Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận đào tạo và phát triển tổ CHỨC PHÒNG học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.9 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI 6: TỔ CHỨC PHÒNG HỌC
GVHD: Thầy VŨ THANH HIẾU
SVTH: NHÓM 6
LỚP: NL91
TP.HCM, ngày 27 tháng 11 năm 2012
Trang 2 / 27
DANH SÁCH NHÓM 6
1. Đào Thủy Tâm 0954012425
2. Lê Thị Hồng Nhung 0954012331
3. Phạm Thị Thu Thúy 0954012493
4. Đặng Thị Phương Thi 0954010475
5. Nguyễn Thị Việt 0954010612
Trang 3 / 27
Lời mở đầu
Ngày nay, việc đào tạo nhân viên đã được các doanh nghiệp chú trọng nhiều
hơn, sâu hơn. Vì tầm quan trọng của nó là để sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện
có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp người lao động hiểu
rõ hơn về công việc, thực hiện các nhiệm vụ một cách tự giác và nâng cao khả
năng thích ứng của học với công việc trong tương lai. Ngoài ra, việc đào tạo còn
giúp nhân viên luôn hướng công việc của họ theo những mục tiêu của tổ chức và
đem lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhân viên.
Do đó, để thực hiện việc đào tạo một cách tốt nhất và hiệu quả nhất, chúng
ta không những phải xác định rõ nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo, thiết kế chương
trình đào tạo, lựa chọn phương pháp đào tạo mà chúng ta còn phải tổ chức lớp học
sao cho thật phù hợp với những nhu cầu, mục tiêu, chương trình và phương pháp
đào tạo. Việc tổ chức lớp học cần một thời gian nghiên cứu, xem xét khá kỹ lưỡng


trước khi buổi đào tạo diễn ra vì tính đa dạng của nó.
Trang 4 / 27
Mục lục
Trang 5 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
I. SƠ LƯỢC VỀ TỔ CHỨC LỚP HỌC:
1) Khái niệm:
a. Lớp học :
Là nơi diễn ra việc trao đổi thông tin, huấn luyện và đào tạo các kỹ năng giữa
người dạy và người học.
b. Tổ chức lớp học :
Là việc nghiên cứu, xem xét và thiết kế, bố trí chỗ ngồi, bàn, ghế, không gian,
2) Mục đích:
Nhằm phục vụ cho việc trao đổi thông tin, đào tạo các kỹ năng diễn ra thuận lợi
hơn, đạt hiệu quả cao trong việc truyền tải thông tin từ người dạy và khả năng tiếp thu
của người học cũng như mục tiêu chung của tổ chức.
3) Các yếu tố ảnh hưởng:
- Chi phí tổ chức lớp học : khi bắt đầu việc tổ chức lớp học, chi phí có thể được xem là một
yếu tố đầu tiên quyết định đến việc cung cấp một lớp học rộng hay nhỏ, đủ hay thiếu bàn
ghế, đủ hay thiếu ánh sáng. Nếu tổ chức lớp học với chi phí thấp mà số lượng học viên
lớn, thì có thể dẫn đến khó khăn trong việc trao đổi thông tin và đào tạo các kỹ năng. Nếu
tổ chức ở chi phí cao mà so với số lượng người học ít thì dẫn đến việc lãng phí, sao
nhãng trong việc tiếp thu kiến thức.
- Mục tiêu buổi học do tổ chức đặt ra: nghĩa là tổ chức mong muốn người học sẽ có được
những kiến thức lý thuyết nhiều hay được thực hành các kỹ năng ở các buổi học.
- Phạm vi và số lượng của thiết bị kỹ thuật, dụng cụ hỗ trợ: người tổ chức lớp học còn cần
phải ước lượng được diện tích cho các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ khác phù hợp với lớp học
để khi hoàn chỉnh lớp học, sẽ còn chổ để lắp, sử dụng những dụng cụ, thiết bị đó một
cách thuận lới và hiệu quả.
- Đối tượng học : tùy thuộc vào cấp quản lý và nhân viên,… mà ta có thể lựa chọn các dạng sắp

xếp hợp lí để hiệu quả chất lượng đào tạo tốt hơn.
- Số lượng người học : dựa vào yếu tố này sẽ hỗ trợ tổ chức phòng học trong việc thiết kế
kích thước phòng học, số lượng bàn ghế, ánh sáng, âm thanh. Ví dụ : số lượng lớn có thể
tổ chức theo dạng phổ thông (xếp bàn theo dãy dài) hay hội trường (qui mô hơn), số
lượng ít có thể bố trí từng bàn riêng lẻ.
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 6 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
II. TỔ CHỨC LỚP HỌC:
Có rất nhiều khía cạnh vật lý tạo nên một môi trường đào tạo thành công, bao gồm
việc thiết kế phòng học với ánh sáng và âm thanh sao cho phù hợp, việc bố trí chỗ ngồi,
sắp xếp bàn ghế, các thiết bị, công cụ hỗ trợ cho việc giảng dạy là hết sức cần thiết. Việc
thiết kế phòng học có thể tạo nên một không gian và môi trường tốt cho học viên, giúp
học viên có thể tiếp thu một cách hiệu quả nhất.
1) Tiêu chuẩn phòng học, bàn, ghế:
a. Hình dạng và kích thước phòng học:
- Lý tưởng nhất, chiều dài của một phòng đào tạo không được vượt quá chiều rộng của nó
hơn 50%.
- Vị trí lối vào ở phía sau của phòng đào tạo. Điều này cho phép học viên có thể ra vào mà
không gây ra sự xao lãng trong bài học
- Ước tính số lượng trung bình của các học viên tham gia các khóa đào tạo và các kế hoạch
hoạt động cho bài học. Số lượng học viên quá tải sẽ làm giảm chất lượng của việc đào
tạo.
- Phòng đào tạo phải đủ cho không gian hoạt động của của các học viên.
b. Bàn:
- Tính linh hoạt và sức chứa: bàn được sắp xếp động phù hợp cho việc di chuyển hay sắp
xếp cố định.
- Các thiết bị điện: Nếu có sử dụng máy vi tính thì bàn nên có ổ cắm điện.
- Kích thước và hình dạng: 30 x 60 và 24 x 60 là kích thước bàn được sử dụng phổ biến
nhất.
- Thiết kế: phù hợp với các thiết bị khác trong phòng để tạo nên một không gian làm việc,

học tập thoải mái.
c. Ghế
- Ghế xếp: ít tốn kém, có thể điều chỉnh, thích hợp cho các học viên hiếu động hay bị mất
tập trung sau một khoảng thời gian học, thường sử dụng cho những buổi học kéo dài
khoảng 2 giờ.
- Ghế dựa (Ergonomic chairs): Được sử dụng học viên ngồi trong một khoảng thời
gian dài. Chiều co ghế được điều chỉnh khoảng 15cm, ghế có bánh xe sẽ thuận tiện
trong việc sắp xếp lại phòng.
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 7 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
2) Địa điểm:
Địa điểm tổ chức lớp học có thể là tại một phòng hay hội trường của công ty, phòng học
hay hội trường thuê mướn từ các trung tâm đào tạo khác, một khuôn viên rộng ở ngoài trời.
Khi chọn địa điểm tổ chức lớp học cần lưu ý đến
- Môi trường xung quanh ảnh hưởng đến đến lớp học như thế nào: tiếng ồn từ các nhân tố bên
ngoài.
- Mức thuận lợi cho người học đi đến : lớp học nên được tổ chức ở các địa điểm thuận lợi cho
người học tham gia.
3) Thời gian:
Sau khi thiết kế chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo phù hợp, ta tiến hành tổ
chức phòng học (sắp xếp bàn học, bố trí chỗ ngồi, ). Việc bố trí, tổ chức lớp học không chỉ
cần tiến hành trước khi buổi học diễn ra, mà còn tiếp tục thực hiện sau buổi học kết thúc
để áp dụng cho những lớp học thực hành.
Chọn thời gian phù hợp, thuận tiện với người học để sắp xếp tham gia buổi học và lưu ý
những giờ cao điểm khi tổ chức các lớp học ở trung tâm thành phố : dễ có hiện tượng kẹt xe.
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 8 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
III. CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC LỚP HỌC:
Cách sắp xếp phòng học có thể khuyến khích việc thảo luận nhóm hay tạo điều
kiện thuận lợi cho việc xây dựng nhóm. Tùy thuộc vào mục tiêu đào tạo, số học viên

tham gia, nội dung chương trình và cách thức truyền đạt kiến thức để có thể lựa chọn
cách sắp xếp phòng học tốt nhất.
1) Dạng dãy truyền thống ( Classroom):
 Hình thức :
+ Bàn dài đủ cho 2 đến 4 học viên, ghế là dạng ghế dài vừa với chiều dài của bàn
hay từng ghế riêng lẻ. Các bàn được đặt phía dưới sân khấu và mở rộng dần về phía cuối
khán phòng, hướng tầm nhìn về phía người nói. Khoảng trống giữa các bàn là khoảng 50
-60 cm cho mỗi người trên một bàn, tùy thuộc vào không gian và các vật dụng hay tài
liệu cần sử dụng trong hội nghị. Không gian tối thiểu giữa các bàn là 0,9 - 1m giữa mỗi
bàn để lấy lối đi, con số này có thể lớn hơn nếu diện tích cho phép. Số lượng học viên
hiệu quả có thể là 200 người.
 Cần chú ý về: khoảng không gian và vị trí đặt máy chiếu, các màn hình để học viên ngồi
xa vẫn có thể theo dõi được; bố trí âm thanh để bảo đảm rằng những học viên càng về ở
phía sau có thể nghe rõ được.
 Áp dụng cho phương pháp đào tạo: hội thảo/hội nghị, giảng nhờ vi tính hỗ trợ, giảng dạy
theo thứ tự chương trình, bài thuyết trình trong lớp, đào tạo học nghề, đào tạo xa nơi làm
việc. Dạng này hầu như là được áp dụng rộng rãi trong các chương trình đào tạo đào tạo
mang tính lý thuyết cao. Kiểu sắp xếp thường này lý tưởng cho các sự kiện, hội thảo có
ghi chép hoặc có phát tài liệu để người tham dự tham khảo hoặc dùng máy tính xách tay.
Đây là giải pháp sắp xếp giúp thoải mái nhất cho những buổi đào tạo có thời lượng dài và
có không gian cho khách mời để vật dụng hoặc gác tay.
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 9 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
 Ưu điểm:
- Người trình bày có thể nhìn thấy tất cả những người học viên
- Thuận tiện nhất cho người tham dự ghi chép (cần bố trí bàn) và theo dõi nội dung.
- Người trình bày có thể tương tác dễ dàng với học viên.
- Tận dụng không gian tốt nhất cho số lượng lớn người tham dự.
- Tất cả có thể tập trung vào người trình bày
- Thuận lợn hơn cho làm việc cá nhân hay theo cặp.

 Nhược điểm:
- Tương tác giữa các học viên ít, khó làm việc nhóm lớn
- Nếu không khéo sắp xếp, đôi khi những người tham gia chỉ nhìn thấy lưng của nhau
 Đánh giá
- Mức độ tiếp nhận thông tin của người dạy với người học : trung bình ( nếu có phần đặt
câu hỏi cuối buổi, có trợ giảng hỗ trợ micro )
- Mức độ tiếp nhận thông tin của người học với người dạy : khá tốt ( nếu trang bị âm thanh
tốt với phòng học số lượng lớn )
- Mức độ tương tác giữa người học và người học : hạn chế
- Mức độ phù hợp của phòng học với người học : cao với việc đào tạo về lý thuyết, hội
thảo)
- Mức độ tiếp thu của người học : có thể bị giảm dần về phía cuối lớp.
 Mở rộng:
• Dạng hai hàng song song và đối điện nhau (Perpendicular): người dạy sẽ đứng ở giữa
một đầu của hai dãy. Khoảng cách của hai dãy có thể là 1m-1,5m. Số lượng học viên có
thể tối đa là 20 người.
 Ưu điểm :
- Thích hợp làm việc nhóm 2 người
- Tạo không gian rộng rãi ở giữa cho người học trình bày ý kiến, thể hiện kĩ năng.
 Nhược điểm: - chiếm nhiều diện tích
- Cần một phòng học dạng hình chữ nhật có chiều dài tương đối
- Người ngồi cuối có thể bị khuất tầm nhìn đến người dạy
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 10 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
 Đánh giá
- Mức độ tiếp nhận thông tin của người dạy với người học : tốt
- Mức độ tiếp nhận thông tin của người học với người dạy : tốt
- Mức độ tương tác giữa người học và người học : tốt
- Mức độ phù hợp của phòng học với người học : cao về mặt lý thuyết và thực hành theo
tình huống.

- Mức độ tiếp thu của người học : đồng đều
• Dạng bố trí máy tính (Computer Based Training): các máy tính để bàn sẽ được bố trí
theo dãy và hướng về người dạy.
 Ưu điểm : Dễ dàng và an toàn cho việc lắp và cung cấp điện các máy tính
 Nhược điểm : Cần lưu ý về khoảng không gian để người học và người dạy di chuyển khi
cần thiết.
 Đánh giá
- Mức độ tiếp nhận thông tin của người dạy với người học : tốt
- Mức độ tiếp nhận thông tin của người học với người dạy : tốt. Nếu sắp xếp theo dạng hai
dãy máy tính đối diện nhau, học viên ngồi xoay lưng với nhau, có khoảng trống ở giữa sẽ
càng làm tăng mức độ này.
- Mức độ tương tác giữa người học và người học : khá tốt với những học viên ngồi gần
nhau
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 11 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
- Mức độ phù hợp của phòng học với người học : cao về thực hành trên máy
- Mức độ tiếp thu của người học : cao, đồng đều.
2) Dạng rạp hát (Theater) :
 Hình thức : Chỗ ngồi đối diện với sân khấu hay người dạy và không có bàn. Các hàng
ghế có thể sắp xếp theo bán nguyệt, thẳng hay sắp xếp dạng chữ V (góc 30 độ hướng về
người dạy). Có thể sếp so le các hàng ghế hay cao dần lên để người sau không bị vướng
tầm nhìn bởi đầu của người ngồi trước. Nếu bạn có không gian, có thể chừa lối đi khoảng
1m ở giữa 2 khu vực sắp xếp ghế để người tham dự có thể di chuyển trong trường hợp
cần thiết. Khoảng 2 - 3 lối đi như vậy là lý tưởng.
 Cần chú ý về: khoảng không gian và vị trí đặt máy chiếu, các màn hình để học viên ngồi
xa vẫn có thể theo dõi được; bố trí âm thanh để bảo đảm rằng những học viên càng về ở
phía sau có thể nghe rõ được. Thích hợp cho các buổi đào tạo diễn thuyết bằng video,
mang tính chất thông tin, trình diễn hay thuyết trình.
 Áp dụng cho phương pháp đào tạo: hội thảo/hội nghị, bài thuyết trình trong lớp.
 Ưu điểm:

- Tốt cho các sự kiện đông người mà không cần ghi chép.
- Phục vụ các cuộc họp quy mô lớn, trang trọng với số lượng đông.
- Người diễn thuyết dễ tạo ấn tượng và truyền tải thông tin.
 Nhược điểm:
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 12 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
- Cần phải có sự thay đổi độ cao để phía sau có thể nhìn thấy sân khấu mà không bị chắn
tầm nhìn khi số lượng người quá đông.
- Không có mặt bằng để ghi chép
- Không thích hợp cho việc thảo luận
- Đối với dạng xếp theo hình bán nguyệt không thích hợp cho số lương học viên lớn vì sẽ
làm phí diện tích hơn.
- Khó tương tác giữa người tham dự với nhau, diễn giả thường tương tác một chiều.
 Đánh giá :
- Mức độ tiếp nhận thông tin của người dạy với người học : khá tốt ( nếu có phần đặt câu
hỏi cuối buổi, có trợ giảng hỗ trợ micro )
- Mức độ tiếp nhận thông tin của người học với người dạy : khá tốt ( nếu trang bị âm
thanh, tầm nhìn tốt với phòng học số lượng lớn )
- Mức độ tương tác giữa người học và người học : thấp
- Mức độ phù hợp của phòng học với người học : cao với việc đào tạo về lý thuyết, hội
thảo.
- Mức độ tiếp thu của người học : có thể bị giảm dần về phía cuối lớp.
3) Dạng chữ U: (U-shape)

Ở dạng chữ “U”, tùy vào từng mục đích và điều kiện không gian lớp học mà người
diễn giả được xếp đứng ở đầu chữ “U”, đứng ở giữa cạnh thứ hai của chữ “U”, cũng có
thể đứng ở trước chữ “U’.
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 13 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
 Cách sắp xếp :

Dạng này được cấu tạo bởi các bàn nhỏ 8 chân hay 6 chân được đặt kế nhau tạo
nên hình chữ “U”. Khoảng cách tối thiểu giữa các bàn là 5cm. Ghế được đặt xung quanh
ở bên ngoài của chữ “U”. Không gian cho mỗi người là 40 bộ vuông (1 bộ vuông =
929,0304cm2). Chừa khoảng trống bên trong chữ “U” và người tham dự chỉ ngồi ở bên
ngoài. Có khi bên trong còn xếp thêm một bộ bàn nữa để để các dụng cụ, thiết bị hay
dành cho những nhóm người đặc biệt. Nếu vị trí của người hướng dẫn ở phía đối diện với
chữ “U” thì sắp xếp một bàn ở phía trước cùng với các công cụ trợ giảng trong buổi học.
Tránh sắp xếp kiểu chữ “U” cho những buổi hội thảo hay buổi training lớn hơn 25
người, vì khi đó các phần của chữ “U” trở nên quá dài và không thể thúc đẩy sự tham gia
của các học viên.
 Áp dụng:
Phong cách bố trí này thường được sử dụng cho các cuộc họp hay các buổi
training: Hội đồng quản trị, các cuộc họp ủy ban, các nhóm thảo luận, nơi có một người
nói, âm thanh, hình ảnh trình bày hoặc tiêu điểm khác. Nhưng đặc biệt thường dùng cho
các buổi training các nhân viên hay quản lý cấp cao.
Phù hợp với những phương pháp đào tạo: hội thảo/hội nghị cho các quản trị viên,
phương pháp giảng nhờ vi tính hỗ trợ (áp dụng cho cả quản trị viên và nhân viên).
Đây là mô hình tốt nhất để các học viên có thể theo dõi hình ảnh và trình bày đa
phương tiện, đồng thời có thể thấy được diễn giả. Chính vì vậy nên nó thích hợp cho các
buổi training có sử dụng hình ảnh, âm thanh trực tiếp và các buổi học có sử dụng trò chơi
và các hoạt động thể chất khác.
 Ưu điểm:
- Không gian làm việc tốt.
- Điều khiển sự chú ý của nhóm.
- Tạo sự thống nhất giữa các dãy bàn với nhau.
- Tạo cho học viên một cảm giấc thoải mái tự do và khuyến khích sự tham gia.
- Dễ dàng để xem và nghe tất cả mọi người trong nhóm, đồng thời có thể giúp tương tác
giữa các cá nhân với nhau tốt hơn.
- Đây là cách sắp xếp tốt nhất để theo dõi các bài thuyết trình/ bài giảng của các diễn giả.
 Nhược điểm:

Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 14 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
- Như đã nói ở trên, sắp xếp hình chữ U không lý tưởng khi số lượng học viên lớn hơn 25
người
- Yêu cầu không gian nhiều hơn các mô hình khác.
 Đánh giá:
- Mức độ tiếp nhận thông tin của người dạy với người học : khá tốt ( nếu phòng lớn, chữ U
sau sẽ thấp hơn )
- Mức độ tiếp nhận thông tin của người học với người dạy : tốt
- Mức độ tương tác giữa người học và người học : tốt
- Mức độ phù hợp của phòng học với người học : cao với việc đào tạo về lý thuyết, hội
thảo, kể cả thực hành.
- Mức độ tiếp thu của người học : có thể bị giảm dần về phía cuối lớp.
Dạng chữ “U” là một trong những dạng phổ biến nhất sắp xếp chỗ ngồi cho
nhóm lên đến 25 người tham gia. Và nó không thích hợp với những buổi training
có số lượng học viên vừa phải. Thông thường dạng chữ “U” được áp dụng đối với
những phòng học có không gian lớp học vừa phải, không quá rộng. Với không
gian rộng mà sắp xếp bàn ghế theo kiểu này có thể tạo độ rỗng của chữ “U” quá
sâu, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài học và sự tương tác giữa diễn giả
và học viên sẽ khó khăn hơn, vì vậy dạng chữ “U” chỉ áp dụng với không gian
phòng vừa phải, không quá rộng.
Cách sắp xếp như vậy cho phép tất cả những người tham gia có thể nhìn
thấy người tình bày và tiếp thu bài học tốt. Bố trí phòng học này là tuyệt vời khi
giảng viên trình bày bài giảng hay tiếp xúc với học viên một cách dễ dàng. Hơn
nữa, có thể dễ dàng phân phát tài liệu học tập, chia nhóm 2 người để dễ dàng thảo
luận với nhau và tạo cảm giác bình đẳng giữa các thành viên trong lớp học, từ đó
sẽ làm tăng tinh thần học tập của các học viên. Cách xếp này để khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thảo luận giữa các học viên vì nó cho phép mọi người
ghi chép và khích lệ sự tham gia nhiều hơn. Các vị trí chỗ ngồi theo dạng này
không có sự ưu tiên, mỗi vị trí ghế đều như nhau về góc nhìn và nghe được chất

lượng âm thanh như nhau.
 Mở rộng:
• Chữ “U” có nhóm ở giữa:
Khi mô hình chữ “U” ở trên cần có một nhóm đặc biệt cho các học viên đặc biệt
hay cũng có thể là nhóm những người làm mẫu cho các hoạt động cần thiết trong buổi
học, như vậy mô hình chữ “U” sẽ được cách điệu, xếp thêm một nhóm nhỏ nằm ngay
trong lòng chữ “U”. Với nhóm nhỏ này có thể là nhóm người tiêu biểu hay trọng tâm cho
buổi học đó.
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 15 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
• Tăng gấp đôi chữ “U” :
Bao bọc chữ “U” bên trong là một chữ “U” bên ngoài. Kiểu xếp này có thể giành
chứa nhiều người hơn.
 Ưu điểm:
- Có thể tổ chức lớp học với số lượng lớn hơn 25.
- Sử dụng tốt nhất khi nhóm bên ngoài quan sát các cuộc thảo luận hoặc các
hoạt động của nhóm bên trong.
 Nhược điểm:
- Giới hạn các cuộc thảo luận giữa các nhóm.
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 16 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
• Dạng chữ “U” máy tính:
Kiểu sắp xếp này giành cho các lớp học cần máy tính cho các học viên. Mô hình
này cho phép các bàn kết băng với nhau, cho phép dây điện chạy dưới bàn một cách dễ
dàng.
a. Học viên ngồi bên ngoài chữ “U”
 Ưu điểm:
- Học viên có thể thấy được diễn giả và theo dõi bài giảng một cách dễ dàng hơn.
 Nhược điểm:
- Chiếm diện tích lớn.

b. Học viên ngồi bên trong chữ “U”
 Ưu điểm:
- Cho phép người hướng dẫn có thể theo dõi hoạt động của các học viên một cách dễ dàng
hơn.
 Nhược điểm:
- Học viên khó có thể nhìn thấy người hướng dẫn. Phải xoay người lại mỗi khi nhìn người
hướng dẫn.
4) Dạng hội nghị (Conference)
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 17 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
 Cách sắp xếp :
+ Trong dạng hội nghị này, thường sử dụng những bàn có kích thước 30 x 60
hoặc 24 x 60 đặt cạnh nhau tạo thành hình chữ nhật, các ghế được sắp xếp dọc theo hai
dãy bàn và một bàn có 2 học viên, khoảng cách giữa mỗi người khoảng 70cm. Cách sắp
xếp này cho phép số học viên nhiều nhất là 32 người, nhưng để làm việc hiệu quả hơn
nên sắp xếp với qui mô dưới 20 người.
 Cần chú ý về: khoảng không gian và vị trí đặt máy chiếu để các học viên có thể theo dõi
bài giảng một cách dễ dàng nhất.
 Áp dụng cho phương pháp đào tạo nhân viên, nhà quản trị bằng phương pháp hội
thảo/hội nghị, phương pháp đào tạo nhờ vi tính hỗ trợ.
 Ưu điểm:
- Không gian và bầu không khí làm việc tốt.
- Thuận tiện cho học viên ghi chép hoặc sử dụng laptop.
- Tương tác cao giữa các học viên và người giảng dạy vì họ có thể nghe và nhìn thấy nhau
một cách dễ dàng.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm khi các nhóm có thể ngồi đối diện với nhau để trình
bày và thảo luận các ý kiến khác nhau.
 Nhược điểm:
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 18 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN

- Các học viên phải sắp xếp lại chỗ ngồi khi việc giảng dạy có sử dụng các thiết bị hỗ trợ
như: màn hình, máy chiếu…
- Bàn dài đôi khi gây cho học viên cảm giác bị cô lập và không khuyến khích sự tham gia.
 Đánh giá
- Mức độ tiếp nhận thông tin của người dạy với người học : tốt
- Mức độ tiếp nhận thông tin của người học với người dạy : tốt
- Mức độ tương tác giữa người học và người học : khá tốt
- Mức độ phù hợp của phòng học với người học : cao với việc đào tạo về lý thuyết, hội
thảo, hội nghị).
- Mức độ tiếp thu của người học : khá tốt (vì giảng viên và học viên có thể nghe rõ và nhìn
thấy nhau một cách dễ dàng).
 Mở rộng:
• Dạng bàn vuông (Square Table)
Với kiểu sắp xếp này cho phép nhiều nhóm tham gia hơn.
• Dạng rỗng ở giữa (Hollow Square)
 Cách sắp xếp :
+ Các bàn được sắp xếp theo một hình vuông, hay hình chữ nhật chừa khoảng
trống ở giữa. Các ghế ngồi được sắp xếp xung quanh dọc theo mép bàn ở phía ngoài.
 Áp dụng cho phương pháp: hội nghị, hội thảo, giảng nhờ vi tính hỗ trợ.
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 19 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
 Ưu điểm:
- Không gian và bầu không khí làm việc tốt.
- Thuận tiện cho học viên ghi chép hoặc sử dụng laptop.
- Tương tác cao giữa các học viên và người giảng dạy vì họ có thể nghe và nhìn thấy nhau
một cách dễ dàng.
- Cho phép số lượng học viên tham gia nhiều hơn.
 Nhược điểm:
- Có một số góc bị khuất .
- Chiếm nhiều diện tích.

 Đánh giá
- Mức độ tiếp nhận thông tin của người dạy với người học : khá tốt
- Mức độ tiếp nhận thông tin của người học với người dạy : tốt
- Mức độ tương tác giữa người học và người học : khá tốt
- Mức độ phù hợp của phòng học với người học : cao với việc đào tạo về lý thuyết, hội
thảo, hội nghị).
- Mức độ tiếp thu của người học : khá tốt (vì giảng viên và học viên có thể nghe rõ và nhìn
thấy nhau một cách dễ dàng).
5) Dạng bàn tròn (rounds)
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 20 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
 Cách sắp xếp : Trong dạng hình tròn này, bàn được bố trí đồng đều để có không gian
trống cho học viên có thể di chuyển. Ghế được xếp xung quanh bàn, ở mỗi bàn là từ 4
đến 12 học viên, khoảng cách giữa các học viên là 1m2. Dạng sắp xếp này thường sử
dụng trong các buổi học có hoạt động nhóm nhằm tìm kiếm mục tiêu học tập và đạt được
sự thỏa thuận của các thành viên trong nhóm.
 Áp dụng cho phương pháp đào tạo đóng kịch, trò chơi quản trị.
 Ưu điểm:
- Thích hợp cho thảo luận nhóm nhỏ; theo đó, người huấn luyện dễ dàng đi xung quanh
các nhóm và giúp đỡ họ làm bài tập.
- Có sự tương tác cao giữa những người tham gia ngồi cùng bàn và giảng viên, khuyến
khích học viên phát biểu ý kiến, lắng nghe, tham gia giải quyết vấn đề và quyết định.
 Nhược điểm:
- Chiếm nhiều diện tích.
- Không lý tưởng cho các nhóm lớn.
- Không lý tưởng cho thuyết trình và trình chiếu hình ảnh minh họa vì một số gốc ngồi bị
khuất.
 Đánh giá
- Mức độ tiếp nhận thông tin của người dạy với người học : tốt
- Mức độ tiếp nhận thông tin của người học với người dạy : tốt

- Mức độ tương tác giữa người học và người học : khá tốt
- Mức độ phù hợp của phòng học với người học : cao với việc đào tạo cho học về các kỹ
năng làm việc nhóm.
- Mức độ tiếp thu của người học : khá tốt. (hạn chế ở một số chỗ ngồi bị khuất).
 Mở rộng:
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 21 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
• Dạng hai nửa hình tròn (Semi-circle)
 Cách sắp xếp: sắp xếp bàn ghế nửa vòng tròn, sắp xếp ghế một nửa bàn để người tham dự
có thể hướng mặt về phía mục giảng, nơi giảng viên đứng.
 Áp dụng cho phương pháp đào tạo: đóng kịch, trò chơi quản trị, bài thuyết trình trong
lớp.
 Ưu điểm :
- Thích hợp cho thảo luận nhóm nhỏ; theo đó, người huấn luyện dễ dàng đi xung quanh
các nhóm và giúp đỡ họ làm bài tập.
- Có sự tương tác cao giữa những người tham gia ngồi cùng bàn và giảng viên, khuyến
khích học viên phát biểu ý kiến, lắng nghe, tham gia giải quyết vấn đề và quyết định.
- Thuận tiện trong việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy: máy chiếu, màn hình…
 Nhược điểm:
- Chiếm nhiều diện tích.
- Không thích hợp cho các nhóm lớn
 Đánh giá
- Mức độ tiếp nhận thông tin của người dạy với người học : tốt
- Mức độ tiếp nhận thông tin của người học với người dạy : tốt
- Mức độ tương tác giữa người học và người học : tốt
- Mức độ phù hợp của phòng học với người học : cao về mặt lý thuyết và thực hành theo
tình huống, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
- Mức độ tiếp thu của người học : khá đồng đều.
6) Dạng hình tròn (Circle)
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 22 / 27

Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
a. Dạng ghế xếp hình tròn (Circle of chair)
 Cách sắp xếp
- Circle of chair – set up chỉ bao gồm những chiếc ghế xếp thành hình tròn trong phòng mà
không có bàn; loại sắp xếp này thích hợp cho các hoạt động khuyến khích người tham gia
hoạt động làm việc, thảo luận/đàm phán, động não cần sự tương tác giữa mọi người với
nhau. Ở đây, có một nhóm các cá nhân với lợi ích chung, những người thường xuyên học
hỏi lẫn nhau cùng thảo luận về một chủ đề xác định. Mỗi thành viên có một cái gì đó để
đóng góp và mỗi thành viên có một cái gì đó để học hỏi. Thiết lập này tạo điều kiện thảo
luận sôi nổi, thuyết trình tương tác và động não giữa những nhóm nhỏ trong khoảng thời
gian ngắn. Tập trung vào những cuộc thảo luận có ít thời gian hoặc các yêu cầu công
nghệ: Bản trắng, âm thanh…
- Khu vực hoạt động: trung tâm vòng tròn.
- Mức độ tham gia nhóm: cao, tất cả các thành viên điều tham gia.
- Ghế ngồi: được xếp thành hình tròn.
- Bàn: không sử dụng
- Khoảng cách giữa mọi người: 10 cm
2
- Số lượng học viên tối đa: 20 người
 Áp dụng cho phương pháp đào tạo:
- Hội thảo/ hội nghị
- Trò chơi kinh doanh
- Mô hình ứng xử
- Đóng kịch
- Đào tạo nơi xa làm việc
 Ưu điểm:
- Các học viên tham gia tích cực, chủ động vào quá trình đào tạo, thu hút tính tham dự của
học viên.
- Sự tương tác giữa các thành viên cao, không có bàn ở giữa nên các học viên không bị cản
trở và có thể nói chuyện trược tiếp với nhau, tạo sự bình đẳng giữa mọi người trong

nhóm, không có người lãnh đạo (người dạy).
Kết quả đào tạo tốt
 Nhược điểm:
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 23 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
- Không lý tưởng cho các nhóm lớn. Số lượng các thành viên càng nhiều, sự tập trung của
mọi người vào buổi đào tạo càng thấp. (chỉ giới hạn trong khoảng 20 người)
- Không lý tưởng cho các bài thuyết trình nghe nhìn. Mô hình này chỉ thích hợp với các bài
thuyết trình tương tác.
- Một số người cảm thấy không thoải mái và không an toàn vì không có gì che chắn ở phía
trước trong loại sắp xếp này.
 Đánh giá mô hình:
- Mô hình này thích hợp cho đối tượng là những nhà quản lý, cán bộ nhân viên cấp trung
và cấp cao.
- Có sự tương tác cao giữa mọi người, thúc đẩy quá trình tham gia của họ. Chất lượng buổi
đào tạo được nâng cao.
 Mở rộng:
• Dạng tròn có bàn (Cricle of table): Giữ nguyên các tính chất của dạng ghế xếp hình
tròn nhưng cách sắp xếp này cung cấp cho học viên bàn học với tài liệu tham khảo. Điều
này giúp họ loại bỏ cảm giác không an toàn.

• Dạng nửa hình tròn (broken – circle) sở hữu tất cả các lợi thế của mô hình tròn, nó cho
phép sử dụng những hình ảnh minh họa một cách hiệu quả đồng thời xác định được
người lãnh đạo (người dạy) để tạo áp lực cho các học viên tham gia
khi cần thiết. Mô hình này thích hợp với cả hai loại thuyết trình nghe
nhìn và thuyết trình tương tác.
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 24 / 27
Giảng Viên : VŨ THANH HIẾU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
IV.NHỮNG VÍ DỤ THỰC TẾ:
1) Chương trình đào tạo “ Kỹ năng đàm phán quốc tế” của Tổng Công ty Hàng

Không Việt Nam
Chương trình này đã được phòng đào tạo Inhouse của trường Doanh nhân PTI tổ
chức. Đây là một khóa học nhằm giúp cho học viên hiểu rõ và vận dụng được các chiến
lược, phương pháp đàm phán và phong thái đàm phán dụa trên lợi ích của các bên trong
những tình huống thương thảo hợp đồng cụ thể. Chương trình này thiên học về kỹ năng,
học qua người diễn thuyết một phần và học viên không những được thực hành với nhau
theo cặp và thảo luận chung theo nhóm để trình bày các ý tưởng của mình. Vì thế, mô
hình học ở đây là dạng nửa hình tròn được sử dụng bằng bàn hình chữ nhật. Qua đó,
cũng có những ưu điểm và tính hạn chế của không gian này là:
Ưu điểm:
- Mọi người có thể thấy người diễn thuyết, và trao đổi hai chiều.
- Hiệu quả thảo luận nhóm, thực hành theo cặp cao.
- Tạo không gian cho người diễn thuyết và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy
Nhược điểm:
- Các lối đi giữa các bàn hơi chật chội, có thể khiến người diễn thuyết khó khăn khi
muốn đi xuống nghe các nhóm thực hành. Ngoài ra, học viên cũng khó di chuyển
chổ ngồi.
- Những học viên ngồi ở phía chiều rộng bàn hình chữ nhật có thể cảm thấy khó
chịu khi phải xoay đầu hướng về người diễn thuyết trong thời gian dài.
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Trang 25 / 27

×