Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá thực trạng sản xuất và ảnh hưởng của làng nghề sản xuất miến đến môi trường tại xã Giới Phiên thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THỊ LAN PHƯỢNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT MIẾN
ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ GIỚI PHIÊN
THÀNH PHỐ YÊN BÁI - TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THỊ LAN PHƯỢNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT MIẾN
ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ GIỚI PHIÊN
THÀNH PHỐ YÊN BÁI - TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thu Hằng


THÁI NGUYÊN - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Phan Thị Thu Hằng
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa hề được sử dụng bảo vệ một học vị nào. Phần trích dẫn tài liệu
tham khảo đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Yên Bái, ngày......tháng......năm 2015
Người cam đoan

Vũ Thị Lan Phượng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài, tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt
tình và sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, Khoa đào tạo sau đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường, tập
thể các thầy cô giáo trong và ngoài Khoa đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn

thành quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phan
Thị Thu Hằng đã hết lòng tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ động viên tôi hoàn
thành tốt đề tài của mình.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, cơ quan, đồng nghiệp và bạn bè đã
động viên và cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập.
Do thời gian có hạn, lại là bước đầu làm quen với phương pháp nghiên
cứu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những
kiến thức đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận
này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Yên Bái, ngày......tháng......năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Thị Lan Phượng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................. ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 2

3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2
4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4

1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm làng nghề ............................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm chung của làng nghề ............................................................... 5
1.1.3. Phân loại và phân bố làng nghề .............................................................. 6
1.1.4. Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế-xã hội ........................ 8
1.1.5. Mục tiêu phát triển làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ........... 9
1.2. Một số kết quả nghiên cứu môi trường tại các làng nghề ........................ 10
1.2.1 Một số kết quả nghiên cứu môi trường làng nghề trên thế giới............. 10
1.2.1 Một số kết quả nghiên cứu môi trường làng nghề ở Việt Nam............. 12
1.3. Những vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề ......................................... 16
1.3.1. Sức ép từ hoạt động của làng nghề ....................................................... 16
1.3.2. Những tác động đến môi trường của làng nghề chế biến lương
thực thực phẩm ...................................................................................... 18
1.3.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe con
người, kinh tế- xã hội ............................................................................ 20


iv

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 22

2.1. Đối tượng và phạm vi, thời gian nghiên cứu ........................................... 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phân tích, tổng hợp tài liệu ...... 23
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ................ 23
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................ 26
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 28

3.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế- xã hội của làng nghề xã Giới
Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái .................................................... 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 28
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 31
3.2. Thực trạng sản xuất tại làng nghề sản xuất miến xã Giới Phiên, thành phố
Yên Bái, tỉnh Yên Bái ............................................................................... 36
3.2.1. Lịch sử phát triển làng nghề....................................................................... 36
3.2.2. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề
xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái .................................... 36
3.2.3. Hiện trạng môi trường và các nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất làng nghề ..... 41
3.2.4. Thực trạng quản lý môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của chính
quyền và cộng đồng làng nghề ................................................................... 44
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề đến môi
trường làng nghề xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái ......... 48
3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động làng nghề đến chất lượng môi
trường nước của làng nghề xã Giới Phiên .............................................. 48
3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động làng nghề đến chất lượng môi
trường đất của làng nghề xã Giới Phiên.................................................. 54


i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Phan Thị Thu Hằng
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa hề được sử dụng bảo vệ một học vị nào. Phần trích dẫn tài liệu
tham khảo đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Yên Bái, ngày......tháng......năm 2015
Người cam đoan

Vũ Thị Lan Phượng


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt

Diễn giải đầy đủ nội dung

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường


CBNSTP

Chế biến nông sản thực phẩm

CCN

Cụm công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

CTR

Chất thải rắn

CN-TTCN

Công nghiệp -Tiểu thủ công nghiệp

DHMT

Duyên hải miền trung

ĐBCL

Đồng bằng Cửu Long

ĐBSH


Đồng bằng sông Hồng

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

KH

Kế hoạch

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

ÔNMT

Ô nhiễm môi trường

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

UBND

Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề ..... 17
Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu nước mặt .................................................................. 23
Bảng 2.2 Vị trí lấy mẫu nước ngầm ................................................................ 24
Bảng 2.3. Vị trí lấy mẫu đất ............................................................................ 24
Bảng 2.4. Phương pháp phân tích của một số chỉ tiêu ô nhiễm ...................... 25
Bảng 3.1 : Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng xã Giới
Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái ......................................... 29
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2015 của xã
Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái ................................... 32
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Giới Phiên, thành phố

Yên Bái, tỉnh Yên Bái 3 năm 2013-2015 ......................................... 34
Bảng 3.4: Các công trình phúc lợi của xã Giới Phiên, thành phố Yên
Bái, tỉnh Yên Bái .............................................................................. 35
Bảng 3.5: Cơ cấu lao động theo ngành của xã Giới Phiên năm 2015 ............ 40
Bảng 3.6: Khối lượng nước thải trung bình mỗi ngày tại làng nghề xã
Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái ................................ 42
Bảng 3.7: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc trong 1 ngày đêm ........ 43
Bảng 3.8: Khối lượng rác thải rắn trung bình mỗi ngày tại làng nghề xã
Giới Phiên, thành phố Yên Bái ....................................................... 44
Bảng 3.9: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại một số điểm tại làng nghề
lần 1 - tháng 11/2014........................................................................ 48
Bảng 3.10: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại một số điểm tại làng nghề
lần 2 - tháng 1/2015 ......................................................................... 49
Bảng 3.11: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại một số điểm của làng
nghề lần 1- tháng 11/2014................................................................. 52


viii

Bảng 3.12: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại một số điểm của làng
nghề lần 2- tháng 1/2015................................................................... 53
Bảng 3.13: Kết quả phân tích mẫu đất lần 1 – tháng 11/2014 ........................ 55
Bảng 3.14: Kết quả phân tích mẫu đất lần 2 – tháng 1/2015 .......................... 55
Bảng 3.15: Đánh giá mức độ ảnh hưởng từ mùi của chất thải, nước thải
qua thăm dò ý kiến người dân......................................................... 57
Bảng 3.16: Các nguồn phát sinh và mức độ ảnh hưởng của nguồn gây tiếng ồn ..... 57
Bảng 3.17: Một số bệnh tại làng nghề.................................................................. 59


ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Biểu đồ phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất ......... 7
Hình 1.2: Tỷ lệ xã có làng nghề phân theo vùng .............................................. 8
Hình 3.1: Bản đồ hành chính xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái .... 28
Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế của xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên
Bái năm 2015 ................................................................................. 32
Hình 3.3. Quy trình sản xuất bột từ củ dong kèm dòng thải ........................... 38
Hình 3.4: Quy trình sản xuất miến kèm dòng thải .......................................... 39
Hình 3.5: Cân bằng vật chất trong chế biến bột dong ..................................... 43
Hình 3.6: Biểu đồ nồng độ COD trong các mẫu nước mặt một số điểm
tại làng nghề xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái ...... 50
Hình 3.7: Biểu đồ nồng độ BOD5 trong các mẫu nước mặt một số điểm tại
làng nghề xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái tỉnh, tỉnh Yên Bái ......... 51
Hình 3.8. Mô hình xử lý nước thải cho làng nghề .......................................... 62


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các làng nghề thủ công truyền thống là nét đặc trưng của nhiều vùng
nông thôn Việt Nam. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của kinh
tế, xã hội nhiều làng nghề thủ công truyền thống đã được khôi phục và phát
triển khá mạnh. Đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của đất nước
nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng, tạo công ăn việc làm cho nhiều
người lao động. Tuy nhiên sự phát triển làng nghề còn mang tính chất tự phát,
tùy tiện, quy mô sản xuất nhỏ, trang thiết bị còn lạc hậu. Tất cả những mặt
hạn chế trên không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất của làng nghề,
tiêu tốn nguyên liệu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng môi

trường làng nghề và sức khỏe của cộng đồng dân cư.
Một trong những loại hình làng nghề phổ biến nhất ở nông thôn Việt Nam
là làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm (bún, miến, bánh đa, chế biến tinh
bột..). Đây là loại hình sản xuất có nhu cầu sử dụng nước lớp và hầu hết nước
thải tại các làng nghề đều thải thẳng ra ngoài môi trường mà không qua bất kỳ
khâu xử lý nào nước thải của các làng nghề này có đặc tính chung là rất giàu
chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học, vì vậy, chất lượng môi trường nước tại đây là
rất đáng lo ngại. Nước thải tồn đọng ở cống rãnh thường bị phân huỷ yếm khí
gây nhiễm môi trường đất và suy giảm chất lượng nước ngầm...
Ở Yên Bái một trong những tỉnh có nhiều làng nghề chế biến lương thực
trong đó có truyền thống lâu năm là làng nghề làm miến thuộc xã Giới Phiên tại
thành phố Yên Bái, là làng nghề sản xuất miến trọng điểm của tỉnh Yên Bái đã
có lịch sử hình thành và phát triển trên 40 năm. Hoạt động sản xuất và tiêu thụ
miến của làng nghề xã Giới Phiên đã đóng góp tích cực trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, tạo việc làm một
phần đáng kể lao động tại địa phương. Tuy nhiên việc phát triển sản xuất còn


2

mang tính tự phát, các hộ dân sản xuất với quy mô hộ gia đình, đa số tận dụng
nhà, bếp để sản xuất nên việc đảm bảo vệ sinh còn hạn chế; nơi sản xuất còn
gần khu vực chăn nuôi, nước thải chưa được xử lý; vấn đề về môi trường
chưa được quan tâm nhiều. Hiện tại môi trường khu vực này đang bị ảnh
hưởng do các hoạt động sản xuất của làng nghề.
Từ thực tiễn trên tôi lựa chọn đề tài: "Đánh giá thực trạng sản xuất và
ảnh hưởng của làng nghề sản xuất miến đến môi trường tại xã Giới Phiên thành phố Yên Bái- tỉnh Yên Bái" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sản xuất, ảnh hưởng của làng nghề sản xuất đến

môi trường và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường
làng nghề tại xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường của làng nghề sản xuất miến tại xã Giới
Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Xác định được các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường; hiện
trạng quản lý và xử lý nước thải, chất thải tại các cơ sở.
- Đánh giá các tác động của hoạt động làng nghề sản xuất miến đến môi
trường đất, nước và không khí tại xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường của làng nghề.
3. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu điều tra và phân tích phải đảm bảo tính khách quan và đảm
bảo độ tin cậy. Đưa ra các đánh giá đảm bảo tính khách quan với thực trạng
môi trường ở làng nghề.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài là tài liệu góp phần bổ sung để hoàn thiện cơ sở lý luận cho việc
đánh giá tác động môi trường của hoạt động sản xuất của làng nghề.


3

- Đề tài là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học, điều tra về
công tác quản lý chất thải làng nghề và giúp cho các nhà quản lý về môi
trường có những chính sách và công tác quản lý môi trường chặt chẽ hơn.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho công tác quản lý
hoạt động sản xuất và quản lý môi trường tại làng nghề xã Giới Phiên nói
riêng và tỉnh Yên Bái nói chung.

- Qua đề tài này, học viên sẽ tích lũy được thêm nhiều kiến thức cũng
như các bài học kinh nghiệm có liên quan đến việc xác định mức độ ô nhiễm
môi trường, kiến thức về làng nghề cũng như các phương pháp nghiên cứu
khoa học.


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài, tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt
tình và sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, Khoa đào tạo sau đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường, tập
thể các thầy cô giáo trong và ngoài Khoa đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn
thành quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phan
Thị Thu Hằng đã hết lòng tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ động viên tôi hoàn
thành tốt đề tài của mình.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, cơ quan, đồng nghiệp và bạn bè đã
động viên và cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập.
Do thời gian có hạn, lại là bước đầu làm quen với phương pháp nghiên
cứu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những
kiến thức đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận
này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Yên Bái, ngày......tháng......năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Thị Lan Phượng



5

- Giá trị sản xuất và thu nhập từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên
50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm;
hoặc doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng.
- Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường
xuyên, trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt
30% so với tổng số hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động.
- Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của
làng và do người trong làng tham gia.
Như vậy, làng nghề là làng trong đó có phần lớn dân cư sống bằng các
nghề phi nông nghiệp và thường cùng một nghề chủ yếu. Thu nhập của người
dân trong làng phần lớn từ tiểu thủ công nghiệp. Đây trở thành một lĩnh vực
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của dân cư nông thôn.
1.1.2. Đặc điểm chung của làng nghề
Ở mỗi làng nghề tuy bao giờ cũng có sự khác nhau về quy mô sản xuất,
quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm nhưng đều có chung một số đặc điểm sau:
- Lực lượng lao động trong làng nghề đa số là người dân sống trong
làng. Các ngành nghề phi nông nghiệp trong làng sẽ tạo ra sản phẩm giúp cho
người dân tăng thu nhập trong lúc nông nhàn.
- Hộ gia đình là đơn vị cơ bản của sản xuất với nguồn nhân lực từ thành
viên trong gia đình và cơ sở hạ tầng tự có. Nhờ vào nhân lực gia đình đã tạo
cho các hộ gia đình khả năng thu nhập không phân biệt lứa tuổi và giới tính vì
nó đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên trong gia đình. Do đó, nó có thể
huy động mọi người trong gia đình tham gia tích cực vào việc tăng sản phẩm,
sản xuất của gia đình.
- Cơ sở sản xuất dịch vụ tại làng xã là nơi có nhiều hộ gia đình cùng
tham gia. Điều này tạo nên tính chất riêng biệt của làng nghề, dẫn đến xu thế

độc quyền những nghề nghiệp, sản phẩm.
- Phần lớn kỹ thuật- công nghệ của làng nghề còn lạc hậu, chủ yếu vẫn
sử dụng các thiết bị thủ công, bán cơ khí hoặc đã được cải tiến một phần, đa


6

số mua lại từ các cơ sở công nghiệp quốc doanh, các thiết bị này đã cũ, không
đồng bộ, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Công nghệ sản xuất đơn giản
(đôi khi còn lạc hậu), cần nhiều sức lao động.
1.1.3. Phân loại và phân bố làng nghề
*Phân loại làng nghề
Làng nghề với những hoạt động phát triển đã tạo ra những tác động tích
cực và tiêu cực đến đời sống kinh tế và môi trường nông thôn Việt Nam với đặc
thù hết sức đa dạng. Cần phải nhìn nhận theo nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau
mới có thể hiểu rõ được bản chất cũng như sự vận động của loại hình kinh tế này
và các tác động của nó gây ra đối với môi trường. Để giúp cho công tác quản lý
hoạt động sản xuất cũng như quản lý, bảo vệ môi trường và làm cơ sở thực tiễn
để thấy được bức tranh tổng thể về làng nghề Việt Nam, có thể phân loại làng
nghề theo một số dạng như sau:
(1). Theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới: dựa trên đặc thù văn
hóa, mức độ bảo tồn các làng nghề đặc trưng cho các vùng văn hóa lãnh thổ
khác nhau.
(2). Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm: nhằm xác định nguồn và
khả năng đáp ứng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất cũng như phần nào thấy
được xu thế và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của xã hội.
(3). Theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ: nhằm xác định
trình độ công nghệ sản xuất và quản lý sản xuất của làng nghề qua đó có thể
xem xét tiềm năng phát triển đổi mới công nghệ sản xuất đáp ứng cho các nhu
cầu đa dạng hóa sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

(4). Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm: nhằm phục vụ mục tiêu đánh
giá đặc thù, quy mô nguồn thải từ hoạt động sản xuất của làng nghề.
(5). Theo mức độ sử dụng nguyên, nhiên liệu: nhằm xem xét, đánh giá
mức độ sử dụng tài nguyên tài các làng nghề, tiến tới có được giải pháp quản
lý và kinh tế trong sản xuất nhằm giảm lượng tài nguyên sử dụng cũng như
hạn chế tác động đến môi trường.


7

(6). Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển:
nhằm xem sét tới các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất đối với sự
phát triển của làng nghề.
Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục
đích mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiế cận vấn đề
môi trường làng nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản
phẩm là phù hợp hơn cả. Vì thực tế cho thấy mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm
đều có những yêu cầu khác nhau về nguyên nhiên liệu, quy trình sản xuất
khác nhau, nguồn và dạng chất thải khác nhau, và vì vậy có những tác động
khác nhau đến môi trường.
Làng nghề nông thôn Việt Nam hiện được phân loại theo 6 nhóm
ngành nghề sản xuất chính: thủ công mỹ nghệ (gốm, sứ, thủy tinh mỹ nghệ,
chạm khắc, sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ), chạm mạ vàng, bạc, thêu, ren; chế biến
lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ; dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da; vật
liệu xây dựng và khai thác đá; tái chế phế liệu; nghề khác (sản xuất nông cụ
như cày, bừa, đóng thuyền, làm quạt giấy..)

Thủ công mỹ nghệ
Chế biến lương thực, thực
phẩm, chăn nuôi, giết mổ


15%
4%
5%

39%

Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
Vật liệu xây dựng và khai thác
đá

17%

Tái chế phế liệu

20%

Nghề khác

Hình 1.1: Biểu đồ phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2014 - Môi trường nông thôn
(tr.20/2014))[2]


8

* Phân bố làng nghề
Cùng với sự ra đời của các CCN, nhiều làng nghề được khôi phục và
phát triển đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư, tạo được việc làm
tại chỗ cho hàng chục vạn lao động. Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2014,

số làng nghề và làng có nghề nước ta là 5.096, trong đó số làng nghề truyền
thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là
1.748. Các làng nghề thu hút khoảng 10 triệu lao động [2]. Theo kết quả điều
tra của Tổng cục thống kê (2012), số xã có làng nghề tập trung chủ yếu ở
vùng ĐBSH (50%), tại các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Thái
Bình, Nam Định… Tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và DHMT chiếm khoảng
25% số xã có làng nghề của cả nước. Số xã có làng nghề còn lại là ở ĐBCL
và các vùng khác chiếm tỷ lệ nhỏ.

13%

12%

25%
50%

ĐBSCL

ĐBSH

Bắc Trung Bộ và DHMT

Các vùng khác

Hình 1.2: Tỷ lệ xã có làng nghề phân theo vùng
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2014- Môi trường nông thôn
(tr.19/2014))[2]
1.1.4. Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế-xã hội
* Làng nghề với sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn
Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một yếu tố cực kỳ quan trọng hỗ trợ

phát triển các làng nghề. Khả năng tiếp cận thông tin, điện, nước sạch, giao


9

thông và các yếu tố khác về cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt sẽ góp phần mục tiêu
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo việc làm, xóa đói giảm
nghèo ở nước ta thông qua việc phát triển các ngành nghề tại các làng nghề.
Ngược lại, sự phát triển kinh tế của các làng nghề cũng góp phần đổi mới bộ
mặt nông thôn, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại đây.
* Làng nghề và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn
Làng nghề đóng vai trò rất quan trọng, trực tiếp giải quyết việc làm
cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập, nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người lao động ở khu vực nông thôn. Bên
cạnh, việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở khu vực nông thôn
còn tạo thêm việc làm cho lao động phụ nữ như người già, trẻ em, người
khuyết tật..
* Làng nghề truyền thống và phát triển du lịch
Nhiều làng nghề hiện nay có xu hướng phát triển theo hướng phục vụ
các dịch vụ du lịch. Đây là hướng đi mới nhưng phù hợp với thời đại hiện nay
và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có thể giảm thiểu tình trạng ô
nhiễm môi trường, nâng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, phục
vụ mục tiêu phát triển bền vững.
1.1.5. Mục tiêu phát triển làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
* Mục tiêu đến năm 2020 [3]
- Quản lý chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường làng nghề, cơ bản kiểm
soát được tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, không phát sinh làng
nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới.
- 100% các cơ sở sản xuất còn tồn tại trong các làng nghề chưa được
công nhận có biện pháp xử lý chất thải theo quy định hoặc lập kế hoạch và di

dời vào khu, cụm công nghiệp làng nghề hay chấm dứt hoạt động.
- Di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất thuộc nhóm tái chế giấy, tái chế kim
loại, tái chế nhựa, nhuộm, giết mổ gia súc và các cơ sở gây ô nhiễm môi


10

trường nghiêm trọng hoạt động trong khu dân cư vào khu, cụm công nghiệp
làng nghề.
- Xử lý ô nhiễm tại 57 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
theo Danh mục do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định.
- Triển khai nhân rộng các mô hình xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
trên phạm vi cả nước.
* Định hướng đến năm 2030[3]
- Tiếp tục phát triển làng nghề theo định hướng bảo tồn làng nghề truyền
thống, mang đậm bản sắc dân tộc; bảo đảm 100% các làng nghề trên phạm vi
toàn quốc được công nhận, thống nhất quản lý và tuân thủ đầy đủ các điều kiện
về BVMT.
- Khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề trên phạm vi
toàn quốc.
- Hoàn thiện thể chế, chính sách về BVMT làng nghề để triển khai
đồng bộ và hiệu quả.
1.2. Một số kết quả nghiên cứu môi trường tại các làng nghề
1.2.1 Một số kết quả nghiên cứu môi trường làng nghề trên thế giới
Trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX cũng có một số công
trình nghiên cứu có liên quan đến làng nghề như: “Nhà máy làng xã” của
Bành Tử (1922); “Mô hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa làng thủ công”
của N.H.Noace (1928). Năm 1964, tổ chức WCCI (World crafts council
International – Hội đồng Quốc tế về nghề thủ công thế giới) được thành lập,
hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các quốc gia có nghề thủ công

truyền thống. [12]
Đối với các nước châu Á, sự phát triển kinh tế làng nghề truyền thống
là giải pháp tích cực cho các vấn đề kinh tế xã hội nông thôn. Thực tế nhiều
quốc gia trong khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển làng
nghề, điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.


11

Trung Quốc sau thời kỳ cải cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì
Xí nghiệp Hương Trấn, tăng trưởng với tốc độ 20 – 30 % đã giải quyết được
12 triệu lao động dư thừa ở nông thôn. Hay Nhật Bản, với sự thành lập “Hiệp
hội khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống” là hạt nhân cho sự nghiệp
khôi phục và phát triển ngành nghề có tính truyền thống dựa theo “Luật nghề
truyền thống”…[22]
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, phát triển làng nghề còn tồn
tại những mặt tiêu cực, đặc biệt là làng nghề làm ô nhiễm môi trường đất,
nước, không khí...Tình trạng ô nhiễm đã xảy ra ở hầu hết các làng nghề trên
thế giới và cần thiết phải có các biện pháp quản lý, khắc phục. Đặc biệt, “việc
sử dụng cộng đồng như những nhà quản lý môi trường không chính thức và
tính cộng đồng là công cụ bảo vệ môi trường đã được thực hiện thành công ở
một số nước trong khu vực và thế giới bằng các hình thức khác nhau” [11].
Một số nước đã sử dụng bể Biogas, tận dụng bã thải trong sản xuất tinh
bột để sản xuất khí sinh học, phục vụ cho các hoạt động khác (như chạy động
cơ diezel). Theo các tác giả Thery và Dang (1979); sau này là Chen và Lee
(1980), Trung Quốc đã sử dụng hơn 7 triệu bể lên men CH4 , trong đó có
khoảng 20.000 bể lớn tạo khí chạy động cơ điezel khí sinh học với khoảng
4.000.106 m3 khí/năm [10].
Một số quốc gia đã thực hiện thành công cách quản lý này như: Côlômbia,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Băng-la-đét, Malaysia, In-đô-nê-xia… với

phương pháp cho điểm đơn giản để dân chúng nhận rõ cơ sở nào tuân thủ các
tiêu chuẩn chống ô nhiễm của quốc gia và địa phương; cơ sở nào không tuân thủ.
Trung Quốc đã cho phép tính các loại phí ô nhiễm dựa trên sự thảo luận của
cộng đồng. Mức định giá phí ô nhiễm dựa trên mức độ ô nhiễm, mức dân cư
phải hứng chịu hậu quả của ô nhiễm, mức thu nhập bình quân… Cùng với đó,
chính phủ nước này cũng thường xuyên nâng cao năng lực của cộng đồng trong
nhận thức và hành động giải quyết các vấn đề môi trường địa phương.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................. ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 2
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2
4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4

1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm làng nghề ............................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm chung của làng nghề ............................................................... 5
1.1.3. Phân loại và phân bố làng nghề .............................................................. 6

1.1.4. Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế-xã hội ........................ 8
1.1.5. Mục tiêu phát triển làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ........... 9
1.2. Một số kết quả nghiên cứu môi trường tại các làng nghề ........................ 10
1.2.1 Một số kết quả nghiên cứu môi trường làng nghề trên thế giới............. 10
1.2.1 Một số kết quả nghiên cứu môi trường làng nghề ở Việt Nam............. 12
1.3. Những vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề ......................................... 16
1.3.1. Sức ép từ hoạt động của làng nghề ....................................................... 16
1.3.2. Những tác động đến môi trường của làng nghề chế biến lương
thực thực phẩm ...................................................................................... 18
1.3.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe con
người, kinh tế- xã hội ............................................................................ 20


13

Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường” Đây là một công trình
nghiên cứu tổng quát nhất về vấn đề làng nghề và thực trạng ô nhiễm môi
trường các làng nghề hiện nay. Qua nghiên cứu của tác giả, “100% mẫu nước
thải ở các làng nghề được khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép. Môi
trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô
nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) và ô nhiễm do sử dụng nhiên
liệu than củi. Tỷ lệ người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần
nông, thường gặp ở các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường ruột,
bệnh ngoài da. Nhiều dòng sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô
nhiễm không khí từ làng nghề”.[4]
Nghiên cứu của Đặng Kim Chi cùng các cộng sự tại 3 làng nghề Bắc
Ninh cho thấy môi trường xung quanh các làng nghề đã bị ô nhiễm ngày càng
trầm trọng. Tại làng nghề sản xuất giấy Dương Ô (Phòng Khê-Bắc Ninh):
nồng độ CO cao hơn 5mg/l so với TCCP (28-36mg/l). Bụi ở khu vực dân cư
có nồng độ cao hơn TCCP từ 1,3 đến 3 lần dbA; tại làng nghề tái chế sắt thép

Đa Hội: Không khí xung quanh khu vực hộ gia đình sản xuất cao hơn TCCP
12 lần, tiếng ồn lớn hơn 28 lần TCCP, bụi lớn hơn 6 lần, nhiệt độ HCl cao
hơn TCCP 1,6 lần. [15]
Trong Báo cáo môi trường quốc gia 2008: Môi trường làng nghề Việt
Nam đã khái quát về sự phát triển, sự ô nhiễm môi trường, tác hại của ô
nhiễm môi trường đến sức khỏe, hiện trạng quản lý môi trường làng nghề
cũng như các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của một số làng nghề
điển hình tại Việt Nam, trong đó có làng nghề chế biến nông sản thực
phẩm.[1]
Bên cạnh đó còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả
khác về tình trạng môi trường và sức khỏe tại các làng nghề:
Nghiên cứu khoa học về “Hiện trạng sức khỏe môi trường làng nghề
chế biến thực phẩm Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Tây” của tác giả Phạm Thị


14

Linh, 2007. Báo cáo cũng tập trung vào hiện trạng sản xuất CBNSTP của làng
nghề, một số nguyên nhân gây ô nhiễm, phân tích tình trạng ô nhiễm và có
đưa ra một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. Nhìn chung báo cáo đã phác thảo
được thực trạng ô nhiễm môi trường tại Dương Liễu song việc đánh giá mức
độ ô nhiễm chưa cụ thể.
Cuốn “Nghiên cứu nguy cơ sức khoẻ ở các làng nghề tại một số tỉnh
phía Bắc và giải pháp can thiệp” cho thấy tình trạng sức khỏe các làng nghề
phía Bắc đều trong tình trạng báo động. Tỷ lệ người lao động có phương tiện
bảo hộ đạt TCVSLĐ thấp (22,5%); 100% các hộ sản xuất CBLT-TP nước thải
không qua xử lý, đổ thẳng ra cống rãnh. Nồng độ các chất khí gây ô nhiễm
trong môi trường (H2S, NH3…) có đến 3/5; 1/5 mẫu không đạt yêu cầu. Tỷ lệ
người mắc bệnh hô hấp chiếm 34,7%, bệnh về da chiếm tới 37,3%... [16]
Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu khác về các khu vực làng nghề địa

phương như nghiên cứu về môi trường lao động một số các làng nghề Nam
Định của Trần Văn Quang và các cộng sự (2001); Nghiên cứu về môi trường,
sức khỏe làng nghề chế biến thuốc nam Thiết Trụ (Hưng Yên) của Đan Thị
Lan Hương…
Những đề tài này nhìn chung đã giải quyết được vấn đề lý luận cơ bản
về các làng nghề, hiện trạng và xu hướng phát triển, vấn đề ô nhiễm môi
trường và một số giải pháp. Nhưng các đề tài đi sâu vào một làng nghề nào đó
thì hầu như chưa nghiên cứu một cách toàn diện nhất. Mỗi khu vực làng nghề
có những điều kiện và thực tế khác nhau cho sự phát triển và bảo tồn. Hơn
nữa, mỗi khu vực bị ô nhiễm cũng có những nguồn gây ô nhiễm không giống
nhau, vì vậy việc nghiên cứu cụ thể, chi tiết để có thể đánh giá toàn diện về
tiềm năng, thực trạng cũng như xu hướng của các làng nghề có ý nghĩa quan
trọng cả về khoa học và thực tiễn.
Nghiên cứu về các giải pháp: Hiện tại, đối với mỗi công trình nghiên
cứu về vấn đề môi trường làng nghề ít nhiều đều có đề cập đến các giải pháp
khác nhau nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững.
Tổng quát nhất có lẽ phải đề cập đến cuốn “Làng nghề Việt Nam và
môi trường” của Đặng Kim Chi và các cộng sự. Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu


×