Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phân tích hoạt động marketing tại công ty xi măng bỉm sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.16 KB, 22 trang )

I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1 : SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
- Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được thành lập ngày 4-3-1980 ,trụ sở nhà
máy được đặt tại thị xã Bỉm Sơn tỉnh thanh hoá
- Ngày 12-8-1993,Bộ xây dựng ra quyết định hợp nhất công ty xây dựng
nhà số 4, nhà máy xi măng Bỉm Sơn và đổi tên thành Công ty xi măng
Bỉm Sơn.
- Ngày 01/05/2006 chuyển đổi thành Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
trực thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam
2. NGÀNH NGHỀ SẢN XUẤT KINH DOANH
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xi măng, clinker.
- Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác.
- XD các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và các
công trình kỹ thuật hạ tầng; Sản xuất bê tông thương phẩm và các cấu
kiện bê tông đúc sẵn.
- Sửa chữa, trung tu, đại tu các loại ôtô, máy xúc, máy ủi, xe cẩu …
- Tư vấn đầu tư xây dựng, lập dự án, quản lý dự án.
- Gia công chế tạo các mặt hàng cơ khí, khai thác chế biến khoáng sản
sản xuất xi măng, kinh doanh các loại phụ gia xi măng.
- Dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, kinh doanh dịch vụ thương mại tổng hợp,
kinh doanh bất động sản.
3. THÀNH TÍCH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH 3 NĂM GẦN ĐÂY
30 năm xây dựng và phát triển , trải qua nhiều biến động của kinh tế có
những lúc phát triển thịnh vượng nhưng cũng không tránh khỏi sự khó
khăn tuy nhiên vẫn giữ vững truyền thống là đơn vị đầu ngành công
nghiệp xi măng công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã và đang đạt được
những thành tựu từ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty
A : thành tích
- Giữ vững danh hiệu truyền thống đơn vị anh hung 30 năm xây
dựng và phát triển
-


- Năm 2012 : được tặng huân chương lao động hạng 3
- năm 1998, được cấp dấu chất lượng Nhà nước
- năm 1994, được cấp Chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn
- năm 2000 và 2004 đạt giải Vàng “Chất Lượng Việt Nam”
- được Nhà nước tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lao động” trong
thời kỳ đổi mới
- năm 2002 được Nhà nước tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lao
động” trong thời kỳ đổi mới
-
- năm 2003 được tặng Giải thưởng “Quả Cầu Vàng”
- năm 2004 Cúp Vàng “Vì sự phát triển Cộng đồng”
- năm 2006 Thương hiệu mạnh năm 2006
- năm 2004 “Cúp Sen Vàng Việt Nam”
- từ năm 1997 đến nay: được cấp chứng nhận hệ thống Quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; được người tiêu dùng bình
chọn “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao”
- được Nhà nước tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lao động”
trong thời kỳ đổi mới
- Năm 2012 được trao tặng huân chương lao động hạng 3
B : kết quả kinh doanh
năm 2010 doanh thu của công ty là 2721 tỷ đồng
năm 2011 doanh thu đạt mức 3287 tỷ đồng
năm 2012 tốc độ tăng doanh thu có phần giảm lại tuy nhiên vẫn đạt
3747 tỷ đồng
II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP
30 năm xây dựng và phát triển , trải qua nhiều biến động của kinh tế có
những lúc phát triển thịnh vượng nhưng cũng không tránh khỏi sự khó
khăn trải công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã vượt qua khó khăn để đi
lên và tận dụng cơ hội của mình để ngày hôm nay trước những biến
động kinh tế vẫn giữ vững là cánh chim đầu đàn của ngành công nghiệp

xi măng , nhìn lại những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh
nghiệp để thấy những cơ hội và thách thức của công ty trong 3 năm vừa
qua
1. Môi trường vĩ mô
1.1 kinh tế
- tốc độ tăng trưởng kinh tế
Năm tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)
2010 6,78
2011 5,89
2012 5,03
Kinh tế thế giới suy thoái và kinh tế việt nam cũng chịu ảnh hưởng từ
đó . tốc độ tăng trưởng kinh tế 3 năm liên tiếp sụt giảm chúng tỏ nền
kinh tế đang gặp nhiều khó khăn => các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh đình đốn , thị trường bất động sản đóng băng , các công ty xây
dựng lien tục thua lỗ , nhiều doanh nghiệp phá sản làm sụt giảm sản
lượng tiêu thụ của ngành công nghiệp xi măng sụt giảm nghiêm trọng
=> dư cung
-lạm phát :
+thuận lợi : lạm phát được kiềm chế => sức mua của đồng tiền ổn định
hơn => giá thành nguyên nhiên vật liệu khá ổn định
+ khó khăn : chính sách thắt chặt chi tiêu nhằm kiềm lạm phát cũng là
nhân tố kết hợp với sự suy giảm kinh tế làm thị trường bất động sản
đống băng gián tiếp dẫn tới sự dư cung trong ngành cn xi măng
-lãi suất ngân hàng :
-Đặc điểm của ngành công nghiệp xi măng nói hung là vay nợ nhiều đối
với riêng công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn tỉ lệ vay nợ bằng 4 lần vốn
hiện có bởi vậy : sự tăng cao về lãi xuất trong 3 năm vừa qua gây nhiều
khó khăn cho doanh nghiệp :sản xuất gặp nhiều khó khăn trong khi đó
phải trả một số lãi lớn
-thất nghiệp : kinh tế suy giảm nên tỉ lệ thất nghiệp gia tăng ,tiền lương

trong kinh tế tư nhân giảm mạnh làm cho lượng tiêu thụ sản phẩm
trong các công trình tư nhân , hộ gia đình cũng bị giảm sút đáng kể
Như vậy :Nhìn và tổng quan sự tác động của kinh tế tới công ty chúng
tôi nói riêng và toàn ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói
chung chúng ta có thể nhận thấy rằng : 3 năm vừa qua ngành công
nghiệp xi măng được đặt trong khó khăn thách thức vô cùng lớn tuy
nhiên trong bộn bè khó khăn chngs ta vẫn có những cơ hội , những tín
hiệu tích cực từ nèn kinh tế việt bắt đầu thoát khỏi khủng hoảng tiến tới
phục hồi
1.2 văn hóa xã hội
Để có thể thành đạt trong kinh doanh các doanh nghiệp không những chỉ
hướng nỗ lực của mình vào các thị trường mục tiêu mà còn phải biết
khai thác tất cả các yếu tố của môi trường kinh doanh trong đó có yếu tố
môi trường văn hoá .Văn hoá là môi trường tổng hợp bao gồm kiến thức
lòng tin, nghệ thuật ,đạo đức,phong tục ,thói quen… bởi vậy văn hoá
ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của mỗi cá nhân người tiêu dùng về
sắc thái văn hoá nó vừa chịu ảnh hưởng của truyền thống lại chịu tác
động môi trường lãnh thổ , khu vực … sắc thái văn hoá ảnh hưởng sâu
đậm lên văn hoá ứng xử , thị hiếu của người tiêu dung đốivới hang hoá
sản phẩm cần mua:
+ Việt nam một quốc gia đa dân tộc với phong tục tập quán riêng biệt
từng dân tộc , và sự khác biệt đó cũng nằm ở các công trình xây dựng ,
sự tiên tiến của xã hội ,sự đổi mới về suy nghĩ văn hoá , và sự nâng cao
về chất lượng cuộc sống đã dần thay đổi phong tục của một số dân tộc ít
người từ việc ở nhà sàn sang các công trình nhà ở kiên cố hơn
+thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là khu vực nam bắc
bộ và bắc trung bộ , người dân ở đây bị ảnh hưởng nhiều bởi những lễ
giáo phật và nho giáo , tuy nhiên nhưng năm gần đây xu hướng người
dân có thay đổi ngày nay truyền thống đại gia đình kiểu “tam đại đồng
đường” “ tứ đại đồng đường “ đã không còn phổ biến , hầu hết con cái

sau khi lập gia đình đều không muốn ở chung với bố mẹ do đó nhu cầu
nhà ở tăng lên,
Như vậy sự thay đổi truyền thống phong tục có tác động kích cầu xây
dựng dẫn tới gia tăng sản lượng tiêu thụ của công ty chúng tôi
- xã hội việt nam ngày càng phát triển , tri thức của con người ngày càng
được nâng cao , là thuận lợi cho công ty trong việc tìm kiếm nguồn nhân
lực chất lượng cao cũng như dễ dàng hơn trong công tác quản lí
1.3 chính trị -pháp luật
- chính trị : Việt nam một quốc gia hòa bình ổn định về chính trị , hài
hòa mở rộng về quan hệ ngoại giao =. Là một môi trường khá an toàn
cho việc đầu tư xây dựng và phát triển
- pháp luật :
-Luật pháp Việt nam hiện nay có chiều hướng được cải thiện.luật kinh
doanh ngày càng được hoàn thiện.Luật doanh nghiệp tác động rất nhiều
đến tất cả doanh nghiệp nhờ khung pháp lý của luật pháp duới sự quản
lý của nhà nuớc các thanh tra kinh tế.Tất cả các doanh nghiệp đều hoạt
động thuận lợi.
trong công nghiệp xi măng hiện nay luật chống bán phá giá được chỉnh
sửa bổ sung có vai trò lớn trong thực trạng dư cung
Tuy nhiên một quốc gia muốn ổn định phát triển thì cần quan tâm tới các
yếu tố phát triển bền vững vì vậy pháp luật việt nam quy định khá chặt
chẽ các điều khoản về chất lượng sản phẩm cũng như các chỉ số môi
trường ( ví dụ :Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản
xuất xi măng … , quy định chất lượng xi măng việt nam …. ) những quy
định khắt khe luôn là một yêu cầu lớn đối với doanh nghiệp : vừa phải
đảm bảo chất lượng mà giữ nguyên giá thành . đầu tư cho công nghệ xử
lí chất thải khí thải là không nhỏ
1.4 công nghệ - yếu tố tự nhiên
-Công nghệ yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất đối với công ty
cổ phần xi măng tuy nhiên

+các dây truyền sản xuát chinhs đặc biệt trong các công ty thành lạp từ
những ngày đầu đã trở nên lạc hậu cũ kĩ hư hỏng bộ phận
+chi phí đầu tư cho công nghệ là rất lớn
 quá trình tái đầu tư công nghệ sản xuất gặp khó khăn và yếu
tốcông nghệ sẽ tạo ra nhưng lợi thế hoạc khó khăn đối với từng
doanh nghiệp khi xét tới cạnh tranh cùng ngành
- tự nhiên
+Việt nam nằm ở vị trí cửa ngõ biển đông và chung biên giới với 3
nước vì vậy thuận lợi cho việc tiêu thụ xuất khẩu sản phẩm
+khí hậu thất thường , hay xảy ra thiên tai : khiến cho việc xây dựng
trì truệ , khai thác nguyên nhiên vật liệu gặp khó khăn => gây khó khăn
cho việc nhập nguyên nhiên vạt liệu và tiêu thụ sản phẩm
+nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn về đá ,đất sét , than … => việ tìm
kiếm nguyên nhiên liệu cho ngnhf công nghiệp xi măng khá dễ dàng
2 Vi MÔ
Mô hình 5 tác động
2.1, đối thủ cạnh tranh cùng ngành( cạnh tranh nội bộ ngành ):
+ Tình trạng ngành :
- Hiện tại có 46 doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam đã và đang sản
xuất cùng loại sản phẩm với công ty chúng tôi (công ty công nghiệp xi
măng việt nam , công ty xi măng hoành thạch , công ty CP XM Bút
Sơn , công ty CP XD Hoàng Mai . công ty xi măng Hải Phòng , công ty
CP XM Hà Tiên , Công ty cổ phần xi măng Hải Vân , công ty cổ phần
thạch cao xi măng , công ty cổ phần VLXD Xây lắp Đà Nẵng , công ty
cổ phần thương mại xi măng , công ty cổ phần vật tư vận tải Xi măng ,
công ty cổ phần xi măng Nghi Sơn….)
- 9 công ty sắp đi vào hoạt động
+ Cấu trúc ngành : công nghiệp xi măng ở Việt Nam hiện nay vẫn hoạt
động theo cấu trúc phân tán , các doanh nghiệp tự do cạnh tranh với
nhau

+ Rào cản rút lui khỏi ngành :
- công nghiệp xi măng là một trong những ngành có số doanh nghiệp có
vốn đầu tư của nhà nước chiểm tỉ trọng cao trong cơ cấu phân chia loại
hình doanh nghiệp theo nguồn gốc vốn đầu tư vì vậy việc một doanh
nghiệp trong ngành xi măng muốn rút lui khỏi ngành là không dễ ràng
bởi nó chịu sự chi phối của cả nhà nước và các cá nhân ( cổ đông … )
- chi phí đầu tư vốn ban đầu cho dây chuyền sản xuất xi măng rất lớn =>
khó rời bỏ ngành
-Tuy nhiên hiện nay kinh tế lũng đoạn , cung xi măng > cầu xi măng
=> các doanh nghiệp đình đốn không có ý định rời bỏ ngành nhưng có
khả năng sát nhập rất lớn
* công nghiệp xi măng là một nghành công nghiệp có tốc độ tăng
trưởng ổn định trong những năm gần đây , sản lượng sản xuất và tiêu thụ
hang năm vẫn tăng , với cấu trúc phân tán nghành công nghiệp xi măng
cạnh tranh công bằng tác động qua lại nhưng không chi phối nhau ,
những rào cản rút lui khỏi ngành là rất lớn và hiện nay các doanh
nghiệp xi măng trong làm ăn khó khăn kinh tế chậm tăng trưởng đã lựa
chọn chiến lược mua bán sát nhập chứ không phải rời bỏ ngành
2.2 : cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn
- đối thủ tiền ẩn lớn nhất được dự đoán sẽ là các doanh nghiệp ngành
than
-lợi thế của ngành công nghiệp xi măng là vốn đầu tư cố định khá lớn
tạo rào cản cho sự ra nhập ngành
- thị trường xi măng việt nam đang dư cung bởi vậy nguy cơ các doanh
nghiệp ngoài ngành lấn san là không cao
2.3 nhà cung cấp
- nguyên liệu chủ yếu của xi măng là đá vôi và đát xét nguồn nguyên
liệu này tương đối dễ tìm kiếm với công ty nên sức ép từ nhà cung cấp
nguyên liệu là không lớn
- Tuy nhiên nguồn nhiên liệu chủ yếu lại là than và điện , ngành điện

độc quyền , ngành than độc quyền nhóm lại tập trung ở khu vực bắc bộ
bởi vậy mức giá dầu vào nguyên liệu mà doanh nghiệp phải chịu luôn là
giá độc quyền từ nhà cung cấp nhiên liệu => tạo bất lợi cho công ty
2.4 khách hàng – nhà phân phối
- khách hàng có nhiều sự lựa chọn giữa các thương hiệu xi măng
khác nhau
- nhà phân phối có thể lựa chọn phân phối các loại sản phẩm khác
nhau khi thị trường đa dạng hoá sản phẩm
 khách hàng và nhà phân phối luôn là sức ép đối với các doanh
nghiệp trong thị trường cạnh tranh , , khách hàng và nhà phân
phối có nhiều sự lựa chọn điều đó đặt ra cho sức ép yêu cầu cho
công ty phải đồng thời bảo chất lượng tốt nhất và giá thành rẻ
nhất tới tay người tiêu dùng
2.5 sản phẩm thay thế
- sản phẩm thay thế của những sản phẩm của công ty chúng tôi chủ
yếu là vôi và bột đá tuy nhiên gần đây những sản phẩm này không
còn được ưa chuộng nữa (những năm trước đây trong xây dựng
người ta có phan chia tỉ lệ giữa hồ vôi và xi măng tuy nhiên : đời
sống nâng cao + yêu cầu về độ bền đẹp của công trinh lớn hơn
trong khi đó việc sử dựng nhiều vôi tôi khiến cho dộ bền của công
trình không đạt hiệu suất cao , độ kết dính của vôi thấp kém bền,
mặt khác do việc sản xuát vôi gây ô nhiễn nặng nề đối với môi
trường => những năm gần đây từ thành thị tới nông thôn người ta
đã loại bỏ gần như hoàn toàn vôi ra khỏi vật liệu xây dựng)
- trong tương lai : tại mỹ : Trung tâm công nghệ trenchless của
trường đại học công nghệ Louisiana đã nghiên cứu ra một loại xi
măng mới là xi măng polime thân thiện với môi trường và có vòng
đời lớn hơn xi măng thông thường , hứa hẹn sẽ là một sản phẩm
thay thế đầy tính nguy cơ
III : CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1: môi trường doanh nghiệp thông qua mô hình SWOT
S
- uy tín thương hiệu lớn
- lao động có trình độ, tay nghề
cao (tất cả các công nhân
tham gia sản xuất đều có
bằng cao đẳng ngề và được
đào tạo chuyên về xi măng )
- R&D mạnh : đội ngũ R&D
thuộc phòng kinh tế kế hoạch
có trình độ cao giàu kinh
nghiệm
- Khả năng tụ chủ về nguyên
liệu đem lại hiệu quả hoạt
động
- Hệ thống dây truyền tiên tiến
của khu vực ,đầu tư hợp lí
hoạt động hiệu quả
W
-sự không đồng bộ trong công nghệ
-hoạt động makerting còn yếu,
phương tiện vận tải chưa ổn định,
sản lượng vận tải bằng đường sắt
giảm, hệ thống bán hàng cồng
kềnh; Chi phí bán hàng còn cao.
- nguồn vốn vay nợ lớn
-sức mạnh đàm phán nhiên liệu
thấp ( do nhiên liệu độc quyền)
- sự cạnh tranh gay gắt về giá từ
các công ty mới ra nhập ngành có

công nghệ tiên tiến hơn
- Danh mục sản phẩm đa dạng
- Mạng lưới phân phối và bán
hang tộng khắp
- Kinh nghiệm quản lí tốt
( trong kinh tế khó khăn các
doanh nghiệp xi măng đình
đốn n cty vẫn có lợi nhuận
cao trong 6 năm lien tiếp
2007-2012)
O
- Thị trường xuất khẩu dễ thâm
nhập( sản phẩm đã xuất khẩu
sang lào)
- Cơ hội từ thương vụ M&A
mua lại 77% thị phần công ty
xi măng miền trung
- Các gói kích cầu xây dựng
của chính phủ giai đoạn
2010-2020 được triển khai
T
- Sự hợp tác giữa các công ty
xi măng tây bắc bộ và các
doanh nghiệp ngành than
- Sự tăng giá nhiên liệu
- M&A trong công nghiệp xi
măng
- Đối thủ cạnh tranh trong
nước ngành cang gia tăng
- Sự xâm nhập của các doanh

nghiệp xi măng nước ngoài
- tăng lãi suất
- Nguy cơ bị thâu tóm của từ
nhà đầu tư nước ngoài
- Nguy cơ từ biến đổi khí hậu
(vị trí địa lí của công ty , đặc thù
ngành đều chịu ảnh hưởng )
2: Sứ mệnh – slogan-logo ( hoạch định của doanh nghiệp)
- Sứ mệnh
“ giữ vững truyền thống là một trong những đơn vị đầu ngành của công
nghiệp xi măng , phát huy truyền thống đơn vị anh hùng hướng tới mục
tiêu xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững ,thông qua việc
tuyển dụng bồi dưỡng nguồn lao động chất lượng cao vững tay nghề và
sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực công nghệ,tự nhiên nhằm cung
cấp cho thị trường nhưng sản phẩm xi măng đạt tiêu chuẩn quốc tế với
giá thành hợp lí nhất đến tay người tiêu dùng và mở khu công nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng lớn nhất Bắc Trung Bộ, cung cấp vật liệu xi
măng cho cả nước và phục vụ các công trình trọng điểm quốc gia”
Với sứ mệnh đặt ra công ty cổ phần xi măng bỉm sơn đã xác định mục
tiêu tổng quát:
- Duy trì thị trường trong nước và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh
đồng thời tăng năng suất và đem lại hiệu quả cao cho công ty.
- Huy động vốn của toàn xã hội và của các cổ đông nhằm nâng cao sức
cạnh tranh trên thị trường, tạo điều kiện để người lao động, người có cổ
phần trong công ty và những người góp vốn được làm chủ thực sự doanh
nghiệp.
- Thiết lập phưng thức quản lý tiên tiến, tạo động lực thúc đẩy Công ty
làm ăn có hiệu quả cao, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho
người lao động, nâng cao lợi tức cho cổ đông, tăng nguồn thu cho ngân
sách Nhà nước.

-Phát triển nội lực, coi trọng hợp tác với các đối tác dưới nhiều hình thức
nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và sức mạnh của Công ty.
Slogan
“ Niềm tin của người sử dụng- sự bền vững của những công trình” là
phương châm hoạt động của công ty cpxm Bỉm sơn, là kim chỉ nam
xuyên suốt trong quá trình phát triển của công ty , là mục tiêu phấn đấu
đối với cán bộ công nhân viên công ty là một thách thức yêu cầu họ
luôn lao động sáng tạo, tích cực để tạo dựng và giữ vững niềm tin nơi
khách hàng.
Logo
-Biểu tượng con voi là biểu tượng truyền thống của xi măng bỉm sơn ,
đối với những khách hang của công ty biểu tượng này trở nên vô cùng
quen thuộc
-Vicem là tên gọi chung thống nhất của toàn ngành xi măng
- Logo là lời khẳng định chất lượng sản phẩm của công ty đối với người
tiêu dùng
2. Chiến lược kinh doanh mà công ty đang theo đuổi
- để hiện thực hoá sứ mệnh của mình , từ những điểm mạnh ,yếu ,
cơ hội và nguy cơ của mình. công ty cổ phần xi măng bỉm sơn đã
có những chiến lược kinh doanh hiệu quả để ngày hôm nay trong
sự khó khăn của nền kinh tế nói chung trong sự đình đốn của công
nghiệp xi măng công ty vẫn đạt mức tăng trưởng dương đạt lợi
nhuận
Năm Lợi nhuận
2010 64.254.151.367= 64 tỷ đồng
2011 57.303.341.283=57 tỷ
2012 91.865.485.318 =91 tỷ
 Chiến lược hội nhập dọc
Là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng xi măng ,
trước những xu hướng mới của nền kinh tế tận dụng những nguồn lực

sẵn có nhà quản trị doanh nghiệp cùng cán bộ công nhân viên đã xây
dựng hoạt động mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh theo hướng
hội nhập dọc nhằm tiết kiệm chi phí để tối đa hoá lợi nhuận bởi vậy
ngoài sản xuất xi măng công ty cổ phần xi măng Bỉm sơn còn:
-tham gia khai thác khoang sản phục vụ cho việc sản xuất xi măng
đồng thời kinh doanh xăng dầu và mở các nhà xưởng hoạt động trong
lĩnh vực sửa chữa bảo dưỡng máy móc ( ngược chiều)
-xây dựng hệ thống phân phối bán hàng , mở các văn phòng đại diện
phân phối sản phẩm (xuôi chiều )
 Chiến lược M&A ( mua bán sát nhập)
03/05/2013 công ty ccổ phần xi măng bỉm sơn đã công bó mua lạ
77% cổ phần công ty cổ phần xi măng miền chúng và tiếp nhận dự án
trạm nghiền Đại Việt (Quảng Ngãi )
=> từ sự phân tích mô hình SWOT tới việc tìm hiểu về quá trình hoạch
định của công ty ( mục tiêu chiến lược , sứ mệnh , slogan ) tới việc xác
định những chiến lược mà công ty đang theo đuổi chúng ta thấy rằng
công ty đang có những điểm mạnh và cơ hội rất lớn với những mục tiêu
cụ thể rõ ràng những chiến lược đột phá đã và đang mang lại hiệu quả
kinh doanh cho công ty , tuy nhiên những nguy cơ trong tương lai và
những yếu kém hiện tại cũng như việc lựa chọn chiến lược tăng trưởng,
cạnh tranh , tài chính nhân lực phù hợp từng thời kì luôn là một thách
thức đối với sự phát triển bền vững của công ty và yêu cầu sự chính xác
nhạy bén của các cấp chiến lược đặc biệt là CEO
PHÂN4: CƠCẤU TỔ CHỨC
1: cơ cấu chức năng
Trong mỗi doanh nghiệp thì tinh hinh tổ chức kinh doanh hợp li hay không có tính chất quyết
định đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.Công ty cổ phần xi măng bỉm sơn là
một doanh nghiệp có quy mô lớn,cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty gồm 17
phòng ban.11 xương sản xuât,9 chi nhánh và môt chi nhánh tại lào được đặt dưới sự chỉ đạo đại
hội cổ đông ,hội đồng quản tri ,ban kiểm soát ,1 giám đốc và 3 phó giám đốc .Toàn bộ được thể

hiện dưới sơ đồ sau:
Sơ đồ4.1:Mô hình cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanhcuar công ty cp xi măng bỉm sơn
4.1.2 Bộ phận quản lý,chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý
-Đại hội cổ đông :gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết la cơ quan quyết đinh cao nhất
của công ty.Họp ít nhất mỗi năm 1 lần theo trong thời hạn quy định của pháp luật,quyết định đến
các vấn đề sau:
+ Quyết định sửa đổi ,bổ sung điều lệ công ty
+Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty
+Quyết định cổ phần
+Quyết định các tổ chức hằng năm của từng loại cổ phần.
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiễm soát.
+Quyết định mức thù lao và các quyền lợi khác của thành viên hội đồng quản trị, Ban
kiễm soát và thư ký công ty.
+Thông qua báo cáo tài chình năm của công ty, báo cáo Kiễm soát.
+Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầutư của năm
tài chính mới.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẫm quyền
của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên do Hội đồng cổ đông bầu
hoặc ủy nhiệm. Mỗi thành viên hội đồng quản trị có nhiệm kỳ tối đa 5 năm và có thể
được bầu lại tại Đại hội cổ đông tiếp theo.
- Ban kiễm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội cổ đông, do Đại hội cổ đông bầu ra. Ban
kiễm soát có nhiệm vụ kiễm tratinhs hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt dông, báo
cáo tài chính công ty, Ban kiễm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban
giám đốc.
- Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của công ty là người điều hành mọi hành
động chằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
- Các phó giám đốc:Mỗi phó giám đốc chịu trách nhiệm 3 mảng khác nhau, gồm:
+ Phó giám đốc phụ trách nội chính- kinh doanh phụ trách quản lý, chỉ đạo điều phối

hoạt động của các chi nhánh, và hoạt động của các chi nhanh và hoạt động y tế, công tác
đời sống xã hội, bảo vệ an ninh trật tự chính trị trong công ty.
+ Phó giám đốc phụ trách sản xuất có trách nhiệm chỉ đạo điều hành và tổ chức sản xuất
đơn vị trong công ty ,đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện liên tục , an toàn, đảm
bảo chất lượng sản phẫm, dáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý,
năm.
+ Phó giám đốc phụ trách cơ điện có trách nhiệm quản lý một số phân xưởng sản xuất
phụ có tính phục vụ đảm bảo quá trình cung cấp điện năng cho sản xuất một cách liên tục
đồng thời quản lý việc sữa chữa, bảo trì máy móc, công trình đảm bảo cho máy móc hoạt
động ổn định liên tục.
- Một số phòng ban: Văn phòng,phòng tổ chức lao động, phòng kế toán thống kê tài
chính, phòng kinh tế- kế hoạch.
*Phòng kế toán thống kê tài chính:
Chức năng:Quản lí tài chính và các hoạt động kinh tế tài chính trong công ty chỉ đạo toàn
bộ công tác kế toán theo pháp lệnh
Nhiệm vụ:quản lí theo dõi tài chính thu chi tiên tệ, các nguồn vốn.chứng từ hóa đơn đúng
quy định.Nói chung là giám sat băng tiền đối với tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh
như là:xây dưng kế hoạch giá thành sản phẩm.,cập nhập số liệu ,phản ánh chính xác,đầy đủ kịp
thời
*Phòng vật tư thiết bị :
Chức năng:tổ chức ,chỉ đạo và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư thiết bị ,nguyên vật
liệu ,phụ tùng sản xuất kinh doanh
Nhiệm vụ: theo dõi cung ứng vật tư,máy móc thiết bị như :tổng hợp vật tư thiết và cân
đối nhu cầu vật tư,mua sắm,nghiệm thu vật tư thiết bị hằng năm.lập báo cáo thực hiện kế hoạch
theo đúng quy định bảo đảm duy trì hệ thống quản lí chất lương của công ty.
*Phòng cơ khí:
Phòng cơ khí có chức năng quản lý các kỷ thuật cơ khí các thiết bị trong dây chuyền sản
xuất của Công ty, nhằm đảm bảo các máy móc, thiết bị hoaatj động an toàn, ổn định đạt năng
suất và hiệu quả cao.
Nhiệm vụ: Theo dõi tình hình hoạt động của các thiết bị; Lập kế hoạch sửa chửa định kỳ

của dây chuyền công nghệ, và các thiết bị gia công cơ khí, lập quy trình vận hành sử dụng các
thiết bị gia công cơ khí bảo dưỡng sữa chửa các máy móc thiết bị, hưỡng daanxx thực hiện các
quy trình quy phạm, cấp phát vật tư phụ tùng cho công ty, đánh giá chất lượng tình trạng móc,
kiễm tra tình trạng kỹ thuật, nghiên cứu cải tiến kỷ thuật, áp dụng công nhệ tiên tiến…
*Phòng năng lượng:
Chức năng quản lý kỷ thuật lĩnh vực điện, điện tự động, nước, khí nén, thiết bị lọc bụi
của công ty nhằm đảm bảo các thiết bị an toàn ổn định.
Nhiệm vụ: Theo dõi tình hình liên quan đên việc cung cấp năng lượng cho sản xuất và
các thiết bị điện. tổ chức công tác kiểm tra ,kiễm định. Tiêu chuẩn các thiết bị điện, các thiết bị
bảo vệ dụng cụ đo lường. Xây dựng chỉ đạo, thực hiện định mức tiêu hao điện năng, nước, khí
nén.
*Phòng kỹ thuật sản xuất:
Chức năng: Quản lý kỹ thuật công nghẹ sản xuất xi măng đúng chất lượng theo quy định,
quản lý chặt chẽ các quy trình sản xuất sản phẫm, tiến độ kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả kinh tế
cao….
Nhiệm vụ: Theo dõi hoạt động sản xuất cảu phân xưởng sản xuất chính và phụ, theo dõi
kiễm tra chất lượng sản phẫm, vận hành các thiết bị công nghẹ hướng dẫn thực hiện quy trình
trong quá trình sản xuất, theo dõi sử chửa phanf công nghệ, thiết bị công nghê, xây dựng các quy
định và chủ trì tổ chức nghiệm thu sản phẫm để nắm bắt được nhu cầu người tiêu dùng, cải tiến
chất lượng mẫu mã đáp ứng nhu cầu thị trường.
• Phòng kinh tế kế hoạch
Chức năng: định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh,xây dựng toàn bộ hệ thống kế
hoạch thuộc các lĩnh vực của công ty, Cả về các mặt công tác quản lý kinh tế sữa chữa
hợp đồng kinh tế thương mại.
Nhiệm vụ: Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh và xây dựng đầu tư của công ty,
kiễm tra theo dõi việc thực hiện kế hoạch của tùng đơn vị, tổng hợp kết quả sản xuất kinh
doanh, tiêu thụ sản phẫm, quản lý chỉ đạo kỹ thuậ, tổ chức bảo quản, quản lý, lưu trữ các
tài liệu kế hoạch, giữ gìn tài liệu,số liệu kế hoạch theo quy định…
• Phòng tổ chức lao động
• Chức năng: Tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ

chức quản lý lao đông + tiền lương,, tiền thưởng và chế độ chính sách. Công tác đào
tạo và bồi dưỡng, khen thưởng và kỷ luật….nhằm nâng cao năng suất lao động, hiểu
quả sử dụng nguồn lực.
Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch LĐTL, kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp đội ngủ cán bộ công
nhân phù hợp với trình độ và năng lực, quản lý cán bộ công nhân viên về phẫm chất, đạo
đức, năng lực, xây dựng định mức lao động, cấp bậc công việc, đơn giá tiền lương,hình
thức trả lương, phân phối tiền Xã hội, bảo hiễm y tê, lao động, tiền lương, thưởng theo
đúng quy địnhcủa nhà nước……
2: Nhận xét về sơ đồ bộ máy công ty
-Công ty tổ chư s bộ máy quản lí như thế nào ?( theo địa lí , sản phẩm hay chức năng
hay kêtts hop ntn ….
- tổ chức như vậy tạo thuận lợi j
Tổ chức như vậy tạo khó khăn gì
( anh làm e vs , e mở mắt k dc các bạn k biết lam
_
qNhư vậy ta thấy bộ phận quản lý và các phòng ban của công ty được bố khá gần với
khối sản xuất vì vậy việc quản lý trực tiếp của ban lãnh đạo đối với các phân xưỡng
sản xuất là rất dễ dàng, thuận tiện. Tạo kiện tốt cho việc sản xuất kinh doanh của
công ty.
PHẦN 5 CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO
-

×