TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
LỚP CAO HỌC NGÀNH KINH TẾ
TIỂU LUẬN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
“THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN
LƯỢC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY”
GVHD: PGS.TS Đinh Phi Hổ
SV: Trần Thị Thu Hoàng
Ngày nộp: 02-03-2013
ME5B – Năm 2012-2013
1
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Diễn biến của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta vào nửa cuối thập kỷ 80 đã diễn ra quá trình
giảm mạnh tỷ trọng công nghiệp (ngành sử dụng nhiều vốn, ít lao động) và tăng tỷ trọng các ngành nông
nghiệp (sử dụng ít vốn, nhiều lao động) thì trong nửa đầu thập kỷ 90 đã có sự công nghiệp hóa mạnh mẽ đi
kèm với giảm tỷ trọng nông nghiệp và sự bùng nổ của khu vực dịch vụ. Từ nửa cuối thập kỷ 90 đến nay, quá
trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh trong khi tỷ trọng hai ngành nông nghiệp và dịch vụ đều giảm tương
đối.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn là vấn đề phức tạp và cần được nghiên cứu dựa trên lập luận hoàn chỉnh
và luận điểm khoa học.
I. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam:
1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nông nghiệp:
1.1. Khái niệm nông nghiệp :
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc
dân. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn
liền với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có: trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp và thủy sản.
1.2. Đặc điểm của nông nghiệp :
- Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt trông nông nghiệp cho nên việc bảo tồn quỹ đất và
không ngừng nâng cao độ phì nhiêu của đất là vấn đề sống còn của sản xuất nông
nghiệp.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cây trồng và vật nuôi, chúng là những sinh
vật. Sinh vật nông nghiệp phát triển theo những quy luật sinh học riêng và phụ thuộc vào
môi trương tự nhiên nhất định.
- Trong sản xuất nông nghiệp, sự hoạt động của lao động và tư liệu sản xuất có tính thời
vụ. Vì vậy cần phải tiến hành chuyên môn hóa kết hợp với đa dạng sản xuất và cần sự
can thiệp của nhà nước đối với thị trường nông nghiệp.
- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và mang tính khu vực ,
nên cần có những chính sách kinh tế-xã hội thích ứng với từng khu vực.
1.3. Vai trò của nông nghiệp:
- Kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông
sản, thực phẩm.
- Cung cấp ngoại tệ thông qua xuất khẩu nông sản.
- Cung cấp vốn từ các nguồn thu trực tiếp như nguồn thu từ thuế đất nông nghiệp, thuế
xuất khẩu nông sản, và các nguồn thu gián tiếp như tăng tích lũy cho công nghiệp từ hy
sinh của nông nghiệp.
2. Cơ sở lý luận của chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp:
2.1. Khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế:
Theo H. Chenery (1988), khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế là các thay đổi về cơ cấu
kinh tế và thể chế cần thiết cho sự thay đổi liên tục của tổng sản phẩm quốc dân, bao
gồm sự tích lũy của vốn vật chất và con người, thay đổi nhu cầu, sản xuất, lưu thông và
việc làm. Ngoài ra còn có các vần đề kinh tế xã hội kèm theo như đô thị hóa, biến động
dân số, thay đổi trong việc thu nhập. Khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế được sử dụng
đồng nghĩa với cụm từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Song song với quá trình chuyển đổi
2
cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và không thể tách rời hai quá
trình này.
2.2. Khái niệm chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp:
Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là thể hiện ở việc đa dạng hóa sản
xuất, phát triển nông nghiệp toàn diện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng lên của
xã hội và sự phát triển của các ngành phi nông nghiệp nhằm rút bớt lao động ra khỏi khu vực
nông nghiệp và nông thôn, tăng năng suất lao động và tăng thu nhập của hộ nông dân.
2.3. Đặc điểm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam:
- Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào chuyển đổi cơ cấu của cả nền
kinh tế. Theo nguyên cứu thống kê của nhiều nước trên thế giới, giữa tăng trưởng của
khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp có một tương quan rất chặt chẽ: 1% tăng
trưởng nông nghiệp tương ứng với 4% tăng trưởng phi nông nghiệp.
- Xu hướng chung của sự phát triển nông nghiệp của các nước là, lúc đầu tập trung vào tự
túc cây lương thực, sau đấy chuyển sang sản xuất cây thức ăn gia súc và chăn nuôi, đến
các cây có dầu, rau, quả và đạm. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy là, muốn phát
triển được phải cải tiến kỹ thuật và thể chế cho phép khu vực nông nghiệp tạo ra thêm
thu nhập. Phải có cơ chế để chuyển thu nhập giữa các khu vực thì mới có sự phát triển.
Phải có một thị trường hoàn chỉnh phản ánh mới quan hệ cung và cầu. Thu nhập của
nông nghiệp sang công nghiệp phải được dùng để sản xuất các vật tư giúp cải tiến các kỹ
thuật trong nông nghiệp ( theo Y. Hayami, V. Ruttan, 1985).
- Thách thức lớn nhất của chuyển đổi cơ cấu kinh tế là việc rút bớt lao động ra khỏi nông
nghiệp và nông thôn. Nếu không rút được lao động thì sẽ không năng cao được năng
suất lao động cà cải thiện thu nhập. Trong quá trình phát triển trên thế giới có ba kiểu
chuyển dịch lao động khác nhau:
• Giảm cả số lượng lẫn tỷ lệ nông nghiệp như các nước đã phát triển.
• Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp nhưng tăng số lượng tuyệt đối lao động nông
nghiệp như Mehico, Thổ Nhỉ Kỳ, Ai Cập,….
• Tăng cả tỷ lệ lẫn số lượng lao động nông nghiệp như Syria, Ấn Độ,
• Nước ta thuộc kiểu thứ hai, đối với các nước thuộc kiểu thứ hai, ba thì việc phát
triển nông nghiệp là tất yếu ( Klatzman, 1971).
2.4. Nội dung chính của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam hiện nay:
- Tăng năng suất cây lương thực để giải quyết an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát triển cây thức ăn gia súc nhằm phát triển chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa cây hàng hóa như rau, cây ăn quả, cây công
nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày phục vụ thị trường trong nước và đa dạng
hóa xuất khẩu.
- Thúc đẩy đa dạng hóa cây trồng và đa dạng hóa nội ngành thông qua thể chế ở các vùng
chuyên môn hóa gặp nhiều rủi ro cao như Tây Nguyên, ĐBSCL nhằm ổn định hệ thống
sản xuất của hộ nông dân. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản nhằm thúc đẩy quá
trình đa dạng hóa nội nghành.
- Phát triển công nghiệp nông thôn, cụm làng nghề và dịch vụ nông thôn nhằm đa dạng
hóa thu nhập của nông dân và đẩy nhanh công nghiệp hóa.
- Phát triển các khu công nghiệp phân bố hợp lý trong môi trường nông thôn nhằm tạo sự
phát triển cân đối giữa nông thôn và đô thị, giảm sự tập trung cao ở các đô thị lớn.
- Đầu tư vào vốn con người thông qua giáo dục, sức khỏe, dạy nghề nhằm nâng cao trình
độ chuyên nghiệp hóa của nông dân.
2.5. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn với sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân:
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là bộ phận cấu thành rất quan trọng của nền
kinh tế quốc dân, có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế -xã hội ở nước ta. Cơ
cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là tổng thể của kinh tế bao gồm mối quan hệ
3
tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc khu vực kinh
tế nông thôn trong những khoảng thời gian và điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
- Sau khi nghị quyết 10 của Bộ chính trị và nhiều chính sách mới được ban hành đã giải
được những khả năng buộc phong kiến phi kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, tạo
cho nông nghiệp đạt được những thành tựu to lớn góp phần từng bước chuyển nền nông
nghiệp tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nói riêng và nông thôn nói chung đã và đang có sự khởi sắc, sản xuất phát triển đời sống
nhân dân được cải thiện. Mặt khác, việc chuyển dịch cơ cấu ngành, theo vùng, lãnh thổ,
theo các thành phần kinh tế, theo cơ cấu kỹ thuật - công nghệ hướng tới nền sản xuất
hàng hoá và đạt được nhiều tiến bộ đáng kể.
- Thế nhưng ở trong phạm vi của từng vùng trong nước thì không hẳn thế. Do có sự phát
triển không đều giữa các vùng trong nước, quá trình đó diễn ra ở các vùng không giống
nhau: ở vùng kinh tế phát triển , quá trình đó diễn ra theo trình tự chung còn ở vùng kinh
tế kém phát triển, quá trình đó có thể bắt đầu từ việc phá thế độc canh hoá chuyển sang
đa canh lúa, màu phát triển chăn nuôi và bước tiếp theo là phát triển các ngành nghề
tiểu, thủ công nghiệp và dịch vụ. Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và nông thôn là: tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm và tỷ trọng các
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng.
- Bên cạnh đó, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn còn phải có sự
quan hệ rất nhiều tới các ngành khác như phát triển nông nghiệp hàng hoá phải chịu sự
tác động mạnh mẽ của công nghiệp và nông nghiệp không thể tự đi lên nếu không có sự
tác động trực tiếp của một nền công nghiệp phát triển. Và được các ngành nghề mới
trong nông nghiệp.
- Trong nông nghiệp và nông thôn, đi cùng với sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và
nông thôn là sự phân công lao động cũng được diễn ra. Từ lao động trồng lúa chuyển
sang lao động trồng hoa màu chăn nuôi, làm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ, nó không chỉ phụ thuộc vào phục vụ cho cả nhu cầu phát triển nông nghiệp mà
còn phục vụ cho cả nhu cầu phát triển công nghiệp, thương nghiệp và các ngành doanh
nghiệp khác.
- Từ thế kỷ 20 đã chứng minh và xác định khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển và đổi
mới như vũ bão, tính cộng đồng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao, sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một nước không thể tách rời với sự phát triển kinh tế của
cộng đồng quốc tế hay cũng như không thể tách rời sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và nông thôn với cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu kinh tế chung của cả nước.
- Mặt khác, sự phân hoá giàu nghèo ở nông nghiệp và nông thôn không thể tránh khỏi, nó
diễn ra theo hướng : khi sản xuất hàng hoá kém phát triển thì khoảng cách đó tương đối
doãng ra, khi sản xuất hàng hoá phát triển ở trình độ cao thì khoảng cách đó thu hẹp laih
và có thể trở lại khoảng cách ban đầu (nhưng ở trình độ cao hơn). Điều đó chứng tỏ sự
phân hoá giàu nghèo vừa là kết quả, vừa là động lực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
- Thêm vào đó, ở đâu có trình độ dân trí thấp thì ở đó việc xác lạp và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đương nhiên là gặp nhiều khó khăn và khó tránh khỏi sai lầm . Điều này cũng
chứng tỏ rằng với với trình độ dân trí hay mặt bằng trong giáo dục có chịu sự ảnh hưởng
trực tiếp và gián tiếp của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
2.6. Hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
- Các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế:
• Các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế theo ngành (Nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ) trong GDP.
• Cơ cấu xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu nông sản.
- Các chỉ tiêu về nguồn lực:
4
• Các chỉ tiêu về cơ cấu lao động như tỷ lệ lao động nông lâm ngư nghiệp trong
tổng số lao động, chất lượng lao động, sự di động của lao động.
• Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp: đô thị hóa, quy mô hộ nông nghiệp.
• Cơ cấu vốn đầu tư xã hội và nông nghiệp, hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp.
• Cơ cấu các thành phần kinh tế, phân bổ vốn giữa các thành phần kinh tế.
- Các chỉ tiêu đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu kinh tế:
• Hệ số đa dạng của các ngành sản xuất trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp,
nông nghiệp và trồng trọt.
• Tăng trường giá trị sản xuất và cơ cấu của các ngành hàng trong khu vực nông-
lâm-ngư nghiệp.
• Năng suất đất đai và năng suất lao động nông nghiệp.
• Các chỉ tiêu thể hiện tác động của chuyển đổi cơ cấu ở cấp độ nông dân như tỷ
lệ đói nghèo, hệ số Gini, tăng thu nhập,…
II. Thực trạng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam:
1. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo ngành trong GDP, trong nông nghiệp:
- Trong những thập kỷ 80, Việt Nam có nguồn lao động đông đảo nhưng thiếu vốn đầu tư
và công nghệ nên chủ yếu sử dụng lao động nhằm phát triển nông nghiệp theo chiều
rộng, tận dụng mở rộng đất đai sản xuất nông nghiệp mà chưa quan tâm đến năng suất
lao động và chất lượng sản phẩm. Trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp
ngày càng thu hẹp, dân số ngày càng đông và thị trường ngày càng đòi hỏi cao về chất
lượng sản phẩm nên phải chuyển sang thâm canh, nâng cao năng suất lao động, áp dụng
công nghệ và những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm liên quan đến môi trường do đó yếu
tố lao động không còn quyết định mà thay vào đó tốc độ tăng trưởng nông nghiệp phụ
thuộc vào công nghệ và vốn . Kết quả đạt được của thay đổi cơ cấu ngành kinh tế từ
1990-2010:
Thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế trong thời kỳ 1990-2010 (%)
Năm 1990 1995 2000 2005 2010
Toàn quốc 100 100 100 100 100
1. Nông, lâm, ngư nghiệp
38,7 27,2 24,5 20,89
20,58
a. Nông nghiệp
32,7 23,0 19,8 15,83
16,11
b. Lâm nghiệp
3,0 1,2 1,3
1,2 0,73
c. Ngư nghiệp
3,0 2,9 3,4
3,86 3,74
2. Công nghiệp và xây dựng 22,7 28,8 36,7 41,03 41,09
3. Dịch vụ 38,6 44,1 38,7 38,08 38,33
Nguồn: tính toán theo số liệu của Tổng cục thống kê từng năm
- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp những năm 2001-2010 tiếp tục tăng trưởng ổn định,
cung cấp nhiều sản phẩm với chất lượng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu của sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp (theo giá so sánh năm 1994) năm 2010 ước tính đạt 232,7 nghìn tỷ đồng, tăng
66,4% so với năm 2000. Tính ra trong mười năm 2001-2010, bình quân mỗi năm giá trị
sản xuất khu vực này tăng 5,2%, trong đó nông nghiệp tăng 50,4% bình quân mỗi năm
tăng 4,2%; lâm nghiệp tăng 24,8%, bình quân mỗi năm tăng 2,2%; thủy sản gấp 2,6 lần,
bình quân mỗi năm tăng 10%.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất Nông-Lâm-Ngư nghiệp bình quân trong mười
năm 2001-2010 (Đvt: %)
Tổng số
Nông
nghiệp
Lâm
Nghiệp
Ngư
nghiệp
Tính chung mười năm 2001- 5,2 4,2 2,2 10,0
5
2010
Thời kỳ 2001-2005 5,4 4,1 1,4 12,2
Thời kỳ 2006-2010 5,0 4,2 3,0 7,9
Nguồn: Tổng cục thống kê “báo cáo KTXH 2001-2010”
Cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông, lâm
nghiệp, tăng tỷ trọng thủy sản. Năm 2000, giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế
chiếm 79% tổng giá trj sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; lâm nghiệp chiếm 4,7% và thủy
sản chiếm 16,3%, đến năm 2010 các tỷ lệ này lần lượt là: 76,3%;2,6% và 21,1%
- Cơ cấu xuất khẩu và tỉ trọng xuất khẩu nông sản:
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết tổng kim ngạch xuất
khẩu nông sản năm 2010 đạt kỷ lục với 19,15 tỉ USD, tăng trên 22% so với năm 2009.
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt gần 10 tỉ USD, tăng hơn 24%; thủy sản đạt
gần 5 tỉ USD, tăng trên 16%; lâm sản và đồ gỗ đạt hơn 3,6 tỉ USD, tăng gần 30%. Trong
đó ba mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỉ USD là thủy sản, đồ gỗ và gạo; một
mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỉ USD là cao su và hai sản phẩm có kim ngạch
xuất khẩu hơn 1 tỉ USD là cà phê và điều.
2. Chuyển đổi cơ cấu lao động tại các vùng:
- Chuyển biến tích cực từ chuyển dịch cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp:
• Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa nhanh trong những năm
đổi mới vừa qua cũng là yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
lao động khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, mạng lưới các khu công nghiệp, khu
kinh tế hình thành trên địa bàn cả nước, trong đó các khu công nghiệp được bố
trí không chỉ trên địa bàn các thành phố, đô thị lớn mà cả ở những vùng nông
thôn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu lao động của các
vùng nông thôn. Nhiều địa phương vốn gắn liền với nông nghiệp thì nay cơ cấu
lao động cũng có chuyển biến đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng lao động công
nghiệp, dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp. Có thể nêu điển hình như tỉnh
Đồng Nai, năm 2011, cơ cấu kinh tế trên địa bàn công nghiệp - xây dựng chiếm
57,3%, dịch vụ 35,2%, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 7,5%; tỉnh Bình Dương:
công nghiệp 62,2%, dịch vụ 33,7%, nông nghiệp 4,1%; tỉnh Vĩnh Phúc: nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản 15,6%; công nghiệp - xây dựng 54,8% và dịch vụ
29,6% Ngoài ra, làng nghề nông thôn cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả
nước có khoảng 3.000 làng nghề với trên 13 triệu lao động nông thôn, thu nhập
700.000 - 3.000.000 đồng/người/tháng. Có thể thấy, chuyển dịch cơ cấu lao
động nông nghiệp, nông thôn được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng theo
xu hướng tiến bộ (nông nghiệp truyền thống năng suất thấp sang nông nghiệp
công nghệ cao, nông nghiệp-phi nông nghiệp, nông thôn-thành thị, xuất khẩu
lao động), tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi, ngành nghề nông thôn phát
triển đã góp phần làm tăng năng suất lao động và tăng thu nhập. Các hình thức
tổ chức sản xuất tiếp tục được đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất nông thôn
và thu hút thêm nhiều lao động, góp phần giảm nghèo nhanh chóng.
• Tuy vậy còn nhiều thách thức trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông
thôn. Chính là sự chuyển dịch không đồng đều giữa các vùng. Các vùng Đông
Nam bộ, Đồng bằng sông Hồng được đánh giá chuyển dịch nhanh còn các vùng
Tây Bắc, Tây Nguyên chuyển dịch chậm rất chậm. Đáng chú ý, tỷ trọng lao
động trong các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất – đời sống và công nghiệp chế
biến còn khiêm tốn chưa tương xứng với vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn. Kinh tế nông thôn vẫn cơ bản là nông nghiệp, sản xuất nhỏ
lẻ, manh mún, tự phát, kinh tế hàng hóa chưa phát triển, ở các vùng sâu, vùng
xa kinh tế tự cung tự cấp vẫn là phổ biến.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế của GDP và lao động của các vùng từ 1996-2002
6
Vùng
Tỷ lệ trong
GDP (%) Tỷ lệ lao
động trong
N-L-N (%)
Tốc độ tăng cơ cấu
trong GDP (%)
Tốc độ tăng
cơ cấu lao
động N-L-N
(%)N-L-N CN N-L-N CN
Cả nước 23,45 34,45 64,57 -2,29 2,99 -1,8
ĐBSH 26,89 30,63 65,09 -3,96 4,94 -2,57
Đông Bắc 39,41 27,34 81,74 -3,22 3,83 -1,2
Tây Bắc 53,24 14,96 88,57 -2,32 4,41 -0,74
Bắc Trung Bộ 40,69 21,90 74,68 -2,63 6,19 -1,5
Nam Trung
Bộ 34,60 26,74 62,69 -3,58 4,47 -2,65
Tây Nguyên 68,97 11,64 77,85 1,00 -1,21 -1,02
Đông Nam
Bộ 9,85 50,19 36 -4,00 3,15 -3,71
ĐBSCL 55,07 17,27 63,56 -2,17 4,58 -0,47
Nguồn: tính toán theo số liệu Tổng cục thống kê
Tốc độ giảm tỷ lệ nông nghiệp trong cơ cấu GDP mạnh nhất là vùng Đông Nam bộ, tiếp
đến là Đồng bằng sông Hồng, rồi đến Nam Trung Bộ. Các vùng khác, có tốc độ giảm
chậm hơn, riêng vùng Tây Nguyên tiếp tục tăng, trung bình 1%/năm trong giai đoạn
1996 - 2002. Tuy nhiên, về tỷ trọng trung bình của nông nghiệp trong GDP của các
vùng thì Tây nguyên có tỷ trọng lớn nhất, sau đó đến đồng bằng sông Cửu Long và Tây
Bắc.Các tỉnh giảm được tỷ lệ nông nghiệp trong GDP ở mức trên 5% năm là:
Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Đà Nẵng,
Cần Thơ.
3. Đa d
ạ ng hoá ho ạ
t đ ộ
ng kinh t ế và phát triển công ngh i ệp nông t h
ôn:
- Công nghiệp nông thôn đóng góp vào đa dạng hoá hoạt động kinh tế của địa phương và
của hộ nông dân với các hoạt động phi nông nghiệp. Trong giai đoạn này tốc độ
tăng nhanh nhất của khu vực kinh tế này là các vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông
Hồng. Các vùng ít thay đổi trong phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh nhất là
Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long. Do không có thống kê riêng về công nghiệp
nông thôn nên không biết chính xác phần của nông thôn là bao nhiêu. Theo ước tính
của UNIDO năm 1997 phần của nông thôn chiếm khoảng 20-25 %. Theo báo cáo của
OCED (1998), để ước tính sự phát triển của công nghiệp nông thôn có thể lấy công
nghiệp ngoài quốc doanh trừ phần của Hà nôi, Hải phòng, Thừa thiên-Huế, Đà nẵng,
7
Hồ Chí Minh, coi đấy là công nghiệp nông thôn thì: từ 1990 đến
1995 công nghiêp
nông thôn tăng 7,7 % năm, công nghiệp đô thị tăng 15,3 % năm. Theo
kết quả ước
tính trên thì tốc độ tăng của công nghiệp đô thị cao hơn của nông thôn, nên năm 2003
phần của nông thôn chỉ còn khoảng 15 %.
- Theo số liệu của Tổng cục thống kê, hiện nay có 235 cơ sở công nghiệp nông thôn:
32,9 % chế biến, nông lâm thủy sản, 30,9 % sản xuất vật liệu xây dựng, 15 % công
nghiệp nhẹ, 12,8 % cơ khí, 6,8 % khai thác mỏ, 2,1 % hóa chất Trong số gần
41.000 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, doanh nghiệp nhà nước
chiếm khoảng 14%, 5,8% là hợp tác xã, trên 80% còn lại là những doanh nghiệp tư
nhân.
4. Quá trình đ a dạ ng ho á
cơ cấu các ngành nông-lâm-ngư nghiệp:
- Theo số liệu kiểm kê đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2000 đến năm 2010
diện tích đất lúa giảm 30 vạn ha, chủ yếu do quá trình đô thị
hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông, thành lập các khu công
nghiệp và sự chuyển đổi cây trồng vật nuôi trong nông
nghiệp. Do vậy, mặc dù giá lương thực tăng, khuyến khích nông dân, nhất là nông dân vùng
đồng bằng sông Cửu Long tăng vụ, mở rộng diện tích gieo trồng,
nhưng diện tích trồng lúa
năm 2010 chỉ đạt 7513,7 nghìn ha, giảm
152,6 nghìn ha so với năm 2000. Điều này cho
thấy sản lượng lúa tăng là do tăng năng suất. Năng suất lúa cả năm những năm gần đây đã
đạt trên 50 tạ/ha (Năm 2008 đạt 52,3 tạ/ha; 2009 đạt 52,4 tạ/ha; ước tính năm 2010 đạt
53,2 tạ/ha), tăng trên 10 tạ/ha so với những năm 2000-2001. Năng suất lúa tăng trước hết
là do các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long chuyển một phần diện tích lúa mùa
năng suất thấp sang gieo cấy lúa hè thu hoặc bố trí cây trồng vật nuôi khác, nhưng chủ yếu
là do đẩy mạnh thâm canh và gieo trồng giống lúa mới. Nhờ vậy, năng suất lúa của cả ba
vụ qua các năm đều tăng với mức tăng tương đối cao và ổn định. Năm 2010 năng suất lúa
đông xuân đạt 62,3 tạ/ha, tăng 3,4 tạ/ha so với năm 2005 và tăng 10,6 tạ so với năm 2000.
Tương tự, lúa hè thu năm 2010 đạt 47,6 tạ/ha, so với 2 năm 2005 và 2000 tăng lần lượt là 3,2
tạ/ha và 10 tạ/ha; lúa mùa đạt 46,1 tạ/ha, tăng 6,5 tạ/ha và 10,8 tạ/ha.
-
Do nhiều địa phương chuyển một phần diện tích lúa năng suất
thấp và diện tích rừng
nghèo kiệt sang trồng các loại cây lâu năm có
giá trị kinh tế cao; đồng thời tăng cường
khai thác diện tích đất
trống, đồi núi trọc chưa sử dụng, nhất là diện tích đất đồi núi chưa
sử
dụng ở các tỉnh Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bắc
phát triển cây
cao su, chè, điều, hồ tiêu nên diện tích cây lâu năm
năm 2010 ước tính đạt 2815,1
nghìn ha, tăng 33,8% so với năm
2000; bình quân mỗi năm trong thời kỳ 2001-2010
tăng 3%, trong đó cây công nghiệp lâu năm đạt 1987,4 nghìn ha, tăng 40,4%, bình quân
mỗi năm tăng 3,5%; cây ăn quả 776,3 nghìn ha, tăng 37,4%, bình
quân mỗi năm tăng
3,2%.
- Một kết quả quan trọng của ngành nông nghiệp là chăn nuôi bước đầu phát triển theo hướng sản
xuất hàng hoá. Trong những năm gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều trang trại chăn nuôi
với quy mô tương đối lớn. Theo kết quả Điều tra chăn nuôi năm 2010, tại thời điểm 1/7/2010 cả
nước có 23.558 trang trại chăn nuôi, tăng 42% so với năm 2006, trong đó vùng đồng bằng
sông Hồng 10.227 trang trại; Đông Nam Bộ 4.089 trang trại; đồng bằng sông Cửu Long 3.281
8
trang trại. Việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi đã được Nhà nước và
người chăn nuôi chú trọng. Một số địa phương đã triển khai mạnh mẽ chương trình, dự án
nghiên cứu và phát triển bò sữa, cải tạo đàn bò thịt, nuôi lợn hướng nạc, gà công nghiệp, vịt siêu
trọng, siêu trứng. Nhiều địa phương đã tích cực xây dựng, phổ biến và khuyến khích người
chăn nuôi áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn GAP trong chăn nuôi, góp phần giảm thiểu sự
lây lan dịch bệnh gia súc, gia cầm; đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn
nuôi.
-
Trong những năm 2001-2010, sản xuất lâm nghiệp chuyển đổi
dần từ khai thác sang tập
trung gây dựng vốn rừng với nhiều chương trình, dự án trồng rừng tập trung và đẩy mạnh
việc giao đất, giao rừng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình.
- Cơ cấu sản lượng thủy sản những năm vừa qua có sự chuyển đổi rõ rệt theo hướng tăng dần
tỷ trọng sản lượng nuôi trồng và giảm dần
tỷ trọng sản lượng khai thác tự nhiên. Năm
2000 sản lượng nuôi
trồng chỉ chiếm 26,2% tổng sản lượng thủy sản và năm 2001
chiếm 29,2%, đã tăng dần lên chiếm 42,6% vào năm 2005; 45,5% năm 2006; 50,6% năm
2007; 53,6% năm 2008; 53,2% năm 2009 và 52,8% năm
2010. Mặc dù, sản lượng thủy
sản khai thác vẫn duy trì tốc độ tăng
qua các năm, nhưng tỷ trọng sản lượng khai thác
chiếm trong tổng sản
lượng thủy sản đã giảm từ 73,8% năm 2000 và 70,8% năm 2001
xuống 57,4% năm 2005 và 47,2% năm 2010. Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh
trước hết là do tăng diện
tích nuôi trồng. Trong những năm vừa qua, nhiều địa phương
vùng
đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển một phần diện tích lúa năng suất thấp, bấp bênh
sang nuôi trồng thủy sản nước ngọt hoặc kết hợp nuôi
trồng thủy sản với trồng lúa, tràm
theo mô hình lúa-tôm, tràm-cá
Trong khi đó, các địa phương ven biển, đặc biệt là các
địa phương
duyên hải Nam Trung Bộ lại đẩy mạnh đầu tư khai thác các bãi triều, đầm phá,
đất ngập mặn ven biển và đào ao trên cát mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn,
nước lợ.
Bảng: Diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản giai đoạn 2001-2010 (Đvt: nghìn ha)
Năm Tổng số
Chia theo loại nước Chia theo loại thủy sản nuôi
Nước mặn, lợ
Nước
ngọt Cá Tôm và TS khác
2001 755,2 502,2 253,0 253,6 501,6
2002 797,7 556,1 241,6 246,6 551,1
2003 867,6 612,8 254,8 259,0 608,6
2004 920,1 642,3 277,8 278,6 641,5
2005 952,6 661,0 291,6 291,8 660,8
2006 976,5 683,0 293,5 301,0 675,5
2007 1018,8 711,4 307,4 319,0 699,8
2008 1052,6 713,8 338,8 347,6 705,0
2009 1044,7 704,8 339,9 350,8 693,9
2010 1066,0 728,5 337,5 351,0 715,0
5. Các yếu tố tác đ
ộ ng đ
ế n chu y ển đ ổ
i cơ c ấ u kinh t ế
- Kết quả phân tích Thành phần chính trong báo cáo “ Luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn: hiện tượng và các yếu tố tác động ở Việt Nam” của T.S Đào Thế
Anh, GS. VS Đào Thế Tuấn, TS Lê Quốc Doanh cho kết quả sau:
Bảng : Hệ số tương quan giữa các biến và các trục chính 1996 – 2002
9
Thành phần I
Đa dạng
Hoá
Thành phầ
n
II
Nông
nghiệp
Thành phần III
Đô thị
hoá
Giải thích 25,49 % Giải thích 14,56 % Giải thích 12,45 %
Hệ số ĐD
NN
0,839 Tốc độ
tăng
0,775 Tốc độ tăng -0,567
GT NN GT CNHN
Tốc độ tăng
đa
dạng NN
0,831
Tốc độ tăng
GT
CNLN
0,769
Tốc tăng CC
dịch vụ GDP
-0,550
Tỷ lệ NLN
trong GDP
- 0,805
Tốc độ tăng
GTTT
0,744
Hệ số ĐD
NLN
-0,547
Tốc độ tăng
đa
dạng NLN
0,748
Tốc độ tăng
GT
NLN
0,630
Tỷ lệ CNXD
trong GDP
0,487
Hệ số ĐD TT 0,682
Tốc độ
tăng
GDP
0,576
Tốc độ đa dạng
NLN
-0,485
Tốc độ tăng
đa dạng TT
0,650 Hệ số ĐD
TT
0,555
Tỷ lệ Dân số
đô thị
0,483
Tỷ lệ CNXD
trong GDP
0,635
Tốc độ tăng
GT rau đậu
0,550
Tốc độ cơ cấu
LĐNN
-0,461
Hệ số
ĐDNLN
0,627
Tốc độ tăng
đa dạng TT
0,538 Tỷ lệ LĐNN -0,435
- Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy,
• Thành phần 1 quyết định 25,5 % của biến động có tương quan
chặt với tốc độ tăng hệ số đa dạng nông nghiệp và hệ số đa dạng nông nghiệp. Có thể nói thành
phần thứ nhất thể hiện vai trò quan trọng của đa dạng hoá nông nghiệp, nông lâm nghiệp và trồng
trọt theo cùng chiều tương quan. Theo thành phần 1 thì hiện tượng đa dạng hoá nông lâm nghiệp
biến thiên ngược chiều với tỷ trọng của nông lâm nghiệp cao trong GDP. Như vậy các tỉnh có tỷ
trọng nông lâm nghiệp cao trong GDP đều chuyên canh, không phải là các tỉnh có đa dạng hoá
của khu vực này cao. Trái lại, đa dạng hoá nông lâm nghiệp xảy ra khi kinh tế đã chuyển
đổi cơ cấu, gắn liền với tỷ trọng công nghiệp và xây dựng cao và giảm tỷ trọng nông nghiệp.
• Thành phần 2 quyết định 14,6 % có thể nói là thành phần thể hiện các quan
hệ bên trong của khối nông nghiệp. Tốc độ tăng của giá trị nông nghiệp tăng
biến động cùng chiều với hệ số đa dạng cao thể hiện vai trò của đa dạng hoá
trồng trọt đóng góp vào tăng giá trị nông nghiệp. Trong các nhóm cây thì cây
10
công nghiệp lâu năm đóng vai trò rõ nhất trong đa dạng hoá, tiếp đến là nhóm
cây rau đậu. Tăng trưởng nông nghiệp biến thiên cùng chiều với tốc độ tăng
GDP, có nghĩa là nông nghiệp đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP trong
giai đoạn vừa qua.
• Thành phần 3 quyết định 12,5 % của biến động, có thể gọi là thành phần đô
thị hoá. Tỷ lệ dân số đô thị và tỷ lệ công nghiệp trong GDP biến động cùng
chiều. Quá trình này gắn liền với giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp. Tuy vậy các
tỉnh có mức độ đô thị hoá cao thì có
hệ số đa dạng nông lâm thuỷ sản thấp hơn
do đất diện tích nông lâm nghiệp bị giảm sút. Các
cây công nghiệp hàng năm
không phát triển ở các vùng đô thị hoá cao. Tốc độ tăng dịch vụ trong cơ cấu
GDP không phụ thuộc vào đô thị hoá.
11
III. Kết luận và giải pháp kiến nghị chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn VN:
1. Kết luận:
- Chuyển đổi cơ cấu GDP nhìn chung diễn ra chậm và chưa thực sự thể hiện rõ trong
các yếu tố cơ cấu như lao động, vốn, công nghệ. Lao động chuyển từ nông nghiệp sang công
nghiệp kém, chủ yếu chuyển sang dịch vụ. Vốn đầu tư cho đa dạng hoá sản xuất nông sản chưa
tập trung và còn ít, chủ yếu do dân, ít được đầu tư trực tiếp nước ngoài. Công nghệ chưa tiến bộ
và chưa được quan tâm đầu tư thích đáng.
- Về xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo lãnh thổ, ta
thấy các tỉnh trong cùng một vùng sinh thái không có xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế
hoàn toàn đồng nhất là do bên cạnh các yếu tố sinh thái thì mức độ đô thị hoá, công nghiệp hoá
và chính sách địa phương của các tỉnh rất khác nhau. Đa số các địa phương lúng túng trong
việc xác định chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Cần tập trung
nghiên cứu chính sách điều chỉnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở cấp toàn quốc và cấp tỉnh.
- Thị trường xuất khẩu nông sản đóng góp vào tăng trưởng nông nghiệp, nhưng chưa
đóng góp lớn vào chuyển đổi cơ cấu do chủ yếu xuất khẩu nông sản thô nên chưa có tác
dụng thúc đẩy công nghiệp chế biến, trong khi thị trường trong nước có vai trò ngày càng
tăng trong việc thúc đẩy đa dạng hoá nông sản, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
- Các vùng có tăng trưởng kinh tế cao như vùng Tây Nguyên không phải là các vùng
chuyển đổi cơ cấu mạnh do chuyên môn hoá cây công nghiệp, tuy nhiên tăng trưởng có nguy
cơ kém bền vững, đặc biệt là hệ thống sản xuất nông hộ. Sự bền vững của hệ thống sản xuất
nông hộ là điều kiện cho bền vững của cấp vùng.
- Các vùng xuất khẩu nông sản mạnh nhất như Đồng bằng sông Cửu Long và Tây
Nguyên không phải là vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh. Trái lại, thâm canh lúa như
đồng bằng sông Cửu Long lại có mức tăng trưởng thấp nhất do giá lúa giảm thường xuyên.
- Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp đóng góp thiết thực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế và
là qúa trình đi cùng với chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Vùng có chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh
thì sản xuất nông nghiệp đa dạng hơn như vùng ven các đô thị.
- Đa dạng hoá hoạt động kinh tế nông thôn dẫn đến chuyển đổi cơ cấu lao động theo
xu hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng năng xuất lao động như Đông Nam Bộ, tuy vậy
đào tạo nghề là một điều kiện quan trọng để lao động có thể chuyển đổi thuận lợi hơn.
2. Các thách thức trong giai đoạn hiện tại:
- Môi trường nông thôn bị huỷ hoại do thâm canh và sử dụng quá mức các yếu tố đầu
vào.
- Phát triển không cân đối giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn.
- Công nghệ sản xuất và chế biến lạc hậu chưa quan tâm đến vấn đề môi trường.
- Sức cạnh tranh thấp trong điều kiện gia nhập WTO do quy mô sản xuất nhỏ, thể chế
lạc hậu.
3. Gợi ý chính sách :
3.1. Chính sách tổng quát:
- Tìm kiếm kỹ thuật canh tác hợp lý và bền vững.
- Phát triển cân đối nông thôn-đô thị, công nghiệp hoá nông thôn.
- Nghiên cứu phát triển các công nghệ thích ứng, phù hợp với hoàn cảnh.
- Đa dạng thị trường mới trong nước và ngoài nước thông qua chiến lược đa dạng hoá
sản xuất.
- Kiến nghị các định hướng chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung toàn quốc
và cơ cấu kinh tế nông thôn.
3.2. Chính sách cụ thể:
12
- Giúp các hộ nông dân nghèo chuyển từ tình trạng tự cấp sang sản xuất hàng hóa:
muốn thúc đẩy sự phát triển của các hộ này cần có các tổ chức nông dân đơn giản tiền hợp tác
xã, dựa chủ yếu vào sự tương trợ như các nhóm chăn nuôi, tổ sản xuất, nhóm tín dụng, câu lạc
bộ khuyến nông tức là các thể chế phi thị trường để giúp nông dân tiếp xúc với thị trường.
Chính đây là các biện pháp giảm nghèo hữu hiệu nhất.
- Đa dạng hóa sản xuất để tạo việc làm và tăng thu nhập của nông dân:
• Thúc đẩy nghiên cứu đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi, kết hợp bảo tồn và khai
thác tốt đa dạng sinh học, phát triển chế biến đa dạng sản phẩm…
• Đẩy mạnh nghiên cứu sâu về hoạt động của thị trường, các ngành hàng, chuỗi giá trị và
các xu hướng biến động của tiêu dùng…
• Phát triển hệ thống dịch vụ công và dịch vụ tập thể cho sản xuất của hộ nông dân, tạo
khả năng tham gia không phân biệt của người nghèo đối với khuyến nông, tín dụng, đào tạo, xúc
tiến thương mại…
• Thúc đẩy phát triển địa phương có sự tham gia của người dân địa phương và phân
cấp quản lý trong hành chính.
• Thúc đẩy phát triển các làng nghề chuyên môn hoá nông nghiệp hay phi nông nghiệp
trong cùng một vùng.
• Thúc đẩy quá trình hợp tác của các hộ nông dân quy mô nhỏ trong sản xuất và kinh
doanh thông qua hợp tác xã chuyên ngành, hiệp hội, nhóm tổ…
- Xây dựng các thể chế thị trường đa dạng, hoàn thiện dần thể chế thị trường:
• Ngoài các thể chế như nông nghiệp hợp đồng giữa công ty và nông dân,
cần có các thể chế giúp nông dân tham gia vào thị trường như hợp tác xã,
hiệp hội, thương nghiệp công bằng, thể chế quản lý chất lượng nông sản
(thương hiệu, tên gọi xuất xứ )
• Để phát triển thể chế thị trường cần đẩy nhanh việc hoàn chỉnh các văn bản
luật pháp làm môi trường hoạt động cho trao đổi của thị trường, bên cạnh
đó cũng cần có hệ thống đào tạo và tư vấn cho các tác nhân, đặc biệt là
nông dân tham gia vào thị trường. Bên cạnh đó cần thúc đẩy sự phát triển
của các thể chế phi thị trường mang tính xã hội và tương trợ như hiệp hội,
hợp tác xã… để điều tiết sự phân hoá xã hội do cơ chế thị trường gây nên.
- Xây dựng hoạt động phi nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, tạo việc làm cho nông
dân:
• Tập trung ưu tiên phát triển mạng lưới đào tạo nghề cho nông dân theo hướng
chuyên nghiệp hoá và khuyến nông về kinh tế xã hội cho nông dân về các nghề nông nghiệp và
phi nông nghiệp.
• Phát triển thị trường lao động và mạng lưới thông tin việc làm.
• Kết hợp các chính sách lao động và việc làm với chính sách tín dụng.
- Cần tiến hành đô thị hóa như thế nào để lôi kéo cả sự phát triển nông thôn, liên kết
công nghiệp và nông nghiệp:
• Chiến lược công nghiệp hoá đi theo hướng phi tập trung, tạo ra nhiều đô thị nhỏ
trong khu vực nông thôn để có thể phân bố đều trên lãnh thổ và tạo ra được việc làm trong
khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn.
• Chính sách phát triển các khu vực nông nghiệp và công nghiệp cần phải đồng bộ và
dựa trên một chiến lược phát triển chung của vùng mới thúc đẩy được chuyển đổi cơ cấu
kinh tế.
• Thúc đẩy nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thị bền vững song song với quá
trình đô thị hoá, tránh tình trạng đầu cơ ruộng đất làm giảm sút việc phát triển nông nghiệp.
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách “ Kinh tế học nông nghiệp bền vừng” của PGS.TS Đinh Phi Hổ.
2. “ Luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn: hiện tượng và
các yếu tố tác động ở Việt Nam” của T.S Đào Thế Anh, GS. VS Đào Thế Tuấn, TS Lê Quốc
Doanh.
3. Tạp chí phát triển kinh tế.
4. />cua-nen-kinh-te-quoc-dan.html
5. Số liệu và các bài báo cáo phân tích của tổng cục thống kê.
14