Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Huyện đảo bạch long vĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.8 KB, 25 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tổng hợp là một giai đoạn quan trọng để tìm hiểu đặc điểm, tình
hình của cơ quan thực tập, các vấn đề về cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng
của cơ sở thực tập, những kết quả đạt được, những khó khăn tồn tại và nguyên
nhân của tình hình. Đồng thời tìm hiểu phương hướng, chương trình phát
triển, những dự kiến về đổi mới hoạt động của cơ sở thực tập trong tương lai.
Từ giai đoạn thực tập tổng hợp định hướng được chuyên đề thực tập tốt
nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực tập tổng hợp em đã
không ngừng học hỏi, tìm tòi liên hệ và tham khảo ý kiến thầy giáo cùng
những tài liệu ở cơ quan nơi thực tập. Dưới sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo
Phó giáo sư tiến sỹ Phạm Văn Vận và anh Hoàng Anh Tuấn trưởng ban tổ
chức huện uỷ Bạch Long Vỹ.
Báo cáo thực tập của em gồm 4 phần :
I.Chức năng nhiệm vụ.
1.Khái quát lịch sử hình thành của huyện đảo.
2.Chức năng nhiệm vụ của cơ quan đó hiện nay.
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan đó.
II.Thực trạng vấn đề kinh tế xã hội huyện đảo Bạch Long Vỹ trong giai đoạn
2000-2005.
1.Phân tích thực trạng kinh tế xã hội.
2. Đánh giá tình hình thực trạng.
3.Cơ quan đề ra những phương hướng chủ trương hoạt động giai đoạn 2006-
2010.
III.Hiểu sâu nghiệp vụ chuyên môn
IV. Nghiên cứu đề tài và tên đề tài thực tập chuyên đề.
Em xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư tiến sỹ Phạm Văn Vận, anh Hoàng
Anh Tuấn đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này.
I.Chức năng nhiệm vụ
1.Khái quát lịch sử hình thành của cơ quan
1.1.Vài nét về huyện đảo Bạch Long Vĩ
Vịnh Bắc bộ có diện tích khoảng 140 km


2
là cửa ngõ ra vào bằng đường
biển của miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ là ngư trường
lớn, có khả năng khai thác nhiều loại thủy sản, hải sản quý hiếm. Thềm lục
địa có khả năng trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí đốt. Với vị trí và tiềm năng
kinh tế của mình, vịnh Bắc bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta
trong sự nghiệp phát triển kinh tế, giao lưu quốc tế cũng như sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc.
Bạch Long Vĩ là đảo xa bờ nhất của Việt Nam trên vịnh Bắc bộ, với
diện tích 4,5 km
2
. Đảo nằm giữa ngư trường vịnh Bắc bộ, đất đai trên đảo có
thể trồng trọt, chăn nuôi phục vụ đời sống con người nơi cư dân đã từng sinh
sống, cư trú lâu dài bằng hoạt động kinh tế như đánh bắt, dịch vụ thủy, hải sản
trên biển, chăn nuôi và trồng trọt…
Để củng cố vai trò pháp lý của đảo, góp phần mở rộng vùng biển, vùng
thềm lục địa, vùng trời của Tổ quốc, khai thác tốt tiềm năng kinh tế của đảo,
cuả vịnh Bắc bộ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, giao lưu quốc tế, bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình hiện nay, ngày 02/3/1991, Hội đồng bộ trưởng đã có
công văn số 621/CV - HĐBT giao cho ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng
lập luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng Bạch Long Vĩ thành một đơn vị
hành chính, phát triển kinh tế - xã hội toàn diện; ngày 09/12/1992, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Nghị định số 15/NĐ - TTg về việc thành lập huyện Bạch
Long Vĩ thuộc thành phố Hải phòng.
Ngày 27/7/1994, Thủ tướng Chính Phủ đã có Quyết định số 379/QĐ -
TTg phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật tổng thể xây dựng huyện đảo Bạch
Long Vĩ, Quyết định nêu rõ: "Xây dựng huyện đảo Bạch Long Vĩ - thành phố
Hải Phòng trở thành một đơn vị hành chính, phát triển kinh tế - quốc phòng -
an ninh và xã hội toàn diện". Trong đó, nhấn mạnh: "Xây dựng cơ sở kỹ thuật
hạ tầng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - quốc phòng - an ninh và xã hội

của huyện đảo bao gồm cả việc giao lưu với bên ngoài và trong nội bộ đảo"
1.2.Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình
Bạch Long Vĩ là hòn đảo nằm ở khoảng giữa vịnh Bắc bộ, cách thành
phố Hải Phòng 133 km, cách đảo gần nhất là Hạ Mai của Việt Nam 70 km,
cách đảo Hải Nam Trung Quốc là mũi Ta Chi Ao khoảng 130 km.
Chiều dài đảo theo hướng Tây Bắc - Đông Nam khoảng 1,5 km. Giữa
đảo là dãy núi nhô cao tạo thành dãy điểm có độ cao lớn nhất là 61,5 m những
điểm cao còn lại khoảng 50 đến 60 m so với mực nước biển thấp nhất.
Địa hình ven bờ đảo thoai thoải, độ dốc thấp, cao trung bình so với mặt
nước biển khoảng 2 đến 3m (nước biển cao nhất), là nơi tập trung chủ yếu các
hoạt động dân sinh và kinh tế trên đảo. Toàn bộ đảo nằm trên vùng san hô
rộng, ngập nước chạy dài ra biển tới nơi có độ sâu lớn. Ngoài ra, xung quanh
đảo còn có những bãi đá mồ côi xen kẽ những bãi cát khá dài và rộng.
Thời tiết, khí hậu ở đảo phụ thuộc vào quy luật hoàn lưu với mùa rõ rệt: Mùa
đông (từ tháng 11 đến tháng 4), mùa hè (tháng 5 đến tháng 10). Nhiệt độ
không khí trung bình trong năm 23,3
0
c, cụ thể: nhiệt độ mùa đông khá thấp
vào tháng 11 và thang 1, trung bình xấp xỉ 17
0
c, nhiệt độ thấp tuyệt đối 7
0
c;
mùa hè nhiệt độ trung bình 25
0
c, song nhiệt độ cao tuyệt đối không quá 34
0
c,
thấp hơn nhiều so với đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung Bộ. Lượng mưa trung
bình hàng năm là 1126 mm, mùa mưa có tháng lượng mưa trên 130mm, bắt

đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10; gió mạnh nhất lên đến 50 m/s xuất
hiện vào mùa hè, mùa đông gió mạnh nhất không quá 30 m/s. Do nằm giữa
vịnh Bắc bộ nên các cơn bão đi vào vịnh Bắc bộ hàng năm đều ảnh hưởng
trực tiếp tới đảo, trong 48 năm (1955 đến 2003) có 168 cơn bão đi qua vùng
biển này.
1.3.Lịch sử phát triển
Bạch Long Vĩ ngoài các tên Đuôi Rồng Trắng, trước đây còn có tên là
đảo Vô Thủy (có nghĩa là không có nước). Sau này có thời kỳ gọi là Phù
Thủy Châu (có nghĩa là hòn ngọc nổi trên mặt nước), hiện nay vẫn con di tích
làng Thủy Châu trên đảo.
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX trên đảo Bạch Long Vĩ không
có dân cư sinh sống, đảo chỉ là nơi tránh gió của ngư dân trên biển.
Năm 1887, sau khi thực dân Pháp thôn tính xong Bắc Kỳ, chính quyền
Pháp và nhà Thanh đã thỏa thuận: Những hòn đảo nằm kề phía Đông của kinh
tuyến Paris (105
0
43 Đông), nghĩa là đường thẳng Bắc Nam đi qua phía Đông
đảo Trà Cổ (hay còn gọi là Vạn Chú) và tạo thành biên giới thuộc về phía
Trung Quốc. Các đảo Cô Tô và những đảo khác ở phia Tây kinh tuyến này
thuộc về An Nam, đảo Bạch Long Vĩ nằm ở phía Tây con đường này, như
vậy vấn đề chủ quyền của đảo là đã rõ ràng.
Đến năm 1920, sau khi tìm được giếng nước ngọt, dân cư vùng Quảng
Yên (Việt Nam) tìm tới nơi đây sinh sống, lập nghiệp bằng nghề chăn nuôi,
trồng trọt trên đảo và khai thác hải sản.
Năm 1937 chính quyền Bảo Đại phái người tới đảo lập chế độ canh
phòng và lập chế độ lý trưởng trên đảo.
Chiến tranh thế giơi thứ 2 bùng nổ, Nhật hất cẳng Pháp ở sông Đông
Dương và cho quân ra đảo tước khí giới của binh lính Bảo Đai. Sau khi Pháp
quay trở lại Đông Dương (1946) tiếp tục khôi phục chế độ cai trị trên đảo.
Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, lực lượng phản cách

mạng Trung Quốc chạy ra đảo Bạch Long Vĩ lấy đảo làm điểm trú chân. Với
vị trí mang tầm chiến lược quan trọng trong lĩnh vực chủ quyền, lãnh hải hai
nước Trung - Việt, tháng 7/1955, quân giải phóng Trung Quốc đã đổ bộ lên
đảo đánh đuổi bọn Quốc dân Đảng và quản lý đảo.
Ngày 16/01/1957 Việt Nam dân chủ cộng hòa đã tiếp quản đảo, khẳng
định chủ quyền của nước Việt Nam trên đảo, trên biển, vùng thềm lục địa,
vùng trời xung quanh đảo theo luật Quốc tế quy định.
2.Chức năng nhiệm vụ của cơ quan:
Huyện ủy đảo Bạch Long Vỹ là một đơn vị hành chính cấp huyện phát
triển kinh tế - quốc phòng - xã hội toàn diện, một trung tâm dịch vụ hậu cần
nghề cá của ngư trường vịnh bắc bộ. Trong quá trình phát triển huyện đảo,
còn có nhiều hạn chế, tồn tại mà một lý do quan trọng là huyện đảo chưa có
quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch phân vùng sử dụng đất, quy hoạch
hệ thống hạ tầng cơ sở mà trước hết là chưa được duyệt định hướng phát triển
kinh tế - xã hội.
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan:
Ban thường vụ Huyện ủy Bạch Long Vỹ khóa III nhiệm kỳ 2005-2010.
-Đồng chí Cao Xuân Liên - Bí thư huyện ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyên.
-Đồng chí Ninh Văn Dũng - Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND
-Đồng chí Đinh Quốc Ái - Phó chủ tịch thường trực ủy ban nhân dân huyện.
-Đồng chí Hoàng Anh Tuấn - Trưởng ban tổ chức.
-Đồng chí Nguyễn Công Hà - Trưởng công an huyện.
Danh sách ban chấp hành Đảng bộ huyện Bạch Long Vỹ
-Đồng chí Cao Xuân Liên - Bí thư huyện ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyên.
-Đồng chí Ninh Văn Dũng - Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND
-Đồng chí Đinh Quốc Ái - Phó chủ tịch thường trực ủy ban nhân dân huyện.
-Đồng chí Hoàng Anh Tuấn - Trưởng ban tổ chức.
-Đồng chí Nguyễn Công Hà - Trưởng công an huyện.
-Đồng chí Phạm Nguyên Nhung - Phó chủ tịch HĐND
-Đồng chí Nguyễn Thị Hằng - Phó chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.

-Đồng chí Nguyễn Bá Tôi - Trưởng phòng tài chính.
-Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Phó trưởng phòng kinh tế - kế hoạch.
-Đồng chí Nguyễn Thị Bích - Bí thư huyện đoàn.
-Đồng chí Nguyễn Kim Giao - Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự.
-Đồng chí Trần Hồng Quang - Phó trưởng phòng tư pháp.
-Đồng chí Đào Trọng Tuệ - Liên Đội Trưởng liên đội thanh niên xung phong.
-Đồng chí Đoàn Thế Tuấn - Chánh văn phòng HU- HĐND- UBND.
-Đồng chí Phạm Văn Toản - Ủy viên thường trực HĐND.
II. Thực trạng vấn đề kinh tế - xã hội.
1. Phân tích thực trạng
1.1 Về kinh tế :
Tổng giá trị xuất theo giá thực tế đạt 48,7 tỉ đồng, tăng 13,6 % so với
năm 2004 (đạt kế hoạch); trong đó, nhóm ngành nông nghiệp thuỷ sản đạt 4,3
tỉ đồng, tăng 9%; nhóm ngành công nghiệp xây dựng đạt 14,1 tỷ đồng, tăng
10%; nhóm ngành dịch vụ đạt 30,3 tỉ đồng, tăng 16% so với năm 2004. Mặc
dù còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết,
nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản, chăn nuôi, trồng trọt đều tăng cao hơn
năm trước; lĩnh vực dịch vụ phát triển đã có một số dự án đầu tư, dịch vụ hậu
cần nghề cá được cấp giấy phép, nhà đầu tư đang triển khai xây dựng cơ sở hạ
tầng. Tuy nhiên hoạt động sản xuất, kinh doanh của trung tâm dịch vụ hậu cần
nghề cá gặp rất nhiều khó khăn, không hoàn thành kế hoạch, doanh thu chỉ
đạt gần 12 tỷ đồng, bằng 40% so với năm 2004; nguyên nhân chủ yếu do cơ
chế quản lý không phù hợp, hạn chế về khả năng tài chính, không chủ động
được nguồn hàng đầu vào và đầu ra.
Sự cố hỏng các giếng khoan nước; sự cố về thiết bị hệ thống điện gió
do bão gây ra, đã được khẩn trương khắc phục, đảm bảo cung cấp điện, nước
phục vụ sinh hoạt cho quân, dân trên đảo. Tuy nhiên, việc cấp điện cho sản
xuất chưa ổn định; không có nước ngọt để sản xuất nước đá và chế biến; do số
lượng tàu thuyền vào đảo tăng hơn so với năm 2004, nên lượng nước ngọt
cung ứng cho các tàu vươn khơi gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa khô.

Sản lượng hàng hóa, vật tư qua cảng đạt 18000 tấn, đảm bảo cho 550
lượt tàu cập bến (tăng 36% so với cùng kỳ năm trước), bố trí, sắp xếp cho
21000 lượt tàu thuyền vào neo đậu trong đảo an toan. Thu phí và lệ phí đạt
400 triệu đồng (tăng 34% so với năm 2004). Ban quản lý cảng đã tổ chức huy
động vốn lắp đặt cẩu điện, nâng cao năng lực xếp dỡ hàng hóa qua cảng; đồng
thời mở rộng một số hoạt động dịch vụ.
Hoạt động bưu chính viễn thông đảm bảo thông tin liên lac; tuy nhiên,
hiện tượng mất liên lạc, rớt sóng mùa gió nam chưa được khắc phục, dịch vụ
chuyển tiền gián đoạn, hạn chế lưu thông tiền tệ, ảnh hưởng đến sản xuất và
đời sống nhân dân. Doanh thu phát hành xổ số kiến thiết không đạt kế hoạch
được giao (đạt 87% và bằng 74% doanh thu năm 2004). Tổng thu ngân sách
trên địa bàn đạt 1,9 tỷ đồng; trong đó số thu do huyện quản lý là 660 triệu
đồng đạt 102% kế hoạch, tăng 16% so với năm 2004.
Kiện toàn và tăng cường ban chỉ huy phòng chống bão và tìm kiếm
cứu nan, tổ chức tốt công tác phòng chống các cơn bão số 2, số 6 và số 7 đổ
bộ qua địa bàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra. Phối hợp với sở
thủy sản và các ngành triển khai các lớp khuyến ngư, khuyến nông, tổ chức
học tập về các hiệp định cho hàng trăm lượt ngư dân trên biển.
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 38 tỷ đồng, bằng 88% kế
hoạch, tăng 8,5% so với năm 2004. Trong đó vốn huy động từ các chương
trình mục tiêu do trung ương đầu tư 23 tỷ đồng vốn đầu tư do ủy ban nhân
dân huyện quản lý 8,5 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư xã hội đạt thấp chủ yếu do
mốt số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách đã được phê
duyệt nhưng chưa được bố trí vốn. Năm 2005 là năm đầu tiên huyện đảo thu
hút được một số dự án của dân cư đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề
cá, tuy mới nhưng chỉ là dự án nhỏ nhưng đã mở triển vọng mới trong việc
huy động các nguồn lực đầu tư phát triển ở huyện đảo. Các dự án dở dang
chuyển tiếp được tập trung chỉ đạo thi công hoàn chỉnh đúng tiến độ đảm bảo
đúng chất lượng kỹ thuật cũng như mỹ thuât. Công tác chuẩn bị đầu tư các dự
án mới có nhiều tiến bộ, công tác trồng rừng được quan tâm. Quy họach tổng

thể phát triển kinh tế xã hội huyện đảo đến năm 2010 và 2020 được ủy ban
nhân dân thành phố phê duyệt và đã công bố tạo điều kiện quan trọng cho
huyện đảo thu hút đầu tư phát triển.
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số
lượng
Giá trị (tr.
đồng)
Ghi chú
1 Nông nghiệp Tr. đồng 2.750
-Trồng trọt Tr. đồng 150
+Rau củ quả Tấn 50 150
-Chăn nuôi Tr. đồng 2.600
+Lợn hơi Tấn 150 2.400
+Bò, dê Con 300 200
2 Thủy sản Tr. đồng 1.570
+Mực Tấn 10 400
+Bào ngư Tấn 3 1.000
+Thủy sản khác Tấn 17 170
3 Công nghiệp chế
biến
Tr. đồng 8.000
-Sản xuất bột cá Tấn 600 7. 200
-Sản xuất nước đá Tấn 2.000 600
-Sửa chữa tàu
thuyền
Tr. đồng 200
4 Sản xuất phân
phối điện nước
Tr. đông 4.050
-Sản xuất nước

ngọt
m
3
21.000 1.050
-Sản xuất điện
thương phẩm
Tr. Kw/h 2,6 3.000
5 Xây dựng Tr. đồng 2.100
6 Thương mại Tr. đồng 21.100
-Mua bán thủy sản Tr. đồng 3.500
-Hàng tiêu dùng
hộ cá thể
Tr. đông 13.000
hàng tiêu dùng
DNNN
Tr. đồng 1.800
-xăng dầu m
3
500 2.800
7 Vận tải, bưu điện Tr. đông 2.300
-Bốc xếp hàng hóa 1000 tấn 18 900
-Lệ phí Cảng Tr. đồng 300
-Vận tải đường bộ Tr. đồng 300
Bưu điện Tr. đồng 800
8 Tài chính tín dụng Tr. đồng 1.200
Xổ số Tr. đồng 1.200
9 Quản lý Nhà
Nước, ANQP
Tr. đồng 5.000
10 Y tế cứu trợ Tr. đồng 600

Tổng cộng GTSX Tr. đồng 48.670
11 Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 44
12 Dân số trung bình Người 1.280
Nguồn: Phòng thống kê huyện Bạch Long Vỹ 6/2005
1.2. Về văn hóa-xã hội.
* Giáo dục - đào tạo:
Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho công tác giáo
dục - đào tạo. Hoàn thành khá toàn diện nhiệp vụ năm học 2004-2005, tỷ lệ
học sinh tốt nghiệp ở các bậc học đạt 98% (trong đó đạt loại khá, giỏi 75%).
Quan tâm đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên. Thường xuyên phối
hợp với trường nội trú Đồ Sơn, tạo điều kiện mọi mặt cho học sinh huyện đảo
học tập và sinh hoạt. Làm việc với mốt số trường cơ sở dạy nghề để tổ chức
đào tạo một số ngành nghề cho nhân dân trong thời gian tới.
* Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Triển khai các biện pháp phòng, ngăn chặn và khống chế dịch bệnh
nguy hiểm. Tích cực phòng chống dịch cúm A H5N1 ở người. Tổ chức khám,
chữa bệnh điều trị cho 1653 lượt bệnh nhân, có 21 ca bệnh nặng phải chuyển
về đất liền. Các dịch vụ hoạt động về công tác dân số, gia đình và trẻ em được
quan tâm. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai thực hiên hiệu quả.
Dự án nâng cấp trung tâm y tế hiện trên 20 giương bệnh được triển khai thi
công nhanh.
* Hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao có nhiều tiến bộ, phục vụ tốt
nghiệp vụ chính trị và góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Tổ
chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước của thành phố,
đặc biệt là đại hội Đảng các cấp. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, bồi
dưỡng về phòng chống tệ nạn xã hội. Phong trào "toàn dân xây dựng đời sống
văn hóa" tiếp tục được thực hiện đạt hiệu quả. Tăng cường và nâng cao chất
lượng hệ thống phát thanh, thời lượng phát hình. Bồi dưỡng nâng cao trình độ
đội ngũ cán bộ văn hóa và các hạt nhân văn nghệ quần chúng. Công tác giữ
gìn vệ sinh môi trường được đảm bảo thực hiện tôt, thường xuyên tổ chức các

buổi tổng vệ sinh trên địa bàn, tạo môi trường xanh, sach, đẹp.
1.3. Về quốc phòng - an ninh.
*Công tác quân sự quốc phòng:
Phối kết hợp tốt các đơn vị trong công tác tuần tra, kiểm soát, đảm bảo
an toàn vùng trời, vùng biển. Hoàn thành toàn diện nhiệm vụ quân sự địa
phương, triển khai huấn luyện dân quân tự vệ theo kế hoạch và đạt chất lượng
cao. Công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức quốc phòng cho cán bộ, nhân
dân được quan tâm. Chủ động tổ chức lực lượng, phương tiện và phối hợp tốt
trong phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy nổ. Tăng
cường phối hợp các lực lượng xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn
dân, an ninh nhân dân, khu vực phòng thủ vững chắc.
* An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội:
Trong năm đã phát hiện 46 lượt tàu giàn khoan Trung Quốc hoạt động
thăm dò tài nguyên biển cách đảo 48-77 hải lý ở các hướng đông bắc, đông
nam đảo (tăng 39 lượt chiếc so với năm 2004), 4956 lượt chiếc tàu cá Trung
Quốc hoạt động đánh bắt khai thác hải sản ở các hướng đông nam, tây nam
cách đảo 4-27 hải lý (trong đó có 273 lượt chiếc hoạt động sâu vào vùng biển
Viêt Nam cách đảo 4-15 hải lý) Cảnh sát biển Việt Nam đã bắt giữ 3 tàu cá và
1 tàu buôn Trung Quốc do không đủ giấy tờ nên chuyển về đất liền xử lý.
Đồn biên phòng 58 bắt giữ 1 tàu cá trục xuất khỏi vùng biển Việt Nam. Các
cơ quan chức năng tích cực kiểm tra, ngăn chặn hiện tượng khai thác san hô,
đánh bắt thủy hải sản bằng thuốc nổ, hóa chất, xung điện tại vùng biển quanh
đảo. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên đảo đảm bảo ổn định. Công
an huyện đảo phối hợp với các đơn vị thường xuyên kiểm tra quản lý hành
chính, chủ động nắm bắt tình hình triển khai các giải pháp ngăn chặn các hành
vi vi phạm pháp luật. Tăng cường tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã
hội, tổ chức các lớp học và thi bằng lái xe mô tô cho quân dân trên đảo. Đảm
bảo an toàn cho các đoàn khách ra công tác tại huyện đảo và đại hội Đảng bộ
huyên đảo lần thứ 3.
1.4- Công tác xây dựng chính quyền, cải cách thủ tục hành chính.

Phối hợp với các đơn vị nghành dọc thành lập và triển khai hoạt động
của phòng thống kê, bảo hiểm xã hội huyện đảo. Tích cực triển khai thực hiện
chủ đề "Năm kỷ cương - hiệu quả 2005" Trên các lĩnh vực quản lý. Giao bổ
sung nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực chưa thành lập phòng chuyên môn. Bố
trí, bổ nhiêm, sắp xếp lại cán bộ mốt số phòng, ban chuyên môn, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ được giao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm,
thực hiện tốt chính sách cán bộ. Triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế "Mở cửa". Tập trung giải quyết dứt điểm những thắc mắc,
kiến nghị, khiếu nại của công nhân, nhất là ngư dân có phương tiên cư trú tự
do trong âu cảng. Từng bước nâng cao chất lượng, thẩm định và kiểm tra văn
bản vi phạm pháp luật. Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp
luật.
2.Đánh giá chung về thực trạng
Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2005, mặc dù còn gặp nhiều khó
khăn, thách thức nhất là chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 2, số 6 và số
7 đổ bộ qua địa bàn, nhưng cán , quân và dân huyện đảo đã tăng cường đoàn
kết, tích cực đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, khắc phục khó khăn, giành
được những kết quả quan trọng và hoàn thành cơ bản khá toàn diện nhiệm vụ
kế hoạch năm 2005. Tình hình kinh tế - xã hội huyện ổn định và tiếp tục phát
triển, hoạt động dịch vụ được đẩy mạnh các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng được
triển khai đúng tiến độ. Hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều biến chuyển, đạt
kết quả khá tích cực. Quốc phòng - an ninh ổn định, trật tự an toàn xã hội
được giữ vững. Công tác xây dựng chính quyền được quan tâm; bộ máy các
phòng, ban, đơn vị được kiện toàn. Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 32
NQ/TW của bộ chính trị "Xây dựng Bạch Long Vĩ sớm trở thành trung tâm
chế biến dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển Bắc Bộ" đạt kết quả
bước đầu; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2010
và 2020 được phê duyệt, tạo điều kiện cho huyện đẩy mạnh thu hút đầu tư
phát triển nhanh trong thời kỳ mới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch

năm 2005 còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại: Hoạt động dịch vụ phát triển,
nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu các tàu vươn khơi, đặc biệt là hoạt động
sản xuất dịch vụ của trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá kém hiệu quả; các
dịch vụ công như điện, nước, lưu thông tiền tệ gặp nhiều khó khăn. Thu hút
vốn đầu tư xã hội đạt thấp; triển khai thủ tục một số dự án đầu tư còn chậm;
Việc giải tỏa di dời khối tàu thuyền cư trú tự do trong âu cảng, chấn chỉnh các
hoạt động kinh doanh trong âu cảng còn gặp nhiều khó khăn, nan giải. Chất
lượng giáo dục tuy được nâng lên nhưng chưa toàn diện. Công tác chăm sóc
sức khỏe nhân dân chưa đáp ứng được yêu cầu; vệ sinh môi trường, nhất là
khu vực neo đậu tàu còn nhiêu bất cập.
Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trên có nhiều, nhưng trước
hết là do nguyên nhân chủ quan: Công tác chỉ đạo, điều hành của ủy ban nhân
dân huyện tuy tích cực nhưng một số thời gian, lĩnh vực còn thiếu chủ động,
quyết liệt; sự chủ động trong công tác chỉ đạo, sự phối kết hợp giữa một số
phòng, ban, cơ quan, đơn vị chưa cao, còn hiện tượng đùn đẩy, né tránh. Ý
thức trách nhiệm của một số bộ phận cán bộ, kể cả cán bộ quản lý trong thực
hiện nhiêm vụ còn hạn chế, thiếu năng động, là nguyên nhân cơ bản của
những hạn chế, yếu kém trên.
3.Phương hướng chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện 5
năm 2006 – 2010.
Đảng bộ, quân và dân huyện đảo Bạch Long Vĩ bước vào thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010 trong bối cảnh tình
hình quốc tế, đất nước và thành phố có nhiều thuận lợi, cơ hội cùng khó khăn,
thách thức mới đan xen. Đánh giá đúng những mặt thuận lợi và khó khăn
trước mắt là cơ sở để hoạch định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải
pháp cho phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo những năm tới.
Về thuận lợi: Những kết quả đạt được qua hơn 10 năm xây dựng và
trưởng thành, nhấ là những thành tựu qua 5 năm thực hiện kế hoạch giai đoạn
2001-2005, tạo cho huyện đảo những thuận lợi cơ bản, thúc đẩy sự phát triển
các năm tới. Nghị quyết số 32-NQ/TW của bộ chính trị (khóa IX) khẳng định

xây dựng Bạch Long Vĩ "Sớm trở thành Trung tâm chế biến và dịch vụ hậu
cần nghề cá cho các tỉnh ven biển Bắc Bộ", cùng với việc Đề án quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo đến năm 2010 và 2020 được ủy
ban nhân dân huyện thành phố phê duyệt, tạo điều kiện quan trọng cho huyện
đảo đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển.
Bên cạnh những mặt thuận lợi còn có những mặt khó khân: Giao thông
đi lại giữa các đảo với đất liền chưa được cải thiện. Các hoạt động dịch vụ
công như: điện, nước, hoạt động tín dụng, lưu thông tiền tệ còn gặp nhiều khó
khăn, chưa phát triển và chưa hình thành. Quy hoạch xây dựng chưa được lập
trình phê duyệt. Khả năng huy động nội lực rất khiêm tốn; thu hút đầu tư phát
triển khó khăn, nhất là những dự án có khả năng tác động ảnh hưởng lớn. Bộ
máy tổ chức chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ hạn chế về nhiều mặt, chưa ngang
tầm nhiệm vụ đặt ra.
3.1 Mục tiêu:
Phát triển kinh tế - xã hội huyện theo mô hình kinh tế đảo, dịch vụ là
trọng tâm, gắn với tiềm lực kinh tế quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi sinh,
môi trường biển, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh tế biển: dịch vụ hậu cần
nghề cá; nuôi trồng, đánh bắt hải sản và từng bước phát triển các loại hình
dịch vụ khác như: Du lịch, dịch vụ hàng hải , dầu khí … Đến năm 2010,
huyện đảo có cơ cấu kinh tế- xã hội phát triển tương đối toàn diện, trở thành
Trung tâm chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển bắc bộ.
Văn hóa - xã hội phát triển theo hướng nâng cao dân trí, quốc phòng an ninh
vững mạnh, cảnh quan hoạt động của chính quyền được nâng lên một bước.
3.2 Phương hướng:
-Chủ động tranh thủ tốt sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của Trung ương và
thành phố; đi đôi với tích cực thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế,
trọng tâm là dịch vụ hậu cần nghề cá.
-Tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung các công trình quan trọng, tạo
bước đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010.
-Xây dựng cơ cấu kinh tếvà phát triển ngành nghề hợp lý; tập trung phát triển

dịch vụ hậu cần nghề cá và nuôi bào ngư công nghiệp, đi đôi với đẩy mạnh
chăn nuôi, trồng trọt, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
-Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế,
bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, giải quyết tốt các vấn đề
xã hội.
-Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, tạo sự chuyển biến về cải
cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền, thực hiện quy
chế dân chủ, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
-Củng cố tăng cường tiềm lực quôc phong an ninh, gắn kết chặt chẽ giữa phát
triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh; giữ vững ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội.
*Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu:
-Tốc độ tăng trưởng GDP 15,8%/năm; trong đó, nhóm ngành nông nghiêp -
thủy sản tăng 7,6%; nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 11,6%; nhóm
ngành dịch vụ tăng 17,8 %. Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành do huyện quản
lý giai đoạn đến năm 2010: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp với tỷ lệ
tương ứng 75% - 15%- 10%.
-Tổng vốn đầu tư trên địa bàn đến năm 2010 là 375 tỷ đồng.
-Thu ngân sách do huyện quản lý tăng bình quân 25%/năm.
-Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 20 triệu đồng.
-100% lao động được giải quyết việc làm.
-Duy trì không còn hộ nghèo (Theo tiêu chí mới).
-Duy trì phổ cập các bậc học phổ thông và nghề.
3.3. Nhiệm vụ và giải pháp.
3.3.1Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, xác định dịch vụ hậu cần nghề cá
và nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp là trọng tâm:
-Tạo khả năng bao tiêu, sơ chế và bảo quản đông lạnh sản phẩm thủy sản;
chuẩn bị các điều kiện hình thành cơ chế trung chuyển và xuất khẩu sản phẩm
thủy sản trực tiếp. Tạo khả năng cung ứng vật tư nghề cá, nhiên liệu, hàng
tiêu dùng, tiện nghi và cung cấp dịch vụ duy tu, sửa chữa phương tiện, tạo

điều kiện cho các đội tàu vươn khơi bám biển dài ngày. Tiến tới xây dựng
hoàn chỉnh hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá với các chức năng khác nhau,
trở thành lĩnh vực trọng yếu trong cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội huyện.
Kết hợp các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá với các hoạt động phát triển
kinh tế xã hội khác, nhằm phát triển toàn diện cơ cấu kinh tế xã hội hợp lý.
Trước mắt, sớm thu hút đầu tư nhân rộng các mô hinh, loại hình dich vụ, đảm
bảo cung cấp nước đá từ 300 đến 500 tân/ngày, cấp nước ngọt từ 500 đến 700
m
3
/ngày (cả nước ngầm và nước biển qua công nghệ lọc xử lý). Triển khai
hoạt động của triền đà, xưởng cơ khí, cung ứng đủ phụ tùng, ngư lưới cụ thay
thế tại chỗ đáp ứng nhu cầu dịch vụ về mọi măt cho tất cả các phương tiện
đến khu vực. Thu gom sản phẩm thủy sản ở mức cao nhất, tạo điều kiện cho
các tàu cá bám biển dài ngày. Mở rộng kho đông lạnh bảo quản sản phẩm
xuất khẩu và tiêu dùng, tiến tới chế biến một số mặt hàng thủy sản với quy
mô và hình thức thích hợp phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
Quan tâm phát triển và đảm bảo duy trì phục vụ ổn định các loại hình
dịch vụ công: bưu chính viễn thông, điện nước, lưu thông tiền tệ. Làm việc
với các ngành, thành lập các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, kho bạc
để việc lưu thông tiền tệ được thuận lợi, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội. Quan tâm phát triển các nguồn thu ngân sách từ việc thu các loại
thuế, phí và lệ phí, giảm dần gánh nặng bao cấp của nhà nước đối với huyện
đảo.
Triển khai sớm đề án bảo vệ nguồn lợi 6m nước. Tĩch cực khai thác
vốn thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho đẻ bào ngư; đồng thời thu hút
các nhà đầu tư phát triển nuôi bào ngư công nghiệp, tiến tới khoanh nuôi diện
rộng trên biển; nuôi các loại thuỷ sản khác có giá trị kinh tế cao trên biển
bằng lồng, bè đánh chìm. Phấn đấu đến năm 2010, đưa huyện đảo trở thành
trung tâm chế biến dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển Bắc bộ; cơ
bản trở thành Trung tâm nuôi Bào ngư tương đối lớn của cả nước.

3.3.2.Phát huy lợi thế, tiềm năng biển - đảo, huy động và sử dụng hiệu quả
mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển:
Phối hợp cùng các ngành liên quan triển khai sớm quy hoạch xây dựng;
xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý, hiệu
quả và tiết kiệm. Tích cực chủ động khai thác hiệu quả các nguồn vốn từ các
chương trình, mục tiêu của Trung ương và các nguồn vốn khác, đẩy mạnh xây
dựng cơ sở hạ tầng, tập trung vào các dự án lớn: Cải tạo nâng cấp Cảng và
Khu neo đậu tàu hiện tại; xây dựng Cảng và Khu neo đậu tàu khách cao tốc
hoạt động bình thường trong điều kiện bình thường trong điều kiện sóng cấp
5, cấp 6; hệ thống đường giao thông; trồng rừng; kè mở rộng mặt bằng bãi
triều phía đông bắc đảo để xin xây dựng sân bay; trạm kiểm soát liên ngành…
Thu hút đầu tư triển khai các dự án hạ tầng du lịch và phát triển các loại hình
dịch vụ khác.
Phối hợp giúp đỡ các đơn vị ngành dọc tích cực triển khai các dự án
xây dựng mới, nâng cấp trụ sở làm việc các cơ quan: Ban chỉ huy quân sự,
Công an huyên, Đồn biên phòng 58, Bảo hiểm xã hội, chi cục thuế…
Tăng cường các hoạt động đầu tư xây dựn cơ bản trên địa bàn, nhát là các dự
án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực.
3.3.3.Tăng cường các hoạt động văn hoá – xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã
hội, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường huyện đảo:
Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, trình độ của đội ngũ giáo
viên. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học để đạt chất
lượng cao hơn. Có kế hoạch cụ thể phối hợp với Trường nội trú Đồ Sơn và
các trường trong đất liền đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, quan tâm tới học sinh
là con em của đảo theo học tại các trường. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục văn
hoá với rèn luyện đạo đức, thể chấ và hướng nghiệp. Sớm phối hợp với các
ngành, các trường và trung tâm dạy nghề mở các lớp đào tạo nghề tại đảo;
duy trì phổ cập các bậc học phổ thông và nghề trong các năm tiếp theo; xây
dựng con người huyện đảo phát triển tương đối toàn diện về đức, trí, thể, mỹ.
Phát triển toàn diện các hoạt động văn hoa, chú trọng mở rộng và nâng cao

hiệu quả phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “xây
dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa”. Quan tâm đầu tư tăng cường cơ
sở vật chất phục vụ các hoạt động văn hoa, thông tin, thể dục thể thao. Kiện
toàn bộ máy Trung tâm văn hoá thể thao, từng bước đưa các hoạt động văn
hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao có chiều sây và nề nếp, tiến tới tham gia một
số phong trào chung của thành phố. Hoàn thành việc phủ sóng truyền hình
Hải Phòng, tiếp tục nâng cấp đài truyền hình và tăng thời lượng phát hình lên
từ 18h/ngày. Tăng cường vai trò của Trưởng Khu dân cư, xây dựng khu dân
cư văn hoá, thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống tệ nạn xã hội và văn hoá
phản động xâm nhập vào đảo.
Tiếp tục lựa chọn đưa dân ra đảo, quan tâm nâng cao chất lượng cuộc
sống người dân, đảm bảo toàn bộ quân dân huyện đảo được dùng nước sạch,
điện sinh hoat. Giải quyết tốt việc làm, đảm bảo 100% lao động ở huyện có
việc làm và thu nhập ổn định, duy trì không có hộ nghèo.
Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phấn đấu
để mọi người dân được cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu,
được khám chữa bệnh thường xuyên với điều kiện tốt, góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống. Hoàn thành việc nâng cấp Trung tâm y tế thêm 20
giường bệnh, tiến tới xây dựng bệnh viện huyện; đầu tư trang thiết bị y tế
chuyên sâu cùng với tăng cường đội ngũ y, bác sỹ có y đức cao, chuyên môn
vững, kịp thời phát hiện, chẩn đoán, điều trị được những ca bệnh phức tạp,
hạn chế phải chuyển bệnh nhân về đất liền. Thực hiện tốt các chương trình
quốc gia về tiêm chủng, dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em;
phòng ngừa dịch bệnh, đẩy mạnh công tác về sinh an toàn thực phẩm, hạn chế
phải chuyển bệnh nhân về đất liền . Thực hiện tốt các chương trình quân, dan
y kết hợp phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Đi đôi với việc triển khai nhanh dự án xử lý rác thải, thường xuyên
tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực tham
gia trồng, chăm sóc rừng và cây xanh, thực hiện xã hội hoá các hoạt động vệ
sinh môi trường, đảm bảo môi trường sạch đẹp, tạo điều kiện phát triển bền

vững.
3.3.4.Tăng cường quôc phòng an ninh kết hợp phát triển kinh tế xã hội:
Tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tiếp tục
phát huy sức mạnh toàn dân, của cả hệ thống chính trị, phát huy tinh thần
đoàn kết “quân với dân một ý chí”, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân
gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận biên phòng toàn dân phù hợp với
tình hình mới; chủ động làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch,
xây dựng huyện đảo trở thành pháo đài phòng thủ vững chắc vùng biển đông
bắc Tổ quốc, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trên vịnh Bắc bộ.
Chủ động kết phối hợp trong tuần tra kiểm soát, đóng quân canh phòng, bảo
vệ vững chắc vùng trời, vùng biển. Thường xuyên quan tâm xây dựng củng
cố và tăng cường lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; nâng cao chất
lượng công tác huấn luyện dân quân tự vệ hàng năm; thực hiện tôt công tác
giáo dục kiến thức quốc phòng toàn dân.
Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với mặt trận tổ quốc, các đoàn thể
nhân dân đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng
và nhân rộng khu dân cư an toàn, cụm tàu thuyền an toàn, ngăn chặn kịp thời
những hành vi có dấu hiệu tội phạm; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội địa bàn; thực hiện tốt công tác quản lý nhân, hộ khẩu trên địa
bàn; tích cực chủ động đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội. Chủ động
đối pốh có hiệu quả và thực hiện tốt công tác phòng, chống bão lụt, cứu hộ
cứu nạn, phòng chống cháy nổ; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật nâng cao nhận thức của người dân.
Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, kết hợp chặt chẽ phát
triển kinh tế với tăng cường tiềm lực quốc phòng – an ninh, quốc phòng – an
ninh với kinh tế xây dựng phương án hậu cần tại chỗ, hậu cần nhân dân, đáp
ứng khả năng sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.
3.3.5.Tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước:
Kịp thời tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả các chỉ thị, nghị

quyết của Huyện uỷ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các chủ trương,
chính sách của nhà nước, thành phố bằng các chương trình, đề án, kế hoạch
công tác cụ thể, sát thực. Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản
quy phạm pháp luật, nâng cao chất lượng và tính khả thi của văn bản quy
phạm pháp.
III.Hiểu sâu nghiệp vụ chuyên môn.
1.Tìm hiểu nghiệp vụ viết báo cáo
Nội dung báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế xã hội giai đoạn
2000 – 2005
Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Đại
hội XII Đảng bộ thành phố và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ II; 5
năm qua, Đảng bộ, quân và dân huyện đảo đã phát huy tinh thần đoàn kết
sáng tạo, nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, thử thách, giành được
nhiều thắng lợi quan trọng.
Cơ sở hạ tầng được tăng cường, kinh tế có bước phát triển khởi sắc, đời
sống nhân dân không ngừng được cải thiện nâng lên.
Về xây dựng cở sở hạ tầng: Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng đối với một
huyện đảo mới được thành lâp, xa đất liền, trước đó chủ yếu chỉ có hoạt động
quân sự, được Đại hội II xác định là nhiệm vụ trọng tâm trongsuốt nhiệm kỳ.
Mặc dù quy hoạch tổng thể chậm được phê duyệt, nhưng đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng 5 năm qua (2001 – 2005) đã xây dựng được 25 công trình với tổng
thể giá trị trên 160 tỷ đồng, trồng và chăm sóc trên 50 ha rừng. Trong đó,
nhiều công trình Cảng và Khu neo đậu tàu, đã góp phần làm thay đổi nhanh
diện mạo huyện đảo và mở ra hướng phát triển mới về kinh tế - xã hội. Việc
xây dựng quy hoạch tổng thế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện
đến năm 2010 và 2020 được tập trung cao sự chỉ đạo và đã được thành phố
phê duyệt vào cuối tháng 8 vừa qua. Đây là tiền đề quan trọng để đẩy mạnh
thu hút đầu tư, phát triển huyện đảo những năm tới; đang tích cực phối hợp
cùng các ngành triển khai khảo sát lập quy hoạch xây dựng.
Từ giữa nhiệm kỳ đến nay, tình hình kinh tế có bước phát triển nhanh, năng

động, chuyển mạnh theo hướng dịch vụ hậu cần nghề cá; nhiều ngành nghề
mới được hình thành, lao động có đủ việc làm; thu nhập đầu người năm 2005
đạt 16 triệu đồng; 100% hộ gia đình có phương tiện nghe, nhìn; nhiều hộ có
tích luỹ mở rộng, phát triển sản xuất.
Chăn nuôi, trồng trọt phát triển: Sản lượng đàn lợn xuất chuồng đạt
bình quân 150 tấn/ năm, tăng gấp 2 lần Nghị quyết Đại hội II đặt ra (70
tấn/năm). Trồng trọt rau màu đạt bình quân gần 50 tấn/ năm, tăng gấp gần 2
lần chỉ tiêu đại hội đặt ra (25tấn/năm); góp phần cung cấp thực phẩm thiết yếu
phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và đáp ứng một phần cho ngư dân các tàu
vươn khơi.
Bước đầu đã hình thành các ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn: Sản
xuất nước đá, sản xuất điện, nước ngọt, bột cá, sửa chữa cơ khí… với tổng giá
trị sản xuất năm 2005 đạt trên 15 tỷ đồng.
Hoạt động dịch vụ, nhất là dịch vụ hậu cần nghề cá được đẩy mạnh, thu
hút số lượng tàu thuyền trên biển vào đảo năm sau cao hơn năm trước.
(Năm 2003 có 16 ngàn, năm 2004 có 19,5 ngàn; năm 2005 ước có 22 ngàn
lượt chiếc tàu cá ra vào âu cảng), lượng hàng qua Cảng đạt gần 20 ngàn tấn/
năm. Hàng hoá, dịch vụ ngày một phong phú hơn, giá cả các mặt hàng cao
hơn so với đất liền từ 15 – 20%. Giá trị dịch vụ thực hiện năm 2005 ước đạt
trên 40 tỷ đồng, tăng gấp nhiều lần chỉ tiêu Đại hội II đặt ra (300 – 500 triệu
đồng/năm). Một số hoạt động dịch vụ công như: Bưu chính viễn thông, điện,
nước có nhiều tiến bộ. Từ tháng 10 năm 2004, đã đảm bảo cấp điện 24/24 giờ
đến tận hộ tiêu thụ. Ngoài dịch vụ bưu chính viễn thông, từ năm 2004 Bưu
điện huyện đã phát triển dịch vụ chuyển tiền nhanh về đất liền, giải quyết
một phần nhu cầu lưu thông tiền tệ giữa đảo với các vùng, miền, đáp ứng đòi
hỏi bức thiết của ngư dân các tàu vươn khơi (doanh số chuyển tiền 2 năm
2004, 2005 đạt trên 20 tỷ đồng); số thuê bao điện thoai ở huyện đã đạt ở mức
20 máy/100 dân.
Về hoạt động tài chính: Đã tiến hành cấp phép kinh doanh và quản lý các hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2004

là 1;57 tỷ đồng; năm 2005 ước đạt 1,70 tỷ đồng, đạt và vượt mục tiêu Đại hội
II đặt ra (Chỉ tiêu Đại hội phấn đấu đến năm 2005 bước đầu có nguồn thu
ngân sách). Tổng huy động vốn đầu tư trên địa bàn 5 năm ước đạt 170 tỷ
đồng; đã chú trọng huy động vốn đầu tư ngoài nguồn ngân sách Nhà nước.
2. Ý nghĩa báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế xã hội.
Trên cơ sở báo cáo ta rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng các cấp uỷ Đảng và hệ thống
chính trị vững mạnh; coi trọng công tác cán bô, không ngừng nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên đi đôi với
phát huy dân chủ, tập trung trí tuê, phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện
thắng lợi mọi nhiệm vụ.
Vận dụng sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của đảng, cơ chế, chính sách
nhà nước và thành phố phù hợp tình hình thực tế địa phương; đồng thời phải
được cụ thể hóa bằng những chương trình hành động, kế hoạch, đề án cụ thể,
phân công trách nhiệm rõ người, rõ việc và thường xuyên kiểm tra đôn đốc bổ
khuyết chỉ đạo kịp thời.
Nhận thức đầy đủ về những thuận lợi khó khăn thách thức của huyện để đề
ra được những chủ trương, giải pháp kịp thời đúng đắn, tính khả thi cao; tranh
thủ sự lãnh đạo chỉ đạo của thành uỷ, hội đồng nhân dân uỷ ban nhân dân
thành phố sự giúp đỡ đầu tư hiệu quả từ các bộ, ngành trung ương và sở, ban,
ngành thành phố, cùng với quyết tâm cao của đảng bộ, quân và dân huyện đảo
trong quá trình triển khai thực hiện.
Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức tư tưởng và thống nhất hành
động trong việc triển khai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Coi trọng việc phối kết hợp giữa các đơn vị lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ
quốc phòng an ninh tạo tiền đề đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội.
Phát triển kinh tế phải tiến hành đồng thời với nâng cao đời sống văn hoá,
giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo giữ vững ổn
định tình hình, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển bền vững.
3.Quy trình viết báo cáo.

Bước 1: Xác định nội dung cần báo cáo. Trước khi viết báo cáo phải xác định
được nội dung báo cáo cần viết.
Bước 2: Thu thập thông tin cho báo cáo. Yêu cầu thông tin mang tính chính
xác cao, phù hợp với nội dung cần báo cáo. Nguồn thông tin có thể được lấy
từ phòng thống kê kinh tế xã hội huyện.
Bước 3: Tổng hợp thông tin và viết báo cáo. Từ những thông tin thu thập
được, viết báo cao xác thực.
Bước 4: Hoàn thành báo cáo và trình cấp trên phê duyệt.
IV. Nghiên cứu đề tài và tên đề tài thực tập chuyên đề.
1. Căn cứ cơ sở để định hướng đề tài.
1.1. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010
Xây dựng huyện đảo trở thành huyện giàu về kinh tế, vững mạnh về
quốc phòng an ninh; quân dân trên đảo có đời sống vật chất và văn hoá ngày
càng nâng cao, phù hợp với nhịp sống chung của thành phố.
Phát triển kinh tế xã hội huyện theo mô hình kinh tế đảo, dịch vụ là trọng
tâm, gắn với tiềm lực kinh tế quốc phòng an ninh và bảo vệ môi sinh, môi
trường biển, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh tế biển, dịch vụ hậu cần nghề
cá, nuôi trông, đánh bắt hải sản và từng bước phát triển các loại hình dịch vụ
khác. Đến năm 2010, huyện đảo có cơ cấu kinh tế xã hội phát triển tương đối
toàn diện, trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển
bắc bộ. Văn hoá xã hội phát triển theo hướng nâng cao dân trí, quốc phòng an
ninh vững mạnh. Vai trò lãnh đạo của đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền
được tăng cường, đời sống quân dân được nâng lên về mọi mặt.
1.2.Căn cứ vào đặc điểm phát triển của đảo Bạch Long Vỹ
Phát huy lợi thế, tiềm năng biển - đảo, huy động và sử dụng hiệu quả mọi
nguồn lực cho đầu tư phát triển
Phối hợp cùng các ngành thành phổ triển khai lập trình phê duyệt quy
hoạch xây dựng, làm cơ sở đẩy nhanh thu hút đầu tư phát triển. Tiếp tục thực
hiện cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư phát triển các ngành kinh tế tập
trung phát triển dịch vụ thuỷ sản và phát triển nuôi bào ngư theo hướng công

nghiệp. Sớm làm việc với các sở hướng dẫn việc cho thuê đất, giá cho thuê
đất thực hiện các dự án đầu tư tại đảo, theo ý kiến chỉ đạo của uỷ ban nhân
dân thành phố.
Quan tâm phát triển các nguồn thu ngân sách giảm dần gánh nặng bao cấp
của nhà nước cho huyện đảo. Tích cực chủ động khai thác hiệu quả các nguồn
vốn từ các chương trình, mục tiêu của trung ương và các nguồn vốn khác, đẩy
mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở, tập trung các dự án lớn: cải tạo và nâng cấp
cảng và khu neo đậu hiện tại.
Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, xác định dịch vụ hậu cần nghề cá và
phát triển nuôi bào ngư theo hướng công nghiệp là trọng tâm
2. Định hướng đề tài.
*Từ mục tiêu và đặc điểm phát triển của huyện đảo Bạch Long Vỹ em mạnh
dạn đưa ra định hướng đề tài của mình: Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh
tế, xác định dịch vụ hậu cần nghề cá và phát triển nuôi bào ngư theo hướng
công nghiệp là trọng tâm. Nhanh chóng huy động, tranh thủ mọi nguồn vốn
đầu tư phát triển hoạt động dịch vụ hậu cần cho các tàu vươn khơi. Nghị
quyết số 32/NQ-TW ngày 05-8-2003 của bộ chính trị đã khẳng định: “Xây
dựng đảo Bạch Long Vỹ sớm trở thành trung tâm chế biến và dịch vụ hậu cần
nghề cá cho các tỉnh ven biển Bắc bộ”. Quán triệt sâu sắc tinh thần trên huyện
uỷ đã xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện nghị quyết
32/NQ-TW của bộ chính trị đến năm 2010 và 2020.
*Phát huy lợi thế, tiềm năng biển - đảo, huy động và sử dụng hiệu quả mọi
nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đặc biệt quan tâm huy động vốn các dự án
phương tiện giao thông đi lại và hệ thống cấp nước sinh hoạt, nhằm rút ngắn
khoảng cách đảo với đất liền. Làm việc với các ngành chức năng thành lập
các tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng, kho bạc để đảm bảo điều kiện lưu
thông tiền tệ. Huy động tối đa các nguồn đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội, phấn đấu 5 năm (2006-2010) huy động từ 375- 400 tỷ đồng từ các nguồn
ngân sách nhà nước, tín dụng, các doanh nghiệp và nhân dân.
LỜI KẾT

Qua 5 tuần thực tập ở huyện đảo nhận được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng
dẫn PGS.TS Phạm Văn Vận đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn, cùng cám ơn
huyện uỷ Bạch Long Vỹ và trưởng ban tổ chức huyện uỷ Hoàng Anh Tuấn đã
tạo mọi điều kiện. Em đã hiểu rõ một số vấn đề cơ bản của yêu cầu nội dung
thực tập tổng hợp.
Bên cạnh đó em đã hiểu được thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện
đảo. Những khó khăn thách thức mà Bạch Long Vỹ cần phải vượt qua.
Được nghiên cứu và hiểu rõ phần nào thực tế, em muốn đi sâu nghiên cứu
tìm ra những giải pháp khắc phục một số vấn đề còn tồn tại trong phát triển
kinh tế huyện.
Dù đã cố gắng song báo cáo thực tập tổng hợp của em vẫn không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Hy vọng trong báo cáo thực tập chuyên đề tới em tiếp
tục nhận được sự giúp đỡ quý báu của thầy và cán bộ hướng dẫn thực tâp.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
I.Chức năng nhiệm vụ 2
1.Khái quát lịch sử hình thành của cơ quan 2
1.1.Vài nét về huyện đảo Bạch Long Vĩ 2
1.2.Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình 3
1.3.Lịch sử phát triển 3
2.Chức năng nhiệm vụ của cơ quan: 4
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan: 5
II. Thực trạng vấn đề kinh tế - xã hội 6
1. Phân tích thực trạng 6
1.1 Về kinh tế : 6
1.2. Về văn hóa-xã hội 9
1.3. Về quốc phòng - an ninh 9
1.4- Công tác xây dựng chính quyền, cải cách thủ tục hành chính 10
2.Đánh giá chung về thực trạng 11
3.Phương hướng chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện 5 năm 2006 –

2010 12
3.1 Mục tiêu: 13
3.2 Phương hướng: 13
3.3. Nhiệm vụ và giải pháp 14
3.3.1Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, xác định dịch vụ hậu cần nghề cá và
nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp là trọng tâm: 14
3.3.2.Phát huy lợi thế, tiềm năng biển - đảo, huy động và sử dụng hiệu quả mọi
nguồn lực cho đầu tư phát triển: 15
3.3.3.Tăng cường các hoạt động văn hoá – xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã
hội, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường huyện đảo: 16
3.3.4.Tăng cường quôc phòng an ninh kết hợp phát triển kinh tế xã hội: 17
3.3.5.Tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước: 18
III.Hiểu sâu nghiệp vụ chuyên môn 18
1.Tìm hiểu nghiệp vụ viết báo cáo 18
2. Ý nghĩa báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế xã hội 20
3.Quy trình viết báo cáo. 21
IV. Nghiên cứu đề tài và tên đề tài thực tập chuyên đề 21
1. Căn cứ cơ sở để định hướng đề tài 21
1.1. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 21
1.2.Căn cứ vào đặc điểm phát triển của đảo Bạch Long Vỹ 22
2. Định hướng đề tài 22
LỜI KẾT 23

×