Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Đề cương các môn học kì 1 lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.61 KB, 125 trang )

Đề cương các môn học lớp 8 HKI
Đề cương Vật Lý
A. Lý thuyết:
Câu 1: Nêu dấu hiệu để biết một vật đang chuyển động hay đứng yên?
 Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với
vật mốc.
 Khi vị trí của một vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên
so với vật mốc.
Câu 2 : Nêu thí dụ về chuyển động cơ?
 Đoàn tàu rời ga, nếu lấy nhà ga làm mốc thì vị trí của đoàn tàu thay đổi so với nhà
ga. Ta nói, đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga. Nếu lấy đoàn tàu làm mốc thì vị trí
của nhà ga thay đổi so với đoàn tàu. Ta nói, nhà ga chuyển động so với đoàn tàu.
Câu 3: Nêu tính tương đối của chuyển động và đứng yên?
 Một vật vừa có thể chuyển động so với vật này, vừa có thể đứng yên so với vật
khác. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối, phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Câu 4: Nêu ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ?
 Hành khách ngồi trên toa tàu đang rời ga :
- Nếu lấy nhà ga làm mốc, thì hành khách đang chuyển động so với nhà ga.
- Nếu lấy đoàn tàu làm mốc, thì hành khách đứng yên so với đoàn tàu và nhà ga chuyển
động so với đoàn tàu.
Câu 5: Nêu ý nghĩa của vận tốc? Viết công thức tính tốc độ? Nêu đơn vị đo của tốc
độ?
 Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác
định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
 Công thức tính vận tốc: v=
t
s
trong đó: v là tốc độ của vật.
s là quãng đường đi được.
t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
 Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian. Đơn vị hợp


pháp của tốc độ là mét trên giây (m/s) và ki lô mét trên giờ (km/h).
Câu 6: Thế nào là chuyển động đều, thế nào là chuyển động không đều?
 Chuyển động đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
 Chuyển động không đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Câu 7: Tốc độ trung bình của chuyển động không đều được tính bằng công thức
nào?
 Tốc độ trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính
bằng công thức: v
tb
=
t
s
hoặc v
tb
=
21
21
tt
SS
+
+

 trong đó : vtb là tốc độ trung bình.
s là quãng đường đi được.
t là thời gian để đi hết quãng đường.
Câu 8: Nêu kết quả tác dụng của lực? Cho thí dụ?
 Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó bị
biến dạng.
 Thí dụ: ……
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)

Đề cương các môn học lớp 8 HKI
Câu 9: Vì sao nói lực là một đại lượng vectơ?
 Vì lực có phương, chiều và độ lớn.
Câu 10 : Thế nào là hai lực cân bằng?
 Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương
nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều nhau.
Câu 11 : Nêu ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động ?
 Ôtô (xe máy) chuyển động trên đường thẳng nếu ta thấy đồng hồ đo tốc độ chỉ một
số nhất định, thì ôtô (xe máy) đang chuyển động thẳng đều và chúng chịu tác dụng của
hai lực cân bằng: lực đẩy của động cơ và lực cản trở chuyển động.
Câu 12: Nêu quán tính của một vật là gì?
 Quán tính: Tính chất của mọi vật bảo toàn tốc độ của mình khi không chịu lực nào
tác dụng hoặc khi chịu tác dụng của những lực cân bằng nhau.
 Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ đứng yên, đang
chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển
động theo quán tính.
 Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi tốc độ đột ngột vì có quán tính.
Câu 13:Tại sao người ngồi trên ô tô đang chuyển động trên đường thẳng, nếu ô tô
đột ngột rẽ phải thì hành khách trên xe bị nghiêng mạnh về bên trái?
Câu 14: Tại sao xe máy đang đứng yên nếu đột ngột cho xe chuyển động thì người
ngồi trên xe bị ngả về phía sau?
Câu 15: Tại sao người ta phải làm đường băng dài để cho máy bay cất cánh và hạ
cánh?
Câu 16: Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào? Cho thí dụ?
 Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật chuyển động trượt trên mặt một vật khác và
cản lại chuyển động ấy
 Khi phanh xe, bánh xe ngừng quay. Mặt lốp trượt trên đường xuất hiện ma sát trượt
làm xe nhanh chóng dừng lại;
 Ma sát giữa dây cung ở cần kéo của đàn nhị, violon với dây đàn.
Câu 17: Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? Cho thí dụ?

 Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật chuyển động lăn trên mặt một vật khác và cản
lại chuyển động ấy.
 Khi đá quả bóng lăn trên sân cỏ, quả bóng lăn chậm dần rồi dừng lại. Lực do mặt
sân tác dụng lên quả bóng, ngăn cản chuyển động lăn của quả bóng là lực ma sát lăn.
 Ma sát giữa trục quạt bàn với ổ trục.
Câu 18: Nêu đặc điểm của lực ma sát nghỉ, cho thí dụ về lực ma sát nghỉ?
 Đặc điểm:
+ Cường độ thay đổi tuỳ theo lực tác dụng lên vật
+ Luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực tác dụng lên vật
 Thí dụ:
+ Trong đời sống, nhờ ma sát nghỉ người ta mới đi lại được, ma sát nghỉ giữ bàn chân
không bị trượt khi bước trên mặt đường.
Câu 19: Đề ra cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số
trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật?
 Ma sát có lợi: Ta làm tăng ma sát.
- Bảng trơn, nhẵn quá không thể dùng phấn viết lên bảng.
Biện pháp: Tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát trượt giữa viên phấn với bảng.
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
- Khi phanh gấp, nếu không có ma sát thì ô tô không dừng lại được.
Biện pháp: Tăng lực ma sát bằng cách tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp xe ô tô.
 Ma sát có hại: Ta làm giảm ma sát.
- Ma sát trượt giữa đĩa và xích làm mòn đĩa xe và xích nên cần thường xuyên tra dầu, mỡ
vào xích xe để làm giảm ma sát.
- Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng đồ khi đẩy. Muốn giảm ma sát, dùng
bánh xe lăn để thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn bằng cách đặt thùng đồ lên bàn có
bánh xe.
Câu 20: Áp lực là gì?
 Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Câu 21: Áp suất là gì? Công thức tính áp suất?

 Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
 Công thức tính áp suất :P =
S
F
trong đó :P là áp suất
F là áp lực, có đơn vị là niutơn (N)
S là diện tích bị ép, có đơn vị là mét vuông (m
2
)
 Đơn vị áp suất là paxcan (Pa)
1 Pa = 1 N/m
2
Câu 22: Khi qua chỗ bùn lầy, người ta thường dùng một tấm ván đặt lên trên để đi.
Hãy giải thích tại sao?
Câu 23:Tại sao lưỡi dao, lưỡi kéo phải mài sắc?
Câu 24: Nêu đặc điểm của áp suất trong lòng chất lỏng? Công thức tính áp suất chất
lỏng?
 Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng
nằm ngang (có cùng độ sâu h) có độ lớn như nhau.
 Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h; trong đó: p là áp suất ở đáy cột chất lỏng;
d là trọng lượng riêng của chất lỏng; h là chiều cao của cột chất lỏng.
Câu 25: Nêu đặc điểm của bình thông nhau? Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
của máy ép thủy lực?
 Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất
lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng ở một độ cao.
 Cấu tạo: Bộ phận chính của máy ép thủy lực gồm hai ống hình trụ, tiết diện s và S
khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng. Mỗi ống có 01 pít tông.
 Nguyên tắc hoạt động: Khi ta tác dụng 01 lực f lên pít tông A. lực này gây một áp
suất p lên mặt chất lỏng p =
S

f
áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn tới pit
tông B và gây ra lực F nâng pít tông B lên.
Câu 26: Giải thích vì sao khi lặn xuống sâu ta cảm thấy tức ngực?
Câu 27: Mô tả hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển?
 Khi cắm ngập một ống thủy tinh (dài khoảng 30cm) hở 02 đầu vào một chậu nước,
dùng tay bịt đầu trên của ống và nhấc ống thủy tinh lên, ta thấy có phần nước trong ống
không bị chảy xuống.
 Phần nước trong ống không bị chảy xuống là do áp suất không khí bên ngoài ống
thủy tinh tác dụng vào phần dưới của cột nước lớn hơn áp suất của cột nước đó. Chứng tỏ
không khí có áp suất.
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
 Nếu ta thả tay ra thì phần nước trong ống sẽ chảy xuống, vì áp suất không khí tác
dụng lên cả mặt dưới và mặt trên của cột chất lỏng. Lúc này phần nước trong ống chịu tác
dụng của trọng lực nên chảy xuống.
Câu 28: Mô tả hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét ?
 Nâng một vật ở dưới nước ta cảm thấy nhẹ hơn khi nâng vật trong không khí;
 Nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, thả tay ra quả bóng bị đẩy nổi lên mặt nước.
Câu 29: Lực đẩy Acsimet là gì? Viết công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimet, nêu
đúng tên đơn vị đo các đại lượng trong công thức.
 Mọi vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ
lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-
mét.
 Công thức lực đẩy Ác - si - mét: F
A
= d.V
 Trong đó: FA là lực đẩy Ác-si-mét (N); d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3);
V là thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).
Câu 30: Nêu điều kiện nổi của vật?

 Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng (P) của
vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA) thì:
+ Vật chìm xuống khi: FA < P.
+ Vật nổi lên khi: FA > P.
+ Vật lơ lửng khi: P = FA
 Khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì lực đẩy Ác-si–mét được tính bằng biểu
thức: FA = d.V; trong đó: V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, d là trọng
lượng riêng của chất lỏng.
Câu 31: Nêu ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công?
 Một người kéo một chiếc xe chuyển động trên đường. Lực kéo của người đã thực
hiện công.
 Người lực sĩ cử tạ đỡ quả tạ ở tư thế đứng thẳng, mặc dù rất mệt nhọc nhưng người
lực sĩ không thực hiện công.
Câu 32: Viết công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với
hướng dịch chuyển của điểm đặt lực? Nêu được đơn vị đo công.
 Công thức tính công cơ học:
 A = F.s; trong đó: A là công của lực F; F là lực tác dụng vào vật (N); s là quãng
đường vật dịch chuyển theo hướng của lực (m).
 Đơn vị của công là Jun, kí hiệu là J
 1J = 1N.1m = 1Nm
B. Bài tập:
Bài 1: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Cho biết quãng
đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 108km. Tính tốc độ của ô tô ra km/h, m/s.
Bài 2: Một người đi xe đạp trên một đoạn đường dài 1,2km hết 6 phút. Sau đó người đó
đi tiếp một đoạn đường 0,6km trong 4 phút rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của
người đó ứng với từng đoạn đường và cả đoạn đường?
Bài 3: Một bánh xe xích có trọng lượng 45000N, diện tích tiếp xúc của các bản xích xe
lên mặt đất là 1,25m
2
.

a) Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất.
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
b) Hãy so sánh áp suất của xe lên mặt đất với áp suất của một người nặng 65kg có diện
tích tiếp xúc hai bàn chân lên mặt đất là 180cm
2
. Lấy hệ số tỷ lệ giữa trọng lượng và khối
lượng là 10.
Bài 4: Một thùng cao 80cm đựng đầy nước, tính áp suất tác dụng lên đáy thùng và một
điểm cách đáy thùng 20cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m
3
.
Bài 5: Một vật có khối lượng 682,5g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5g/cm
3
được
nhúng hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m
3
. Lực đẩy Ác-
si-mét tác dụng lên vật là bao nhiêu?
Bài 6: Một vật có khối lượng 500g, rơi từ độ cao 20dm xuống đất. Tính công của trọng
lực?
Bài 7: Một đầu máy xe lửa kéo các toa bằng lực F = 7500N. Tính công của lực kéo khi
các toa xe chuyển động được quãng đường s = 8km.



































Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
Đề cương Công Nghệ

Bài 1:Vai trò của bản vẽ kĩ thuật:
I. Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất:
-Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống.
II. Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống:
-Trong cuộc sống<chúng ta thường xuyên sử dụng những sản phẩm do con người tạo ra,
các loại máy móc kèm theo bản chỉ dẫn, cách sử dụng,
III. Bản vẽ dùng trong cac lĩnh vực kĩ thuật:
-Bản vẽ kĩ thuật được dùng trong các lĩnh vực:
+Cơ Khí +Nông nghiệp +Điện lực
+Kiến trúc +Quân sự +Xây dựng
+Giao thông
Bài 2: Hình chiếu:
I/ Khái niệm :
- Hình chiếu là hình nhận được trên mặt phẳng khi ta chiếu một nguồn sáng.
II/ Các phép chiếu :
- Có 3 phép chiếu: +Phép chiếu xuyên tâm
+Phép chiếu song song
+Phép chiếu vuông góc
III/ Các hình chiếu vuông góc :
1.Các mặt phẳng chiếu : 2.Các hình chiếu:
+Mặt phẳng chiếu đứng. +Hình chiếu đứng.
+Mặt phẳng chiếu cạnh. +Hình chiếu cạnh.
+Mặt phẳng chiếu bằng. +Hình chiếu bằng.
VI/ Vị trí các hình chiếu :
- Hình chiếu đứng trực diện .
- Hình chiếu bằng bên dưới hình chiếu đứng.
- Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
Bài 4: Bản vẽ các khối đa diện
I/ Khối đa diện :
-Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng

II/ Hình hộp chữ nhật :
- Khái niệm : Hình hộp chữ nhật được bao quanh bởi sáu hình chữ nhật
- Hình chiếu :

nh
Hình
chiếu
Hình
dạng
Kích thước
1 Đứng Chữ nhật Chiều dài(a) , chiều cao(h)
2 Cạnh Chữ nhật Chiều dài(a) , chiều rộng(b)
3 Bằng Chữ nhật Chiều cao(h), chiều rộng(b)
II/ Hình lăng trụ đều :
- Khái niệm : Hình lăng trụ đều được bao bởi hai mặt đáy là hai hình đa giác đều
bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau .
- Hình chiếu :
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
Hìn
h
Hình
chiếu
Hình
dạng
Kích thước
1 Đứng 2 Chữ
nhật
Chiều dài, cạnh đáy, chiều cao.
2 Bằng Tam giác Chiều dài, cạnh đáy, chiều cao

đáy.
3 Cạnh Chữ nhật Chiều cao, chiều đáy.
IV/ Hình chóp đều :
- Khái niệm : Hình chóp đều được bao bỏi mặt đáy là một hình đa giác đều và mặt
bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
- Hình chiếu :
Hình Hình
chiếu
Hình dạng Kích thước
1 Đứng Tam giác Chiều dài, cạnh đáy, chiều cao hình
chóp.
2 Bằng Hình
vuông
Chiều dài, cạnh đáy.
3 Cạnh Tam giác Chiều cao, hình chóp, chiều dài, cạnh
đáy.
Bài 6:Bản vẽ các khối tròn xoay:
I.Khối tròn xoay:
-Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định của
hình .
II.Hình chiếu của hình trụ ,hình nón , hình cầu:
1.Hình trụ:
Hình chiếu Hình dạng Kích thước
Đứng Chữ nhật Chiều cao ,mặt đáy
Bằng Tròn Đường kính
Cạnh Chữ nhật Chiều cao,mặt đáy
2.Hình nón:
Hình chiếu Hình dạng Kích thước
Đứng Tam giác Chiều cao ,mặt đáy
Bằng Tròn Đường kính

Cạnh Tam giác Chiều cao,mặt đáy
3.Hình cầu:
Hình chiếu Hình dạng Kích thước
Đứng Tròn Đường kính
Bằng Tròn Đường kính
Cạnh Tròn Đường kính

B ài 8:Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật hình cắt:
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
1. Khái niệm về bản kĩ thuật:
-Bản vẽ kĩ thuật (bản vẽ) trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình
vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.
-Thường có hai loại bản vẽ: +Bản vẽ cơ khí .
+Bản vẽ xây dựng.
2. Khái niệm về hình cắt:
-Trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng hình cắt để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.
B ài 9: Bản vẽ chi tiết:
I.Nội dung của bản vẽ chi tiết:
-Bản vẽ chi tiết bao gồm: các hình biểu diễn,các kích thước và các thông tin cần thiết
khác để xác định chi tiết đó.
II.Đọc bản vẽ chi tiết:
Khung tên: Tên gọi chi tiết,vật liệu, tỉ lệ.
-Hình biểu diễn: Têngọi hình chiếu, vị trí hinh cắt.
-Kích thước:Kích thước chung của chi tiết, kích thước các phần của chi tiết.
-Yêu cầu kĩ thuật:Gia công ,xử lí bề mặt.
-Tổng hợp:Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết,công dụng của chi tiết.
BÀI 11:Biểu diễn ren:
I Chi tiết có ren: VD: nắp chai ,cổ chai ,đui bống đèn ,ốc vít,
-Công dụng:dùng để ghép nối các chi tiết có ren với nhau và dùng để truyền lực

II.Quy ước vẽ ren:
1.Ren ngoài (ren trục): là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết.
-Quy ước:+Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.
+Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.
+Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
+Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.
+Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh và bằng ¾ vòng.
2.Ren trong (ren lỗ): là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ.
Quy ước vẽ ren trục và ren lỗ khác nhau:+Vị trí nét liền đậm đỉnh ren và nét liền mảnh
vòng chân ren
-Ren ngoài:nét liền đậm đỉnh ren ở phía ngoài,nét liền mảnh chân ren ở phía trong và
vòng đỉnh ren phía ngoài,vòng chân ren phía trong.
-Ren trong:nét liền đậm đỉnh ren phía trong,nét liền mảnh chân ren ở phía ngoài và vòng
đỉnh ren phía trong, vòng chân ren phía ngoài.
Chú ý: Đường gạch gạch được kẻ đến đường đỉnh ren.
3. Ren bị che khuất:
- Đường đỉnh ren, đường chân ren, đường giừoi hạn ren đều vẽ bằng nét đứt
Bài 13: Bản vẽ lắp:
I. Nội dung bản vẽ lắp:
- Khái niệm: diễn tả hình dạng, kết cấu của một sản phẩm và vị trí tương quan giữa các
chi tiết máy của sản phẩm.
- Công dụng: Dùng trong thiết kế, chế tạo và sử dụng sản phẩm.
* Nội dung:- Hình biểu diễn gồm hình chiếu và hình cắt.
- Kích thước: - Kích thước chung của sản phẩm.
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
- Kích thước lắp của các chi tiết.
- Bảng kê: Số thứ tự, Tên gọi chi tiết, Số lượng
- Khung tên: Tên sản phẩm, Vật liệu , Tỉ lệ
II. Đọc bản vẽ lắp.

- Khung tên: Tên gọi sản phẩm, tỉ lệ bản vẽ .
- Bảng kê: Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết.
- Hình biểu diễn: -Tên gọi hình chiếu, hình cắt.
- Kích thước: Kích thước chung, Kích thước lắp giữa các chi tiết,Kích thước xác định
khoảng cách giữa các chi tiết.
Phân tích chi tiết: Vị trí các chi tiết.
Tổng hợp: Trình tự tháo, lắp,công dụng của sản phẩm.
Bài 14: Bản vẽ nhà
I. Nội dung bản vẽ nhà
- Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu
tạo của ngôi nhà.
- Công dụng: Dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà.
* Nội dung:
- Mặt bằng: Là hình cắt mặt bằng của ngôi nhà nhằm diễn đạt vị trí, kích thước của các
tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các thiết bị.
- Mặt đứng: là hình chiếu vuông góc các mặt ngoài ngôi nhà, lên mặt phẳng chiếu đứng
hoặc mặt phẳng chiếu cạnh nhằm biểu diễn hình dạng bên ngoài gồm mặt chính, mặt
bên…
- Mặt cắt là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt
phẳng chiếu cạnh nhằm biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
II. Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà.
III. Đọ bản vẽ nhà:
- Khung tên: Tên gọi ngôi nhà, tỉ lệ bản vẽ.
- Hình biểu diễn:Tên gọi hình chiếu,Tên gọi mặt cắt.
- Kích thước: Kích thước chung,Kích thước từng bộ phận.
- Các bộ phận.Số phòng,Số cửa đi và số cửa sổ,Các bộ phận khác.
Bài 17: Vai trò của cơ khí trong sản xuất và trong đời sống
I. Vai trò:
- Công dụng:
+ tạo ra các máy móc cơ khí thay lao động thủ công bằng lao động bằng máy tạo ra năng

suất cao.
+ Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người trở nên nhẹ nhàng hơn và thú vị
hơn.
+ giúp cho tầm nhìn con người mở rộng, khám phá không gian và thời gian.
II. Sản phẩm cơ khí quanh ta.
III. Sản phẩm cơ khí được hình thành như thế nào?
-Vật liệu cơ khí ( kim loại, phi kim) -> gia công cơ khí ( đúc hàn, rèn, cắt, gọt, nhiệt
luyện) -> chi tiết -> lắp ráp -> sản phẩm cơ khí.
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
Bài 18: Vật liêu cơ khí.
I. Các vật liệu cơ khí phổ biến
1. Vật liệu kim loại
a. Kim loại đen:
- Thành phần chủ yếu sắt, cácbon
- căn cứ vào tỉ lệ C trong vật liệu : + thép : Tỉ lệ C< 2,14%
- gang : tỉ lệ C > 2,14%
+ Thép chi hai kim loại – thép cácbon và thép hợp kim.
Tác dụng có tính cứng cao, chịu tôi, chịu mài mòn.
Công dụng: dùng để chế tạo dụng cụ gia đình, làm cốt thép cho bê tông.
+ Gang: gang xám, gang trắng và gang dẻo.
Công dụng: Chế tạo dụng cụ gia đình( xoong, nồi, chảo, chày, cối…) làm má phanh tàu
hỏa, máy bơm.
Tác dụng: có tính cứng cao, chịu mài mòn, có tính bền, chịu nén, chống dung động tốt, dễ
đúc nhưng khó gia công cắt gọt.
b. Kim loại màu:
- Hợp kim nhôm, hợp kim đồng.
Tác dụng: dễ kéo dài , dễ dát mỏng, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt…
Công dụng: sản xuất đồ dùng gia đình.
Dùng đúc chuông khánh, dùng trong công nghiệp hàng không, chế tạo lõi dây điện.

2. Vật liệu phi kim loại
- không dẫn điện, dễ gia công, dẫn nhiệt kém, không bị oxi hóa.
a. chất dẻo.
- chất dẻo nhiệt: có nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ, dẻo, dễ pha màu, có khả năng chế biến
lại.
Công dụng: chế tạo các dụng cụ gia đình, làn, can, rổ, giá, dép…
- chất dẻo nhiệt rắn: không dẫn điện, không dẫn nhiệt, nhẹ, có độ bền cao, nhiệt độ nóng
chảy cao.
ứng dụng: dùng làm bánh răng, vỏ bút máy, thước kẻ.
b. cao su: cao su tự nhiên, cao su nhân tạo.
tình chất : dẻo, đàn hồi, giảm chấn tốt, cách nhiệt, cách âm tốt.
ứng dụng : săm, lốp, dép, bòng, đai truyền…
II. Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
1. Tính chất cơ học
-Tính cứng : gang thép -Tính dẻo : nhựa, cao su -Tính bền
2.Tính chất vật lý :
Nhiệt độ nóng chảy : chất dẻo nhiệt, chất dẻo nhiệt rắn đồng
Tính dẫn điện :, nhiệt, thép Khối lượng riêng …
3. Tính chất hóa học :
Tính chịu axít, muối ( nhựa chịu a xít, kim loại không ) Tính chống mòn
4. Tính chất công nghệ : đúc,rèn, hàn, nhiệt luyện, cắt gọt…
Ý nghĩa : dựa vào tính công nghệ của vật liệu dễ lựa chọn phương pháp gia công hợp lý
đảm bảo năng suất và chất lượng.
Bài 20 :Dụng cụ cơ khí
I. Dụng cụ đo và kiểm tra
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
1. Thước đo chiều dài :
a. thước lá :
- vật liệu chế tạo là thép hợp kim dụng cụ, ít co dãn, không gỉ.

-Cấu tạo : chiều dày từ 0,9 - > 1,5mm,rộng : 10 + 2,5mm,chiều dài : 150 – 1000mm
Trên thước có các vạch cách nhau 1mm
Công dụng : dùng để đo kích thước của chi tiết và kích thước của sản phẩm.
2. Thước đo góc
- gồm eke, ke vuông, thước đo góc vạn năng
+ê ke : dùng để đo các góc dưới 90
0
+eke vuông : dùng để đo và kiểm tra các góc vuông
+thước đo góc vạn năng : dùng để đo tất cả các góc.
II. dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt.
- Mỏ lết, clê : tháo lắp bulông, đai ốc.
- Tua vít : tháo lắp vít có đầu xẻ
- Êtô : giữ và kẹp chặt vật khi gia công
- Kìm : kẹp chi tiết và giữ chặt vật bằng tay, cắt các chi tiết nhỏ.
III. Dụng cụ gia công
- búa : dùng để đóng, tạo lực
- cưa : dùng để cưa và cắt vật liệu
- đục : dùng để chặt vật liệu
- dũa : dùng để tạo độ nhẵn cho các vật liệu
Bài 21 + 22 : cưa và đục kim loại, dũa và khoan kim loại
I. Cắt kim loại bằng cưa tay.
1. Khái niệm :
- là một dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt
vật liệu.
- Công dụng : dùng để cắt vật liệu thành từng phần hoặc cắt bỏ phần thừa, cắt rãnh.
- cấu tạo : khung cưa, lưỡi cưa, chốt, vít đều chỉnh, tay nắm
2. kĩ thuật cưa.
a. Chuẩn bị :- lắp lưỡi cưa và khung cưa
- lấy dấu trên vật cần cưa
- chọn e tô theo dáng người

- gá kẹp vật lên ê tô.
b. Tư thế đúng và thao tác cưa
Tư thế đứng : tư thế đứng thẳng, thoải mái, khối lượng cơ thể phân bổ đều lên hai chân.
Cách cầm :
- chân phải vuông góc với ê tô và tạo với chân trái một góc 75
0
.
- tay phải nắm vào cán cưa, tay trái nắm vào đầu của khung cưa.
Thao tác : kết hợp hai tay và một phần khối lượng cơ thể để đẩy và kéo cưa .Khi cưa đẩy
thì ấn lưỡi cưa và đẩy từ từ để tạo lực cắt, khi kéo cưa về, tay trai không ấn , tay phải rút
cưa về nhanh hơn lúc đẩy , quá trình lặp đi lặp lại như vậy cho đế khi kết thúc.
3. An toán khi cưa :- kẹp vật liệu chặt
- lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm đã bị vỡ
- khi cưa gần đứt giảm lực tránh làm rơi vào chân.
- không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạt cưa vì dễ bắn vào mắt.
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
II. Dũa
- dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ, khó làm được trên máy và thiết bị.
- phân loại : dũa tròn. Dũa dẹp, dũa tam giác, dũa vuông, dũa bán nguyệt
1. Kĩ thuật dũa.
a. Chuẩn bị.
-Cách chọn êtô và tư thế đứng dũa giống như tư thế đứng cưa.
-Kẹp vật dũa chặt vừa phải sao cho mặt phẳng cần dũa cách mặt êtô từ 10-20 mm. Đối
với các vật mềm ,cần lót tôn mỏng hoặc gỗ ở má êtô để tránh bị xước vật.
b. Cách cầm dũa và thao tác dũa.
- tay phải cầm cán dũa hơi ngửa lòng bàn tay, tay trái đặt hẳn lên đầu dũa, cách đầu dũa
20 – 30mm
- thao tác: Khi dũa phải thực hiện hai chuyển động :một là đẩy dũa tạo lực cắt,khi đó hai
tay ấn xuống ,điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa được thăng bằng; hai là khi kéo dũa

về không cần cắt ,do đó kéo nhanh và nhẹ nhàng.
2. An toàn khi dũa.:-Bàn nguội phải chắc chắn, vật dũa phải được kẹp chặt
-Không được dùng dũa không có cán hoặc cán vỡ.
-Không thổi phoi,tránh phoi bắn vào mắt.
Bài 24 : Khái niệm vềc chi tiết máy và lắp ghép
I. Khái niệm về chi tiết máy
1. Chi tiết máy là gì?
Là những phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện những nhiệm vụ nhất định trong
máy.
2. Phân loại chi tiết máy
- Nhóm chi tiết có công dụng chung là những chi tiết được dùng trong nhiều loại máy
khác nhau bu lông, ốc vít…
- Nhóm chi tiết có công dụng riêng là những chi tiết chỉ dùng trong một loại máy nhất
định : kim máy khâu, bánh xe đạp…
II. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ?
a. Mối cố định
- Là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
+ Mối ghép tháo được : bu long, đai ốc, then, chốt…
+ Mối ghép khong tháo được : hàn, đinh tán…
b. Mối ghép động
- là mối ghép mà các chi tiết được ghép có xoạy, trượt, lăn hoặc ăn khớp với nhau.
VD : Mối ghép bản lề, ổ trục, trục vít
Bài 25 : Mối ghép cố định, mối ghép không tháo được
I. Mối gép cố định
So sánh mối ghép hàn và mối ghép ren
+ giống : các chi tiết được ghép không chuyển động tương đối với nhau.
+ khác : - Mối ghép hàn không thể tháo rời các chi tiết.
Mối ghép ren có thể tháo rời.
- Phân loại :+ Mối ghép không tháo được : Muốn tháo rời các chi tiết bắt buộc phải phá
hỏng một thành phần của chi tiết.

+ Mối ghép tháo được : có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép.
II. Mối ghép không tháo được.
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
1. Mối ghép bằng đinh tán
a. cấu tạo của mối ghép bằng đinh tán
+ Các chi tiết được ghép thường có dạng tấm
+ Chi tiết ghép :đinh tán
+lỗ trên chi tiết được ghép : tạo thành bằng cách đột và khoan
- Cấu tạo của đinh tán : là chi tiết hình trụ, đầu có mũ ( hình chỏm cầu hoặc hình nón cụt)
+ Vật liệu chế tạo : nhôm, thép, cácbon thấp để dễ đóng.
- Trình tự tán : thân đinh tán được luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép, sau đó dùng búa
tán đầu còn lại thành mũ.
b. đặc điểm và ứng dụng
- Đặc điểm : + vật liệu tấm thép không hàn được hoặc khó hàn.
+ Mối ghép phải chị nhiệt độ cao
+ Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh
- Ứng dụng : trong kết cấu cầu, gián cần trục, các dụng cụ trong sinh hoạt gia đình, vỏ
máy bay, xe tăng…
2. Mối ghép bằng hàn
a. khái niệm
- Hàn là phương pháp làm nóng chảy cục bộ kim loại tại chỗ tiếp xúc để dinh kết chúng
với nhau hoặc dính kết với nhau bằng vật liệu khác ( thiếc, hàn)
- Phân loại : dựa theo trạng thái nung nóng kim loại tại chỗ tiếp xúc.
+ Hàn nóng chảy + Hàn áp lực + Hàn thiếc
b. Đặc điểm và ứng dụng
- Đặc điểm :+Ưu tiên :Hình thành trong thừoi gian ngắn,tiết kiệm vật liệu,giảm giá thành
+Nhược điểm:dễ bị nứt và giòn,chịu lực kém
-Ứng dụng: khung giàn, thừng chứa, khung xe đạp, xe máy, trong công nghệp điện tử.
Bài 26: Mối ghép tháo được

I. Mối ghép bằng ren
1 cấu tạo mối ghép: có 3 loại: mối ghép bu lông, vít cấy, đinh vít
*Cấu tạo:
- Mối ghép bu lông:+Chi tiết ghép: đai ốc, vòng đệm, bu lông
+ Chi tiết được ghép: 3 – 4 có lỗ tròn
- Mối ghép vít cấy: +Chi tiết ghép: đai ốc, vòng đệm, vít cấy
+Chi tiết được ghép: 3 có lỗ tròn, 4 có ren
- Mối ghép đinh vít: +Chi tiết ghép:đinh vít,
+Chi tiết được ghép : 3 có ren hoặc không, 4 có ren
*Trình tự lắp ghép:
- Mối ghép bu lông: khi ghép luồn qua lỗ chi tiết 3,4 rồi xiết chặt băng đai ốc. vòng đệm 2
có tác dụng phân bố đều lực siết và tránh làm hỏng bề mặt chi tiết.
- Mối ghép vít cấy: một đầu vít cấy có ren được cấy vào lỗ ren của chi tiết 4, chi tiết 3 có
lỗ trơn, lồng qua đầu khi cưa vít, sau đó lồng vòng đệm vào vít cấy rồi xiết chặt đai ốc.
- Mối ghép đinh vít: phần ren đinh vít vào chi tiết 4 có lỗ ren, đầu kia của đinh vít có xẻ
rãnh được ép chặt vào chi tiết bị ghép không cần đai ốc.
2. Đặc điểm và ứng dụng:
- Đặc điểm: dễ tháo lắp, cấu tạo đơn giản
- Ứng dụng: + mối ghép bulông: để ghép các chi tiết có bề dày không lớn và cần tháo lắp.
+ Môí ghép vít cấy: để ghép các chi tiết có chiều dày quá lớn.
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
+ mối ghép đinh vít: dùng cho các chi tiết chịu lực nhỏ.
II. mối ghép bằng then và chốt
1. cấu tạo mối ghép bằng then, chốt.
+ Trục + Bánh đai + Then + Đùi xe +Trục giữa +
Chốt
2 Đặc điểm, ứng dụng:- Đặc điểm:+ ưu điểm: cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp
+ nhược điểm: khả năng chịu lực kém.
- Ứng dụng: + then dùng để ghép các trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích… để truyền

chuyển động quay.
+ chốt dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc
để truyền lực theo phương đó.
Bài 27:Mối ghép động:
I. Thế nào là mối ghép động?
- Cơ cấu: một nhóm nhiều vật được nối với nhau bằng những khớp động, trong đó có một
vật được xem là giá đứng yên còn vật khác chuyển động với quy luật hoàn toàn xác định
với đang được gọi là một cơ cấu.
- Mối ghép động ( khớp động ) dùng để ghép các chi tiết thành cơ cấu.
- gồm: khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu.
II. Các loại khớp động
1. Khớp tịnh tiến
a. cấu tạo:- mối ghép pít tông và xi lanh có mặt tiếp xúc và ống tròn, trục tròn.
- mối ghép sống trượt và rãnh trượt có mặt tiếp xúc là do mặt sống trượt và rãnh trượt tạo
thành .
b. đặc điểm:- Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động giống hệt nhau về quỹ đạo, vận
tốc.
- khi hai chi tiết trượt lên nhau tạo nên ma sát lớn cản trở chuyển động. Biện pháp là sử
dụng vật liệu chịu mài mòn, làm nhãn bóng các bề mặt, bôi trơn bằng dầu và mỡ.
c. ứng dụng: ông tiêm, bao diêm, ngăn kéo bàn, trong động cơ ô tô, xe máy…
2. Khớp quay:
a. cấu tạo:- ổ trục, bạc lót, trục. chi tiết có mặt trụ ở trong gọi là trục, chi tiết có mặt trụ ở
ngoài gọi là ổ trục.
b. ứng dụng: dùng ở trong các thiết bị hoặc máy móc ( bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt
điện…)
Bài 29: Truyền chuyển động
I. Tại sao cần truyền chuyển động?
- Trong máy cần có truyền chuyển động vì:
+ Các bộ phận của máy thường được đặt cách xa nhau và thường được dẫn từ một chuyển
động ban đầu

+Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau.
II. Bộ truyền chuyển động
1. truyền chuyển động ma sát, truyền chuyển động dài
a. cấu tạo: bánh dẫn, bánh bị dẫn, dây dẫn.
b. nguyên lý làm việc:
+bánh dẫn 1: đường kính D1,tốc đọ quay n
1
( vòng /phút ) n
d

+bánh dẫn 2: đường kính D2,tốc độ quay n
2
( vòng/ phút ) n
bd

Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
Khi bánh dẫn quay nhờ lực ma sát giữ dây đai và bánh đai làm cho bánh bị dsẫn quay
theo
tỉ số truyền:
i = = = n2 =
c. Đặc điểm,ứng dụng:
- Đặc điểm:
+ Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, làm việc êm, ít ồn. có thể truyền chuyển chuyển động giữa
hai trục các xa nhau.
+ Nhược điểm: khi ma sát giũa bánh và dây đai không đảm bảo chúng sẽ trượt và tỉ số
truyền sẽ thay đổi.
- Ứng dụng: trong máy khâu, trong ô tô, máy kéo.
2. Truyền động ăn khớp
a. Cấu tạo:

- truyền động bánh răng: bánh dẫn, bánh bị dẫn.
- truyền động bánh xích: bánh dẫn, bánh bị dẫn, xích
b. Tính chất:
- bánh dẫn: số răng là z1, tốc độ quay là n1 ( vòng /phút) i = =
c. Ứng dụng: -bộ truyền bánh răng dùng để truyền chuyển động song song và vuông góc
với nhau.
- bộ truyền chuyển động xích dùng để truyền chuyển động quay song song và chuyển
động đều.
d. Đặc điểm:Ưu điểm: nổi bật của truyền chuyển động ăn khớp với truyền chuyển động
ma sát:
- có tỉ số truyền xác định - kết cấu gọn, nhẹ
VD: trong đồng hồ và xe máy, xe đạp.
Bài 30: biến đổi chuyển động
I. Tại sao cần biến đổi chuyển động
- chuyển động của bàn đạp là chuyển động bập bênh ( lắc)
- chuyển động của thanh truyền là chuyển động lên xuống
- chuyển động của vô lăng là chuyển động tròn
- chuyển động của kim máy khâu là chuyển động lên xuống
Trong máy cần có cơ cấu biến đổi chuyển động để biến đổi một chuyển động ban đầu
thành các chuyển động khác cho các bộ phận công tác của máy nhằm thực hiện những
nhiệm vụ nhất định.
II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động tịnh tiến.
1.Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (cơ cấu tay –con trượt )
a. cấu tạo: tay quay, thanh truyền, giá đỡ, con trượt
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
b, nguyên lý làm việc
- tay quay 1 quay đều , con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ.
- khi tay quay 1 quay đến B nhờ có thanh truyền 2 làm cho con trượt 3
chuyển động tịnh tiến đến điểm chốt dưới tại đây con trượt 3 đổi hướng chuyển động: khi

tay quay 1 chuyển động đến B” nhờ thanh truyền 2 đẩy con trượt lên điểm C” tai đây con
trượt đổi hướng. quá trình này lặp đi lặp lại.
c. ứng dụng:- dùng trong các loại máy: máy khâu đạp chân, ô tô, máy hơi nước.
2. biến chuyển động quay thành chuyển động lắc ( cơ cấu tay quay thành lắc )
a. cấu tạo: tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ.
b. nguyên lý làm việc
- khi tay quay 1 quay đến B’ nhờ thanh truyền 2
làm thanh lắc 3 quay đến C’ ( c điểm chết)
- khi tay quay 1 quay đến điểm B” nhờ thanh truyền 2
làm thanh lắc 3 quay đến điểm c” ( điểm chết)
Như vậy , khi tay quay 1 quay đều quanh trục A thôngqua
thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trụ D
một góc nào đó.
c. ứng dụng: máy dệt, máy khâu bàn đạp chân, xe tự đẩy…
Bài 32: vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
I. Điện năng:
1. Điện năng là gì? - là năng lượng của dòng điện
2. sản xuất điện năng
Các dạng năng lượng: Thủy năng , phong năng, năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên
tử, nhiệt năng => Điện năng
a, Nhà máy nhiệt năng:
Nhiệt năng của than và khí đốt(đun nóng) ->hơi nước (làm quay) -> tua bin hơi (làm
quay)máy phát điện ( phát) -> điện năng.
b. Nhà máy thủy điện
Thủy năng của dòng nước(làm quay)->tua bin nước(làm quay)-> máy phát điện(phát )->
điện năng.
c. Nhà máy điện nguyên tử
Nguyên liệu nguyên tử của chất phóng xạ (đun nóng )-> hơi nước (làm quay)-> tua bin
hơi ( làm quay) -> máy phát điện (phát) -> điện năng.
3. Truyền tải điện năng

Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
-Truyền tải điện năng khu công nghiệp bằng đường dây cao áp ( điện áp cao) 500kv,
200kv
- Truyền tải từ nhà máy điện đến khu dân cư bằng đường dây điện áp thấp: 220v
II. Vai trò của điện năng
- Điện năng có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất.
+ Nguồn năng lượng, động lực cho thiết bị
+ Làm cho quá trình sản xuất tự động hóa cuộc sống con người trở nên đầy đủ, tiện nghi,
văn minh, hiện đại hơn.
BÀI 33: AN TOÀN ĐIỆN
I.Vì sao xảy ra tai nạn điện ?
1.Do chạm trực tiếp vào vật mang điện:
-Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách điện hoặc dây dẫn hở hách điện
-Sử dụng các đồ dùng điện bị dò điện ra vỏ (vỏ kim loại)
-Sửa chữa điện không cắt nguồn điện,không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện
2. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp
Khi đến gần đường dây điện cao áp,trạm biến áp xẽ rất nguy hiểm vì có thể bị phóng điện
từ dây điện cao áp ,thanh cái máy biến áp qua không khí đến người ,gây chết người
3.Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt dây dẫn bị đứt rơi xuống đất
Những khi có mưa ,bão to dây dẫn có thể bị đứt rơi xuống đất .Chúng ta không được lại
gần chỗ dây điện bị đứt chạm mặt đất ,rất nguy hiểm ,mà phải báo ngay cho chạm quản lí
điện gần đó.
II Một số biện pháp ab toàn điện
1.Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện
-Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện
-Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện
-Thực hiện nối đất các thiết bị ,đồ dùng điện
-Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp
2.Các biện pháp an toàn khi sửa chữa điện

-Trước khi sửa chữa điện ,phải cắt nguồn điện:
+Rút phích cắm điện
+Rút nắp cầu chì
+Cát cầu dao( hoặc aptomat tổng)
-Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện
+Các vật lót cách điện : giá cách diện, thảm cao su,
+Các dụng cụ lao động cách điện : găng tay cao su, ủng cao su,
+Các dụng cụ kiểm tra : bút thử điện , kìm ,tua vít có chuôi cách điện.
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
Đề cương Địa
Câu 1: Những thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á được biểu hiện như thế
nào?
• Thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á:
- Sản xuất lương thực chiếm 93% và khoáng sản 39% sản lượng lúa mì thế giới
- Trung quốc và ấn độ là 2 nước sản xuất nhiều lúc gạo
- Thái Lan và Việt Nam đứng thứ nhất và thứ nhì về sản xuất lúa gạo
Câu 2: Những điều kiện tự nhiên làm cho khu vực Tây Nam Á không còn ổn định về
chính trị?
-Với nguồn tài nguyên giàu có: dầu mỏ…;khí hậu khô hạn; nhiều núi và cao nguyên;lại
có vị trí chiến lược quan trọng –nơi qua lại giữa ba châu lục, giữa các vùng biển, đại
dương, nên từ xa xưa tới nay đây vẫn là nơi xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa
các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.
(+) Sự không ổn định về chính trị đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của
các nước trong khu vực.
Câu 3: Các dạng địa hình chủ yếu của khu vực Tây Nam Á phân bố như thế nào?
-Các dạng địa hình chủ yếu của khu vực Tây Nam Á được phân bố:
+ Là khi vực có nhiều núi và cao nguyên
+ Phía Đông Bắc có dãu núi chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ An-pi với hệ Hi-ma-lay-a,
bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kỳ và sơn nguyên I-ran

+ Phía Tây Nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ S của bán đảo A-rap
+ Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phủ sa của 2 sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp
Câu 4: Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền?
-Nam Á: Có 3 miền địa hình, đặc điểm của mỗi miền:
+Phía Bắc: Miền núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ hướng Tây Bắc-Đông Nam dài 2600km,rộng
320-400km
+ Nằm giữa là đồng bằng Ấn Hằng dài hơn 3000km, rộng trung bình 250-350km
+ Phía Nam: Sơn nguyên Đê-can với 2 rìa được nâng cao thành 2 dãy Gát Tây, Gát Đông
cao trung bình 1300m
Câu 5: Hãy cho biết đặc điểm khí hậy, sông ngòi cà cảnh quan của khu vực Nam Á?
• Khí hậu
- Đại bộ phận nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa lớn nhưng phân bố
không đồng đều
- Trên cao nguyên và đồng bằng thấp: Mùa đông có gió mùa đông bắc lạnh khô. Mùa hạ
có gió tây nống, ẩm, mưa nhiều
- Trên các cùng núi cao: Khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hoá phức tạp theo hướng
sườn
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
- Nhịp điệu gió mùa ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của dân cư nam
Á
• Sông ngòi
- Có nhiều hệ thống sông lớn : S. Ấn, S.Hằng, S.Bra-ma-pút
- Chế độ chảy chia 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ, mùa cạn
• Cảnh quan
-Rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao
Câu 6: Các nghành công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ phát triển như thế
nào?
- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á
- Công nghiệp hiện đại với nhiều nghành công nghiệp quan trọng và các nghành CN công

nghệ cao, tinh vi, chính xác. Gía trị sản lượng CN của Ấn Độ đứng thứ 10 trên thế giới
- Nông nghiệp: Với 2 cuộc cách mạng “xanh” và “trắng” Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề
lương thực cho nhân dân
- Dịch vụ: Đang phát triển chiếm tới 48% GDP
Câu 7: Nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và hải đảo của khu vực
Đông Á?
• Phần đất liền
- Phần lục địa chiếm 83,7% S lãnh thổ
- Phía Tây gồm các dãy nũi và các cao nguyên đồ sộ xen kẽ với các bồn địa rộng lớn
- Phía Đông là vùng đồi núi thấp xen với đồng bằng rộng
• Phần hải đảo
- Là vùng núi trẻ thuộc vòng đai lửa Thái Bình Dương=> Thường xuyên xảy ra động đất,
núi lửa
Câu 8: Hãy nêu những điểm giống và khác của 2 sông Hoàng Hà và Trường Giang?
• Giống :-Sông hoàng hà và trường giang đều bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng đổ ra
biển phía đông
• Khác:-Sông Hoàng Hà: Có chế độ nước phức tạp, nhiều phù sa
- Sông Trường Giang: Có chế độ nước khá điều hoà
Câu 9: Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa phần đất liền phía Tây với phần đất
liền phía Đông và hải đảo? Điều kiện khí hậu đó có ảnh hưởng gì tới cảnh quan?
Đất liền phía Tây Đất liền phía Đông và hải đảo
Thuộc lãnh thổ Trung Quốc nằm
sâu trong lục địa nên khí hậu quanh
năm khô hạn
Gồm các kiểu khí hậu: Cận nhiệt
núi cao và cận nhiệt lục địa
Cảnh quan: Thảo nguyên, hoang
mạc và bán hoang mạc.
Mang điều kiện nhiệt đới gió mùa,
một năm có 2 mùa khác nhau(mùa

đông có gió mùa Tây Bắc, thời tiết
lạnh và khô, riêng Nhật Bản vẫn có
mưa;mùa hạ có gió mùa đông Nam
từ biển thổi vào, thời tiết mát, ẩm
và mưa nhiều
Các kiểu khí hậu: Ôn đới gió mùa
và cận nhiệt gió mùa
Cảnh quan: Phía đông Trung Quốc,
bán đảo Triều Tiên, hải đảo có vùng
ôn đới và cận nhiệt.
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
Câu 10: Đặc điểm dân cư khu vực Nam Á?
- Nam Á có số dân đông, đứng thứ 2 ở châu Á, nhưng lại có mật độ dân số cao nhất châu
lục
- Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông ở vùng đồng bằng và các khu vực có
lượng mưa tương đối lớn
- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo
TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT-HKI
TỔ : Xã hội 2 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 8 TIẾT PPCT: 8
Người ra đề: Phạm Văn Tam
Những tham gia thảo luận
1. Phạm Văn Tam
2. Trần Xuân Thông
Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm+tự luận
Kiểu đề trắc nghiệm: Câu hỏi nhiều lựa chọn
Mức độ: Biết, hiểu, vận dụng
Tỉ lệ giữa nội dung trắc nghiệm và tự luận đề: 4/6
Bộ đề gồm có: Tổng cộng 8 trang (Ma trận đề+ngân hàng đề+đáp án)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK1

MÔN ĐỊA 8
Mức độ
Chủ đề (bài)
Trắc nghiệm Tự luận Cộng
Biết Hiểu vd Biết Hiểu vd tn tl
Vị trí địa lí địa hình khoáng sản
châu Á
1
0,5đ
1

1
0,5
đ
1

Khí hậu châu Á 1
0,5đ
1

1
0,5
đ
1

Sông ngòi và các cảnh quan
châu Á
1
0,5đ
1

0,5
đ
Hoàn lưu gió mùa ở châu Á 1
0,5đ
1
0,5
đ
2

Đặc điểm dân cư – xã hội ở
châu Á
1
0,5đ
1

1
0,5
đ
1

Phân bố dân cư – các thành phố
lớn châu Á
1
0,5đ
1
0,5
đ
2

Tổng cộng 6


2

2

1

8

3

NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
HK1-MÔM ĐỊA LÍ 8
A. TRẮC NGHIỆM: (Em hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng.)
I. Vị trí địa lí, địa hình khoáng sản châu Á
Câu 1: Diện tích phần đất liền của châu Á:
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
A. 41,5 triệu km
2
B. 43 triệu km
2
C. 2,5 triệu km
2
D. 45 triệu km
2
Câu 2: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?
A. Ấn Độ Dương B. Thái Bình Dương
C. Đại Tây Dương D. Bắc Băng Dương
Câu 3: Dầu mỏ và khí đốt là khoáng sản có nhiều ở châu Á và phân bố nhiều ở:

A. Đông Bắc Á B. Đông Nam Á
C. Tây Nam Á D. Cả 3 khu vực trên.
Câu 4: Chiều dài từ điểm cực Đông đến điểm cực Tây của châu Á là:
A. 9200 km B. 9500 km
C. 7000 km D. 10 000 km
Câu 5: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á là:
A. 8000 km B. 8500 km
C. 9000 km D. 9500 km
II. Khí hậu châu Á
Câu 6: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?
A. Khí hậu xích đạo B. Khí hậu cận nhiệt
C. Khí hậu nhiệt đới D. Khí hậu ôn đới
Câu 7: Châu Á chia thành nhiều đới khí hậu là do:
A. Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến Vùng xích đạo, làm cho lượng bức xạ Mặt
Trời phân bố không đều
B. Lãnh thổ rất rộng, các dãy núi và sơn nguyên kéo dài ngăn cách ảnh hưởng của biển
đi sâu vào trong đất liền
C. Địa hình phần lớn là núi và sơn nguyên nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao là khá
rõ nét
D. Tất cả các nguyên nhân trên
Câu 8: Thủ đô U-lan Ba-to (Mông Cổ) nằm trong kiểu khí hậu?
A. Ôn đới hải dương B. Ôn đới lục địa
C. Ôn đới gió mùa D. Cận nhiệt lục địa
Câu 9: Khu vực châu Á có khí hậu gió mùa là:
A. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á B. Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á
C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á D. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á
Câu 10: Khu vực có khí hậu lục địa là:
A. Đông Nam Á, Nam Á B. Đông Á, Tây Nam Á
C. Đông Nam Á, Đông Á D. Vùng nội địa, Tây Nam Á
III. Sông ngòi và các cảnh quan châu Á

Câu 11: Con sông dài nhất châu Á là:
A. Mê Công B. Xưa Đa-ri-a
C. Ô-bi D. Trường Giang
Câu 12: Các sông ở Đông Nam Á thường có lũ vào thời gian nào?
A. Cuối xuân đầu hạ B. Cuối thu đầu đông
C. Cuối hạ đầu thu D. Cuối đông đầu xuân
Câu 13: Các sông Bắc Á thường có lũ vào mùa?
A. Mùa xuân B. Mùa hạ
C. Mùa thu D. Mùa đông
Câu 14: Chế độ nước của sông Hồng (Việt Nam) phụ thuộc vào yếu tố nào?
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
A. Chế độ mưa B. Chế độ nhiệt
C. Độ cao nơi bắt nguồn của sông D. Cả 3 yếu tố trên
Câu 15: Chế độ nước của sông phụ thuộc vào?
A.Chế độ mưa. B. Chế độ nhiệt
C. Độ cao của địa hình nơi bắt nguồn của sông D. Tất cả các yếu tố trên
IV. Hoàn lưu gió mùa châu Á
Câu 16: Ở địa điểm A, khí áp kế chỉ 1013 miliba, theo em khí áp đó thuộc loại:
A. Khí áp cao B. Khí áp thấp
C. Khí áp trung bình (không cao không thấp) D. Khí áp rất cao
Câu 17: Mùa hạ ở Việt Nam gió nào chiếm ưu thế:
A. Gió mùa đông Nam B. Gió Nam
C. Gió mùa Tây Nam D. Gió Đông Bắc
Câu 18: Mùa đông ở miền Bắc nước ta, loại gió chiếm ưu thế là?
A. Gió mùa đông bắc B. Gió mùa đông nam
C. Gió mùa tây nam D. Gió bắc
Câu 19: Trong số các trung tâm áp thấp dưới đây, trung tâm áp thấp được hình thành
trên biển vào mùa đông ở châu Á là?
A. Áp thấp A-lê-ut. B. Áp thấp I-ran

C. Áp thấp Ai-xơ-len D. Áp thấp Nam Phi
Câu 20: Trong các trung tâm áp cao dưới đây, trung tâm được hình thành trên lục địa
vào mùa đông ở châu Á là?
A. Áp cao A-xo B. Áp cao Nam Đại Tây Dương
C. Áp cao Xi-bia D. Áp cao Nam Ấn Độ Dương
V. Đặc điểm dân cư xã hội châu Á
Câu 21: Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới vì:
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi (nhiều đồng bằng, đất đai màu mỡ…)
B. Mô hình gia đình đông con được khuyến khích để lấy sức lao động làm nông nghiệp
C. Quá trình công nghiệp hóa diễn ra tương đối chậm ở nhiều quốc gia.
D. Ảnh hưởng của tôn giáo, phong tục còn nặng nề.
E. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 22: Phần lớn dân cư châu Á thuộc chủng tộc:
A. Ơ-rô-pê-ô-ít B. Môn-gô-lô-ít
C. Ô-xtra-lô-ít D. Nê-grô-ít
Câu 23: Tôn giáo có nhiều tín đồ nhất châu Á là:
A. Ki tô giáo B. Hồi giáo
C. Ấn Độ giáo D. Phật giáo
Câu 24: Chủng tộc Môn-gô-lô-ít phân bố chủ yếu ở:
A. Tây Nam Á và Nam Á B. Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á
C. Bắc Á và Nam Á C. Đông Nam Á và Nam Á
Câu 25: Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít phân bố chủ yếu ở :
A. Tây Nam Á, Nam Á và Trung Á B. Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á
C. Bắc Á và Nam Á C. Đông Nam Á và Nam Á
VI. Phân bố dân cư các thành phố lớn châu Á
Câu 26: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư và các thành phố lớn châu Á:
A. Khí hậu nhiệt đới và ôn đới thuận lợi cho cuộc sống của con người.
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
B. Địa hình đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ thuận lợi cho nền nông nghiệp lúa

nước.
C. Nguồn nước dồi dào.
D. Vị trí địa thuận lợi cho việc giao lưu trong và nước.
E. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 27: Nước có số dân đông nhất châu Á là:
A. Trung Quốc B. Ấn Độ
C. In-đô-nê-xi-a. D. Việt Nam
Câu 28: Nước có diện tích lớn nhất châu Á là:
A. Trung Quốc B.Ấn Độ
C. Ca-dắc-tan D. Mông Cổ
Câu 29: Nước có số dân ít nhất châu Á là:
A. Man-đi-vơ B. Bru-nây
C. Ba-ranh D. Ca-ta.
Câu 30: Loại mật độ dân số chiếm diện tích lớn nhất ở châu Á là:
A. < 1 người/km
2
B. 1-50 người/km
2
C. 51-100 người/km
2
D. > 100 người/km
2
B. TỰ LUẬN:
I. Vị trí địa lí, địa hình khoáng sản châu Á
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của
chúng đối với khí hậu? (2điểm).
TL:+Đặc điểm chính của địa hình châu Á:
- Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, nằm ở phía đông bán cầu Bắc
(0,5điểm)
- Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới (0,5điểm).

+ Ý nghĩa: Làm cho khhí hậu châu Á phân hóa phức tạp đa dạng, có nhiều đới và kiểu
khí hậu (1điểm).
Câu 2: Hãy nêu đặc điểm chính của địa hình châu Á? (2điểm)
TL: + Đặc điểm chính của địa hình châu Á:
-Có nhiều hệ thống núi và sơn nguyên cao đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế
giới (0,75điểm)
-Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính đông-tây hoặc gần đông-tây, bắc-nam hoặc gần
bắc-nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp (0,75)
-Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm trên các núi cao có băng
hà bao phủ quanh năm 0,5điểm)
Câu 3: Nêu đặc điểm khoáng sản châu Á? Trong đó khoáng sản nào có trữ lượng cao và
phân bố nhiều nhất ở khu vực nào? (2điểm)
TL:+ Đặc điểm khoáng sản châu Á: Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có
trữ lượng lớn. Các khoáng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và một
số kim loại màu như đồng, thiếc,…(1điểm).
+ Trong đó dầu mỏ là khoáng sản có trữ lượng rất lớn (0,5đ) và được phân bố nhiều
nhất ở khu vực Tây Nam Á (0,5đ).
Câu 4: Ở mỗi khu vực ghi một đồng bằng và các sông chính chảy trên từng đồng bằng
vào mẫu bảng dưới đây (2điểm).
STT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG LỚN CÁC SÔNG CHÍNH
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
1 Bắc Á
2 Đông Á
3 Đông Nam
Á
4 Nam Á
5 Tây Nam Á
6 Trung Á
TL:

STT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG LỚN CÁC SÔNG CHÍNH ĐIỂM
1 Bắc Á Tây Xi-bia Ô-bi 0,25
2 Đông Á Hoa Bắc Hoàng Hà 0,25
3 Đông Nam
Á
Nam Bộ (Việt Nam) Mê Công 0,25
4 Nam Á Ấn-Hằng Ấn và Hằng 0,25
5 Tây Nam Á Lưỡng Hà Ti-grơ và Ơ-phrát 0,5
6 Trung Á Tu-ran Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-
ri-a
0,5
Câu 5: Chứng minh châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới? Châu Á tiếp giáp với
những đại dương và châu lục nào? (2 điểm).
TL:+ Chứng minh châu Á là châu lục có diện tích lớn nhất thế giới: Châu Mĩ có diện tích
là: 42 triệu km
2
; châu Phi có diện tích là: 30 triệu km
2
; châu Nam cực có diện tích là: 14,5
triệu km
2
; châu Âu có diện tích là: 10 triệu km
2
; châu Đại dương có diện tích là: 8,5 triệu
km
2
; trong khi đó châu Á lại có diện tích đến 44,4 triệu km
2
. Nên châu Á là châu lục có
diện tích lớn nhất thế giới. (1điểm)

+ Châu Á tiếp giáp với 3 đai dương là: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, và Ấn Độ
Dương (0,5đ)
+ Châu Á tiếp giáp với 2 châu lục là: Châu Âu và châu Phi. (0,5đ).
II. Khí hậu châu Á
Câu 6: Châu Á có những đới khí hậu nào theo thứ tự từ vòng cực Bắc đến xích đạo
(theo chiều kinh tuyến). Giải thích tại sao châu Á có nhiều đới và kiểu khí hậu? (2điểm)
TL: : + Khí hậu châu Á rất đa dạng. Có 5 đới khí hậu theo thứ tự từ vòng cực Bắc đến
xích đạo: Cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo. (1điểm)
+ Giải thích: (1điểm)
- Do lãnh thổ châu Á trải dài từ vòng cực Bắc đến xích đạo.
- Lãnh thổ rất rộng, hình dạng khối.
- Nhiều núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào
nội địa.
Câu 7: Kiểu khí hậu nào phổ biến ở châu Á? Nêu đặc điểm và sự phân bố của kiểu khí
hậu lục địa? (2điểm)
TL: + Châu Á có 2 kiểu khí hậu phổ biến: Kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa
(0,5điểm).
+ Kiểu khí hậu lục địa:
- Phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. (0,75điểm)
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)
Đề cương các môn học lớp 8 HKI
- Đặc điểm mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng, lượng mưa rất thấp,
độ bốc hơi cao. (0,75điểm).
Câu 8: Nêu đặc điểm và sự phân bố của kiểu khí hậu gió mùa? (2điểm)
TL: + Đặc điểm và sự phân bố của kiểu khí hậu gió mùa:
+ Chia làm hai loại gồm có kiểu gió mùa nhiệt đới phân bố nhiều ở Nam Á, Đông
Nam Á; Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa phân bố nhiều ở Đông Á
(1điểm).
+ Đặc điểm: - về mùa đông gió xuất phát từ nội địa thổi đến tạo thời tiết hanh
khô và lạnh. (0,5đ)

- Về mùa hạ gió từ đại dương thổi đến làm cho thời tiết nóng ẩm
và có nhiều mưa. Trong mùa hạ thường có bão và áp thấp nhiệt đới (0,5điểm)
Câu 9: Kể tên các đới và kiểu khí hậu châu Á theo thứ tự từ bắc xuống nam? (2điểm)
TL: Tên các đới và kiểu khí hậu theo thứ tự từ Bắc xuống Nam: (2điểm)
1. Đới khí hậu cực và cận cực (0,25đ)
2. Đới khí hậu ôn đới (0,5đ)
- Kiểu ôn đới lục địa
- Kiểu ôn đới gió mùa
- Kiểu ôn đới hải dương
3. Đới khí hậu cận nhiệt (0,5đ)
- Kiểu cận nhiệt Địa Trung Hải
- Kiểu cận nhiệt gió mùa
- Kiểu cận nhiệt lục địa
- Kiểu núi cao
4. đới khí hậu nhiệt đới (0,5đ)
- Kiểu nhiệt đới khô
- Kiểu nhiệt đới gió mùa
5. Đới khí hậu xích đạo (0,25đ)
Câu 10: Khí hậu Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? Biểu hiện như thế nào? (2điểm)
TL: + Khí hậu Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa (0,5đ)
+ Biểu hiện: Một năm có 2 mùa gió (0,5đ)
- Gió mùa mùa đông (Đông Bắc) lạnh và khô. (0,5đ)
- Gió mùa mùa hạ (Tây Nam) nóng ẩm (0,5đ)
III. Dân cư xã hội châu Á
Câu 11 : Em hãy vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số châu Á theo số liệu thống kê
dưới đây: (2điểm)
Năm 1800 1900 1950 1970 1990 2002
Số dân (triệu
người)
600 880 1402 2100 3110 3766

(*Lưu ý: Đây là câu rèn luyện kĩ năng nên có thể ra cho cả 5 đề)
TL: + Vẽ chính xác (1điểm)
+ Vẽ đẹp (0,25điểm)
+ Nhận xét đúng (0.75điểm)
Từ năm 1800 đến 2002 dân số châu Á tăng gấp 6 lần. Trong vòng 100 năm, từ năm 1800
đến 1900 dân số châu Á chỉ tăng 280 triệu người. Nhưng giai đoạn từ năm 1950 đến
2002, dân số châu Á đã tăng thêm 2364 triệu người. Đây chính là giai đoạn bùng nổ dân
số ở Châu Á
Nguyễn Lan Anh-8A-THCS Yên Sở (2014-2015)

×