Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP - TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Cty TNHH - KD Điện Lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.34 KB, 27 trang )

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
Mục lục
1
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Là sinh viên theo học chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, được học và nghiên cứu tại
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội. Chúng em đã được dẫn dắt và giảng dạy tận tình của
đội ngũ các thầy cô giáo trong Khoa Quản Lý Kinh Doanh. Qua 4 năm học tập chúng em đã
học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tiếp thu được những lý luận, học thuyết, nắm bắt một cách
tổng quan các kiến thức cơ bản về nền kinh tế xã hội, kiến thức cơ sở ngành và một phần
kiến thức chuyên sâu.
Được sự giới thiệu của Ban lãnh đạo trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cùng với sự
hướng dẫn cụ thể của Th.S.Nguyễn Thị Hồng Nhung Khoa Quản Lý Kinh Doanh, em đã
được thực tập tại Công ty TNHH Thương mại Nam Khánh Hà Nội .Trong thời gian vừa qua,
em đã có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế vào một số kiến thức cơ bản về các
nghiệp vụ đã học tại cơ sở thực tập. Từ đó giúp em có cái nhìn tổng quan nhất về Công ty.
Nội dung báo cáo này gồm 3 phần chính:
Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại Nam Khánh Hà Nội
Phần 2: Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty TNHH Thương mại Nam
Khánh Hà Nội
Phần 3: Đánh giá chung và các đề xuất chuyên đề tốt nghiệp
Để hoàn thành bài báo cáo này, em đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian tiếp xúc với
công ty ngắn và khả năng bản thân còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên báo cáo
này không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ
bảo của các Thầy, cô giáo, các anh, chị trong Phòng Kế toán tài chính của Công ty TNHH
Thương mại Nam Khánh Hà Nội để em hiểu vấn đề một cách sâu sắc, sát thực tế hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh


Danh mục
Chữ viết tắt trong báo
Stt Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
CNV
ĐVT
ĐTDH
VNĐ

NVCSH
NVL
VCĐ
VLĐ
VKD
SXKD
TM&DV
TNHH

TSCĐ
Công nhân viên
Đơn vị tính
Đầu tư dài hạn
Việt Nam đồng
Lao động
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguyên vật liệu
Vốn cố định
Vốn lưu động
Vốn kinh doanh
Sản xuất kinh doanh
Thương mại và dịch vụ
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản cố định
3
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
1. Phần 1:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
THƯƠNG MẠI NAM KHÁNH HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại Nam
Khánh Hà Nội
1.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty:
- Tên chính thức: Công ty TNHH Thương mại Nam Khánh Hà Nội
- Mã số ĐKKD: 0104397832
- Địa chỉ trụ sở: Số 60 Lương Khánh Thiện, Hoàng Mai, Hà Nội
- Điện thoại: 04.3562.7671
- Email:
- Website: dienlanhnamkhanh.com
- Số tài khoản: 8411.2050.2539.5

- Tại: Ngân hàng Agribank chi nhánh Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội
- Vốn ĐKKD : 3.000.000.000 ( Ba tỷ đồng chẵn)
- Điện thoại: 046.6717.727 - 0914.364.567
- Hình thức sở hữu: Công ty TNHH 1 thành viên trở lên.
- Ngành nghề kinh doanh: Thương mại
- Giám đốc: Dương Văn Nam
1.1.2. Quá trình hình thành
Hà Nội là thủ đô của nước ta là cơ quan đầu não trong kinh tế chính trị, có tiềm năng
kinh tế, vị trí tập trung, nguồn lao động dồi dào
Trước những cơ hội đó, ông Dương Văn Nam đã thành lập ra Công ty vào năm 2007 và
chính thức mở rộng từ tháng 8 năm 2008.
Ngày 13/07/2009, Công ty được thành lập theo Quyết định số: 0104397832 của sở Kế
hoạch và đầu tư Hà Nội, có tên gọi Công ty TNHH Thương mại Nam Khánh Hà Nội là
một Công ty TNHH 1 thành viên được thành lập tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 5
thông qua ngày 12/06/1999.
Công ty hoạt động theo phương pháp tự quản lý, tự bỏ vốn và chịu trách nhiệm với
phần vốn của mình, luôn đáp ứng đủ yêu cầu mà Nhà nước đề ra đối với loại hình Công ty
TNHH, Công ty TNHH Thương mại Nam Khánh Hà Nội mới ra đời nhưng được sự quan
tâm giúp đỡ chỉ đạo trực tiếp của các ban ngành liên quan, Công ty đã tiến hành triển
khai những chiến lược kinh tế, theo đề án sắp xếp lại thật gọn nhẹ, tuyển dụng lao động,
công nhân lành nghề, cán bộ nhân viên có nghiệp vụ vững vàng, có ý thức chấp hành kỷ
4
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
luật cao, năng động sáng tạo trong công việc, luôn chịu khó học hỏi, tiếp thu khoa học kỹ
thuật mới, áp dụng thực tế vào công việc.
Vì vậy, Công ty đã từng bước hoà nhập vào thị trường trong nước và nước ngoài, chủ
động được trong việc kinh doanh, cũng như các mặt hàng phân phối trên thị trường chất
lượng tốt tạo uy tín cho khách hàng.

1.1.3. Quá trình phát triển
Là một doanh nghiệp tư nhân với số vốn điều lệ 3.000.000.000 đồng, trong thời gian
đầu thành lập Công ty gặp phải không ít khó khăn trong việc kinh doanh, tìm kiếm bạn
hàng và chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nhà nước cũng như các
doanh nghiệp lớn cùng ngành vốn đã có tiếng trên thị trường như LG, Daewoo, Toshiba,
Đứng trước tình hình này, ban lãnh đạo Công ty đã trăn trở tìm ra hướng đi đúng đắn
cho sản phẩm của mình và sự phát triển của Công ty nhằm đảm bảo công ăn việc làm và
thu nhập cho người lao động. Với sự thay đổi nhanh chóng của cơ chế thị trường, ban
lãnh đạo Công ty đã mạnh dạn đổi mới phương thức kinh doanh. Từ chỗ chỉ nhập khẩu
thông thường các sản phẩm điện lạnh, điện gia dụng nguyên chiếc và bán buôn cho
khách hàng trong nước, năm 2010 Công ty đã chuyển sang vừa nhập khẩu thông thường
vừa nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá. Hàng năm Công ty tiến hành đăng ký tỷ lệ nội địa
hóa với nhà nước và nhập khẩu các linh kiện theo tỷ lệ đã đăng ký rồi lắp ráp tại nhà
máy để hưởng các chính sách ưu đãi.
Do yêu cầu thực tế, năm 2010 Công ty đã thành lập nhà máy lắp ráp có trụ sở tại
số 5 Hoàng Diệu – Ba Đình – Hà Nội. Nhà máy được trang bị đầy đủ máy móc, có đội ngũ
công nhân kỹ thuật lành nghề, có dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp ráp đảm bảo tiêu
chuẩn và đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật. Từ năm 2010 nhà máy đã tiến hành lắp
ráp, từ đó tới nay số lượng không ngừng tăng lên. Tính đến năm 2013 nhà máy đã lắp
ráp được trên 10.000 sản phẩm điện lạnh, điện gia dụng. Vì vậy, tỷ lệ nội địa hoá nâng
cao (từ 26,7% năm 2010 lên 46,4% năm 2012 tạo đà cho sự tăng trưởng của công ty).
Từ khi thành lập đến nay, Công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp của quy luật cung cầu
dưới sự chi phối của nền kinh tế thị trường hoàn toàn mới đối với các doanh nghiệp Việt
Nam, Công ty đã chủ động tìm kiếm bạn hàng trong và ngoài nước. Đến nay Công ty đã
5
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
thiết lập được mối quan hệ làm ăn thân thiết với các bạn hàng ở nhiều nước trên thế giới
như Italy, Singapore, Malayxia, Đài Loan, Trung quốc, Nhật bản và trở thành nhà phân
phối độc quyền với một hệ thống đại lý cấp I trên toàn quốc. Hiện nay Công ty có trên 60

cán bộ công nhân viên với tổng số vốn trên 15 tỷ đồng.
Quá trình phát triển của công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu cơ bản từ năm 2011-2013
Đơn vị tính: VNĐ
Stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Doanh thu các hoạt
động
15.678.984.200 16.455.454.545 17.418.402.818
2 Lợi nhuận sau thuế 3.578.829.154 4.250.868.944 3.041.035.621
3 Tổng vốn:
-Vốn cố định
-Vốn lưu động
12.681.816.683
6.135.469.452
6.546.347.231
14.426.638.234
7.522.750.377
6.903.887.857
15.913.593.834
8.631.603.778
7.281.990.056
4 Số công nhân viên: 37 51 67
(Nguồn: Công ty TNHH Thương mại Nam Khánh Hà Nội)
6
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
Nhiệm vụ của công ty:
Công ty TNHH Thương mại Nam Khánh Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức SXKD đúng
ngành nghề đăng ký, theo quy chế hoạt động của Công ty trả nợ đúng hạn, hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh, chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ
hạch toán, kế toán thống kê, thực hiện đúng chế độ báo cáo và chịu sự quản lý của các cơ
quan ban ngành.
Hợp tác với các đơn vị trong ngành và địa phương để thực hiện nhiệm vụ SXKD. Phát
triển đơn vị theo chức năng, quyền hạn được phép. Phối hợp giúp đỡ lẫn nhau giữa các
đơn vị trực thuộc Công ty đang làm tại địa bàn hoặc các tỉnh lân cận.
1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý công ty
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty:
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thương mại Nam Khánh Hà Nội
Ban giám đốc
Phòng Kinh doanh
Phòng Kế toán
Phòng Xuất nhập khẩu
Phòng Bảo hành
Tổ OTK
Tổ đóng gói
Tổ soạn linh kiện
Tổ lắp ráp
Quản đốc
Ghi chú : : Quan hệ chỉ đạo
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
7
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
- Ban giám đốc: gồm 2 người
+ Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty,
chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình và là người đại diện của Công ty theo pháp luật.
+ Phó giám đốc: Là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc. Phó giám đốc là
người do GĐ bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước GĐ về các hoạt động kinh doanh của Công

ty, được uỷ quyền của Giám đốc để ký kết các hợp đồng uỷ thác với các đối tác của Công
ty.
+Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ kinh doanh các sản phẩm của Công ty, nghiên cứu và
mở rộng thị trường, chịu trách nhiệm trực tiếp trước GĐ về kết quả kinh doanh và hệ
thống phấn phối sản phẩm của Công ty.
+ Phòng kế toán: Có nhiệm vụ quản lí các mặt liên quan tới tài chính của Công ty như:
lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin về tài chính tới giám đốc công ty, tổ chức huy động
vốn kịp thời cho phòng kinh doanh, kiểm soát chi phí, đôn đốc thu hồi nợ, thay mặt Công
ty thực hiện các yêu cầu về thuế với nhà nước
+ Phòng xuất nhập khẩu: Là đầu mối tham mưu giúp cho Giám đốc trong các hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu, chủ yếu trong các lĩnh vực như xây dựng và phổ biến
kế hoạch xuất nhập khẩu hàng năm của công ty, đồng thời trực tiếp tiến hành các hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu, thực hiện các hoạt động về đối nội, đối ngoại trong
toàn công ty, nghiên cứu các điều kiện và môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu trong
và ngoài nước.
+ Phòng bảo hành: Có chức năng cung cấp dịch vụ sau bán hàng với các hoạt động bảo
hành, bảo trì những sản phẩm do Công ty phân phối. Phòng bảo hành được đặt tại các tỉnh
nơi Công ty có các đại lý phân phối.
+ Nhà máy lắp ráp: Bao gồm 4 tổ: tổ lắp ráp, tổ soạn linh kiện, tổ đóng gói và tổ OTK
(kiểm tra cuối cùng trước khi giao hàng). Nhà máy là nơi tiến hành lắp ráp sản xuất các
8
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
sản phẩm điện lạnh, điện gia dụng từ các linh, phụ kiện nhập về, lưu kho và bảo quản các
sản phẩm hoàn chỉnh trước khi đưa ra thị trường.
Như vậy cơ cấu tổ chức của Công ty được thiết kế theo kiểu trực tiếp với chế độ
một thủ trưởng lãnh đạo dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ nên tránh được sự
chồng chéo trong quản lí để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. Tổ chức và hoạch toán kế toán tại Công ty
Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy Kế toán của Công ty TNHH Thương mại Nam Khánh Hà Nội
Kế toán
tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán
lưu động
Thủ kho
Kế toán trưởng
9
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
+ Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước GĐ về tình hình hạch toán kế toán và tình
hình tài chính của Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện bô máy của
Công ty, đồng thời đôn đốc và giám sát việc thực hiện các chính sách và chế độ tài chính.
+ Kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu vào sổ cái và làm báo cáo tổng hợp, lập báo cáo
tài chính và báo cáo kế toán theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và kết hợp với kế toán
trưởng tiến hành phân tích quyết toán của đơn vị.
+ Kế toán lưu động: Định kỳ Doanh nghiệp có nhu cầu quyết toán thuế thì kế toán lưu
động có nhiệm vụ xác định doanh thu, chi phí làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh
từ đó xác định thuế TNDN phải nộp cho ngân sách Nhà nước.
+ Thủ quỹ: Có nhiệm vụ cất giữ và thu chi trên cơ sở chứng từ hợp lệ, lập bảng thu chi.
+ Thủ kho: Theo dõi lượng xuất, nhập, tồn và cuối tháng tổng hợp lượng hàng tồn kho.
Trong bộ máy kế toán, mỗi nhân viên đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng về
khối lượng công tác kế toán được giao. Các kế toán có nhiệm vụ liên quan với kế toán
tổng hợp để hoàn thành ghi sổ tổng hợp báo cáo tài chính.
1.4. Sản phẩm chính của Công ty TNHH Thương mại Nam Khánh Hà Nội
Sản phẩm chính:
Hiện tại các sản phẩm chính của Công ty là tủ lạnh, điều hoà, máy giặt, …
+ Tủ lạnh: bao gồm các loại tủ mang nhãn hiệu Bompani, Maister được nhập khẩu từ

Italy và tủ lạnh làm lạnh bằng quạt gió mang thương hiệu Hasamitsu được nhập khẩu và
lắp ráp tại Việt Nam.
+ Máy giặt: bao gồm các loại máy giặt cửa ngang và cửa đứng mang nhãn hiệu
Maister, Bompani được nhập khẩu nguyên chiếc từ Italy và một số loại mang nhãn hiệu
Hasamitsu được nhập khẩu và lắp ráp tại Việt Nam, có tốc độ vắt khác nhau từ 500 đến
800 vòng / phút. Công suất giặt tối đa từ 5 kg đến 7 kg.
+ Máy điều hoà: được nhập khẩu và lắp ráp tại Việt Nam mang thương hiệu
Hasamitsu, ưu điểm nổi bật của sản phẩm là làm lạnh sâu, nhanh, có chế độ ngủ, có tác
10
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
dụng diệt khuẩn, lọc không khí. Giá của điều hoà này loại 9.000 BTU, 2 cục, 1 chiều là:
5.000.000 đồng / bộ, loại 12.000 BTU là 6.000.000 đồng / bộ, loại 18.000 là: 7.000.000
đồng / bộ, loại 24.000 là: 13.000.000 đồng / bộ.
+ Máy lọc không khí MEC - Malayxia: ký hiệu MEC - 610 - sử dụng màng lọc O
2
(Hepa
H12), giá bán 3.500.000đồng / chiếc.
1.5. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty.
Thực tế trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều các Công ty xuất nhập khẩu, Công ty
điện tử, điện lạnh Công ty TNHH tham gia vào việc nhập khẩu các hàng điện tử, điện
lạnh, gia dụng từ các Công ty nước ngoài và kinh doanh trên thị trường nội địa.Có thể
điểm qua các Công ty như vậy gồm có:
- Công ty điện tử Sao Mai kinh doanh các sản phẩm mang nhãn hiệu Panasonic,
Electrolux và Philip.
- Công ty điện tử , điện lạnh Hà Nội kinh doanh cho National, Panasonic, Moulinex.
- Công ty phát triển XNK và đầu tư kinh doanh các loại sản phẩm mang nhãn Rojirushi,
Yongma.
- Công ty XNK Hà Lâm kinh doanh cho National, Mitsubishi và Delonghi.
- Công ty XNK tổng hợp 1 kinh doanh cho Sanyo, Sharp, Yongma, Moulinex.

- Công ty điện tử Giảng Võ kinh doanh cho sản phẩm mang nhãn hiệu Panasonic,
National, Toshiba, International và Philips.
1.6. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Bảng 1.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm từ năm 2011 - 2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng
(Sản phẩm)
2.874 3.592 4.368
Doanh thu
(Đồng)
6.985.989.731 8.043.776.532 10.078.563.440
Nguồn: Công ty TNHH Thương mại Nam Khánh Hà Nội
Năm 2012 doanh thu đạt 8.043.776.532 đồng tăng 1.057.786.801 đồng tương ứng 15.1%
so với năm 2011. Mức độ tăng tuy thấp nhưng đáng khích lệ trong thời kì nền kinh tế khó
khăn.
11
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
Năm 20013 là 10.078.563.440 đồng tăng 2.034.786.908 đồng tương ứng tăng 25,3% so
với năm 2012. Đó là mức độ tăng đáng kể khi nền kinh tế khó khăn như hiện nay.
1.7. Công tác quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp
1.7.1.Cơ cấu lao động của Công ty
Việc bố trí và sử dụng lao động một cách hợp lý, chặt chẽ là vấn đề được Công ty rất
quan tâm. Công ty chỉ tổ chức tuyển dụng khi có nhu cầu cần thiết cho các vị trí làm việc
mới hoặc thay thế các vị trí cũ. Bộ phận tổ chức tuyển dụng phải có tờ trình xin Giám đốc
Công ty phê duyệt, đồng ý. Khi có nhu cầu lao động trong phục vụ kinh doanh Công ty tiến
hành tổ chức thuê lao động ở bên ngoài.
Qua đó Công ty không ngừng bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân viên nhằm
nâng cao năng lực làm việc, tại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhằm
mang lại doanh thu lớn cho Công ty

Bảng 1.5. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp từ năm 2011 - 2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số LĐ
(người
)
% Số LĐ
(người)
% Số LĐ
(người)
%
1.Tổng số lao động 37 100 51 100 67 100
2.Theo trình độ lao
động
Đại học 08 21,6
2
13 25,49 20 29,85
Trung cấp 11 29,7
3
9 17,65 15 22,39
Phổ thông 18 48,6
5
29 56,86 32 47,76
3.Theo giới tính
Nam 24 64,8 35 68,63 51 76,12
12
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
6
Nữ 13 35,1
4

16 31,37 16 23,88
Nguồn: Công ty TNHH Thương mại Nam Khánh Hà Nội
1.7.2.Tổng quỹ lương
Trong quá trình nâng cao hiệu quả kinh tế của Công ty, thì sử dụng chi phí như thế
nào cho hợp lý cũng là một vấn đề khiến nhà quản lý Công ty phải quan tâm, Chi phí tiền
lương chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí của nên nó cũng ảnh hưởng lớn
đến kết quả kinh doanh của Công ty. Ngày nay, các Công ty ngoài việc phải tiết kiệm chi
phí hoạt động sản xuất kinh doanh, thì Công ty cũng phải nhận thức và đánh giá đầy đủ
chi phí này. Việc tiết kiệm chi phí tiền lương không phải là giảm bớt tiền lương của
người lao động mà là tăng năng suất lao đông sao cho một đồng trả lương thì sẽ tạo ra
nhiều doanh thu và lợi nhuận hơn.
Bảng 1.6. Tổng quỹ tiền lương năm 2012 - 2013
Chỉ
tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
Mức (đồng) Tỷ lệ Mức
(đồng)
Tỷ lệ Mức
(đồng)
%
Lương
khoán
95.500.000 10,05% 110.450.000 11,38% 14.950.000 15,65%
Lương
công
854.500.000 89,95% 860.050.000 88,62% 5.550.000 0,65%
Tổng 950.000.000 100% 970.500.000 100 % 205.000.000 2,16%
13
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh

Nguồn: Công ty TNHH Thương mại Nam Khánh Hà Nội
Nhận xét:
Ta thấy tổng mức quỹ lương gồm: lương khoán và lương thuê ngoài năm 2013 tăng so
với năm 2012 là 205.000.000 đồng tương ứng tăng 2,16%. Mở rộng quy mô kinh doanh
nên nhu cầu về nhân công tăng lên dẫn đến tăng tổng quỹ lương.
Qua các chỉ số trên ta có thể thấy mức lương trung bình của người lao động tại Công ty
là khá cao so với mức lương trung bình ở các Công ty khác. Ngoài mức lương cố định
như vậy Công ty còn áp dụng một số hình thức khen thưởng khác như: Thưởng thêm về
sản phầm làm vượt chỉ tiêu, thưởng làm thêm giờ, thưởng cuối năm… Qua đó ta có thể
thấy chính sách tiền lương của Công ty khá tốt nó xúc tiến tăng năng suất của công nhân
viên.
1.7.3.Các hình thức trả lương
1.7.3.1.Phân loại
- Trả lương theo thời gian: là hình thức trả lương cho người lao động, căn cứ
ngày làm việc thực tế của tháng. Lương thời gian áp dụng cho nhân viên văn phòng
và nhân viên làm việc hành chính tại các bộ phận khác.
- Mức lương thử việc: 70% lương tối thiểu của Công ty.
1.7.3.2.Cách tính lương của các hình thức trả lương
+) Tính lương thời gian:
- Lương thời gian bằng mức lương cơ bản của từng vị trí (mức lương tối thiểu nhân
bậc lương) chia cho số ngày hành chánh trong tháng nhân với thời gian làm việc (tăng
ca bình thường * 1.5, tăng ca chủ nhật * 2.0…)
- Mức lương tối thiểu mà Công ty áp dụng cho nhân viên toàn Công ty là mức lương
1.200.000 VND, trong trường hợp nhân viên làm đủ số ngày công trong tháng. Công ty
chia làm 02 ngạch là ngạch quản lý và ngạch nhân viên, ngạch quản lý gồm: Giám đốc,
Giám đốc điều hành,các Trưởng, Phó phòng,Quản đốc. Ngạch nhân viên gồm 3 mức nhân
viên khác nhau: nhân viên văn phòng, nhân viên hành chính khác.
+) Tính lương
- Việc tính toán lương cho người lao động dựa vào thời gian làm việc trên thẻ chấm
công, được đối chiếu với bảng chấm công khi cần thiết.

14
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
- Việc tính toán lương dựa trên nguyên tắc chính xác về số liệu, đảm bảo thời gian trả
lương cho người lao động đúng theo quy định.
- Người lao động được nhận phiếu lương chi tiết hàng tháng, được quyền đối chiếu với
bảng lương tổng do Trưởng bộ phận trực tiếp giữ (bản copy).
- Tiền lương trả cho người lao động. Mỗi tháng một lần, vào ngày 05 của tháng.
1.7.3.3.Các khoản trợ cấp và phụ cấp
*) Phụ cấp
+) Phụ cấp trách nhiệm: Cấp quản lý được thưởng tiền trách nhiệm hàng tháng, mức
thưởng là 10 % lương cơ bản.
+) Tiền công tác phí:
- Nhân viên thường xuyên công tác ở ngoài thì được thưởng là: 300 000 đồng/tháng.
- Đối với nhân viên không thường xuyên đi công tác thì được hưởng công tác phí theo
bảng công tác phí của Công ty.
- Đối với nhân viên đi công tác ngoài không thường xuyên thì được phụ cấp:
 15000 đồng/lần công tác tính trên quãng đưỡng 1 chiều <10 km.
 25 000 đồng/lần công tác tính trên quãng đưỡng 1 chiềutừ 10 đến 20 km
 35 000 đồng/lần công tác tính trên quãng đưỡng 1 chiều từ 20 đến 30 km
 50 000 đồng/lần công tác tính trên quãng đưỡng 1 chiều từ 30km trở lên.
*) Trợ cấp:
+) Trợ cấp điện thoại: cấp cho nhân viên thường xuyên công tác ngoài để phục vụ cho
công việc.
+)Tiền trợ cấp nghỉ việc: Mỗi năm làm việc được trợ cấp 50% tiền tháng lương theo tiền
lương cơ bản tháng gần nhất.
+)Tiền trợ cấp nghỉ chờ việc:
- Trường hợp phải ngừng chờ việc không do lỗi của người lao động, Giám đốc Công
ty sẽ trợ cấp cho người lao động bằng 100 % mức lương quy định .
- Nếu do lỗi của người lao động thì lúc đó người lao động không được trả lương

+) Những ngày nghỉ được hưởng nguyên lương:
- Nghỉ lễ.
- Bản thân kết hôn: nghỉ 03 ngày.
- Con kết hôn: nghỉ 01 ngày.
- Cha, mẹ chết (kể cả bên chồng, vợ), vợ hoặc chồng, con chết được nghỉ 03 ngày.
15
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
- Nghỉ phép. Người lao động thôi việc có đơn xin nghỉ phép mà chưa nghỉ phép năm
hoặc chưa được nghỉ hết số ngày phép năm thì sẽ được thanh toán tiền những
ngày chưa nghỉ này. Người lao động đang trong thời gian thử việc hoặc chưa ký
hợp đồng lao động thì chưa được hưởng các chế độ của nhà nước quy định.
+) Các phúc lợi khác :
- Bản thân người lao động kết hôn được mừng 200.000 đồng.
- Cha mẹ hai bên, con, chồng, vợ chết được viếng 200.000 đồng.
- Thiên tai, hỏa hoạn được trợ cấp: 300.000 đồng .
- Trợ cấp khó khăn (tùy hoàn cảnh từng người) Ban Giám đốc trợ cấp từ 200.000
đến 500.000 đồng / người.
16
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
2. PHẦN 2: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI NAM KHÁNH HÀ NỘI
2.1. Công tác Marketing tại công ty
Chiến lược sản phẩm:Qua một thời gian hoạt động Công ty đã tạo dựng được uy tín
với khách hàng, các thiết bị máy móc do Công ty cung cấp ngày càng được khẳng định.
Uy tín về sản phẩm chất lượng cao của Công ty cùng với sự hiểu biết về kinh doanh
thương mại đã đem đến cho khách hàng sự tin tưởng và hài lòng về chất lượng, giá cả
sản phẩm.
Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật, thiết kế lắp đặt, bảo đảm nhiều kinh nghiệm, trình độ

chuyên môn cao và được chính chuyên gia của nhà Sản xuất đào tạo. Cùng với sự quản
lý chuyên nghiệp của Ban Giám đốc Công ty đã tạo ra một dịch vụ hoàn hảo từ A đến Z.
Từ khâu tư vấn cho khách hàng đến việc cung cấp cho khách hàng những thiết bị chất
lượng và tiết kiệm được chi phí. Giúp khách hàng lắp đặt hệ thống thiết bị một cách an
toàn, thẩm mĩ và đưa vào hoạt động một cách liên tục trong thời gian dài với hiệu suất
cao. Đặc biệt Công ty luôn đảm bảo Quý khách cũng sẽ hài lòng với dịch vụ bảo hành và
bảo trì nhanh chóng, hiệu quả của Công ty. Tất cả đều nhằm mục đích "Vì sự phát triển
của cộng đồng, vì lợi ích của Quý khách hàng và sự lớn mạnh của Công ty". Đấy cũng
chính là phương châm kinh doanh của Công ty.
Chính sách về giá cả:Trong thời kỳ kinh tế đang gặp nhiều khó khăn những dấu hiệu
hồi phục chưa mấy khả quan thì yếu tố đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp chính là giá cả.Công ty áp dụng giá ưu đãi với khách hàng
truyền thống, các khách hàng tiềm năng, các công trình lớn (giảm giá, chiết khấu, … ) để
mở rộng quy mô sản xuất.
Chính sách phân phối:Công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong và ngoài nước, trực
tiếp phân phối và lắp đặt, bảo dưỡng cho các khách hàng trong nước. Vì vậy, Công ty sử
dung kênh phân phối dọc là một mạng lưới kế hoạch hóa tập trung và quản lý có nghiệp
vụ chuyên môn, kiểm soát hành vi của kênh và loại trừ mâu thuẫn phát sinh
Với chính sách phân phối trực tiếp như vậy các cán bộ của Công ty sẽ có nhiều cơ hội
nói chuyện trực tiếp với khách hàng tìm hiểu thêm nhu cầu, thị hiếu và quan trọng hơn
cả là những đánh giá của khách hàng về sản phẩm của Công ty mình so với các sản phẩm
của Công ty khác để có để có biện pháp khắc phục.
17
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh năm 2011-2013
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012
Năm 2011

Số tuyệt
đối
(2013-
2012)
Số tương đối
(2013-2012)
1. Doanh thu
thuần về
bán hàng và
cung cấp
dịch vụ
17.418.402.
818
16.455.454.
545
15.678.984.
200 962.948.273 5,852
2. Giá vốn
hàng hóa
10.887.952.
592
9.955.206.3
53
8.874.356.8
74 932.746.239 9,369
3. Lợi nhuận
gộp về hàng
bán và cung
cấp dịch vụ
6.530.450.2

26
6.500.248.1
92
6.804.627.3
26 30.202.034 0,465
4.Doanh thu
hoạt động
tài chính 611.284 1.506.364 1.023.578 (895.080) -59,42
5. Chi phí tài
chính 720.000.000 519.658.500 435.678.943 200.341.500 38,55
6. Chi phí
bán hàng 563.166.933 652.689.523 600.458.237
(89.522.590
) -13,72
7. Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
1.193.180.4
16
1.078.537.5
89 995.694.356 114.642.827 10,63
8. Lợi nhuận
thuần từ
hoạt động
kinh doanh
4.054.714.1
61
4.250.868.9
44

4.771.772.2
06
(196.154.78
3) -4,614
18
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
9. Tổng lợi
nhuận kế
toán trước
thuế
4.054.714.1
61
4.250.868.9
44
4.771.772.2
06
(196.154.78
3) -4,614
10. Chi phí
thuế thu
nhập
doanh
nghiệp hiện
hành
1.013.678.5
40

-
1.192.943.0

52
1.013.678.5
40
11. Lợi
nhuận sau
thuế thu
nhập doanh
nghiệp
3.041.035.6
21
4.250.868.9
44
3.578.829.1
54
(1.209.833.3
23) -28,46
* Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng trong năm 2012, tăng 672.039.790 đồng tương
ứng tăng 18,78%.Tuy nhiên năm 2013 LNST của công ty giảm xuống ở mức thấp nhất
trong 3 năm qua, giảm 1.209.833.323 đồng tương ứng giảm mạnh 28,46% so với năm
2012.Nguyên nhân chính là do sự sụt giảm mạnh trong doanh thu tài chính(năm 2013
giảm tới 59,42%so với năm 2012) trong khi chi phí tài chính tăng mạnh (năm 2013 tăng
38,55% so với năm 2012).
* Xem xét mối quan hệ của giá vốn hàng bán và doanh thu thuần năm 2013 so với năm
2012 cho thấy:
- Giá vốn hàng bán trong năm 2013 tăng là 932.746.239 đồng so với năm 2012
tương ứng tăng 9,37 %. Bên cạnh đó chi phí quản lý qua các năm đều có xu hướng tăng:
năm 2013 chi phí quản lý tăng 114.642.827 đồng tương ứng tăng 10,63% so với năm
2012 do biện pháp tiết kiệm chi phí quản lí Công ty và giảm giá vốn hàng bán nhằm có
được lợi nhuận mong muốn.
2.3. Bảng cân đối kế toán

Bảng 2.2: Bảng cấn đối kế toán năm 2011-2013
(ĐVT: VNĐ)
TÀI SẢN 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011
1 2 3 4
19
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 7.281.990.056 6.903.887.857
6.546.347.23
1
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 460.500.000 325.491.570 287.356.987
1. Tiền 460.500.000 325.491.570 287.356.987
2. Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 3.918.560.202 2.798.695.800
3.680.520.81
2
1. Phải thu khách hàng 3.168.560.202 2.698.695.800
2. Trả trước cho người bán 750.000.000 100.000.000
5. Các khoản phải thu khác
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
IV. Hàng tồn kho 2.620.056.523 3.007.510.728
2.578.469.43
2
1. Hàng tồn kho 2.620.056.523 3.007.510.728
2.578.469.43
2

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác 282.873.331 772.189.759
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 97.081.329
2. Thuế GTGT được khấu trừ 282.873.331 25.108.430
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà
nước
4. Tài sản ngắn hạn khác 650.000.000
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 8.631.603.778 7.522.750.377
6.135.469.45
2
I. Các khoản phải thu dài hạn
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
20
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
3. Phải thu dài hạn nội bộ
II. Tài sản cố định 8.594.935.351 6.843.979.304
5.925.678.46
2
1. Tài sản cố định hữu hình 6.163.704.446 5.343.979.304 4.510.687.678
-Nguyên giá 7.737.750.100 6.708.700.100 4.510.687.678
- Giá trị hao mòn lũy kế (1.574.045.654) (1.364.720.796)
(1.414.990.784
)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
3. Tài sản cố định vô hình
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2.431.230.905 1.500.000.000 174.367.345
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

V. Tài sản dài hạn khác 36.668.427 678.771.073 35.423.645
1. Chi phí trả trước dài hạn 36.668.427 678.771.073 35.423.645
3. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200)
15.913.593.83
4
14.426.638.23
4
12.681.816.6
83
NGUỒN VỐN
31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011
A. NỢ PHẢI TRẢ (300= 310+330) 5.070.819.540 2.628.600.000
1.745.634.78
9
I. Nợ ngắn hạn 2.840.819.540 128.600.000 345.524.678
1. Vay và nợ ngắn hạn 1.062.803.843
2. Phải trả người bán 635.600.477 128.600.000 345.524.678
3. Người mua trả tiền trước 600.000.000
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước
512.415.220
21
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn
khác 30.000.000
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
II. Nợ dài hạn 2.230.000.000 2.500.000.000
1.400.110.11

1
1. Phải trả dài hạn người bán
2. Phải trả dài hạn nội bộ
3. Phải trả dài hạn khác
4. Vay và nợ dài hạn 2.230.000.000 2.500.000.000 1.400.110.111
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400= 410+430)
10.842.774.29
4
11.798.038.23
4
10.936.181.8
94
I. Vốn chủ sở hữu
10.842.774.29
4
11.798.038.23
4
10.936.181.8
94
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 6.000.000.000 6.000.000.000 5.500.000.000
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 3.041.035.621 4.250.868.944 3.578.829.154
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.801.738.669 1.547.169.286
1.857.352.73
6
C. QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
(430= 300+400)
15.913.593.83
4
14.426.638.23

4
12.681.816.6
83
Nguồn: Công ty TNHH Thương mại Nam Khánh Hà Nội
+ Tổng tài sản của công ty tăng qua các năm. Tổng tài sản năm 2013 là 15.913.593.834
đồng. Tăng 10,31% so với năm 2012, và tăng hơn 25% so với năm 2011.Nguyên nhân là
do TSNH và TSDH đều tăng đặc biệt là TSDH.Tỉ trọng của TSDH và TSNH luôn ở mức
đồng đều trong tổng tài sản, không có sự chênh lệch lớn.Năm 2011, chênh lệch giữa
TSDH và TSNH là -410.877.779 đồng, trong đó TSNH chiếm nhỉnh hơn TSDH (chiếm
51,62%).Năm 2012, TSDH đã tăng lên với mức chênh lệch so với TSNH là 618.862.520
đồng,chiếm 52,14% trong tổng tài sản.Năm 2013, tỉ trọng của TSDH trong tổng tài sản
tiếp tục tăng lên chiếm 54,24%.Cho thấy, công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh
của mình.
22
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
+ Tổng tài sản tăng nên tổng nguồn vốn qua 3 năm cũng tăng với tốc độ tương ứng. Nguồn
vốn năm 2013 tăng chủ yếu do nợ phải trả tăng. Nợ phải trả năm rất mạnh trong năm 2013,
tăng 190,486% so với năm 2011. => Công ty đang chiếm dụng vốn khá lớn từ các khoản nợ
như phải trả người bán, phải trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
2.4. Các chỉ tiêu khả năng sinh lời
Bảng chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty
( Đơn vị: Triệu đồng )
STT Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013

1 Lợi nhuận sau thuế 3.578 4.250 3.041
2 Doanh thu thuần 15.678 16.455 17.418
3 Vốn chủ sở hữu bình quân 10.936 11.798 10.842
4 Tài sản bình quân 12.007,5 13.553,5 15.169,5
5 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu- ROS 0,2282 0.26 0.17
6
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu –
ROE
0,3272 0.36 0.28
7
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản –
ROA
0,298 0.29 0.25
Từ kết quả phân tích trên ta thấy:
Mức doanh thu của doanh nghiệp hằng năm đều tăng lên. Cụ thế, mức tăng doanh thu
lớn nhất là năm 2012, tăng 116.183 triệu đồng so với năm 2011. Lợi nhuận của công ty tăng
lên trong năm 2012 nhưng sau đó lại giảm trong năm 2013 xuống mức thấp hơn cả năm
2011 có nghĩa là hiệu quả hoạt động công ty đang không ổn định và đang xấu đi.
Kết quả thu được tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE ) tăng lên vào năm 2012
là 0,36, sau đó lại giảm nhẹ xuống 0,1411 ( năm 2013 ). Nguyên nhân là do sự giảm của chi
tiêu từ lợi nhuận sản phẩm tạo nên. Chỉ tiêu ROA có sự biến động nhẹ. Trong 2 năm 2011
và 2012 có xu hướng ổn định ở mức 0,29 và lại có xu hướng giảm xuống năm 2013 là 0,25.
Do đó công ty cần có biện pháp cải thiện hợp lý để tăng nhanh các chỉ tiêu ROE, ROS,
ROA.
23
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
2.5. Chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương mại Nam Khánh Hà
Nội
Bảng 2.8: Chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty Công ty TNHH Thương mại Nam Khánh Hà

Nội
( Đơn vị: Triệu đồng )
Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
1. Tổng tài sản 12.681 14.426 15.913
2. Tổng tài sản lưu động 6.546 6.903 7.281
3. Tổng vốn bằng tiền 287 325 460
4. Các khoản phải thu 3.680 2.798 3.918
5. Tổng nợ phải trả 1.745 2.628 5.070
6. Tổng nợ ngắn hạn 345 128 2.840
7. Hệ số nợ (5/1) 0,1376 0,1822 0,3186
8. Hệ số thanh toán hiện hành, (2/6) 18,9739 53,9397 2,5637
9. Hệ số thanh toán nhanh, (3+4)/6 11,4986 24,3984 1,5415
10.Hệ số thanh toán tức thời, (3/6) 0,8319 2,5391 0,162
Qua các năm từ 2011 – 2013, ta thấy hệ số nợ của công ty tăng, đặc biệt tăng mạnh
trong năm 2013. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán hiện hành của công ty đều rất lớn trong 2
năm 2011 và 2012 và giảm mạnh trong 2013 ở ngưỡng hợp lý.Tuy nhiên, con số này cũng
cho thấy một biểu hiện không tốt do việc tài sản ngắn hạn quá nhiều (tiền mặt, khoản phải
thu, hàng tồn kho ) ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của Công ty.Hệ số thanh toán nhanh
và tức thời của công ty đều nhỏ trong 2 năm 2011 và 2013 hơn 1. Từ đó ta thấy khả năng
chiếm dụng vốn của công ty không cao, lượng tiền mặt của công ty còn nhiều.Điều này tốt
trong trường hợp công ty cần thanh toán ngay khi các chủ nợ cũng đòi luôn một lúc.Tuy
vậy, việc giữ một lượng tiền nhiều như vậy sẽ không hợp lý. Lượng tiền để không nhiều sẽ
không sinh lời, vòng quay vốn chậm do đó nó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công
ty.
3. PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CHUYÊN ĐỀ TỐT
NGHIỆP
3.1. Đánh giá chung
3.1.1. Ưu điểm
24
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh doanh
- Tình hình về cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty:
+ Cơ cấu tổ chức quản lý hành chính của Công ty nhìn chung là gọn nhẹ, hợp lý. Các
phòng ban chức năng được quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Không có hiện tượng
chồng chéo chức năng giữa các phòng ban.
+ Bộ máy kế toán được bố trí phù hợp, hoạt động có khoa học. Bên cạnh đó, công tác kế
toán của Công ty đã hoà nhập và áp dụng các chế độ kế toán mới theo quy định của nhà
nước, đảm bảo thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa
các bộ phận. Các số liệu kế toán phản ánh được chi tiết tình hình sản xuất kinh doanh của
Công ty. Các sổ sách được lập một cách có hệ thống, trung thực và sát với tình hình thực
tế.
- Tình hình tiêu thụ của Công ty:
Nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đang khủng hoảng nhưng Công ty đã có những
biện pháp khắc phục hiệu quả để có hiệu quả kinh tế cao nhất. Doanh thu năm sau cao
hơn năm trước cũng chứng tỏ một phần là do số lượng sản phẩm bán được nhiều hơn và
sự quản lý sát sao của ban quản trị.
- Tình hình tài chính của Công ty:
+ Năm 2013 doanh thu đã tăng 962.053.193 đồng so với năm 2011. Song song với điều
này là Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm ổn định và
nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
+Việc lập và gửi các báo cáo tài chính của Công ty được tiến hành đúng thời hạn và đúng
quy định của nhà nước. Báo cáo tài chính của Công ty được lập mang tính chất khách
quan, cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết về tình hình tài chính cho các đối
tượng quan tâm. Công tác phân tích tài chính luôn sát thực và cập nhật.
3.1.2. Nhược điểm
- Công ty còn nhiều bất cập trong công tác quản lý doanh nghiệp làm cho chi phí quản lí
doanh nghiệp tăng lên, và làm cho lợi nhuận sau thuế giảm sút.
- Công ty còn khó khăn về tài chính nên việc đầu tư ngân sách cho hoạt động quảng cáo,
khuyến mại còn kém.
- Công tác nghiên cứu thị trường còn chưa sâu, chưa có biện pháp cụ thể cho việc lấy

thông tin chính xác từ các đối thủ cạnh tranh, bị động trước sự biến động của thị trường
tiêu thụ.
3.2. Đề xuất chuyên đề tốt nghiệp
Qua quá trình thực tập ở Công ty TNHH Thương mại Nam khánh Hà nội. với nhừng kiến
thức đã tích lũy được cùng với sự nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề, em chọn đề tài:
25
SV: Dương Hữu Đại – Lớp TCNH3 – K6 Báo Cáo Thực Tập

×