Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

bọ trĩ bộ cánh tơ thysanoptera hại dưa chuột và biện pháp phòng trừ năm 2014 tại yên mỹ, hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 107 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN THỊ THANH



BỌ TRĨ BỘ CÁNH TƠ THYSANOPTERA HẠI DƯA CHUỘT
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NĂM 2014
TẠI YÊN MỸ, HƯNG YÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ





HÀ NỘI – 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






NGUYỄN THỊ THANH



BỌ TRĨ BỘ CÁNH TƠ THYSANOPTERA HẠI DƯA
CHUỘT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NĂM 2014 TẠI
YÊN MỸ, HƯNG YÊN



CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ : 60.62.01.12


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH



HÀ NỘI – 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả. Các số liệu
và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thanh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn
bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh – Bộ môn Côn trùng – Khoa Nông học –
Học viên nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Côn trùng

- Khoa Nông học, Ban đào tạo Sau học viện - Học viên nông nghiệp Việt
Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, cán bộ, bà con nông dân xã
Hoàn Long, Liêu Xá, Ngọc Long huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn
bè và những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thanh




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt và kí hiệu vi
Danh mục bảng vii
Danh mục các hình ix
MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết 1
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Những đóng góp mới của đề tài 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5
1.2 Tình hình nghiên cứu bọ trĩ trên thế giới 6
1.2.1 Tình hình sản xuất dưa chuột 6
1.2.2 Những nghiên cứu về thành phần loài bọ trĩ 7
1.2.3 Vị trí phân loại của bọ trĩ và cấu tạo chung của bọ trĩ 8
1.2.4 Đặc điểm hình thái của bọ trĩ 9
1.2.5 Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ trĩ 10
1.2.6 Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bọ trĩ 13
1.3 Những nghiên cứu tại Việt Nam 19
1.3.1 Những nghiên cứu về thành phần bọ trĩ 19
1.3.2 Vị trí phân loại của bọ trĩ và hình thái chung của bọ trĩ 20
1.3.3 Những nghiên cứu về đặc tính sinh vật học, sinh thái học của bọ trĩ 24
1.3.4 Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bọ trĩ 27
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31
2.2 Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu: 31
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 31
2.2.2 Vật liệu nghiên cứu 31
2.2.3 Dụng cụ nghiên cứu. 31
2.3 Nội dung nghiên cứu 32
2.4 Phương pháp nghiên cứu 32

2.4.1 Phương pháp điều tra thành phần bọ trĩ hại trên dưa chuột và
thiên địch của chúng 32
2.4.2 Phương pháp điều tra diễn biến số lượng bọ trĩ trên cây dưa chuột: 34
2.4.3 Phương pháp điều tra sự phân bố của bọ trĩ trên cây dưa chuột. 35
2.4.4 Công thức tính toán số liệu 38
3.4.5 Hiệu lực thuốc: 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
3.1 Thành phần bọ trĩ hại dưa chuột vụ đông 2014 tại huyện Yên Mỹ,
tỉnh Hưng Yên 40
3.2 Tỷ lệ số lượng loài bọ trĩ hại dưa chuột theo các giai đoạn sinh
trưởng chính vụ đông năng 2014 tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 43
3.3 Sự phân bố của bọ trĩ trên cây dưa chuột trong vụ Đông 2014
huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 44
3.4 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên các giống dưa chuột trồng vụ
đông 2014 tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 47
3.5 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên các chất đất trồng dưa chuột
vụ đông 2014 tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 49
3.6 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên các thời vụ trồng dưa chuột
vụ đông 2014 tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 51
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.7 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên các mật độ trồng dưa chuột vụ
đông 2014 tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 54
3.8 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên các vị trí ruộng trồng dưa
chuột vụ đông 2014 tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 55
3.9 Diễn biến số lượng bọ trĩ hại dưa chuột trên ruộng có treo bẫy
dính (Trắng, vàng, xanh da trời) vụ đông 2014 tại huyện Yên Mỹ,
tỉnh Hưng Yên 57
3.10 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại dưa chuột trên ruộng có

treo bẫy dính và ruộng không đặt bẫy vụ đông 2014 tại huyện Yên
Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 60
3.11 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại dưa chuột trên ruộng giữ
nước ở luống và ruộng đối chứng vụ đông 2014 tại huyện Yên
Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 61
3.12 Hiệu lực của các loại thuốc trong phòng trừ bọ trĩ trên dưa chuột
trồng vụ đông 2014 tại huyện Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên. 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
1 Kết luận 66
2 Đề nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 71

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

BNNPTNT Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn
BVTV Bảo vệ thực vật
cs. Cộng sự
CT Công thức
ĐT Điều tra
et al Và những người khác
GĐST Giai đoạn sinh trưởng
MĐ Mật độ
NXB Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sư
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TLH Tỉ lệ hại

Ts Tiến sĩ
STT Số thứ tự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Tình hình sản xuất dưa chuột của một số nước trên thế giới qua
các năm 2008, 2009 6

2.1 Tên thuốc BVTV trừ bọ trĩ và nồng độ, liều lượng sử dụng 37

3.1 Thành phần bọ trĩ hại dưa chuột vụ đông 2014 tại huyện Yên Mỹ,
tỉnh Hưng Yên. 40

3.2 Tỷ lệ số lượng loài bọ trĩ hại dưa chuột theo các giai đoạn sinh
trưởng vụ đông năng 2014 tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 43

3.3 Sự phân bố của bọ trĩ trên cây dưa chuột trong vụ Đông 2014
huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 44
3.4 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên các giống dưa chuột trồng vụ
đông 2014 tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 48
3.5 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên các chất đất trồng dưa chuột
vụ đông 2014 tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 50

3.6 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên các thời vụ trồng dưa chuột
vụ đông 2014 tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 52


3.7 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên các mật độ trồng dưa chuột vụ
đông 2014 tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 54

3.8 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên các vị trí ruộng trồng dưa
chuột vụ đông 2014 tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 56

3.9 Diễn biến số lượng bọ trĩ hại dưa chuột trên ruộng có treo bẫy
dính vụ đông 2014 tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 58

3.10 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số hại dưa chuột ở ruộng đặt bẫy màu
sắc và ruộng không đặt bẫy vụ đông 2014 tại Yên Mỹ, Hưng Yên 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

3.11 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại dưa chuột trên ruộng giữ
nước ở luống và ruộng đối chứng vụ đông 2014 tại huyện Yên
Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 62

3.12 Diễn biến mật độ của bọ trĩ ở các công thức thí nghiệm trước và
sau khi phun thuốc 64

3.13 Hiệu lực của các loại thuốc trong phòng trừ bọ trĩ trên dưa chuột
trồng vụ đông 2014 tại huyện Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên. 65


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC CÁC HÌNH


STT Tên bảng Trang

2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát các loại thuốc trừ bọ trĩ hại dưa 36

3.1 Sự phân bố (tỷ lệ %) của bọ trĩ trên cây dưa chuột trong vụ
Đông 2014 tại Yên Mỹ, Hưng Yên 45

3.2 Ruộng không bị hại 46

3.3 Ruộng bị hại 46

3.4 Lá bị hại nhẹ 46

3.5 Lá bị hại nặng 46

3.6 Hoa bị hại 46

3.7 Quả không bị hại 47

3.8 Quả bị hại 47

3.9 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên các giống dưa chuột trồng
vụ đông 2014 tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 49

3.10 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên các chân đất trồng dưa
chuột vụ đông 2014 tại Yên Mỹ, Hưng Yên 51

3.11 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên các thời vụ trồng dưa
chuột vụ đông 2014 tại Yên Mỹ, Hưng Yên 53


3.12 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên các mật độ trồng dưa
chuột vụ đông 2014 tại Yên Mỹ, Hưng Yên 55

3.13 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên các vị trí ruộng trồng dưa
chuột vụ đông 2014 tại Yên Mỹ, Hưng Yên 57

3.14 Diễn biến số lượng bọ trĩ tổng số ở các bẫy dính trên ruộng
trồng dưa chuột vụ đông 2014 tại Yên Mỹ, Hưng Yên 59

3.15 Diễn biến mật độ bọ trĩ hại dưa chuột ở ruộng đặt bẫy màu sắc
và ruộng không đặt bẫy vụ đông 2014 tại Yên Mỹ, Hưng Yên. 61

3.16 Diễn biến mật độ bọ trĩ hại dưa chuột ở ruộng giữ nước ở luống
và ruộng đối chứng vụ đông 2014 tại Yên Mỹ, Hưng Yên. 63

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết
Yên Mỹ là một huyện sản xuất Nông nghiệp điển hình khu vực phía
Bắc của Tỉnh Hưng Yên có dân số khoảng 13 vạn người trong đó gần 80%
dân số có nguồn thu nhập phụ thuộc vào nông nghiệp. Với diện tích đất
nông nghiệp gần 6500 ha, điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu rất thuận
lợi cho thâm canh đa dạng các loại cây trồng, trong đó rau xanh là cây
trồng chủ lực với diện tích lớn và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngày nay khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm được đảm bảo
thì rau xanh là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng không thể thiếu được,

như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ.
Đặc biệt vấn đề đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thì sản xuất
rau đang đứng trước thách thức lớn
Dưa chuột (Curcumis sativus L.) là cây rau phổ biến trong sản xuất,
được trồng ở nhiều vùng và trở thành cây trồng quan trọng đứng thứ hai
sau cà chua trong chiến lược xuất khẩu của chính phủ. Diện tích trồng dưa
chuột trong năm 1999 là 6478 ha, đến năm 2000 tăng lên 6617 ha và đến
năm 2001 là 6804 ha: năng suất tương ứng là 16,5: 17,9: 18,2 ha. Với mục
tiêu năm 2010 tổng sản lượng đạt 11.594.000 tấn trong đó xuất khẩu đạt
1.880.000 tấn (Fao, 2011).
Hiện nay, việc thâm canh, tăng vụ và mở rộng diện tích cây trồng đã
tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái vốn mang tính bền vững có số lượng
quần thể đa dạng, thay vào đó là hệ sinh thái mới chỉ có một vài loài tồn tại
và tình trạng này luôn luôn thay đổi theo thời gian. Một số loài dịch hại có
kích thước cơ thể lớn như sâu cắn gié, bọ xít dài…có xu hướng giảm đi,
ngược lại tình trạng dịch hại của loài có kích thước cơ thể nhỏ bé như bọ
trĩ, bọ phấn, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục lá … càng ngày càng thể hiện rõ
nét (Phạm Bình Quyền, 2009).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Trong những năm gần đây, sản xuất dưa chuột huyện Yên Mỹ đang
phải đối mặt với nhiều khó khăn như: sâu, bệnh hại ngày một tăng, bộ
giống tốt để phục vụ sản xuất hạn chế, trình độ thâm canh của người dân
chưa cao, phòng trừ sâu bệnh đều sử dụng thuốc trừ sâu một cách bừa bãi
đã làm phá vỡ cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Việc áp dụng biện pháp
hóa học một cách liên tục dẫn đến hiện tượng bọ trĩ quen thuốc đồng thời
tiêu diệt hầu hết các loài thiên địch của chúng dẫn đến sự bùng phát số
lượng bọ trĩ gây hại và làm giảm năng suất đáng kể. Cả sâu non và trưởng
thành tập trung ở mặt dưới lá theo chiều dọc gân chính và gân phụ, gây hại

trực tiếp bằng dũa hút dịch của lá, chồi, búp non, hoa, quả. Ngoài ra bọ trĩ
còn là dịch hại gián tiếp quan trọng ngay cả khi chỉ có một vài cá thể trên
đồng ruộng, bởi vì chúng là môi giới truyền bệnh virus cho cây. Khi mật độ
quần thể tăng lên cao sự gây hại của chúng làm lá cây dưa chuột xuất hiện
màu trắng bạc rải rác trên bề mặt, làm mất diệp lục của lá giảm khả năng
quang hợp cũng như hô hấp, làm giảm số lượng quả trên cây, giảm năng
suất quả toàn bộ. Quả bị biến dạng mất giá trị kinh tế thậm chí không thể
bán được. Tình trạng xử lý thuốc BVTV ở mức độ quá cao ảnh hưởng lớn
đến sức khoẻ con người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái,
thiên địch, xuất hiện tính kháng thuốc của bọ trĩ, ô nhiễm môi trường đất
nước và đồng thời sản phẩm cây dưa chuột xử lý nhiều thuốc bị mất tiêu
chuẩn xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới. Quản lý và phòng trừ bọ
trĩ trên dưa chuột tỉnh Hưng Yên nói chung, huyện Yên Mỹ nói riêng đang
gặp phải rất nhiều khó khăn. Xuất phát từ yêu cầu của thực tế sản xuất dưa
chuột ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, được sự phân công của Bộ môn
Côn trùng, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Bọ trĩ bộ cánh tơ Thysanoptera hại dưa chuột và biện pháp
phòng trừ năm 2014 tại Yên Mỹ, Hưng Yên”
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định thành phần, tình hình gây hại của loài bọ trĩ trên dưa
chuột và thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ tại huyện Yên Mỹ
tỉnh Hưng Yên vụ đông năm 2014, từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ
đạt hiệu quả cao.
2.2. Yêu cầu
- Xác định thành phần loài, sự phân bố bọ trĩ gây hại dưa chuột theo

các giai đoạn sinh trưởng vụ đông năm 2014 tại Yên Mỹ, Hưng Yên
- Điều tra diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của bọ trĩ tổng số gây hại trên
cây dưa chuột dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (thời vụ, giống,
mật độ trồng, chân đất trồng, vị trí trồng )
-Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ bọ trĩ: sử dụng bẫy dính
màu thu bắt bọ trĩ, giữ nước ở luống, sử dụng thuốc hóa học, sinh học….
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả điều tra nghiên cứu góp phần bổ sung thành phần loài bọ trĩ
hại dưa chuột, bổ sung thêm kết quả đánh giá tình hình phát sinh gây hại và
một số biện pháp phòng trừ bọ trĩ ở vùng nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở kết quả điều tra tình hình phát sinh gây hại từ đó đề xuất
biện pháp phòng trừ bọ trĩ hại dưa chuột theo hướng tổng hợp (IPM) một
cách có hiệu quả kinh tế, an toàn với vệ sinh môi trường, sức khỏe người
sản xuất và người tiêu dùng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài bọ trĩ hại dưa chuột
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu thành phần bọ trĩ hại dưa chuột, diễn biến số
lượng, mức độ gây hại và biện pháp phòng trừ năm 2014 tại Yên Mỹ, Hưng
Yên
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Cung cấp dẫn liệu về thành phần, sự phân bố bọ trĩ hại dưa chuột
theo các giai đoạn sinh trưởng
- Cung cấp dẫn liệu về mối tương quan mật độ bọ trĩ với các yếu tố

sinh thái như giống, chân đất, thời vụ, mật độ, vị trí trồng theo từng giai
đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột
- Xác định được 03 biện pháp phòng trừ bọ trĩ đạt hiệu quả là biện
pháp dùng các bẫy dính, biện pháp giữ nước ở luống, và 02 loại thuốc bảo
vệ thực vật có hiệu quả cao trong phòng trừ bọ trĩ .



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Việt Nam là đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
mưa nhiều, có điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển
nhiều loại cây trồng rau, quả như: rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ, rau ăn
hạt và thân củ …và nhiều cây rau đã trở thành tập quán canh tác từ lâu đời
của người nông dân Việt Nam. Với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật, người trồng rau ở Việt Nam đã và đang khai thác hiệu quả các sản
phẩm của cây rau và ngày càng phát triển, mở rộng diện tích trồng rau để
đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên tăng
diện tích trồng rau cũng như việc chuyên canh rau ngày càng cao đã làm cho
nhiều loại sâu hại rau như: sâu xanh, sâu khoang, sâu keo da láng, bọ trĩ,
nhiện đỏ, nhện trắng…phát triển ngày càng mạnh (Phạm Thị Vượng, 1998).
Bọ trĩ là côn trùng có kích thước nhỏ bé và nhẹ nhờ đó chúng rất dễ
không nhận thấy, ngay cả khi xuất hiện với số lượng lớn. Trước đây bọ trĩ
là loại dịch hại thứ yếu thì nay đã trở thành dịch hại chủ yếu trên nhiều loại
cây trồng khác nhau, trong đó cây ký chủ dưa chuột là một trong những
loài cây trồng bị hại nghiêm trọng nhất. Để bảo vệ mùa màng nông dân mới

chỉ áp dụng biện pháp hóa học mà thôi, trong một vụ dưa chuột số lần phun
từ 6 đến 12 lần. Chi phí cho bảo vệ thực vật lên tới 40%. Tình trạng xử lý
thuốc bảo vệ thực vật như vậy là mối đe dọa nguy hiểm đối với sức khỏe
người tiêu dùng, phá vỡ cân bằng sinh thái, tiêu diệt kẻ thù tự nhiên, hình
thành tính chống thuốc của bọ trĩ.
Xuất phát từ yêu cầu bức xúc của sản xuất, việc nghiên cứu thành
phần, phân bố của bọ trĩ theo các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột,
nghiên cứu mối tương quan giữa các yếu tố tố sinh thái như giống, chân
đất, thời vụ, mật độ, vị trí trồng theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây
dưa chuột để từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ bọ trĩ đạt hiệu quả cao nhất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

1.2. Tình hình nghiên cứu bọ trĩ trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất dưa chuột
Theo số liệu thống kê của tổ chức Nông lương thế giới FAO (2009)
diện tích trồng dưa chuột trên thế giới khoảng 1.958 nghìn ha, năng suất đạt
30,9 tấn/ha, sản lượng đạt 60.502,2 nghìn tấn. Trong đó, Trung Quốc là
nước có diện tích trồng dưa chuột lớn nhất chiếm 52,9% về diện tích
(1.037,4 nghìn ha) và 73,2% tổng sản lượng (42.256,2 nghìn tấn) so với thế
giới. Tiếp đó là Iran

với diện tích 82,9 nghìn ha; sản lượng 1.599,9 nghìn
tấn chiếm 2,6% của thế giới.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất dưa chuột của một số nước trên thế giới
qua các năm 2008, 2009
Quốc gia
Diện tích Năng suất Sản lượng
(nghìn ha) (tấn/ha) (nghìn tấn)
2008


2009

2008

2009

2008

2009

Trung Quốc 1.008,5

1.037,4

41,9

42,7

42.256,15

44.296,9

Iran 66,9

82,9

21,8

19,3


1.458,42

1.599,9

Liên Bang Nga 66,2

66,2

17,0

17,1

1.125,4

1.132,0

Mỹ 58,1

58,4

15,8

15,2

917,9

887,7

Thổ Nhĩ kỳ 57,5


60,0

29,2

28,9

1.679

1.734,0

Indonesia 52,9

53,0

10,2

10,9

539,6

577,7

Ukraina 49,6

51,5

15,2

17,1


753,9

880,6

Iraq 44,9

43,9

8,5

9,6

381,7

421,4

Ấn Độ 22,5

22,9

6,1

6,2

137,3

141,9

Thái Lan 21,4


21,1

8,1

8,2

173,3

173,0

Ba Lan 19,9

20,1

25,1

23,9

499,5

480,4

Rumani 12,9

13,1

13,4

13,4


172,9

175,5

Mexico 17,1

14,6

27,7

29,6

473,7

432,2

Ả rập Syria 10,3

10,4

13,6

12,7

140,1

132,1

Uzbekistan 10,0


15,0

31,8

23,3

318,0

349,5

Nhật Bản 12,5

12,4

50,2

50,0

627,5

620,0

Thế giới 1.913,1

1.958,0

30,4

30,9


58.158,24

60.502,2

(Nguồn: FAO, 2011)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột của các nước
trên thế giới biến động không nhiều qua các năm 2008 và 2009, trên 1.930
ha. Điều đó cho thấy dưa chuột có vai trò quan trọng trong sản xuất và tiêu
dùng ở các nước trên thế giới. Đặc biệt là ở các nước phá
t
triển như Trung
Quốc, Nga, Mỹ
1.2.2 Những nghiên cứu về thành phần loài bọ trĩ
Theo Chen and Chang (1987
)
, đã tìm thấy 156 loài bọ trĩ ở Đài Loan
trong đó có 70 loài gây hại trên cây trồng, riêng trên cây rau có 27 loài bọ
trĩ. Các loài có ý nghĩa quan trọng là Thrips palmi, Franklinella intonsa,
Thrips tabaci, Megalurothrips usitatus. Những loài không gây hại nghiêm
trọng nhưng xuất hiện thường xuyên trên đồng ruộng là Thrips
Hawaiiensis, Scirtothrips dosalis, Thrips colouratus, Thrips flavus,
Halothrips chinensis. Sự xuất hiện, mức độ gây hại và khoá phân loại của 9
loài này đã được xác định.
Theo Mound and Morris (2007), hầu hết các loài bọ trĩ gây hại trong
bộ cánh tơ tập trung trong họ Thripidae với khoảng 1.700 loài, phân bố
khắp thế giới. Các loài bọ trĩ là dịch hại trên cây trồng thuộc 2 giống Thrips

và Liothrips là những giống lớn nhất trong bộ cánh tơ. Trong đó số loài của
mỗi giống là: Thrips khoảng 275 loài, Liothrips khoảng 255 loài,
Haplothrips khoảng 230 loài và Franklinella khoảng 175 loài.
Theo Bryan

(1975) có khoảng 600 loài bọ trĩ đã được tìm thấy ở Bắc
Mỹ, ở Rumani phát hiện có khoảng 203 loài, ở Mongolia có 84 loài, tại Úc
đã phát hiện được 422 loài thuộc bộ cánh tơ. Các nhà khoa học đã phát hiện
bọ trĩ Thrips flavus có mặt và gây hại trên 70 loại cây trồng thuộc 26 họ
thực vật khác nhau.
Maria and Anna

(2011) cho biết ở Phần Lan, trong cuộc điều tra thành
phần bọ trĩ trên các loại cây thảo mộc ở Vườn thảo mộc – Khoa Nông học
– Trường Nông nghiệp Cracow từ năm 2004 đến năm 2006 và ở Vườn thực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

vật Cracow từ năm 2006 đến năm 2008 đã thu thập được 16058 cá thể
trưởng thành bọ trĩ Thysanoptera thuộc trên 37 loài thảo mộc khác nhau. Các
loài chiếm ưu thế gồm có Thrips fuscipennis, Thrips flavus, Frankliniella
intonsa, Thrips albopilosus và Thrips major. Một số loài bọ trĩ phá hại cây
trồng một cách nghiêm trọng, một trong số đó là Thrips tabaci, loài này
được phát hiện gây hại trên 27 loài cây thảo mộc.
Theo Kalpana et al. (2011) cuộc điều tra về thành phần bọ trĩ hại cây
trồng ở Sri Lanka thu được tổng cộng 72 loài thuộc 5 phân họ gồm:
Thripinae, Phlaeothripinae, Panchaetothripinae, Dendrothrippnae và
Idolpthripinae, trong đó có 25 loài chưa được ghi nhận là đã xuất hiện tại đất
nước này. Trong số 324 loại ký chủ điều tra, phát hiện Haplothrips gowdeyi
là loài phổ biến nhất, có mật độ cao được tìm thấy trên 44 loại ký chủ, Thrips

palmi là loài gây hại phổ biến thứ hai được tìm thấy trên 43 loại ký chủ.
1.2.3 Vị trí phân loại của bọ trĩ và cấu tạo chung của bọ trĩ
1.2.3.1 Vị trí phân loại của bọ trĩ
Bọ trĩ thuộc lớp côn trùng Insecta, bộ cánh tơ Thysanoptera có nghĩa
là cánh tơ (cánh của bọ trĩ trưởng thành ở dạng tua có nhiều lông) khoảng
5000 loài đã được biết, trong đó chỉ có 1% số loài gây hại. Đa số bọ trĩ để
chích hút nhựa cây. Bọ trĩ là côn trùng có cơ thể thon, nhỏ chiều dài cơ thể
dao động từ 0,5 đến 2,2 mm. Bọ trĩ ít khi bay mặc dù chúng có cánh, nhưng
chúng có thể di chuyển được khoảng cách xa nhờ gió và bão. Một số loài là
bắt mồi, các loài khác ăn phấn hoa, nấm, các tàn dư cây trồng, hoặc là ăn
tạp (Welter et al.,1989)
Cho đến nay, vị trí phân loại của bộ cánh tơ trên thế giới đều dựa
theo tài liệu của (Mound, 2007). Ông cho rằng Bộ cánh tơ (Thysanoptera)
có 2 bộ phụ là Tubulifera và Terebrantia.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

1.2.3.2 Cấu tạo chung của bọ trĩ
Cấu tạo chung của trứng, bọ trĩ non các tuổi, tiền nhộng và nhộng giả
của bọ trĩ, trứng thường cắm một phần vào biểu mô tế bào. Bọ trĩ non tuổi
1 và 2 trông giống bọ trĩ trưởng thành nhưng chưa có cánh và bộ phận sinh
dục. Tiền nhộng có mầm cánh kéo dài đến đốt bụng thứ 3, nhộng giả có
mầm cánh kéo dài đến đốt bụng thứ 8, râu đầu quặp ra, phía sau theo chiều
dọc cơ thể (Mould, 2007).
1.2.4. Đặc điểm hình thái của bọ trĩ
Trưởng thành của côn trùng thuộc bộ cánh tơ Thysanoptera thường
có thể phân biệt với các côn trùng khác nhờ đặc điểm cánh thon có lông tơ
dài ở mép cánh. Tuy nhiên, pha trưởng thành của nhiều loài bọ trĩ khác
không có cánh khi ở giai đoạn sâu non. Trưởng thành bọ trĩ cũng khác với
các côn trùng khác ở chỗ, mỗi đốt bàn chân có phiến lột ra ngoài và chỉ có

một hàm trên đơn ở đầu. Có 2 bộ phụ: bộ phụ thứ nhất gồm các loài mà
con cái có máng đẻ trứng dạng cưa; ở bộ phụ thứ 2 các loài mà cả hai giới
tính có đốt bụng cuối cùng có dạng ống (Bailey, 1944)
Con cái
Con cái có mầu vàng nhạt, râu đầu có bảy đốt, đốt cuối nhỏ, đốt thứ
III của râu đầu có mầu tối ở đỉnh, đốt thứ IV và thứ V thường tối nhưng
nhạt ở gốc; cánh trước nhạt. Đốt thứ III và IV có tế bào cảm giác phân
nhánh. Đầu không có lông mọc ở trước mắt đơn, một đôi lông mọc ở mắt
đơn và một đôi lông nhỏ hơn mọc ở gần mắt kép; lông sau mắt nhỏ. Mảnh
lưng ngực trước có 2 đôi lông gốc sau, các lông khác nhỏ, trên bề mặt có
vạch ngang không rõ (Moritz, 1988). Mảnh lưng ngực sau có đôi lông giữa
không mọc ở mép trước, phần sau phủ bởi các đường vân và có một đôi hố
cảm giác. Vân thứ nhất của cánh trước chỉ có 2 hoặc 3 lông ở vị trí xa tâm
nhưng có khoảng 7 lông ở gốc; vân thứ 2 của cánh trước có một hàng lông
khoảng 12 lông. Mép sau của lưng bụng đốt thứ VIII có một chùm lông dài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

và nhỏ xếp thành hình lược. Đốt lưng thứ IX có 2 đôi hố cảm giác; đốt thứ
II có 4 lông ở bên; đốt lưng giữa có lông giữa ngắn hơn khoảng cách giữa
gốc của chúng, và không có đường vết ở giữa, các đường vết ở bên không
mọc lông tơ. Các mảnh bụng có 3 đôi lông mép sau, nhưng không có lông
discal; mảnh lưng bên không có lông tơ nhỏ và lông discal (Lewis, 1973).
Con đực
Tương tự như con cái, đốt lưng thứ II đôi khi chỉ có 3 đôi lông ở bên,
đốt thứ VIII có chùm lông ở mép sau thường không có ở bên; các mảnh
bụng đốt thứ III-VII mỗi đốt có vùng tuyến ngang rộng (Nagai, 1990).
Sâu non
Các loài bọ trĩ có 2 giai đoạn tuổi sâu non và 2 tuổi nhộng. Sâu non
tuổi II có thể phân biệt với sâu non của các loài khác nhờ các đường vết

trên mặt lưng, nhưng phân biệt mẫu ở giai đoạn sâu non rất khó so với pha
trưởng thành (Brown et al., 1996)
1.2.5. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ trĩ
Bọ trĩ không chỉ gây hại trên cây dưa chuột mà còn gây hại trên rất
nhiều cây trồng khác vì vậy ở các môi trường sinh thái khác nhau thì đặc
tính sinh vật học, sinh thái học có biến động khác nhau.
Vòng đời của loại dịch hại thuộc bộ phụ Terebrantia (Thripidae) gồm
các giai đoạn: trứng, hai tuổi sâu non hoạt động và 2 tuổi nhộng ít hoạt
động. Tập tính đẻ trứng của 2 bộ phụ có sự khác biệt: bộ phụ Terebrantia
trưởng thành cái chọc máng đẻ trứng vào dưới lớp biểu bì lá cây và đẻ từng
quả một vào trong đó (Hirose, 1991)
Ở bộ phụ Tululiera, từng nhóm 3 - 4 trứng được đẻ dưới bề mặt lá cây
và được trộn với chất dịch nhầy bao phủ thành lớp màng đệm bảo vệ.
Tuỳ theo điều kiện thời tiết khí hậu mà thời gian phát dục của trứng bọ
trĩ thay đổi từ vài ngày đến vài tuần. Mỗi một trưởng thành cái có thể đẻ từ 30
đến 300 quả trứng tuỳ theo loài, điều kiện nhiệt độ và chất lượng thức ăn. Sâu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

non có 2 tuổi, sâu non tuổi 1 lột xác sang tuổi 2 sau vài ngày (3 - 4 ngày) tuỳ
thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu. Sau 5 - 12 ngày sâu non hoá nhộng trong
kén tại đỉnh sinh trưởng hoặc trong các khe hở trên cây hoặc rơi xuống đất để
hoá nhộng trong đất ở độ sâu khoảng 2 - 25 cm tuỳ thuộc loại đất. Thời gian
từ tiền nhộng chuyển sang nhộng khoảng 1 - 3 ngày và cũng sau khoảng 1 - 3
ngày nhộng hoá trưởng thành (bộ phụ Terebrantia) hoặc chuyển sang giai
đoạn nhộng thứ 2 (bộ phụ Tululifera). Bọ trĩ trưởng thành có thể sống từ 8 -
25 ngày. Vòng đời bọ trĩ khoảng 10 - 30 ngày phụ thuộc vào điều kiện nhiệt
độ (Bournier, 1987).
Theo Graham (1998) cho biết một vòng đời của bọ trĩ F. Occidentalis có
6 giai đoạn phát dục, trứng, sâu non tuổi 1, tuổi 2, tiền nhộng, nhộng và

trưởng thành. Khi nuôi bọ trĩ T. palmi ở nhiệt độ 30
o
C vòng đời là 10 - 12
ngày và ở nhiệt độ 25
o
C là 14 - 16 ngày. Lewis (1973) đã chỉ ra rằng vòng
đời của bọ trĩ T. palmi khi nuôi ở nhiệt độ 15
o
C là 62 ngày, khi nuôi ở 26
o
C
là 33,5 ngày và khi nuôi ở 30
o
C vòng đời là 22,3 ngày. Một con cái có thể
đẻ tới 200 quả trứng và có thể sống từ 10 ngày đến một tháng. Cũng theo
Lewis thì nhiệt độ không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến tập tính của bọ trĩ
T. palmi. Ở những ngày có nhiệt độ cao và khô bọ trĩ có thể lẩn trốn từ nơi
không khí thích hợp vào những nơi có vùng tiểu khí hậu thích hợp hơn như
trong hoa, chồi, bẹ lá, mặt dưới của lá sát mặt đất.
Theo Amand

et al., (2009), thời gian vòng đời một số loài bọ trĩ hại
cây trồng trong đó có cây lạc như sau: Frankliniella schultzei: trứng 2 - 4
ngày, thời gian tuổi 1 từ 1,5 - 3 ngày, thời gian tuổi 2 từ 3 - 5 ngày, thời
gian tiền nhộng và nhộng từ 3,5 - 5 ngày, thời gian từ trứng đến trưởng
thành từ 9 - 16 ngày. Scirtothrips dorsalis: trứng 4 - 7 ngày, thời gian tuổi 1
từ 2 - 4 ngày, thời gian tuổi 2 từ 3 - 6 ngày, thời gian tiền nhộng và nhộng
từ 3 - 6 ngày, thời gian từ trứng đến trưởng thành từ 12 - 23 ngày.
Với những loài bọ trĩ hại lạc khác như: Frankliniella schultzei,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12

Scirtothrips dorsalis và Caliothrips indicu.s, theo Joseph and Mark

(2005),
cũng đã công bố các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học. Giai đoạn
trứng của bọ trĩ Frankliniella schultzei, Frankliniella intonsa.và
Scirtothrips dorsalis từ 6 - 8 ngày. Thời kỳ sâu non 6 - 7 ngày, tiền nhộng
và nhộng 2 - 4 ngày. Loài Caliothrips indicus có giai đoạn trứng dài hơn từ
7 - 10 ngày và bọ trĩ trưởng thành có khả năng sinh sản cao hơn các loài
Frankliniella schultzei, Frankliniella intonsa và Scirtothrip)s dorsalis.
Khi nghiên cứu về sự thay đổi mùa vụ của F. occidentalis trong nhà
lưới và ngoài đồng ruộng tại Helyer and Brobyn (1992), nghiên cứu trên
cây cà tím ngoài đồng ruộng và trong nhà lưới ở Wakayana prefcture -
Nhật Bản đã xác định đặc điểm sinh học của F. occidentalis, sự qua đông
không xuất hiện ngoài đồng ruộng do nhiệt độ thấp, nhưng những quần thể
lại duy trì trong nhà lưới. Vào cuối tháng 7 những con trưởng thành đã
phân tán trên cánh đồng cà tím trong khoảng cách 500m từ nhà kính nơi mà
sự qua đông đã xuất hiện. Sau sự phân tán mật độ quần thể thay đổi do việc
dùng thuốc trừ dịch hại, bọ trĩ ở rìa ngoài cánh đồng đông hơn ở trung tâm
cánh đồng. Cánh đồng cà tím có bờ bao quanh có hiệu quả ngăn chặn sự di
cư của loài dịch hại này.
Với các chỉ thị khác nhau bằng màu sắc ở trong cùng một điều kiện
nào đó thì T. palmi có phản ứng khác nhau được minh chứng qua các tác
giả: Joseph and Mark (2005), xác định sự lôi cuốn và giữ lại T. palmi bằng
những cái bẫy dính có mầu đã được đánh giá trên mảnh đất thí nghiệm ở
Quilor, Larastate, Venezuela. Kết quả cho thấy cái bẫy màu trắng thì thu
bắt được nhiều bọ trĩ hơn cái bẫy xanh da trời, đỏ, xanh lá cây và bạc.
Mối quan hệ giữa mật độ trưởng thành trên cây dưa chuột và cá thể
bắt được bởi bẫy tấm dính màu xanh được đặt trong nhà kính được nghiên

cứu bởi Kawai ở Nhật Bản, mật độ trưởng thành trên cây và số lượng
trưởng thành vào bẫy có quan hệ dương. Điều này có thể kết luận rằng bẫy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

tấm dính có thể sử dụng để theo dõi mật độ tương đối của trưởng thành bọ
trĩ T. palmi. Kawai and Kitamura (1999), đã quan sát thấy rằng bẫy màu
trắng rất có hiệu quả để dẫn dụ bọ trĩ T. palmi và chiều cao thích hợp nhất
để đặt bẫy bắt bọ trĩ là 0,5 m tính từ mặt đất.
1.2.6. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bọ trĩ
Nghiên cứu ảnh hưởng của quần thể bọ trĩ và thiệt hại do chúng gây
ra, đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng trừ đã có kết luận rằng
phương pháp được dùng trong phòng trừ bọ trĩ có hiệu quả là: thuốc trừ sâu,
phương pháp vật lý ngăn cản sự lây lan, dùng số lượng bẫy dính để thu hút
1.2.6.1. Biện pháp hóa học
Biện pháp phòng trừ bọ trĩ bằng thuốc trừ sâu thường tỏ ra khó khăn
vì chúng có cơ thể nhỏ và ẩn náu ở những nơi kín đáo. Bọ trĩ ăn trên bề mặt
mô lá, vì thế các thuốc tiếp xúc, vị độc tỏ ra có hiệu quả hơn các loại thuốc
nội hấp.
Biện pháp hoá học trong lĩnh vực bảo vệ thực vật đã được áp dụng ở
nhiều nước, ví dụ ở New Caledonia trên cây họ bầu bí và dưa hấu ở
Hawaii. Chín loại thuốc trừ sâu được thử nghiệm để phòng chống bọ trĩ
T. palmi trên khoai tây ở Mauritius, nhưng chỉ có một loại duy nhất có hiệu
quả. Một số loại thuốc trừ sâu khác cũng được ghi nhận là có hiệu quả ở
Nam Mỹ. Ở Braxin, Houten and Lier

(1995) thử nghiệm 11 loại thuốc trừ
sâu, kết quả cho thấy, bọ trĩ T. palmi có tính chịu đựng rất cao với thuốc
hoá học. Flufenoxuron, Imidacloprid, Chlorfluazuron và Oxamyl là thuốc
có hiệu quả nhất; tuy nhiên cả 11 loại thuốc trên đều không có hiệu quả.


Hirose (1991) ghi nhận thời điểm xử lý
thuốc
có hiệu quả nhất là vào buổi
sáng hoặc buổi chiều. Bọ trĩ T. palmi
đã
xuất hiện tính chống các loại
thuốc nhóm lân hữu và kể cả methomyl. Quần thể
bọ
trĩ T. palmi trên
ruộng cà tím xử lý thuốc Diazinon và Profenofos cao hơn hẳn
so
với
trên ruộng không xử lý thuốc; đây có thể một phần do tại ruộng xử lý
thuốc
quần thể thiên địch bị tiêu diệt hoàn toàn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

1.2.6.2. Biện pháp sinh
học

Bọ xít bắt mồi họ Anthocoridae đóng vai trò quan trọng trong sự
điều
khiển
tự nhiên bọ trĩ T. palmi ở nhiều nơi mà chúng là dịch hại
cây trồng. Bảy loài đ
ã đ
ược đề cập tới trong tài liệu Orius sp ở Nhật Bản;
O. similis và O. tantillus


Philippine; O sauteri ở
Đài
Loan; O.
maxidentex và Carayonocornis indicus ở
Ấn
Độ;
O. insidiosus ở
Hawaii, USA; và Bilia sp., O. minutus,
Wollastoniella
parvicuneis và
W. rotunda ở Thái Lan. Kết quả điều tra trên, phần lớn được kết
luận

Nhật, và một số loài chưa định loại và chỉ sử dụng ở mức giống Orius sp.
Nagai
(
1990), nghiên cứu đặc tính sinh học của bọ xít bắt mồi Orius sp.
ở Nhật.
Tác
giả đã xác định thời gian phát dục của pha trứng và sâu non
trong phòng thí
nghiệm.
Với bọ trĩ T. palmi là vật mồi, thời gian phát
dục của các pha giảm khi nhiệt
độ
tăng. Hiệu quả bắt mồi của bọ xít bắt
mồi Orius sp. tới mật độ bọ trĩ T palmi đ
ược
theo dõi trên ruộng cà tím

trong nhà lưới ngoài đồng. Kết quả theo dõi cho
thấy,
việc thả bọ xít
bắt mồi Orius sp. đã làm giảm mật độ bọ trĩ T. palmi trên cà
tím.
Ngược lại, mật độ quần thể bọ trĩ T. palmi, nhện đ ỏ Tetranychus
kanzawai

Tetranychus urticae tăng lên gấp nhiều lần khi quần thể bọ
xít bắt mồi Orius sp.
bị
tiêu diệt bởi thuốc trừ sâu. Bọ xít bắt mồi Orius spp.
phát sinh từ tháng 5 đến
tháng
11, với 2 đỉnh cao quần thể trong tháng 7-8 và
trong tháng
9.

Ở Nhật Bản, Kawai and Kitamura

(1999), đ ánh giá sự phát tán
của bọ xít bắt
mồi
Orius spp. trên cà tím trong nhà lưới bị nhiễm bọ trĩ T.
palmi. Trong vòng 3
ngày
sau thả, mật độ quần thể bọ trĩ T. palmi giảm trên
9 cây lân cận. Sau đó mật độ
bọ
trĩ T. palmi vẫn thấp cho đến hết thí nghiệm.

Cho dù về sau các cá thể của bọ xít
bắt
mồi Orius spp. phát tán tới vùng
khác của nhà lưới nhưng chúng không thể
điều
khiển mật độ quần thể bọ trĩ
T. palmi ở mức làm giảm năng suất nếu không
thả
thêm. Sự phát tán của bọ
xít bắt mồi Orius. sp. tới vùng lân cận là rất chậm.
Phải
mất khoảng một

×