Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

phân tích hiệu quả tài chính của mô hình xen canh tôm lúa trên địa bàn huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865 KB, 67 trang )

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH





LÊ CẨM TÚ




PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
MÔ HÌNH XEN CANH TÔM - LÚA TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH THƢỢNG,
TỈNH KIÊN GIANG




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: D620115




Tháng 12 - 2013
2



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH



LÊ CẨM TÚ
MSSV: 4105095


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
MÔ HÌNH XEN CANH TÔM - LÚA TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH THƢỢNG,
TỈNH KIÊN GIANG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: D620115



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PHẠM QUỐC HÙNG









Tháng 12 - 2013
3

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Hầu hết các nước đang phát triển đều dựa vào nông nghiệp trong nước để
cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, từ đó tạo nên sự ổn định, đảm
bảo an toàn cho phát triển. Đặc biệt, ở nước ta, với trên 43,7 triệu tấn lúa và
trên 8 triệu tấn gạo đã xuất khẩu trong năm 2012, mức cao nhất từ trước đến
nay, đã cho thấy nông nghiệp có vai trò quan trọng, góp phần giúp ta thoát
khỏi ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước với tổng diện tích
khoảng 4 triệu hecta, chiểm khoảng 12% tổng diện tích lãnh thổ Việt Nam.
Đây là vùng đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy
sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước.
Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước. Bình quân
lương thực đầu người gấp 2,3 lần so với lương thực trung bình cả nước. Nhờ
vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long trở thành nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả
đất nước.
Kiên Giang là một trong những khu vực trọng điểm sản xuất nông nghiệp
của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Với diện tích đứng thứ 18 trên 64 tỉnh
thành nhưng đã hai năm liền tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa, gạo. Ước
tính tổng sản lượng lương thực năm 2012 của cả tỉnh sẽ đạt trên 4,21 triệu tấn,
tăng gần 293.000 tấn so với năm 2011. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Kiên Giang
dẫn đầu cả nước về sản lượng lương thực sản, và ở mức cao nhất từ trước đến

nay. (Sở NN&PTNT Kiên Giang, 2012).
Để khai thác và tận dụng có hiệu quả tiềm năng sản xuất tại địa phương,
nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, mô hình canh tác lúa 3 vụ, 2 vụ truyền thống
tại địa bàn tỉnh Kiên Giang đã được thay thế bằng nhiều mô hình luân canh,
xen canh lúa kết hợp với các loại rau màu, cây, con khác nhau, tùy vào điều
kiện tự nhiên của từng vùng. Tiêu biểu như mô hình tôm - lúa được áp dụng
tại địa bàn huyện U Minh Thượng, bước đầu cho thấy hiệu quả rất khả quan,
thu nhập và đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt.
Từ thực tiễn trên, thực hiện đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính của
mô hình xen canh tôm - lúa trên địa bàn huyện U Minh Thƣợng, tỉnh
4

Kiên Giang” là rất cần thiết nhằm tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, những
ưu điểm, hạn chế của mô hình canh tác này từ đó đề ra giải pháp khắc phục
khó khăn và phát triển mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Ngành trồng lúa gắn liền với cuộc sống người dân huyện U Minh
Thượng từ rất lâu. Bên cạnh đó, với điều kiện tự nhiên thuận lợi: có tiềm năng
về đất đai, hệ thống sông ngòi và nguồn lao động dồi dào rất thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp trồng lúa. Vì vậy, cần xác định mô hình sản xuất
phù hợp nhằm đảm bảo thu nhập từ cây lúa có thể mang đến cuộc sống ổn
định cho người nông dân và góp phần vào sự phát triển kinh tế huyện.
Theo các cán bộ địa phương và người dân ở huyện U Minh Thượng
đánh giá mô hình tôm – lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với độ
canh cây lúa, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, làm tăng giá trị thu
nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Để có cái nhìn cụ thể hơn và khoa học hơn về hiệu quả kinh tế của mô
hình này mang lại cho người dân tại huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang,
thì đề tài nghiên cứu này là cần thiết.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là: Phân tích hiệu quả tài chính mô hình xen
canh tôm – lúa tại huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn và phát triển mô hình đạt hiệu quả
cao hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Phân tích thực trạng của nông hộ đang canh tác mô hình tôm - lúa tại
huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
 Phân tích hiệu quả tài chính mô hình xen canh tôm – lúa tại huyện U
Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu
quả tài chính của mô hình xen canh tôm – lúa tại huyện U Minh Thượng, tỉnh
Kiên Giang.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng canh tác mô hình tôm - lúa của nông hộ ở huyện U Minh
Thượng, tỉnh Kiên Giang hiện nay như thế nào?
5

Hiệu quả tài chính của mô hình tôm - lúa tại địa bàn nghiên cứu hiện nay
như thế nào?
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến doanh thu của mô hình này?
Cần có những giải pháo nào để khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả
của mô hình tôm - lúa trên địa bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh
Kiên Giang.
1.4.2 Thời gian
Đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ ngày 12/08/2013 đến

18/11/2013. Số liệu thứ cấp được thống kê từ năm 2010 đến tháng 6/2013; Số
liệu sơ cấp thu thập từ mùa vụ 2012 – 2013.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Các nông hộ tham gia vào mô hình tôm - lúa ở huyện U Minh Thượng,
tỉnh Kiên Giang.
6

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về hộ nông dân
Nông hộ định nghĩa “Nông hộ là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự
kiếm hế sinh nhai trên mãnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của
gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ
yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt
động không hoản hảo cao”. (Ellis, 1993)
Nông hộ có những đặc trưng riêng, có cơ chế vận hành khá đặc biệt,
không giống như các đơn vị kinh tế khác như: ở nông hộ có sự thống nhất chặt
chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất
giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. Do đó, nông
hộ có thể cùng lúc thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác không
có được.
2.1.2 Khái niệm sản xuất
Là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qua quy trình qui đổi (inputs)
để tạo thành các yếu tố đầu ra; một sản phẩm và dịch vụ nào đó (outputs).
(Trần Thụy Ái Đông, 2008)
Yếu tố đầu vào: là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra hàng
hóa dịch vụ khác. Trong sản xuất lúa thì các yếu tố đầu vào bao gồm: giống,
phân bón, thuốc nông dược, đất đai, nước, lao động, vốn, máy móc thiết bị

Yếu tố đầu ra (sản phẩm): hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá trình
sản xuất, yếu tố đầu ra thường được đo bằng sản lượng.
Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng sản phẩm đầu
ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất.
2.1.3 Khái niệm sản xuất lúa vụ mùa
Vụ mùa là vụ lúa gieo trồng vào đầu mùa mưa. Đến khoảng tháng bảy,
tháng tám âm lịch (tương đương tháng 8, tháng 9 dương lịch) khi mưa xuống
nhiều, nước sông bắt đầu hết mặn và ngọt dần thì nông dân tiến hành sản xuất
vụ lúa, gọi là vụ mùa.
2.1.5 Khái niệm xen canh
7

Trên cùng diện tích cây trồng, trồng xen thêm một loại cây khác hoặc
nuôi xen thêm một loại thủy sản khác nhằm tận dụng diện tích, chất dinh
dưỡng, ánh sáng và tăng thêm thu hoạch. Thời gian nuôi trồng xen canh giữa
các loại cây con có thể cùng lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu.
Mô hình xen canh tôm - lúa: là hình thức nuôi tôm và trồng lúa cùng thời
điểm hoặc cách nhau một thời gian không lâu trên cùng một diện tích canh tác
theo từng chu kỳ xác định, dựa trên cơ sở kỹ thuật, yêu cầu về hiệu quả kinh tế
xã hội, và điều kiện đất đai, khí hậu, đặc thái và yêu cầu kỹ thuật, khả năng
sinh lợi từ việc xen canh tôm – lúa.
2.1.6 Khái niệm, ƣu và nhƣợc điểm của các hình thức nuôi tôm
Nuôi tôm quảng canh: là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự
nhiên trong ao. Mật độ tôm trong ao thường thấp do dựa hoàn toàn vào nguồn
giống tự nhiên. Diện tích ao nuôi thường lớn để đạt sản lượng cao.
Ưu điểm: vốn vận hành thấp vì không tốn chi phí giống và thức ăn, kích
cỡ tôm thu lớn, giá bán cao, cần ít nhân lực cho một đơn vị sản xuất và thời
gian nuôi thường không dài do giống đã lớn.
Nhược điểm: năng suất và lợi nhuận thấp, thường cần diện tích lớn, để
tăng sản lượng nên khó vận hành và quản lý, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có

hình dạng không cố định. Hiện nay mô hình này đang bị hạn chế do giá đất và
giá nhân công tăng.
Nuôi quảng canh cải tiến: là hình thức nuôi dựa trên nền tảng của hình
thức nuôi quảng canh nhưng có bổ sung hoặc là giống ở mật độ thấp (0,5 - 2
con/m
2
) hoặc là thức ăn theo tuần, đôi khi bổ sung cả giống và thức ăn.
Ưu điểm: chi phí vận hành thấp, có thể bổ sung bằng giống tự nhiên
thu gom hay giống nhân tạo, kích tôm thu hoạch lớn, giá bán cao, tăng năng
suất của đầm nuôi.
Nhược điểm: phải bổ sung giống lớn để tránh hao hụt do địch hại
trong ao nhiều, hình dạng và kích cỡ ao theo dạng quảng canh nên quản lý
khó khăn, năng suất và lợi nhuận vẫn còn thấp.
Nuôi bán thâm canh: là hình thức nuôi dùng phân bón để gia tăng thức ăn
tự nhiên trong trong ao và bổ sung thức ăn từ bên ngoài như thức ăn tươi sống,
cám gạo giống được thả nuôi ở mật độ tương đối cao (10 - 15 con/m
2
) trong
diện tích ao nuôi nhỏ (2.000 – 5.000 m
2
).
Ưu điểm: ao xây dựng hoàn chỉnh, kích thước nhỏ nên dễ vận hành và
quản lý, kích cỡ tôm thu khá lớn, giá bán cao, chi phí vận hành thấp vì thả ít
8

giống, thức ăn hỗn hợp dùng chưa nhiều và thức ăn tự nhiên vẫn còn quan
trọng.
Nhược điểm: năng suất còn thấp so với ao sử dụng.
Nuôi thâm canh: là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn bên ngoài
(thức ăn viên đơn thuần hay kết hợp với thức ăn tươi sống), thức ăn tự nhiên

không quan trọng. Mật độ thả cao (15 - 30 con/m
2
).
Ưu điểm: ao xây dựng rất hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước hoàn toàn chủ
động, có trang bị đầy đủ các phương tiện máy móc nên dễ quản lý và vận
hành.
Nhược điểm: kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ (30 - 35 con/kg), giá bán thấp,
chi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp.
Hình thức nuôi tôm của các nông hộ trên địa bàn xã An Minh Bắc, huyện
U Minh Thượng là hình thức nuôi quảng canh cải tiến.
2.1.7 Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần
thực hiện dựa vào các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao
gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí; sản xuất với chi phí thấp
nhất; sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hiệu quả tài chính là hiệu quả được tính trên góc độ cá nhân, tất cả chi
phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường.
Hiệu quả tài chính được tính qua các chỉ tiêu cơ bản là tỷ suất lợi nhuận
(lợi nhuận/ chi phí), ngoài ra hiệu quả này còn được đo lường qua các chỉ tiêu
như thu nhập/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/lao động gia đình, doanh
thu/lao động gia đình, doanh thu/chi phí.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu
Trên địa bàn huyện U Minh Thượng có các con sông lớn, cung cấp
nguồn nước để các nông hộ canh tác mô hình tôm – lúa. Đặc biệt, vào thời
điểm gieo sạ lúa, tại một số địa phương, độ mặn vẫn còn phù hợp để người
nông dân tiếp tục nuôi tôm, canh tác mô hình xen canh tôm – lúa. Do đó, đề
tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên
Giang.
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
9

Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ Niên giám thống kê của
Phòng NN & PTNT huyện U Minh Thượng, các báo cáo tổng kết về nông
nghiệp, thủy sản, thủy lợi từ 2010 đến tháng 6 năm 2013; các tài liệu nghiên
cứu cũng như nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực
nông nghiệp và tham khảo tài liệu, thông tin có từ sách báo, tạp chí khoa học
để mô tả tình hình kinh tế xã hội, thực trạng sản xuất nông nghiệp nói chung
và lúa, tôm nói riêng trên địa bàn nghiên cứu
Thông tin và số liệu được thu thập chủ yếu là thông tin tổng quan về tình
hình sản xuất nông nghiệp, vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, diện tích đất sản
xuất nông nghiệp, hạ tầng kinh tế xã hội.
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp thu chọn mẫu thuận tiện thông qua việc lập phiếu
điều tra và phỏng vấn trực tiếp 60 hộ ở xã An Minh Bắc đang tham gia sản
xuất mô hình xen canh tôm - lúa. Lấy ý kiến từ các hộ nông dân để thu thập
thông tin chung về vùng nghiên cứu. Nội dung phiếu điều tra gồm: thông tin
chung về nông hộ, lao động, đất sản xuất, vốn sản xuất, thông tin về kỹ thuật,
về tình hình và chi phí sản xuất, các thông tin về thuận lợi và khó khăn trong
quá trình sản xuất.
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1: Phân tích thực trạng của nông hộ đang canh tác mô
hình tôm - lúa tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
Các chỉ tiêu cần phân tích:
+ Diện tích canh tác mô hình tôm – lúa.
+ Sản lượng lúa, tôm của mô hình tôm – lúa.
+ Năng suất lúa, tôm của mô hình tôm – lúa.
Các phương pháp được sử dụng để phân tích:
* Phương pháp thống kê mô tả

- Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình
bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và thông tin được thu thập
trong điều kiện không chắc chắn.
- Lập bảng thống kê để trình bày số liệu thu thập được. Bảng thống kê là
hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân
tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu, biểu đồ, biểu bảng.
Bảng thống kê bao gồm các yếu tố chính: Số liệu biểu bảng, tên biểu bảng,
đơn vị tính, các chỉ tiêu.
10

* Phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối
- So sánh số tuyệt đối: Lấy giá trị tuyệt đối của năm sau trừ đi năm trước
để thấy sự chênh lệch
Công thức: Δy = y
1
– y
o

Y
o
: Chỉ tiêu năm trước
Y
1
: Chỉ tiêu năm sau
Δy : Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của
các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các
chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục.
So sánh số tương đối: Là giá trị tương đối của năm sau trừ đi giá trị
tương đối của năm trước. Được tính bằng công thức




Y
0
: Chỉ tiêu năm trước
Y
1
: Chỉ tiêu năm sau
ΔY: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động các mức độ của các chỉ
tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu
giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra
nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Đối với mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả tài chính mô hình xen canh tôm –
lúa tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
Sử dụng các tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình
xen canh tôm – lúa tại U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
Để phân tích hiệu quả tài chính, đề tài sử dụng một số tỷ số tài chính sau:
- Năng suất = Sản lượng / Diện tích
- Doanh thu (DT): là toàn bộ số tiền mà người sản xuất thu được sau khi
bán sản phẩm của mình.
- Doanh thu trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng trên một
đơn vị diện tích.
Y
1
- Y
0

Y

0

X 100%
ΔY=
11

- Tổng chi phí (TC): là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất
trên một đơn vị diện tích.
- Lợi nhuận (LN): là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của
quá trình sản xuất. Lợi nhuận chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm các
yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy việc tính lợi nhuận trong sản xuất sẽ
bằng tất cả các khoản doanh thu của người sản xuất trừ đi tất cả các khoản chi
phí mà người sản xuất đã bỏ ra để phục vụ cho việc sản xuất.
LN = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
- Doanh thu trên chi phí (DT/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí
đầu tư thì nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu DT/CP nhỏ hơn
1 thì nông hộ bị lỗ, nếu DT/CP bằng 1 thì hoà vốn, DT/CP lớn hơn 1 nông hộ
mới có lời, đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư.
- Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí
bỏ ra nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Thu nhập trên chi phí (TN/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí
bỏ ra nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập (chỉ tiêu này có thể đánh
giá được mức hiệu quả của việc sử dụng ngày công nhàn rổi của gia đình).
Nếu TN/CP là số dương thì người sản xuất có lời, đồng thời cũng cho thấy
nông hộ sử dụng lao động nhàn rỗi có hiệu quả, chỉ số này càng lớn càng tốt.
- Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): Tỷ số này phản ánh trong một đồng
doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại được bao
nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỷ suất lợi nhuận.
- Đối với mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục khó
khăn và nâng cao hiệu quả của mô hình xen canh tôm – lúa tại huyện U Minh

Thượng, tỉnh Kiên Giang.
2.3 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Để có thêm thông tin và cơ sở hoàn thiện bài nghiên cứu. Tác giả đã
tham khảo một số tài liệu về mô hình tôm lúa như: bài nghiên cứu về “hiệu
quả kinh tế mô hình luân canh tôm-lúa tại huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau” của
tác giả Phạm Tài Nguyên, “Nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận
nuôi tôm sú của nông hộ ở tỉnh Trà Vinh (2008-2009)” của các tác giả Nguyễn
Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh, Huỳnh Minh Truyền, “so sánh hiệu quả kinh tế
của hai mô hình canh tác nông nghiệp tại huyện Gò Quao, Kiên Giang” của
tác giả Đỗ Văn Xê và Tiêu Thị Diễm. Và một số bài nghiên cứu về các mô
hình xen canh lúa - cá như: “So sánh hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và
lúa cá ở huyện Cờ Đỏ - Cần Thơ”; của tác giả Nguyễn Thị Mai Thanh, “phân
12

tích đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình lúa - cá và lúa - màu ở xã Vĩnh
Phú Đông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu” của tác giả Đào Thị Tho.
Hầu hết các tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương
pháp so sánh để tìm hiểu thực trạng áp dụng mô hình, phân tích chi phí và sử
dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả mô hình.
Đối với các nghiên cứu về mô hình tôm - lúa thì các tác giả thiết lập hai
mô hình hồi quy riêng biệt để lần lượt phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận, năng suất của từng vụ tôm, lúa. Tác giả Phạm Quốc Nghi, Bùi Văn
Trịnh, Huỳnh Minh Truyền đưa các biến giá bán, năng suất, chi phí xây dựng
cơ bản, chi phí lao động, chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc-hóa chất,
chi phí xăng dầu, chi phí lãi vay, chi phí khác vào hàm hồi quy lợi nhuận tôm.
Bài nghiên cứu đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và sau đó
đưa biến năng suất vào mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là biến lợi nhuận
nên ngoài việc có thể chỉ ra sự tác động của năng suất đến lợi nhuận, còn có
thể đề ra giải pháp thiết thực nâng cao lợi nhuận thông qua kết quả ước lượng
hàm năng suất, nên đề xuất có cơ sở xác thực.

Còn tác giả Phạm Tài Nguyên đưa các biến lợi nhuận vụ tôm, chi phí
chuẩn bị ao, chi phí giống, chi phí phân thuốc, chi phí lao động gia đình, chi
phí khác, giá bán vào mô hình hồi quy tôm. Và các biến lợi nhuận vụ lúa, chi
phí chuẩn bị đất chi phí gieo trồng, chi phí phân bón, chi phí thuê lao động, chi
phí khác, giá bán vào mô hình hồi quy vụ lúa. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất
cả các biến đưa vào điều có ảnh hưởng đến biến lợi nhuận của vụ tôm và vụ
lúa.
Tác giả Đỗ Văn Xê và Tiêu Thị Diễm thì chỉ so sánh hiệu quả tài chính
của mô hình hai vụ lúa và lúa tôm. Không phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận hay năng suất của hai mô hình. Tác giả đã chi tiết trong phần
phân tích chi phí và thu nhập trung bình trên một ha vụ tôm, bên cạnh các chi
phí thường được phân tích như: chi phí thuốc thủy sản, chi phí giống, chi phí
thức ăn. Còn có các khoản mục chi phí nhỏ như: chi phí cống đập, chi phí lưới
đăng, chi phí nước đá, và liệt kê chi phí thuốc cá, chi phí vôi, chi phí đào ao
thay vì tổng hợp lại thành chi phí chuẩn bị ao.
Còn đối với mô hình xen canh lúa cá, để phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận của lúa, cá tác giả Nguyễn Thị Mai Thanh chạy mô hình hồi quy
vụ lúa: đông xuân, thu đông với các biến diện tích, chi phí phân thuốc, chi phí
lao động, chi phí giống, năng suất, giá với biến biến phụ thuộc là lợi nhuận.
Và vụ cá với các biến: diện tích, chi phí giống, chi phí khác, năng suất, giá.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các biến đưa vào mô hình đều có tác động
13

đến biến phụ thuộc trừ biến chi phí khác trong mô hình hồi quy vụ cá. Còn tác
giả Đào Thị Tho đánh giá sự tác động của các yếu tố: Giống, năng suất, giá
bán, chi phí lao động nhà, chi phí lao động thuê, chi phí phân bón, chi phí
thuốc trừ sâu, chi phí máy móc thiết bị và chi phí chuẩn bị ao nuôi đến lợi
nhuận mô hình lúa cá bằng một hàm hồi qui chung.




.
14

CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN U MINH THƢỢNG, TỈNH KIÊN GIANG
Huyện U Minh Thượng được thành lập theo Nghị định 58/2007/NĐ - CP
ngày 06/04/2007 của chính phủ, là huyện nằm trong vùng U Minh Thượng
thuộc tỉnh Kiên Giang cách trung tâm Thành phố Rạch Giá về hướng Đông –
Nam 65 km, cách thành phố Cà Mau theo quốc lộ 63 về hướng Nam khoảng
70 km. U Minh Thượng là huyện căn cứ cách mạng có bề dày lịch sử trong hai
cuộc kháng chiến. Có quốc lộ 63 đi qua trung tâm huyện, có thế mạnh phát
triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản và phát triển du lịch - dịch vụ - thương
mại.
3.1.1 Vị trí địa lí
Huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Kiên Giang; bắc giáp huyện Gò
Quao, ranh giới là sông Cái Lớn; nam giáp huyện Thới Bình của tỉnh Cà Mau;
tây giáp huyện An Biên và huyện An Minh; đông giáp huyện Vĩnh Thuận. Về
hành chính, huyện bao gồm 6 xã là: Thạch Yên, Thạch Yên A, An Minh Bắc,
Minh Thuận, Vĩnh Hoà và Hoà Chánh.
U Minh Thượng có căn cứ cách mạng của Trung ương cục, của tỉnh ủy
Rạch Giá qua 2 thời kỳ kháng chiến. Trong thời kỳ này, nhiều nhân vật cao
cấp của Đảng cộng sản đã tham gia hoạt động tại đây như: cố Tổng bí thư Lê
Duẩn, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn
Kiệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đại tướng Lê Hồng Anh… huyện có
Vườn quốc gia U Minh Thượng. Đặc sản nổi tiếng của huyện là các loại cá
đồng U Minh và mật ong rừng tràm.
Diện tích đất tự nhiên của huyện là 43.270,30 ha. Trong đó, diện tích đất

trồng lúa: 40.549,6 ha, chiếm 93,71 % diện tích toàn huyện.

15


Hình 3.1 Bản đồ hành chánh huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang
3.1.2 Địa hình
Địa hình của vùng đệm nói chung và huyện U Minh Thượng nói riêng
thuộc vùng đồng bằng triều thấp ven biển, được hình thành từ quá trình biển
lùi và bồi tụ phù sa. Chủ yếu là trầm tích ven biển và đầm lầy, hình thành nên
một địa hình thấp và khá bằng phẳng. Địa hình có hướng thấp dần từ hướng
Đông Bắc (độ cao trung bình từ 0,8 – 1,2 m) xuống Tây Nam (độ cao trung
bình từ 0,2 đến 0,4 m). Đặc điểm địa hình này cùng với chế độ thủy triều biển
Tây chi phối rất lớn khả năng tiêu thoát úng về mùa mưa đồng thời bị ảnh
hưởng lớn của mặn nhất là vào tháng cuối mùa khô, gây trở ngại nhiều tới sản
xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.
16

3.1.3 Đất đai
Đất đai của huyện U Minh Thượng chủ yếu là đất nhiễm phèn, mặn và
không chủ động được nguồn nước ngọt để sản xuất lúa, sử dụng nước trời là
chính nên thời vụ gieo sạ lệ thuộc lớn vào thời tiết, hệ thống thủy lợi không
hoàn chỉnh, mặt bằng đồng ruộng chưa tốt, chịu ảnh hưởng của thủy triều gây
ngập úng, nhất là trong thời gian có mưa lớn kéo dài. Ngoài ra còn bị nước
mặn xâm nhập vào thời gian cuối năm nên sản xuất lúa gặp rất nhiều bất lợi.
3.1.4 Khí hậu
Kiên Giang nói chung hay huyện U Minh Thượng nói riêng là một trong
những khí hậu tiêu biểu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khí hậu mang
tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, Kiên Giang là một tỉnh nằm
sát biển nên khí hậu còn mang tính chất hải dương, hàng năm có 2 mùa khí

hậu tương phản một cách rõ rệt (mùa khô tháng 11 - tháng 4 và mùa mưa
tháng 5 – tháng 10).
Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ khá cao và ổn định.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 27
0
C biên độ nhiệt hàng năm là 3
0
C, tháng có
nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (29
0
C), tháng có nhiệt độ trung bình
thấp nhất là tháng 1 (25,6
0
C). Tổng lượng nhiệt hàng năm cao: 9.928 -
10.074
0
C.
Kiên Giang ở vùng vĩ độ thấp, có độ dài của ngày lớn. Trong mùa khô,
số giờ nắng trung bình mỗi ngày là 7 - 8 giờ/ngày. Vào mùa mưa, số giờ nắng
trung bình 4 - 6 giờ/ngày. Số giờ nắng nhiều, nhiệt độ cao nên năng lượng bức
xạ nhận được khá lớn, trung bình hàng năm là 130 - 150 kcal/cm
2
.
3.1.5 Thủy văn
Kiên Giang là một tỉnh ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu
nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Thái Lan. Chế độ thủy văn của
Kiên Giang bị chi phối bởi 3 yếu tố: thủy triều vịnh Thái Lan, chế độ thủy văn
của sông Hậu và mưa tại chỗ. Các yếu tố này tác động từng thời kỳ, từng vùng
khác nhau làm cho chế độ thủy văn Kiên Giang diễn biến phong phú và đa
dạng.

3.1.6 Hệ thống giao thông thủy lợi
Huyện nằm trong vùng U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang cách
trung tâm Thành phố Rạch Giá về hướng Đông – Nam 65 km, cách thành phố
Cà Mau theo quốc lộ 63 về hướng Nam khoảng 70 km, có quốc lộ 63 đi qua
trung tâm huyện.
17

Trên địa bàn huyện hiện nay đã hoàn thành nhiều tuyến lộ nông thôn. Tổ
chức thi công nạo vét hoàn thành nhiều tuyến kênh thủy lợi lớn như: kênh hậu
10 - 11, kênh hậu 11 - 12, kênh hậu 6 - 7, kênh hậu 7 - 8…. đã phục vụ tốt nhu
cầu đi lại và sản xuất của người dân. Hiện nay tại huyện đang triển khai thi
công 22 công trình, tổng chiều dài 92.482 m, vốn đầu tư 14.063 triệu đồng. Đã
hoàn thành 10/22 công trình, chiều dài 37.100 m, vốn đầu tư 4.789 triệu đồng;
còn lại 12 công trình khối lượng hoàn thành từ 5 - 90%.
Tỉnh đã đầu tư cho xây dựng 2 cống trên đê bao ngoài tại đầu kênh 12 và
13 thuộc địa bàn xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng. Ngoài ra, hằng năm
huyện và các xã cũng đắp các cống, đập để ngăn mặn giữ ngọt, phục vụ tốt
cho sản xuất của người dân.
3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
3.2.1 Trồng trọt
 Cây lúa
Số liệu từ bảng cho thấy, diện tích trồng lúa năm 2011 tăng 2,75% so với
năm 2010 và sang năm 2012 tiếp tục tăng mạnh, cao hơn năm 2011 là 6,96%.
Đến nửa đầu năm 2013 diện tích gieo cấy đã đạt gần 60% diện tích gieo cấy
của cả năm 2012. Diện tích ngày càng được mở rộng chủ yếu là do người dân
tích lũy vốn từ vụ trước rồi đầu tư mở rộng diện tích canh tác để tăng nguồn
thu nhập. Người có vốn nhiều thì sang thêm đất, người có vốn ít thì chỉ cố
(thuê) đất một thời gian (có thể là một năm hoặc lâu hơn) để canh tác thêm.
 Tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng được phổ biến rộng rãi đến người
dân, chủ yếu thông qua hội nông dân. Hội nông dân của huyện U Minh

Thượng gồm các cấp từ huyện đến chi hội rồi đến tổ hội, đã đóng vai trò kết
nối, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và những chỉ đạo từ tỉnh, huyện
đến từng xã, ấp, tổ. Hoạt động của hội đã hổ trợ người dân rất nhiều trong sản
xuất củah tác và cũng giúp các cấp lãnh đạo xã, huyện, tỉnh bám sát tình hình
sản xuất của người dân từ quy mô huyện, xã đến ấp, tổ. Kết quả của những
hoạt động đó là năng suất lúa của người nông dân không ngừng tăng lên. Từ
4,56 tấn/ha năm 2010, đã lên đến 5,05 tấn/ha năm 2012. Cụ thể năm 2011
năng suất tăng 0,29 tấn/ha (6,36%) so với năm 2010. Và đến năm 2012 năng
suất tăng 0,2 tấn/ha (4,12%) so với năm 2011. Riêng 6 tháng đầu năm 2013
năng suất trung bình là 4,81 tấn/ha. Trong đó năng suất lúa mùa là 4,04 tấn/ha.
So sánh với năm 2012 là 4,3 tấn/ha, thì năng suất đã giảm 6,05%, bên cạnh đó
diện tích lúa mùa cũng giảm mạnh từ 9.385,5 ha xuống còn 3.250 ha. Có thể
thấy, do năng suất không cao nên người dân đã chuyển diện tích lúa mùa sang
canh tác cây trồng khác. Còn năng suất lúa Đông xuân của năm 2013 đạt 5,5
18

tấn/ha, so sánh với năm 2013 là 5,3 tấn/ha thì năng suất đã tăng 3,77%. Xét về
diện tích cũng tăng từ 3.512,6 ha lên 13.416 ha. Có thể thấy năng suất vụ
Đông xuân được nâng cao nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật là nguyên nhân thúc
đẩy người dân mở rộng diện tích canh tác lúa Đông xuân.
 Cây công nghiệp
Năm 2012 diện tích trồng mía là 1.894 ha, vượt 89,40% so với kế hoạch
và 74,24% so với cùng kỳ, năng suất 73 tấn/ha; sản lượng đạt 138.286 tấn,
tăng 92% so với kế hoạch và 76,69% so với cùng kỳ. Diện tích mía tăng do
giá mía thương phẩm tăn, công ty CP Mía đường Tây nam có dự án đầu tư,
bao tiêu sản phẩm trên địa bàn huyện.
Năm 2013, diện tích trồng mía của huyện đạt 2.888,7 ha. Và ngày càng
được mở rộng. Năm 2013 diện tích trồng mới là 96,2 ha, đạt 101,4 % kế
hoạch, trong 6 tháng đầu năm đã thu hoạch 2.842 ha, năng suất bình quân 77,5
tấn/ha, sản lượng 220.255 tấn, đạt 96,2% sản lượng cả năm, giá bán bình quân

800đ/kg đối với mía ngoài vùng đệm, trong vùng đệm giá 600đ/kg. Mía được
trồng chủ yếu ở xã Minh Thuận và An Minh Bắc.
 Cây rau màu
Do nhu cầu thị trường tết tăng cao nên diện tích trồng màu toàn huyện có
biến động so với năm 2012, tổng diện tích thu hoạch trong 6 tháng đầu năm là
558,5 ha (trong đó diện tích luân của lúa trồng dưa hấu, dưa hoàng kim là 191
ha ở xã Vĩnh Hòa và Minh Thuận), năng suất 19,5 tấn/ha, sản lượng 10.890
tấn, đạt 57,9 % kế hoạch; giảm 14% so với cùng kỳ năm 2012.
Đối với nông sản trong vùng đệm người dân ít vận chuyển ra thị trường,
tiêu thụ chủ yếu qua trung gian là thương lái đến tận nhà để thu mua nên
thường bị ép giá.
19

Bảng 3.1: Tình hình sản xuất lúa của huyện U Minh Thượng giai đoạn 2010 - 2013













Nguồn: Phòng NN&PTNN huyện U Minh Thượng



Chỉ tiêu
Năm



Chênh lệch
2010
2011
2012
2013

2011/2010

2012/2011

2013/2012
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)

Số
lượng
Tỷ lệ
(%)

Số
lượng
Tỷ lệ
(%)

Diện tích
(ha)
36.895,00
37.909,30
40.549,60
24.272,50
1.014,30
2,75
2.640,3
6,96
-
-
Năng suất
(tấn/ha)
4,56
4,85
5,05
4,81
0,29
6,36
0,20
4,12
-0,28
-5,54
Sản lượng
(tấn)
163.833,24
183.292,22
205.116,50
120.443,00

19.458,98
11,88
21.824,28
11,91
-
-
20

 Cây ăn trái
Cây ăn trái chủ yếu của huyện là khóm, chuối và một số loại cây ăn trái
khác như cây có múi, mít, xoài, ổi, mận.
Cây khóm: tổng diện tích đạt 639,9 ha, đạt 94,8% so với kế hoạch năm.
Cây chuối: diện tích 519,5 ha, đạt 98,9% kế hoạch, trong đó xã An Min
Bắc 437 ha, Minh Thuận 76 ha, còn lại được trồng rải rác tại các xã); Giá bán
từ 3.500 đ – 4.000 đ/nải, trung bình mỗi tháng người dân thu hoạch một lần,
mỗi ha người dân thu được từ 3 – 4 triệu đồng/tháng.
Diện tích trồng các loại cây ăn trái là 200 ha, đạt 100% so với kế hoạch
đề ra.
3.2.2 Chăn nuôi
Qua thống kê, trên địa bàn huyện có tổng đàn đại gia súc 528 con. Trong
đó trâu 366 con, bò 162 con, đạt 87,9% so với kế hoạch, giảm 14 con so với
năm trước.
Đàn dê 31 con, đạt 77,5% so với kế hoạch, tăng 5 con so với cùng kỳ;
Đàn heo 31 con, đạt 16.482 con, đạt 90,8% so với kế hoạch, giảm 1.664
con so với cùng kỳ;
Tổng đàn gia cầm của huyện 201.774 con. Trong đó, đàn gà có 84.730
con, vịt có 117.744 con, đạt 96,1% so với kế hoạch, giảm 6.519 con so với
cùng kỳ.
Tổng đàn gia súc, gia cầm không đạt kế hoạch và giảm so với năm trước
do ảnh hưởng giá heo hơi và một số sản phẩm gia cầm sụt giá, đồng thời giá

thức ăn chăn nuôi tăng cao nên người dân ít đầu tư cho chăn nuôi.
3.2.3 Thủy sản
Diện tích thả nuôi tôm toàn huyện đạt 5.483 ha, vượt 9,7% so với kế
hoạch, đã thu hoạch được 3.036 ha, năng suất 141 kg/ha, sản lượng 428 tấn,
đạt 33% so với kế hoạch. Hiện nay, diện tích tôm còn 2.447 ha, tôm nuôi phát
triển bình thường. Đầu vụ do môi trường không thuận lợi như ảnh hưởng của
những cơn mưa đầu mùa, tiếp theo đó là những đợt nắng nóng kéo dài, nguồn
nước không đảm bảo, con giống không rõ nguốn gốc… đã làm thiệt hại 836 ha
tôm, diện tích này đã được khắc phục hoàn toàn.
Diện tích nuôi cá nước ngọt 2.675 ha đạt 65% kế hoạch năm. Chủ yếu là
các loại cá như: cá chép, cá mè và một số loại cá đồng, nuôi với mật độ thưa,
thả xen trong ruộng lúa.
21

Bảng 3.2: Tình hình sản xuất tôm của huyện U Minh Thượng giai đoạn 2010 - 2013












Nguồn: Phòng NN&PTNN huyện U Minh Thượng






Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch
2010
2011
2012
2013

2011/2010

2012/2011

2013/2012
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)

Số
lượng
Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)
Diện tích (ha)
5.038,00
5.548,80
5.639,00
3.036,00
510,8
10,14
90,20
1,63
-
-
Năng suất
(kg/ha)
250,00
217,82
236,00
141,00
-32,18
-12,87
18,18
1,89
-0,28
-5,54
Sản lượng (tấn)
1.259,70
1.226,50
1.331,40
428,00

-33,20
11,88
104,90
8,55
-
-
22

3.3 KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH XEN CANH TÔM - LÚA TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN U MINH THƢỢNG, TỈNH KIÊN GIANG
Từ năm 2007 đến nay mô hình xen canh tôm lúa trên địa bàn huyện U
Minh Thượng khá phát triển. Nguyên nhân là do lợi nhuận từ mô hình mang
lại cao hơn khá nhiều so với chỉ trồng lúa. Tuy nhiên mô hình này phụ thuộc
vào khả năng thích ứng của tôm với độ mặn trong ruộng lúa vào mùa nước lợ
nên chỉ được áp dụng tại một số địa phương mà độ mặn còn tương đối cao
trong thời gian canh tác lúa do ở gần các con sông lớn. Người dân ở địa bàn
nghiên cứu canh tác hai mô hình chuyên tôm và xen canh tôm lúa trên cùng
diện tích trong năm. Cụ thể:
Mô hình chuyên tôm: tôm được thả nuôi từ tháng 2 và thu hoạch vào
khoảng tháng 5 tháng 6.
Mô hình xen canh tôm-lúa: tôm được thả nuôi từ tháng 7, sau khi thu
hoạch dứt điểm tôm của vụ trước và đến khoảng tháng 8, khi mà có các đợt
mưa lớn, độ mặn trong vuông giảm xuống thì các nông hộ tiến hành cải tạo và
gieo sạ lúa.
Đây là vụ tôm có năng suất thấp nhất trong năm, do độ mặn không phù
hợp để con tôm phát triển bình thường. Thu nhập vụ này chỉ bằng khoảng 1/3
của 2 vụ trước nhưng tính ra thì vẫn cao so với chỉ trồng lúa và không tốn kém
nhiều chi phí. Khi bón phân cho lúa thì đồng thời trong ruộng cũng sinh ra các
sinh vật phù du, có thể quan sát được là trùng chỉ (có hình dạng giống giun,
nhưng kích thước rất nhỏ, toàn thân màu đỏ) là thức ăn ưa thích của tôm, trong

vuông nào có nhiều trùng chỉ thì tôm lớn rất nhanh.
Cấu trúc ao nuôi tôm - lúa:
- Mương dẫn nước: Giữa hai hộ gần kế bên nhau có một mương nhỏ,
rộng khoảng gần 2 m, đó là ranh giữa các mảnh ruộng của các hộ. Đồng thời
là mương dẫn nước vào hay ra vuông tôm.
- Bờ ao: thường rộng khoảng 1,2 – 1,5 m. Được nén chặt, để có thể điều
chỉnh được mực nước trong vuông. Không phụ thuộc vào mực nước bên
ngoài.
- Mương bao nuôi tôm: rộng khoảng 2,5 – 3 m (chiếm 20 - 30% diện
tích canh tác) chiều sâu mực nước từ 0,8 –1 m so với bờ ao.
- Mặt ruộng: chiếm 70 – 75% diện tích canh tác của nông hộ.
- Ao vèo: Trong ruộng có khu ươm tôm khoảng 10% diện tích ao nuôi.
Khu ươm là một ao nhỏ, người nông dân quen gọi là ao vèo. Ao này rất quan
23

trọng trong việc nuôi dưỡng hay quản lí tốt tôm trước khi nuôi đại trà. Tôm
con mới bắt về được thả xuống ao vèo khoảng 15 – 30 ngày tôm lớn hơn, sức
đề kháng cao thì được chuyển dần ra vuông, cách làm này giúp giảm tỉ lệ hao
hụt ở tôm con.












Hình 3.2 Cấu trúc ao của mô hình xen canh tôm - lúa

Mƣơng bao nuôi tôm
Ao
vèo

Ao vèo





Ruộng lúa-tôm
Lấy
nước
Thoát
nước
Lấy nước
thoát nước
24

CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH VÀ XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TÔM - LÚA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH
THƢỢNG, TỈNH KIÊN GIANG

4.1 TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
4.1.1 Qui mô nhân khẩu và lao động
Qua bảng 8 ta thấy số nhân khẩu của các hộ gia đình được phỏng vấn ở huyện U
Minh Thượng dao động từ 2 – 6 người/hộ. Trung bình là 3,92 người/hộ. Số hộ có 4 nhân

khẩu chiếm tỉ lệ cao nhất: 36,67%.
Bảng 4.1: Qui mô nhân khẩu của nông hộ
Qui mô nhân khẩu
Số hộ
Tỷ trọng (%)
2 người
8
13,33
3 người
13
21,67
4 người
22
36,67
5 người
10
16,67
6 người
7
11,66
Tổng
60
100,00
Trung bình
3,92
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 10/2013
Lao động chính của các nông hộ trong nghiên cứu này bao gồm các thành viên
trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động có tham gia trực tiếp vào hoạt động sản
xuất nông nghiệp của gia đình mình. Theo kết quả điều tra được trình bày ở bảng 9 ta
thấy lao động chính của 60 hộ được phỏng vấn dao động từ 1 – 5 người/hộ.

Sử dụng nguồn lao động sẵn có tại gia đình sẽ tiết kiệm chi phí thuê mướn, góp
phần tăng thu nhập cho nông hộ. Nhưng số lao động trung bình trong mỗi nông hộ tại
huyện U Minh Thượng chỉ 2,52 người/hộ Trong đó, số hộ có 2 lao động chiếm tỉ lệ cao
nhất: 58,33%. Do đó, phần lớn các hộ phải thuê lao động trong hầu hết các khâu của quá
trình sản xuất từ khâu gieo trồng cho đến thu hoạch. Thực tế, vào thời điểm thu hoạch
luôn tồn tại tình trạng khan hiếm lao động, làm chi phí thuê lao động tăng cao, làm giảm
lợi nhuận thu được của nông hộ.
25

Bảng 4.2: Qui mô lao động của nông hộ
Qui mô lao động
Số hộ
Tỷ trọng (%)
1 người
4
6,67
2 người
35
58,33
3 người
8
13,33
4 người
12
20,00
5 người
1
1,67
Tổng
60

100,00
Trung bình
2,52
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 10/2013
Trong khi trả lời phỏng vấn thì lý do không đủ lao động là lý do được nhiều chủ hộ
đưa ra để giải thích vì sao không có ý định mở rộng quy mô canh tác trong thời gian tới.
Cho thấy, khan hiếm lao động là một vấn đề cần có giải pháp tháo gỡ, nó chẳng những
làm giảm lợi nhuận mà còn hạn chế việc mở rộng quy mô sản xuất của nông hộ.
4.1.2 Trình độ học vấn
Bảng 4.3: Số năm đi học
Số năm đi học
Số hộ
Tỷ trọng (%)
1 – 5 năm
21
35,00
6 – 9 năm
33
55,00
Trên 9 năm
6
10,00
Tổng
60
100,00
Trung bình
6,9 năm
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 10/2013
Tuy ngành sản xuất lúa không đòi hỏi tính chuyên môn cao nhưng dựa vào trình độ
học vấn của mình thì người nông dân sẽ dễ tiếp thu những kiến thức về khoa học kỹ thuật

trong sản xuất lúa hơn, dễ nắm bắt được các kỹ thuật cơ bản để nhận diện các loại bệnh,
tính toán và sử dụng hợp lí lượng phân bón góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất cho mùa
vụ, tăng cao năng suất và lợi nhuận. Vì vậy trình độ học vấn của lao động có ảnh hưởng
rất sâu sắc đến việc sản xuất lúa của nông hộ. Bảng dưới đây cho biết trình độ học vấn
của chủ hộ trong mô hình nghiên cứu thể hiện qua số năm đi học.

×