Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 127 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







NGÔ THỊ VÂN






TUYỂN CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ CẤY, LƯỢNG
PHÂN BÓN PHÙ HỢP CHO DÒNG, GIỐNG LÚA MỚI
TẠI BẮC GIANG



LUẬN VĂN THẠC SĨ





HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







NGÔ THỊ VÂN






TUYỂN CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ CẤY, LƯỢNG
PHÂN BÓN PHÙ HỢP CHO DÒNG, GIỐNG LÚA MỚI
TẠI BẮC GIANG



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN HOAN



HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn


Ngô Thị Vân













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, đồng nghiệp, bạn
bè và người thân.

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn
Hoan người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi về chuyên môn
trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Di truyền và Chọn
giống cây trồng - Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều
kiện hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện tốt
đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp trong Công ty CP giống cây trồng
Bắc Giang đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình người thân, anh
em, bạn bè những người luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập, công tác và thực hiện luận văn.
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn



Ngô Thị Vân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục đồ thị x
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam 3
1.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới 3
1.1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam 4
1.1.3 Tình hình sản xuất lúa tại tỉnh Bắc Giang 6
1.2 Những nghiên cứu về cây lúa 7
1.2.1 Nguồn gốc cây lúa 7
1.2.2 Nghiên cứu về phân loại lúa trồng 8
1.3 Nghiên cứu về đặc điểm di truyền của cây lúa 10
1.3.1 Nghiên cứu về đặc điểm hình thái 10
1.3.2 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 14
1.3.3 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa 16
1.3.4 Di truyền độ xếp sít hạt/bông và bông hữu hiệu/khóm 17
1.3.5 Tính chống chịu sâu bệnh của cây lúa 17
1.3.6 Các chỉ tiêu về chất lượng và đặc điểm di truyền 18
1.4 Một số nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa 22

1.4.1 Nghiên cứu về chọn giống lúa kiểu cây mới 22
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.4.2 Một số kết quả trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa ở Việt Nam 23
1.5 Một số kết quả nghiên cứu về phân bón với lúa 26
1.5.1 Nghiên cứu về sử dụng phân đạm 26
1.5.2 Nghiên cứu về sử dụng phân lân 29
1.5.3 Nghiên cứu về sử dụng phân kali 30
1.6 Những nghiên cứu về mật độ 32
Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 Vật liệu nghiên cứu 35
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 35
2.3 Nội dung nghiên cứu 35
2.4 Phương pháp nghiên cứu 36
2.4.1 Bố trí thí nghiệm 36
2.4.2 Quy trình canh tác 38
2.5 Các chỉ tiêu theo dõi 39
2.5.1 Các chỉ tiêu về thời kỳ mạ 39
2.5.2 Thời gian sinh trưởng (ngày): 39
2.5.3 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 40
2.5.4 Theo dõi về một số đặc trưng hình thái của giống 41
2.5.5 Khả năng chống chịu sâu bệnh: 41
2.5.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống 43
2.5.7 Một số chỉ tiêu về phẩm chất hạt gạo 43
2.6 Xử lý số liệu 44
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 45
3.1 Kết quả so sánh một số dòng, giống lúa thuần triển vọng trong điều
kiện vụ xuân năm 2014 tại Bắc Giang 45
3.1.1 Một số đặc điểm sinh trưởng thời kỳ mạ của các dòng, giống lúa thí

nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang 45
3.1.2 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống thí
nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang 47
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.1.3 Động thái tăng truởng chiều cao cây của các dòng, giống lúa thí
nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang 50
3.1.4 Động thái đẻ nhánh của cácdòng, giống lúa thí nghiệm trong điều kiện
vụ xuân 2014 tại Bắc Giang 52
3.1.5 Chỉ số diện tích lá (LAI) của cácdòng, giống lúa thí nghiệm trong điều
kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang 54
3.1.6 Khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống lúa thí nghiệm trong
điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang 56
3.1.7 Một số đặc trưng hình thái của các dòng, giống lúa thí nghiệm trong
điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang 57
3.1.8 Tình hình sâu bệnh trên các giống lúa thí nghiệm trong điều kiện vụ
xuân 2014 tại Bắc Giang 59
3.1.9 Một số đặc điểm về lá đòng và bông của các dòng, giống lúa thí
nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang 62
3.1.10 Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống lúa thí nghiệm
trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang 63
3.1.11 Năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của các dòng, giống lúa thí
nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang 66
3.1.12 Đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng gạo của các dòng, giống lúa thí
nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang 68
3.2 Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến chỉ tiêu sinh
trưởng của giống lúa PKN1. 69
3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng
của giống lúa PKN1. 69

3.2.2 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống lúa PKN1. 71
3.2.3 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến động thái đẻ nhánh, hệ
số đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu của giống lúa PKN1. 72
3.2.4 Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến khả năng chống
chịu sâu bệnh của giống lúa PKN1 76
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

3.2.5 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của giống lúa PKN1 77
3.2.6 Ảnh hưởng của phân bón và mật độ cấy đến năng suất sinh vật học và
hệ số kinh tế của giống lúa PKN1 82
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 84
1 Kết luận 84
2 Đề nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Phụ Lục 91

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐĐN : Bắt đầu đẻ nhánh
CCCC : Chiều cao cuối cùng
DM : Chất khô tích lũy
ĐB : Đồng bằng
KTĐN : Kết thúc đẻ nhánh
KTT : Kết thúc trỗ

Fao : Tổ chức nông lương thế giới
LAI : Chỉ số diện tích lá
M1000 hạt : Khối lượng 1000 hạt
NHH : Nhánh hữu hiệu
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
NSSVH : Năng suất sinh vật học
NSH : Năng suất hạt
NRA : Hiệu suất quang hợp thuần
NHH : Nhánh hữu hiệu
SNHH : Số nhánh hữu hiệu

TGST : Thời gian sinh trưởng
VCU : Khảo nghiệm cơ bản





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2003 - 2013 4
1.2 Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013 6
1.3 Tình hình sản xuất lúa tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 – 2012 7
3.1 Một số đặc điểm thời kỳ mạ của các dòng, giống lúa thí nghiệm trong

điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang 46
3.2 Thời gian trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các
dòng, giống lúa thí nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc
Giang 48
3.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống thí nghiệm
trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang 51
3.4 Động thái đẻ nhánh của các dòng, giống thí nghiệm trong điều kiện vụ
xuân 2014 tại Bắc Giang 53
3.5 Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống lúa thí nghiệm trong điều kiện
vụ xuân 2014 tại Bắc Giang 55
3.6 Khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống lúa thí nghiệm trong
điều kiện vụ xuân 2014 tại Tân Dĩnh – Lạng Giang – Bắc Giang 56
3.7 Một số đặc điểm hình thái của các dòng, giống lúa thí nghiệm trong
điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang 58
3.8 Tình hình sâu bệnh trên các dòng, giống lúa thí nghiệm trong điều
kiện vụ Xuân - 2014 tại Bắc Giang 61
3.9 Một số đặc điểm về lá đòng và bông của các giống lúa thí nghiệm
trong điều kiện vụ Xuân - 2014 Bắc Giang 63
3.10 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống lúa
thí nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang 64
3.11 Năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của các dòng, giống lúa thí
nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang 67
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

3.12 Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo của các dòng giống lúa thí nghiệm
trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang 68
3.13 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng
của giống PKN 70
3.14 Ảnh hưởng của mật độ và phân bón tới động thái tăng trưởng chiều

cao cây của dòng PKN1 71
3.15a Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng số nhánh của giống
PKN1 73
3.15b Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái tăng trưởng số
nhánh của giống PKN1 74
3.15c Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến khả năng đẻ nhánh
của giống PKN1 75
3.16 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến khả năng chống chịu
sâu bệnh hại của giống PKN1 76
3.17a Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của giống PKN1 78
3.17b Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của giống PKN1 79
3.17c Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống PKN1 80
3.18 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến năng suất sinh vật học
và hệ số kinh tế của giống PKN1 82




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page x

DANH MỤC ĐỒ THỊ


STT Tên đồ thị Trang

3.1 Động thái tăng trưởng chiều cao của các dòng, giống lúa thí nghiệm 52

3.2 Động thái đẻ nhánh của các dòng, giống lúa thí nghiệm 54




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Lúa là cây lương thực chính trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Diện
tích lúa cấy đang đứng đầu trong cơ cấu cây trồng của cả nước. Việt Nam đã trở
thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng để đảm bảo an ninh lương thực
nhà nước đang có chính sách giữ đất lúa trong điều kiện canh tác cây lúa đem lại
hiệu quả kinh tế không cao.
Để góp phần nâng cao sản lượng lúa gạo và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây
trồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp chúng ta rất cần
những giống lúa mới ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng tốt để đưa vào trong
cơ cấu giống lúa cho các vùng sản xuất.
Bắc Giang là tỉnh trung du – miền núi phía Bắc trồng chủ yếu các giống lúa
thuần Khang Dân 18 và vẫn còn sử dụng các giống cũ như CR203, C70 và một số
giống dài ngày. Do vậy, năng suất trung bình của cả tỉnh không cao, chất lượng gạo
không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Trong những năm gần đây nhu cầu
giống mới ngắn ngày năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện canh tác của
tỉnh để thay thế các giống cũ là rất lớn.
Hiện nay, nhiều giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt đã được chọn tạo
và đưa vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất ở
từng địa phương lại xuất hiện những vấn đề khó khăn cho việc phát triển các giống
này như: sâu bệnh, đổ ngã, tỷ lệ lép lửng nhiều, không ổn định do thời tiết

Nguyên nhân của những vấn đề này do quy trình canh tác không phù hợp với điều
kiện của từng vùng. Như vậy, để đảm bảo năng suất các giống lúa mới cần áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác lúa, trong đó phân bón và mật độ cấy đóng
vai trò quan trọng
Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tuyển chọn và xác định mật
độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại Bắc Giang”


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

2. Mục đích nghiên cứu
− Tuyển chọn được dòng/giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, chống
chịu với sâu bệnh và phù hợp với điều kiện canh tác của tỉnh Bắc Giang.
− Tìm hiểu được ảnh hưởng của phân bón và mật độ đối với dòng/giống
được tuyển chọn trong điều kiện của tỉnh Bắc Giang.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng và khả
năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất thuận của một số dòng/giống
lúa mới ngắn ngày trong vụ Xuân 2014.
- Chọn ra dòng/giống lúa ngắn ngày triển vọng, năng suất cao, chất lượng tốt
và phù hợp với điều kiện canh tác của tỉnh Bắc Giang.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và mật độ ở vụ Mùa 2014 đối với
dòng/giống triển vọng được tuyển chọn ở vụ Xuân 2014 tại Bắc Giang.













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Cây lúa thuộc loại lương thực có lịch sử lâu đời, và là cây lương thực chính
của phần lớn dân số thế giới, cung cấp trên 50% tổng nhu cầu lương thực của thế
giới. Về mặt tiêu dùng, lúa gạo là loại được tiêu thụ nhiều nhất chiếm khoảng 85%
tổng lượng sản xuất, tiếp đến là lúa mì chiếm khoảng 60% và ngô khoảng 25%.
Lúa gạo có nguồn gốc nhiệt đới, do khả năng thích ứng rộng nên có thể
trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, được phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả ở nhiều nước như: Liên Xô (cũ), Ấn Độ, Việt
Nam, Nhật Bản, Trung Quốc… đã cho thấy nguồn gốc cây lúa thuộc vùng đầm lầy
Đông Nam Á và hiện nay được phân bố rộng rãi trên khắp thế giới trải dài từ 53
0

Bắc tới 40
0
Nam, nhưng tập chung chủ yếu ở Châu Á chiếm tỷ lệ 61,2% diện tích
trồng lúa thế giới, Châu Mỹ chiếm 6,3%, Châu Phi 3,1%, Châu Úc 1%. Trong đó,
Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới với diện tích 37 triệu ha, tiếp
theo là Trung Quốc 30,1 triệu ha Bên cạnh đó, cũng có những nước có diện tích

trồng lúa nhỏ như Jamaica 1 ha, Swaziland 35 ha. ( Đinh Thế Lộc, 1997)
Châu Á có diện tích trồng lúa và có sản lượng lúa gạo lớn nhất nhưng năng
suất cao nhất lại là ở Châu Âu và Châu Đại Dương. Trong lịch sử phát triển thì cây
lúa là loại cây trồng có tốc độ phát triển tương đối nhanh về cả diện tích, năng suất
và sản lượng. Mặc dù có xu hướng gia tăng về năng suất và sản lượng nhưng tình
hình sản xuất lúa gạo vẫn thay đổi bất thường theo điều kiện khí hậu hàng năm.
Diện tích trồng lúa trên toàn thế giới có xu hướng tăng đều qua các năm.
Năm 2003 diện tích lúa là 148,5 triệu ha đến năm 2013 diện tích trồng lúa trên thế
giới là 164,1 triệu ha.
Năng suất lúa có xu hướng tăng và khá ổn định qua các năm. Năng suất lúa
thấp nhất là 39,5 tạ/ha vào năm 2003. Sau đó tăng dần và đạt cao nhất là 45,5 tạ/ha
vào năm 2012, năm 2013 năng suất lúa bình quân trên thế giới có giảm nhẹ so với
năm 2012, đạt 45,3 tạ/ha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2003 - 2013
Năm
Diện tích Năng suất Sản Lượng
(Triệu ha) (Tạ/Ha) (Triệu tấn)
2003 148,5 39,5 587,0
2004 150,6 40,4 608,0
2005 155,0 40,9 634,4
2006 155,6 41,2 641,2
2007 155,0 42,4 657,0
2008 160,0 43,0 688,4
2009 158,1 43,4 687,0
2010 161,2 43,6 702,0
2011 162,8 44,6 726,1
2012 162,3 45,5 738,2

2013 164,7 45,3 745,7
(Nguồn: FAOSTAT )
Sự tăng đều của diện tích và năng suất qua các năm làm cho sản lượng thực
tế của sản xuất lúa gạo trên toàn thế giới cũng tăng và ổn định đáp ứng nhu cầu
lương thực của dân số ngày một gia tăng. Cụ thể sản lượng lúa đạt 587 triệu tấn vào
năm 2003 và đến 2013 đạt được con số 745,7 triệu tấn, tức là sau 10 năm sản lượng
lúa tăng thêm khoảng 27%.
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Là một nước nông nghiệp với đa số người dân sinh sống bằng nông nghiệp.
Việt Nam nằm ở tọa độ 8
0
30’ – 23
0
23’ vĩ tuyến bắc, 102
0
10’ – 109
0
29’ kinh
tuyến đông, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới đã phần nào khẳng định tiềm năng về sự
phát triển của cây lúa. Và nền nông nghiệp của Việt Nam cũng được coi là một nền
văn minh lúa nước.
Cây lúa là cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp của
Việt Nam để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Lúa ở
Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam và có 3 vùng trồng lúa chủ yếu là Đồng Bằng
(ĐB) Sông Hồng, ĐB Sông Cửu Long và ĐB Duyên hải miền Trung. Trong đó, ĐB
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Sông Cửu Long (2,1 triệu ha) và ĐB Sông Hồng (1,7 triệu ha) được coi là 2 vựa lúa
chính của cả nước.

Hiện nay, nước ta đã xuất gạo sang hơn 85 nước, trong đó khu vực Châu Á và
Châu Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất. Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu
gạo sau Thái Lan và trong tương lai xuất khẩu gạo vẫn là tiềm năng lớn của chúng ta.
Dân số Việt Nam vẫn tăng nhanh, đạt xấp xỉ 87 triệu người năm 2010 trong
khi quỹ đất dành cho trồng lúa có hạn, năng suất lúa nhiều vùng, nhất là ĐB sông
Hồng gần như việc tăng thêm nữa là rất khó khăn. Trong khi đó tập quán sản xuất
nhỏ, quy mô gia đình, tự cung tự cấp, trình độ khoa học công nghệ, kiến thức thị
trường của nông dân còn nhiều hạn chế.
Đứng trước tình hình đó, chiến lược sản xuất lúa của Việt Nam trong thời
gian tới là: Phấn đấu đạt và duy trì sản lượng lúa hàng năm là 40 triệu tấn/năm, đẩy
mạnh sản xuất các giống lúa có chất lượng cao, dành 1 triệu ha để sản xuất lúa phục
vụ mục tiêu xuất khẩu, duy trì, chọn lọc, lai tạo và nhập khẩu các giống lúa có năng
suất, chất lượng cao phục vụ cho yêu cầu của sản xuất là một nhiệm vụ sống còn và
phải đặt thành chương trình cấp quốc gia và phải huy động cả “4 nhà” (Nhà nước,
nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp) cùng tham gia thì mới hy vọng đạt
được kết quả như mong đợi.
Diện tích trồng lúa của nước ta giữ ở mức ổn định trên 7,2 triệu ha, từ năm
2003 – 2008 diện tích có xu hướng giảm: 7,4 triệu ha giảm xuống 7,2 triệu ha, từ
năm 2009 – 2013 diện tích có xu hướng tăng lại từ 7,4 triệu ha tăng lên 7,9 triệu ha.
Năng suất qua các năm có chiều hướng tăng: 46,4 tạ/ha (2003) tăng lên 56,3 tạ/ha
(2012). Năng suất bình quân trong cả nước năm 2013 giảm so với năm 2012 và chỉ
đạt 55,7. Sản lượng cũng theo đó tăng lên đạt mức 44,04 triệu tấn năm 2013.
Ngoài ra nếu so sánh với các nước trồng lúa tiên tiến như Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan thì năng suất lúa của Việt Nam vẫn còn kém xa. Tuy
vậy, sản lương thực của nước ta không ngừng tăng trong những năm qua. Nhưng để
đối phó với diễn biến bất thường của thời tiết, sự gia tăng dân số và sự giảm dần
diện tích gieo cấy do chuyển đổi mục đích sử dụng mà vẫn đảm bảo an ninh lương
thực và giữ vững vị thế là một trong những nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6


giới thì điều kiện cần thiết là phải tiếp tục đầu tư thâm canh tăng vụ, lai tạo và nhập
khẩu các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu tốt với sâu, bệnh và
điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013
Năm
Diện tích Năng suât
Sản lượng
(Triệu tấn)
(Triệu ha) (Tạ/ha)
2003 7,4 46,4 34,57
2004 7,4 48,6 36,15
2005 7,3 48,9 35,83
2006 7,3 48,9 35,85
2007 7,2 49,9 35,94
2008 7,4 52,3 38,73
2009 7,4 52,3 38,95
2010 7,5 53,4 40,00
2011 7,6 55,3 42,40
2012 7,7 56,3 43,66
2013 7,9 55,7 44,04
(Nguồn: FAOSTAT )
1.1.3. Tình hình sản xuất lúa tại tỉnh Bắc Giang
Hiện nay, diện tích đất trồng lúa của toàn tỉnh là 70.031,34 ha, bình quân
430m
2
/người thấp hơn bình quân cả nước. Trong đó đất 2 lúa khoảng 51.000 ha. Về
cơ cấu giống thì giống lúa Khang dân 18 vẫn chiếm hơn một nửa diện tích. Vì vậy
mà trong những năm gần đây các nhà quản lý đang tiến hành đẩy mạnh việc đưa các
giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất như các giống lúa lai có năng

suất cao: BTE-1, Thục Hưng, Syn6 , các giống lúa Thơm chất lượng như Hương
Thơm số 1, Bắc Thơm số 7, Nàng Xuân , Các giống lúa có năng suất cao và chất
lượng chấp nhận được như BC15, BG6,
Từ năm 2005 đến 2009 diện tích canh tác lúa tại tỉnh Bắc Giang giảm 2.643
ha. Nguyên nhân là do tỉnh dành một số quỹ đất nông nghiệp cho phát triển một số
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

khu công nghiệp và quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao
hơn như: Trồng ớt, trồng rau, lạc, hoa màu Tuy nhiên, sang năm 2010 diện tích lúa
lại tăng 887 ha so với năm 2009. Nguyên nhân là do một số cây trồng không có hiệu
quả cho nên nông dân chuyển sang canh tác lúa.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa tại tỉnh Bắc Giang
giai đoạn 2005 – 2012
Năm
Diện tích Năng suất Sản Lượng
(Ha) (Tạ/ha) (Tấn)
2005 114.044 48,81 556.638
2009 111.401 51,31 571.639
2010 112.288 53,24 570.808
2011 112.412 55,85 627.794
2012 112.155 56,10 629.152
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2013)
Mặc dù diện tích lúa giảm nhưng năng suất và sản lượng lúa ở Bắc Giang
đều tăng lên qua các năm. Từ năm 2005-2012 sản lượng lúa tại tỉnh tăng lên 7,92
tạ/ha, sản lượng tăng lên 72.514 tấn. Nguyên nhân là do việc tăng cường du nhập
một số giống lúa mới, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
1.2. Những nghiên cứu về cây lúa
1.2.1. Nguồn gốc cây lúa
Lúa là một trong những loại cây được trồng cổ xưa nhất. Cây lúa có lịch sử

từ rất lâu khoảng 130 triệu năm trước. Lúa được thuần hóa rất sớm từ 10.000 năm
trước công nguyên (Khush.G.S, 1997). Theo các tài liệu ghi chép được thì cây lúa
đã được trồng ở Trung Quốc vào khoảng 2800 – 2700 năm trước công nguyên. Cây
lúa cũng được trồng từ hàng ngàn năm trước đây ở Việt Nam và nơi đây cũng được
coi là biểu tượng của nền văn minh lúa nước ( Lê Doãn Diên, 1990).
Về nguồn gốc lúa trồng châu Á Oryza sativa vẫn còn nhiều ý kiến khác
nhau. Một số tác giả Sampath và Rao (1951) cho rằng: Oryza sativa tiến hoá từ lúa
dại hàng năm O. nivara. Theo Sanno và cộng sự (1958), Oka (1988), Mirishima và
cộng sự (1992) cho rằng: kiểu trung gian giữa O. rufipogon và O. nivara giống với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

tổ tiên lúa trồng hiện đại hơn cả.
Chang (1976), nhà di truyền học cây lúa của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế,
đã tổng kết nhiều tài liệu khác nhau và cho rằng việc thuần hóa loài lúa trồng có thể
tiến hành một cách độc lập cùng một lúc ở nhiều nơi, dọc theo vành đai trải dài từ
Đồng bằng sông Ganges dưới chân của dãy Himalayas-Ấn Độ, ngang qua Bắc Miến
Điện, Bắc Thái Lan, Lào, Việt Nam, đến Tây Nam Trung Quốc.
Có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau về nguồn gốc cây lúa, song các vùng
trên có đặc điểm khí hậu nhiệt đới nóng ẩm phù hợp với điều kiện trồng lúa. Từ các
trung tâm này lúa Indica phát tán đến lưu vực sông Hoàng Hà và Dương Tử rồi sang
Nhật Bản, Triều Tiên và từ đó biến dị thành chủng Japonica. Lúa Japonica được
hình thành ở Indonesia là một sản phẩm của quá trình chọn lọc từ Indica ( Nguyễn
Văn Hiển, 2000).
Theo Nguyễn Thị Trâm (1998), tại Việt Nam qua khảo sát về nguồn gen cây
lúa cho thấy có 5 loại lúa dại mọc ở các vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên
và đồng bằng sông Cửu Long đó là các loài: O.granulata, O. nivara, O.officilalis,
O. rufipogon, O. ridleyi.
1.2.2. Nghiên cứu về phân loại lúa trồng
Về phương diện thực vật học, cây lúa thuộc họ hòa thảo (Graminae), chi Oryza.

Các loài lúa dại trong chi Oryza có 24 hoặc 48 nhiễm sắc thể. Trong các loài thuộc
chi Oryza loài O.sativa và O.glaberrima là lúa trồng nhưng loài O.glaberrima chỉ
được trồng một diện tích nhỏ ở Tây Phi. Việc phân loại chi Oryza có nhiều ý kiến
khác nhau: Roshevits R.U (1931) chia làm 19 loài; Chaherjee (1948) chia làm 23
loài; Năm 1963, Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI chia Oryzae làm 19 loài. ( Nguyễn
Văn Hiển, 2000)
Về phân loại lúa trồng O.sativa có nhiều quan điểm khác nhau nhưng dựa
trên cơ sở những kết quả nghiên cứu trước đây của các nhà phân loại học. Viện
nghiên cứu lúa quốc tế đã thống nhất chia lúa trồng châu Á (O. sativa) có bộ nhiễm
sắc thể 2n=24, thuộc genome AA, thành 3 kiểu sinh thái địa lý hoặc ba loài phụ là
Indica, Japonica và Javanica (hay Japonica nhiệt đới)(IRRI, 1984).
Lúa Indica thường trồng ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, có thân cao, dễ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

đổ ngã, nhiều chồi, lá ít xanh và cong, kháng được nhiều sâu bệnh nhiệt đới. Hạt
gạo dài hoặc trung bình, có nhiều tinh bột. Năng suất kém hơn lúa Japonica.
Lúa Japonica thường được trồng ở những vùng ôn đới hoặc những nơi có độ
cao trên 1.000m, có thân ngắn, chống đổ ngã, lá xanh đậm, thẳng đứng, ít chồi, hạt
gạo thường tròn, ngắn hoặc trung bình, và dẻo khi nấu vì ít chất tinh bột. Lúa
Japonica có năng suất cao.
Lúa Javanica (bulu) hay lúa Japonica nhiệt đới được trồng ở Indonesia, có
đặc tính ở giữa hai loại lúa Japonica và Indica. Hình thái gần giống như lúa
Japonica. Thân cứng, chắc và ít cảm quang. Có bản lá rộng nhiều lông. Hạt lúa
thường có râu.
Ngoài ra còn có loại lúa Oryza glaberrima được trồng ở Tây Châu Phi cách
đây 3.500 năm. Nguồn gốc có thể ở lưu vực sông Niger ở Mali, có thân cao như
Indica, gié lúa thẳng, có ít hoặc không có nhánh phụ. Hạt lúa không có lông trên vỏ
trấu, và gạo đỏ. Loại lúa này kháng nhiều sâu bệnh và chịu được hạn, nhưng năng
suất kém hơn những loại lúa nêu trên.

Tuy nhiên, gần đây bằng phân tích isozyme, Gurdev S. Khush(1997) phân
biệt Oryza sativa làm 6 nhóm: Nhóm I (Indica), II, III, IV, V và VI (Japonica).
Nhưng các nhóm II và III gần giống với nhóm I (Indica) và nhóm IV và V gần
giống nhóm VI (Japonica). Đa số các giống lúa thơm như Basmati 370, Khao dawk
mali 105 và lúa rẫy (hay lúa nương) thiên về nhóm VI.
Vào đầu thời gian cuộc cách mạng xanh, các chuyên gia lúa gạo trên thế
giới đã đồng ý về phân loại lúa theo đặc tính của đất đai và khí hậu (IRRI,
1984) như sau:
* Lúa rẫy (lúa đất khô): Trồng ở vùng có mưa nhiều hoặc ít, đất tốt hoặc xấu
và phối hợp các yếu tố này.
* Lúa tưới tiêu: Trồng ở vùng có nhiệt độ thích hợp hoặc nhiệt độ thấp.
* Lúa ruộng nước trời: Lúa ruộng cạn (5 – 25 cm), sâu vừa (25 – 50 cm),
trong quá trình sinh trưởng hoà toàn phụ thuộc vào nước mưa, thường bị hạn hoặc
bị ngập nước.
* Lúa thủy triều: Lúa nước ngọt, mặn, phèn và than bùn, thường trồng ở
vùng có thuỷ triều.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

* Lúa nước sâu: Lúa ruộng cạn (25 - 50 cm), sâu (50 - 100 cm) và thật sâu
(lúa nổi) (>100 cm).
Theo quan điểm canh tác học, cây lúa trồng trải qua quá trình thuần hoá đã thích
nghi dần với từng vùng sinh thái cụ thể mà nó được gieo trồng, đồng thời cũng xuất hiện
các biến dị do điều kiện canh tác gây nên. Từ đó hình thành nên các nhóm lúa đặc trưng
cho từng vùng sinh thái nhất định. Theo quan điểm này có bốn nhóm chính sau:
* Lúa cạn: được trồng trên đất cao, không giữ được nước, cây lúa nhờ hoàn
toàn vào nước trời trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
* Lúa có tưới: được trồng trên những cánh đồng có công trình thuỷ lợi, chủ
động về nước trong suốt đời sống của cây.
* Lúa nước sâu: lúa được canh tác trên những cánh đồng thấp không có khả

năng rút nước khi gặp mưa lớn hoặc lũ. tuy nhiên, thời gian ngập không quá 10
ngày và mức nước không quá 50cm.
* Lúa nổi: lúa được gieo trồng trước mùa mưa, khi mưa lớn lúa đã đẻ nhánh,
khi nước dâng cao lúa vươn lên lên khoảng 10 cm/ngày, để ngoi theo, vươn lên trên
mặt nước ( Nguyễn Thị Trâm, 1998).
Tại Việt Nam tồn tại cả 4 nhóm với các đặc trưng nêu trên, nhóm lúa cạn tồn
tại nhiều ở vùng núi và trung du Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên. Lúa có tưới được
canh tác chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung và đồng
bằng sông Cửu Long. Lúa nước sâu phổ biến tại các vùng úng trũng tại đồng bằng
Bắc Bộ, các thung lũng khó thoát nước tại trung du và miền núi phía Bắc. Lúa nổi
chỉ tồn tại rất ít tại khu vực đồng Tháp Mười thuộc đồng bằng sông Cửu Long
1.3. Nghiên cứu về đặc điểm di truyền của cây lúa
1.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái
Cây lúa là cây trồng rất đa dạng về hình thái. Các giống khác nhau có những
đặc điểm hình thái đặc trưng về kiểu cây, kiểu lá, hình dạng bông, Trong phần này
sẽ trình bày nghiên cứu về một số tính trạng hình thái.
1.3.1.1. Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi
chín hoàn toàn và thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

- Đối với lúa cấy: bao gồm thời gian ở ruộng mạ và thời gian ở ruộng lúa cấy.
- Đối với lúa gieo thẳng: được tính từ thời gian gieo hạt đến lúc thu hoạch.
Ở miền Bắc các giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 90 - 120 ngày,
giống lúa trung ngày là 140 - 160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ, do thời vụ gieo cấy
có điều kiện nhiệt độ thấp nên thời gian sinh trưởng kéo dài 180 - 200 ngày.
Ở đồng bằng sông Cửu Long các giống lúa địa phương có thời gian sinh
trưởng 200 - 240 ngày ở vụ mùa, cá biệt những giống lúa nổi có thời gian sinh
trưởng đến 270 ngày.

Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng từ khi xuất hiện 2 lá đến phân hóa đòng quyết
định tổng thời gian sinh trưởng (Nguyễn Quốc Trung và cs.,2014).
Tính trạng thời gian sinh trưởng là tính trạng chịu nhiều tác động của yếu tố
môi trường như: đất, nước, phân bón, nhiệt độ, ánh sáng. Một số nghiên cứu gần
đây cho thấy cả tính cộng và không cộng đều rất quan trọng trong việc hình thành
tính trạng thời gian sinh trưởng của cây lúa.
Theo Yoshida (1979), những giống lúa có thời gian sinh trưởng quá ngắn thì
không thể cho năng suất cao vì sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế. Ngược lại giống
có thời gian sinh trưởng quá dài cũng không cho năng suất cao vì sinh trưởng quá
dài gây hiện tượng lốp đổ. Tuy nhiên trong điều kiện đất đai có độ phì thấp như
nhau thì giống có thời gian sinh trưởng dài hơn cho năng suất sẽ cao hơn. Theo
Jennings et al. (1979), thời gian sinh trưởng của lúa do nhiều gen điều khiển, di
truyền số lượng được biểu hiện rất rõ khi nghiên cứu phân ly ở F2 của con lai, giữa
giống có thời gian sinh trưởng ngắn với giống có thời gian sinh trưởng dài. Tính
chín sớm được điều khiển bởi 1 cặp gen trội.
1.3.1.2. Chiều cao cây lúa
Chiều cao cây là một tính trạng có liên quan đến tính chống đổ của cây lúa.
Dạng hình thấp cây, thân cứng có khả năng chống đổ tốt. Các nhà khoa học tại viện
nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI, 1984), khẳng định rằng: năng suất giảm khoảng 75%
khi lúa bị đổ sớm. Do đó, mục tiêu của chọn tạo giống là tạo ra các giống thấp cây,
thân rạ cứng, chống đổ. Các giống lúa có nguồn gốc từ Trung Quốc mang gen lùn,
lặn nhưng không ảnh hưởng gì đến chiều dài bông, rất có ý nghĩa trong chọn giống.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Bùi Huy Đáp (1978), lại cho rằng các giống lúa cao cây, đẻ nhiều, chín
muộn, mẫn cảm với các quang chu kỳ đã được gieo cấy lâu đời ở các vùng nhiệt đới
do khả năng của chúng có thể thích nghi ở những mực nước sâu, ít hay nhiều có thể
cạnh tranh được với nhiều cỏ dại và chịu đựng những đất xấu.
1.3.1.3. Khả năng đẻ nhánh

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ đến quá
trình hình thành số bông và năng suất cây lúa.
Quá trình đẻ nhánh liên quan chặt chẽ với quá trình ra lá. Thường khi ra lá
đầu tiên thì mầm nách ở mắt ra lá bắt đầu phân hoá, trong quá trình ra các lá tiếp
theo thì cũng tương tự như vậy ở các nhánh tiếp theo. Theo quy luật thì khi lá thứ 4
xuất hiện thì lá thứ nhất kết thúc thời kỳ phân hoá và bắt đầu xuất hiện nhánh thứ
nhất và khi ra lá thứ 5 thì nhánh thứ 2 xuất hiện.
Thời gian đẻ nhánh của cây lúa được tính từ khi lúa bén rễ hồi xanh đến khi làm
đốt, làm đòng. Tuy nhiên ở ruộng mạ cũng có hiện tượng đẻ nhánh nếu mạ gieo thưa,
hoặc những cây mạ quanh bờ có thể đẻ 1 - 2 nhánh đầu tiên khi có 4 - 5 lá (gọi là mạ
ngạnh trê), nhưng ngay lúc đó mật độ cây trong ruộng mạ tăng lên và quá trình đẻ
nhánh ngừng lại. Về khả năng đẻ nhánh của cây lúa thì phụ thuộc vào phạm vi mắt đẻ
(tức là số lá trên cây mẹ, tuổi mạ và số lóng đốt kéo dài) và điều kiện ngoại cảnh.
Người ta cũng phân biệt thời gian đẻ nhánh hữu hiệu và vô hiệu. Trên cây
lúa, thông thường chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều,
điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành
nhánh hữu hiệu (nhánh thành bông). Còn những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh
trưởng ngắn, số lá ít thường trở thành nhánh vô hiệu.
Trời âm u, thiếu ánh sáng, nhiệt độ thấp, thời gian bén rễ hồi xanh kéo dài 15
- 20 ngày, thậm chí 25 - 30 ngày ở vụ chiêm xuân phía Bắc. Thời kỳ đẻ nhánh, cây
lúa sinh trưởng nhanh và mạnh về rễ và lá, quyết định đến sự phát triển diện tích lá
và số bông.
Thời gian đẻ nhánh phụ thuộc vào giống, thời vụ và biện pháp kỹ thuật canh
tác. Thời gian đẻ nhánh có thể kéo dài trên dưới 2 tháng ở vụ chiêm xuân, 40 - 50
ngày ở vụ mùa, 20 - 25 ngày ở vụ hè thu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Trong một vụ, các trà cấy sớm có thời gian đẻ nhánh dài hơn các trà cấy
muộn. Thúc đạm sớm, quá trình đẻ nhánh sớm. Bón phân nhiều, muộn, thời gian đẻ

nhánh kéo dài. Mật độ gieo cấy thưa thời gian đẻ nhánh dài hơn so với cấy dày.Tuổi
mạ non thời gian đẻ nhánh dài hơn so với mạ già.
Giai đoạn này cần chăm sóc hợp lí để đảm bảo số nhánh hữu hiệu, số lá và số
bông, tránh bón phân nhiều, bón muộn làm cho lúa đẻ nhánh lai rai thường làm tăng
tỷ lệ nhánh vô hiệu, ảnh hưởng đến tiêu hao dinh dưỡng cũng như tăng cường sự
phá hoại của sâu bệnh. (Nguyễn Văn Hoan, 1995)
Theo Bùi Huy Đáp (1978), thì khi nghiên cứu đặc tính đẻ nhánh thấy rằng
nhánh không bao giờ phát triển nếu như lá tương đương với nó phát triển xong.
Nhánh không phát triển nữa khi lá bị khô. Các giống lúa khác nhau thì thời gian đẻ
nhánh cũng khác nhau.
Đinh Văn Lữ (1978), cho rằng những giống đẻ nhánh rải rác thì trỗ bông
không tập chung, bông không đều, lúa chín không đều, không thuận lợi cho quá
trình thu hoạch dẫn đến giảm năng suất.
1.3.1.4. Bộ lá lúa và khả năng quanh hợp
Lá là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp của cây, do vậy việc
tăng hay giảm diện tích lá có tác động trực tiếp đến lượng quang hợp.
Nói chung cây lúa có quá trình quang hợp theo con đường C3 (Ishii et al., 1977).
Quá trình quang hợp của cây xanh được diễn tả như sau:
CO
2
+ H
2
0 [CH
2
O] + O
2

Để tăng năng suất lúa ta phải tăng hàm lượng chất khô trước trỗ, tăng khả năng
vận chuyển và cuối cùng tăng quang hợp thời kì sau trỗ (Cuong Pham Van et al.,
2003). Quang hợp là quá trình nhận năng lượng ánh sáng mặt trời và chuyển hoá năng

lượng này thành năng lượng hoá học dự trữ dưới dạng Hydratcacbon. Khoảng 80%-
90% chất khô cây xanh tích luỹ được là do quang hợp (Yoshida, 1979). Như vậy quang
hợp giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự tạo thành năng suất lúa. Vấn đề đặt ra là
muốn cho cây quang hợp mạnh thì cần điều chỉnh cho nó có một bộ lá tối ưu, diện tích
quang hợp lớn mà không che phủ lẫn nhau, hàm lượng diệp lục trong lá cao. Vì vậy
cần phải có chỉ số diện tích lá (LAI) (m
2
lá/m
2
đất) thích hợp.

×