kích thích như: A. christop hii.traut; A.giganteum…
Trong số những cây thuộc chi Allium, hành củ (A. cepa L. Aggregatum
Group) có khả năng thích ứng cao nhất ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
(Astley et al., 1982). Trong nhiều khu vực, hẹ là quan trọng hơn so với hành tây
vì hương vị cay nồng của nó và khả năng chống bệnh địa phương (Buijsen, 1990;
Hanelt, 1990; Permadi và van der Meer, 1994; Tashiro et al., 1982). Hành củ
thường được giao dịch tươi, khô, hoặc ngâm. Hơn nữa, không chỉ có các củ,
nhưng cũng có thể dùng lá và cuống hoa sử dụng như rau hoặc thuốc. (Phạm et
al., 2006)
Nhóm Comom onion là nhóm có ý nghĩa kinh tế nhất trong chi Allium.
Chúng bao gồm các giống tự thụ phấn tự do, con lai F1 và các giống địa phương.
Nhóm này có thể nhân giống bằng các hạt hoặc bằng nhánh với năng suất cao.
Chúng có tính đa dạng cao, phân bố ở nhiều nơi trên thế giới: Miền bắc Ấn Độ,
Nga, Châu Âu, và Trung Á, một phần Địa Trung Hải (Asley et al., 1982). Điển
hình nhóm này là hành tây. Hành tây là một loại cây rau có tầm kinh tế đáng kể
ở New Zealand và nhiều nước trên thế giới. Năm 1995, New Zealand sản xuất
được 154600 tấn hành có giá trị 65 triệu đô la xuất khẩu. (Anon, 1996).
Nhóm Aggregatum ( hành củ) có đặc điểm là trên cây mẹ có nhiều củ
hành nhỏ hoặc chồi con, những cây hành nhỏ thường rất nhiều, có thể sử dụng để
nhân giống. Cây hành con riêng rẽ có những cán hoa nên có thể sinh sản sinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

dưỡng qua các nhánh hoặc sinh sản hữu tính qua hoa. Nhóm này có tầm quan
trọng trong sản xuất rau có hiệu quả kinh tế cao. Nhóm này được trồng chủ yếu

trong các khu vườn nhỏ ở Châu Âu, Mỹ và châu Á. Diện tích canh tác lớn ở
Pháp, Hà Lan, Anh và Scandinavia, Argentina và một số vùng nhiệt đời khác, ví
dụ như: Tây Phi, Thái Lan, Sri Lanka và các quốc gia đông nam Á khác, khu vực
Caribbean. Ở Pháp và các nước Châu Âu khác, cũng như ở Mỹ hành củ được ưa
chuộng vị hương vị đặc biệt của cây rau gia vị này. Nhóm hành này được trồng
thay thế các nhóm hành khác bởi vì khả năng kháng bệnh và chu kỳ sản xuất
ngắn, và có lẽ là nhóm này có khả năng kháng bệnh cao. Sự đa dạng trong nhóm
này nhưng vẫn chưa xây dựng được bộ ngân hàng gen. Trong bộ ngân hàng gen
này có những gen có khác năng kháng virut tiềm ẩn thật bất ngờ. Khối lượng củ
hành là quan trọng nhất và chỉ tiêu này đánh giá mức độ sản xuất thương mại của
giống. các nhóm giống có hành dạng cụm nhỏ với thân hình trứng hoặc bóng
đèn, hình quả lê và củ thường có màu đỏ nâu (màu đồng) (Rabinowitch, 1990).
Nhóm Proliferum: var.proliferum Targioni - Tozzetti (Syn. var.
bulbeliferum Bailey; var. viviparum (Metz)Alef). Trong nhóm này có loài đôi khi
nhầm lẫn là hành tây, củ phát triển kém. Nhưng củ này có khả năng sản sinh ra
lá, cây con và trục hoa, thường không có hạt nên chỉ nhân giống thông qua sinh
sản sinh dưỡng.
A.cepa L. là loại rau ăn thân (thân giả), một số loài có quan hệ với hành
tây và được sử dụng rộng rãi là: A. ampeloprasum (tỏi ta, tỏi tây và kurrat) nhóm
có lá bản gồm các loài rất khác nhau. Nhìn chung lá bằng phẳng, hình bản, trên
lá được phủ một lớp sáp mỏng điển hình là cây tỏi. Khối lượng củ thay đổi từ củ
lớn như tỏi ta đến không có củ. Đó là A.chenesne G.D; A.fistolusum.
A. cepa L là một loại rau có giá trị dinh dưỡng cao được trồng từ thời cổ
đại. Ở Ai Cập khoảng 3000 năm trước một bức tranh tường đã mô tả củ hành. Vì
vậy có thể suy luận, hành là một nguồn thực phẩm quan trọng cho người Ai Cập
cổ đại. Từ “onion” xuất phát từ tiếng latinh có nghĩa là “ngọc trai lớn”. A. cepa L
được so sánh như 1 viên ngọc trai không chỉ là hình dạng giống mà còn do chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8


lượng dinh dưỡng có giá trị cao của nó. A. cepa L được trồng trên nhiều nước.
Tại Ai Cập, hành tây đứng thứ tư sau bông, gạo và cây có múi và là cây trồng
xuất khẩu. Tổng diện tích gieo trồng năm 1999 là 15.184,3ha và sản lượng
305.201 tấn (CAPMS, 2000). Chính sách của chính phủ Ai Cập là hướng xuất
khẩu hành tây sang Châu Âu. Để đạt được mục tiêu như vậy cần áp dụng công
nghệ sau thu hoạch và chọn tạo ra giống hành tây có năng suất và chất lượng
cao. (Bahnasawy et al, 2004).
Tất cả hành tỏi thông thường đều có có bộ nhiễm sắc thể 2n=16, 24 và 32.
Có 2 loại hành củ: Hành tăm và hành tây. Hành tăm là một loại rau quốc
tế. Tên Latin cho hành ta là Allium Cepa L. Aggregatum. Hành tăm thuộc về gia
đình lily. Hiện có hơn 500 loài phụ khác nhau. Ngoài hành tăm, hành tây, tỏi và
tỏi tây cũng thuộc chi Allium. Hành tăm có thể được giới thiệu vào châu Âu
trong khoảng thế kỷ thứ 10 khi quân viễn chinh mang chúng trở về từ châu Á.
Có sự khác biệt đáng kể giữa hành tăm ở nhiều nước. Một số khác biệt có
liên quan đến truyền thống hoặc phong tục địa phương. Ở châu Á hành tăm chủ
yếu là nhỏ và tròn với màu đỏ đậm, tím trong khi ở Pháp nơi sản xuất hành tăm
lớn của châu Âu, thích hành mà kéo dài hơn và màu nâu đỏ trong màu sắc. Ở Hà
Lan và Bỉ hành tăm da màu vàng được sử dụng rất phổ biến.
Các hành tăm đã được tham gia trong những năm gần đây bởi nhiều cái
nhìn. Ví dụ Echalions hoặc tăm chuối, "Cuissen", "hành tây Thổ Nhĩ Kỳ". Tuy
nhiên, mặc dù họ là thành viên của gia đình Allium rộng rãi, nhưng họ đang có
trong hành thực tế và có một hương vị khác nhau.
Ở Châu Âu hành tây được chia thành 3 nhóm: hành cay, hành cay vừa và
hành ngọt. Hành cay được trồng phổ biến, kích thước củ bé hơn, chắc, dễ vận
chuyển. Hành ngọt củ to lá dày, ít chắc. Hành tây thường bị bênh thối mềm do vi
khuẩn. Toàn bộ phận của cây hành có thể bị ảnh hưởng bời bệnh này và có thể bị
bệnh trong bất kỳ giai đoạn nào của cây trồng.
Hành tăm trồng tự nhiên phụ thuộc vào số giờ chiếu sáng. Các khu vực
sản xuất chính ở phía tây là Pháp, Hà Lan, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Giống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9

hành tăm gọi là "giống ngày dài" được trồng ở các nước này. Những giống này
phát triển chậm hơn, vững chắc hơn và do đó là có thể được lưu trữ lâu hơn. Họ
có sẵn quanh năm.
Khu vực sản xuất quan trọng khác có thể được tìm thấy ở Đông Nam Á và
châu Phi. Hàng ngàn ha hành tăm được trồng ở Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan
và các nước láng giềng. Đây là những giống cây trồng nhiệt đới phát triển thuận
lợi.
Ở các nước Đông Nam Á, hành củ là cây trồng có giá trị kinh tế cao và
được ưa chuộng hơn hành thông thường bởi vì vị hăng của nó và nó có tính thích
nghi cao ở điều kiện nhiệt đới và cận nhiệt đới. (Buijsen, 1990; Permadi and van
der Meer, 1994; Tashiro et al, 1982) Hành củ được trồng và tiêu thụ nhiều không
chỉ ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á (Arifin et al, 2000; Buijsen, 1990;
Endang etal, 2002; Ochse, 1931; Permadi and van der Meer, 1994; Tashiro et al.,
1982) Ở Thái Lan, có loại hành trắng tên là “Hom Khaao” được canh tác ở miền
bắc và vùng đông bắc và loại hành cam tên là “hom bua” ở miền bắc (Buijsen,
1990). Loại hành trắng được trồng ở Indonesia được dùng làm vòng đeo cổ hoặc
là bùa ngải. Loại hành này có đặc tính hình thái học giống hành đỏ, ngoại trừ
màu của củ, lá, bao phấn. Sau khi phân tích về gên ông Endang et al, 2002 đã kết
luận rằng giống hành này thuộc nhóm hành củ. Họ cho rằng giống hành trắng có
nguồn gốc từ hành đỏ thông qua quá trình đột biến tự nhiên.
Noor Sugiharto Arifin và cộng sự, 2000 đã sử dụng chỉ thị phân tử RAPD
để nghiên cứu sự đa dạng di truyền giữa giống hành củ (Allium cepavar.
ascalonicum) và Allium x wakegi bằng cách phân tích RFLP bộ gen lạp thể. Qua
nghiên cứu này, Noor Sugiharto Arifin đã chứng minh rằng có khoảng cách di
truyền lớn giữa giống hành củ và giống hành Allium x wakegi. Đồng thời, ông
phát hiện rằng sự biến dị di truyền lớn giữa các giống hành wakegi ở tây Java-
Indonesia chứng tỏ đây có thể là một trong những trung tâm khởi nguyên của
giống hành wakegi. Từ những phân tích RFLP khi nhân dòng gen matK của

cpDNA đã chứng minh được Allium wakegi có nguồn gốc từ phép lai thuận
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

nghịch giữa giống hành củ (Allium ascalonicum) và giống hành hoa (Allium
fistulosum) (Asili et. al., 2000).
Trong các vùng trồng hành (Allium cepa var ascalonicum) thường được
trồng ở những nơi khó khăn trong việc trồng hành tây, hoặc vì khí hậu ẩm ướt và
hành tây thường bị ở các bệnh tấn công mà hành địa phương có thể chịu được,
hoặc vì khó khăn trong nguồn giống sản xuất hành tây (Currah&Proctor, 1990).
Năm 1990, Hanelt đề xuất nhòm hành (Allium cepa var ascalonicum) có nguồn
gốc từ Trung á, trong khi Cochran (1942) cho rằng hành (Allium cepa var
ascalonicum) có nguồn gốc từ Tiểu Á vì cho rằng ascalonicum bắt đầu bằng từ
Ascalon, là một thị trấn ở Syria. Một loài khác A. x Wakegi, được tin là có
nguồn gốc lai tự nhiên giữa các loài Avar cepa. Ascalonicum và A. Fstulosum
(Tashiro, 1981, 1984). Giống Wakegi đã được trồng vô tính ở tây Nhật Bản,
Trung Quốc và các nước Đông nam á từ thời cổ đại (Inden & Asahira. 1990).
Năm 1984, Tishiro đã chứng minh giả thiết này bằng cách lấy mẫu ở Trung
Quốc, Hàn Quốc, Myanmar và Italy. Trong khi okubo và Fujieda (1989) cũng đã
có kết luận này ở Đài Loan và Indonesia. Như hành và các loài tương tự thường
là cây thụ phấn tự do và đã được trồng trong thời gian dài, và trồng trên nhiều
loại đất khác nhau. Các giống lai tự nhiên hoặc một loài hay giữa các loài có thể
đang gia tăng. Thực trạng này giúp cho việc làm phong phú thêm các thông tin
về nguồn gen và lai tạo nhân giống mới (
Arifin
and
Okudo
, 1996).
Ở Việt Nam, hành wakegi là cây rau gia vị được trồng khá phổ biến ở
vùng đồng bằng sông Hồng đặc biệt là ở Đại Phúc - Bắc Ninh và Tây Tựu - Hà

Nội, hành wakegi cho thu nhập cao, có mùi vị thơm ngon đặc trưng khi chế biến,
dễ dàng bảo quản và vận chuyển vì vậy rất được ưa chuộng. (Nguyễn Thị
Hường, 2004)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

1.1.3. Giá trị dinh dưỡng và giá trị y học
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của 100g hành củ
Thành phần Củ tự nhiên
Nước 79,8g
Năng lượng 72 Kcal
Chất béo 0,10 g
Protein 2, 5g
Carbonhydrates 16,8g
Chất xơ 3,2g
Đường tổng số 7,87g
Kali 334mg
Photpho 60mg
Magie 21mg
Canxi 37mg
Vitamin C 8mg
Vitamin B-6 0,345mg
Vitamin E 0,04mg
Niacin 0,2mg
Nguồn: USDA Nutrient Data Base
Trong hành củ, chất béo và các chất rắn hòa tan chiếm một hàm lượng lớn
(chếm tới 16 – 33% khối lượng chất khô), trong khi đó trong hành tây chỉ chiếm 7 –
15% (Cuarh và Protor, 1990). Chất khô trong hành củ có chứa tới 70 – 85%
hydratcacbon, trong đó chủ yếu là Fructans, glucose, fructose và sucrose. Ngoài ra
trong hành củ còn có các loại vitamin như C, B1, B2, B6…, các chất khoảng, các

hơp chất phenolic, các axits hữu cơ…. Là những chất rất cần thiết cho sự pháp triển
của cơ thể (Breu, 1996). Bên cạnh những giá trị dinh dưỡng to lớn giúp bổ sung
nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể thì hành củ và hành wakegi còn có ý nghĩa rất
lớn về mặt y học. Giá trị dược liệu của hành của là do sự có mặt của các hợp chất
hữu cơ chứa lưu huỳnh quan trọng nhất là amino axit systeine và các dẫn xuất của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

nó, đặc biệt là systeine sulphoxides và γ - Glutamyl peptides (Bren, 1996). Hành củ
cũng như các loại hành tỏi nói chung từ lâu đã được nhân dân ta sử dụng như một
bài thuốc dân gian để điều trị các bệnh cảm cúm, viêm nhiễm…
1.2. Tình hình sản xuất hành ở Việt Nam và trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất hành trên thế giới
Hành là loại cây trồng tuy được chấp nhận như một loại thực phẩm và có lịch
sử phát triển tương đối sớm và hiệu quả kinh tế và giá trị sử dụng cao. Theo FAO
(2013), trên thế giới có 175 nước trồng hành tỏi. Diện tích, sản lượng, năng suất
hành tỏi trên thế giới như sau:
Diện tích: 230.179,7 (ha)
Năng suất: 1.860,08 (tạ/ha)
Sản lượng: 4281.531 (1.000 tấn)
Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng, năng suất hành của các châu lục năm 2013
Tên châu lục
Diện tích
(1.000ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(1.000 tấn)
Châu Phi 46,469 139,501 648,247
Châu Mỹ 28,999 97,922 283,971

Châu Á 130,058 207,995 2.705,140
Châu Âu 18,967 202,483 384,049
Châu Úc 5,686 457,480 260,123
Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2013
Theo bảng 1.2 thì năm 2013, Châu Á có diện tích trồng hành tỏi (130,058
nghìn ha) lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Châu Úc có năng suất (457,480 tấn/ha) lớn
nhất thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng hành tỏi của 10 nước đứng đầu năm 2013
Tên Nước
Diện tích
(1.000ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(1.000 tấn)
Trung Quốc 26,250 356,152 934,900
Nhật Bản 24,488 222,787 545,560
Thổ Nhĩ Kỳ 21,230 72,293 153,478
Iraq 18,286 178,695 326,762
Hàn Quốc 16,336 263,577 430,580
Ecuador 16,000 64,572 103,316
Nigeria 14,000 167,857 235,000
Tunisia 10394 224,138 232,969
Thái Lan 10,347 124,615 128,939
Mexico 7,200 106,667 80000
Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2013
Theo số liệu (FAOs) Các nước có diện tích lớn chủ yếu nằm ở khu vực

Châu Á và Nam Mỹ. Nước có diện tích nhiều nhất là Trung Quốc (26,250 nghìn
Ha) tiếp theo đó là các nước Nhật Bản (24,488 nghìn Ha); Thổ Nhĩ Kỳ (21,230
nghìn Ha); Irap (18,286 nghìn Ha)…Các nước có năng suất cao nhất là Israel 600
tấn/ha, tiếp theo đó là New Zealand (458,602 tấn/ha); Autralia (457,480 tấn/ha);
Đức (434,827 tấn/ha); Trung Quốc (356,152 tấn/ha); Nhật Bản (300,000 tấn/ha).
Qua số liệu của (FAOs, 2013) ta thấy diện tích trồng hành chủ yếu tập trung
ở Châu Á do điều kiện khí hậu phù hợp cho sản xuất hành. Nhưng với những nước
có nền khoa học công nghệ tiên tiến như Israel, Nhật, Đức, Autralia… lại là những
nước có trình độ thâm canh cao và năng suất rất lớn so với các nước đang phát triển.
1.2.1. Tình hình sản xuất hành ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hành củ đã được trồng và tiêu thụ trong nhiều thế kỷ và phát
triển rộng rãi hơn Cây Allium khác (Tashiro et. al., 2002). Do vòng đời sinh trưởng
ngắn chỉ có 3 tháng, nó thường được trồng luân canh với lúa và các cây trồng khác
trên đồng ruộng. Hoặc được trồng xen canh với các cây thảo dược, rau hoặc hoa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

trong vườn nhà. Hành củ được bán tươi hoặc phơi ở hầu hết các chợ ở vùng cao và
đồng bằng trên khắp cả nước. Đối với nhu cầu ăn kiêng nó thường được tiêu thụ
dưới dạng rau gia vị, dưa muối, hoặc là thuốc để giảm sốt và chữa trị vết thương.
Các vùng canh tác chính là đồng bằng Sông Hồng ở miền bắc và đồng bằng sông
Cửu Long ở miền nam và một số tỉnh miền trung (Phạm Thị Minh Phượng, et al.,
2006).
Đồ thị 1.1. Các loại rau trồng chính ở Việt Nam năm 2012

Qua đồ thị 1.1, ta thầy hành tươi chiếm 5,4% trong tổng số các loại rau sản
xuất tại Việt Nam. Hành tươi là một cây trồng chính có diện tích sản xuất lớn. Tổng
diện tích hành tươi trong năm 2012 là 46.160,2 ha. Hành tươi được coi là một loại
rau chính của Việt Nam.

×