Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ gà thịt được sản xuất theo hướng an toàn sinh học của hộ nông dân ở huyện chương mỹ, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------

DƯƠNG THỊ THÚY AN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
GÀ THỊT ĐƯỢC SẢN XUẤT THEO HƯỚNG AN TỒN SINH
HỌC CỦA HỘ NƠNG DÂN Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------

DƯƠNG THỊ THÚY AN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
GÀ THỊT ĐƯỢC SẢN XUẤT THEO HƯỚNG AN TỒN SINH
HỌC CỦA HỘ NƠNG DÂN Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ

: 60.34.04.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VIẾT ĐĂNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực khách quan và chưa
từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày.....tháng......năm
Tác giả luận văn

Dương Thị Thúy An

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii



LỜI CẢM ƠN
Được sự động viên giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, các cơ, gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp tơi đã hồn thành khóa học và hồn thiện cuốn luận văn này.
Tơi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn
Viết Đăng người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý đào tạo, các thầy cô giáo trong Khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách - Học
viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi hồn thiện cuốn luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công chức, viên chức phòng kinh
tế huyện Chương Mỹ - Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập hồn
thiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn cán bộ của Chi cục Thú y Hà Nội, Trung tâm
phát triển chăn nuôi Hà Nội và các hộ chăn nuôi đã giúp đỡ tôi trong việc thu
thập số liệu phục vụ nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ công nhân viên Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập tại Học viện và hồn thiện luận
văn này.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người
thân những người đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt q trình hồn thiện khóa
học này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2015
Tác giả

Dương Thị Thúy An

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................ x
PHẦN I. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2

1.2.1

Mục tiêu chung...................................................................................... 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 2

1.3

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 3


1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 3

1.4.1

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 3

1.4.2

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................. 4
2.1

Cơ sở lý luận .......................................................................................... 4

2.1.1

Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 4

2.1.2

Lý luận về chăn ni gà an tồn sinh học ............................................ 11

2.1.3

Nội dung nghiên cứu về sản xuất và tiêu thụ gà thịt được sản xuất theo
hướng an toàn sinh học ........................................................................ 14


2.1.4

Đặc điểm của sản xuất và tiêu thụ gà thịt sản xuất theo hướng an toàn
sinh học ............................................................................................... 19

2.1.5

Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ gà thịt sản xuất theo
hướng an toàn sinh học ........................................................................ 22

2.2

Cơ sở thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ gà thịt trên thế giới và Việt Nam ... 23

2.2.1

Tình hình sản xuất và tiêu thụ gà thịt trên thế giới ............................... 23

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv


2.2.2

Kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ gà thịt sản xuất theo hướng an toàn
sinh học ở một số địa phương trong nước ........................................... 30

PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 34
3.1


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................. 34

3.1.1

Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 34

3.1.2

Điều kiện kinh tế xã hội...................................................................... 37

3.2

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 46

3.2.1

Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu ................................... 46

3.2.2

Phương pháp thu thập tài liệu .............................................................. 46

3.2.3

Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin ................................................ 47

3.2.4

Phương pháp phân tích thơng tin ......................................................... 47


3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 48
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 50
4.1

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ gà thịt sản xuất theo hướng an toàn sinh
học ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội ....................................................... 50

4.1.1

Khái quát tình hình chăn ni gà ở huyện ChươngMỹ ......................... 50

4.1.2

Tình hình sản xuất gà thịt sản xuất theo hướng an toàn sinh học của các hộ
điều tra ................................................................................................. 55

4.1.3

Thực trạng tiêu thụ gà thịt sản xuất theo hướng an toàn sinh học của hộ
nông dân ở huyện Chương Mỹ ............................................................ 81

4.2

Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ gà thịt sản
xuất theo hướng an toàn sinh học của huyện Chương Mỹ .................... 87

4.2.1

Yếu tố đầu vào .................................................................................... 87


4.2.2

Yếu tố thị trường ................................................................................. 90

4.2.3

Thu nhập của người tiêu dùng ............................................................. 91

4.2.4

Thông tin thị trường ............................................................................ 92

4.2.5

Dân số ................................................................................................. 92

4.2.6

Giá cả của hàng hóa liên quan ............................................................. 93

4.3

Một số giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ gà thịt sản xuất theo
hướng an toàn sinh học của huyện Chương Mỹ ................................. 94

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v



4.3.1

Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất và tiêu thụ gà thịt được sản
xuất theo hướng an toàn sinh học ở huyện Chương Mỹ ....................... 94

4.3.2

Một số giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ gà thịt được sản xuất
theo hướng an toàn sinh học ở huyện Chương Mỹ ............................... 94

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 101
5.1

Kết luận............................................................................................. 101

5.2

Kiến nghị .......................................................................................... 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 103
PHỤ LỤC....................................................................................................... 106

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATSH


An toàn sinh học

ATTP

An toàn thực phẩm

BQ

Bình qn

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã

KH

Kế hoạch

KT

Kỹ thuật

KTTT

Kinh tế thị trường


NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn



Quyết định

QL

Quốc lộ

QM

Quy mơ

TB

Trung bình

TB&XH

Thương binh và xã hội

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TL

Tỉnh lộ

TSCĐ

Tài sản cố định

TT

Trang trại

TTCN

Tập trung chăn nuôi

TTCN - XDCB

Tiêu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản

UBND

Uỷ ban nhân dân


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1 Sản lượng thịt hơi gia cầm toàn cầu 2000 – 2014....................................... 24
2.2 Sản lượng gà thịt ở Châu Á giai đoạn 2000 - 2014 .................................... 26
2.3 Tiêu dùng thịt gia cầm trên thế giới (kg / người / năm) .............................. 29
3.1 Tình hình sử dụng đất tại huyện Chương Mỹ giai đoạn 2011 - 2013 .......... 39
3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Chương Mỹ qua các năm 2011
- 2013 ....................................................................................................... 41
3.3 Tình hình sản xuất nơng nghiệp của huyện Chương Mỹ qua các năm (2011 2013) ........................................................................................................ 45
3.4 Phân bổ mẫu điều tra tại huyện Chương Mỹ ............................................. 46
4.1 Tổng hợp các hộ chăn nuôi của huyện Chương Mỹ 2012 – 2014 .............. 52
4.2 Thống kê số lượng gà nuôi của huyện Chương Mỹ, 2012 -2014 ................ 53
4.3 Thông tin chung của các chủ hộ và hộ điều tra .......................................... 56
4.4 Tình hình về cơ sở vật chất, chuồng trại trong sản xuất gà thịt theo hướng an
toàn sinh học ở các hộ điều tra ................................................................... 60
4.5 Thông tin chung về con giống trong sản xuất gà thịt theo hướng an tồn sinh
học ở các hộ điều tra ................................................................................. 62
4.6 Tình hình chuẩn bị thức ăn, nước uống trong sản xuất gà thịt theo hướng an
toàn sinh học ở các hộ điều tra .................................................................. 64

4.7 Tình hình quản lý ni dưỡng, điều kiện vệ sinh thú y trong sản xuất gà thịt
theo hướng an toàn sinh học ở các hộ điều tra........................................... 68
4.8 Quy mô sản xuất, sản lượng theo giống gà ni theo hướng an tồn sinh học
ở các nhóm hộ điều tra.............................................................................. 70
4.9 Chi phí đầu tư sản xuất gà thịt theo hướng an toàn sinh học của các hộ điều
tra sử dụng giống gà trắng CP707 do CP cung cấp (tính bình qn cho 1000
gà/lứa/hộ) ................................................................................................. 73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii


4.10 Chi phí đầu tư sản xuất gà thịt theo hướng an toàn sinh học của các hộ điều
tra sử dụng giống gà lai mía ...................................................................... 76
4.11 Hiệu quả kinh tế sản xuất gà thịt theo hướng an toàn sinh học của các hộ
điều tra sử dụng giống gà trắng CP707 do CP cung cấp ........................... 78
4.12 Hiệu quả kinh tế sản xuất gà thịt theo hướng an toàn sinh học của các hộ
điều tra sử dụng giống gà lai mía (tính bình qn cho 1000 gà/lứa/hộ) ..... 80
4.13 Giá bán gà thịt sản xuất theo hướng an toàn sinh học của các hộ điều tra
năm 2014 .................................................................................................. 86
4.14 Nguồn vốn sản xuất gà thịt của các nhóm hộ điều tra ................................. 90

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Số sơ đồ


Tên sơ đồ

Trang

2.1

Các kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ...................................................... 7

2.2

Hoạt động của quá trình tiêu thụ sản phẩm ............................................. 17

4.1

Các kênh tiêu thụ gà thịt theo hướng an toàn sinh học ................................. 83

Số biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Sản lượng gà thịt ở Trung Quốc, 1990 – 2014......................................... 25

2.2

Công nghiệp gà thịt ở Ấn Độ, 1900 – 2014 ............................................. 27


2.3

Sản lượng gà thịt của Thái Lan, 1990 - 2014 ........................................... 28

2.4

Sản lượng gà thịt của Thổ Nhĩ Kỳ, 1990 - 2014 ...................................... 28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page x


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử, nền nông nghiệp nước ta vốn đã là nền nông nghiệp trồng
lúa nước, chăn nuôi chưa được chú trọng phát triển như là một ngành sản xuất
độc lập, mà mới được coi là một hoạt động sản xuất phụ nhằm hỗ trợ cho ngành
trồng trọt. Mục đích chính của chăn nuôi lấy thịt, trứng sữa không được người
sản xuất nhắc đến mà dường như người ta chỉ hướng tới mục tiêu về cung cấp
sức kéo làm đất và cung cấp phân bón cho cây trồng.
Sau ngày hồ bình và thống nhất đất nước, nền kinh tế bước vào giai đoạn phục
hồi và phát triển – vị trí và vai trị của ngành chăn ni đã được nhìn nhận và
đánh giá đúng với mục tiêu phấn đấu đưa chăn ni thành một ngành sản xuất
chính trong nơng nghiệp. Nhờ đó, ngành chăn ni ở nước ta đã có bước chuyển
biến tích cực so với năm 1975 giá trị sản xuất ngành chăn ni (tính theo giá cố
định năm 1994) năm 2000 tăng gấp 3.93 lần trong khi đó giá trị sản xuất ngành
trồng trọt tăng 3.08 lần. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong giá trị
sản xuất nông nghiệp tăng từ 14,62% năm 1975 lên 19,7% năm 2000 (Trần Văn

Tâm, 2013).
Trong quá trình hội nhập ngành chăn ni của nước ta đã phát triển nhanh
chóng đồng thời theo đà hội nhập quốc tế, thương mại, du lịch. Mà Chăn nuôi là
ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu
cho người dân. Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải
quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn cho biết, sản lượng nông nghiệp, chăn nuôi trong nước năm 2012 "được
mùa". Tuy nhiên sức mua kém dẫn đến tình trạng giá thịt gà, thịt gà... giảm
mạnh. Một thống kê mới đây của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cho thấy, hiện giá bán lợn và gà tại các thành phố giảm 30-40% so với
những tháng đầu năm 2012, sức mua hạ 50% khiến người chăn nuôi lao đao
(Trần Văn Tâm, 2013).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


Chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan
trọng thứ hai (sau chăn ni lợn) trong tồn ngành chăn ni của Việt Nam.
Hàng năm, cung cấp khoảng 350-450 ngàn tấn thịt và hơn 2,5-3,5 tỷ quả trứng.
Tuy nhiên, chăn nuôi gà của nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán,
lạc hậu, năng suất thấp, dịch bệnh nhiều, sản phẩm hàng hố cịn nhỏ bé. Bình
qn sản lượng thịt xẻ, trứng/người chỉ đạt 4,5-5,4kg/người/năm và 35
trứng/người/năm (Trần Xuân Công, 2009).
Để chăn nuôi gia cẩm phát triển bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế cao,
Trung tâm khuyến nông Hà Nội đã truyền đạt và trao đổi một số nội dung chính
trong chăn ni gà an tồn sinh học tại một số địa phương nhằm khuyến cao
người dân nuôi gia cầm theo hướng tập trung có kiểm sốt, đảm bảo an tồn dịch

bệnh để giảm rủi ro cho người chăn ni. Tuy nhiên chăn ni của Việt Nam vẫn
trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, gặp nhiều vướng mắc trong quá trình tiêu
thụ sản phẩm. Xuất phát từ vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ gà thịt được sản xuất theo hướng an tồn
sinh học của hộ nơng dân ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ gà thịt được sản xuất theo hướng
an toàn sinh học của hộ nông dân trên địa bàn huyện Chương Mỹ, từ đó đề xuất
những giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
gà thịt sản xuất theo hướng an toàn sinh học của huyện Chương Mỹ trong thời gian
tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất, tiêu thụ gà
thịt sản xuất theo hướng an toàn sinh học.
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ gà thịt sản xuất theo hướng
an tồn sinh học của hộ nơng dân ở huyện Chương Mỹ trong những năm qua.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ gà thịt sản xuất
theo hướng an toàn sinh học của hộ nông dân huyện Chương Mỹ trong thời gian
tới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ gà thịt
sản xuất theo hướng an tồn sinh học của hộ nơng dân trong những năm tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến sản xuất và
tiêu thụ gà thịt được sản xuất theo hướng an tồn sinh học của hộ nơng dân ở

huyện Chương Mỹ:
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ gà thịt được sản xuất theo hướng an tồn
sinh học của hộ nơng dân huyện Chương Mỹ hiện đang diễn ra như thế nào?
- Các chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay ảnh hưởng như thế nào
đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gà thịt sản xuất theo hướng an tồn
sinh học của hộ nơng dân ở huyện Chương Mỹ?
- Nhu cầu thị trường ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm gà thịt an tồn sinh học của hộ nơng dân ở huyện Chương Mỹ?
- Giải pháp nào để phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà thịt sản xuất
theo hướng an tồn sinh học của hộ nơng dân ở huyện Chương Mỹ?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những yếu tố có liên quan đến phát triển sản xuất và tiêu thụ
gà thịt sản xuất theo hướng ATSH của các hộ nông dân trong huyện Chương Mỹ,
Hà Nội.
- Đối tượng cụ thể là nghiên cứu những hộ, cơ sở sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm gà thịt theo hướng ATSH ở huyện Chương Mỹ.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ gà thịt sản
xuất theo hướng ATSH của huyện Chương Mỹ, Hà Nội
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện
Chương Mỹ, Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: thời gian thực hiện đề tài từ 4/2014 -5/2015. Thời
gian nghiên cứu (số liệu thứ cấp) qua 3 năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3



PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1Khái niệm về sản xuất
a. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hịa các yếu tố đầu vào để tạo ra sản
phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đầu ra (Mai Ngọc Cường, 1995). Nếu giả thiết sản
xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng các đầu vào hợp lý,
người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm số sản xuất:
Q = f(X1,X2,X3…..,Xn)
Trong đó: Q là số lượng một loại sản phẩm nhất định;
X1,X2,X3…..,Xn là lượng của một số yếu tố đầu vào.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
Theo Mai Ngọc Cường, (1995) thì các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản
xuất gồm có:
Thứ nhất là vốn sản xuất: Vốn đối với q trình sản xuất là vơ cùng quan
trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi khi tăng tổng số vốn sẽ dẫn
tới tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa.
Thứ hai là lực lượng lao động: Là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình
sản xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất
là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó
chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
Thứ ba là đất đai: Là yếu tố sản xuất khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng với
ngành nơng nghiệp, mà cịn rất quan trọng trong nghành sản xuất công nghiệp và
dịch vụ. Đất đai là yếu tố cố định lại bị giới hạn bởi quy mô, nên người ta phải
đàu tư thêm vốn và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng đất đai.
Thứ tư là khoa học và công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo
ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Ngồi ra cịn một số yếu tố khác: Quy mơ sản xuất, các hình thức tổ chức
sản xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, các
thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản
phẩm,…cũng có tác động đến q trình sản xuất.
2.1.1.2 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
a. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất. Qua giai đoạn
này người sản xuất mới đánh giá được kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Do
đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với bất kỳ người
sản xuất nào khi tham gia vào thị trường, đây cũng là cơ sở để người sản xuất
đưa ra giải pháp khắc phục và định hướng cho phát triển của mình (Mai Ngọc
Cường, 1995). Theo Lê Thụ , (1993) có thể hiểu hoạt động tiêu thụ sản phẩm
theo hai nghĩa sau:
- Theo nghĩa mở rộng: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế
bao gồm nhiều khâu, nó có quan hệ mật thiết với nhau như: nghiên cứu thị trường,
xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ
tiêu thụ, xúc tiến bán hàng ... nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất.
- Theo nghĩa hẹp: Hoạt động tiêu thụ là việc chuyển quyền sở hữu sản
phẩm cho khách hàng (người mua) và thu được tiền từ hoạt động này. Hoạt động
tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa để
thỏa mãn lợi ích của người sản xuất cũng như thỏa mãn nhu cầu sử dụng hàng
hóa của khách hàng.
Dù hiểu theo nghĩa nào thì hoạt động thiêu thụ sản phẩm nói chung được

cấu thành bởi các yếu tố sau:
+ Các chủ thể kinh tế tham gia: người mua và người bán
+ Đối tượng đem trao đổi: sản phẩm hàng hóa
+ Thị trường: là nơi diễn ra trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán.

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


b. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa phải thơng qua thị trường, thị trường
được coi là một nơi mà ở đó có người bán người mua tự tìm đến nhau để thỏa
thuận nhu cầu của cả hai bên.
Chức năng của thị trường: chức năng thừa nhận hoặc chấp nhận hàng hóa,
dịch vụ; chức năng thực hiện; chức năng điều tiết kích thích sản xuất và tiêu
dùng xã hội; chức năng thông tin (Nguyễn Nguyên Cự, 2005).
Các quy luật của thị trường: quy luật cung – cầu, quy luật giá trị, quy luạt
cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư (V.I. Lênin Toàn tập, Tập 1)
c. Kênh phân phối sản phẩm
Kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi: là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở
sản xuất kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào q trình tạo dịng vận
chuyển sản phẩm chăn nuôi từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Có thể nói đây là
một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của
người mua và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi của người chăn nuôi. Tất cả những người
tham gia vào kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi được gọi là các thành viên của kênh, các
thành viên nằm giữa người sản xuất và người người tiêu dùng là những trung gian
thương mại, các thành viên này tham gia nhiều kênh tiêu thụ và thực hiện các chức
năng khác nhau (Nguyễn Văn Cự, 2005).
Các loại kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

Các tổ chức tham gia vào kênh tiêu thụ với những cách thức liên kết khác
nhau hình thành nên những cấu trúc kênh khác nhau. Cấu trúc kênh phân phối
được xác định qua chiều dài và bề rộng của hệ thống kênh. Do đó mà các kênh
phân phối của sản phẩm chăn nuôi được thể hiện qua Sơ đồ 2.1.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


Hộ chăn nuôi

Người thu gom

Người giết mổ

Người bán
buôn

Người bán lẻ

Người tiêu dùng
Sơ đồ 2.1: Các kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
(Nguồn: Phạm Thị Huân, 2009)
- Kênh 1: kênh tiêu thụ trực tiếp: Hộ chăn nuôi → người giết mổ → người
tiêu dùng. Đây là kênh mà người chăn nuôi trực tiếp bán cho người giết mổ mà
không thông qua một trung gian nào. Đặc điểm của kênh này là người chăn ni
chỉ bán với số lượng ít chủ yếu là người trong cùng địa bàn.
- Kênh 2: Người chăn nuôi → thợ giết mổ → người bán lẻ → người tiêu
dùng. Ở kênh này người bán lẻ lấy sản phẩm của người giết mổ để bán cho người

tiêu dùng
- Kênh 3: Người chăn nuôi → người giết mổ → người bán buôn → người bán
lẻ → người tiêu dùng. Kênh này sản phẩm đến được tay người tiêu dùng phải thông
qua hai trung gian thương mại là người bán buôn và người bán lẻ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


- Kênh 4: Hộ chăn nuôi → người thu gom → người giết mổ → người bán
buôn → người bán lẻ → người tiêu dùng. Kênh này thường tập hợp tất cả các sản
phẩm chăn nuôi để bán cho các lò giết mổ. Đặc điểm của kênh này là khối lượng lưu
chuyển thường lớn, đôi khi người chăn nuôi bị ép giá (Phạm Thị Huân, 2009).
d. Các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm
Một là, quá trình sản xuất: Muốn tiêu thụ được thuận lợi thì khâu sản xuất
phải đảm bảo số lượng một cách hợp lý, chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ
và được cung ứng đúng thời gian.
Thứ hai là, thị trường tiêu thụ: Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, để
đạt được mục đích đó thì các doanh nghiệp phải tiêu thụ được mặt hàng của mình
sản xuất ra trên thị trường. Do đó thị trường tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến
cơng tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và còn ảnh hưởng đến cả quá trình
sản xuất kinh doanh.
Thứ ba là, giá cả mặt hàng: Giá cả được xem như là một tín hiệu đáng tin
cậy phản ánh tình hình biến động của thị trường. Trong nền kinh tế thị trường giá
cả là một tín hiệu phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán,
giữa các nhà sản xuất kinh doanh và thị trường xã hội.
Thứ tư là chất lượng sản phẩm hàng hóa: Chất lượng sản phẩm hàng hóa
là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp (Lê Trọng, 1998).

Thứ năm là, hành vi của người tiêu dùng: Mục tiêu của người tiêu dùng là
tối đa hóa độ thỏa dụng, vì thế trên thị trường người mua lựa chọn sản phẩm
hàng hóa xuất phát từ sở thích, quy luật cầu và nhiều nhân tố khác. Trong quá
trình tiêu thụ sản phẩm thì hành vi người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn (Mai
Ngọc Cường, 1995).
Thứ sáu là, chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Các
chính sách trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cũng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ bảy là, sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường: Mức độ canh
tranh phụ thuộc vào số lượng doanh nghiệp tham gia vào sản xuất kinh doanh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


mặt hàng đó. Vì vậy, doanh nghiệp phải có đối sách phù hợp trong cạnh tranh để
tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình.
e. Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
Quảng cáo
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin cho các
phần tử trung gian hoặc cho khách hàng cuối cùng trong khoảng khơng gian và
thời gian nhất định (Đặng Đình Đào, 1999).
Thực chất của quảng cáo là thông tin đến công chúng, người tiêu dùng về
sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm ấy Mục tiêu của quảng cáo là
đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ cũng như làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp, lôi kéo ngày càng nhiều khách hàng về phía doanh nghiệp, tạo lập
uy tín cho doanh nghiệp. Quảng cáo nhằm giới thiệu những sản phẩm mới hoặc
những sản phẩm được cải tiến cho khách hàng, làm cho khách hàng biết được
những điểm khác biệt tốt hơn của doanh nghiệp, góp phần tăng khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ . Phương tiện quảng cáo rất đa dạng và

phong phú, cụ thể những phương tiện quảng cáo ngoài mạng lưới tiêu thụ bao
gồm:
- Báo chí, là phương tiện quảng cáo nhằm vào đối tượng trên phạm vy
rộng, nội dung quảng cáo báo chí thường gồm 3 bộ phận hợp thành: chữ, trang vẽ
quảng cáo, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Đài phát thanh: là phương tiện quảng cáo thơng dụng, có khả năng thơng báo
nhanh, rộng rãi. Để nâng cao hiệu quả quảng cáo bằng radiô cần chú ý tới thời điểm
thông tin, số lần lặp lại thông tin và thời gian dành cho một thơng tin (Lê Thụ, 1993).
- Vơ tuyến truyền hình: là phương tiện quảng cáo thông dụng nhất hiện
nay, thông qua hình ảnh sản phẩm ở góc độ có lợi nhất (nhờ kỹ xảo điện ảnh) để
các hộ gia đình bị kích thích, lơi cuốn và quan tâm đến sản phẩm, nhất là sản
phẩm mới.
- Áp phích: là hình thức cho phép khai thác tối đa, lợi về kích thước hình
ảnh, màu sắc, vị trí, chủ đề quảng cáo. áp phích quảng cáo gồm bảng quảng cáo
và các tờ quảng cáo (Trần Minh Đạo, 2000).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


- Bao bì và nhãn hiệu hàng hóa: Đây là phương tiện quảng cáo hàng hóa quan
trọng và thơng dụng, có hiệu quả cao. Phương tiện quảng cáo này làm khách hàng tập
trung chú ý ngày vào hàng hóa. Nó vừa góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa vừa
bảo đảm giá trị sử dụng của hàng hóa (Trần Minh Đạo, 2000).
- Quảng cáo bằng bưu điện: Đây là quảng cáo mà doanh nghiệp liên hệ
với khách hàng quan trọng, gửi cho họ catalog, thư chúc tết quảng cáo, mẫu hàng
và các ấn phẩm quảng cáo qua bưu điện. Hiệu quả của phương tiện này không
lớn do chỉ tập trung vào một số lượng khách hàng cụ thể (Lê Thụ, 1993).
Những hình thức quảng cáo bên trong mạng lưới thương mại

- Biển đề tên cơ sở sản xuất kinh doanh: yêu cầu tên cơ sở phải rõ ràng,
đẹp, viết bằng chữ lớn đảm bảo cho người qua đường bằng phương tiện cơ giới
có thể nhìn thấy được và đặt chính giữa lối vào cửa chính cơ quan (Nguyễn Duy
Bột, 1997).
- Tủ kính quảng cáo: là hình thức quảng cáo chính và phổ biến của hệ
thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Tủ kính có nhiều loại: tủ kính cửa sổ, tủ
kính giữa gian... mỗi loại phù hợp với một vị trí và có tác dụng riêng.
- Bày hàng ở nơi bán hàng: là hình thức quảng cáo phổ biến trong mọi loại hình
thương nghiệp có quy mơ cơ cấu mặt hàng và địa điểm doanh nghiệp khác nhau. Nó
thích hợp cho cả mạng lưới thương nghiệp bán buôn và bán lẻ (Đặng Đình Đào, 1999).
- Quảng cáo thơng qua người bán hàng thông báo cho khách hàng bằng
miệng và bằng chữ về hàng hóa, nội quy bán hàng, phương thức bán và phương
thức thanh tốn... Người bán hàng phải có kiến thức về hàng hóa, biết nghệ thuật
chào hàng, biết trình bày sản phẩm và những kiến thức cần thiết khác về thị
trường hàng hóa (Đặng Đình Đào, 1999).
Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm khác
- Tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo chuyên đề, mời ăn, tặng quà với
mục đích xây dựng mối quan hệ cộng đồng, mối quan hệ thân thiện giữa doanh
nghiệp và khách hàng, gây lòng tin cho khách hàng đối với doanh nghiệp. Từ đó
tạo sự ủng hộ của khách hàng đối với doanh nghiệp trên khía cạnh nào đó tạo sự
ràng buộc giữa khách hàng với doanh nghiệp (Nguyễn Duy Bột, 1997).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


- Chiêu hàng: là biện pháp được doanh nghiệp sử dụng để khuyến khích tiêu
thụ sản phẩm. Phương pháp chiêu hàng thường dùng là tặng quà cho khách hàng.
- Chào hàng: sử dụng nhân viên bán hàng đến giới thiệu và bán trực tiếp

sản phẩm cho khách hàng.
- Hội trợ triển lãm nhằm giới thiệu sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp
với khách hàng và công chúng. Hội chợ là nơi các doanh nghiệp gặp gỡ nhau trao
đổi và tìm kiếm nguồn hàng mới, bạn hàng mới và ký kết hợp đồng mua bán ( Lê
Thụ, 1993).
- Xúc tiến bán hàng: là tập hợp các biện pháp có thể làm tăng lượng hàng
bán ra nhờ tạo ra được một lợi ích vật chất bổ xung cho người mua. Các biện
pháp xúc tiến bán hàng được áp dụng là trích thưởng cho người bán với số lượng
bán hàng vượt mức quy định, gửi phiếu mẫu hàng, bán với giá ưu đãi đặc biệt
cho một lô hàng, cho khách hàng mua hàng có phiếu mua hàng giảm giá hoặc
quay số mở thưởng...(Lê Thụ, 1993)
- Khuyến mãi, khuyếch trương nhằm thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị
trường. Các kỹ thuật sử dụng thường bao gồm: bán có thưởng, bốc thăm, bán trả
góp, quà tặng...
- Phương thức thanh tốn linh hoạt: Ngồi việc hỗ trợ chi phí vận chuyển
khách hàng cịn được tỉ lệ chiết khấu nhất định theo từng loại sản phẩm và theo
tổng sản phẩm mua của 1 quý, một năm. Ngoài ra cho các đại lý trả chậm, thanh
toán chuyển đổi hàng - hàng…
2.1.2 Lý luận về chăn nuôi gà an toàn sinh học
Khái niệm về an toàn sinh học trong chăn ni: An tồn sinh học đối với
các cơ sở chăn nuôi là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp vệ sinh thú y nhằm
ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngồi xâm nhập vào các cơ sở chăn ni và tiêu diệt
mầm bệnh tồn tại ở bên trong của cơ sở chăn ni đó.
Khái niệm an tồn sinh học trong chăn nuôi gia cầm: Là các biện pháp
kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học
xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và
hệ sinh thái.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11



Một số quy định về kỹ thuật trong chăn nuôi gà ATSH
Chuồng trại: Chuồng trại phải được xây dựng ở nơi cao ráo, có vành đai
chắn tính từ tường rào đến chuồng ni. Chuồng trại phải thống, mát và phải
có khu cách ly mới nhập hay bệnh. Vị trí xây chuồng trại phải cách biệt khu
dân cư xa các trại chăn ni khác, xa cơng trình cơng cộng... đặc biệt phải
cách xa chợ, cơ sở giết mổ động vật...; có tường rào bao quanh, chiều cao tối
thiểu khoảng 2m. Các cơ sở hành chính của trại phải cách biệt khu chăn nuôi
(Bùi Văn Phúc, 2009).
Giống: Chỉ nhập giống ở những trại có uy tín, khơng mang mầm bệnh.
Đàn giống mới nhập về phải có thời gian cách ly để theo dõi sau đó mới cho
vào chuồng ni. Loại thải triệt để những con giống nhiễm bệnh để tránh
làm lây lan mầm bệnh cho những con gia cầm khoẻ khỏe trong trại. Thực
hiện quy trình “cùng vào - cùng ra” trên cùng một dãy chuồng hay trong trại.
Không nuôi “gối đầu” dễ làm lây truyền mầm bệnh từ lứa này sang lứa khác.
Nuôi riêng biệt từng loại gia cầm: Khu ấp nở xuất bán; khu gà mới nở, gà con, gà
hậu bị, gà đẻ...; phải có khu riêng để ni gà mới nhập về; không nuôi nhiều loại
gà, vịt, ngan, ngỗng, lợn... trong cùng một trại (Nguyễn Hoài Châu, 2006).
Tăng sức đề kháng trên cơ thể vật ni: Tiêm phịng vắc xin đúng lịch một
số loại bệnh truyền nhiễm thường gặp trên vật nuôi. Tăng sức đề kháng trên cơ
thể vật nuôi bằng cách cho ăn đủ đầy dinh dưỡng. Nước uống phải luôn sạch và
đầy đủ. Bổ sung thuốc tăng lực tăng sức. Cần chú ý vào thời điểm giao mùa, và
những giai đoạn thường xảy ra stress cho vật ni (như tiêm phịng, cai sữa, lẻ
bầy, chuyển chuồng, ồn ào, tiếng động đột ngột…), (Lê Việt Anh, 2003).
Giảm mật độ mầm bệnh từ môi trường nuôi: Thực hiện việc vệ sinh
chuồng trại nuôi mỗi ngày. Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại và đàn gia
cầm. Không đưa sản phẩm vật ni từ bên ngồi vào chuồng trại (thịt, trứng …).
Khi gia cầm chết do bệnh, hay chết đột ngột không rõ nguyên nhân phải được
tiêu hủy. Không được giết mổ bán thịt. Không bán chạy gia cầm bệnh, hay đang

điều trị bệnh. Khách tham quan, thăm viếng, xe chuyên chở ra vào trại nuôi phải
vệ sinh sát trùng kỹ lưỡng. Đối với hộ chăn ni gia đình nên tự thực hiện công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


tác thú y. Chỉ tham khảo ý kiến, báo với cán bộ thú y khi có dịch bệnh xảy ra
(QCVN – 15:2010/BNNPTNT).
Gà ta thả vườn tự do nên dùng lưới quây lại thành khu riêng biệt để vệ
sinh, khử trùng như đối với một trại kín.
Đối với con người: Phải hạn chế mức thấp nhất khách viếng thăm trại;
công nhân chăn ni bố trí ăn ở tại trại (đặc biệt giai đoạn có nguy cơ phát dịch
cao) trước khi vào trại phải tắm rửa, vệ sinh, khử trùng, thay quần áo, mũ, ủng...
đặc biệt gia đình cơng nhân khơng nên chăn ni gia cầm ở gia đình mình; cán
bộ thú y, nhân viên kiểm tra phải tuân thủ các điều kiện khi ra vào trại; mọi công
việc nên tiến hành từ đàn gia cầm nhỏ đến đàn gia cầm lớn tuổi hơn; cán bộ thú y
làm ở trại không hành nghề thú y bên ngoài (Bùi Văn Phúc, 2009).
Đối với gia cầm và sản phẩm gia cầm: Gia cầm giống đưa vào trại phải
khỏe mạnh, lấy từ đàn đã được kiểm tra không nhiễm vi rút cúm hoặc các bệnh
truyền nhiễm khác. Gia cầm mới nhập phải nuôi cách ly tối thiểu 3 tuần để theo
dõi và cần thiết gửi mẫu xét nghiệm (Bùi Văn Phúc, 2009).
Cần kiểm tra chặt chẽ không mang thịt, sản phẩm gia cầm vào trại để sử
dụng. Trứng gia cầm đưa vào trại ấp phải lấy từ những cơ sở đã được xét nghiệm
không nhiễm vi rút cúm (Nguyễn Hoài Châu, 2006).
Phương tiện vận chuyển: Bố trí phương tiện vận chuyển nội bộ riêng trong
trại; các xe vận chuyển trước khi vào trại phải được phun xịt khử trùng bằng hóa
chất (đặc biệt ở bánh xe, gầm xe).
Dụng cụ chăn nuôi: Mỗi khu trại chăn nuôi phải sử dụng riêng. Trường
hợp luân chuyển dụng cụ phải vệ sinh khử trùng.

Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đối với tất cả những người có liên quan đến
quản lý, chăn nuôi trước khi ra vào trại.
Thức ăn phải sử dụng từ những cơ sở cung cấp đảm bảo sạch bệnh, không
sử dụng thức ăn bán trôi nổi hoặc sang nhượng thức ăn từ các cơ sở không rõ
nguồn gốc (Lê Việt Anh, 2003).
Nước uống phải sử dụng từ nguồn nước ngầm, nước máy đảm bảo, nên
khử trùng nước uống thật chặt chẽ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


Phải có hố sát trùng, dụng cụ; phun xịt trước cổng vào trại. Vào khu chăn
ni phải có các khay đựng thuốc sát trùng.
Định kỳ hàng tuần phải vệ sinh tiêu độc tồn khu vực trại, phát quang,
khơi thơng cống rãnh, rắc vôi bột, phun xịt thuốc sát trùng. Thu dọn, xử lý kỹ
chất thải trong trại (Nguyễn Hoài Châu, 2006).
Sau khi rửa, để khô nền chuồng và tường, sau đó qt bằng nước vơi nồng
độ 20%. Hoặc phun xịt bằng các loại hóa chất thích hợp. Vệ sinh dụng cụ chăn
nuôi hàng ngày (xô, xẻng...).
Tiêu diệt và ngăn chặn các loại động vật gây hại trực tiếp với gia cầm như
chuột, chim hoang dã...
Khi có gia cầm chết phải xử lý kỹ bằng cách đào hố sâu, đổ dầu đốt, rắc
vôi bột và lấp kỹ. Tuyệt đối không được vứt xác chết bừa bãi làm ô nhiễm môi
trường và lây lan mầm bệnh (Bùi Văn Phúc, 2009).
Nên nuôi nhốt gia cầm ở mật độ thấp (bằng 50% mật độ gia cầm/m2).
Thức ăn phải đảm bảo chất lượng, đủ thành phần dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh
thú y. Bổ sung chất khoáng, vitamin, các chất điện giải để chống stress. Cung cấp
đầy đủ nước uống sạch trong quá trình chăn nuôi.
Sử dụng đầy đủ các loại vaccin bệnh truyền nhiễm như dịch tả,

Gumboro...theo đúng quy trình cho các loại gia cầm. Chỉ sử dụng vắc xin cúm
gia cầm khi có hướng dẫn của Cục thú y.
Cần tạo mối quan hệ thật tốt với các gia đình xung quanh để có ý thức cùng
bảo vệ đàn gia cầm và bảo vệ môi trường sạch bệnh. Thường xuyên nắm bắt thông tin
kịp thời để xử lý các tình huống, đặc biệt khi có dịch bệnh (Bùi Văn Phúc, 2009).
2.1.3 Nội dung nghiên cứu về sản xuất và tiêu thụ gà thịt được sản xuất theo
hướng ATSH
2.1.3.1 Sản xuất gà thịt theo hướng ATSH
a.

Phát triển chăn nuôi gà ATSH theo hướng trang trại, tập trung, công nghiệp
Chăn nuôi gà tập trung xa khu dân cư là việc chăn nuôi gà xa khu vực

dân cư sinh sống, tập trung tại một điểm nào đó đã quy hoạch của địa phương,
việc chăn ni ít ảnh hưởng tới môi trường sống của khu dân cư.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


×