Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thị trường Chứng khoán mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.39 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lịch sử hình thành Thị trường chứng khoán Mỹ 2
2. Cơ cấu tổ chức của Thị trường chứng khoán Mỹ 3
2.1.Chủ thể tham gia 4
2.2.Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch 5
2.3.Sở Giao dịch chứng khoán New York (NYSE) 5
2.4.Sàn Giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (AMEX) 6
2.5.Sàn Giao dịch chứng khoán NASDAQ 6
3. Chức năng, vai trò của thị trường chứng khoán Mỹ 7
4. Hoạt động của thị trường chứng khoán Mỹ 10
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Mỹ khi đề cập đến chúng ta thường nghĩ đến đây là một nền kinh tế
lớn nhất và rất mạnh mẽ trên thế giới. Đóng góp một phần rất quan trọng vào thành
công này là nhờ thị trường chứng khoán Mỹ. Ở Mỹ thị trường chứng khoán là một
kênh huy động rất hiệu quả, với rất nhiều nỗ lực từ quá khứ cho đến bây giờ đã tạo nên
một nền kinh tế Mỹ vững mạnh như hiện nay. Hoạt động mua bán chứng khoán trên
thị trường chứng khoán Mỹ luôn diễn ra sôi động và thu hút nhiều nhà đầu tư nước
ngoài. Đây là một thị trường khuôn mẫu đễ các nước thể học tập theo để xây dựng thị
trường chứng khoán của nền kinh tế, cụ thể là Việt Nam.
Vì thế, chính sự thành công đó là đem lại cho tôi mong muốn được tìm tòi,
nghiên cứu về một thị trường chứng khoán to lớn trên thế giới. Đó là thị trường chứng
khoán Mỹ.
2
1. Lịch sử và quá trình hình thành Thị trường chứng khoán Mỹ
Thị trường chứng khoán Mỹ đầu tiên được hình thành trên những cầu tàu cách
đây 250 năm. Vào lúc đó, những chứng khoán ban đầu đơn thuần là những mảnh giấy
xác nhận sở hữu chủ hoặc những tờ hóa đơn giao hàng hóa từ những chuyến tàu cập
bến từ bên kia Đại Tây Dương đến. Đơn vị quốc tế để giao dịch là những thỏi bạc xuất
phát từ hai nguyên nhân sau: Một là, vàng khá hiếm hoi vào thời kỳ đó; hai là tiền giấy
mặc dù đã xuất hiện nhưng chưa đem lại lòng tin sử dụng cho dân chúng Mỹ lúc bấy


giờ.
Để mọi hoạt động buôn bán, trao đổi có nguyên tắc trên thị trường chứng khoán,
Ngày 17 tháng 05 năm 1792, một bản thỏa ước đầu tiên (hay còn gọi là Hiệp ước cây
ngô đồng) được ký kết làm nền tảng cho New York Stock Exchange (NYSE) sau này.
Để tránh xáo trộn và đôi khi tranh chấp có thể bùng nổ làm nguy hại cho hoạt động
làm ăn chung, các nhà buôn bán đồng ý ấn định một hình thức giá cả lệ phí trao đổi
chung và cố định, và chính sách này được áp dụng cho đến năm 1975.
Từ khi được thành lập, mặc dù nó trải qua những bước thăng trầm của nhiều cuộc
khủng hoảng (đặc biệt là cuộc khủng hoảng vào năm 1929), thị trường chứng khoán
Mỹ vẫn ngày càng phát triển.
Hành động đầu tiên tạo ra điểm nhấn cho sự phát triển đó là vào thời kỳ Cách
mạng kỹ nghệ, hoạt động Wall Street bùng nổ với đủ lại các chứng khoán của các
ngành nghề khác nhau. Đến một lúc, hoạt động của NYSE bị quá tại, nhóm NYSE do
đó chỉ chọn lấy những chứng khoán nào tốt nhất. Họ đặt ra các điều kiện khó khăn hơn
và chỉ nhận các cổ phiếu công ty nào thích hợp với họ. Phần còn lại bị đẩy ra thì có
các con buôn lẻ khác chộp lấy ngay ngoài đường phố và thậm chí trao đổi ngay trên
vỉa hẻ. Các con buôn này được goi là “curbstone brokers” và chợ trời vỉa hè được
mệnh danh là “The Curb”.
Vào đầu thế kỷ 20, chợ trời “The Curb” phát triển quá mạnh đến nỗi các nhà
buôn phải thuê mướn văn phòng tại ngay con đường phố Wall. Để có thông tin giá cả
với nhau nhanh chóng, ám biệu bằng ngón tay được phát triển và người ta trao đổi
bằng cách ra hiệu từ trên ban công xuống dưới cho người đứng trên vỉa hè. Cho đến
nay, kỹ thuật dùng ám hiệu tay vẫn còn được áp dụng trong hầu hết các thị trường
chứng khoán. Vào đầu thập niên 1920, thị trường “The Curb” được đổi tên thành là
American Stock Exchange (AMEX) là thị trường lớn thứ hai của Hoa Kỳ sau NYSE.
Theo một quy luật tất yếu của sựa phát triển, các thị trường (market places or
exchanges) chính thức không đủ sức đáp ứng nổi ngày một mở rộng cả về quy mô và
3
chất lượng hoạt động của nền kinh tế. Do đó, đã phát sinh thị trường “bán chính thức”
hay còn gọi là thị trường OTC (over the counter stock) hoạt động song song với hoạt

động chính thức của các sàn giao dịch. Thị trường OTC ngoài những ưu điểm cung
cấp vốn cho nền kinh tế Mỹ còn tồn tại những hạn chế. Cuộc khủng hoảng thị trường
chứng khoán năm 1929 đã chứng minh cho các hạn chế của thị trường OTC. Sau đó,
Quốc hội Mỹ phải thành lập tổ chức National Association of Securities Dealers
(NASD) vào năm 1934 nhằm tự quản lý hoạt động của thị trường OTC ngày một lớn
mạnh hơn.
Kết quả đó là năm 1971 đánh dấu một bước tiến quan trọng của thị trường OTC
với sự ra đời của hệ thống NASDAQ hoặc National Association of Securities Dealers
Automated Quotation System. Từ thời điểm này, một số các chứng khoán OTC được
lên danh sách và buôn bán qua hệ thống điện toán nối liền các môi chứng khoán
(brokers), nhân viên giao dịch (traders) và chuyên viên làm giá (market makers) mà
không cần nằm trong sàn giao dịch.
Tóm tắt sự hình thành của thị trường chứng khoán Mỹ như sau:
- Năm 1754, ở Philadelphia đã thành lập hội những người môi giới.
- Năm 1800, Sở Giao dịch chứng khoán đầu tiên ở Mỹ ra đời.
- Năm 1817, Hội giao dịch chứng khoán New York được thành lập.
- Năm 1863: Hội được đổi tên thành Sở Giao dịch chứng khoán New York. Ban đầu thì
Sở giao dịch chỉ giới hạn trong phạm vị trái phiếu chính phủ, cổ phiếu ngân hàng và
công ty bảo hiểm
- Năm 1933 – 1940: Quốc hội Mỹ ban hành luật chứng khoán Thị trường chứng khoán
tự do nhường chỗ cho Thị trường chứng khoán được Nhà nước quản lý
2. Cơ cấu tổ chức của thị trường chứng khoán Mỹ:
Thị trường chứng khoán là một mạng lưới người mua và người bán cổ phần sở
hữu công ty. Tại Mỹ có 3 thị trường chứng khoán chính là thị trường chứng khoán
New York, thị trường chứng khoán Amex và thị trường chứng khoán NASDAQ (Hiệp
hội những nhà môi giới kinh doanh chứng khoán yết giá tự động).
Cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm giám sát và hoạch định chính sách liên quan
đến các giao dịch chứng khoán là SEC (Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch).
Ngày nay, thị trường chứng khoán Mỹ ngày càng lan rộng. Nước Mỹ hiện nay có
14 thị trường chứng khoán phân bổ khắp cả nước. Ngoài NYSE và AMEX còn có các

thị trường chứng khoán vùng trên khắp nước Mỹ như: Chicago, San Francisco, v.v…
Danh sách các Sở Giao dịch Chứng khoán ở Mỹ:
ST
T
Tên Sở giao dịch Thành phố Năm thành lập
1 BATS Exchange Lenexa, Kansas 2005
4
2 BATS Y-Exchange Lenexa, Kansas 2005
3 Boston Options Exchange Boston 2002
4 C2 Options Exchange Chicago 2010
5 Chicago Board Options Exchange Chicago 1973
6 Chicago Stock Exchange Chicago 1882
7 EDGA and EDGX Jersey City 1998
8 ISE and ISE Gemini New York City 1998
9 Miami International Securities Exchange Princeton, NJ 2012
10 NASDAQ New York City 1971
11 NASDAQ OMX BX Boston 1834
12 NASDAQ OMX PHLX Philadelphia 1790
13 National Stock Exchange Jersey City 1885
14 New York Stock Exchange New York City 1817
15 NYSE Arca New York City 2006
16 NYSE MKT New York City 1908
(Nguồn: wikipedia.com)
2.1. Chủ thể tham gia:
a. Nhà phát hành: là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng
khoán. Nhà phát hành có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương hoặc công ty.
- Chính phủ phát hành các loại trái phiếu chính phủ nhằm huy động tiền bù đắp thâm
hụt ngân sách hoặc thực hiện những công trình quốc gia lớn.
- Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu địa phương để huy động tiền đầu tư cho
các công trình hay chương trình kinh tế, xã hội địa phương.

- Các công ty muốn huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất phát hành trái phiếu công ty
hay cổ phiếu.
b. Nhà đầu tư:
- Nhà đầu tư cá nhân: Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro và Nhà đầu tư không thích rủi ro.
- Nhà đầu tư có tổ chức: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm xã hội, công ty
tài chính, ngân hàng thương mại.
c. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chính khoán:
- Công ty chứng khoán
- Quỹ đầu tư chứng khoán
- Các trung gian tài chính
d. Các tổ chức liên quan đến chứng khoán
- Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC)
- Sở Giao dịch Chứng khoán (NYSE, AMEX,…)
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán
- Các tổ chức tài trợ chứng khoán
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
2.2. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC):
Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch (Securities and Exchange Commission –
SEC) là một cơ quan thuộc chính phủ Hoa Kỳ, có nhiệm vụ cơ bản cưỡng chế và thi
5
hành luật chứng khoán liên bang và quản lí thị trường chứng khoán hoặc ngành công
nghiệp chứng khoán.
SEC được Tổng thống Franklin D. Roosevelt thành lập năm 1934 để gây dựng lại
lòng tin của thị trường sau vụ Đại đổ vỡ của thị trường chứng khoán vào năm 1929 và
Đại suy thoái kinh tế. SEC có nhiệm vụ bảo vệ nhà đầu tư, duy trì thị trường công
bằng, trật tự và hiệu quả; và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo vốn.
SEC được lãnh đạo bởi nhóm 5 uỷ viên hội đồng được chỉ định bởi tổng thống
phục vụ 5 nhiệm kỳ.

2.3. Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE)
Sở Giao dịch Chứng khoán New York (New York Stock Exchange – NYSE) là
một Sở giao dịch chứng khoán đóng tại Thành phố New York thuộc sở hữu của công
ty tư nhân NYSE Group (NYX). Đây là Sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới
nếu tính về giá trị vốn hoá thị trường bằng đô la Mỹ và là Sở giao dịch chứng khoán
lớn thứ nhì thế giới nếu tính theo số lượng công ty niêm yết. Số lượng cổ phiếu của Sở
này vượt quá số lượng cổ phiếu tại sàn NASDAG trong thập niên 1990. NYSE có một
giá trị vốn hoá thị trường toàn cầu lên đến 23.000 tỷ đô la Mỹ ngày 30 tháng 9 năm
2006.
NYSE được quản lý bởi tập đoàn NYSE Group, được thành lập từ sự sát nhập
với sàn giao dịch chứng khoán điện tử Archipelago Holdings.
2.4. Sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (AMEX)
Sàn Giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (American Stock Exchange – AMEX) là sàn
giao dịch chứng khoán đặt tại 86 Trinity Place ở trung tâm Mahattan, New York có
khối lượng giao dịch lớn thứ 3 của Mỹ. AMEX tồn tại dưới hình thức một tổ chức
tương hỗ, thuộc quyền sở hữu của các thành viên.
Vài năm trở lại đây hoạt động kinh doanh chính của AMEX đã chuyển dần từ cổ
phiếu sang các hợp đồng quyền chọn (Option) và ETF (Exchange – traded Funds, một
dạng quĩ tương hỗ đầu tư chứng khoán), dù vậy nó vẫn tiếp tục tiến hành giao dịch các
loại cổ phiếu của các công ty vừa và nhỏ. Năm 1998, AMEX đã sáp nhập với NASD,
Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh chứng khoán (doanh nghiệp chủ quản của
NASDAQ) hình thành nên Tập đoàn thị trường NASDAQ.
Trong 3 sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ thì AMEX được coi là có chính sách
thoáng nhất về vấn đề niêm yết công ty, khi mà hầu hết công ty của nó nhìn chung là
các công ty nhỏ hơn so với NASDAQ và NYSE.
6
Chỉ số tổng hợp AMEX, chỉ số bình quân gia quyền của tất cả các chỉ số của các
cổ phiếu niêm yết trên sàn, đạt mức điểm đóng cửa cao kỉ lục 2069,19 điểm vào ngày
30/11/2006.
2.5. Sàn Giao dịch chứng khoán NASDAQ

NASDAQ là chữ viết tắt của cụm từ National Association of Securities Dealers
Automated Quotations system, là sàn giao dịch chứng khoán điện tử của Mỹ, có giá trị
vốn hoá thị trường đứng thứ 3 thế giới (sau NYSE và Tokyo Stock Exchange). Điểm
khác biệt quan trọng giữa NASDAQ với các sàn giao dịch chứng khoán lớn khác là ở
chỗ nó là một sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC).
NASDAQ được thành lập năm 1971 bởi Hiệp hội những người buôn bán chứng
khoán Quốc gia (NASD), và hiện đang được điều hành bởi NASDAQ Stock Market,
Inc. NASDAQ là sàn giao dịch chứng khoán điện tử lớn nhất nước Mỹ, với khoảng
3200 công ty niêm yết và số lượng cổ phiếu giao dịch bình quân nhiều hơn bất kỳ sàn
giao dịch khác ở Mỹ.
Khi bắt đầu mở cửa giao dịch vào ngày 8/2/1971, NASDAQ là sàn thị trường
chứng khoán điện tử tiên phong trên thế giới. Lúc đầu, nó chỉ đơn thuần là hệ thống
bản điện tử niêm yết giá chứ chưa thực sự kết nối giữa người mua với người bán. Tác
dụng quan trọng nhất lúc đó là nó giúp làm giảm mức chênh lệch giữa giá mua (bid
price) và giá bán(ask price) cổ phiếu, gây bất lợi cho những tay môi giới chứng khoán
thường kiếm bộn nhờ chênh lệch này, song lại làm thị trường chứng khoán hoạt động
nhộn nhịp hơn. Vài năm sau, NASDAQ tiến gần hơn đến một sàn giao dịch chứng
khoán theo đúng nghĩa của nó, khi đưa vào hoạt động hệ thống báo cáo và giao dịch
chứng khoán tự động. Cho đến năm 1987, hầu hết các giao dịch được tiến hành qua
điện thoại, song trong suốt cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán năm 1987,
những người tạo lập thị trường hầu như không trả lời điện thoại. Để đối phó với vấn đề
này, Hệ thống thực thi các lệnh nhỏ (SOES) đã ra đời, cung cấp cho những người mua
bán chứng khoán một phương thức giao dịch điện tử hoàn toàn mới, và để đảm bảo
những giao dịch nhỏ không bị bỏ qua.
NASDAQ cũng niêm yết cổ phiếu của chính họ trên sàn dưới mã hiệu NDAQ.
Chỉ số chủ yếu trên NASDAQ là chỉ số tổng hợp NASDAQ (The Nasdaq Composite),
được xây dựng dựa trên giá cổ phiếu của toàn bộ các công ty niêm yết trên NASDAQ.
Chỉ số này là chỉ số được theo dõi nhiều nhất đối với các công ty về công nghệ.
7
Bên cạnh NASDAQ Composite thì NASDAQ 100 và Nasdaq Financial 100 cũng là

những chỉ số chứng khoán rất quan trọng. Nasdaq 100 là chỉ số chứng khoán của 100
công ty phi tài chính lớn nhất được niêm yết trên NASDAQ, cả công ty trong nước và
quốc tế, còn Nasdaq Financial 100 là của các công ty tài chính.
3. Chức năng, vai trò của thị trường chứng khoán Mỹ
3.1. Chức năng của thị trường chứng khoán Mỹ
Chức năn thu hút vốn nhàn rỗi vào đầu tư phát triển
Vốn huy động từ bên ngoài vào bao gồm vốn vay tín dụng của các tổ chức tài
chính và phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Do tính chất của chu kỳ kinh doanh nên vốn tạm thời nhàn rỗi trong các công ty
là rất lớn, bên cạnh còn có một lượng vốn lớn nằm rải rác trong dân chưa được huy
động. Thị trường chứng khoán Mỹ với cơ sở pháp lý hoàn chỉnh và bộ máy quản lý
hữu hiệu, với sự phổ biến và hướng dẫn rộng rãi, người dân Mỹ sẽ dễ dàng sử dụng
nguồn tiết kiệm của họ hơn. Ngoài ra, trong xã hội còn có các khoản tiền tạm thời
nhàn rỗi như: quỹ bảo hiểm, quỹ phúc lợi ….một phần vốn của quỹ này sẽ được gửi
vào các ngân hàng ở Mỹ để thực hiện việc thanh toán, phần còn lại thị trường chứng
khoán Mỹ đáp ứng nhu cầu của những người quản lý quỹ làm thế nào cho vốn của họ
có khả năng sĩnh lãi nhiều nhất và vừa an toàn vừa có tính tạm thơi.
Chức năng điều tiết các nguồn vốn
Các tập đoàn, công ty không phải lúc nào cũng thiếu hoặc thừa vốn. Khi cần
mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ các khoản thu lớn, thi các công ty đang thiếu
vốn. Khi quá trình sản xuất kết thúc, sản phẩm được bán ra và thu vốn về, các khoản
phải thu lúc này dẫn đến công ty thừa vốn. Vì thế, thị trường chứng khoán Mỹ điều tiết
vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu cho các công ty ở Mỹ.
Chức năng hoà nhập nền kinh tế thế giới
Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, nơi thu hút nhiều vốn từ
các công ty tập đoàn lớn trên thế giới. Các doanh nghiệp có thể thu hút vốn bất cứ nơi
nào và bằng con đường dễ dàng thông qua thị trường chứng khoán. Nhờ vào hệ thống
máy tính mà thị trường chứng khoán cho phép bất cứ ai, ở nơi nào trên giới và mua
loại cổ phiếu của bất kỳ một công ty nào được niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán ở Mỹ mà họ thích. Từ đó hình thành mối liên hệ tiền tệ quốc tế, đẩy nhanh tốc

8
độ chu chuyển nguồn vốn giữa các nước, thực hiện quan hệ vay mượn lâu dài trên thế
giới tạo điều kiện cho việc hoà nhập nền kinh tế thế giới.
Chức năng điều tiết vĩ mô
Thị trường chứng khoán là công cụ của Chính phủ thông qua SEC. Nghiệp vụ
chủ yếu là thắt chặt hay nới lỏng sự đầu tư trên thị trường. Khi sản xuất sa sút, thiếu
vốn Chính phủ tung tiền ra mở rộng cho vay để khuyến khích sản xuất thông qua mua
những lô chứng khoán có giá trị lớn. Khi hiện tượng đầu cơ quá mức, đầu cơ thịnh
hành, Chính phủ bán chứng khoán nhằm thắt chặt tín dụng giảm bớt đầu tư kinh tế.
3.2. Vai trò của thị trường chứng khoán Mỹ
Tạo vốn cho nền kinh tế quốc dân
Do có thị trường chứng khoán Mỹ nên việc đầu tư vào các nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi dễ dàng hơn. Từ việc nguồn vốn bị ứ đọng từ nhiều nơi, không có khả năng
sinh lời, cho đến khi có thị trường chứng khoán Mỹ nên việc đầu tư, tích luỹ vốn ở Mỹ
sôi động và dồi dào hẳn lên. Thông qua đó nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ, công
ăn việc làm được giải quyết, thất nghiệp giảm. Bên cạnh, thị trường chứng khoán như
một trung tâm thu hút nguồn vốn từ dân chúng Mỹ, thu hút nguồn vốn nước ngoài.
Ngoài ra còn giúp Chính phủ Mỹ giải quyết vấn đề thiết hụt ngân sách có thêm vốn
xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng vốn linh hoạt và có hiệu quả hơn
Khi doanh nghiệp cần vốn để mở rộng qui mô sản xuất họ có thể phát hành
chứng khoán, vào thị trường chứng khoán Mỹ để huy động vốn. Đây là phương thức
tài trợ vốn qua phát hành và lúc đó nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên. Lúc này rủi
ro đối với doanh nghiệp là rất nhỏ vì những cổ đông của họ đã gánh đỡ thay. Một điều
thuận lợi nữa, khi doanh nghiệp chưa có cơ hội sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp
có thể dự trữ chứng khoán như là một tài sản kinh doanh và các chứng khoán đó sẽ
được chuyển nhượng thành tiền khi cần thiết thông qua thị trường chứng khoán. Ngoài
ra, khi doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, có nghĩa là đã có chữ tín
đối với công chúng đầu tư. Như vậy các công ty chứng khoán sẽ là tác nhân kích thích
giúp doanh nghiệp tạo vốn nhanh chóng hơn.

Thị trường chứng khoán là công cụ đánh giá doanh nghiệp, dự đoán tương lai
9
Thị trường chứng khoán ngày càng đa dạng và phức tạp, liên quan đến vận
mệnh của nền kinh tế Mỹ. Sự hình thành thị giá chứng khoán của một doanh nghiệp
trên thị trường chứng khoán đã bao hàm sự hoạt động của doanh nghiệp đó trong hiện
tại và dự doán tương lai. Khi giá cổ phiếu của một doanh nghiệp cao (hay thấp) biểu
hiện trạng thái kinh tế tức là khả năng mang lại cổ tức cao (hay thấp) cho các cổ đông
của doanh nghiệp đó. Triển vọng tương lai của các doanh nghiệp cũng được thể hiện
một cách trực tiếp trên thị giá cổ phiếu và cũng như sự biến động của nó.
Ngoài ra, với phương pháp chỉ số hoá thị giá của các loại chứng khoán chủ yếu
trong nền kinh tế và việc nghiên cưú phân tích một cách khoa học hệ thống chỉ số giá
chứng khoán trên thị trường chứng khoán ở từng nước trong mối quan hệ với thị
trường thế giới, đã dự đoán được trước sự biến động kinh tế của một hoặc hàng loạt
các nước trên thế giới.
4. Hoạt động của thị trường chứng khoán Mỹ
Thị truờng chứng khoán Mỹ hoạt động theo 3 nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc
trung gian, nguyên tắc đấu giá và nguyên tắc công khai.
Nguyên tắc trung gian: Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên thị
truờng chứng khoán Mỹ đều đuợc thực hiện thông qua các trung gian, hay còn gọi là
các nhà môi giới. Các nhà môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và
huởng hoa hồng. Ngoài ra, nhà môi giới còn có thể cung cấp các dịch vụ khác như
cung cấp thông tin và tu vấn cho khách hàng trong việc đầu tư Theo nguyên tắc
trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thoả thuận với nhau để mua bán chứng
khoán. Họ đều phải thông qua các nhà môi giới của mình để đặt lệnh. Các nhà môi
giới sẽ nhập lệnh vào hệ thống để khớp lệnh.
Nguyên tắc đấu giá: Giá chứng khoán đuợc xác định thông qua việc đấu giá
giữa các lệnh mua và các lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị truờng đều
không thể can thiệp vào việc xác định giá này. Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực
tiếp và đấu giá tự động. Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn
giao dịch và trực tiếp đấu giá. Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà

môi giới đuợc nhập vào hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Hệ thống
10
máy chủ này sẽ xác định mức giá sao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với
khối luợng cao nhất.
Nguyên tắc công khai: Tất cả các hoạt động trên thị truờng chứng khoán đều
phải đảm bảo tính công khai. Sở giao dịch chứng khoán công bố các thông tin về giao
dịch chứng khoán trên thị trường. Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông
tin tài chính định kỳ hàng năm của công ty, các sự kiện bất thuờng xảy ra đối với công
ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc, nguời quản lý, cổ đông đa số. Các thông tin càng
được công bố công khai minh bạch, thì càng thu hút đuợc nhà đầu tư tham gia vào thị
trường chứng khoán. Các nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán
đuợc hình thành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch.
Tại Mỹ, bất cứ khi nào người ta đề cập đến thị trường chứng khoán, nơi cổ
phiếu được mua đi, bán lại, tiêu biểu cho hoạt động của thị trường chứng khoán Mỹ họ
luôn nghĩ đến NYSE và NASDAQ. Hai sàn chứng khoán này đóng vai trò quan trọng
và chiếm một khối lượng giao dịch lớn tại Mỹ cũng như phạm vi toàn cầu.
Trên sàn NYSE, tất cả các giao dịch đều diễn ra tại một địa điểm cụ thể trên sàn
chứng khoán NYSE. NASDAQ mặt khác không phải đặt tại một địa điểm cụ thể mà
giao dịch thông qua mạng viễn thông. Người ta không cần phải có mặt ở sàn mới có
thể đặt lệnh mua và bán. Thay vào đó, giao dịch diễn ra trực tiếp giữa các nhà đầu tư,
giữa người mua, người bán và những người đóng góp vai trò là nhà tạo lập thị trường,
thông qua một hệ thống kết nối máy tính điện tử phức tạp.
NASDAQ là một sân chơi của những tay buôn (dealer), trong đó những người
tham gia thị trường không mua hoặc bán trực tiếp với nhau mà phải tiến hành thông
qua tay buôn (dealer) này, trên sàn NASDAQ họ được gọi là những nhà tạo lập thị
trường. NYSE là một thị trường đấu giá , trong đó những người tham gia vào thị
trường này tiến hàng mua bán với nhau dưới hình thức đấu giá, mức giá chào mua cao
nhất sẽ được khớp với mức giá chào bán thấp nhất.
Mỗi thị trường chứng khoán đều có các nhân viên điều phối. Những nhân viên
điều phối ở các sàn sẽ phải giải quyết các vấn đề giao dịch đặc biệt, khiến cho sàn

chứng khoán vận hành êm ru. Trên sàn NASDAQ, các nhân viên điều phối chính là
các nhà tạo lập thị trường, giao dịch với người mua và người bán để thị trường được
lưu thông. Trên sàn NYSE, những người này được gọi là các chuyên gia chịu trách
nhiệm kết nối người mua và người bán. Nếu có quá nhiều lệnh giao dịch, những người
này sẽ cố gắng khớp được càng nhiều lệnh càng tốt. Nhưng nếu không có nhà đầu tư
nào muốn mua hoặc bán, các nhân viên điều phối phải cố gắng tìm kiếm khách hàng,
11
tìm kiếm người mua, người bán, thậm chí họ phải mua hoặc bán từ chính tài khoản của
mình.
Sàn NASDAQ thường được biết là một sàn giao dịch sử dụng công nghệ cao,
thu hút nhiều công ty thực hiện giao dịch qua Internet hoặc các phương tiện điện tử
khác. Chính vì thế mà chứng khoán trên sàn này biến động hơn và định hướng tăng
trưởng. Mặt khác, các công ty trên sàn NYSE thười là các công ty lâu đời, có vị thế và
uy tín. Trong các công ty niêm yết trên sàn này, có nhiều công ty blue-chip và các
công ty thuộc những ngành quan trọng, chứng khoán trên sàn này thường ổn định hơn.
Phí niêm yết tối đa trên sàn NYSE là 250.000$ trong khi con số tương ứng trên
sàn NASDAQ là 150.000$. Tuy nhiên phí trả hàng năm để duy trì ở sàn NYSE là
50.000$ và với sàn NASDAQ là 60.000$.
Hầu hết các công ty nước ngoài niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ sử
dụng một công cụ tài chính gọi là ADRs – American Depository Receipts. Cổ phiếu
của các doanh nghiệp này không được bán trực tiếp cho các nhà đầu tư Mỹ mà do một
số ngân hàng (gọi là depository bank) nắm giữ. Các ngân hàng này sau đó phát hành
các ADRs và bán cho các nhà đầu tư. Mỗi ADR tương đương với một giấy chứng
nhận sở hữu một số lượng cổ phiếu nhất định. Như vậy thực chất các nhà đầu tư không
mua cổ phiếu mà chỉ mua các chứng chỉ sở hữu cổ phiếu của các doanh nghiệp nước
ngoài.
Có 3 loại ADRs được chia theo cấp độ.
• Cấp độ 1 (Level I ADR) bao gồm các cổ phiếu được giao dịch trên thị trường
OTC. Ở cấp độ này, các công ty không phải tuân thủ các quy định khắt khe như
khi niêm yết trên các thị trường chính thức, trong đó quan trọng nhất là không

phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán Mỹ (U.S. GAAP). Tuy nhiên, tính thanh
khoản của các cổ phiếu này cũng thấp hơn.
• Cấp độ 2 (Level II ADR) bao gồm các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng
khoán chính thức, ví dụ như NYSE hayAMEX, nhưng công ty niêm yết không
được phát hành cổ phiếu mới trên thị trường. Ở cấp độ này, các công ty không
phải tuân thủ hoàn toàn nhưng phải chuyển đổi một số nội dung báo cáo tài chính
theo U.S. GAAP.
• Cấp độ 3 (Level 3 ADR) là cấp độ cao nhất, các công ty được niêm yết cũng
như phát hành cổ phiếu mới trên thị trường. Các công ty có cổ phiếu niêm yết
theo cấp độ 3 phải tuân thủ toàn bộ các quy định cần thiết cho việc niêm yết và
12
phát hành giống như các công ty Mỹ (bao gồm việc tuân thủ toàn bộ U.S.
GAAP).
Ngoài ra còn một loại hình thứ 4 gọi là Rule 144A, theo đó cổ phiếu của các
công ty được phát hành hạn chế cho một số nhà đầu tư là tổ chức có đủ điều kiện
(Qualified Institutional Buyers – QIBs). Khi sử dụng hình thức này các công ty không
phải tuân thủ các quy định về báo cáo tài chính theo U.S. GAAP và chỉ phải đáp ứng
một số quy định tối thiểu của SEC. Nhược điểm của hình thức này là tính thanh khoản
của cổ phiếu thấp.
Như vậy có thể thấy doanh nghiệp nước ngoài có rất nhiều lựa chọn để cổ phiếu
của mình có thể được giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ. Hình thức giao dịch
càng có nhiều tính ưu việt thì càng phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe hơn, và theo đó
chi phí cũng lớn hơn. Tùy thuộc vào chiến lược cụ thể của mình mà các doanh nghiệp
có thể lựa chọn hình thức phù hợp nhất. Phần tiếp theo của bài viết sẽ đề cập tới một
số lợi ích của việc niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.
KẾT LUẬN
Thị trường chứng khoán luôn là yếu tố cơ bản trong nền kinh tế thị trường hiện
đại. Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế thị trường, hoạt động theo cơ chế thị trường cạnh
tranh có lịch sử phát triển hàng trăm năm nay. Sự ra đời của thị trường chứng khoán
Mỹ đã thúc đẩy nền kinh tế Mỹ và các nước phát triển mạnh mẽ, thu hút các nguồn

vốn nhàn rỗi, đầu tư hiệu quả và chính thị thường chứng khoán Mỹ đã giúp nền kinh tế
Mỹ có những tập đoàn khổng lồ như hiện nay. Với sự phát triển của thị trường chứng
khoán Mỹ đã kích thích thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển hơn sau này.
13

×