Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

khảo sát đánh giá nguồn gene đậu tương kháng bệnh thối thân thối rễ do nấm phytopthora sojae gây nên bằng chỉ thị phân tử dna

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.99 MB, 67 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






ĐOÀN THỊ HOA





KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NGUỒN GENE ĐẬU TƯƠNG
KHÁNG BỆNH THỐI THÂN THỐI RỄ DO NẤM
PHYTOPTHORA SOJAE GÂY NÊN
BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ DNA




LUẬN VĂN THẠC SĨ



HÀ NỘI, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






ĐOÀN THỊ HOA


KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NGUỒN GENE ĐẬU TƯƠNG
KHÁNG BỆNH THỐI THÂN THỐI RỄ DO NẤM
PHYTOPTHORA SOJAE GÂY NÊN
BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ DNA




CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ : 06.42.02.01

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHAN HỮU TÔN


HÀ NỘI, NĂM 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ tận tình
của thầy giáo hướng dẫn. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực
và chưa được sử dụng trong bất kỳ công bố nào trước đây.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn đều đã được ghi rõ nguồn gốc,
đảm bảo trích dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2015
Học viên



Đoàn Thị Hoa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình,
chu đáo của thầy giáo, PGS. TS. Phan Hữu Tôn - người đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi
tận tình trong suốt quá trình thực tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính
trọng tới thầy.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong bộ môn
Sinh học phân tử và Công nghệ sinh học ứng dụng, khoa Công nghệ sinh học, Học
viện Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo trong Học viện

Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình dạy bảo tôi trong toàn khóa học.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình cùng những người
bạn đã luôn cổ vũ, động viên tôi và toàn thể bạn bè đã cộng tác giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2015
Học viên



Đoàn Thị Hoa






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

MỤC LỤC
Lời cam đoan 1
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Giới thiệu chung về cây đậu tương 3
1.1.1 Nguồn gốc 3
1.1.2 Phân loại 3
1.1.3 Đặc điểm thực vật học 4
1.1.4 Giá trị dinh dưỡng 8
1.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam 10
1.2.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu tương trên thế giới 10
1.2.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu tương ở Việt Nam 12
1.3 Bệnh thối thân thối rễ trên cây đậu tương 16
1.3.1 Lịch sử phát hiện 16
1.3.2 Triệu chứng 16
1.3.3 Nguyên nhân gây bệnh 17
1.3.4 Biện pháp phòng trừ 19
1.4 Ứng dụng chỉ thị DNA trong nghiên cứu các gene kháng thối thân thối rễ 19
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Đối tượng nghiên cứu 23
2.2 Phạm vi nghiên cứu 23
2.3 Nội dung nghiên cứu 23
2.4 Phương pháp nghiên cứu 23
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng 23
2.4.2 Phương pháp đánh giá một số đặc điểm nông sinh học, năng suất và khả
năng kháng sâu bệnh 23
2.4.3 Phương pháp PCR phát hiện gen kháng thối thân thối rễ 26
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
3.1 Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học, năng suất và khả năng kháng sâu

bệnh 28
3.1.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển 28
3.1.2 Đặc điểm hình thái 32
3.1.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 38
3.1.4 Mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt, sương mai, thối thân thối rễ ngoài đồng ruộng 41
3.2 Kết quả PCR phát hiện gene kháng thối thân thối rễ Rps1 và Rps3 45
3.3 Giới thiệu một số mẫu giống đậu tương triển vọng 47
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48
1 Kết luận 48
2 Kiến nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 52
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DNA
NST
PCR
PRR
MAS
CTAB
PCR
EDTA
Deoxyribo Nucleic Acid
Nhiễm sắc thể
Polymerase Chain Reaction
Phytophthora Root and Stem Rot
Marker-Assisted Breeding

Cetyl trimethyl Ammonium Bromide
Polymerase Chain Reaction
Ethylendiamin Tetraacetic Acid




















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

Số bảng Tên bảng Trang



1.1 Diện tch, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới (giai đoạn
2009-2013) 10
1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của một số nước trên thế
giới (giai đoạn 2011-2013) 11
1.3 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam năm 2009-2013 13
3.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống đậu tương 29
3.2 Đặc điểm hình thái các mẫu giống đậu tương 33
3.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 38
3.4 Mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt, sương mai, thối thân thối rễ ngoài đồng ruộng 42



















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii

DANH MỤC HÌNH

Số hình Tên hình Trang


1.1a Phytophthora sojae bọc bào tử nảy mầm 17
1.1b Phytophthora sojae động bào tử đang bơi trong nước 17
1.2 Chu kỳ phát triển của nấm Phytophthora sojae 18
3.1 Màu hoa mẫu giống đậu tương 37
3.2 Một số dạng hạt đậu tương 37
3.3a,b,c Điện di sản phẩm PCR xác định mẫu giống mang gene Rps1 45
3.4a,b,c Điện di sản phẩm PCR xác định mẫu giống mang gene Rps3 46



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đậu tương Glycine Max (L.) Merrill là cây thực phẩm quan trọng trên thế
giới cũng như ở Việt Nam. Nó không chỉ là nguồn thức ăn giàu đạm và chất béo
cho người và vật nuôi mà còn là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp
như chế biến thực phẩm, dược phẩm, thuốc trừ sâu… Bên cạnh đó, đậu tương còn
có khả năng cải tạo đất rất tốt nhờ vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh trong nốt sần
ở rễ làm tăng khả năng cố định đạm (Ngô Thế Dân và cs., 1999). Sản xuất trong
nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/4 nhu cầu. Năm 2011 nước ta phải nhập khẩu

hơn 1 triệu tấn đậu tương. Theo số liệu thống kê năm 2013, diện tích trồng đậu
tương cả nước chỉ đạt 230 nghìn ha, năng suất đạt 1,52 tấn/ha, sản lượng đạt 350
nghìn tấn. Các giống đậu tương đang được trồng cho hiệu quả kinh thế thấp do năng
suất hạn chế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới như Argentina năng
suất trung bình cao nhất là 2,75 tấn/ha, Canada đạt 2,66 tấn/ha, Mỹ là 2,69 tấn/ha
(Masuda & Goldsmith, 2009). Trong khi đó, các giống nhập nội khó thích nghi với
điều kiện khí hậu trong nước, dễ bị nhiễm các loại sâu bệnh hại. Vì thế, việc tạo
giống đậu tương vừa có năng suất, chất lượng tốt và kháng với điều kiện bất lợi
luôn được nhà tạo giống trên toàn thế giới quan tâm nghiên cứu.
Thêm vào nữa, sản xuất đậu tương còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các
loại sâu bệnh hại. Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2011, sản lượng đậu
tương giảm 14% do mưa to kéo dài và gây hại của các loài sâu bệnh như sương mai,
đốm lá, lở cổ rễ… trong đó bệnh thối thân thối rễ (PRR) do nấm Phythoptora sojae
gây nên là một trong những bệnh gây hại nghiêm trọng. Hàng năm, chúng làm thiệt
hại 1-2 tỉ đô la cho ngành trồng đậu tương trên toàn thế giới (Stewart, 2011). Nấm
Phytopthora sojae thuộc lớp nấm trứng, là một tác nhân gây bệnh thực vật đất
nghiêm trọng. Nó được phát hiện lần đầu tiên ở Indiana 1948 và Ohio Mỹ năm
1951. Cây con bị nhiễm bệnh thường chết trước khi cây nhô ra khỏi mặt đất, hoặc
thân bị úng, lá héo vàng và chết ngay sau đó. Cây lớn hơn thân cây và phần thân
cách nhánh dưới có màu nâu sau đó vết bệnh lan dần làm cây chết. Bệnh có thể gây
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

hại cả trên hạt. Hiện nay trên thế giới đã phát hiện được hơn 70 chủng nấm gây
bệnh. Đã có nhiều biện pháp phòng trừ bệnh được phát triển, tuy nhiên chúng đều
không đem lại hiệu quả cao, bởi sự đa dạng của các chủng nấm gây bệnh và thời
điểm gây bệnh của nấm suốt thời gian sinh trưởng của cây. Cách phòng trừ bệnh
hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng các giống kháng bệnh. Đến nay, người ta đã phát
hiện 14 gene kháng bệnh đơn gene ở đậu tương Rps1a, Rps1b, Rps3, Rps6…
(Stewart, 2011). Nhiều gene trong số đó đã xác định được các chỉ thị liên kết chặt

có thể dễ dàng ứng dụng chọn lọc giống kháng bệnh. Trong đó, gene kháng Rps1 và
Rps3 đã được sử dụng rộng rãi trong các giống đậu tương thương mại, đem lại hiệu
quả kháng cao (Lee et al., 2013).
Hiện nay, Trung tâm bảo tồn và phát triển nguồn gene cây trồng đã thu thập
được một tập đoàn các giống đậu tương địa phương có nhiều đặc điểm nông sinh
học quý, trong đó nhiều giống có chứa gene kháng bệnh hữu hiệu, đây là nguồn vật
liệu vô cùng quý giá cho công tác lai tạo giống đậu tương kháng bệnh. Để khai thác
nguồn gene này phục vụ công tác lai tạo giống đậu tương kháng bệnh thối thân thối
rễ chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát đánh giá nguồn gene đậu tương kháng bệnh
thối thân thối rễ do nấm Phytopthora sojae gây nên bằng chỉ thị phân tử DNA”.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát đánh giá được đặc điểm nông sinh học và khả năng chứa gene
kháng thối thân thối rễ của các mẫu giống đậu tương để sử dụng trong lai tạo.





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây đậu tương
1.1.1. Nguồn gốc
Đậu tương là một trong những cây trồng có lịch sử lâu đời nhất của loài
người, có nguồn gốc từ Mãn Châu (Trung Quốc) vào thế kỷ XI trước công nguyên.
Từ thế kỷ I sau công nguyên, đậu tương mới phát triển khắp Trung Quốc và bán đảo
Triều Tiên. Từ thế kỷ I đến XVI, đậu tương được di thực tới Nhật Bản, Đông Nam
Á và Trung Á (Hymowit & Newell,1981). Từ năm 1970, cây đậu tương đã được các
nhà truyền giáo mang từ Trung Quốc về trồng ở vườn thực vật Pari và Hoàng gia

Anh. Đậu tương được trồng chủ yếu làm thực phẩm ở các nước như: Trung Quốc,
Nhật Bản, Triều Tiên và một số nước ở châu Á: Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Thái lan,
Philipin và Indonexia…nhưng mãi đến năm 1909 cây đậu tương mới có tầm quan
trọng lớn (Morse, 1950). Sau này cây đậu tương được đưa sang trồng Bắc Mỹ và trở
thành cây trồng đóng vai trò quan trọng ở Mỹ (Nguyễn Hữu Quán, 1984), đây là
thành công về công tác nhập nội giống đậu tương của Mỹ. Từ Mỹ lan rộng ra các
nước châu Mỹ khác, đáng chú ý là Braxin và Argentina (Ngô Thế Dân và cs.,1999).
Do vị trí địa lý nước ta nằm sát Trung Quốc, có sự giao lưu nhiều mặt từ lâu
đời nên cây đậu tương được biết đến và trồng từ rất sớm, ngay từ thời vua Hùng ông
cha ta đã biết trồng cây đậu tương cùng nhiều loại cây đậu khác (Phạm Văn Biên và
cs.,1996).
1.1.2. Phân loại
Đậu tương thuộc chi Glycine, họ đậu Fabaceae, bộ Fabales. Đậu tương có
tên khoa học là Glycine Max (L.) Merrill, có bộ NST 2n = 40 (Trần Văn Điền,
2007). Do xuất phát từ những yêu cầu, căn cứ và tiêu chí phân loại khác nhau nên
cũng có nhiều cách phân loại khác nhau. Nhưng đến nay, hệ thống phân loại căn cứ
vào đặc điểm về hình thái, phân bố địa lý và số lượng NST được nhiều người sử
dụng. Hệ thống này do Hymowit và Newell (1984) xây dựng, ngoài chi Glycine còn
có thêm chi phụ Soja. Chi Glycine được chia ra thành 7 loài hoang dại lâu năm và
chi phụ Soja được chia ra làm 2 loài: loài đậu tương trồng Glycine (L.) Merr. và loài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

hoang dại hàng năm G. Soja Sieb và Zucc. Glycine soja là tổ tiên hoang dại của
Glycine max và chúng mọc hoang ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và
Nga (Singh, 2006). Phân chi Glycine bao gồm ít nhất 25 loài cây dại lâu năm ví dụ
như Glycine canescens F.J. Herm. và G. tomentella Hayata, cả hai được tìm thấy ở
Úc và Papua New Guinea (Newell, 1983).
1.1.3. Đặc điểm thực vật học
a. Rễ đậu tương

Rễ đậu tương bao gồm rễ chính và rễ phụ. Rễ chính có thể ăn sâu 30-50cm
và có thể trên 1m. Trên rễ chính mọc ra nhiều rễ phụ, rễ phụ cấp 2, cấp 3 tập trung
nhiều ở tầng đất 7-8 cm rộng 30-40 cm
2
(Nguyễn Danh Đông, 1982). Trên rễ chính và
rễ phụ có nhiều nốt sần. Nốt sần có thể dài 1cm, đường kính 5-6 mm, khi mới hình
thành có màu trắng sữa, khi tốt nhất có màu hồng. Bộ rễ phân bố nông sâu, rộng hẹp,
số lượng nốt sần ít hay nhiều phụ thuộc vào giống, đất đai, khí hậu và kỹ thuật trồng.
Quá trình phát triển của bộ rễ có thể phân ra làm 2 thời kỳ: (1) Ở thời kỳ thứ
nhất, lớp rễ đầu tiên được phát triển, rễ cái và rễ phụ đầu tiên phát triển mạnh kéo
dài ra và sinh nhiều rễ con. Thời kỳ này thường kéo dài từ 30-40 ngày sau mọc. (2)
Ở thời kỳ thứ hai, lớp rễ đầu tiên phát triển chậm dần, rễ con không nhú ra nữa thậm
chí có một số rễ con khô đi. Lúc này gốc thân gần cổ rễ các rễ phụ nhỏ kéo dài ra và
phát triển cho tới khi gần thu hoạch. Số lượng có thể 30-40 rễ phụ ăn ở phía gần mặt
đất. Lớp rễ này có nhiệm vụ cung cấp đấy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của
thân, lá và làm quả. Trong kỹ thuật trồng nên chú ý thời kỳ này, cần vun đất sao cho
lớp rễ này phát triển mạnh. Một đặc điểm hết sức quan trọng cần lưu ý là trên bộ rễ
của cây đậu tương có rất nhiều nốt sần. Đó là các u bướu nhỏ bám vào các rễ. Nốt
sần là kết quả cộng sinh của một số loại vi sinh vật có tên khoa học là Rhizobium
Japonicum với rễ cây đậu tương. Vi sinh vật thường có dạng hình cầu hoặc hình que
(Trần Văn Điền, 2007). Trong một nốt sần có khoảng 3-4 tỷ vi sinh vật, mà ta chỉ có
thể nhìn thấy chúng qua kính hiển vi phóng đại 600 - 1000 lần (Trần Văn Điền,
2007; Phạm Văn Thiều, 1997). Nốt sần ở rễ đậu tương thường tập trung ở tầng đất 0
- 20 cm, từ 20-30 cm nốt sần ít dần và nếu sâu hơn nữa thì có ít hoặc không có. Nốt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

sần đóng vai trò chính trong quá trình cố định đạm khí trời cung cấp cho cây.
Lượng đạm cung cấp cho cây khá lớn khoảng 30-60 kg/ha. Nốt sần có thể dài l cm,
đường kính 5 - 6 mm, mới hình thành có màu trắng sữa, khi tốt nhất có màu hồng (màu

globulin có cấu tạo gần giống hemoglobin trong máu có Fe) (Trần Văn Điền, 2007).
b. Thân đậu tương
Thân cây đậu tương thuộc thân thảo, có hình tròn, trên thân có nhiều lông
nhỏ. Thân khi còn non có màu xanh hoặc màu tím khi về già chuyển sang màu nâu
nhạt, màu sắc của thân khi còn non có liên quan chặt chẽ với màu sắc của hoa sau
này. Nếu thân lúc còn non màu xanh thì hoa màu trắng và nếu khi còn non thân có
màu tím thì hoa có màu tím đỏ. Thân có trung bình 14-15 lóng, các lóng ở phía dưới
thường ngắn, các lóng ở phía trên thường dài (vì những lóng phía trên phát triển từ
ngày 35-40 trở đi vào lúc cây đang sinh trưởng nhanh nên lóng thường dài). Tuỳ
theo giống và thời vụ gieo mà chiều dài lóng có sự khác nhau thường biến động từ
3-10 cm. Những giống thân nhỏ lóng dài dễ bị đổ hay mọc bò thường làm thức ăn
cho gia súc. Những giống thân to thường là thân đứng và có nhiều hạt và chống
được gió bão. Toàn thân có một lớp lông tơ ngắn, mọc dày bao phủ từ gốc lên đến
ngọn, đến cả cuống lá. Thực tế cũng có giống không có lông tơ. Những giống có
mật độ lông tơ dày, màu sẫm có sức kháng bệnh, chịu hạn và chịu rét khoẻ. Ngược
lại những giống không có lông tơ thường sinh trưởng không bình thường, sức chống
chịu kém. Thân có lông tơ nhiều ít dài ngắn, dày thưa là một đặc điểm phân biệt
giữa các giống với nhau (Phạm Văn Thiều, 1997).
Thân đậu tương có khả năng phân cành ngay từ nách lá đơn hoặc kép. Những
cành trên thân chính phân ra gọi là cành cấp 1, trên cành cấp 1 có thể phân ra cành
cấp 2. Số lượng cành trên một cây nhiều hay ít thay đổi theo giống, thời vụ, mật độ
gieo trồng và điều kiện canh tác. Giống đậu tương có góc độ phân cành càng hẹp thì
càng tốt cho việc tăng mật độ (Trần Văn Điền, 2007).
c. Lá đậu tương
Lá đậu tương có 3 loại: lá mầm, lá nguyên, lá kép. Lá mầm (lá tử diệp) mới
mọc có màu vàng hay xanh lục, khi tiếp xúc với ánh sáng thì chuyển sang màu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

xanh. Hạt giống to thì lá mầm chứa nhiều dinh dưỡng nuôi cây mầm, khi hết chất

dinh dưỡng lá mầm khô héo đi, cho nên trong kỹ thuật trồng đậu tương nên làm đất
tơi nhỏ và chọn hạt to cây sẽ mọc khoẻ, sinh trưởng tốt. Lá nguyên (lá đơn) xuất
hiện sau khi cây mọc từ 2-3 ngày và mọc phía trên lá mầm. Lá đơn mọc đối xứng
nhau. Lá đơn to màu xanh bóng là biểu hiện cây sinh trưởng tốt. Lá đơn to xanh
đậm biểu hiện của một giống có khả năng chịu rét. Lá đơn nhọn gợn sóng là biểu
hiện cây sinh trưởng không bình thường. Lá kép gồm có 3 lá chét, có khi 4-5 lá
chét. Lá kép mọc so le, lá kép thường có màu xanh tươi khi già biến thành màu
vàng nâu. Cũng có giống khi quả chín lá vẫn giữ được màu xanh, những giống này
thích hợp trồng làm thức ăn gia súc. Phần lớn trên lá có nhiều lông tơ. Lá có nhiều
hình dạng khác nhau tuỳ theo giống, những giống lá nhỏ và dài chịu hạn khoẻ
nhưng thường cho năng suất thấp. Những giống lá to chống chịu hạn kém nhưng
thường cho năng suất cao hơn. Nếu 2 lá kép đầu to và dày thường biểu hiện giống
có khả năng chống chịu rét. Số lượng lá kép nhiều hay ít, diện tích lá to hay nhỏ chi
phối rất lớn đến năng suất và phụ thuộc vào thời vụ gieo trồng. Các lá nằm cạnh
chùm hoa nào giữ vai trò chủ chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho chùm hoa ấy. Nếu
vì điều kiện nào đó làm cho lá bị úa vàng thì quả ở vị trí đó thường bị rụng hoặc lép.
Các nhà chọn giống đậu tương đưa ra cơ sở để nâng cao năng suất đậu tương tăng
cường quá trình quang hợp và muốn quang hợp với hiệu quả cao thì phải chọn
những cây có bộ lá nhỏ, dày, thế lá đứng và lá có dạng hình trứng. Số lá nhiều to
khoẻ nhất vào thời kỳ đang ra hoa rộ. Khi phiến lá phát triển to, rộng, mỏng, phẳng,
có màu xanh tươi là biểu hiện cây sinh trưởng khoẻ có khả năng cho năng suất cao
(Trần Văn Điền, 2007).
d. Hoa đậu tương
Hoa đậu tương nhỏ, không hương vị, thuộc loại cánh bướm. Màu sắc của hoa
thay đổi tuỳ theo giống và thường có màu tím, tím nhạt hoặc trắng. Đa phần các
giống có hoa màu tím và tím nhạt. Các giống đậu tương có hoa màu trắng thường
có tỷ lệ dầu cao hơn các giống màu tím. Hoa phát sinh ở nách lá, đầu cành và đầu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7


thân. Hoa mọc thành từng chùm, mỗi chùm có từ 1-10 hoa và thường có 3-5 hoa.
Hoa đậu tương ra nhiều nhưng tỷ lệ rụng rất cao khoảng 30% có khi lên tới 80%.
Hoa đậu tương thuộc loại hoa đồng chu lưỡng tính trong hoa có nhị và nhụy,
mỗi hoa gồm 5 lá đài, 5 cánh hoa có 10 nhị và 1 nhụy. Đài hoa có màu xanh, nhiều
bông. Cánh hoa: một cánh to gọi là cánh cờ, 2 cánh bướm và 2 cánh thìa. Nhị đực: 9
nhị đực cuốn thành ống ôm lấy vòi nhuỵ cái và 1 nhị riêng lẻ. Nhụy cái: bầu
thượng, tử phòng một ngăn có 1-4 tâm bì (noãn) nên thường quả đậu tương có 2 - 3
hạt (Trần Văn Điền
, 2007)
. Hoa đậu tương thường thụ phấn trước khi hoa nở và là
cây tự thụ phấn, tỷ lệ giao phấn rất thấp chiếm trung bình 0,5-1% (Ngô Thế Dân và
cs.,1999). Thời gian bắt đầu ra hoa sớm hay muộn, dài hay ngắn tuỳ thuộc vào
giống và thời tiết khác nhau. Giống chín sớm sau mọc trên dưới 30 ngày đã ra hoa
và giống chín muộn 45-50 ngày mới ra hoa. Thời gian ra hoa dài hay ngắn theo
giống và theo thời vụ. Có những giống thời gian ra hoa chỉ kéo dài 10-15 ngày. Kết
quả nghiên cứu cho thấy thời kỳ hoa rộ thường từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 sau
khi hoa bắt đầu nở. Hoa trong đợt rộ mới tạo quả nhiều, còn trước và sau đợt hoa rộ
thì tỷ lệ đậu quả thấp. Điều kiện thích hợp cho sự nở hoa là ở nhiệt độ 25-28
o
C, ẩm
độ không khí 75-80%, ẩm độ đất 70-80%. Căn cứ vào phương thức ra hoa người ta
chia các giống đậu tương làm 2 nhóm: Nhóm ra hoa hữu hạn: (1) Thuộc những
giống sinh trưởng hữu hạn, hướng ra hoa theo trình tự từ trên xuống dưới và từ
ngoài vào trong. Những giống này thường cây thấp ra hoa tập trung, quả và hạt
đồng đều. (2) Nhóm ra hoa vô hạn: Thuộc những giống sinh trưởng vô hạn, có
hướng ra hoa theo trình tự từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài. Những giống này
thường ra hoa rất phân tán, quả chín không tập trung và phẩm chất hạt không đồng
đều (Trần Văn Điền, 2007). Trong thực tế, những giống hoa tập trung nếu gặp điều
kiện bất thuận, hoa sẽ rụng nhiều nên thất thu nặng. Còn những giống thời gian ra
hoa dài tuy quả chín không tập trung nhưng nếu bị rụng vào một đợt thì hoa sẽ ra

tiếp đợt sau nên không thất thu nặng. Một hoa có từ 1800-6800 hạt phấn tuỳ theo
giống khác nhau, giống hạt to thì có bao phấn to và nhiều hạt phấn. Hạt phấn
thường hình tròn, số lượng và kích thước hạt phấn tuỳ giống khác nhau, giống hạt to
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

thường có hạt phấn to và nhiều hơn so với giống có hạt nhỏ. Hạt phấn nảy mầm tốt
trong điều kiện nhiệt độ 18-23
o
C.
e. Quả và hạt
Số quả biến động từ 2-20 quả ở mỗi chùm hoa và có thể đạt tới 400 quả trên
một cây một quả chứa từ 1 tới 5 hạt, nhưng hầu hết các giống quả thường từ 2-3 hạt.
Quả đậu tương thẳng hoặc hơi cong, có chiều dài từ 2-7 cm hoặc hơn. Quả có màu
sắc biến động từ vàng trắng tới vàng sẫm, nâu hoặc đen. Màu sắc quả phụ thuộc vào
sắc tố caroten, xanthophyll, màu sắc của lông, sự có mặt của các sắc tố antocyanin.
Lúc quả non có màu xanh nhiều lông (có khả năng quang hợp do có diệp lục) khi
chín có màu nâu. Những đốt ở phía gốc thường quả ít hoặc không có quả, từ đốt thứ
5-6 trở lên tỷ lệ đậu quả cao và quả chắc nhiều. Trên cành thường từ đốt 2-3 trở lên
mới có quả chắc, những quả trên đầu cành thường lép nhiều. Hạt có nhiều hình dạng
khác nhau: Hình tròn, hình bầu dục, tròn dẹt Giống có màu vàng giá trị thương
phẩm cao. Trong hạt, phôi thường chiếm 2%, 2 lá tử điệp chiếm 90% và vỏ hạt 8%
tổng khối lượng hạt. Hạt to nhỏ khác nhau tuỳ theo giống, khối lượng một nghìn hạt
(M1000 hạt) thay đổi từ 20-400 g trung bình từ l00-200 g. Rốn hạt của các giống
khác nhau thì có màu sắc và hình dạng khác nhau, đây là một biểu hiện đặc trưng
của của các giống (Trần Văn Điền, 2007).
1.1.4. Giá trị dinh dưỡng
Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trung bình
khoảng từ 35,5-40%, lipit từ 15-20%, hydratcacbon từ 15-16% và nhiều loại sinh tố
và muối khoáng quan trọng cho sự sống (Nguyễn Thị Hiền và Vũ Thy Thư, 2004).

Hạt đậu tương là loại thực phẩm duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá
đồng thời cả protein và lipit. Protein của đậu tương có phẩm chất tốt nhất trong số
các protein có nguồn gốc thực vật. Hàm lượng protein trong hạt đậu tương cao hơn
cả hàm lượng protein có trong cá, thịt và cao gấp 2 lần so với các loại đậu đỗ khác.
Hàm lượng axit amin có chứa lưu huỳnh như methionin và sixtin của đậu tượng cao
gần bằng hàm lượng các chất này có trong trứng gà. Hàm lượng cazein, đặc biệt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

lisin cao gần gấp rưỡi chất này có trong trứng. Vì thế khi nói về giá trị của protein
trong hạt đậu tương là nói đến hàm lượng protein cao và sự cân đối của các loại axit
amin cần thiết. Protein của đậu tương dễ tiêu hoá hơn thịt và không có các thành
phần tạo colesteron. Ngày nay người ta mới biết thêm hạt đậu tương có chứa
lexithin, có tác dụng làm cho cơ thể trẻ lâu, tăng thêm trí nhớ, tái tạo các mô, làm
cứng xương và tăng sức đề kháng của cơ thể.
Hạt đậu tương có chứa hàm lượng dầu béo cao hơn các loại đậu đỗ khác nên
được coi là cây cung cấp dầu thực vật quan trọng. Lipit của đậu tương chứa một tỉ lệ
cao các axít béo chưa no (khoảng 60-70%) có hệ số đồng hoá cao, mùi vị thơm như
axit linoleic chiếm 52-65%, oleic từ 25-36%, linolenolic khoảng 2-3% (Ngô Thê
Dân và cs., 1999). Dùng dầu đậu tương thay mỡ động vật có thể tránh được xơ mỡ
động mạch.
Trong hạt đậu tương có khá nhiều loại vitamin, đặc biệt là hàm lượng
vitamin B1 và B2 ngoài ra còn có các loại vitamin PP, A, E, K, D, C, Đặc biệt
trong hạt đậu tương đang nảy mầm hàm lượng vitamin tăng lên nhiều, đặc biệt là
vitamin C. Phân tích thành phần sinh hoá cho thấy trong hạt đậu tương đang nảy
mầm, ngoài hàm lượng vitamin C cao, còn có các thành phần khác như vitamin PP,
và nhiều chất khoáng khác như Ca, P, Fe Chính vì thành phần dinh dưỡng cao như
vậy nên đậu tương có khả năng cung cấp năng lượng khá cao khoảng 4700 cal/kg
(Nguyễn Danh Đông, 1982).
Hiện nay, từ hạt đậu tương người ta đã chế biến ra được trên 600 sản phẩm

khác nhau, trong đó có hơn 300 loại làm thực phẩm được chế biến bằng cả phương
pháp cổ truyền, thủ công và hiện đại dưới dạng tươi, khô và lên men như làm giá,
đậu phụ, tương, xì dầu đến các sản phẩm cao cấp khác như cà phê đậu tương,
bánh kẹo và thịt nhân tạo Đậu tương còn là vị thuốc để chữa bệnh, đặc biệt là đậu
tương hạt đen, có tác dụng tốt cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột. Đậu tương là thức
ăn tốt cho những người bị bệnh đái đường, thấp khớp, thần kinh suy nhược và suy
dinh dưỡng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương giữ vai trò quan trọng trong các cây lấy dầu trên thế giới.
Hiện nay nguồn gen đậu tương được lưu giữ chủ yếu ở 15 nước trên thế giới: Đài
Loan, Australia, Trung Quốc, Pháp, Nigeria, Ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản, Triều Tiên,
Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ và Nga với tổng 45038 mẫu (Trần Đình Long,
2005). Trên thế giới hiện nay ở những quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến, những
nghiên cứu mới nhất về đậu nành đều tập trung về tích hợp hệ gene, xác lập bản đồ di
truyền qua đó tìm hiểu chức năng gene, xác định gene ứng cử viên của từng tính trạng
và sử dụng phương pháp Marker phân tử để chọn tạo giống mới có các đặc tính mong
muốn, trong đó đóng góp nhiều nhất là Mỹ và Trung Quốc. Với sự cạnh tranh để chiếm
lĩnh thị trường, các Công ty đã tạo ra nhiều giống đậu tương mới cho sản xuất (Bùi Chí
Bửu và cs., 2010)
Theo Phạm Văn Thiều (2002) cây đậu tương do khả năng thích ứng khá rộng
nên nó đã được trồng ở khắp năm châu lục. Năm 2013, diện tích trồng đậu tương
trên thế giới tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ (76,80%) tiếp đến là châu Á (18,66%).
Bảng 1.1. Diện tch, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới
(giai đoạn 2009-2013)
Chỉ tiêu


Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2009 99,338 22,49 223,411
2010 102,808 25,79 265,120
2011 103,817 25,23 261,886
2012 105,019 22,95 240,971
2013 111,545 24,75 276,032
Nguồn: FAOSTAT, 2014
Trên thế giới, năm 2013 diện tích đậu tương chiếm 111,545 triệu ha, năng
suất bình quân 24,75 tạ/ha, sản lượng đạt 276,032 triệu tấn, tăng 12 triệu ha và 52,6
triệu tấn so với năm 2009. Diện tích đậu tương trên thế giới, tập trung chủ yếu ở
Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Argentina và Ấn Độ, trong đó nước Mỹ thường chiếm 1/3
diện tích đậu nành hằng năm (31 triệu ha).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của một số nước trên
thế giới (giai đoạn 2011-2013)


Nước
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Diện
tích
(triệu

ha)
Năng
suất
(tạ/ha)

Sản
lượng
(triệu
tấn)
Diện
tích
(triệu
ha)
Năng
suất
(tạ/ha)

Sản
lượng
(triệu
tấn)
Diện
tích
(triệu
ha)
Năng
suất
(tạ/ha)

Sản

lượng
(triệu
tấn)
Mỹ 29,86

28,20 84,19 30,80

26,64 82,05

30,70

29,14 89,48
Brazil 23,97

31,21 74,82 24,98

26,37 65,85

27,91

29,28 81,72
Argentina

18,76

26,05 48,89 17,58

22,81 40,10

19,42


25,39 49,31
Ấn Độ 10,18

12,00 12,21 10,84

13,53 10,84

12,20

9,79 12,20
Trung
Quốc
7,89 18,36 14,49 6,75 18,96 12,80

6,79 17,60 11,95
Nguồn: FAOSTAT, 2014
Dự báo diện tích trồng đậu tương trên thế giới có thể tăng nhiều vào cuối
thập kỷ này do chính sách quản lý và thương mại của các quốc gia, đặc biệt trong
hoàn cảnh ngày càng có nhiều quốc gia sử dụng các giống được cải tiến thông qua
chỉ thị phân tử, biến đổi gene. Năm 2011, diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ
sinh học trên toàn cầu đạt 140 triệu ha, trong đó đậu nành chiếm gần 60%, tập trung
ở các nước Mỹ, Achentina, Braxin, Canada, Ấn Độ, Trung Quốc, Paraguay, Nam
Phi, Uruguay (James, 2011). Hiện nay nguồn gene đậu tương được lưu giữ chủ yếu ở
15 nước trên thế giới: Đài Loan, Australia, Trung Quốc, Pháp, Nigeria, Ấn Độ,
Indonexia, Nhật Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ và Liên Xô (cũ)
với tổng 45038 mẫu (Trần Đình Long, 2005). Trên thế giới hiện nay ở những quốc
gia có nền công nghiệp tiên tiến, những nghiên cứu mới nhất về đậu tương đều tập
trung về tích hợp hệ gene, xác lập bản đồ di truyền qua đó tìm hiểu chức năng gene,
xác định gene ứng cử viên của từng tính trạng và sử dụng phương pháp Marker

phân tử để chọn tạo giống mới có các đặc tính mong muốn, trong đó đóng góp
nhiều nhất là Mỹ và Trung Quốc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Hiện nay có rất nhiều các tổ chức được thành lập và đang nghiên cứu về đâu
tương như: Trung tâm nghiên cứu và đào tạo nông nghiệp cho vùng Đông Nam Á (The
Southeast Asian Regional Center for Graduate Study and Research in Agriculture-
SEARCA), Viện nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới (The International Institute of
Tropical Agriculture-ITA), Chương trình hợp tác nghiên cứu cây thực phẩm của các
nước Trung Mỹ (The Chinese People's Political Consultative Conference-
CPPCCMA), Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau mầm thế giới (The World
Vegetable Center -AVRDC), Chương trình đậu tương quốc tế INTSOY và ISVEX…
Đậu tương ngày nay ngày nay đang được quan tâm đến như một cây trồng quan
trọng trong hệ thống cây trồng nông nghiệp. Việc nghiên cứu, chọn tạo giống không
chỉ được một nước hay một vài nước quan tâm mà được cả thế giới quan tâm. Hơn thế
nữa, bên cạnh việc cải tiến năng suất và phẩm chất thì các nhà nghiên cứu còn chú ý
đến khả năng chống chịu với điều kiện hoàn cảnh, sâu bệnh của các giống đậu tương.
Nhìn chung các nghiên cứu đậu tương đi theo các hướng sau:
- Nhập nội các giống sau đó tiến hành thí nghiệm để chọn lọc các giống thích
nghi với các điều kiện của từng vùng.
- Thu thập vật liệu từ mọi nguồn sau đó tiến hành chọn lọc lai tạo, chọn lọc ra
những giống, dòng tốt.
- Khảo sát các giống trên mỗi vùng sinh thái từ đó tìm ra khả năng thích nghi
của mỗi giống trên mỗi vùng khác nhau.
- Bằng cách tạo biến dị, dùng các tác nhân vật lý, hóa học để tạo đột biến, tạo
vật liệu để chọn giống.
- Xác định lại vùng trồng đậu tương trên thế giới và mỗi nước trồng đậu tương
đạt năng suất và sản lượng cao.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu tương ở Việt Nam

Ở Việt Nam, đậu tương là cây trồng cổ truyền, thích nghi với nhiều vùng
sinh thái và khí hậu khác nhau. Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2012, đậu
tương đang được trồng tại 25 trong số 63 tỉnh thành cả nước, với khoảng 65% tại
các khu vực phía Bắc và 35% tại các khu vực phía Nam. Tuy nhiên, diện tích trồng
và sản lượng đậu tương ở nước ta trong thời gian qua bị giảm nghiêm trọng mặc dù
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều chủ trương để phát triển cây
trồng này. Nguyên nhân chủ yếu là do năng suất cây trồng còn thấp, chi phí sản xuất
lại khá cao và công nghệ thu hoạch vẫn còn rất lạc hậu.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam năm 2009-2013
Chỉ tiêu

Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2009 147,0 14,64 215,200
2010 197,8 15,10 298,600
2011 181,4 14,69 266,538
2012 120,8 14,52 175,295
2013 117,2 14,36 168,296
Nguồn: FAOSTAT, 2014
Năm 2013, diện tích đậu tương Việt Nam đạt 117,2 nghìn ha, năng suất
14,36 tạ/ha, sản lượng 168,296 nghìn tấn, so với năm 2010 diện tích gieo trồng cả
nước giảm 80,6 nghìn ha và sản lượng giảm 130,3 nghìn tấn.

Tại Việt Nam, từ lâu công tác chọn tạo giống đậu nành vẫn sử dụng chủ yếu
bằng phương pháp truyền thống, chọn tạo giống mới thông qua nhập nội, lai tạo và
đột biến thực nghiệm việc kết hợp ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện những tính
trạng đặc trưng chỉ mới được quan tâm nghiên cứu gần đây (Bùi Chí Bửu và cs.,
2010). Ở trong nước, nhiều công trình nghiên cứu về giống đậu tương đã được công
bố. Tính từ năm 1987 đến nay, Việt Nam đã có 31 giống đậu tương được công nhận
chính thức và tạm thời, những giống được giới thiệu ở miền Bắc qua công tác
nghiên cứu của nhiều Viện Trường trong thời gian gần đây như ĐVN 5, DT 2001,
ĐT 2006, AK 05 (Phạm Đồng Quảng, 2005) và các giống đậu tương đột biến như
DT 96, DT 84, DT 10, ĐT 26, ĐT 27 không những cho năng suất cao mà còn có
khả năng chịu hạn, đã phát huy tốt trong sản xuất.
Gần đây, Mai Quang Vinh và công sự (Viện Di truyền Nông nghiệp) qua
nhiều năm nghiên cứu đã tuyển chọn được giống đậu tương đột biến DT 2008 có
nhiều đặc tính nổi trội với điều kiện khí hậu bất thường, đề kháng khá với các bệnh
chính trên đậu nành như phấn trắng, gỉ sắt, sương mai, đốm nâu vi khuẩn. Giống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

trồng được 3 vụ/năm, năng suất trong điều kiện bình thường đạt 1,8-3 tấn/ha (Kim
Châu, 2008).
Qua quá trình nghiên cứu và chuyển giao TBKT cây trồng cạn cho các tỉnh
phía Nam, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thuộc Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã chọn tạo được một số giống đang
phát triển tốt trong sản xuất, cụ thể như sau:
- Tại Đăk Lăk và Gia Lai, trong Chương trình nghiên cứu và phát triển
KTXH vùng Tây Nguyên giai đoạn 2004 - 2006, một số giống mới thích nghi sinh
thái được xác định để giới thiệu cho vùng là HL 203, năng suất đạt 2,0 – 2,6 tấn/ha,
thời gian sinh trưởng 80 – 85 ngày (Đỗ Trung Bình và cs., 2007); OMDN 25-20
năng suất 1,9 – 2,4 tấn/ha, thời gian sinh trưởng 86 ngày; HL 07-2 năng suất 1,7 –
2,2 tấn/ha (Nguyễn Văn Chương và cs., 2010).

- Tại An Giang, trong Chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ cho nền
nông nghiệp bền vững của tỉnh An Giang, đề tài đã xác định được giống đậu tương
OMĐN 25-20, HL 203 và DT 2006, thích hợp canh tác cho vụ Đông Xuân và Xuân
Hè tại Chợ Mới, Tân Châu thời gian sinh trưởng từ 82 – 86 ngày, năng suất biến động
3,05 – 3,21 tấn/ha, trung bình đạt 3,15; 3,08; và 3,07 tấn/ha theo thứ tự, kháng bệnh rỉ
sắt tốt, vượt đối chứng từ 16 – 18% có ý nghĩa (Nguyễn Văn Chương và cs., 2010)
- Tại Cần Thơ, trong chương trình chọn giống thích ứng biến đổi khí hậu, vụ
Đông Xuân 2011/2012, kết quả có 2 giống đậu tương được đánh giá nhiều nhất là
OMĐN110, OMĐN29 (Nguyễn Thị Lang, 2011).
- Trong chương trình phối hợp nghiên cứu giữa Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp Miền Nam và Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long về chọn tạo giống
đậu nành kháng bệnh rỉ sắt (Phakopsora pachyrhizi) cho các tỉnh phía Nam, đã
tuyển chọn được các giống OMĐN 29, OMĐN 1 và HL 07-15 có tính chống chịu
tốt và năng suất cao, giống đã và đang phát triển rộng tại Đồng Nai, Đăk Lăk, Đồng
Tháp và An Giang. Đề tài cũng xác định được chỉ số đa dạng di truyền tại 15 loci
cho phép nhà chọn giống khai thác hữu hiệu nguồn vật liệu phục vụ chương trình
cải tiến giống đậu nành. Khai thác thành công chỉ thị SSR trong quần thể BC4F1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

trong xác định gene kháng Rpp5 định vị giữa hai marker Sat_275 và Sat_280 (Bùi
Chí Bửu, 2010).
- Kết quả của đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống đậu đỗ cho vùng Đông Nam
bộ và Tây Nguyên” 2009 – 2012, đã tuyển chọn được giống HL 07-15 có khả năng
thích nghi rộng, năng suất tương đối ổn định, đạt từ 1,5 – 1,8 tấn/ha trong mùa mưa;
và 2,2 – 3,5 tấn/ha trong mùa khô không những tại Đông Nam bộ, Tây Nguyên mà
còn cả Đồng bằng sông Cửu Long, hiện đang phát triển nhiều ở Đồng Tháp và An
Giang (Nguyễn Văn Chương và cs, 2012).
- Trong chương trình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương chịu hạn, kế thừa
nguồn gene nhập nội từ Trung tâm Công nghệ Sinh học Đậu tương Missouri, Hoa

Kỳ. Sử dụng giống đậu nành chịu hạn có hệ số héo chậm PI 416937, PI 471938 lai
tạo với nhiều giống năng suất cao đã tạo ra nhiều dòng chịu hạn triển vọng.
Trong chương trình nghiên cứu phối hợp với Trung tâm Công nghệ Sinh học
Đậu tương thuộc Đại học Missouri Hoa Kỳ và Viện Khoa học Cây trồng thuộc Cục
Quản lý và Phát triển Nông thôn Hàn Quốc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
Miền Nam đang quản lý gần 12.000 dòng lai F6 của 35 quần thể tái tổ hợp với
nhiều tính trạng quý hiếm: chịu hạn, chịu úng, kháng tuyến trùng, kháng bệnh rỉ sắt,
hàm lượng dầu cao, nhóm thực phẩm chức năng với hàm lượng allergin thấp và
nguồn gene có chứa Omega α cao. Đây là nguồn vật liệu phong phú, giàu tiềm năng
để phát triển giống mới có định hướng. Kết quả đánh giá các dòng lai qua các thế hệ
đã tuyển chọn được một số dòng đậu tương chịu hạn, có thực phẩm chức năng cao,
có triển vọng để phát triển giống mới trong những năm tới.
Nhìn chung, giống đậu tương mới đã góp phần nâng cao năng suất đậu đỗ
nói chung trên toàn quốc. Giống mới được giới thiệu thì nhiều, nhưng tỷ lệ ứng
dụng giống mới còn ít, chưa có sự đa dạng về nhóm giống, chủng loại giống, tính
hiệu quả trong sản xuất còn thấp. Do vậy, việc nghiên cứu, chọn tạo giống đậu
tương cho sản xuất là một trong những biện pháp cần thiết để khai thác đặc điểm ưu
việt của giống, cải thiện năng suất nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, góp phần
phát triển nông nghiệp toàn diện và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

1.3. Bệnh thối thân thối rễ trên cây đậu tương
1.3.1. Lịch sử phát hiện
Bệnh thối thân thối rễ ở đậu tương được phát hiện lần đầu tiên ở Indiana
1948 và Ohio Mỹ năm 1951 và đã được quan sát ở khu vực đậu tương sản xuất khác
bao gồm Úc, Châu Âu, Châu Á, và châu Phi (Schmitthenner, 1999). Ở Trung Quốc,
bệnh này được thu thập lần đầu vào năm 1991 tại tỉnh Hắc Long Giang (Shen & Su,
1991), và kể từ đó, bệnh này có thể xảy ra ở hầu hết các khu vực sản xuất đậu tương
của tỉnh (Cui et al., 2010). Tác nhân gây bệnh của nó, Phytophthora sojae, được xác

định đầu tiên vào năm 1958 (Kaufmann và Gerdemann,1958). Trung tâm xuất xứ
của tác nhân gây bệnh chưa được kết luận chính xác (Qutob et al., 2000). Trong
thời gian cuối những năm 1970, có 300000 ha đậu tương (khoảng 10% tổng sản
lượng đậu tương ở Ohio) đã bị thiệt hại do Phytophthora sojae.
Phytophthora sojae tương tác với đậu tương trong mô hình gen-đối-gen, và
55 chủng của P.sojae có được xác định tại Hoa Kỳ và các nước khác (Ryley et al.,
1998). Hiện nay trên thế giới đã phát hiện được hơn 70 chủng nấm gây bệnh
(Stewart, 2011), đây là một bệnh phổ biến ở hầu hết các vùng đậu tương phát triển
và là một trong những nguyên nhân chính gây mất mùa.
1.3.2. Triệu chứng
Phytophthora sojae là một tác nhân gây bệnh tồn tại trong đất, hình thành
một mối quan hệ ký sinh với đậu tương, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, cây
đậu tương dễ bị nhiễm bệnh do Phytophthora sojae ở tất cả giai đoạn phát triển
của nó (Dorrance & Martin, 2000). Cây có hiện tượng bị héo cũng như thối rễ,
thối thân, hoại tử rễ và thân mầm, gân lá và toàn bộ cây sẽ chuyển sang màu nâu,
lá chuyển sang màu vàng, cây héo và chết. Trong các giống mẫn cảm, thiệt hại có
thể lên tới 100%, và năng suất giảm 20-50% với các giống kháng vừa phải. Các
triệu chứng thường xuất hiện sau khi gieo hạt từ 1- 2 tuần sau khi mưa lớn và đất
thoát nước kém.

×