Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Thực trạng hoạt động của Ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.38 KB, 38 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Năm 2005 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xá hội 5 năm
( 2001- 2005 ), do vậy sẽ là năm có ý nghĩa quan trọng. Kinh tế Việt Nam nói
chung và ngành tài chính- ngân hàng Việt Nam nói riêng đang bước vào giai
đoạn quyết liệt để chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Tất cả những yêu stố đó buộc ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam phải tiếp
tục cải cách toàn diện để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền
vững của nền kinh tế. Bên cạnh đó, năm 2005 đánh dấu một năm đầy biến
động và thử thách đối với nền kinh tế nước ta. Chính phủ, bằng những chính
sách và giải pháp hữu hiệu đã kiểm soát được tốc độ tăng giá và hạn chế dịch
bệnh gia cầm là những vấn đề nổi cộm trong năm, đưa chỉ số GDP cả năm đạt
đến 8.3%. Ngành Ngân hàng đã có nhiều đóng góp vào những thành tựu
chung của nền kinh tế, trong đó có Ngân hàng Á Châu ( ACB ). Ngân hàng Á
Châu chi nhánh Bắc Ninh là một chi nhánh của Ngân hàng Á Châu ( ACB ).
Trong năm 2005, Chi nhánh đã đạt kết quả khả quan, góp phần vào sự phát
triển của ACB và toàn ngành Ngân hàng nói chung.
Bài viết dưới đây nhằm mục đích giới thiệu về Ngân hàng Á Châu và chi
nhánh Bắc Ninh. Đồng thời, đánh giá hoạt động kinh doanh của chi nhánh
trong thời gian qua, tìm hiểu về những lợi thế và hạn chế của chi nhánh, từ đó
đưa ra những biện pháp và kiến nghị để hoạt động của chi nhánh đạt được các
chỉ tiêu kinh doanh đặt ra.
Nội dung bài viết này bao gồm:
Phần 1: Tình hình chung về ngân hàng Á Châu ( ACB ) và chi nhánh Bắc
Ninh.
Phần 2: Cơ cấu tổ chức của ACB và ACB - chi nhánh Bắc Ninh.
Phần 3: Thực trạng hoạt động của ACB - chi nhánh Bắc Ninh năm 2005
Phần 4: Lợi thế và hạn chế của ACB - chi nhánh Bắc Ninh.
Phần 5: Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của ACB - chi nhánh
Bắc Ninh.
Phần 6: Kết luận.
Phần 1: Tình hình chung về ACB và ACB - chi nhánh Bắc


Ninh
Tình hình chung về ngân hàng Á Châu ( ACB )
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ( ACB ) bắt đầu hoạt động từ
ngày 4/6/1993 với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ, thời gian hoạt động là 50 năm.
Kể từ ngày 15/3/2005, vốn điều lệ là 948.32 tỷ đồng. Ngân hàng có trụ sở
chính tại số 442 đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, thành phố Hồ Chí
Minh. Theo một cách hiểu khác, A: accounts ( tiền gửi ), C: credit ( tín
dụng ), B: bank’s services ( dịch vụ ngân hàng ). Trang web của ngân hàng Á
Châu là: http:/www.acb.com.vn
Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng là huy động vốn ngắn hạn, trung và
dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ
tiền gửi, tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong
và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công
trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh
toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế
và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
Năm 2004 là năm Ngân hàng Á Châu có sự phát triển mạnh về mọi
mặt, đạt mức tăng trưởng cao về huy động vốn, cho vay, lợi nhuận, khẳng
định vị trí dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Vốn huy động đạt 13,882 tỷ, tăng 41.5%; Tổng tài sản cuối năm đạt 15,417
tỷ, tăng 42%, có tổng tài sản lớn nhất trong các NHTM ở Việt Nam. Trong
tổng nguồn vốn: 82% là tiền gửi ngân hàng ( 65% là tiền gửi tiết kiệm của
dân cư, 17% là tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân ); 5%
VCSH; 6% nguồn tiền gửi từ thị trường liên ngân hàng. Nếu xét theo loại tiền
thì 40% tiền gửi của khách hàng là bằng USD, còn lại là VNĐ và vàng.
VCSH đạt 649 tỷ, tăng 17.5% so với năm 2003 ( 562 tỷ ). Cơ cấu sử dụng vốn
tại ACB có tính an toàn cao. Dư nợ tín dụng chiếm 46.4% vốn huy động và
41.3% tổng tài sản. Năm 2004 dư nợ cho vay của ACB tăng 24.3% trong khi
tốc độ tăng trưởng của toàn ngành là 26.7%. Trong tổng dư nợ cho vay ( bao
gồm cả cho vay cá nhân và doanh nghiệp) có đến 97% được đảm bảo bằng tài

sản thế chấp hoặc bảo lãnh, trong đó 90% được đảm bảo bằng bất động sản
hoặc các chứng từ có giá do ACB phát hành. Giá trị bình quân một khoản vay
là 153 triệu đồng. Tỷ lệ giữa giá trị tài sản đảm bảo do ACB đánh giá so với
dư nợ nằm trong khoảng 1.5 đến 1.6 lần, và đây là một yếu tố quan trọng làm
nâng cao độ an toàn của danh mục cho vay.
Cơ cấu sử dụng vốn tại ACB cũng có tính thanh khoản cao. Trong các
năm 2003 và 2004 ACB đã chuyển dịch dần cơ cấu sử dụng vốn, từ tiền gửi
sang các sản phẩm có tính thanh khoản tốt hơn là trái phiếu Chính phủ và trái
phiếu ngân hàng thương mại nhà nước. Năm 2004 hoạt động thanh toán quốc
tế đạt doanh số xấp xỉ 540 triệu USD, tăng 28% so với năm trước. Phí và hoa
hồng thu được tăng hơn 31%. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế được triển khai
thêm tại một số chi nhánh trong hệ thống. Doanh số chuyển tiền kiều hối
Western Union tăn 6% so với năm trước.
Với gần 200 đơn vị sản phẩm, ACB là một ngân hàng có danh mục sản
phẩm phong phú và đa dạng nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần
hiện nay ở Việt Nam. Trong năm 2004, ACB đã triển khai các sản phẩm mới
như: nghiệp vụ quyền chọn mua bán vàng ( gold options ), kinh doanh vàng
tài khoản, phát hành bankdraft đa ngoại tệ, cho vay hoán đổi nhà, chương
trình bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ( SMELG ) của Tổ chức
Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ ( USAID ). Năm 2005 ACB tiếp tục đưa ra các sản
phẩm mới khác trong huy động và cho vay, triển khai nghiệp vụ quyền chọn
mua bán ngoại tệ (currency options ) và bao thanh toán ( factoring ).
Hệ thống mạng lưới đã được phát triển khá nhanh trong năm 2004. Đã
thành lập thêm bốn chi nhánh cấp I tại Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hoà và
Bắc Ninh, một chi nhánh cấp II và năm phòng giao dịch, và hai công ty trực
thuộc là Công ty Chứng khoán ACB ( ACBS ) và công ty Khai thác tài sản
ACB ( ACBA). Song song với sự tăng trưởng đó là hiệu quả tài chính của
ACB. Trong điều kiện NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào giữa năm 2004
và chỉ số giá tiêu dùng tăng đột biến trong năm, ACB vẫn duy trì được tốt
nguồn thu nhập từ lãi suất. Một vài chỉ tiêu tài chính tính theo tổng tài sản

bình quân được thể hiện dưới bảng sau:
Chỉ tiêu 2004 2003 2002 2001
Thu nhập ròng từ lãi 2,7 2,9 2,8 2,4
Thu nhập ngoài lãi 0,8 0,6 0,7 0,9
Chi phí hoạt động 1,3 1,4 1,5 1,3
Trích lập dự phòng 0,1 0,2 0 0,4
Lợi nhuận trước thuế 2,1 1,9 2,0 1,6
Lợi nhuận ròng 1,6 1,3 1,5 1,3
Tỷ trọng thu nhập ròng từ lãi/ tổng tài sản ( TTS ) bình quân năm là
2.7%. Danh mục cho vay ( chiếm 43,2% TTS ) đem lại trên 60% thu nhập từ
lãi cho ngân hàng. Đây là kết quả của chính sách thận trọng trong hoạt động
tín dụng của ACB. Trước một tỷ trọng cho vay trên tổng tài sản còn có thể lớn
hơn nữa. ACB từng bước nâng cao tính khoa học trong khi triển khai chính
sách tăng trưởng tín dụng và kiểm soát tốt sự tăng trưởng nay để gia tăng
nguồn thu nhập từ lãi. Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi/TTS bình quân đạt 0.8%.
Thu nhập ngoài lãi của ACB tập trung chủ yếu ở thanh toán quốc tế, kinh
doanh ngoại hối, chuyển tiền và thẻ tín dụng. Trong một thị trường tiền tệ
chưa hoàn toàn phát triển tại Việt Nam, việc ACB duy trì tỷ trọng thu ngoài
tín dụng/TTS ổn định được trong nhiều năm qua là một điều đáng khích lệ.
Chi phí hoạt động của ACB năm 2004 so với năm 2003 tăng 23%. Sự
gia tăng này chủ yếu là do chi phí nhân viên tăng 57%, sau khi ACB thực hiện
chính sách cải cách tiền lương khá mạnh mẽ trong năm. Tỷ lệ trích lập dự
phòng được thực hiện theo các quy định của NHNN. Tỷ trọng trích lập dự
phòng/TTS giảm hàng năm, thể hiện chất lượng tín dụng được kiểm soat tốt
cùng việc xử lý nợ xấu hiệu quả. Đây là một trong các yếu tố làm tăng hiệu
quả kinh doanh của ACB.
Tỷ lệ nợ quá hạn của ACB là 0.72%. Các khoản nợ này phần lớn đều
có khả năng thu hồi do có tài sản thế chấp, phần lớn là bất động sản. Lợi
nhuận trước thuế là 278 tỷ và tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/ TTS bình quân đạt
2.1%. Lợi nhuận sau thuế của ACB đạt 211 tỷ bằng1.6% của tổng tài sản bình

quân. Trong năm 2004 sau khi chia cổ tức 12% bằng tiền mặt và 24.7% bằng
cổ phiếu, ACB dùng lợi nhuận để lại để nâng vốn điều lệ từ 481 tỷ đồng lên
600 tỷ đồng, tăng 24.7%.
Là ngân hàng luôn đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới, ACB đã
triển khai giai đoạn hai của dự án hiện đại hóa tin học ngân hàng. ACB đã
mua hệ thống máy chủ IBM mới và chuẩn bị thay thế phần mềm thẻ hiện nay
bằng phần mêm thẻ mới có khả năng xử lý và tích hợp với hệ thống TCBS và
kết nối với máy ATM. Việt Nam đang tiến nhanh trên con đường hội nhập
với nền kinh tế khu vực và thế giới. Ý thức trước các thách thức và sự cạnh
tranh gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng khi mà các định chế tài chính nước
ngoài được đối xử quốc gia, Hội đồng Quản trị đã dành nhiều trí lực cho việc
tìm hiểu, đánh giá, lựa chọn đối tác chiến lược. Việc trở thành đối tác chiến
lược của ACB được nhiều ngân hàng hàng đầu thế giới và các tổ chức tài
chính lớn quan tâm. Việc xem xét, đánh giá được thực hiện dựa vào nhiều yếu
tố, trên nhiều góc độ, đặc biệt là yếu tố văn hoá phải phù hợp với ACB và có
thể giúp ACB về khả năng cạnh tranh trong tương lai. Trong năm 2005, ACB
sẽ đầu tư nhiều hơn cho việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới sao cho phù
hợp với nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Định hướng sản phẩm của
ACB được xây dựng theo nguyên tắc là đơn giản, dễ hiểu, dễ dùng, dễ mua từ
góc nhìn hay cảm nhận của khách hàng, nhưng luôn tinh tế ở độ xử lý với
hàm lượng công nghệ cao.
Công ty chứng khoán ACB ( ACBS)
Công ty chứng khoán ACB ( ACBS ) được thành lập vào tháng 6/2000,
là một trong các công ty chứng khoán đầu tiên của Việt Nam. ACBS thực
hiện đầy đủ các nghiệp vụ môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu
tư & quản lý danh mục đầu tư và lưu ký chứng khoán. Công ty có một chi
nhánh tại Hà Nội và bốn đại lý nhận lệnh tại Hải Phòng, Đà Nẵng, An Giang,
Cần Thơ. Hệ thống phần mềm quản lý chứng khoán của ACBS xây dựng trên
cơ sở công nghệ tin học. Hiện tại TCBS của ACB cho phép thực hiện các giao
dịch, cung cấp thông tin, quản lý tài khoản qua mạng Internet ( E.Serities ) và

mạng điện thoại di động ( M. Securities ).
Nếu như trong năm 2003 những phiên giao dịch khá trầm lắng kéo dài
thì bước sang năm 2004, thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động khởi
sắc hơn, thể hiện ở chỉ số VN - Index đạt được mức đỉnh là 279.71 điểm, tăng
65% so với đầu năm. Trong bối cảnh này, ACBS phát huy được lợi thế của
mình và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Kết quả kinh doanh năm 2004 ( Đơn vị: đồng )
1. Tổng doanh thu 22.923.243.880
- Doanh thu từ hoạt động môi giới 6.061.763.458
- Doanh thu từ tự doanh 14.332.191.778
- Thu lãi đầu tư 1.109.559.200
- Doanh thu bảo lãnh phát hành 890.000.000
- Doanh thu khác 529.729.444
2. Chi phí 5.462.002.452
- Chi phí cho hoạt động kinh doanh 3.870.031.499
- Chi phí quản lý 1.591.700.953
3. Lợi nhuận trước thuế 17.461.241.428
4. Thuế TNDN phải nộp 1.702.368.223
5. Lợi nhuận sau thuế 15.758.873.205
Thị trường và cổ phần:
STT Chỉ tiêu Đơn vị Toàn thị trường ACBS Thị
phần
1 Khối lượng cổ phiếu giao dịch CP 146.604.391 17.604.391 12%
2 Giá trị cổ phiếu giao dịch Triệu VNĐ 3.952.982 474.891 12%
3 Khối lượng trái phiếu giao
dịch
Triệu VNĐ 343.358.464 3.876.590 11.3%
4 Số lượng tài khoản TK 2.840 18.000 16%
5 Số lượng chứng khoán lưu ký CP/TP 79.163.398 10.694.940 13.5%
Trong năm 2004, ACB tham gia tích cực vào thị trường trái phiếu niêm

yết với khối lượng mua bán chiếm 10.8% doanh số giao dịch của thị trường
( so với 3% năm 2003 ). Đây là một bước đi rất vững chắc của ACBS trong
mảng thị trường còn đầy tiềm năng này. Về thị phần môi giới, ACBS ở trong
nhóm đầu chiếm 16% toàn thị trường và được đánh giá là công ty có khối
lượng khách hàng tham gia giao dịch thường xuyên nhất. Số lượng chứng
khoán lưu ký của khách hàng tăng mạnh. Năm 2003 số dư lưu ký đạt 323 tỷ
đồng mệnh giá, tăng 48.8% so với năm 2003. Trong bối cảnh có đến 14 công
ty chứng khoán cạnh tranh mạnh mẽ, các con số trên nói lên vị thế ổn định
của ACBS trên thị trường.
Ngoài các nghiệp vụ môi giới, tài chính doanh nghiệp và thị trường vốn đã
được thực hiện, ACBS trong năm 2005 sẽ triển khai mạnh mẽ các nghiệp vụ
tư vấn đầu tư và quản lý danh mục đầu tư, xây dựng hệ thống cung cấp thông
tin tư vấn, đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng và mở rộng hệ thống
mạng lưới để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng Á Châu ( ACBA
)
Ngân hàng Á Châu ( ACB ) được đánh giá là một trong những ngân
hàng hoạt động an toàn và hiệu quả nhất tại Việt Nam. Tỷ lệ nợ quá hạn tại
ACB luôn được duy trì ở mức dưới 1%, ngay cả những thời điểm nợ quá hạn
của ngành ngân hàng ở mức cao. Tuy nhiên, nhằm đạt được hiệu quả cao hơn
nữa trong hoạt động quản lý và xử lý nợ, chuyên nghiệp hoá các hoạt động
nghiệp vụ, đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động, ACB nhận thấy phải có một tổ
chức chuyên nghiệp thực hiện các hoạt động tiếp nhận, quản lý các khoản nợ,
khai thác hiệu quả các tài sản đảm bảo tại ACB. Công ty quản lý nợ và khai
thác tài sản Ngân hàng Á Châu ( ACBA ) có mô hình công ty TNHH một
thành viên do ACB làm chủ sở hữu, đặt trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí
Minh. ACBA sé thiết lập hệ thống các chi nhánh ACBA tại các tỉnh, thành
phố khác. Các hoạt động của ACBA bao gồm:
- Tiếp nhận, quản lý, xử lý cac khoản nợ tồn đọng của ACB
- Tiếp nhận,quản lý, xử lý toàn bộ tài sản bảo đảm nợ vay của ACB,

tài gán nợ, tài sản mà toà án giao cho ACB để thu hồi nợ bằng các
biện pháp như: cải tạo, sửa chữa, cho thuê, khai thác kinh doanh,
góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ
- Cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các biện pháp như chuyển đổi nợ thành
vốn góp
- Mua bán nợ của các tổ chức tín dụng, công ty quản lý nợ và khai
thác tài sản khác theo quy định pháp luật.
- Thực hiện các hoạt động khác theo sự uỷ quyền của ACB
Tính đến cuối năm 2004, ACB đã thiêt lập quan hệ đại lý với 386 ngân
hàng nước ngoài có quan hệ đại lý toàn cầu, nghĩa là ACB có thể thực
hiện giao dịch với bất kỳ chi nhánh nào tại bất kỳ quốc gia nào của các
ngân hàng này.
Như vậy, việc thành lập ACBA là cần thiết và được kỳ vọng giúp cho
hoạt động của ACB được an toàn và hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh
tranh của ACB trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay và sắp tới.

CAMEL
CAMEL là tổ hợp của năm chữ cái đầu của Capital adequacy: mức
điểm; Assetquality: chất lượng tài sản có; Management com petency: năng
lực quản trị điều hành; Earnings and profitability: thu nhập và lợi nhuận;
Liquidity and funding: nguồn vốn và thanh khoản.
Quy chế xếp loại các tổ chức tín dụng cổ phần ( ban hành kèm theo
quyết định số 292/1998/QĐ - NHNN, thứ 5 ngày 27/8/1998 của Thống đốc
NHNN ) dùng 5 tiêu chí để đánh giá ngân hàng:
1. Vốn tự có
2. Chất lượng hoạt động
3. Công tác quản trị, kiểm soát, điều hành
4. Kết quả kinh doanh
5. Khả năng thanh khoản.
Nếu xét theo năm tiêu chí này thì trong mười năm qua, ACB đã khẳng

định được là một ngân hàng lành mạnh. Số liệu hoạt động qua các năm
cho thấy ACB luôn luôn đạt điểm cao và xếp loại A.
Chỉ tiêu Điểm tối đa Điểm tự đánh giá
2000 2001 2002 2003 2004
Vốn tự có 20 19 20 20 20 20
Chất lượng hoạt động 50 44 50 50 50 50
Chất lượng cho vay 40 34 40 40 40 40
Chất lượng bảo lãnh 5 5 5 5 5 5
Cơ cấu tài sản có nội bảng 5 5 5 5 5 5
Quản trị kiểm soát điều hành 10 10 10 10 10 10
Kết quả kinh doanh 10 10 10 10 10 10
Khả năng thanh khoản 10 7 8 8 8 8
Khả năng thanh toán ngay 6 3 4 4 4 4
Khả năng thanh toán chung 4 4 4 4 4 4
Tổng cộng 100 90 98 98 98 98
Xếp loại A A A A A
Ngân hàng Á Châu - chi nhánh Bắc Ninh
Ngân hàng Á Châu - chi nhánh Bắc Ninh được thành lập vào ngày
1/10/2004, đặt tại số 242 Trần Phú - Từ Sơn - Bắc Ninh. Là một chi nhánh
nhỏ, sự hoạt động mới chỉ đi vào nề nếp, chưa có sự phát triển mạnh. ACB
chi nhánh Bắc Ninh đang dần khẳng định vị thế của mình, tương lai sẽ là đơn
vị quan trọng trong hệ thống ngân hàng ở tỉnh Bắc Ninh. Một điểm đặc biệt là
ACB thực hiện tất cả các nghiệp vụ ngân hàng ở mọi chi nhánh, cho dù chi
nhánh đó lớn hay nhỏ. Một khi có nhu cầu, ACB sẽ đáp ứng mọi dịch vụ ngân
hàng cho khách hàng. Tuỳ vào khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh
nghiệp mà ACB sẽ cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác nhau. Với khách
hàng cá nhân, ACB triển khai ba nhóm sản phẩm dịch vụ: Tiền gửi, tín dụng
và dịch vụ ngân hàng.
* Nhóm tiền gửi bao gồm các sản phẩm:
- Tiền gửi thanh toán bằng VND

- Tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ
- Tiền gửi có kì hạn bằng VND
- Tiền gửi có kì hạn bằng ngoại tệ
- Tiền gửi kí quỹ đảm bảo thanh toán thẻ
- Tiết kiệm không kì hạn bằng VND
- Tiết kiệm không kì hạn bằng ngoại tệ
- Tiết kiệm có kì hạn bằng VND
- Tiết kiệm có kì hạn bằng ngoại tệ
- Tiết kiệm có kì hạn bằng vàng
- Tiết kiệm có kì hạn dự thưởng
- Tiết kiệm tích góp dự thưởng bằng VND
* Nhóm tín dụng bao gồm các sản phẩm sau:
- Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà
- Cho vay hoán đổi nhà
- Cho vay trả góp mua nhà, nền nhà ở Việt Nam đối với Việt Kiều và
thân nhân của Việt Kiều
- Cho vay trả góp xây dựng sửa chữa nhà
- Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng
- Cho vay hỗ trợ tiêu dùng
- Cho vay cầm cố cổ phiếu lưu ký
- Cho vay cầm cố cổ phiếu ngày
- Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ
- Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp
- Cho vay mua xe ô tô cầm cố bằng chính xe mua
- Cho vay du học
- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do ACB phát hành
- Cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp
- Cho vay thẻ tín dụng ( quốc tế, nội địa )
- phát hành thư bảo lãnh trong nước
* Nhóm dịch vụ ngân hàng có các sản phẩm sau:

- Dịch vụ chuyển tiền trong nước
- Dịch vụ chuyển tiền đi nước ngoài
- Dịch vụ Bankdraft đa ngoại tệ
- Dịch vụ nhận chuyển tiền từ trong nước
- Dịch vụ nhận chuyển tiền từ ngoài nước
- Dịch vụ thanh toán mua bán bất động sản
- Dịch vụ du học
- Dịch vụ thu đổi ngoại tệ
- Dịch vụ giữ hộ vàng
- Dịch vụ bancassurance
- Dịch vụ phone banking
- Dịch vụ Internet banking
- Dịch vụ mobile banking
- Dịch vụ call center 247
- Dịch vụ chuyển tiền nhanh kiều hối Western Union
- Thẻ tín dụng quốc tế
- Thẻ tín dụng nội địa
- Thẻ thanh toán và rút tiền toàn cầu
- Thẻ thanh toán và rút tiền nội địa
Với khách hàng là doanh nghiệp, ACB cung cấp 7 nhóm sản phẩm sau:
* Tiền gửi: - Tiền gửi thanh toán:
Tiền gửi thanh toán không kì hạn bằng VND
Tiền gửi thanh toán không kì hạn bằng ngoại tệ
- Tiền gửi có kì hạn:
Tiền gửi có kì hạn bằng VND
Tiền gửi có kì hạn bằng ngoại tệ
* Cho vay: - Cho vay ngắn hạn:
Cho vay tài trợ xuất khẩu
Cho vay chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
Cho vay tài trợ nhập khẩu

Cho vay bổ sung vốn lưu động trong nước
- Cho vay trung và dài hạn:
Cho vay đầu tư tài sản cố dịnh
Cho vay dự án đầu tư
Cho vay đồng tài trợ
* Bảo lãnh: - Bảo lãnh trong nước:
Bảo lãnh dự thầu
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh bảo hành
Bảo lãnh vay vốn
Bảo lãnh hoàn thanh toán
Bảo lãnh thuế
- Bảo lãnh ngoài nước
* Thanh toán quốc tế: - Chuyển tiền bằng điện:
Chuyển tiền bằng điện thanh toán hàng hoá
Chuyển tiền bằng điện thanh toán dịch vụ
Chuyển tiền bằng điện khác
- Nhờ thu: Nhờ thu gửi đi ( Nhờ thu xuất khẩu ):
Nhờ thu kèm chứng từ xuất khẩu trả ngay
Nhờ thu kèm chứng từ xuất khẩu trả chậm
Nhờ thu gửi đến ( Nhờ thu nhập khẩu ):
Nhờ thu kèm chứng từ nhập khẩu trả ngay
Nhờ thu kèm chứng từ nhập khẩu trả chậm
- Tín dụng chứng từ ( L/C ): L/C xuất khẩu
L/C nhập khẩu: L/C xác nhận
L/C chuyển nhượng
L/C giáp lưng
L/C tuần hoàn
L/C có điều khoản đỏ

* Kinh doanh ngoại tệ:
- Giao dịch hối đoái giao ngay ( Spot ):
Spot - ACB mua ngoại tệ
Spot - ACB bán ngoại tệ
Spot - ACB chuyển đổi ngoại tệ
- Giao dịch hối đoái kì hạn ( Forward ):
Forward - ACB mua ngoại tệ
Forward - ACB bán ngoại tệ
- Giao dịch hối đoái hoán đổi ( Swap ):
Swa - ACB mua ngoại tệ
Swa p- ACB bán ngoại tệ
* Các sản phẩm đặc biệt:
SEEFP: Chương trình tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( Small and
imedium enterprises financial project ), khoản cho vay lại của Nhật Bản,
thông qua hiệp định vay ODA được kí kết giữa NHNN Việt Nam và Ngân
hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản ( JBIC ).
SMELG: Chương trình bảo lãnh tín dụng dành cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ( Small and Medium Enterprises Loan Guarantee ), là sự phối hợp
giữa ACB và cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ ( USAID ).
GSM- 102: Chương trình cho vay cầm cố hạt nhựa
Chương trình cho vay cầm cố hạt nhựa sẵn có
Chương trình cho vay cầm cố lô hạt nhựa nhập khẩu
* Sản phẩm dịch vụ khác:
- Chuyển tiền trong nước
- Thư tín dụng nội địa
- Dịch vụ thu chi hộ tiền mặt:
Chi trả hộ tiền lương
Thu hộ tiền mặt
- Các dịch vụ ngân hàng điện tử:
Internet banking ( Dịch vụ ngân hàng qua mạng )

Phone banking ( Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại )
Home banking ( Dịch vụ ngân hàng tại nhà )
- Thẻ tín dụng công ty.
Phần 2: Cơ cấu tổ chức của ACB và ACB- chi nhánh Bắc
Ninh.
2.1. Cơ cấu tổ chức của ACB
Đến đầu tháng 1/2006, ACB có 61 chi nhánh. Trong đó:
36 tại Thành phố Hồ Chí Minh
12 ở khu vực phía Bắc ( Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh )
6 ở miền trung ( Đà Nẵng, Daklak, Khánh Hoà, Hội An, Huế )
3 ở miền Tây ( Cần Thơ, An Giang và Cà Mau )
4 ở miền Đông ( Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu )
5.584 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB ( 31/2005 ).
360 đại lý chi chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB - Western Union
( tháng 3/2005 ). Năm 2003, ngân hàng có 736 cổ đông với 423.911 tổng vốn
cổ phần, đến năm 2004 số lượng cổ đông lên đến 760 và tổng số cổ phần là
481.138.

Số lượng cổ đông
Pháp nhân 2003 2004
- Doanh nghiệp Nhà nước 3
3
- Công ty cổ phần 5
4
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 2
1
- Pháp nhân nước ngoài 3
3
Cá nhân
- Trong nước 747

725
760
736
Tổng số cổ phần ( 1.000.000 đồng/cổ phần) 481.138
423.911
Cơ cấu tổ chức của ACB bao gồm:
- Bảy khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp,
Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, Giám sát các hoạt động
điều hành, Quản trị nguồn nhân lực, Công nghệ thông tin và
ngân hàng điện tử.
- Ba ban: Kiểm toán nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng.
- Các chi nhánh và phòng giao dịch.
Cơ cấu tổ chức được thể hiện dưới sơ đồ sau:

Đại hội đồng
cổ đồng
Hội đồng quản
trị
Tổng Giám đốc
Văn phòng HĐ
quản trị
Các hội đồng
Sở giao dịch, các chi nhánh và phòng giao dịch
Khối KH
cá nhân
Ban Kiểm soát
Khối phát
triển KD
Khối Ngân
quỹ

Khối KH
doanh nghiệp
Khối CNTT
&NHĐT
Khối QT
nguồn NL
Khối GS
Điều hành
Ban đảm bảo
chất lượng
Ban kiểm toán
nội bộ
Ban chiến lược Phòng Quan hệ
Quốc tế
Đến 31/12/2005, ACB có 2.128 nhân viên nghiệp vụ, cán bộ có trình độ
đại học và trên đại học chiếm 93%. Thường xuyên được đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. Hai năm 1998 - 1999, ACB
được Công ty Tài chính Quốc tế ( IFC ) Tài trợ một chương trình trợ giúp kỹ
thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do Ngân hàng Far East
Bank and Trust Company ( FEBTC ) của Philippines thực hiện. Trong năm
2002 và 2003, các cấp điều hành tham gia các khoá học về quản trị ngân hàng
của Trung tâm Đào tạo Ngân hàng ( Bank Training Center ), một sáng kiến
của MPDF mà IFC là một cổ đông.
2.2. Cơ cấu tổ chức của ACB - chi nhánh Bắc Ninh
ACB - chi nhánh Bắc Ninh là một chi nhánh nhỏ, lại mới được thành lập
chưa lâu nên mô hình tổ chức đơn giản. Tổng số lượng nhân viên trong chi
nhánh là 24 nhân viên, với 15 bằng đại học, 3 bằng trung cấp và cao đẳng.
Chi nhánh chỉ bao gồm các phòng ban cơ bản sau: Phòng kinh doanh, Phòng
giao dịch ngân quỹ, và Phòng hành chính kế toán.
Sơ đồ mô hình chi nhánh Bắc Ninh:

Giám đốc
Phòng kinh
doanh
Bộ phận TTQT Bộ phận
Tín dụng
P.Giao dịch
ngân quỹ
Bộ phận giao
dịch
Bộ phận quỹ
P. Hành chính
kế toán
Bộ phận kế toán Bộ phận
HC - TT
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trong chi nhánh Bắc Ninh
2.2.1. Bộ phận tín dụng:
- Xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định cho vay, bảo lãnh, theo dõi
quá trình cho vay
- Quản lý giải ngân
- Quản lý hậu giải ngân
- Chuẩn bị các số liệu thống kê, các báo cáo về các khoản cho vay phục vụ
cho mục đích quản lý nội bộ của chi nhánh, của Ngân hàng Á Châu ( ACB )
và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Lập các báo cáo về tín dụng theo
quy định.
- Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng thẩm
định và Quản lý tín dụng; Tham gia xây dựng chính sách tín dụng.
2.2.2. Bộ phận Thanh toán quốc tế:
- Thực hiện các giao dịch nghiệp vụ Thanh toán quốc tế theo quy định của
Ngân hàng Á Châu ( ACB ).
- Hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong các nghiệp vụ thanh toán

quốc tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.
- Lập các báo cáo hoạt động nghiệp vụ theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của Chi nhánh với các ngân hàng nước
ngoài trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế.
- Thực hiện công tác đào tạo nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho các cán bộ
làm công tác thanh toán quốc tế.
2.2.3. Bộ phận giao dịch:
2.2.3.1. Dịch vụ khách hàng cá nhân: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch
đối với khách hàng là cá nhân, như sau:
- Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được
duyệt.
- Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách
hàng về tàu khoản hiện tại và tài khoản mới.
- Thực hiện tất cả các giao dịch thu đổi và mua, bán ngoại tệ giao ngay
đối với khách hàng theo thẩm quyền được Giám đốc giao.
- Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền và rút tiền bằng nội, ngoại tệ
của khách hàng.
- Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín
dụng…
- Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng.
- Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng.
- Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm đối với khách hàng.
2.2.3.2. Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp:
Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là các doanh
nghiệp, tổ chức khác như: Thực hiện việc giải ngân vốn vay; mở tài khoản
tiền gửi khách hàng và chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng;
thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền; thực hiện các giao dịch
mua ngoại tệ ngay đối với khách hàng doanh nghiệp; thực hiện các giao dịch
thanh toán, chuyển tiền …; tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng;

duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng.
2.2.3.3. Nhiệm vụ khác:
Thực hiện thu nợ của khách hàng và cá nhân theo thông báo và hướng
dẫn của Phòng Tín dụng tại trụ sở chính; đầu mối nghiệp vụ thẻ ATM, kiều
hối; được phép sử dụng con dấu riêng trong quan hệ giao dịch với khách hàng
đối với các doanh nghiệp vụ được Giám đốc uỷ quyền.
2.2.4. Bộ phận quỹ:
- Chức năng nhiệm vụ chính: Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ tiền tệ,
kho quỹ; thu chi tiền mặt; quản lý vàng bạc, đá quý, chứng từ có giá, hồ sơ tài
sản thế chấp, cầm cố; thực hiện xuất nhập tiền mặt; đào tạo nghiệp vụ ngân
quỹ.
- Công tác kho quỹ: Đảm bảo an toàn tuyệt đối kho tiền, quá trình vận
chuyển tiền đến các phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm, đi nộp tiền và lấy tiền từ
các ngân hàng khác; lập kế hoạch thu nộp, điều chuyển tiền mặt,…; làm dịch
vụ cho các đơn vị; mở sổ sách theo dõi xuất nhập và bảo quản các loại tiền, đá
quý, chứng từ; tổng hợp báo cáo thống kê, điện báo tuần, kỳ,…; đề xuất kịp
thời bằng văn bản.
2.2.5. Bộ phận tài chính kế toán:
Phòng TCKT thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động
của Chi nhánh Bắc Ninh:
-Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kết toán
và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc.
-Hậu kiểm các chứng từ giao dịch phát sinh tại các phòng.
-Lập các báo cáo tài chính, kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm và
các báo cáo khác theo yêu cầu thực tế.
-Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ.
-Thực hiện tính, nộp thuế kinh doanh, thuế thu nhập cá nhân, trích lập và
quản lý sử dụng các quỹ.
-Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh
-Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản

-Tham mưu cho Ban Giám đốc về việc thực hiện chế độ kế toán tài
chính.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giấm đốc giao.
2.2.6. Bộ phận hành chính - công nghệ thông tin:
2.2.6.1. Bộ phận hành chính:
- Tham mưu cho Giám đốc trong công việc thực hiện các chủ trương,
chính sách, chế độ Nhà nước và của Ngành: tổ chức, đào tạo, lao động, bảo
hiểm xã hội, tiền lương…
- Quản lý về mặt hiện vật đối với tài sản, công cụ, phương tiện kinh
doanh của Chi nhánh.
- Quản lý, tiếp nhận, lưu trữ công văn giấy tờ đi và đến.
Về công tác tổ chức cán bộ: Đề xuất việc mở rộng, sắp xếp mô hình tổ
chức phù hợp; Nghiên cứu đề xuất ý kiến về công tác cán bộ, tuyển dụng, bổ
nhiệm, miễn nhiệm; Tham mưu đề xuất với Ban Giám đốc việc thực hiện các
chính sách đối với người lao động; duyệt kế hoạch nội dung chương trình đào
tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ tin học …
Về công tác hành chính quản trị: Lập kế hoạch thực hiện việc mua sắm,
sửa chữa, quản lý tài sản,… trên cơ sở tiết kiệm có hiệu quả; Đầu mối cơ sở
vật chất cho các đơn vị thuộc Chi nhánh; Quản lý và sử dụng con dấu; Có
trách nhiệm giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các nơi công cộng trong cơ quan, bảo vệ
an ninh an toàn cho con người, tài sản và khách hàng đến giao dịch.
Là thành viên Hội đồng khen thưởng, kỷ luật; Hội đồng lương, nâng
lương; Hội động tuyển dụng,…Soạn thảo văn bản liên quan đến chức năng,
nhiệm vụ và thực hiện các công việc khác do Giám đốc giao cho.
2.26.2. Bộ phận công nghệ thông tin:
- Chức năng: Quản lý kỹ thuật và sử dụng toàn bộ hệ thống máy tính,
thiết bị tin học và một số hệ thống khác liên quan trực tiếp hoặc kết nối vào hệ
thống mạng máy tính; hướng dẫn và hỗ trợ tất cả các cán bộ nghiệp vụ khác;
tiếp nhận, triển khai và hướng dẫn sử dụng các thiết bị tin học, ứng dụng tin
học cho các bộ phận liên quan; nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin

tại Chi nhánh
- Nhiệm vụ:

×