BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LÊ VĂN ĐẠI
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT ĐẬU TƯƠNG TẠI
GIA LÂM - HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LÊ VĂN ĐẠI
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT ĐẬU TƯƠNG TẠI
GIA LÂM - HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ ĐÌNH CHÍNH
HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bầy trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày20 tháng 06năm 2015
Tác giả
Lê Văn Đại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới TS. Vũ Đình Chính.
Thầy đã luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Nông học và đặc biệt là
các thầy, cô giáo, các cán bộ nhân viên Bộ môn cây công nghiệp và cây thuốc –
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian
thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo Trung tâm NCTN Rau,
Hoa, Quả Gia Lâm – Hà Nội đã tạo điệu kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề
tài tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, cộng
tác và khích lệ tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2015
Tác giả
Lê Văn Đại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng ivi
Danh mục hình v
Danh mục chữ viết tắt vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1.Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam 4
1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 4
1.1.2.Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 8
1.1.3. Tình hình sản xuất đậu tương tại Gia Lâm – Hà Nội 11
1.2.Một số kết quả nghiên cứu về cây đậu tương trên thề giới và Việt Nam 12
1.2.1.Một số kết quả nghiên về cây đậu tương trên thế giới 12
1.2.2.
Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây đậu tương trên
thế giới 15
1.2.3. Một số kết quả nghiên cứu về giống đậu tương ở Việt Nam 18
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1.Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 27
2.1.1.Vật liệu nghiên cứu 27
2.1.2.
Thời gian địa điểm và đất đai nghiên cứu 28
2.2.Nội dung nghiên cứu 28
2.3.Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1.Thí nghiệm 1. 28
2.3.2.Thí nghiệm 2 29
2.4.Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 30
2.4.1.
Thời vụ và mật độ 30
2.4.2.
Phân bón: 30
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
2.4.3.Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh 31
2.5.Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi (theo quy chuẩn Việt Nam
QCVN01 – 58: 2011/ BNN & PTNT) 31
2.5.1.Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển 31
2.5.2.Các yếu tố cấu thành năng suất 32
2.5.3.Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu 32
2.5.4.Hạch toán kinh tế 33
2.6.Phương pháp xử lý số liệu 33
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
3.1.Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống
đậu tương tại Gia Lâm – Hà Nội 34
3.1.1.
Thời gian mọc mầm và tỷ lệ mọc mầm của một số giống đậu
tương 34
3.1.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống
đậu tương 35
3.1.3
Động thái thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống
đậu tương 37
3.1.4.
Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương. 38
3.1.5.
Động thái tích lũy chất khô của các giống đậu tương 39
3.1.6.
Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương. 40
3.1.7.
Thời gian ra hoa và tổng số hoa của các giống đậu tương. 42
3.1.8.
Đường kính thân và khả năng chống đổ của các giống đậu tương. 43
3.1.9. Mức độ nhiễm sâu bệnh của đậu tương 44
3.1.10. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương 46
3.1.11. Năng suất của các giống đậu tương 48
3.2.Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương 50
3.2.1.
Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến thời gian qua
các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương 50
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
3.2.2.
Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến động
thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương 52
3.2.3.
Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến một số đặc
điểm hình thái của các giống đậu tương 53
3.2.4.
Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến chỉ số
diện tích lá của các giống đậu tương 54
3.2.5.
Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến động
thái tích lũy chất khô của các giống đậu tương 56
3.2.6.
Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến khả năng
hình thành nốt sần của các giống đậu tương 58
3.2.7.
Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến độ
nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các giống đậu tương 60
3.2.8. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến các yếu
tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương 62
3.2.9. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất
của các giống đậu tương 64
3.2.10.
Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến hiệu quả
kinh tế của các giống đậu tượng 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
1. Kết luận 68
2. Kiến nghị 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 75
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 4
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất đậu tương của 4 nước sản xuất đậu tương
chủ yếu trên thế giới 6
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam 8
Bảng 1.4. Nhập khẩu đậu tương của Việt Nam 2011 – 2013 10
Bảng 3.1. Thời gian mọc mầm và tỷ lệ mọc mầm của các giống đậu tương 34
Bảng 3.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các
giống đậu tương (ngày) 35
Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu
tương (cm) 37
Bảng 3.4. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương (m
2
lá/m
2
đất) 38
Bảng 3.5. Động thái tích lũy chất khô của các giống đậu tương (g/cây) 39
Bảng 3.6. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương 41
Bảng 3.7. Thời gian ra hoa và tổng số hoa của các giống đậu tương 42
Bảng 3.8. Đường kính thân và khả năng chống đổ của các giống đậu tương 44
Bảng 3.9. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống đậu tương 45
Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương 47
Bảng 3.11. Năng suất của các giống đậu tương 49
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến thời
gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống đậu
tương (ngày) 51
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến động thái
tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương (cm) 52
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến một số
đặc điểm hình thái của một số giống đậu tương 53
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến chỉ số
diện tích lá của các giống đậu tương (m
2
lá/m
2
đất) 55
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến động
thái tích lũy chất khô của các giống đậu tương (g/cây) 57
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến khả năng
hình thành nốt sần của các giống đậu tương 59
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến mức độ
nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các giống đậu tương 61
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến các
yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương 63
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến năng
suất của các giống đậu tương 65
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến hiệu
quả kinh tế của các giống của các giống đậu tương 67
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Năng suất của các giống đậu tương 49
Hình 3.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến năng
suất của các giống đậu tương 65
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Viết đầy đủ
BVTV
BNN & PTNT
ĐC
NSCT
NSLT
NSTT
HVNNVN
KHNNVN
TGST
QCVN
QĐ - TTg
Bảo vệ thực vật
Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Đối chứng
Năng suất cây trồng
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Thời gian sinh trưởng
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định Thủ tướng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill)còn gọi là cây đậu nành là một cây
trồng cạn ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Khó có thể tìm thấy một cây trồng nào
có tác dụng nhiều mặt như cây đậu tương. Vì thế cây đậu tương được gọi là “Ông
Hoàng trong loại cây họ đậu” và được con người quan tâm nhất trong số 2.000 loại
đậu đỗ khác nhau. Sản phẩm từ đậu tương có thể được sử dụng rất đa dạng trong
nhiều lĩnh vực như: Công nghiệp chế biến, làm thực phẩm, năng lượng và y học.
Ngoài ra, đậu tương còn có ý nghĩa rất lớn trong hiệu quả luân canh, xen canh với
cây trồng khác.
Trong hạt đậu tương có thành phần hóa học khá phong phú như: Prôtêin (40
- 45%), Li pít (12 -25%), Guluxit(10 - 15%), các loại muối khoáng Ca, Fe, Mg, P
Na, S: các vitamin A, B1,B2,D,E,F: sáp nhựa, xenlulôza. Đậu tương được coi là
nguồn cung cấp Prôtêin hoàn chỉnh vì chứa đầy đủ các a xít amin cơ bản: Isolơxin,
lơxin, lyxin, metionin, phenlilalanin, tritophan, valin. Trong đó có các chất axít
amin không thay thế cần thiết cho cơ thể chiếm một lượng đáng kể. Chính vì có
thành phần hóa học như vậy nên hạt đậu tương được dùng làm nguyên liệu để chế
biến thành các sản phẩm: Đậu phụ, sữa đậu nành, bánh kẹo, nước giải khát, nước
chấm, dầu đậu nành…. đáp ứng một phần nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng
ngày của con người và làm thức ăn bổ sung cho gia súc.
Ngoài ra, cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất, góp phần tăng năng
suất các cây trồng khác. Để có được là do hoạt động cố định đạm, của loài vi
khuẩn Rhizobium japonicum chúng cộng sinh trên rễ cây họ đậu. Thân lá đậu
tương được dùng làm thức ăn cho gia súc và làm phân xanh cải tạo đất rất tốt.
Các nghiên cứu cho thấy, sau mỗi vụ trồng đậu tương đã cố định và cộng
sinh vào đất từ 60 - 80kg N/ha tương đương 300 - 400kg đạm sulphat.
Với giá trị kinh tế cao như vậy nên đậu tương hiện là một trong năm loại
cây trồng quan trọng trên thế giói cùng với lúa mì, lúa nước, ngô và cây cao lương.
Ở Việt Nam, đậu tương là loại cây trồng có từ lâu đời nhưng năng suất vẫn còn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
hạn chế. Nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới năng suất đậu tương. Trong đó, giống
và biện pháp kỹ thuật vẫn là yếu tố chính. Hiện nay, bộ giống đậu tương ở nước ta
khá phong phú. Tuy nhiên, việc bổ sung các giống tốt, phù hợp với điều kiện canh
tác của từng địa phương vẫn là những đòi hỏi thường xuyên của sản xuất. Mặt
khác, việc sử dụng đơn độc phân khoáng liên tục nhiều năm trong canh tác nông
nghiệp nói chung và đậu tương nói riêng đã thể hiện nhiều hạn chế. Đồng thời
nguồn phân chuồng ngày một ít do thay đổi phương thức chăn nuôi. Với những lý
do nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài“Nghiên cứu xác định giống và ảnh
hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển, năng
suất đậu tương tại Gia Lâm - Hà Nội”
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
- Nghiên cứu đề tài nhằm xác định một số giống đậu tương sinh trưởng, phát
triển tốt cho năng suất cao và loại phân hữu cơ vi sinh thích hợp cho đậu tương tại
Gia Lâm - Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống
đậu tương tại Gia Lâm - Hà Nội.
- Đánh giá ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng
phát triển và năng suất đối với hai giống đậu tương Đ8 và ĐT26 tại Gia Lâm - Hà
Nội.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định có cơ sở khoa học một số giống đậu tương năng suất cao và loại
phân hữu cơ vi sinh cho đậu tương tại Gia Lâm - Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ bổ sung thêm những tài liệu khoa học về cây
đậu tương, phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đề tài đóng góp hoàn thiện hơn cho quy trình thâm canh
đậu tương trên đất Gia Lâm - Hà Nội.
- Góp phần tăng năng suất đậu tương và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện
tích.
1.4. Giới hạn của đề tài
- Để tập trung nghiên cứu khả ăng sinh trưởng, phát triển và khả năng chống
chịu của một số giống đậu tương trong vụ hè thu trên đất Gia Lâm - Hà Nội.
- Đề tài giới thiệu nghiên cứu ảnh hưởng của 4 loại phân hữu cơ vi sinh đến
sinh trưởng và năng suất của giống đậu tương Đ8 và ĐT26 trên đất Gia Lâm - Hà
Nội
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương giữ vai trò quan trọng trong các cây lấy dầu của thế giới, tiếp
sau đó là lạc, hướng dương, cải dầu, lanh, dừa và cọ, trong toàn bộ cây lấy dầu trên
thế giới sản lượng cây đậu tương tăng từ 32% năm 1965 tới 50% năm 1980.
Ngược lại sản lượng của cây lạc lại giảm từ 18% xuống còn 11% trong cùng thời
kỳ.Theo Ngô thế Dân và cs(1999), đồng thời đậu tương cũng là cây đứng thứ tư
trong các cây làm lương thực, thưc phẩm (sau lúa mì, lúa nước và ngô)(Chu Văn
Tiệp, 1981). Hiện nay đậu tương được trồng ở 78 nước trên thế giới, trong đó trồng
tập trung nhiều nhất ở các nước Châu Mỹ (chiếm tới 73%), tiếp theo là các nước
thuộc khu vực Châu Á với 23,15% (Lê Độ Hoàng và cs,1977). Tình hình sản xuất
đậu tương của thế giới trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Năm
Diện tích
(triệu/ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1960
1990
1995
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
21,00
57,16
62,51
74,36
76,80
78,96
83,64
91,59
92,52
96,27
90,13
96,44
99,27
102,56
102,09
108,97
117,45
12,00
18,97
20,31
21,69
23,21
23,01
22,80
22,44
23,18
23,29
24,37
23,98
22,49
25,84
23,10
24,60
23,56
25,20
108,46
126,95
161,29
178,24
181,68
190,65
205,51
214,48
221,92
219,68
231,21
223,29
264,99
236,03
267,72
276,71
Nguồn: FAOSTAT, 2013: theo FAS/USDA, Dec 2013
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
Hiện nay tình hình sản xuất đậu tương của thế giới có xu hướng tăng lên
qua các năm. Với 21 triệu ha diện tích trồng và năng suất 12 triệu ha/năm 1960 sản
lượng đậu tương của thế giới mới chỉ ở mức 25,2 triệu tấn. Sau 35 năm, năm 1995
đã có sự tăng trưởng mạnh với năng suất 20,31 tạ/ha (gấp 1,69 lần so với năm
1960), cùng với sự tăng diện tích, sản lượng đậu tương vượt mức 100 triệu tấn đạt
126,95 triệu tấn (tăng gấp 5 lần so với năm 1960), từ đó tiếp tục tăng.
Giai đoạn 2000 - 2010, diện tích đậu tương thế giới có biến động tăng, riêng
năm 2007 diện tích có giảm nhưng đã được phục hồi và phát triển trở lại. Về năng
suất, sau khi vượt mức 21,69tạ/ha năm 2000 và đạt 23,21tạ/ha năm 2001, năng
suất đậu tương có biến động song xu hướng chung là tăng lên, đạt cao nhất là
25,84 tạ/ha vào năm 2010. Đây cũng là mức năng suất đậu tương bình quân trên
thế giới cao nhất theo thống kê của FAO và USDA cho đến nay. Sản lượng đậu
tương thế giới lại tăng khá ổn định, đến năm 2010 đạt 264,99 triệu tấn, tăng gấp
1,64 lần so với năm 2000.
Năm 2011, diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương thế giới đều giảm
nhẹ so với 2010,tuy nhiên đến năm 2012 đã có sự tăng trưởng đáng kể. Theo thống
kê của USDA, đến tháng 12/2012, diện tích đậu tương thế giới đạt 108,97 triệu ha,
đạt năng suất 24,60 tạ/ha và sản lượng 267,72 triệu tấn.
Hiện nay, sản suất đậu tương được phát triển trên toàn thế giới nhưng chủ
yếu vẫn tập trung ở bốn nước Mỹ, Braxin,Achentina và Trung Quốc (chiếm
khoảng 90 - 95% tổng sản lượng đậu tương thế giới (Ngô Thế Dân &cs, 1999).
Trong nửa đầu thế kỷ 20, Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu đậu
tương lớn nhất thế giới. Nhưng từ những năm 1950 vị trí này thuộc về nước
MỹTsukuba(1893). Sản lượng đậu tương của Mỹ chiếm 60% tổng sản lượng đậu
tương thế giới vào năm 1960, đến năm 1969 con số này là 75%. Trong khi đó sản
lượng đậu tương của Trung Quốc trên thế giới lại giảm từ 32% xuống 16% trong
cùng thời kỳ(Ngô Thế Dân & cs,1999). Hiện nay sản xuất đậu tương của Trung
Quốc chỉ đứng vị trí thứ tư trên thế giới. Đến những năm 1970, khi sản xuất đậu
tương phát triển ở Braxin, nước này đã trở thành quốc gia sản xuất đậu tương lớn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
thứ hai thế giới. Cũng trong giai đoạn này. Achentina xuất hiện với tư cách là nước
sản xuất đậu tương lớn thứ ba trên thế giới Tukuba (1893).
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất đậu tương của 4 nước sản xuất đậu tương chủ
yếu trên thế giới
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011 2012 2013
Mỹ
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(ta/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
30,22
26,72
80,75
30,91
29,58
91,42
31,00
29,22
90,61
29,80
27,90
83,17
30,63
26,40
80,86
31,22
25,36
79,17
Braxin
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(ta/ha)
Sản lượng
(triệu tấn
21,25
28,16
59,83
21,75
26,37
57,35
23,33
29,48
68,76
25,00
26,20
65,50
27,50
29,50
81,00
26,77
30,05
80,44
Achentina
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(ta/ha)
Sản lượng
(triệu tấn
16,39
28,22
15,54
16,77
18,48
14,98
18,13
29,05
15,08
17,50
23,40
13,50
19,80
27,80
55,00
17,89
26,95
48,21
Trung
Quốc
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(ta/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
9,13
17,03
15,54
9,19
16,30
14,98
8,52
17,71
15,08
7,65
17,60
13,50
7,20
17,50
12,60
8,76
18,45
16,16
Nguồn: FAOSTAT, 2013: theo FAS/USDA, Dec 2013
Theo thống kê mới nhất của USDA, thì đến hết tháng 12/2012, nước Mỹ có
30,63 triệu ha trồng đậu tương (28,11% diện tích đậu tương thế giới) với sản lượng
80,86 triệu tấn (30,20 sản lượng đậu tương thế giới). Mỹ cũng là quốc gia xuất
khẩu đậu tương thứ hai trên thế giới, chỉ sau Braxin. Năm 2011, sản lượng đậu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
tương xuất khẩu của Mỹ là 34,70 triệu tấn (chiếm 37,39% tổng sản lượng đậu
tương xuất khẩu của thế giới).
Từ năm 1960, diện tích đậu tương của Braxin bắt đầu tăng nhanh. Trong
giai đoạn 1980 - 1994, diện tích đậu tương từ 8,5 - 11,5 triệu ha, sản lượng tăng từ
13 - 25 triệu tấn và năng suất xấp xỉ đạt 20 tạ/ha (Đoàn Thị Thanh Nhàn &
cs,1996). Đến hết tháng 12/2012, diện tích đậu tương của Braxin đã lên đến 27,50
triệu ha, với năng suất 29,50 tạ/ha, đạt sản lượng81,00 triệu tấn. Bên cạnh đó,
Braxin cũng đẩy mạnh xuất khẩu đậu tương. Năm 2011, Braxin xuất khẩu đậu
tương đạt 37,80 triệu tấn (chiếm 40,73% sản lượng đậu tương xuất khẩu thế giới).
Năm 2012, diện tích đậu tương của Achentina là 19,80 triệu ha, năng suất là
27,80 tạ/ha và sản lượng là 55 triệu tấn. Lần đầu tiên Achentina xuất khẩu đậu tương
vào năm 1973 với 50.000 tấn, đến năm 1981 (chỉ sau 8 năm) đạt 3 triệu tấn(Ngô Thế
Dân & cs,1999). Năm 2011, Achentina xuất khẩu 8,9 triệu tấn; thu 5,335 tỷ USD từ
xuất khẩu đậu tương ở dạng hạt (tăng 7% so với năm 2010); 9,789 tỷ USD từ xuất
khẩu ở dạng bột chưa kể nguồn thu từ dạng dầu diezen sinh học.
Qua các số liệu thống kê cho thấy sản lượng đậu tương của Trung Quốc
thấp hơn so với các nước Mỹ, Braxin và Achentina. Bên cạnh đó, do sự gia tăng
nhanh chóng về nhu cầu tiêu dùng đậu tương nội địa nên sản xuất đậu tương trong
nước của Trung Quốc không thể đáp ứng được. Năm 1996,Trung Quốc bắt đầu
phải nhập khẩu đậu tương và hiện nay Trung Quốc đã trở thành quốc gia xuất khẩu
đậu tương lớn nhất thế giớiTsukuba (1893). Đến năm 2012, diện tích đậu tương
của Trung Quốc là 7,20 triệu ha, đạt sản lượng 12,60 triệu tấn với năng xuất khá
ổn định 17,50 tạ/ha.
Ngoài bốn nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới thì Nhật Bản cũng là
nước sản xuất đậu tương lâu đời. Cây đậu tương được đưa vào Nhật Bản khoảng
200 năm trước công nguyên, nhưng đến năm 1960 đậu tương mới được chú ý phát
triển. (Nogata, 2000). Năm 1960 diện tích đậu tương của nước này chỉ có 340.000
ha nhưng đến năm 1997 đã đạt tới 832.000 ha (Nguyễn Văn Luật, 2005), và đạt
0,14 triệu ha với năng xuất 16,3 tạ/ha vào năm 2012 theo thống kê của USDA.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
Ngoài ra, đậu tương cũng được trồng ở một số nước khác như, Hàn Quốc,
Cộng hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và các
nước khác. Nhìn chung ở châu Á là khu vực có nhiều nước sản xuất đậu tương
nhất trên thế giới nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng ½ nhu cầu, còn lạiphải
nhập khẩu từ các nước khác. Bên cạnh Trung Quốc thì Nhật Bản, Indonesia,
Philipin… cũng là những nước nhập khẩu đậu tương nhiều ở châu Á.
Đối với khu vực châu Âu, diện tích trồng đậu tương không nhiều. Đậu
tương được sản xuất chủ yếu ở các nước Ukraina, Nga, Ý, Romania, Serbia, Crô-a
ti-a và Pháp. Ở châu Phi, Negeria có diện tích đậu tương khá lớn, tiếp theo là Nam
Phi, Uganda, Zimbabwe, Congo, Zambia và một số nước khác. Châu Phi có tiềm
năng to lớn để phát triển đậu tương song cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các nước
sản xuất đậu tương lớn Tsukuba (1893).
1.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Theo Ngô Thế Dân & cs (1999), và Phạm Văn Thiều (2009), cây đậu tương đã
được trồng ở Việt Nam từ rất sớm. Trước năm 1945, diện tích đậu tương của nước ta
còn rất ít với 32.000 ha, năng suất thấp 4,1 tạ/ ha (1944). Sau khi đất nước thống nhất
(1976), diện tích đậu tương cả nước đã được tăng lên là 39.400 ha, năng suất đạt 5,3
tạ/ha, từ sau đó sản xuất đậu tương bắt đầu được mở rộng và phát triển rộng rãi.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam
Năm
Diện tích Năng suất Sản lượng
(nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn)
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013*
183,8
204,1
185,6
187,4
192,1
147,0
197,8
173,6
230,0
233,1
13,4
14,3
13,9
14,7
13,9
14,6
15,1
14,6
15,2
16,2
245,9
292,7
258,1
257,2
267,6
215,2
298,6
254,3
350,0
377,6
Nguồn: Niên giám thống kê sơ bộ và Tổng cục Thống Kê, 2013: theo FAS/USDA, Dec 2013
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
Theo các số liệu thống kê cho thấy năm từ năm 2004 đến nay, sản xuất đậu
tương của nước ta có sự biến động khá lớn, diện tích, năng suất và sản lượng đậu
tương của nước ta liên tục tăng. Sau 5 năm, diện tích tăng 80 nghìn ha (tăng
64,5%), năng suất bình quân tăng 2,3 tạ/ha (tăng 19,2%) và sản lượng tăng 143,4
nghìn tấn (gấp 2 lần). Từ năm 2006, diện tích có biến động giảm và giảm thấp nhất
vào năm 2009 (từ 204,1 nghìn ha năm 2005 còn 147,0 nghìn ha năm 2009, giảm
54,4 nghìn ha) nhưng sau đó có xu hướng phục hồi dần trở lại. Đến năm 2012, sản
xuất đậu tương của Việt Nam có nhiều khởi sắc với diện tích đạt 230 nghìn ha,
năng suất 15,2 tạ/ha, và sản lượng 350 nghìn tấn.
Đến năm 2009, Việt Nam có 8 vùng trồng đậu tương lớn, trong đó 70% ở
miền Bắc và 30% ở miền Nam. Khoảng 65% đậu tương của Việt Nam được trồng
ở vùng cao, nơi đất không mầu mỡ, 35% trồng ở vùng thấp khu vực đồng bằng
sông Hồng. Vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích đậu tương chiếm 38% và sản
lượng chiếm 26,31% cả nước (diện tích 73,4 nghìn ha và sản lượng 56,2 nghìn
tấn). Tiếp theo là vùng Đông Bắc với 48,20 nghìn ha (chiếm 24,9%) và sản lượng
đạt 56,4 nghìn tấn (chiếm 26,4% tổng sản lượng đậu tương cả nước). Các vùng còn
lại chiếm diện tích và sản lượng thấp.
Về thời vụ trồng đậu tương, theo những năm gần đây, nhờ ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật đậu tương đã được trồng rộng rãi ở miền Bắc, biến đất từ
2 vụ thành 3 vụ trong năm (Trần Đình Long, 1998). Vụ đậu tương xuân gieo từ
10/2 - 10/3, (vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, có thể gieo sớm hơn từ 20/1 -
10/2 để tránh gió Tây cuối tháng 4; vùng Tây Bắc Bắc Bộ (Sơn La, Lai Châu) gieo
muộn từ 1/3 - 20/ 3. Vụ đậu tương hè gieo từ 25/5 - 20/6 (một số tỉnh có tập quán
gieo đậu tương hè giữa 2 vụ lúa thì phải gieo kết thúc trước 1/6 và dùng giống
ngắn ngày). Vụ đậu tương đông được gieo vào 05/9 - 05/10.
Ở các tỉnh miền Nam thường chỉ có 2 vụ đậu tương trong năm và tùy theo
từng vùng địa lý cụ thể mà có thời vụ trồng thích hợp. Vùng Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ: vụ 1 gieo tháng 4,5 và thu hoạch tháng 10,11. Vùng đồng bằng sông
Cửu Long vụ 1 gieo tháng 12, thu hoạch vào tháng 2,3; vụ 2 gieo cuối tháng 2 đến
đầu tháng 3 và thu hoạch vào tháng 5 (Nguyễn Ngọc Thành, 1996).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
Về cơ cấu giống, đến năm 2003 cả nước có 78 giống đậu tương được
gieo trồng, trong đó có 13 giống chủ lực với diện tích gieo trồng trên 1.000 ha
(Nguyễn Chí Bửu & cs, 2005). Một số đang được gieo trồng phổ biến hiện nay
như: các giống thích hợp gieo trồng trong vụ xuân gồm VX93, AK06,ĐT2000,
ĐT96, D14. Trong vụ hè phổ biến các giống: DT84, M103,ĐT93, ĐT12,
D140… vụ thu đông thích hợp trồng các giống: DT84, DN42, ĐT96, ĐT93,
VX93. Các tỉnh phía Nam thường gieo trồng một số giống phổ biến như
MTĐ176, HL92, G87-1.
Bảng 1.4. Nhập khẩu đậu tương của Việt Nam 2011 – 2013
Quốc gia
2011 2012 2013
Lượng
(nghìn
tấn)
Giá trị
(triệu
USD)
Lượng
(nghìn
tấn)
Giá trị
(triệu
USD)
Lượng
(nghìn
tấn)
Giá trị
(triệu
USD)
Tổng 1.132,50 599,4 1.462,71 844,8 1.261.70 703,63
Braxin
Mỹ
Achentina
Canada
Uruguay
Trung Quố
c
Quốc gia khác
506,9
227,1
159,8
88,2
26,9
110,5
13,1
258,2
135,9
87,6
47,6
15,4
49,5
5,2
584,57
576,75
98,96
122,39
8,38
57,12
14,53
345,3
333,3
62,8
66,5
5,3
26,6
5
571,1
555,5
66,03
38,5
18,9
10,07
1,57
307,96
318,62
35,42
24,51
10,83
5,08
1,21
Nguồn: Tổng cục thống kê, số liệu BICO, Bản đồ thương mại toàn cầu (GTA), Dec 2013
Việt Nam được xếp hàng thứ 6 về sản xuất đậu tương ở châu Á (sau các
nước Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên, và Thái Lan). Trên 40% sản
phẩm đậu tương của nước ta được sử dụng để sản xuất dầu thực vật, phần còn lại
được dùng làm thực phẩm cho người, chế biến thức ăn chăn nuôi và để làm giống.
Hiện nay sản xuất đậu tương ở Việt Nam chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước còn thấp.
Do vậy, nhiều năm qua nước ta đã phải nhập khẩu đậu tương với số lượng lớn,
năm sau cao hơn năm trước, nhưng đến năm 2012/13 thì lượng nhập đậu tương lại
có xu hướng giảm xuống. Theo tổ chức USDA lượng nhập khẩu trong mùa vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
2012/13 xuống còn 1,26 triệu tấn, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái cũng một
phần do diện tích và sản lượng của Việt Nam cũng đang tăng dần lên, Năm 2013,
Việt Nam nhập khẩu khoảng 45% đậu tương từ Braxin, 44% từ Mỹ, còn lại đến từ
các nước Achentina, Canada, Uruquay, và các quóc gia khác. Lượng đậu tương
nhập từ Mỹ là 556 nghìn tấn có giảm nhẹ so với 577 nghìn tấn năm 2012, nhưng
cao hơn 145% so với năm 2011.
Từ những phân tích trên cho thấy việc đẩy mạnh sản xuất đậu tương ở Việt
Nam là một yêu cầu cấp thiết. Với những thế mạnh sẵn có về đất đai và lao động.
Việt Nam có thể phát triển sản xuất đậu tương cả về diện tích, năng suất và chất
lượng. Theo Quyết định số124/2012/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về “phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nghành nông nghiệp đến năm 2020 và
tầm nhìn đến 2030”, cây đậu tương được quy hoạch phát triển với diện tích khoảng
100 nghìn ha, sản lượng 700 nghìn tấn,vùng sản xuất chính là vùng đồng bằng
sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên. Để thực hiện mục tiêu này,
công tác nghiên cứu khoa học phải là khâu cần trú trọng hàng đầu.
1.1.3. Tình hình sản xuất đậu tương tại Gia Lâm – Hà Nội
Vụ xuân Vụ hè Vụ đông
Năm
Diện
tích
Năng
suất
Sản
lượng
Diện
tích
Năng
suất
Sản
lượng
Diện
tích
Năng
suất
Sản
lượng
2011
113,50
19,70
2.235,95
75,60
17,50
1.323,00
88,60
17,70
1.568,22
2012
100,60
20,10
2.022,06
80,10
18,70
1.497,87
72,10
16,30
1.175,23
2013
97,30 18,70
1.819,51
83,20
19,30
1.605,76
86,50
19,10
1.652,15
Niên giám thống kê huyện Gia Lâm 2013
Theo số liệu thống kê tại huyện Gia Lâm – Hà Nội năm 2011 diện tích đậu
tương ở vụ xuân trong toàn huyện đạt 113,50 ha, năng suất đạt 19,70 tạ/ha, sản
lượng 2.235,95 tấn, sang vụ hè thì diện tích đậu tương giảm xuống còn 75,60 ha,
năng suất 17,50 tạ/ha, sản lượng đạt 1.323,00 tấn đến vụ đông thì diện tích đậu
tương lại tăng là 88,60 ha, năng suất đạt 17,70 tạ/ha, sản lượng 1.568,22tấn, đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
năm 2012 tình hình sản xuất đậu tương ở vụ xuâncó chiều hướng giảm xuống còn
100,60 ha nhưng năng suất lại tăng 20,10 tạ/ha, sản lượng 2.022,06 tấn, ở vụ hè thì
diện tích lại giảm xuống chỉ còn 80,10 ha, năng suất đạt 18,70 tạ/ha, sản lượng
1.497,87 tấn đến vụ đông thì diện tích lại tiếp tục giảm xuống còn 72,10 ha, năng
suất đạt 16,30 tạ/ha sản lượng đạt 1.175,23 tấn. Đến năm 2013 thì diện tích đậu
tương trong toàn huyện ở vụ xuân lại tiếp tục giảm xuống còn 97,30 ha, năng suất
cũng giảm xuống còn 18,70 tạ/ha, sản lượng đạt 1.819,51 tấn đến vụ hè thì diện
tích tiếp tục giảm xuống còn 83,20 ha, năng suất lại tăng đạt 19,30 tạ/ha, sản lượng
đậu tương đạt cao nhất là 1.605,76 tấn. Nhưng đến vụ đông thì diện tích đậu tương
lại tăng 86,50 ha, năng suất đạt khá cao 19,10 tạ/ha, sản lượng 1.652,15 tấn.
1.2. Một số kết quả nghiên cứu về cây đậu tương trên thề giới và Việt Nam
1.2.1. Một số kết quả nghiên về cây đậu tương trên thế giới
Theo tác giảTrần Đình Long &cs (2005), hiện nay nguồn gen đậu tương của
thế giới được lưu giữ chủ yếu ở 14 nước: Mỹ, Trung Quốc, Australia, Pháp,
Nigieria, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thủy Điển, Thái Lan
và Liên Xô (cũ)… với tổng số 45.038 giống. Nhìn chung những quốc gia sản xuất
cũng như xuất khẩu - nhập khẩu đậu tương lớn trên thế giới cũng đồng thời là
những nước rất trú trọng nghiển cứu về cây trồng này.
Ở nước Mỹ, tính đến năm 1983 đã có trên 10.000 mẫu giống đậu tương thu
thập từ các nước trên thế giới. Đến nay, Mỹ đã đưa vào sản xuất trên 100 dòng,
giống đậu tương; lai tạo được một số giống có khả năng chống chịu tốt với bệnh
Phytopthora và thích ứng rộng như: Amsoy71, lec 36, Clark 63, Herkey
63…(Johnson H.W. &Bernard R.L, 1967). Nhiều thành tựu trong nghiên cứu
giống đậu tương của Mỹ đã được công bố trong thời gian gần đây.
Năm 2002, Trung tâm OARDC (trường đại học Ohio) đã chọn tạo thành
công 6 giống đậu tương mới cho vụ xuân bao gồm Ohio FG1, Ohio FG3, HS 96 -
3136, HS96- 3145 và HS96 - 3850 có năng xuất và chất lượng cao hơn giống đối
chứng và khả năng chống chịu tốt với bệnh lở cổ rễ và gỉ sắt. Năm 2005 Trung tâm
ARS đã xác định 3 dòng có mang gen kháng với nấm Macrophomina phaseolina
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
gây bệnh đốm đen lá, đặc biệt là dòng DT97 - 4290 có khả năng kháng cao với
bệnh đốm đen lá, chống chịu tốt với bệnh virut khảm lá . Năm 2008 Trung tâm này
đã phát triển thành công giống đậu tương N8101 có hạt nhỏ nhất được biết đến ở
Mỹ với hạt nhỏ, màu vàng sang, bóng; có hàm lượng protein rất cao, không có mùi
hăng, ít mẫn cảm với nấm flavor. Đại học Illinois năm 2009 đã chọn lọc được 3
giống có tính kháng rệp cao là Dowling và Jackson và PI 200538. Trong đó, PI
200538 có thể có tính kháng đối với nòi rệp cao hơn Dowling và Jackson. Năm
2010, trường đại học Missouri đã thành công trong việc giải mã bộ gen đậu tương,
đồng thời rút ngắn thời gian tạo giống đậu tương mới thông qua tác động chính xác
vào các gen mục tiêu.
Ở Braxin, nghiên cứu về giống đậu tương cũng đạt được nhiều thành tựu.
Từ năm 1976 đến nay, Trung tâm nghiên cứu quốc gia đã chọn được 1.500 dòng
đậu tương từ những giống thích hợp. Nhiều giống tốt đã được tạo ra như: DoKo,
Numbaira, Cristalia, trong đó giống Cristalia có năng suất cao nhất, đạt 3,8
tấn/ha Tsukuba (1893). Coi đậu tương là cây trồng ưu tiên số một trong chương
trình công nghệ sinh học để phục vụ trong nông nghiệp, năm 2005 Braxin đã đưa
vào sản xuất 11 giống đậu tương chuyển gen (GM) với mục tiêu đưa năng suất đậu
tương tăng từ 10 - 20%.
Đối với khu vực châu Á, Trung tâm phát triển rau màu châu Á (AVRDC)
đã thiết lập hệ thống đánh giá (Soybean - Evaluation - Aset), giai đoạn 1 đã phân
phát được 20,000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 quốc gia nhiệt đới và á
nhiệt đới. Kết quả đánh giá giống đậu tương của Aset đã đưa vào mạng lưới sản
xuất được 21 giống ở trên 10 quốc gia (Nguyễn Thị Út, 2006).
Từ năm 1949 - 2003, Trung Quốc đã chọn thành công khoảng 1000 giống
đậu tương và liên tục đưa vào sản xuất. hầu hết các giống này đều có tiềm năng
năng suất và chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt với dịch hại và điều kiện bất
thuận. Đặc biệt, giống Xidadou1 đạt năng suất kỷ lục 5,96 tấn/ha khi canh tác trên
một diện tích lớn ở khu tự trị Tân Cương. Từ cuối năm 1990, và một số giống có
hàm lượng dầu cao (từ 21,5% trở lên) được phát triển nhanh chóng và đưa vào sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
xuất thương mại. Theo hướng chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh hại, các nhà
khoa học Trung Quốc đã tạo thành công một số giống đậu tương kháng bệnh khảm
lá như Bayuehuang, Kefeng1, Jindou 23; các giống Kangxian 1 và Qihuang 25
kháng bệnh tuyến trùng nốt sưng rễ. Giống Jilin 3 với đặc tính chống chịu tốt với
sâu đục quả đậu tương. Một số giống chịu hạn như Jindou 21 phát triển ở tỉnh
Shanxi và Loess Plateau.
Năm 1961, Viện khoa học Nông nghiệp Đài Loan đã bắt đầu tiến hành
chương trình tạo giống và đưa vào sản xuất các giống Kaosing 3, Taining 3,
Taining 4. Đây là các giống được tạo ra thông qua xử lý Nơtron và tia X cho các
giống đột biến Tainung 1 và Tainung 2 có năng suất cao hơn giống khởi đầu, vỏ
quả không bị nứt và được sử dụng làm nguồn gen kháng bệnh trong các chương
trình lai tạo giống ở các cơ sở khác nhau như trạm khí tượng Marjo (Thái Lan),
trường đại học PhiLippin (Vũ Tuyên Hoàng & cs,1995).
Tại Indonesia, nhằm mục đích cải tiến giống có năng suất cao, trồng được
ở vùng đất thấp sau vụ thu hoạch lúa, với thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 70 -
80 ngày, chống chịu được bệnh gỉ sắt và có hạt dạng thon dài, 13 giống có năng
suất cao đã được tạo ra và khuyến cáo gieo trồng. Trong đó giống Wilis được được
trồng phổbiến nhất, có thời gian sinh trưởng 85 ngày, năng suất bình quân đạt 25
tạ/ha. Việc cải tiến giống đã góp phần đưa năng suất đậu tương đạt 25 tạ/ha, chất
lượng hạt được tăng lên, tăng khả năng thích ứng với môi trường không thuận lợi.
(Sumarno and T. Adisan wanto,1995).
Hai Trung tâm MOAC và CGPRT của Thái Lan đã phối hợp với nhau trong
công tác nghiên cứu giống đậu tương nhằm cải tiến giống có năng suất cao, chống
chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính như gỉ sắt, sương mai, vi khuẩn ,… đồng thời
có khả năng chịu được đất mặn, hạn hán và ngày ngắn…. (Judy W.H and Jackobs J.
A., 1979). Năm 1985, Gings và Chandhary đã xác định được 6 giống có năng suất
cao, ổn định là HM93, PK 73 - 92 -94, PK 321, Bragg và SH1 (FAO, 2003).
Một trong nững nước châu Á cũng rất trú trọng đến phát triển đậu tương là
Ấn Độ. Ấn Độ đã bắt đầu khảo nghiệm các giống địa phương và nhập nội tại
trường đại học tổng hợp Pathaga năm 1963, đến năm 1967 thành lập Chương trình