Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Những kết quả đạt được và phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Vụ Thống kê nông, lâm nghiệp và thuỷ sản thuộc Tổng cục thống kê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.18 KB, 27 trang )

Lời nói đầu
Trong Trường Đại học em đã được trang bị một số kiến thức về kinh tế
-xã hội và được học những kiến thức cơ bản về chuyên ngành Thống kê.
Nhưng chỉ dừng ở lý thuyết thôi thì không đủ mà lý thuyết phải đi đôi với
thực hành. Chớnh vì thế thực tập là rất cần thiết đối với sinh viên của tất cả
các ngành học. Kết qủa thực tập là một điều kiện để công nhận xem sinh viên
đã có thể ra trường và làm việc thực tế được hay chưa. Trong thời gian thực
tập vừa qua tại Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản thuộc Tổng cục
Thống kê em đã được tiếp xúc và tìm hiểu trực tiếp các hoạt động của Vụ.
Em xin chõn thành cảm ơn thầy Trần Quang, các cô chú trên Vụ Nông,
Lõm nghiệp và Thuỷ sản và toàn thể giá viên trong khoa Thống kê. Nhờ có sự
chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy Trần Quang của các cô chú và các thầy
cô giáo mà em có thể hoàn thành báo cáo này.

Phần I. Quá trình hình thành, phát triển, chức năng
nhiệm vụ của Tổng cục Thống kê.
I. Quá trình hình thành, phát triển
1. Giai đoạn 1945-1946
Ngày 6/5/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh sè 61/SL thành lập
Nha Thống kê Việt Nam, nằm trong Bộ Quốc dõn kinh tế. Sau ngày Nha
Thống kê thành lập, Bộ trưởng Bộ Quốc dõn kinh tế ra Nghị định số
102/BQDKT ngày 18/5/1946 tổ chức Nha Thống kê Việt Nam và quy định
nhiệm vụ, tổ chức của Nha.
Nha Thống kê Việt Nam có 3 phòng:
- Phòng nhất: Coi về nhõn viên, kế toán, vật liệu, lưu trữ công văn, xuất
bản các sách báo.
- Phòng nhì: Thống kê dõn số, văn hoá, chớnh trị.
- Phòng ba: Thống kê tài chớnh.
2. Giai đoạn 1947-1954
Nha Thống kê Việt Nam đựơc Bộ trưởng Bộ Kinh tế giao nhiệm vụ và
ổn định tổ chức bằng văn bản số 115 TK/ LC ngày 10/8/1948. Theo chỉ thị


này Nha Thống kê Việt Nam có các nhiệm vụ sau: Thống kê giáo dục, Thống
kê công chớnh, Thống kê kinh tế và Thống kê dõn số.
Tổ chức cán bộ Thống kê các cấp bước đầu hình thành. Nha Thống kê
gồm:
- Phòng công văn, viên chức và kế toán
- Phòng chuyên môn điều tra Thống kê
Cán bộ: Tổng số có 10 người chuyển từ các Nha khác sang, chủ yếu là
cán bộ chớnh trị làm các công việc ở nhiều tổ:
- Nhõn viên tĩnh
- Nhõn viên lưu động
3. Giai đoạn 1955-1975
Từ sau ngày hoà bình lập lại trên miền Bắc, nhu cầu thông tin đã tăng
nhanh cả về số lượng và chất lượng để kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ khôi
phục cải tạo và phát triển kinh tế, văn hoá cho việc xõy dựng kế hoạch điều
hành và quản lý nền kinh tế đất nước. Cho nên Điều lệ 695/TTG ngày
20/2/1956 của Thủ tướng Chớnh phủ có xác định nhịờm vụ của cục Thống kê
trung ương là “ Lónh đạo thống nhõt và tập trung mọi việc Thống kê và kế
toán trong nước Việt Nam dõn chủ cộng hoà”, “ sưu tầm, thu thập, khai thác
nghiên cứu và đệ trình chớnh phủ những tài liệu thống kê chớnh xác, phõn
tích một cách khoa học để có thể nêu được quá trình thực hiện kế hoạch Nhà
nước, sự phát triển kinh tế và văn hoá trong nước, những nguồn tài nguyên và
cách sử dụng tài nguyên đó, tỷ lệ phát triển của các ngành kinh tế, văn hoá và
mức độ phát triển của từng ngành”.
4.Giai đoạn 1976-1986
Tháng 4 năm 1974, Hội đồng Chớnh phủ nước Việt Nam dõn chủ cộng
hoà ra Nghị định số 72/CP, ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của
Tổng cục Thống kê. Sau kì họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống
nhất, Tổng cục Thống kê trở thành cơ quan của Chớnh phủ nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, tiếp tục được tổ chức và hoạt động theo Nghị định
72/CP nói trên cho đến những năm 1980.

5. Giai đoạn 1987 đến nay
Văn kiện đại hội IX đã chỉ rừ: để thực hiện tốt đường lối đổi mới, vấn
đề quan trọng là: “ Đổi mới hơn nữa công tác kế hoạch hoá, nõng cao chất
lượng công tác xõy dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh
tế- xã hội: tăng cường thông tin kinh tế- xã hội trong nước và công tác kế
toán, Thống kê ”
Các yêu cầu đặt ra đối với ngành Thống kê và công tác Thống kê thời
kì này là sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cả về nội dung, nghiệp vụ, tổ chức cán
bộ, hành lang pháp lý, quan hệ đối ngoài và cơ sở vật chất kĩ thuật phù hợp
với đặc điểm tình hình kinh tế- xã hội và đường lối, chớnh sách đổi mới và
hội nhập của Đảng và Nhà nước. Những yêu cầu đổi mới nội dung công tác
Thống kê thời kì này là:
- Đổi mới hệ thống chỉ tiêu Thống kê
- Đổi mới phương pháp thu thập số liệu và truyền đưa thông tin
- Đổi mới phương pháp xử lý số liệu thống kê
- Yêu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm thống kê, cả số
liệu và phõn tích
- Đổi mới phõn tổ thống kê
- Đổi mới hệ thống bảng phõn ngành kinh tế và phõn loại sản phẩm
- Đổi mới nội dung và phương pháp thống kê doanh nghiệp
- Bổ sung các nội dung thống kê mới: Tăng trưởng kinh tế bền vững và
hiệu quả cao, phát triển con người, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên môi
trường
- Đổi mới nội dung công tác thống kê quan hệ sản xuất
- Quan tõm nội dung thống kê các vùng kinh tế trọng điểm, các khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở.
- Tăng cường nội dung dự báo các vấn đề kinh ốờ-xã hội bằng phương
pháp thống kê.
II. Chức năng nhiệm vụ của Tổng cục thống kê
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001

Căn cứ Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2003 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ
quan thuộc chính phủ:
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ
* Vị trí và chức năng: Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Chớng phủ +thực
hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về thống kê, tổ chức thực
hiện hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thụng kờ – xã hội cho các cơ
quan tổ chức và cá nhân thưo quyđịnh của pháp luật; quản ly nhà nước của
dinhcj vụ công và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện
chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc
Tổng cục Thống kê quản lý theo quyđịnh của phát luật
* Nhiệm vụ và quyền hạn:
Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo quy
định tại Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01 thang 4 năm 2003 của Chính
phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan
thuộc Chính phủ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây
- Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật khác về thống kê theo sự phân công của Chính
phủ, Thủ tưống Chính phủ.
- Trình Chính phủ, Thủ tưống Chính phủ chiến lược, quy hoạch dài
hạn, năm năm, hàng năm về thống kê và các dự án quan trọng của Tổng cục
Thống kê.
- Trình Chính phủ quy định thẩm quyền ban hành các bảng phân loại
thống kê (trừ bảng phân loại thúng kờ thuộc ngành Toà án và Kiểm sát).
- Trình Thủ tưống chính phủ ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia, chế độ báo cáo thống kê cơ sở, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, trương
trình điều tra thống kê dài hạn, hàng năm và các cuộc tổng điều tra thống kê
theo quy định của pháp luật.

- Trình bộ trưởng được Thủ tướng Chính phủ phân công ký ban hành
văn bản quy phạm pháp luật về thống kê theo quy định của phỏp lụõt.
- Chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản pháp
luật, chiến lược, quy hoạch, trương trình, kế hoạch về thống kê, hệ thống chỉ
tiêu thống kê quốc gia sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ bến, giáo
dục pháp luật và thông tin về thống kê.
- Chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệ vụ chuyên môn đối với các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trong việc báo cáo thống kê, điều tra thống kê và phân loại thống kê
thuộc thẩm quyền.
- Thẩm định và chuyên môn nghiệp vụ chế độ báo cáo, phương án điều
tra thống kê của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án
nhân dân tố cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tổ chức thu thập thông tin thống kê kinh tế - xã hội, xây dựng và
quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin kinh tế - xã hội theo quy định của
pháp luật.
- Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thống kê tổng hợp hàng
tháng, quý, năm về tình hình kinh tế - xã hội, tình hình thực hiện các trương
trình mục tiêu quốc gia, mức độ hàn thành ccs chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; các
báo cáo phân tích và dự báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
- Giúp Chính phủ thống nhất quản lý việc công bố thông tin thống kê
kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật.
- Công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia,
cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá
nhân theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về độ tin cậy của số kiệu
thông tin công bố và cung cấp.
- Biên soạn và xuất bản niên giám thống kê, các sản phẩm thụng kờ
khỏc của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và số liệu thống kê của

nước ngoài, thực hiện so sanhcs quốc tế về thống kê.
- Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy
định của pháp luật.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thụng kờ theo quy định của
pháp luật.
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học thống kê,
ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong hệ thống tổ chức thống kê tập
trung.
- Quyết định các chủ truơng, biện pháp, chỉ đạo hoạt động dịch vụ công
trong hệ thống tổ chức thụng kờ tập trung theo quy định của pháp luật, qản lý
và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc tổng cục Thống kê.
- Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu
phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc Tổng cucj
Thống kê theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, thanh tra, giả quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng,
tiêu cực và sử lý vi phạm về thống kê theo thẩm quyền.
- Quyết định và chỉ đạo thực hiện trương trình cải cách hành chính của
Tổng cục Thống kê theo mục tiêu và nội dung trương trình cải cách hành
chính của nhà nước đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương
và các chế độ chính sachs đãi nghộ. khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thống kê, đào
tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về thống kê đối với cán bộ, công chức,
viên chức thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thống kê.
- Quản lý tỏi chớnh, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách
được phân bổ theo quy định của pháp luật.
* Hệ thống tổ chức của Tổng cục Thống kê
Tổng cục Thống kê được tổ chức theo ngành dọc gồm có:
- Ở Trung ương có cơ quan Tổng cục Thống kê.
- Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cục Thống kê trực thuộc

Tổng cục Thống kê.
- Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cú Phũng Thống kê trực
thuộc cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
* Cơ cấu tổ chức của cơ quan Tổng cục Thống kê
- Các tổ chức giúp Tổng cục trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
quản lý nhà nước.
+ Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia
+ Vụ Phương pháp chế độ thống kê
+ Vụ Thống kê tổng hợp
+ Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng
+ Vụ Thống kê Nông, Lam nghiệp và Thuỷ sản
+ Vụ Thống Thương mại, Dịch vụ và Giá cả
+ Vụ Thống kê Dân số và Lao động
+ Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường
+ Vụ Hợp tác quốc tế
+ Vụ Tổ chức cán bộ
+ Vụ Kế hoạch tài chính
+ Thanh tra
+ Văn phòng
- Các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thống kê
+ Viện nghiên cứu khoa học thống kê
+ Trung tâm Tin học thống kê
+ Trung tâm Tư liệu thống kê
+ Tạp chí Con số và Sự kiện
+ Các đơn vị sự nghiệp khác hiện có giao Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê tổ chức và sắp xếp theo quy định của pháp luật.
III. Chức năng và nhiệm vụ của Vụ Thống kê Nụng, Lõm nghiệp và
Thuỷ sản
Vụ thống kê Nông , Lâm nghiệp và Thuỷ sản là đơn vị thuộc tổng cục
Thống kê, có chức năng giúp Tổng cục trưởng quản lý, chỉ đạo và tổ chức

thực hiện cụng tác thống kê nông nghiệp, lõm nghiệp và thuỷ sản.
* Lĩnh vực hoạt động
Vụ thống kê Nụng, Lõmm nghiệp và Thuỷ sản phụ trỏch cỏc lĩnh vực
sau
- Thống kê nông nghiệp và các hoạt dộng có liên quan
- Thống kê lâm nghiệp và các hoạt động có liên quan
- Thống kê thuỷ sản và các hoạt động có liên quan
- Thống kê nông thôn
* Nhiệm vụ
- Tổ chức thực hiện các chế độ báo cáo thống kê định kỳ
- chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tổng điều tra
nông thôn, nông nghiệp, thuỷ sản và các cuộc điều tra thống kê khác được
Tổng cục trưởng giao
- Tổng hợp, biên soạn số liệu thống kê, xxõy dựng nội dung cơ sở dữ
liệu, phân tích, dự báo và làm các báo cáo tổng hợp, báo cáo chuyên đề
- Lập các bảng cân đối thống kê lương thực và một số sản phẩm chủ
yếu khác của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
- Tập trung thông tin thống kê về phát triển nông thôn và đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia
- Cung cấp số liệu cho Vụ Thống kê tổng hợp, các đơn vị khác trong
ngành và các đối tượng khác theo quy định của Tổng cục Thống kê và của
pháp luật
- Hướng dẫn, chỉ đạo giám sát và kiểm tra các địa phương, các bộ,
ngành về thực hiện kế hoạch thông tin, phuờong phỏp thống kê, chế địi báo
cáo và điều tra thụng kờ.
- Phối hợp với Vụ phương pháp chế độ thống kê và các đơn vị liên
quan nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện cải tiến hệ thống chỉ tiêu thống kê,
phwng pháp thống kê, chế độ báo cáo, điều tra thống kê và thẩm định chế độ
báo cáo, phương pháp điều tra thuộc thẩm quyền ban hành quyết định của các
Bộ, ngành và địa phương.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chương trình công nghệ
thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực đơn vị phụ
trách.
- Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế thực hiện công tác hợp tác quốc tế.
- Phối hợp với Vụ Tổ chức cỏcn bộ, các đơn vị liên quan và các trường
của Tổng cục thực hiện công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức, viên
chức của đơn vị và của ngành.
- Phối hợp với thanh tra Tổng cục thực hiện thanh tra nghiệp vụ theo
chương trình công tác thanh tra hàng năm được lãnh đạo Tổng cục phê duyệt.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
giao.
* Tổ chức và chế độ làm việc
Vụ Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản là một vụ thống kê chuyên ngành
lớn của Tổng cục Thống kê, Được thành lập vào năm 1956 cùng với sự ra đời
của Tổng cục Thống kê. Từ đó độn nay, tuy tên gọi và phạm vi có thay đổi
nhung nội dung và chức năng nhiệm vụ của nó về cơ bản vẫn như cũ: thu
thập, sử lý và cung cấp các thông tin định lượng theo phương pháp thống kê
nông, lam nghiệp và thuý snả phục vụ yệu cầu quản lý và điều hành của
Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương trong xây dựng, kiểm tra kế
hoỏch này hang năm và năm năm dưới sự chỉ đạo của Tổng cục thống kê. Tổ
chức của vụ cữnh có thay đổi theo thời gian, nhưng về đại thể cú cỏc phũng
hoặc tổ thống kê chủ yếu sau đây:
+ Phòng tổng hợp và phương pháp chế độ nông nghiệp
+ Phòng thống kê nông nghiệp.
+Phòng thống kê quốc doanh.
+Phòng thống kê lâm nghiệp và thuỷ sản
Biên chế của vụ, năm cao nhất là 35 cán bộ, năm 2000 là 22 cán bộ
trong đó 100% là tốt nghiệp đại hoc chủ yếu là đại học thống kê lãnh đạo vụ
thường xuyên có một vụ trưởng và từ hai đến ba phó vụ trưởng.
Trong quá trình tổ chức và chỉ đạo nghiệp vụ vụ có sự phối hợp với bộ

phận thống kê của các Bộ Nông nghiệp và phat triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản
theo sự phân công: Số liệu thống kê chính do Tổng cục Thống kê thu thập, sử
lý và công bố, số liệu thống kê tác nghiệp do hai Bộ thu thập và công bố.
Nhìn chung tổ chức cán bộ của Vụ gồm:
- Vụ có Vụ trưởng, một số Phó Vụ trưởng và các công chức. Vụ
trươngt, Phó Vụ trưởng do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê bổ nhiệm và
miễn nhiệm.
- Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thống
kê về toàn bộ hoạt động của Vụ.
- Phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ
trưởng về nhiệm vụ được giao.
- Công chức thực hiện các nhiệm vụ do Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng
giao và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ đó.
- Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng,
trong trường hợp lãnh đạo Tổng cục giao nhiệm vụ trực tiếp cho Phó Vụ
trưởng hoặc chuyên viên thỡ Phú Vụ trưởng, chuyên viên có trách nhiệm thi
hành các báo cáo với Vụ trưởng.
IV. Hệ thống thông tin và hình thức thu thập của Vụ Nông, Lâm nghiệp
và Thuỷ sản
Xuất phát từ hệ thống tổ chức thống kê nông nghiệp hiện nay nờn cỏc
thông tin về nông nghiệp hiện đang được thu thập, tổng hợp qua 2 kênh
( Tổng cục Thống kê và thống kê các Bộ, ngành) nhưng phần lớn các thông
tin hiện do Tổng cục Thống kê tổ chức thực hiện. Cỏc nhúm thông tin và hình
thức thu thập theo từng kênh như sau:
1. Những thông tin do Tổng cục Thống kê trực tiếp thu thập, tổng hợp:
* Hộ, nhân khẩu, lao động nông nghiệp, nông thôn ( phân tổ theo nhiều tiêu
thức khác nhau: ngành nghề sản xuất chủ yếu của hộ, giới tính, tuổi, trình độ
chuyên môn kĩ thuật, hoạt động chớnh,…) được thu thập thông qua Tổng điều
tra theo chu kì 5 năm.
* Số lượng, lao động, đất đai, vốn, tài sản và kết quả sản xuất kinh doanh của

trang trại, hợp tác xã nông, lâm nghiệp thuỷ sản: được thu thập thông qua điều
tra toàn bộ theo chu kì 2 năm và Tổng điều tra nông nghiệp. Những năm
không tổ chức điều tra và tổng điều tra thỡ cỏc địa phương lập báo cáo căn cứ
vào thông tin các năm trước và các nguồn thông tin từ các sở, ban ngành liên
quan ở địa phương.
* Các thông tin về doanh nghiệp được thu thập qua nhiều nguồn khác nhau:
-Chế độ báo cáo thống kê định kì áp dụng cho các doanh nghiệp nhà
nước (hàng năm).
-Điều tra doanh nghiệp hàng năm
-Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và thuỷ sản.
* Diện tích gieo trồng các loại cây gieo trồng: thông tin về năng suất, sản
lượng cây trồng được thu thập, báo cáo theo từng vụ sản xuất. Trong mỗi vụ
sản xuất bao gồm nhiều loại thông tin được thu thập và báo cáo, cụ thể:
- Cây hàng năm: Mỗi vụ 3 lần báo cáo: báo cáo ước tính, báo cáo sơ bộ
và báo cáo chính thức.
- Cây lâu năm: Báo cáo 2 lần: Báo cáo ước tính và chính thức
Báo cáo ước tính được lập khi cây trồng đang trong quá trình sinh
trưởng trên cơ sở thăm đồng. Báo cáo sơ bộ được tổng hợp khi cây trồng thu
hoạch nhưng chưa có kết quả điều tra. Báo cáo chính thức được tổng hợp, tính
toán và suy rộng căn cứ vào kết quả điều tra, năng suất từng loại cây trồng.
Hiện nay, điều tra năng suất mới được thực hiện với những cây trồng chính
của cả nước cũng như từng địa phương, các cây trồng phụ các địa phương
tính toán dựa vào khảo sát một số đơn vị ở những địa bàn trọng điểm.
* Các thông tin về chăn nuôi gồm số lượng vật nuôi ( trõu, bũ, lợn, gia cầm và
chăn nuôi khác) sản lượng thịt hơi xuất chuồng từng loại vật nuôi, sản lượng
sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt.
Nguồn thông tin: Căn cứ vào kết quả điều tra chăn nuôi gia súc và gia
cầm hàng năm ( vào các thời điểm 1/4 và 1/8 ).
Điều tra chăn nuôi thời điểm 1/8, điều tra số lượng gia súc, gia cầm
hiện có, số con và trọng lượng xuất chuồng, sản lượng sản phẩm không qua

giết thịt ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước để làm căn cứ đánh giá kết
quả chăn nuôi trong năm của từng địa phương và là cơ sở để tính toán các chỉ
tiêu giá trị có liên quan như giá trị sản xuất, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tốc
độ tăng trưởng chăn nuôi. Phương pháp điều tra: điều tra mẫu.
Các thông tin sản xuất lâm nghiệp: Phần lớn các thông tin về tình hình
sản xuất lâm nghiệp, Tổng cục Thống kê vào Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn và các sở, ban ngành liên quan của tỉnh (Sở nông, lam, Sở Tài
nguyên môi truờng, ). Hiện nay, Tổng cục Thống kê chỉ tiến hành điều tra
thu thập số liệu về sản xuất lâm nghiệp của các loại hình kinh tế ngoài quốc
doanh với chu kì 2 năm 1 lần.
Mục đích cuộc điều tra doanh nghiệp ngoài quốc doanh là thu thập các
thông tin định lượng về kết quả snả xuất lâm nghiệp (Số cây trồng phân tán
trong năm hiện còn sống đến thời điểm điều tra, sản phẩm thu hoạch, khai
thác từ rừng từ rừng trồng, rừng tự nhờn ) của các loại hình kinh tế ngoài
quốc doanh như: hợp tác xã, trang trại, các hộ và các dơn vị, tổ chức có tham
gia sản xuất lâm nghiệp trong năm điều tra. Phương pháp điều tra được áp
dụng khác nhau đối với từng loại đơn vị, cụ thể: Điều tra toàn diện đối với
trang trại lâm nghiệp, các doanh nghiệp lâm nghiệp ngoài quốc doanh, các
HTX, trường học, cơ quan, tổ chức có hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn
huyện. Phương pháp điều tra chon mẫu (chọn mẫu ba cấp: xó, thụn, hộ) được
áp dụng đối với các cơ sở có sản xuất lâm nghiệp trong năm với cách phân bổ
mẫu tập trung nhiều cho các huyện miền núi, kết quả điều tra được suy rộng
cho cấp huyện.
* Các thông tin về năng lực và sản lượng thuỷ sản
- Thông tin về năng lực sản xuất thuỷ sản như: hộ, lao động thuỷ sản,
diện tích nuôi trồng thuỷ sản (chia theo loại thuỷ sản chính và loại mặt nước
nuôi), số lượng và công suất tàu, thuyền đánh bắt thuỷ sản, số lượng lồng, bố
nuụi thuỷ sản được thu thập qua điều tra hàng năm (điều tra toàn bộ cỏc xó,
phuờũng, thị trấn) và qua Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản.
- Thông tin về sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt được thu thập

qua điều tra mẫu một năm một lần. Các thông tin được suy rộng theo cấp
huyện
* Các thông tin về giá trị sản xuất và giá trị sản phẩm thu trên một đơn vị diện
tích, bao gồm:
- Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định 1994 và giá thực tế
- Giỏ trị sản xuất lâm nghiệp theo giá cố định năm 1994 và giá thực tế
- Giỏ trị sản xuất thuỷ sản theo giá cố định năm 1994 và giá thực tế
- Giỏ trị sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp
và đat nuôi trồng thuỷ sản ( theo năm)
Các chỉ tiêu về giá trị sản xuất được tính toán, tổng hợp theo từng quý
đối với giá cố định năm đối với giá thực tế
2. Những thông tin nông nghiệp do Thống kê Bộ cung cấp:
2.1. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chịu trách nhiệm quy định biểu mẫu, hướng dẫn phương phấp thống
kê, kiểm kê đất đai và tổn hợp các số liệu về thống kê đất đai và tổng hợp các
số liệu về thống kê đất hàng năm và kiểm kê đất 5 năm một làn. Các thông tin
chình về đất nông nghiệp bao gồm:
- Đất trồng cây hàng năm phân theo các đối tượn sử dụng
- Đất trồng cây lâu năm
- Đất lâm nghiệp có rừng
- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
Các thông tin trên dựa trên báo cáo hàng năm của các Sở Tài nguyên và
Môi trường, bên canh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tổng kiểm kê
đất 5 năm 1 lần
2.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thu thập và tổnh hợp những thông tin chủ yếu sau:
- Số liệu thống kê tiến độ sản xuất hàng tháng, quý
- Số liệu ước tính về kết quả sản xuất từng vụ và cả năm về sản xuất
nông, lâm nghiệp
- Số liệu về lao động, kết quả sản xuất và thu nhập các đơn vị trực thuộc

Bộ
- Số liệu về xuõt, nhập khẩu nông, lâm sản, vật tư chủ yếu toàn ngành
nông nghiệp
Ngoài ra, Thống kê Bộ còn thu thập tổng hợp nhiều laọi thông tin khác
như: kết quả sản xuất công nghiệp chế biến cảu các đơn vị trực thuộc Bộ, thực
hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản phần Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn trực tiếp quản lý, các thông tin liên quan đến lĩnh vực an ninh lương
thực, xỏo đúi giảm nghèo và phát triển nông thôn
Ngoài những thông tin chung do Bộ phận Thống kê Bộ thu thập, tổng hợp
nờn trờn, cỏc đơn vị của bộ cũng thu thập tổng hợp những thông tin thống kê
riêng phục vụ cho công tác quản lý, điều hành của từng đơn vị.
Phần II. Những kết quả đạt được và phương hướng hoạt
động trong thời gian tới của Vụ Thống kê nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản
I Báo cáo tổng kết hoạt động của Vụ trong những năm vừa qua
1. Báo cáo tổng kết hoạt động của Vụ giai đoạn 1997-2004
Đảm bảo thực hiện kế hoạch thông tin thống kê nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản theo sự phân công của Tổng cục, phục vụ kịp thời sự lãnh đạo và chỉ
đạo của các ngành các cấp hàng năm và từng thời kỳ của kế hoạch 5 năm.
Trong những năm đổi mới, nhu cầu thông tin về nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng lên cả về số lượng, chủng loại và chất lượng, Vụ đã chủ động đề
xuất với lãnh đạo Tổng cục triển khai nhiều cuộc điều tra chuyên đề, như
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản (2001), điều tra trang trại
(1998) và đặc biệt là chỉ đạo tốt các cuộc điều tra thường xuyên như điều tra
diện tích, năng suất, sản lượng lúa, điều tra chăn nuôi, điều tra lâm nghiệp,
điều tra thủy sản, tính toán chỉ tiêu sản lượng lương thực và các chỉ tiêu giá trị
tổng hợp. Nhờ vậy, thông tin thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản đã đáp
ứng tốt hơn yêu cầu của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới.
Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước, theo định hướng XHCN, nội dung phương pháp thống kê nông

nghiệp còng phải đổi mới để phù hợp với yêu cầu thông tin phục vụ lãnh đạo
các ngành, các cấp từ TW đến địa phương và cơ sở. Vì vậy, Vụ đã chỉ đạo
toàn ngành thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản trên phạm vi cả nước tập
trung vào công tác cải tiến nghiệp vụ, nhất là cải tiến nội dung và phương
pháp thu thập thông tin ở cơ sở, chủ yếu là điều tra chuyên môn lấy hộ gia
đình nông dân làm cơ sở, chuyển phương pháp điều tra từ toàn bộ sang điều
tra mẫu. Tăng cường điều tra nhỏ, điều tra chuyên đề (trang trại, cà phê, cao
su). Tiến hành Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn. Nhờ đó, công tác đảm
bảo thông tin trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản được nâng cao cả
về số lượng và chất lượng. Thành tích cụ thể trên các mặt công tác như sau:
1.1. Công tác đảm bảo thông tin thống kê:
1.1.1. Báo cáo chính thức, báo cáo tháng, báo cáo quí, 6 tháng, 9 tháng, báo
cáo năm và báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ
- Hoàn thành số liệu chính thức về nông, lâm nghiệp và thuỷ sản hàng
năm đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng và số lượng các chỉ tiêu.
- Báo cáo tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản hàng tháng
đảm bảo kịp thời, phản ánh sát diễn biến và tình hình sản xuất, phục vụ tốt
cho báo cáo chung hàng tháng của Tổng cục.
- Thực hiện đầy đủ, có chất lượng các báo cáo quí, báo cáo 6 tháng, báo
cáo 9 tháng, báo cáo năm và báo cáo đánh giá kết quả thực hiện giữa nhiệm
kỳ Đại hội Đảng lần thứ IX đúng thời gian qui định của Tổng cục.
1.1.2. Cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời phục vụ cho việc biên soạn niên
giám tóm tắt và đầy đủ hàng năm của ngành, các thông tin giúp vụ TKQG
tính toán các chỉ tiêu tổng hợp.
1.1.3. Thông tin thống kê nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đã phục vụ ngày
càng rộng rãi các đối tượng trong nước và quốc tế:
- Thiết lập được hệ thống trao đổi thông tin qua mạng trong lĩnh vực
nông nghiệp giữa Việt Nam và các nước (thông qua dự án trao đổi thông tin
của FAO).
- Sản phẩm Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm

2001 đã được phổ biến với nhiều loại sản phẩm khác nhau (ấn phẩm, sản
phẩm điện tử). Thông tin được cung cấp cho nhiều đối tượng trong nước và
quốc tế.
- Phối hợp với FAO điều tra, phân tích ảnh hưởng của dịch cóm
gia cầm đối với các nhóm hộ chăn nuôi gia cầm (năm 2004).
1.2. Công tác chỉ đạo điều tra ở các địa phương:
Bên cạnh việc tập trung lực lượng cho công tác chuẩn bị, triển khai, chỉ
đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, Vụ đã bố trí lực lượng
và thời gian hợp lý cho công tác chỉ đạo các cuộc điều tra thường xuyên,
trong đó tập trung cho công tác chỉ đạo các cuộc điều tra quan trọng như điều
tra diện tích, năng suất sản lượng các loại cây trồng, điều tra lâm nghiệp ngoài
quốc doanh, điều tra thủy sản, điều tra chăn nuôi và kiểm tra việc thực hiện
một số báo cáo như báo cáo trang trại, hợp tác hoá. Do vậy, các cuộc điều tra
thường xuyên vẫn được tổ chức thực hiện nghiêm túc, đảm bảo cung cấp
thông tin kịp thời và chính xác. Kết quả điều tra diện tích, năng suất lúa ở các
vùng trong cả nước đã được kiểm tra, xử lý kịp thời , nên Ýt sai sót và phản
ánh tương đối sát với thực trạng và diễn biến mùa màng từng địa phương phù
hợp với đánh giá của các cơ quan liên quan. Do làm tốt công tác chỉ đạo điều
tra các địa phương nên đã khắc phục về cơ bản những mâu thuẫn số liệu giữa
Trung ương và địa phương vốn tồn tại từ nhiều năm như số liệu lương thực,
số liệu một số cây lâu năm.
1.3. Công tác phương pháp chế độ.
- Nghiên cứu, cải tiến chế độ báo cáo nông, lâm nghiệp và thủy sản áp
dụng cho cục thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoàn thành
năm 2002); tham gia cải tiến chế độ báo cáo áp dụng cho các doanh nghiệp
nhà nước.
- Cải tiến phương án điều tra lâm nghiệp ngoài quốc doanh theo hướng
tập trung vào những tỉnh trọng điểm lâm nghiệp.
- Tổ chức tập huấn chế độ báo cáo thống kê định kỳ mới ban hành áp
dụng cho các cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Hoàn thành “Hướng dẫn tính chỉ tiêu giá trị sản phẩm thu được
trên một hecta đất (năm 2004).
- Hoàn thành việc xây dựng phương án điều tra trang trại, hợp tác
xã và hướng dẫn các địa phương thực hiện trong năm 2004 (01/7/2004).
- Đã dự thảo các phương án điều tra chăn nuôi và điều tra thủy sản.
Nhờ đó, nội dung và phương pháp thống kê nông, lâm nghiệp, thủy sản
của Việt Nam đã bước đầu hoà nhập với thống kê nông nghiệp khu vực và thế
giới; chế độ báo cáo và điều tra thống kê trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản đã tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với điều kiện nước ta và bước đầu
hoà nhập với quốc tế và khu vực, nhất là những chỉ tiêu chủ yếu.
1.4. Các công tác khác:
1.4.1 Đoàn kết nội bộ, thực hiện qui chế dân chủ cơ sở: Trong 8 năm qua,
mét trong những thành tích nổi bật của Vụ là đã xây dựng và duy trì được
đoàn kết nội bộ và tổ chức thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở. Phối hợp chặt
chẽ giữa lãnh đạo Vụ, chi uỷ và ban chấp hành công đoàn, có tinh thần tương
trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ phận, cá nhân. Vụ đã phối hợp chặt chẽ với
các đơn vị trong Tổng cục, các Cục Thống kê địa phương và các bộ ngành
liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt kế hoạch thông tin
thống kê nông, lâm, thủy sản hàng năm, phục vụ tốt yêu cầu của Trung ương
và địa phương.
1.4.2. Công tác Đảng, đoàn thể: Chi bộ liên tục được công nhận là tổ chức cơ
sở Đảng trong sạch, vững mạnh xuất sắc; trong 08 năm đã kết nạp 7 đảng viên
mới. Công đoàn bộ phận của Vụ hoạt động tích cực và liên tục đạt danh hiệu
công đoàn bộ phận vững mạnh xuất sắc. Đoàn thanh niên của Vụ hoạt động
có chiều sâu gắn liền với tổ chức động viên các đoàn viên thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn được giao của Vô. Trong thời gian qua 03 đoàn viên đã
được kết nạp vào Đảng. Công đoàn, Đoàn thanh niên đã tham gia tích cực
vào các hoạt động chung của công đoàn và đoàn thanh niên cơ quan, hưởng
ứng tích cực và đầy đủ các cuộc vận động của cơ quan và công đoàn
1.4.3. Chấp hành chủ trương, chính sách: Nghiêm túc chấp hành chủ trương

chính sách của Đảng, Nhà nước, qui định của cơ quan. Không có cá nhân nào
vi phạm kỷ luật. Cán bộ trong Vụ tích cực tham gia học tập chính trị, nghiệp
vụ chuyên môn, ngoại ngữ và tin học.
Đã được khen thưởng qua các năm (1997-2004):
Các hình thức đã được khen thưởng Các năm đã được khen
1. Đơn vị đã được khen thưởng:
- Đơn vị tiên tiến:
- Tập thể lao động xuất sắc:
- Bằng khen của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê
1997, 1998
1999, 2000, 2001, 2002,
2003, 2004
2003
2. Cá nhân thuộc đơn vị đã được khen
thưởng:
- Chiến sĩ thi đua cơ sở:
- Bằng khen của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê:

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ:
- Huy chương vì sự nghiệp Thống kê:
- Huy chương vì sự nghiệp Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn:
- Huy chương vì giai cấp nông dân Việt
Nam:
- Huy chương vì sự nghiệp khoa học và
công nghệ:
- Huân chương Lao động hạng ba
Năm 2004: 04 người

Năm 2003: 03 người;
Năm 2002: 03 người
Năm 2001: 01 người
Năm 2000: 01 người
Năm 1999: 01 người
Năm 1998: 02 người
Năm 1997: 02 người
Năm 2002: 07 người (về
có thành tích trong Tổng
điều tra nông thôn, nông
nghiệp và thủy sản 2001).
Năm 2003: 01 người
Năm 2001: 01 người
Năm 2003: 02 người
Năm 2002: 01 người
Năm 2000: 01 người
Năm 2000: 01 người
Năm 2003: 01 người
Ngoài ra, trong 08 năm qua, không có cá nhân nào của đơn vị vi phạm kỷ
luật.
2. Sơ kết công tác năm 2005
2.1. Công tác đảm bảo thông tin: báo cáo tháng, báo cáo quí, 6 tháng, 9
tháng và báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ
2.1.1. Báo cáo nhanh: Hoàn thành các báo cáo tháng, quí, 6 tháng, 9 tháng
và ước năm 2005, đảm bảo thời gian qui định và phản ánh sát xu hướng và
diến biến thực tế.
Nét mới trong báo cáo tháng là nội dung đầy đủ và phong phú hơn so
với các năm trước do đã khai thác tối đa thông tin từ các báo cáo tháng của
các địa phương cũng như các Bộ liên quan.
Các báo cáo quí, 6 tháng, 9 tháng và ước năm đã được hoàn thiện và

nâng cao về chất lượng số liệu, đảm bảo phản ánh xu hướng và kết quả sản
xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong từng kỳ báo cáo và hạn chế những
chênh lệch về số liệu giữa các lần báo cáo trong năm.
Nhược điểm: Chất lượng số liệu trong báo cáo quí I, báo cáo 6 tháng
và báo cáo 9 tháng một số chỉ tiêu còn hạn chế (cây nông nghiệp lâu năm,
thủy sản, lâm nghiệp), do vào thời điểm báo cáo viết các báo cáo trên chưa có
số liệu điều tra, phải sử dụng số liệu ước tính của các địa phương và các thông
tin của các Bộ liên quan. Do vậy, một số chỉ tiêu vẫn còn những chênh lệch
giữa các kỳ báo cáo.
2.1.2. Cung cấp số liệu theo yêu cầu của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà
nước:
Đã phối hợp tốt với các đơn vị trong Tổng cục trong việc cung cấp số
liệu đột xuất theo yêu cầu của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính
phủ.
2.1.3. Công tác phương pháp chế độ.
- Đã hoàn thành việc xây dựng phương án điều tra trang trại, hợp tác xã
và hướng dẫn các địa phương thực hiện trong năm 2004 (01/7/2004).
- Dù thảo cải tiến phương án điều tra chăn nuôi trên cơ sở kết quả
nghiên cứu đề tài khoa học và tổ chức điều tra chăn nuôi thí điểm.
- Dù thảo cải tiến phương án điều tra thủy sản ngoài quốc doanh theo
hướng tách riêng phần nuôi trồng và đánh bắt và tập trung vào những địa bàn
trọng điểm về thuỷ sản.
- Tham gia xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Nhược điểm:
Tiến độ cải tiến các phương án điều tra chăn nuôi và thuỷ sản ngoài
quốc doanh còn chậm, do sự phức tạp và đa dạng của thực tế chăn nuôi và sản
xuất thuỷ sản hiện nay. Hơn nữa, lực lượng cán bộ hiện nay của Vụ còn yếu
do nhiều cán bộ có kinh nghiệm mới nghỉ hưu.
2.1.4. Công nghệ thông tin:
- Yêu cầu và chỉ đạo các địa phương sử dụng thư điện tử để gửi báo

cáo, nhất là các báo cáo tháng. Đến nay đã có 45/64 tỉnh, thành phố gửi báo
cáo theo hình thức này. Điều này đã góp phần đảm bảo cung cấp thông tin kịp
thời theo yêu cầu của Tổng cục.
- Phối hợp với Trung tâm tin học Thống kê chuẩn bị các nội dung để
xây dựng phần mềm cho việc xử lý số liệu các cuộc điều tra thường xuyên.
Nhược điểm:
Tiến độ xây dựng phần mềm để xử lý số liệu các cuộc điều tra thường
xuyên còn chậm.
2.1.5. Nghiên cứu khoa học:
Chủ trì nghiên cứu 02 đề tài khoa học (1 đề tài cấp vụ và một đề tài cấp
Tổng cục). Đến nay đã hoàn thành các chuyên đề nghiên cứu và đang chuẩn
bị cho công tác nghiệm thu theo đúng kế hoạch của Tổng cục.
2.1.6. Công việc nội bộ
- Duy trì đoàn kết nội bộ tốt.
- Bảo đảm sự phối kết hợp giữa chính quyền, công đoàn và chi bé.
- Cán bộ, chuyên viên trong Vụ tích cực tham gia học tập chính trị,
nghiệp vụ, ngoại ngữ để nâng cao trình độ. Không có ai vi phạm chế độ chính
sách và nội qui cơ quan.
Tồn tại: Kỷ luật lao động có lúc chưa chặt chẽ
2.2. Triển khai các cuộc điều tra:
Vụ đã tập trung thời gian và lực lượng cho công tác chỉ đạo các cuộc
điều tra thường xuyên, trong đó tập trung cho công tác chỉ đạo các cuộc điều
tra quan trọng như điều tra diện tích, năng suất sản lượng các loại cây trồng,
điều tra chăn nuôi, điều tra trang trại, hợp tác xã. Do vậy, các cuộc điều tra
thường xuyên vẫn được tổ chức thực hiện nghiêm túc, đảm bảo cung cấp
thông tin kịp thời và chính xác. Kết quả điều tra về cơ bản được kiểm tra và rà
soát nhiều lần (cả địa phương và trung ương) được chấn chỉnh và xử lý ngay
từ cơ sở, nên kết quả tổng hợp đã phản ánh tương đối sát với thực trạng và
diễn biến tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của từng vùng cũng
như cả nước, phù hợp với đánh giá của các cơ quan liên quan.

Tồn tại:
Việc phân bở thời gian chỉ đạo, kiểm tra chưa hài hoà giữa các cuộc
điều tra. Còn tập trung nhiều vào điều tra năng suất lúa, thời gian kiểm tra đối
với một số cuộc điều tra khác (điều tra trang trại hợp tác xã, điều tra cây lâu
năm) chưa nhiều nên đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng số liệu điều tra,
nhất là số liệu về cây lâu năm (tiêu, cà phê).
II. Kế hoạch công tác năm 2006
1. Đảm bảo thông tin:
Làm tốt báo cáo chính thức năm 2005, các báo cáo tháng, quí báo cáo 6
tháng, 9 tháng và sơ bộ năm.
Kiểm tra, rà soát số liệu lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm ở một số
địa phương trọng điểm.
Khai thác tối đa các thông tin từ Tổng điều tra để phục vụ cho công tác
phân tích và làm dàn chọn mẫu cho các cuộc điều tra thường xuyên.
2. Chỉ đạo điều tra.
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra các cuộc điều tra thường xuyên
theo kế hoạch mà trọng tâm là điều tra diện tích, năng suất và sản lượng lúa.
Bố trí lực lượng hợp lý để chỉ đạo, kiểm tra các vùng trọng điểm đối với các
cuộc điều tra khác như điều tra năng suất, sản lượng một số cây lâu năm, điều
tra thuỷ sản ngoài quốc doanh, điều tra chăn nuôi, điều tra lâm nghiệp ngoài
quốc doanh.
3. Phương pháp chế độ.
- Hoàn thành cải tiến các phương án: điều tra chăn nuôi, điều tra thủy
sản ngoài quốc doanh và điều tra năng suất, sản lượng cây lâu năm. Tăng
cường phối hợp với các đơn vị liên quan như Vụ Phương pháp chế độ, Viện
Khoa học Thống kê trong quá trình cải tiến và hoàn thiện các phương án điều
tra.
- Xây dựng, hoàn thiện các thông tin đầu ra của các cuộc điều tra
thường xuyên trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
4. Công nghệ thông tin:

Tập trung vào áp dụng công nghệ thông tin vào công tác thống kê nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản. Phối hợp với Vụ Phương pháp chế độ và các đơn vị
khác hoàn thành việc xây dựng phần mền để xử lý số liệu của điều tra năng
suất, sản lượng lúa và các cuộc điều tra khác đang được cải tiến (chăn nuôi,
thuỷ sản).
5. Các công việc khác:
- Chuẩn bị các công việc cho Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và
thuỷ sản vào năm 2006 (Lấy ý kiến các Bộ, ngành, trình Thủ tướng; xây
dựng phưong án, phiếu Tổng điều tra, tổ chức điều tra thử).
- Hoàn thành các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Tham gia tích cực vào các công tác đột xuất của Tổng cục.
Kết luận
Qua 3 tuần thực tập tổng hợp tại Vụ Thống kê Nông, Lõm nghiệp và
Thuỷ sản em đã tìm hiểu về quá tình hình thành phát triển, các kết quả hoạt
động của Vụ trong thời gian qua, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, thực
trạng nguyên nhân và phương hướng hoạt động của Vụ trong thời gian tới. Từ
những thông tin đó em đã viết lên bản báo cáo tổng hợp này. Tuy nhiên do
trình độ có hạn bản báo cáo không tránh khỏi khiếm khuyết em mong các
thầy cô sửa giúp em.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Quang và các cán bộ
của Vụ đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này.

×